Đề án Xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai - Thực trạng và giải pháp

+ Quan hệ hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại trong giai đoạn 2006 - 2010 đó là: Tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác với các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đã và đang có mối quan hệ truyền thống với Lào Cai. Xúc tiến mở rộng hợp tác với một số vùng lãnh thổ trong khu vực ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, tong đó trọng tâm là các tỉnh, thành phố lớn, các tỉnh có quan hệ truyền thống, tỉnh lân cận. Quan hệ với vùng lãnh thổ; đặc biệt là với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để hợp tác điều chỉnh quy hoạch và phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng tại Khu thương mại Kim Thành - Bắc Sơn (Trung Quốc); hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; hỗ trợ lẫn nhau phát triển kinh tế với vùng Tứ Xuyên và tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) và vùng Aquitaine (Cộng hoà Pháp); vùng Vancouver (Ca na đa). Tiếp tục hợp tác với các tỉnh thành phố trong cả nước; tăng cường hợp tác với các tỉnh trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trọng tâm là Hà Nội, Hải Phòng. Với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), oxfam Anh, DANIDA Đan Mạch; các đại sứ quán các nước tại Việt Nam như Đại sứ quán Pháp, Anh, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc vv. Với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tăng cường xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư để thu hút các doanh nghiệp, huy động các nguồn lực trong dân đầu tư sản xuất, kinh doanh.

doc46 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để và tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch chi tiết từng năm cho các xã trong các huyện, thành phố. Tổng vốn kế hoạch giao từng năm của cả tỉnh căn cứ vào mức vốn do Trung ương giao. - Hàng năm các thôn, bản đều họp bình xét lập danh sách đăng ký đối tượng hưởng lợi, gửi lên UBND xã. UBND xã xét duyệt, tổng hợp báo cáo UBND huyện, thành phố, Ban chỉ đạo huyện xét duyệt và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 134 của tỉnh tổng hợp báo cáo thường trực UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch chi tiết cho từng xã; - UBND huyện, thành phố căn cứ kế hoạch tỉnh giao, tiến hành giao kế hoạch chi tiết cho các xã trực tiếp làm chủ đầu tư để tổ chức thực hiện. « Những kết quả đạt được * Kết quả thực hiện trong 3 năm (2005-2007) - Hỗ trợ nhà ở: Số hộ được hỗ trợ 4.825 hộ, kinh phí 20.420 triệu đồng. - Hỗ trợ đất ở: Số hộ được hỗ trợ là 121 hộ với diện tích 7,46 ha kinh phí 12,1 triệu đồng. - Hỗ trợ đất sản xuất: Số hộ được hỗ trợ 333 hộ với diện tích 129 ha, kinh phí 638 triệu đồng. - Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán hộ gia đình: đã thực hiện hỗ trợ cho 1.850 hộ, kinh phí 549 triệu đồng. - Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Số hộ được hưởng lợi là 12.231 hộ, đầu tư 176 công trình, kinh phí 58.302 triệu đồng. - Quản lý chỉ đạo: 213 triệu đồng - Tổng vốn đã thực hiện 03 năm là: 80.134 triệu đồng. * Năm 2008 - Nhà ở: đã thực hiện hỗ trợ cấp bổ sung 02 triệu đồng/01 hộ cho 1.880 hộ, kinh phí 3.760 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch năm. - Đất ở: không thực hiện được do định mức hỗ trợ thấp. - Đất sản xuất: không thực hiện được do không có quỹ đất để hỗ trợ. - Nước sinh hoạt hộ gia đình: hỗ trợ cho 850 hộ, kinh phí 407,1 triệu đồng. - Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Đầu tư 23 công trình cấp nước SH tập trung, tổng dự toán 12,4 tỷ đồng, vốn kế hoạch 6.672 triệu đồng, hiện nay các công trình đang thi công, khối lượng ước đạt 05 tỷ đồng, bằng 40% tổng dự toán, đạt 75% so với kế hoạch. - Quản lý chỉ đạo: 80 triệu đồng. - Tổng số đã thanh toán, giải ngân: đến 15/11/2008 là 16.200/33.417 triệu đồng, đạt 48,5% kế hoạch. * Tổng hợp kết quả thực hiện 04 năm 2005-2008. - Nhà ở: Trung ương duyệt 4.717 hộ thực hiện 4.825 hộ, đạt 102, 29%, kinh phí thực hiện 28.446 triệu đồng (trung ương giao 24 tỷ đồng), đã hoàn thành việc xoá xong nhà tạm, nhà tranh tre, lứa lá, dột nát và giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở (theo chuẩn cũ QĐ 1143), nguồn vốn QĐ 134 thực hiện 4.084 hộ (305 hộ cận nghèo). Vốn khác thực hiện 741 hộ, 445 hộ từ nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư vốn 2.670 triệu đồng, 296 hộ, vốn 1.776 triệu đồng huy động từ cộng đồng, các doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội. - Đất ở: Trung ương duyệt 1.762 hộ thực hiện 1.250 hộ, đạt 71%, ngân sách Trương ương 12,1 triệu đồng, trong đó nguồn vốn 134 thực hiện 121 hộ/2,24 ha, vốn lồng ghép thực hiện 1.129 hộ (sắp xếp dân cư). - Hỗ trợ sản xuất: Trung ương duyệt 4.102 hộ thực hiện 333 hộ/129 ha đạt 8,1%; ngân sách Trung ương, vốn 638 triệu đồng. - Hỗ trợ nước ăn hộ gia đình: Trung ương duyệt 3.091 hộ thực hiện 2.700 hộ đạt 87,4 %; ngân sách Trung ương, vốn 956 triệu đồng, số hộ còn lại sẽ thực hiện khi Trung ương cấp vốn. - Công trình cấp nước tập trung: Trung ương duyệt 406 công trình thực hiện 329 công trình, trong đó nguồn vốn 134 thực hiện 199 công trình, vốn các chương trình khác lồng ghép thực hiện 130 công trình đạt 81%, kinh phí 88.566 triệu đồng, số hộ còn lại sẽ thực hiện khi Trung ương cấp vốn bổ sung. - Chi phí quản lý BCĐ: 213 triệu đồng. + Vốn đầu tư Trung ương cấp cho tỉnh là 114.385 triệu đồng đạt 114,47% mức vốn Trung ương duyệt; bằng 68,9% mục tiêu Đề án tỉnh duyệt. Nguyên nhân tăng do trung ương hỗ trợ bổ sung kinh phí làm nhà thêm 2 triệu đồng/hộ và kinh phí hỗ trợ nước ăn hộ gia đình 100.000đ/hộ) * Đánh giá chung - Chương trình 134 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, việc triển khai thực hiện chính sách giai đoạn 2005 – 2008 là hết sức kịp thơi và đúng lúc đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. * Những kết quả nổi bật: - Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, Ban, ngành. Ban chỉ đạo 134 tỉnh và các huyện, thành phố, các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cơ sở trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo và thực hiện. Sau 4 năm triển khai thực hiện Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ kết quả đạt được đã góp phần giải quyết cơ bản về nhu cầu nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân các dân tộc thiểu số nghèo, đẩy nhanh thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 43,1% năm 2005 xuống còn 25,77% năm 2007. - Việc thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã rất phù hợp với lòng dân, được đông đảo nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng tích cực, nguồn vốn đã đầu tư vào những vấn đề khó khăn nhất và bức xúc nhất trong nhân dân các dân tộc thiểu số nghèo do vậy đã nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. - Nhiều cơ sở, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân, các doanh nghiệp ủng hộ bằng ngày công, vật liệu, tiền vốn trên tinh thần tương thân, tương ái, đồng thời có sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên phân công trách nhiệm cho từng thành viên chịu trách nhiệm giúp đỡ xã, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị từ huyện đến xã và cộng đồng thôn, bản. - Việc giao UBND xã làm chủ đầu tư bước đầu có khó khăn do một số xã chưa quen, nhưng được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, được tập huấn, tuyên truyền đã dần tiếp cận và từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bước đầu tạo động lực hăng hái tham gia và chủ động chỉ đạo thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn, nâng cao trình độ quản lý và điều hành của UBND xã. * Những tồn tại - Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất kết quả đạt thấp so với mục tiêu của đề án, do quỹ đất để bố trí có hạn, mặt khác định mức hỗ trợ thấp nên rất khó thực hiện - Nhiều chủ đầu tư đã không phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực của huyện để trao đổi thông tin và giải quyết những vấn đề phát sinh. Một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tồn tại cả ở khâu khảo sát thiết kế, thi công công trình, thi công chậm, công tác quyết toán công trình hoàn thành còn chậm so với kế hoạch năm; - Do các công trình cấp nước sinh hoạt hầu hết lấy từ nguồn nước ở xa khu dân cư, đường ống dài, nguồn nước nhỏ, do vậy phải lấy nhiều đầu mối mới có đủ nước sinh hoạt cho nhân dân, một số công trình có nhiều đá gốc, vận chuyển vật liệu xa do vậy đã vượt xuất đầu tư, phải điều chỉnh nhiều lần, làm chậm tiến độ thực hiện. - Một số địa phương sau khi bàn giao công trình cấp nước sinh hoạt đã hoàn thành, không xây dựng quy chế quản lý khai thác sử dụng công trình có sự tham gia của người dân nên hiệu quả còn hạn chế. - Trình độ chuyên môn và năng lực của nhiều chủ đầu tư (xã) còn hạn chế, còn khoán trắng cho các phòng, ban của huyện do đó tiến độ thực hiện chậm. - Chế độ báo cáo định kỳ của xã đối với huyện, báo cáo của BCĐ huyện, thành phố đối với BCĐ tỉnh có lúc, có nơi chưa kịp thời và thiếu thông tin. * Nguyên nhân tồn tại - Ban chỉ đạo 134 một số huyện chưa thực sự chú trọng kiểm tra, thanh tra trong quá trình triển khai, thực hiện; - Thực hiện chính sách theo Quyết định 134 là thực hiện hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình, yêu cầu đảm bảo công khai, công bằng dân chủ trong nhân dân, phải tổ chức họp bình xét đến từng thôn bản và người dân, cần nhiều thời gian để tổ chức thực hiện; - Lào Cai là tỉnh nghèo phải trợ cấp từ ngân sách Trung ương trên 70% nguồn vốn đối ứng 20% theo quy định chưa bố trí được, khi triển khai một số chỉ tiêu khó khăn trong tổ chức thực hiện, phải điều chỉnh nhiều lần như chỉ tiêu hỗ trợ đất sản xuất, đất ở; - Đối tượng hưởng lợi theo Quyết định 134 đều là người đói nghèo theo tiêu chí cũ, rất khó khăn về khả năng tài chính cũng như lao động, khả năng tự vận động rất thấp, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng mới thực hiện được; - Đối với các công trình xây dựng cơ bản khi triển khai còn lúng túng ở một số khâu vì quy định mới trong quản lý xây dựng cơ bản thay đổi liên tục. - Do năng lực cán bộ một số xã được giao làm chủ đầu tư nhưng còn phải dựa vào sự giúp đỡ của các phòng ban của huyện. - Quỹ đất để bố trí cho đồng bào thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất, đất ở không còn, chủ yếu là vận động trong nhân dân tự nguyện nhượng lại cho nhau, mức kinh phí hỗ trợ đất sản xuất, đất ở là 5 triệu đồng/ha được tính bình quân cả đất ở, đất sản xuất, đất nương rẫy và đất lúa là quá thấp rất khó triển khai, cụ thể (đất ở là 100.000đ/hộ; đất sản xuất (đất nương rẫy) được 2,5 triệu đồng/hộ, còn đất 1 vụ lúa và đất 2 vụ lúa không có khả năng thực hiện) - Nội dung hỗ trợ nhà ở: Tiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều yếu tố như mùa vụ sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán của các dân tộc; tuổi làm nhà, mùa làm nhà, công tác chuẩn bị nguyên vật liệu, mặt bằng... cần có thời gian. Việc họp dân bình xét những hộ được hỗ trợ nhà ở cũng gặp nhiều khó khăn, phải đối chiếu với kết quả điều tra đói nghèo, nhiều trường hợp do dân họp bình xét lại không nằm trong danh sách đói nghèo, huyện phải thẩm định lại. Một bộ phận nhân dân còn ỉ lại sự đầu tư của Nhà nước; - Năm 2008 thực hiện Nghị định 14 của Chính phủ, phòng Dân tộc các huyện bị giải thể từ 1/4/2008, cho nên năm 2008 công tác chỉ đạo ở cơ sở và huyện rất khó khăn. * Phương hướng thực hiện Quyết định 134/TTg trong 2 năm 2009 - 2010 - Qua đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2005 -2008 và khảo sát nhu cầu hỗ trợ giai đoạn 2009 – 2010 theo tiêu chí mới (Quyết định 170), đối tượng cần hỗ trợ theo Quyết định 134 vẫn còn rất lớn cụ thể: + Hỗ trợ nhà ở theo tiêu chí cũ (Quyết đinh 1143) Lào Cai đã hỗ trợ vượt mục tiêu được duyệt, nhưng theo tiêu chí mới (Quyết định 170) hiện còn 5.988 hộ cần được hỗ trợ nhà ở; + Đất sản xuất còn 6.968 hộ; + Số hộ cần hỗ trợ nước ăn hộ gia đình là 2.500 hộ, + Số công trình CNSH tập trung là 77 công trình. - Một số giải pháp nhằm thực hiện hoàn thành Quyết định 134/TTg trong năm 2008-2010. +Về nhà ở: tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp để hỗ trợ cho các hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà tạm bợ, dột nát. Đề nghị Trung ương cấp vốn bổ sung để tỉnh hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. + Về đất sản xuất: Do quỹ đất không có để hỗ trợ do vậy các hộ thiếu đất đề nghị chuyển ngành nghề như nghề phụ, may mặc, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, rèn đúc. Đồng thời huy động các nguồn vốn đầu tư để đầu tư công trình thủy lợi nhằm đẩy mạnh khai ruộng bậc thang, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một số lao động có trình độ văn hoá từ cơ sở trở lên thì thu hút vào các khu công nghiệp và đào tạo để xuất khẩu lao động... +Về hỗ trợ nước sinh hoạt: thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số. Một số thôn bản không có nguồn nước thì thực hiện di dân về các thôn bản có công trình để nhân dân được hưởng lợi từ các công trình đã đầu