Đề án Tìm hiểu tổ chức kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp của Việt Nam

Ngày nay bộ máy kiểm toán nội bộ đã và đang là một công cụ đắc lực trong việc xem xét, đánh giá, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho ban giám đốc đưa ra những quyết định kịp thời chính xác, hạn chế tối đa rủi ro của doanh nghiệp, cũng như tư vấn cho ban giám đốc khi có những thay đổi hay những nhân tố mới xuất hiện để hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp luôn hoạt động một cách hiệu quả. Do đó việc tìm hiểu và hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ là một công việc quan trọng và cần phải được thực hiện ngay đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Qua quá trình thực hiện Đề án em đã tìm hiểu được khái quát tình hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay qua đó nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế trong việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ cũng như đưa ra một số giải pháp để cải thiện những mặt còn tồn tại. Đây là kinh nghiệm quý báu cho em khi viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp cũng như công tác sau này.

doc40 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu tổ chức kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp kiểm toán nội bộ đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ giao cho các bộ phận, cá nhân có phù hợp và hoàn thành đúng kế hoạch, mục tiêu để ra hay không. Đồng thời kiểm tra xem các nguồn lực có sử dụng có hiệu quả hay không. Từ đó kiểm toán nội bộ đưa ra ý kiến tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp có những điều chỉnh và quyết định kịp thời chính xác Như vậy, có thể thấy kiểm toán nội bộ có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp: kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý và điều hành, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và các nguồn lực trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý. Đối tượng của Kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về tình hình tài chính kế toán và hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp, do vậy đối tượng của kiểm toán nội bộ là thực trạng tài chính cùng hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Thực trạng hoạt động tài chính: Hoạt động tài chính là hoạt động sử dụng tiền để tham gia các quan hệ kinh tế trong đầu tư, kinh doanh, phân phối và thanh toán nhằm đạt được lợi ích kinh tế xác định. Hoạt đông tài chính phải tuân theo những quy tắc cơ bản sau: phải có kế hoạch, phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi, phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và thể lệ tài chính. Thực trạng tài chính của một doanh nghiệp được phản ánh một phần trên tài liệu kế toán và phần khác không được phản ánh trong tài liệu này, kiểm toán viên nội bộ sẽ sử dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp để xác minh và đưa ra những ý kiến đánh giá về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tài liệu kế toán: Tài liệu kế toán, trước hết là các bảng khai tài chính là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của mọi cuộc kiểm toán. Tài liệu kế toán không chỉ là cơ sở để tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng hơn, cũng không chỉ để kiểm tra, lưu trữ tài liệu và bảo vệ tài sản mà còn là cơ sở cho mọi người quan tâm ra các quyết định về quản lý, đầu tư, thanh toán, phân phối…đồng thời nhu cầu về chất lượng của tài liệu kế toán cũng tăng lên, do đó , đối tượng của kiểm toán thuộc phạm vi tài liệu kế toán bao gồm: tính hiện thực của thông tin kế toán, tính hợp pháp của các biểu mẫu, của quá trình lập và luân chuyển các tài liệu này, tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính pháp lý trong việc thực hiện pháp luật, chuẩn mực và các chế độ kinh tế. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô tài sản trong mỗi doanh nghiệp ngày càng tăng, kéo theo sự tách biệt giữa người sở hữu và quản lý ngày một tăng lên, điều này dẫn đến khả năng có sự cách biệt giữa tài sản vói sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán. Điều này đòi hỏi phải đặt thực trạng tài sản vào đối tượng của kiểm toán. Trong kiểm toán thực trạng tài sản, đối tượng kiểm toán được chia làm các phần hành cơ bản: nghiệp vụ về tiền mặt, nghiệp vụ về thanh toán, nghiệp vụ về tài sản cố định, nghiệp vụ về hàng hóa, nghiệp vụ về sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ về tài chính. Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên nội bộ có thể thực hiện một số hay toàn bộ phần hành theo yêu cầu. Hiệu quả và hiệu năng:Theo quan điểm hiện đại, đối tượng của kiểm toán nội bộ không chỉ là tài liệu kế toán, thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính, mà đối tượng của kiểm toán nội bộ phải xem xét đánh giá tính hiệu quả cũng như hiệu năng của doanh nghiệp. Đây là một đối tượng mới của kiểm toán, xuất phát từ yêu cầu của quản lý là nguồn lực của doanh nghiệp chỉ là có hạn, trong khi đó cạnh tranh lại ngày một gay gắt. Tính hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt tổ chức quản lý, có các quy trình kiểm soát thích hợp… Đối tượng này được kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp thực hiện là chủ yếu. Phân loại kiểm toán nội bộ Tùy theo từng tiêu thức mà kiểm toán nội bộ được phân chia thành các bộ phận khác nhau. Phân loại kiểm toán nội bộ theo đối tượng cụ thể Phân theo đối tượng cụ thể, kiểm toán nói chung, kiểm toán nội bộ nói riêng được phân thành: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán liên kết Kiểm toán báo cáo tài chính: Kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán viên nội bộ thực hiện là việc kiểm tra xác nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập tuân theo các chuẩn mực chung của kế toán, các quy định và thủ tục pháp lý của từng khâu làm việc, của từng giai đoạn trong hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp, từ đó kết luận tính trung thực của thông tin trong các báo cáo tài chính. Công việc cụ thể của kiểm toán báo cáo tài chính là: Kiểm tra, xác nhận tính trung thực, khách quan, tin cậy của các báo cáo tài chính của các đơn vị, bộ phận và của công ty trước khi trình lãnh đạo ký duyệt, công bố, đưa ra các kiến nghi, tư vấn cho lãnh đâọ doanh nghiệp về công tác kế toán tài chính, công tác quản lý và điều hành. Kiểm tra tính tuân thủ các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán, chế độ chính sách tài chính, kế toán, thuế trong quá trình hạch toán và lập báo cáo, thông qua đố kiểm toán nội bộ phát hiện những tồn tại, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của các bộ phận, các đơn vị để tư vấn cho ban lãnh đạo những biện pháp khắc phục. Kiểm toán nghiệp vụ: là việc thẩm tra các trình tự và các phương pháp tác nghiệp ở các bộ phận hoặc đơn vị kiểm toán theo hướng hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế. Các tác nghiệp không chỉ giới hạn ở lĩnh vực tài chính kế toán mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như: đánh giá cơ cấu tổ chức, phương pháp sản xuất, marketing và mọi lĩnh vực quản lý khác nếu cần và có thể thực hiện được. Kiểm toán nghiệp vụ là nhận định thành tích và hiệu quả, với ba mặt sau: nhận định về thành tích và hiệu quả của hệ thống thông tin và phương pháp điều hành, nhận định về kết quả sử dụng các nguồn lực, nhận định về tính chủ động trong xây dựng dự án và sự tương xứng về điều hành, phát triển. Kết quả của kiểm toán nghiệp vụ không chỉ củng cố được nền nếp tài chính kế toán mà còn nâng cao được hiệu năng và hiệu quả của hoạt động quản lý. Trong tổ chức, quá trình cũng như kết quả kiểm toán của kiểm toán nghiệp vụ khó xác định thành những tiêu chuẩn, biểu mẫu như kiểm toán báo cáo tài chính. Hơn nữa, hiệu năng, hiệu quả của nghiệp vụ khó đánh giá khách quan nên trong kiểm toán nghiệp vụ, kiểm toán viên thường đưa ra các gợi ý hơn là những tưởng trình về hiệu quả đã đạt được để cố vấn cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Kiểm toán liên kết: kiểm toán liên kết là sự sáp nhập hai loại kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ nhằm xác minh tính trung thực của các thông tin tài chính cùng với xác định mức an toàn của các nghiệp vụ tài chính và chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời hướng vào những thành tích và hiệu quả trong đó xem xét việc thiết lập hệ thống thông tin và quản lý cũng như việc điều hành hướng tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực. Tuy nhiên, hình thức kiểm toán liên kết thường được ứng dụng tại các đơn vị công cộng hơn là tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm toán nội bộ thường được thực hiện hai loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ. Phân loại theo phạm vi kiểm toán: Theo phạm vi kiểm toán thì kiểm toán nội bộ được phân thành kiểm toán toàn diện và kiểm toán chuyên đề. Kiểm toán toàn diện: là hoạt động kiểm toán nhầm vào toàn bộ hoạt động kế toán tài chinshm sản xuất kinh doanh… của doanh nghiệp với mục đích xem xét sự chính xác của tài liệu, số liệu kế toán, sự phù hợp của các biểu mẫu trong báo cáo tài chính đồng thời tìm hiểu tình hình hoạt động, tình hình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán chuyên đề: là hoạt động kiểm toán chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ nhất định như: kiểm toán doanh thu, kiểm toán chi phí, lợi nhuận… Phân loại kiểm toán nội bộ theo chu kỳ kiểm toán: Theo chu kỳ kiểm toán thì kiểm toán nội bộ được chia thành kiểm toán thường xuyên, kiểm toán định kỳ và kiểm toán bất thường. Kiểm toán thường xuyên: là việc thực hiện thẩm tra, theo dõi, soát xét liên tục các hoạt động kế toán, hoạt động quản lý, kinh doanh một cách thường xuyên để đảm bảo phát hiện nhanh chóng, kịp thời các sai phạm từ đó có các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hữu hiệu. Kiểm toán định kỳ: là việc thực hiện kiểm toán theo một thời gian nhất định như kiểm toán báo cáo tài chính, quý hoặc năm, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán bất thường: là việc thực hiện các cuộc kiểm toán không dự định, theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp khi trong doanh nghiệp có những vấn đề nảy sinh cần phải được kiểm tra ngay. Phân loại kiểm toán nội bộ theo thời điểm kiểm toán Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp vụ thì kiểm toán nội bộ c销孆紱孆報嶓1�尮젱尮렱尮꠱尮頱尮蠱尮砱尮栱尮報尮䠱尮㠱尮⠱尮ᠱ尮࠱尮尭尭�尭젱尭렱尭꠱尭頱尭蠱尭砱尭栱尭報尭䠱尭㠱尭⠱尭ᠱ尭࠱尭尬尬�尬젱尬렱尬꠱尬頱尬蠱尬砱尬栱尬報尬䠱尬㠱尬⠱尬ᠱ尬࠱尬尫尫�尫턱尫쐱尫뜱尫ꨱ尫鴱尫週尫爱尫尮1巻혱巻옱巻똱巻꘱巻阱巻蘱巻瘱巻昱巻嘱巻䘱巻㘱巻☱巻ᘱ巻ر巻巺巺혱巺옱巺똱巺꘱巺阱巺蘱巺瘱巺묱훺昰巺嘱巺䘱巺㘱巺☱巺ᘱ巺ر巺巹巹혱巹옱巹똱巹꘱巹턱퉇阰巹蘱巹瘱巹昱巹嘱巹䘱巹㘱巹☱巹ᘱ巹ر巹윱ff巸ꜱff뜰ff尰켧븰峭뜱蘹ȹ観昹츰峭픱섰ℰ퇵�峭挱蟂ᐹ蘙ꈹ蘙䬹蝁�蝁﫻윰퉃ᠰ퇴謰훁蠰蝡⌹峭ᤱ༰䜰훼⠰퇴︰峭ั峮성퇴터퇴茰蝵ꐹ퉈㄰퇵Ḱ峮ꐱ蟎怹혎먰蝋ḹ蟏蝧螬딹蠧唹礰Ḱ蠧搹蠬昹蠭根피頰菗훻萰퉈기蟥ⰹ匰茈愹퉉⸰峮뀱蝂謹훺ᠰ蝣ꌹ蟁㸹蠫ﰹ茄ู串렰鐰퉈㸰峮丱峮帱峮渱峮縱峮踱峮鸱峮긱峮☱菘騹戰﫽븰峮ꀱ琰蟄鈹蒚븹�찰펾㸰펾ꬰ훺ꨰ吰蒘ḹ펾䜰훉䠰퇴锰蟦琹蟟ᴹ蟠꨹螲氹훻地훼猰逰袁츹峮࠱퇴ᘰ巼巻ꬱꄰ�峮峮︱峮ั峯ḱ峯舱먰蝯根⸰峯㸱峯丱峯帱峯渱峯ᄱ힓到菓뀹鰰꘰∰縰峯踱峯鸱峯긱峯갱鴰퉇됰퉈븰峯鰱퉆砰蟓츹峯萱串☰ﺥᰰﺥᜰ蟓ᐹ螜ȹ袁縹琰�峯峯搱弰훉儰펼阰휨︰峯蜣挹蜣먹鈰ะ峰週蠰넰Ḱ峰ꜱ㜰훼⸰峰樱㸰峰怱嘰䰰䈰㠰鸰渰娰丰峰锱蝈㈰帰峰ጱᠰ渰峰蠫縹峰踱峰ퟛ䜰첡倰蠮鸹峰긱峰긱ᘰ蝹㬹螕鸹螕霹훼蜰훼렰ذ菗븹峰먱袓礹袕�霰ff訰眰훼樰훁츰峰蠱퉉�峰峰︱峰ั峱ḱ峱⸱峱꼱肞㸹峱丱峱ı㼰휨帰峱渱峱㰱렰袔縹峱踱峱簱鸰峱ᬱ기峱蘱吰袷훻븰峱됱ꈰ쀰츰峱똱鐰�峱峱︱峱�휧ะ峲쬱Ḱ峲⸱峲㸱峲丱峲帱峲턱훻渰峲縱峲踱峲鸱峲긱峲븱峲츱峲�峲⼱蜭ع巼☱巼㘱巼䘱巼嘱巼ᴱ荒舰흍ذ巧ᘱ巧☱巧㘱巧䘱巧嘱巧昱巧瘱巧蘱巧阱巧〱ﺥ爰흍꘰巧ﰱ툾鈰흍똰巧옱巧혱巧巧巧ر巨ᘱ巨☱巨㘱巨䘱巨嘱巨昱巨瘱巨蘱巨阱巨꘱巨똱巨옱巨혱巨巨巨ر巩ᘱ巩☱巩㘱巩䘱巩ᔱ퉉┰퉉嘰巩昱巩瘱巩蘱巩阱巩퇴唰켨꘰巩똱巩옱巩鬱퇳혰巩巩巩倱힣ذ巪ᘱ巪☱巪ꈱ흍㘰巪䘱巪嘱巪昱巪瘱巪鬱훺蘰巪റ퉆阰巪꘱巪똱巪옱巪혱巪巪巪ر巫ᘱ巫☱巫㘱巫䘱巫嘱巫昱巫瘱巫蘱巫阱巫꘱巫똱巫옱巫혱巫巫巫ر巬ᘱ巬☱巬㘱巬䘱巬嘱巬昱巬瘱巬谱䬰퉈쬰蘰巬阱巬꘱巬똱巬紱옰巬혱巬巬巬ر巭ᘱ巭☱巭㘱巭䘱巭嘱巭昱巭瘱巭蘱巭阱巭꘱巭똱巭옱巭혱巭巭巭ر差ᘱ差☱差㘱差퉉䘰差嘱差昱差瘱差蘱差阱差꘱差똱差옱差혱差差差ر巯ᘱ巯☱巯㘱巯䘱巯嘱巯昱巯瘱巯蘱巯阱巯꘱巯똱巯옱巯혱巯巯巯猱ذ巰ᘱ巰☱巰㘱巰䘱巰嘱巰昱巰瘱巰蘱巰阱巰꘱巰똱巰옱巰혱巰巰巰ر己ᘱ己☱己㘱己䘱己嘱己昱己瘱己蘱己阱己朱훼꘰己똱己넱옰己혱己己己ر已ᘱ已☱已㘱已䘱已嘱已昱已瘱已蘱已阱已꘱已똱已옱已혱已已已ر巳ᘱ巳☱巳㘱巳䘱巳嘱巳昱巳瘱巳蘱巳阱巳꘱巳똱巳옱巳혱巳巳巳ر巴ᘱ巴☱巴㘱巴䘱巴嘱巴昱巴瘱巴蘱巴阱巴꘱巴똱巴옱巴혱巴巴巴ر巵ᘱ巵☱巵㘱巵䘱巵嘱巵昱巵瘱巵蘱巵阱巵꘱巵똱巵옱巵혱巵巵巵ر巶ᘱ巶☱巶㘱巶䘱巶嘱巶昱巶퉇瘰巶蘱巶踱훻阰巶꘱巶報﫽똰巶옱巶혱巶巶巶ر巷ᘱ巷☱巷㘱巷䘱巷嘱巷昱巷瘱巷蘱巷阱巷꘱巷똱巷옱巷혱巷巷巷ر巸ᘱ巸☱巸㘱巸䘱巸툾嘰巸昱巸瘱巸蘱巸阱巸꘱巸똱巸옱巸혱巸巸昱巼1ﰀ崔1⠀Ҽ∱頰ࢃ栱ꌰ캑㐰㺦ㄱ푻İҷḱ폪�ג䰰퐖ꐰࢁጱ到퐟ꤰ퐡ర퐡㤰픹砰ȰԿ켱콬ᤰ숰똰푺嘰Ҥ怱咣ꬱퟤ頰꘰ǫ⌱砰갰칠�匰콋됰ﭦ기캍콊��픰�舰턥丰헽┰⨰茰퐪䈰ﶛ瀰�㔰ﰩ혰DZ㈱ﯞ렰혂ူ칡㴰�P�☰Ǘ鰱챺퀰킖줰Ɣ⬱캎娰戰Ҵ1㄰ǭ툱Є⼱렰欰ﯠ鈰估⋑砱쿱ⴰ�脰崰欰匰콮P䄰따阰쌰섰㔰쾔꠰픸氰킖븰��텈�地컜爰�픰�縰�耰�훒娰0〰꠰頰欰쯨퐝瀰퐥䬰퐨ᘰ폸堰폩괰폱謰퓶ᨰ혂䘰ᒳ뜱켽萰켾縰콊訰푸丰캍㄰챺ะ챻컾〰콬匰渰켰헳⨰헻옰혁ጰ풥┰ퟤᔰ퇁렰퓺쨰樰鐰眰र혩蠰쵺쵺㨰쵻P칟樰퐕⤰逰�묰푐ﴰ퐆昰搰ﺵ뤰咢턤谰頰�⨰캑㌰m㺥儱ࢂ匱훓到퐬숰Ãᠱ쯨ﰰꈰ턤錰ࡶ倱�ꐰ頰ƕᔱӁ笱ﭥጰ켰턥⌰Ҥ䬱푺�䀰�쀰컛켰੣茱׍뤱ǘㄱ퐠0�簰퇁䘰�ﯶꤰ地�퐫㐰�㔰꼰Ҽ褱Ǖ젱ﺵ︰逰欰脰퐤퐕⸰갰אּҤ꘱훓ἰ켾褰﵋ᔰ퐘爰퐡琰�䨰줰Ҿ崱퐫ᘰ�鄰ǰ켼켰砰娰퐰ᬰ㺥圱�琰੣氱拓爰☰בֿ0훓쬰콸戰�섰㺦䨱䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊䩊ꭊ잁�边皡函眨횸홷曵鏯鑂ম:녂鄗녭㥨זּ짏丌措旘䖔䉊㤯�✲㕏䞦㡟ꖖ꿦㫎ྒɉ䨄삪뉎衇缶鶺㾨뷾⥷Қ⢺뗬밮Ꚇ뇅测졨ࢇ医룝龕⎓䲎럇ナ앲髠獾䠪⦄ᘕ᫡ニ끿ᔵ쭦傢ᄠɜ砾硵ꍎ辕⨟◌ᕺ䝗ꄵᑑ㻍촁炓⠬驉ᔘ鹈膮䵯䫟뫀련絥ᜣ�몷㥅嶼⎼⻜㞙ൊ饧≼⒎ꨖ엝謋剣鉊넩笲싹왘ў搦䡁ᚡ᭕退볖Ⴘç�槍௞�蠬⺗䔏唷쌟‬㤌ꨃ貑嚖䅛絋娦䙤ཐ灭ᵄ㡁䭜䀜漿㐇㍺⸗ᥓ块㵙倃孀偷ŬĀ 錅＀￿�쨳쨳P￿僿쨴愰쨴0＀￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿￿㗿푏估쩅昰쩅細쩅ꔰ쩅댰쩅찰쩅쩅ะ쩆✰쩆䀰쩆夰쩆舰쩆鬰쩆됰쩆촰쩆쩆ᤰ˞儀Ԁ໿ԡďԀăꨀ靈Ԁ靉Ԁ뭯ԀăԀ靟Ԁ靍ؿԀ֩Ԁ짿細Ā夀Ā椀Ā夀ā愀ā唀ā崀āꔀĀ꤀Ā脀ā褀ā紀ā蔀āԀ짿萰࢙ƴᤀ˞儀Ԁ໿ԡ鲯Ԁ鯷洀ᇔԀᇕᤀ˞儀ԀԀ뭯Ԁ궏Ԁ곍䄀໏Ԁ໑Ԁ짿細Ā夀Ā椀Ā꤀ā넀āꔀā관ā紀Ā夀ĀꔀĀ턀ā�ā촀ā픀āԀ짿Ⱄħᤀ˞儀Ԁ໿ԡăꨀ靈ԀďԀ靉儀Ԁᤀ˞໿ԡ靍Ԁ靟Ԁ뭯Ԁă儀ԀؿԀ֩ᤀ˞儀ԀԀ짿細Ā夀Ā椀Ā愀ā唀ā夀ā崀ā夀Ā紀Ā椀Ā褀ā脀āꔀĀ꤀Ā夀Ā紀ā蔀ā紀Ā夀ĀԀ짿İ鬀鷘ᥖ˞儀Ԁ洀ᇔԀ鯷Ԁ鲯Ԁᇕ䄀໏Ԁ곍ᤀ˞Ԁ뭯Ԁ궏Ԁ໑儀ԀԀďԀăꨀ靈Ԁ靉໿ԡ짿細Ā夀Āꔀā넀ā꤀ā관ā촀ā�ā紀ĀꔀĀ턀ā픀ā夀Ā夀ā愀ā唀ā崀ā椀ĀԀ짿⠰䋅ū─蠀彮ꈱ 븀က ᴀ ⌀ꯏ#퀀ᙪ＀￿ÿᤀ˞儀Ԁ໿ԡ靍Ԁ靟ؿԀ֩儀ԀԀ鲯洀ᇔᤀ˞Ԁ뭯ԀăԀ鯷ԀᇕԀ뭯ᤀ˞Ԁ짿細Ā夀Ā椀Ā褀ā脀ā紀ā蔀ā夀Ā꤀āꔀā紀ĀꔀĀ꤀Ā넀ā관āꔀĀ紀ĀԀ짿ﰰ遃Ħiểm toán nội bộ tại văn phòng trung tâm, không có kiểm toán