Đề án Tăng cường năng lực của cơ quan Hải quan” của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)

- Quy mô và phạm vi thực hiện của đề án có những nội dung vượt quá khả năng và quyền hạn của Cục Hải quan Hải Phòng (Quy trình, tái cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn vốn đầu tư, giải quyết nhân lực dôi dư ). - Đề án Hiện đại hóa Cục Hải quan Hải phòng mang tính tổng thể và toàn diện, vì vậy giữa các cấu phần riêng lẻ phụ thuộc lẫn nhau và có mối quan hệ chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện có thể phát sinh rủi ro làm mất đi tính nhất quán và đồng bộ. - Mức độ ưu tiên của Bộ, Tổng cục và Ban Hiện đại hóa ngành Hải quan có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến quá trình thực hiện đề án. - Quá trình chuyển đổi phương thức quản lý Hải quan có tác động trực tiếp tới đội ngũ cán bộ công chức. Vì vậy, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cả về trình độ chuyên môn và nhận thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đề án. - Quá trình hiện đại hóa của cơ quan hải quan có liên quan mật thiết với các cơ quan khác, vì vậy, sự phối hợp và hiệu quả của sự phối hợp tác động trực tiếp tới quá trình thực hiện đề án. - Triển khai thực hiện các giải pháp CNTT có xác suất rủi ro cao. KẾT LUẬN Đề án Hiện đại hóa Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2012, tầm nhìn đến 2020 là kết quả nghiên cứu của tập thể cán bộ, công chức Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, thể hiện sự tích cực, chủ động của đơn vị đối với công tác hiện đại hóa ngành Hải quan. Đề án được xây dựng như một bản kế hoạch tổng thể khi được phê duyệt cho phép triển khai, Cục Hải quan Hải phòng sẽ xây dựng các báo cáo khả thi và kế hoạch thực hiện cho từng cấu phần cụ thể phù hợp với kế hoạch chung của Ngành và theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong quá trình khảo sát, lập Đề án, Cục Hải quan TP Hải Phòng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài Chính, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan và Lãnh đạo chính quyền các địa phương; sự ủng hộ tích cực của các đơn vị có liên quan trong việc cung cấp số liệu, tài liệu. Cục Hải quan Hải Phòng trân trọng đề nghị các cấp Lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo quá trình triển khai thực hiện Đề án; các đơn vị có liên quan tiếp tục tham gia ủng hộ để Đề án Hiện đại hóa Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2012, tầm nhìn đến 2020 được triển khai thành công, góp phần thực hiện chương trình Hiện đại hóa chung của Ngành Hải quan Việt Nam./.

doc87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tăng cường năng lực của cơ quan Hải quan” của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i người sử dụng. - Có khả năng giao diện với các hệ thống thiết bị hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát khác để trao đổi thông tin phục vụ việc thông quan hàng hóa (VD: máy soi container, cân điện tử, hệ thống giám sát điện tử: seal điện tử, định vị toàn cầu, camera điện tử…). - Kiến trúc hệ thống được thiết kế trên nền tảng kiến trúc hướng dịch vụ. Các nghiệp vụ được phân rã thành các dịch vụ và các module thành phần để đảm bảo khả năng định nghĩa lại các luồng nghiệp vụ khi có sự thay đổi về quy trình nghiệp vụ cũng như dễ dàng hiệu chỉnh ứng dụng khi có thay đổi về nghiệp vụ hoặc phát sinh thêm nhu cầu tích hợp với các hệ thống mới sao cho chi phí hiệu chỉnh thấp và hiệu suất sử dụng cao. - Có khả năng trao đổi thông tin với các hệ thống của các cơ quan khác cũng như của doanh nghiệp (VD: hệ thống cấp phép và quản lý về chính sách điều hành hoạt động xuất/nhập khẩu; trao đổi thông tin quản lý thuế; thanh toán qua ngân hàng; hệ thống khai hải quan của doanh nghiệp…). - Có khả năng tiếp nhận thông tin trước để phục vụ các khâu nghiệp vu hải quan đáp ứng khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại của WCO. - Trong tầm nhìn chiến lược, hệ thống thông quan hàng hóa phải có kiến trúc thích hợp để đảm bảo mục tiêu sẵn sàng năm 2012 như đã ký kết trong Hiệp định về cơ chế một cửa ASEAN. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, hệ thống thông quan sẽ được xây dựng và triển khai theo định hướng: - Hệ thống phần mềm tích hợp các chức năng cơ bản của nghiệp vụ hải quan, được kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan. - Có cổng thông tin điện tử để giao tiếp với bên ngoài trong đó ứng dụng tối đa khả năng trao đổi thông tin qua mạng INTERNET. - Đảm bảo xử lý các giao dịch 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; - Mức độ an ninh an toàn cao; b. Đối với hệ thống quản lý rủi ro - Xây dựng được kho dữ liệu thông tin thương mại tập trung phục vu cho quan lý rủi ro từ nhiều nguồn cơ sở dữ liệu từ trong và ngoài ngành hải quan. - Có khả năng kết nối với hệ thống của các cơ quan có liên quan và hải quan các nuớc để trao đổi thông tin phục vụ quản lý rủi ro đảm bảo an ninh, an toàn. - Có khả năng thu thập, quản lý, khai thác thông tin tình báo. - Có khả năng quản lý được hồ sơ rủi ro hiệu quả.tích hợp hoặc bổ sung thêm các module xử lý thông tin theo cơ chế một cửa hải quan (Single Window) trong mô hình chung về cơ chế một cửa hải quan ASEAN (ASEAN Single Window) vào - Có khả năng phân tích xu hướng trên cơ sở kho dữ liệu để xây dựng hồ sơ rủi ro phục vụ các quy trình nghiệp vụ hải quan tự động. - Có khả năng quản lý hồ sơ doanh nghiệp, lịch sử các đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. - Có khả năng kết nối với với hệ thống thủ tục hải quan điện tử để phân luồng và cảnh báo các lô hàng có rủi ro. 2.4.2. Yêu cầu cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin Để hệ thống phần mềm vận hành tập trung, thông suốt đòi hỏi hạ tầng về CNTT hiện đại, thống nhất: a. Về hạ tầng mạng - Hệ thống hạ tầng mạng dựa trên mạng WAN của Bộ Tài chính phải được kết nối tới tất cả các đơn vị hải quan trong toàn Cục, với Tổng cục, đảm bảo khả năng kết nối của hệ thống 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; mức độ an ninh an toàn mạng, hệ thống cao. b. Về Trung tâm xử lý dữ liệu - Trung tâm xử lý dữ liệu chính cho toàn ngành được xây dựng tại Tổng cục hải quan có đủ trang thiết bị máy móc đảm bảo xử lý cho tất cả giao dịch và khai thác dữ liệu phục vụ quản lý đáp ứng tối thiểu chuẩn của UPTIME Institute về trung tâm dữ liệu từ mức 3 vào năm 2009 và mức 4 vào năm 2012. - Xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng đề phòng khi trung tâm dữ liệu chính có sự cố có khả năng thay thế. 2.4.3. Yêu cầu về cơ sở pháp lý và nguồn nhân lực - Ban hành các quy định về khung pháp lý cho thủ tục hải quan điện tử. - Hình thành được tổ chức VAN có năng lực để đảm bảo làm khâu trung gian kết nối dữ liệu điện tử giữa Hải quan và bên ngoài. - Có cơ chế duy trì, vận hành và khai thác hệ thống CNTT Hải quan tin cậy; - Nguồn nhân lực về CNTT đủ để duy trì, vận hành và khai thác hệ thống. 