Đề án Vai trò của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiên nay

Thực hiện việc phát triển kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ đòi hỏi có sự quan tâm của các ngành các lĩnh vực khác ngoàI lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng , vì kinh tế nước ta là một thể thống nhất bao gồm các phần tử có mối liên hệ chặt chẽ với nhau . Đảng ,Nhà nước và nhân dân cùng làm , cùng thực hiện , biến năng suất về sản xuất nông nghiệp nông thôn nước ta thnàh thế mạnh trong giai doạn phát triển mới tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nứoc công nghiệp hiện đại

doc17 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Vai trò của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiên nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . Đặt vấn đề Nước ta là một nước nông nghiệp sự phát triển của xã hội chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông thôn. Nông thôn là nơI cung cấp nguồn nhân lực dồi dàôch xã hội chiếm trên 70% lao đọng xã hội và nông thôn chiếm 80% dân số cả nước. Nông nghiệp là một nghành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của đất nước song đó còn là một nền nông nghiệp lạc hậu và thấp kém. So với một số nước trong khu vực chúng ta có nhiều thế mạnhvà tiềm năng hơn song năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn được đảng và Nhà Nước đưa lên vị trí hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước bởi vì nghanh nông nghiệp nói chung là một nghành sản xuất vật chất quan trọng đối với các nước trên thế giới. Đối với nước ta, nghành nông nghiệp là một nghành cấu thành nền kinh tế quốc dân cung cấp nhiều sản phẩm trồng trọt, chăn nuôI trong đời sống hàng ngày của nông dânvà nguyên vật liệu cho các nghành công nghiệp dể chế biến nhiều sản phẩm tiêu dùng, trong đó có sản phẩm của nghành Công Nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹ và nhiều nghành công nghiệp khác đều cần số lớn nguyên liệu từ nguồn gốc của nghành nông nghiệp. Nên khong có một nền nông nghiệp phát triển tốt, không có sự dôi thừa về sản phẩm Nông Nghiệp thì không có một nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa phồn vinh được. Tiếp tục đường lối đổi mới, Đại Hội Đảng làn thứ 9 dã quyết định đường lối chiến lược phá triển xã hội của đất nước trong giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá, đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với Công Nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn. Chính vì kinh tế nông thôn có một vị trí quan trọng như thế trong cơ cấu kinh tế của nước ta nên em dã chọn đề tài “ vai trò của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta hiên nay “ để nghiên cứu B- Nội Dung I. Lý luận về kinh tế nông thôn và vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ lên CNXH. 1. Lý luận về kinh tế nông thôn Nông thôn là một kháI niệm để chỉ địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Kinh tế nông thôn là khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinht tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế… vừa có những đặc trưng riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam là một nước Nông Nghiệp do vậy nền kinh tế nông thôn giữ vai trò rất quan trọng không những đã nuôi sống xã hội bằng sản lượng lương thực mà sản xuất nông nghiệp đã tạo ra mà còn góp phần tăng chỉ số GDP nhờ việc xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản. Nông nghiệp là nơi sản xuất lương thực thực phẩm cho nhu cầu cơ bản của nhân dân, cung cấp nông sản nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Trong nhiều năm, Nông Nghiệp sản xuất ra 40% thu nhậo quốc dân và trên 40% giá trị xuất khẩu góp phần tạo nguồn tích luỹ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Xét về mặt kỹ thuật, kinh tế nông thôn cố thể bao gồm nhiều thành phần kinh