Đề tài Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi

MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực, mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên. Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn. Do đó truyện cười là một phần không thể thiếu trong nền văn học dân gian Việt Nam nói chung, cũng như đối với cuộc sống của nhân dân lao động nói riêng, vì thế mà truyện cười luôn được đông đảo nhân dân ta yêu mến và lưu truyền rộng rãi. Có thể thấy rằng từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc đến Nam, ở đâu thì những câu chuyện cười dí dỏm vẫn luôn luôn mang đến cho người đọc nhiều điều thú vị, cũng như phút giây thư giãn bổ ích. Cười là một hiện tượng sinh lí rất tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày, nó làm xua tan đi tất cả những mệt nhọc, sau một ngày làm việc, giúp cho tinh thần con người được sảng khoái hơn. Vì vậy mà trong ca dao đã có câu nói rằng: Con người có miệng có môi Khi buồn thì khóc khi vui thì cười Không chỉ vậy thông qua truyện cười dân gian, còn cho chúng ta thấy được bức tranh dung toàn cảnh về một thời kì xã hội phong kiến Việt Nam đã đi qua. Đó là một bức tranh gồm nhiều sắc thái, cung bậc thăng trầm khác nhau, để rồi từ đó giúp người đọc thấy được giá trị của bộ truyện cười đã mang lại. Đề tài “Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi” còn khá mới mẻ, hấp dẫn. Cho nên tôi chọn đề tài này với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu một cách chân thực về một thời kì xã hội phong kiến, được thể hiện như thế nào trong truyện cười không kết chuỗi, cũng như nó sẽ giúp tôi hiểu thêm hơn về truyện cười dân gian Việt Nam. Đồng thời với việc làm rõ đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm một cách tiếp cận mới về nghiên cứu truyện cười dân gian nói riêng, cũng như giúp cho người đọc và sinh viên có cách hiểu, cách cảm đúng đắn và đầy đủ hơn trong việc nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến văn học dân gian nói chung. Hy vọng với việc nghiên cứu đề tài này, sẽ góp phần khơi gợi sự chú ý của độc giả, nhằm tăng số lượng cũng như chất lượng cho người đọc về thể loại truyện cười. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài nghiên cứu truyện cười đã có một số các công trình của các nhà nghiên cứu như sau: Trước hết phải kể đến công trình do: Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (2006), Văn học dân gian Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo dục. Công trình đã đạt được những giá trị khoa học rất quan trọng. Công trình đã lý giải sâu sắc và toàn diện đặc trưng của văn học dân gian, khái quát tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian từ khởi đầu thời phong kiến đến năm 1945, nghiên cứu văn học dân gian người Việt theo tiến trình lịch sử, sơ lược lịch sử văn học dân gian từ trước thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX , phác thảo các thể loại tự sự dân gian, đã cho thấy bức tranh toàn diện về truyện cười, để giúp cho bạn đọc nắm rõ hơn về thể loại dân gian này. Như chúng ta đã biết việc phân loại các truyện cười là rất phức tạp, bởi vì có truyện dài, nhiều sự việc, nhiều nhân vật, có truyện ngắn gọn, ít nhân vật, có truyện có khả năng gây cười mạnh mẽ có truyện chỉ vừa đủ gây cười một cách nhẹ nhàng, thậm chí có truyện khiến ta vừa nghe xong liền phải suy nghĩ, có truyện nhằm đạt yêu cầu giải trí là chính Đối với mọi loại hình có khả năng bao gồm những truyện như trên, tất nhiên vấn đề phân loại phải được đặt ra, do đó mà công trình nghiên cứu của Văn Tân trong “Tiếng cười Việt Nam” và Nguyễn Hồng Phong trong công trình “Truyện tiếu lâm” đã giúp cho bạn đọc hiểu được sự khác nhau ở các thể loại trong truyện cười, như theo Văn Tân: giữa truyện tiếu lâm và truyện khôi hài có sự khác nhau về mục đích, về nội dung, về cách cấu tạo, về ý nghĩa và kết quả. Ngoài ra còn phải kể đến công trình nghiên cứu về Văn học dân gian của Nguyễn Văn Bổng, trong đó có công trình “Thủ Thiệm, tiếng cười dân gian độc đáo Xứ Quảng” do ông sưu tầm và biên soạn. Báo Quảng Nam cuối tuần (22 và 23/12/2007) đã nhận định, cuốn “Thủ Thiệm, tiếng cười dân gian độc đáo Xứ Quảng” là một công trình đầy đủ,đa chiều về một nhân vật văn hoá dân gian độc đáo- chủ thể sang tạo của nhiều truyện cười và đồng thời cũng là người đóng vai trò chính trong những truyện cười lí thú đó”. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu như: Đỗ Bình Trị -Văn học dân gian, tập 1-Nxb Giáo dục, 1991 được xem là cuốn giáo trình cơ sở được viết dưới dạng tinh giản và diễn đạt phù hợp với tư duy sinh viên. Công trình này đã góp phần giúp chúng ta tiếp cận và hiểu rõ hơn sự hình thành và phát triển của văn học dân gian Việt Nam trong lịch sử, cũng như các phương pháp, quá trình nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta. Không chỉ vậy trong Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 1:Văn học dân gian. Giáo trình ĐH sư phạm, 1961 (Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả biên soạn ) cũng đã cho chúng ta nắm rõ hơn một số vấn đề chung về lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII, giúp độc giả thấy được sự phát triển của văn học dân gian qua từng giai đoạn khác nhau của lịch sử, cũng như sự phong phú, đa dạng của các thể loại, sự ra đời kèm theo những đặc điểm của từng thể loại trong nền văn học dân gian Việt Nam. Trên thực tế, có thể có nhiều công trình, bài viết khác nữa, nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan, chúng tôi chưa có điều kiện tham khảo hết. Vì vậy mà những công trình nghiên cứu trên tuy còn sơ lược, nhưng đã ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở, giúp cho tôi kế thừa, chọn lọc, và phát triển để hoàn thành đề tài của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đó là “Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam”, thông qua đó ta có thể thấy được diễn biến của một thời kì xã hội diễn ra như thế nào, nó là bức tranh toàn cảnh sống động nhất và chung nhất của một giai đoạn lịch sử Việt Nam trải qua từng thời kì khác nhau, trong bức tranh dung ấy hiện lên sinh động tất cả các giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ, trước hết đó không chỉ là những con người của tầng lớp trên như vua, quan lại, cường hào .mà nó còn có cả những con người thấp cổ bé họng, thông qua tiếng cười người ta đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đó có thể là tiếng cười đối với giai cấp thống trị thối nát, với bộ máy quan liêu, chuyên quyền, lũng đoạn đang trên con đường suy tàn của nó, mà còn là tiếng cười đối với tầng lớp nhân dân cùng với những thói hư tật xấu, kéo theo đó là xuống cấp nghiêm trọng của những giá trị truyền thống lâu đời. Có thể nói rằng thông qua bức tranh toàn cảnh đó đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát hơn đối với một thời kì xã hội phong kiến đã đi qua. 3.2. Phạm vi Truyện cười không kết chuỗi trong các tuyển tập như: Tuyển tập truyện cười dân gian Việt Nam Truyện cười chọn lọc Truyện cười dân gian Việt Nam Khi thống kê khoảng 80 truyện cười bất kì trong Tuyển tập truyện cười dân gian Việt Nam, ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa tần số xuất hiện của các hình tượng trong tuyển tập thông qua kết quả khảo sát được sau đây: Hình tượng: - Diêm Vương xuất hiện 7 lần chiếm 8,75% - Thầy đồ xuất hiện 22 lần chiếm 27,5% - Thầy lang xuất hiện 12 lần chiếm 15% - Quan lại xuất hiện 10 lần chiếm 12,5% Dựa vào kết quả khảo sát được ở trên đây, ta thấy rằng tần số các hình tượng các nhân vật xuất hiện rất phong phú và đa dạng trong truyện cười. Vì thế mà phạm vi khai thác cũng như tìm hiểu về nó rất rộng, do đó mà chúng tôi ở đây chủ yếu tập trung vào nghiên cứu bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các phương pháp như: Phương pháp thống kê: Thống kê các truyện cười dân gian Việt Nam, theo hệ thống các công trình nghiên cứu đi trước. Trên cơ sở đó để có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Cùng với việc thống kê cần phải có một óc phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra những dẫn chứng để phân tích, mổ xẻ vấn đề. Phương pháp logic học: Bất kì một vấn đề gì cũng cần phải sử dụng phương pháp này, dù ít dù nhiều. Bởi phương pháp logic giúp ta có một cách phân tích đúng đắn cả về trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học và tiết kiệm được thời gian. Phương pháp đối chiếu - so sánh: Sử dụng phương pháp này để đối chiếu, so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện cười trong văn học dân gian. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chúng tôi kêt cấu gồm có ba chương sau: Chương 1 Khái quát chung về truyện cười dân gian Việt Nam Chương 2 Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười nhìn từ phương diện nội dung Chương 3 Giá trị của truyện cười trong việc phản ánh hiện thực xã hội Mục lục Mở đầu 1 1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của đề tài 3 B. NỘI DUNG 4 Chương 1 Khái quát chung về truyện cười dân gian Việt Nam 4 1.1. Khái niệm truyện cười 4 1.1.1. Vị trí của truyện cười trong nền văn học dân gian 5 1.1.2. Phân loại truyện cười 6 1.2 Hiện thực lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam 7 Chương 2. Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười nhìn từ phương diện nội dung 9 2.1. Bộ máy cai trị thối nát 9 2.1.1 Sự bạc nhược của các bậc “phụ mẫu” 12 2.1.2 Sự lên ngôi của “ đồng tiền” trong luật pháp 14 2.2. Bộ mặt thật của các tầng lớp trên trong xã hội 16 2.2.2 Sự xuống cấp của đạo đức và các giá trị truyền thống 23 2.3 Những thói hư tật xấu trong đời sống quần chúng nhân dân 28 Chương 3. Giá trị của truyện cười trong việc phản ánh hiện thực xã hội 32 3.1. Sự nhận thức của nhân dân về thực trạng xã hội 32 3.2. Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân 33 3.3. Truyện cười – màng lọc “ cải tạo” xã hội 34 Kết luận 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong truyện cười không kết chuỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng luôn tỏ ra là những người mẫu mực, đáng kính, là bậc “phụ mẫu” của nhân dân, nhưng bên trong thì chẳng tốt đẹp gì, chỉ là bọn giả đạo đức mà thôi. Dẫu vậy thì “cái kim lâu ngày trong bọc còn phải lòi ra”, thì bộ mặt thật của chúng cũng có một lúc bị phơi bày ra bên ngoài, chúng không thể che giấu mãi được. Ta có thể thấy được bức chân dung của một ông quan huyện trong Quan huyện thanh liêm bề ngoài luôn tỏ ra là thanh liêm, xưa nay không hề nhận của đút lót bao giờ, xứng đáng là “quan phụ mẫu” của nhân dân nhưng đáng buồn lại không phải như vậy. Một lần nhờ quan giúp cho mà được kiện, dân làng mang lễ vật đến mấy lần đều bị quan gạt đi. Dân làng không biết phải làm như thế nào, bèn đến đút lót cho quan bà. Quan bà cũng nhất định từ chối, và cho biết rằng nhận của đút lót sẽ bị quan ông rầy la, dân làng năn nỉ mãi, quan bà mới nể lòng mà bảo rằng : “Quan huyện tôi tuổi Tí. Vậy dân làng hãy về đúc một con chuột bằng vàng, gọi là để làm vật kỉ niệm. Tôi sẽ cố trình cho quan giúp, may là lọt chăng...” Dân làng làm đúng như cách bà quan huyện bày cho, bà huyện nhận con chuột vàng, nhưng không dám nói với chồng, sợ bị trách, về sau quan huyện về hưu. Nhân lúc cần tiền tiêu bà huyện mang con chuột vàng ra chợ bán “Một hôm quan huyện bắt gặp bà huyện đem con chuột vàng ra, bèn hỏi nguồn gốc. Bà huyện cứ thực tình kể lại việc cũ, nghe xong, quan huyện đùng đùng nổi giận và mắng rằng : “Sao bà ngốc thế, ai lại bảo tuổi “Tí”! giá cứ bảo là tôi tuổi “Sửu” để họ đúc lấy một con trâu có phải hay biết mấy không nào!”[17;191]. Thì ra sự thanh liêm của quan chỉ là giả tạo, cũng có thể vì trong khi làm quan “ngài” đã vì những lí do nào đó, mà phải làm ra vẻ thanh liêm, nhưng lòng tham của “ngài” lại nhiều gấp mấy lần lòng tham của quan bà, cũng như con trâu to gấp mấy nghìn lần con chuột vậy.. Truyện Quan huyện thanh liêm đã soi rọi đúng tim đen của những quan lại khôn ngoan nhất, nhưng cũng giả đạo đức nhất. Qua truyện này người ta thấy được bộ mặt thật của các bậc quan lại, đồng thời sẽ không thêt tin vào sự trong sạch của bất cứ một viên quan nào được. Truyện đã khẳng định một chân lí phổ biến : “Đã là quạ thì con nào cũng đen, đã là quan thì tên nào cũng tham nhũng”. Nếu có lúc nào đó ông quan tỏ ra thanh liêm thì chỉ là sự giả dối để vòi vĩnh một món lợi to lớn hơn cho mình mà thôi. 2.2. Bộ mặt thật của các tầng lớp trên trong xã hội 2.2.1. Bức chân dung của các loại “thầy” Chế độ phong kiến tồn tại được không phải chỉ nhờ vào bạo lực của chính quyền, sự bốc lột tô thuế và chiếm hữu ruộng đất của bọn địa chủ mà còn phải nhờ vào một đội ngũ rộng rãi, những kẻ tuyên truyền và bảo vệ ý thức chính thống, đó là đội ngũ của các loại thầy bao gồm : thầy đồ, thầy lang, thầy bói, các sư sãi, thầy phù thuỷ.... Tất cả những hạng người vô ích cho xã hội ấy vẫn muốn bám lấy một địa vị cao, vẫn muốn đóng một vị trí quan trọng, họ luôn làm ra vẻ mình có một giá trị to lớn hơn là mình có trong thực tế. Đáng chú ý là bọn họ thường mang nhiều tính chất hài hước hơn là quan lại và địa chủ. Truyện dân gian kể về bọn chúng thường mang nhiều nội dung căm thù hơn là nội dung hài hước Phải thừa nhận rằng trong một giai đoạn lịch sử nào đó, các vị thầy này đã đóng những vai trò nhất định đối với lịch sử, và được nhân dân kính trọng, nhưng vào thời mạt kì của chế độ phong kiến các “thầy” đã bộc lộ tất cả những cái xấu xa, đê tiện của mình. Đó là sự dốt nát, tham ăn của thầy đồ: Thơ cái tháp chuông, Vẫn chỉ hai quan, Bất là cây bất, Thầy đồ liếm mật..... Những truyện về thầy đồ đã vạch trần thực chất của tầng lớp nho sĩ áo vải mộng công hầu, sống bám vào nông dân dưới hình thức của các nghề gõ đầu trẻ, đáng lẽ họ phải là những con người đáng kính trọng, đạo mạo, và gương mẫu về đạo đức, thì họ lại là những người dại gái trong Nam mô boong thù vặt cả học trò trong Bánh tao đâu. Sự bất lực của chế độ phong kiến trong việc đào tạo tri thức vào thời kỳ suy tàn của chế độ còn để lại trong kí ức của mọi người, ấn tượng về giá trị của những anh “anh đồ ba quan”. Sự thối nát của chế độ còn thể hiện trong thực chất của những ông đồ, những thói hư tật xấu của họ, xung quanh hai vấn đề, tri thức và tư cách. Về tri thức họ là những người dốt nát, nhưng lại luôn giấu sự dốt nát của mình, ngoài ra còn là những kẻ chuyên nguỵ biện ch sự dốt nát của mình, khoác lác, hay khoe chữ, chúng luôn thất bại, nhưng lại không bao giờ lấy đó là bài học để mà sửa chữa, khắc phục như Thầy đồ dốt, Sao văn tế, Tức cảnh sinh tình, Về đi cày, Tam đại con gà, Không phải nuôi chó... thí dụ tiêu biểu như trong truyện Sao văn tế là một thầy đồ vốn ít chữ, vì vậy mà khi người ta nhờ thầy viết cho một bài văn tế, và khi đọc xong đã làm cho mọi người phải bật cười, do sự dốt nát của mình mà thầy đã chép nguyên cả bài văn tế của cha mình cho nhà chủ, và giữ nguyên cái tên “Nguyễn Văn Mít” mà không thèm sửa lại, thầy đã không nhận thấy cái sai của mình để sửa chữa, mà còn cố cãi để biện hộ cho chính cái ngu xuẩn của mình “Văn tế sao nhầm được, họa là nhà ông chết lầm thì có”. Đó là những thầy nói khoác gặp thời nhận liều là “thánh thiên tử” về khoa “đỡ đẻ” Ăn chả ăn nem, là thầy đồ đọc nhầm “y hi” ra “ô hô” mà không biết thân, mà vẫn nói chữ để đến nỗi vẫn chỉ được hai quan của nhà chủ Vẫn chỉ hai quan, đó còn là loại thầy dạy học trò, không biết chữ gì, khiếp