2.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG (Nội dung triển khai tại “Phần 5 – Xây dựng cơ sở vật chất” - Phụ lục 1 – Chi tiết kế hoạch thực hiện giai đoạn 2008-2010; trang 48 ) 2.5.1. Thực trạng các trụ sở làm việc của Cục Cục HQHP gồm 18 đơn vị trực thuộc; quân số 710 người; bao gồm: 10 Chi cục; 08 phòng ban tham mưu. Phần lớn các trụ sở nàyđược xây dựng phân tán theo mô hình thông quan truyền thống trước đây. Một số trụ sở đã xuống cấp, một số quá chật hẹp, không đảm bảo yêu cầu hiện đại hóa, thông quan tập trung. Cải tạo, nâng cấp các trụ sở hiện có là không khoa học và rất tốn kém. 2.5.2. Quy mô xây dựng và các điều kiện cần thiết đầu tư a. Mục tiêu Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thiện các trụ sở làm việc của các đơn vị thuộc Cục đạt yêu cầu về vị trí thuận tiện, đủ diện tích làm việc đảm bảo phục vụ tốt công tác hiện đại hóa quản lý hải quan, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ cũng như góp phần tăng tốc đô thị hóa của Thành phố. b. Các hạng mục cần xây dựng: Trước mắt cần ưu tiên đầu tư xây dựng các hạng mục sau: b1. Xây dựng trụ sở Cục mới - Địa điểm: thửa đất số 02 lô 8B thuộc khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi (nằm trên trục đường Lê Hồng Phong). - Diện tích đất: 9.024 m2. - Diện tích được xây dựng: 30% ( 3.000m2). - Số người làm việc: 503 người. - Quy mô: 20.554m2 sàn; cao từ 11-13 tầng có từ 1 đến 2 tầng hầm, gồm: 1 khối nhà làm việc cao 13 tầng, 1 khối nhà cao 3 tầng: Hội trường; khối phục vụ: phòng ăn, bếp.... cụ thể như sau (theo CV trình duyệt quy mô trụ sở Cục số: 1439/HQHP-VP ngày 13/3/2007 của Cục HQHP). - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: Năm 2007 – 2008, sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 6 năm 2009. (Chi tiết tại Phụ lục 6 - trang 45 ). b2. Xây dựng Trung tâm kiểm tra container - Địa điểm: Phường Đông Hải; quận Hải An; Hải Phòng. - Diện tích đất: 15.000 m2. - Quy mô: Khu đặt máy soi; bãi kiểm tra; kho; nhà điều hành... - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: 2007 – 2008. b3. Cầu tầu – Cơ sở làm việc và ăn, ở của Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP Hải Phòng đang làm việc với Thành phố, tìm vị trí thuận lợi để xây dựng cầu tầu và nhà làm việc Đội Kiểm soát hải quan. - Tổng diện tích: 3 hécta tại xã Hoa Động-Thuỷ Nguyên-Hải Phòng - Tổng mức đầu tư: 10 tỷ đồng (theo kế hoạch tại CV 5564/TCHQ-KHTC ngày 27/12/2005). - Tiến độ thực hiện: 2008-2009. b4. Xây dựng trụ sở Hải quan sân bay Cát Bi. - Địa điểm: Trong sân bay. - Diện tích đất: 1.000 m2. - Diện tích xây dựng: 1.500m2. - Số người làm việc: 30- 50 người. - Quy mô: Xây dựng nhà 3 tầng; có khu nhà công vụ (chỉ nghỉ ban ngày). - Tiến độ thực hiện: Phụ thuộc vào việc phê duyệt quy hoạch tổng thể của thủ tướng Chính phủ. b5. Xây dựng Trụ sở HQ khu công nghiệp & khu chế xuất - Địa điểm: Trong Khu công nghiệp – khu chế xuất Nomura. - Diện tích đất: 1.000 m2. - Diện tích xây dựng: 400m2. - Số người làm việc: 50 người. - Quy mô: Xây dựng nhà 3 tầng; có khu nhà công vụ (chỉ nghỉ ban ngày); bãi kiểm tra hàng hóa ... - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: 2008 - 2009. b6. Hải quan Đình Vũ. - Địa điểm: Trong cảng Đình Vũ. - Diện tích: 1.500 m2. - Diện tích sàn xây dựng: 1.500m2. - Số người làm việc: 50 người. - Quy mô: Xây dựng nhà 3 tầng; có khu nhà công vụ (chỉ nghỉ ban ngày). - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: 2007-2010. b7. Hải quan Lạch Huyện. - Địa điểm: Trong cảng Lạch Huyện. - Diện tích đất: 1.500 m2; Diện tích sàn xây dựng: 1.500m2. - Số người làm việc: 50 người. - Quy mô: Xây dựng nhà 3 tầng; có khu nhà công vụ (chỉ nghỉ ban ngày). - Kế hoạch và tiến độ thực hiện: 2010-2012. KẾ HOẠCH - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG ĐỀ ÁN NỘI DUNG NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2012 A. Quy trình thủ tục Xây dựng Thực hiện thí điểm B. Tổ chức bộ máy Chính thức thực hiện Đào tạo, bồi dưỡng C. Công nghệ thông tin Tích hợp Hoàn thiện lại D. Cơ sở hạ tầng 1. Trụ sở mới (9.000m2) Hoàn thiện 2. T.tâm kiểm tra container Khởi công; Xây dựng Hoàn thiện 3. Sân bay Cát Bi 4. KCN - KCX Khởi công; Xây dựng Hoàn thiện 5. Cầu tàu & KSHQ Xây dựng Hoàn thiện 6. Lạch Huyện Xây dựng Hoàn thiện 7. Đình Vũ Xây dựng Hoàn thiện CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Kinh phí xây dựng đề án sẽ đề nghị Tổng cục Hải quan phê duyệt hỗ trợ, bao gồm: 3.1.1. Kinh phí cho việc khảo sát, nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt và hỗ trợ điều phối thực hiện Đề án (dự kiến khoảng 200.000.000 đồng): - Kinh phí để thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt và hỗ trợ điều phối thực hiện đề án. - Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin và tổ chức cơ sở dữ liệu với các cơ quan có liên quan. - Xây dựng quy trình thông quan tự động, tập trung. - Tổ chức bộ máy và tái cơ cấu nguồn nhân lực. 3.1.2. Kinh phí để triển khai thử nghiệm các hệ thống ứng dụng hỗ trợ thông quan tự động tập trung Để thực hiện việc vận hành thử nghiệm hệ thống ứng dụng hỗ trợ thông quan tự động, Tổng cục cần bố trí kinh phí để triển khai thử nghiệm ứng dụng trong kinh phí triển khai các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của toàn ngành theo các dự án để thực hiện giải pháp về CNTT nêu tại mục IV . 3.1.3.Kinh phí thực hiện các cấu phần còn lại của Đề án: - Chuẩn bị trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ và cơ sở hạ tầng. - Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức. Trong quá trình triển khai thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt, Cục Hải quan Hải Phòng sẽ lập báo các trình Lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan duyệt kinh phí cho từng cấu phần cụ thể. Riêng cấu phần Giải pháp công nghệ thông tin thực hiện phương án đấu thầu để xác định kinh phí. 3.2. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 3.2.1. Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới Trong báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hiện đại hóa Hải quan vay vốn Ngân hàng Thế giới đã được Chính phủ phê duyệt đã bao gồm 4 cấu phần: - Hệ thống và Thủ tục Hải quan bao gồm các nội dung: Khuôn khổ pháp lý; Áp dụng quản lý rủi ro; Hài hòa và đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; Minh bạch và nhất quán - tuân thủ và thực thi. - Quản lý nguồn nhân lực bao gồm các nội dung: Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn lực tài chính, các nguồn lực vật chất (các nguồn lực vật chất chỉ ngừng lại ở việc hỗ trợ những cơ sở hạ tầng trọng yếu có liên quan đến việc triển khai CNTT và truyền thông), tăng cường năng lực quản lý, lập kế hoạch. - Công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm các nội dung: Các phần mềm ứng dụng; Phần cứng và Viễn thông. - Hỗ trợ quản lý Dự án. Như vậy, khi thực hiện Đề án, Cục Hải quan Hải phòng cần xác định các cấu phần và lộ trình cụ thể mà Dự án Hiện đại hóa đầu tư cho đơn vị, đồng thời xác định phần vốn từ Ngân sách nhà nước đối với các cấu phần còn lại. 3.2.2. Vốn ngân sách nhà nước - Để xây dựng trụ sở, bãi máy soi. - Hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nguồn nhân lực. - Hỗ trợ xây dựng chương trình phần mềm thay thế 13 chương trình phần mềm đang ứng dụng. - Các nội dung khác mà Dự án vay vốn ngân hàng Thế giới chưa đề cập. Ban Hiện đại hóa Cục Hải quan TP Hải Phòng sẽ làm việc với Ban quan lý Dự án Hiện đại hóa Hải quan vay vốn Ngân hàng thế giới để xác định cụ thể nguồn vốn sử dụng cho việc thực hiện đề án này và có kế hoạch trình Tổng cục, Bộ Tài chính cấp. Ban Hiện đại hóa – Cục Hải quan Hải Phòng cũng sẽ làm việc với Ban quản lý dự án Hiện đại hóa Hải quan để xác định cụ thể các cấu phần và lộ trình mà dự án này ưu tiên đầu tư cho Cục Hải quan Hải Phòng. 3.2.3. Nguồn vốn tài trợ của các nước Việc trang bị máy soi container có thể sử dụng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản (đã khảo sát tại Hải quan Hải Phòng). 3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Hiện đại hóa – Cục Hải quan TP Hải Phòng (được thành lập theo Quyết định số 1327/QĐ ngày 13/7/2006 của Cục trưởng Cục Hải quan TP Hải Phòng) chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều phối thực hiện Đề án. 2. Thành lập các tiểu ban chuyên trách đối với từng cấu phần của Đề án. 3. Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án, đẩy mạnh phát triển hoạt động thông quan điện tử làm giải pháp đột phá cho tiến trình thông quan tự động, tập trung. 4. Khảo sát môi trường thực hiện Đề án. 5. Thuê tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát đối với một số cấu phần. 6. Phối kết hợp với Ban hiện đại hóa, cải cách Hải quan để xác định rõ các nội dung phối, kết hợp. Tranh thủ triệt để sự hợp tác và chỉ đạo của ngành dọc: Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ quản lý Thuế XNK; Vụ Giám sát quản lý; Cục Điều tra chống buôn lậu; Vụ Pháp chế… CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA ĐỀ ÁN 4.1. TÍNH BỀN VỮNG CỦA ĐỀ ÁN Đề án có tác động bền vững về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại, thu hút đầu tư và phát triển du lịch. Đề án tập trung đầu tư, phát triển toàn diện các nội dung của việc xây dựng mô hình Cục Hải quan hiện đại, thông quan tập trung. Vì vậy, hiệu quả của Đề án là rất rõ ràng và có thể khẳng định được. Các yếu tố quan trọng có liên quan đối với tính bền vững của dự án: - Sự quyết tâm và quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. - Nỗ lực thực hiện của lãnh đạo và cán bộ công chức Cục Hải quan TP Hải phòng. - Xử lý có kế hoạch và hợp lý các nguồn lực. - Sử dụng CNTT và truyền thông làm giải pháp đột phá cho việc cải tiến và hợp lý hóa quy trình thủ tục hải quan. - Huy động được cộng đồng Doanh nghiệp tích cực tham gia cùng cơ quan hải quan thực hiện đề án. 4.2. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN Mục tiêu của Đề án là: Phấn đấu đến năm 2010, xây dựng Cục Hải quan TP Hải Phòng thành một đơn vị Hải quan hiện đại, phù hợp với mục tiêu về hiện đại hóa của Ngành: “Có trình độ quản lý tương đương với Hải quan vùng của các nước trong khu vực, với quy trình thủ tục Hải quan đơn giản, chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan chủ yếu dựa trên nền tảng tự động hóa, trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại; đáp ứng được yêu cầu của hệ thống pháp luật hải quan ổn định, minh bạch và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế”. Vì vậy, sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập; lợi ích cho cơ quan hải quan trong thực hiện nhiệm vụ và lợi ích cho cộng đồng Doanh nghiệp: - Giảm thời gian thông quan hàng hóa, do đó giảm chi phí quản lý của cơ quan hải quan cũng như chi phí phát sinh đối với Doanh nghiệp. - Đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống Hải quan, đảm bảo công khai, minh bạch; giảm thiểu tiêu cực, phiền hà. 4.3. ĐÁNH GIÁ CÁC RỦI RO CHÍNH ĐỐI VỚI ĐỀ ÁN - Quy mô và phạm vi thực hiện của đề án có những nội dung vượt quá khả năng và quyền hạn của Cục Hải quan Hải Phòng (Quy trình, tái cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn vốn đầu tư, giải quyết nhân lực dôi dư…). - Đề án Hiện đại hóa Cục Hải quan Hải phòng mang tính tổng thể và toàn diện, vì vậy giữa các cấu phần riêng lẻ phụ thuộc lẫn nhau và có mối quan hệ chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện có thể phát sinh rủi ro làm mất đi tính nhất quán và đồng bộ. - Mức độ ưu tiên của Bộ, Tổng cục và Ban Hiện đại hóa ngành Hải quan có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến quá trình thực hiện đề án. - Quá trình chuyển đổi phương thức quản lý Hải quan có tác động trực tiếp tới đội ngũ cán bộ công chức. Vì vậy, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cả về trình độ chuyên môn và nhận thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đề án. - Quá trình hiện đại hóa của cơ quan hải quan có liên quan mật thiết với các cơ quan khác, vì vậy, sự phối hợp và hiệu quả của sự phối hợp tác động trực tiếp tới quá trình thực hiện đề án. - Triển khai thực hiện các giải pháp CNTT có xác suất rủi ro cao. KẾT LUẬN Đề án Hiện đại hóa Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2012, tầm nhìn đến 2020 là kết quả nghiên cứu của tập thể cán bộ, công chức Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, thể hiện sự tích cực, chủ động của đơn vị đối với công tác hiện đại hóa ngành Hải quan. Đề án được xây dựng như một bản kế hoạch tổng thể khi được phê duyệt cho phép triển khai, Cục Hải quan Hải phòng sẽ xây dựng các báo cáo khả thi và kế hoạch thực hiện cho từng cấu phần cụ thể phù hợp với kế hoạch chung của Ngành và theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong quá trình khảo sát, lập Đề án, Cục Hải quan TP Hải Phòng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài Chính, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan và Lãnh đạo chính quyền các địa phương; sự ủng hộ tích cực của các đơn vị có liên quan trong việc cung cấp số liệu, tài liệu. Cục Hải quan Hải Phòng trân trọng đề nghị các cấp Lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo quá trình triển khai thực hiện Đề án; các đơn vị có liên quan tiếp tục tham gia ủng hộ để Đề án Hiện đại hóa Hải quan Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2012, tầm nhìn đến 2020 được