tế như: Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Ngư Nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… Trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là nghành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế- xã hội, kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể… Tuy nhiên các thành phần kinh tế này có những hình thức biểu hiện riêng biệt. Phát triển kinh tế nông thôn sẽ thực hiện được quá trình CNH-HĐH tại chỗ, gắn bó tại chỗ công nghiệp và nông nghiệp Giảm sức ép của sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng phát triển và kém phát triển. Mặt khác,nông thôn là nơi tuyền thống cộng đồng cả tốt và xấu còn rất sâu đậm, phát triển kinh tế nông thôn sẽ tạo điều kiện vừa phát huy được truyền thống văn hoá xã hội tốt đẹp vừa bài trừ được văn hoá lạc hậu cổ hủ, vừa tổ chức tốt đời sống văn hoá tinh thần. 2. Vai trò của kinh tế nông thôn 2.1 Cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội Ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Xã hội có thể thiêud nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm cho xã hội. Do đó, việc thoả mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện khá quan trọng để ổn định kinh tế. Sự phát triển có ý nghĩa quyết định đối với việc thoả mãn nhu cầu này. 2.2 Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ Các nghành Công Nghiệp nhẹ như chế biến lương thưc, thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy, đường… PhảI dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Do đó quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết dịnh quy mô tốc độ tăng trưởng của các nghành công nghiệp nhẹ nói trên 2.3 Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá CNH đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên CNXH. Để CNH thành công thì chúng ta cần phảI có nguồn vốn lớn. Là nước nông nghiệp thông qua việc xuất khẩu hàng nông sản đã góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. 2.4 Nông nghiệp nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ . Với những nước lạc hậu, nông nghiệp nông thôn tập trung phần lớn lao động và dân cư, do đó đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất như: thiết bị nông thôn, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu, thông tin, giao thông vận tảI, thương mại… cũng ngày càng tăng. Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp nông thôn càng làm cho mức sống, mức thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghiệp như: ti vi, tư lạnh, xe máy, vảI vóc…và nhu cầu về dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục,du lịch, thể thao…cũng ngày càng tăng. Nhu cầu về các loaị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu vực kinh tế rộng lớn là nông nghiệp nông thôn góp phần đáng kể mở rộng thị trường của công nghiệp và dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ. 2.5 Phát triển nông nghiệp , nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế , chính trị Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước. Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt đảm bảonhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, là thị trường cua CN và dịch vụ…Do đó, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định, phát triển kinh tế quốc dân. Mặt khác,phát triển nông thôn trực tiếp nâng cao dời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn. Vậy phát triển nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị xã hội.Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân, người bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công cuộc xây dung CNXH và bảo vệ tổ quỗc XHCN. Phát triển nông nghiệpnông thôn góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cường sức mạnh của chyên chính vô sản. II. Vai trò của nhà nước –những chính sách kinh tế của nhà nước tác động tới kinh tế nông thôn 1. Vai trò của nhà nước đối với kinh tế nông thôn . Trong cơ chế thị trường đòi hỏi phảI có sự quản lý của nhà nước đối với thị trường để đảm bảo cho sản xuất và đời sống ở nông thôn hoạt động bình thường. Dựa vào hệ thống quy hoạch kế hoạch định hướng, dựa vào các công cụ quản lý như: kế hoạch tài chính tín dụng và ngân hàng…các biện pháp kinh tế; tổ chức, hành chính, pháp luật. Nhà nước quản lý điều tiết các quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn tạo môI trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách hiệu quả và bình đẳng. Nhà nước có chính sách xoá đói giảm nghèo nhưng cũng khuyến khích các hộ tiến lên khá và giàu. Nhà nước có các chính sách khuýen khích đồng thời có chính sách tiêu thụ sản phẩm kịp thời với giá cả phảI chăng, có chính sách đối với những vùng khó khăn và thuận lợi, đối với nhưng năm đước mùa và những năm mất mùa, đồng thời có những chính sách điều chỉnh lại quan hệ cung cầu và giá cả thay dổi ở thị trường trong nước và thế giới. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, vai trò của nhà nước đối với nông nghiệp nông thôn được thể hiện qua những chính sách của nhà nước tác động vào kinh tế nông thôn. 1.1 Chính sách ruộng đất Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, do đó chính sách ruộng đất sẽ tạc động rất mạnh đến nông nghiệp nông thôn Hiện nay, Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp tục đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho nông dân với thời hạn dàI thậm chí quyền sử dụng ruộng đất có thể được kế thừa thế chấp…Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai, khuyến khích nông dân thực hiện ‘dồn điền dồn thửa’ trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh…tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và chyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luận 1.2 Chính sách đầu tư Sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào các công trình công cộng như: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cung ứng điện, giống…Việc xây dung các công trình đó đòi hỏi phảI có đầu tư rất lớn, vượt xa khả năngkinh tế nông thôn. Vì vây, nhà nứơc phảI có chính sách đàu tư hỗ trợ cho nông nghiệp , nông thôn. Đồng thời, nhà nước phảI có các chính sáhc huy động các nguồn lực tại chỗ nhằm xây dung cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn.Phương thức này co ý nghĩa quan trọng đối với các vùng nông thôn có nhiều khó khăn, xoá đi sự chênh lệch khách quan tạo nên trong quá trình phát triển. Quá tình tổ chữ thực hiện đầu tư phát triển nông thôn, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầngnông thôn dòi hỏi phảI được tiến hành hteo một quỷtình chặt chẽ, thận trọng công khai dân chủ theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”. 1.3 Chính sách thuế Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước thay mặt toàn dân thực hiện quyền sở hữu đó. Do đó, việc nhà nước thu địa tô là cần thiết chính đáng. Chính sách thuế nông nghiệp vừa phảI xuất phát từ lý luận địa tô của C.Mác vừa phảI căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, vào những định hướng lớn của nên fkinh tế.Chinh sách thuế con có ý nghĩa rất to lớn trong việc điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, thực hiện công bằng xá hội ở nông thôn. Chinh sách thuế đối với nông nghiệp, nông thôn cần phảI lưu ý đến những vấn đề sau: Thư nhất, trình đọ phát triển của nong nghiệp, nông thôn thấp kém hơn so với các nghànhf các khu vực kinh tế khác. Do đó, mức thuế suất, các sắc thuế áp dụng cho nông nghiẹp, nông thôn sẽ phảI khác với các nghành, các khu vức khác. Thứ hai, kinh tế nông nghiệp nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tư nhiên. Do vậy khi thời tiết không thuận lợi hoặc thiên tai cần có sự điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp. Thứ ba, cư dân nông thôn chiếm tỷ lệ rất lớn trông dân số cả nước nhưng co mức thu nhập, mức sống rất thâp. Sự ổn địh về kinh tế xã hộỉơ khu vực này có ý nghĩa rất quan trọngđối vói việc ổn định kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, chính sách thuế phảI dặt trong mối quan hệ và phảI phù hợp với các chính sáhc xã hội 1.4 Chính sách khoa học công nghệ Đẩy mạnh ứng dung tiến bộ khoa học công nghệlà một nôI dung của phảt triển của phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.Nhưng việc ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn gặp rất nhiều trở ngại khó khăn: khả năng có hạn về vốn liếng, tiếp cận thông tin kém, sự cản trở của nhiều lề thói, tập tục lạc hậu…của người nông dân. Do đó, phát triển nông nghiêp, nông thôn đòi hỏi phảI có sự hộ trợ của nhà nước về khoa học công nghệ. Phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới tạo khả năng nâng cao năng suất lao động. Viẹc áp dụng thành tựư công nghệ mớilà nhân tố quan trọngthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trong coong nghiệp và dịch vụ. Nhà nước cần hỗ trợ việc ứng dụng thành tựư khoa học công nghệ nhất là công nghệ giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản chế biến…Khuyến khích xây dung cơ sở chế biến nông lâm- thuỷ sản- công nghiệp, tập trung nâng cao năng lực các trung tâm nghien cứu chuyển giao công nghệ cho nông nghiệp và nông thôn. Chính sách khoa học-công nghệ phảI tính tớinhứng đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, khả năng kinh tế và nhận thức, phong tục, tập quán, lề thói canh tác của cư dân nông thôn…Đồng thời, chính sách khoa học công nghệ còn phảI xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, chiến lược sản phẩm xuất khẩu và khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm trên thị trường thề giới…Các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp như: công ty giống cây trồng vật nuôI, công ty thuỷ lợi phân bón, công ty xuất khẩu nông sản…có vai trò hết sức to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến khoa học công nghệ cho nông dân. Chính sách khoa học công nghệ phảI được triển khai dựa tren các hình thức kinh tế này. 1.5 Chính sách giá cả và sản lượng . Trong cơ chế thị trường, giá cả nông phẩm không chỉ ảnh hưởng đến mức thu nhập, mức sống của người nông dânmà còn ảnh hưởng đến sản lượng nông sản, đến sự ổn định XH. Do đo sự can thiệp của nhà nước vào giá cả và sản lượngnông phẩm là rất cần thiết. Trong những năm được mùa, giá cả nông phẩm thường giảm sútnghiêm trọn, ảnh hưởng xấu đến đời sống của nông dânvà quy mô sản xuất trong những năm tiếp theo. Nhà nước cần dịnh giá sàn đối với nông sản phẩm. Để giá sàn đước thực hiện trên thực tế, nhà nước cần có hỗ trợ về tàI chính cho các công ty thu mua nông sản. Nhà nước cũng cần có dự trữ nhất định về nông sản phẩm để ổn định giá cảvào nhiều lúc giáp vụ, nhiều năm thời tiết không thuận lợi, thiên tai… Để ổn định sản xuất nông nghiệ, nhà nước cần có dự báo về nhu cầu và hướng dần nông dân sản xuất với quy mô phù hợp. Nhà nước cần có chính sách khuýen khích xuất khẩu nông sản, tìm kiếm và mở rộng thị trường nông sản. 1.6 Chính sách tín dụng Thu nhập của cư dân nông thôn nhìn chung rất thấp, vì sản xuất nông nghiệp lại rất nhạy cảm và còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.Tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh vẫn tồn tại phổ biến ở nông thôn ,ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nông nghiệp nông thôn .Không ít gia đình nông dân vì không có vốn sản xuất kinh doanh mà rơI vào tình trang đói nghèo Trong cơ chế thị trường hiện nay ,chức năng của các ngân hàng thương mại là kinh doanh tièn tệ và lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của họ .Xét thuần tuý về kinh tế, cho người ngheo vay tièn có nghĩa là đầu tư vào lĩnh vực có độ rủi ro caovà vì thế tất yếu ngân hàng thương mại không muốn cho người nghèo vay tiền, nếu cho vay thì số lươngj ítvà lãI suất cao .