Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới

-Giá gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới luôn thấp hơn gạo Thái Lan. Đã đến lúc gạo Việt Nam phải có chất lượng cao và đồng nhất mang tính cạnh tranh cao và tiến đến xây dựng thương hiệu chung "Gạo Việt Nam". Xuất khẩu gạo Việt Nam được gọi một cái tên chung "gạo trắng Việt Nam". Chưa có thương hiệu cụ thể, vì vậy trước hết doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu đúng mức, mở rộng khai thác thị trường. Từ phía đầu vào sản phẩm, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ tích cực từ các nhà khoa học, sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước để gìn giữ, phát huy được những giống lúa, gạo đặc sản vốn nổi tiếng thơm ngon trong nước, đưa ra các giống lúa chất lượng cao ứng dụng vào sản xuấtxuất -Song song với với sự nỗ lực tự thân, sự hỗ trợ từ các chương trình quốc gia và quốc tế về công nghệ hạt giống (để cho ra lượng giống xác nhận dồi dào) thì nhà nước cần đầu tư đúng mức, đúng tầm hơn. -Vấn đề thất thoát sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp khá cao như hiện nay (13-16%) luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Lợi nhuận của người sản xuất, nếu đầu tư xây dựng thương hiệu thì nhất thiết phải lưu ý đến vấn đề này -Quy hoạch các vùng trồng lúa thơm xuẩt khẩu thích nghi với thổ nhưỡng từng địa phương, tránh tình trạng ồ ạt chạy theo giống lúa thơm có thị trường tốt, nhưng thổ nhưỡng không phù hợp dẫn đến chất lượng không đồng đều, gây bất lợi trong cạnh tranh xuất khẩu.

doc46 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Do sản xuất lúa gạo tạo thu nhập và cung cấp lương thực chính cho các hộ nông dân, nên phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành lúa gạo. Trong gần ba thập kỷ qua, nhờ có đổi mới cơ chế quản lý Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong sản xuất gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3- 4 triệu tấn gạo. Thành qủa do xuất khẩu gạo mang lại hiệu qủa kinh tế đối nội và đối ngoại đặc biệt mang lại ý nghiã lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Nó đóng vai trò quan trọng trong nển kinh tế Vịêt Nam, đó là: -Xuất khẩu gạo góp phần đem nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước. Việt Nam là một trong năm nhóm nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.Và gạo xuất khẩu nằm trong nhóm mười ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng từ 600 đến 900 triệu USD. -Xuất khẩu gạo góp phần ổn định công ăn việc làm, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cho người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp.Qua việc phát triển thị trường xuất khẩu gạo đã kích thích và thúc đẩy năng lực sản xuất nông nghiệp, góp phần khai thông nhanh đầu ra cho sản phẩm lúa của nông dân, thu hút nhiều lao động nông thôn vào các khâu xay xát, chế biến, kho tang,vận chuyển. - Bảo đảm an ninh lương thực, cung cấp nguồn lương thực 80 triệu dân. Việt Nam là quốc gia đông dân, gạo là nguồn lương thực chính cho hơn 90% dân số thời gian qua tình hình phát triển sản xuất và sản lượng tăng nhanh chóng đã đảm bảo an ninh lương thực việt nam. Lượng xuất khẩu gạo của Vịêt Nam chiếm tỷ trọng 13% đến 15% tổng lượng xuất khẩu thế giới đã góp phần và bảo đảm an ninh lương thực thế giới. - Cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu cho ngành chế biến thức ăn gia súc, các nghành công nghiệp thực phẩm khác. Với lượng sản xuất thực tế hàng năm trên 32 triệu tấn lúa, ngành sản xuất lương thực là nền tảng cung cấp nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp thực phẩm, các ngành chế biến thức ăn gia súc. 2.1.2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam. 2.1.2.2.1 Mặt mạnh. *Chính sách đổi mới kinh tế của nhà nước nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý việc ra đời Nghị quyết 10 của bộ chính trị về “Đổi mới quản lý nông nghiệp” đã tạo ra động lực nông dân đã đánh thức tiềm năng của nền nông nghiệp Việt Nam.các điểm cốt lõi của nghị quyết 10 (sau này gọi là khoán 10) như sau: - Thừa nhận sự tồn tại của bình đẳng của các thành phần kinh tế. - Khẳng định hộ gia đình và xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. - Khuyến khích gia đình và xã viên làm giàu theo phương châm: “Ai giỏi nghề gì làm nghề đó” . - Hợp tác xã thực hiện khoán ruộng đất cho gia đình xã viên với diện tích ổn định trong 10-15 năm và mức khoán ổn định trong 5 năm. - Bảo đảm cho hộ xã viên được hưởng 40% sản lượng khoán trở lên. Với khoán 10 sức sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng. nhờ vậy làm tăng diện tích và tăng năng suất lao động do đó sản lượng lương thực, thực phẩm cũng tăng lên. * Khả năng cạnh tranh mạnh -Khả năng cạnh tranh mạnh của Việt Nam dựa vào + Ưu thế về diều kiện tự nhiên, đặc biệt là độ phì nhiêu của đồng bằng song Cửu Long. + Chí phí nhân công rẻ, nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó thông minh và sang tạo, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật . + Chi phí cố định để sản xuất gạo còn rẻ, do chi phí đầu tư và sử dụng đất canh tác thấp, thuế nông nghiệp được nhà nước ưu đãi. + Chi phí tiêu thụ tương đối thấp nhờ vào hệ thống xay xát và hệ thống vận chuyển đường thuỷ đã được thiết lập. Ngoài những yếu tố thuận lợi dọ thiên nhiên mang lại , yếu tố con người giữ vị trí quyết định người nông dân ĐBSCL đã bao đời gắn bó với cây lúa, có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, cần cù chịu khó nhạy bén với kỹ thuật mới và đã quen với nền sản xuất hàng hoá từ những năm trước 1975. Theo đánh giá của FAO thì ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn của Việt Nam mà còn có thể là vựa lúa lớn trong khu vực và trên thế giới. 2.1.2.2.2 Mặt yếu. * Cơ sở vật chất còn thiếu và yếu kém. - Tổng mức vốn đẩu tư còn thấp , tỷ lệ phân bố vốn đẩu tư giữa các thành phần kinh tế trong nông nghiệp vẫn chưa hợp lý đầu tư cho cơ giới hoá nông nghiệp chưa hợp lý: tập trung cơ giới lớn, xem nhẹ cơ giới nhỏ và công cụ cầm tay. -Về điện, điện cung cấp cho nộng nghiệp còn hạn chế nên diện tích lúa gieo trồng bị hạn, bị úng không được tưới , tiêu kịp thời nhất là vào các thời kỳ cao điểm. - Về phân bón thuốc trừ sâu nhà nước cung cấp cho nông dân trong những năm gẩn đây tuy có tăng lên nhanh nhưng còn rất thấp so với nhu cầu đáp ứng khoảng 60%và cung cấp không kịp thời. - Cơ khí phục vụ cho nông nghiệp còn rất yếu kém: thiếu các loại máy móc ngay cả những loại thông thường như máy bơm thuốc, bơm nước, máy kéo, bình bơm thuốc trừ sâu loại lớn. - Thiết bị hầu hết của các đơn vị đã cũ và lạchậu, phân tán nhỏ trong thời gian dài chưa được đầu tư nâng cấp đúng mức để đảm bảo chất lượng gạo theo yêu cầu của thị trường thế giới. - Việc ta không đủ năng lực nhận tàu cỡ lớn vào ăn gạo để đi xa, ta chưa thực hiện tốt cam kết hợp đồng xuất khẩu gạo với nước ngoài, giao hàng không đủ, khôn đúng chất lượng tốc độ giao hàng chậm là những nguên nhân quan trọng làm cho ta chịu thua thịêt đáng kể trong giá gạo xuất khẩu. -Về cơ chế quản lý nông nghiệp chậm đổi mới nên đã kìm hãm sự phát triển sức sản xuất nông nghiệp nới chung và sản xuất lương thực nói riêng. * Chất lượng gạo còn kém. - Độ trắng của gạo không đồng đều. - Tỷ lệ thóc còn cao thường từ 30-50 hạt/kg và còn lẫn tạp chất. - Gạo hè thu thường có độ ẩm cao từ 140,5-150,5. - Tỷ lệ hạt bạc bụng còn cao và không đồng đều trong các lô hàng. - Tỷ lệ hạt hư và biến màu thường cao vào mùa mưa. -Tỷ lệ độ gãy không đồng đều. - Các điều kiện đóng gói, bao bì, bốc xếp, bảo quản chưa tốt làm giảm chất lượng gạo xuất khẩu. *Chưa có uy tín trên thương trường gạo thế giới. Thời hạn giao hàng không đảm bảo lượng gạo Việt Nam tuy nhiều nhưng khó tập trung đến cảng trong thời gian quy định do: - Các doanh nghiệp quốc doanh thiếu vốn thu mua. - Bộ nông nghiệp khộng nắm chắc được chính xác và kịp thời tình hình cung cầu trên thị trường. - Cung cấp gạo không đúng hợp đồng đã ký kết thường vi phạm chất lượng và thời gian gịao hàng. *Công tác tiếp thị còn yếu kém. -Do số lượng gạo giạo dịch mua bán trên thế giới ngày càng có nhiều hạn chế nên tính cạnh tranh để giành thị trường và thương nhân trở nên ngày càng gay gắt hơn. - Nhiều doanh nghiệp có trình độ nghiệp vụ chuyên môn xuất khẩu còn yếu thiếu thông tin thiếu kinh nghiệm nhưng không biết hợp tác giúp đỡ lẫn nhau lại còn cạnh tranh giành khách hàng, thị trường để chọ thương nhân nước ngoài lợi dụng ép giá gây thiệt hại cho nhà nước và nông dân. - Do thị trường xuất khẩu gạo của ta chưa ổn định khâu tiếp thị quảng cáo còn yếu. *Cơ chế xuất khẩu gạo còn chưa phù hợp. - Hệ thống tiếp thị gạo xúât khẩu qua nhiều trung gian, không thì chờ các công ty nước ngoài vào tranh bán. Xuất khẩu gạo nhiều khi trở thành mục tiêu giành giật giữa các doanh nghiệp. Trong mấy năm qua cơ chế quản lý xuất khẩu gạo đã có nhiều chuyển biến tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh và ổn định có lúc còn cứng nhắc thiếu linh hoạt thiếu nhất quán gây trở ngại và khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác cơ chế quản lý còn chưa chặt chẽ bộc lộ nhiều sơ hở gây ra nhiều tiêu cực như: + Việc mua bán quota xuất khẩu. + Cạnh tranh xuất khẩu trong nội bộ các doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài tạo cơ hội cho khách hàng ép giá. + Tìm cách để bán gạo dưói mức giá chỉ đạo bằng cách nâng giá hàng nhập khẩu ( phân bón, xăng dầu…) hoặc hoàn lại một phần tiền hàng cho khách dưới nhiều hình thức tinh vi. Tất cả những thực trạng nêu trên là nguyên nhân chính làm giá gạo Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trên thế giới. Do đó chúng ta cần tìm hướng khắc phục được những hạn chế này và phát huy những lợi thế trong nước để gạo xuất khẩu của nước ta ngày một tăng cả về chất và lượng. 2.1.2.2.3 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 2005 lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức trên 5 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1,34 tỷ USD giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấn. Đây là múc cao nhất đạt được trên cả ba chỉ tiêu lượng, kim ngạch, giá cả xúât khẩu kể từ khi Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới. So với năm 2004 lượng gạo xuất khẩu tăng gần 1triệu tấn (25%), kim ngạch tăng trên 400 triệu USD(45%) và giá cả tăng 48 USD/tấn (15%).Đây là năm thứ 17Việt Nam liên tục xuất khẩu gạo và là năm thứ ba đạt lượng gạo trên 4 triệu tấn năm thứ hại đạt kim ngạch trên 1tỷ USD và giữ vững vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo. Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh về lượng và kim ngạch. Năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia xuất khẩu gạo vào thị trường thế giới với số lượng 1,42 triệu tấn, giá bình quân 204 USD/tấn và thu về cho đất nước 189 triệu USD. Thời kỳ 5 năm (1991-1995) là 1,734 triệu tấn /năm và tăng nhanh trong thời kỳ 5 năm(1996-2000) với mức 3.663 triệu tấn/năm.Trong thời kỳ 5 năm đầu thế kỷ XXI (2001-2005) lượng gạo xuất khẩu bình quân trong thời kỳ này là 3,706 triệu tấn/năm. Nếu so năm đầu xuất khẩu gạo(1989) thì lượng gạo xuất khẩu năm 2005 gấp 3,57lần, giá gạo tăng gấp 63USD/tấn (267-204USD) và kim ngạch tăng gấp 7,3 lần (1382/189 triệu USD). Bảng 2: Kết quả xuất khẩu gạo qua một số năm. Chỉ tiêu Đơn vị 1991 1995 1998 1999 2000 2004 2005 Số lượng triệu tấn 1,03 2,06 3,08 4,5 3,5 4,05 5,16 Kim ngạch triệuUSD 234,5 530,2 1100 1200 667 941 1382 Giá xuất khẩu USD/tấn 226,9 257,8 268,5 266,6 190,6 233,5 268 Nguồn: Bộ NN&PTNT Bên cạnh số lượng thì ta cũng cần quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu. Khoảng 10% gạo xuất khẩu không rõ phẩm cấp và khoảng dưới 1% là gạo xuất khẩu dưới dạng đã nấu. Phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam đuợc phân loại căn cứ theo tỷ lệ tấm. Gạo có chất lượng cao ( hạt dài, ít bạc bụng ) tỷ lệ tấm thấp (từ 5-10%) chiếm tỷ trọng lớn có xu huớng tăng dần, đến năm 1998 khoảng 70%, trong khi đó gạo có chất lượng trung bình (hạt tròn, bạc bụng) tỷ lệ tấm cao trên 10% chiếm tỷ trọng bé và có xu hướng giảm dần, đến năm 2001 nước ta xuất khẩu khoảng 3,7 triệu tấn gạo trong đó gạo 25% tấm chiếm 32%, gạo 100% tấm chiếm 5% mặc dù gạo chất lượng thấp thường chiếm tỷ lệ khá cạo trong tổng lượng xuất khẩu song năm 2001 gạo chất lượng cao (5%)tấm đã chiếm trên 25% trong tổng lượng gạo xuất khẩu. Nhờ vào những đầu tư trong khâu giống, áp dụng những giống lúa mới, cải tiến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các giai đoạn gia công sau vụ mùa thu hoạch, chế biến, tích trữ và vận chuyển cho nên chất lượng của gạo xuất khẩu Việt Nam đã được nâng lên một cách đều đặn trong suốt thời gian qua và đã thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng, xâm nhập được một số thị trường chất lượng cao. Gạo Việt Nam hiện nay đã xây dựng được vị thế của mình và đã được chấp nhận ở nhiều khu vực thị trường. Nếu trước đây, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng với tỷ lệ gạo tấm vào khoảng 15% và 25%, độ xay xát bình thường, thì những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được các loại gạo 2% tấm, 5% tấm hạt dài, độ bóng tốt. Đặc biệt, Việt Nam đã xuất được các loại gạo cao cấp cho các thị trường như Iran, Nhật và Hàn Quốc. Chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua thể hiện qua bảng sau:  Bảng 3: Tỷ trọng chất lượng loại gạo xuất khẩu. 5%-15% gạo tấm  25%-35% và gạo tấm  1989-1995 55,3%  44,7%  2000 68,3%  36,1%  2002 71,8%  28,2%  2004 71,9%  28,1%  Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam    Bảng trên nói lên rằng việc xuất khẩu gạo có chất lượng cao và trung bình của Việt Nam đã gia tăng; ngược lại, xuất khẩu gạo chất lượng thấp thì giảm dần dần. Thực tế này cho thấy rằng gạo Việt Nam đã được cải tiến dần về chất lượng để thoả mãn xu hướng tiêu thụ trên thị trường thế giới. Bên cạnh mặt hàng gạo trắng, Việt Nam đang từng bước xâm nhập vào thị trường gạo thơm thế giới. Năm 2004, Việt Nam đã xuất khẩu gạo thơm hơn 100 ngàn tấn.  Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng dần cùng với xu hướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung cầu của thị trường lúa gạo thế giới. Gía gạo xuất khẩu bình quân 4 năm 1995-1998 là 269USD/tấn tăng 61USD/tấn so với giá bình quân 6 năm trước đó (1989-1994). Khoảng cách giữa giá gạo Việt Nam với giá gạo Thái Lan đã giảm dần: từ 40-55USD/tấn những năm 1989-1994 xuống còn 20-25USD/tấn những năm 1995-2000. Đến năm 1998 do đồng Bath của Thái Lan mất giá nên giá gạo của Việt Nam đã tiếp cận giá gạo Thái Lan tuỳ theo từng loại từng thời điểm tại thời điểm tháng 4/98 gạo Việt Nam loại 5% tấm là 310-315 USD, loại 25% tấm là 265-270USD tấn so với giá 310-320USD và 265-275 USD/tấn của Thái Lan so với hai loại gạo tuơng ứng. Đã có lúc giá gạo Việt Nam đã cao hơn giá gạo của Pakistan 8% đến 10% (1997). Tuy nhiên giá gạo của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới còn thấp. Về thị trường xuất khẩu gạo: Thị trường xuất khẩu gạo của Vịêt Nam ngày càng được mở rộng. Năm 1991 gạo của Việt Nam xuất khẩu sang trên 20 nước, năm và xuất sang trên 50 nước, hiện nay gạo của việt Nam đã xuất sang trên 50nước, hiện nay gạo của Việt Nam đã xuất sang trên 80 nước và có mặt ở tất cả các Châu Lục trên thế giới. Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là khu vực Châu Á kế đến là Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Những nứoc nhập khẩu lớn của Việt Nam (1991-1997) là Inđonexia Trung Quốc, Philippin, Cuba, Malaysia, Iran, Pêru, Irăc, Srilanka, SNG, Senegan…. Trong giai đoạn 1997-2001, Việt Nam xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng 3,7 triệu tấn, chủ yếu vẫn là xuất sang Châu Á (52%), Châu Âu (20%) và Trung Đông (12,7%), Châu Phi (8%), Châu Mỹ1(6%),Châu Đại Dương(1%), 5 nước đứng đầu trong danh sách nhập khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2001 đó là: Inđônêxia (14,8%), Philippin (12,6%), Xingapo (9,9%), Irăc (9,8%) và Thuỵ Sĩ(8,4%). Bảng 4: Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam 2001-2003 2001 2002 2003 Lượng Kim ngạch Lượng Kim ngạch Lượng Kim ngạch Tổng số 3729,5 624,7 3240,9 725,5 3813,3 720,5 Châu Mỹ 46,5 7,2 302,8 52,3 Nước Mỹ 46,3 7,2 21,6 5,7 Châu Âu 402,4 61 240,1 43,9 193,0 34,2 EU 21.2 3,3 6,5 1,2 7,1 1,2 Đông Âu 320,9 49,6 221,1 40,8 163,3 29,1 Châu Á 2198,5 394,6 2395,6 579,3 2395,2 461,8 ASEAN 1564,8 249,1 1479,8 295,8 2115,2 388,7 Trung Đông 544,3 131,0 890,9 278,9 229,5 64,1 Nhật Bản 26 4,1 5,1 1,0 46,7 8,1 Trung Quốc 32,5 8,2 14,8 2,8 3,2 0,8 C. Đại Dư 2,9 0,5 11,4 2,1 1,7 0,4 Các nước # 1392,4 205,2 291,4 48,0 1223,3 224,2 Nguồn: Tổng Cục Hải quan. 2.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo. * Sản xuất lúa. Sản lượng, năng suất. Thái Lan là nước sản xuất lúa và xuất khẩu lúa gạo lớn nhất.Trong giai đoạn cuối thập kỷ, các nước xuất khẩu gạo lớn đều có xu hướng tăng diện tích lúa gạo, cao nhất là Việt Nam với 25,4%.Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây, hầu hết các nước trong khu vực đều có xu hướng giảm diện tích lúa (trừ Cambodia). Bảng 5: Diện tích và năng suất sản xuất gạo ở một số nước. Nước Diện tích 2004 (1000ha) Tốc độ tăng trưởng diện tích Năng suất 2004 (tấn/ha) Tốc độ tăng trưởng năng suất 1995-2000 2001-2005 1995-2000 2001-2005 CPC 2098,6 -0,08 2,64 1,99 3,48 -1,28 TQ 28327 -0,5 -1,57 6,26 0,81 0,02 Ấn Độ 42300 0,89 -1,21 3,05 1,15 1,92 Myanma 6000 1,11 -1,19 3,67 2,60 2,08 Thái Lan 9800 1,73 -0,2 2,75 1,64 1,30 ViệtNam 7443,8 2,54 -0,73 4,85 2,84 3,44 Nguồn: FAO Trong các nước sản xuất lúa gạo, năng suất của Việt Nam tương đối cao so với Ấn Độ, Myanma (4,85>3,67>3,05) và các đối thủ cạnh tranh là Thái Lan. Điều này cho thấy lợi thế của Việt Nam so với các nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên, Thái Lan năng suất thấp hơn Việt Nam (2,75<4,85) là do sản xuất lúa chủ yếu là quảng canh. Hơn nữa, Thái Lan tập trung vào lúa gạo chất lượng cao vì thế thời gian nuôi cấy lâu hơn, hiệu quả quay vòng chậm, năng suất thấp hơn. Đối với một số nước sản xuẩt lúa thâm canh như Trung Quốc,Indonesia thì năng suất lúa của Việt Nam lại thấp hơn. Việc áp dụng công nghệ lúa lai thành công giúp Trung Quốc có sự tăng trưởng nhanh về sản lượng. Hiện nay dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới nhưng Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập lượng lúa giống lớn từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc này đã gây khó khăn không ít cho Việt Nam làm sản xuất lúa ở một số địa phương mất sự ổn định.Bên cạnh đó thì việc gia tăng diện tích canh tác cũng gây khó khăn do hạn chế về đất ở Việt Nam, đồng thời ở một số vùng nông dân có xu hướng chuyển đổi trồng lúa sang trồng các cây khác cho giá trị cao hơn. Tuy vẫn còn có khả năng gia tăng diện tích gieo trồng bằng cách tăng vụ, song điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể chi phí sản xuất trên 1 tấn lúa vì cần những đầu tư lớn hơn vào thuỷ lợi trong khi năng suất các vụ mới có xu hướng thấp hơn. Tóm lại, việc phân tích năng suất, diện tích canh tác và gieo trồng cho thấy, việc tăng sản lượng lúa nhiều khả năng sẽ dẫn đến sự gia tăng của chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Chi phí sản xuất lúa. Bảng 6: Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Thái Lan (Đơn vị: USD/ tấn) Năm ĐBSCL Thái Lan So sánh % (VN/TL) Tỷ giá (Baht/USD) 1997 8.97 9.37 95.6 31.4 1998 8.2 7.86 104.2 41.4 1999 7.01 8.62 81.4 37 2000 7.79 8.08 96.5 40.1 2001 6.35 7.36 86.3 44.4 Nguồn: MARD, đánh giá khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, 2003. Các số liệu điều tra cho thấy chi phí sản xuất lúa ở Việt nam thuộc loại thấp nhất ở trong khu vực. Riêng ở đồng bằng sông Cửu long, chi phí sản xuất thuộc loại thấp nhất trên thế giới. Ví dụ như vào năm 1996, chi phí sản xuất một tấn lúa là 106,7 đôla ở đồng bằng sông Hồng, 88,8 đô la ở đồng bằng sông Cửu long, trong khi đó ở Thái lan, chi phí là 163,9 đôla. Chỉ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC) - một thước đo khả năng cạnh tranh trong trường hợp không có những sai lệch về giá cả do những can thiệp về chính sách cũng cho thấy, khả năng cạnh tranh dựa vào chi phí của Việt nam rất cao. Chỉ số DRC tính cho đồng bằng sông Cửu long là 0,5, còn của Thái lan là 0,9. Nói cách khác, để tạo ra 100 USD sản phẩm lúa, người nông dân ở đồng bằng sông Cửu long chỉ cần 50 USD, trong khi ở Thái lan là 90 USD. Một số nghiên cứu khác còn cho con số khả quan hơn: DRC ở đồng bằng sông Hồng là 0,87 trong vụ đông xuân và 0,64 trong vụ hè thu; còn ở đồng bằng sông Cửu long là 0,28 trong vụ đông xuân, 0,37 trong vụ hè thu và 0,41 trong vụ lúa thứ ba. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy, lợi thế chi phí lao động rẻ đóng vai trò chủ chốt trong lợi thế chi phí nói chung (chi phí lao động ở Việt nam chỉ bằng 1/3-1/2 chi phí lao động ở Thái lan.Tuy nhiên, việc phân tích động thái lợi thế về chi phí cho thấy, lợi thế này có xu hướng ngày một suy giảm. *Công nghệ sau thu hoạch: đây là một khâu mà Việt Nam nhiều yếu kém, dẫn đến tỉ lệ mất mát cao và những đòi hỏi về chất lượng cao còn chưa được đáp ứng tốt. Theo các số liệu của Bộ NN và PTNN, tỉ lệ lúa mất mát khoảng 18-30%. So sánh quốc tế cho thấy, tỉ lệ này là mức trung bình so với các nước Châu , song cao hơn nhiều so với Thái lan và do vậy có thể thấy Việt nam vẫn có dư địa để cải thiện hiệu quả. Đồng thời, chất lượng gạo của Việt Nam còn nhiều bất cập. Những đòi hỏi đối với gạo phẩm cấp cao về độ gẫy, màu, kích cỡ đồng đều còn chưa được đáp ứng do những hạn chế đáng kể trong công nghệ sau thu hoạch. Những hạn chế chính của công nghệ sau thu hoạch bao gồm thiếu các thiết bị phơi khô; hệ thống kho lưu giữ không đáp ứng được yêu cầu do đã cũ (xây dựng từ 20-30 năm trước; các nhà máy xay xát chế biến có công nghệ lạc hậu (sử dụng một qui trình kỹ thuật công nghệ để xay xát chế biến các loại gạo có các đặc tính khác nhau về chiều dài, độ dày, độ ẩm) và quản lý còn bất cập (trong đó vấn đề quá nhiều lao động trong một dây chuyền sản xuất tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước); hệ thống phân loại chất lượng còn chưa đạt yêu cầu. Bảng 7: Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch. Chỉ tiêu Tỷ lệ tổn thất (%) Tổn thất lúc thu hoạch 1.3- 1.7 Tổn thất lúc vận chuyển 1.2- 1.5 Tổn thất lúc đạp tuốt 1.4- 1.8 Tổn thất lúc phơi sấy, làm sạch 1.9- 2.1 Tổn thất lúc bảo quản 3.2- 3.9 Tổn thất lúc xay xát 4.0 – 4.5 Tổng cộng 13.0- 16.0 Nguồn: số liệu điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch và tổng cục thống kê. * Khâu lưu thông (marketing) trên thị trường trong nước. Khả năng cạnh tranh quốc tế của gạo Việt nam phụ thuộc đáng kể vào hiệu quả của khâu lưu thông. Những sự kém hoàn thiện của thị trường sẽ cản trở đáng kể những tín hiệu giá cả của thị trường quốc tế đến người sản xuất cũng như đẩy chi phí lưu thông lên cao. Phần này sẽ đưa ra mô tả ngắn gọn về những đối tượng tham gia chính vào trong khâu lưu thông và những mối tương tác giữa các đối tượng này, và sau đó sẽ đưa ra một số đánh giá về những thay đổi trong khâu này trong những năm qua. Hộ nông dân: lúa sau khi thu hoạch, được phơi sấy, một phần trữ lại cho nhu cầu sử dụng trong gia đình, còn lại được bán ra cho các thương lái nhỏ (hàng xáo), các nhà máy xay xát nhỏ ở địa phương, hoặc được bán cho các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có điểm mua gom trong khi đang vụ. Có thể mua bằng tiền hoặc đổi vật tư nông nghiệp (phần lớn là đã được cung ứng trước). Các hộ nông dân có thể thuê xay xát nhận lại gạo. Gạo này chủ yếu dùng cho nhu cầu bản thân, song đôi khi cũng được đem ra chợ bán cho người tiêu dùng. Tư thương nhỏ (người thu gom): Trực tiếp mua lúa của các hộ nông dân, rồi bán lại cho các nhà máy xay xát nhỏ hoặc thuê gia công. Các doanh nghiệp lớn cũng thường mua lúa từ các tư thương nhỏ này cho mục đích dự trữ hoặc xay xát của mình. Phần gạo đã được gia công xay xát và phụ phẩm được các tư thương nhỏ bán lại cho các tư thương lớn (Doanh nghiệp kinh doanh gạo tư nhân), các điểm thu mua gạo nguyên liệu của các công ty lương thực Nhà nước, hoặc cung cấp cho mạng lưới bán lẻ. Các tư thương nhỏ đôi khi còn là nguồn cung cấp tín dụng nhỏ bằng cách ứng trước tiền hoặc hàng hóa trước khi thu hoạch để có giá rẻ. Các nhà máy xay xát nhỏ: Tập trung chủ yếu vào gia công xay xát gạo. Đôi khi họ cũng mua trực tiếp lúa để xay và bán thành phẩm ra thị trường qua các điểm bán lẻ, các tư thương lớn, các xí nghiệp chế biến của các doanh nghiệp lớn. Các nhà máy xay xát nhỏ góp phần giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn, góp phần giảm khối lượng cũng như thể tích lúa gạo cần vận chuyển và cả kho chứa trong quá trình dự trữ. Các thương nhân lớn, các doanh nghiệp kinh doanh gạo ngoài quốc doanh: Tập trung thu mua lúa gạo từ các tư thương nhỏ, nhà máy xay xát và bán lại cho các doanh nghiệp lớn hoặc thực hiện xay xát, đánh bóng để tiêu thụ trong nước hoặc cung ứng xuất khẩu. Các công ty lương thực quốc doanh và xuất khẩu gạo: Trực tiếp xay xát lúa đã thu mua hoặc chế biến, đánh bóng gạo nguyên liệu thu mua được để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào chủ trương điều hành thị trường của nhà nước như: đưa gạo ra miền Bắc, mua lúa gạo dự trữ... Cho đến năm 1998, các công ty xuất khẩu lương thực đều là các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước cấp phép quyền xuất khẩu. Tuy nhiên, như sẽ được đề cập ngay sau đây, từ năm 1998 trở lại đây, Nhà nước đã nới lỏng qui chế xuất khẩu và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào khâu này để đẩy mạnh xuất khẩu và tạo ra giá cả có nhiều thuận lợi cho người sản xuất lúa.Kênh phân phối lúa gạo phản ánh khá rõ sự hoạt động của cơ chế thị trường với sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là lưu thông trong thị trường nội địa. Lực lượng của thành phần ngoài quốc doanh rất đông. Chính lực lượng này đã tạo ra nhiều công ăn việc làm ở nông thôn, kịp thời tiêu thụ lúa gạo do hộ nông dân sản xuất ra. Lực lượng xay xát ở địa phương đã góp phần giảm đáng kể khối lượng và thể tích vận chuyển do họ nằm ngay tại khu vực sản xuất, phân bổ tương đối cân đối trong khu vực. Đồng thời nhờ các kho chứa của mình, họ cũng giúp tăng dung lượng kho chứa nói chung. Điều này làm giảm áp lực của sự thiếu hụt kho chứa, nhất là vào mùa vụ. Lực lượng tư thương nhỏ góp phần đắc lực trong việc lưu thông lúa gạo từ những vùng sâu, vùng xa. Lực lượng này còn có tác dụng kích thích sản xuất nhờ những hoạt động