Đề tài Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm trung ương 1

Chỉ số này thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán ra trong năm. Tốc độ lưu chuyển càng nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, xí nghiệp sẽ đầu tư vốn thấp hơn hoặc cùng số vốn thì doanh thu của xí nghiệp sẽ đạt mức cao hơn. - Qua bảng 29 ta thấy tình hình tiêu thụ của xí nghiệp ngày càng giảm đi: năm 2000 là 5,72 (vòng) năm 2001 giảm hẳn còn 4,42 (vòng) và năm 2002 giảm tiếp còn 4,33 tức là giảm 2,15% so với năm 2001. Để biết số lần quay như vậy là thấp hay cao cần so sánh với vòng quay dự trữ trung bình của ngành hoặc của Tổng xí nghiệp. Tuy nhiên sự giảm sút vòng quay dự trữ trong các năm liên tiếp như trên là điều đáng lo ngại. Trong năm 2001, lượng tồn kho của xí nghiệp tăng mạnh nhất, nhất là lượng thành phẩm tồn kho tăng quá nhiều, tăng 56,9% so với năm 2000 và năm 2002 cũng tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2001, chỉ tăng 34,88% như vậy xí nghiệp đã cố gắng giảm lượng hàng tồn kho trong năm 2002, nhưng lượng này còn khá cao. Điều này cho thấy chính sách bán hàng của xí nghiệp trong năm 2001 và năm 2002 còn kém hiệu quả, sự bất cập trong quản lý dự trữ và có nhiều sản phẩm chất lượng chưa đạt yêu cầu dẫn đến lượng tồn kho nhiều. Một trong những khó khăn lớn nữa trong công tác tiêu thụ của xí nghiệp gặp phải là do người dân ưa dùng thuốc ngoại, mặc dù nhiều thuốc trong nước và nước ngoài có hàm lượng công dụng như nhau, trong khi đó giá thuốc trong nước rẻ hơn nhiều, ví dụ như 1 lọ vitamin C 2500(đ)/1 lọ, trong khi 1 lọ vitamin C của Pháp 22.500(đ)/1 lọ, thì người dân vẫn dùng thuốc ngoại hơn.

doc104 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm trung ương 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính. Mặt khác, xí nghiệp cần phải thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ thường xuyên và nghiêm túc. Công tác kiểm toán nội bộ hiện nay chưa phải là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp nhưng xí nghiệp cũng cần nghiên cứu áp dụng để hạn chế sai sót trong công tác kế toán, đảm bảo cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ. Số liệu kế toán càng chính xác và đầy đủ thì kết quả phân tích tài chính càng hữu ích hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định quản lý tài chính. Quản lý tài chính tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến chế độ kế toán, chính sách thuế... cho cán bộ kế toán vì con người là nhân tố cơ bản quyết định kết quả của mọi hoạt động, trong đó có công tác kế toán. 3.4. ứng dụng kết quả phân tích tài chính trong việc đề ra các quyết định quản trị : Một trong những nhiệm vụ không thể thiếu đối với công tác phân tích tài chính là căn cứ và các số liệu phân tích cần phải dự báo nhu cầu tài chính cho doanh nghiệp mình trong tương lai, đồng thời từ thực trạng đã nêu cần phải đưa ra các quyết định quản trị cho phù hợp. Để có thể đánh giá và rút ra kết luận chính xác về hoạt động tài chính trong ba năm liên tục của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I, cần phải có thêm các thông tin: + Thị trường đầu vào, đầu ra. + Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành, khả năng hiện tại và tiềm năng của xí nghiệp. + Các số liệu trung bình của ngành và khảo sát tại các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, dựa vào phân tích các chỉ tiêu chủ yếu trên các báo tài chính có thể đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp về một số mặt chủ yếu sau: * Hệ số nợ qua ba năm đều rất cao, đặc biệt nợ ngắn hạn trong năm 2001 và năm 2002. Cơ cấu nợ ngắn hạn và dài hạn mất cân đối nghiêm trọng. Trong thời gian tới, xí nghiệp cần bố trí lại cơ cấu nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nếu không nợ vừa cao lại vừa mất cân đối như vậy sẽ không tốt. * Mất cân đối giữa tài sản cố định và tài sản lưu động (cơ cấu vốn) thể hiện rõ nét nhất là năm 2002, tỷ trọng tài sản cố định chỉ chiếm 21,9% tổng tài sản, trong khi đó tài sản lưu động, chiếm 78,1%. Đây là doanh nghiệp sản xuất do vậy, cơ cấu này là không hợp lý. * Các khoản phải thu tuy giảm song vẫn lớn hơn rất nhiều so với các khoản phải trả khách hàng. Xí nghiệp cần nghiên cứu cách thức bán hàng chiết khấu giảm giá để thu tiền ngay. * Hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm gây ứ đọng vốn. Đặc biệt năm 2002, hàng tồn kho chiếm mức cao nhất so với năm 2001 và năm 2000. Góp phần gia tăng không nhỏ đẩy hàng tồn kho tăng cao là do lượng thành phẩm tồn kho chưa được đem ra tiêu thụ quá lớn. Xí nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động Marketing để tăng lượng hàng tiêu thụ. * Khả năng thanh toán của xí nghiệp có thể tạm chấp nhận được. Có nghĩa là xí nghiệp có khả năng đáp ứng được các khoản nợ trong mỗi năm, mặc dù vậy, khả năng ứng phó của xí nghiệp với những khoản nợ tới hạn năm 2002 sẽ gặp khó khăn hơn. Trong các hệ số thanh toán thì hệ số thanh toán nhanh rất thấp, chứng tỏ lượng hàng tồn kho lớn đã ảnh hưởng mạnh đến việc thanh toán của xí nghiệp. Giải pháp cho vấn đề này là xí nghiệp cần giải phóng lượng hàng tồn kho càng nhiều càng tốt. * Hiệu suất sử dụng tài sản tuy tăng song vẫn còn khiêm tốn, tỷ suất lợi nhuận doanh thu còn rất thấp, chứng tỏ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn tương đối cao xí nghiệp cần có giải pháp giảm các khoản chi phí này. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm tốt và quản lý sản xuất hiệu quả. * Khả năng thanh toán lại vay của xí nghiệp còn hạn chế trong khi lượng tiền mặt tại ngân quỹ lại dư thừa. Xí nghiệp nên đầu tư ngắn hạn trước mắt để bù đắp khoản tiền vay phải trả. Do khả năng thanh toán lãi vay thấp, nên xí nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn. Để giải quyết vấn đề này phải có chính sách thu nợ hợp lý từ khách hàng và thu nội bộ, đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí để mức sinh lợi vốn cao. Do vậy để giải quyết các khó khăn trên, Xí nghiệp nên thực hiện các biện pháp sau. 3.4.1 Lập kế hoạch tài chính: Một quyết định mang tính thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường là ở chỗ doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh như thế nào. Nếu chiến lược đúng sẽ đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp, do vậy mới có thể tồn tại và phát triển ổn định. Chiến lược kinh doanh được thể hiện bằng các kế hoạch kỳ hạn khác nhau và các mảng hoạt động khác nhau. Có thể nói kế hoạch hóa tài chính là trọng tâm của kế hoạch hóa doanh nghiệp nói chung. Trên cơ sở của kế hoạch tài chính, các kế hoạch khác sẽ được đặt ra để đảm bảo