quá nói liều “Dủ dỉ là con dù dì” trong Tam đại con gà do không biết chữ “kê” là “gà”, do đó mà có chuyện thầy lí sự cùn “Tôi vẫn biết chữ “kê” mà “kê” có nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tường tận tam đại con gà kia.”, là thầy đồ hỏi đường lên trời với chủ nhà, khi đang lục nồi ăn vụng trong bếp Thầy đồ nói liều. Trong hệ thống truyện cười, thì cũng không thể không nhắc đến hình ảnh của những thầy lang, được coi là “lương y như từ mẫu” từ trước đến nay luôn cứu người có bệnh, chữa trị cho họ được hồi phục, họ phải là những người có học thức sâu rộng, để có thể kê đơn, chữa bệnh cho người bệnh, chữa trị cho họ được khỏi bệnh, ấy vậy mà ngược lại, họ lại là những thầy lang rởm, với lối chữa bệnh gà mờ theo sách Kê thuốc theo đơn, uy lý chưa tinh thông, tác phong luộm thuộm, phản vệ sinh Phúc thống phục nhân sâm, Con mắt đọc, Chỉ có một con cua...thí dụ như trong Kê thuốc theo đơn kể về một thầy lang dốt, cứ động ai hỏi bệnh gì là y như rằng phải giở sách ra xem, vì vậy mà có chuyện bốc nhầm thuốc làm chết bệnh nhân, khi bị quan hỏi thì thầy đã trả lời một cách ngây thơ, đến thật thà cho sự rởm của mình “Bẩm tôi bốc thuốc theo sách, chứ có phải bốc bậy đâu ạ. Thánh dạy thế nào tôi làm thế ấy. Quan hỏi sách. Thầy liền đưa sách ra, giở đến trang có bài thuốc nhân sâm, thì thấy trang cuối có ghi “Phúc thống phục nhân sâm”(đau bụng uống nhân sâm), nhưng thầy chưa chấm câu, giở sang trang bên kia thì thấy hai chữ “tắc tử”(chết)[17;116]. Thầy lang ở đây đã không có trình độ chuyên môn, nhưng lại dám đứng ra tự nhận mình là thầy thuốc để rồi làm cho nhiều người bệnh bị thiệt mạng trong tay thầy, với cách chữa bệnh gà mờ của thầy, thật là đáng trách, họ còn là những thầy lang giết người Chỉ có một con ma, Lại còn trách tôi, Sao đã vội chết... Xã hội phong kiến lúc bấy giờ, thì việc mê tín dị đoan là một việc phổ biến, vì thế mà việc người ta đi xem tướng số, vận hạn của mình là một lẽ đương nhiên không có gì là sai trái cả. Do đó mà không ít người trở thành những nạn nhân, là miếng hời béo bở, của những kẻ lừa gạt, sống nhờ vào những ai lòng dạ cả tin, để chiếm chút đỉnh. Tiêu biểu như Nhà có động, Hỏi khách qua đường, Thầy lang và thầy bói... trong Hỏi khách qua đường [17;157] đã cho chúng ta thấy được trò lừa bịp của những người cho rằng mình biết tất cả những chuyện trong thiên hạ, có thể thấy được quá khứ cũng như tương lai, vậy mà đến việc nhỏ là tìm đường đi, thầy cũng không thể gieo quẻ, thử xem mình nên đi đường nào, lại bị lạc đường, phải hỏi khách qua đường, để rồi cuối cùng thầy đành chữa ngượng bằng cách trả lời: “Tôi đã bói rồi! Trong quẻ dạy, cứ hỏi khách qua đường thì biết!” vậy thì việc thầy, thầy cũng không biết, thì chuyện người khác thì làm sao thầy có thể biết được chứ? Đó chính là một sự cỗ hủ, mê tín dị đoan. Còn như sư sãi, họ tự xưng là người có nhiệm vụ giáo dục đạo đức, cứu nhân độ thế, và làm gương mẫu cho toàn thể xã hội. Cái xấu xa đáng ghét tìm thấy ở bọn người này càng nổi bật vì nó mâu thuẫn sâu xắc với cái tốt đẹp giả tạo mà họ phô trương để lòe bịp quần chúng. Cho nên không lấy làm lạ rằng số truyện trào phúng đả kích vào bọn họ là lớn hơn số truyện đả kích vào quan lại và địa chủ. Khi chế độ phong kiến suy vong thì các tầng lớp này ngày càng bộc lộ rõ những xấu xa của chúng, đó là những nhà sư phá giới . Thí dụ điển hình như trong Lá húng, lá húng, Đậu phụ, Sao đắt thế, Đẻ ra sư... ở Đẻ ra sư kể về một chị đàn bà lội xuống ao mò cua, chẳng may cua cắp phải bẹn đau quá, kêu váng lên. Một ông sư nhân đức đi qua bèn lại để cứu, sợ uế tạp, ông không dám mò tay bèn ghé miệng lấy răng cắn con cua ra. Chẳng ngờ và chẳng may con cua có một cái càng nữa, quắp ngay vào mồm sư. Hành động của nhà sư thật đáng cười, vì nhà sư thường là phải xa phụ nữ, mà ở đây con cua đã cắp bẹn của chị đàn bà với môi sư, không gỡ ra được. Củ chỉ sợ uế tạp, không dám dùng tay mà lại dùng răng cũng là một cử chỉ vô lí, qua đó chúng ta thấy được một phần nào bản chất của nhà sư, luôn nói là uế tạp, nhưng thực ra còn nhơ nhuốc hơn. Những truyện này biểu hiện óc nhận xét tinh vi và óc tưởng tượng phong phú của nhân dân. Nhưng dẫu có vạch trần những xấu xa của bọn người ăn bám ở bất cứ khía cạnh nào đi nữa rút cuộc thì nội dung cơ bản của những truyện này là: Bọn họ không biết một chút gì về nghề nghiệp mà họ làm, không xứng đáng được giữ cái địa vị mà họ muốn bám lấy. Truyện trào phúng đã chứng minh rằng có họ thì xã hội chỉ thêm phiền, không có họ thì xã hội đỡ rối loạn. Có lẽ hệ thống tiếng cười về đề tài này phong phú và làm nổ ra những tiếng cười giòn giã, sảng khoái hơn tiếng cười đả kích bọn thống trị về chính quyền. Cho đến những nhà sư xưa nay tôn kính là vậy, tự xưng là người của đức Phật, luôn có trách nhiệm giáo dục đạo đức, cứu nhân độ thế, và phải làm gương mẫu cho toàn thể xã hội. Nhưng bên trong chẳng thua gì kẻ phàm trần, trong :Lá húng, lá húng; Sao đắt thế; Giấu đầu hở đuôi... có thể thấy được sự tha hoá, biến chất không chỉ diễn ra trong hàng ngũ quan lại, trong nhân dân mà còn xuất hiện ở những kẻ tu hành Đậu phụ là chuyện sư cụ phá giới, ngồi xơi thịt cầy vụng ở trong phòng, chú tiểu biết mới hỏi, thì sư cụ lại bảo là :“Tao đang ăn đậu phụ” do đó mà có việc chú tiểu gọi “thịt chó” là “đậu phụ” khi sư cụ hỏi “Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!”[17;162] thì ta mới thấy được bản chất thật của nhà sư, được che dấu cẩn thận, bởi bề ngoài hiền từ, nhân hậu là thế. Trong hệ thống truyện cười còn nổi bật lên một hiện tượng đặc trưng, là có một câu truyện gói tất cả các loại quan, loại thầy vào một để mà đánh, để mà lột mặt nạ giả tạo của chúng Nam mô boong, ba con người đại diện cho ba chức vị cao nhất trong xã hội, tiêu biểu cho đạo đức, lễ giáo, chính quyền phong kiến ở nông thôn lúc bấy giờ. Thầy đồ xưa nay đạo mạo, lẽ ra cái khăn rơi xuống đất thì thôi không them đội lên đầu, cái chiếu trên giường trải lệch thì không thèm ngồi mà nay lại phải chui vào hòm váy áo kêu “chích chích” như chuột. Thầy lí vốn xưa nay thét ra lửa, miệng có gang có thép, ngồi ngất ngưỡng chốn đình trung, mà nay phải chui gầm giường và kêu “gâu gâu” như chó. Còn nhà sư xưa nay trang nghiêm mà nay phải treo lên như cái chuông và kêu “boong! Boong!”. Có thể nói là “anh hùng tương ngộ” nhưng gặp nhau trong hoàn cảnh không “anh hùng” một chút nào. Đây chính là ba anh dại gái mà ngẫu nhiên lại là ba người tiêu biểu cho thế lực phong kiến, bề ngoài đạo mạo oai vệ, nay đã lộ nguyên hình. Truyện Nam mô boong. Có ý nghĩa đấu tranh xã hội rất mạnh mẽ. Tác giả dân gian đã khéo đẩy nhân vật tiêu cực, các con người đại biểu cho giai cấp phong kiến vào địa vị của những tên hề, của những kẻ tội phạm, của những kẻ chiến bại – địa vị rất thích đáng với họ. 2.2.2 Sự xuống cấp của đạo đức và các giá trị truyền thống Đến với truyện cười dân gian Việt Nam, có nghĩa là chúng ta đến với hàng loạt tiếng cười, mang nhiều giá trị khác nhau, đó không chỉ là tiếng cười về những thói hư tật xấu của con người, trái với công lí của cuộc sống, trái với luân lí xã hội, mà chúng ta còn đến với những quan niệm đạo đức làm người, trong xã hội cũ, lễ giáo phong kiến muốn trang trí cho trật tự phong kiến một vẻ nghiêm trang bên ngoài, muốn tô vẻ cho nhân vật phong kiến một nét mặt, một tư thế đạo mạo giả tạo, nhưng ẩn chứa đằng sau là một sự lộn xộn, sáo rộng. Đó là một xã hội mà đạo đức ngày càng xuống cấp, kéo theo những giá trị truyền thống lâu đời, nó đem lại cho chúng ta những tiếng cười sâu cay ra nước mắt. Trước hết đó là tiếng cười phê phán, nhưng còn bao hàm thái độ khinh bỉ, khi người ta đả kích những thói xấu, không chỉ có cái lố lăng, mà còn qua