Đề án Quản trị chất lượng trong ngành thủy sản Việt Nam

Phối hợp với Bô Y tế xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản đến tiệu thụ tại thị trường trong nước trên cơ sở trao đổi thông tin, thống nhất biên pháp triển khai, xây dựng mạng lưới thông tin chung về cảnh báo an toàn thực phẩm thủy sản trong phạm vi cả nước; thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng thủy sản trên thị trường (chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh thủy sản nhỏ ) Định kỳ trao đổi thông tin về tình hình chất lượng thủy sản thông qua tổ chức các cuộc họp liên ngành giữa các cơ quan chức năng có liên quan trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công An. Hàng năm thành lập các đợt kiểm tra, thanh tra liên ngành đối với chất lượng thực phẩm thủy sản trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, phối hợp với các tổ chức Hội, hiệp hội trong Ngành khi xây dựng các chủ trương, chính sách mới về chất lượng thủy sản.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quản trị chất lượng trong ngành thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o các hoạt động cải tiến chất lượng liên tục, ngày càng thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan. Hệ thống quản lý chất lượng hài hoà mọi nỗ lực của doanh nghiệp, hướng toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu chung đã đặt ra. Đó chính là phương pháp hệ thống quản lý chất lượng. Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng mang tính chung nhất, có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức. Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization; viết tắt: ISO hay iso) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia. Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành lần đầu vào năm 1987 nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở mức độ quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và nhà sản suất. Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đông thời cũng là phương tiện mà bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng sản phẩm trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất , kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các Tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá  các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. Tất cả các tiêu chuẩn khác trong TCVN ISO 9000 được độc lập đối với bất kỳ ngành công nghiệp hoặc khu vực kinh tế riêng biệt nào. Chúng cung cấp, hướng dẫn cho quản lý chất lượng và mô hình đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn trong bộ TCVN ISO9000 mô tả các yếu tố mà các hệ thống  chất lượng cần phải có, chứ không một tổ chưc riêng biệt cần phải áp dụng những yếu tố đó như thế nào. Bởi vì  nhu cầu của các tổ chức biến đổi, mục đích của các tiêu chuẩn này không phải là củng cố sự thống nhất của các hệ thống chất lượng. Việc thiết kế và áp dụng một hệ thống chất lượng nhất thiết phải chịu  sự chi phối của các mục tiêu, sản phẩm, quá trình và các cách thức thực hành riêng biệt của một tổ chức. Những triết lý cơ bản mà ISO 9000 đưa ra về một hệ thống quản lý chất lượng là phù hợp với những đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay: - Hiệu quả chất lượng là vấn đề chung của toàn bộ tổ chức. Chỉ có thể tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ thống được tổ chức tốt - đó là sự phối hợp để cải tiến hoàn thiện lề lối làm việc. - Phải làm đúng, làm tốt ngay từ ban đầu. -  Nêu cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động của tổ chức. Việc tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của hệ thống và những biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên với những công cụ kiểm tra hữu hiệu. -  Thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội là mục đích của hệ thống đảm bảo chất lượng, do đó vai trò của nghiên cứu và cải tiến sản phẩm hay nghiên cứu sản phẩm mới là rất quan trọng. -  Đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng, tức là quan tâm đến phần mềm của sản phẩm, đến dịch vụ sau bán hàng. Việc xây dựng hệ thống phục vụ bán và sau bán hàng là một phần quan trọng của chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp. Thông qua các dịch vụ này uy tín của doanh nghiệp ngày càng lớn và đương nhiên lợi nhuận sẽ tăng. - Trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức thuộc về từng người. Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong tổ chức, công việc sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.  -  Quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu- cụ thể là đối với giá thành. Phải tìm cách giảm chi phí ẩn của sản xuất, đó là những tổn thất do quá trình hoạt động không phù hợp, không chất lượng gây ra, chứ không phải do chi phí đầu vào.  -  Điều nổi bật xuyên suốt bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là các vấn đề liên quan đến con người. Nếu không tạo điều kiện để tất cả mọi người nhận thức được đúng vai trò và tầm quan trọng của chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ và không tạo cho họ có điều kiện phát huy được mọi khả năng thì hệ thống chất lượng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Các tiêu chuẩn quốc tế của ISO trong mọi phương diện đều không ràng buộc với bất kỳ quốc gia hay ngành công nghiệp nào, nó đơn thuần chỉ với tư cách là các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cho phép trong một số tình huống thì một số tiêu chuẩn nào đó có thể mâu thuẫn với các yêu cầu và dự tính xã hội, văn hóa hay pháp lý. Nó cũng phản ánh một thực tế là các chuyên gia trong nước và quốc tế chịu trách nhiệm tạo ra các tiêu chuẩn này không phải lúc nào cũng đồng ý và không phải mọi đề xuất đều có thể trở thành tiêu chuẩn bởi sự biểu quyết nhất trí hoàn toàn. Các quốc gia riêng biệt và các tổ chức tiêu chuẩn của họ vẫn là người phân xử cuối cùng. Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện (TQM) TQC (Total Quality Control) được định nghĩa là: một hệ thống có hiệu quả để hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho nó có thể sản xuất và thực hiện dịch vụ ở mức kinh tế nhất thỏa mãn được người tiêu dùng. TQM là bước hoàn thiện của TQC với những ý tưởng cơ bản: - Quản lý chất lượng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận trong công ty - Quản lý chất lượng toàn diện là một hoạt động tập thể đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của mọi người - Quản lý chất lượng toàn diện sẽ đạt hiệu quả cao nếu mọi người trong công ty, từ chủ tịch công ty đến công nhân sản xuất, nhân viên cùng tham gia - Quản lý chất lượng tổng hợp đòi hỏi phải quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn công việc trên cơ sở sử dụng vòng quản lý P-D-C-A (kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) - Hoạt động của các nhóm chất lượng là một phần cấu thành của quản lý chất lượng tổng hợp. TMQ là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay tổ chức. TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả các hoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong donh nghiệp, nhất là ở các cấp lãnh đạo. Các đặc trưng của TQM và cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng nên hệ thống TQM: Nhận thức: phải hiểu rõ những khái niệm, những nguhyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền bỉ theo đuổi các chương trình về mục tiêu về chất lượng Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm từng người Đo lường: đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do những hoạy đọng không chất lượng gây ra Hoạch định chất lượng: thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng Thiết kế chất lượng: thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối giữa marketing vơớichức năng tác nghiệp Hệ thống quản lý chất lượng: xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp Sử dụng các phương pháp thống kê: theo dõi các quá trình và sự vạn hành hệ thống chất lượng Tổ chức các nhóm chất lượngnhư là hững hạt nhân chủ yếu của TQM để cải tiến và hoàn thiện chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và sự thông hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp Lập kế hoạch thực hiện TQM: trên cở sở nghiên cứu các cẩm nang áp dụng TQM, lập kế hoạch thực hiện theo từng phần của TQM để thích nghi dần, từng bước tiếp cận và tiến tới áp dụng toang bộ TQM. Hệ thống HACCP HACCP (Hazard Analysis Crifical control points) là hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng yếu. Nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy hại trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Hệ thống này nhận biết những mối nguy hại có thể xảy ta trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện pháp kiểm soát để tránh những mối nguy xảy ra. Mối nguy được định nghĩa như tác nhân hoặc điều kiện sinh học, hoá học hoặc vật lý, thực phẩm có khả năng gây ra hậu quả có hại cho sức khoẻ. Ví dụ, mối nguy của thực phẩm là các mảnh kim loại, thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm. HACCP quan trọng bởi vì nó kiểm soát mối nguy tiềm tàng trong sản xuất thực phẩm. Thông qua việc kiểm soát những rủi ro thực phẩm chủ yếu, những nhà sản xuất có thể đảm bảo tốt hơn cho người tiêu dùng sản phẩm của họ an toàn cho tiêu dùng. Với sự giảm bớt mối nguy thực phẩm, việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng sẽ được củng cố. Những chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm truyền thống nói chung dựa trên sự kiểm tra và việc nghiên cứu thành phẩm tức là cách tiếp cận “quan sát, phát hiện và tiếp xúc” tin tưởng vào phát hiện mối nguy hại tiềm tàng hơn là ngăn chặn. Với hệ thống HACCP, an toàn thực phẩm thích được hợp nhất vào đề cương của phương pháp hơn là hệ thống không hiệu lực của phương pháp nghiên cứu thành phẩm. Bởi vậy, hệ thống HACCP cung cấp phương pháp mang lại lợi nhuận hơn và ngăn ngừa cho an toàn thực phẩm. Kinh nghiệm của một vài quốc gia cho biết việc áp dụng hệ thống HACCP dẫn đến việc phòng ngừa có hiệu quả hơn bệnh tật từ sản phẩm. Các nguyên tắc của HACCP: 1) Tiến hành phân tích mối nguy hại: Xác định các mối nguy hại tiềm ẩn ở mọi giai đoạn có thể ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy hại và xác định các biện pháp kiểm soát chúng. 2) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn: (CCP)Xác định các điểm tại công đoạn vận hành của sơ đồ dây chuyền sản xuất cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hại hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng. Thuật ngữ “Điểm” dùng ở đây được hiểu là bất kỳ một công đoạn nào trong sản xuất hoặc chế biến thực phẩm bao gồm từ sản xuất hoặc tiếp nhận nguyên liệu, thu hoạch, vận chuyển, chế biến hoặc bảo quản. 3) Xác lập các ngưỡng tới hạn: Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn . 4) Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn. Xây dựng một hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan trắc nhằm giám sát tình trạng được kiểm soát của các điểm kiểm soát tới hạn. 5) Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được kiểm soát đầy đủ. 6) Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định rằng hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả. 7) Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp cới các nguyên tắc trên các bước áp dụng chúng. Lợi ích của việc được chứng nhận HACCP Cải tiến phương pháp nội bộ Hệ thống duy trì cân đối kế toán để ngăn ngừa hệ thống hỏng hóc Tuân thủ theo các yêu cầu cần thiết, các công ty được chứng nhận ít đụng độ những vấn đề với người điều chỉnh Giảm bớt tính thường xuyên của kiểm toán ngân hàng Lợi thế cạnh tranh với các công ty không được chứng nhận Nâng cao hình ảnh công ty. Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam là các tiêu chuẩn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng của Việt Nam đề ra và được coi là chuẩn của quốc gia. Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam gồm: Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). Tính đến hết năm 2006, Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành gồm khoảng 6000 TCVN. Hệ thống TCVN hiện hành có những ưu điểm chủ yếu sau: Hệ thống TCVN đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ nhu cẫu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội,… Về cơ bản, hệ thong TCVN đã được xây dưng và phát triển sát thực các đói tượng theo yêu cầu quản lý cấp bách Được soát xét kịp thời để loại ra khỏi hệ thống TCVN đã quá lạc hậu hoặc không còn cần thiết hoặc thuộc các đối tượng có thể quản lý dưới dạng văn bản khác, cấp khác. Số lượng TCVN hòan toàn phù hợp hoặc tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài ngày một nhiều hơn. Năm 2000 Việt Nam có 1300 TCVN tương đương với TCQT và TCNN, thì đến thàng 12/2006 con số này là 2077. Tính đồng bộ các nội dung (loại) tiêu chuẩn được chú trọng. Thủ tục và phương pháp xây dựng TCVN luôn được cải tiến và hiện nay đang áp dụng thủ tục gần giống với thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO Tuy nhiên, hiện nay TCVN chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay và còn một số tồn tại như: Hệ thống TCVN thực sự chưa được áp dụng rộng rãi, chưa thực sự phát huy hiệu lực và hiệu quả cao. Trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều TCVN còn thấp và lạc hậu, cần phải soát xét, thay thế. Số lượng tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận còn chiếm tỷ trọng chưa cáo trong hệ thống TCVN. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ngành Thuỷ sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối. Giai đoạn 5 năm 2000-2005, GDP của Ngành Thuỷ sản đã tăng từ 16.664 tỷ đồng lên 30.906 tỷ đồng, tức là gấp gần 2 lần và năm 2008 ước tính đạt 40.327 tỷ đồng (theo giá thực tế). Tỷ trọng GDP của Ngành Thuỷ sản trong GDP của toàn bộ nền kinh tế năm 2000 chưa đến 4%, năm 2005 tỷ lệ đó là 5% và tỷ lệ này vẫn tiếp tục được giữ vững. Thủy sản cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam. Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2008, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Với sự phát triển nhanh, ngành thuỷ sản đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 2000 ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2005, quan hệ này đã được mở rộng ra 80 nước và vùng lãnh thổ và con số này cho đến nay là trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất thủy sản đã đạt ngưỡng 1 tỷ USD vào năm 2000 và tăng liên tục cho đến nay. Theo số liệu của Hải quan, tính đến ngày 14/11/2009, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đã chạm mức 5 tỷ USD. Dự kiến xuất khẩu thuỷ sản của cả năm 2009 sẽ đạt khoảng 5,3 tỉ USD. Đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới. 2. CHẤT LƯỢNG THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY Theo đánh giá của Cục Quản lý Chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIQAVED), trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản về cơ bản được giải quyết, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam không ngừng được nâng lên và ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới. Ngành thuỷ sản đã đạt được nhiều tiến bộ mà thể hiện rõ nhất ở kết quả xuất khẩu, tuy nhiên vấn đề dư lượng kháng sinh và nhiễm khuẩn do tiêm chích tạp chất và ngâm hoá chất vẫn là nỗi lo và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam đã đạt trình độ khu vực và được phép vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản. Năm 2009, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng nghĩa với việc chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường quốc tế. Cả nước hiện có khoảng 439 cơ sở chế biến xuất khẩu, trong đó có 296 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh, còn lại là cơ sở sản xuất hàng khô và đồ hộp. Khoảng 300 đơn vị sản xuất đã áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn quốc tế (HACCP) do vậy có nhiều đơn vị đã đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Tính đến nay, cả nước có 245 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU; 350 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vào thị trường Mỹ, 337 doanh nghiệp vào thi trường Trung Quốc và 266 doanh nghiệp vào Hàn Quốc. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập cho dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm hay luật lệ buôn bán của từng thị trường. Năm 2009, ngành thủy sản triển khai rộng rãi chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong nuôi thuỷ sản với việc tiến hành đối với hầu hết các loài thuỷ sản nuôi tập trung như tôm sú, tôm thẻ chân trăng, tôm càng xanh, cá basa, cá tra, cá rô phi và cua. Ngoài ra, NAFIQAVED còn thực hiện khá tốt nhiều biện pháp kiểm soát khác như việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản, chất lượng giống thuỷ sản nhập khẩu, kiểm dịch thuỷ sản, hoạt động của những người hành nghề thú y thuỷ sản. Tuy nhiên, những khuyến cáo về số hàng vi phạm tiêu chuẩn chất lượng đang gia tăng. Theo Bộ Thuỷ sản, do hoạt động kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh có hại đến sức khoẻ người tiêu dùng chưa được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, đánh bắt, thu mua vận chuyển nguyên liệu, đến chế biến nên số lượng hàng thủy sản bị phát hiện kháng sinh có hại vẫn còn cao. Qua báo cáo của cơ quan kiểm soát thực phẩm Mỹ (FDA), phần lớn các khuyết điểm của hàng thuỷ sản bị vi phạm về: bao bì, nhãn hiệu, vệ sinh an toàn, nhiễm trùng (Salmonella...) và hàm lượng kháng sinh cao vượt mức cho phép (Chloramphenicol...) Việc sử dụng hóa chất ngoài vòng kiểm soát đang gây trở ngại cho ngành thủy sản. Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thủy sản tăng cường hơn nữa việc quản lý, sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản nguyên liệu và chế biến để bảo vệ người tiêu dùng và những thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù Bộ Thủy sản triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm bảo đảm vệ sinh sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, nhưng một số doanh nghiệp vẫn bị phát hiện sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm. Chẳng hạn như vấn đề mạ băng, khách hàng yêu cầu mạ băng không quá 10% cho thị trường Nga, và quy định mạ băng tối đa là 20% nhưng có nhiều doanh nghiệp mạ băng lên đến 30%; về listeria, khách hàng châu Âu thông báo có rất nhiều lô hàng cá tra của Việt Nam bị phát hiện listeria và thị trường Nga cũng đang rất căng thẳng vấn đề này. Thị trường Australia cũng đã có phản ứng về tỷ lệ protein trong cá tra của doanh nghiệp Việt Nam. Trước kia ngư dân đánh bắt xa bờ thường mang theo nước đá cây để ướp thủy sản, nhưng từ khi xuất hiện chất "bột đắng", sử