tư. +Tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tham gia, thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, từng bước nâng cao năng lực của các chủ đầu tư. * Những kiến nghị đề xuất với Trung ương - Đề nghị Chính phủ, Uỷ Ban Dân tộc và các bộ ngành trung ương xem xét có chính sách hậu thực hiện Quyết định 134 vì hiện nay các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (theo chuẩn mới QĐ 170) chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ, dột nát vẫn còn rất nhiều và cần được hỗ trợ, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nước sinh hoạt hợp về sinh đang rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. - Đề nghị Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và các bộ ngành liên quan xem xét có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động dân tộc thiểu số như: đào tạo dài hạn lao động dân tộc thiểu số, chuyền đổi nghề tiểu thủ công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất nông cụ lao động, rèn đúc, chế biến nông sản, may mặc... thay cho chính sách hỗ trợ đất sản xuất. - Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ cải tạo đất như: san tạo ruộng bậc thang, nương bậc thang, phục hoá đất nhằm nâng cao độ phì của đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất. - Có chính sách hỗ trợ giống con vật nuôi và đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi. BIỂU TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 134/QĐ-TTg (2004-2008) TỈNH LÀO CAI (Kèm theo Báo cáo số: /BC-UBND ngày tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Lào Cai) Stt Danh mục Kết quả thực hiện 2005 - 2007 Kết quả thực hiện trong năm 2008 Kết quả thực hiện trong 4 năm 2004 -2008 Số lượng Kinh phí (tr.đồng) Số lượng Kinh phí(tr.đồng) Số 8,05 triệu đồng);lượng Kinh phí (tr.đồng) TW Địa phương TW Địa phương TW Địa phương 1 Số hộ được hỗ trợ nhà ở (hộ) 4,825 20,420 4,446 3,580 4,825 24,000 4,446 2 Số hộ được hỗ trợ đất ở (hộ) 121 12.1 121 12.1 3 Số ha đất ở đã hỗ trợ (ha) 7.46 12.1 7.46 12.1 4 Số hộ được hỗ trợ đất SX (hộ) 333 638.0 333 638.0 5 Số ha đất SX đã hỗ trợ (ha) 129.0 638.0 129.0 638.0 6 Số hộ đã hỗ trợ nước ăn phân tán (hộ) 1,850 549.0 850 407.1 2,700 956.1 7 Số CT nước SH TT đã xây dựng 176 58,302 23 30,264.2 199 88,566 Chi phí quản lý BCĐ 213 213 Tổng cộng 80,134 4,446 34,251 114,385 4,446 Ngoài các chương trình đã nêu trên, tỉnh Lào Cai còn thực hiện rất nhiều các chương trình và đề án của cả trung ương lẫn địa phương nhằm đưa Lào Cai thoát nghèo. III/ Đánh giá chung về xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 1. Kết quả đã đạt được - Tín dụng ưu đãi người nghèo doanh số cho vay 350,4 tỷ đồng với 78.132 lượt hộ nghèo vay vốn ưu đãi, dư nợ 120 tỷ đồng đạt 120% mục tiêu đề án, mức dư nợ bình quân 4,49 triệu đồng/hộ. Các ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để huy động nguồn vốn; tỉnh đã hỗ trợ ngân sách để đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay, có chính sách mở rộng đối tượng cho vay, cấp bù lãi suất, mạng lưới dịch vụ vốn cơ bản phủ kín địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (0,07%). - Chính sách hỗ trợ chất lượng và nước ăn cho người nghèo đã ưu tiên đầu tư khá tập trung cho các hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ chất lợp để cải thiện nhà cho 12.615 hộ, đạt 99% mục tiêu của đề án. Hỗ trợ dụng cụ chứa nước sinh hoạt cho các vùng thiếu nước sinh hoạt là 3.360 hộ. Cùng với các chương trình dự án khác đàu tư về nước sạch đã nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch lên đạt 70,4% mục tiêu của đề án. - Đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ sách giáo khoa và văn phòng phẩm cho học sinh các xã 135 theo quy định của Chính phủ với 543.450 học sinh được hỗ trợ, bình quân hỗ trợ 108.609 học sinh/năm , vượt 9,7% so với mục tiêu của đề án. Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho 103.400 học sinh, bình quân mỗi năm miễn giảm cho 20.680 học sinh, đạt 57,4% so với mục tiêu của đề án. - Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo đã vận dụng nhiều cách làm để giúp người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, đã thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho 1.382.560 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vượt xa so với mục tiêu của đề án (do chính sách này thay đổi mở rộng đối tượng được hưởng). - Thực hiện chính sách trợ giá trợ cước các mặt hàng vật tư nông nghiệp cho nông dân, tổng kinh phí là 47,711 tỷ đồng; trong đó : phân bón24,764 tỷ đồng; giống cây trồng 15,170 tỷ đồng; vận chuyển giống thuỷ sản 0,418 tỷ đồng; giống vật nuôi 15,654 tỷ đồng; trợ cước vận chuyển tieu thụ 2 tỷ đồng. - Các dự án hướng dẫn làm ăn cho hộ nghèo đã tập huấn cho 59.876 lượt người về kĩ thuật nuôi trồng, xây dựng 1.861 mô hình diễn khuyến nông, đặc biệt đã xây dựng được ba mô hình hỗ trợ toàn xã theo phương thức hỗ trợ khép kín. Các nội dung khác như cấp phát tài liệu hỗ trợ và tuyên truyền được đẩy mạnh với nhều hình thức. - Các dự án định canh định cư, quy hoạch sắp xếp ổn địng dân cư các xã vùng cao biên giới, các xã đặc biệt khó khăn đã sắp xếp ổn định cho 7.121 hộ ra khỏi vùng khó khăn nguy hiểm đến nơi ở mới, ổn địng đời sống cho 66. 127 hộ. - Các dự án hỗ trợ sản xuất, chế biến tiêu thu, phát triển ngành nghề nông thôn đã có 1.613 hộ được hưởng lợi từ việc xây dựng các mô hình. 16.000 hộ được hưởng lợi phương tiện vật dụng với 1.919 máy, nông cụ cá loại. - Thực hiện dự án xây dựng và năng cao năng lực độ ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, đã cơ bản bố trí được biên chế chuyên trách hoặc phân công cán bộ theo dõi xoá đói giảm nghèo ở các cấp, đã bồi dưỡng kiến thức cho 4.671 lượt cán bộ. - Lồng ghép các chương trình hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn , các xã đặcbiệt kho khăn gồm: 135, WB, 186, 120; kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, kiên cố hoá trường lớp học, nâng cấp trạm y tế, hỗ trợ đầu tư các xã nghèo vùng II; trong 5 năm xây dựng được gần 1.600 công trình cơ sở hạ tầng các loại, trong đố riêng chương trình 135 đầu tư xây dựng 968 công trình. Tổng nguồn vốn đầu tư tư ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn vùng cao khoảng gần 660 tỷ đồng, vì vậy: đã tăng thêm 17 xã có đường ô tô và số xã có đường ô tô đạt 100% ; mở mới 645 tuyến dường giao thông liên thôn đạt trên 72% ; 632 công trình thuỷ lợi với 1.050 km kênh mương, nâng diện tích tưới tiêu tăng thêm 2000ha; 386 trạm biến áp; 1.309km đường dây lưới các loại, tăng thêm 74 xã có điện lưới, ước đạt 141/164 xã có; trên 2.000 công trình cấp nước và 11.600 dụng cụ chứa nước các loại. Tăng thêm 200.000 người được sử dụng nước và tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 70,4%. + Kết quả chung về xoá đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm. Cuối năm 2004, toàn tỉnh còn 10.228 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,94% số hộ toàn tỉnh. Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo còn 6,94%, vượt mục tiêu đề án là 15%; bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,3%/năm (vượt mục tiêu Đại hội đề ra là 2%/năm và mục tiêu đề án là 3%/năm); trong 5 năm giảm được gần 65% số hộ nghèo trên địa bàn . 2. Những tồn tại khó khăn - Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ nghèo phát sinh và tái nghèo còn cao, bình quân mỗi năm trên 1,2% , chủ yếu là do thu nhập của những hộ này thấp và chưa ổn định, thiếu tích luỹ nên khi bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa dễ rơi vào đói nghèo. Đối với những hộ mới thoát nghèo thực tế đã sợ đời sống còn nhiều khó khăn, chưa bứt hẳn lên được; số hộ có thu nhập năm ở mức cận trên của chuẩn nghèo chiếm tới 68% tổng số hộ thoát nghèo, số này dễ có nguy cơ tái nghèo khi gặp rủi ro, trong khi đó hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển và chưa thực sự phát huy tác dụng ở vùng nông thôn. Nhóm hộ rất nghèo(thu nhập dưới 55.000 đồng/người/tháng) còn chiếm đến 20% tổng số hộ nghèo. Trong đó hộ thuộc điện đói giáp hạt vẫn phải cứu đói chiếm gần 50% tổng số hộ trong nhóm nghèo này. - Tiêu chí về nghèo đói trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng về nội dung và thay đổi về chất, việc xác định chuẩn nghèo sẽ nâng lên trên cơ sở cả các nhu cầu về tinh thần và chăm sóc sức khoẻ...Do vậy ngoài đảm bảo giải quyết đủ lương thực, phát triển sản xuất hàng hoá, cần tiếp tục đảm bảo các điều kiện để đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. - Những hộ nghèo còn lại xu hướng sẽ ngày càng khó giải quyết hơn do những nguyên nhân dặc thù như thiếu đất sản xuất nhưng khó chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp, khó tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng, gia đình ít lao động, ốm đau, tàn tật, khả năng nghe, đọc, viết tiếng phổ thông của đồng bào dân tộc để tiếp cận chủ trương, chính sách, khoa học kĩ thuật mới còn hạn chế...Mặt khác ngay trong khu vực thành thị nghèo đói đô thị cũng phức tạp hơn do hầu hết là không có nghề nghiệp, ốm đau, tàn tật, neo đơn, mắc tệ nạn xã hội. - Một số cơ chế về chính sách xoá đói giảm nghèo được ban hành triển khai thực hện nhưng kết quả còn hạn chế, hiệu quả tác động chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm. Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm cao, so với tỷ trọng giá trị trong GDP chưa tương xứng. Chất lượng lao động thấp, khả năng tự tạo việc làm của người nghèo còn hạn chế do chưa qua đào tạo, không có tay nghề. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp, khả năng vươn ra tìm kiếm việc làm ở thị trường bên ngoài còn nhiều khó khăn. Trong khi đó hệ thống đào tạo nghề chưa phát triển, cơ sở vật chất thiếu, đội ngũ giáo viên còn hạn chế. - Nguồn lực đầu tư cho xoá đói giảm nghèo còn hạn hẹp. Thu ngân sách trên địa bàn tuy tăng mạnh, huy động trong dân khá, nhưng số lượng còn thấp, chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư từ Trung ương trong khi đó nhu cầu đầu tư rất lớn, lãi suất đầu tư cao, chi phí lớn, khả năng huy động thu hút tư nhân tham gia đầu tư còn hạn chế. 3. Bài học kinh nghiệm - Trước hết là sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp chính quyền phải cụ thể hoá nghị quyết hành những đè án, dự án và kế hoạch để triển khai thực hiện. - Tuyên truyền bằng nhiều hình thức sâu rộng và thường xuyên để nhân dân, mọi người nghèo đều ý thức dược trách nhiệm tự vươn lên là chính, cộng đồng ý thức được tham gia ý thức giúp đỡ người nghèo, người lao động ý thức được việc học nghề, tự tạo việc làm. - Phát huy tối đa nội lực, lấy tự lực tự cường là chính, lấy sức dân để làm cho dân, tập trung tạo cơ hội , môi trường để khai thác mọi nguồn lực của từng địa phương và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước đầu tư. - Kiên quyết xoá bỏ tư tưởng bao cấp, thụ động chỉ trông chờ sự giúp đỡ của nhà nước trong cán bộ, nhân dân , người lao động, hộ đói nghèo. Song bên cạnh sự cố gắng phấn đấu cảu hộ nghèo, của người lao động, kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống chính sách, việc quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất, ddịnh hướng sản xuất cho người nghèo, xây dựng hệ thống đường giao thông và cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, v.v… - Coi trọng công tác điều tra cơ bản, nắm chắc đối tượng, cập nhật thông tin thường xuyên về hộ nghèo, về tình hình thực hiện các dự án, chính sách để có đủ căn cứ phục vụ cho công tác lãnh đạo và điều hành. - Phát huy mạnh mẽ dân chủ trong mọi hoạt động từ việc xác định hộ nghèo, thực hiện các chính sách hỗ trợ đến từng hộ nghèo, bình xét thoát nghèo, lựa chọn đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho địa phương để nâng cao chất lượng hiệu quả của từng hoạt động. - Lồng ghép các chương trình dự án để tạo được nhiều nguồn cho Xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Quan tâm qiải quyết vấn đề gốc rễ của nghèo đói đó là thu nhập từ sản xuất tạo ra do chính bàn tay của người lao động và người nghèo làm ra. PHẦN III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 I/ Định hướng và mục tiêu xoá đói giảm nghèo đến năm 2020 1. Định hướng xoá đói giảm nghèo ở lào Cai đến năm 2020: - Xoá đói giảm nghèo và việc làm: + Tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người nghèo: trợ giúp về phát triển hạ tầng, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở; phổ biến các mô hình tiên tiến, tạo điều kiện cho người nghèo tự chủ trong quá trình sản xuất, nhằm giảm nhanh số hộ đói nghèo trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng xoá đói giảm nghèo, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch tỷ lệ số hộ đói nghèo giữa các địa phương. Khuyến khích mô hình tín dụng - tiết kiệm nhằm đối phó với rủi ro, đảm bảo quá trình thoát nghèo một cách bền vững. + Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo. Giảm “ bao cấp về chính sách “ trong xoá đói giảm nghèo, cần đầu tư có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm. + Ưu tiên nguồn lực (đồng bộ cả vật lực, nhân lực, trí lực) cho những xã có tỷ lệ nghèo cao. Tập trung công tác đào tạo, nâng cao dân trí, đổi mới phương thức làm ăn cho lao động nghèo, đào tạo nghề cho nông dân. Thực hiện các giải pháp xoá đói giảm nghèo trên cơ sở thực hiện đúng và đủ các chính sách của Trung ương, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với địa phương, nâng cao trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các chính sách trợ giúp. + Tập trung phát triển mạnh hệ thống dịch vụ xã hội. Tăng cường phân cấp cho huyện, xã trên cơ sở nâng cao năng lực cán bộ. Quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc dân biết, dân cần, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. - Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm mới. Phát triển mạng lưới dạy nghề cho người lao động, nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo và đào tạo nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu của tất cả các ngành kinh tế, các khu vực; Chú trọng đào tạo lao động việc làm tại các khu công nghiệp, khu thương mại, khu vực nông nghệp, nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020: - Giải quyết việc làm: Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 33.000 lao động, trung bình 6.600 lao động/năm; Trong khi đó chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XIII là 47.500 lao động, trung bình 9.500 lao động/năm. Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35 – 36%, trong đó lao dộng được đào tạo nghề là 24 – 25%; Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 2,5%; Thời gian sử dụng lao động trong nông thôn 82%. Đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 70%. - Xoá đói giảm nghèo: Trung bình mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2010, đưa Lào Cai ra khỏi danh sách một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Phấn đấu giảm số hộ đói nghèo từ 43,1% xuốn còn 20%; Đến năm 2015 cơ bản không còn tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chí hiện nay. II/ Giải pháp tăng cường xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020 1. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ trừng ngành, từng lĩnh vực sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế vùng, tạo sự liên kết và hỗ trợ tích cực lẫn nhau trong quá trình phát triển. - Đối với phát triển nông nghiệp nông thôn: + Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng. Chú trọng đảm bảo an ninh lương thực bằng thâm canh, tăng vụ ở vùng cao, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; tập trung vào hai mũi nhọn chính đó là phát triển địa gia súc và nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh hình thức canh tác nhiều tầng kết hợp nông - lâm - ngư nghiệp trong các trang trại. Trong trồng trọt, tập trung vào việc sản xuất, cung ứng giống; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ: Vùng chè chất lượng cao, cây ăn quả ôn đới; đậu tương cao sản, hoa, thảo quả và dược liệu. Trong chăn nuôi, phát triển mạnh gia súc hàng hoá, tập trung chủ yếu vào chăn nuôi trâu, bò; chuyển dịch diện tích lúa nước hiệu quả canh tác thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, tập trung vào nuôi cá, nuôi tôm; phấn đấu đến năm 2010, giá trị chăn nuôi và dịch vụ chiếm 45% trong cơ cấu ngành nông nghiệp; giá trị trồng trọt và chăn nuôi trên 1 ha canh tác lên 20 triệu đồng. + Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, quy mô hợp lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng. Quy hoạch chi tiết các loại rừng và tập đoàn cây trồng trong đó ưu tiên phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng kết hợp với rừng kinh tế, môi trường, phát triển cây bản địa có khả năng sinh thuỷ, tăng cường bảo vệ, bảo tồn sự đa dạng hệ sinh thái rừng, nguồn gien quí hiếm. Nâng cao tỷ lệ tàn che phủ rừng ở một số huyện có tỷ lệ tàn phủ che thấp như: Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương. + Củng cố và mở rộng cơ sở sản xuất giống, tăng cường hợp tác với Trung Quốc; sản xuất giống lúa lai Trung Quốc tại Lào Cai, cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp giống có chất lượng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh và cung cấp một phần cho các tỉnh khác. Mở rộng các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản và các cụm chế biến gắn với việc xây dựng vùng nguyên liệu như: Chế biến chè, hoa quả, măng, bột giấy và nông lâm sản khác; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ ép và đồ gia dụng; dây chuyền ngâm tẩm gỗ, đầu tư cải tiến công nghệ cho nhà máy chế biến bột giấy, ván dăm ép, trang trí nội thất. Tăng cường tìm kiếm mạng lưới thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, đặc biệt là các loại sản phẩm tươi sống từ chăn nuôi, thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2010 các sản phẩm chính của vùng sản xuất tập trung cơ bản được áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến và có thị trường tiêu thụ. +Tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp bố trị lại dân cư cho trên 4.600 hộ ở các xã vùng cao, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn để ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung vào đường giao thông liên thôn, hệ thống thuỷ lợi, cấp điện và nước sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân khu vực nông thôn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Phấn đấu đến năm 2010, 75% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 70% hộ được sử dụng điện, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn khoảng 32%. - Đối với công nghiệp: + Tập trung vào công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nông lâm sản; công nghiệp điện, thuỷ điện; sản xuất hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng; tiểu thủ công nghiệp và hàng xuất khẩu. Coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, hình thức khác nhau nhằm đưa công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Phấn đấu GDP của công nghiệp tăng bình quân 22%/năm, gấp 2 lần so với bình quân giai đoạn 2001 - 2005. +Nhanh chóng hoàn thiện xây dựng hạ tầng cơ sở, cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, khu thương mại đã được hình thành. Rà soát phối hợp, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã đăng ký và được chấp thuận đầu tư; phấn đấu đến hết năm 2008 cơ bản lấp đầy các dự án tại cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, đông Phố Mới; đến 2010 lấp đầy các dự án tại khu công nghiệp Tằng Loỏng và khu Thương mại Kim Thành; cơ bản các dự án đều xây dựng xong và đưa vào khai thác nhà máy luyện đồng, nhà máy sản xuất axit sunphuric, sản xuất phân bón NPK, các nhà máy thuỷ điện, nhà