đó tố cáo một sự sa sút kém trong nhân cách Truyện con vịt hai chân, Thơm rồi lại thối... Truyện Con vịt hai chân kể rằng có một anh lính hay nịnh quan, hễ có việc gì hơi khác thường là lại tán tỉnh. Một hôm đang đứng hầu quan, trông ra sân thấy con vịt đang ngủ, co một chân lên, anh liền bẩm với quan rằng : “Bẩm quan lớn, con vịt…”, đang nói thì con vịt thức dậy, buông chân xuống quan hỏi: “Con vịt làm sao ?” Anh ta luống cuống đáp: “Bẩm… con vịt hai chân ạ !” Quan tưởng anh ta trêu, liền mắng rằng : “Vịt chẳng hai chân thì mấy chân”[17;87], rồi sai lính đè cổ anh nịnh ra, đét cho ba chục roi. Đã thể hiện sự khinh bỉ cao độ đối với những kẻ mất cả nhân phẩm, bán đứng nhân cách để xu nịnh bọn quan lại, không xứng đáng đứng trong hàng ngũ nhân dân, tác giả dân gian đã để cho anh nịnh hót kia bị chính kẻ mà anh ta muốn nịnh đánh cho một trận. Và trận đòn này thật là nhục nhã. Truyện vừa có ý nghĩa châm biếm sâu sắc, vừa có ý nghĩa giáo dục thấm thía. Hay tâm lí của những kẻ thực chất không hơn gì ai, mà lại bắt đầu muốn ngoi lên học đòi theo bọn thống trị, hoặc xu nịnh chúng như:Anh kẻ noi học làm thơ huê tình, Mời bác xơi ngọc, Có con giun đất..., người ta cười một anh lính trong Có con giun đất, không biết gì nhưng cũng muốn học đòi nịnh chủ giống anh lính của quan tuần, để làm vui lòng chủ, nhưng thật là trớ trêu cho anh ta trong việc so sánh sợi bún dính ở mép quan huyện lại là con giun “Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất ạ!”[17;199] ở đây người ta cười sự ngu ngốc của anh lính, đồng thời qua đó còn muốn phê phán sự mất nhân cách của anh lính kia, đã không biết căm ghét kẻ bốc lột, áp bức nhân dân, mà còn đi làm trò hề cho chúng, nịnh hót chúng. Cười mấy anh thi sĩ giả cầy Vịnh cái chuông vừa bằng cái trõ theo trò lò, hay trong Vịnh cái đền, Thơ cái chuông. Không chỉ vậy chúng ta còn cười một anh keo kiệt, vì thể mà có cái chết thảm hại, đó là một nụ cười bi hài kịch. Bởi vì trong chúng ta, ai cũng biết rằng tính mạng là thứ quan trọng nhất, không gì có thể thay thế được, vì thế mà có câu “Người làm ra của, chứ của không làm ra người” là thế. Nhưng ở Ba quan thôi lại ngược lại, trong hoàn cảnh sự sống mong manh nhất, mà anh ta vẫn cố ngoi lên mặt nước, nói được một câu để hạ mức tiền thưởng từ năm quan xuống ba quan cho ai vớt được mình “Ba quan thôi! Năm quan đắt quá” thì điều đó thật đáng buồn cười. Chết đến nơi mà còn tính toán hơn thiệt như vậy, thì con người này không còn là con người nữa, ý nghĩa trung tâm và tích luỹ tiền đã chi phối anh ta đến nỗi, anh ta mất cả cảm giác về hiện thực, mất cả óc sáng suốt, mất cả khả năng thích nghi với hoàn cẩnh, mất cả khả năng tự bảo tồn. Anh ta thậm chí là mất cả tính chất sinh đọng , chủ động của con người, và đã trở thành con rối dưới sự điều khiển của thói keo kiệt đến bủn xỉn của mình, hoặc với anh hà tiện trong Thà chết còn hơn đã coi sinh mạng của mình còn rẻ hơn cả đồng tiền, ở trong hoàn cảnh anh ta đáng lẽ phải tính đến việc sống cái đã hãy hay. Nhưng anh ta đã biến thành cái máy giữ tiền, bảo vệ tiền, từ chỗ làm chủ tài sản của mình, anh ta trở thành nô lệ tài sản. anh ta không còn lương tri của một con người bình thường, biết tuỳ hoàn cảnh mà hành động cho hợp lẽ tự nhiên, anh ta có phần nào giống anh hề xiếc đang đi bỗng cuộn tròn lại, như bóng để mà lăn, chúng ta cười vì thấy anh hề xiếc vừa là người nhưng lại vừa không phải là người, thì chúng ta cười vì thấy gã hà tiện vùa là người, nhưng khhong phải là người, bởi vì người ta cười anh hề xiếc là người nhưng mà lại mất hình thể người, cũng như cười gã hà tiện là người mà lại mất đi tính cách con người, sẵn sàng làm nô lệ cho đồng tiền. Người xưa đã có câu răn dạy: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Có nghĩa là mỗi chúng ta, phải biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, khi đã khôn lớn thì phải biết ơn, phụng dưỡng, báo đáp lại, như thế mới gọi là đứa con có hiếu, biết trước biết sau. Đó chính là một giá trị truyền thống tốt đẹp, luôn được giữ gìn của dân tộc ta, nhưng trong xã hôi suy tàn lúc bấy giờ lại tồn tại những kẻ đi ngược lại những giá trị đó, thì thật là đáng phe phán như Ai nuôi tôi [17;83] kể về một anh con trai đã 20 tuổi đầu, nhưng lười, chỉ biết dựa dẫm vào bố của mình, đến khi người ta coi tướng bảo “Bố anh sống tám mươi tuổi, còn anh cũng sống đến tám mươi hai tuổi” nghe xong anh ta khóc lên, chúng ta có vẻ ngạc nhiên về hành động của anh ta, đáng lẽ được sống lâu là một niềm hạnh phúc, nhưng tại sao lại là bất hạnh, hay anh ta khóc vì nghĩ rằng, đáng lẽ bố cả đời lo cho mình, mà con thì chưa trả ơn thì đến đó đã phải chết, làm cho anh ta phải đau lòng, vì vậy anh ta nghe xong mới khóc. Nhưng chúng ta thật bất ngờ với câu trả lời của anh ta “Bố tôi chết trước tôi hai năm, thế thì hai năm ấy, ông bảo ai nuôi tôi, mà tôi chả khóc”, đúng là một người con bất hiếu, đã làm mất đi những điều tốt đẹp, đáng phải làm cho những bậc sinh thành mình, điều đó làm cho chúng ta phải thất vọng về sự đi xuống những giá trị truyền thống đáng được trân trọng, và phải được phát huy. Hay người ta cười sự lúng túng của cặp vợ chồng, đang ăn vụng thì đụng phải nhau trong Tao mừng quá đáng lẽ đã là vợ chồng, ăn đời ở kiếp với nhau, thì cái gì cũng phải rõ ràng, của chồng thì công vợ, vậy mà cặp vợ chồng ở đây lại lén lút làm chuyện không nên. Hoặc là người ta thấy buồn khi những nề nếp phong gia đình không còn nữa, mẹ chồng - nàng dâu xưa nay là mối quan hệ phức tạp, đáng lẽ người bậc trên phải là người gương mẫu, mẫu mực về đạo đức, để cho con cái cũng như con dâu phải luôn kính trọng, lấy đó mà làm lề lối học tập. Vậy mà Mẹ chồng con dâu ăn vụng lại đi ngược lại với luân lí xã hội, quan niệm đạo đức. Bà mẹ chồng nấu chè ăn trưa chơi, đợi lâu quá, bà ta thèm liền múc một bát vào bồ lúa ngồi ăn, đến khi con dâu vào thấy không có ai, bèn múc vụng một bát cũng trốn vào bồ lúa ăn vụng thì gặp mẹ chồng. Thật bi hài khi cả mẹ chồng, nàng dâu ăn vụng chạm mặt với nhau. Nhưng người con dâu đã nhanh trí trả lời khi mẹ chồng hỏi, dẫu cho cô cũng ăn vụng “Tôi tưởng mẹ ăn đã gần hết, tôi múc đem thêm cho mẹ”[17;72] điều này cho chúng ta thấy một điều, một người mẹ chồng như vậy, sẽ không được con dâu tôn trọng, và ngược lại về phía người con dâu, sẽ bị người mẹ đánh giá lại. Không chỉ đề cập đến quan hệ truyền thống trong gia đình, giữa mẹ chồng-nàng dâu, mà trong truyện cười còn mang đến cho chúng ta một thực tại đáng buồn của một người làm cha Chả có con nào nhỏ cả là một người gọi là cha, nhưng lại không xứng đáng được gọi như vậy. Con anh ta đói khóc đòi ăn cá nướng, vậy mà anh ta vẫn giữ riêng cho mình, không cho con một miếng nào, đáng lẽ trong hoàn cảnh của anh ta, phải dỗ dành con, nhường cho con những gì ngon nhất, tốt đẹp nhất, như vậy mới gọi là phù hợp với đạo đức, lẽ tự nhiên, vậy mà anh ta vì tham ăn mà quay lưng lại với trách nhiệm của người làm cha, bằng một loạt câu trả lời thờ ơ, ngụy biện cho hành động xấu, đi ngược với đạo đức truyền thống của mình : Vàng gì! Có phải nghệ đâu mà vàng! Cá đấy chứ có phải thịt đâu mà béo mấy chả béo Ba con bằng nhau, chả có con nào nhỏ cả! Ta còn thấy thật đáng buồn cười trong Cắn răng mà chịu là một việc làm không hợp với luân lí một chút nào, đó là việc mẹ chồng và nàng dâu đều goá bụa cả, mẹ chồng bảo con phải cắn răng mà chịu đựng có nghĩa là không nên lấy chồng nữa mà ở vậy, nhưng mà không bao lâu sau thì mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời mẹ chồng nói “Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ có răng đâu nữa mà cắn”[17;50] câu nói của bà giờ lại được hiểu theo cách khác trong hoàn cảnh này, qua đây ta thấy sót thương cho cô con dâu, vì đã gặp một người mẹ chồng lại đi ngược với thuần phong mĩ tục của nhân dân ta. Việc dựng vợ gã chồng xưa nay là một việc quan trọng có liên quan đến cả một đời người. Vậy mà vẫn có những người xem đó như là chuyện đùa Kén rể lười, là một truyện tiêu biểu như thế, một ông già tính vốn lười, muốn kén rể lười. Nhiều chàng trai đến xin làm rể. Nhưng qua sự thử thách của ông già thì mãi chẳng có ai lười “đủ mức” để xứng đáng là con rể ông. Một hôm, có một người đến xin làm rể. Ông già lấy làm lạ vì thấy anh ta quay lưng vào nhà đi thụt lùi, bèn hỏi tại sao lại đi như thế. Anh ta nói: “Tôi đi như vậy để nếu như cụ không chọn tôi làm rể thi lúc ra về đỡ phải quay lưng lại, mệt sức lắm!”