doanh nghiệp đạt được các mục đích đề ra. Thông qua các nội dung phân tích ở trên, em xin phép lập kế hoạch tài chính ngắn hạn cho xí nghiệp chỉ với mục đích, xí nghiệp hoạt động hiệu quả hơn - lập ngân quỹ xí nghiệp 4 tháng đầu năm 2003. Năm 2002, tổng doanh thu là 126.536.512 (nđ), giả sử trong năm tới dự đoán sẽ tăng thêm 10%. Như vậy, tổng doanh thu sẽ là 139.190.163 (nđ). Do doanh thu từng tháng là khác nhau, có tháng doanh thu tăng mạnh nhưng có tháng lại thấp nên việc lập kế hoạch tài chính phải phản ánh những nhân tố ảnh hưởng đến việc dự trữ luồng tiền, xác lập nhu cầu vốn từng tháng trong năm. Theo các chuyên gia tài chính, một kế hoạch tài chính thường gồm 5 bước: Bước 1: Ước lượng doanh số từng tháng trong năm tới để lập ngân sách (gồm luồng tiền ra và vào). Bảng 34 : Dự tính doanh thu năm 2003 Đơn vị :1000đ Tháng Doanh số thực hiện năm 2002 Doanh số dự báo năm 2003 1 7.919.521,5 8.710.959,1 2 9.213.841,6 1.013.050,4 3 8.415.374,2 9.256.754,2 4 12.516.429,3 13.769.645,6 5 12.015.427,6 13.216.945,4 6 7.225.452,7 7.936.998,4 7 11.097.651,7 12.207.313,5 8 11.916.703,4 13.108.343,2 9 9.981.912,5 10.980.559,4 10 9.743.284,3 10.717.145,6 11 10.569.217,0 11.626.156,9 12 8.451.238,1 9.296.347,3 Tổng 126.536.512,4 139.190.163,5 Qua bảng ta thấy tháng 4, 5 có doanh số cao nhất. Do vậy, những tháng như này việc quản lý dự trữ tiền mặt sẽ được yêu cầu cao hơn các tháng trước. Bước 2: Chuẩn bị dự tính ngân sách. Trong thời đại hiện nay, tín dụng thương mại đã trở nên phổ biến. Tại xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I, tùy vào đối tác mà có các mức tín dụng thương mại khác nhau. Để đơn giản, ta giả định sau khi mua hàng, đối tác trả luôn 15%, 35% sau một tháng và 50% trả hết trong hai tháng. Bảng 35 : Số tiền nhận được của tháng 11/2002 Đơn vị : 1000đ Tháng Tỷ lệ thu (%) Lương tiền 11 năm 2002 15 1.589.4245,8 12 năm 2002 35 3.708.628,2 1 năm 2003 50 5.298.451,5 Như vậy tại xí nghiệp tháng 11 năm 2002, phát sinh doanh thu là 10.569,2 (tđ), nhưng mãi đến tháng 1 năm 2003 mới thu được khoản này. Do vậy, lượng tiền này lại ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách năm 2003. Bước 3: Xác định luồng tiền vào. Bảng 36: Luồng tiền vào ngân quỹ 4 tháng đầu năm 2003 Đơn vị : 1000đ Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Doanh số dự kiến 8.710.959,1 1.013.050,4 9.256.754,2 13.769.645,6 Số tiền thu được + Tháng 1 (15%) 1.306.614,1 1.520.246,1 1.388.519,4 2.065.414,4 + Tháng 2 (35%) 2.957.818,6 3.048.847,7 3.547.286,0 3.239.853,2 + Tháng 3 (50%) 5.298.147,4 4.225.545,4 4.355.254,4 5.067.028,5 Tổng 9.562.543,1 8.794.575,2 9.291.114,2 10.371.956,1 Nhìn vào bảng 36 ta thấy số tiền dự tính thu được trong quý I năm 2003 sẽ là 9.291,1 (tr.đ) gồm 50% doanh số tháng 1, 35% doanh số tháng 2 và 15% doanh số tháng 3. Bước 4: Lập kế hoạch giải ngân. Năm 2002, tổng nợ phải trả là 46.281.586,8 (nđ). Nếu các khoản này đều phải trả vào ngày 1/1/2003 thì xí nghiệp sẽ gặp rắc rối bởi lượng tiền mặt chỉ là 3.469.623,7 (nđ). Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra. Giả sử 4 tháng đầu năm 2003, xí nghiệp phải trả những khoản nợ ngắn hạn sau: Bảng 37 : Dự toán chi trong 4 tháng đầu Đơn vị :1000đ TT Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 1 Phải trả người bán 4.521.125,1 5.341.415 4.872.149 5.471.147,1 2 Trả lương 1.521.120 1.930.478 1.786.472 2.170.473,6 3 Lãi vay 61.541,5 83.421,4 98.183,5 119.124,2 4 Thuế 500.000 5 Trả khoản nợ 2.167.489,1 5.197.792 1.712.752 953.028 Tổng 8.270.147,7 12.549.127 8.968.178,2 8.712.475,1 Các con số trong bảng .này đều dựa vào tình hình chi tiêu tại các tháng trong năm 2002 và nhân với tỷ lệ 10%. Như vậy, nếu so sánh luồng tiền ra vào, ta thấy tháng 2 sẽ gặp khó khăn vì luồng tiền ra ít hơn luồng tiền vào, do các khoản nợ đã đến hạn thêm vào đó người bán thúc ép việc thanh toán. - Bước 5: Bước cuối cùng quyết định tài chính. Bảng 38 : Ngân quỹ bốn tháng của xí nghiệp Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tiền đầu kỳ 2.359.235,3 3.651.631,7 -100.920,1 222.015,9 Tiền thu trong kỳ 9.562.543,1 8.794.575,2 9.291.114,2 10.371.956,1 Tổng tiền hiện có 11.921.778,4 12446206,9 9.190.194,1 10.593.972,0 Số tiền chi 8.270.147,7 12.549.127,0 8.968.178,2 8.712.475,1 Số tiền cuối kỳ 3.651.630,7 -102.920,1 222.015,9 1.881.496,9 Số tiền tối thiểu 1.500.000,0 1.500.000,0 1.500.000,0 1.500.000,0 Số dư 2.151.630,7 -1.602.920,1 -1.277.984,1 381.496,9 Qua bảng trên ta rút ra vài nhận xét sau: + Tháng 1 năm 2003 tổng số tiền mặt tại quỹ là 11.921,7 triệu đồng trong khi đó lượng chi là 8.270 triệu đồng như vậy, ngân quỹ dương. Như phần trước đã tính lượng tiền tối thiểu cần tại quỹ là 1.500 (tđ). Như vậy tại thời điểm tháng 1 năm 2003 sẽ dư ít nhất 2.154,6(trđ). Khoản này xí nghiệp nên đầu tư để thu thêm lợi nhuận ít nhất bằng 2.154,6x 0,67% = 14,44 (trđ) Còn trong tháng 2 và tháng 3, đặc biệt là tháng 2 lượng tiền tại ngân quỹ không đủ để thanh toán. Xí nghiệp cần ít nhất 1.600 triệu đồng trong tháng 2 và 1.277,9 triệu đồng trong tháng 3. Tuy nhiên cũng không quá bi quan bởi tháng 4 xí nghiệp lại dư tiền ít nhất là 381 triệu, như vậy, xí nghiệp cần vay tạm thời số tiền trong tháng 2 và tháng 3 để chi trả những khoản tài chính tạm thời. Việc lập quỹ để xác định các quyết định tài chính là cần thiết. Nếu không lập kế hoạch này thì xí nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều vấn đề này, sinh khi nợ đến hạn. Mặt khác, từ việc lập kế hoạch ngân quỹ, xí nghiệp có thể tận dụng những khoản tiền dư thừa để đầu tư kiềm lời, tránh để tiền thừa như tháng 1. Một trong những phần không kém phần quan trọng là xác định nhu cầu vốn. - Việc lập bảng ngân quỹ bốn tháng đầu năm 2003 đã cho ta ước lượng được số tiền cần vay hoặc cần đầu tư. Tuy nhiên, nó vẫn chưa cho ta biết lượng vốn xí nghiệp cần là bao nhiêu. Vốn nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của xí nghiệp. Do đó, tại một mức doanh thu nhất định phải có một lượng vốn tương ứng. Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải không giờ cũng tỷ lệ thuận, điều đó còn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Hiện nay có nhiều phương pháp để xác định nhu cầu vốn. Do chỉ lập kế hoạch ngắn hạn, nếu em đã sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu. Đây là phương pháp hiện nay Bộ Tài chính đang khuyến khích dùng phương pháp này có bốn bước: * Bước 1: Xác định số dư các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán đầu năm. * Bước 2: Chọn những khoản chịu sự biến động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu. Tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó với các doanh thu. Theo Bộ tài chính có rất nhiều khoản ảnh hưởng đến doanh thu, tuy nhiên chỉ có những khoản sau là ảnh hưởng mạnh nhất đó là: - Bên tài sản có: - Bên nguồn vốn có: + Tiền + Phải trả người bán. + Các khoản phải thu. + Người mua trả trước. + Hàng tồn kho. + Phải trả công nhân viên. + Tài sản cố định. + Phải trả khác. * Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đã tính được ở bước hai để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh. * Bước 4: Định hướng các nguồn tài trợ nhu cầu kinh doanh trên cơ sở kết quả thực tế. Ta áp dụng để lập nhu cầu vốn cho xí nghiệp. Vẫn giả sử năm tới doanh thu của xí nghiệp sẽ tăng thêm 10% đạt 139.190.163(nđ). Năm 2002, lợi nhuận sau thuế là: 2. 957.465 (nghìn đồng) chiếm 2,33% tổng doanh thu giả định lợi nhuận sau thuế vẫn chiếm 2,33% tổng doanh thu. Vậy trong năm 2003 nhu cầu vốn của xí nghiệp sẽ là bao nhiêu? Từ bảng cân đối kế toán năm 2002 ta chọn những chỉ tiêu sau có ảnh hưởng mạnh đến doanh thu và tính như bảng sau: Bảng 39 : Tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu của các khoản chủ yếu năm 2002. Tài sản Nguồn vốn Chỉ tiêu % Chỉ tiêu % 1. Tiền 2,74 1. Phải trả người bán 2,52 2. Phải thu 10,03 2. Người bán trả trước 0 3. Hàng tồn kho 22,84 3. Phải trả công nhân viên 0,86 4. TSLĐ khác 5,8 4. Phải trả nội bộ 0,32 5. Tài sản cố định 11,93 Cộng 53,34 Cộng 3,7 (Nguồn: Phòng Tài vụ) Như vậy các khoản bên tài sản tính theo doanh thu là 53,34% và được trang trải bằng 3,7% khoản nợ. Do vậy nhu cầu vốn của xí nghiệp sẽ là 49,64%. Điều đó có nghĩa là 1000 đồng doanh thu tăng năm 2003 phải cần thêm 496,4 đồng vốn bổ sung. Do vậy khi doanh thu năm 2003 dự kiến đạt 139.190.163 (nghìn đồng) thì nhu cầu vốn cần bổ sung là: (139.190.163 - 126.536.521) x 49,64% = 6.281.267,8 (nghìn đồng). Trong đó nhu cầu vốn lưu động sẽ là: (139.190.163 - 126.536.521) x (49,64% - 11,93%) = 4.771.692,207 (nghìn đồng). Lợi nhuận sau thuế bằng 139.190.163 x 2,33% = 3.201.373,7 (nghìn đồng). Do nhu cầu vốn lưu động tăng 4.771.692,2 (nghìn đồng) nên xí nghiệp có thể dùng lợi nhuận sau thuế để trang trải 3.201.373,7 (nghìn đồng); số còn lại xí nghiệp sẽ phải huy động thêm nguồn vốn ngắn hạn là 1.570.318,5 (nghìn đồng). Giả sử do biến động của môi trường kinh doanh, doanh thu dự tính chỉ tăng 5%. Do vậy nhu cầu vốn lưu động trong năm 2003 sẽ là: = 126.536.521 x (1,05 - 1) x 37,71% = 2.385.346,1 (nghìn đồng). Lợi nhuận sau thuế lúc đó là: = 126.536.521 x 1,05 x 2,33% = 3.095.719,9 (nghìn đồng). Như vậy xí nghiệp sẽ dùng lãi sau thuế thu được để trang trải vốn lưu động này, phần còn lại nên đầu tư ngắn hạn sẽ thu lời ít nhất bằng 709.869,8 x 0,67% = 4,75 (tđ). Qua việc dự báo trên cho thấy nhu cầu vốn lưu động tăng lên không nhiều. Xí nghiệp có thể dùng lãi của mình để trang trải, phần còn lại có thể huy động ngắn hạn ở bên ngoài. Khi lập kế hoạch, cần chú ý phải giả định các tình huống có khả năng sảy ra. ở đây do doanh thu hàng năm của xí nghiệp tăng trung bình là 10,25% do vậy em đã dự tính trong năm tới doanh thu tăng 10% và cả trường hợp khó khăn chỉ tăng 5% để có thể phân tích rõ hơn giúp xí nghiệp có định hướng cho mình. 3.4.2 Tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn kho: 3.4.2.1. Nghiên cứu thị trường Thị trường là một thực tế khách quan, nghiên cứu thị trường cần phải phân tích các thông tin về thị trường tìm ra các quy luật thị trường phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của xí nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. Để thực hiện tốt chức năng nghiên cứu thị trường, xí nghiệp đã hình thành một ban Marketing nhưng hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao, chưa đi sâu sát thị trường. Để tìm kiếm thêm bạn hàng, xí nghiệp cần tăng cường công tác Marketing, công việc này đòi hỏi ban Marketing phải tiếp xúc, cọ sát nhiều hơn với thị trường, nắm bắt kịp thời thông tin của thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về giá cả, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm trên thị trường và đặc biệt là thông tin từ các đối thủ cạnh tranh như Xí nghiệp Dược phẩm TW2, Xí nghiệp Dược Hậu giang, Xí nghiệp Dược số 24, các hãng của nước ngoài… Trong những năm qua xí nghiệp đã chú ý đến công tác tiêu thụ sản phẩm, nhìn chung khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhưng có xu hướng chậm lại do áp lực của thuốc ngoại ngày càng tăng. Để công tác nghiên cứu đạt hiệu quả cần phải làm rõ vấn đề sau: * Sản phẩm: liệu sản phẩm nào đang được tiêu thụ mạnh nhất, có khả năng sinh lợi nhất. Sản phẩm nào đang ở giai đoạn suy thoái, sản phẩm nào mà xí nghiệp có khả năng sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dân. Chủng loại sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như thế nào so với xí nghiệp. Ví dụ một mặt hàng Vitamin C bao nhiêu xí nghiệp trong nước sản xuất bao nhiêu sản phẩm của nước ngoài... Mẫu mã bao gói cần phải như thế nào để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, các thông số ghi cần thiết trên bao bì theo quy định của Bộ Y tế... từ đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp. * Giá cả: Phải làm rõ sự chênh lệch giữa giá cả của xí nghiệp trong nước với nhau cũng như so với giá của nước ngoài. Phân tích rõ nguyên nhân vì sao giá sản phẩm của mình cao hoặc thấp so với họ. * Kênh phân phối: tìm hiểu rõ những đối tượng quan trọng thuộc các kênh khác nhau xem họ là ai? ở đâu? Số lượng họ mua như thế nào? * Khuếch trương: Nếu chọn quảng cáo bằng phương tiện nào thích hợp, công tác tổ chức hội nghị khách hàng ra sao, vận dụng các hình thức tín dụng thương mại như nào cho phù hợp có cần thiết đến các bệnh viện để "khuyến mại" các bác sĩ không. - Xác định phương pháp nghiên cứu: Nhân viên phòng marketing phải xác định được phương pháp nghiên cứu nào là thích hợp trong từng thị trường, từng hoàn cảnh. Hiện nay có hai phương pháp hay dùng đó là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. * Phương pháp định tính là phương pháp thực hiện thông qua điều tra trên kênh phân phối của xí nghiệp. * Phương pháp định lượng: sử dụng các phương pháp dự báo theo các số liệu thống kê như phương pháp dự báo theo mùa, bình quân di động... Ước tính chi phí cho nghiên cứu: - Chi phí nhân lực trong 3 tháng sử dụng 50 lao động theo hợp đồng mức lương 1,5 triệu): 50 x 1,5 x 3 = 225 triệu đồng - Chi phí huấn luyện cho 50 lao động trên): 15 triệu đồng. - Chi phí in ấn thư từ, điện thoại: 12 triệu đồng - Chi phí máy tính: 3 x 6 (triệu) = 18 triệu đồng Tổng chi phí = 270 triệu đồng. * Dự kiến kết quả mang lại: Sau khi tiến hành nghiên