Đề án Kế toán ngân hàng

Do đặc điểm hoạt động của ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính nên KTNH cũng phản ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư trên các TK tiền gửi thanh toán,đồng thời sử dụng số tiền đó để cho vay KTNH có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ NH. Do NH là trung tâm thanh toán, nhận mở TK cho KH có đủ điều kiện cho nên bắt buộc NH trước khi hạch toán kế toán phải giao dịch,tiếp xúc với KH,kiểm tra và xử lý chứng từ xem có hợp lệ,sau đó mới tiến hành hạch toán KTNH có tính cập nhật và chính xác cao độ.Xuất phát từ vai trò của KTNH là cung cấp số liệu để quản lý hoạt động NH và nền kinh tế KTNH có số lượng chứng từ lớn và phức tạp:trong quá trình hoạt động ,NH phải tiếp xúc với rất nhiều KH,mỗi KH lại có yêu cầu khác nhau nên khối lượng chứng từ NH nhận được để làm cơ sở cho công tác kế toán rất lớn và phức tạp Ngoài ra KTNH còn có tính tập trung và thống nhất cao:do hệ thống NH được thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm tạo sự chặt chẽ trong toàn ngành ,cho nên các NH đều tập trung xây dưng các chứng từ và hệ thống TK theo mẫu thống nhất

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kế toán ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịp thời các tờ séc đã phát hành sau khi bên bán đã nộp séc vào Ngân hàng. Đây là một điều kiện mà đơn vị phát hành séc phải chấp hành . Việc thanh toán séc không đượcthực hiện khi tài khoản của đơn vị phát hành không đủ tiền để thanh toán số tiền ghi trên tờ séc đã phát hành. Nói chung, séc chuyển khoản thường được áp dụng đối với những kháchhàng tín nhiệm lẫn nhau, có quan hệ làm ăn lâu dài, thường xuyên. Chính vì vậy,séc chuyển khoản bao giờ cũng được hạch toán theo nguyên tắc : Nợ trước - Cósau. Séc bảo chi Là tờ séc thông thường được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành, bảo đảm khả năng chi trả bằng cách trích từ tài khoản tiền gửi đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi) và đánh dấu séc bảo chi lên tờ séc trước khi giao tờ séccho khách hàng. Đối tượng áp dụng là thanh toán tiền hàng, dịch vụ do yêu cầu của đơn vị bán hoặc theo quyết định của Ngân hàng đối với chủ tài khoản vi phạm quy định phát hành séc. Tờ séc nộp vào nếu khách hàng mở tài khoản cùng một Ngân hàng, một hệ thống thì Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng có quyền ghi “Có” ngay vào tài khoản người thụ hưởng sau khi kiểm tra thấy rằng tờ séc đó là hợp lệ. Sau đó báo “Nợ” cho Ngân hàng phát hành séc để ghi “Nợ” vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi. Trường hợp hai Ngân hàng khác hệ thống thì không được phép ghi “Có” ngay mà phải giao nhận chứng từ đồng thời tại phiên giao dịch để thực hiện ghi “Nợ” trước – “Có” sau. Như vậy, séc được Ngân hàng bảo chi bảo đảm độ tin cậy của khả năng thanh oán tờ séc. Số tiền phát hành séc đ. được ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán.Khách hàng cũng có thể bảo đảm cho cả séc thanh toán bằng chuyển khoản và cả sécthanh toán bằng tiền mặt. Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tính thời hạn của séc được ở chỗ: nó chỉ thanh toán trong thời gian còn hiệu lực của tờ séc. Thời hạn này được quy định cho mỗi nước và cho từng loại séc riêng biệt. Ngoài cách phân loại séc như trên, séc còn được phân loại theo hình thức chuyển nhượng. Theo đó có các loại séc: Séc ký danh: được ghi rõ tên người hưởng thụ trên séc. Séc vô danh: không ghi rõ tên người hưởng thụ trên tờ séc, bất cứ ai cầm tờ séc cũng có thể nhận được đủ số tiền ghi trên tờ séc tại Ngân hàng. Séc theo lệnh: ghi rõtrả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu. Séc được dùng để lĩnh tiền mặt hoặc chuyển khoản. Việc cho lĩnh tiền mặt hay không thuộc thẩm quyền của người ký phát hoặc người chuyển nhượng. Khi tờ séc không ghi cụm từ' "trả vào tài khoản" thì người thụ hưởng có thể được trả bằng tiền mặt. Nếu người ký phát hoặc người chuyển nhượng không cho phép người thụ hưởng nhận tiền mặt thì phải ghi cụm từ "trả vào tài khoản" lên tờ séc. Séc có thể được chuyển nhượng từ người này qua người khác. Một tờ séc có ghi tên người thụ hưởng thì người đó được phép chuyển nhượng cho người khác bằng cách ghi tên người được chuyển nhượng, ngày tháng chuyển nhượng và họ tên, địa chỉ củamình vào mặt sau tờ séc (gọi là ký hậu chuyển nhượng). Đối với séc vô danh, người thụ hưởng có thể chuyển nhượng bằng việc chuyển giao tờ séc đó cho người khác mà không cần ký hậu. Uỷ nhiệm chi - lệnh chi Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản, được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích sẵn một số tiền nhất định trên tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại Ngân hàng. UNC ra đời khá lâu, được sử dụng phổ biến trong quan hệ thánh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua và người bán có mở tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. UNC được áp dụng trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền củangười sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thoả thuận với người sửdụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu Uỷ nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập UNT nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua theo thoả thuận sau hợp đồng. UNT chủ yếu được sử dụng mua bán giữa các bên tín dụng lẫn nhau, bên mua và bên bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức thanh toán UNT đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng của bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện UNT. UNT được lập theo mẫu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố và ký tên, đóng dấu của đơn vị trên tất cả các UNT.Khi nhận được UNT trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ bên mua trả tiền ngay cho người thụ hưởng để hoàn thành tất việc thanh toán. Nếu tài khoản củabên trả tiền không đủ số tiền thanh toán thì bên trả tiền sẽ bị phạt vì chậm trả tiền. Mức phạt theo quy định giữa bên mua và bên bán tuỳ theo thoả thuận được ghi trong hợpđồng, thông thường được tính như sau: Số tiền phạt Chậm trả=Số tiền ghi TrênUNT*Số ngàytrả chậm*Tỷ lệ phạt(lãi suấtnợ quá hạn) Hình thức thanh toán UNT được áp dụng dùng cho cho các đơn vị sử dụng dịch vụ đơn vị thanh toán có tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở có thoả thuận hoặc hợp đồng về các các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. Thư tín dụng Khái niệm: Thư tín dụng là bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người mua hàng (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người bán một số tiền trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều kiện quy định trong bức thư đó . Khi áp dụng phương thức này, các bên tham gia đều phải dựa vào: “Quy tắcvà thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” ” (Unifrom customs and practice for documentary credit) do phò ng Thương mại quốc tế Pais ban hành, mang ký hiệu ấn phẩm CPU 500. Theo thể thức này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tín dụng thanh toán tiền hàng. Quy trình mở và thanh toán: a. Mở thư tín dụng tại Ngân hàng bên mua Đơn vị mua lập 06 liên giấy mở thư tín dụng theo quy định của ngân hàng. Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh toán cho một khách hàng địa phương. Mức tối thiểu của mỗi thư tín dụng là 10 triệu đồng, thời hạn hết hiệu lực của mỗi thư tín dụng là 3 tháng. Chỉ thanh toán 1 lần. Nếu không sử dụng hết thì trả lại tài khoản đơn vị mở thư tín dụng, thư tín dụng không được thanh toán bằng tiền mặt. Thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại và nó gắn liền với kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. TTT do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ và để lĩnh tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động. Có 3 loại thẻ ở Việt Nam hiện nay gọi chung là Card thanh toán: · Thẻ ghi Nợ: Là loại thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng ở ngân hàng, áp dụng với khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng và do ngân hàng phát hành. Đây còn được gọi là thẻ loại A. · Thẻ ký quỹ thanh toán: Áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng khách hàng. Muốn sử dụng lại thẻ này thì khách hàng phải lưu ký một khoản tiền gửi vào tài khoản riêng ở Ngân hàng (số tiền này chính là hạn mức thẻ). Khách hàng chỉ được sử dụng thanh toán trong phạm vi số tiền lưu ký. Thẻ ký quỹ còn được gọi là thẻ loại B. · Thẻ tín dụng: Áp dụng cho khách hàng có đủ điều kiện ngân hàng đồng . cho vay. Số tiền vay chính là hạn mức thẻ, khách hàng chỉ được phép sử dụng trong phạm vi hạn mức cho vay trên thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền trên biên lai do ngân hàng đại lý chuyển đến. Các chủ thể tham gia thanh toán thẻ. -Ngân hàng phát hành thẻ. -Ngân hàng đại lý thanh toán. -Người chủ sở hữu thẻ. -Cơ sở tiếp nhận thẻ (bên bán hàng) Các hình thức thanh toan vốn giữa các NH Sau khi tiếp nhận yêu cầu thanh toán của khách hàng, ngân hàng có trách nhiệm cộng vào hoặc trừ trên tài khoản tiền gửi của khách hàng một khoản tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Nếu các khách hàng liên quan có tài khoản ở các ngân hàng khác nhau thì sau khi thanh toán cho khách hàng, các ngân hàng phải làm nhiệm vụ thanh toán số tiền đã chuyển giữa các ngân hàng. Bởi vì lúc này một ngân hàng sẽ dôi ra một khoản tiền và ngân hàng khác sẽ thiếu một khoản tiền tương ứng. Hoạt động chuyển tiền qua lai giưa các ngân hàng gọi là thanh toán vốn giữa các ngân hàng. Hiện nay ở Việt Nam có các h.nh thức thanh toán vốn như sau: Ø Thanh toán liên hàng: Đây là hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng cùng hệ thống ví dụ như: hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam, hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hệ thống ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam...Hiện nay hình thức này được sử dụng rất phổ biến. Cung hệ thống Cung địa ban Cung NHNN Khác Ø Thanh toán bù trừ: Là hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng khác hệ thống nhưng nằm trong một địa bàn hoạt động, có đăng ký thanh toán bù trừ dưới sự chỉ đạo chung của ngân hàng nhà nước hoặc một ngân hàng trung tâm. Ø Uỷ nhiệm thu, thu hộ: Là hình thức các ngân hàngchuyển tiền qua lại cho nhau bằng các hình thức như Uỷ nhiệm thu, căn cứ trên chứng từ này để ngân hàng có thể chuyển tiền cho khách hàng và trừ vào tài khoản của ngân hàng phát hành. Ø Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN: Ngoài các hình thức trên các ngân hàng có thể thanh toán vốn với nhau thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, theo hình thức này th. ngân hàng nhà nước là đơn vị chủ trì thanh toán. Ngân hàng nhà nước sẽ trừ trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành, và cộng tiền vào cho ngân hàng liên quan một khoản tiền tương ứng. Ø Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán: Các ngân hàng có thể tài khoản lẫn nhau để phục vụ cho việc thanh toán vốn. Khi ngân hàng đối ứng phải trả tiền cho khách hàng thì đồng thời sẽ được nhận lại khoản tiền đó từ tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành. Ø Hình thức kết hợp: Trên thực tế khi các ngân hàng chuyển cho khách hàng giữa các ngân hàng khác hệ thống và khác địa bàn thông thường được kết hợp giữa hai hình thức là thanh toán liên hàng và thanh toán bù trừ Thanh Toán Liên Hàng Một số khái niệm cơ bản trong thanh toán liên hàng Khái niệm: Là thanh toán nội bộ trong cùng hệ thống phát sinh trên cơ sở các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các khách hàng có mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc là phương thức thanh toán tiền giữa các đơn vịngân hàng trong cùng một hệ thống. Thực chất của việc thanh toán liên hàng là việc chuyển tiền từ chi nhánh này đến chi nhánh khác để phục vụ việc thanh toán và chuyển vốn của hai bên. Phương pháp thanh toán liên hàng điện tử là phương pháp thanh toán vốn giữa các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm chuyển tiền với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và hệ thống mạng nội bộ. Ø Ngân hàng cùng hệ thống: Là các thành viên trong cùng hệ thống ngân hàng nhất định thông qua một ngân hàng trung tâm và các ngân hàng chi nhánh được bố trí theo đơn vị hành chính khác nhau.. ØĐơn vị liên hàng: Là những NH trong cùng hệ thống tham gia giao dịch liên hàng. Một đơn vị liên hàng được ngân hàng trung ương của hệ thống qui định một ký hiệu riêng thay cho tên gọi. Ø Liên hàng đi, liên hàng đến - Liên hàng đi: Là liên hành ghi chép nghiệp vụ thanh toán bắt đầu phát sinh - Liên hàng đến: Là liên hàng phản ánh nghiệp vụ thanh toán