[17;12]. Tư thế của anh ta trái với tự nhiên và thật tức cười, lập luận của anh ta chứa mâu thuẫn: anh ta đã cất công đi nổi từ nhà mình đến nhà ông già. Thế mà khi vào nhà đến cổng lại đi giật lùi, để khỏi phải quay lưng trở lại khi đi ra! Liệu việc tìm cho con một người chồng như vậy, thì có mang lại được hạnh phúc cho con mình hay không? Sống trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, người ta luôn sống theo quan niệm “trọng nam khinh nữ”, đàn ông bao giờ cũng ở địa vị cao nhất, và có vai trò quyết định tất cả mọi việc trong gia đình, cũng như ở ngoài xã hội, lời nói của họ luôn có trọng lượng, còn người phụ nữ thì thân phận nhỏ bé, không có tiếng nói riêng, mà suốt đời phải cung phụng, chăm lo cho chồng, cho con. Vậy mà lại xuất hiện những ông chồng luôn sợ vợ, sợ đến nổi nhân dịp có bạn đến chơi ở nhà, đã được dịp ra mặt dạy vợ, nhưng người ta lại cười khi anh ta nói “Này sao nước mắm lại không lên hử? trong Hâm nước mắm. Ngoài ra còn có hàng loạt truyện khác cũng đề cập đến nội dung này như Lại chuyện anh sợ vợ, Giở miếng cọp vồ, Chiêm bao, Chẳng phải tay ông… không chỉ vậy mà có anh sợ vợ đến nổi chết cứng Chích máu ăn thề đã tạo ra tiếng cười sâu xắc, để thấy được một thực trạng xã hội, với sự xuống cấp trầm trọng của các giá trị truyền thống. 2.3 Những thói hư tật xấu trong đời sống quần chúng nhân dân Bên cạnh những truyện đả kích vào giai cấp thống trị, thì vẫn có những truyện phê phán mặt tiêu cực trong đời sống nhân dân, cũng có ý nghĩa đấu tranh xã hội mạnh mẽ. Tiếng cười hài hước ở trong những truyện này chống lại mọi thái độ, mọi hành động có hại cho xã hội. Những thói xấu như: tham ăn, lười biếng, biển lận, khoác lác khoe khoang…là sản phẩm của xã hội có giai cấp, nhưng không phải là độc quyền của giai cấp thống trị. Nhiều người lao động trong quần chúng lao động ngày trước cũng mắc những thói xấu ấy vì nhiễm phải ảnh hưởng của giai cấp thống trị. Những truyện như : Kén rể lười, Lấy vợ sẵn, Trả lời vắn tắt, Lợn cưới, Áo mới, Mười voi chẳng được bát nước sáo…. Đều lấy đề tài trong sinh hoạt của nhân dân và có tác dụng châm biếm sâu sắc . Trong truyện Lấy vợ chữ sẵn, anh chàng lười tuổi đã lớn, bằng tuổi anh người ta đã có con cái và một gia đình đàng hoàng, còn anh suốt ngày chỉ biết ngủ thôi. Đến khi bạn anh hối thúc anh lấy vợ thì anh trả lời: “Vâng, anh nói thật đúng. Tôi rất muốn lấy vợ. Nhưng anh có thể tìm chi tôi một người đàn bà chữa sẵn rồi, được không” . Thật là người không còn ai lười hơn, đến nỗi không làm việc, chỉ biết hưởng, “ăn” trên mồ hôi nước mắt của người khác, lười tới mức lấy vợ chỉ muốn vợ chữa sẵn. Chàng lười này chẳng khác gì anh chàng trong truyện Nằm chờ sung rụng. Hay khi người ta cười những thoi hư tật xấu của con người trái với công lý của cuộc sống, trái khoe với luân lí xã hội, không phù hợp với quan niệm đạo đức bình dân, người ta cười trước cái lúng túng của cặp vợ chồng nhà nọ đang ăn vụng thì lại gặp nhau trong Tao mừng quá, người ta cười trước cảnh anh “lợn cưới” lại gặp anh muốn khoe cái áo mới mà mình mới mua trong Aó mới, lợn cưới, người ta cười tính keo kiệt quái gở trong Đi học hà tiện, Anh keo kiệt ngã sông, cười những thói kén rễ kì quặc: Vừa buồn vừa sợ, Tài ăn cứt chó…, người ta chế giễu xâu cay anh dốt đặc mà hay lên mặt dạy chữ Tràng cảnh tác đại thanh, người đọc cười một kẻ khoác lác, lừa bịp mọi người trong Củ khoai và cái cân, Quả bí và cái sanh, Con rắn vuông….. Hay khi người ta cười tính keo kiệt, chẳng hạn như truyện Thà bị rang khô, tên keo kiệt trong truyện chỉ vì tham lam đồng tiền của một đứa bé đánh rơi, vì muốn lấy được, nhất định lấy cho được đồng tiền ấy. Hắn “vội vàng nhét đồng tiền vào mồm” rồi “hắn vội nuốt đồng tiền” khi đứa bé đòi nhưng lại mắc ngay ở cuống họn. Thật là tội nghiệp cho hắn, chỉ vì một đồng tiền mà phải bán rẻ lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm của mình. Để phải trả giá cho lòng tham ấy bằng cả tính mạng của mình và ngàn đời sau còn kể mãi về cái chết của tên keo kiệt này. Tiếng xấu còn dơ ngan năm sau, con cháu của lão biết giấu mặt đi đâu. Mà không chỉ dừng lại ở đó, gần chết hắn gọi các con lại hỏi: cha chết thì chôn thế nào. Ta cứ tưởng hắn quan tâm đến mồ yên mả đẹp là chuyện thường tình của người sắp đi xa, hợp với lẽ tự nhiên. Không ngờ hắn lại lắc đầu ngầy ngậy khi đứa con lớn nói sẽ mua cho cõ quan tài lớn, mời hòa thượng và đạo sĩ cầu kinh. Còn đứa con út hiểu lòng cha, hắn nói: “Sau khi cha chết chúng con phải học theo cha, con sẽ bỏ cha vào chảo luộc, rồi xẻo thịt giả làm thịt la đem bán”, hắn nghe xong vui mừng khôn xiết. Vẫn chưa xong, vừa nhắm mắt hắn nói: “Lúc xẻo thịt nhất định phải chú ý lấy một đồng tiền mắc trong cuống họng của cha nhé”, hắn mới chịu nhắm mắt chết hẳn. Đến lúc sắp hồn lìa khỏi xác, lúc con người thoát mọi tính toán, mọi mưu toan của cuộc sống để về với cõi yên tĩnh, vĩnh hằng, người ta muốn trăng trối những lời tốt đẹp cho con cháu,quý trọng giây phút thiêng liêng ấy thì hắn lại chỉ chăm chăm một việc nhớ nhắc đến một đồng tiền trong cổ họng. Đặc biệt là sau khi chết, nghe Diêm Vương quyết định trừng phạt tội tham lam quá đáng của hắn bằng cách bỏ vào vạc dầu thì hắn vội quỳ xuống nói: “Thưa Diêm Vương, xin ngài hãy giữ lại chỗ dầu, gửi về cho nhà tôi, tôi nguyện được rang khô trong chảo!”. Tiếng cười chua chát, cay đắng tận cổ họng bởi một thói tham lam, keo kiệt tới tột cùng của lão. Thật hết chỗ nói. Người ta còn cười trước hành động của một anh chồng tham ăn, hễ ngồi vào mâm là chúi mũi ăn, không nghĩ đến ai cả, luôn làm vợ xấu hổ thay. Vì vậy mà hôm nhà bố vợ có giỗ, chị vợ mới nghĩ một cách là buộc dây chân chồng, và dặn khi nào chị dật dây mới được ăn, nhưng không may có con gà đi qua vướng phải, thế là anh chồng được bữa làm tới trong Được một bữa thả cửa. Chúng ta còn cười những kẻ chuyên đi bắt chước học theo người khác một cách máy móc, mà không nhận thức được hành động của mình. Đó là tiếng cười của một anh ngốc làm theo lời vợ bắt chước những hành động của ông lý khi ăn, hễ ông lý làm gì anh ta phải làm theo, cho đến khi bó tay Theo sao kịp ngoài ra còn có những truyện có nộ dung tiêu biểu như: Mua kính, Dạy vợ, Nhất bên trọng, nhất bên khinh... Hoặc bắt gặp một anh chàng ngu ngốc, nghênh ngang và đãng trí mà lại đi ăn trộm Ăn trộm thật thà, Ăn trộm và cọp rình nhà... Hoặc là một anh lính gửi tiền và thư cho vợ nhưng lại quá cảnh giác đến mức không viết bằng chữ thường, mà lại vẽ bằng bốn con chó, một cái bát quái, hai con dê và một cái chũm chạc trong Bức thư lạ , có khi người ta còn cười cái tính đãng trí hay quên của một anh chàng, hễ làm việc xong là quên nấy như: Còn gì bằng, Nó lấy mất cày, Mất bò… để rồi từ đó làm cho người đọc phải bật lên cười về những hành động của anh ta. Người ta còn cười chảy ra nước mắt, trước thói quen xấu hay ngủ ngày của anh kia, vì thói xấu của mình, mà anh bị bạn bè trêu, cạo trọc cả đầu, khiêng bỏ vào chùa mà không hay biết gì