Điều đó có nghĩa là người nông dân khó vay tiền ,phải chịu lãI suât caovà do đó khó có cơ hội để cảI thiện và nâng cao mức sống,mức thu nhập.Đây là nghịch xét về phương diện xã hộivá tráI với việc thực hiện định hướngXHCN .Bởi vậy,Nhà nước cần có chính sách tín dụng phù hợphox trợ cho nông dân. Chính sách tín dụng phỉa đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Thứ nhất, tạo điền kiện cho nông dân có thể vay được tiền để sản xuất kinh doanhvới lãI suất thị trường Thứ hai, giúp đỡ nông dân sử dụng có hiệu quả đồng vốn,vừa hạn chế rủi rokhi cho vay ,vừa giúp đỡ nông dân nâng cao mức sống, mức thu nhập 1.7 Chính sách xã hội Sự phát triển kinh tế nông nghiệp , nông thôn sẽ tạo ra những tiền đề thuận lợi để phát triển văn hoá -xã hội ở nông thôn .Tuy nhiên trong điền kiện cơ chế thị trường sự phát triển đó không tránh khỏinảy sinh các vấn đề xã hội : dư thừa lao động , phân hoá giàu nghèo, các tệ nạn xã hội , sự xuất hiện những tầng lớp dân cư xã hội mới …Do đó ,Nhà nước phảI có các chính sách nhằm goiaỉ quyết và hạn chế những vấn đề xã hội như: chính sách xoá ddois giảm nghèo, choính sách phát triển văn hoá ,y tế , giáo dục, thực thi luật pháp và thực hiện công bằng , dân chủ ở nông thôn 2 Thực trạng kinh tế nông thôn nước ta hiện nay 2.1 Những thành tựu đã đạt được Trong những năm gần đây công nghệ sinh học đã tạo ra nhiều giống lúa , rau , ngô,cây ăn quả và cây lâm nghiệp năng suất cao phù hợp với các vùng sinh thái , nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sinh học áp dụng trong trồng trọt chăn nuôi , nuôi trồng thuỷ sản.Chính nhờ vậy sản xuất lương thựcđã tăng khá nhanh và vững chắc đảm bảo được nhu cầu lương thực trong nước , ngoàI ra có 2-3 triệu tấn lương thực xuất khẩu hàng năm .Các mặt hnàg sản xuất nông sản khác như: cây công nghiệp , cây thực phẩm , chăn nuôi , nuôI trồng thuỷ sản cũng đều tăng nhanh . Cụ thể : Trong sản xuất lương thực ,sản lượng lúa vừa chiếm tỉ trọng lớn nhất vừa tăng trưởng nhanh về năng suất. Năm 2003/2000, dù diện tích lúa không tăng nhưng năng suất bình quân tăng thêm 4,2 tạ /ha ,làm sản lượng tăng thêm 2,1 triệu tấn , đưa Việt Nam thành nước có tốc độ tăng sản lương lúa nhanh nhất thế giới và khu vực Châu á- TháI Bình Dương.Theo đánh giá của FAO,trong 13 năm qua (1993-2003),tốc độ tăng của sản lượng lúa gạo Việt Nam là 5,3%so với 1,5%của thế giớivà 1,51% của khu vực Châu á Thái Bình Dương.Năm 2002,sản lượng lúa của Việt Nam đạt 34,45 triệu tấn chiếm khoảng 6,4%sản lượng lúa thế giới và 7,2%của khu vực. Số lượng và chất lượng gạo xuất khẩu tiếp tục tăng:năm2001 xuất khẩu3,55 triệu tấn ,năm 2002xuất khẩu3,2 triệu tấn và 6 tháng đầu năm 2003 đạt gần 2,4 triệu tấn ,tăng 54,1%so với cùng kì2002 và khả năng cả năm đạt trên 3,5 triệu tấn Bên cạnh cây lúa sản xuất ngôcó nhiều tiến bộ cả về mở rộng diện tích , thâm canh tăng năng suất.Diện tích ngônăm 2002 đạt 816 nghìn ha tăng 86 nghìn ha so với năm2000, năng suất đạt30 tạ /ha, tăng 2,5tạ/havà sản lượng đạt xấp xỉ2,5 triệu tấn , tăng 50 vạn tấn trong 2 năm tương ứng .Vụ đông xuân2003diện tích ngô tăng gần 47 nghìn ha, năng suất đạt32,4tạ/ha.Ngô trở thành cây màu lương thực hàng hốác vị trí quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc ,đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và bước đầu đã có xuất khẩu. Sản lưọng lạc bình quân năm 2001 tăng 8% so với năm 1996, mía tăng 13,7% , cà phê nhân tăng 56%, cao su tăng39%, hồ tiêu gấp 2,1lần, chè tăng 43,6%, bông tăng 54,2%.Sản lượng cà phê nhân khô năm 2001 đạt840 nghìn tấn , tăng 4,7%so với năm 2000và gấp 2,65 lần năm 1996.Năm 2002đạt gần 700 nghìn tấnvà năm 2003 ước tính đạt khoảng 720 nghìn tấn . Cà phê đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn thứ 2 sau gạo . Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với khối lượng lớn đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Cùng với cây cà phê là cây cao su .Diện tích và sản lượng tăng với nhịp độ nhanh .Năng suất bình quân trong 2 năm 2001-2002 luôn luôn ổn định ở mức 12-13 tạ /ha (mủ khô);sản lượng từ 290 nghìn tấnnăm 2000 tăng lên 312 nghìn tấn năm 2001;297,6 năm 2002và năm 2003 ước tính đạt320 nghìn tấn. Hiện nay cao su vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn có giá trị thứ 3 sau gạo và cà phê. Sản lượng cao su xuất khẩu năm2001 và 2002đạt bình quân mỗi năm 290 nghìn tấn và 6 tháng đầu năm 2003 đạt 164 nghìn tấn .Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam đã mở rộng ra 30 nước , trong đó có Trung Quốc là thị trường lớn nhất thu hút 80%sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam Sản xuất chè cũng đạt được những kết quả cao .Năm 1998 ,sản lượng che là 295 nghìn tấn , năm 2001 là là 340 nghìn tấn , năm 2002là 423 nghìn tấn . Sản lượng chè xuất khẩu ngày càng tăng : năm 2001đạt68,2 nghìn tấn búp khô; năm 2002đạt 74,8 nghìn tấn .Đến nay Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 9 trong 32 quốc gia săn xuất chè trên thế giới . Đối với cây điều , sản lượng hạt điều nhân từ 67,6nghìn tấn năm 1999 lên 73 nghìn tấn năm 2001 và 129 nghìn tấn năm 2003.Sản lượng điều xuất khẩu năm2001 đạt 43,7 nghìn tấn ; năm 2002đạt62,2 nghìn tấn .Cây điều không chỉ có giá trị cao mà thị trường xuất khẩu lại đang mở rộng và ít bị cạnh tranh hơn gạo , cà phê. Từ vị trí thứ10 thế giới những năm trước đến năm 2002Việt Nam đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới .Sản lượng sản xuất và xuất khẩu tăng dần qua các năm và có đột biến thời kì 2001-2002. Sản lượng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu năm 2002 đã gấp 10 lần năm 1990.Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu năm 2002 đã đạt 108 triệu U S D , Đứng thứ 6 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu cao hơn cả chè , lạc nhân . Trong 6 tháng đầu năm 2003 , sản lượng hạt tiêu xuất khẩu đạt 33,6 nghìn tấn , đạt giá trị kim ngạch 64,4 triệu U S D . Cây ăn quả là một thế mạnh của nông nghiệp nước ta . Các cây có giá trị kinh tế cao , có thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như vảI thiều , nhãn , xoàI , dứa , nho ,mận , cam , quýt đều tăng nhanh về diện tích và được nâng lên về chất lượng .Năm 2002 ,sản lượng 8 loại cây ăn quả chủ yếu ( cam , quýt , chuối , dứa , xoài ,nhãn , vảI và chôm chôm )đạt 2643 nghìn tấn , tăng 8,6% so với năm 2000 trong đó tăng nhanh nhất là nhãn ,vải với 648 nghìn tấn gấp 2,3 lần , dứa 289 nghìn tấn tăng 56%. Do sản xuất lương thực phát triển , thức ăn cho chăn nuôI dồi dào nen các đàn gia súc và gia cầm tăng ổn định .Tính đến thời điểm 1/10/2002, đàn trâu đạt hơn 2,8 triệu con , xấp xỉ năm 2001; đàn bò đạt 4,1 triệu con , tăng 163 ngàn con , đàn lợn 23,17 triệu con , gia cầm 233,3 triệu con .Sản luợng thịt các loại năm 2002 đạt 2146,2 ngàn tấn . Trong những năm gần đây ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển toàn diện cả nuôI trồng và đánh bắt .Sản lượng thuỷ sản năm 2001 đạt 2,43 triệu tấn tăng 8,2%so với năm 2000, năm 2002 đạt 2,65 triệu tấn tăng 8,7% so với năm2001và 6 tháng đầu năm 2003 đạt 1,33triệu tấn ,tăng 4,6 % so với cùng kì năm trước.Sản xuất đạt mức tăng trưởng khá nên xuất khẩu thuỷ sản đạt mức cao nhát từ trước đén nay .Năm 2001đạt 1,8 tỉ U S D tăng 25% so với năm 2000;năm 2002 đạt trên 2 tỉ U S D và 6 tháng đàu năm 2003 đạt 989 triệu U S D tăng 16,9 % so với cùng kì năm trước . Công nghiệp ché biến nông lâm thuỷ sản đã có bước tăng trưỏng đáng kể nhưng nhìn chung còn nhỏ bé phân tán trình độ công nghệ thấp , sản lượng chế biến đạt chất lượng chưa cao khả năng cạnh tranh còn nhiều hnạ chế .Gía trị