Để ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển bền vững

Kết luận và kiến nghị 5.1. Ket luận Kết quả nghiên cứu ứng dụng chủng nấm Trỉchoderma để phân giải cellulose làn lược trên 3 thí nghiệm: lOOg; 200g; 300g vật liệu với 3 đối tượng là lõi ngô, vỏ trấu và lá cây cho thấy hiệu suất xử lý cellulose cao nhất của lõi ngô là 70,59%, của lá cây là 64,46% và lá cây là 48,82%. Thời gian kết thúc thí nghiệm của lõi ngô lOOg là ngày thứ 21 với hiệu suất tối ưu là 70,55%. Mật số tối ưu được chọn là 5.2. Kiến nghị Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên nghiên cứu chỉ thực hiện ở 3 thí nghiệm với thời gian 28 ngày, trong các ô thí nghiệm. Tác giả xin kiến nghị các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng thêm (thời gian nghiên cứu, thêm vật liệu nghiên cứu, thay đổi bước nhảy khối lượng vật liệu nghiên cứu, thay đổi mật số). Khi có điều kiện, nên ứng dụng chủng nấm Trỉchoderma vào thực tế ở các hầm ủ phân hữu cơ, hay các nghiên cứu thu nhận enzym cellulase trên các vật liệu nghiên cứu để sản xuất ethanol và các sản phẩm sinh học khác với quy mô công nghiệp.

docx17 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÈ NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Lã Văn Đoàn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở 2), Tp. Hồ Chi Minh , Nguyễn Văn Tuyên Tiến sĩ, Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở 2), Tp. Hồ Chi Minh TÓM TẮT Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú rẩt thuận lợi trong việc phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều danh lam, thẳng cảnh và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Đặc biệt, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là một trung tâm du lịch biển nổi tiếng trong cả nước và thế giới. Với những lợi thế này, trong những năm gần đây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang đẩy mạnh phát triển du lịch. Bài viết này phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở đó, đề xuất một so giải pháp cơ bản nhằm góp phần phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững. Từ khóa. Bà Rịa - Vũng Tàu, du lịch, biển, phát triển. ABSTRACT Ba Rỉa - Vung Tau is a Southeast province with natural conditions and plentiful natural resources which are favourable for economic development. Moreover, Ba Ria - Vung Tau has a lot of famous lands cape and historic sites. Especially, Ba Ria - Vung Tau is known for a famous center of sea travel throughout the contry and the world. Thanks to these advantages, in recent years, Ba Ria - Vung Tau has speeded up travel development. This writing analyses and evaluates the potential and reality of travel development in Ba Ria - Vung Tau, on which it proposes some basic solutions in order to develop travel in Ba Ria - Vung Tau. Keywords: Ba Ria - Vung Tau, travel, sea, development. Dan nhập Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú. Là một trong số ít tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu có cả đồng bằng, biển, rừng, núi và các hải đảo với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản,... Không những thế, Bà Rịa - Vũng Tàu còn được biết đến là một trong các trung tâm du lịch biển nổi tiếng của miền Đông Nam Bộ, của cả nước và khu vực với nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng nhất vùng Đông Nam Bộ như tài nguyên tự nhiên biển, đảo; có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan thiên nhiên, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn... Đây còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều di tích lịch sử cách mạng trong các thời kỳ lịch sử phát triển đất nước; là vùng còn lưu giữ các di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội, thơ ca; về nghề, làng nghề thủ công truyền thống,... góp phần quan trọng thu hút khách du lịch. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với các ngành nghề khác, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang phát triển rất mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đem lại nguồn thu nhập lớn cho tỉnh nhà, tạo công ăn, việc làm cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; du lịch còn đóng vai trò quan trọng kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật; là nhân tố thúc đẩy hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Để ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển theo hướng bền vững nhằm khai thác hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống, các giá trị văn hoá, lịch sử để ngành du lịch phát triển theo hướng chất lượng cao, nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, ngoài những chủ trương, chính sách phát triển của ngành, địa phương thì du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cần có chiến lược phát triển dài hạn. Tầm quan trọng của du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối vói phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và miền Đông Nam bộ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có địa giới hành chính chung dài 16,33 km với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, 116,5 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đông, Nam và Tây Nam là biển Đông. Bà Rịa -Vũng Tàu có diện tích 1.989 km2, dân số 1.009.719 người (năm 2015), mật độ dân số 509 người/km2. Đơn vị hành chính gồm 2 thành phố: Bà Rịa, Vũng Tàu và 6 huyện: Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Châu Đức, Tân Thành và Côn Đảo. Với vị trí nằm trên trục đường xuyên Á, gắn liền