cứu sẽ giúp xí nghiệp thu lượm được nhiều thông tin về tình hình nhu cầu của khách hàng, số lượng khách hàng biết đến sản phẩm xí nghiệp dự tính sẽ tăng thêm 7%, và doanh thu dự kiến sẽ tăng thêm 10% đạt 137,65 tỷ đồng tức là sẽ tăng 12,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2002 là 2,33% doanh thu. Giả định tỷ lệ này vẫn giữ nguyên. Do đó năm 2003, lợi nhuận sau thuế là 291,25 triệu. Dự tính hàng tồn kho giảm 40% vì vậy chi phí bảo quản sẽ giảm: 40% x 28.911 x 1% = 115,6 (tđ) Như vậy sẽ thu được một khoản trong dài hạn (115,6 + 291,2) - 270 = 136,8 triệu. Trong dài hạn sẽ thu được lợi nhiều hơn. 3.4.2.2. Đẩy mạnh bán sản phẩm Để mức doanh lợi doanh thu tăng và giảm lượng hàng tồn kho xuống đòi hỏi xí nghiệp cần tăng cường quảng cáo và giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng các hình thức xúc tiến bán hàng… nhằm thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm của xí nghiệp. Xí nghiệp nên tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm thương mại… Trong điều kiện sản xuất kinh doanh phải cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chiếm được lòng tin của khách hàng là hết sức cần thiết. Về quảng cáo, xí nghiệp nên quảng cáo trên tivi sau các chương trình về sức khoẻ cộng đồng như chương trình “thuốc và sức khoẻ” trên đài truyền hình Hà nội. Xí nghiệp có thể gợi ý cho các phóng viên làm phóng sự ngắn vừa để giới thiệu về xí nghiệp vừa để quảng cáo các sản phẩm. Ngoài ra xí nghiệp cũng có thể quảng cáo thông qua việc tiếp thị sản phẩm dùng thử và có quà lưu niệm làm cho người tiêu dùng nhớ đến xí nghiệp và có cảm tình với sản phẩm của xí nghiệp. Để nhãn hiệu sản phẩm của xí nghiệp thực sự đi vào đời sống xã hội, để ngày càng nhiều người biết đến xí nghiệp với những ưu thế về hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm cũng như trình độ, năng lực sản xuất thì xí nghiệp nên tăng cường công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Xí nghiệp nên tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế, cử nhân viên có trình độ Marketing, có khả năng giao tiếp để tạo ấn tượng cho khách hàng đến với sản phẩm của xí nghiệp. Những năm gần đây công tác chào hàng của xí nghiệp cũng được tiến hành nhưng còn rời rạc, chưa thường xuyên nên kết quả không cao. 3.4.2.3.Nâng cao chất lượng sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng một loại mặt hàng là một tất yếu. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ về chất lượng, số lượng, giá cả mà còn về mẫu mã sản phẩm. Mức sống ngày càng cao thì người tiêu dùng càng khó tính trong việc lựa chọn chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì là những tiêu chuẩn hàng đầu để chiếm được lòng tin của khách hàng. Trong những năm vừa qua chất lượng sản phẩm của xí nghiệp đã không ngừng được nâng cao. Năm 2001, tình hình nghiên cứu sản phẩm của xí nghiệp như sau: Tổng số mặt hàng sản xuất trong năm 2002: 150 mặt hàng Số lượng mặt hàng đăng ký nghiên cứu năm 2002: 15 mặt hàng Số lượng mặt hàng mới đã được cấp số đăng ký trong năm: 19 mặt hàng Số mặt hàng mới đưa vào sản xuất: 5 mặt hàng Số hoạt chất mới lần đầu tiên sản xuất ở xí nghiệp: 5 hoạt chất Lần đầu tiên sản xuất ở trong nước (Ceftriaxone, Cloxacilin bột tiêm): 2 hoạt chất. Xí nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình SOP đảm bảo chất lượng vật tư trước khi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm.Bởi chất lượng vật tư ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Xí nghiệp thu mua vật tư với nhiều chất lượng khác nhau ở những nguồn khác nhau thì phải có cán bộ làm công tác kiểm tra chất lượng vật tư. Trong quá trình dự trữ vật tư phải thường xuyên kiểm tra, bảo quản nghiêm ngặt, quy trách nhiệm cho từng khâu. Việc thúc đẩy phát triển sản phẩm mới có tính năng tác dụng cao sẽ giúp xí nghiệp có ưu thế trong cạnh tranh với các đối thủ khác, nâng cao uy tín sản phẩm của xí nghiệp, do đó sản lượng tiêu thụ được nâng cao và lợi nhuận tăng. Xí nghiệp nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên trong việc sáng tạo ra các mẫu mã bao bì độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng. Nghiên cứu nâng cao chất lượng của sản phẩm đi kèm với việc gia tăng hạn sử dụng cho các mặt hàng sẽ làm cho xí nghiệp có được những sản phẩm chất lượng cao. Đặc biệt đối với xí nghiệp là đơn vị sản xuất thuốc tân dược thì kéo dài hạn sử dụng của thuốc là hết sức quan trọng, đối với những loại thuốc có hạn sử dụng thấp đòi hỏi phải có hợp đồng mới sản xuất, nếu không sẽ xảy ra tình trạng sản phẩm không đủ chất lượng hoặc biến chất gây thiệt hại cho xí nghiệp. 3.4.3. Quản lý tài chính ngắn hạn Xét về ngắn hạn thì việc quản lý dự trữ và quản lý ngân quỹ, quản lý chính sách tín dụng là một yêu cầu không thể thiếu đối với công tác quản lý tài chính. Đối với phần quản lý ngân quỹ, mục tiêu số một là phải xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu, phần này đã được đề cập trong 2.4 cho nên ở mục này chỉ xin đề cập đến nhóm biện pháp quản lý chính sách tín dụng và dự trữ nguyên vật liệu 3.4.3.1. Chính sách tín dụng hợp lý: Trong 3 năm qua tuy số tiền khách hàng chiếm dụng có dấu hiệu giảm nhưng nhìn chung nó vẫn còn khá cao. Để trong năm tới số tiền thu hồi có hiệu quả xí nghiệp nên xem lại chính sách tín dụng (chính sách bán chịu) của mình. Chính sách bán chịu của xí nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc thu tiền của khách hàng nợ đọng, điều này thể hiện ở con số của khoản phải thu trong báo cáo tài chính của xí nghiệp là khá cao. Chính sách bán chịu là kết quả của việc lựa chọn giữa các khả năng tăng lợi hoặc tăng rủi ro do chính sách này gây ra. Chính sách bán chịu có tác động đến tăng tiêu thụ nhưng đồng thời sẽ tăng khoản phải thu và tăng xác suất không thu được tiền. Do đó, xí nghiệp cần có những phương án tốt nhất trong mọi trường hợp quyết định bán hàng. Theo em, xí nghiệp nên lưu ý một số vấn đề sau đây khi thực hiện chính sách bán chịu: Các tiêu chuẩn tín dụng: Khi quyết định bán chịu cho khách hàng xí nghiệp nên thực hiện phân tích chính sách bán chịu. Trong đó xí nghiệp cần xác định các tiêu chuẩn tín dụng. Trước hết xí nghiệp cần thu thập các thông tin về khách hàng, sau đó sẽ đánh giá phẩm chất tín dụng của họ. Không có một công thức chung nhất để đánh giá nhưng có một cách chung nhất để xem xét dựa tren năm yếu tố sau đây: Đặc điểm: sự sẵn sàng của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Năng lực: khả năng của khách hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vốn: dự trữ tài chính của khách hàng. Tài sản thế chấp: tài sản cam kết dùng để