viên hoặc bộ phận kiểm toán viên nội bộ tại các đơn vi trực thuộc. Mô hình này đảm bảo tính khách quan, độc lập trong công tác kiểm toán nội bộ và thuận lợi cho việc nâng cao tính chuyên nghiệp của các kiểm toán viên nội bộ. Tuy nhiên, mô hình này không đảm bảo được tính nhanh chóng, kịp thời và sâu sát nên chỉ thường được tổ chức tại các doanh nghiệp có quy mô vừa phải, lĩnh vực hoạt động không quá phức tạp và trình độ của các kiểm toán viên nội bộ đáng tin cậy. Mô hình phân tán: trong mô hình này, doanh nghiệp sẽ tổ chức ngoài bộ phận kiểm toán nội bộ tại văn phòng trung tâm, tại các dơn vị cơ sở trực thuộc sẽ bố trí các kiểm toán viên nội bộ hoặc đơn vị đó. Bộ phận kiểm toán viên nội bộ tại văn phòng trung tâm có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các kiểm toán viên nội bộ, các bộ phận kiểm toán viên nội bộ tại các đơn vị cơ sở. Mô hình này đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời và sâu sát các hoạt động diễn ra tại đơn vị, nhưng lại không đảm bảo tính khách quan, chính xác. Mô hình hỗn hợp: mô hình này thường được tổ chức tại các doanh nghiệp có quy mô lớn, lĩnh vực hoạt động phức tạp và phân bố rộng rãi. Theo mô hình này, ngoài bộ phận kiểm toán nội bộ tại văn phòng trung tâm thì doanh nghiệp sẽ tổ chức các bộ phận kiểm toán nội bộ nhỏ hơn tại các đơn vị trực thuộc dọc. Các bộ phận kiểm toán nội bộ tại các đơn vị trực thuộc là một phần của bộ phận kiểm toán nội bộ của văn phòng trung tâm, chịu sự quản lý và điều hành của bộ phận kiểm toán nội bộ văn phòng trung tâm. Mô hình này vừa đảm bảo được sự nhanh chóng, kịp thời và sâu sắc các phát sinh trong các đơn vị vừa đảm bảo tính khách quan trong các đánh giá, kiến nghị của báo cáo kiểm toán nội bộ. Dù được tổ chức theo mô hình nào, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo cho bộ phận kiểm toán nội bộ có một vị trí độc lập, hoạt động khách quan, chỉ chịu sự lãnh đạo của cấp cao nhất trong doanh nghiệp để đảm bảo sự hoạt động độc lập của kiểm toán nội bộ , xem xét đầy đủ với báo cáo kiểm toán và có những biện pháp thích đáng trên cơ sớ các kiến nghị của kiểm toán viên. Trong tổ chức bộ máy, yếu tố căn bản quyết định chất lượng hoạt động của bộ máy là chất lượng của các kiểm toán viên nội bộ. Chất lượng đó được đề cập trên hai góc độ, trình độ chuyên môn và phẩm chất dạo đức nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn của kểm toán viên thể hiện ở việc nắm vững các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kế toán, luật,… đủ để hoàn thành công việc, được biểu hiện qua trình độ học vấn cũng như qua thực tiễn công tác. Do tính chất và nội dung công việc của kiểm toán nội bộ ngày càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi người kiểm toán viên phải không ngừng nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh yêu cầu về chuyên môn, kiểm toán viên nội bộ cần có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ khách quan đối với công việc, có ý kiến trung thực khách quan về đối tượng kiểm toán. Để đảm bảo sự độc lập trong quá trình hoạt động, kiểm toán viên nội bộ được khuyến cáo không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động quản lý nào khác trong doanh nghiệp. Về cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ: Đứng đầu bộ phận kiểm toán nội bộ là trưởng bộ phận ( trưởng phòng, ban), có thể có phó bộ phận kiểm toán nếu cần, bộ phận kiểm toán có thể chia ra các nhóm phụ trách kiểm toán theo vùng hoặc địa lý hoặc theo nội dung kiểm toán. Số lượng kiểm toán nội bộ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động, số lượng các đơn vị thành viên, tính chất phức tạp của công việc, yêu cầu quản lý kinh doanh, trình độ năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên. Ờ các doanh nghiệp phải tổ chức phòng ban kiểm toán nội bộ có đủ lực lượng và năng lực để kiểm toán trong đơn vị và các đơn vị thành viên. Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp (kể cả phòng tài chính kế toán), chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc doanh nghiệp. Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo doanh nghiệp và trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ. Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ sau: Chủ động xây dựng kế hoạch và lập chương trình kiểm toán hàng năm bằng cách xác định các lĩnh vực rủi ro của doanh nghiệp Tổ chức các cuộc kiểm toán nội bộ theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được phê duyệt. Quản lý, bố trí và phân công công việc cho kiểm toán viên và thực hiện các biện pháp đào tạo và huấn luyện kierm toán viên, đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ và năng lực công tác của kiểm toán viên và bộ máy kiểm toán viên nội bộ. Đề xuất với Ban giám đốc về việc đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm với kiểm toán viên nội bộ. Đề nghị trưng tập kiểm toán viên ở các đơn vị thành viên hoặc chuyên viên các bộ phận khác liên quan trong doanh nghiệp để thực hiện cuộc kiểm toán khi cần thiết. Kiến nghị các thay đổi về chính sách, đường lối nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quảng lý và hoạt động kinh doanh. Khi phát hiện có hiện tượng vi phạm pháp luật hoặc có những quyết định trái với chủ trương, chính sách, chế độ phải có trách nhiệm báo cáo với các cấp thẩm quyền đưa ra các giải pháp giải quyết kịp thời. Kiểm toán viên nội bộ, phải có đủ các tiêu chuẩn sau: phải có phẩm chất trung thực khách quan, chưa bị cảnh cáo, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán. Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh. Đã công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ làm kiểm toán viên. Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, kiểm toán nội bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ tài chính và được cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nội bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã được Ban giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng, tính trung thực, hợp lý của báo cáo kiểm toán và những thông tin tài chính kế toán đã được kiểm toán. Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước. Kiểm toán viên phải khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt động kiểm toán. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. Tuân thủ các nguyên tắc bảo mật số liệu, tài liệu đã được kiểm toán. Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ: Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Không bị chi phối, hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm toán. Có quyền được yêu cầu các cá nhân, bộ phận được kiểm toán và bộ phận có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán. Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hành, hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao. Nêu các đề xuất ý kiến, giải pháp, kiến nghị, các ý kiến tư vấn cho việc cải tiến hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh ngăn ngừa các sai sót gian lận, các việc làm sai trái trong doanh nghiệp. Được bảo luu ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm toán nội bộ, được quyền đề nghị cơ quan chức năng của Nhà nước xem xét lại quyết định của Ban giám đốc về quyết định bãi nhiệm kiểm toán viên. Quy trình kiểm toán nội bộ Quy trình kiểm toán nội bộ là trình tự là trình tự và nội dung cụ thể của các bước công việc của cuộc kiểm toán nội bộ nhằm giúp kiểm toán nội bộ tâp hợp được đầy đủ chứng cứ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Quy trình kiểm toán nội bộ được xây dựng hợp lý sẽ là cơ sở để các kiểm toán viên vận dụng khi thực hành kiểm toán, là điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán nội bộ diễn ra đúng kế hoạch, tiến độ, sủ dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí và điều kiện vật chất phục vụ công tác kiểm toán nội bộ. Trong doanh nghiệp, khách thể của kiểm toán nội bộ là các bộ phận, các đơn vị thành viên của doanh nghiệp. Tùy theo mục đích, tính chất của từng cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên nội bộ thực hiện các loại hình kiểm toán khác nhau: kiểm toán tài chính, kiểm toán nghiệp vụ, kiểm toán tuân thủ… hay kết hợp các loại hình kiểm toán lại với nhau. Mỗi loại hình kiểm toán khác nhau có nội dung kiểm toán cụ thể khác nhau, nhưng đều tuân theo một quy trình kiểm toán nội bộ chung bao gồm bốn giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ, thực hành kiểm toán nội bộ, kết thúc kiểm toán nội bộ và theo dõi thực hiện sau kiểm toán nội bộ. Giai đoạn I: Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ là bước đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nội bộ nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi tiến hành kiểm toán nội bộ. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ là công việc xây dựng nội dung, thời gian, phạm vi và phương pháp kiểm toán nội bộ trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, số lượng và chất lượng kiểm toán viên nội bộ để công việc kiểm toán nội bộ tiến hành có hiệu quả, đúng thời hạn. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ gồm các bước sau: Lập kế hoạch kiểm toán nội bọ năm, thu thập thông tin về bộ phận cần được kiểm toán nội bộ, lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc kiểm toán nội bộ và thiết kế chương trình kiểm toán nội bộ Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ Để lập kế hoạch kiểm toán nội bộ năm cần phải Xác định mục tiêu kiểm toán nội bộ: là xác định những vấn đề cần đạt được sau khi công việc của kiểm toán nội bộ trong năm hoàn thành. Mục tiêu này được xác định trên cơ sở yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Xác định phạm vi kiểm toán nội bộ của năm: là giới hạn công việc phải thực hiện theo trọng tâm của từng nội dung kiểm toán nội bộ như xác định số lượng các đơn vị thành viên, các bộ phận, nghiệp vụ cần phải kiểm toán, xác định thời kỳ kiểm toán với từng đối tượng. Xác định nhân sự thực hiện kiểm toán nội bộ: là xác định số lượng và cơ cấu kiểm toán viên nội bộ tham gia thực hiện cuộc kiểm toán nội bộ theo nguyên tắc độc lập, khách quan, phù hợp với sở trường và năng lực của kiểm toán viên nội bộ. Chuẩn bị điều kiện vật chất cơ bản phục vụ công tác kiểm toán nội bộ như kinh phí, các phương tiện hỗ trợ công tác kiểm toán nội bộ, giấy tờ liên hệ công tác, tài liệu làm căn cứ pháp lý cho cuộc kiểm toán nội bộ… Bước 2: Thu thập thông tin về bộ phận, đơn vị được kiểm toán nội bộ Trong kế hoạch kiểm toán nội bộ năm, mục tiêu và phạm vi kiểm toán nội bộ đã được xác định. Đề xây dựng kế hoạch chi tiết và thiết kế chương trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên cần phải tiến hành thu thập thông tin về bộ phận, đơn vị được kiểm toán, bao gồm: Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ hoạt động của bộ phận, đơn vị đó đảm nhiệm, tình hình phát triển của doanh nghiệp ảnh hưởng đến bộ phận, đơn vị đó, những khó khăn vướng mắc và những thuận lợi của bộ phận, mối quan hệ của bộ phận được kiểm toán nội bộ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Thông tin về tài chính, kết quả hoạt động và tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của bộ phận được kiểm toán nội bộ. Các quy định nội bộ của bộ phận, số lượng, trình độ, khả năng lãnh đạo của người phụ trách bộ phận… Để có được các thông tin trên, kiểm toán viên nội bộ có thể khai thác và thu thập qua các văn bản pháp lý, các quy định, các kế hoạch và báo cáo có thể liên quan đến bộ phận phận được kiểm toán nội bộ, hoặc thông qua việc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và cán bộ trong bộ phận, quan sát quá trình làm việc thực tế của bộ phận hoặc sử dụng bảng câu hỏi… Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết cho từng cuộc kiểm toán nội bộ Kế hoạch chi tiết cho từng cuộc kiểm toán nội bộ là việc cụ thể hóa kế hoạch kiểm toán nội bộ năm của từng cuộc kiểm toán nội bộ góp phần đảm bảo công việc kiểm toán nội bộ được thực hiện một cách hiệu quả, đúng tiến độ. Kế hoạch kiểm toán nội bộ chi tiết có thể được sửa đổi trong quá trình tiến hành kiểm toán nội bộ nếu có những thay đổi về tình huống hoặc có những kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán nội bộ. Nội dung của kế hoạch kiểm toán nội bộ chi tiết bao gồm: Thông tin chung về bộ phận được kiểm toán nội bộ: các mô tả chi tiết về tình hình hoạt động, dặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức nội bộ, quy định quản lý nội bộ của bộ phận được kiểm tóa. Xác định phạm vi, đối tượng cụ thể của cuộc kiểm toán nội bộ. Xác định nội dung và phương hướng áp dụng các phương pháp kỹ thuật của kiểm toán nội bộ. Kế hoạch thời gian của cuộc kiểm toán nội bộ: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian tổng hợp, lập và phát hành báo cáo kiểm toán nội bộ. Xác định nhân sự: dự kiến