máy chế biến bột giấy Bảo Yên, chè Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà. +Thành lập trung tâm khuyến công của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động tư vấn khuyến công, triển khai có hiệu quả chính sách khuyến công của tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp nông thôn. - Đối với xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: +Về xây dựng: Hoàn thiện quy hoạch các khu kinh tế trọng điểm, các cụm công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn gồm: Khu công nghiệp Tằng Loỏng, Phong Hải huyện Bảo Thắng, cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, Bắc Nhạc Sơn, Cam Đường thuộc thành phố Lào Cai. Khu công nghiệp đồng Sin Quyền huyện Bát Xát; khu thương mại Kim Thành, khu cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Tiếp tục lập và thực hiện ác quy hoạch chi tiết ở khu đô thị mới; điều chỉnh, hoàn thiện và chỉnh trang các khu đã có làm cơ sở cho việc lập dự án, bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các khu tái định cư chất lượng cao. Rà soát hoàn thiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các trung tâm huyện lỵ, trong đó ưu tiên trước những quy hoạch đã được duyệt ổn định, có tác dụng làm đòn bảy phát triển kinh tế vùng như: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên. Quy hoạch các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, thị trấn, thị tứ nơi đầu mối giao thông có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên tập trung các xã, phường biên giới quốc gia. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới công nghiệp vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh trong những năm tới và lâu dài; di chuyển đưa nhà máy gạch Tuy Nel, nhà máy xi măng ra ngoài phạm vi đô thị nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, lập lại kỷ cương trong hoạt động xây dựng nhằm chống thất thoát, lãng phí nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. + Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: Tập trung hoàn chỉnh một bước hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án đầu tư cho vùng cao, vùng nông thôn còn nhiều khó khăn; đầu tư cho các dự án trọng điểm, vùng kinh tế động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. + Giao thông vận tải: Tích cực phối hợp với các bộ ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường quốc lộ 70, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư sân bay Lào Cai; cơ bản hoàn thành việc nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, mở rộng ga quốc tế Lào Cai, dự án cảng ICD tại Lào Cai; hoàn thành việc xây dựng tuyến quốc lộ số 4 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn như: Quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn, đường biên giới theo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế; gồm có 3 tuyến đường quốc lộ và một tuyến tránh nhằm đảm bảo giao thông với qui mô 238 km; 12 tuyến đường tỉnh lộ dài 103 km; 479 km đường đến trung tâm xã, đường liên xã; mở mới và kiên cố hoá 2.000 km đường liên thôn bản; 215 km đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới. + Thuỷ lợi: Rà soát, tiếp tục thực hiện kiên cố hoá kênh mương theo hướng trọng điểm, ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ diện tích tưới tiêu tập trung, các cụm đầu mối lấy nước, công trình gắn với quy hoạch sắp xếp dân cư. Đầu tư, xây dựng các công trình thuỷ lợi mới ở vùng cao phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư nâng cấp 242 công trình phục vụ tuới tiêu cho 4.514 ha; phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ diện tích được chủ động tưới tiêu vụ đông xuân đạt trên 95%, vụ mùa trên 80%. Cơ bản hoàn thành xây dựng kè các đoạn sông, suối biên giới trọng yếu thuộc các huyện Bát Xát, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai; kè dọc hai bên bờ sông Hồng từ cầu Cốc Lếu đến cầu Phố Mới, kè chống sạt lở bờ sông Hồng tại huyện Bảo Thắng. + Nước sinh hoạt: Tập trung đầu tư gắn với công tác tuyên truyền, tổ chức quản lý, khai thác sử dụng. Giai đoạn 2006 - 2010 đầu tư xây dựng mới 263 công trình cấp nước sinh hoạt, tăng thêm 28.400 hộ với 142.000 khẩu được cấp nước sinh hoạt. Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt tăng từ 70% năm 2005 đến 85% năm 2010. + Cấp điện: Tập trung đầu tư, nâng cấp cho các xã hiện chưa có điện lưới, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện cho các trung tâm đo thị, các khu công nghiệp, khu thương mại. Đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn thuỷ điện. Giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư lưới điện mới cho 23 xã chưa có điện; nâng cấp cải tạo lưới điện cho 11 xã, lưới điện tuyến Yên Bái - Lào Cai và một số cụm đô thị, khu công nghiệp, khu đô thị mới với khoảng trên 100km đường dây 220Kv, 118 km đường 110Kv, 342 km đường dây 0,4Kv; cơ bản hoàn thành và khởi công các dự án thuỷ điện đã đăng ký trên địa bàn. + Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường: Tập trung đầu tư, xây dựng các cơ quan hành chính, các công trình kiến trúc, khu văn hoá thể thao, hệ thống các trường chuyên nghiệp, bệnh viện, hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện nước, cây xanh đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn đô thị loại III; phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và di chuyển cơ quan hành chính sự nghiệp về khu đô thị mới. + Thương mại - Du lịch - Dịch vụ: Tập trung quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ từ tỉnh tới các trung tâm xã,; ưu tiên đầu tư xây dựng mạng lưới chợ trung tâm xã, cụm xã, chợ tại các trung tâm đô thị nhằm phục vụ tốt nhất về nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, thực hiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% số xã, phường được đầu tư chợ nông thôn; cơ bản hình thành hệ thống trung tâm thương mại tại các đô thị đảm bảo có chất lượng, phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu khi hội nhập với nền kinh tế quốc tế. +Nâng cao chất lượng dịch vụ tại cửa khẩu; ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng tại khu vực kinh tế cửa khẩu gồm: Trung tâm thương mại, kho tàng, bến bãi, hệ thống tài chính, ngân hàng, dịch vụ thông quan, tư vấn pháp lý, hệ thống giao thông điện, nước nhằm phát huy lợi thế về vị trí “cầu nối” của Lào Cai; phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hình thành một trung tâm quốc tế lớn về thương mại - dịch vụ của khu vực ASEAN - Trung Quốc tại khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ và đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá; dịch vụ bưu chính viễn thông; trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh được thành lập, đáp ứng được yêu cầu là đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin, thương mại hai chiều cho các đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; 100% số xã có điện thoại, 100% trung tâm huyện, thành phố được phủ sóng điện thoại di động, số điện thoại trên 100 dân tăng gấp 2 lần so với năm 2005. - Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý du lịch, tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, du lịch sinh thái và bản sắc văn hoá riêng. Hỗ trợ cộng đồng dân cư tham gia quản lý công tác du lịch trên địa bàn; huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch sinh thái và văn hoá, bảo vệ di sản và môi trường. Đầu tư, phát triển du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao theo quy hoạch phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do chương trình hợp tác giữa tỉnh Lào Cai và vùng Aquitaine - Cộng hoà Pháp thực hiện. Ưu tiên đầu tư vùng động lực chính, là không gian đầu mối cho các vùng du lịch trong tỉnh, vùng có nhiều danh lam, thắng cảnh, khí hậu trong lành mát mẻ, có nhiều nét văn hoá đặc sắc như: Thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát. - Phát triển kinh tế vùng: +Mở rộng hợp tác, liên kết chặt chẽ, tạo cơ chế, chính sách chung giữa tỉnh Lào Cai với các tỉnh dọc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, các trung tâm lớn trong cả nước; đồng thời áp dụng cơ chế, chính sách riêng của Lào Cai đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với thực tế, khai thác tối đa lợi thế so sánh của tỉnh. +Các vùng thuộc tỉnh: Đối với các vùng hạn chế về tiềm năng, điều kiện để phát triển kinh tết (gồm các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng dân tộc thiểu số…), chú trọng tiềm năng về đất đai, lao động tập trung cho sản xuất nông lâm nghiệp; thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, sắp xếp dân cư nhằm xoá đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. đối với vùng động lực phát triển kinh tế gồm: Trục kinh tế dọc sông Hồng (Bát Xát - Mỏ đồng - Lào Cai - Bảo Thắng - Bảo Yên) tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ vụ, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; tuyến kinh tế Lào Cai - Sa Pa, Lào Cai - Bắc Hà tập trung phát triển du lịch, sản phẩm nông nghiệp ôn đới như rau sạch, hoa cao cấp, cây ăn quả; tuyến kinh tế Lào Cai - Tằng Loỏng - Văn Bàn tập trung phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. đối với các địa bàn trọng điểm có tác dụng làm đòn bảy phát triển kinh tế gồm thành phố Lào Cai, trung tâm các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển thành phố Lào Cai và trung tâm huyện lỵ Sa Pa nhằm tạo bước đột phá mới về phát triển kinh tế. 2. Thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở Lào Cai - Tiếp tục thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Hoàn thiện đề ná tổ chức sắp xếp doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu trong 14 doanh nghiệp chỉ còn giữ lại 4 đến 5 doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốn Nhà nước; số còn lại tiến hành cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu. Phát triển mạnh mẽ, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; chú trọng phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; chuyển đổi, khuyến khích thành lập mới hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức đóng góp của kinh tế tập thể vào tăng truưởng kinh tế. 3. Thúc đẩy thương mại cửa khẩu Thực hiện Đề án Mở rộng kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010. Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 202/QĐ.UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh Lào Cai; Đề án bao gồm 02 dự án chi tiết thành phần là : 1- Dự án Phát triển kinh tế của khẩu Lào Cai. 2- Dự án Khu hợp tác kinh tế Lào Cai (Việt Nam) và Hồng Hà (Trung Quốc). * Mục tiêu chủ yếu của toàn bộ đề án : + Mục tiêu chung: Từng bước xây dựng khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai văn minh, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giao lưu hàng hoá và phát triển du lịch; chủ động tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt với tỉnh Vân Nam trong quan hệ hợp tác mở rộng toàn diện trên các lĩnh vực; tiếp tục củng cố và duy trì quan hệ hợp tác với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tỉnh, thành phố trong cả nước để thu hút các nguồn lực bên ngoài, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội liên tục, bền vững trong những năm tiếp theo. + Mục tiêu cụ thể: Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết khu hinh tế cửa khẩu Lào Cai, khu cửa khẩu Mường Khương trước năm 2007; chỉnh trang đô thị tại khu cửa khẩu Lào Cai, đảm bảo tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời ổn định an ninh trật tự biên giới. Hoàn chỉnh hạ tầng khu thương mại Kim Thành, khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu công nghiệp Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải; xây dựng xong cầu đường bộ bắc qua sông Hồng nối khu thương mại Kim Thành (Lào Cai) và khu Bắc Sơn (Hà Khẩu - Trung Quốc); tiếp tục phát triển và khai thác tốt nhất, có hiệu quả nhất khu kinh tế của khẩu Lào Cai; xây dựng môi trường dịch vụ đầy đủ, an toàn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển khu kinh tế cửa khẩu thành khu kinh tế thương mại năng động. Phấn đấu đến năm 2010, dịc vụ tại của khẩu quốc tế Lào Cai đáp ứng thông quan 3 - 4 triệu tấn hàng hoá và 3 triệu lượt người xuất nhập cảnh; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt trên 600 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu thương mại tăng từ 25 - 27%/năm. * Nội dung nhiệm vụ của đề án : + Phát triển khu kinh tế của khẩu Lào Cai; hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết khu kinh tế của khẩu, tập trung vào khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu thương mại Kim Thành, khu cửa khẩu Mường Khương, phân khu chức năng đảm bảo phù hợp, có tính gắn kết chặt chẽ giữa các khu; hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới theo quy định của Chính phủ. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống kho tàng, bến bãi tập kết; xây dựng hạ tầng thông tin dữ liệu, các dịch vụ thông tin nhằm hoàn thiện việc nối mạng thông tin Lào Cai - Hồng Hà (Trung Quốc) phục vụ giao dịch thương mại. Chỉnh trang đô thị tại khu kinh tế cửa khẩu, quy hoạch bố trí sắp xếp các cơ sở sản xuất đảm bảo môi trường cảnh quan đô thị. Phát triển các dịch vụ tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai và khu thương mại Kim Thành, tổ chức thực hiện các dịch vụ công ích như vệ sinh môi trường, quản lý bến bãi và duy tu kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công về thủ tục hải quan, chứng nhận xuất xứ hàng hoá, thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký, cấp phép đầu tư theo hướng đầy đủ, thuận lợi cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quản lý và khuyến khích phát triển dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh như kho bãi, vận tải, ngân hàng, tiền tệ, bưu chính viễn thông, dịch vụ bán buôn, bán lẻ vv.. + Quan hệ hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại trong giai đoạn 2006 - 2010 đó là: Tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác với các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đã và đang có mối quan hệ truyền thống với Lào Cai. Xúc tiến mở rộng hợp tác với một số vùng lãnh thổ trong khu vực ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, tong đó trọng tâm là các tỉnh, thành phố lớn, các tỉnh có quan hệ truyền thống, tỉnh lân cận. Quan hệ với vùng lãnh thổ; đặc biệt là với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để hợp tác điều chỉnh quy hoạch và phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng tại Khu thương mại Kim Thành - Bắc Sơn (Trung Quốc); hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; hỗ trợ lẫn nhau phát triển kinh tế với vùng Tứ Xuyên và tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) và vùng Aquitaine (Cộng hoà Pháp); vùng Vancouver (Ca na đa). Tiếp tục hợp tác với các tỉnh thành phố trong cả nước; tăng cường hợp tác với các tỉnh trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trọng tâm là Hà Nội, Hải Phòng. Với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), oxfam Anh, DANIDA Đan Mạch; các đại sứ quán các nước tại Việt Nam như Đại sứ quán Pháp, Anh, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc vv.. Với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tăng cường xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư để thu hút các doanh nghiệp, huy động các nguồn lực trong dân đầu tư sản xuất, kinh doanh. + Triển khai thực hiện dự án Khu hợp tác kinh tế Lào Cai - Hồng Hà (Trung Quốc), trong đó trọng tâm hợp tác xây dựng Khu thương mại Kim Thành (Lào Cai) và Khu Bắc Sơn (Hà Khẩu - Trung Quốc) để cùng nhau xây dựng khu thương mại tự do, hợp tác thông thoáng về thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. * Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho toàn bộ đề án : Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện đề án là 1.594,8 tỷ đồng, trong đó vốn ng sách 428,30 tỷ đồng, vốn tự có của doanh nghiệp là 1.161 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 5,5 tỷ đồng. 4. Ngoài ra còn các giải pháp khác như - Tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác xoá đói gỉam nghèo: - Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. 5. Bên cạnh đó tỉnh Lào Cai còn cho tiến hành thực hiện rất nhiều chiến lược để phối hợp và hỗ trợ cho công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, vi dụ như - Chiến lược phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược phát triển công nghiệp cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở tinh Lào Cai. - Chiến lược phát triển đô thị để tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược phát triển thương mại và du lịch để tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược phát triển giao thông vận tải để tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược phát triển y tế cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược phát triển văn hoá thông tin, bảo tồn văn hoá dân tộc để tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trường cho tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược thực hiện bình đẳng giới, tăng quyền cho phụ nữ, bảo đảm quyền cho trẻ em để tăng trưởng và xoá dói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc ít người để tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. - Chiến lược cải cách hành chính, nâng cao năng lực cho chính quyền cơ sở ở nông thôn nhằm góp phần tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020. PHẦN IV - ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ I/ Về quy hoạch - Đề nghị Trung ương quan tâm giúp tỉnh Lào Cai trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là quy hoạch cụ thể các lĩnh vực: phát triển sản xuất, đô thị và phát triển nông thôn. II/ Về cơ chế, chính sách - Đề nghị nhà nước nghiên cứu tiếp tục phân cấp mạnh hơn về chức năng, nhiêmj vụ và trách nhiệm cho tỉnh và các cấp ngành (như phân cấp quản lý tà nguyên khoáng sản, phê duyệt các dự án đầu tư,...) . Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan cấp cơ sở chủ động quyết định và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các nguồn lực góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở lào Cai nói riêng và cả nước nói chung. - Có hệ thống chính sách cụ thể hơn, hiệu quả hơn để huy động nguồn vốn của các danh nghẹp trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là chnhs sách hõ trợ giảm chi phí đầu vào, đảm bảo kinh doanh có lãi cho các doanh nghiệp. III/ Về đầu tư cơ sở hạ tầng - Tăng hơn nữa nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các huyện vùng cao, nhiều dân tộc thiểu số và các xã đặc biệt kho khăn có tỷ lệ đói nghèo cao, trong đó bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu Chính phủ đề ra đối với cấp tỉnh như: Quyết định 120/2003/QĐ – TTg, Quyết định 135, 186, kiên cố hoá trường lớp học, kênh mương hoá nội đồng, xoá đói giảm nghèo và các chương trình thuộc Bộ, ngành, Trung ương. - Đề nghị các tổ chức tài trợ Quốc tế và trong nước nghiên cứu tiềm năng thế mạnh, nhu cầu đầu tư của tỉnh Lào Cai để chia sẻ và giúp đỡ tỉnh Lào Cai có thêm cơ hội phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo. IV/ Về huy động và đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở miền núi - Nhà nước có giải pháp tích cực để phân bổ, điều động sinh viên tốt nghệp các chuyên ngành, cán bộ có trình độ và năng lực cho miền núi. - Đầu tư các cơ sở đào tạo (như các trường Đại học, Viện nghiên cứu) quy mô cấp vùng phục vụ cho đào tạ nguồn ngân lực tại chỗ, thực hiện các đề tài khoa học, kĩ thuật giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra của miền núi. - Xây dựng các trung tâm khám chữa bệnh cấp vùng để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21495.doc