dụng rẻ tiền mà hiệu quả hơn nhiều, họ đã dùng loại này thay nước đá. Thực chất đây là chất chloramphenicol, một chất độc gây ung thư. Bộ thủy sản đã đưa các chất này vào danh sách cấm nhập khẩu và cấm sử dụng trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Thế nhưng các hoạt động nhập lậu, mua bán rồi sử dụng lén lút vẫn không thể quản lý được. Đến nay số lượng hàng vi pham gia tăng đến độ báo động, chất lượng thủy sản Việt Nam liên tiếp bị nước ngoài cảnh báo; do đó những hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước khách hàng được dựng lên để kiểm tra hàng của Việt Nam. Tháng 7/2008, Nhật Bản đã ban hành lệnh kiểm tra 50%, tiếp đến là 100% đối với các lô hàng sản phẩm cá mực sau khi họ phát hiện 2 doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng nhiễm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol. Và theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản, nếu chỉ phát hiện một vài doanh nghiệp vi phạm, nước này có thể sẽ cấm toàn bộ doanh nghiệp cùng ngành xuất khẩu sang thị trường của họ. Điều này sã rất bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh thủy, hải sản khác của Việt Nam. Chỉ riêng trong 5 tháng đầu năm 2009 đã có hàng chục trường hợp với hàng ngàn thùng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị trả về, bị cảnh báo thậm chí bị nước ngoài áp dụng biện pháp đình chỉ xuất khẩu đối với doanh nghiệp vi phạm. Trong tháng 4/2009, gần 30 lô hàng của các doanh nghiệp Việt Nam bị FDA trả về với lý do nhiễm kháng sinh và các tạp chất kháng. Tháng 5, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã liên tiếp cảnh báo 11 doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là các lô hàng tôm bị phát hiện dư lượng chất kháng sinh chloramphenicol, AOZ và Semicarbazide khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu Nhật Bản. Sau đó vài ngày, lại có thêm 5 doanh nghiệp nữa bị cảnh báo với lý do tương tự. Trong số này có cả những doanh nghiệp đang nằm trong danh sách được phép xuất khẩu vào Nhật mà không bắt buộc phải kiểm tra hóa chất cấm. Không chỉ ở Mỹ và Nhật, thủy sản Việt Nam cũng tiếp tục gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc. Cuối tháng 5/2009, Cục Kiểm nghiệm kiểm dịch tỉnh Phúc Kiến đã phát hiện chất chloramphenicol vượt quá tiêu chuẩn cho phép (0,10 mg/kg) trong 1 lô tôm nõn đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Ngay sau đó, Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam tạm thời đình chỉ việc xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp này sang Trung Quốc. Sau khi xảy ra những trường hợp trên, VASEP đều có thông báo gửi đến các hội viên khuyến cáo phải kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng, thế nhưng việc vi phạm vẫn cứ lặp lại dù nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu đang ngày càng lộ rõ. Các mặt hàng thủy sản tiêu dùng nội địa sản xuất với quy mô lớn mặc dù đã có những tiêu chuẩn ban hành, song việc kiểm tra chúng những năm gần đây hầu như không được chú trọng. Các sản phẩm nếu là mặt hàng nhỏ về số lượng thì hầu như chưa có tiêu chuẩn cụ thể mà chỉ là sự thỏa thuận hai bên mua và bán. Phần kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản nội địa những năm gần đây hầu như bị bỏ quên. Thông tin, tuyên truyền về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế. Người sản xuất kinh doanh thực phẩm nhận thức chưa đầy đủ về các kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, các mô hình sản xuất tốt; tác hại của việc sử dụng các hóa chất kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng. Với các nguyên nhân này cùng với việc chạy theo lợi nhuận người sản xuất nhiều khi đã vô tình hoặc lạm dụng hóa chất, thuốc kháng sinh không đúng quy định, gây hậu quả tồn dư các hoá chất độc hại quá mức cho phép. Hiện cả nước vẫn còn 209 cơ sở chế biến thủy sản chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm, trong đó hầu hết là các cơ sở đã được xây dựng từ lâu, trang thiết bị lạc hậu, chưa được đầu tư nâng cấp. Chúng ta chưa có một quy hoạch vùng phát triển thuỷ sản khoa học. Tỉnh nào tỉnh nấy khoanh nuôi tràn lan dẫn đến môi trường nước ô nhiễm nghiêm trọng. Trên một khúc sông nuôi cá thì cả một đoạn sông dài nước bị ô nhiễm; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như chất lượng thủy sản. Chúng ta vẫn chưa tập trung giải quyết tốt việc đổi mới công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với sản phẩm của nghề khai thác nhằm tăng chất lượng nguyên liệu. Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khép kín từ khâu sản xuất ban đầu (từ khâu sản xuất giống và thức ăn cho thuỷ sản) đến các công đoạn nuôi, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo nguyên tắc “ từ ao nuôi tới bàn ăn” còn nhiều bất cập chưa đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của các thị trường và của người tiêu dùng hiện đại. Vẫn tồn tại sự thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam hiện nay. Các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường xuất khẩu ngày càng chặt chẽ hơn. Ngược lại, hàng thuỷ sản nguyên liệu nhập từ các quốc gia khác vào Việt Nam ngày càng tăng nhưng Việt Nam lại chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát. Một vấn đề đang nổi cộm hiện nay là, các sản phẩm thuỷ sản được nhập khẩu vào Việt Nam theo cả hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch, do đó việc thống kê, theo dõi về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm đều chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Sản phẩm vẫn chưa được quản lý chặt chẽ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều loại không rõ xuất xứ và thời hạn sử dụng. Việc quản lý nguồn nhập khẩu không đầy đủ như vậy không chỉ cản trở công tác quản lý, gây tác hại đối với người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến cả nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước. Điều này đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực quản lý và nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng. 