Đề tài Bàn về chế độ tính khấu hao trong các doanh nghiệp hiện nay

Hao mòn TSCĐ mang tính chất khách quan, do đó doanh nghiệp cần phải tính và phân bổ một cách hợp lí vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Theo quy định mới của Bộ tài chính thì có 3 phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để áp dụng cho từng loại TSCĐ của mình. Việc áp dụng các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chi phí và do đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xem xét kỹ TSCĐ của doanh nghiệp mình để có sự lựa chọn phương pháp khấu hao sao cho giảm thiểu tối đa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên giữa chế độ và việc thực hiện của doanh nghiệp còn có nhiều vấn đề chưa thống nhất, thậm chí nhiều vấn đề chưa có văn bản cụ thể quy định. Và do vậy đã gây ra khó khăn và sự lúng túng đối với các doanh nghiệp khi thực hiện. Do đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xem xét lại và có biện pháp khắc phục những bất cập nêu trên. Và đồng thời doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát hiện ra những kẻ hở để có biện pháp khắc phục kịp thời. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới không còn lúng túng trong quá trình thực hiện và đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tránh được tình trạng “lách luật” của một số doanh nghiệp. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nên cần phải hoàn thiện tính khấu hao TSCĐ để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế, hội nhập kế toán quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế; giúp hài hoà về lợi ích của các đối tượng trong nền kinh tế, trong đó có Nhà nước và chủ doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự quản lí của các cơ quan Nhà nước. Hoàn thiện khấu haogiúp đảm bảo tính hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động kế toán.

doc32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về chế độ tính khấu hao trong các doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : BÀN VỀ CHẾ ĐỘ TÍNH KHẤU HAO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vị trí và mục đích tính khấu hao: Để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng tài sản nhất định, trong đó TSCĐ chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản. TSCĐ là những TSCĐ có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng TSCĐ thì sự hao mòn là điều mang tính khách quan và do đó doanh nghiệp phải có phương pháp tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ hạch toán gọi là khấu hao TSCĐ. Việc tính khấu hao giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí và thu hồi lại vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Việc tính khấu hao ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do đó các nhà quản trị luôn cố gắng áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ và phân bổ một cách hợp lý với điều kiện tài chính của doanh nghiệp để thu được lợi nhuận lớn nhất. 2. Lý do chọn đề tài: Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến độ kỹ thuật. Trong các doanh nghiệp, TSCĐ có nhiều loại và đặc tính hao mòn khác nhau, hơn nữa giá trị của những TSCĐ thường lớn. Do đó việc xác định phương pháp tính khấu hao TSCĐ sẽ phải xác định sao cho phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên các phương pháp tính khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, do vậy việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, các quy định trong chế độ và việc thực hiện của các doanh nghiệp còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp. Các doanh nghiệp còn thực hiện chưa thông nhất một số nội dung hay một số quy định còn chưa phù hợp cũng như chưa có chuẩn cho các doanh nghiệp thực hiện thống nhất. Em chọn đề tài này để có thể hiểu rõ hơn việc hạch toán TSCĐ và thấy được thuận lợi của việc tính khấu hao đối với các doanh nghiệp và những vướng mắc trong vấn đề tính khấu hao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những thuận lợi và khó khăn đó để có phương pháp áp dụng đối với doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất và đồng thời tìm các biện pháp khắc phục những hạn chế do việc tính khấu hao mang lại để tăng hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận của đề tài: 1.1. Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi phần giá trị TSCĐ đã bị hao mòn để tái đầu tư TSCĐ. Hay nói cách khác khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2. Các nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ : Các nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ được quy định trong quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Mọi tài sản của doanh nghiệp có liên quan tới hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kì. -Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. -Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vào chi phí khác. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao bao gồm: (1) TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ; (2) TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn…được đầu tư bằng quỹ phúc lợi; (3) Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung của xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường sá… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lí; (4) TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện việ quản lí đối với những tài sản trên như đói với các TSCĐ dung trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn (nếu có); Nếu các tài sản này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với TSCĐ cho thuê hoạt động phải trích khấu hao. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính thì phải trích khấu hao như TSCĐ thuộc sở hữu của mình theo quy định hiện hành. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao. 1.3. Các phương pháp tính khấu hao : Theo quy định hiện hành (quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003) doanh nghiệp có thể tính khấu hao TSCĐ theo 3 phương pháp là phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều theo thời gian) ; phương pháp khấu hao theo số lượng , khối lượng sản phẩm (khấu hao theo sản lượng) và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ , doanh nghiệp được phép lựa chọn phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng TSCĐ của doanh nghiệp. * Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: TSCĐ của doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau: Mức khấu hao (Mkh ) được tính theo công thức : Mkh 1 tháng của = TSCĐ tăng tháng n Mkh tăng Tháng n Số ngày trong tháng n Mkh tăng tháng n = Mkh 1 tháng của TSCĐ tăng tháng n Số ngày trong tháng Mức khấu hao (MKH) được tính: MKH = Nguyên tắc giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao của năm với: Tỷ lệ năm = 1 x 100% Số năm sử dụng dự kiến MKh tháng = MKH năm 12 Đối với những TSCĐ được mua sắm hoặc đầu tư mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà nước quy định. Tuy nhiên để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ, doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ chủ yếu: - Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế; - Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, tình trạng thực tế của TSCĐ,….) - Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc do yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật. Nếu thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức tính khấu hao trung bình của tài sản bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký với thời gian đã sử dụng) của TSCĐ. Mức khấu hao TSCĐ của năm cuối cùng trong quá trình sử dụng TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế tính đến năm cuối cùng của TSCĐ đó. Đối với những TSCĐ đã khấu hao kết mà vẫn sử dụng thì không tính khấu hao nữa. Do khấu hao đều theo thời gian nên mức khấu hao TSCĐ giữa các tháng là như nhau trừ khi có biến động TSCĐ, do đó mức khấu hao TSCĐ trong tháng bất kỳ: MKH tháng n = MKH tháng (n-1) + MKH tăng tháng n – MKH giảm tháng n Việc tính hoặc thôi tính khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày theo số ngày của tháng mà TSCĐ tăng lên, giảm xuống hoặc ngừng thời gian vào hoạt động khấu hao. MKH tăng tháng n = MKh 1 tháng của TSCĐ tăng tháng n x Số ngày tính KH tháng n + MKH1 tháng của TSCĐ tăng tháng (n-1) - MKH đã tính của TSCĐ này trong tháng (n-1) Số ngày trong tháng n MKH giảm tháng n = MKh 1 tháng của TSCĐ giảm tháng n x Số ngày thôi tính KH tháng n + MKH1 tháng của TSCĐ giảm tháng (n-1) - MKH đã tính của TSCĐ này trong tháng (n-1) Số ngày trong tháng n Điều kiện để tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thắng: TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo hương pháp khấu hao đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ lĩnh vực đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện tính khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. * Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chính: Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và có công nghệ. TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện: - Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng). - Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức. MKH năm = Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức: Tỷ lệ KH nhanh = Tỷ lệ KH TSCĐ theo x Hệ số điều chỉnh Phương pháp đường thẳng Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng sau: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh lần Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm (4 < t ≤ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần mà bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị chất lượng và số năm sử dụng chất lượng của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. * Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Phương pháp này được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. - Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ. - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo sản lượng như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức: Mức trích KH trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích KH bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm Với: Mức trích KH bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm. Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. Phương pháp này cho kết quả sát hợp với mức độ sử dụng TSCĐ, nó cố định mức khấu hao trên 1 đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng năng suất lao động tạo ra nhiều sản phẩm. Trong kế toán Mỹ thì khấu hao được định nghĩa là phản ánh việc tiêu dùng các lợi ích kinh tế của một tài sản và được ghi nhận là một khoản chi phí trừ khi nó được tính vào giá trị ghi sổ của một tài sản tự xây dựng. Số khấu hao phải được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng tài sản. Phương pháp khấu hao phản ánh cách thức tiêu dùng dự tính bao gồm: phương pháp khấu hao đường thẳng, theo số dư giảm dần, theo tổng đơn vị sản phẩm. Về cơ sở để tính khấu hao thì theo kế toán Mỹ cơ sở được thiết lập cho việc tính khấu hao là nguyên giá TSCĐ và giá trị thu hồi của TSCĐ. Nó khác kế toán Việt Nam ở chỗ là tỏng kế toán Việt Nam không xác định giá trị thu hồi của TSCĐ để tính khấu hao mà chỉ dùng nguyên giá. Tổng số khấu hao phải trích = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thu hồi ước tính Giá trị thu hồi là phần giá trị cước tính có thể thu hồi được tại thời điểm thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ. * Phương pháp khấu hao đường thẳng (The nearest month): Phương pháp này dựa trên giả thuyết rằng TSCĐ giảm đều theo thời gian và giá trị này được đưa dần vào chi phí theo từng kỳ với một giá trị như nhau. Theo phương pháp này, số khấu hao phải trích hàng năm được xác định. Số khấu hao phải trích hàng năm = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thu hồi cước tính Số năm sử dụng cước tính Phương pháp này được áp dụng giống với chuẩn mực kế toán VAS nhưng khác với chế độ tài chính – QĐ206/2003/QĐ-BTC, phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán và đều đặn hàng tháng nên không phải quản lý thường xuyên. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp trong điều kiện tính chất hữu ích của TSCĐ, mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ là như nhau giữa các kỳ kế toán (giả thiết này thực sự không thực tế). * Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Unit of output Pepreciation method): Theo phương pháp này mức độ hữu dụng của TSCĐ được xác định trên cơ sở số lượng sản phẩm ước tính mà TSCĐ đó tạo ra trong quá trình sản xuất, do vậy số khấu hao phải trích thay đổi tuỳ theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra từng kỳ: Khấu hao đơn vị sản phẩm = Nguyên giá – Giá trị thu hồi ước tính Tổng số sản phẩm sản xuất ước tính * Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Phương pháp này cho kết quả khấu hao những năm đầu cho quá trình sử dụng TSCĐ sẽ cao hơn so với những năm sau. Giá tị TSCĐ mang ra tính khấu hao không loại trừ giá trị thu hồi ước tính như các phương pháp khác. Giá trị còn lại cảu TSCĐ khi khấu hao theo phương pháp này bao giờ cùng bằng O. nên khi TSCĐ được bán, trao đổi thì giá trị còn lại được xác định lãi, lỗ. Số khấu hao phải trích hàng năm được xác định theo công thức: Số khấu hao phải trích hàng năm = Giá trị còn lại của x Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm đó Với tỉ lệ khấu hao được xác định gấp 2 lần tỉ lệ khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Theo phương pháp này kế toán không phải xác định số năm sử dụng và do đó không phải xác định hệ số điều chỉnh tương ứng như trong kế toán Việt Nam. Đây là điểm khác nhau vế phương pháp tính của kế toán Việt Nam và của kế toán Mỹ. Phương pháp này đảm bảo nguyên tắc kết hợp chi phí và doanh thu và hơn nữa phương pháp này đảm bảo chi phí không đổi theo các năm vì trong thời gian sau này khi khấu hao thấp hơn thì lúc đó chi phí sửa chữa và bảo trì TSCĐ coa hơn những năm đầu. Có nhiều phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần nhưng có 2 phương pháp được áp dụng phổ biến là : + phương pháp khấu hao giảm dần theo tỷ suất giảm dần + phương pháp khấu hao giảm dần theo tỷ suất không đổi * Phương pháp khấu hao theo nhóm đa hợp Do đặc trưng khác nhau của từng TSCĐ hoặc đặc trưng riêng của từng ngành, các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp khấu hao theo nhóm TSCĐ có bản chất giống nhau hoặc khấu hao kết hợp các TSCĐ có bản chất khác nhay và thời gian sử dụng khác nhau. Về cách tính, kế toán xác định được tỷ lệ khấu hao kết hợp của TSCĐ , từ tỷ lệ này sẽ xác định được tổng số khấu hao phải trích của năm và hơn nữa sẽ các định được thời gian khấu hao kết hợp. * Lựa chọn phương pháp tại các doanh nghiệp : Như vậy có nhiều phương pháp khấu hao khác nhau mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn để áp dụng phù hợp với từng loại TSCĐ để tăng hiệu quả kinh doanh cũng như không vi phạm các quy định của chế độ Phương pháp khấu hao được lựa chọn nên là phương pháp cho phép doanh thu và chi phí phù hợp cao nhất với nhau. Ví dụ nếu doanh thu được tạo ra bởi một TSCĐ không thay đổi suốt thời gian hưu dụng của TSCĐ thì phương pháp khấu hao được áp dụng là phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Ngược lại nếu doanh thu cao hoặc thấp hơn những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp khấu hao giảm dần nên được áp dụng. Có hai quan điểm về việc lựa chọn phương pháp khấu hao trong các doanh nghiệp Quan điểm thứ nhất cho rằng bởi vì khó có thể dự doán được doanh thu phát sinh trong thời gian tới, do vậy phương pháp được áp dụng nên là phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Quan điểm thứ hai cho rằng nên áp dụng phương pháp nào mà có thể giúp ích cho mục tiêu thuế thì nên được lựa chọn bởi chúng giúp ích cho việc đơn giản trong công tác hạch toán. 1.4 Mối quan hệ giữa khấu hao TSCĐ với hao mòn TSCĐ , tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đổi mới TSCĐ và thu hồi thuế thu nhập doanh nghiệp 1.4.1 Mối quan hệ giữa khấu hao, tiến bộ KH - KT và đổi mới TSCĐ Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật… Hao mòn TSCĐ cố định là một pham trù mang tính khách qua, muốn xác định giá trị hao mòn của một TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông quá giá cả thị trường, tức là phải so sánh giá cả của tài sản cũ với tài sản mới cùng loại. Tuy nhiên TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình kinh doanh, do vậy các doanh nghiệp có thể xác định giá trị hao mòn theo phương pháp trên. Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sử dụng TSCĐ cố định các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ và chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. Mục đích của việc trích khấu hao của TSCĐ là giúp cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí TSCĐ và thu hồi số vốn đầu tư để tái tạo tài sản cố định khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Như vậy khấu hao TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan, là con số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Vì vậy về phương diện kế toán giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm xác định. Khi bắt đầu đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp thì giá trị hao mòn coi như bằng không. Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là một khoản chi phí cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính đúng, tính đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng bảo toàn vốn, đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên một số quy định trong chính sách về khấu hao tài sản cố định đang nảy sinh những bất cập cần sửa đổi. Có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, vốn sản xuất kinh doanh thấp, trong đó vốn cố định lại càng thấp hơn do đó khả năng trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế, mức trang bị TSCĐ cho một lao động ở mức trước thấp. Trong những năm qua doanh nghiệp đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện tại vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào và đầu ra. Do tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ kinh doanh. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có bước tiến đáng kể nhưng nhìn chung hiệu quả còn thấp. 1.4.2 Mối quan hệ giữa khấu hao và thuế thu nhập doanh nghiệp Theo quy định của Thông tư số 128/2003/TT-BTC, TSCĐ được trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế phải bảo đảm các điều kiện đó là: TSCĐ phải sử dụng vào sản xuất kinh doanh; có đầy đủ hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh; được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành. Đối với tài sản cố định, khi tính chi phí khấu hao cơ quan thuế áp dụng tỷ lệ khấu hao riêng, có thể khác với tỷ lệ khấu hao do doanh nghiệp áp dụng. Do đó làm phát sinh chênh lệch, có thể là chênh lệch chịu thuế (nếu doanh nghiệp khấu hao chậm hơn) hoặc chênh lệch được khấu trừ (nếu doanh nghiệp khấu hao nhanh hơn) Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện... 1.5. Hạch toán kế toán hao mòn TSCĐ: * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 214 “hao mòn TSCĐ” Tài khoản này được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2: - TK 2141 “Hao mòn TSCĐ HH”. - TK 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê TC” - TK 2143 “Hao mòn TSCĐ VH” - TK 2147 “Hao mòn BĐS đầu tư” * Kết cấu TK 214: - Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ. - Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ. - Số dư bên có : Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có. * Kế toán hao mòn TSCĐ: - Kế toán tăng giá trị hao mòn TSCĐ. Định kỳ kế toán tính và phân bổ KH TSCĐ vào chi phí kinh doanh các biện pháp sử dụng Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 Khi đơn vị nhận điều chuyển TSCĐ: Nợ 211, 215 Có TK 214 Có TK 411 - Kế toán giảm giá trị hao mòn TSCĐ: Khi doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán TSCĐ Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211, 213. Khi doanh nghiệp cấp TSCĐ cho đơn vị trực thuộc: Nợ TK 214 Nợ TK 1361 Có TK 211, 213 Khi doanh nghiệp góp vốn với đơn vị khác bằng TSCĐ: Nợ TK 222 Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 711 Doanh nghiệp trả lại vốn góp bằng TSCĐ: Nợ 411 Nợ 214 Nợ 811 (711) Có 211, 213 TSCĐ thiếu, mất khi kiểm kê: Nợ TK 214 Nợ TK 1381 Có TK 211, 213 Doanh nghiệp trao đổi TSCĐ: Tương tự: Nợ TK 211, 213 Nợ TK 214 Có 211, 213 Không tương tự: Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211, 213 Khi sửa chữa nâng cấp TSCĐ : Nợ TK 241 Nợ TK 133 Có TK 214 Khi đánh giá lại TSCĐ : Nếu đánh giá tăng: Nợ TK 211 Có Tk 214 Có TK 711 Nếu đánh giá giảm: Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211 1.3. Hình thức sổ kế toán: Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức nhật ký Sổ cái để theo dõi giá trị hao mòn của TSCĐ bao gồm: Sổ nhật ký, Sổ cái TK 214, Sổ chi tiết TK 214, Bảng phân bổ khấu hao. Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Nhật ký đặc biệt - Sổ nhật ký tài khoản 214: Theo dõi tình hình tăng giảm hao mòn TSCĐ theo thứ tự thời gian nghiệp vụ phát sinh. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 - Sổ chi tiết tài khoản 214: Theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm giá trị hao mòn của TSCĐ. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ số hiệu ngày tháng Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 214 Ghi có TK 214 Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 4 5 6 7 Bảng phân bổ khấu hao: TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 641 chi phí bán hàng TK 642 chi phí QL DN TK 241 XDCB dở dang TK 142 chi phí trả trước TK 335 chi phí phải trả Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao Phân xưởng (sản phẩm) Phân xưởng (sản phẩm) … 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 I. Số khấu hao đã trích tháng trước II. Số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng III. Số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng IV. Số khấu hao phải trích tháng này (I+II-III) II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH KHÂU HAO TSCĐ 2.1. Thực trạng: 2.1.1. So sánh 3 quyết định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: (Quyết định 1062 TC/QĐ-CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996, Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003) về các mặt: * Thời gian sử dụng TSCĐ : + Thời gian sử dụng TSCĐ HH: So với quyết định 1062 thì quyết định 166 có quy định thêm: - Đối với các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không bị lỗ thì được phép xác định thời gian sử dụng của các TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay theo thời gian trong khế ước vay, nhưng tối đa không được giảm giá quá 30% so với thời gian sử dụng tối thiểu của TSCĐ quy định trong phụ lục kèm theo. Ở quyết định 