nguồn nhân lực, xem xét vấn đề thuê chuyên gia… cần huy động cho cuộc kiểm toán nội bộ. Kế hoạch kinh phí và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho cuộc kiểm toán nội bộ. Bước 4: thiết kế chương trình kiểm toán nội bộ Chương trình kiểm toán nội bộ là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên nội bộ tham gia vào công việc kiểm toán nội bộ về mục tiêu kiểm toán nội bộ, nội dung kiểm toán nội bộ, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán nội bộ cụ thể, thời gian thực hiện ước tính cho từng phần hành kiểm toán nội bộ. Chương trình kiểm toán nội bộ do người phụ trách kiểm toán nội bộ duyệt. Thiết kế được chương trình kiểm toán nội bộ thích hợp sẽ giúp kiểm toán viên nội bộ thu thập được đầy đủ bằng chứng với thời gian và chi phí hợp lý. Nội dung của chương trình kiểm toán nội bộ bao gồm: thông tin chi tiết về đối tượng kiểm toán nội bộ cụ thể, xác định các tài liệu cần thiết phải thu thập phục vụ cho cuộc kiểm toán nội bộ, xác định mục tiêu và hướng kiểm toán từng phần hành cụ thể. xác định nội dung, thời gian thực hiện các thủ tục chi tiết đối với công việc kiểm toán từng phần hành, phân công kiểm toán viên nội bộ thực hiện các thủ tục phân tích và dự kiến thời gian hoàn thành. Giai đoạn II: Thực hành kiểm toán nội bộ Thực hành kiểm toán nội bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã được ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán nội bộ. Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên nội bộ áp dụng các phương pháp để thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán nội bộ theo kế hoạch và chương trình đã lập. Khi thực hành kiểm toán nội bộ, các kiểm toán viên cần thực hiện cac nguyên tắc sau: Tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán nội bộ đã được xây dựng. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép những phát hiện, nhận định về nghiệp vụ, con số, sụ kiện… nhằm tích lũy bằng chứng, nhận định cho các kết luận kiểm toán nội bộ và loại trừ những ấn tượng, nhận xét ban đầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc đối tượng kiểm toán. Định kỳ tổng hợp các kết quả kiểm toán trên các bằng chứng tổng hợp để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung. Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán… đều phải có ý kiến thống nhất của mọi người phụ trách đoàn kiểm toán nội bộ Kết thúc giai đoạn thực hành kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ cần thực hiện tập hợp, chọn lọc, phân loại các bằng chứng kiểm toán nội bộ gốc, đánh giá, phân tích, nhận định, những vấn đề thuộc nội dung kiểm toán nội bộ để chuẩn bị cho công việc lập biên bản kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, kiểm toán nội bộ cần rà soát lại tài liệu kiểm toán nội bộ, lưu giữ tài liệu của cuộc kiểm toán nội bộ một cách khoa học và hợp lý để đảm bảo tài liệu làm việc được cung cấp cho một cá nhân khác không tham gia trực tiếp vào cuộc kiểm toán nội bộ, cá nhân này vẫn có thề hiểu được trình tự kiểm toán nội bộ và cơ sở của các nhận xét, đánh giá của kiểm toán viên nội bộ. Giai đoạn III: Kết thúc kiểm toán nội bộ Để kết thúc kiểm toán nội bộ, các kiểm toán viên nội bộ phải tổng hợp các thông tin đã thu thập được để đi đến một kết luận chung, từ đó làm cơ sở lập báo cáo kiểm toán nội bộ. Kết luận kiểm toán nội bộ là sự khái quát kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận, đnáh giá thực trạng về đối tượng kiểm toán nội bộ. Kết luận kiểm toán nội bộ phải đảm bảo yêu cầu nội dung, hình thức và tính pháp lý: về nội dung, kết luận kiểm toán nội bộ phải phù hợp, đầy đủ và nhất quán với mục tiêu kiểm toán nội bộ trong kế hoạch kiểm toán nội bộ chi tiết. Về hình thức, kết luận kiểm toán nội bộ phải được diễn đạt chính xác trong các từ ngữ và văn phạm. Về tính pháp lý, kết luận kiểm toán nội bộ được diễn đạt chính xác trong từ ngữ và văn phạm. Về tính pháp lý, kết luận kiểm toán nội bộ phải dược chứng minh bằng các bằng chứng tương xứng. Lập báo cáo kiểm toán nội bộ: Báo cáo kiểm toán nội bộ là văn bản do kiểm toán nội bộ lập và công bố để trình bày ý kiến của mình về đối tượng được kiểm toán nội bộ, nó là sản phẩm của cuộc kiểm toán nội bộ và có vai trò quan trọng với quá trình quản lý hoạt động của bộ phận được kiểm toán nội bộ. Sau khi kết thúc kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ lập dự thảo báo cáo kiểm toán nội bộ để làm việc trong nhóm, trao đổi và thống nhất nội dung với lãnh đạo của bộ phận được kiểm toán nội bộ, sau đó mới lập báo cáo kiểm toán nội bộ chính thức. Một báo cáo kiểm toán nội bộ thường bao gồm những nội dung sau: Tiêu đề báo cáo, nơi gửi, đối tượng kiểm toán nội bộ, nội dung công việc kiểm toán nội bộ, kết quả kiểm toán nội bộ, nhận xét, kiến nghị của kiểm toán viên nội bộ và ngày giờ lập báo cáo, chữ ký của người lập báo cáo. Báo cáo kiểm toán nội bộ sau khi lập xong được thông qua ban lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan, và được lưu trữ cùng hồ sơ kiểm toán nội bộ theo từng cuộc kiểm toán nội bộ. Giai đoạn IV: Theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán nội bộ Theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán nội bộ là công việc tiếp sau khi kết thúc cuộc kiểm toán nội bộ để đảm bảo rằng các kiến nghị được thực hiện sau kiểm toán nội bộ. Theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán nội bộ phải thực hiện dưới hình thức kiểm tra thực tế và kiểm tra trên báo cáo về tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán nội bộ do bộ phận được kiểm toán nội bộ lập. Kiểm toán viên nội bộ cần làm biên bản xem xét, đánh giá tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán nội bộ giữa bộ phận được kiểm toán nội bộ và đoàn kiểm toán nội bộ. Để theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán nội bộ, có thể thành lập đoàn công tác riêng biệt hoặc sử dụng đoàn kiểm toán nội bộ được phân công kiểm toán nội bộ trong năm trục tiếp thực hiện. Nội dung xem xét tình hình thực hiện kiến nghị sau kiểm toán nội bộ gồm: Đánh giá mức độ thực hiện kiến nghị của bộ phận được kiểm toán nội bộ, bộ phận được kiểm toán nội bộ đã được thục hiện được bao nhiêu kiến nghị, chưa thực hiện được bao nhiêu kiến nghị, nguyên nhân chưa thực hiện được là do hệ thống kiểm soát nội bộ ở bộ phận được kiểm toán nội bộ hoạt động chưa hiệu quả dẫn đến bộ phận chưa thực hiện được ngay các kiến nghị