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Quy định về chất lượng sản phẩm thúy sản Thức ăn dùng trong nuôi thủy sản Thức ăn dùng trong nuôi thủy sản được quy định theo Quyết định số 50/2008/QĐ-TTg ngày 7/3/2008 bao gồm bột cá; thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú, tôm càng xanh, cho cá tra và cá basa, cá rô phi; thức ăn cho động vật thủy sản khác đều phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ngành, Quyết định số 24/2007/QĐ-BTS ngày 18/10/2007 của Bộ Thuỷ sản và Quyết định số 07/2008/QĐ-BTS ngày 24/02/2008 của Bộ Thuỷ sản. Các thức ăn này đều phải được Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản - Bộ Thủy sản kiểm tra và chứng nhận chất lượng. Thủy sản và sản phẩm thủy sản phải gia nhiệt trước khi ăn Thủy sản và sản phẩm thủy sản phải gia nhiệt trước khi ăn bao gồm các thuỷ sản và các sản phẩm thủy sản đông lạnh, ướp lạnh, khô. Các sản phẩm này phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vi sinh và hoá học do Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản- Bộ Thủy sản kiểm tra. Sản phẩm thủy sản ăn liền Các sản phẩm thủy sản ăn liền bao gồm các sản phẩm thủy sản đông lạnh, ướp lạnh ăn liền, đồ hộp thủy sản, thủy sản khô ăn liền. Các sản phẩm này cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn vi sinh của Bộ Y tế và tiêu chuẩn hoá học của Bộ Thủy sản đề ra. Quy định về bảo quản thực phẩm bằng phương pháp hiếu xạ ( ban hành kèm theo Quyết định số 3616/2009/QĐ-BYT ngày 14-10-2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Chỉ sử dụng các nguồn bức xạ được quy định trong TCVN 7247: 2008 Thực phẩm chiếu xạ.  Việc đo liều hấp thụ phải thực hiện theo một trong các Tiêu chuẩn Việt Nam sau: TCVN 7248: 2008 Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ gamma dùng để xử lý thực phẩm hoặc TCVN 7249: 2008, Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia electron và bức xạ hãm (bremsstranhlung) dùng để xử lý thực phẩm.  Quá trình vận hành thiết bị chiếu xạ thực phẩm phải tuân theo TCVN 7250:2008 Quy phạm vận hành thiết bị chiếu xạ xử lý thực phẩm. Quy định về danh mục chất cấm sử dụng Các chất như: Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng, Diethylstibestrol (DES), Chlorpromazine, Lomefloxacin… là các loại hoá chất, kháng sinh cẩm sử dụng trong thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. Quy định về mức dư lượng hóa chất Quyết định số 07/2008/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản chỉ rõ dư lượng tối đa, mục đích sử dụng và thời gian ngưng sử dụng các hoá chất và kháng sinh trước khi thu hoạch. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại dư lượng thuốc trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống dưới mức giới hạn cho phép cho từng đối tượng nuôi và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm. Quy định về phụ gia thực phẩm (Tiêu chuẩn Ngành TCN 156:2000 về qui định sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thuỷ sản) Phụ gia sử dụng để bảo quản, chế biến thuỷ sản phải nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng cho thực phẩm theo Quyết định số 867/QÐ-BYT ngày 04/4/1999 của Bộ Y tế. Những phụ gia không có trong danh mục này phải được Bộ Thuỷ sản đề nghị và được Bộ Y tế bổ sung vào danh mục cho phép sử dụng Phụ gia phải có nhãn hàng hoá theo đúng qui định, có nguồn gốc rõ ràng, còn thời hạn sử dụng, đảm bảo độ tinh khiết và các yêu cầu kỹ thuật khác. Các nhóm phụ gia thực phẩm và giới hạn tối đa cho phép sử dụng của mỗi loại phụ gia trong chế biến thuỷ sản. 3.2. Công tác kiểm tra, quản lý chất lượng thủy sản 3.2.1 Ở góc độ quản lý nhà nước về thủy sản Chúng ta đã thành lập được các tổ chức chuyên trách quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản với đội ngũ cán bộ được đào tạo vững về chuyên môn trong các tổ chức này có khả năng đáp ứng tất cả các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan chức năng trong nước và thị trường quốc tế. Hiện các DN thủy sản Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như hệ thống quản lý chất lượng theo GMP (quy phạm sản xuất tốt), SSOP (quy phạm vệ sinh tốt) và HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến thực phẩm), xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản... Lĩnh vực an toàn vệ sinh thuỷ sản được cải thiện qua các hoạt động hội nhập quốc tế với nhiều nước. Chương trình quản lý chất lượng thuỷ sản HACCP được giới thiệu và áp dụng thành công tại Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 90. Nhiều phòng thí nghiệm ở các địa phương được hỗ trợ trang thiết bị tiên tiến để kiểm tra chất lượng theo HACCP. Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng tạo điều kiện để áp dụng Quy trình phân tích dư lượng các chất kháng sinh và hoá chất. Đặc biệt, nhiều cán bộ của Việt Nam đã được đào tạo về các phương pháp kiểm tra chất lượng, phân tích dư lượng kháng sinh… nhiều đoàn cán bộ tham dự hội thảo và trao đổi kinh nghiệm để nâng cao kiến thức và tiếp cận với các hệ thống an toàn thực phẩm trên thế giới. Các phòng kiểm nghiệm về chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng phòng kiểm nghiệm và được văn phòng công nhận Việt Nam (VILAS-BoA); cơ quan công nhận Singapore (SAC-Singlas) công nhận hai phòng kiểm nghiệm; Nauy (NA) công nhận 1 phòng kiểm nghiệm vi sinh phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 17025. Hàng năm, các phòng kiểm nghiệm của các Trung tâm tham gia thử nghiệm liên phòng quốc tế đạt kết quả tốt (về cả vi sinh, kháng sinh và kim loại nặng). Năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản cũng đã được cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu công nhận thông qua việc các đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ của các nước EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc... kiểm tra trực tiếp và đều được đánh giá đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu quản lý. Cho tới nay, có thể tự hào rằng hệ thống kiểm tra chất lượng thuỷ sản của Việt Nam không thua kém các nước. 3.2.2 Ở góc độ doanh nghiệp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố và Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và công nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản Căn cứ để kiểm tra và công nhận Cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm là các văn bản pháp quy về an toàn thực phẩm của Nhà nước (Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tập hợp và lập danh mục các Qui định, Tiêu chuẩn, Qui chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và thị trường nhập khẩu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản để thống nhất áp dụng), của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành có liên quan. Đối với các Cơ sở có sản phẩm thủy sản xuất khẩu, việc kiểm tra và công nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm còn căn cứ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, các thỏa thuận song phương, các quy định của nước nhập khẩu. Kiểm tra để công nhận: là hình thức kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu về hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm của Cơ sở bao gồm điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị; chương trình quản lý chất lượng mà Cơ sở áp dụng; thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm của Cơ sở; ngoài ra còn có kiểm tra định kỳ và thẩm tra để xem xét công nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Mỗi Cơ sở sản xuất thủy sản độc lập đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm về nhà xưởng, trang thiết bị, chương trình quản lý chất lượng và thủ tục truy xuất ngườn gốc sản phẩm sẽ được cấp một mã số kèm theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Cơ sở có thể sử dụng mã số đã được cấp như là một thương hiệu trong việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, ghi mã số trên vật liệu bao gói sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu. Và không được phép cho Cơ sở khác sử dụng mã số của Cơ sở mình. Hệ thống quản lý chất lượng bắt buộc áp dụng tương ứng với từng loại hình cơ sở TT Loại hình cơ sở Hệ thống QLCL bắt buộc áp dụng I Các Cơ sở do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận: 1 Tàu cá GMP, SSOP 2 Cảng cá GMP, SSOP 3 Chợ cá GMP, SSOP 4 Cơ sở nuôi trồng thủy sản GMP, SSOP 5 Cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản (không sơ chế) GMP, SSOP 6 Cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản (có sơ chế) GMP, SSOP, HACCP 7 Cơ sở sản xuất nước đá có phục vụ cho chế biến, bảo quản thủy sản GMP, SSOP 8 Cơ sở lưu giữ, đóng gói, sản xuất thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa GMP, SSOP, HACCP II Các Cơ sở do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản công nhận: 1 Tàu chế biến thủy sản xuất khẩu GMP, SSOP, HACCP 2 Cơ sở làm sạch và cung ứng NT2MV sống GMP, SSOP, HACCP 3 Kho lạnh độc lập có bảo quản thủy sản GMP, SSOP, HACCP 4 Cơ sở lưu giữ, đóng gói thủy sản có sản phẩm xuất khẩu GMP, SSOP, HACCP 5 Cơ sở sản xuất thủy sản có sản phẩm xuất khẩu GMP, SSOP, HACCP Chú thích: GMP: Quy phạm sản xuất SSOP: Quy phạm vệ sinh HACCP: Phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn. ( Nguồn : Quy chế kiểm tra và công nhận Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm ) 3.3 Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 3.3.1 Thành tựu và nguyên nhân * Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức chung, các quy định về sử dụng hoá chất kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản thủy sản... cho các chủ cơ sở thu mua, sơ chế, các hộ gia đình sản xuất, chủ tàu cá, chủ đầm nuôi; lớp đào tạo kiến thức về an toàn vệ sinh thủy sản, áp dụng quản l‎ý chất lượng theo HACCP cho cán bộ mới của các cơ sở chế biến thủy sản. In ấn, phát hành các tờ rơi, tờ dán phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, tác hại của hoá chất kháng sinh cấm, tạp chất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản, chủ tàu cá, chủ đầm nuôi. * Triển khai kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn sản xuất thủy sản. Từ năm 1994, Ngành Thủy sản đã chuyển đổi phương thức kiểm soát sản phẩm cuối cùng sang kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng Quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP), Quy phạm vệ sinh chuẩn (SSOP), kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên nguyên lý phân tích mối nguy an toàn thực phẩm và kiểm soát tại điểm tới hạn (HACCP). Việc triển khai hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng thực phẩm tại tàu cá, cảng cá, chợ cá, đại lý thu mua nguyên liệu, cơ sở chế biến quy mô thủ công được các cơ quan kiểm tra địa phương triển khai thực hiện ngày càng đi vào nề nếp. * Triển khai các chương trình kiểm soát chất lượng thủy sản cấp quốc gia như: Chương trình giám sát an toàn thực phẩm các vùng nuôi và thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (giám sát tảo độc, độc tố sinh học, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và ô nhiễm dầu mỏ ở những vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NT2MV) ở Việt Nam); Chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong thủy sản nuôi (thực hiện lấy mẫu thuỷ sản nuôi trong toàn bộ quá trình nuôi để kiểm tra trên 30 loại hoá chất, kháng sinh có hại, lấy mẫu phân tích để giám sát việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản); Chương trình kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch (kiểm soát điều kiện thu mua, bảo quản thuỷ sản sau thu hoạch của các đại lý; lấy mẫu thủy sản để kiểm tra tạp chất, hoá chất bảo quản, dư lượng kháng sinh có hại). *Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên cơ sở ứng dụng Quy phạm thực hành nuôi tốt (GAqP), Quy tắc nuôi thủy sản có trách nhiệm (CoC). Chương trình này hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật để chủ động kiểm soát bệnh thủy sản (nếu không có bệnh, người nuôi sẽ không dùng kháng sinh); kiểm soát môi trường nuôi (nếu môi trường nuôi tốt, người nuôi sẽ không sử dụng hoá chất), nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi, đồng thời tạo ra sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi thị trường có yêu cầu. 