206 còn quy định thêm thời gian sử dụng của TSCĐ đã qua sử dụng đó là dựa vào tỷ lệ còn lại của TSCĐ (giá trị hợp lý của TSCĐ, giá bán của TSCĐ mới cùng loại hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường). Và cung thời gian sử dụng theo quy định. + Thời gian sử dụng TSCĐ VH: Quyết định 1062 và quyết định 166 đều quy định: Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình trong khoảng thời gian từ 5 năm đến 40 năm. Đến quyết 206 khoảng thời gian đó được quy định là không quá 20 năm, riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được cho phép sử dụng đất theo quy định. Khung thời gian sử dụng cho các TSCĐ quy định ở các quyết định cũng có những thay đổi theo chiều hướng rút ngắn dần khoảng cách giữa thời gian sử dụng tối thiểu và thời gian sử dụng tối đa TSCĐ. Sự thay đổi về khung thời gian sử dụng của một số loại TSCĐ Loại TSCĐ Theo quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC Theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC Theo quyết định 206/2003/QĐ0-BTC Máy phát điện 7 13 7 13 7 10 Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 12 7 12 7 10 Máy móc, thiết bị động lực khác 6 15 6 15 6 10 Thiết bị vận chuyển đường ống 7 15 10 30 10 30 Các loại súc vật 4 25 4 15 4 15 * Phương pháp khấu hao: Gồm: Trong cả 2 quyết định trước đều quy định các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng nghĩa là cố định mức khấu hao không đổi theo thời gian. Với phương pháp này làm cho các doanh nghiệp thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ của KH – KT) nên doanh nghiệp không có điều kiện đầu tư trang thiết bị. Quyết định 206 đã mở rộng thêm, quy định các doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Quyết định 206 cũng quy định rõ điều kiện áp dụng, cách tính của từng phương pháp trong đó 2 phương pháp mới cho kết quả sát hợp với mức hao mòn thực tế hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động. Quyết định 206 còn quy định tính nhất quán khi sử dụng phương pháp khấu hao: Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện tính khấu hao. Phương pháp khấu hao đã đăng ký áp dụng cho từng loại TSCĐ phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó. * Nguyên tắc tính khấu hao: Cả 3 quyết định đã quy định cơ bản thống nhất nguyên tắc về các tài sản cố định phải trích khấu hao, các tài sản không phải trích khấu hao... Tuy nhiên cũng có điểm khác biệt đó là: Quyết định 1062 và quyết định 166 quy định việc trích và thôi trích khâu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh (đưa vào cất giữ theo quyết định của Nhà nước, chờ thanh lý...) trong tháng, được trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ từ ngày của tháng tiếp theo trong lúc đó theo quyết định 206 việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết định 206 còn quy định thêm: Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐVH đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao. 2.1.2. Những thuận lợi của các doanh nghiệp trong tính khấu hao TSCĐ Quyết định 206 ra đời phù hợp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Nếu trước đây doanh nghiệp chỉ áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng thì nay cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng một trong ba phương pháp như đã nêu trên. Việc áp dụng 3 phương pháp khấu hao tạo điều kiện cho doanh nghiệp phán ánh đúng hơn hao phí nguồn lực bỏ ra.Và do đó chi phí theo quy định của kế toán tài chính phù hợp hơn với các quy định của Nhà nước và theo thực tế kinh doanh. TSCĐ thường bị hao mòn nhanh hơn vào các năm cuối, đặc biệt là hao mòn vô hình, khi có nhiều loại TSCĐ cùng loại ra đời với năng suất lao động cao hơn và tốn ít chi phí hơn. Mức hao mòn còn phụ thuộc vào công suất sử dụng thực tế của TSCĐ. Do đó việc áp dụng mới với 3 phương pháp khấu hao cho phép doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn. Việc cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh còn khuyến khích các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi áp dụng phương pháp này chi phí khấu hao ở những năm cuối ngày càng giảm, tương ứng là càng về sau lãi thuần càng tăng, mức thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng lên. Theo quan điểm giá trị thời gian của tiền thì điều đó hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp . Phương pháp khấu hao theo sản lượng tuân thủ hơn nguyên tắc phù hợp , nghĩa là các chi phí phải gánh chịu cho việc tạo ra doanh thu phải phù hợp với kì mà trong đó doanh thu được ghi nhận. Theo công thức xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ tăng tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất được trong tháng đó. Khi số lượng sản phẩm sản xuất tăng lên hứa hẹn một doanh thu lớn thì cũng là lúc doanh nghiệp phải trích mức khấu hao nhiều hơn. Như vậy việc áp dụng các phương pháp khấu hao phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp xử lí và nhanh chóng đổi mới , thay thế và hiện đại hoá TSCĐ làm tăng khả năng sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường. 2.1.3. Những vướng mắc của doanh nghiệp trong việc tính khấu hao TSCĐ: *Về điều kiện của TSCĐ được tính khấu hao: TSCĐ được trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế phải bảo đảm các điều kiện đó là: + TSCĐ phải sử dụng vào sản xuất kinh doanh; + Có đầy đủ hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh... + Được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành Theo Bộ Luật dân sự, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại là động sản và bất động sản. Với động sản, thực hiện theo quy định trên cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên áp dụng đối với bất động sản trong tình hình thực tế hiện nay còn một số bất cập về hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác. Do vậy, mỗi nơi có thể hiểu và giải quyết theo một cách riêng, không thống nhất; nếu không có sự hướng dẫn cụ thể thì sẽ dẫn đến khó khăn cho không ít doanh nghiệp.  Đối với bất động sản, bao gồm đất đai, nhà ở và các công trình xây dựng gắn liền với đất...; nhưng hiện nay mới chỉ có quy định về việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại đô thị và quyền sử dụng đất; chưa có quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu các công trình khác trên đất. Thực tế, không ít doanh nghiệp tư nhân (DNTN) được chuyển đổi từ các hộ kinh doanh. Do vậy họ có sử dụng các TSCĐ của cá nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Song do yếu tố lịch sử để lại nhiều TSCĐ của họ không có hoá đơn chứng từ; và cũng vì nhiều lý do khác mà nhà ở, nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất ... cũng không có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Trong trường hợp này xét về nguyên tắc, các TSCĐ có thực sự tham gia vào quá trình sản xuất, doanh nghiệp hạch toán đúng quy định nhưng vẫn không đủ điều kiện để tính và trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế vì không có giấy tờ hợp pháp chứng minh.   Bất động sản có giá trị lớn nên nhiều người thường không tự mình đầu tư toàn bộ mà sử dụng các hình thức góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Theo quy định, khi thành lập doanh nghiệp, tài sản góp vốn phải đăng ký thì phải thực hiện chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng trường hợp các sáng lập viên của công ty TNHH không góp vốn bằng tài sản hay giá trị quyền sử dụng đất, mà góp vốn bằng tiền để mua vật tư (hoá đơn, chứng từ ghi trên công ty TNHH) sau đó xây dựng nhà làm việc, khách sạn v.v. trên đất của một sáng lập viên. Trường hợp này nếu đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mang tên người có quyền sử dụng đất.   Với tình hình nêu trên, có ý kiến cho rằng chủ tài sản phải thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản. TSCĐ là bất động sản không có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu thì không có đủ chứng từ, giấy tờ hợp pháp chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơ sở doanh nghiệp. Và như vậy, chi phí trích khấu hao không còn được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Ý kiến khác cho rằng, TSCĐ có hoá đơn theo đúng quy định thì được phép khấu trừ thuế GTGT, tính và trích khấu hao và chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp TSCĐ nhận của cá nhân không có hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp lệ khác nhưng thực tế có sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hạch toán theo đúng chế độ kế toán thì được phép tính, trích khấu hao theo bảng giá tối thiểu do UBND tỉnh ban hành. Như vậy, các cách hiểu khác nhau làm cho các doanh nghiệp lúng túng gặp không ít khó khăn và có nhiều trường hợp “lách luật”, “lách quy định của chế độ” Về quyền sử dụng đất lâu dài, theo quy định của quyết định 206, quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt không được tính khấu hao. Đó là do quyền sử dụng đất lâu dài thì không có hao mòn. Nếu trích khấu hao thì khó có thể xác định chính xác mức trích của từng kì vì thời gian sử dụng đất là lâu dài. Tuy nhiên quyền sử dụng đất liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, và doanh nghiệp đã phải bỏ ra một khoản tiền nhất định cho quyền sử dụng đất nà, nó phải được tính khấu hao để có thể thu hồi lại vốn như các loại tài sản khác. Đây chính là một điểm vướng mắc cần được tháo gỡ. *Về điều kiện tính khấu hao nhanh: Theo quy định tại thông tư 128/2003/TT-BTC, cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng không quá tối đa hai lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Đó là những TSCĐ đã nêu ở trên (phương pháp tính khấu hao đường thẳng). Việc trích khấu hao nhanh thì thời gian sử dụng TSCĐ khác vơí khung thời gian đã quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo quyết định 206. Và như vậy doanh nghiệp phải giải trình rõ căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian đã quy định để Bộ tài chính xem xét và quyết định theo 3 tiêu chuẩn: tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế; hiện trạng TSCĐ ; tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Còn nếu doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh thì trong quyết định 206 không quy định là có cần hỏi ý kiến của Bộ tài chính hay không. Vấn đề này làm cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng. Mặt khác, chỉ khi kết thúc năm tài chính thì mới biết được kết quả sản xuất kinh doanh , do vậy doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được việc trích khấu hao nhanh vào tháng cuối năm. Trong khi đó việc trính khấu hao phải thực hiện vào đầu năm, hàng tháng tạm trích khấu hao như thế nào cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra trong trường hợp lúc đầu doanh nghiệp có lãi, đảm bảo các điều kiện khấu hao nhanh, nhưng trong quá trình khấu hao, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, thì cách xử lí thủ tục chuyển khấu hao như thế nào chế độ chưa đề cập đến. *Về khung thời gian sử dụng để tính khấu hao TSCĐ : Trong khung thời gian quy định để tính khấu hao TSCĐ còn có điểm chưa hợp lí, khoảng cách thời gian sử dụng tối thiểu và tối đa của một số TSCĐ còn quá lớn. Nguyên nhân là do thực trạng ở các doanh nghiệp tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị chưa đồng đều, chưa theo một hướng rõ rệt. Do hạn chế về vốn nên các doanh nghiệp mới mua sắm TSCĐ nhưng là mua lại các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Trong doanh nghiệp tồn tại nhiều loại