Đề tài Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt –Mỹ đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Hiện nay trên thế giới mọi người đều nhìn nhận rằng đầu tư nước ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của các nước và khu vực. Việc huy động vốn ĐTNN để phát triển kinh tế-xã hội là tận dụng đIều kiện khách quan cực kỳ thuận lợi mà thế giới tạo ra thay vì phải bỏ ra hàng trăm năm phát triển để vượt qua thời kỳ tích lũy ban đầu lâu dài và gian khổ như Anh, Pháp trước đây hay gần đây như australia, các nước đi sau có thể “mượn sức” những nước đI trước để thực hiện thành công chiến lược “rượt đuổi”. Rõ ràng có tồn tại khả năng “đi xe miễn phí” như nhau cho tất cả các nước đi sau. Song vốn ĐTNN không bao giờ tự chảy vào các nước lạc hậu. Cơ may tận dụng khả năng đó chỉ thuộc về quốc gia nào có chiến lược khôn ngoan hơn, biết tận dụng hoàn cảnh thế giới tạo ra trong việc huy động nguồn lực phát triển to lớn nói trên.

doc20 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt –Mỹ đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Việc chính thức bình thường hoá quan hệ năm 1995 đã đưa mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bước sang một trang sử mới. Hai quốc gia đã từng ở hai chiến tuyến khác nhau giờ đây đã xích lại gần nhau hơn để cùng hợp tác phát triển kinh tế. Trong xu thế toàn cầu hoá với sự hội nhập và cùng phát triển trên thế giới hiện nay, việc ký kết Hiệp Định Thương Mại Việt – Mỹ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Đối với phía Mỹ đây là bước tiếp theo trong chính sách bình thường hóa các quan hệ với Việt Nam nhằm khuyến khích sự hợp tác từ phía Việt Nam trong các vấn đề quan trọng có liên quan đến quyền lợi của Mỹ như việc giải quyết vấn đề POW-MIA. Với việc ký Hiệp định thương mại song phương, thị trường Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội to lớn cho các công ty Mỹ trên hầu hết các lĩnh vực, thông qua việc hạn gần như hoàn toàn các rào chắn thương mại, mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư, đưa ra một bảo đảm toàn diện cho các quyền sở hữu trí tuệ. ĐIều này đối với Mỹ là một cơ hội không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế tạo thêm công ăn việc làm. Về phía Việt Nam, trong tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập thì việc ký kết Hiệp định thương mại Việt –Mỹ mang những ý nghĩa rất quan trọng. Vì đây là hiệp định thương mại đầu tiên mà Việt Nam tiến hành đàm phán theo các tiêu chuẩn của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thành công trong việc ký kết một hiệp định song phương là một bước thuận lợi quan trọng để đi đến việc gia nhập WTO. Với điều kiện và tiềm năng kinh tế hùng hậu, thị trường Mỹ luôn là những hứa hẹn tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp định cũng tạo ra một môI trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam không những cho các doanh nghiệp Mỹ mà còn đối với các nước khác. Bên cạnh những thuận lợi về thương mại và đầu tư cùng với việc tạo ra môi trường cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế, Hiệp định mang đến những thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam. Trong nội dung bài viết này, em xin trình bày những hiểu biết cơ bản của mình về ảnh hưởng của hiệp định đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Qua đây, em cũng xin mạnh dạn nêu ra những ý kiến, đề xuất để phát huy hiệu quả của Hiệp định trong thu hút đầu tư nước ngoài. I) Những nội dung chủ yếu của hiệp định: Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ sau 4 năm đàm phán đã được ký kết vào ngày 13/7/2000 (giờ Hoa Kỳ), đánh dấu việc hoàn tất quá trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Việt –Mỹ, thể hiện sự cố gắng rất lớn giữa hai nước trong thời gian qua, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển thương mại của Việt Nam. Có thể nói đây là hiệp định kỷ lục về thời gian, quy mô đàm phán cũng như tính chất phức tạp trong các cuộc đàm phán. Hiệp định không chỉ giới hạn trong phạm vi thương mại, nó bao gồm 4 lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, bản quyền và tài sản trí tuệ. Nói cách khác, khái niệm “thương mại” được hiểu theo nghĩa hiện đại. Do hiệp định được xây dựng trên các tiêu chuẩn của WTO nên cốt lõi của các cam kết là dành cho nhau quy chế tối huệ quốc, từng bước giảm thuế nhập khẩu, mở rộng thị trường cho nhau, từng bước tạo sự bình đẳng giữa các công ty trong và ngoài nước, bảo vệ bản quyền và nhãn mác hàng hóa . Hiệp định gồm 72 điều nằm trong 7 chương, điều chỉnh tất cả các vấn đề về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ Chương I: Thương mại hàng hóa ( có 9 điều ), cam kết tối huệ quốc được áp dụng cho thuế, hạn ngạch, quy trình cấp phép, quy tắc hải quan, phân phối hàng hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đồng ý cho phép tất cả các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ quyền tự do xuất khẩu hay nhập khẩu qua biên giới hai nước. Hiệp định cho phép giảm rõ rệt thuế quan trên tất cả các mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ, cắt bỏ toàn bộ các biện pháp phi thuế quan và tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO về khai hảI quan, giấy phép nhập khẩu, thương mại nhà nước, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Chương II: Quyền sở hữn trí tuệ ( có 18 điều ), trong đó hai bên cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công dân nước kia không kém sự bảo hộ mà công nhân đó đang được hưởng mà không cần yêu cầu qua những thủ tục nào như phải xuất bản hay đăng ký bản quyền ở nước kia. Điều khoản về bản quyền, thương hiệu, sáng chế, bí mật thương mại, kiểu dáng công nghiệp phần lớn dựa trên các công ước quốc tế với đầy đủ chi tiết về xử lý vi phạm. Chương III: Thương mại dịch vụ ( có 11 