triển khai thành công, góp phần thực hiện chương trình Hiện đại hóa chung của Ngành Hải quan Việt Nam./. PHỤ LỤC 1 I - Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án giai đoạn 2008-2010 1- Hiện đại hoá thủ tục Hải quan TT NỘI DUNG TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN .1 Thực hiện quy trình thông quan điện tử - Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện bước đầu thủ tục Hải quan điện tử giai đoạn 2 để đưa vào hoàn thiện quy trình thông quan tập trung trên cơ sở quy trình ban hành kèm theo Quyết định 52/QĐ-BTC Chi cục Hải quan điện tử hàng tháng tập hợp báo cáo vướng mắc, bất hợp lý trong việc thực hiện quy trình thông quan điện tử giai đoạn 2 Quý III/2008 Đ/c Đinh Viết mạnh - Phó cục trưởng; Phòng nghiệp vụ - Xác định cụ thể tiêu chuẩn các vị trí trong quy trình Căn cứ tiêu chuẩn chức danh công việc đã báo cáo TCHQ, phối hợp với Tổ cơ cấu nguồn nhân lực để đưa ra các tiêu chuẩn của từng vị trí công tác từ tiếp nhận dữ liệu khai điện tử, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế, kiểm tra thực tế hàng hoá, giám sát Hải quan, phân luồng, quản lý rủi ro và phúc tập, kiểm tra sau thông quan Hết quý I/2008 - Tổ chức thực hiện thí điểm và đánh giá kết quả - Triển khai hướng dẫn thực hiện - Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm mô hình Từ Quý IV/08 đến Quý III/09 - Tham gia sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy định về thủ tục Hải quan, quy trình thủ tục Hải quan điện tử. Tổ chức thực hiện thí điểm và yêu cầu đề xuất hoàn thiện quy trình thông quan điện tử thành quy trình thông quan tập trung Căn cứ kết quả đánh giá thực hiện thí điểm, lập nội dung cần sửa đôỉ trong quy trình thực hiện mô hình và kiến nghị sửa đổi, bổ sung phần mềm để thực hiện chính thức và áp dụng từ năm 2010. Kiến nghị TCHQ sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy định về thủ tục Hải quan, quy trình thủ tục Hải quan Từ 2008 đến Quý IV/2009 - Tham gia xây dựng Nghị định quy định thủ tục Hải quan điện tử Báo cáo TCHQ, Bộ tài chính để trình Chính phủ ban hành nghị định quy định thủ tục HQ điện tử Từ 2008-2009 - Tham gia ý kiến xây dựng các Thông tư hướng dẫn về thủ tục HQ, kiểm tra, giám sát HQ và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các Chi cục khi Tổng cục Hải quan có yêu cầu Từ 2008-2010 è Sản phẩm đầu ra: Quy trình thông quan điện tử chuẩn áp dụng thống nhất trong toàn Cục 2 Phát triển đại lý Hải quan - Đánh giá thực trạng và kinh nghiệm công tác phát triển và hoạt động của Đại lý HQ Đã phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức Tháng 3/2008 Đ/c Đinh Viết mạnh - Phó cục trưởng; Phòng nghiệp vụ - Lựa chọn Đại lý có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xây dựng đại lý Hải quan mẫu Lựa chọn, Hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ HQ hướng dẫn đào tạo, cài đặt phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật trong việc kết nối mạng Quý II/2008 - Tổ chức lớp học nghiệp vụ khai Hải quan cho doanh nghiệp để làm Đại lý Hải quan - Thông báo công khai để đăng ký. Làm việc với TCHQ và Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng CBCC để mở lớp - Hàng năm, mỗi năm tổ chức 1 lớp Quý II/2008 - Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về Đại lý Hải quan Các hình thức: Công khai tại các Chi cục, đăng báo Hải Phòng, đưa lên trang Web của Cục Hải quan TP Hải Phòng Thường xuyên - Cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đẩy mạnh hỗ trợ đại lý Hải quan, công khai về những nội dung hỗ trợ cho đại lý Hải quan -Trực tiếp hoặc phối hợp với TTĐT, bồi dưỡng CBCC để phổ biến, cung cấp thông tin về chế độ chính sách XNK -Công khai, hỗ trợ kịp thời Đại lý Hải quan các ưu đãi theo quy định của pháp luật -Tại Cục và các Chi cục có Bộ phận giải quyết vướng mắc của Đại lý HQ và dành riêng một cửa ưu tiên cho các Đại lý làm thủ tục HQ Thường xuyên - Đối thoại doanh nghiệp Đại lý Hải quan - Định kỳ 6 tháng tổ chức gặp mặt một lần để giải quyết vướng mắc và phổ biến pháp luật Từ 2008-2010 è Sản phẩm: Khung tiêu chuẩn về Đại lý Hải quan. Phấn đấu đến năm 2010, 50% tờ khai Hải quan làm thủ tục qua hệ thống đại lý theo chuẩn mực 3 Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý về Hải quan, ISO hoá quy trình thủ tục. Triển khai bộ phận quan hệ công chúng - Chuẩn hoá các thủ tục hành chính làm cơ sở để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 - Công khai minh bạch các bước của quy trình, thủ tục trên trang thông tin điện tử của Cục và Cổng giao dịch điện tử của thành phố - Quản lý điều hành trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - Cung cấp thông tin, giải đáp vướng mắc có liên quan đến nghiệp vụ Hải quan nhanh chóng, kịp thời Toàn Cục: Năm 2008 Các chi cục: 2008-2009 2009-2010 Đ/c Trần Ngọc Đảm – Phó cục trưởng; Tổ ISO Cục Hải quan Hải Phòng theo Quyết định số 5950/QĐ-TCCCB ngày 20/05/2008 è Sản phẩm: Chuẩn hoá cơ chế giải quyết thủ tục hành chính một cửa cho doanh nghiệp và các đối tượng quản lý khác. Cục và các Chi cục được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN ISI 9001-2000 .4 Quản lý thuế Triển khai quy trình 1068 về theo dõi thu NSNN qua Kho bạc NN, nối mạng giữa các cơ quan và Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế Triển khai thực hiện đầy đủ quy trình quản lý theo dõi nợ thuế; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; ưu đãi đầu tư; ấn định thuế, truy thu thuế; cưỡng chế thuế theo Đề án của Tổng cục 2008-2010 Đ/c Đinh Viết mạnh - Phó cục trưởng; Phòng nghiệp vụ Hiện đại hoá công tác quản lý thuế đảm bảo yêu cầu về dự toán thu của các sắc thuế; yêu cẩu về thống kê, quản lý nghiệp vụ về thuế, quản lý nợ thuế và việc theo dõi tổ chức các biện pháp cưỡng chế trên phạm vi toàn Cục theo đúng chương trình của Ngành. 