tổng sản lượng công nghiệp chế biến nông lâm tiếp tục tăng , tốc độ tăng trung bình bình quân hàng năm từ 12-14% và là ngành chiếm tỉ lệ khá lớn trong nông thôn 30-32%so với năm 1990, chế biến đường tăng 3,4 lần, cà phê 4lần ,cao su mủ 3,2 lần , xay xát gạo 1,9 lần , điều nhân gấp 80 lần . Giá trị sản lượng công nghiệp chế biến so với giá trị tổng sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng từ 33,8% năm 1990 lên 42% năm1995 và khoảng 46% hiện nay . Cơ sở hạ tầng kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ do đó thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển ổn định vượt qua mọi khó khăn thời tiết và thiên tai .Thuỷ lợi hiện nay cả nước có 8625 công trình các loại .Hệ thống đường giao thông nông thôn phat triển bằng cơ chế “ Nhà nước và nhân dân cùng làm “từ năm 1991-1997 cả nước huy động 7890,3 tỉ đồng đầu tư phát triển giao thông nông thôn .Hệ thống chợ được hình thành ở các tụ điểm kinhtế nông thôn có tác dụng thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển . Đời sống vật chất và tinh thầncủa nhiều vùng nông thôn đã được cải thiện rõ rệt, điều kiện ăn ở đi lại học hành ở nhiều nơi đã tiến bộ hơn trước .Số hộ nghèo đói đã giảm rõ rệt , số hộ khá và giàu trong nông thôn tăng nhiều hơn ; nhà ở ,đường giao thông , trường học ,trạm y tế ở nông thôn được khang trang hơn trước .Trình độ học vấn của người dân tăng lên rõ rệt .Nhìn chung bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. 2.2 Những tồn tại và thách thức Mặc dù có nhiều chuyển biến trong nông thôn thời gian qua song vẫn tồn tại nhiều yếu kém Thị trường tiêu thụ nông sản và hàng hoá nông thôn phát triển không ổn định .Sản xuất nông nghiệp tăng hầu hết các mặt nhưng thị trường tiêu thụ khó khăn, nông sản hàng hoá bị ứ đọng , giá cả tụt xuống thấp mặc dù nhà nước đã có nhiều giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản như: trợ giá nông sản , xúc tiến xuất khẩu , đầu tư cơ sở chế biến . Cơ cấu sản xuất nông thôn chuyển dịch chậm không đủ sức thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp ,đã hạn chế nhiều trong việc tập trung đất đai để cơ giớ hoá , tạo năng suất lao động cao . Vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu nông nghiệp nông thôn .Trước 1990 tỉ trọng vốn đầu tư ngân sách nhà nước chiếm 20% vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế , thì nhiều năm giảm xuống còn 11-12% năm 1998 tăng lên khoảng 15% , song chủ yếu đầu tư cho thuỷ lợi và đê điều đầu tư cho công nghệ còn thấp . Có tỉnh đầu tư cho nông nghiệp nông thôn giảm cả về số lượng và tỉ trọng như Đồng Nai 48,5 tỉ đồng (năm 1995)xuống còn 44,2 tỉ đồng (1996)và 38,8 tỉ đồng (1997)tỉ trọng từ 10% xuống còn 6,3% và 4,8% trong 3năm tương ứng Dân cư nông thôn nói chung nghèo , thu nhập thấp , tích luỹ ít không đủ khả năng tự đầu tư theo yêu cầu thâm canh cao và phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhất là đầu tư vào công nghệ tiên tiến , công nghiệp nông thôn phần lớn sử dụng công nghệ thảI loại từ công nghiệp thành phố , hoặc công nghệ tự tạo nên công nghệ lạc hậu .Việc vay vốnphát triển công nghiệp nông thôn còn rất hạn chế thời gian ngắn , mức vốn vay ít không có tàI sản thế chấp .Các trang trại và doanh vừa và nhỏ rất thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và đổi mới công nghệ .Vốn đầu tư nước ngoàI dựa vào các dự án nông nghiệp nông thôn vừa ít về số lượng vừa bé về quy mô .