điều và phụ lục ) nêu rằng hai bên cam kết đưa vào Hiệp định những phụ lục của WTO quy định về dịch vụ tài chính, viễn thông. Ngoài ra còn có một phụ lục về cam kết của Việt Nam cho các công ty dịch vụ Mỹ vào hoạt động theo lộ trình và những giới hạn Việt Nam đặt ra đối với loại hình đầu tư dịch vụ này. Chương IV: Phát triển quan hệ đầu tư ( có 15 điều ), chủ yếu trong đó hai bên cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi như với chính dự án đầu tư trong nước hay dự án đầu tư của nước thứ ba trên lãnh thổ của mình, tuỳ cái nào thuận lợi hơn. Vì cam kết như thế có ngĩa là các dự án đầu tư Mỹ chỉ cần đăng ký thành lập chứ không cần xin phép đầu tư, nên chương này có phụ lục nêu rõ nhiều lĩnh vực mà Việt Nam không áp dụng cách đối xử nói trên như: phát thanh, truyền hình, in ấn, ngân hành, địa ốc…Phía Mỹ cũng loại trừ những ngành như năng lượng nguyên tử, dịch vụ tài chính. Hiệp định cũng ghi cụ thể những loại dự án Việt Nam chỉ cho đăng ký đI kèm vùng phát triển nguyên liệu như sản xuất giấy, đường…hoặc phải xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm như sản xuất xi măng, thuốc lá, phân bón, bột giặt..Chương này cũng nói rõ, các công ty Mỹ phải đóng góp ít nhất 30% vốn trong liên doanh, chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần hóa. Những ràng buộc này sẽ chỉ duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Chương V: Tạo thuận lợi cho kinh doanh ( có 3 điều ), hai bên thỏa thuận sẽ củng cố định kỳ những thực tiễn thương mại như là các quyền nhập khẩu, đặt cơ quan văn phòng, tiến hành các hoạt động kinh doanh, quảng cáo, và các hoạt động nghhiên cứu thị trường. Chương VI: Các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện ( có 8 điều ), chủ yếu đề cập đến việc khi nào luật pháp có thay đổi mà ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì phải công bố cho doanh nghiệp biết trước khi có hiệu lực, phải cung cấp cho doanh nghiệp thông tin kinh tế, cho phép họ góp ý vào dự thảo luật lệ liên quan đến hoạt động của họ. Chương VII: Những điều khoản chung ( có 8 điều ) quy định cụ thể về ngoại lệ đối xử quốc gia, hàng hóa hạn chế và cấm xuất nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện điều chỉnh của các quy định về thương mại nhà nước, lịch trình loại bỏ về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và quyền phân phối, thuế xuất nhập khẩu, dịch vụ tài chính, viễn thông và lộ trình cam kết thương mại, dịch vụ cụ thể. Mặc dù chỉ là một bộ phận trong Hiệp định, nhưng chương phát triển quan hệ đầu tư có nội dung tương tự như một Hiệp định song phương hoàn chỉnh về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nước. Theo đó hai bên cam kết các vấn đề sau: Nguyên tắc khuyến khích và bảo hộ đầu tư: Cơ sở của việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư theo các điều ước quốc tế song phương và đa phương là việc mỗi bên ký kết dành cho nhà đầu tư của bên kia quy chế đối xử quốc gia với những ngoại lệ và theo lộ trình nhất định. Trên tinh thần đó, hai bên đã thỏa thuận các nguyên tắc đối xử: áp dụng đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc. áp dụng tiêu chuẩn chung về đối xử (hay còn gọi tiêu chuẩn đối xử tối thiểu) Ngoài ra, mỗi bên còn có nghĩa vụ dành cho nhau bất kỳ ưu đãi nào cao hơn các nguyên tắc đối xử nói trên được quy định trong hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, các hiệp định quốc tế hoặc theo thỏa thuận cụ thể giữa hai bên. Cam kết cụ thể về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc: Bảo lưu đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc của Việt Nam cụ thể Những lĩnh vực và vấn đề bảo lưu không thời hạn, như phát thanh, truyền hình, văn hóa, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, kinh doanh bất động sản, các hình thức hỗ trợ của Nhà nước dành cho danh nghiệp Việt Nam, chế độ cấp giấy phép đầu tư đối với dự án thuốc quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Những lĩnh vực và vấn đề bảo lưu có thời hạn: Việt Nam cam kết từng bước dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư Hoa Kỳ một số lĩnh vực và vấn đề nhất định. Hầu hết các cam kết nêu trên đều là những vần đề còn tồn đọng hiện nay trong hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, đòi hỏi phải có biện pháp xử lý nhằm cải tạo, nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Bảo lưu đối với quốc gia và đối xử tối huệ quốc của Hoa kỳ: Là một trong những nước có môi trường đầu tư tự do nhất thế giới, Hoa Kỳ chỉ bảo lưu đối xử quốc gai hoặc tối huệ quốc trong một số lĩnh vực và vấn đề quan trọng như dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải biển, trợ cấp chính phủ. Các qui định về bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Không tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa các khoản đầu tư một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các biện pháp tước quyền sở hữu cũng như đền bù thiện hại phải được thực hiện trên nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc. Cho phép nhà đầu tư của bên kia chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài phù hợp với nghĩa vụ của mỗi bên đối với IMF và trên cơ sở đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc. Dành cho nhà đầu tư của bên kia quyền khiếu kiện và giải quyết tranh chấp theo thoả thuận giữa hai bên. Minh bạch hóa pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài. Cho phép nhà đầu tư của bên kia lưu chuyển và tuyển dụng nhân viên nước ngoài thuộc mọi quốc tịch và các cương vị quản lý cao nhất miễn là phù hợp với luật pháp về nhập cảnh và tạm trú của người nước ngoài. Không áp đặt các yêu cầu đối với việc chuyển giao công nghệ, qui trình sản xuất trừ trường hợp áp dụng quy định về bảo vệ môi trường và bảo đảm thi hành phán quyết của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền đối với các vi phạm pháp luật về cạnh tranh đang bị khiếu kiện. Tóm lại, có thể nói chương đầu tư trong Hiệp định có phạm vi và mức độ cam kết cao nhất so với các điều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, song không ngoài mục đích là hội nhập và nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam trên trường quốc tế. II) đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại việt nam: Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng của Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện thành công đường lối đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội. Từ năm 1987 đến nay, sau hơn 10 năm kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, Việt nam đã đạt được thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội. Luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 đã mở ra một chương một chương mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Hơn mười năm qua khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh, từng bước khẳng định vị trí của mình như là một bộ phận năng động của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước và thành công của công cuộc đổi mới. Kết quả đạt được: đến nay đã có gần 3100 dự án của 65 nước và vùng lãnh thổ được cấp giấp phép, tổng số vốn đăng ký gần 43 tỷ USD, trong đó vốn tăng thêm của các dự án đang thực hiện là trên 5,5 tỷ USD. Trừ các dự án hết hạn, giải thể, hiện có khoảng 2500 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký đạt gần 36 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt gần 18 tỷ USD và hiện chiếm tới 23% của tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Khu vực ĐTNN không những đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần cải thiện cán cân thanh toán mà còn khai thác đưa vào sử dụng nhiều nguồn nhân lực trong nước như đất, tài nguyên, lao động… Khu vực ĐTNN hiện chiếm gần 35% giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới có trình độ công nghệ cao và luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng bình quân trên 20%. Chính sách thu hút ĐTNN hướng về xuất khẩu đã có những thành công bước đầu với quy mô xuất khẩu 5 năm 1996-2000 đạt gần 10 tỷ USD tăng 8 lần so với 5 năm trước và hiện chiếm tới 23% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Khu vực ĐTNN hiện đã chiếm trên 10% GDP cả nước và đóng góp hàng năm khoảng 6-7% nguồn thu ngân sách, đồng thời cũng tạo việc làm cho 36 vạn lao động trực tiếp cùng hàng vạn lao động gián tiếp khác. Để đạt mục tiêu đến năm 2005 GDP gấp đôi năm 1995, sơ bộ ước tính nhu cầu tổng vốn đầu tư phát triển của kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 khoảng 60-62 tỷ USD, trong đó dự kiến nguồn vốn nước ngoài 20-25 tỷ USD. Vì vậy, tăng cường thu hút vốn ĐTNN càng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay ĐTNN suy giảm cả về nguồn vốn cam kết và vốn thực hiện. So với cùng kỳ năm trước, nhịp tăng vốn đăng ký của các dự án ĐTNN năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16%, năm 1999 giảm 40%. Việc suy giảm ĐTNN đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc huy động vốn đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay và một số năm tới. Nguyên nhân của việc suy giảm thu hút dòng vốn ĐTNN ở Việt Nam là: Môi trường đầu tư Các nhà đầu tư nước ngoài đều cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam chưa hấp dẫn thể hiện ở những mặt như: Về hệ thống pháp luật và phương thức thực thi pháp luật được mô tả bằng cụm từ “5 không, 3 đợi và 4 mất”. Đó là không đồng bộ, không đồng nhất, không minh bặch và không thực tế. Còn 3 đợi là đợi xin ý kiến, đợi xét duyệt và đợi trình ký. Từ đó làm cho các nhà đầu tư “mất thời gian, mất chi phí, mất cơ hội”. Về lực lượng lao động thì tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn cao còn ít ỏi. Chất lượng đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật cũng như cán bộ quản lý không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, khiến họ muốn thuê người Việt Nam thì phải đào tạo lại, điều này đã đẩy chi phí sản xuất lên cao. Về cơ sỏ hạ tầng cứng (đường, điện, nước, thông tin…) cũng như cơ sở hạ tầng mềm (tài chính, ngân hàng, kỹ thuật công nghê,…) đều chưa phát triển còn rất lạc hậu. Ngay trong lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, các chuyên gia còn gọi là “nền kinh tế tiền mặt”. Bên cạnh đó giá thành chi phí trung gian như phí vận tải, tiền thuê đất, bãi đỗ nhà kho, giá cước viễn thông, giá nước công nghiệp và đặc biệt thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam đều cao hơn các nước trong khu vực. So sánh chi phí đầu tư tại một số thành phố chính ở Đông Nam á(12/2000) Đơn vị: USD Hà Nội Tp HCM Xingap Băngkốc Klumpur Manila Tiền luơng CN 78-108 67-114 442-594 174 341 114-224 Thuê đất KCN (Km²/tháng) 2,62 2,25 6,9 0,5 5,7-8,5 8,5 Thuê văn phòng (m²/tháng) 18-21 14-16 49,91 10,09 17 27,58 Thuê nhà(tháng) 1,7 1,7 2,418 1,329 0,79-1,1 15-16 GiáđiệnSX kWh 0,07 0,07 0,07 0,04 0,05 0,09 Giá nước SX (m³) 0,21 0,28 1,05 0,22-0,36 0,32 0,188-0,22 Phí vận tải 1500 1400 550 1350 970 1169 Thuế TN c.Ty % 25 25 25,5 30 28 32 ThuếTN CN% ( mức lớn nhất) 50 50 28 37 29 32 VAT(chủ yếu)% 10 10 3 7 5-15 10 Nguồn: JETRO Cạnh tranh gay gắt giữa các đối tác trong vấn đề thu hút ĐTNN Khác với các nước đang phát triển ở châu á như Trung Quốc, NIEs và một số nước của ASEAN; Việt Nam là một nước đi sau về phát triển nền kinh tế thị trường và thời gian mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Do vậy, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách trong vấn đề thu hút vốn ĐTNN. Về mặt này sức ép cạnh tranh đối với Việt Nam sẽ lớn hơn, do các yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa phát triển đầy đủ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống luật pháp chưa được hoàn thiện, con người chưa được chuẩn bị đầy đủ.. Môi trường đầu tư ở Việt Nam có thể được coi là “hấp dẫn” với chỉ số an toàn cao, nhất là sau vụ khủng bố ngày 11/9 các nhà đầu tư nhận định rằng Việt Nam là nơI an toàn cho đầu tư với tình hình chính trị, xã hội ổn định…song so với Trung Quốc, Xingapo…thì Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1999, bao gồm 53 nền kinh tế công nghiệp hoá và mới nổi lên và cũng bao gồm ASEAN-6(Inđônêxia, Malaysia, Philipin, Singapo, Thái Lan và Việt Nam) thì mức độ cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp. Hầu hết chỉ số các loại tính cạnh tranh của Việt Nam năm 1999 rất thấp, thấp hơn mức trung bình các nước Đông Nam á (tính cạnh tranh tổng thể của Việt Nam 48). Chỉ số cạnh tranh tổng thể cao nhất là Singapo thứ 1; Malaysia thứ 16; Thái Lan thứ 30; Trung Quốc thứ 32. Do có tính cạnh tranh cao nên dòng vốn ĐTNN vào Xingapo từ 1993 đến 1998 là 45.254 triệu; Malaixia 27.437 triệu USD; Thái Lan 18.275 triệu USD. Trong khi đó vào Việt Nam là 11.852 triệu USD nghĩa chỉ bằng 26% so với Xingapo, bằng 43% so với Malaixia, bằng 65% so với Thái Lan. Tính chất toàn cầu hoá ĐTNN của Mỹ và Nhật rất cao nên yêu cầu của các nhà đầu tư của các nước này cũng rất cao. Khác với các nhà đầu tư ở Châu á như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo; Mỹ và Nhật Bản là những nước có tiềm lực kinh tế mạnh, đầu tư khắp thế giới nhưng có trọng điểm. Theo số liệu công bố của Ban thư ký ASEAN về phân bổ đầu tư trực tiếp Nhật Bản ra nước ngoài từ năm 1990 đến 1998 là 49.108,5 tỷ yên , trong đó vào các nước ASEAN chỉ có 11% (5.217,7 tỷ yên). Việt Nam chỉ chiếm 3% trong tổng đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN, trong khi đó đầu tư trực tiếp của Nhật vào Inđônêxia 32%, Thái Lan 23%, Xingapo 20%, Malaixia15% Philipin 8%. Các số liệu trên cho thấy Nhật đã quan tâm đầu tư vào ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng so với các nước trong khu vực thì Việt Nam còn thua kém hơn nhiều. ở đây cũng cho thấy xu hướng đầu tư của Nhật Bản chủ yếu là vào Bắc Mỹ chiếm 42%, châu âu 22%. Cũng theo báo cáo đầutư ASEAN năm 1999 về phân bổ đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài từ năm 1990 đến năm 1998 là 654.485 triệu USD. Trong đó đầu tư vào châu âu là 347.641 triệu USD (chiếm 53%), Mỹ Latinh và Tây Bán Cầu: 138.855 triệu USD (chiếm 21%); châu á và Thái Bình Dương 64.114 triệu USD (chiếm 10%); ASEAN: 33.115 triệu USD (chiếm 5%); châu Phi 9.253 triệu USD (chiếm 1%). Trong các nước khu vực châu á-Thái bình Dương, úc là nước thu hút nhiều nhất nguồn vốn ĐTNN của Mỹ: 21.201 triệu USD (chiếm 33%), Hồng Kông: 13.942 triệu USD (chiếm 22%), Nhật Bản: 10.485 triệu USD (chiếm 16%), Trung Quốc 5.877 triệu USD (chiếm 9%), Hàn Quốc: 4.282 triệu USD ( chiếm 7%), Đài Loan: 3.252 triệu USD (chiếm 5%), ấn Độ: 1.220 triệu USD (chiếm 2%), các nước còn lại: 564 triệu USD (chiếm 1%) ASEAN Investment report 1999, ASEAN secretariat, p.13. Qua phân tích vốn ĐTNN của Mỹ và của Nhật, phản ánh tính chất toàn cầu hóa về đầu tư của 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới rất cao. Mỹ và Nhật đầu tư nhiều nhất vào những nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp. Như vậy, những nước kinh tế càng phát triển càng thu hút nhiều vốn ĐTNN. Và ở các nước châu á- Thái Bình Dương (bao gồm cả ASEAN) là địa chỉ hấp dẫn thu hút nguồn vốn ĐTNN. Nguồn vốn ĐTNN của Mỹ và Nhật quyết định quy mô dòng vốn ĐTNN trên phạm vi toàn cầu. iii)đầu tư của mỹ vào việt nam Tính đến ngày 18/7/2001 Mỹ có gần 120 dự án đăng ký lên tới gần 1 tỷ USD, đứng hàng thứ 10 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên vỡi tiềm năng của nước này và so với khoảng 3500 dự án đầu tư nước ngoàI đã được cấp phép ở Việt Nam với số vốn đăng ký là 39,6 tỷ USD (tính đến hết tháng 6 năm 2001) thì đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn hết sức ít ỏi. Trong số các công ty Mỹ hiện đang góp mặt tại thị trường Việt Nam có các tập đoàn công ty nổi tiếng của Mỹ như: Coca-Cola, PepsiCo, American International Group, Boeing, Citigroup, Ford, Ciso, GM, GE, Nike, P&G…Với Hiệp định thương mại đã có hiệu lực thì có thể nói rằng số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng nhanh do có nhiều doanh nghiệp Mỹ bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam, trong đó có những doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, hàng không và dầu khí. Đồng thời nhiều công ty đang hoạt động tại Việt Nam cũng có những động thái chiến lược mở rộng sản xuất và xuất khẩu ngược các mặt hàng của mình sang thị trường Mỹ. Vậy tình hình đầu tư của Mỹ ở Việt Nam có những nét chính. Quá trình phát triển, quy mô và khối lượng đầu tư của Việt Nam qua các thời kỳ. Từ những năm 1990, nguồn đầu tư của Mỹ đã vào Việt Nam. Trong 3 năm 1988-1990, Mỹ có 7 dự án ĐTNN vào Việt Nam, vốn đăng ký đạt 2,56 triệu USD.Giai đoạn 1991-1995, có 64 dự án với trị giá vốn là 760 triệu USD. Sau lệnh bỏ cấm vận tháng 2/1994, đã có nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ đến Việt Nam, mục đích của họ là thăm dò các hoạt động đầu tư ở thị trường này. Năm 1993, có 6 dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, với trị giá vốn 3,3 triệu USD. Mười tháng sau, khi Chính phủ Mỹ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam, có 22 dự án đầu tư được cấp giấp phép với tổng vốn 267 triệu USD, và đến cuối năm 1994 đã tăng lên 270 triệu USD với 28 dự án. Giữa năm 1995, tổng số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam lên 36 dự án với tổng số vốn là 555 trịeu USD, riêng năm 1996 trên 300 triệu USD. Tổng cộng trong những năm này, Mỹ đầu tư vào Việt Nam trên 1 tỷ USD với 64 dự án. Như vậy, trong vòng 19 tháng, Mỹ đã trở thành một trong 