với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống sông, đường biển, đường quốc lộ thuận lợi kết nối các tỉnh khác trong khu vực và các nước trên thế giới là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có mối liên hệ với tuyến đường Hồ Chí Minh, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi. Các tuyến đường quốc lộ 51, 55, 56 đã nối trực tiếp hay gián tiếp các tỉnh, thành trong cả nước với Bà Rịa - Vũng Tàu và hệ thống đường tỉnh, huyện kết nối các trung tâm, các khu điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đi lại và tham quan. Trong tương lai gần, tuyến đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Vũng Tàu và sân bay quốc tế Long Thành hoàn thành mở ra những triển vọng lớn về phát triển kinh tế nói chung, ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vững Tàu nói riêng. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có biển, bờ biển và thềm lục địa giáp với hải phận quốc tế và các nước láng giềng, có vị trí quan trọng là tiền tiêu, cửa ngõ của Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ ra biển Đông nên ngành du lịch cùng với các ngành dầu khí, giao thông, thủy sản có trách nhiệm bảo vệ an ninh chính trị, chủ quyền biên giới, hải đảo trên biển của nước ta. Là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật là điều kiện khí hậu, quanh năm có nắng; với hơn 100 km bờ biển, trong đó 72km có các bãi biển dài và đẹp với nước biển trong xanh, cát trắng mịn và nhiều hải sản; có tiềm năng về hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, khu bảo tồn đất ngập mặt, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển.. .Là tỉnh có truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, công trình vãn hóa,.. .trong đó có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt như: khu nhà tù Côn Đảo, khu nghĩa trang Hàng Dương, nhà lưu niệm Võ Thị Sáu,... Du lịch góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác như ngành thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, tạo động lực thúc đẩy đa dạng hóa các ngành dịch vụ, nghề thủ công truyền thống và nuôi hồng; là tiền đề quan trọng đẩy mạnh, nâng cao và đổi mới chất lượng, mẫu mã hàng hóa sản phẩm của các ngành. Du lịch đã tạo cơ hội cho mọi người dân trên địa bàn giao lưu hữu nghị về văn hóa, khoa học kỹ thuật, tạo ra sự gắn kết trong quan hệ, trao đổi giữa các vùng miền, các quốc gia. Du lịch cũng góp phần thay đổi diện mạo theo chiều hướng sạch, đẹp, văn minh cho nhiều khu vực trên địa bàn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực nông thôn, dân tộc trên địa bàn. Du lịch góp phần giải quyết được nhiều việc làm cho cộng đồng nhân dân trên địa bàn, đến năm 2015 có hên 18 ngàn người có việc làm trong ngành du lịch; du lịch đã tận dụng được nhiều lao động là cộng đồng dân cư trên địa bàn; nâng cao được thu nhập của một số bộ phận người lao động và gia đình, đặc biệt là các khu vực ven biển, các làng chài phải chuyển đổi ngành nghề do ảnh hưởng phát triển kinh tế. Du lịch góp phần nâng cao trình độ dân trí, kiến thức bảo vệ tài nguyên, môi trường, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm; góp phần bảo vệ an ninh tật tự, an ninh quốc phòng cho cộng đồng trên địa bàn. Du lịch đã giới thiệu, phát huy và làm tăng các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương thông qua việc xúc tiến quảng bá tài nguyên du lịch và tổ chức nghiên cứu, tham quan của khách du lịch đến các điểm du lịch. Sản phẩm du lịch trên địa bàn phong phú và đa dạng, nhiều sản phẩm được khách du lịch chấp nhận và mang tính thương hiệu du lịch của địa phương, cũng như ngành du lịch như sản phẩm du lịch biển, đảo, khu du lịch Hồ Tràm, khu du lịch Côn Đảo.. .đã góp phần nâng hình ảnh du lịch Việt Nam trên thế giới. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Sản phẩm du lịch Với nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, các công ty du lịch trên địa bàn đã xây dựng nhiều loại sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch, đặc trưng về sản phẩm du lịch của tỉnh là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên du lịch biển, sản phẩm du lịch MICE gắn với các dịch vụ khách sạn cao cấp, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch chữa bệnh gắn liền với suối nước nóng Bình Châu, du lịch sinh thái tại khu bảo tồn, Vườn Quốc gia... - Dòng sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên biển, đảo.. .thu hút nhiều khách du lịch, dòng sản phẩm này rất đa dạng về số lượng và chất lượng sản phẩm như nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, thám hiểm, khảo sát... Sản phẩm du lịch MICE. Xu hướng hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện được tổ chức nhiều và thường xuyên trên địa bàn vì địa hình, điều kiện tự nhiên; cơ sở hạ tầng giao thông; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đảm bảo cho việc hoàn thành các sự kiên này. Sản phẩm du lịch gắn liền với di tích lịch sử văn hóa, lễ hội. Là tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng, một số di tích được xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt như: Nhà tù Côn Đảo, di tích nhà lưu niệm Võ Thị Sáu, căn cứ Núi Dinh, căn cứ Minh Đạm...; các công trình văn hóa, công trình kiến trúc gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng như: Dinh Cô, Chùa Long Bàn, lễ hội nghinh Ông, lễ hội Đình Thần Thắng Tam... thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên hệ sinh thái tại các Vườn Quốc gia Côn Đảo, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu; hệ sinh thái núi, sông hồ, rừng ngập mặn... Sản phẩm du lịch gắn liền với ẩm thực, đặc biệt là thủy hải sản, nhiều nhà hàng đã thu hút nhiều khách du lịch như Hồng Vân, quán Vườn Xoài, Lan Rừng, Gành Hào...Một số cơ sở nuôi trồng thủy sản đã tổ chức các dịch vụ nhà hàng cũng đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa. Dịch vụ vui chơi giải trí, một số khu du lịch biển trên địa bàn đã chú trọng tổ chức các dịch vụ cho khách du lịch như: lướt ván, thể thao mạo hiểm, dù lượn, mô tô, thể thao trên bãi biển...; một số khách sạn cao cấp đã có các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp dành cho khách du lịch như: sân golf, tennis, vui chơi có thưởng... về cơ sở lưu trú Mức tăng trưởng trung bình trong thời kỳ đạt 0,60% về số lượng và 11,48% về số lượng buồng. Đến năm 2015 có 210 cơ sở lưu trú với 9.650 buồng, trong đó cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn (có phân loại từ 1-5 sao) là 165 cơ sở với 8.221 buồng chiếm 85,19% số lượng buồng cụ thể: khách sạn 5 sao có 03 cơ sở với 804 buồng; khách sạn 4 sao có 15 cơ sở với 1.789 buồng; khách sạn 3 sao có 20 cơ sở với 1.322 buồng; khách sạn 1-2 sao có 127 cơ sở với 4.306 buồng. Công suất buồng bình quân toàn tỉnh vào khoảng 62% (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2016). Số cơ sở lưu trú chưa xếp hạng là 45 cơ sở với 1.429 buồng, trong đó chủ yếu là nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác chưa đủ tiêu chuẩn để đón khách du lịch nhưng chủ doanh nghiệp vẫn đưa vào khai thác khách du lịch nội địa, khách đi lễ hội với giá rẻ, các khách sạn này khai thác tập trung vào mùa hè. Ngoài ra, một số căn hộ, biệt thự cho thuê theo thời vụ gồm 100 phòng cũng đón khách du lịch. Hầu hết số lượng cơ sở này còn thiếu các dịch vụ tối thiểu cho khách, chưa đảm bảo an toàn, an ninh. Vì vậy cần đầu tư nâng cấp để đạt tiêu chuẩn. Đánh giá chất lượng theo các năm cho thấy. Chất lượng cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao, năm 2011 cơ sở lưu trú là số lượng buồng từ 1 -5 sao có 4496 buồng, đến năm 2015 là 8221 buồng và nhiều buồng được được đầu tư trang thiết bị tiên tiến thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch tại các khu du lịch (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2016). Thực trạng về khách du lịch. - Trong giai đoạn 2005 - 2015 khách du lịch đến với Bà Rịa - Vũng Tàu khá cao, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 11,32%/năm, trong đó đối với khách quốc tế là 9,6%/ năm, khách nội địa là 11,39%/năm, cụ thể: năm 2005 đón được trên 5 triệu khách du lịch thì 10 năm sau đến năm 2015 số lượng khách tăng lên gấp 3 lần, đạt 14,9 triệu lượt khách, trong đó khách có lưu trú là 4,60 triệu lượt khách chiếm gần 31% và khách tham quan là 10,30 triệu lượt khách chiếm gần 69%; tốc độ tăng trưởng bình quân của lượt khách du lịch đạt 11,32%, đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với nhiều địa phương trong vùng Đông Nam Bộ. Bảng 1. Số lượt khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2005 - 2015. (Đơn vị tỉnh: triệu lượt khách) Năm Khách nội địa • • Khách quốc tế Tổng Khách có lưu trú số lượt Tỷ lệ % Số lượt Tỷ lệ % Số lượt Tỷ lệ % 2005 4,920 95,91 0,210 4,09 5,130 1,356 26,43 2006 5,241 95,81 0,229 4,19 5,470 1,432 26,18 2007 5,488 95,56 0,255 4,44 5,743 1,521 26,48 2008 6,340 96,03 0,262 3,96 6,602 1,543 23,37 2009 7,270 96,29 0,280 3,71 7,550 1,639 21,71 2010 8,115 96,21 0,320 3,79 8,435 2,416 28,64 2011 9,245 96,20 0,365 3,80 9,610 2,635 27,42 2012 10,636 96,22 0,417 3,78 11,054 3,752 33,94 2013 12,023 96,26 0,468 3,74 12,490 4,238 33,93 2014 13,478 96,40 0,504 3,60 13,982 4,335 31,00 2015 14,370 96,44 0,530 3,56 14,900 4,600 30,87 TĐTTBQ 11,39% 9,6% 11,32% 12,99% Ngụồn: - về một số chỉ tiêu cụ thể về khách có lưu trú: Tốc độ tăng trưởng bình quân đối với khách du lịch có lưu trú là 12,99%/năm. Đen năm 2015 có 4,6 triệu khách có lưu trú, trong đó khách quốc tế có lưu trú là 530 ngàn lượt Sở Vẫn hóa Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khách và khách nội địa là 4,070 triệu lượt khách; như vậy dấu hiệu tăng trưởng khách du lịch lưu trú mang lại nhiều khả quan trong mấy năm gần đây. Thời gian lưu trú trung bình Theo số liệu khảo sát, thời gian lưu trú trung bình của khách giai đoạn 2005 - 2015 cho một du khách quốc tế trên địa bàn là 2,0 ngày, khách du lịch nội địa 1,55 ngày. Ngày lưu trú trung bình như vậy gắn liền với du lịch biển là thấp đối với cả khách quốc tế và nội địa, nếu so sánh với các tỉnh có du lịch biển (thì năm 2015, thời gian lưu trú trung bình của một du khách quốc tế đến Đà Nằng là 4,6 ngày; Quảng Nam là 3,7 ngày; Khánh Hoà 5,5 ngày và Bình Thuận là 5,8 ngày). Nguyên nhân khách quan của tình trạng này là sự phát hiển của ngành du lịch Bà Rịa -Vững Tàu chưa đủ để đáp ứng hai yêu cầu cơ bản của du lịch hiện đại là “khám phá” và “tận hưởng”. Sản phẩm du lịch ít, chưa tạo ra sự khác biệt trong tính đa dạng, dịch vụ du lịch đơn điệu, chủ yếu chỉ là tắm biển. Do đó, tuy các thế mạnh cơ bản của du lịch ở đây là không thể phủ nhận, song lại thiếu các yếu tố tạo giá trị gia tăng - phần quan trọng nhất của cấu trúc du lịch hiện đại - cho du lịch của Bà Rịa -Vững Tàu. về mức chi tiêu của khách du lịch Theo số liệu cập nhật của các công ty lữ hành có tổ chức khách đến tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, cũng như căn cứ vào chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn thì theo các chuyên gia mức chi tiêu trung bình