thế chấp trong trường hợp vỡ nợ. Các điều kiện: các điều kiện kinh tế nói chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Dựa vào đó xí nghiệp sẽ đánh giá khách hàng và quyết định có cho mua chịu hay phải thanh toán ngay. Công việc này có thể tốn kém thời gian, nhân lực nhưng nó sẽ giúp xí nghiệp quản lý tốt hơn các khoản phải thu. Sắp xếp khách hàng theo tiêu chuẩn tín dụng: Căn cứ theo tiêu chuẩn đưa ra, xí nghiệp có thể chia khách hàng ra làm nhiều loại để có chính sách bán hàng thích hợp, chẳng hạn xí nghiệp có thể phân chia như sau: - Các khách hàng đã có quan hệ lâu dài với xí nghiệp và uy tín về việc thanh toán tiền là cao. Đó là các khách hàng cấp I như Công ty DPTW I, Công ty Dược liệu TWI... - Các khách hàng có quan hệ lâu dài với xí nghiệp, nhưng vẫn có lúc nợ đọng, chiếm dụng vốn của xí nghiệp như các công ty cấp II (công ty ở cấp tỉnh)... - Các khách hàng ít có quan hệ lâu dài với xí nghiệp, các nhà thuốc, các nhà thuốc, các công ty TNHH mà xí nghiệp thường có quan hệ bán lẻ và biết khá ít về họ. Số lượng các khách hàng này thường lớn. Thường là họ thực hiện thanh toán ngay không có mua chịu vì giá trị hàng mua thường nhỏ. Trên cơ sở sự phân loại như vậy, xí nghiệp nên có những chính sách khác nhau với từng loại khách hàng như sau: - Đối với các khách hàng quen thuộc đã có uy tín từ lâu, xác suất không trả tiền cho họ là thấp, xí nghiệp nên áp dụng cho họ một chính sách tín dụng mềm dẻo và mở rộng nhằm tăng doanh số bán là chủ yếu. Thường thì họ mua hàng của xí nghiệp với khối lượng lớn nên có thể cho họ chịu với thời gian dài hơn 30 ngày. Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay, xí nghiệp chưa nên tăng giá đối với các khoản bán chịu mà vẫn giữ nguyên giá để giữ được khách hàng, duy trì thị trường và làm tăng khối lượng bán. Có như vậy, xí nghiệp sẽ tăng được doanh thu những khoản phải thu có xác suất an toàn cao sẽ chắc chắn được thu về. - Đối với các khách hàng cấp II và III ở các tỉnh, huyện thì xí nghiệp nên thu hẹp chính sách bán chịu hơn. Thực tế cho thấy không ít lần các khách hàng dây dưa trong thanh toán, chiếm dụng vốn của xí nghiệp khá nhiều. Chính vì thế đối với các khách hàng này, xí nghiệp cũng có thực hiện bán chịu nhưng phải có những điều khoản chặt chẽ kèm theo như kiểm tra báo cáo tài chính, tình hình ngân quĩ và thời hạn chịu cũng có thể dài hơn 30 ngày nhưng ít hơn so với loại khách hàng trên. - Đối với các khách hàng ít có quan hệ lâu dài với xí nghiệp, các nhà thuốc, vì số lượng khách hàng loại này là lớn nên xí nghiệp sẽ lập một danh sách và xếp loại họ theo độ tin cậy căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại cũng như các quan hệ với xí nghiệp trước đây. Trên cơ sở đó mà có những quyết định đúng đắn trong việc bán hàng thu tiền ngay hay cho chịu. Và nếu có chịu thì vẫn giữ nguyên thời hạn là 30 ngày như xí nghiệp đang áp dụng. Tuy nhiên, những ý kiến trên chỉ là ý kiến chung về các loại khách hàng của xí nghiệp. Còn trong từng trường hợp cụ thể khác nhau, với bất cứ khách hàng cũng vậy, xí nghiệp cần đánh giá đầy đủ các tác động của trường hợp cụ thể đến doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp. Hiện nay người ta hay sử dụng mô hình tính NPV để đưa ra quyết định có nên bán chịu cho khách hàng không? Tuy nhiên việc này không đơn giản vì việc tính toán là phức tạp. Do đó với mỗi trường hợp cụ thể, bên cạnh việc đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng, xí nghiệp có thể dựa vào những biến số như: - Dự kiến tiêu thụ. - Giá hàng hóa tiêu thụ. - Các chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ... - Chiết khấu đề nghị. - Thời gian thu hồi nợ dài hay ngắn. Sau đó sẽ đưa ra các quyết định: - Nếu doanh số tăng thêm hàng hóa bán được tăng thêm nhờ bán chịu mà cao hơn các chi phí phát sinh và chắc chắn khách hàng sẽ trả tiền thì xí nghiệp nên bán chịu cho họ, dù là khách hàng nào. - Nếu xí nghiệp đang ở tình trạng cần tiền mặt và khả năng thanh toán đang căng thẳng thì xí nghiệp nên hạn chế các hợp đồng bán chịu và thu tiền ngay hoặc chỉ chấp nhận những hợp đồng với thời hạn ngắn và chắc chắn. Thời gian bán chịu: Việc xác định thời gian bán chịu là quan trọng. Trên thực tế xí nghiệp chưa xác định thời gian này một cách có căn cứ mà khách hàng nào cũng đều áp dụng 0 ngày hết. Bởi vậy để xác định được thời gian bán chịu phù hợp với từng loại khách hàng, xí nghiệp cần phải căn cứ vào những yếu tố sau: - Chu kỳ kinh doanh của khách hàng: đây là một yếu tố rất quan trọng để quyết định thời kỳ bán chịu cho khách hàng. Chu kỳ kinh doanh được tính toán dựa vào một số liệu trong báo cáo tài chính như đã được đề cập ở phần 2. Nói chung xí nghiệp không nên cấp tín dụng thương mại vượt quá chu kỳ kinh doanh của khách hàng, nhưng cũng không nên quá ngắn, chưa đủ tài trợ cho mỗi kỳ dự trữ của khách hàng. Thời kỳ bán chịu mà xí nghiệp đưa ra nên đảm bảo tài trợ được một phần cho thời kỳ phải thu của khách hàng. - Nhu cầu tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh: Cầu về thuốc trên thị trường thì luôn lớn và không có xu hướng giảm nhưng đồng thời cung cũng ngày càng tăng do thuốc ngoại tràn ngập vào thị trường nhiều. Bởi vậy, thị trường thuốc trong tương lai vẫn là một thị trường có tính cạnh tranh cao. Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Mặc dù sản phẩm của xí nghiệp là có chất lượng cao nhưng để tiêu thụ được nhiều hàng trong tình hình như vậy thì xí nghiệp có thể qui định thời kỳ bán chịu rộng hơn, nhất là đối với khách hàng cấp I. - Rủi ro tín dụng: đó là khả năng khách hàng không trả tiền. - Khối lượng mua hàng: nhìn chung, khối lượng mua hàng của khách hàng càng lớn, thời kỳ bán chịu có thể được qui định càng dài. Công tác theo dõi và thu hồi các khoản nợ: Hiện nay, việc theo dõi công nợ do phòng tài vụ và phòng kinh doanh của xí nghiệp đảm nhận. Nhìn chung, việc theo dõi và thu hồi nợ được xí nghiệp làm khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khách hàng mà bộ phận theo dõi không thể kiểm soát đầy đủ được, để dây dưa nợ đọng kéo dài quá thời hạn. Chính vì vậy, xí nghiệp nên có những ký kết chặt chẽ với họ ngay từ khi bán hàng, bắt buộc họ giao những báo cáo tài chính mới nhất để biết được tình hình. Trong quá trình cho chịu tiền thì xí nghiệp phải chặt chẽ hơn nữa trong việc theo dõi các khoản tín dụng thương mại được cung cấp. Thường xuyên cập nhật những thông tin về tình hình tài chính của khách hàng cũng như thường xuyên quan sát đôn đốc nhắc nhở khách hàng về nghĩa vụ của họ. Thực tế hiện nay xí nghiệp chưa áp dụng các điều khoản phạt khi khách hàng để quá hạn chưa trả tiền