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân Về tổ chức - Hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý chất lượng thủy sản vẫn đang trong quá trình sắp xếp, hoàn thiện theo các cơ cấu tổ chức mới. Tuy nhiên, thực tế và báo cáo của các Cơ quan CL&TYTS địa phương được hình thành từ 2005 cho đến nay cho thấy vẫn chưa đủ năng lực để kiểm soát chất lượng trong quá trình nuôi, khai thác, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch. - Chưa có hệ thống thanh tra chuyên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản đủ lực lượng và cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ cả ở cấp trung ương và các địa phương. Về năng lực quản lý * Các văn bản pháp quy hiện hành chưa được thực thi có hiệu quả: - Các văn bản Luật, hướng dẫn dưới luật còn chậm ban hành hoặc qui định chưa phù hợp, thiếu nhất quán; sự phân công quản lý giữa các Bộ, ngành về quản lý chất lượng (Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương) vẫn còn nhiều chồng chéo, phải được sửa đổi bổ sung theo tinh thần mới phù hợp với chức năng nhiệm vụ các Bộ (sau khi sát nhập) hiện nay. - Các văn bản quy phạm kỹ thuật, qui chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ mới được tập trung nhiều cho khâu chế biến và xuất khẩu. Đối với các công đoạn trước chế biến (tàu, cảng, chợ,…) các văn bản vẫn còn đang trong quá trình rà soát, xây dựng mới để hoàn thiện. - Hệ thống các chế tài đảm bảo cho việc thực thi các văn bản pháp lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, đặc biệt là chế tài xử lý các vi phạm chất lượng chưa đủ mạnh. Chưa có chế tài bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải áp dụng và thực hiện các quy chuẩn bắt buộc về điều kiện đảm bảo chất lượng, cũng như thiếu chế tài để đình chỉ hoạt động với các cơ sở không đáp ứng yêu cầu. - Công tác thanh tra, kiểm tra (cả đối với các đối tượng quản lý và cơ quan quản lý) chưa hoàn thiện, việc triển khai Luật thanh tra, nghị định về thanh tra (trong đó vai trò của thanh tra chuyên ngành rất được chú trọng) vẫn chưa đựợc tổ chức thực hiện. - Hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là nhiều tiêu chuẩn về vùng/cơ sở nuôi, các cơ sở sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm phục vụ nuôi trồng, bảo quản và tiêu chuẩn chất lượng thủy sản nuôi, còn chưa đầy đủ và một số thì chưa hài hòa với quy định quốc tế. * Hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng từ trung ương đến địa phương chưa thực sự bắt kịp với tốc độ phát triển và tính phức tạp của thực tế sản xuất. - Chưa xây dựng được hệ thống các cơ quan quản lý xuyên suốt cả chuỗi quá trình sản xuất từ khâu giống, nuôi trồng, khai thác, bảo quản đến chế biến đủ mạnh cả về năng lực phương tiện, thiết bị kiểm tra giám sát, và đặc biệt là yếu tố con người. - Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung thanh, kiểm tra vào một số thời điểm có tính chất chiến dịch, như kiểm tra kiểm soát việc mua bán, sử dụng hóa chất kháng sinh có hại, vi phạm về chất lượng khi có yêu cầu cần kíp bởi các Chỉ thị, quyết định mới ban hành. Mặt khác, chế tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe. * Trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra giám sát chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu Các thị trường nhập khẩu ngày càng đòi hỏi khắt khe, đặc biệt là các chỉ tiêu dư lượng các hóa chất độc hại. Mặt khác sự phát triển của sản xuất cũng tạo ra sự quá tải đối với các phòng kiểm nghiệm hiện có do yêu cầu kiểm tra, phân tích cũng ngày càng tăng lên. * Nguồn kinh phí còn chưa đáp ứng cho công tác kiểm soát chất lượng - Kinh phí nhà nước chi cho các hoạt động thủy sản tại địa phương chưa tương xứng với yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển. Nhiều hạng mục công trình do kinh phí đầu tư hạn hẹp dẫn đến không tạo đựợc kết cấu hạ tầng đảm bảo cho việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. - Kinh phí chi cho hoạt động kiểm soát của cả cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan địa phương rất hạn hẹp, hầu hết các hoạt động kiểm tra kiểm soát mang tính nhà nước (như kiểm tra điều kiện sản xuất, điều kiện vệ sinh thú y, kiểm tra tạp chất...) đều phải dựa vào các nguồn thu phí, lệ phí hoặc chương trình mục tiêu quốc gia cấp từ trung ương. Điều này gây khó khăn rất lớn trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến tính chủ động, độc lập trong triển khai hoạt động. * Sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong và ngoài ngành còn chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp. * Hệ thống thu thập, xử lý thông tin quản lý chất lượng chưa được xây dựng và đầu tư đầy đủ: chủ yếu dựa vào chế độ báo cáo hàng tháng, quí thông thường, chưa tổ chức được mạng lưới thông tin điện tử thích hợp. Nội dung báo cáo nhiều khi mang tính hình thức và khó thẩm định được tính đầy đủ và chính xác của thông tin. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỦY SẢN 1. Quy hoạch chuỗi sản xuất và cung ứng thủy sản Quy hoạch lại hoặc thực hiện đúng qui hoạch đã có đối với các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản theo đặc thù kinh tế và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, địa phương trong cả nước, giảm thiểu hoạt động sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch. Việc quy hoạch tốt sẽ đảm bảo phát triển bền vững ngành thủy sản từ việc điều tiết lượng nguyên liệu cho chế biến, chất lượng nguyên liệu thủy sản đồng nhất và có chất lượng tốt. Phát triển mô hình liên kết ngang giữa các thành phần trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản và nhân rộng ở nhiều địa phương nuôi cá, tôm tập trung, trong đó doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là nhân tố chủ đạo. Trong liên kết này, thủy sản sẽ được kiểm soát xuyên suốt từ con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh đến thành phẩm cuối cùng. Phát triển các mô hình chợ đầu mối cung ứng thủy sản cho thị trường nội địa tại từng tỉnh/thành phố có hoạt động thủy sản. Giảm thiểu các hoạt động thu mua thủy sản tại các đầu nậu thu mua nhỏ lẻ, giảm bớt đầu nối trong chuỗi cung ứng thủy sản. 2. Nâng cao nhận thức của người sản xuất về chất lượng thủy sản Tuyên truyền quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thủy sản. Đẩy mạnh công tác đào tạo ngư dân, hướng dẫn người dân thực hành vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản. Coi doanh nghiệp chế biến thủy sản là trọng tâm, đầu tàu trong công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm. 3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và năng lực kiểm soát của Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thủy sản: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, chứng nhận thủy sản sau thu hoạch, trước khi ra khỏi nhà máy chế biến theo hướng: nhận biết sản phẩm được kiểm soát chất lượng và lợi ích về giá cả, cụ thể: các sản phẩm đã được kiểm soát (kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm) bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có được dấu hiệu nhận biết (trên nhãn hàng hóa) với người tiêu dùng và các cơ quan kiểm tra có liên quan và áp dụng chế độ kiểm soát phù hợp trong lưu thông tại thị trường trong nước; các hàng hóa thủy sản lưu thông trong thị trường chưa qua kiểm tra, chứng nhận (không có dấu hiệu nhận diện) sẽ bị áp dụng chế độn kiểm soát chặt chẽ hơn. Xây dựng lực lượng cán bộ kiểm tra viên, thanh tra chất lượng an toàn thực phẩm được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm đương các nhiệm vụ trong địa bàn quản lý. Mỗi cơ quan quản lý địa phương cần được trang bị 1 phòng kiểm nghiệm hoặc liên kết chặt chẽ với phòng kiểm nghiệm tại địa phương về chất lượng, an toàn thực phẩm để có khả năng phân tích các chỉ tiêu tối thiểu về an toàn thực phẩm một cách kịp thời. Xây dựng chiến lược và kế hoạch hàng năm cho kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản tại địa phương mình quản lý. Triển khai thực hiện và báo cáo kết quả tới các cơ quan cấp trên, tham gia tích cực vào mạng lưới cảnh báo an toàn thực phẩm của cả nước. 4. Hoàn thiện hệ thống luật lệ văn bản pháp lý: Sửa đổi các văn bản về điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản theo hướng bắt buộc các cơ sở phải đáp ứng các tiêu chí về quy hoạch, quy mô sản xuất, và trình độ đảm bảo chất lượng thủy sản phù hợp mới được phép hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; Điều chỉnh mức xử lý hành chính đối với hành vi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bao gồm cả các biện pháp mạnh tạm đóng cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề nghị truy tố trước pháp luật nếu vi phạm nghiêm trọng. Hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở, các tiêu chuẩn quốc gia đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu sửa đổi tổng thể hệ thống văn phạm quy phạm pháp luật hiện hành quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản tránh chồng chéo trong thực hiện giữa các Bộ Ngành. 5. Xã hội hóa công tác kiểm nghiệm, xét nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản Khuyến khích, xây dựng cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, dịch vụ xã hội hoạt động trong lĩnh vực phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng thủy sản…và tận dụng nguồn lực của các đơn vị, giảm gánh nặng công tác của cơ quan quản lý nhà nước. Xây dựng và áp dụng bắt buộc và thực hiện chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng sản xuất kinh doanh thủy sản (GMP, SSOP, HACCP, CoC/BMP/GAP), đối tượng làm dịch vụ chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản. 6. Xây dựng hợp tác liên Bộ ngành, tổ chức Hội, Hiệp hội về chất lượng thủy sản Phối hợp với Bô Y tế xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản đến tiệu thụ tại thị trường trong nước trên cơ sở trao đổi thông tin, thống nhất biên pháp triển khai, xây dựng mạng lưới thông tin chung về cảnh báo an toàn thực phẩm thủy sản trong phạm vi cả nước; thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng thủy sản trên thị trường (chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh thủy sản nhỏ…) Định kỳ trao đổi thông tin về tình hình chất lượng thủy sản thông qua tổ chức các cuộc họp liên ngành giữa các cơ quan chức năng có liên quan trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công An. Hàng năm thành lập các đợt kiểm tra, thanh tra liên ngành đối với chất lượng thực phẩm thủy sản trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, phối hợp với các tổ chức Hội, hiệp hội trong Ngành khi xây dựng các chủ trương, chính sách mới về chất lượng thủy sản. KẾT LUẬN Ngày nay quá trình toàn cầu hóa, tính cạnh tranh, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng gia tăng đã làm thị trường biến đổi. Các doanh nghiệp thủy sản muốn tồn tại trong thị trường đầy biến động họ phải giải quyết một số yếu tố, trong đó chất lượng là một yếu tố then chốt cho các doanh nghiệp để xâm nhập vào thị trường. Chất lượng hàng hóa thủy sản của ta dù đã cải thiện nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn yếu kém so với yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, với yêu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và với yêu cầu ngày càng khó tính của khách hàng nước ngoài. Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề chất lượng thủy sản và về sự cần thiết của việc quản lý chất lượng thủy sản trong doanh nghiệp sản xuất bị coi nhẹ nên việc đảm bảo cũng như nâng cao chất lượng thủy sản Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. Hoạt động quản lý chất lượng chưa được chú trọng triển khai trong nhiều cơ sở sản xuất cũng như việc quản lý chưa chặt chẽ của nhà nước gây ảnh hưởng đến việc kiểm tra, giám sát chất lượng. Muốn mặt hàng thủy sản của Việt Nam có thể cạnh tranh với mặt hàng thủy sản nước ngoài cũng như đảm bảo chất lượng thủy sản một cách tốt nhất cần tiến hành đồng bộ giữa việc đưa chất lượng vào nội dung quản lý hệ thống hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản với việc tăng cường quản lý của nhà nước đối với chất lượng thủy sản. Trên đây, em đã nêu ra một số tồn tại trong chất lượng và quản lý chất lượng thủy sản Việt Nam hiện nay; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng thủy sản tại cơ sở cũng như của nhà nước. Do khả năng có hạn nên em rất mong thầy góp ý để bản đề án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS. Nguyễn Đình Phan, Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản lao động – xã hội năm 2008 GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị kinh doanh, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân năm 2008 Trang tin: Một số trang tin về ngành thủy sản và quản trị chất lượng trong ngành thủy sản Một số tài liệu khác...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26577.doc
Tài liệu liên quan