hay do cố tình không thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ, hay do kiến nghị của kiểm toán nội bộ nêu ra không phù hợp với tình hình thực tế của bộ phận… Lập báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị sau kiểm toán nội bộ, báo cáo này được lập sau khi kết thúc quá trình teo dõi tình hình thực hiện kiến nghị sau kiểm toán nội bộ, báo cáo cần nêu rõ tình hình thực hiện và các biện pháp xử lý trong trường hợp không thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ. PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Sự cần thiết của tổ chức kiểm toán nội bộ trong mỗi doanh nghiệp Lịch sử phát triển của kinh tế thế giới cho thấy: kiểm toán nội bộ là chức năng không thể thiếu, là hoạt động bắt buộc phải làm trong hoạt động của doanh nghiệp . Thực chất bản chất của kiểm toán nội bộ không hề xa lạ, không phải hoàn toàn mới mẻ trong mỗi doanh nghiệp. Việc tự soát xét, kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của mình là chức năng, là yếu tố khách quan tồn tại trong mỗi tổ chức dù là hình thái đơn giản nhất. Khi quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, hoạt động còn đơn giản và có đủ các điều kiện để kiểm soát trực tiếp thì công việc này do các nhà quản lý trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên điều đó cũng chiếm mất nhiều thời gian của nhà quản lý, ảnh hưởng tới việc điều hành khác và khi phát hiện ra sai sót thì thường là quá muộn. Do vậy, khi quy mô của doanh nghiệp phát triển đến một mức đủ lớn, và hoạt động của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trở nên ngày càng phức tạp, nhà quản lý không đủ sức tự mình đảm đương công việc này thì phải giao cho những cá nhân chuyên nghiệp thực hiện với vai trò trợ giúp hữu hiệu. Đó là các kiểm toán viên nội bộ được chuyên môn hóa trong việc thẩm định và đánh giá mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy kiểm toán nội bộ đã phát triển thành một nghề, một công cụ quản lý có đối tượng, có kỹ thuật, có phương pháp và nghiệp vụ riêng biệt, nhờ đó phát huy được đầy đủ các thế mạnh và hỗ trợ cho các nhà quản lý doanh nghiệp một cách nhiều nhất, hiệu quả nhất. Ở nước ta, do trải qua thời kỳ hoạt động kế hoạch hóa tập trung đã tạo ra hậu quả tính quan liêu bao cấp nặng nề, các doanh nghiệp hoạt động mang tính thụ động, ỷ lại và trông chờ vào cấp trên, hiệu quả kinh doanh thấp, phân phối thu nhập mang nặng tính bình quân… sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế bị kìm hãm, trong tình hình đó công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trước đây bị lầm tưởng là công việc của nhà nước và cũng mang nặng tính hình thức. Từng bước dịch chuyển sang cơ chế thị trưởng, mỗi doanh nghiệp phải tự đổi mới, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi những bước đi thực tế của cả nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. Việc phải đối mặt với những yêu cầu cao, sự cạnh tranh gắt gao ở mọi lĩnh vực: thông tin, công nghệ, chất lượng… Thực tế đó khiến doanh nghiệp không thể hô khẩu hiệu, duy trì sự tồn tại yếu ớt bằng cách này hay cách khác được nữa. Giờ đây những doanh nghiệp yếu kém phải nhanh chóng giải thể để nhanh chóng nhường chỗ cho các doanh nghiệp có trí hướng, có sức vươn lên trong cơ chế thị trường thực sự. Đối với những doanh nghiệp này, câu trả lời duy nhất cho sự tồn tại và phát triển là hiệu quả hoạt động của công ty. Với lý do đó, kiểm toán nội bộ, chức năng để đánh giá, đo lường hiệu quả, hiệu lực mọi hoạt động trong doanh nghiệp, nhất thiết phải được sử dụng với tư cách là một công cụ quản lý, một hoạt động độc lập với hệ thống phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ riêng do các kiểm toán viên nội bộ đảm nhiệm. 2.2 Khái quát tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam Thuật ngữ kiểm toán nội bộ chính thức được đưa ra từ năm 1996 với Nghị định 59/CP (3/10/1996) ban hành Quy chế Quản lý tài chính và Hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước”. Thực hiện chủ trương đó, Bộ Tài chính đã xây dựng hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán nội bộ gồm: Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT (28/10/1997) ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Thông tư 52/1998 – TT – BTC (16/4/1998) Hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp. Công văn 287/TC/TCDN (3/8/1998) về bổ nhiệm kiểm toán viên nội bộ. Thông tư 171/1998 – TT – BTC (22/12/1998) thay thế Thông tư 52/1998 – TT – BTC. Sau sự ra đời của hệ thống văn bản pháp lý nói trên, kiểm toán nội bộ mới được nhìn nhận là một công cụ độc lập, một công cụ quản trị doanh nghiệp. Cũng từ thời điểm đó, hoạt động kiểm toán được thực hiện ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc thực hiện tổ chức kiểm toán nội bộ là chưa bắt buộc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán, và những vụ bê bối, trong hai năm 2006 và 2007 theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) gian lận đã xuất hiện ở 45% công ty được khảo sát (tăng 8% so với hai năm trước đó), và những vụ tham những tăng 71%, số vụ rửa tiền tăng 133% thì gian lận về báo cáo tài chính được phát hiện tăng nhiều nhất với 140%. Bình quân về thiệt hại về tài chính cho một vụ gian lận là 1,7 triệu USD. Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện gian lận này là bộ phận kiểm toán nội bộ, chiếm 26% (theo Global Economic Crime Survey 2005 – PWC) (3). Do đó nhu cầu kiểm toán nội bộ trở nên rõ rệt hơn tại các doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã ban hành thêm Thông tư số 52/TT – BTC ngày 16/4/1998 và Thông tư số 171/TT – BTC ngày 22/12/1998 để hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy chế kiểm toán nội bộ, theo đó phòng kiểm toán nội bộ vẫn báo cáo lên ban giám đốc như một bộ phận thuộc sự điều hành của ban giám đốc. Điều này làm giảm tính độc lập của phòng kiểm toán nội bộ, vì toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp (do ban giám đốc quy định) đều là đối tượng đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thế giới, phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên hội đồng quản trị, tức là cao cấp hơn ban giám đốc. Ở Việt Nam trong những năm qua, bộ máy kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp nhà nước và một số ngân hàng đã hoạt động nhưng chưa mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách nhiệm chưa