theo thỏa thuận. Điều này đã làm cho một số khách hàng lợi dụng dây dưa không thanh toán nợ đúng hạn. Mặc dù là đã có quan hệ lâu dài với khách hàng hay không thì xí nghiệp vẫn nên áp dụng các hình thức như phạt % nợ quá hạn trên doanh số bán hay phạt theo một số tiền nhất định, tuy nhiên mức này không nên lớn quá chỉ để báo động cho khách hàng lần sau phải thực hiện thanh toán nghiêm chỉnh thực các biện pháp như vậy có thể lưu ý khách hàng nhiều hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ. Như vậy, xí nghiệp sẽ đạt được nhiều thành công trong chính sách tín dụng thương mại của mình. Ngoài xem lại chính sách bán chịu, thì xí nghiệp cũng không nên bỏ qua nguồn tín dụng thương mại từ người mua. Khi họ có nhu cầu lớn, gấp về sản phẩm của xí nghiệp, xí nghiệp có thể thương lượng để họ cấp vốn trước làm quá trình sản xuất diễn ra trôi chảy và nhanh hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của họ và nhất là khi khả năng thanh toán của xí nghiệp hiện tại đang khó khăn hay đang có nhu cầu vốn lớn. 3.4.3.2. Quản lý dự trữ Ta thấy hàng năm xí nghiệp tiêu thụ một khối lượng sản phẩm không nhỏ, vì vậy nhu cầu về nguyên vật liệu của xí nghiệp là rất lớn. Hiện nay, xí nghiệp phải chủ động tìm mua nguyên vật liệu dưới nhiều hình thức: đổi hàng lấy nguyên vật liệu, mua nguyên vật liệu theo giá thoả thuận, đơn vị cung ứng hoặc các đơn vị khác có vật tư thừa không dùng. Năm 2001, xí nghiệp đã ký kết được nhiều hợp đồng mua bán nguyên vật liệu nhưng đây không phải là những nguồn cung ứng ổn định. Vì vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục xí nghiệp cần tìm những nguồn cung ứng ổn định, giá cả phù hợp và ký kết hợp đồng dài hạn với các dơn vị đó. Từ đó sẽ giảm được chi phí ngừng sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản nguyên vật liệu… từ đó hạ được giá thành sản phẩm sản xuất và tăng được lợi nhuận cho xí nghiệp. Muốn làm được điều này , cần phải xác định mức dự trữ tối ưu. Dự tính những nguyên liệu chính của xí nghiệp nhập từ Châu Âu và Trung Quốc chắc chắn sẽ còn tăng giá do: * Nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc tăng sau khi nước này gia nhập WTO nên phải bán giá cao hơn trước do sợ kiện tụng bán phá giá. * Các thông tin chính xác cho rằng có hai công ty dược phẩm lớn trên thế giới đang mua hết đầu vào để lập lại thị trường. * Đồng EURO sẽ còn tăng giá so với đồng đôla do vậy giá nhập từ những nước này sẽ tăng. Trong đầu năm 2003, mặt hàng vitamin (tăng vọt từ 2,7$/ 1kg lên 17$/ 1kg; vitamin B1 từ 10 $ /1kg lên 18 $/1 kg. Tuy nhiên, xí nghiệp không nên dự trữ loại này quá nhiều bởi. * Loại nguyên vật liệu này có thời gian sử dụng ngắn, nếu để lâu sẽ bị ố vàng hỏng. * Nguyên liệu này thường được sản xuất ra các loại thuốc vitamin. Nhưng mặt hàng này, mức sinh lợi không cao lại có rất nhiều hàng sản xuất. Đơn cử, một mặt hàng vi ta min C giá 1500 (đ) một lọ. Tổng số doanh nghiệp sản xuất dược trong nước là 24. Trong đó có 14 xí nghiệp xin sản xuất loại mặt hàng này. Giá bán rất thấp trong khi nguyên vật liệu lại tăng rất nhanh, do vậy không cần quá chú tâm vào loại này. Đối với những loại thuốc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp từ bột sắn, bột mì… là sản phẩm của ngành nông nghiệp thì mang tính chất thời vụ cao do đó giá cả thường xuyên biến động đặc biệt vào những tháng trái mùa của nguyên vật liệu đó xí nghiệp cần có một lượng dự trữ hợp lý, tránh phải mua với giá cao. Trong nhóm mặt hàng xí nghiệp cần dự trữ nhiều nhất phải kế đến nhóm Amixili, kháng sinh... Đây là nhóm nguyên vật liệu quyết định sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp. Mặt hàng này luôn biến động và giá có xu hướng tăng mạnh, cộng với chi phí vận chuyển cao nên phải có kế hoạch với mặt hàng này. Trong năm 2002 xí nghiệp đã sản xuất 4.500 triệu lọ kháng sinh bột tiêm dòng β - lactam và đã phải sử dụng hết 2400 tấn nguyên liệu kháng sinh Ampicillin giá 480 $/ 1 tấn, chi phí bảo quản 10% (48$ /tấn/năm). Chi phí đặt hàng ở đây là chi phí mở LC do phải nhập khẩu từ nước ngoài là 200 $/ 1 lần. áp dụng môhình dự trữ EOQ ta xác định được lượng đặt hàng tối ưu trong một lần mua trong năm 2002 là: Q* = = 141,4 (tấn) Nếu đặt hàng theo mức này thì sẽ tiết kiệm được một mức chi phí là: (200 + 2400 * 48) - ( * 200 + * 48) = 72.516 ($) Dự tính trong năm tới giá nguyên liệu này sẽ tăng thêm 15 %, do vậy cần phải dự trữ trong năm 2003 và nhu cầu cần 3500 tấn nguyên liệu này. Ta xác định lượng đặt hàng tối ưu là: Q* = = 139,4 (tấn) Các mặt hàng nguyên vật liệu quan trọng xí nghiệp phải lập kế hoạch chi tiết, xác định được lượng đặt hàng tối ưu, như vậy giảm chi phí dự trữ vừa không bị mất một khoản tiền lớn do giá tăng. Do vậy, chi phí sản xuất mới giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh mới được nâng cao. * Công tác bảo quản vật tư Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm xí nghiệp nên làm tốt công tác bảo quản nguyên vật liệu. Thực tế cho thấy trong năm 2002 công tác này chưa được thực hiện tốt, hệ thống kho tàng dự trữ nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu. Vào mùa mưa lũ nước tràn vào làm ẩm ướt, mốc nguyên vật liệu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nếu thực hiện tốt công tác bảo quản nguyên vật liệu sẽ tránh được hư hỏng, mất mát không đáng có xảy ra. Với tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu như hiện nay càng thấy rõ được tầm quan trọng của công tác bảo quản nguyên vật liệu. Hơn nữa, chất lượng thuốc của xí nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người xí nghiệp nên thực hiện tốt công tác này, thường xuyên quan tâm đến nhà xưởng, kho tàng chứa nguyên vật liệu và có chế độ thưởng phạt thích đáng với những người chịu trách nhiệm về công tác bảo quản nguyên vật liệu cho xí nghiệp. 