tiếp nhận Ngân hàng đi hay còn gọi là ngân hàng khởi tạo hay ngân hàng A: Là ngân hàng phát lệnh thanh toán đầu tiên của một tài khoản thanh toán liên hàng điện tử.Ngân hàng đến hay còn gọi là ngân hàng B: Là ngân hàng nhận lệnh từ ngân hàng đi, ngân hàng chịu trách nhiệm trả tiền hoặc thu tiền hộ cho khách hàng liên quan. Khách hàng liên quan là người thụ hưởng khoản chuyển tiền trong trường hợp nhận được Giấy báo Có, hoặc phải trả tiền trong trường hợp nhân Giấy báo Nợ Ø Trung tâm thanh toán: Chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán, kiểm toán nghiệp vụ thanh toán và thực hiện hạch toán quyết toán các khoản thanh toán điện tử của cả hệ thống, trung tâm thanh toán thường đặt tại Hội sở chính của ngân hàng hệ thống. Ø Lệnh chuyển Có và lệnh chuyển Nợ: Là lệnh của ngân hàng khởi tạo gửi ngân hàng liên quan để thanh toán tiền với khách hàng. Ø Chữ ký điện tử: Là loại khoá bảo mật tham gia hệ thống thanh toán điện tử được xác định duy nhất cho mỗi cá nhân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và đăng ký với Trung tâm thanh toán tại Hội sở chính. Chương trình phần mềm chuyển tiền điện tử, máy vi tính, modem truyền tin, đường truyền nội bộ. Tài khoản sử dụng Tai khoản 52 Thanh toan lien hang TK521 Thanh toán liên hàng năm nay trong toàn hệ thống Ngân hàng 5211 - Liên hàng đi năm nay 5212 - Liên hàng đến năm nay 5213 - Liên hàng đến năm nay đã đối chiếu 5214 - Liên hàng đến năm nay đợi đối chiếu 5215 - Liên hàng đến năm nay còn sai lầm Nội dung và kết cấu tài khoản 5211 - Liên hàng đi năm nay trong toàn hệ thống Bên Nợ: Các khoản chi hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống Ngân hàng theogiấy báo Nợ liên hàng gửi đi Bên Có: Các khoản thu hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống Ngân hàng theogiấy báo Có liên hàng gửi đi. Số dư Nợ: Phản ảnh số chênh lệch chi hộ nhiều hơn thu hộ. Số dư Có: Phản ảnh số chênh lệch thu hộ nhiều hơn chi hộ Nội dung va kết cấu tai khoản 5212 - Lien hang đến năm nay Bên Nợ: Số tiền đơn vị khác trong cùng hệ thống Ngân hàng thu hộ theo giấy báo Có liên hàng nhận được. Số tiền các giấy báo Nợ liên hàng đã được đối chiếu. Bên Có: Số tiền đơn vị khác trong cùng hệ thống Ngân hàng chi hộ theo giấy báo Nợ liên hàng nhận được. Số tiền các giấy báo Có liên hàng đã được đối chiếu. Số dư Nợ: Phản ảnh số tiền các giấy báo Có liên hàng chưa được đối chiếu. Số dư Có: Phản ảnh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng chưa được đối chiếu. Nội dung và kết cấu tài khoản 5223 - Liên hàng đến năm trước đ. đối chiếu Tài khoản này dùng để hạch toán các giấy báo liên hàng đến năm trước đó được đối chiếu. Đến hết ngày 31-12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5213 được chuyển sang tài khoản 5223 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Bên Nợ: Tổng số tiền các giấy báo Có liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu. Tất toán số dư Có khi chuyển tiêu liên hàng. Bên Có: Tổng số tiền các giấy báo Nợ liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu. Tất toán số dư Nợ khi chuyển tiêu liên hàng. Số dư Nợ: Phản ảnh số chênh lệch số tiền trên các giấy báo Có liên hàng lớn hơn số tiền trên các giấy báo Nợ liên hàng năm trước đã được đối chiếu. Số dư Có: Phản ảnh số chênh lệch số tiền trên các giấy báo Nợ liên hàng lớn hơn số tiền trên các giấy báo Có liên hàng năm trước đã được đối chiếu Tai khoản 5224 - Lien hang đến năm trước đợi đối chiếu Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền các giấy báo liên hàng năm trước trên sổ đối chiếu có ghi nhưng Ngân hàng B chưa nhận được giấy báo liên hàng. Đến hết ngày 31-12 hàng năm, số dư trên tài khoản 5214 được chuyển sang tài khoản 5224 thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Cách ghi chép và hạch toán chi tiết như tài khoản 5214. Chứng từ Ngoài các chứng từ giấy, trong thanh toán điện tử phải sử dụng chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử được tạo trên hệ thống máy vi tính thông qua việc chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử và ngược lại. Khi chuyển hoá chứng từ phải đảm bảo đúng đúng định dạng, mầu mực, các yếu tố của chứng từ điện tử: UNC, UNT điện tử ...lệnh chuyển Nợ, lệnh chuyển Có. Quy trình kế toán tại Ngân hàng A.Kế toán tại Ngân hàng đi Ø Kế toán viên nhận thông tin từ khách hàng § Đối với chứng từ giấy - Phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. - Đối chiếu, kiểm soát số dư tài khoản của đơn vị để đảm bảo đủ vốn thanhtoán chuyển tiền. - Hạch toán vào tài khoản thích hợp ( nếu chứng từ hợp lệ và có đủ số dư). - Nhập vào máy tính các yếu tố theo chứng từ gốc chuyển tiền. - Kiếm soát lại các yếu tố đã nhập và ký vào chứng từ, sau đó chuyển chứng từ giấy đồng thời truyền dữ liệu qua mạng vi tính cho kế toán chuyển tiền điện tử. § Đối với chứng từ điện tử - Hạch toán và nhập chứng từ gốc chuyển tiền. - Kiểm soát lại việc hạch toán và nhập dữ liệu chuyển tiền, ký lại chứng từ theo quy định,chuyển chứng từ giấy đồng thời truyền qua mạng vi tínhchứng từ điện tử và dữ liệu chuyển tiền cho kế toán viên xử lý tiếp, trướckhi người kiểm soát xử lý. Ø Kế toán viên chuyển tiền § Kiểm soát: Khi tiếp nhận chứng từ (Chứng từ gốc bằng giấy hoặc in ra), kế toán viên chuyển tiền sử dụng chương trình để kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ, tính hợp lệ của chứng từ và chữ ký của kế toán viên giao dịch. Kế toán viên chuyển tiền không được tự sửa chữa bất kỳ chứng từ giấy cũng nhưdữ liệu nhập vào của kế toán viên giao dịch. § Lập lệnh chuyển tiền: Lệnh chuyển tiền lập riêng cho từng chứng từ thanh toán. Ngoài các dữ liệu đã được kế toán viên giao dịch nhập vào, kế toán viên chuyển tiền bổ sung thêm các dữ liệu theo quy định để hoàn chỉnh theo đúng mẫu gồm: ¨ Số lệnh ¨ Ngày tháng lập lệnh ¨ Mẫu chứng từ và loại nghiệp vụ ¨ Ngày giá trị ¨ Tên và mã Ngân hàng của các Ngân hàng có liên quan ¨ Số tiền Ø Người kiểm soát Người kiểm soát kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, đúng biểu mẫu,khớp đúng với chuyển tiền của khách hàng gửi vào và chữ ký của kế toán viên giao dịch, kế toán viên chuyển tiền theo đúng quy định. Nếu có sai lệch thì người kiểm soát viên phải báo lại cho kế toán viên giao dịch hoặc kế toán viên chuyển tiền. Nếu đúng,người kiểm soát ghi chữ duyệt để chuyển tiền đi. Có hai giai đoạn