Để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì? Phương pháp giải quyết các vấn đề đó và ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh

Lời mở đầu: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc tự điều tiết của thị trường bằng các qui luật kinh tế như: qui luật giá trị,qui luật cung-cầu và qui luật cạnh tranh,do vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường thì họ phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh Nghiệp đó là nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp. Để hiểu và làm được điều này thì cần nắm rõ những lí luận về năng suất lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Năng suất lao động là : Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích” Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian;hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Vì vậy nhóm 8 đã chọn đề tài “ để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì? Phương pháp giải quyết các vấn đề đó và ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp” Mục lục Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động 1. Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động 2. Phân loại năng suất 3. phản ánh mặt lượng của năng suất lao động sử dụng các chỉ tiêu 4. phân tích sự biến động của nslđ 5. các vấn đề cần giải quyết va phương pháp giải quyết các vấn đê ảnh hưởng biến động của nslđ. Phần II: Phân tích thực trạng về năng suất lao động tại công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu 1. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động tại Công ty 2. Phân tích năng suất lao động tại Công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu 3. nhận xét  ưu điểm  những tồn tại Phần III: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại công ty 1. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại, năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu. 2. Tuyển chọn công nhân cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh 3. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban cũng như kết cấu công nhân viên cho phù hợp hơn. 4. Công tác tạo động lực và khuyến khích lao động. 5. Kỷ luật lao động 6. Đào tạo và phát triển Kết luận

docx42 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4640 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì? Phương pháp giải quyết các vấn đề đó và ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận Môn : thống kê thương mại NHÓM 8 Đề tài 2: để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì? Phương pháp giải quyết các vấn đề đó và ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lời mở đầu:  Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc tự điều tiết của thị trường bằng các qui luật kinh tế như: qui luật giá trị,qui luật cung-cầu và qui luật cạnh tranh,do vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường thì họ phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.          Một trong những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh Nghiệp đó là nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp. Để hiểu và làm được điều này thì cần nắm rõ những lí luận về năng suất lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.           Năng suất lao động là : Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích” Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian;hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Vì vậy nhóm 8 đã chọn đề tài “ để phân tích sự biến động của năng suất lao động cần giải quyết những vấn đề gì? Phương pháp giải quyết các vấn đề đó và ý nghĩa của chúng trong thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp” Mục lục Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động    1. Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động 2. Phân loại năng suất 3. phản ánh mặt lượng của năng suất lao động sử dụng các chỉ tiêu 4. phân tích sự biến động của nslđ 5. các vấn đề cần giải quyết va phương pháp giải quyết các vấn đê ảnh hưởng biến động của nslđ. Phần II:      Phân tích thực trạng về năng suất lao động tại công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu 1. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động tại Công ty 2. Phân tích năng suất lao động tại Công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu 3. nhận xét ưu điểm những tồn tại Phần III:     Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại công ty     1. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại, năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu. 2. Tuyển chọn công nhân cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh   3. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban cũng như kết cấu công nhân viên cho phù hợp hơn. 4. Công tác tạo động lực và khuyến khích lao động. 5. Kỷ luật lao động 6. Đào tạo và phát triển Kết luận Bài làm Phần I: Những lý luận cơ bản về năng suất lao động    Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động. a: Khái niệm năng suất lao động của doanh nghiệp thương mại. Năng suất lao động: Một cách khái quát năng suất lao động được hiểu là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh, được đo bằng mức doanh thu của một nhân viên. Vì vậy nó cũng là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để dạt được kết quả đó. Năng suất lao động = kết quả / chi phí lao động Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại là mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian Năng suất lao động của một nhân viên bán hàng = mức tiêu thụ hàng hóa / số nhân viên bán hàng Hoặc số nhân viên bán hàng / mức tiêu thụ hàng hóa b: Khái niệm tăng năng suất lao động trong thương mại. - Tăng năng suất lao động là quá trình tăng lực lượng sản xuất của lao động, tăng hiệu quả sử dụng lao động sống. Thực chất đây là quá trình tiết kiệm quá trình lao động sống trong việc sản suất sản phẩm dịch vụ, từ đố chi phí cho lao động sản suất sản phẩm dịch vụ đưuọc giảm xuống, đồng nghĩa với việc bán sản phẩm dịch vụ đó sẽ tăng lên. - Tăng năng suất lao động trong thương mại là mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong cùng một đơn vị thời gian, hoặc giảm thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ. Như vậy năng suất lao động luôn gắn với giảm hao phí lao động, giảm giá thành sản suất kinh doanh. Đó chính là sự khác biệt giữa tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động. - Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là giảm chi phí lao động sống nhưng chất lượng cung câp dịch vụ cho khách hàng không bị giảm sút. Việc tăng năng suất lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với ngành, đối với mọi doanh nghiệp và đối với người lao động. - Ý nghĩa đối với người lao động kinh doanh sản phẩm dịch vụ, tăng năng suất lao động đồng nghĩa với việc tăng lời nhuận và tăng hiệu quả kinh tế. Mối quan tâm lớn nhất và quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận, do đó họ sẽ thực hiện mọi biện pháp để có thể tăng năng suất lao động đến mức tối đa. - Ý nghĩa đối với ngành, việc tăng năng suất lao động làm cho khả năng tái sản suất được tăng lên từ đó qui mô ngành cũng tăng cao. Khi qui mô của ngành tăng cao thì vị thế đống góp cho nền kinh tế của ngành cũng tăng cao. - Ý nghĩa đối với người lao động, tăng năng suất lao động có nghĩa là lượng giá trị do người lao động tạo ra tăng lên từ đó thu nhập của người lao động cũng tăng lên, các lợi ích vật chất khác của họ cũng cao hơn. Năng suất lao động làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng mở rộng về qui mô và tăng cao về chất lượng, từ đó điều kiện làm việc của người lao động sẽ được nâng lên. Theo cách tính năng suất lao động bằng chỉ tiêu giá trị: W= M/ T W ; năng suất lao động M : mức hàng hóa tiêu thụ trong kì T : số lao đọng bình quân trong kì. - Để tăng năng suất lao động xảy ra các trường hợp sau: TH1: mức tiêu thụ hàng hóa tăng và số lao đọng bình quân không đổi. do chi phí không đổi lên doanh nghiệp có lợi nhuận tuy nhiên qui mô của doanh nghiệp không tăng vì thế đó không phải là lựa chọn tối ưu đẻ doanh nghiệp phát triển. TH2: doanh thu không đổi và số lao động bình quân giảm. do chi phí giảm vì lượng lao động giảm nhưng qui mô của doanh nghiệp lai giảm vì thế đây không phải là sự lựa chọn tốt để doanh nghiệp phát triển. TH3: doanh thu tăng số lao động bình quân giảm trường hợp này doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, do doanh thu tăng lên và chi phí lao động giảm, tuy nhiên số lao động bình quân giảm tức qui mô của doanh nghiệp giảm, điều này không tốt với doanh nghiệp. TH4: doanh thu và số lao động bình quân đều giảm, nhưng doanh thu giảm ít hơn so với mức của chi phí tiết kiệm được từ việc giảm lao động. ở đây doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận nhưng cả doanh thu lẫn qui mô hoạt động đều giảm so với trước. điều này hoàn toàn không có lợi. TH5: doanh thu và số lượng lao động đều tăng, nhưng doanh thu tăng nhiều hơn mức chi phí tăng lên do có thêm lao động. lúc này doanh nghiêp có lợi nhuận do doanh thu cao hơn chi phí, mặt khác qui mô của doanh nghiệp cũng tăng lên do thuê thêm lao động. đây chính là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp phát triển kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu. 2. phân loại năng suất lao động Theo nội dung : chia làm 2 loại Năng suất lao động sống là chỉ tiêu biểu hiện năng suất lao động thông qua kết quả sản xuất với chi phí về số lao động tạo ra kết quả đó (vd: số công nhân ) Năng suất lao động vật hóa : là chỉ tiêu biểu hiện năng suất lao động thông qua kết quả sản xuất với chi phí trung gian (C) ( vd: chi phí về nguyên vật liệu, về khấu hao máy móc…) để tạo sản phẩm. Trong các chỉ tiêu biểu hiện năng suất lao động trên thì còn có thể phân tích ra nhiều chỉ tiêu năng suất lao động tùy theo từng chi tiêu kết quả hoặc chi phí. Các chỉ tiêu kết quả có thể dùng để tính năng suất lao động có thể là: Giá trị sản xuất-GO Giá trị gia tăng-VA Giá trị gia tăng thuần-NVA Doanh thu –DT Lợi nhuận-M Cá chỉ tiêu chi phí có thể là: Tổng số lao động trong doanh nghiệp Tổng số ngày người làm việc Tổng số công nhân sản xuất Theo phương pháp chọn giá gốc so sánh Năng suất lao động thuận: biểu hiện bằng cách lấy chỉ tiêu kết quả chia cho chi phí Năng suất lao động nghịch: biểu hiện bằng chỉ tiêu chi phí chia cho chỉ tiêu kết quả. Hai chỉ tiêu này đều biểu hiện năng suất lao động nhưng có ý nghĩa khác nhau nên có tác dụng phân tích khác nhau . năng suất lao động thuận nói lên : cứ một đơn vị lao động hao phí trong kỳ tạo ra một đơn vị kết quả cần bao nhiêu chi phí cho lao động trong kỳ Theo ý nghĩa của chỉ tiêu : chia NSLĐ thành 3 loại Năng suất lao động trung bình Năng suất lao động cận biên Năng suất lao động ca biệt Ngoài ra còn có một số cách phân loại năng suất lao động khác nữa dựa trên nhiều quan điểm và tiêu thức phân loại khác nhau Mối quan hệ của năng suất lao động với các phạm trù khác. - Mối quan hệ giữa năng suất lao động và việc làm: Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong giải quyết việc làm cũng như cải thiện đáng kể năng suất lao động. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế mà chúng ta cần khắc phục để lao động và năng suất lao động không trở thành điểm “nghẽn” của tăng trưởng. Lao động và năng suất lao động có vai trò to lớn do tạo ra thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán, làm tăng tiêu thụ ở trong nước – động lực của tăng trưởng kinh tế, là “cứu cánh” của tăng trưởng kinh tế trước những bất ổn ở bên ngoài. . Kết quả tích cực Kết quả rõ nhất là số lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế trong 20 năm qua ở nước ta đã tăng bình quân khoảng 965.000 người/năm, suy ra số người được giải quyết công ăn việc làm hàng năm là khá lớn (cao gấp rưỡi số trên để còn thay thế cho số người hết tuổi lao động hoặc các nguyên nhân khác). Nhờ việc giải quyết việc làm tích cực, cộng với tốc độ tăng dân số giảm, nên tỷ lệ thất nghiệp đã giảmnhanh trong thời kỳ 1989- 1996 (từ khoảng 13% xuống dưới 6%); sau đó tăng lên do cuộc khủng hoảng 1997- 1998 ở khu vực tác động (trên 6%); từ năm 2003 đã giảm xuống dưới 6% và từ 2006 đã giảm xuống dưới 5%. Một kết quả tích cực khác là cơ cấu lao động theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản đã giảm (từ 73% năm 1990 xuống còn 71,3% năm 1995; khoảng 51,9% năm 2009 và năm 2010 khả năng còn dưới 51% gần đạt mục tiêu đề ra). Tỷ trọng lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng liên tục (từ 11,2% năm 1990 lên 11,4%, lên khoảng 13,1% năm 2000, lên 18,2% năm 2005, lên 21,5% năm 2009). Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ tăng liên tục và nhanh nhất (từ 15,8% năm 1990, lên 17,4% năm 1995, lên khoảng 21,8% năm 2000, lên 24,7% năm 2005 và lên 26,6% năm 2010). Xuất khẩu lao động đã đạt kết quả tích cực: Hàng năm đã có khoảng 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa tổng số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hiện đạt khoảng trên 400.000 người, ở khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo tính toán ban đầu, tổng số tiền của số lao động làm việc ở nước ngoài gửi về nước đạt khoảng 1,7- 1,8 tỷ USD. - Năng suất lao động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh Trong bối cảnh nền kinh tê thị trường cạnh tranh và toàn câu hóa các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro sự thâm hụt, hoặc tình hình trạng lãi lỗ thất thường cho dù các doanh nghiệp luôn có kế hoạch mục tiêu và các kế hoạch cụ thể. Một tổ chức hoạt động với năng suất cao có thể có nhiều khả năng thu hồi vốn đầu tư hơn. Những tổ chức như vậy cũng có sức đề kháng cao hơn với mọi trạng thái của nền kinh tế. mặt khác một tổ chức hoạt động với năng suất thấp cũng có thể đạt được thặng dư tương đối do các điều kiện cạnh tranh khác trong kinh doanh mang lại, nhưng bên cạnh đó rất dễ bị tổn thương và lâm vào tình trạng khủng hoảng trong một số điều kiện nhất đinh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh là dành ưu thế mở rộng thị phần, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Cạnh tranh luôn được nhìn nhận trong trạng thái với sự nhìn nhận trong trạng thái động và sự ràng buộc của các mối quan hệ tương đối. trong xu thế hội nhập và tự do thương mại hóa, cạnh tranh diễn ra đồng thời ở các cấp độ từ doanh nghiệp tới cả nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh được quan tâm trước hết ở cấp doanh nghiệp thể hiện trên hàng hóa dịch vụ. ở tầm quốc gia cạnh tranh chủ yếu được tích tụ từ sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kết hợp với một số yếu tố khác như chiến lược, chính sách và những vấn đề quản lí vĩ mô. Với các doanh nghiệp vấn đề cạnh tranh thường liên quan đến cơ sở hạn tầng, công nghệ, lao động, vốn thị trường, quản lí. Mức độ ưu thế của từng yếu tố và ưu thế tích hợp của các yếu tố ấy là cơ sở để có thể tạo ra sức cạnh tranh cao hay thấp. các chỉ tiêu được quan tâm xem xét là: năng suất, công nghệ, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, hàm lượng công nghệ, giá trị thương hiệu, giá, hệ thống phân phối, sự ổn định các nguồn cung ứng đầu vào. Như vậy, năng suất một trong những yếu tố quan trọng tác động tới cức cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với gía thành rể đảm bảo sự tăng trưởng và lợi nhuận. - Năng suất với hiệu quả kinh tế. Hai mươi năm Đổi mới tuy chưa phải là dài đối với một nền kinh tế nhưng nó là cả một chặng đường phấn đấu. Toàn bộ hệ thống kinh tế đã và đang chuyển mình, gặt hái được những thành công to lớn, có những thay đổi cả về chất và lượng. Tất nhiên đó là kết quả trực tiếp của nhận thức đúng đắn và bước đi khoa học trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một vũ khí trên thương trường hiện nay, nhận thức về năng suất và chất lượng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Giờ đây, năng suất không còn là sản xuất nhiều hơn khi sử dụng những nguồn lực như nhau hay sản xuất cùng sản phẩm nhưng sử dụng ít nguồn lực hơn mà điều thiết yếu là sản xuất ra đúng sản phẩm với giá cả cạnh tranh để luôn luôn đảm bảo sự thỏa mãn khách hàng ở mức cao nhất. Về chất lượng, không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, ở kiểm tra chất lượng, chất lượng hiện nay được hiểu ở quy mô rộng hơn là chất lượng quá trình, chất lượng toàn diện. Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh thì gia tăng và cải tiến năng suất- chất lượng là 1 yếu tố tiên quyết. - năng suất lao động và tiền lương. Kết quả khảo sát về tiền lương, năng suất lao động tại 500 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mới đây của Bộ LĐ-TBXH cho thấy mức lương bình quân cao nhất đối với các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 12 triệu đồng/tháng; lương bình quân của lao động có chuyên môn, nghiệp vụ: 2,2 triệu đồng/tháng và lao động trực tiếp: 1,3 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là các DN nhà nước, trong đó mức lương bình quân của cán bộ quản lý là 3 triệu đồng/tháng; có chuyên môn nghiệp vụ: 1,4 triệu đồng/tháng và trực tiếp sản xuất: 1,1 triệu đồng/tháng. Kết quả khảo sát, điều tra cũng cho thấy mức độ tăng lương ở các DN không tương xứng với tốc độ tăng năng suất lao động và lợi nhuận. Ở khu vực FDI, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 41% và năng suất lao động tăng trên 18% nhưng tiền lương chỉ tăng 13%. Bất hợp lý nhất là khu vực DN nhà nước, năng suất tăng 10%, lợi nhuận tăng 54% nhưng tiền lương tăng chưa đầy 3%. 3. Phản ánh mặt lượng của năng suất lao động sử dụng các chỉ tiêu 3.1 Mức bán trung bình của 1 nhân viên W = MT Trong đó: M: mức hàng hóa tiêu thụ trong kỳ T: số lao động bình quân trong kỳ Nếu mẫu số chỉ bao gồm số lao động trực tiếp, chỉ tiêu tính được là NSLĐ của bộ phận lao động trực tiếp. nếu mẫu số là số lao động nói chung( gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp) thì chỉ tiêu tính được là NSLĐ nói chung: W’= MT' Trong đó: W’ : NSLĐ của bộ phận lao động trực tiếp T’ : số lao động trực tiếp 3.2 Lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị mức tiêu thụ t = TM Trong đó : t: lượng lao động hao phí bình quân cho 1 đơn vị mức tiêu thụ hàng hóa M: mức hàng hóa tiêu thụ trong kỳ T: số lao động bình quân trong kỳ Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của NSLĐ, t càng nhỏ chứng tỏ lượng lao động hao phí cho một đơn vị mức tiêu thụ càng ít, có nghĩa là NSLĐ càng nâng cao, ngược lại thì NSLĐ càng giảm 4. Phân tích sự biến động của NSLĐ Ta có: IW= W1W0=M1T1M0T0 Sự biến động của NSLĐ chịu ảnh hưởng của đồng thời rất nhiều nhân tố như giá cả, kết cấu mức tiêu thụ, kết cấu số nhân viên. Vì vậy để phản ánh chính xác sự biến động của NSLĐ chúng ta cần loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố trên Loại trừ ảnh hưởng của giá cả bằng cách tính mức tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu theo giá kỳ gốc IWss = W1ssW0=M1ssT1M0T0=M1T1M0T0×1IP Loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mức tiêu thụ bằng cách tính chỉ số NSLĐ theo CT: IW= iw .T1T1 Loại trừ ảnh hưởng của kết cấu số nhân viên W0=W.TT=W.TT Vì vậy, sự biến động của NSLĐ chịu ảnh hưởng của 2 nguyên nhân: bản thân NSLĐ kết cấu số nhân viên IW=W1W0=W1W01×W01W0 (b) (c) (a): chỉ số NSLĐ bình quân. Phản ánh sự thay đổi NSLĐ bình quân chung của tổng thể nghiên cứu (b) : chỉ số NSLĐ bình quân cố định kết cấu số lao động. phản ánh sự biến động của NSLĐ bình quân do thay đổi của bản thân NSLĐ của từng đơn vị trong tổng thể (c) : chỉ số NSLĐ bình quân ảnh hưởng sự thay đổi kết cấu số lượng lao động, phản ánh do kết cấu số lượng lao động của từng đơn vị trong tổng thể thay đổi làm cho NSLĐ bình quân chung của tổng thể thay đổi Trong đó: W1=W1.T1T1 W0=W0.T0T0 W01=W0.T1T1 Phân tích bằng số tuyệt đối: W1-W0=W1-W01+W01-W0 Ảnh hưởng đến tổng mức tiêu thụ : W1-W0T1= W1-W01T1+(W01-W0)T1 5. Những vấn đề ảnh hưởng đến năng suất lao động. Có những cách phân loại khác nhau về các yếu tố tác động tới năng suất lao động. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động có thể được chia thành ba nhóm sau: các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người; các yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất; các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên. Chúng ta phải thừa nhận rằng, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho các náy móc cũ. Cùng với quá trình phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động ngày một được nâng cao, các nguyên vật liệu mới với các tính năng đa dạng, tiện lợi và hữu ích hơn ngày một xuất hiện nhiều thay thế cho các nguyên vật liệu cũ đã kéo theo sự gia tăng năng suất lao động xã hội ngày một cao, khoảng cách giữa năng suất lao động trước kia và ngày nay càng một xa hơn. Con người và quản lý con người tác động rất lớn đến năng suất lao động. Để đạt năng suất tối đa cần tạo ra môi trường tốt nhất cho phối hợp giữa quản lý, lao động và yếu tố công nghệ. Mối quan hệ đó bản thân nó là kết quả của năng suất. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, hình thành tinh thần quản lý mới trong đó luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ, sáng tạo của lực lượng lao động tao ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản suất, đặc biệt là con người. Cũng như quản lý, lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động tới năng suất lao động. Năng suất của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và năng lực của đội ngũ lao động. Nêú không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy tác dụng. Trong một doanh nghiệp, khi xét đến các nhân tố tác động tới năng suất lao động thì người ta thường đề cập đến các nhân tố như: + Biến động về mức và tốc độ năng suất lao động qua một số năm. + Kết cấu công nhân viên ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp như thế nào. + Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động được thực hiện như thế nào (bao gồm khả năng giảm lượng lao động năm thực hiện so với kế hoạch và khả năng giảm lượng lao động hao phí cho một triệu đồng giá trị sản lượng). + Khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động công nhân để tăng năng suất lao động (bao gồm việc sử dụng quỹ thời gian lao động ngày, tháng và năm). + Phân tích quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiền lương bình quân qua một số năm. Ngoài ra, người ta có thể dùng một số nhân tố khác để phân tích về năng suất lao động của doanh nghiệp. Việc phân tích những nhân tố nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động. Sự ảnh hưởng của yếu tố này tới năng suất lao động là một khách quan. Điều kiện thiên nhiên của mỗi quốc gia khác nhau rất khác nhau và tác động đến năng suất lao động cũng không giống nhau. Điều kiện đó tạo ra những thuận lợi và khó khăn riêng và con người cần phát huy lợi thế và hạn chế sự ảnh hưởng không có lợi của tự nhiên. Điều kiện khí hậu nóng lạnh khác nhau đã tạo ra những sản phẩm khác nhau với giá trị không giống nhau. Nếu như đất đai ảnh hưởng đến nông nghiệp rất lớn, tạo ra năng suất và chủng loại cây trồng khác nhau thì sự giàu có về tài nguyên khoáng sản và địa hình thuận lợi đã tạo điều kiện rất tốt cho công nghiệp khai khoáng với giá thành rẻ hơn và năng suất khai thác cao hơn. Con người đã khai thác những nguồn năng tiềm tàng của tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống với hiệu quả khai thác và sử dụng ngày càng cao. Và việc hạn chế những tác hại của tự nhiên cũng đã được tiến hành từ khi xuất hiện loài người. Tuy nhiên, con người vẫn chưa ngăn ngừa hoàn toàn được sự tác hại của tự nhiên đối với sản xuất, cũng như chưa thể khai thác hết tiềm năng của tự nhiên. Vì vậy, sự tác động của tự nhiên tới năng suất lao động vẫn tồn tại một cách khách quan. Phần II:      Phân tích thực trạng về năng suất lao động tại công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu 1. Quá trình hình thành, phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới năng suất lao động tại Công ty a. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ ôtô Châu Âu ( EMC ) là Công ty chuyên sửa chữa và bảo dưỡng nhãn hiệu xe BMW và các nhãn hiệu xe cao cấp khác. Địa chỉ : phòng 301 nhà B2, Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Công ty có xưởng sửa chữa tại 963 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội. Công ty thương mại và dịch vụ ô tô thành lập theo quyết định số 218/ TCCB- LĐ ngày 29/03/2004 của hội đồng quản trị tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam b. Một số đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến năng suất lao động: Xưởng sửa chữa EMC có hệ thống trang thiết bị chẩn đoán, tra cứu phụ tùng hiện đại theo đúng tiêu chuẩn của hãng. Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng ôtô EMC được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiên đại, liên tục được nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn của hãng. Với sản phẩm dịch vụ và đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, thợ lành nghề đã từng được đào tạo và làm việc tại hãng BMW. Đội ngũ chuyên viên và công nhân của EMC đều đã từng được đào tạo và làm việc tại Trung tâm BMW-Minh Khai trước đây. Xưởng cung cấp các dịch vụ : · Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe ôtô. · Bảo dưỡng định kỳ. · Tư vấn, sửa chữa tại chỗ và cứu hộ 24h/24h qua đường dây nóng: 0912379731-0988458269-0912593639. · Sửa chữa nhỏ, trung, đại tu. · Sơn vỏ xe với chất lượng như mới. · Thay thế vật tư, phụ tùng mới 100% và đạt tiêu chuẩn của hãng. Đặc điểm hoạt động: công ty hoạt động dựa trên chiến lược của tổng công ty. Tổng công ty với tư cách là công ty mẹ quản lý trực tiếp công ty. Định kỳ tháng, quý, năm công ty phải báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty để trình cấp trên. Cuối mỗi niên độ kế toán, công ty phỉa lập báo cáo quyết toán và chuyển toàn bộ kết quả kinh doanh tài chính lên tổng công ty. Tuy vậy công ty được độc lập về kinh doanh, doanh số cũng như là nghĩa vụ trả lương cho công nhân viên. *Đặc điểm về quy trinh kinh doanh: các hoạt động của công ty: - Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, tiến hành yêu cầu báo giá. Trên cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu về giá, chất lượng sản phẩm, thời gian cấp hàng và điều kiện thanh toán để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. - Tiến hành lập hợp đồng trên cơ sở các báo giá được lựa chọn. - Thực hiện hợp đồng kinh tế, báo cho bên mua tiến độ giao hàng, điều kiện thanh toán để bên mua thực hiện đúng thời hạn thanh toán. - Tiến hành giao nhận hàng. Thực hiện nghĩa vụ giao nhận hàng theo yêu cầu. - Thực hiện dịch vụ sau bán, kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng cách thường xuyên liên lạc với khách hàng. Nếu phát hiện hư hỏng thì phải báo cho cơ sở sản xuất, nếu là lỗi của khách hàng thì phải hướng dẫn cụ thể để chất lượng hàng hóa tốt hơn. Để thực hiện việc tăng năng suất, công ty đã không ngừng đầu tư vào cơ sở vật chất, tăng vốn cố định bằng việc thuê thêm mặt bằng trưng bày sản phẩm, xây dựng hệ thống bán hàng hợp lý. Công ty còn đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ lao động chất lượng có trình độ, thường xuyên tập huấn, luyện tập khả năng giao tiếp, bán hàng cho từng nhân viên. Công ty còn tạo lập trang Web riêng cho mình, tại đây khách hàng có thể tìm hiểu hoạt động bán hàng, các chương trình giảm giá khuyến mại của công ty… Năng suất lao động là nhân tố đảm bảo cho sản xuất phát triển nà đời sống con người được nâng cao. Nhờ tăng năng suất lao động mà khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội, doanh thu và lợi nhuận tăng. Tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cáo năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, thúc đẩy hội nhập… Vì vậy phân tích việc làm thế nào để tăng năng suất lao động là một công việc cần thiết của doanh nghiệp 2. Phân tích năng suất lao động tại Công ty thương mại và dịch vụ ô tô châu âu Theo bảng báo cáo của công ty thương mại và dịch vụ châu âu: Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm2010 Chênh lệch năm 2009 với năm 2010 + - % 1.Tổng doanh thu Trđ 2400 2900 +500 120,8 Doanh thu chi nhánh 1 Trđ 1564 1825 +216 116,7 Doanh thu chi nhánh 2 Trđ 660 800 +140 121,2 Doanh thu chi nhánh 3 Trđ 176 275 +99 156,25 2.Lao động bình quân Người 70 68 -2 97,14 Chi nhánh 1 Người 24 23 -1 95,8 Chi nhánh 2 Người 20 18 -2 90 Chi nhánh 3 Người 26 27 +1 103.8 3.Tổng quỹ lương Trđ 470 492,8 +26,8 105,7 4. Năng suất lao động bình quân Trđ 34,3 42,6 +7,2 120,7 5, Tiền lương bình quân Trđ 6,7 7,2 +0,4 105,9 Tiền lương tháng Trđ 0,567 0,6 +0.03 105,9 6.Tỉ suất tiền lương % 19,6 17,1 -2,5 87,24 a/ Phân tích biến động mức và tốc độ tăng NSLĐ. Ta có bảng phân tích sau: Kí hiệu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 NSLĐ bình quân W trđ 34,8 42 Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn ᵟi trđ - 7,2 Tốc độ phát triển liên hoàn Ti % - 120,69 Tốc độ phát triển định gốc Ti % - 120,69 Nhận xét :NSLĐ bình quân năm 2010 so với năm 2009 là 120,69 % ,tăng 20,69% hay 7,2 triệu đồng b/ Phân tích ảnh hưởng kết cấu số công nhân viên tới NSLĐ bình quân. Gọi Mo, M1 là tổng doanh thu năm 2009, năm 2010 (trđ) To, T1 là sổ công nhân viên năm 2009, năm 2010 (người) Wo, W1 là NSLĐ bình quân năm 2009, năm 2010 (trđ) Chỉ tiêu Tổng doanh thu Số nhân viên M0/T0 (W0) M0/T0×T1 (W0xT1 ) Mo M1 To T1 Chi nhánh 1 1564 1825 24 23 65,17 1498,91 Chi nhánh 2 660 800 20 18 33 594 Chi nhánh 3 176 275 26 27 6,77 182,79 Tổng 2400 2900 70 68 34,78 2275,7 Tổng doanh thu : M= W × T Hệ thống chỉ số: Ta có: = = = 42,6 (trđ) = (trđ) , AD HTCS: 124,2%=127,2% × 97,6% STĐ: 42,6 – 34,3 = ( 42,6 -33,5 )+ (33,5- 34,3) (trđ) 8,3 =9,1 -0,8 (trđ) ảnh hưởng tới doanh thu : (trđ) 564,4 = 618,8 - 54,4 (trđ) Phân tích: NSLĐ bình quân của công ty của năm 2010 so với nay 2009 tăng 24,2% hay 8,3(trđ) làm cho doanh thu của toàn công ty tăng 564,4 trđ là do 2 nguyên nhân Do ảnh hưởng của bản thân NSLĐ của các chi nhánh của công ty ở năm 2010 so với năm 2009 tăng 27,2% hay 9,1 (trd). Làm cho doanh thu của toàn công ty tăng 618,8 (trđ) Do ảnh hưởng của thay đổi kết cấu số lao động làm cho NSLĐ của các chi nhánh ở năm 2009 so với năm 2010 giảm 2,4 % hay 0,8 trđ. Làm cho doanh thu của toàn công ty giảm 54,4 trđ Nhận xét: Doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt tức tình hình sử dụng và phân phối lao động tốt. vì doanh nghiệp có năng suất lao động tăng chủ yếu là do bản thân năng suất lao động. nhưng doanh nghiệp không mở rộng được quy mô do vậy doanh nghiệp kinh doanh vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu. Có tài liệu tại công ty thương mại và dịch vụ công nghiệp ô tô châu âu qua hai năm năm 2009 và năm 2010 như sau: Chi nhánh Doanh thu Số nhân viên Chỉ số giá hàng hóa(%) 1 1564 1825 24 23 125 1460 65,17 1498,91 2 660 800 20 18 102 784,3 33 594 3 176 275 26 27 110 250 6,77 182,79 Tổng 2400 2900 70 68 2494,3 2275,7 Sự biến động của năng suất lao động khi loại trừ ảnh hưởng của giá AD HTCS: (1) Ta có: thay vào (1) ta được: STĐ: ảnh hưởng tới doanh thu: Phân tích NSLĐ bình quân của toàn công ty ở năm 2010 so với năm 2009 tăng 6,9% hay 2,4trđ làm cho doanh thu của toàn doanh nghiệp tăng 163,2 trđ là do 2 nguyên nhân: Do bản thân NSLĐ sau khi loại trừ ảnh hưởng của giá ở năm 2010 so với nay 2009 thì tăng 9.5% hay 3,2 trđ làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng là 217,6trđ Do thay đổi kết cấu lao động làm cho NSLĐ ở năm 2009 so với năm 2010 giảm 2,3% hay 0,8 trđ do vậy doanh thu của toàn doanh nghiệp cũng giảm 54,4 trđ c. Phân tích khả năng giảm lương lao động của sản phẩm để tăng NSLĐ. Viết lại bảng số liệu vể doanh nghiệp đã cho như sau: Chỉ tiêu Kí hiệu Năm 2009 Năm 2010 Chỉ số(%) 1.Tổng doanh thu M 2400 2900 120,8 2 Số lao động bình quân T 70 68 97.14 3.Tổng số thu nhập X 470 492,8 104,8 4.NSLĐ bình quân W 34,3 42,6 124,2 5.Thu nhập bình quân 1 lao động 6,7 7,2 107,5 6. Tỉ suất thu nhập X’ 0,196 0,169 86,2 Nhìn vào bảng trên ta thấy : Tốc độ phát triển của NSLĐ > tốc độ phát triển của mức thu nhập trung bình > tốc độ phát triển của tỉ suất thu nhập. Điều đó là tốt với doanh nhiệp, chấp nhận được với người lao động, tỉ suất thu nhập giảm 0,027L ( X’1 – X’0 = 0,027 L) nhưng mức thu nhập bình quân vẫn tăng lên do vậy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng giảm tỉ suất thu nhập để tăng NSL Đ. e. Phân tích tình hình sử dụng số lao động: AD HTCS : 120,8%=124,2%97,14% STĐ: 2900-2400 trđ=(42,6-34,3)68 trđ+(68-70)34,3 trđ 500trđ= 564,4trđ-68,6 trđ Phân tích Doanh thu của công ty ở năm 2010 so với năm2009 tăng 20,8% hay 500 trđ là do 2 nguyên nhân: NSLĐ trung bình mỗi nhân viên ở năm 2009 so với năm 2010 tăng 24,2% hay 8,3 (trđ) làm cho doanh thu tăng 564,4 trđ Tổng số nhân viên của công ty năm 2010 so với năm 2009 giảm 2,86 % hay 2 người làm cho doanh thu của tổng công ty giảm 68,6trđ Nhận xét: NSLĐ của toàn công ty vẫn tăng là do tăng mức tiêu thụ hàng hóa trong khí đó thì số lao động của tổng công ty giảm xuống. do vậy doanh nghiệp hoạt động tốt và tình hình quản lý quỹ lao động của công ty là tốt. NHẬN XÉT Ưu điểm: khi phân tích biến động của năng suất lao động mà công ty đã phát hiện ra những mặt tốt cần pháp huy: Tình hình quản lý quỹ lao động tốt vì vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng được quy mô sản xuất Năng suất lao động đã tăng đáng kể của năm 2010 so với năm 2009 mà không phụ thuộc vào số lao động tăng Mức thu nhập của doanh nghiệp tăng lên Những tồn tại : Năng suất bình quân còn thiếu sự ổn định. Có những năm năng suất lao động bình quân còn giảm so với năm trước. Kết cấu công nhân viên được điều chỉnh ngày càng hợp lý nhưng trong những năm gần đây, sự thay đổi kết cấu công nhân viên diễn ra rất chậm. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của công ty. Chưa khai thác tốt khả năng sử dụng hợp lý thời gian lao động công nhân để tăng năng suất lao động. Khả năng giảm lượng lao động của sản phẩm để tăng năng suất lao động là rất lớn nhưng việc khai thác nó diễn ra chưa hiệu quả, có nhiều biến động lớn. Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân nhưng khoảng cách này đang có xu hướng thu hẹp Phần III:     Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại công ty     1. Tăng cường đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị mới có công nghệ hiện đại, năng suất cao thay thế các loại máy móc thiết bị lạc hậu. 2. Tuyển chọn công nhân cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh   3. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban cũng như kết cấu công nhân viên cho phù hợp hơn. 4. Công tác tạo động lực và khuyến khích lao động. Người lao động làm việc trong một doanh nghiệp đều có những mối quan tâm và mong muốn riêng được thể hiện qua các mối quan hệ. Xét trên tổng thể, việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo động lực và tinh thần lao động tốt và là yếu tố rất quan trọng để khuyến khích người lao động. Mức độ thỏa mãn các mong muốn của người lao động được đánh giá bằng sự so sánh với những mong muốn cần đạt được khi thực hiện công việc với thực tế mà người lao động đạt được. Khuyến khích người lao động là yếu tố căn bản nhất để người lao động gắn bó với công việc và làm việc tốt hơn. Do vậy khuyến khích người lao động làm việc trở thành một trong những nội dung quan trọng nhất trong quản lý nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều quan điểm và trường phái khuyến khích nhân viên khác nhau. Mỗi một quan điểm đều có các điểm mạnh và điểm yếu nhất định và nó phù hợp với các phong cách và văn hoá quản lý khác nhau trong từng doanh nghiệp và từng nước khác nhau. Biện pháp tài chính.. Cốt lõi trong khuyến khích của lý thuyết này là: Con người được khuyến khích chủ yếu bằng tiền. Họ hướng vào việc sử dụng đồng tiền để thu hút và khuyến khích người lao động làm việc. Khuyến khích tài chính là các khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người laođộng do họ có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định”. - “Trả thêm những khoản phụ thêm ngoài tiền công, tiền lương để thù lao cho sự thực hiện tốt hơn mức tiêu chuẩn của người lao động” b. Các biện pháp phi tài chính * Áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu Trong phương pháp này, người quản lý cùng mọi người tập trung xây dựng mục tiêu một cách chi tiêt cụ thể và khả thi. Sau đó lấy kết quả thực hiện mục tiêu làm tiêu chuẩn đánh giá quá trình làm việc. Theo phương pháp này người lao động chủ động trong xây dựng các kế hoạch cụ thể và tìm ra các biện pháp tốt để hoàn thành công việc được giao. * Khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình quản lý. Qua việc để cho người lao động tham gia góp ý kiến vào các công việc quản lý như xây dựng mục tiêu, cùng có trách nhiệm .v.v .. sẽ làm cho công việc và mục tiêu sát thực hơn, quá trình làm việc cũng gắn với nhu cầu hơn và tăng mức độ thỏa mãn đối với người lao động. * Làm giàu công việc và thiết kế lại công việc Làm giàu công việc tức là làm cho công việc mà người lao động tham gia vào được đa dạng hơn, tăng sự gắn bó của mỗi người với tập thể và với quá trình lao động. Thiết kế lại công việc là bố trí sắp xếp hay điều chỉnh lại công việc mà người lao động đang thực hiện để cho công việc được phù hợp hơn và do vậy cũng hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn. * Xây dựng cơ chế làm việc linh hoạt Cơ chế làm việc linh hoạt có thể thực hiện thông qua xây dựng một chương trình làm việc linh hoạt về thời gian và cách thức thực hiện để tăng độ thích nghi với từng điều kiện cụ thể của từng người theo từng công việc. Một nội dung khác trong biện pháp này là phối hợp và chia sẻ công việc một cách linh hoạt theo nội dung hoặc theo thời gian làm cho công việc dễ thích nghi hơn. 5. Kỷ luật lao động a. Nguyên tắc răn đe Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản: áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ. - Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức: áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động. - Hình thức sa thải, áp dụng trong những trường hợp: + Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp; + Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; + Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Nguyên tắc thi hành kỷ luật theo trình tự . Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất; 2. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình; 3. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luận lao động; 4. Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; 5. Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công. 6. Đào tạo và phát triển Mục tiêu : -Đáp ứng nhu câu công việc của tổ chức -Nhu cầu học tập và phát triển của người lao động -Nâng cao khả Năng cạnh tranh của công ty -Nâng cao năng suat lao động và chất lượng công việc -Giảm bớt sự giám sát ví người lao động có khả năng tự giám sát -Năng cao tính ổn định và năng động của tổ chức -Duy trì năng cao nguồn nhân lực -Tạo điệu kiện áp dụng khoa học kỹ thuật Kết luận Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích sự biến động của năng suất lao động để tìm ra giải pháp giúp cho các doanh nghiệp biết và đề phòng tình huống xấu và chủ động hơn trong việc quản lý nguồn lực hoặc tăng quy mô mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. đồng thời giúp doanh nghiệp tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề khó khăn không gây lãng phí tiền của, và đưa ra những quyết định sáng suốt. Tóm lại, năng suất lao động là một chỉ tiêu chất lượng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Để nâng cao năng suất lao động, ngoài sự nỗ lực toàn diện trên nhiều mặt và thường xuyên liên tục của các doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền theo tinh thần hướng về doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập tự do hạnh phúc BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM THỰC HIỆN: 8 LỚP HỌC PHẦN:1105ANST0411 STT Họ và Tên Ghi Chú Tự đánh giá Đánh giá Ký tên 71 Phí Thị Thủy 72 Ninh Thị Tiền _NT 73 Nguyễn Thanh Toàn 74 Lại Thị Thùy Trang 75 Nguyễn Thị Trang D3 (TK) 76 Nguyễn Thị Trang D3 77 Phạm Thị Trang 78 Phạm Thị Cẩm Tú 79 Nguyễn Thanh Tùng 80 Nguyễn Thị Tươi Thứ ký Nhóm Trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM 8 Lần 1 Thời gian: 8h30 - 10h, ngày 20/10/2011 Địa điểm: sân thư viện Số thành viên: 10/10 Nội dung: - Xem xét đề tài thảo luận - Mỗi thành viên nêu ý kiến riêng của mình về phần dàn bài chung của đề tài - Cả nhóm cùng nhau xem xét và thống nhất dàn bài chung của nhóm - Nhóm trưởng phân chia công việc, nhiệm vụ cho từng thành viên Nhận xét: Cả nhóm đến đông đủ đúng giờ, từng thành viên tích cực đóng góp ý kiến, không khí làm việc khẩn trương. Thứ ký Nhóm Trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM 8 Lần 2 Thời gian: 8h30 – 10h15, ngày 1/11/2011 Địa điểm: sân thư viện Số thành viên: 10/10 Nội dung: - Từng thành viên nộp bài của mình - Cùng nhau trao đổi, xem xét bài của từng thành viên - Bổ sung, chỉnh sửa nội dung, sửa sai cho các thành viên. Các bạn tiếp tục làm, tìm thêm tài liệu, hoàn thiện bài cá nhân. Nhận xét: Cả nhóm đến đông đủ đúng giờ, từng thành viên tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho bài của nhóm và hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao. Thứ ký Nhóm Trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM 8 Lần 3 Thời gian: 8h30 - 10h20, ngày 10/11/2011 Địa điểm: sân thư viện Số thành viên: 10/10 Nội dung: Nhóm trưởng tập hợp bài của các thành viên sau khi đã sửa sau buổi thứ 2. Các thành viên trong nhóm cùng nhau góp ý, bổ sung những thiếu sót hoàn thiện bài thảo luận. Nhận xét: Cả nhóm đến đông đủ đúng giờ. Từng thành viên đã hoàn thành nhiệm vụ. Thứ ký Nhóm Trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtktm_nop_thay__3732.docx
Tài liệu liên quan