3.4.4. Đa dạng hóa các nguồn tài trợ đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay các chỉ số sinh lợi cuả Xí nghiệp dược phẩm TWI vẫn còn thấp. Các thiết bị của Xí nghiệp mới đầu tư nhưng chưa đồng bộ khiến cho năng suất không cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục đổi mới ở các khâu trọng yếu vẫn còn lạc hậu. Như đã nêu trên, trong nền kinh tế thị trường phát triển, có rất nhiều loại hình tài chính ngắn hạn cho một doanh nghiệp. Hiện tại, ngoài nguồn vốn tự có thì các doanh nghiệp cũng không có nhiều sự lựa chọn về nguồn vốn tài trợ ngắn hạn do các công cụ huy động như trái phiếu, cổ phiếu chưa được phổ biến. Vì vậy, xí nghiệp nên tận dụng nguồn tài trợ từ chính CBCNV trong xí nghiệp. Nguồn này có ưu điểm là rẻ hơn lãi suất vay ngân hàng khối lượng huy động không phải là ít và thời hạn lâu dài. Thực tế xí nghiệp đã thành công trong việc huy động nguồn tài trợ này. Để có thể phục vụ tốt và kịp thời hơn cho nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn, xí nghiệp nên cải tiến một số phương thức như: tăng lãi suất (tất nhiên vẫn đảm bảo thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng), có chế độ khen thưởng với những người mua với số tiền lớn. Hơn nữa, việc thực hiện tốt và lâu dài phương thức huy động từ cán bộ CNV này có thể là một tiền đề rất tốt cho xí nghiệp để tiến tới hòa nhập vào quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước - mà xí nghiệp cũng đang chuẩn bị thực hiện. Trong tương lai, khi thị trường tài chính và thị trường chứng khoán phát triển, xí nghiệp có thể huy động vốn tài trợ cho ngắn hạn bằng cách phát hành trái phiếu. Việc phát hành này sẽ rất có lợi, giúp huy động được nguồn vốn lớn mà chi phí có thể thấp hơn là vay ngân hàng, việc huy động bao nhiêu là xí nghiệp có thể chủ động được. Hơn nữa việc phát hành này cũng sẽ thuận lợi vì xí nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, lại đang chuẩn bị tiến tới cổ phần hóa. Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn ngắn hạn, để đảm bảo cho chính sách tài trợ của mình bền vững, Xí nghiệp nên huy động nguồn vay dài hạn để cho cơ cấu vốn của xí nghiệp không bị mất cân đối như hiện nay. Nguồn dài hạn có rất nhiều nguồn ở đây em xin giới thiêu phương pháp thuê mua- một hình thức tín dụng khá phổ biến tại các nước đang phát triển và đã xuất hiện tại Việt Nam. Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dung thông qua các loại máy móc thiết bị. Nó gồm hai loại : thuê vân hành và thuê tài chính. Thuê vân hành thường thích hợp với các doanh nghiệp có các hợp đông mang tính mùa vụ nhr các doanh nghiệp xây dựng. Còn thuê tài chính là hình thức tín dụng tài trợ trung và dài hạn. Ưu điểm của phương pháp này là không cần phải có số vốn ban đầu lớn. Tuy đi thuê, nhưng Xi nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng theo mục đích của mình, sau thời gian thuê lại có quyền sở hữu. Như đã phân tích tại phần hai , doanh thu từ phân xưởng tiêm chiếm trên chiếm trên 50% tổng doanh thu của xí nghiệp. Tuy nhiên hệ thống ép vỉ tự động thuốc còn lạc hậu chưa đáp ứng hết công suất tối đa của dây chuyền β -lactam vừa đầu tư năm 1999. Năm 2003, ban lãnh đạo dự tính sẽ đầu tư hệ thống này trị giá 2.227(trđ). Máy Số tiền Máy Số tiền Máy chính 1.688.000 Phụ kiện máy 85.000 Máy chức năng mở rộng chọn thêm 548.500 +01 máy cấp nước lạnh 200lit/giờ 15.000 +Bộ inxox máy 60.000 +Bộ 200 số và chữ 12.000 +Bộ định vị chữ in 68.000 +Bộ khuôn ép vỉ hoàn chỉnh có chặt hờ vỉ nang số 0 7.000 +Băng tải đưa vỉ ra khỏi thuốc 22.000 +Bộ khuôn ép vỉ hoàn chỉnh có chặt hở vỉ 7 viên Caplet(Alu- Alu ) 45.000 +Trạm định hình Alu- Alu 98.000 + 40 con số trống 6.000 +Bộ cấp viên tự động vạn năng 155.000 +Phụ tùng thay thế 5.000 +Định vị vỉ trên băng tải 55.000 (Nguồn : Phòng kế hoạch) Hiện nay xí nghiệp đang lập kế hoạch mua máy bằng nguồn vay dài hạn ngân hàng. Hãy thu so sánh trường hợp vay vốn ngân hàng và trường hợp thuê stài chính xem trường hợp nào có lợi hơn. Dù đi mua hay thuê đều phải mất thêm các khoản chi phí sau: Chi phí vận chuyển 4.500 Chi phí đi lại , ăn nghỉ của cán bộ kĩ Thuật trong những ngày lắp đặt 9.500 Chi phí lắp đặt -đào tạo 2.000 Tổng 16.000 Như vậy tổng giá phải thanh toán = (2.237.000 + 16.000) (1 + 0.05) = 2.365.650 nghìn đồng. Dự tính sau khi đầu tư máy móc thiết bị này sẽ làm doanh thu tăng 10% so với năm 2002. Khấu hao trong 5 năm. Các khoản chi phí( so với doanh thu): nguyên vật liệu chiếm 52%;chi phí nhân công chiếm 10,66%; chi phí bán hàng chiếm 13,5%; chi phí quản lý chiếm 7%; nhiên liệu( chủ yếu là dầu và điện) chiếm 3,5%. Việc giả định trên đều căn cứ vào các khoản chí phí giá thành các năm 2000-2002. Bảo hiểm chiếm 1,7% gía trị tài sản; sửa chữa các năm chiếm 6% doanh thu. + Trường hợp đi thuê: Thời hạn thuê 5 năm, lãi suất thuê 1%/tháng, tức12%/ năm, trả theo niên kim cố định. Ta sẽ lập bảng dự tính kết quả trong 5 năm khi đầu tư hệ thống này. Việc tính lãi suất chiết khấu căn cứ vào lãi suất thuê: Do lãi thuê 12%/1 năm và thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%. Nếu không thuê Xí nghiệp sẽ gửi vào ngân hàng để thu lãi, do vậy tỷ lệ chiết khấu là: 12%(1-0,32)=8,16%. Như vậy từ bảng trên ta tính được tổng giá trị hiện tại của 5 năm là :11.127.586,32(nđ). Trong khi đó tổng giá trị đầu tư ban đầu là 2.365.586,32(nđ). Do vậy NPV1 =8.761.936,2(NĐ). Vậy dự án hoàn toàn khả thi. + Trường hợp đi vay ngân hàng: Lãi suất hiện nay là 1,2% /tháng. Như vậy tỷ lệ chiết khấu là=1,2*12*(1-0.32)=9,792%. Như vậy so với trường hợp trên chỉ khác nhau ở phần lãi tiền vay còn các phần khác hoàn toàn tương tự nên ta dễ dàng tính được tổng giá trị hiện tại trong 5 năm là :10.521.306,06(nđ); giá trị đầu tư ban đầu vẫn là 2.365.650(nđ), nên NPV2=8.155.656,06(nđ). Trường hợp này cũng khả thi. Nhưng so sánh với trường hợp trên thì khôngt khả thi bằng. Do vây, xí nghiệp nên xem xét trường hợp đi thuê tài chính. Bảng 42 : Lịch trình trả nợ và nguồn trả nợ Đơn vị: 1000đ Năm Số tiền phải trả Nguồn trả nợ Tổng số Gốc Lãi Trích từ Khấu hao Trích từ lợi nhuận sau thuế Tổng nguồn 1 656,254.30 372,376.30 283,876 473,130 183,124.30 656,254.30 2 656,254.30 417,061.40 239,192.80 473,130 183,124.30 656,254.30 3 656,254.30 467,108.80 189,145.50 473,130 183,124.30 656,254.30 4 656,254.30 523,161.80 133,092.40 473,130 183,124.30 656,254.30 5 656,254.30 585,941.30 70,312.90 473,130 183,124.30 656,254.30 Tổng 3,281,271.50 2,365,649.60 915,620 2,365,650 915,621.50 3,281,271.50 Khi đã chọn phương án thuê tài chính, xí nghiệp phải lập kế hoạch trả nợ. Qua bảng 42 ta thấy Xí nghiệp thừa khả năng trả nợ. Việc áp dụng hình thức thuê tài chính phải xuất phát từ lợi ích cuả xí nghiệp , nếu không nó vẫn chỉ trên bàn giấy mà thôi. Bên cạnh việc đầu tư đổi mới, Xí nghiệp dược phẩm TWI cần sphải quản lý tốt TSCĐ hiện có để sao cho chúng phát huy hết hiệu quả. 3.4.5. Quản lý và sử dụng TSCĐ, giảm khấu hao. - Xí nghiệp nên tiến hành thường xuyên công tác kiểm kê phân loại tài sản cố định. Đối với những tài sản cố định không cần dùng có thể thanh lý, nhượng bán để có thể thu hồi vốn mua sắm đầu tư trang thiết bị mới hoặc dùng làm vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp cần có chương trình đào tạo nâng cao trình độ tay nghề và trình độ hiểu biết để công nhân có khả năng sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao tính sáng tạo trong công việc của họ. Đối với thiết bị, phương