theo dõi của kế toán thanh toán liên hàng Qui trình kế toán Giai đoạn tiếp nhận thông tin từ khách hàng và chuyển giấy báo cho ngân hàng đến 1. Nếu khách hàng nộp UNC ngân hàng sẽ lập giấy báo Có và ghi sổ kế toán Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Có TK 5211 Liên hàng đi năm nay 2. Nếu khách hàng nộp UNT, ngân hàng lập giấy báo Nợ, và ghi vào sổ kế toán Nợ TK 5211 Liên hàng đi năm nay Có TK 4211,4221 Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Giai đoạn quyết toán Liên hàng: Vào thời điểm cuối năm các ngân hàng thành viên sẽ tham sẽ quyết toán liên hàng dưới sự chủ trì của HSC. Giai đoạn này có hai bước: - Chuyển số dư tài khoản: Số dư của TK 5211 sẽ được chuyển sang tài khoản 5221 - Sau khi đ. kiểm tra chính xác số dư, kế toán sẽ lập giấy báo và chuyển tiêu liên hàng về cho HSC B.Kế toán tại Ngân hàng đến § Người kiểm soát: khi nhận được lệnh chuyển tiền của Ngân hàng khởi tạo qua trung tâm thanh toán phải sử dụng mật mã và chương trình để kiểm soát chữ ký điện tử của trung tâm thanh toán nhằm xác định tính đúng đắn, chính xáccủa lệnh chuyển tiền đến, sau đó chuyển qua mạng vi tính cho kế toán viên chuyển tiền xử lý tiếp. § Kế toán viên chuyển tiền phải in lệnh chuyển tiền đến - dưới dạng chứng từ điện tử ra giấy đúng số liên để sử dụng theo quy định, sau đó kiểm soát các yếu tố của lệnh chuyển tiền để xác định: - Có đúng lệnh chuyển tiền cho Ngân hàng của mình hay không? - Các yếu tố trên lệnh chuyển tiền có hợp lệ, hợp pháp và chính xác không? - Nội dung có gì nghi vấn không? Sau khi kiểm soát xong, kế toán viên chuyển tiền ký vào lệnh chuyển tiền do máy in ra và chuyển cho kế toán viên giao dịch để xử lý và hạch toán. § Kế toán viên giao dịch: Phải đối chiếu kiểm tra trước lại trước khi thực hiện hạch toán cho khách hàng. Qui trình kế toán: có 3 giai đoạn Giai đoạn nhận Liên hàng: Là giai đoạn nhận giấy báo Nợ hoặc giấy báo Có từ ngân hàng đi, ngân hàng đến căn cứ trên giấy báo để ghi tăng hoặc giảm tiền trên tài khoản tiền gửi cho khách hàng. § Nếu nhận được Giấy báo Có đến Nợ TK 5212 - Liên hàng đến năm nay Có TK 4211, 4221 - Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng § Nếu nhận được Giấy báo Nợ đến: Chỉ lệnh chuyển nợ đến có uỷ quyền hợp lệ và trên tài khoản của khách hàng nhận nợ có đủ điều kiện thì ngân hàng đến mới thanh toán Nợ TK 4211, 4221 - Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Có TK 5212 - Liên hàng đến năm nay Giai đoạn đối chiếu Liên hàng: Là giai đoạn ngân hàng đến nhận được sổ đối chiếu từ trung tâm thanh toán của HSC gửi về. Có ba trường hợp xảy ra: 1. Nếu thông tin giữa giấy báo và sổ đối chiếu hoàn toàn giống nhau thì đó là đối chiếu đúng. Kế toán sẽ chuyển số tiền đúng vào TK 5213 Nếu đ. nhận giấy báo Có kế toán ghi Nợ TK 5213 Liên hàng đến đã đối chiếu Có TK 5212 Liên hàng đến năm nay Nếu đ. nhận giấy báo Nợ kế toán ghi Nợ TK 5212 Liên hàng đến năm nay Có TK 5213 Liên hàng đến đ. đối chiếu 2. Nếu giữa giấy báo và sổ đối chiếu có các thông tin không đúng Khi nhận được sổ đối chiếu kế toán sẽ chuyển số liệu sang theo dõi ở TK 5215 Nợ TK 5215 Liên hàng đến còn sai lầm Có TK 5212 Liên hàng đến năm nay hoặc Nợ TK 5212 Liên hàng đến năm nay Có TK 5215 Liên hàng đến còn sai lầm Sau đó ngân hàng đến phải chuyển thông tin cho ngân hàng đi và HSC để xác nhận thông tin đúng để điều chỉnh và quyết toán số đối chiếu còn sai lầm Nợ TK 5213 Liên hàng đến đã đối chiếu Có TK 5215 Liên hàng đến đợi đối chiếu hoặc Nợ TK 5215 Liên hàng đến đợi đối chiếu Có TK 5213 Liên hàng đến đã đối chiếu Điều chỉnh số đ. ghi sai theo nguyên tắc điều chỉnh sai sót của Luật kế toánban hành 3. Ngân hàng đến chỉ nhận được thông tin của bên ngân hàng đi hoặc chỉ bên HSC gọi là đợi đối chiếu Nợ TK 5214 Liên hàng đến đợi đối chiếu Có TK 5212 Liên hàng đến năm nay hoặc Nợ TK 5212 Liên hàng đến năm nay Có TK 5214 Liên hàng đến đợi đối chiếu Sau đó ngân hàng đến phải chuyển thông tin cho ngân hàng đi và HSC để chuyển cho khách hàng và quyết toán số đợi đối chiếu Nợ TK 5213 Liên hàng đến đã đối chiếu Có TK 5214 Liên hàng đến đợi đối chiếu hoặc Nợ TK 5214 Liên hàng đến đợi đối chiếu Có TK 5213 Liên hàng đến đã đối chiếu Giai đoạn quyết toán Liên hàng: Trong năm các ngân hàng tiếp tục hoạt động và theo dõi cho từng khách hàng. Cuối năm các ngân hàng thành viên sẽ quyết toán liên hàng. Có hai giai đoạn trong quyết toán Liên hàng. - Chuyển số dư của các tài khoản Số dư TK 5211 chuyển sang TK 5221 Số dư TK 5212 chuyển sang TK 5222 Số dư TK 5213 chuyển sang TK 5223 Số dư TK 5214 chuyển sang TK 5224 Số dư TK 5215 chuyển sang TK 5225 Cân đối trên toàn hệ thống: Số dư TK 5211 = Số dư TK 5213 - Sau khi đ. quyết toán chính xác số dư các ngân hàng sẽ chuyển tiêu liên hàng về cho HSC Thanh toán bù trừ Thanh toán bù trừ (TTBT) giữa các Ngân hàng là phương thức thanh toánvốn giữa các Ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trảtrên cơ sở đó các ngân hàng tham gia chỉ thanh toán với nhau số chênh lệch (kếtquả bù trừ). TTBT phát sinh trên cơ sở các khoản tiền về hàng hoá, dịch vụ củakhách hàng mở TK tại các Ngân hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng. Tham gia vào quy trình TTBT bao gồm - Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước, kể cả các chi nhánhvà đơn vị trực thuộc được phép làm dịch vụ thanh toán, khi tham gia TTBT đượcgọi là ngân hàng thành viên. Các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại ngânhàng chủ trì. Các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ tr. là NHNN trên địa bàn. - Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh toán của ngân hàng thành viên và thanh toán số chênh lệch trong TTBT cho từng thành viên. Ngân hàng chủ tr. được quyền chủ động tính tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên để thanh toán. Tài khoản sử dụng Tài khoản 50 - Thanh toán giữa các Tổ chức tín dụng Tài khoản 501 - Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng 5011 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì 5012 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên Nội dung va kết cấu của tai khoản 5011 Tài khoản này mở tại ngân hàng là đơn vị chủ tr. thanh toán bù trừ dùng đểhạch toán kết quả thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ tr. đối với các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ. Bên Nợ ghi: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải thu trong thanh toán bù trừ. Bên Có ghi: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải trả trong thanh toán bù trừ Tài khoản này sau khi thanh toán xong phải hết số dư Nội dung va kết cấu của tai khoản 5012 Tài khoản này mở tại các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ dùng để hạch toán toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác. Bên Nợ ghi: Các khoản phải thu ngân hàng khác. Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ Bên Có ghi: Các khoản phải trả cho ngân hàng khác. Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ. Số dư Có: Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán. Số dư Nợ: Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán. Sau khi kết thúc quá tr.nh thanh toán th. tài khoản này sẽ không còn số dư Chứng từ + Giấy UNC + Giấy UNT + Các tờ séc + Bảng kê nộp séc - Các loại bảng kê dùng làm căn cứ hạch toán TTBT + Bảng kê thanh toán bù trừ mẫu số 12 do ngân hàng thành viên đi lập + Bảng kê thanh toán bù trừ mẫu số 14 do ngân hàng thành viên đi lập + Bảng kê thanh toán bù trừ mẫu số 16 do ngân hàng chủ trì lập Quy trình kế toán tại Ngân hàng Kế toán tại Ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ Khi nhận lệnh chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng, kế toán sẽ lập bảng kê TTBT vế Có (ghi có tài khoản TTBT) và ghi sổ Nợ TK 4211, 4221 - Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Có TK 5012 – Bù trừ tại NHTV Khi nhận lệnh thu hộ tiền cho khách hàng, kế toán lập bảng kê TTBT vế Nợ (ghi nợ TK TTBT), ghi: Nợ TK 5012 – Bù trừ tại NHTV Có TK 4211, 4221 - Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Kế toán tại Ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ Giao nhận và kiểm soát chứng từ TTBT Khi nhận trực tiếp các bảng kê TTBT kèm theo các chứng từ thanh toán của ngân hàng thành viên đối phương, ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ phải kiểm tra đối chiếu số liệu trên bảng kê này với chứng từ thanh toán kèm theo, sau đó ký vào Sổ giao nhận chứng từ của ngân hàng thành viên đối phương. Đối với bảng kết quả TTBT nhận từ Ngân hàng chủ trì phải tiến hành đối chiếu với số phải thu, phải trả trên bảng kê này với các bảng kê CTTT.Sau khi đã đối chiếu xong kế toán chuyển số tiền đó thanh toán vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Đối với số chênh lệch thu trong TTBT. Căn cứ bảng kết quả TTBT (mẫu số 15) của Ngân hàng chủ trì giao để hạch toán Nếu là chênh lệch được thu, ghi: Nợ TK 1113 - Tiền gửi của ngân hàng tại NHNN Có TK 5012 – Bù trừ tại NHTV Nếu là chênh lệch phải trả, ghi: Nợ TK 5012 – Thanh toán bù trừ tại NHTV Có TK 1113 - Tiền gửi của Ngân hàng tại NHNN Căn cứ vào bảng kê chứng từ TTBT (mẫu 12) do NHTV giao và các chứng từ thanh toán của khách hàng Nếu là phải trả cho khách hàng, ghi: Nợ TK 5012 – Thanh toán bù trừ tại NHTV Có TK 4211, 4221 - Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Nếu là tài khoản tiền gửi phải thu của khách hàng, ghi: Nợ TK 4211, 4221 - Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Có TK 5012 – Thanh toán bù trừ tại NHTV Thanh toán chuyển tiền Tài khoản 511 - Chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền 5111 - Chuyển tiền đi năm nay 5112 - Chuyển tiền đến năm nay 5113 - Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý Nội dung và kết cấu tài khoản 5111 - Chuyển tiền đi năm nay Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm nay chuyển tới Trung tâm thanh toán. Bên Nợ ghi : Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Nợ Bên Có ghi : Số tiền chuyển đi theo Lệnh chuyển Có Số tiền chuyển theo Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đ. chuyển Số dư Nợ : Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ Số dư Có : Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các Lệnh chuyển Nợ Nội dùng kết cấu tài khoản 5112 - Chuyển tiền đến năm nay Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm nay do Trung tâm thanh toán chuyển Bên Nợ ghi: - Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Có - Số tiền chuyển đến theo Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ Bên Có ghi: - Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Nợ Số dư Nợ : - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnhchuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ Số dư Có: - Phản ảnh số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnhchuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ Nội dung và kết cấu của tài khoản 5113 - Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm nay có sai sót chưa được xử lý. Bên Nợ ghi: Số tiền của các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưađược xử lý. Số tiền của Lệnh chuyển Có đến năm nay có sai sót đã được xử lý. Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót đã được xử lý Bên Có ghi: Số tiền của Lệnh chuyển Có đến năm nay có sai sót chưa được xử lý. Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý. Số tiền Lệnh chuyển Nợ đến có sai sót đã được xử lý Số dư Nợ: Phản ảnh số tiền của các Lệnh chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý Số dư Có: Phản ảnh số tiền của các Lệnh chuyển Có đến năm nay và Lệnh huỷ chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý Tài khoản 512 - Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền 5121 Chuyển tiền đi năm trước 5122 Chuyển tiền đến năm trước 5123 Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý Tài khoản 5121 - Chuyển tiền đi năm trước Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đi năm trước đã chuyển tới Trung tâm thanh toán . Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu tài khoản "Chuyển tiền đi năm nay" còn số dư thì sẽ được chuyển sang tài khoản "Chuyển tiền đi năm trước" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư khi có lệnh chuyển tiêu số dư năm trước. Tài khoản 5122 - Chuyển tiền đến năm trước Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước do Trung tâm thanh toán chuyển. Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay" còn số dư thì sẽ được chuyển sang tài khoản "Chuyển tiền đến năm trước" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư khi có lệnh chuyển tiêu số dư năm trước. Tài khoản 5123 Chuyển tiền đến năm trước chờ xử ly Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển tiền đến năm trước có sai sót chưa được xử lý. Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý." còn số dư thì sẽ được chuyển sang tài khoản "Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu). Cách ghi chép và hạch toán chi tiết giống như tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay chờ xử lý". Uỷ nhiệm thu, thu hộ Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ là phương thức thanh toán giữa hai ngân hàng theo sự thoả thuận và cam kết với nhau , ngân hàng này sẽ thực hiện thu hộ và chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia. Phương thức này có sự tham gia của: + Hai đơn vị ngân hàng cùng hệ thống. + Hai Ngân hàng hoặc hai đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Để tiến hành thanh toán theo phương thức uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ, hai Ngân hàng phải ký hợp đồng để thống nhất với nhau về nguyên tắc, thủ tục và nội dung thanh toán. Qui trình kế toán Tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ + Nếu là thu hộ đơn vị khác Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Có TK 5192 Thu hộ, chi hộ + Nếu là chi hộ đơn vị khác Nợ TK 5192 Thu hộ, chi hộ Có TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Tại ngân hàng kết thúc nghiệp vụ + Đối với khoản ngân hàng khác đi thu hộ Nợ TK 5192 Thu hộ, chi hộ Có TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng + Đối với khoản ngân hàng khác đi chi hộ Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Có TK 5192 Thu hộ, chi hộ 7.5.5. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN được áp dụng trong thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng hoặc đơn vị khách hàng khác hệ thống đều có tài khoản tiền gửi tại NHNN. Kế toán tại Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán Để thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN, ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán phải lập và gửi NHNN nơi m.nh mở tài khoản chứng từ thanh toán thích hợp như: + Chứng từ thanh toán: đối với trường hợp điều chỉnh vốn hoặc các khoản thanh toán khác của chính mình. + Bảng kê chứng từ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN có kèm theo chứng từ thanh toán của khách hàng đối với các khoản thanh toán của khách hàng. Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Có TK 1113 Tiền gửi của ngân hàng tại NHNN Kế toán tại ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán Sau khi tiếp nhận và kiểm soát chứng từ thanh toán do NHNN chuyển sang,nếu không có sai sót, ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán sẽ ghi Nợ TK 1113 Tiền gửi của ngân hàng tại NHNN Có TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau để thanh toán hộ Phương thức này đòi hỏi ngân hàng này phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng kia và ngược lại. Kế toán tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán phải có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán (nếu là khoản thanh toán của mình) hoặc bảng kê kèm theo các chứng từ thanh toán của khách hàng (đối với các khoản thanh toán của khách hàng) gửi tới Ngân hàng có quan hệ tiền gửi để thanh toán Trường hợp chuyển Có Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng Có TK 1311, 1321 Trường hợp mở TK tại ngân hàng đối phương Có TK 4121, 4122 Trường hợp NH đối phương mở TK tại NH mình Trường hợp chuyển Nợ Nợ TK 1311, 1321 Trường hợp mở TK tại ngân hàng đối phương Nợ TK 4121, 4122 Trường hợp NH đối phương mở TK tại ngânhàng mình Có TK 4211, 4221 Kế toán tại Ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán Trường hợp nhận Giấy báo Có Nợ TK 1311, 1321 Nếu NH mở TK tại NH đối phương Nợ 4121, 4122 Nếu NH đối phương mở TK tại NH mình Có TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Trường hợp nhận Giấy báo Nợ Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng Có TK 1311, 1321 Nếu NH mở TK tại Ngân hàng đối phương Có TK 4121, 4122 Nếu NH đối phương mở TK tại Ngân hàng mình KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH Khái niệm: Nguồn vốn chủ sở hữu là những nguồn hình thành nên các tài sản thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng được sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho Ngân hàng. Hệ thống tài khoản kế toán TK 601 Vốn pháp định - Vốn đièu lệ TK 602 Vốn đầu tư xây dựng cõ bản, mua sắm TSCĐ TK 603 thặng dư vốn cổ phần TK 604 cổ phiếu quỹ TK 609 Vốn khác TK 611 Quỹ dự trử bổ sung vốn điều lệ TK 612 Quỹ đầu tư phát triển TK 6121 quỹ đầu tư phát triển TK 6122 quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo TK 613 Quỹ dự phòng tài chính TK 619 Quỹ khác TK 485 Quỹ trợ cấp mất việc làm TK 621 Quỹ khen thưởng TK 622 Quỹ phúc lợi TK 623 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ TK 631 Chênh lệch đánh gía lại ngoại tệ TK 632 Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc đá quí Nội dung và kết cấu của các tài khoản Bên Nợ: - Số vốn, quỹ đã được sữ dụng - Điều chỉnh giảm Bên Có: - Số vốn, quỹ tăng lên do trích, nộp điều chuyển đến - Điều chỉnh tăng Số dư Có: - Số vốn, quỹ hiện có Qui trình kế toán 1. Cuối năm sau khi xác định kết quả hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và chế độ tài chính của nhà nước. Chi nhánh trích lập các quỹ Nợ TK 69 Có TK 611, 612, 613, 619, 622, 621 2. Khi sử dụng các quỹ cho các hoạt động trong đơn vị Nợ TK 621, 622 Có TK 1011 3. Khi được bổ sung vốn điều lệ từ cấp trên Nợ TK 5212 Có TK 601 4. Khi cấp trên yêu cầu điều chuyển vốn điều lệ cho đơn vị khác hoặc chuyển trả cho cấp trên Nợ TK 601 Có TK 5211 5. Bổ sung vốn điều lệ do các cá nhân hoặc tổ chức đơn vị khác bằng tiền mặt Nợ TK 1011, 1031 Có TK 601 6. Các cá nhân hoặc tổ chức đơn vị góp vốn Nợ TK 601 Có TK 1011,1031 7. Nhận vốn ĐTXDCB do cấp trên chuyển xuống hoặc đơn vị khác chuyển về Nợ TK 5212 Có TK 602 8. Quyết toán vốn ĐTXDCB khi công việc mua sắm TSCĐ hoàn thành Nợ TK 602 Có TK 321 9.Quyết toán vốn ĐTXDCB khi công việc XDCB hoàn thành Nợ TK 602 Có TK 3221 Kế toán thu nhập của ngân hàng Tài khoản sử dụng cấp 1: 70 Thu về hoạt động tín dụng 71 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 72 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 74 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác 78 Thu lãi góp vốn, mua cổ phần 79 Thu nhập khác Nội dung và kết cấu của các tài khoản thu nhập Bên Nợ: Kết chuyển thu nhập vào các tài khoản liên quan Bên Có: Các khoản thu nhập trong kỳ Số dư Có: Các khoản thu nhập trong kỳ chưa kết chuyển Qui trình kế toán 1. Thu lãi hoạt động tín dụng Nợ TK 3941, 3942,3943, 3944 Có TK701, 702, 703, 705, 709 2. Thu phí từ các hoạt động dịch vụ Nợ TK 1011, 1031, 4211, .... Có TK 711, 712, 713, 714, 715, 716, ...719 3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Nợ TK 1011, 1031, 4211, .... Có TK 721, 722 4. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác Nợ TK 3911,3912, 3921, 3922, 3923 Có TK 743, 744, 749 5. Thu nhập khác Nợ TK 1011, 1031, 4211, .... Có TK 79 6. Kết chuyển thu nhập vào lợi nhuận Nợ TK 701, 702... 79 Có TK 69 Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tài khoản sử dụng 80 Chi về hoạt động huy động vốn 81 Chi phí hoạt động dịch vụ 82 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 83 Chi nộp phí và các khoản phí lệ phí 84 Chi hoạt động kinh doanh khác 85 Chi phí cho nhân viên 86 Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 87 Chi về tài sản 88 Chi phí dự phòng, bảo toán và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng 89 Các khoản chi phí khác Nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán phản ánh chi phí Bên Nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh Bên Có: Kết chuyển chi phí vào các tài khoản liên quan Số dư Nợ: Các khoản chi phí chưa được kết chuyển Cuối năm các tài khoản này không còn số dư Qui trình kế toán chi phí của ngân hàng 1.Khi có các chi phí thực tế phát sinh căn cứ trên chứng từ gốc hợp lệ kế toán ghichi tiết vào từng tài khoản liên quan - Chi về hoạt động huy đông vốn Nợ TK 80 Có TK 491, 492.... - Chi về hoạt động dịch vụ, chi phí nhân viên, chi phí quản lý... Nợ TK 81,82, 85, 86.... Có TK 1011, 1031, 4211.... 2.Cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản lợi nhuận chưa phân phối Nợ TK 69 Có TK 80, 81, 82....89 Kế toán kết quả kinh doanh Tài khoản sử dụng: 69 Lợi nhuận chưa phân phối 691Lợi nhuận năm nay 692Lợi nhuận năm trước Nội dung và kết cấu tài khoản Bên Nợ: Tập hợp các khoản chi phí trong năm Phân phối lợi nhuận theo quyết định của cấp trên Bên Có: Tập hợp tất cả các khoản thu nhập trong kỳ Kết chuyển lỗ (nếu có) Số dư Nợ: Lỗ chưa phân phối Số dư Có: Lãi chưa phân phối Qui trình kế toán 1.Kết chuyển thu nhập trong năm Nợ TK 70, 71.... Có TK 69 3.Kết chuyển chi phí trong năm Nợ TK 69 Có TK 80,81, 82, 83, 84.... 4.Phân phối lợi nhuận Nợ TK 69, Có TK 601,602… Chương 3 :Những Đặc Điểm Giống Nhau Giữa Kế Toán Ngân Hàng và Kế Toán Doanh Nghiệp Đặc điểm của kế toán ngân hàng Do đặc điểm hoạt động của ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính nên KTNH cũng phản ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư trên các TK tiền gửi thanh toán,đồng thời sử dụng số tiền đó để cho vay KTNH có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ NH. Do NH là trung tâm thanh toán, nhận mở TK cho KH có đủ điều kiện cho nên bắt buộc NH trước khi hạch toán kế toán phải giao dịch,tiếp xúc với KH,kiểm tra và xử lý chứng từ xem có hợp lệ,sau đó mới tiến hành hạch toán KTNH có tính cập nhật và chính xác cao độ.Xuất phát từ vai trò của KTNH là cung cấp số liệu để quản lý hoạt động NH và nền kinh tế KTNH có số lượng chứng từ lớn và phức tạp:trong quá trình hoạt động ,NH phải tiếp xúc với rất nhiều KH,mỗi KH lại có yêu cầu khác nhau nên khối lượng chứng từ NH nhận được để làm cơ sở cho công tác kế toán rất lớn và phức tạp Ngoài ra KTNH còn có tính tập trung và thống nhất cao:do hệ thống NH được thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm tạo sự chặt chẽ trong toàn ngành ,cho nên các NH đều tập trung xây dưng các chứng từ và hệ thống TK theo mẫu thống nhất . Đặc điểm của Kế toán doanh nghiệp Kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp,do đó để đảm bảo tính khách quan, thống nhất kế toán tài chính phải tuân thu các nguyên tắc, các chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận. +Kế toán tài chính mang tính pháp lệnh, nghĩa là được tổ chức ở tất cả các đơn vị kế toán và hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân thu các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận +Thông tin kế toán tài chính cung cấp là những thông tin thực hiện về những hoạt động đã phát sinh, đã xảy ra và mang tính tổng hợp thể hiện dưới hình thái giá trị + Báo cáo của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ và kỳ báo cáo của kế toán tài chính được thực hiện theo định kỳ thường là hàng năm Những điểm giống và khác nhau giữa dặc điểm hoạt động của ngân hàng và hoạt động của doanh nghiệp: a)Giống nhau: -Đều chịu sự quản lý của nhà nước -Luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. -Cũng sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động (tiền vốn) làm yếu tố đầu vào, để sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. -Hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận,hiệu quả được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra. - Bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả -Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh b)Khác nhau: Đặc điểm hoạt động của các ngân hàng Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp - Chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước,chịu ràng buộc về tiền gửi dự trữ và bảo hiểm các khoản vay - Hoạt động chủ yếu: huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tựơng kinh doanh của NHTM. - Kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định. - Ngân hàng phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng -Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế (vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. ) - Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội -Ngân hàng thương mại có thể cho vay, thực hiện một số hoạt động trung gian khác như làm trung gian thanh toán cho khách hàng, chuyển tiền cho khách hàng, tư vấn, môi giới chứng khoán. - Không bị nhà nước quản lí chặt chẽ như ngân hàng -Chủ yếu sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ -Lợi nhuận là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp - Kinh doanh chủ yếu bằng vốn của mình (doanh nghiệp tư nhân).Vốn tự có của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn hoạt động nên việc kinh doanh chứa ít rủi ro hơn ngân hàng - Doanh nghiệp phải đảm bảo tốt việc trả tiền lương cho cho nhân viên, người lao động làm việc cho công ty của họ -Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan nhiều đến việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.Tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất kinh doanh, chi trả các khoản nợ cho người bán… -Hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. -Doanh nghiệp không thực hiện những hoạt động này Những điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán ngân hàng và chế độ kế toán doanh nghiệp Giống nhau: -Về cơ bản, hai hệ thống kế toán giống nhau về nguyên tắc, nội dung và phương pháp hạch toán theo các chuẩn mực kế toán và Luật Kế toán đã ban hành. -Tuân thủ những nguyên tắc kế toán cơ bản: bao gồm cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu.(kèm theo phụ lục) - Về nguyên tắc hạch toán, hai hệ thống kế toán cũng sử dụng phương pháp ghi Nợ - Có để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; sử dụng kết cấu tài khoản chữ T; nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau, Nợ - Có cân bằng nhau; xác định tính số dư trên các TK tài sản và nguồn vốn, nguồn vốn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; nguyên tắc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn. -Về phương pháp luân chuyển chứng từ, hai hệ thống kế toán đều tuân thủ theo hai loại chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn và tuân thủ theo các bước: +Lập chứng từ, +Kiểm tra chứng từ, xử lý, ghi sổ, lưu trữ chứng từ. -Tổ chức bộ máy kế toán cũng theo ba hình thức (phân tán, tập trung, vừa tập trung vừa phân tán) -Về hình thức kế toán áp dụng, đều bao gồm kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp theo năm hình thức: Nhật ký Sổ Cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ Ghi sổ, Sổ nhật kí chung, hình thức ghi bằng máy tính. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thường sử dụng chứng từ ghi sổ -Về hệ thống báo cáo, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán +Báo cáo kết quả kinh doanh + Lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh BCTC. Những điểm khác nhau giữa chế độ kế toán ngân hàng và chế độ kế toán doanh nghiệp Chế độ kế toán ngân hàng Chế độ kế toán doanh nghiệp Qui trình lưu chuyển chứng từ Bước 1 : Thu nhận và lập chứng từ Bước 2: Kiểm tra chứng từ Bước 3:Thực hiện lệnh thu chi Bước 4: Kiểm tra lần sau và tổng hợp chứng từ phát sinh trong ngày Bước 5: Sắp xếp xử lý, tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ Bước 1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt; Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán -Hệ thống chứng từ đặc thù ngành ngân hàng: hệ thống chứng từ này do ngân hàng nhà nước quy định, thông thường được ban hành kèm theo các quy trình nghiệp vụ như séc, các loại bảng kê trong thanh toán bù trừ, bù trừ điện tử -Áp dụng chế độ Chứng từ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành (như về tài sản cố định, phiếu thu, chi....) Hệ thống tài khoản kế toán - NHTM sử dụng hệ thống tài khoản kế toán riêng (Do Ngân hàng nhà nước ban hành và áp dụng riêng cho Tổ chức tín dụng nói chung). Hệ thống tài khoản bao gồm 9 loại: Từ loại 1 đến loại 8 là các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Loại 9 là các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ thống tài khoản hiện hành được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp - Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán (từ loại 1 đến loại 9) và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (loại 0) Hình thức tổ chức kế toán Bộ máy kế toán ngân hàng hiện nay được tổ chức chung trong toàn hệ thống ngân hàng được phân thành 2 cấp bộ máy kế toán trung ương và bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc. -Bộ máy kế toán trung ương dưới sự chỉ chỉ đạo của kế toán trưởng ngân hàng hệ thống trung ương (hoặc Tổng Giám đốc Tài chính Kế toán) có nhiệm vụ: + Chỉ đạo công tác kế toán toàn ngân hàng hệ thống + Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ kế toán + Thực hiện nghiệp vụ kế toán tài chính toán ngân hàng -+Tổng hợp báo các của các đơn vị trực thuộc và lập báo cáo của toàn ngânhàng -Bộ máy kế toán ở các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc, sở giao dịch thực hiện các nghiệp vụ kế toán tại đơn vị thực hiện các giao dịch thường xuyên với khách hàng, lập các báo cáo tài chính của đơn vị và cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính của đơn vị cho ngân hàng trung ương, các nơi khác có liên quan. -Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được tổ chức như sau: 1) Tổ chức bộ máy kế toán: bao gồm tổ chức kế toán tập trung, tổ chức kế toán phân tán 2) Tổ chức trang bị cơ sở kỹ thuật vật chất phục vụ cho công tác kế toán 3) Tổ chức vận dụng các chế dộ kế toán: bao gồm tổ chức vận dụng chế độ chứng từ, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức vận dụng sổ kế toán,tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán 4)Tổ chức kiểm tra kế toán 5)Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp Phương pháp hoạch toán -Việc hoạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (NợCó),gồm có 3 loại tài khoản : + Loại tài khoản thuộc tài sản Có: luôn có số dư nợ + Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ: luôn có số dư Có + Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ-Có: có lúc có số dư Có, có lúc có số dư Nợ, hoặc có lúc có cả hai số dư -Việc hoạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nhập-Xuất-Còn lại) -Việc hoạch toán trên các tài khoản trong và bảng được tiến hành theo phương pháp Nợ-Có, gồm 2 loại tài khoản: + Loại tài khoản tài sản: tăng bên Nợ, giảm bên có và luôn có số dư bên nợ +Loại tài khoản nguồn vốn: tăng bên có, giảm bên nợ và luôn có số dư bên có Chương 4: Vận Dụng Kế Toán Ngân Hàng vào Thực Tiễn Một số chứng từ và báo cáo tài chính tham khảo của ngân hàng sacombank Chúng ta thấy rằng hiện nay các ngân hàng hoạt động trên toàn quốc, chịu ít hạn chế trên thực tế đối với khả năng trả lãi tiền gửi ở mức cạnh tranh, và có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ trong hoạt động của mình hơn, đồng thời có thể liên kết với gần như bất cứ loại tổ chức tài chính nào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH133.doc
Tài liệu liên quan