rõ ràng và thiếu công cụ thực hiện công tác giám sát. Ở các loại hình công ty khác, hoạt động kiểm toán nội bộ đã ít nhiều thay đổi khi các công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO). Các công ty có được chứng chỉ ISO phải bất buộc thực hiện đánh giá nội bộ hay thực chất là kiểm toán nội bộ ít nhất mỗi năm một lần về mức độ tuân thủ các tiêu chuản ISO. Việc đánh giá này thường được một ban hay một bộ phận – thường được gọi là ban ISO hay ban đảm bảo chất lượng – thực hiện và báo cáo lên tổng giám đốc. Tuy nhiên do đánh giá nội dung chỉ giới hạn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO (chủ yếu về thủ tục, văn bản) nên hầu như không giúp cải tiến nhiều về hệ thống kiểm soát của công ty. Trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã nhận ra điều này và thiết lập bộ phận đánh giá nội bộ ở cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn và thực chất hơn. Ở Việt Nam, việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự đòi hỏi của các nhà đầu tư về hệ thống quản trị chuyên nghiệp sẽ buộc doanh nghiệp xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ sao cho hiệu quả. Xu hướng thiết lập bộ máy kiểm toán nội bộ cũng sẽ phát triển trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang ngày càng có đóng ghóp cao về doanh thu, lợi nhuận đối với công ty mẹ ở nước ngoài, và rất nhiều công ty mẹ đó đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ hay các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Do đó, dần dần các công ty nước ngoài ở Việt Nam cũng buộc phải tuân thủ những quy định như luật Sarbanes – Oxley của Mỹ, tức là phải thực hiện kiểm toán nội bộ. Các công ty này sẽ ngày càng nhận được nhiều chương trình kiểm toán nội bộ do công ty mẹ thực hiện hoặc sẽ xây dựng bộ máy kiểm toán cho riêng mình. Trong bộ máy kiểm toán nội bộ, một trong những nhân tố quan trọng nhất luôn là kiểm toán viên nội bộ, thế nhưng có một thực trạng là các nhà quản lý thiếu một cách nhìn chiến lược đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Điều đó dẫn đến tình trạng khi có nhu cầu về một nhân tố nào thì nhân tố ấy vừa thiếu trầm trọng về số lượng vừa không đảm bảo chất lượng. Các kiểm toán viên nội bộ cũng không phải là một ngoại lệ, số lượng các kiểm toán viên nói chung và kiểm toán viên nội bộ thiếu trầm trọng cho nền kinh tế nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp nói riêng. Trung bình, số lượng kiểm toán viên trong một doanh nghiệp chỉ dao động từ 2 đến 8 người, đây là con số có thể đủ với những doanh nghiệp vừa, nhưng không thể đủ để đảm bảo sự hoạt động một cách hiệu quả trong các công ty lớn, đậc biệt là các tổng công ty của Nhà nước, không những thế kiểm toán viên nội bộ trong hầu hết các doanh nghiệp hầu hết đề không chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán nội bộ. Hiện nay, số các kiểm toán nội bộ chủ yếu là những kế toán viên có kinh nghiệm chuyển sang, những kiểm toán viên được đào tạo bài bản về kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng còn rất hạn chế, nguyên nhân một phần là do hiện nay chương trình đào tạo về kiểm toán nội bộ chưa nhiều, chỉ do viện tin học doanh nghiệp (thuộc VCCI) với sự giúp đỡ kỹ thuật của ACCA (hiệp hội kế toán viên Công chứng Vương quốc Anh) đảm nhận. Việc tổ chức kiểm toán chưa được coi trọng theo đúng như vai trò và lợi ích của nó dẫn đến đối với những doanh nghiệp có tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ thì chi phí để thực hiện tổ chức kiểm toán nội bộ là thấp so với khối lượng công việc mà bộ máy này phải đảm nhận, chi phí cho cuộc kiểm toán nội bộ được xác định gồm những khoản chi phí chi trả cho lương nhân viên thực hiện kiểm toán nội bộ, chi phí công tác. Các chi phí khác liên quan đến khảo sát, phân tích… thường không được xác định trong quá trình lập ngân sách cho kiểm toán nội bộ. Trên thực tế mặc dù nhận thức của nhả quản lý đã thay đổi nhưng cân nhấc về việc tổ chức kiểm toán nội bộ vẫn là một vấn đề lớn khi nhà quản lý xem xét chi phí cho tổ chức. Yếu tố chi phí và nhận thức về kiểm toán nội bộ là hai lý do cơ bản dẫn đến quyết định của nhà quản lý có thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ hay không. Ngoài ra công tác tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại các công ty còn nhiều hạn chế: giống với kiểm tra kế toán, tổ chức thực hiện kiểm toán không có quy trình hay chương trình kiểm toán, về nội dung kiểm toán: một số nội dung được trình bày nhưng không cụ thể, không theo thông lệ chung khi trình bày kế hoạch hay chương trình kiểm toán. Kiểm toán viên thực hiện chủ yếu vẫn chỉ bằng kinh nghiệm.Không những thế các loại hình kiểm toán nội bộ không được bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng và mục tiêu của nó. Trong việc kiểm toán báo cáo tài chính cũng mới chú trọng đến việc kiểm tra các khoản mục mang tính thường xuyên trên báo cáo tài chính chứ chưa phải là tất cả các khoảng mục trên báo cáo tài chính, về kiểm tra tính tuân thủ, mặc dù bộ phận kiểm toán nội bộ đã có những nỗ lực đáng kể để xem xét việc chấp hành quy định của Nhà nước, kiểm tra việc thực hiện quy định trong ghi chép, thống kê, kiểm tra các quy định, quy chế. Tuy nhiên kiểm toán viên nội bộ vẫn chưa thực hiện chức năng tư vấn, hỗ trợ cho nhà quản lý trong công việc xây dựng các quy định, quy trình, nội quy … nhằm kiểm soát tốt hơn với doanh nghiệp. PHẨN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NHẰM ĐÁNH GIÁ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ Không thể phủ nhận vai trò tích cực của kiểm toán nội bộ trong việc xác minh tính chính xác, tin cậy của báo cáo tài chính doanh nghiệp, cũng như tư vấn cho Ban giám đốc về việc thay đổi những quy định, quy chế cho phù hợp với tình hình thay đổi của doanh nghiệp cũng như giám sát việc thực hiện theo đúng các văn bản pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên để nâng cao việc tổ chức kiểm toán nội bộ, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Theo chuẩn mực 100 tính độc lập được ban hành bởi Viện nghiên cứu Kiểm toán viên nội bộ, các kiểm toán viên nội bộ cần phải độc lập với các hoạt động họ kiểm toán, độc lập ở đây bao gồm vị trí pháp lý trong tổ chức của phòng kiểm toán nội bộ phải đủ để họ thực hiện các trách nhiệm kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ phải được sự ủng hộ của ban giám đốc và hội đồng