tín dụng nhỏ của mình. Các tư thương nhỏ (lực lượng mua gom phổ biến) cũng chỉ “lấy công làm lãi” mà chủ yếu là phí vận chuyển. Mức lãi gộp ước tính từ 35 - 70 đ/kg, tức là chỉ bù đắp chủ yếu cho công vận chuyển từ các vùng sâu, vùng xa cùng với hao hụt, tạp chất, rủi ro mà họ có thể gặp...Từ năm 1998, Nhà nước tuyên bố khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo, nhưng do còn duy trì chế độ quản lý xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch, chỉ định đầu mối xuất khẩu gạo với khá nhiều tiêu chuẩn cụ thể... nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có được quyền trực tiếp xuất khẩu gạo trên thực tế. Từ tháng 5/2001, Nhà nước thực thi cơ chế điều hành xuất - nhập khẩu mới, trong đó bỏ chế độ quản lý bằng hạn ngạch, đầu mối đối với xuất khẩu gạo. Đây là những điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu gạo. Nói tóm lại, khâu lưu thông nội địa và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong 10 năm qua với sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân vào các khâu thu mua, vận chuyển, chế biến và gần đây tư nhân đã được phép tham gia xuất khẩu. Kết quả là thế độc quyền của một số doanh nghiệp Nhà nước trước đây đã bị xóa bỏ và sự cạnh tranh trong khâu lưu thông đã gia tăng mạnh mẽ, dẫn đến sự gia tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí trong khâu này, giúp giảm chi phí một đơn vị sản phẩm xuất khẩu. Sơ đồ: Kênh tiêu thụ lúa gạo Ng. b¸n bu«n Ng. b¸n lÎ Ng.tiªu dïng Ng. thu gom Nhµ xay s¸t N«ng d©n Xuất khẩu DNQD cã H§XK DNQD Kh«ng cã H§XK Nguồn: FAO, 2000, nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam. * Cảng và vận tải biển: Chi phí tại cảng Sài Gòn được ước tính là 40.000 USD cho một tàu trọng tải 10.000 tấn, trong khi chi phí này ở cảng Băng cốc chỉ bằng một nửa. Tốc độ xếp hàng ở Sài gòn là 1.000 tấn ngày so với 6.000 tấn/ngày ở Băng cốc, trong khi phí nộp phạt chậm trễ khá cao (6.000 USD/ngày hay tương đương 40 tấn gạo thành phẩm). Theo thông tin khảo sát gần đây của Viện NCKH Thị trường và Giá cả thì chi phí thuê vận chuyển 1 Container gạo 20 feet từ Cảng Sài Gòn tới cảng Indonexia là 1300 USD, trong khi đó nếu chuyển Container này từ Cảng Bangkok chỉ hết 800 USD, tức là chỉ bằng 60% chi phí từ cảng của Việt nam v.v….Một nghiên cứu khác về khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chế tạo xuất khẩu đã cho thấy những yếu kém rõ rệt trong hệ thống vận tải quốc tế bằng đường biển của Việt nam. Theo tính toán của nghiên cứu này, tỉ trọng chi phí vận tải biển trong giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt nam từ cảng Sài gòn sang Mỹ theo đường Thái Bình dương (chiều dài 6.996 hải lý) là khoảng 9%, trong khi tỉ trọng này từ các cảng của các nước cạnh tranh khác sang Mỹ có là thấp hơn nhiều: Bom bay (chiều dài 9.865 hải lý): 5,5%; Madras: (9.001 hải lý) 4,5%; Thượng hải (5.475 hải lý): 4%; Bangkok (7.470 hải lý): 4%; Cao hùng (Đài loan 5.820 hải lý): 3,5%. Đối với hàng dệt, tỉ trọng này là 26% đối với Việt nam (xuất phát từ cảng Sài gòn), trong khi đó tỉ trọng này thấp hơn đối với các nước cạnh tranh khác: Cochin (9.308 hải lý): 18%; Calcurta (9.110 hải lý): 12%; Madras: 10%; Bombay: 8%; Bangkok: 6%; Thượng hải: 5%; Cao hùng: 4%.Tuy chưa có những số liệu tính toán riêng cho sản phẩm gạo xuất khẩu, song Những con số trên đây cũng đủ cho thấy những yếu kém trong khâu vận tải biển của Việt nam nói chung và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển của gạo xuất khẩu nói riêng. Đồng thời nó cũng cho thấy rằng những lợi thế chi phí gắn với lao động rẻ và tài nguyên trong nước thuận lợi ở trong một số khâu có thể bị xói lở đáng kể bởi những yếu kém, bất cập trong những khâu khác - những “nút cổ chai” cần phải được ưu tiên xử lý. *Tiếp cận với thông tin: đây là khâu còn khá yếu kém.Do thiếu thông tin trên thị trường thế giới kéo dài dẫn đến thua thiệt lớn cho đất nước trong xuất khẩu gạo nhiều năm qua chưa được khắc phục. Các doanh nghịêp xuất khẩu gạo Việt Nam thường bị thua lỗ khi giá gạo thế giới tăng. Thí dụ gần đây nhất:từ đầu năm 2002 giá gạo trên thị trường thế giới liên tục tăng, gạo 15%tấm thời điểm tháng 9/2002 ở mức 184-185 USD/tấn, gạo 25% tấm là 170-172 USD/tấn. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam trước đó đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với giá thấp hơn:gạo 15% tấm là 169USD, gạo 25% tấm là 158 USD/tấn do thiếu thông tin về diễn biến thị trường gạo dẫn đến ký hợp đồng theo phỏng đoán lại chưa có gạo trong tay, đến lúc giao hàng giá lúa lên cao là lỗ vốn là tất yếu. Tính ra xuất 1 triệu tấn gạo lỗ 2 triệu US, năm 2002 xúât 3 triệu tấn lỗ 6 triệu USD. Đây là một bài học mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần rút kinh nghiệm.Tuy nhiên,hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các công ty kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam hoặc Hiệp hội xuất khẩu gạo có thể dễ dàng truy cập để thu thập các thông tin này. *Quan hệ với khách hàng, cơ cấu gạo xuất khẩu và quan hệ với khách hàng đã được cải thiện trong những năm gần đây: tỷ trọng loại chất lượng cao tăng mạnh, loại chất lượng trung bình giảm, loại chất lượng thấp không đổi. Bảng 8: Cơ cấu phẩm cấp chất lượng gạo xuất khẩu năm 2003. (Đơn vị %) Loại gạo Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Gạo cao cấp 40 28 41 Gạo trung bình 15 38 27 Gạo cấp thấp 40 27 26 Loại khác 5 7 6 hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, các công ty xuất khẩu gạo đã rất tích cực trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Bộ Thương mại đã có những cơ chế khuyến khích và cùng với các cơ quan đại diện của Việt nam ở nước ngoài đã có những sự hỗ trợ có hiệu quả dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Trong hai năm trở lại đây, năm nào Bộ Thương mại cũng triệu tập tham tán thương mại từ các nước về họp với Bộ và doanh nghiệp Việt nam để bàn về các biện pháp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường. Như vậy, nhờ có sự cải thiện cơ cấu gạo xuất khẩu và những nỗ lực mở rộng và phát triển thị trường đó mà giá xuất khẩu gạo nên giá gạo xuất khẩu của Việt nam đã tăng lên đáng kể. và giá gạo trung bình của Việt nam đã tiệm cận dần đến giá gạo trung bình của Thái lan. *Bảo hiểm rủi ro: Trong vòng một vài năm trở lại đây, giá cả thế giới giảm mạnh dẫn đến giá lúa trong nước giảm theo .Do vậy, một vấn đề bức xúc nổi lên đối với người nông dân sản xuất lúa là vấn đề rủi ro về giá. Đây cũng là vấn đề nóng bỏng thường xuyên được nêu trên báo chí và trong các cuộc họp của Quốc hội. Bảng 9 : Giá gạo thế giới. ( Đơn vị: USD/tấn) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2005 2010 Theo giá hiện tại 338.9 303.5 304.2 248.4 250.0 260.0 270.0 315.0 345.0 Theo giá năm 1990 297.3 280.0 291.9 239.9 235.5 239.0 241.8 263.6 255.4 Nguồn: Ngân hàng thế giới “Thị trường sản phẩm toàn cầu” ,“Global Commodity Markets”, 4/2000. Từ năm 2001 đến 2010 là các con số dự báo Bảng trên cho thấy xu hướng giá lúa giảm khá mạnh trong những năm gần đây và điều này càng chứng tỏ yếu tố giá đầu ra diễn biến không có lợi cho người dân trồng lúa. Tuy vấn đề bình ổn giá đã được đề cập và từng bước xử lý trong vòng hàng chục năm qua, kể từ khi Việt nam bắt đầu xuất khẩu gạo xong .