cả, để khi tỉnh dậy băn khoăn tự hỏi mình: “Ta hay sư, sư hay ta? Trong Ta hay sư”, hoặc cười trước sự rởm đời của một anh đánh đàn bầu rất dở, nhưng lại cúa tưởng mình hay, đã làm cảm động người hàng xóm Tiếng đàn bầu. Qua đó, truyện châm biếm, đả kích mạnh mẽ vào những thói hư tật xấu của con người. CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA TRUYỆN CƯỜI TRONG SỰ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC XÃ HỘI 3.1. Sự nhận thức của nhân dân về thực trạng xã hội Trong cuộc sống, nhiều khi người ta cần phải cười – đó như là một liều thuốc tinh thần, một cách giải trí không tốn tiền mà đem lại hiệu quả rất cao cho con người. Tiếng cười thoát ra giải tỏa mọi căng thẳng, tâm trạng u uất, bực bội hay những phiền muộn trong lòng. Thay vào đó là tinh thần sảng khoái, thoải mái, tự tin vào chính mình, tin tưởng vào cuộc sống và sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới, những khó khăn thách thức tiếp theo. Khi ấy con người có thể dễ dàng tha thứ cho nhau những sai sót, nhất là các mối quan hệ xã hội được mở rộng, con người xích lại gần nhau thêm. Kết quả mang lại là sự nhanh nhạy, sáng tạo, linh hoạt là con người sau khi được giải tỏa tâm lý. Trong truyện cười dân gian Việt Nam, hệ thống những câu chuyện kể với mục đích mua vui chiếm một tỷ lệ nhỏ so với truyện cười đả kích, châm biếm. Những câu chuyện cười chỉ để mà cười, không có ý nghĩa xã hội sâu sắc hay còn gọi là truyện khôi hài đơn giản. Nó không tạo ra chỉ để giải trí đơn thuần mà thôi, cũng có những chuyện cười vào những thói hư tật xấu của con người như: tính sợ vợ, tính lười biếng, tính tham ăn,…Trong những điều kiện nhất định thì những sự vụng về, những thiếu sót về hình dáng bên ngoài, những sự ngẫu nhiên vô lý … dều có thể là một sự gợi ý, lời nhắc nhở nhẹ nhàng giúp người ta sửa chửa dần những thói quen, những tật xấu để sống tốt hơn trong xã hội, ngoài ra nó không tố cáo một cái gì lạc hậu, xấu xa, phản động. Truyện cười này đặt ra để mua vui, giải trí. Truyện cười đã phản ánh thực trạng của xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến – xã hội đầy rẫy những cảnh bất công mà như Vũ Trọng Phụng đã nói đó là “xã hội chó đểu”. Một xã hội có phân chia giai cấp, có áp bức bóc lột, khắp nơi trong xã hội “cảnh kẻ ăn không hết, người lần không ra” và sự phân chia giàu nghèo rất rõ. Trong cái xã hội ấy, tình cảnh khốn khó của người dân lao động đến mức thê thảm. Họ bị bóc lột đến tận xương tận tủy, đến manh áo mặc cũng vá chằng chịt, cơm cũng không đủ ăn,…Còn những tầng lớp trên thì sao? Cuộc sống “ngồi mát ăn bát vàng”, tiền cho vay nặng lãi, tiền thu tô cao thuế nặng,…chúng vơ vét bao nhiêu của cải trong nhân dân đưa về chiếm đoạt làm của riêng. Cái xã hội bất công ấy đã được truyện cười phản ánh vào trong từng câu chuyện cười. Dù nó không phải là miêu tả tỉ mỉ hay kể lại mà truyện bao giờ nó cũng phản ánh hiện thực. Nhất là hiện thực xã hội giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII chế độ phong kiến càng trên dốc thẳm của sự suy vong, những bản chất sâu xa bấy lâu được bộc lộ sâu sắc và rõ ràng. Những mặt xấu, mặt ác hiện nguyên hình cái “đạo đức giả” của vỏ bọc bề ngoài của tầng lớp thống trị. Hiện thực càng phức tạp, xã hội càng thối nát, mục ruỗng thì truyện cười càng phát triển cả số lượng và chất lượng . Truyện cười tố cáo, đả kích mạnh mẽ hơn. Truyện cười mang tính giai cấp, đứng trên lập trường của giai cấp nông dân nói riêng và người lao động nói chung, tác giả dân gian sáng tác truyện cười nhằm góp phần trong cuộc đấu tranh giai cấp, đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ thống trị có giai cấp. Tác giả dân gian sáng tác ra truyện cười, chủ yếu nhằm mục đích đả kích phê phán bọn thực dân, phong kiến và tay sai của chúng cho nên truyện cười đã thấm đẫm trong nó một tư tưởng, quan điểm lập trường của giai cấp nông dân. Họ đã ý thức tiến bộ về kẻ thù của giai cấp mình – kẻ đã gây ra đau thương cho họ. Đó là chế độ phong kiến. Họ sáng tác truyện cười để cười nhạo, báng bổ, đập phá vào mọi ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, đánh vào những hủ tục lạc hậu của tôn giáo phong kiến không hợp thời nữa và đả kích những áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị. Nó phản ánh quy luật phát triển tất yếu của lịch sử: chế độ phong kiến ắt phải sụp đổ để nhường cho xã hội mới tiến bộ hơn – xã hội không phân chia giai cấp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3.2. Thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Trong kho tàng văn học truyền miệng của ta, truyện cười chiếm một khối lượng không nhỏ sau tục ngữ và ca dao. Bộ phận văn học này phát triển không ngừng qua các thời đại, nó phản ánh khá rõ nét con người và xã hội lúc bấy giờ... Truyện cười chế giễu cái xấu, cái đần độn ngốc nghếch, thói ba hoa, hợm hĩnh, đanh đá chua ngoa cũa một số người. Ngoài ra, nó còn là thứ vũ khí mà tầng lớp thấp cổ bé họng, dùng để đả kích bọn sâu dân mọt nước, chuyên dùng cái quyền lực của mình ra sức bóc lột,áp bức nhân dân. Cho nên ngoài tính cách giải trí, truyện cười còn mang chức năng chống áp bức bốc lột. Trước hết, truyện cười có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân phong kiến và tay sai, bênh vực cho quyền lợi của nhân dân. Như chúng ta đã biết, truyện cười không chỉ có mục đích mua vui mà còn có mục đích đả kích, châm biếm sâu sắc những thói bịp bợm, ranh ma, những cảnh áp bức, bóc lột trong xã hội. Nó vạch trần bộ mặt thật của chế độ thực dân nửa phong kiến cùng với những lễ giáo, hủ tục lạc hậu. Đồng thời, nó bênh vực cho những cái thiện, cái tốt, cái đẹp hay là những kẻ yếu và tìm cách đấu tranh loại bỏ những gì xấu xa, “rác rưởi”, “những cặn bã trong xã hội”, nhằm kích thích, làm sống dậy cái trí nhớ về những giá trị cao (chân, thiện, mỹ), sỉ nhục sự ngu dốt, thấp hèn. Bằng cách tống tiễn mọi cái lỗi thời “vào vương quốc bóng tối” (Sê đrin), châm biếm bảo vệ cái tích cực, bảo vệ sự sống chân chính. Do đó, truyện cười đã trở thành một vũ khí lợi hại để cùng với phong trào đấu tranh vũ trang, bạo lực chống lại mọi lực lượng đế quốc phong kiến, mọi âm mưu thù địch của chúng mang lại niềm tin, lạc quan vào tương lai cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển thay đổi cả “màu da lẫn xác thịt”, cảnh bất công ngày càng giảm bớt, xã hội có xu hướng ngày càng phát triển đi lên trên tiến trình lịch sử tất yếu của cuộc cách mạng không ngừng. Xã hội Việt Nam đặc biệt ở giai đoạn thế kỷ XX trở đi liên tục phát triển cùng với các thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân. Đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần ngày càng được cải thiện. Truyện cười vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của nó là mua vui, đem lại nụ cười sảng khoái, giải trí cho con người và không ngừng phát triển cả về ý nghĩa phê phán, châm biếm nhưng cũng tùy đặc điểm của từng thời kỳ, từng hoàn cảnh lịch sử để nó vận dụng cho phù hợp. Tuy nhiên truyện cười dù ở thời điểm nào thì nó vẫn mang ý nghĩa mục đích gây cười của nó, làm cho con người có thể lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào tương lai, vào hoạt động lao động sản xuất và chiến đấu. Như Séc-nư-sép-xki đã nói: “Cái xấu là cái căn nguyên và bản chất của cái lố lăng”. Tiếng cười phê phán bao giờ cũng có một ý nghĩa xã hội và hướng vào mục đích đấu tranh xã hội. Hay theo như Ănghen đã nhận định: “ Các sáng tác dân gian truyện cười không những có tác dụng giải trí người nông dân, nhưng nó còn có tác dụng làm sáng tỏ tinh thần của anh, làm cha anh có ý thức về sức mạnh, về quyền lợi, quyền tự do của mình”[13;135]. Tiếng cười phê phán là một hành động xã hội chông