tiện vận tải nên giao khoán tránh tình trạng gian lận. Đối với thiết bị văn phòng nên giao cho các bộ phận trực tiếp sử dụng quản lý và chịu trách nhiệm. Thực hiện tốt biện pháp quản lý và sử dụng tài sản cố định sẽ chống được các hiện tượng thất thoát, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng tuổi thọ TSCĐ, tránh hỏng hóc do vi phạm quy trình kỹ thuật vận hành máy, góp phần giảm chi phí tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. - Với đặc điểm quy trình công nghệ phức tạp và tương đối hiện đại, hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hình thức trích khấu hao 8% cho máy móc thiết bị, 6% cho nhà xưởng. Như vậy với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, tác động của hao mòn đối với tài sản cố định là rất lớn. Đối với những nước công nghiệp phát triển, đời hữu dụng của máy móc thiết bị là 4 – 5 năm sau đó được đào thải hoặc chuyển giao cho những nước kém phát triển hơn và thay thế bằng những máy móc thiết bị hiện đại hơn. Vì vậy với hình thức khấu hao của xí nghiệp được coi là thấp so với khả năng để thu hồi vốn. Xí nghiệp nên áp dụng hình thức khấu hao nhanh đối với các thiết bị được đầu tư bằng nguồn vốn vay nhằm thu hồi nhanh vốn sản xuất bỏ ra, tránh tình trạng đọng vốn quá nhiều làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp. Mặt khác xí nghiệp nên xây dựng chế độ định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị. Hàng tháng, hàng quý xí nghiệp nên cho tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị tránh tình trạng hỏng hóc phải ngừng sản xuất, phát sinh chi phí ngừng sản xuất, làm ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng làm giảm lợi nhuận của xí nghiệp. C. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp. Để tạo điều kiện cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I nói riêng và các doanh nghiệp khác thực hiện phân tích tài chính có hiệu quả Chính phủ và Bộ Tài chính cần có một số biện pháp hỗ trợ sau: - Chính phủ, Bộ Tài chính cần có sự ổn định trong việc ban hành các chế độ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh, tránh tình trạng chế độ, chính sách thay đổi thường xuyên gây lúng túng cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động của mình. Bên cạnh đó cần tránh không để xảy ra tình trạng nhiều cơ quan cùng có những quy định khác nhau về cùng một lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác cũng cần phải thường xuyên sửa đổi các quy định chưa hợp lý và bổ sung thêm các quy định phù hợp để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp theo yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. - Hoàn thiện công tác kế toán: hiện nay chế độ kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, sổ sách còn chưa thống nhất gây khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính cần có các quy định cụ thể và phù hợp hơn để hoàn thiện công tác kế toán doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc xem xét, ra các quyết định quản lý.Bộ Tài chính cần có quy định để yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của doanh nghiệp để bổ sung cho các tài liệu khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, nên có quy định cụ thể về vấn đề các doanh nghiệp phải thực hiện công khai báo cáo tài chính đề làm cơ sở cho việc quản lý doanh nghiệp và phân tích tài chính được dễ dàng, thuận lợi hơn. Hiện nay chỉ có doanh nghiệp là có đủ tài liệu để phân tích tài chính còn những người ngoài doanh nghiệp chưa thể tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp mà mình quan tâm. - Cần tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện phân tích tài chính để tự đánh giá hoạt động của mình và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên đồng thời xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở đối chiếu, so sánh để xác định vị trí của doanh nghiệp trong ngành. Phân tích tài chính vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp nên Chính phủ, Bộ Tài chính cần có hướng dấn cụ thể và các biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phân tích tài chính tại doanh nghiệp mình. - Hoàn thiện thị trường tiền tệ - thị trường vốn để các doanh nghiệp có thể tham gia thị trường chứng khoán dễ dàng hơn để tự huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán, có điều kiện và nhu cầu thực hiện phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Cần có sự can thiệp của các cơ quan pháp luật để thu hồi các khoản nợ xí nghiệp không đòi được. - Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ về thuế, lãi suất vay ngân hàng và các ưu đãi khác cho các doanh nghiệp trong ngành dược để hoạt động của ngành được tốt hơn. Kết luận Phân tích tài chính là một trong những công cụ quan trọng luôn được các nhà quản lý tài chính quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của các doanh nghiệp . Qua kết quả phân tích tài chính, nhà quản lý tài chính sẽ đánh giá và thấy được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai. Xí nghiệp dược phẩm TƯ1 là một trong những doanh nghiệp nhà nước với mặt hàng kinh doanh là thuốc chữa bệnh. Đây là một loại hàng hoá đặc biệt, liên quan trực tiếp đến tính mạng người tiêu dùng, do vậy hoạt động của Xí nghiệp chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Y Tế và Tổng công ty Dược. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh và năng cao năng lực hoạt động kinh doanh, Xí nghiệp phải làm tốt công tác hoạch định tài chính và tổ chức thực thi những kế hoạch đó , cụ thể là phải nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài chính tại Xí nghiệp. Trên cơ sở kiến thức đã được học và qua tìm hiểu về hoạt động tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TƯ1, em đã trình bày về hoạt động tài chính tại Xí nghiệp, đánh giá những mặt được và chưa được, cũng như nguyên nhân của hạn chế đó. Trên cơ sở đó, đề râ một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính. Hy vọng những giải pháp mà em đã đưa ra sẽ được Xí nghiệp dược phẩm TƯ1 ứng dụng trong thời gian tới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thảo và các cô chú Phòng Tài Vụ đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Quản trị tài chính- NXB Giáo dục 1996 Quản trị tài chính- NXB Đồng Nai 1999 Giáo trình Tãi chính doanh nghiệp- ĐH Kinh tế quốc dân Phân tích các hoạt động kinh doanh Principles of finance Tạp chí tài chính năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 Tạp chí Kinh tế và phát triển 2001, 2002 Tạp chí dược học 2001, 2002 Tạp chí kế toán năm 2001, 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0140.doc
Tài liệu liên quan