Đây là khâu vẫn còn nhiều bất cập. Việt nam cho đến nay chỉ sử dụng các công cụ truyền thống là dự trữ quốc gia, quĩ bình ổn giá. Tuy nhiên kinh nghiệm của Việt nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới cho thấy, những công cụ này thường hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân thất bại của những công cụ truyền thống trong phạm vi một nước (quĩ bình ổn và dự trữ sản phẩm) này có thể được chia làm hai nhóm: quĩ bình ổn giá được sử dụng không chỉ cho mục tiêu giữ giá bình ổn mà còn cho nhiều mục tiêu xã hội khác; khó khăn về phương tiện thanh toán; tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tham nhũng và nhiều sai phạm trong quản lý; và nguyên nhân quan trọng hơn là sau khi xảy ra đột biến, giá của nhiều loại nông sản trên thị trường quốc tế phải mất một thời gian dài mới quay trở lại giá trị trung bình. Như vậy quĩ bình ổn giá phải rất lớn và điều này rất tốn kém. Do đó mà khó có thể duy trì việc sử dụng các công cụ bình ổn giá truyền thống trong một thời gian dài hạn.Về dài hạn, Việt nam cần hướng tới việc sử dụng các công cụ bảo hiểm của thị trường tài chính quốc tế như các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn , hợp đồng đánh đổi . Các công cụ này có 4 ưu điểm chính là giúp giảm bớt sự bất định của thu nhập hay chi tiêu trong tương lai; các công cụ này dựa vào giá thị trường chứ không phải giá được đặt ra bằng các biện pháp hành chính phi thị trường; các công cụ này phân tán rủi ro từ trong nước ra quốc tế; giúp giảm chi phí tài trợ cho việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu vì giúp làm giảm rủi ro và tăng uy tín cuả những bên sản xuất và xuất khẩu đối với các ngân hàng và các tổ chức cho vay và do đó được hưởng lãi suất cho vay thấp hơn. Chính sách vĩ mô: Các nghiên cứu cho thấy, chính sách tỉ giá và chính sách tín dụng có tác động đáng kể đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo, còn chính sách thương mại - trong đó đặc biệt là quota xuất khẩu có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Bảng 10: Những thay đổi trong chỉ số cạnh tranh vể giá gạo. Năm PVN PTL NERVN NERTL TĐ chỉ số giá CR Đóng góp vào thay đổi chỉ số giá (%) đ/kg B/tấn đ/USD B/USD chỉsố % PVN nerpn PTL nertl 1993 1,771 4,625 10,720 25,4 1,00 1994 1,724 5,310 10,980 25,2 1,21 20,5 2,6 2,4 14,8 0,7 1995 2,231 6,959 11,050 25,0 1,24 3,3 -29,4 0,6 31,1 0,9 1996 2,487 7,174 11,040 25,4 1,12 -10,2 -11,5 -0,1 3,1 -1,7 1997 2,423 7,670 12,700 31,4 1,13 4,0 2,6 15,0 6,9 -23,5 1998 3,204 9,180 13,900 48,2 0,49 -56,8 -32,2 9,5 19,7 -53,7 TB -8,4 -13,6 5,5 15,1 -15,5 Nguồn : Tính theo số liệu của TCKT và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF trong nhiều năm Bảng trên cho thấy sự thay đổi về khả năng cạnh tranh theo chi phí của gạo Việt nam so với Thái lan - một đối thủ cạnh tranh quan trọng. Năm 1993 được sử dụng làm năm chuẩn. Khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt nam so với Thái lan tăng lên 20,5-24% trong 2 năm 1994 và 1995 (so với năm 1993), sau đó giảm xuống trong 2 năm 1996 và 1997, song chỉ số vẫn còn cao hơn 1 (tức là khả năng cạnh tranh lớn hơn so với năm 1993). Tuy nhiên, chỉ số cạnh tranh giảm đột ngột xuống chỉ còn 0,49, tức là chỉ bằng một nửa so với năm 1993. Lý do là do cuộc khủng hoảng tài chính châu á, đồng Baht của Thái lan bị mất giá và điều này làm tăng mạnh khả năng cạnh tranh về chi phí của gạo xuất khẩu của Thái lan lên so với gạo của Việt nam. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân chính của sự sụt giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt nam từ năm 1997 trở lại đây là đồng tiền Việt nam lên giá so với đồng Baht (mặc dù giảm giá so với đồng đô la, song mức giảm giá của đồng Baht lớn hơn nhiều). Trong 2 năm 1999 và 2000, chỉ số cạnh tranh của gạo Việt nam so với gạo của Thái Lan có được cải thiện đôi chút do đồng tiền Việt nam giảm giá đều đặn trong khi đồng Baht bình ổn hoặc lên giá một chút so với đồng đô la, song xu hướng lên giá của đồng tiền Việt nam so với đồng Baht của Thái lan kể từ năm 1997 đến nay là rất rõ nét. Lý do mà sản lượng xuất khẩu của Việt nam vẫn tăng lên cho dù khả năng cạnh tranh về chi phí giảm xuống là nhờ có sự cải thiện về năng suất; mở rộng diện tích gieo trồng nhờ có dịch vụ thuỷ lợi được cải thiện và trợ giá. Tuy nhiên, nếu khả năng cạnh tranh về chi phí vẫn không được cải thiện thì khó duy trì được lượng xuất khẩu gạo và điều này đòi hỏi phải có được một mức tỉ giá hợp lý hơn nữa. Một chính sách khác có ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam là khả năng tiếp cận tín dụng của các công ty xuất khẩu còn hạn chế. Tuy Nhà nước đã nới lỏng cho phép các công ty tư nhân được tự do tham gia xuất khẩu song khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các công ty này còn hạn chế và điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của họ so với các doanh nghiệp lớn hơn và đồng thời cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của toàn bộ khâu xuất khẩu. 2.3. Những hạn chế trong khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam có nhiều lợi thế trong cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, tuy nhiên bên cạnh những lợi thế thì Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế trong cạnh tranh. Những hạn chế trong cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu gạo cũng chính là những hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thứ nhất: Chúng ta chưa có một chiến lược xuất khẩu rõ ràng, nhất là chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm, chưa thiết lập được hệ thống thông tin thị truờng, bạn hàng lớn và ổn định. Tình trạng “bán tấm, bán món” , bán qua trung gian”, tình trạng tranh bán ở thị trường nước ngoài vẫn còn xảy ra. Gạo Việt Nam đã có mặt hầu khắp các Châu Lục, tuy vậy số lượng gạo do các tổ chức Việt Nam trực tiếp ký kết với các thị trường còn chiếm tỷ lệ thấp mà số bán qua trung gian nước ngoài còn chiếm phần lớn, đặc biệt thị trường châu phi, nơi