quản trị để họ có được sự cộng tác của những bộ phận được kiểm toán và để công việc của họ không bị can thiệp. Người phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ phải chịu trách nhiệm với một người trong tổ chức có đủ quyền hạn để giữ được tính độc lập và bảo đảm bao quát về mặt kiểm toán chung, xem xét đầy đủ các báo cáo kiểm toán và có hành động thích hợp đối với những kiến nghị kiểm toán. Bộ máy kiểm toán nội bộ là một đơn vị độc lập với các phòng ban hay bộ phận khác trong doanh nghiệp, có chức năng đánh giá hoạt động của ban giám đốc và báo cáo trực tiếp với hội đồng quản trị. Việc liên lạc thường xuyên với hội đồng quản trị giúp bảo đảm tính độc lập và tạo điều kiện cho hội đồng và người phụ trách trao đổi thông tin với nhau về những vấn đề cùng quan tâm. Mỗi doanh nghiệp cần có một đội ngủ kiểm toán viên nội bộ được đào tạo bài bản, tinh thông về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt để đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao. Muốn thực hiện được điều này cần có sự hớp tác của nhiều phía. Thứ nhất là bản thân những kiểm toán viên, cần xác định được mục tiêu của mình, cùng với việc doanh nghiệp phải tạo điều kiện để kiểm toán viên có thể tham gia các khóa học nhằm nâng cao chuyên môn bản thân, bên cạnh đó, cần có thêm nhiều chương trình đào tạo hơn nữa cho các kiểm toán viên nội bộ, chúng ta có thể nhờ sự giúp đỡ kỹ thuật của những nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc…để hợp tác đào tạo ra những kiểm toán viên nội bộ có chất lượng. Đối với những doanh nghiệp có tổ chức bộ máy kiểm toán, cần có một kế hoạch kiểm toán năm cụ thể. Một kế hoạch chi tiết sẽ đảm bảo cho bộ máy kiểm toán nội bộ hoạt động một cách hiệu quả, việc thực hành kiểm toán cần tiến hành trên cơ sở khoa học, căn cứ rõ ràng và chuyên nghiệp, các doanh nghiệp cần ban hành những quy ché kiểm toán nội bộ riêng cho đơn vị mình theo Thông tư 171 của Bộ Tài Chính ban hành, nguyên nhân là do mỗi đơn vị có những đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng, quy mô sản xuất, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thể và trình độ năng lực của đội ngũ kế toán… mỗi doanh nghiệp cần chủ động ban hành quy chế của riêng mình để tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ phù hợp và thiết thực đồng thời thực hiện vai trò và chức năng theo đúng phạm vi và nội dung của bộ phận kiểm toán trong doanh nghiệp. Bộ máy kiểm toán nội bộ cần thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng và mục tiêu của mình, ví dụ như trong kiểm toán báo cáo tài chính, ngoài các khoản mục thường xuyên, kiểm toán nội bộ cần phải có kế hoạch để kiểm toán tất cả các khoản mục trong báo cáo tài chính theo kế hoach đã thực hiện, bên cạnh đó trong báo cáo kiểm toán nội bộ về tính tuân thủ, kiểm toán nội bộ cần chú trọng vào việc đưa ra ý kiến tư vấn, hỗ trợ cho ban giám đốc những điều chỉnh thích hợp khi có sự biến đổi hay xuất hiện những nhân tố mới ảnh hưởng đến những quy định, quy chế của doanh nghiệp đã ban hành. Trên đây là một số kiến nghị để nâng cao việc tổ chức kiểm toán nội bộ trong mỗi doanh nghiệp. Để việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ thực sự hiệu quả, ngoài các nhân tố kể trên thì nhận thức của nhà quản lý trong doanh nghiệp về kiểm toán nội bộ cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định cho sự hình thành, tồn tại, và phát triển của kiểm toán nội bộ trong mỗi doanh nghiệp. Do đó những nhà quản trị cần có nhận thức đứng đắn về vai trò, chức năng và tầm quan trọng về bộ máy kiểm toán nội bộ, để đưa ra những quy định, chính sách đúng đắn giúp ích cho hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp có thẻ thực thi được chức năng và vài trò của mình một cách tốt nhất. KẾT LUẬN Ngày nay bộ máy kiểm toán nội bộ đã và đang là một công cụ đắc lực trong việc xem xét, đánh giá, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho ban giám đốc đưa ra những quyết định kịp thời chính xác, hạn chế tối đa rủi ro của doanh nghiệp, cũng như tư vấn cho ban giám đốc khi có những thay đổi hay những nhân tố mới xuất hiện để hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp luôn hoạt động một cách hiệu quả. Do đó việc tìm hiểu và hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ là một công việc quan trọng và cần phải được thực hiện ngay đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Qua quá trình thực hiện Đề án em đã tìm hiểu được khái quát tình hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay qua đó nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế trong việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ cũng như đưa ra một số giải pháp để cải thiện những mặt còn tồn tại. Đây là kinh nghiệm quý báu cho em khi viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp cũng như công tác sau này. Do những hạn chế về thời gian, hiểu biết, cùng với “tổ chức kiểm toán nội bộ” là một vấn đề còn khá mới mẻ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em rất mong nhận được sự đóng ghóp ý kiến của các thầy cô giáo Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Quang Quynh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Hà Nội, 11/2008 Sinh viên Nguyễn Thanh Bách DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập thể giáo viên trường đại học Kinh tế Quốc dân tham gia biên dịch và hiệu đính, kiểm toán nội bộ hiện đại, đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, Victor Z. Brinks và Herbert Witt – Nhà xuất bản tài chính 2000. (1) – Kiểm toán nội bộ hiện đại, trang 761 (2) - : Kiểm toán nội bộ “bảo vệ giá trị doanh nghiệp”: (3) - “khát” kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp: Người dịch: Đặng Kim Cương, Sổ tay Kiểm toán nội bộ, Martin Grimwood – Nhà xuất bản giao thông vận tải 2007. Chủ biên: GS.TS.NGUT. Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, nhà xuất bản tài chính 2005. Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 28/10/1997 ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước. Thông tư 52/1998 – TT – BTC ban hành ngày 16/4/1998 hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp. Công văn 287/TC/TCDN ban hành ngày 3/8/1998 về bổ nhiệm kiểm toán viên nội bộ. Thông tư 171/1998 – TT – BTC ban hành ngày 22/12/1998 thay thế thông tư 52/1998 – TT – BTC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32140.doc
Tài liệu liên quan