2008-2010 è Sản phẩm: Hệ thống theo dõi quản lý thuế chính xác, dự báo chính xác nguồn thu trên địa bàn 2- Quản lý doanh nghiệp và quy chế phối hợp với các cơ quan và các tổ chức quản lý hàng hoá TT NỘI DUNG TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN 1 Thu thập thông tin nghiệp vụ Hải quan và Quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan - Xác định nhu cầu thu thập thông tin nhận biết rủi ro tại từmg công đoạn nghiệp vụ, doanh nghiệp, mặt hàng. Trên cơ sở này ký quy chế phối hợp, cung cấp thông tin với các đơn vị liên quan Rà soát, lập báo cáo tổng thể và báo cáo đột xuất (doanh nghiệp, mặt hàng) Tiêu chí tĩnh Tiêu chí động - Cấp Cục - Cấp Chi cục Tháng 3/2008 (B/c tổng thể) Thường xuyên Đột xuất Đ/c Phạm Tiến Đương - Phó cục trưởng; Phòng Tham mưu XL & TTXLTTNVHQ Đ/c Phạm Tiến Đương - Phó cục trưởng; Phòng Tham mưu XL & TTXLTTNVHQ - Xây dựng hồ sơ rủi ro cấp Cục Xử lý thông tin được chuyển giao thành các tiêu chí áp dụng trong địa bàn Cục Từ 4/2008 - Xây dựng hồ sơ rủi ro cấp Chi cục Xây dựng tiêu chí quản lý Từ 4/2008 - Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin doanh nghiệp phục vụ Hải quan điện tử - Ban hành quy chế - Thực hiện Tháng 5/2008 - Xây dựng quy chế phối hợp với Cảng vụ Hải Phòng trong trao đổi thông tin năm 2008n và các năm tiếp theo - Ban hành quy chế - Thực hiện Tháng 7/2008 - Xây dựng quy chế phối hợp với 07 Đại lý lớn về giao nhận, vận chuyển hàng hoá như Gemadept, Vinaline, Vosa HP, Vijaco, Hapagloyd, Noth Feight, Vinatrans trong trao đổi thông tin năm 2008và các năm tiếp theo - Ban hành quy chế - Thực hiện Tháng 9/2008 - Xây dựng quy chế phối hợp với Sở kế hoạch - đầu tư, Ban quản lý các KCN, KCX Hải Phòng trong trao đổi thông tin năm 2008 và các năm tiếp theo - Ban hành quy chế - Thực hiện Tháng 12/08 - Xây dựng quy chế phối hợp với Cục thuế, Kho bạc, Sở tài chính Hải Phòng trong trao đổi thông tin - Ban hành quy chế - Thực hiện 2008-2009 - Xây dựng quy chế phối hợp với Sở KHCN, VH, NNPTNT trong trao đổi thông tin năm 2008 và các năm tiếp theo - Ban hành quy chế - Thực hiện 2008-2010 - Xây dựng quy chế phối hợp với Chi cục QLTT TP - Ban hành quy chế - Thực hiện 2008-2009 2 Quản lý sự tuân thủ của doanh nghiệp trên địa bàn Khảo sát, đánh giá toàn bộ doanh nghiệp trên địa bàn 2008 Đánh giá bộ tiêu chí quản lý doanh nghiệp của Ngành với yêu cầu quản lý doanh nghiệp trên địa bàn 2009 Bổ sung các tiêu chí quản lý doanh nghiệp có tính đặc thù 2009 Triển khai ứng dụng và đánh giá kết quả phần mềm quản lý doanh nghiệp (danh bạ doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan) trên địa bàn Phối hợp chỉnh sửa và thực hiện 2010 3 Kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế - Hoàn chỉnh cơ cấu bên trong của Chi cục KTSTQ - Theo đúng quy định tại Quyết định 1092/QĐ-TCHQ - Theo yêu cầu của Luật QLT Tháng 8/2008 Đ/c Phạm Tiến Đương - Phó cục trưởng; Chi cục kiểm tra sau thông quan - Triển khai đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế - Rà soát, bố trí đủ nhân lực cho Chi cục kiểm tra sau thông quan - Đào tạo tại chỗ kết hợp với gửi đi đào tạo các lớp chuyên sâu của Tổng cục - Xây dựng lực lượng kiểm tra sau thông quan chuyên nghiệp, chuyên sâu 2008-2009 - Triển khai đầy đủ các nội dung của Đề án tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2008-2010 của Tổng cục Hải quan tại Cục Hải quan Hải Phòng Theo Đề án của Tổng cục Hải quan 2008-2010 è Sản phẩm: Hệ thống dự báo doanh nghiệp đánh giá sự mâu thuẫn của doanh nghiệp trên địa bàn 3- Tổ chức bộ máy và tái cơ cấu nguồn nhân lực TT NỘI DUNG TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN 1 Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức bộ máy thông quan tập trung - Mô hình tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Hải Phòng đáp ứng nhiệm vụ Cục thông quan điện tử - Lấy ý kiến CBCC toàn Cục và các cấp: Tổng cục và các Cục Hải quan địa phương - Hoàn thiện Từ 01/2007 đến 06/2007 11/2007 Đ/c Nguyễn Tiến Lộc- Phó cục trưởng; Phòng TCCB & ĐT Đ/c Nguyễn Tiến Lộc- Phó cục trưởng; Phòng TCCB & ĐT - Xác định chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị - Lấy ý kiến CBCC toàn Cục và các cấp: Tổng cục, Vụ, Cục - Hoàn thiện Từ 01/2007 đến 06/2007 11/2007 - Định biên cụ thể cho từng đơn vị Xác định chính xác lại định biên cụ thể của từng đơn vị. Dự kiến thời gian thực hiện: biên chế hiện có, thay đổi, bổ sung đến 2012, ngạch và chuẩn của CBCC đến thời điểm thực hiện thông quan tập trung và ảnh hưởng bởi tiến độ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,..(TCHQ đã phê duyệt) Từ 07/2007 đến 12/2007 - Xây dựng chuẩn CBCC trong bộ máy mới: Theo chuyên môn chuyên sâu; Theo ngạch CBCC của tưng đơn vị Tham khảo ý kiến rộng rãi để hoàn thiện lại (lấy ý kiến tham gia) Từ 07/2007 đến 12/2007 .2 Rà soát, đánh giá lại trình độ, năng lực CBCC trong toàn Cục theo yêu cầu của Hải quan hiện đại - Rà soát đánh giá thực trạng trình độ CBCC theo yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và phục vụ nhiệm vụ hiện đại hoá - Cục HQHP đã có kế hoạch sát hạch đánh giá toàn bộ lực lượng công chức làm trong dây truyền thủ tục + Giai đoạn 1 + Giai đoạn 2: sát hạch đánh giá cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Đội trở lên - Qua sát hạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp dự kiến vào bộ máy mới Từ 03/2007 đến 5/2008 Từ 08/2008 Từ năm 2009 - Tổng hợp kết quả, đánh giá chung Đưa ra hướng kiểm tra đánh giá chất lượng CBCC theo cách mới Từ 06/2007 đến 8/2008 - Phân loại, lựa chọn, sắp xếp điều chỉnh phục vụ tốt cho các công việc tiếp theo; Từ 09/2007 đến 12/2008 3 Quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại lực lượng CBCC - Xây dựng bộ khung chuẩn theo mô hình mới Phụ thuộc vào xây dựng ngạch CBCC, nhân sự được quy hoạch và công tác đào tạo Từ 10/2007 đến 12/2010 - Quy hoạch đội ngũ lãnh đạo các cấp lãnh đạo theo mô hình mới: xây dựng yêu cầu các chức danh; tiến hành lựa chọn quy hoạch- đưa vào quy hoạch - Kiểm tra lại công tác quy hoạch theo yêu cầu của ngành và của Tổ chức bộ máy mới - Chuẩn bị nguồn quy hoạch đội ngũ lãnh đạo các cấp theo khung chuẩn - Bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan điện tử hiện cũng ảnh hưởng đến tiến độ chung của phần này Từ 09/2007 đến 6/2008 - Bồi dưỡng, đào tạo, đào tại lại theo chuẩn mới Bồi dưỡng theo: nguồn lãnh đạo, nguồn CBCC làm công tác quản lý điều hành và nguồn CBCC làm chuyên môn, kỹ thuật, phục vụ Từ 06/2007 đến hết năm 2009 - Cục HQHP đào tạo Triển khai các lớp chuyên đề về nghiệp vụ Hải quan (quy trình thông quan điện tử, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát Hải quan, trị giá Hải quan, xuất xứ hàng hoá, quản lý sử dụng máy cont, tin học văn phòng, ngoại ngữ, nghiệp vụ Hải quan cho CBCC Hải quan, doanh nghiệp,…) theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2007-2009 của Cục hQHP Từ 07/2007 đến hết năm 2009 - Gửi đi đào tạo theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan Đào tạo chuyên đề: + Hiệp ước, công ước Mời TCHQ giảng Từ 10/2007 đến 11/2007 Đ/c Nguyễn Tiến Lộc - Phó cục trưởng; Phòng TCCB & ĐT + Đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao Theo yêu cầu của TCHQ hoặc phối hợp với các Vụ, Cục chức năng hoặc các Trường đạo tạo để tổ chức Từ quý IV/2007 + Đào tạo về tin học Gửi TCHQ đào tạo Từ 10/2007 đến 4/2008 + Đào tạo lý luận chính trị, QLNN chuyên viên chính Gửi đi học tại Hải Phòng Năm 2008 + Đào tạo khác Từ 11/2007 đến giữa năm 2009 4 Tổ chức sắp xếp theo kết quả đánh giá chất lượng CBCC sau khi đào tạo - Lựa chọn nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng - Kiểm tra, đánh giá phân loại trình độ cán bộ công chức trong dây truyền thông quan: Đề ra kế hoạch, phương