tiệu thụ số lượng lớn thì hầu hết là do các công ty trung gian nước ngoài đứng ra tiêu thụ. Trên 100 công ty mua gạo của Việt Nam thì có tới 68% lượng gạo xuất khẩu vừa qua được thực hiện trưng gian, chỉ có 5 thị trường nhập khẩu gao trực tiếp của Việt Nam.Việt Nam còn chưa ký được nhiều hợp đồng trực tiếp với các chính phủ và chưa có hợp đồng ký kết dài hạn nên chưa đảm bảo vững chắc thị trường tiêu thụ gạo. Thứ hai: Việc sản xuất lúa cho xuất khẩu còn thiếu sự quy hoạch và kế hoạch cụ thể (vùng nào, địa phương nào, số lượng bao nhiêu, giống gì…)gây khó khăn cho đầu tư thâm canh và thu mua xuất khẩu, sản phẩm sản xuất không đồng đều, khó đáp ứng nhu cầu thị trường. Người nong dân sử dụng giống với nhiều cấp chủng loại khác nhau như sử dụng chủng loại cấp 1, cấp 2, thậm chí nhiều nơi còn sử dụng cả thóc thịt làm giống, do không sử dụng các giống lúa đồng bộ cho nên chất lượng không đồng đều. Thứ ba: Mạng lưới thu mua, vận chuyển, chế biến lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gạo vẫn phụ thuộc quá lớn vào tư thương, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực Nhà nước (đến nay các Tổng công ty lương thực Miền bắc và Miền nam vẫn phải sử dụng tư thương để thu gom, vận chuyển và chế biến, đánh bóng gạo xuất khẩu).Tình trạng ép cấp, ép giá đối với người sản xuất vẫn diễn ra và rõ nét nhất là năm 1999-2000. Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bong gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở các thành phố Hồ chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho trong khi đó những vùng và địa phương có nhiều lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng…lại không có các nhà máy chế biến và đánh bong gạo xuất khẩu hiện đại. Đầu mối xuất khẩu gạo tập trung quá lớn vào cảng thành phố Hồ Chí Minh, trong lúc đó nguồn gạo là ở ĐBSCL do đó làm tăng chi phí vận chuyển và những chi phí trung gian khác. Thứ năm: Việc phân bố lợi nhuận xuất khẩu gạo giữa người nông dân trồng lúa với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chưa hợp lí, trong đó phần thiệt thòi vẫn thuộc về nông dân và Nhà Nước. Thứ sáu: Việc điều hành xuất khẩu gaọ còn nhiều lung túng, nhiều lúc không kịp thời, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc chủ động nguồn hàng và ký kết hợp đồng. Việc phân phối hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng phát sinh từ cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong vịêc xin quota. Việt nam chưa định được số lượng xuất khẩu vững chắc để có thể duy trì được giá cả hợp lý mà còn tuỳ theo tình hình sản xuất, thu mua trong nứoc từng kỳ chưa có sản lượng dừ trữ để chủ động kỳ hạn bán ra để tranh thủ theo xu hướng thị trường có lợi, mà thường tập trụng thu mua tồn khọ nhiều, vội vã dồn nhau chào bán ra ngay khị giá cả thị trưòng bất lợi.Hơn nữa lượng gạo xuất khẩu Vịêt Nam chưa phải là lớn lắm mà số đầu mối kinh doanh quá đông, quá phân tán, nhiều tổ chức không chuyên kinh doanh, hoạt động chớp thời với lượng gạo không lớn, khó có điều kiện điều tra nắm vững thị trường, hiểu bạn hàng kinh doanh, khó tránh khỏi thua thiệt bản thân. Nhiều hang trong nước cùng giao dịch mua bán gạo cho cùng một hang ở nước ngoài lại thiếu sữ phối hợp với nhau và thường tạo nên sự cạnh tranh vô nghĩa giữa các nhà kinh doanh Việt Nam trong quan hệ với các công ty nước ngoài, không có lợi cho lợi ích chung của đất nước. Một số đông công ty vẫn còn ngại không muốn chịu sự quản lý hướng dẫn thống nhất của bộ Thương mại. Chính tất cả những điều đó tạo nên thế yếu của gạo Việt Nam trong quan hệ đối ngoại trước tình hình cạnh tranh trên thị truờng quốc tế đang tăng dần làm cho gạo Việt Nam xúât khẩu thua xa giá gạo cùng loại của những nước khác. Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. 3.1. Biện pháp đối với thị trường trong nước. - Nhà nước cần thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ vốn đối với người nông dân sản xuất lúa để họ có thể đầu tư vào sản xuất những giống lúa chất lượng cao. Đồng thời nhà nước cũng cần bảo trợ sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời gian tới cho người nông dân bởi điều kiện tự nhiên ngày càng xấu đi ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất gạo của người dân, sản xuất lúa thường gặp nhiều rủi ro bất khả kháng, bảo trợ giúp cho sản xuất được ổn định, và để doanh nghiệp tiêu thụ hàng cho người nông dân đảm bảo hàng không bị suy giảm ở vụ sau. -Xây dựng mới các cơ sở hạ tầng trong sản xuất gạo như hệ thống kênh mương phục vụ tươi tiêu cho lúa và các cơ sở chế biến lúa gạo xuất khẩu tại các vùng sản xuất lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu theo quy hoạch, đồng thời nâng cấp,hiện đại hoá các cơ sở đã có để tăng năng lực chế biến và tăng lượng gạo xuất khẩu. - Nhà nước cần xây dựng hệ thống tổ chức thu mua lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gắn với chính quyền địa phương trong vùng quy hoạch. Tiến tới hình thành mạng lưới thu mua theo mộ hình HTX hoặc tổ hợp tác thu mua lúa thống nhất giữa các địa phương theo phương thức và giá sàn theo quy định của nhà nước.Giải quyết thỏa đáng quan hệ giữa nhà nước với nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong phân phối lợi nhuận. - Đổi mới khâu tiêu thụ thóc gạo khắc phục sốt giá cả và giải quyết tốt khâu cung cầu hàng hoá. - Giải quyết tốt dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm bảo đảm lương thực quốc gia , có thể đạt được chiến lựoc lâu dài trong xuất khẩu gạo và luôn chủ động về nguồn hàng xuất khẩu. - Đổi mới một số chính sách vĩ mô như hoàn thiện chính sách về ruộng đất , nhất quán chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế trong sản xuất và xuất khẩu gạo và hoàn thiện chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến các hộ nông dân. 3.2. Biện pháp đối với thị trường ngoài nước. - Cần tìm mọi biện pháp để tăng thị phần gạo Việt Nam trên các thị trường truyền thống, đa dạng hoá các chủng loại gạo và cấp loại gạo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu muôn màu muôn vẻ của thị trường gạo thế giới. Ngoàiđa dạng hoá xuất khẩu chủng loại gạo cấp cao nhưng phải theo hướng tăng dần tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao, gạo có cấp loại cao trong tổng lượng gạo xuất khẩu để có thể thâm nhập một cách có hiệu quả vào cảcthị trường mới khó tính có khả năng thanh toán cao như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và các nước Nics. Tiếp cận và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế thường có chương trình viện trợ lương thực để tranh thủ bán gạo, coi đây là một sách lược