TSCĐ lạc hậu , trung bình đến tiên tiến, với khả năng vận hành và thời gian có thể sử dụng tiếp rất khác nhau. Khung thời gian sử dụng của một số loại TSCĐ theo phụ lục 1 ban hành kèm theo quyết định số 206 của Bộ trưởng bộ tài chính Nhóm TSCĐ thời gian sử dụng tối thiểu(năm) thời gian sử dụng tối đa(năm) Chênh lệch(năm) Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại linh kiện điện tử, quang học, cơ khí chính xác 5 12 7 Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15 10 Máy móc thiết bị công tác khác 5 12 7 Phương tiện vận tải đường sắt 7 15 8 Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15 8 Phương tiện vận tải đường không 8 20 12 Phương tiện vận tải đường ống 10 30 20 Nhà cửa loại kiên cố 25 50 25 Nhà cửa khác 6 25 19 Kho chứa ;bể chứa; cầu đường; bãi đổ; sân phơi.. 5 20 15 Kè, đập , cóng , kênh , mương máng, bến cảng, ụ tàu... 6 30 24 Các loại súc vật 4 15 Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm 6 40 34 Các loại TSCĐ chưa quy định trong các nhóm nói trên 4 25 21 Khung thời gian quá lớn không phù hợp với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Vì thời gian sử dụng TSCĐ là căn cứ để xác định hệ số điều chỉnh, nên việc lựa chọn hế số điều chỉnh rộng hơn, khó có thể thống nhất được. Khung thời gian quá lớn còn gây nên tình trạng kéo dài thời gian khấu hao TSCĐ, làm cho chi phí khấu hao không sát với mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. Nhiều nhà quản lí đã lợi dụng việc tăng thời gian khấu hao để tăng lãi thuần, làm cho chi phí khấu hao không sát với mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, để lại gánh nặng. 2.2. Giải pháp hoàn thiện tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp : 2.2.1.Lí do phải hoàn thiện tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp: Việc tính khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khấu hao là một biện pháp chủ quan nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của các TSCĐ . Về phương diện kinh tế, khấu hao phản ánh gía trị thực của tài sản. Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp doanh nghiệp lấy được bộ phận giá trị TSCĐ đã mất. Với các cách tính khấu hao khác nhau sẽ phân bổ mức khấu hao khác nhau vào chi phí kinh doanh và ảnh hưởng đến mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Khấu hao được xem là một khoản chi phí hợp lí mà doanh nghiệp luôn cố gắng phân bổ vào chi phí một cách thích hợp nhất với điều kiện tài chính của doanh nghiệp mình để thu được lợi nhuận cao nhất. Phương pháp khấu hao thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục đích của mình là giảm tối đa tiền thuế phải đóng hay vẫn đóng thuế như thường. Ví dụ áp dụng phương pháp khấu hao nhanh sẽ giúp doanh nghiệp giữ được đồng vốn lâu hơn do những năm đầu đóng thuế ít hơn những năm sau( do chi phí khấu hao những năm đầu lớn hơn những năm sau). Khấu hao TSCĐ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán. Các báo cáo này được lập và gửi đến các đối tượng quan tâm trong đó có các nhà đầu tư để giúp họ ra các quyết định liên quan đến doanh nghiệp. Do đó việc hoàn thiện tính khấu hao là rất cần thiết với các doanh nghiệp. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các công ty liên doanh, liên kết , tập đoàn kinh tế trong đố có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài. Do đó cần có những sự đổi mới cần thiết trong chính sách trong đó có cả chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện chế độ khấu hao mới đã gặp phải nhiều vướng mắc, mỗi nơi hiểu và làm theo một kiểu vì có một số quy định không rõ ràng. Hoàn thiện chế độ trích khấu hao để có những quy định rõ ràng thống nhất hơn cho các doanh nghiệp thực hiện, đồng thời tạo điều kiện cho sự quản lí của các cơ quan thuế. 2.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp: Một là, hoàn thiện tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế, hội nhập kế toán quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế. Mỗi quốc gia có chính sách kế toán, hệ thống kế toán riêng, phục vụ công tác quản lý, điều hành nền kinh tế. Tuy nhiên, dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng cần phải hội nhập với kế toán quốc tế để thực sự là “ngôn ngữ kinh doanh” trong điều kiện nền kinh tế mở. Hai là, hoàn thiện tính khấu hao TSCĐ phải trên cơ sở hài hoà về lợi ích của các đối tượng trong nền kinh tế, trong đó có Nhà nước và chủ doanh nghiệp. khấu hao là một biện pháp thu hồi vốn đầu tư nhưng ảnh hưởng tới ngân sách Nhà nước thông qua mức thuế phải nộp, vì chi phí khấu hao là được tính là chi phí hợp lí được trừ để tính thu nhập chịu thuế. Phải hoàn thiện sao cho vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giữ được vốn, trích khấu hao phù hợp với điều kiện hoàn cảnh doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo không bị thất thu thuế và ngăn ngừa sự hoạt động của các thị trương ngầm, không chính thức. Ba là, hoàn thiện khấu hao TSCĐ phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lí cũng như khả năng, trình độ quản lí của các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự quản lí của các cơ quan Nhà nước. Hoàn thiện khấu hao phải đảm bảo tính hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động kế toán. 2.2.3.Các đề xuất và giải pháp hoàn thiện tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp : * Đối với các cơ quan Nhà nước: Vì chế độ hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan có nhiều điểm không thống nhất với nhau nên cần bổ sung nhiều quy định hướng dẫn các doanh nghiệp để tránh gặp khó khăn mắc phải. Khi doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh, nghĩa là xác định thời gian khấu hao khác với khung quy định thì pháp luật khi đưa ra những tiêu chuẩn cần quy định : loại TSCĐ nào, đạt tiêu chuẩn công nghệ như thế nào, thì mới được áp dụng khấu hao nhanh. Và cũng không nên cứng nhắc nguyên tắc nhất quán khi áp dụng phương pháp tính khấu hao, nghĩa là cho phép doanh nghiệp đăng kí lại phương pháp khấu hao ngay giữa năm tài chính, kèm theo các văn bản giải trình khác. Trong khấu hao nhanh, mức khấu hao cao có thể làm tăng khả năng thu hồi vốn và nhanh chóng đổi mới công nghệ nhưng nếu cao qua se làm tăng gánh nặng chi phí. Do đó, mức trích khấu hao nhanh cần được quy định dựa trên khung tỷ lệ giữa thu nhập trước khi cho khấu hao nhanh và doanh thu thực hiện trong kì để xác định mức trích, đảm bảo cho doanh nghiệp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đủ trang trải chi phí. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính hệ số khấu hao nhanh, cần phân loại các loại TSCĐ ra theo các tiêu chí như là về tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế; về hiện trạng TSCĐ; về tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Sau đó đối với từng nhóm nhỏ đó, xác định khung thời gian chi tiết hơn, giảm khoảng cách giữa thời gian sử dụng tối đa và thời gian sử dụng tối thiểu của TSCĐ. Cần quy định các loại chứng từ cụ thể để xác định nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp hình thành TSCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định chi phí khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp mua lại TSCĐ đã qua sử dụng của cá nhân, nhận vốn góp hay TSCĐ được biếu tặng, viện trợ. Đặc biệt với bất động sản Nhà nước cần có những biện pháp hiệu quả và hữu ích hơn, đặc biệt là hạn chế những giao dịch không chính thức, khuyến khích các giao dịch có đăng kí với cơ quan quản lí Nhà nước. Để làm được điều này cần hoàn thiện môi trường pháp lí nhằm tạo điều kiện cho việc hợp thức hoá các quyền sử dụng đất để bất động sản có đầy đủ điều kiện được giao dịch trên thị trường chính thức. Có như vậy mới vừa tạo điều kiện để các cơ quan thuế quản lý các khoản chi phí hợp lí trừ khi tính thu nhập chịu thuế nói chung và chi phí khấu hao nói riêng, vừa không làm khó dễ cho các doanh nghiệp. * Đối với các doanh nghiệp : Doanh nghiệp tính khấu hao phải đảm bảo tuân thủ các quy định của chế độ nhưng đồng thời tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét thực trạng về từng loại hoặc từng nhóm TSCĐ , các nguyên tắc trích khấu hao theo quy định, điều kiện trích khấu hao, khung thời gian sử dụng TSCĐ để xác định TSCĐ được và không được trích khấu hao TSCĐ. Đặc biệt là những trường hợp mới được điều chỉnh như dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng- Kinh doanh -Chuyển giao( B.O.T), hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia Hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, những trường hợp thuê tài chính... đòi hỏi kế toán phải nắm vững nghiệp vụ mới có thể phân loại và xử lí đúng đắn được.Bộ phận kế toán cần nắm vững chắc điều kiện và cách tính đối với từng phương pháp để tính đúng chi phí. Để kết quả tính khấu hao chính xác với thực tế sử dụng của TSCĐ cần thực hiện tính hoặc thôi tính khấu hao kể từ ngày tăng hoặc giảm TSCĐ ( trước đây áp dụng nguyên tắc tròn tháng). Doanh nghiệp cần đăng kí phương pháp tính khấu hao cho từng TSCĐ với cơ quan quản lí thuế trực tiếp trước khi tính khấu hao và mọi trường hợp hình thành TSCĐ đều phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác nhằm chứng minh cho nguồn gốc hình thành cũng như giá trị của TSCĐ. C. KẾT LUẬN Hao mòn TSCĐ mang tính chất khách quan, do đó doanh nghiệp cần phải tính và phân bổ một cách hợp lí vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Theo quy định mới của Bộ tài chính thì có 3 phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để áp dụng cho từng loại TSCĐ của mình. Việc áp dụng các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chi phí và do đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xem xét kỹ TSCĐ của doanh nghiệp mình để có sự lựa chọn phương pháp khấu hao sao cho giảm thiểu tối đa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên giữa chế độ và việc thực hiện của doanh nghiệp còn có nhiều vấn đề chưa thống nhất, thậm chí nhiều vấn đề chưa có văn bản cụ thể quy định. Và do vậy đã gây ra khó khăn và sự lúng túng đối với các doanh nghiệp khi thực hiện. Do đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xem xét lại và có biện pháp khắc phục những bất cập nêu trên. Và đồng thời doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát hiện ra những kẻ hở để có biện pháp khắc phục kịp thời. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới không còn lúng túng trong quá trình thực hiện và đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tránh được tình trạng “lách luật” của một số doanh nghiệp. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nên cần phải hoàn thiện tính khấu hao TSCĐ để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế, hội nhập kế toán quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế; giúp hài hoà về lợi ích của các đối tượng trong nền kinh tế, trong đó có Nhà nước và chủ doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự quản lí của các cơ quan Nhà nước. Hoàn thiện khấu haogiúp đảm bảo tính hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động kế toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Giáo trình kế toán tài chính Bài giảng môn kế toán tài chính Đề án khóa trước Các văn bản luật của Bộ Tài chính: QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003, Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003... Tạp chí kế toán Tạp chí kiểm toán .......

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36001.doc
Tài liệu liên quan