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hầu hết các dự án đầu tư đều nhằm mục tiêu sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ với thời hạn thấp nhất là 10 năm cao nhất là 40 năm. Trong thời gian này, Chính phủ Mỹ chưa cung cấp cho các công ty Mỹ tại Việt Nam những định chế bảo hiểm Công ty đầu tư tư nhân hảI ngoại (OPIC), và nguồn đầu tư từ Ngân hàng xuất khẩu (EXIMBANK) của Mỹ, do đó các nhà đầu tư Mỹ chưa an tâm, các nhà xuất khẩu Mỹ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước khác. Thực tế, các doanh nghiệp Mỹ muốn chính phủ hủy bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung Jakson-Vanik, tạo điều kiện cho OPIC và EXIMBANK có điều kiện hoạt động thuận lợi ở Việt Nam. Tuy vậy, cũng đã có tới trên 400 công ty của Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam trong thời đIểm này, trong đó có các công ty lớn như Mobil, Ford, IBM, Chrysler và nhiều công ty khác có dự kiến gia tăng khối lượng đầu tư vào Việt Nam. Chrysler là công ty đứng đầu về số dự án lớn với tổng số đầu tư vào Việt Nam là 109,4 triệu USD. Ngoài ra còn nhiều dự án khác của Mỹ có vốn đầu tư từ 30 triệu USD trở lên. Đến cuối năm 1997, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 31,26 tỷ USD với 1762 dự án. Trong đó, Mỹ có 58 dự án đầu tư với số vốn trên 1 tỷ USD, đứng hàng thứ 10 trong tổng số 58 nước trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Song vẫn còn nhiều lực cản, bởi những nguyên nhân nêu trên. Để giải quyết lực cản này, ngày 10 tháng 3 năm 1998, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã tuyên bố bãi bỏ chính án Jakson-Vanik đối với Việt Nam, đồng thời phía Mỹ cũng bãi bỏ một số đIều luật liên quan đến hoạt động của Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam lên một bước mới. Việc bãI bỏ này cũng là điều kiện cần có để Việt Nam được hưởng quy chế “Tối huệ quốc” của Mỹ. Nhưng điều kiện trước hết là hai nước sẽ ký một hiệp định thương mại qua các vòng đàm phán. Phía Mỹ cho rằng bãi bỏ điều luật bổ sung Jakson-Vanik đối với Việt Nam là bước đầu cho việc thực hiện các chương trình bảo hiểm đầu tư, tạo thế thuận lợi cho cả hai bên Việt-Mỹ, đồng thời làm tăng niềm tin đối với các công ty Mỹ vốn quan tâm việc hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Đến tháng 10 năm 1999, số dự án đầu tư của Mỹ ở Việt Nam đã là 102, với vốn đăng ký 1,2 tỷ USD. NgoàI công ty Chrysler đứng đầu về số dự án lớn, còn có công ty IBS đầu tư liên doanh xây dựng nhà máy gạch men với số vốn ban đầu là 16,5 triệu USD. Tháng 9-2000, số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã tăng lên 121 trị giá 1,4 tỷ USD. Trừ các dự án bị giải thể hoặc hết hạn ở thời điểm đó, Mỹ có khoảng 100 dự án ĐTNN ở Việt Nam còn hiệu lực, với vốn đăng ký đạt 1 tỷ USD. Đến tháng 6-2001, Mỹ đã có 145 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 1,474 tỷ USD, trừ một dự án hết thời hạn (0,62 triệu USD) và 26 dự án đã giảI thể trước thời hạn với tổng số vốn đầu tư 538,6 triệu USD. Hiện Mỹ đứng thứ 13 trong tổng số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đầu tư vào Việt Nam với 118 dự án còn hiệu lực, trị giá 935 triệu USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam Năm Số dự án % Sốvốn đăng ký (nghìn USD) % 1991 1 1,1 2.282 0,19 1993 1 1,1 200 0,02 1994 12 13,19 120.310 10,18 1995 18 20,88 391.871 33,65 1996 16 7,58 159.722 13,51 1997 12 13,19 98.544 8,34 1998 15 16,48 306.955 25,96 1999 14 15,38 96.352 8,15 10/6/2000 1 1,1 - - Tổng cộng 90 100 1.176.236 100 Nguồn: Vụ quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ cấu đầu tư. Hoạt động đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư Mỹ đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, song chủ yếu tập trung trong các khu vực công nghiệp với 60 dự án và vốn đăng ký đạt trên 660 triệu USD, đIển hình là dự án sản xuất lắp ráp ôtô Ford với số vốn đăng ký là 102 triệu USD; dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive (40 triệu USD); dự án công ty OPV Việt nam sản xuất thuốc chữa bệnh (20 triệu USD)…Tiếp đến là các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ( tài chính, ngân hàng, văn phòng cho thuê, dịch vụ phần mềm, y tế, giáo dục…) với 30 dự án và số vốn đăng ký đạt khoảng 275 triệu USD. Đáng chú ý là 4 dự án Chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Mỹ, dự án công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài của AIG, dự án công tyb cho thuê máy xây dựng V.Trac, dự án công ty dịch vụ tin học IBM Việtnam…Lĩnh vực nông lâm nghiệp, văn hóa-y tế, và xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học, công nghiệp chế biến, dầu khí…) vói 73 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 513,35 triệu USD. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ (bao gồm văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hóa, y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng…) với 30 dự án, tổng vốn đăng ký là 283,65 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm một tỷ trọng nhỏ với 15 dự án, tổng vốn đăng ký là 137,86 triệu USD (chiếm 13% số dự án và 15% vốn). Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam theo lĩnh vực Lĩnh vực Số dự án % Sốvốn đăng ký (nghìn USD) % Công nghiệp nặng 08 08,79 359.017 30,37 Công nghiệp nhẹ 24 26,37 336.421 28,46 Văn hoá ,y tế, giáo dục,CNTT 18 19,78 116.215 09,83 Du lịch ,khách sạn 04 04.4 102.791 8,69 Xây dựng 07 07,69 87.251 7,38 Nông lâm nghiệp 09 10,99 72.664 06,65 Vận tảI bưu điện 04 04,4 40.350 3,41 Dịch vụ 10 10,99 37.503 3,17 Dầu khí 04 04,4 19.200 1,62 Hải sản 02 02,2 4.816 0,41 Tổng cộng 90 100 1.176.236 100 Nguồn: Vụ quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hình thức và địa bàn đầu tư Nhìn chung, việc đa dạng hoá hình thức đầu tư không ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế –xã hội của Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ở bất cứ hình thức nào cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Bởi vậy nhà nước Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài kể cả các công ty Mỹ được linh hoạt chuyển đổi các hình thức đầu tư của mình nhằm đạt hiệu quả tốt nhất . Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay, phần lớn các nhà đầu tư Mỹ chọn hình, thức đầu tư vốn 100% với 76 dự án (chiếm 64%), tổng vốn đăng ký là 356,85triệu USD (chiếm 55%): 31dự án liên doanh (chiếm 26%), tổng vốn đầu tư đăng ký là 516 triệu USD(chiếm 38%): và 11 dự án hợp doanh (chiếm 10%)với vốn đăng ký là 58,45 triệuUSD (chiếm 7%). Về địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư các nhà đầu tư Mỹ ở Việt Nam đã tập trung vốn vào các địa phương có cở sở hạ tầng tương đối thuận lợi như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.Tổng vốn đầu tư của Mỹ ở 5 địa phương này đã chiếm 62% số dự án và 67% số vốn. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (Tính đến ngày 31/5/2001- các dự án còn hiệu lực) Phân ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp Đầutư thực hiện 100%vốn nước ngoài 76 519,561,806 235,885,066 197,694,083 Liên doanh 31 356,851,764 102,715,653 124,142,676 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 11 58,459,956 57,459,956 81,258,285 Tổng cộng 118 934,873,526 486,058,675 403,096,184 Nguồn: Vụ quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhìn chung sau hơn 10 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài.Việt Nam cũng đã thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu á, tình hình đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư của Mỹ vào Việt Nam nói riêng vẫn gặp những khó khăn nhất định. Số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam liên tục giảm; lợi thế về lao động rẻ không còn nữa…Cho đến nay, các nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nhà đầu tư có tiềm lực mạnh. Hiệp định thương mại Mỹ – Việt được thông qua và có hiệu lực, Việt nam sẽ được hưởng quy chế mậu dịch tối huệ quốc của Mỹ, đồng thời những mối quan hệ bình thường giữa hai nước thực hiện .Trên cơ sở đó Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ với mức thuế như các quốc gia khác. Đầu tư của Mỹ ở Việt Nam có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, tăng nguồn lực phát triển, kích thích sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam :xuất hiện nhiều doanh ngiệp mới trong các nghành kinh tế, nền sản xuất của Việt Nam có thêm cơ hội mở rộng và phát triển tạo thêm nhiều việc làm hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ. Trong tương lai các nghành công nghiệp sẽ sử dụng những công nghệ mới, nhằm nâng cao năng suất lao động . Để thu hút vốn đầu tư với số lượng và chất lượng cao, nhằm thực những mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, tăng cường hội nhập về kinh tế vối các nước trong khu vực và trên thế giới, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông luật đầu tư với nhiều điều khoản sửa đổi và bổ sung. Luật mới cởi mở và thông thoáng hơn, khuyến khích đầu tư trực tiết nước ngoài vào những mục tiêu trọng điểm và nhiều lĩnh vực ưu tiên ; luật còn quy định đồng bộ các chính sánh, những biện pháp khuyến khích ưu đãi và tiền thuê đất, đảm bảo cân đối ngoại tệ. iv)ảnh hưởng của hiệp định đối với thu hút ĐTNN Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi thực hiện hiệp định Cơ hội lớn nhất là thông qua việc thực hiện các cam kết trong hiệp định, chúng ta có điều kiện hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư có tính hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Việc dành cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ môi trường đầu tư thuận lợi cũng tạo điều kiện để Việt Nam thu hút đầu tư từ các nước khác. Hiệp định tạo cơ sở để Việt nam phát triển nền kinh tế một cách lành mạnh có tính cạnh tranh, do đó đòi hỏi Hiệp định xoá bỏ các phân biệt đối sử cho kinh tế quốc doanh và do đó, tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế .Việc Mỹ và nước ngoài đầu tư vào các ngành kinh tế trong nước sẽ tạo cạnh tranh giảm giá thành, do xoá bỏ độc quyền, có lợi cho người tiêu dùng và giúp Việt Nam có cơ hội phát triển, nắm thông tin, mở rộng thị trường ra nước ngoài nhờ đi vào công nghệ thông tin nhanh chóng hơn do giảm giá, cầu tăng. Nó cũng giúp làm trong sạch thị trường tài chính tín dụng của Việt Nam; đồng thời buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỡ lực đầu tư, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại đổi mới phương thức quản lý để tăng sức cạnh tranh của mình. Hiệp định được thực hiện sẽ mở cho Việt Nam một thị trường rộng lớn do thuế nhập khẩu hàng hoá của Việt nam vào Mỹ giảm xuống bằng mức các nước đang phát triển khác. Thuế nhập khẩu nói chung từ 40-60% giảm xuống còn 3%. Ngay lập tức việc giảm thuế này có lợi cho các ngành sản xuất quần áo giày dép. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những ngành này tăng đáng kể trong thời gian sắp tới vì các nước có vốn muốn tận dụng lợi thế nhân công rẻ ở Việt Nam để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ . Việc thực hiện hiệp định sẽ làm cho mối quan hệ Việt –Mỹ tiếp tục được cải thiện và phát triển về mọi mặt, mở ra cơ hội phát triển du lịch, văn hoá, giáo dục đào tạo, giúp Việt Nam khai thác có hiệu quả tiềm năng về vốn và chất xám của lực lượng Việt Kiều đang sinh sống và làm ăn tại Mỹ phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nướ, đồng thời đẩy mạnh thu đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực trên. Những thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể, còn nhiều quy định mâu thuẫn chồng chéo.Việc thực thi pháp luật, chính sánh còn tuỳ tiện, không nhất quán .Một số văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài thường xuyên thay đổi, chưa tính đến lợi ích chính đáng của nhà đầu tư .