để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. - Cùng với việc xác lập và mở rộng thị trường cẩn đặc biệt quan tâm củng cố tính ổn định của các thị trường qua việc đàm phán ký kết các nghị định mua bán gạo ở cấp chính phủ. - Nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam tranh bán trên thị trường thế giới cần tiến hành phân đoạn thị trường theo khu vực cho một số đầu mối xuất khẩu gạo lớn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được sự hiểu biết chuyên sâu về thị trường khu vực, đồng thời tránh được sự cạnh tranh làm thiệt hại tới lợi ích quốc gia.Cơ chế quản lý giá xuất khẩu cần thích hợp với từng thị trường và linh hoạt trong mỗi giai đoạn,chỉ cho phép xuất khẩu đối với những hợp đồng có giá bán cao hơn mức giá tối thiểu của mỗi giai đoạn. -Tăng cường các hiệp định xuất khẩu gạocho các nước theo cấp chính phủ.Sự phân bổ hạn ngạch hàng năm cần hướng vào hiệp định,các hợp đồng dài hạn tương đối ổn định. 3.3. Biện pháp đối với việc sản xuất gạo. - Khẩn trương hoàn thịên quy hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể ưu tiên đẩu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. Nội dung qui hoạch, kế hoạch và đầu tư cho vùng lúa gạo xuất khẩu phải bám sát nhu cầu của thị trường thế giới trọng từng giai đoạn. - Thực hiện đồng bộ giải pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất gạo xuất khẩu. + Giải pháp về giống lúa: Cần có giống lúa tốt, chất lượng cao phù hợp với khí hậu Việt Nam để từ đó cho năng suất cao. + Giải pháp về phân bón: Hạn chế đến mức tối thiểu sử dụng phân hoá học, nên sử dụng phân hữu cơ truyền thống. + Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh:Cần nghiên cứu ra những loại thuốc để phòng trừ sâu bệnh để nâng cao năng suất và phẩm cấp gạo, tránh dùng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ quá nhiều gây ô nhiễm môi trường đồng thời ảnh hưởng đến chẩt lượng gạo xuất khẩu. - Cải tiến cơ cấu mùa vụ để tránh những điều kiện tự nhiên bất lợi cho sản xuất mà con người chưa thể chinh phục được. - Đổi mới công nghệ chế biến bằng cách xây dựng mới các cơ sở chế biến lúa gạo xuất khẩu tại các vùng sản xuất lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gạo theo quy hoạch, đồng thời nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở đã có để tăng năng lực chế biến và tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Hệ thống kho tang, đường xá, bến cảng phục vụ xuất khẩu gạo cũng cần sự đẩu tư thoả đáng,mở rộng cảng cẩn thơ trở thành cảng chủ yếu để xuất khẩu gạo. 3.4. Xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu của Việt Nam. -Giá gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới luôn thấp hơn gạo Thái Lan. Đã đến lúc gạo Việt Nam phải có chất lượng cao và đồng nhất mang tính cạnh tranh cao và tiến đến xây dựng thương hiệu chung "Gạo Việt Nam". Xuất khẩu gạo Việt Nam được gọi một cái tên chung "gạo trắng Việt Nam". Chưa có thương hiệu cụ thể, vì vậy trước hết doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu đúng mức, mở rộng khai thác thị trường. Từ phía đầu vào sản phẩm, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ tích cực từ các nhà khoa học, sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước để gìn giữ, phát huy được những giống lúa, gạo đặc sản vốn nổi tiếng thơm ngon trong nước, đưa ra các giống lúa chất lượng cao ứng dụng vào sản xuấtxuất -Song song với với sự nỗ lực tự thân, sự hỗ trợ từ các chương trình quốc gia và quốc tế về công nghệ hạt giống (để cho ra lượng giống xác nhận dồi dào) thì nhà nước cần đầu tư đúng mức, đúng tầm hơn. -Vấn đề thất thoát sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp khá cao như hiện nay (13-16%) luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Lợi nhuận của người sản xuất, nếu đầu tư xây dựng thương hiệu thì nhất thiết phải lưu ý đến vấn đề này -Quy hoạch các vùng trồng lúa thơm xuẩt khẩu thích nghi với thổ nhưỡng từng địa phương, tránh tình trạng ồ ạt chạy theo giống lúa thơm có thị trường tốt, nhưng thổ nhưỡng không phù hợp dẫn đến chất lượng không đồng đều, gây bất lợi trong cạnh tranh xuất khẩu. KẾT LUẬN Qua phân tích đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới” ta thấy được gạo là sản phẩm mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất rõ rệt và điều này được thể hiện qua sự mở rộng sản xuất và xuất khẩu gạo đồng thời tình hình xuất khẩu gạo của nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành công đáng kể, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Để phát huy được những thành công đã đạt được và khắc phục những hạn chế đó thì nước ta cần phải thực hịên được những giải pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu là vươn lên cạnh tranh với Thái Lan đứng vị trí đẩu tiên trong các quốc gia xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Có như vậy, nông sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng mới cạnh tranh được với các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan đứng vững trên thị trường, từ đó xuất khẩu gạo mới thực sự phát huy được vai trò to lớn của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy trong quá trình làm bài đã rất cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, cho phép em được gửi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này! Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Sách. -Báo cáo tổng quan ngành lúa gạo Việt Nam năm 2004- Tác giả - Nguyễn Ngọc Quế &Trần Đình Thao . - Lương thực Việt Nam thời đổi mới hướng xuất khẩu- Nhà xúât bản chính trị quốc gia 1998 –Tác giả PTS. Nguyễn Trung Văn. - Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nứơc ta trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Tác giả GS-TS. Chu Văn Cấp. - Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002, tác giả PGS- TS Nguyễn Sinh Cúc 2. Tạp chí. - Tạp chí phát triển kinh tế số 52-1995. - Tạp chí thông tin lý luận số 2-1997. - Tạp chí con số và sự kiện số 5-2001. - Tạp chí thương mại số 13-2000, số 5+6+7-2006, số 11-2005,3-2004, số 10-2004 - Tạp chí thông tin tài chính số 4-2001. - Tạp chí thông tin thị trường Việt Nam số 3-2000. 3. Thông tin từ mạng Internet. - Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam và giải pháp phát triển. - “Khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng nông sản Việt Nam : trường hợp sản phẩm gạo”- Bộ kế hoạch và đầu tư. - Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Tạo thế vững cho gạo xuất khẩu Việt Nam- www.thuonghieuviet.com - Đến lúc phải xây dưng thương hiệu cho gạo Việt Nam- thông tin xúc tiến thương mại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0689.doc
Tài liệu liên quan