lại bất cứ cái gì trái với nếp sống bình thường, với nhũng tập quán của xã hội, tố cáo bất cứ cái gì ngược với tính chất sinh động của cuộc sống con người. Có một điều đáng chú ý là người cười nhận thức rõ được cái trái ngược, cái buồn cười mà kẻ bị cười không có ý thức, không nhận thức được. Xưa nay, trong các tác phẩm văn học, truyện cười vẫn luôn là vũ khí đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, nhằm mục đích phản ánh thái độ bất bình, và sự đấu tranh chống lại giai cấp thống trị - tầng lớp trên. Đó là một xã hội đầy bất công, một chế độ người bóc lột người, trong đó sự sung sướng của kẻ này xây dựng trên đau khổ của người khác. Đó cũng là một cách thể hiện ý thức về kẻ thù của giai cấp, ý thức về con người và về xã hội của nhân dân. Còn Héc đen thì cho rằng tiếng cười có ý nghĩa san bằng các điều kiện xã hội. Còn theo Rich- tơ thì : “Truyện cười thường làm cho các hạng to đầu trong xã hội nhỏ lại, và đề cao các hạng người thấp kém”[13;136]. Chúng ta thấy thêm rằng trong xã hội phong kiến của nước ta ngày trước lấy nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, giai cấp thống trị muốn giữ cho mình một uy thế, một hình thức đạo mạo nghiêm trang, cho nên chúng rất sợ tiếng cười. Nhân dân ta cũng nhận thức được điều đó một cách rõ ràng, vì vậy mà họ đã dùng truyện cười đả kích, chống đối lại giai cấp thống trị. Làm thế nào để có thể cười được giai cấp thống trị là một trong những yêu cầu chủ yếu của truyện cười. Cười lên một tiếng thì không khí trang nghiêm mà mà bọn thống trị cố gắng duy trì sẽ bị tan vỡ. Cười lên một tiếng là một dịp để thấy mình ít ra cũng ngang hàng với những kẻ vẫn đè đầu cưỡi cổ mình, cười lên cũng là một dịp mình có thể đắc thắng được chúng. Vì vậy mà tiếng cười chính là thứ vũ khí mà kẻ yếu, kẻ bị trị hay dùng hơn là kẻ mạnh, kẻ thống trị. Như chúng ta đã biết trong giai đoạn lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, giai cấp thống trị trong thời kì suy vong không chịu rời bỏ vị trí của nó, mà trái lại chúng còn cố bám lấy địa vị, cố gắng duy trì trật tự cũ, tỏ ra rằng mình vẫn giữ vai trò quan trọng và có ích cho xã hội. Chính vì thế mà nó đã trở thành một vai hề trên sân khấu xã hội. Do đó mà truyện cười ở đây đã góp một phần vào việc đánh đỗ nó để làm cho lịch sử tiến lên, chuyển sang một trang mới. Tiếng cười vì thế mà có ý nghĩa xã hội sâu xắc. Những cái lỗi thời, cái xấu xa không phải chỉ tìm thấy được trong giai cấp bốc lột, mà còn có thể tìm thấy trong hàng ngũ nhân dân lao động. Khi mà cuộc sống ngày càng phải thay đổi và phát triển, vậy mà những tập tục cũ vẫn cứ níu giữ con người ta lại, kìm hãm sự phát triển về văn hóa cũng như kinh tế xã hội. Hơn nữa trong xã hội cũ khi mà ý thức hệ chính thống của thời đại là ý thức hệ của giai cấp thống trị, thì nhân dân một mặt đấu tranh chống giai cấp bốc lột, một mặt vẫn cứ chịu ảnh hưởng xấu xa của nó. Cho nên truyện cười có thể tìm thấy những đối tượng trong hành vi nào đó, của một số người trong hàng ngũ nhân dân lúc bấy giờ để phê phán. Chính vì vậy cho nên truyện cười luôn có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ, không chỉ là đấu tranh chống giai cấp bốc lột, mà còn đấu tranh trong nội bộ nhân dân. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, truyện cười vẫn cần vang lên để góp phần tiêu diệt cho bằng hết những tàn dư của chế độ cũ thường kéo dài cuộc sống vô lí của chúng. Vả lại trong xã hội chủ nghĩa mỗi hiện tượng có sự phát triển của nó trên con đường tiến lên không ngừng của nhân loại, cái tiên tiến hôm qua không tất nhiên là cái tiên tiến hôm nay, hay cái tiên tiến hôm nay có thể trở thành cái lỗi thời ngày mai. Sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới không bao giờ hết được trong đời sống của chúng ta. Cho nên hiện tượng mang tính nội tại thường là cơ sở của truyện cười. Có thể thấy rằng nhân dân ta ngày xưa đã biết sử dụng truyện cười như một vũ khí, và với các truyện cười của mình, họ đã đánh và đã thắng giai cấp thống trị, cũng như những cái xấu xa ở trong xã hội. Xét cho kĩ, xã hội cũ là một tấn bi kịch lớn và đó còn là một tấn hài kịch lớn. Xã hội cũ luôn chứa đầy những mâu thuẫn phức tạp. Nhưng tác giả dân gian đã nhìn thấy một cách sâu xắc những mâu thuẫn ấy, đó là những mâu thuẫn sẽ đưa chế độ xã hội ấy đến chỗ diệt vong, suy tàn, thông qua những tiếng cười dòn giã của mình. 3.3. Truyện cười – màng lọc “cải tạo” xã hội Truyện cười bên cạnh việc tố cáo mạnh mẽ chế độ xã hội phong kiến và bênh vực cho quyền lợi nhân dân như đã nói ở trên, Thì nó còn bênh vực cho những cái thiện, cái tốt, cái đẹp hay là những kẻ yếu và tìm cách đấu tranh loại bỏ những gì xấu xa. Do đó, truyện cười đã trở thành một vũ khí lợi hại để cùng với phong trào đấu tranh vũ trang, bạo lực chống lại mọi lực lượng phong kiến, mọi âm mưu thù địch của chúng mang lại niềm tin, lạc quan vào tương lai cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển thay đổi cả “màu da lẫn xác thịt”, cảnh bất công ngày càng giảm bớt, xã hội có xu hướng ngày càng phát triển đi lên trên tiến trình lịch sử tất yếu của cuộc cách mạng không ngừng. Đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần ngày càng được cải thiện. Nhưng truyện cười vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của nó là mua vui, đem lại nụ cười sảng khoái, giải trí cho con người và không ngừng phát triển cả về ý nghĩa phê phán, châm biếm nhưng cũng tùy đặc điểm của từng thời kỳ, từng hoàn cảnh lịch sử để nó vận dụng cho phù hợp. Tuy nhiên truyện cười dù ở thời điểm nào thì nó vẫn mang ý nghĩa mục đích gây cười của nó, làm cho con người có thể lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào tương lai, vào hoạt động lao động sản xuất và chiến đấu. Tiếng cười luôn đồng hành cùng cuộc sống con người cùng bao thăng trầm của lịch sử, dù đau buồn hay cả lúc vui vẻ nhất tiếng cười cũng có thể trào ra. Cái cười ấy có chất hài, niềm vui, có chất lạc quan sôi nổi hay sâu lắng, có khi (nhiều khi) có cả bi hài lẫn lộn, nhưng đã làm cho nó thêm đa dạng và phong phú. Truyện cười Việt Nam, khi là một thái độ hiền hòa cởi mở, khi là một tâm trạng “tư lự”, bẽ bàng. Cái cười nhiều lần đã là vũ khí đấu tranh, mà cũng đã là lời mời vẫy gọi. Cái cười có thể tôn tạo mà cũng có thể san bằng. Cười có thể giải thoát, là từ chối khổ đau, nhưng cũng có thể để chìm sâu trong xót xa, rầu rĩ. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Nhưng xét về phương diện nào thì tiếng cười Việt Nam vẫn mang một nét độc đáo riêng của một dân tộc gắn liền với đấu tranh chống ngoại xâm và đấu tranh chống giai cấp thống trị. Tiếng cười có khi hồn nhiên, ngay thẳng, bông lơn, trêu đùa chứa chút ngang tàng nghịch ngợm (truyện Trạng Quỳnh) có khi lại gay gắt, bốp chát, tục tĩu để đả kích, châm biếm những bất công, những tầng lớp thống trị hay bọn ngoại xâm, để rồi qua đó làm cho xã hội càng ngày càng tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Bên cạnh đó truyện cười còn có ý nghĩa giáo dục cao, có tác dụng sửa chữa uốn nắn, con người không phải là thú vật, nhưng cũng không phải là thần thánh. Nếu như bản chất của người lao động là một sự thực, thì tính chất dễ phạm sai lầm của con người cũng là một sự thực không thể nào phủ nhận, vì vậy mà việc họ mắc phải những sai lầm, thói hư tật xấu là không thể nào tránh khỏi, cho nên muốn cho xã hội tiến lên, cũng như phẩm chất người lao động ngày càng thanh cao, trong sáng, tất phải đấu tranh ngay trong nội bộ nhân dân, và truyện cười dân gian đã góp phần làm nhiệm vụ đó. Nếu như thái độ người cười là chế giễu, thì chế giễu ở đây âu cũng là một phương pháp giáo dục có hiệu quả. Hơn nữa việc đưa những thói hư, tật