Đến tháng 9/1998 mới có 237 dự án với tổng vốn 1691 triệu USD chiếm 10% về số dự án và 5% về số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam , điều đáng quan tâm là hoạt động kém hiệu quả (đã có 37 dự án bị giải thể với số vốn 146triệu U SD ) Phát triển sản xuất , tăng trưởng kinh tế chưa gắn bảo vệ tàI nguyên và môi trường .Tình trạng tài nguyên thiên nhiên như : đất , nước , rừng , biển bị khai thác vượt quá mức cho phép dẫn đến nghèo kiệt , ảnh hưởng xấu đến môI trường sinh thái là thực tế tồn tại đáng lo ngại .Tình trạng ô nhiễm môI trường và vệ sinh thực phẩm ở các làng nghề rất cần báo động và sớm có biện pháp xử lí. Tình trạng cung vượt cầu diễn ra phổ biến và kéo dài đối với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã dẫn đến giá lương thực , thực phẩm ,nguyên liệu giấy giảm và đứng ở mức thấp , kéo theo thu nhập của nông dân và sức mua ở thị trường nông thôn tăng chậm .Lúa gạo, rau quả tươi , thịt lợn , thịt gia cầm , cà phê, cao su, thuỷ sản , nguyên liệu giấy …đều xuất hiện tình trạng ứ đọng sản phẩm do tốc độ tăng trưởng sản xuất cao hơn tốc độ tăng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu .Tình trạng này tồn tại ngay cả trong những năm , những vùng bị thiên tai , dẫn đến giá cả giảm trên phạm vi cả nước . Cơ cấu nội bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn mất cân đối. Năm 2000nông nghiệp chiếm 79,1% , lâm nghiệp 4,7% , thuỷ sản 16,2% nhưng đến năm 2002ba tỉ lệ tương ứng chỉ mới là 76,9%, 4,3% và 18,8% . Trong nội bộ nông nghiệp cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi mất cân đối . Năm 2002 tỉ trọng chăn nuôI mới chiếm 21,1% giá trị sản xuất nông nghiệp .Như vậy mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành chính với tỉ trọng chăn nuôi lên đạt 30% giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2000 đã không đạt được.Cho đến nay cây lương thực vẫn chiếm 63-64%tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và từ 83-84% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là không hợp lí . Xu hướng độc canh cây lúa vẫn còn diễn ra ở một số vùng và địa phương Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là hướng đi tất yếu của nước nông nghiệp .Những tồn tại trên cần có biện pháp sớm khắc phục trươc mắt dồn sức công phá những chương trình trọng điểm đổi mới công nghệ từng bước hiện đại một số lĩnh vực mũi nhọn sớm tiếp cận trình độ của khu vực và trên thế giới , tạo ra bước phát triển vượt bậc năng suất và chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới C. Kết luận Kinh tế nông thôn là là vấn đề phức tạp và rộng lớn . Nông thôn là vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước .Đối với nước đang phát triển nông thôn lại càng có ý nghĩa to lớn , đặc biệt là nước ta .Đó là cơ sở đầu tiên để tổ chức sản xuất , đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhân dân . Đất đai lao động là cơ sở vật chất kĩ thuật là nguồn lực quan trọng ngay từ bước đI ban đầu phát triển kinh tế . Muốn nghiên cứu nông thôn đòi hỏi phảI có sự hiểu biết các vùng khác nhau của đất nước cả về kinh tế lẫn xã hội , phăI có lí luận và phương pháp luận khoa học về phát triển kinh tế xã hội nông thôn , được đúc kết trong quá trình xây dung nông thôn , trong lịch sử nước ta và các nước trên thế giới , từ đó vận dụng lí luận trên vào điều kiện cụ thể của nông thôn hiện nay cũng như hướng phát triển sắp tới Thực hiện việc phát triển kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ đòi hỏi có sự quan tâm của các ngành các lĩnh vực khác ngoàI lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng , vì kinh tế nước ta là một thể thống nhất bao gồm các phần tử có mối liên hệ chặt chẽ với nhau . Đảng ,Nhà nước và nhân dân cùng làm , cùng thực hiện , biến năng suất về sản xuất nông nghiệp nông thôn nước ta thnàh thế mạnh trong giai doạn phát triển mới tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nứoc công nghiệp hiện đại Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế chính trị Mác –Lê Nin Giáo trình kinh tế nông nghiệp - nông thôn Kinh tế xã hội –Việt Nam 3 năm 2001-2003 Văn kiện đại hội Đảng Các tàI liệu khác : tạp chí cộng sản , thời báo kinh tế Việt Nam … Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35806.doc
Tài liệu liên quan