pháp đánh giá chất lượng thực tiễn từng CBCC một cách chính xác, khách quan về năng lực trình độ. Để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phục vụ cho sự nghiệp HĐH Cục HQHP - Bố trí lại CBCC sau khi đã hoàn thành việc xây dựng mô hình, ngạch CBCC, tiêu chuẩn về nghiệp vụ, công tác đào tạo (có thể kéo dài đến cuối năm 2009) Từ 07/2008 đến 12/2008 (sau khi có kết quả đánh giá chất lượng CBCC) - Giải quyết chế độ chính sách cho CBCC đã qua đào tạo nhưng không đáp ứng được - Báo cáo Tổng cục Hải quan và Bộ tài chính xin ý kiến - Giải quyết theo chế độ quy định Từ 6/2010 đến năm 2012 5 Tổ chức đánh giá, điều chỉnh hệ thống Giai đoạn 1 - thí điểm (2008-2010) Giai đoạn - hoàn thiện (2010-2012) - Theo yêu cầu của thủ tục Hải quan hiện tại và thực hiện thí điểm Hải quan điện tử - Theo mô hình mới (Cục Hải quan điện tử) 2008-2010 2010 và những năm tiếp theo è Sản phẩm: Đến năm 2010 xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức chuẩn, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá 4- Công nghệ thông tin TT NỘI DUNG TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN 1 Đánh giá lại hệ thống phần cứng toàn Cục - Thống kê, đánh giá hệ thống phân cứng hiện tại - Căn cứ vào quy trình thủ tục thông quan điện tử giai đoạn 2 và kế hoạch mở rộng Hải quan điện tử trong phạm vi toàn Cục, tính toán số lượng máy chủ, trạm; đường truyền để bổ sung kịp thời 2007-2008 2008-2010 Đ/c Trần Văn Hội - Phó cục trưởng; Trung tâm DL & CNTT .2 Đánh giá các hệ thống phần mềm đang được ứng dụng - Tổ chức đánh giá từng chương trình - Lập báo cáo khảo sát đánh giá và đề xuất yêu cầu, giải pháp khắc phục 2007-2008 2008-2009 .3 Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ thông quan điện tử - Xác định bộ dữ liệu cần thu thập - Giải quyết bài toán đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu. 2008-2010 4 Đặt ra các yêu cầu đối với các phần mềm hỗ trợ quản lý Hải quan hiện đại tại Cục Hải quan Hải Phòng - Tổng kết đánh giá kết quả ứng dụng các phần mềm thủ tục Hải quan điện tử - Đề xuất các yêu cầu 2008-2010 .5 Triển khai các phần mềm đã được hoàn thiện của Tổng cục Hải quan - Thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của Tổng cục - Đánh giá và đề xuất chỉnh sửa theo yêu cầu của thực tiễn 2008-2010 è Sản phẩm: Hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh trong toàn Cục, hỗ trợ cao trong quản lý Hải quan 5- Xây dựng cơ sở vật chất TT NỘI DUNG TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN 1 Xây dựng trụ sở làm việc của Cục - (diện tích: 9.200m2; địa điểm: mặt đường Ngã 5 sân bay Cát Bi- Hải Phòng) - Khảo sát địa hình; Thi tuyển phương án kiến trúc và phê duyệt kết quả phương án thiết kế kiến trúc (Quyết định số 672/QĐ-TCHQ ngày 14/03/08) Từ 06/2007 đến 03/2008 Đ/c Đoàn Văn Tạo - Phó cục trưởng; Văn phòng cục - Lập dự án và phê duyệt dự án xây dựng: thẩm định thiết kế cơ sở, thoả thuận PCCC, thoả thuận chiều cao, đánh giá tác động môi trường, các điểm đấu nối điện nước, cấp thoát nước Từ 03/2008 đến 05/2008 - Thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán Từ 4/2008 đến 06/2008 - Thẩm định thiết kế, lập tổng dự toán - Phê duyệt thiết kế và tổng dự toán - Lập hồ sơ mời thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu - Đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu Từ 06/2008 đến 07/2008 Tháng 7/2008 Tháng 8/2008 Tháng 9/2008 - Khởi công - Hoàn thành 10/2008 12/2009 2 Địa điểm kiểm tra tập trung - Dự án máy soi container - (diện tích: 16.000m2; địa điểm: Phường Đông Hải II- Hải An- Hải Phòng) - Đền bù, giải phóng mặt bằng; Bàn giao đất để thực hiện dự án (theo phương án của Uỷ ban nhân dân Thành phố) Từ 08/2007 đến 07/2008 Đ/c Nguyễn Tiến Lộc- Phó cục trưởng- Phó trưởng ban Cải cách HĐH; JICA Nhật Bản - Khảo sát địa chất đặt máy soi (đã khoan xong 6 hố khoan sâu 42m). - Thiết kế gia cố nền đất - Khảo sát khí tượng, thuỷ văn Từ 1/2008 đến 2/2008 30/06/2008 hoàn thành - Lựa chọn tư vấn; xin giấy phép xây dựng; Thoả thuận điểm đấu điện, cấp thoát nước, điện thoại và lạp dự toán 9 hang mục - Gia cố nền đất 30/11/2008 hoàn thành - Dự kiến lắp đặt Năm 2010 - Hoàn thành và đưa vào vận hành thử Quý I/2011 .3 Xây dựng trụ sở làm việc của Chi cục Hải quan KCX & KCN Hải Phòng (diện tích 1000m2; địa điểm: tại KCN Nomura HP) - Khảo sát lập báo cáo kinh tế kỹ thuật - Làm thủ tục bàn giao đất Tháng 02/08 Tháng 08/08 Đ/c Trần Ngọc Đảm- Phó cục trưởng - Khởi công Tháng 10/08 .4 Cầu tầu và nhà làm việc Đội kiểm soát HQ - (3 hécta tại xã Hoa Động-Thuỷ Nguyên-HP) - Khảo sát, xin địa điểm xây dựng cầu tầu, bến bãi Tháng 02/08 Đ/c Phạm Tiến Đương- PCT .5 Xây dựng trụ sở Hải quan Đình Vũ và địa điểm đặt máy soi container di động - Khảo sát, xác định vị trí để xây dựng HQ Đình Vũ và địa điểm đặt máy soi di động. Làm thủ tục xin đất - Lập dự án xây dựng - Thi công Năm 2008 Năm 2008 Năm 2009 Đ/c Trần Ngọc Đảm- Phó cục trưởng 6 Sửa chữa, nâng cấp các chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu - Chi cục Hải quan Thái Bình (340 Long Hưng- Hoàng Diệu- Thái Bình) - Duyệt lại tổng mức đầu tư (công văn số 9615/HQHP-VP ngày 28/12/2007 và 2465/HQHP-VP ngày 7/3/2008) Từ 12/2007 đến 03/2008 Đ/c Trần Ngọc Đảm- Phó cục trưởng - Chi cục Hải quan Hải Dương - Sửa chữa, nâng cấp nhà làm việc - Trình chủ trương, lập báo cáo khả thi - Phê duyệt báo cáo khả thi - Phê duyệt hồ sơ mời thầu; đấu thầu Tháng 03/08 Tháng 04/08 Từ 05/2008 đến 06/2008 - Khởi công Tháng 07/08 - Chi cục Hải quan Hưng Yên - Sửa chũa, nâng cấp nhà làm việc - Trình chủ trương, lập báo cáo khả thi - Phê duyệt báo cáo khả thi; lập hồ sơ yêu cầu Tháng 03/08 Từ 04/2008 đến 05/2008 - Chỉ định thầu;- Khởi công Tháng 06/08 - Chi cục Hải quan cảng HP KVII - Nâng cấp nhà kho lưu trữ - Trình chủ trương, lập báo cáo khả thi - Phê duyệt báo cáo khả thi; lập hồ sơ yêu cầu Tháng 03/08 Từ 04/2008 đến 05/2008 - Chỉ định thầu - Khởi công Tháng 06/08 - Chi cục Hải quan HP KVI - Xây kho lưu trữ - Khởi công Tháng 03/08 - Chi cục Hải quan HP KVIII - Xây kho lưu trữ - Khởi công Tháng 03/08 è Sản phẩm: Hệ thống cơ sở vật chất hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đơn vị trong nhiều năm PHỤ LỤC 2 Các chỉ tiêu định hướng phát triển đến năm 2010 có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hải quan bao gồm các chỉ tiêu về kim ngạch, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh, Doanh nghiệp đăng ký xuất nhập khẩu và tờ khai hải quan: - Xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa có tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 15%/năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 tăng 16%/năm, thời kỳ 2006-2010 tăng 14%/năm. Giá trị tăng từ 13,5 tỷ USD năm 2000 lên 32,02 tỷ USD vào năm 2005, đến năm 2010 dự kiến đạt 54,6 tỷ USD, gấp hơn 4 lần năm 2000 và gấp 2 lần năm 2005. Xuất khẩu dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 15%/năm. Giá trị tăng từ 2 tỷ USD năm 2000 lên 4,2 tỷ USD năm 2005 và đạt 8,1 tỷ USD tới năm 2010, gấp hơn 4 lần năm 2000. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tới năm 2010 sẽ đạt khoảng 62,7 tỷ USD (nguồn Chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010). TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 Nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 14%/năm. Giá trị tăng khoảng 14,5 tỷ USD năm 2000 lên 36,9 tỷ USD năm 2005 và đạt 53,7 tỷ USD vào năm 2010. Nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 11%/năm. Giá trị tăng khoảng 1,2 tỷ USD năm 2000 lên 2,01 tỷ USD năm 2005 và đạt 3,4 tỷ USD vào năm 2010. Tổng kim ngạch nhập khẩu và dịch vụ tới năm 2010 là 57,14 tỷ USD. (Nguồn Chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010). SỐ LƯỢNG TỜ KHAI XNK TRÊN TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 (ĐVT: Tờ) TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 - Hành khách: Dự báo số lượng hành khách đến nước ta đến năm 2010 bằng đường hàng không đạt khoảng 6,98 đến 8,34 triệu lượt, ngoài ra, lượng khách xuất nhập cảnh bằng đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế, các loại hình du lịch bằng tàu biển cỡ lớn sẽ trở nên phổ biến và thường xuyên cập cảng Việt Nam (nguồn Chiến lược Giao thông vận tải đến 2010). - Lượng phương tiện vận tải và hành khách tăng nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, ngoài các loại vận tải thông thường như ô tô, xe máy, tàu thủy mà còn có nhưng loại hình khác như tàu hỏa, các phương tiện vận tải đa chức năng. - Năm 2005, số lượng thương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đạt 24.245, dự báo mức độ tăng khoảng 30% so với năm trước, dự kiến tới năm 2010 khoảng 98.000 (các thương nhân được cấp mã số XNK). (Nguồn Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan). SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP XNK TRÊN TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 24.245 DN 98.000 DN - Năm 2005, tổng số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 1.915.000 (Xuất khẩu: 925.000; Nhập khẩu: 990.000); dự kiến đến năm 2010 tổng số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 3.512.836 (Xuất khẩu: 1.666.685; nhập khẩu: 1.845.971) (nguồn Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan). SỐ LƯỢNG TỜ KHAI XNK TRÊN TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 (ĐVT: Nghìn tờ). PHỤ LỤC 3 CÁC HIỆP ĐỊNH, CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM ĐÃ VÀ SẼ KÝ KẾT THAM GIA WCO. - Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục Hải quan: Quy định chi tiết các tiêu chuẩn quốc tế đối với các thủ tục Hải quan để đảm bảo đạt được sự đơn giản, hài hòa, nhất quán, minh bạch. Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ phương án gia nhập. Hệ thống pháp luật và thủ tục Hải quan Việt Nam cần phải điều chỉnh để phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra tại Công ước. - Công ước Hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (Công ước HS) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000. - Công ước quốc tế về tạm nhập khẩu (Công ước Istambul): Thiết lập các quy tắc cơ bản cho việc xử lý các loại hàng hóa tạm nhập khẩu. Việt Nam chưa tham gia công ước này nhưng việc áp dụng các nguyên tắc của Công ước sẽ giúp thiết lập hệ thống thủ tục hài hòa hơn. - Công ước quốc tế về hỗ trợ lẫn nhau về điều hành trong các vấn đền liên quan đến Hải quan (Công ước Johannesburg): Thiết lập các quy tắc về trao đổi thông tin và các hình thức hỗ trợ khác giữa cơ quan Hải quan nhằm mục tiêu hợp tác để ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu và gian lận thương mại. WTO. - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại: Thiết lập các quy tắc cơ bản liên quan đến hàng rào thuế quan và ngoài thuế, đến chống phá giá, trợ giá, bảo hộ và các vấn đề khác của quy trình thủ tục Hải quan như thiết lập các loại phí phải thu… - Hiệp định của WTO về thực hiện Điều 7 của Hiệp định trị giá GATT quy định về cách thức Hải quan xác định trị giá hàng nhập khẩu để tính thuế. - Hiệp định của WTO về thực hiện điều 6 của Hiệp định trị giá GATT (Hiệp định chống bán phá giá): Thiết lập các điều kiện để giúp Chính phủ điều tra các khiếu nại về chống phá giá và áp đặt cũng như duy trì các mức thuế chống phá giá và cam kết về giá cả đối với các nhà xuất khẩu. - Các hiệp định của WTO về quy tắc xuất xứ, về trợ giá và đối kháng, về cấp phép nhập khẩu, về bảo hộ, về hàng dệt may và da giầy, về các biện pháp kiểm dịch vệ sinh động vật và thực vật… LIÊN HỢP QUỐC. - Hiệp định về các vấn đề thương mại liên quan đế sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs). - Hiệp định về các biện pháp đầu tư thương mại (Hiệp định TRIMs): Thiết lập các quy tắc liên quan đến những hạn chế mà Chính phủ có thể áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có hạn chế về hàng nhập khẩu và xuất khẩu của nhà đầu tư. - Các công ước của Liên hợp quốc liên quan đến các lĩnh vực quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự, ưu tiên và miễn trừ, ma túy… ASEAN. - Các thỏa thuận về hài hóa hóa thủ tục Hải quan trong khối các nước ASEAN, biểu thuế AHTN, Hải quan một cửa… PHỤ LỤC 4 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÁC CẢNG THUỘC CỤM CẢNG HẢI PHÒNG I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2006: 1. HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU: Cảng XNK Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Nội địa Tổng sản lượng Tấn Tấn Tấn Tấn GREEN PORT 2004 (T9-T12) 50,952 47,488 98,440 2005 328,854 347,675 676,529 2006 612,460 792,282 1,404,742 TRANSVINA 2003 673,984 2004 784,256 2005 872,528 2006 994,096 HẢI PHÒNG 2001 1,336,000 4,357,000 2,882,000 8,575,000 2002 1,365,000 5,287,000 3,669,000 10,321,000 2003 1,758,000 5,402,000 3,358,000 10,518,000 2004 1,792,000 5,369,000 3,325,000 10,486,000 2005 2,349,000 5,197,000 2,966,000 10,512,000 2. CONTAINER: Cảng XNK Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng Container TEU TEU TEU GREEN PORT 2004 (T9-T12) 4,022 4,329 8,351 2005 25,274 24,628 49,902 2006 48,743 49,894 98,637 TRANSVINA 2003 42,124 2004 49,016 2005 54,533 2006 62,131 HẢI PHÒNG 2001 227,000 227,000 2002 344,000 344,000 2003 1,758,000 5,402,000 377,000 2004 1,792,000 5,369,000 398,000 2005 2,349,000 5,197,000 424,000 II. DỰ KIẾN SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010: 1. HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU: Cảng XNK Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Nội địa Tổng sản lượng Tấn Tấn Tấn Tấn GREEN PORT 2007 673,706 871,510 1,545,216 