của khách du lịch từ 55 - 85USD, riêng năm 2015 mức chi tiêu của khách lưu trú trên địa bàn có tăng cao hơn đối với khách quốc tế, đặc biệt tại các khu du lịch có chất lượng cao như hồ Tràm. Neu tính chung mức chi tiêu trung bình cho cả gian đoạn 2005 - 2015 thì mức chi tiêu trung bình đối với khách du lịch quốc tế là khoảng 65-75 USD/ngày/khách (trung bình khoảng 1,35 triệu đồng/khách/ngày); đối với khách nội địa là 15 - 25USD/ ngày khách, trung bình khoảng 250 ngàn đồng và đối với khách tham quan thì rất thấp khoảng 4 - lOUSD/này/khách, trung bình khoảng 100 ngàn đồng (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vững Tàu, 2016). Nguyên nhân mức chi tiêu thấp là do các dịch vụ bổ sung trên địa bàn thiếu cả số lượng và chất lượng; còn khách tham quan chủ yếu là tắm biển hầu như không sử dụng đến sản phẩm du lịch và nhiều khách không chi tiêu bất cứ dịch vụ trong quá trình tham quan do khách tự túc mọi dịch vụ trong quá trình đến các điểm du lịch trên địa bàn. So với các tỉnh trong vùng miền Đông Nam Bộ, mức chi tiêu này chỉ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh (140 USD); so với các tỉnh có biển thì mức chi tiêu khách du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thấp hơn một số tỉnh thành phố ven biển như: Đà Nang là 127,7 USD, Quảng Nam là 75,9 USD, Khánh Hoà là 86,2 USD (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2016). về tổng doanh thu từ khách du lịch Nhờ sự tăng trưởng số lượt khách du lịch và mức chi tiêu của khách, tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là khá cao và đều trong cả giai đoạn 2005 - 2015 (Hình 1). Nếu như tổng thu từ khách năm 2005 đạt 890 tỷ đồng, thì đến năm 2015 tổng thu từ khách du lịch đã tăng lên hơn 4 lần, đạt 3.807 tỷ đồng (không tính mức trượt giá). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005 - 2015 là 36,03%, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao so với các ngành nghề khác trong tỉnh, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao GDP cho tỉnh nhà. Nguồn: Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Hình 1. Tổng doanh Một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững Để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển theo hướng bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cùng với việc thực hiện có hiệu quả chiến lược “phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030” (ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2017), chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu như sau: Thứ nhất, các cấp chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần nâng cao nhận thức, vai trò quan trọng của ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù để phát triển ngành du lịch theo hướng đồng bộ. Qua đó, khai thác triệt để những lợi thế so sánh và tiềm năng phát triển của địa phương. Đồng thời, chú trọng tăng cường đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, điều tra nhu cầu của khách du thu từ khách du lịch • lịch để có chiến lược tuyên truyền, quảng bá thích hợp; khai thác tối ưu công nghệ thông tin và truyền thông, khuyến khích xã hội hóa để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; hình thành các chuyến du lịch, tuyến du lịch liên hoàn giữa các vùng du lịch trọng điểm, các địa phương trong nước. Thành lập một số văn phòng đại diện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, cần Thơ,..., mở chi nhánh văn phòng tại một số nước để mở rộng thị trường khai thác khách du lịch. Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch như: phát động chiến dịch quảng bá và giới thiệu các chương trình kích cầu du lịch của tỉnh hàng năm thông qua các sự kiện, hoạt động tổ chức tại địa phương cũng như tại các sự kiện trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi các điểm đến, tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế. Xuất bản các ấn phẩm quảng bá du lịch, các chương trình sự kiện tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Tổ chức chương trình, điểm du lịch mới của tỉnh dành cho các công ty lữ hành, các cơ quan thông tấn báo chí. Tổ chức giới thiệu, quảng bá rộng rãi các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, các đợt khuyến mại, giảm giá... trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng thông tin du lịch,... đồng thời tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa và nội dung của chương trình kích cầu đến các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư trên địa bàn. Thị trường khách du lịch cần được mở rộng, đặc biệt phải thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế có khả năng chi tiêu du lịch cao. Du lịch là hoạt động vui chơi, khám phá, giải trí và nghỉ dưỡng được khách du khách quốc tế lựa chọn trong các dịp nghỉ lễ, nghỉ dưỡng dài ngày. Thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ du lịch. Trong thời gian vừa qua, nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của Việt Nam nói chung và các tỉnh thành lớn đã được triển khai trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa có nhiều những hoạt động quảng bá tại các thị trường trọng điểm. Chính vì vậy, trong thời gian tới địa phương cần phối hợp với Tổng cục du lịch và các địa phương khác để xây dựng chương trình phát triển du lịch chung của ngành. Thứ ba, cần tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch. Trong đó chú trọng phát triển hệ thống giao thông thuận tiện, thuận lợi cho hoạt động di chuyển của khách du lịch. Hiện nay, việc di chuyển đến Bà Rịa - Vũng Tàu được thực hiện khá đồng bộ có cả kết nối đường biển, đường không, đường bộ với Tp. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và các địa phương trong toàn quốc. Sân bay Côn Đảo cần được nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế có thể khai thác với tần suất cao và đón số lượng du khách lớn. Với lợi thế du lịch biển, đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cần hiện đại hóa hệ thống tàu cảng với những phương tiện đủ tiêu chuẩn chất lượng để kết nối hệ thống giao thông trên địa bàn. Trong hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng không chỉ là nhà nghỉ, khách sạn đơn thuần mà còn là các khu Spa, Resort, khu mua sắm, khu vui chơi, khu hội thảo, hội nghị..Để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, ngành du lịch địa phương cũng cần có chính sách đầu tư phát triển phù họp, tránh tình trạng đầu tư dàn trải hoặc cung vượt quá càu. Thứ tư, thực hiện có hiệu quả việc đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm phục vụ du lịch, trong đó coi trọng phát triển và giữ gìn môi trường cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử để tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các loại hình du lịch đặc thù của miền biển. Một trong những xu thế du lịch hiện nay đó là du lịch tâm linh, du lịch kết họp với khám phá, nghỉ dưỡng hoặc chăm sóc sức khỏe. Bà Rịa - Vũng Tàu có những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này. Vì vậy, địa phương cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch đặc thù cho từng loại hình, từng khu du lịch để không làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của hoạt động du lịch. Thứ năm, cần tăng cường phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý liên quan đến du lịch, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp du lịch, từng bước lành mạnh hóa môi trường kinh doanh du lịch. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng được biết đến như là một điểm đến an toàn và hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, tình trạng “chặt chém”, “chèo kéo” khách du lịch, bất ổn về an ninh do trộm cắp, cướp giật, ăn xin, ô nhiễm rác thải, tệ nạn mại dâm cũng xuất hiện ở một số nơi làm xấu đi hình ảnh du lịch của địa phương. Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, các nhà làm du lịch và các cơ quan ban ngành Bà Rịa - Vững Tàu cần thường xuyên giám sát, quản lý để kiên quyết xử lý những tình trạng này. Một trong những mục tiêu mà du lịch của địa phương cần hướng tới đó là “Lấy du lịch để phát triển du lịch, lấy lợi ích của du lịch để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn nét độc đáo của văn hóa trong quá trình hội nhập”. Thứ sáu, chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào con người, mọi nỗ lực ngành du lịch sẽ không đạt được hiệu quả nếu thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ trong ngành. Những người làm du lịch ở mọi cấp độ cần có kiến thức, kỹ năng và thái độ, tác phong chuẩn mực trong hoạt động chuyên môn. Do đó, đối với các ban, ngành quản lý các cấp, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, chính sách nhà nước đối với sự phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch: hoàn thiện và quản lý bằng hệ thống cơ sở dữ liệu để có thể dễ dàng thống kê chính xác nhằm dự báo xu hướng phát triển về nguồn nhân lực của ngành. Các ban, ngành thực hiện tốt các chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho công tác phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng mục tiêu, chiến lược đào tạo cụ thể phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch, từ đó, quy hoạch và xây dựng mạng lưới đào tạo hiện đại, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thông qua việc nâng cấp các cơ sở đào tạo, tăng cường và hỗ trợ về cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở đào tạo. Thứ bảy, liên kết phát triển vùng du lịch, tour du lịch với các địa phương khác trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, tránh tình trạng trùng lắp trong việc phát triển các loại hình du lịch. Việc liên kết phát triển du lịch sẽ làm lợi ích kinh tế gia tăng, tăng nguồn thu từ du lịch và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thanh Hải (2015), “Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch”, Vietnamtourism trang Tin tức - Sự kiện, cập nhật ngày 11/12/2015. Nguyễn Văn Lưu (2013), Xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2016), “Báo cáo tổng thế quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”. ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2017), “Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030”, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/12/2017. http ://vietnamtourism.gov.vn/index.php/ items/24916 items/16825 thong-tin-can-biet/thong-ke-du-lich/w3 810- ong-ke-hoat-dong-du-lich-6-thang-dau- nam-2016.htm 8 .http ://www.bariavungtautourism.com. vn/ n38/gioi-thieu/tiem-nang-du-lich.htm http ://www.bariavungtautourism.com.vn/ gioi-thieu/tong-quan-br-vt/w22-tong-quan- ba-ria-vung-tau.htm .https://vi.wikipedia.org/wiki/ B % C 3 % A 0 _ R % E1 % B B % 8 B a _ - _V%C5%A9ng_T%C3%A0 Ngày nhận bài: 4/5/2018 Ngày gửi phản biện: 15/5/2018 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG xử LÝ CELLULOSE CỦA CHỦNG NẤM TRICHODERMA Nguyễn Văn Tuấn*, Phan Trường Khanh** TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu suất xử lý cellulose của Trỉchoderma. Thí nghiệm được bổ trí trên 3 vật liệu nghiên cứu: Lõi ngô, vỏ trẩu, lá cây ở 3 mức khối lượng lOOg, 200g và 300g trong điều kiện hiểu khí, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần và theo dõi 28 ngày. Ket quả cho thấy, hiệu suất xử lỷ cellulose của Trỉchoderma ở thỉ nghiệm 1(1 OOg vật liệu) đạt cao nhất, kế đến là thí nghiệm 2 (200g vật liệu) và cuối cùng là thỉ nghiệm 3 (300g vật liệu). Trong đó, hiệu suất xử lý cellulose ở lõi ngô đạt cao nhất, kế đến là lá cây và cuối cùng là vỏ trẩu. Hiệu suất xử lý cellulose trên lOOg vật liệu: Lôi ngô: 70,59%, lá cây: 64,46% và vỏ trẩu: 48,82%. Hiệu suất xử lý cellulose trên 200g vật liệu: Lõi ngô: 62,36%, lá cây: 52,81% và vỏ trẩu: 41,98%. Hiệu suất xử lỷ cellulose trên 300g vật liệu: Lõi ngô: 55,49%, lá cây: 46,80% và vỏ trẩu: 35,45%. Từ khóa: Cellulose; Trỉchoderma; vỏ trẩu; Lá cây; Lõi ngô. ABSTRACT The study was aimed at tracking Trichoderma s ability to process cellulose. The experiment was conducted on three research materials: on cob, rice husk and leaves at three levels of 100 g, 200 g and 300 g in aerobic conditions, each being repeated three times, was followed for 28 days. As results, performance of Trichoderma cellulose processing in Experiment 1(1 OOg material) has highest, next to the experiment 2 (200g material), finally the experiment 3 (300g material). In which, the cob got higher performance ofcellulose treatment than leaves and husks. Performance of cellulose treatment over lOOg materials: 70,59% on cob, 64,46% on leaves and 48,82% for rice husk. Performance of cellulose treatment over 200g materials: 62,36% on cob, 52,81% on leaves andfor rice husk 41,98%. Performance of cellulose treatment over 300g materials: 55,49% on cob, 46,80% on leaves and for rice husk 35,45%. Keywords: Cellulose; Trichoderma; rice husk; Cob; Leaves 1. Giói thiệu Thạc sĩ, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học An Giang Tiến sĩ, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học An Giang Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp, hàng năm phế phẩm nông nghiệp phát sinh hàng chục tỷ tấn như: vỏ trấu, rơm rạ, lá cây, lõi ngô và các phụ phẩm hữu cơ khác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không có biện pháp xử lý thích hợp. Cellulose là chất hữu cơ khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, có nhiều trong các phế phẩm nông nghiệp. Có rất nhiều biện pháp xử lý cellulose như phương pháp lý học, hóa học và sinh học, việc tìm kiếm và ứng dụng các chủng vi sinh vật xử lý chất thải trong môi trường được nhiều nhà khoa học sử dụng vì biện pháp này dễ sử dụng, chi phí thấp, sản phẩm sau khí xử lý ít gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể là chủng nấm Trichoderma, loài có tính đa dạng cao và phân bố ở vùng địa lý rộng có khả năng tiết enzym cellulase phân giải cellulose tạo sinh khối mùn, góp phần làm giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường từ phụ phẩm trong nông nghiệp. Hiện nay, Trichoderma đã và đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đang nghiên cứu và ứng dụng, nhiệt độ tăng trưởng thích họp cho Trỉchoderma sp. trong khoảng 25-30°C, trong khi đó thì Trỉchoderma harizianum, Trỉchoderma hamatum thích họp trong khoảng 8-24°C, còn Trichoderma viride ở khoảng 8-16°C. Trỉchoderma sp. tăng trưởng nhanh ở 25°c và có sự cạnh tranh lớn về không gian, vì vậy chúng được nuôi cấy nhiều trong điều kiện phòng thí nghiệm (Widden p. and Hsu D.,1987). Trỉchoderma nổi tiếng nhờ khả năng phân giải được polymesaccharides (Cellulose, hemicellulose) và polyme có liên quan đến chitin. Các enzym tham gia vào các quá trình phân giải này có tầm quan trọng về mặt thương mại (Danielson R. M. and Davey c. B., 1973). Theo Trần Thạnh Phong và ctv năm 2007 của Viện sinh học Nhiệt đới đã “nghiên cứu thu nhận cellulase Trỉchoderma reeseỉ VTT-D-80133 sinh trưởng trên môi trường bán rắn” với cơ chất bã mía kết hợp với cám mì, tỷ lệ BM:CM (7:3), 8 lần nồng độ dinh dưỡng, độ ẩm ban đầu 60%, thời gian nuôi cấy 7 ngày là tối ưu cho Trỉchoderma reeseỉ VTT-D-80133 sinh tổng hợp cellulase trên môi trường lên men bán rắn. Hoạt tính và hiệu suất sinh tổng hợp cellulase ở điều kiện trong bình tam giác là CMCase (Carboxymethyl cellulase) 280,64 IU/g và FPU (Filter Paper Unit) 5 IU/g; thấp hơn 3,2 và 37 lần so với chế phẩm Amano T (cellulase được sản xuất từ Trichoderma reeseí) của hãng Amano. Trỉchodema còn có khả năng hoạt động phòng trừ sinh học, phân giải cellulose của Trỉchodema ở các thể tiềm sinh và sợi nấm được công bố không chỉ trong phòng thí nghiệm (Cook RJ. and Baker KF., 1982; Askew D.J. and Laing M.D., 1993). Ở Việt Nam nấm Trỉchoderma đã được Bộ môn Bệnh cây, Viện Bảo vệ thực vật nghiên cứu từ năm 1989 đến nay, đây là loài nấm đất thường xuất hiện trên các loài đất giàu dinh dưỡng, có khả năng phân giải chất kitin, cellulose và điều tra phát hiện thấy nấm Trichoderma thường sinh sống và tồn tại trên những tàn dư thực vật (Phạm Thị Thuỳ, 2010). Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Vật liệu Sử dụng các vật liệu phế phẩm nông nghiệp phổ biến có thành phần cellulose cao: Vỏ trấu, lõi ngô, lá cây; Chủng nấm Trỉchoderma được phân lập từ đất nông nghiệp. Bổ tri thí nghiệm Nghiên cứu được tiến hành với các nội dung sau: (1) Chuẩn bị vật liệu nghiên cứu và mẫu vi sinh vật (Trỉchoderma)', (2) Bố trí 3 thí nghiệm với 33 ô mẫu; (3) Phân tích cellulose và mật số vi khuẩn; (4) Tổng hợp số liệu và viết báo cáo. Nghiên cứu được tiến hành với 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức(NT) và 3 lần được lặp lại cùng với 3NT đối chứng với 3 lần lặp lại, do đó tổng cộng có 33 ô thí nghiệm được bố trí cùng một thời điểm. Vật liệu thí nghiệm được cho vào học ủ bằng thùng xốp, được bố trí tại khu thực nghiệm, phân tích các chỉ tiêu được tiến hành tại trung tâm thí nghiệm của Trường Đại học An Giang. Thi nghiệm 1: lOOg vật liệu với 20ml mẫu chủng nấm với thời gian thí nghiệm là 28 ngày, 7 ngày phân tích mẫu; ta có các NT: ĐC1 (Đối chứng 1): vỏ trấu, không cho chủng nấm vào; ĐC2 (Đối chứng 2): lõi ngô, không cho chủng nấm vào; ĐC3 (Đối chứng 3): lá cây, không cho chủng nấm vào; NT1-1: lOOg vỏ trấu, với 20ml mẫu chủng nấm; NT 1-2: 100g lõi ngô, với 20ml mẫu chủng nấm; NT 1-3: 100g lá cây, với 20ml mẫu chủng nấm. Thí nghiệm 2: Cũng thực hiện tương tự thí nghiệm 1, nhưng tăng khối lượng vật liệu lên 200g ta có các NT: NT2-1: 200g vỏ trấu, với 20ml mẫu chủng nấm; NT2-2: 200g lõi ngô, với 20ml mẫu chủng nấm và NT2-3:200g lá cây, với 20ml mẫu chủng nấm. Hình li Bố trí vật liệu thí nghiệm: (a) NT1-3 (lOOg lá cây của thỉ nghiêm 1 (TN 1); (b) NT2-2 (200g lõi ngổ của TN2); (c) NT3-1 (300g vỏ trẩu của TN3). Phưong pháp phân tích cellulose s Hoá chất Cellulose là hợp chất bền không tan trong Dung dịch H2SO4 8%; Dung dịch NaOH môi truờng axit và kiềm. Bởi thế người ta xác ■’0% định hàm lượng trọng lượng còn lại sau khi s Cách tiên hành hòa tan mẫu bằng axit và kiềm. Cân 2,0g mẫu đã được sấy ở 105°C từ Thí nghiệm 3: Cũng thực hiện tương tự thí nghiệm 1 và 2, nhưng tăng khối lượng vật liệu lên 300g ta có các NT: NT3-1: 300g vỏ trấu, với 20ml mẫu chủng nấm; NT3-2: 300g lõi ngô, với 20ml mẫu chủng nấm và NT3-3: 300g lá cây, với 20ml mẫu chủng nấm. Mô tả tiến trình thực hiện thí ngiệm: Vật liệu nghiên cứu được mua hay thu gom, phơi khô, cắt nhỏ, cân vật liệu theo số gam bố trí rồi cho vào các thùng xốp. Phân tích cellulose đầu vào (kể cả mẫu đối chứng), sau đó cho 20ml chủng nấm vào các ô thí nghiệm (trừ mẫu đối chứng), để đảm bảo độ ẩm cho chủng nấm Trỉchoderma sinh trưởng và phát triển, tưới nước mỗi ngày cho các mẫu thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện trong 28 ngày, 7 ngày phân tích mật độ chủng nấm và cellulose (kể cả mẫu đối chứng) một lần. 2-3 giờ vào cốc 250ml. Sau đó thêm 50ml dung dịch 8% H2SO4và thêm 50ml nước cất đun sôi 10 phút. Phần còn lại được rửa gạn với nước nóng nhiều làn (5 làn). Thêm nước cất 100ml, thêm 9ml dung dịch 30% NaOH và đun sôi 10 phút, sau đó rửa gạn bằng nước nóng nhiều lần, chuyển cặn sang giấy lọc đã biết trọng lượng trước, rửa nhiều lần trên giấy lọc bằng nước nóng, sấy cặn và giấy lọc ở 105°C trong vòng 5-6 giờ. 'A Tính toán kết quả X - X 100 (CT1) Trong đó: A là Khối lượng cặn + giấy lọc (g); B là Khối lượng giấy lọc (g); c là Khối lượng mẫu đem phân tích (g) Phương pháp xác định mật độ số Trichoderma Mật số chủng nấm được xác định bằng phương pháp đếm các tế bào sống trên môi trường rắn: Pha môi trường nuôi cấy nấm. Sau đó, đổ môi trường trên đĩa petri, mỗi đĩa petri chia làm 3 phần, mỗi phần chấm 5 điểm, lấy mẫu nước, pha loãng 105làn, 106 lần và 107 lần, dùng micropipet lấy 10’3 ml mẫu nước của từng nồng độ pha loãng nhỏ vào 5 điểm chấm trên từng phần đĩa petri (tương ứng với 3 phần trên đĩa là 3 nồng độ pha loãng), đếm số khuẩn lạc trên đĩa, có thể đếm 1 trong 3 nồng độ được pha loãng. M = Sxf (CT2) Trong đó: M là Mật số nấm (cfu/ml); 5 là Số khuẩn lạc;/là hệ số pha loãng Kết quả thảo luận Kết quả xử lý cellulose Hình 2: Hiệu suất xử lỷ cellulose Trong 3 thí nghiệm, hiệu suất xử lý cellulose cao nhất là lõi ngô đạt 70,59%; kế đến là lá cây hiệu suất đạt 64,46%; cuối cùng là vỏ trấu đạt 48,82% ở thí nghiệm 1 vẫn cao hơn so với hiệu suất xử lý cellulose ở 2 thí nghiệm còn lại. Điều đó cũng có nghĩa, khi khối lượng vật liệu càng nhỏ, nhưng lượng chủng nấm cho vào thí nghiệm không đổi thì khả năng phân giải cellulose càng nhiều và thời gian phân giải cellulose sẽ xảy ra ngắn hơn so với các thí nghiệm có khối lượng vật liệu lớn hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh trên cùng vật liệu giữa các thí nghiệm ta nhận thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (khác biệt về khối lượng vật liệu) ở mức ý nghĩa 0,05. Nghĩa là, bước nhảy lOOg vật liệu đủ lớn để tạo nên sự khác biệt này. Hay nói cách khác, trên cùng một vật liệu thí nghiệm, nếu khối lượng vật liệu được thêm vào càng (thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3) thì khả năng phân giải cellulose càng thấp và thời gian phân giải càng dài hơn so với thí nghiệm có khối lượng vật liệu ít hơn. Điều này được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1: Kết quả kiểm định Duncan giá trị trung bình cellulose của mỗi vật liệu (với khối lượng vật liệu khác nhau ) qua 28 ngày thí nghiệm. STT Vỏ trấu Lõi ngô Lá cây NT TrịTB NT TriTB • NT TriTB • 1 ĐC1 45,66a ĐC2 28,31a ĐC3 33,75a 2 NT1-1 37,llb NT 1-2 18,52b NT 1-3 25,41b 3 NT2-1 38,45c NT2-2 20,72c NT2-3 26,85c 4 NT3-1 39,31d NT3-2 22,14d NT3-3 27,76d cv% 11,1% 13,3% 10,93% Ghì chú: Các chữ cái giống nhau không có sự khác biệt nhau (theo cột) Bảng 2: Kết quả kiểm định Duncan giá trị trung bình cellulose còn lại theo thời gian trên lõi ngô. Ngày NT1-2 (lOOg lõi ngô) NT2-2 (200g lõi ngô) NT3-2 (300g lõi ngô) Ngày 0 28,56a 28,56a 28,56a Ngày 7 28,27a 28,56a 28,55a Ngày 14 20,39b 22,43b 23,90b Ngày 21 8,41c 14,70c 18,35c Ngày 28 8,40c 10,75d 12,72d cv% 10,63% 13,25% 13,40% Ghi chú: - Các chữ cái giống nhau không có sự khác biệt nhau trên (theo