Đây là một thách thức lớn trong quá trình thực thi các cam kết. Bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo và thủ tục hành chính của ta qua phức tạp, nhất là các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tư như đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu, hải quan quá phiền hà và chậm được cải tiến. Các tiêu chí cấp phép và từ chối cấp phép còn thiếu minh bạch, chưa rõ ràng và trong một số trường hợp còn thiếu nhất quán. Tình hình này cùng với tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu trong quá trình thực thi pháp luật đã làm biến dạng các chủ chương chính sách của nhà nước, làm nản lòng các nhà đầu tư. Các quy định hiện hành về hình thức pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đa dạng và chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng các phương thức huy động vốn ĐTNN. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép thành lập công ty cổ phần, công ty hợp danh như quy định tại Luật doanh nghiệp. Luật đầu tư nước ngoài hiện hành vẫn duy trì một số hạn chế nhất định như yêu cầu về hình thức đầu tư trong một số lĩnh vực, yêu cầu về xuất khẩu đối với một số loại sản phẩm, yêu cầu về nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu.. Việc thực hiện nguyên tắc nhất trí đối với một số vấn đề quan trọng trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp liên doanh vẫn là một trong những tồn tại chủ yếu của luật đầu tư nước ngoài, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống hai giá tồn tại từ nhiều năm nay, mặc dù đã từng bước được thu hẹp, không đáp ứng yêu cầu dành đối xử quốc gia cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đang là yếu tố làm giảm sức hấp dẫn và cạnh tranh của môI trường đầu tư Việt Nam. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực không theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội. Các dịch vụ cơ sở hạ tầng như viễn thông, giao thông, vận tảI, đIện nước, xử lý nước thải…đang ngày càng trở nên quá tải và lạc hậu so với các nước trong khu vực làm giảm sức hấp dẫn thu hút vốn ĐTNN. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề quá thiếu cả về số lượng và chất lượng, không đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Một số giải pháp chủ yếu. Cam kết với Hoa Kỳ về quan hệ thương mại có mức độ cao nhất so với các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia đến thời điểm hiện nay. Trên nguyên tắc tối huệ quốc, những cam kết này cũng sẽ được áp dụng chung cho các nhà đầu tư của các nước đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam. Để góp phần phát huy hiệu quả thực thi Hiệp dịnh trong thu hút ĐTNN xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu. Xây dựng một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia. Xóa bỏ dần những hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN. Điều chỉnh những quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng7 năm 200 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng xóa bỏ các hạn chế về hình thức đầu tư, trước hết đối với các dự án sản xuất chế tạo hoặc có tỷ lệ xuất khẩu cao, chuyển sang thực hiện các biện ưu đãi, khuyến khích về tài chính thay cho các biện pháp hành chính áp đặt đối với việc xuất khẩu, nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước… Tăng sự mềm dẻo, hấp dẫn của môi trường đầu tư bằng các chính sách như: Chính sách thương mại cần thông thoáng theo hướng tự do hóa để đảm bảo khản năng xuất khẩu và nhập khẩu các máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất cũng như sản phẩm, tức bảo đảm sự thuậo lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư và các nhà đầu tư; Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ; Chính sách lãi xuất và tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến dòng chảy của vốn ĐTNN với tư cách là yếu tô quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. Việc xem xét sự vận động của vốn nước ngoài ở các trên thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư dài hạn đổ vào một nước thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng lòng tin của các chủ đầu tư, đồng thời tỷ lệ nghịch với độ chênh lệch lãi suất trong nước ngoài nước, trong-ngoài khu vực. Nừu độ chênh lệch lãi suất đó càng cao, tư bản nước ngoài càng ưa đầu tư theo kiểu cho vay ngắn hạn, ít chịu rủi ro và hưởng lãi ngay trên chỉ số chênh lệch lãu suất đó. Hơn nữa, khi mức lãi suất trong nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, thì sức thu hút dòng vốn chảy vào càng mạnh. Tuy nhiên, đồng nghĩa với lãi suất cao là chi phí đầu tư cao, làm giảm đi lợi nhuận của các nhà đầu tư. Một tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với tình thình phát triển kinh tế ở từng giai đoạn thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn, sức hấp dẫn với vốn đầu tư nước ngoài từ Mỹ càng lớn, có thể nói, có mức tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư Mỹ vì khả năng trả nợi của Việt Nam được bảo đảm hơn, độ mạo hiểm đầu tư sẽ được giảm xuống. Các mức ưu đãi tài chính-tiền tệ dành cho vốn đầu tư nước ngoài Mỹ trước hết phải bảo đảm cho các chủ đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao nhất trong đIều kiện kinh doanh chung của khu vực. Những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính dành cho ĐTNN. Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được dành cho các dự án có quy mô lớn, dài hạn, hướng về xuất khẩu, xử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước tái đầu tư lợi nhuận và có mức “nội địa hóa” sản phẩm và công nghệ cao hơn. Tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán trước của luật pháp, chính sách bằng việc xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng cho phép nhà ĐTNN được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế mà luật pháp không cấm hoặc hạn chế. Sửa đổi quy định về tổ chức quản lý doanh nghiệp nhằm phát triển các hình thức ĐTNN, khai thông các kên huy động vốn như vốn cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn ĐTNN; cho phép các tập đoàn có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam được áp dụng mô hình công ty mẹ-công ty con, thành lập quỹ đầu tư để đIều hành chung và hỗ trợ dự án của họ. Ban hành chính sách quy định về ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ, nhập khẩu và phân phối trong nước để định hướng thu hút ĐTNN vào lĩnh vực này. Xóa bỏ dần những hạn chế về vốn góp và huy động vốn của doanh nghiệp có vốn ĐTNN như cho phép nhà ĐTNN được góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, loại bỏ những quy định về nguyên tắc nhất trí trong hoạt động của doanh nghiệp liên doanh và bỏ quy định bắt buộc Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất của doanh nghiệp liên doanh phải là người Việt Nam. Từng bước thống nhất các quy định về ưu đãi đầu tư và chi phí hoạt động giữa đầu tư trong nước và ĐTNN. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư và bảo đảm công nhận thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Giải quyết dứt điểm những vướng mắc của nhà ĐTNN liên quan đến việc sử dụng đất đai, quản lý ngoại hối, tuyển dụng lao động, chuyển giao công nghệ…không phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục điều chỉnh gía, phí hàng hóa dịch vụ để nhanh chóng tiến tới cơ bản áp dụng gía phí thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Nâmg cao năng lực quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN. Hoàn chỉnh quy trình ban hành các văn bản pháp quy nhằm ngăn chặn việc banhành văn bản trái quy định chung hoặc thực hiện không nghiêm các quyết định của Chính phủ về ĐTNN. Rà soát, bãi bỏ các loại giấy phép con và những quy định không cần thiết. Công khai hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, trách nhiệm xử lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Ngăn chặc và xử lý nghiêm khắc hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu của công chức Nhà nước. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế có vốn ĐTNN Nhà nước thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thông qua cơ chế tuyển chọn, đào tạo, giới thiệu vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Có cơ chế, chính sách để thu hút đội ngũ cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trở lại phục vụ doanh nghiệp Nhà nước. Đổi mới, bổ sung chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý tại các trường đại học, cao đẳng phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhằm giảm chi phí đào tạo lại cho các doanh nghiệp. Cho phép thành lập các trường đào tạo công nhân bên cạnh các khu công nghiệp để kịp thời đáp ứng yêu cầu về công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp trong các khu này. Sớm ban hành các văn bản quy định vàhướng dẫn hoạt động của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên tại doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đầu tư thích đang cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước phải thực sự đảm bảo cơ sở hạ tầng đến chân hàng rào doanh nghiệp có vốn ĐTNN và thực hiện việc điều tiết, định hướng thu hút ĐTNN bằng việc tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tại các vùng lãnh thổ và các công cụ kinh tế vĩ mô khác. Có chính sách khuyến khích hơn nữa mọi thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng. Sửa đổi các quy định liên quan để đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các dự án BOT. Đối với các khu công nghiệp, Nhà nước cần có cơ chế hợp lý hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, coi đây là một bộ phận trong hệ thống cơ sở hạ tầng chung của đất nước, tạo điều kiện giảm chí phí thuê đất và phí hạ tầng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Kết luận Hiện nay trên thế giới mọi người đều nhìn nhận rằng đầu tư nước ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của các nước và khu vực. Việc huy động vốn ĐTNN để phát triển kinh tế-xã hội là tận dụng đIều kiện khách quan cực kỳ thuận lợi mà thế giới tạo ra thay vì phải bỏ ra hàng trăm năm phát triển để vượt qua thời kỳ tích lũy ban đầu lâu dài và gian khổ như Anh, Pháp trước đây hay gần đây như australia, các nước đi sau có thể “mượn sức” những nước đI trước để thực hiện thành công chiến lược “rượt đuổi”. Rõ ràng có tồn tại khả năng “đi xe miễn phí” như nhau cho tất cả các nước đi sau. Song vốn ĐTNN không bao giờ tự chảy vào các nước lạc hậu. Cơ may tận dụng khả năng đó chỉ thuộc về quốc gia nào có chiến lược khôn ngoan hơn, biết tận dụng hoàn cảnh thế giới tạo ra trong việc huy động nguồn lực phát triển to lớn nói trên. Cùng với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN, Việt Nam đã ký được Hiệp định thương mại, tạo cơ hội để các nước tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Trước hết đó là các nước thuộc khối ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan… tăng đầu tư vào Việt Nam cạnh tranh với các nhà đầu tư Mỹ và qua Việt Nam xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào thị trường Mỹ với mức thuế suất thấp. Từ đó thúc đẩy các nhà đầu tư Mỹ đến Việt Nam nhiều hơn nữa để sử dụng những lợi thế ở thị trường Việt Nam trong việc sản xuất rồi xuất khẩu trở lại Mỹ. Đây là dịp tạo ra nhiều cơ hội cho lực lượng lao động vốn rât dồi dào của Việt Nam. Có thể nói, Hiệp định thương Việt-Mỹ có tác dụng tích cực đối với tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ và sức cạnh tranh cho nền kinh tế của Việt Nam trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0152.doc
Tài liệu liên quan