2008 707,391 915,085 1,622,476 2009 742,760 960,840 1,703,600 2010 778,898 1,008,882 1,787,780 2011 818,893 1,059,326 1,878,219 Hải Phòng 2006 2,825,000 5,199,000 3,127,000 11,151,000 2007 3,150,000 5,580,000 3,270,000 12,000,000 2008 3,350,000 6,150,000 3,500,000 13,000,000 2009 3,500,000 6,700,000 3,900,000 14,100,000 2010 3,650,000 7,450,000 4,100,000 15,200,000 2. CONTAINER: Cảng XNK Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số container TEU TEU TEU GREEN PORT 2007 53,617 54,883 108,500 2008 56,298 57,627 113,925 2009 59,113 60,508 119,621 2010 62,068 63,534 125,602 2011 65,172 66,711 131,883 Hải Phòng 2006 464,000 464,000 2007 500,000 500,000 2008 550,000 550,000 2009 600,000 600,000 2010 650,000 650,000 KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 1. HÀNG HÓA XNK. ĐVT: Tấn 2. CONTAINER. ĐVT: TEU DỰ KIẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 1. HÀNG HÓA XNK. ĐVT: Triệu tấn 2. CONTAINER. ĐVT: TEU PHỤ LỤC 5 TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁN BỘ TT ĐƠN VỊ TỔNG BIÊN CHẾ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ ĐỊNH BIÊN CỤ THỂ Trưởng phòng và cấp tương đương Phó phòng và cấp tương đương Cấp Đội Công chức thừa hành 1 Văn phòng Cục 50 Quản trị tổng hợp, công tác hành chính, Tài vụ, Văn thư lưu trữ, Quản lý vận hành, bảo trì và bảo đảm kỹ thuật toàn bộ hệ thống trang thiết bị 1 4 0 45 2 Phòng TCCB - Thanh tra 19 Tổ chức bộ máy; Tổ chức nhân sự; Đào tạo, bồi dưỡng; Công tác thanh tra; Công tác thi đua; Chính sách lương, CBCC; 1 3 0 15 3 Phòng quản lý - Chính sách Hải quan 39 Chính sách XNK, chính sách thuế; Kế toán thuế; Trợ giúp khách hàng; Đại lý khai thuê Hải quan; Công tác giá; Sở hữu trí tuệ; Xử lý vi phạm hành chính về hải quan; 1 3 0 35 4 Đơn vị kiểm tra và Kiểm soát hải quan 80 Tham mưu chống buôn lậu; Tình báo Hải quan; Điều tra; Tuần tra; Ma túy; Chó nghiệp vụ; Kho hàng; Kiểm tra hàng hóa 1 3 6 70 5 Đơn vị Kiểm tra sau thông quan 93 Công tác Kiểm tra sau thông quan; Công tác thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro; 1 4 8 80 6 Đơn vị thông quan hàng hóa 50 Kiểm tra xử lý thông tin khai báo trên mạng; Kiểm tra hồ sơ; Thuế; Ra quyết định thông quan, quyết định kiểm tra hàng hóa; thanh khoản hợp đồng gia công… 1 3 6 40 7 Hải quan sân bay Cát Bi 42 Làm thủ tục cho khách hàng XNC và hàng hóa XNK tại sân bay 1 2 4 35 TT ĐƠN VỊ TỔNG BIÊN CHẾ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ ĐỊNH BIÊN CỤ THỂ Trưởng phòng và cấp tương đương Phó phòng và cấp tương đương Cấp Đội Công chức thừa hành 8 Hải quan Cảng Hải Phòng bao gồm: Cảng KVI; KVII; KVIII; Đình Vũ 103 Quản lý giám sát hàng hóa trong cảng thuộc địa bàn quản lý; Theo dõi giám sát hàng hóa đi đúng luồng, tuyến khi có quyết định kiểm tra hàng hóa; Giám sát các phương tiện vận tải có hàng hóa X.NK; Tổ chức kiểm tra hàng rời X.NK; 1 8 24 70 9 Hải quan Hải Dương 27 Quản lý, theo dõi và làm thủ tục X.NK tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đối với hàng hóa X.NK tại chỗ, nhập khẩu vào nội địa; Kiểm tra hồ sơ giấy theo yêu cầu 1 2 4 20 10 Hải quan Hưng Yên 27 Quản lý, theo dõi và làm thủ tục X.NK tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đối với hàng hóa X.NK tại chỗ, nhập khẩu vào nội địa; Kiểm tra hồ sơ giấy theo yêu cầu 1 2 4 20 11 Hải quan Thái Bình 22 Quản lý, theo dõi và làm thủ tục X.NK tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đối với hàng hóa X.NK tại chỗ, nhập khẩu vào nội địa; Kiểm tra hồ sơ giấy theo yêu cầu 1 2 4 15 12 Hải quan KCN-KCX 47 Quản lý, theo dõi và làm thủ tục X.NK tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đối với hàng hóa X.NK tại chỗ, nhập khẩu vào nội địa; Kiểm tra hồ sơ giấy theo yêu cầu 1 2 4 40 Tổng cộng 599 12 38 64 485 RÀ SOÁT BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LỰC LƯỢNG STT Chức danh Biên chế hiện tại Biên chế khi thực hiện đề án Biên chế phải sắp xếp lại 1 Lãnh đạo Cục 6 6 0 2 Cấp Phòng, Chi cục và Cấp tương đương 62 50 12 3 Cấp Đội, Tổ và tương đương 85 64 21 4 Công chức thừa hành 539 485 54 Tổng cộng 692 605 87 PHỤ LỤC 6 CHI TIẾT DIỆN TÍCH XÂY DỰNG TRỤ SỞ CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNG TT CHỨC DANH SỐ NGƯỜI TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH (m2) A. Diện tích tính theo quy định: 14.815 m2 I. Diện tích làm việc theo QĐ 206/2006/QĐ-TTG 8.372 1 - Cục trưởng 1 25 25 2 - Phó cục trưởng 5 15 75 3 - Trưởng, phó phòng 36 12 432 4 - Cán bộ, chuyên viên 444 10 4.440 5 - Nhân viên 17 6 102 Cộng (1-5) 503 5.074 Diện tích phụ trợ, công cộng, kỹ thuật bằng 50% x 5.074 2.537 Diện tích kết cấu : 10%x (5.074+2.537) 761 II. Diện tích đặc thù theo 2094TC/TVQT 6.443 a. Phần làm việc 440 1 - Khu giao dịch 100 2 - Khu vực tiếp dân 40 3 - Khu làm việc với người nước ngoài 40 4 - Khu lắp đặt hệ thống công nghệ thông tin 200 5 - Khu vực thay trang chế phục 60 b. Phần kho- nhà ăn tập thể 1.283 6 - Khu vực kho ấn chỉ 80 7 - Khu vực kho lưu trữ 500 8 - Khu vực kho hàng tạm giữ 120 9 - Nhà ăn tập thể ( 503/2*2m2/2m2) 503 10 - Khu vực bếp, soạn thức ăn... : 80 Cộng( a + b) 1.723 Diện tích phụ trợ, công cộng, kỹ thuật bằng 50% x 1.723 862 Diện tích kết cấu : 10% x (1.723+862) 258 II.3. Nhà để xe 3.600 11 - Ga ra ô tô: 100 ô tô x 24 m2/1 xe 2.400 12 - Nhà xe 2 bánh cho nhân viên và khách: 600 xe x 2 m2/1xe 1.200 Tổng cộng( I + II + c) 14.815 TT CHỨC DANH SỐ NGƯỜI TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH (m2) B. Bổ sung thêm diện tích đặc thù trong định mức 3.620 C. Bổ sung thêm diện tích ngoài định mức 2.590 D. Diện tích dự phòng tính đến sự phát triển trong tương lai 1.000 Tổng cộng: A+B+C+D 22.025 MÔ HÌNH TRỤ SỞ CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu dự án Hiện đại hoá Hải quan trên NetOffice - Tổng cục Hải quan Việt Nam; 2. “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan giai đoạn 2008-2010” ban hành theo Quyết định số 456/QĐ-TCHQ ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; 3. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động Tài chính; 4. Luật Hải quan và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; 5. Quyết định số 04/2001/QĐ-TTg ngày 10/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2020; 6. Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020”; 7. Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử; 8. Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 14/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi “Hiện đại hoá Hải quan” vay vốn Ngân hàng thế giới; 9. Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập kẩu; 10. Văn bản số 1509/TCHQ-CCHĐH ngày 02/4/2008 của Tổng cục Hải quan về việc xây dựng kế hoạch hiện đại hoá Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37350.doc
Tài liệu liên quan