xấu trong nội bộ ra để phê phán còn là một việc dồi dào ý nghĩa: nó chứng tỏ người nông dân xưa không hề có ảo tưởng về mình, về bạn, về giai cấp mình. Những nhân vật trong truyện đã thực hiện qua những lời nói, cử chỉ, hành động trái tự nhiên. Những tính tình, tư cách, tác phong không phù hợp với cái đẹp, với quan niệm đạo đức của người bình dân, cũng như những thói hư tật xấu ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, vì thế đã tổn thương hoặc ít nhiều đến đời sống xã hội, đến sự đoàn kết, hoặc nặng hơn nữa đến danh dự của hàng ngũ đều bị đưa ra chỉ trích thẳng thắn và đích đáng, qua đó đem lại những tiếng cười có giá trị giáo dục mạnh mẽ, giúp con người thấy được cái sai, cái hạn chế của mình để sửa chửa, khắc phục, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp và hoàn thiện. Hơn thế nữa, truyện cười còn có một ý nghĩa quan trọng nữa là nó giúp con người rèn luyện, mài giũa năng lực và tư duy nhanh nhạy, khả năng sử dụng từ ngữ tiếng Việt thành thạo. Truyện cười không phải ai cũng có thể phát ra tiếng cười được khi mới đọc, có người vừa đọc xong là phát ra tiếng cười giòn, có người phải ngẫm nghĩ một hồi lâu mới cười được, phát hiện ra chỗ gây cười, để cười đòi hỏi phải có một đầu óc thông minh, một vốn kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt tốt. Vì vậy, truyện cười rất bổ ích trong quá trình đọc hiểu văn bản cũng như trong quá trình học các môn khác, giúp ta phát hiện nhanh hơn, hứng thú hơn với bài học. Từ đó mà nâng cao dần tình yêu tiếng mẹ đẻ, làm giàu cho tiếng Việt. Hiện nay, truyện cười cũng phát triển một cách mạnh mẽ trên các tờ báo, tạp chí… trong mọi lúc mọi nơi của đời sống xã hội có thể xuất hiện cái cười, tiếng cười làm cho các mối quan hệ xã hội được cải tạo. Tiếng cười làm cho không khí cuộc hội họp sôi động, vui vẻ hơn, giúp cho con người gần lại nhau hơn. Tiếng cười hiện đại có giọng điệu nhẹ nhàng hơn, không còn là giọng điệu đả kích, châm biếm, đấu tranh giai cấp nữa mà thay vào đó là tiếng cười nhằm mục đích phê và tự phê. Đó là tiếng cười chế giễu các thói hư tật xấu của con người như: lười nhác, ỷ lại, tham lam, ích kỷ, … hay đấu tranh chống lại các vấn đề đi ngược lại lợi ích của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: vấn đề ma túy, mại dâm, ô nhiễm môi trường , tham nhũng, buôn bán hàng lậu hàng giả… Tóm lại, truyện cười có giá trị thanh lọc tâm hồn con người, làm cho con người trở nên tốt hơn, đồng thời nó còn hướng con người tới những điều tốt đẹp và góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – đó chính là giá trị nhân sinh lớn lao. KẾT LUẬN Một truyện cười dân gian Việt Nam luôn luôn vận động phát triển và có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, giữ gìn và phát triển những giá trị tinh thần tốt đẹp của con người. Cùng với sự phát triển của lịch sử, kinh tế, xã hội, truyện cười dân gian Việt Nam càng ngày càng phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng, cả về nội dung cũng như hình thức. Nội dung của truyện cười ngày càng được mở rộng và phát triển qua chiều sâu đời sống nội tâm của con người. Nó phản ánh một cách hài hước, sâu sắc những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… của cuộc sống. Từ việc phản ánh những thói hư tật xấu của con người, những bất công trong xã hội có giai cấp, truyện cười dần khai thác thế giới bên trong của con người. Đó không còn là những mâu thuẫn giai cấp nữa mà chủ yếu là các vấn đề gây bất ổn cho xã hội, đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và lợi ích nhân dân, đối tượng đả kích, châm biếm, nhân vật chính của truyện cười không còn là kẻ thù giai cấp mà là kẻ thù của chính mình, ngay bên trong của con người. Nội dung phản ánh thay đổi đòi hỏi hình thức biểu hiện cũng phát triển theo, truyện cười dân gian Việt Nam không chỉ có mục đích mua vui mà còn là vũ khí sắc bén để đả kích, châm biếm chế độ phong kiến, thực dân xâm lược – xã hội người bóc lột người, đầy bất công; nó vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc vừa có ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Như vậy, truyện cười đã đem lại cho con người những nụ cười tươi vui thoải mái, giúp cho con người thêm yêu thêm tin cuộc sống hơn. Không chỉ vậy truyện cười dân gian Việt Nam mang nét độc đáo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếng cười luôn đồng hành cùng cuộc sống con người cùng bao thăng trầm của lịch sử, dù đau buồn hay cả lúc vui vẻ nhất tiếng cười cũng có thể trào ra. Cái cười ấy có chất hài, niềm vui, có chất lạc quan sôi nổi hay sâu lắng, có khi (nhiều khi) có cả bi hài lẫn lộn, nhưng đã làm cho nó thêm đa dạng và phong phú. Cái cười Việt Nam, khi là một thái độ hiền hòa cởi mở, khi là một tâm trạng “tư lự”, bẽ bàng. Cái cười nhiều lần đã là vũ khí đấu tranh, mà cũng đã là lời mời vẫy gọi. Cái cười có thể tôn tạo mà cũng có thể san bằng. Cười có thể giải thoát, là từ chối khổ đau, nhưng cũng có thể để chìm sâu trong xót xa, rầu rĩ. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Nhưng xét về phương diện nào thì tiếng cười Việt Nam vẫn mang một nét độc đáo riêng của một dân tộc gắn liền với đấu tranh chống ngoại xâm và đấu tranh chống giai cấp thống trị. Tiếng cười có khi hồn nhiên, ngay thẳng, bông lơn, trêu đùa chứa chút ngang tàng nghịch ngợm có khi lại gay gắt, bốp chát, tục tĩu để đả kích, châm biếm những bất công, những tầng lớp thống trị hay bọn ngoại xâm. Cùng với truyện cổ tích, truyện cười dân gian đứng về phía lẽ phải, về phía chính nghĩa chống lại cái vô lí, cái phi nghĩa. Truyện cười dân gian từ xưa truyền lại vẫn có vẫn có giá trị hiện đại. Ngày nay, tiếng cười trào phúng, đả kích đang có tác dụng trong cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc và tay sai, kẻ thù của nhân dân và đang góp phần vào việc phê bình nội bộ trong hành ngũ nhân dân.Và những kinh nghiệm cũng như thành tựu của truyện cười dân gian rất có ích đối với chúng ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Chính (1987), Tiếng cười dân gian Việt Nam, Nxb. Khoa học và công ty phát hành sách Đồng Tháp 2. Nguyễn Xuân Kính (1995), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb. Khoa học xã hội 3. Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học dân gian Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo dục 4. Vũ Ngọc Khánh (2003), Hành trình vào xứ sở cười, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng 5. Vũ Ngọc Khánh (1994), Truyện tiếu lâm, Nxb. Văn hóa thông tin 6. Vũ Ngọc Khánh ( 1997), Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, Nxb Giáo dục 7. Đinh Gia Khánh (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục 8. Lữ Huy Nguyên ( 2010 ), Truyện cười dân gian Việt Nam- truyện tiếu lâm và các Trạng- Nxb Văn học 9. Lê Chí Quế, Văn học dân gian( viết chung với Nuyễn Hùng Vĩ, Võ Quang Nhơn ), Nxb Giáo dục chuyên nghiệp, H.,1990 10. Hoàng Tiến Tựu (1983 ), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian- Nxb Giáo dục 11. Đỗ Bình Trị- Văn học dân gian, tập 1-Nxb Giáo dục, 1991 12. Đỗ Bình Trị- Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I, 1978 13. Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả biên soạn ) Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 1:Văn học dân gian. Giáo trình ĐH sư phạm, 1961 14 .Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi- Từ điển thuật ngữ văn học - Nxb Giáo dục , 2005 15. Trương Chính- Tạ Phong Châu- Tiếng cười dân gian Việt Nam - NXB KHXH. 1979 16. Tuyển tập truyện cười dân gian Việt Nam_Nxb.TH.Đồng Nai_2005 17. Truyện cười dân gian Việt Nam. Nhiều soạn giả. Nxb Văn học. Hà Nội_1964 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI CUA GA.doc