Đề án Nguồn vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam

- Doanh nghiệp phải tạo uy tín với Ngân hàng: thanh toán nợ đúng hẹn, lập các báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch. Có như vậy mới khiến các ngân hàng tin tưởng và tạo điều kiện trong các lần vay tiếp theo. - Tình hình kinh tế năm 2009 dự báo sẽ rất khó khăn, việc huy động vốn chắc chắn sẽ rất nhiều trở ngại. Đối với thị trường chứng khoán, cần bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, nhất là các doanh nghiệp lớn, để thị trường có thêm hàng hóa mới, đa dạng tạo cho nhà đầu tư có nhiều lựa chọn. Bài học nhiều doanh nghiệp CPH định giá quá cao cổ phiếu của mình trong thời gian qua cũng đáng để các doanh nghiệp đi sau cân nhắc. Mặt khác, doanh nhiệp cũng nên thay đổi cách thức phát hành, theo phương thức bán thỏa thuận thay vì đấu giá. Doanh nghiệp cũng nên “cởi mở”, minh bạch hơn với nhà đầu tư về kế hoạch kinh doanh cũng như khó khăn của mình để cùng nhau “chung lưng đấu cật”. - Ngoài việc duy trì hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần thay đổi cách quản trị và quan trọng là phải công khai thông tin sử dụng vốn huy động từ việc phát hành cổ phiếu. Có vậy mới hy vọng thu hút được nhiều vốn đầu tư. - Đối với thị trường trái phiếu, vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Như việc đang có tới gần 400 loại trái phiếu khác nhau, nhưng khối lượng của từng loại lại quá nhỏ, không đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư dẫn đến tính thanh khoản của nhiều trái phiếu rất thấp. Do đó, cần tạo ra nhiều lô trái phiếu lớn, tăng quy mô từng lô. Ngoài ra, lãi suất trái phiếu cũng là vấn đề cần nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nguồn vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ các điều kiện sau: + Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đa góp tại thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam. + Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi. + Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. - Thủ tục phát hành: Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu (được quy định chi tiết trong Điều 10 nghị định 144/2003/NĐ-CP) và nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. b) Quy mô phát hành cổ phiếu. Doanh nghiệp chỉ được quyền phát hành một lượng cổ phiếu tối đavà được gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép. c) Thời hạn và lãi suất. - Cổ phiếu không có thời gian đáo hạn. - Cổ đông được doanh nghiệp trả cổ tức nhưng doanh nghiệp không phải trả một mức cổ tức cố định và cũng không bắt buộc phải trả cổ tức cho cổ đông mà có thể giữ lại để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. d) Quản lý và giám sát. - Quyền lợi của doanh nghiệp và cổ đông gắn bó chặt chẽ với nhau do đó doanh nghiệp phải chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ từ cổ đông. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. - Cổ đông có quyền tham gia biểu quyết những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. e) Áp lực thanh toán. Doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán đối với cổ đông. f) Phương thức, phương tiện thanh toán. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương thức thanh toán 6 tháng hay 1 năm trả cổ tức một lần. Phương tiện thanh toán cổ tức có thể là tiền mặt hay cổ phiếu. g) Tiết kiệm thuế. Cổ tức được doanh nghiệp trả từ lợi nhuận sau thuế do đó doanh nghiệp không tiết kiệm được thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có cổ phiếu được niêm yết lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết. 4Ưu và nhược điểm của việc huy động vốn phát hành cổ phiếu Ưu điểm: F Đối với doanh nghiệp: Phát hành cổ phiếu như một công cụ giúp doanh nghiệp thu được lượng vốn lớn để mở rộng và phts triển donh nghiệp. Hình thức này giúp doanh nghiệp tăng lượng vốn đối ứng để thực hiện các dự án có quy mô lớn hơn, cũng như nâng cao khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải trả lại tiền gốc cũng như không bắt buộc phải trả cổ tức nếu như doanh nghiệp làm ăn không có lãi bởi cổ tức của doanh nghiệp được chia từ lợi nhuận sau thuế. Mở rộng quy mô tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh do tiếp thu được các nguồn lực mới cả về tài chính, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh cũng như các tiềm lực phát triển khác từ cổ đông và các dối tác mới trong và ngoài doanh nghiệp trong và ngoài nước. F Đối với Nhà nước: Phát hành cổ phiếu giúp tăng thu Ngân sách Nhà nước do bán được và bán với giá khá cao các phần vốn, tài sản Nhà nước muốn bán (giá tăng so với giá khởi diểm ít nhất 15 – 50%, cá biệt có trường hợp tăng gần chục lần) trong quá trình cổ phàn hoá các doanh nghiệp nhà nước. Tạo động lực làm thị trường chứng khoán phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng cường thu hút cả vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài. Thúc đẩy tiến bộ và nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần DNNN nói riêng và thực hiện các mục tiêu khác trong khi sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế Nhà nước nói chung, Tạo động lực phát triển và bổ sung thêm công cụ quản lý mới cho toàn bộ nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường, trực tiếp và gián tiếp góp phần cải thiện vị trí, hình ảnh đất nước trong nền kinh tế thế giới. F Đối với nhà đầu tư: Khi một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu chính là lúc doanh nghiệp đã cung cấp các cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và thu lời từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Cho phép đa dạng hóa các danh mục đầu tư, giảm thiểu tình trạng rủi ro kinh doanh gắn liền tình trạng “bỏ chung trứng một giỏ” Nhược điểm: Việc phát hành cổ phiếu thường làm giảm khả năng kiểm soát của những người chủ sở hữu hiện tại đối với doanh nghiệp, do vậy các chủ doanh nghiệp nhỏ luôn phải cân nhắc việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu. Gần đây giá cổ phiếu không “cất” lên nổi khi các nhà đầu tư liên tục bị “giội bom” bởi các đợt phát hành thêm cổ phiếu. Việc phát hành thêm cổ phiếu thường làm giảm giá cổ phiếu bởi lẽ: + Lượng cung cổ phiếu lớn trong khi các nhà đầu tư vẫn còn chịu áp lực về tâm lý hoặc đang gặp khó khăn về vốn + Các nhà đầu tư coi việc phát hành thêm như một tín hiệu tiêu cực mà nguyên nhân chính là sự bất đối xứng về thông tin, do doanh nghiệp không thể cung cấp hết thông tin ra ngoài thị trường hoặc do cạnh tranh. + Ngoài ra nhà đầu tư còn có thể suy đoán rằng công ty phát hành thêm cổ phiếu vì thị trường ở thời điểm đó cao hơn so với giá trị thật sự của công ty. 1.4.4. Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng 4 Khái niệm: Tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đều gứn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Theo hiệp hội ngân hàng Việt Nam(VNBA) có 40% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng Ngân hàng, 80% lượng vốn cung ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh Ngân hàng. Các doanh nghiệp sử dụng vốn vay Ngân hàng để đầu tư vào tài sản cố định, bổ sung thêm vốn lưu động và phục vụ các dự án. 4 Các hình thức tín dụng Ngân hàng: Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ và phục vụ dự án: có thể vay Ngân hàng theo hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh cho mình hoặc vay dưới hình thức trả góp… + Đối với những doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp có thể sử dụng uy tín của mình với Ngân hàng (Thanh toán nợ đúng hẹn, khách hàng thân) để vay tín chấp… + Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà tài sản để thế chấp cầm cố chỉ có thể vay của Ngân hàng một lượng vốn nhỏ không đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể nhờ uy tín của bên thứ 3 bảo lãnh, tham gia vào qũy bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ… Doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động: có thể vay Ngân hàng dưới hình thức như vay thấu chi, vay trực tiếp từng lần, cầm cố thế chấp tài sản, tín chấp (DN lớn), bảo lãnh… 4 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng: a) Điều kiện vay vốn: Doanh nghiệp muốn vay vốn Ngân hàng cần phải có một số điều kiện sau: + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật. b) Thủ tục vay vốn: Để được vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ vay vốn gồm: + Giấy đề nghị vay vốn. + Giấy phép kinh doanh. + Dự án, phương án sản suất kinh doanh, kế hoạch trả nợ. + Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố. + Hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của NH. c) Lãi suất vay: Khi doanh nghiệp vay vốn NH, doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất phụ thuộc vào kì hạn của khoản vay (Lãi suất của các khoản vay có kì hạn càng cao thì càng cao), phụ thuộc vào doanh nghiệp có phải là đối tượng ưu đai không,… - Lãi suất doanh nghiệp phải trả thường là lãi suất cố định. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải trả cho Ngân hàng lãi định kì (thường là lãi định kì) ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi. d) Thời hạn vay: Doanh nghiệp có thể vay Ngân hàng dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. e) Quy mô nguồn vốn vay: Doanh nghiệp huy động vốn Ngân hàng với quy mô phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên quy mô này có thể bị hạn chế do quy định hạn mức tín dụng của Ngân hàng cho doanh nghiệp , do kì hạn của nguồn vốn, do giá trị của TS thế chấp, do tính hiệu quả và khả thi của dự án… Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể xin sự đồng tài trợ của nhiều Ngân hàng cho mình. f) Quản lý và giám sát: doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng chịu sự giám sát của Ngân hàng trên 2 phương diện: + Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có đúng với mục đích ghi trong hợp đồng vay vốn hay không? + Doanh nghiệp trả gốc và lãi có đúng hạn không? g) Rủi ro - Áp lực thanh toán: Định kì, doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất phạt của NH. Đến hạn trả gốc, nếu doanh nghiệp mất khả năng chi trả thì tài sản bảo đảm của doanh nghiệp bị phát mãi hoặc bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay sẽ phảI chịu trách nhiệm trả hộ cho doanh nghiệp . Điều này gây ra ảnh hưởng rất xấu về uy tín của doanh nghiệp với NH. h) Tiết kiệm thuế: Lãi vay được tính là chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế TNDN. 4Ưu và nhược điểm của tín dụng Ngân hàng: Ưu điểm: Sử dụng vốn vay Ngân hàng đem lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi. Doanh nghiệp có thể huy động được khối lượng vốn lớn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, do vậy đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau. Thêm vào đó, lãi vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghệp, do đó khi sử dụn vốn vay ngân hàng doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, so với các nguồn vốn khác thì chi phí cho việc sử dụng tín dụng ngân hàng được coi là rẻ nhất. Nhược điểm: Để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định cũng như cần tài sản để bảo đảm cho khoản vay đó. Ngoài ra doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định do ngân hàng đề ra trong việc sử dụng vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp giảm sự chủ động trong việc vay và sử dụng vốn vay vì còn phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng cũng như những quy định của tổ chức tín dụng đề ra Bên cạnh đó thì thủ tục phức tạp và mất thời gian có thể làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh do không có vốn một cách kịp thời. Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn doanh nghiệp do những nguyên nhân sau đây: - Do bản thân các doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh không hiệu quả. Trước năm 2000, doanh nghiệp nhà nước là khách hàng vay chính của ngân hàng. Nhưng hiện nay, do tình hình phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước là vốn chủ sở hữu thấp, tài sản hầu như không có, tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao... Do đó, trong hai năm gần đây, đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng tập trung vào thu nợ mà không cho vay hoặc giảm dần mức tín dụng. Các công ty cổ phần thì gặp nhiều khó khăn trong thủ tục pháp lý. Các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần thì các hồ sơ pháp lý của tì sản nhất là bất động sản chưa đầy đủ nên không được chấp nhận dùng làm tài sản thế chấp hoặc rất khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề đinh giá. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, việc cung cấp thông tin cho ngân hàng cong nhiều hạn chế. Hầu hết các ngân hàng đều coi doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân là nhóm khách hàng quan trọng. Tuy nhiên các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn khi vay vốn ngân hàng, mà nguyên nhân chủ yếu là do vốn thực của doanh nghiệp luôn thấp hơn vốn đăng kí. Thậm chí ngân hàng luôn “ngán ngẩm” trước tình trạng thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách, quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng như sự thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án. 1.4.5. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại 4 Khái niệm và phân loại Tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này được hình thành tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số công ty, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn. Có 3 loại tín dụng thương mại: - Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (tín dụng xuất khẩu) là tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản. - Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (tín dụng nhập khẩu): là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng này là tiền ứng trước để nhập hàng. - Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. 4 Đặc điểm Nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn. Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua bán hàng hóa trả chậm chi phí này có thể “ẩn” dưới hình thức thay đổi mức giá, tùy thuộc vào quan hệ và thỏa thuận cụ thể giữa các bên. Trong xu hướng hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các hình thức tín dụng ngày đa dạng và linh hoạt hơn, với tính chất cạnh trang hơn, do đó các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. 4 Ưu điểm và nhược điểm của tín dụng thương mại Ưu điểm: Tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh Giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền Chủ động khi huy động vốn chủ về thời gian, số lượng, nhà cung ứng Huy động nhanh chóng dễ dàng Không phải chịu sự giám sát của Ngân hàng Ngoài ra, đối với doanh nghiệp làm chủ nợ có thể vay ngân hàng thông qua hình thức chiết khấu thương phiếu, bán hoặc cầm cố thương phiếu. Nhược điểm: Hạn chế về quy mô tín dụng: hạn chế về số lượng mua chịu, khả năng của nhà cung ứng Hạn chế về đối tượng vay mượn Hạn chế về không gian vay mượn Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau Phụ thuộc vào quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nhà cung ứng và phụ thuộc nhiều vào sự đúng hạn, uy tín của nhà cung ứng. Dễ gặp rủi ro dây truyền 1.4.6. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu 4 Khái niệm: Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). 4 Phân loại trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cố định được quy định ngay từ thời điểm phát hành. Trái phiếu có lãi suất thả nổi: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả mức lãi suất thả nổi theo thị trường hoặc điều chỉnh của doanh nghiệp. Trái phiếu có thể thu hôì: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp được phép thu hồi sớm hơn thời hạn. Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép các trái chủ được quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu thường ở mức giá xác định và trong khoảng thời gian xác định Trái phiếu có tài sản đảm bảo: là loại trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của bên thứ 3. như nhà xưởng, bất động sản, máy móc thiết bị. Trái phiếu không có tài sản đảm bảo: là loại trái phiếu không được đảm bảo cho việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu bằng một tài sản cụ thể. 4 Đặc điểm của việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu: - Điều kiện, thủ tục phát hành. Tùy từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà điều kiện và thủ tục phát hành trái phiếu là khác nhau. + Điều kiện phát hành: Ở Việt Nam, điều kiện phát hành trái phiếu được quy định trong Điều 8 nghị định 144/2003/NĐ-CP + Thủ tục phát hành: Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu (được quy định chi tiết trong Điều 10 nghị định 144/2003/NĐ-CP) và nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. - Quy mô phát hành: Doanh nghiệp chỉ được phát hành một lượng trái phiếu nhất định dưói sự cho phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. - Thời hạn và lãi suất: Lãi suất trái phiếu thường thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng và lợi tức cổ phiếu thường. - Quản lý và giám sát: Doanh nghiệp không phải chịu sự quản lý hay giám sát từ các trái chủ. Doanh nghiệp chỉ phải chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. - Trái chủ không có quyền tham gia vào các quyết định và biểu quyết những vấn đế quan trọng của doanh nghiệp. - Áp lực thanh toán: Doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán tiền lãi trái phiếu hàng năm và trả nợ gốc khi đáo hạn. - Phương thức thanh toán: Doanh nghiệp có thể thanh toán lãi theo phương thức trả lãi trước hoặc trả lãi sau. - Tiết kiệm thuế: Lãi trái phiếu được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính (TK 635) để xác định lợi nhuận trước thuế do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. - Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có trái phiếu được niêm yết lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng về nguồn vốn và phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1. Thực trạng vốn chủ sở hữu và huy động vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ] Thực trạng vốn góp ban đầu Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước thường phân tán, dàn trải, quy mô nhỏ và hiệu quả kinh tế thấp. Cơ chế quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhà nước chi cho các doanh nghiệp Nhà nước từ 60 -70% vốn nhưng hiệu quả thu về chỉ đạt 20 – 30% Theo số liệu từ các phòng đăng kí kinh doanh cho thấy, số lượng và số vốn doanh nghiệp tư nhân ngày càng giảm trong khi các loại hình doanh nghiệp khác tăng lên. Loại hình công ty TNHH 2 thành viên vẫn đứng đầu về số lượng và số vốn đăng kí, nhưng tốc độ tăng không nhiều như các loại hình khác. Trong số các loại hình doanh nghiệp còn lại, công ty TNHH 1 thành viên là loại hình có số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng kí tăng nhiều nhất. ] Thực trạng huy động vốn bằng lợi nhuận giữ lại Việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư trong doanh nghiệp hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, do đó nguồn tài trợ từ lợi nhuận không chia để lại còn khá khiêm tốn. Chính sách chia cổ tức trong các doanh nghiệp cổ phần còn nhiều bất cập. Do nhiều doanh nghiệp cổ phần Việt Nam có xuất xứ từ doanh nghiệp nhà nước, yếu kém và có nguy cơ phá sản, đáng lẽ phải đẩy mạnh tích lũy vốn thì hầu hết lại đem lợi nhuận thu được để trả cổ tức cao cho các cổ đông nhằm đánh bóng hình ảnh doanh nghiệp. Hầu hết các công ty cổ phần ở Việt Nam vẫn chỉ áp dụng phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt, làm hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp. Hiện nay bộ tài chính chưa có văn bản nào quy định cụ thể việc thực hiện chính sách cổ tức của mỗi công ty. Chính sách trong công ty cổ phần khác với doanh nghiệp nhà nước bởi vì quyền sở hữu là thuộc về các cổ đông, do vậy mà nhà nước cũng không thể hướng dẫn và quy định cụ thể như các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy nhà nước có quy định cũng chỉ là khung pháp lý mang tính chất định hường mà thôi, còn cụ thể chính sách chia cổ tức là tùy thuộc và được ghi vào điều lệ mỗi công ty. Ngoài ra, chính sách chia cổ tức tại nhiều doanh nghiệp còn bị chi phối bởi quyền lợi cục bộ của một nhóm cổ đông, hoặc việc thực hiện thiếu nghiêm túc, thiếu sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. ] Thực trạng huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu Cách đây vài năm, việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn chưa phải là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp khi có nhu cầu huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, do các doanh nghiệp chưa thực sự có uy tín trên thị trường, chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay huy động vốn từ phát hành cổ phiếu mới là biện pháp được các doanh nghiệp thực sự quan tâm. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa đã phát hành thêm cổ phiếu mới để thu hút vốn đầu từ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp cổ phần khác cũng coi đây là một nguồn vốn vô cùng to lớn. Một số doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể khi sử dụng biện pháp phát hành thêm cổ phiếu này. Vào thời điểm cuồi năm 2007, đầu 2008 hàng loạt công ty niêm yết công bố kế hoạch phát hành thêm để chia cổ tức, thưởng cho nhà đầu tư hoặc nhằm huy động vốn. Trước khi chào sàn vào ngày 15/11, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã công bố kế hoạch chia thưởng cho cổ đông theo tỷ lệ 10:4. Hiện có 132 triệu cổ phiếu HPG niêm yết và sau đợt thưởng này, sẽ có thêm 52,8 triệu cổ phiếu HPG nữa lên sàn. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) vào cuối 2007, tổng cộng chỉ sau đợt một phát hành thêm đã có thêm khoảng 56,4 triệu cổ phiếu SSI được đưa vào lưu hành, nâng tổng khối lượng cổ phiếu của công ty này trên thị trường chứng khoán là hơn 136 triệu cổ phiếu. Công ty cổ phần Hóa An (DHA) cũng phát hành thêm 3,4 triệu cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu DHA trên thị trường lên khoảng 10 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó hàng loạt ngân hàng, công ty cổ phần trên thị trường OTC cũng đang phát hành thêm cổ phiếu. Hàng loạt cuộc IPO cũng đã liên tục diễn ra tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Năm 2008, cùng với những biến động xấu của nền kinh tế toàn cầu, chúng ta đã chứng kiến một giai đoạn thất thu của hoạt động phát hành huy động vốn. Biến động kinh tế vĩ mô cùng thế giới khiến tổng vốn huy động qua thị trường chỉ đạt 20.000 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với năm 2007. Số cổ phần bán được năm 2008 không quá 60% trong tổng 28 doanh nghiệp bán đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Cá biệt có những đợt phải tổ chức đến 3 lần nhưng số đăng ký chỉ được 20 nhà đầu tư. Các đợt IPO cũng trở nên buồn tẻ khi vắng bóng tổ chức nước ngoài, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. IPO Vietinbank được xem là đợt bán cổ phần lần đầu ra công chúng thành công nhất trong năm nay khi bán hết số cổ phần đấu giá. Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử 8 năm trên thị trường chứng khoán xảy ra trường hợp cổ phiếu bị treo giò, hạn chế giao dịch và đứng trước nguy cơ loại khỏi sàn niêm yết. Hiện tượng Bông Bạch Tuyết như giọt nước tràn ly sau bao ngày lỗ thật, lời giả. Mức lỗ tổng cộng trong năm 2006, 2007 gần 15 tỷ đồng. Cứu cánh đưa Bông Bạch Tuyết thoát khỏi bờ vực phá sản là phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lại bị chính nội bộ công ty phản đối - Dệt may Gia Định (chiếm 30% cổ phần). Viễn cảnh Bạch Bạch Tuyết mù mịt khi thua tiếp 9,3 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2008 và gần như nắm chắc khả năng bị hủy niêm yết. 2.1.2. Thực trạng vốn nợ và huy động nợ ] Thực trạng huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tín dụng ngân hàng là một hình thức huy động vốn chủ yếu. Tín dụng ngân hàng có một vai trò cực kỳ quan trọng, với vị trí trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua các nguồn lực xã hội được phân bổ sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác động rất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt đang lúc chúng ta đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá các DNNN thì vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng lại càng quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh hiện tại khu mà vốn của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của DNNN, có trường hợp vốn tín dụng ngân hàng chiếm tới 80% tài sản của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp cổ phần sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, do đó các NHTM ngày càng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp cổ phần. Theo báo cáo của 5 NHTM Nhà nước, tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần (bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần khác) trong những năm gần đây ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2003 do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế (12/2004 dư nợ 25.212 tỷ đồng, chiếm 5,47% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế, 12/2005, con số này là 44.086 tỷ đồng và 7.93%). Tính đến 31/5/2006 dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần khoảng 51.603, chiếm 8,8% tổng dư nợ của toàn hệ thống đối với nền kinh tế. Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần (năm 2004 là 75,89%, năm 2005 là 73,3%, tháng 5 năm 2006 khoảng 73,98%). Dư nợ cho vay 5 tháng đầu năm 2006 đối với các doanh nghiệp cổ phần tăng 17,05% so với dư nợ cuối tháng 12/2005, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,94%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá khoảng 18,13% và doanh nghiệp cổ phần khác khoảng 14,1%. Về tình hình sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Tính đến tháng 5/2006, nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 2.742 tỷ đồng, chiếm 14,72% tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, trong đó chủ yếu là nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, khoảng 2.484 tỷ đồng, chiếm 90,6% tổng nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần. Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 5,31% trên tổng dư nợ vay của doanh nghiệp cổ phần, cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung (3,2%); trong đó, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có tỷ lệ nợ xấu là 6,51%, doanh nghiệp cổ phần khác là 1,92% trên tổng dư nợ vay. Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây (tỷ lệ nợ xấu năm 2003: 1,77%, năm 2004: 2,13%, năm 2005: 7,72%, tháng 5 năm 2006: 6,51. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp cổ phần sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, bảo đảm kinh doanh hiệu quả, quan hệ tín dụng sòng phẳng, tạo uy tín tốt đối với các NHTM; qua đó các NHTM tăng sự tin tưởng đối với doanh nghiệp cổ phần, tạo lập được các khách hàng truyền thống và có chính sách khuyến khích, ưu đãi liên quan đến quan hệ tín dụng. Tăng trưởng tín dụng của một số NH nửa sau 2008 đang chững lại trong khi mức lãi suất huy động vẫn chưa thể giảm ngay, do hiệu ứng của chính sách thắt chặt tiền tệ. Chẳng hạn Eximbank giảmlãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuất khẩu chiết khấu bộ chứng từ bằng USD lãi suất cho vay giảm từ 8,4%/năm xuống còn 6,6%/năm. Doanh nghiệp nhập khẩu vay USD có kỳ hạn 6 tháng trở xuống lãi suất cũng giảm còn 6,6%/năm. ACB nâng hạn mức tài trợ vốn cho các nhà nhập khẩu lên 50 triệu USD, thay vì 20 triệu USD. ACB cũng quyết định giảmlãi suất tài trợ doanh nghiệp sau khi xuất khẩu bằng VND xuống còn từ 7,3%-8,5%/năm và lãi suất tài trợ trước khi xuất khẩu còn từ 9% -10%/năm. Nhìn chung phía Ngân hàng đã và đang từng bước gia tăng hạn mức vốn hỗ trợ khách hàng và rộng cửa cho vay, nhưng có sự kiểm soát chặt hơn so với trước để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, với lãi suất đầu ra được hầu hết các ngân hàng áp dụng ở mức phổ biến hiện nay 20 - 21%/năm (tương đương khoảng 1,7 - 1,75%/tháng) là bài toán khiến nhiều khách hàng phải tính toán kỹ trước khi quyết định vay vốn Ngân hàng sản xuất, kinh doanh cũng như sử dụng vào các mục đích khác. ] Thực trạng huy động vốn bằng tín dụng thương mại Để thanh toán hay đòi tiền lẫn nhau, các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ hay sec… những loại giấy tờ này nếu còn giá trị, đều có thể chuyển nhượng lại. Lâu nay, các doanh nghiệp và ngân hàng đều đã sử dụng hối phiếu trong thanh toán xuất nhập khẩu và vay nợ nước ngoài. Tất cả các giao dịch này đều thực hiện theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong thanh toán nội địa, các doanh nghiệp chưa sử dụng thương phiếu như là công cụ thanh toán phổ biến. Ngân hàng thương mại cũng chưa đủ điều kiện để cấp tín dụng cho doanh nghiệp dưới các hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu. Trong khi đó, mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, bán hàng gối đầu giữa nhà sản xuất và đại lý, giữa các tiểu thương ở chợ đầu mối là nhu cầu thực tế Ở Việt Nam hiện nay theo thống kê có tới 80,5% số doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác. Tuy nhiên, những giao dịch đó chỉ được ghi lại một cách đơn giản trên sổ nợ của người bán; ngay cả khi mua bán trả chậm, các bên cũng chỉ lập văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thời gian và số tiền trả chậm. Vì vậy, các khoản nợ đã không được xác nhận về mặt pháp lý và khó chứng minh khi nảy sinh tranh chấp; dẫn đến nguy cơ nợ nần dây dưa, thậm chí mất trắng tiền tỷ của các tiểu thương ở chợ đầu mối... Mặc dù quan hệ tín dụng thương mại mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, tiểu thương đã tồn tại như một quan hệ thực tế khách quan trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng phải tới ngày 1/7/2006, với việc Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực, quanhệ này mới chính thức được pháp luật thừa nhận. Đây được xem như một động lực thúc đẩy sự phát triển thị trường mua bán nợ nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung. ] Thực trạng huy dộng vốn bằng phát hành trái phiếu Khi một doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, huy động vốn để triển khai các dự án hoặc thậm chí, để trả các khoản nợ, lúc đó họ có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã thực sự sử dụng hiệu quả kênh huy động vốn này? Tại cuộc Hội thảo Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam được vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính tổ chức vào trung tuần tháng 8/2007, ông Trương Hùng Long - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng cho rằng thị trường trái phiếu Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai. Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất khiêm tốn (chỉ chừng 10%, trong số đó chủ yếu là các tổng công ty lớn như Vinaconex, EVN, Vinashin, Sông Đà…), trái phiếu chính quyền địa phương chiếm khoảng 10% trong khi trái phiếu chính phủ chiếm đa số (80-83%). Các nhà đầu tư chủ yếu mua và giữ trái phiếu tới khi đáo hạn, các dịch vụ liên quan hầu như chưa có… Mặc dù từ năm 2006, thị trường đã có bước phát triển mới với Nghị định số 52/2006/NĐ-CP mở rộng chủ thể phát hành (bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) nhưng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/GDP mới chiếm khoảng 2%. Một quan chức của Citibank nhận định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế do độ tin cậy của phần lớn các doanh nghiệp đối với nhà đầu tư chưa cao, các trái phiếu chưa được định hạn. Đối với thị trường nhỏ, các nhà đầu tư thường băn khoăn về tính thanh khoản. Nếu như trái phiếu chính phủ có mức rủi ro thanh toán thấp, tạo được sự tin cậy thì các nhà đầu tư lại tỏ ra khá dè dặt với trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường trái phiếu Việt Nam chưa phong phú do số nhà phát hành nhỏ, số lượng trái phiếu phát hành còn thấp nên nhà đầu tư có rất ít lựa chọn. Nhìn chung, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong thị trường trái phiếu Việt Nam rất lớn (đơn cử trường hợp của Vinashin, Lilama…). Cũng theo chuyên gia của Citibank, trong bối cảnh thị trường trái phiếu Việt Nam còn sơ khai như hiện nay, một trong những việc cần làm là nâng cao nhận thức về trái phiếu doanh nghiệp đối với các nhà quản lý tài chính trong các doanh nghiệp cũng như nhận thức của các nhà đầu tư. Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trước hết phải nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu chính phủ. Chỉ khi nào phát triển được thị trường trái phiếu chính phủ khi đó mới có thể khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư đối với trái phiếu doanh nghiệp. Điều này còn có tác động tích cực tới cổ phiếu của chính các công ty đó. Do vậy, thị trường trái phiếu chính phủ vẫn phải là bước khởi đầu. Một câu hỏi được đặt ra là sự phát triển của thị trường trái phiếu có giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc huy động vốn hay không? Bà Yoko Ogimoto, cố vấn Viện Nghiên cứu Nomura cho biết thực trạng ở một nơi có thị trường trái phiếu rất phát triển như ở Nhật Bản thì thị trường trái phiếu dành cho các doanh nghiệp nhỏ vẫn hết sức khó khăn. Đối với các doanh nghiệp hạng vừa, tình hình có khả quan hơn. Các cơ quan chức năng địa phương tạo ra thị trường giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu của mình. Các doanh nghiệp nhỏ có thể không phát hành độc lập mà kết hợp với nhau, họ cũng có lợi thế với các thủ tục phát hành đơn giản, không cần xin phép chính phủ. Song khó khăn chính đối với doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa là lòng tin của các nhà đầu tư. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam mới đạt 11% trong khi con số tương ứng của Thái Lan là 33%, Malaysia: 50%, Hàn Quốc là 51%. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển cho trái phiếu doanh nghiệp như: khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp trên thị trường, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào việc cấp vốn qua kênh tín dụng; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Tới đây, các cơ quan chức năng sẽ khuyến khích việc đưa ra các sản phẩm mới; nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, việc hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ cho thị trường trái phiếu như tổ chức định mức tín nhiệm, định giá trái phiếu; đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế… cũng đã được tính đến. 2.1.3. Đánh giá những kết quả đạt được Luật Doanh nghiệp ra đời,qua 6 năm thi hành, đã có 160.752 doanh nghiệp được thành lập, huy động 321,25 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký ban đầu. Đồng thời, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng đã đăng ký bổ sung 103,47 ngàn tỷ đồng vốn. Trong đó riêng năm 2005, số vốn đăng ký bổ sung này là 38,34 ngàn tỷ đồng. Đồng thời mức vốn đăng kí bình quân của một doanh nghiệp ngày càng tăng. Thời kỳ 1991-1999, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2001 là 1,3 tỷ đồng và năm 2002 là 1,8 tỷ đồng. Doanh nghiệp có số vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất là 200 tỷ đồng (hơn 130 triệu USD). Một điều đáng chú ý là số vốn đầu tư thực tế cao hơn số vốn đăng ký ở cùng thời kỳ và doanh nghiệp tư nhân trong nước là nhà đầu tư chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn . Trong vòng 3 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những thay đổi đáng ghi nhận và việc phát hành trái phiếu đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho doanh nghiệp để huy động vốn tài trợ dự án và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Mặt khác Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ 1/1/2007 đã tạo khung hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp. Như Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã mở ra một kênh mới để huy động vốn cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia huy động vốn trên thị trường để phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển của doanh nghiệp, kể cả mục tiêu tăng quy mô vốn tự có. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu để huy động vốn. Số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu tăng lên đáng kể, năm 2005 có 2 doanh nghiệp phát hành, với giá trị khoảng 1.600 tỷ đồng; năm 2006, số lượng này tăng lên là 6 doanh nghiệp, với 15 đợt phát hành và giá trị trái phiếu hơn 11.000 tỷ đồng; trong 10 tháng đầu năm 2007, số lượng là 12 doanh nghiệp, với 17 đợt phát hành đạt giá trị trên 20.000 tỷ đồng. Dự kiến, đến cuối năm 2007 sẽ có thêm ít nhất 3 đợt phát hành nữa. Thậm chí, có doanh nghiệp đã phát hành nhiều đợt trong một năm như Vinashin, Lilama. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn như Nam Triệu, CII, Vincom… đã phát hành thành công trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn: trái phiếu Nam Triệu kỳ hạn 2 năm, lãi suất 8,95%/năm, phát hành tháng 4/2007; trái phiếu CII kỳ hạn 7 năm, lãi suất 10,3%/năm, phát hành tháng 7/2007; trái phiếu Vincom kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10,3%, phát hành tháng 10/2007. Với những dấu hiệu tích cực từ thị trường và sự hậu thuẫn từ các nhà tạo lập chính sách, trái phiếu doanh nghiệp sẽ trở thành công cụ huy động vốn dài hạn, trọng yếu của nền kinh tế và là sự lựa chọn hiệu quả của doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng vẫn là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp nước ta. Hoạt động chủ yếu của các Tổ chức Tín dụng vẫn là huy động và cho vay với các hình thức tín dụng truyền thống, chiếm 75 - 80% thị phần cũng như tài sản của toàn hệ thống ngân hàng. Mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp cổ phần có nhiều mặt tích cực hơn. Cụ thể các DNNN sau khi cổ phần hoá đã được thay đổi về cách thức quản lý, việc quyết định phương án, dự án SXKD và đầu tư vốn, quản lý doanh nghiệp có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đã tạo niềm tin cho NHTM về tình hình tài chính minh bạch, từ đó có động thái tích cực, chủ động hơn khi đầu tư vốn cho DN cổ phần hoá. Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá có khó khăn tài chính tạm thời thì được các NHTM áp dụng việc cơ cấu lại nợ theo cơ chế hiện hành và tiếp tục cho vay mới để doanh nghiệp cổ phần hoá tiếp tục phát triển SXKD. 2.1..4 Những hạn chế và nguyên nhân Doanh nghiệp Việt Nam bị giới hạn trong huy động vốn vì nhiều lý do. Nhìn chung, về quy mô, những doanh nghiệp được coi là tập đoàn lớn ở VN vẫn chỉ là những doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ trên thế giới. Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế rất nhiều. Thị trường tài chính VN rất sôi động nhưng không ổn định, các doanh nghiệp kém linh hoạt trong huy động vốn vì ở Việt Nam Ngân hàng là bề trên, không như các nước lân cận, các ngân hàng phải đi mời chào các doanh nghiệp. Có nhiều nguồn huy động nhưng vẫn chưa được khai thác như nguồn vốn vay bưu điện như ở bên nhật có áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ , vừa vay. Năm 2008, sóng gió trên thị trường tài chính khiến các kênh huy động vốn như chứng khoán, huy động vốn của doanh nghiệp đạt kết quả không như mong đợi. Thị trường chứng khoán được kỳ vọng là kênh huy động vốn lớn nhất, thế nhưng, năm 2008 thị trường này mất đi 605,45 điểm, nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không thành công, chưa kể nhiều doanh nghiệp đã phải hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và phát hành thêm cổ phiếu. Kênh huy động trái phiếu cũng chỉ đạt trên 60% kế hoạch, có trên 30 đợt phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) thất bại. Năm 2008 quả là năm khó khăn của các kênh huy động vốn. Thị trường trái phiếu cũng rơi vào tình trạng ế ẩm không kém, mặc dù nhiều chuyên giá đánh giá đây là kênh đầu tư đang hấp dẫn và nhiều triển vọng, cơ hội để thu hút vốn. Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính, năm 2008 TPCP chỉ huy động được khoảng 39.627 tỷ đồng, đạt hơn 60% kế hoạch đề ra. Chưa kể, năm 2007, nhiều doanh nghiệp trên đà thắng lợi đã liên tục phát hành những khối lượng cổ phiếu khổng lồ, ngay cả khi chưa lập được kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Điều này cũng làm giảm sút niềm tin của nhà đầu tư. Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn và các doanh nghiệp sắp cổ phần hóa chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để tiếp tục đầu tư vào các dự án, sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta chiếm 97% trong tổng số gần 300.000 doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26% GDP, tạo ra khoảng 77% việc làm phi nông nghiệp. Có vai trò như vậy, nhưng hiện các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong vay vốn sản xuất - kinh doanh. Theo kết quả điều tra của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện có đến 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ kênh ngân hàng.Tuy nhiên, chỉ có 32,38% những doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được. Theo ông Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ở nước ta, một doanh nghiệp ra đời thường có vốn điều lệ rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục vay ngân hàng còn khá rườm rà và nhiều doanh nghiệp đã không đủ điều kiện vay. Tín dụng ngân hàng với các doanh nghiệp cổ phân còn nhiếu vướng mắc khó khăn: Một số địa phương thực hiện cổ phần hoá DNNN thuộc diện phải giải thể theo Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp hình thành sau cổ phần hoá không có sự thay đổi về năng lực tài chính, vốn điều lệ thấp, thậm chí ngày càng thua lỗ lớn và không có khả năng trả các khoản nợ tồn đọng. Thủ tục cấp con dấu cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa quá chậm (khoảng 1 tháng sau khi có quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh) trong khi doanh nghiệp có những hoạt động thường xuyên với ngân hàng, liên tục, do đó nhiều doanh nghiệp đã sử dụng con dấu cũ (của pháp nhân cũ) mà không thông báo cho ngân hàng nên các giao dịch giữa ngân hàng và doanh nghiệp trở nên vô hiệu trong khỏang thời gian đó. Việc hoàn tất thủ tục chuyển giao tài sản, quyền và nghĩa vụ từ DNNN sang doanh nghiệp cổ phần gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thường diễn ra rất chậm chạp: đực biệt đối với việc cấp sổ dỏ cho thuê đất và giao đất nên việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của doanh nghiệp gặp khó khăn. Mặt khác thông tin về tài chính DN và tín dụng ngân hàng, từ DN, NHTM và Trung tâm thông tin tín dụng – NHNN (CIC) và ngược lại, chưa được thông suốt và cập nhật, khối lượng thông tin chưa được đầy đủ, cho nên chưa đáp ứng được tốt nhu cầu thông tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản vay và kiểm soát chất lượng tín dụng còn hạn chế. Việc phát hành chứng khoán ra thị trường nước ngoài đang ở giai đoạn thử nghiệm. Mới chỉ có 1 số công ty "có ý định" đưa cổ phiếu của mình ra niêm yết ở thị trường nước ngoài. Bởi trong điều kiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn quá nhiều cách biệt với chuẩn mực kế toán thế giới, muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở các nước khu vực và xa hơn nữa là TTCK toàn cầu, buộc lòng các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi các báo cáo tài chính và hàng loạt các báo cáo quản trị nội bộ khác theo yêu cầu của từng thị trường. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam không có đủ nguồn nhân lực để chuẩn bị các báo cáo theo những chuẩn mực quốc tế, còn nếu thuê các công ty tư vấn thì lại phải gánh chịu 1 khoản chi phí hết sức nặng nề. Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, mà nguyên nhân có từ 2 phía: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thiếu các điều kiện vay vốn, các Tổ chức Tín dụng lo sợ vấn đề an toàn vốnvay. Do đó, việc phân bổ tín dụng vẫn được xem còn nhiều ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập trung nhiều vốn cho một số tổng công ty 90, 91. Cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu đầu tư chưa phù hợp và đáp ứng yêu cầu đầu tư trung dài hạn cho các công trình hạ tầng cơ sở có tính chất nền tảng cho CNH, HĐH, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính nhỏ bé. Bình quân số vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ là 1.800 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn tài chính từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn ngân hàng chỉ khoảng 57% nhưng lượng vốn vay không nhiều và thời gian cũng như thủ tục vay vốn còn phức tạp. Không chỉ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các doanh nghiệp lớn cũng khó khăn không kém, nhất là vay dưới hình thức bảo đảm nợ vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Định giá tài sản của doanh nghiệp chưa tốt. Tài sản của doanh nghiệp thường bị định giá thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp vay được ít hơn và ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn này. 2.2. Một số kiến nghị và giải pháp cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp. 2.2.1. Một số kiến nghị ] Đối với Nhà nước - Hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong huy động vốn, bình đẳng trong tiếp cận nguồn vốn, bình đẳng về lãi suất, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân - Tiến hành sắp xếp lại để các đơn vị thuộc khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ lành mạnh về tổ chức, về tài chính, đủ điều kiện về hạch toán kế toán, thống kê. Thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ, tiến tới thực hiện kiểm toán độc lập theo định kỳ... qua đó tạo sự minh bạch với xã hội và lòng tin đối với ngân hàng và nhà đầu tư. - Cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục để các đối tượng có thể vay vốn một cách nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh - Thúc đẩy nhanh việc triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán như: xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế; bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ... ] Đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng - Các ngân hàng luôn gặp khó khăn trong quá trình thẩm định các dự án cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp. Các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực… nhưng khi lập dự án đều đưa vào các loại thiết bị, máy móc rất đắt tiền, trong khi họ có thể lựa chọn các loại máy móc với công nghệ tương tự, giá thành rẻ hơn để đảm tính hiệu quả của dự án. Chính vì vậy để giải quyết được vấn đề tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có sự phối hợp giữa ba phía: nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng. - Các ngân hàng cũng cần tham gia cùng doanh nghiệp từ khâu làm dự án, giám sát thực hiện, thậm chí phải hướng dẫn, đào tạo cho doanh nghiệp, bởi rất nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng không biết cách làm. - Mỗi ngân hàng cần hoàn thiện và cải cách chính sách tín dụng của minh nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. - Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại góp phần rút ngắn thời gian và nhanh chóng tiện lợi trong quan hệ tín dụng với khách hàng - Điều chỉnh mức lãi suất cho vay phù hợp đối với mỗi loại doanh nghiệp 2.2.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp trong huy động nguồn vốn Một số giải pháp để các doanh nghiệp có thể vay được vốn ngân hàng nhiều hơn đồng thời sử dụng vốn có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ: - Các doanh nghiệp cần phải luôn nỗ lực để nâng cao năng lực, chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Để tạo lòng tin đối với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đã vay vốn thành công cho thấy, trước hết họ cần phải thuyết phục được ngân hàng về mặt hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ… - Doanh nghiệp phải tạo uy tín với Ngân hàng: thanh toán nợ đúng hẹn, lập các báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch. Có như vậy mới khiến các ngân hàng tin tưởng và tạo điều kiện trong các lần vay tiếp theo. - Tình hình kinh tế năm 2009 dự báo sẽ rất khó khăn, việc huy động vốn chắc chắn sẽ rất nhiều trở ngại. Đối với thị trường chứng khoán, cần bằng mọi cách đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, nhất là các doanh nghiệp lớn, để thị trường có thêm hàng hóa mới, đa dạng tạo cho nhà đầu tư có nhiều lựa chọn. Bài học nhiều doanh nghiệp CPH định giá quá cao cổ phiếu của mình trong thời gian qua cũng đáng để các doanh nghiệp đi sau cân nhắc. Mặt khác, doanh nhiệp cũng nên thay đổi cách thức phát hành, theo phương thức bán thỏa thuận thay vì đấu giá. Doanh nghiệp cũng nên “cởi mở”, minh bạch hơn với nhà đầu tư về kế hoạch kinh doanh cũng như khó khăn của mình để cùng nhau “chung lưng đấu cật”. - Ngoài việc duy trì hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần thay đổi cách quản trị và quan trọng là phải công khai thông tin sử dụng vốn huy động từ việc phát hành cổ phiếu. Có vậy mới hy vọng thu hút được nhiều vốn đầu tư. - Đối với thị trường trái phiếu, vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Như việc đang có tới gần 400 loại trái phiếu khác nhau, nhưng khối lượng của từng loại lại quá nhỏ, không đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư dẫn đến tính thanh khoản của nhiều trái phiếu rất thấp. Do đó, cần tạo ra nhiều lô trái phiếu lớn, tăng quy mô từng lô. Ngoài ra, lãi suất trái phiếu cũng là vấn đề cần nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp. - Để đạt được mục tiêu huy động vốn qua thị trường trái phiếu với con số 110.000 tỷ đồng cho năm 2009, cần đẩy mạnh bảo lãnh phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp thay vì chỉ trông chờ vào thị trường chứng khoán như thời gian qua. Như vậy mới đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Nguyễn Hữu Tài (chủ biên): “Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ” Nhà xuất bản Thống kê, 2003. 2. PGS- TS Đàm Văn Nhuệ – TS Ngô Thị Hoài Lam, ”Sử dụng có hiệu quả các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001. 3. PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên) “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê 2005. 4. PTS.Vũ Hào - Đàm Văn Huệ, "Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp" 5. Frederic S. Mishkin, bản dịch “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường Tài chính”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 2001. 6. Các bài báo, thông tin, tạp chí trên Internet. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22024.doc
Tài liệu liên quan