cột) - Gía trị trên bảng đã có tính đến nghiệm thức đối chứng. Từ bảng 2 cho thấy, ở NT 1-2 (100g lõi ngô) cho kết quả cellulose còn lại ở ngày thứ 21 là 8,41%, ngày thứ 28 là 8,40%. Do đó, chúng ta có thể dừng thí nghiệm giữa ngày thứ 21. Ngược lại, ở NT2-2 và NT3-2 giữa các ngày thí nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình cellulose còn lại theo thời gian. Do đó, nếu có điều kiện chúng ta sẽ kéo dài thời gian nghiên cứu lâu hơn để thấy rõ hiệu suất phân giải cellulose tối ưu ở 2 nghiệm thức này. Bảng 3ĩ Kết quả kiểm định Duncan giá trị cellulose trung bình còn lại theo thời gian trên vỏ trấu. Ngày NT1-1 (lOOg vỏ trấu) NT2-1 (200g vỏ trấu) NT3-1 (300g vỏ trấu) Ngày 0 45,76a 45,76a 45,76a Ngày 7 45,62a 45,64a 45,69a Ngày 14 39,53b 40,49b 41,63b Ngày 21 30,14c 32,34c 34,61c Ngày 28 23,42d 26,55d 29,54d cv% 11,82% 13,42% 10,37% Ghi chú: - Các chữ cái giống nhau không có sự khác biệt nhau trên (theo cột). - Giá trị trên bảng đã có tỉnh đến nghiệm thức đối chứng. Bảng 4: Kết quả kiểm định Duncan giá trị cellulose trung bình còn lại trên lá cây theo thời gian. Ngày NT1-3 (lOOg lá cây) NT2-3 (200g lá cây) NT3-3 (300g lá cây) Ngày 0 33,78a 33,78a 33,78a Ngày 7 33,64a 33,67a 33,73a Ngày 14 27,69b 28,81b 29,llb Ngày 21 20,llc 22,2 lc 24,32c Ngày 28 12,0 d 15,94d 18,03d cv% 12,7% 9,89% 11,42% Ghi chú: - Các chữ cái giông nhau không có sự khác biệt nhau trên (theo cột) - Giá trị trên bảng đã có tỉnh đến nghiệm thức đối chứng. Tương tự như vậy, ở bảng 3 và bảng 4 chúng ta cũng thấy rõ cần phải kéo dài thêm thời gian nghiên cứu để xác định thời gian tối ưu và hiệu suất phân giải cellulose tối ưu ở cả 2 vật liệu vỏ trấu và lá cây. Vì kết quả kiểm định vẫn còn thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa các ngày thí nghiệm về giá trị trung bình cellulose còn lại ở mức độ tin cậy 95%. Đối với định mức 20ml vi khuẩn thì phù hợp trên cả 3 vật liệu nghiên cứu (vỏ trấu, lõi ngô và lá cây) ở mức lOOg và 21 ngày thí nghiệm. Kết quả kiểm định mật sổ chủng nấm Trỉchoderma Bảng 5: Kết quả kiểm định Duncan giá trị trung bình mật số (xio9cfu/mỉ) của mỗi vật liệu (với khối lượng vật liệu khác nhau ) qua 28 ngày thí nghiệm. STT Vỏ trấu Lõi ngô Lá cây NT TriTB • NT TriTB • NT TriTB • 1 ĐC1 1,8 a ĐC2 2,1a ĐC3 3,1a 2 NT1-1 6,89b NT 1-2 6,68b NT1-3 6,94b 3 NT2-1 6,8 lbc NT2-2 6,86c NT2-3 6,87bc 4 NT3-1 6,70c NT3-2 6,78bc NT3-3 6,81c cv% 14,41% 11,60% 11,20% Ghi chú: Các chữ cái giống nhau không có sự khác biệt nhau (theo cột). 7,96.109cfii/ml của thí nghiệm 200g ở vật liệu lõi ngô. Mật số tối ưu được chọn là 7,91.109cfù/ ml của thí nghiệm 200g ở vật liệu lá cây. Mật số tối ưu được chọn là 7,98.109cfu/ml của thí nghiệm 200g ở vật liệu lá cây. Qua kết quả kiểm định Duncan ở bảng 5 cho thấy, giá tộ trưng bình mật số ở các nghiệm thức có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng ở cả 3 vật liệu thí nghiệm. Tuy nhiên, trên vật liệu lõi ngô ta thấy giữa NT2-2 và NT3-2 không khác biệt nhau, tương tự như vậy đối với NT2-1 và NT3-1 ở vật liệu vỏ trấu; NT2-3 và NT3-3 ở vật liệu lá cây, mật số chủng nấm không tăng ở thí nghiệm 300g vật liệu, hay nói cách khác chủng nấm Trỉchoderma đã bão hoà do bội thực thức ăn. Nghiên cứu có thể dừng thí nghiệm ở khối lượng vật liệu 200g. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Ket luận Kết quả nghiên cứu ứng dụng chủng nấm Trỉchoderma để phân giải cellulose làn lược trên 3 thí nghiệm: lOOg; 200g; 300g vật liệu với 3 đối tượng là lõi ngô, vỏ trấu và lá cây cho thấy hiệu suất xử lý cellulose cao nhất của lõi ngô là 70,59%, của lá cây là 64,46% và lá cây là 48,82%. Thời gian kết thúc thí nghiệm của lõi ngô lOOg là ngày thứ 21 với hiệu suất tối ưu là 70,55%. Mật số tối ưu được chọn là Kiến nghị Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên nghiên cứu chỉ thực hiện ở 3 thí nghiệm với thời gian 28 ngày, trong các ô thí nghiệm. Tác giả xin kiến nghị các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng thêm (thời gian nghiên cứu, thêm vật liệu nghiên cứu, thay đổi bước nhảy khối lượng vật liệu nghiên cứu, thay đổi mật số). Khi có điều kiện, nên ứng dụng chủng nấm Trỉchoderma vào thực tế ở các hầm ủ phân hữu cơ, hay các nghiên cứu thu nhận enzym cellulase trên các vật liệu nghiên cứu để sản xuất ethanol và các sản phẩm sinh học khác với quy mô công nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Askew D.J. and Laing M.D. (1993), An adapted selective medium for the quantitative isolation of Trỉchoderma species. Plant Path. 42: pp 686 - 690. CookRJ. and Baker KF. (1983), Production of xyloglucanolytic enzymes by Trichoderma viride, Paecilomyces farinosus, Wardomyces inflatus, and Pleurotus ostreatus. Apd. 419, E-18008 Granada, Spain. Danielson R.M. and Davey C.B. (1973c), Carbon and nitrogen nutrition in Trichoderma. Soil Biol. Biochem. 5: pp506 - 515. Phạm Thị Thuỳ (2010), Giáo trình Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Trần Thạnh Phong và ctv (2007), Thu nhận enzym cellulase của Trichoderma reesei trên môi trường bán rắn, Viện sinh học Nhiệt đới - Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 10, Số 07 - 2007. Widden p. and Hsu D. (1987), Competition between Trichoderma species: Effects of temperature and litter type. Soil Biol. Biochem. 19: pp89 - 94. Ngày nhận bài: 9/11/2018 Ngày gửi phản biện: 15/11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_nganh_du_lich_tinh_ba_ria_vung_tau_phat_trien_ben_vung.docx
  • pdfhghjy_1453 (1)_2221276.pdf
Tài liệu liên quan