Đề tài Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Bố cục của báo cáo PHẦN I: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Lý luận chung về thơ và tác động của thơ đối với con người 1.1. Định nghĩa và đặc trưng thơ 1.2. Tác động của thơ đối với con người 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2.1. Đặc điểm ngôn ngữ trẻ em 2.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các thời kỳ 2.3. Vai trò của thơ ca đối với nhận thức và phát triển ngôn ngữ trẻ 3. Lý luận về từ vựng 3.1. Quan điểm về từ 3.2. Từ đơn 3.3. Từ ghép 3.4. Từ láy PHẦN II: BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGÔN NGỮ THƠ PHẠM HỔ 1. Đặc điểm thơ Phạm Hổ 1.1. Hệ thống đối tượng miêu tả 1.2. Nghệ thuật thơ Phạm Hổ 1.2.1. Bút pháp miêu tả 1.2.2. Hình thức hỏi đáp 1.2.3. Thể thơ 1.2.4. Độ dài của các bài thơ 2. Khảo sát từ vựng 2.1. Số lượng từ 2.2. Vấn đề nghĩa của từ 2.3. Phân loại từ theo phạm trù định danh 2.4. Phân loại từ dựa vào cấu tạo KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu và hoàn chỉnh nhất của nền văn hoá nhân dân. Nó vốn là công cụ để biểu hiện để tích luỹ và mở rộng các khái niệm, tư duy nhận thức và là phương tiện để hình thành ý thức con người, ho nên ngôn ngữ phục vụ cho những mục đích bình thường hàng ngày và cho cả những mục đích cao cả của cuộc sống. Ngôn ngữ là thực thể trực tiếp cùa tư duy. Với trẻ em ngôn ngữ có vai trò quan trọng. Trẻ em tiếp thu những khái niệm cơ bản đầu tiên và cụ thể là từ những vật chất xung quanh thông qua sự phân tích của mình. Từ ngữ sẽ giúp các em củng cố những khái niệm thu lượm được bằng con đường cảm thụ chính vì vai trò quan trọng của ngôn ngữ với trẻ như vậy, nên giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm, khi các em òn bé và phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển về tư duy là sự phát triển của ngôn ngữ. Chính vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu sự biến đổi ngôn ngữ, cụ thể là sự thay đổi vốn từ vựng qua các giai đoạn trưởng thành của trẻ. Một trong những lí do khiến chúng tôi lựa chọn khi Phạm Hổ làm phạm vi nghiên cứu bởi lẽ ông là một trong số không nhiều những cây bút xuất sắc trong lĩnh vực thơ Việt cho thiếu nhi. Trên cơ sở khảo sát thơ Phạm Hổ, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tác động của thơ Phạm Hổ (cụ thể là số lượng từ vựng trong thơ viết cho thiếu nhi của ông) dối với quá trình phát triển tư duy nhận thức và làm giàu. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm Hổ không chỉ viết thơ mà tài năng của ông còn được thể hiện bộc lộ trong nhiều thể loại khác như truyện ngắn, thơ dành cho người lớn . Song xuất phát từ mục đích của đề tài này, chúng tôi đã thu hẹp phạm vi tìm hiểu qua 9 tập thơ viết cho thiếu nhi của ông được trích trong “ Tuyển tập thơ Phạm Hổ ”. Với 140 bài thơ đã bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong 140 bài thơ của ông. Từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ thơ Phạm Hổ xét trên phương diện từ vựng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp miêu tả. Từ các phương pháp trên, chúng tôi đã chỉ rõ nét riêng trong cách sử dụng từ ngữ của Phạm Hổ và ảnh hưởng của chúng đến con trẻ như thế nào. 4. Bố cục của báo cáo Phần I: Những tiền đề lý luận liên quan đến báo cáo. Phần II. Bước đầu khảo sát ngôn ngữ thơ Phạm Hổ.

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong thơ ca, các em chỉ cần hiểu cái chung nhất, cái chính nhất, phần còn lại có thể đi qua ý thức của các em mà thôi. Trong một bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh các em không hiểu được hết, điều đó là dĩ nhiên vì nhận thức của các em còn nhiều hạn chế và cho các em tiếp cận thơ chính là để mở rộng vốn từ ngữ của các em. Thơ ca rất cần cho các em. Vì vậy, ngôn ngữ thơ ca vừa để khắc phục những nhược điểm trong ngôn ngữ các em và làm phong phú thêm ngôn ngữ cho các em theo chiều hướng tích cực. 3. Lý luận về từ vựng 3.1. Quan điểm về từ Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất tồn tại hiển nhiên, sẵn có của từ mà ngôn ngữ loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung được một ngôn ngữ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Xét ở một khía cạnh nào đó các định nghĩa này đều có phần đúng, nhưng không bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong các ngôn ngữ và ngay cả trong bản thân một ngôn ngữ. Nói cách khác, những định nghĩa về từ hiện nay đúng nhưng chưa đủ. Xuất phát từ sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong bản thân một ngôn ngữ nào đó, cho nên các nhà ngôn ngữ học không có sự thống nhất trong cách định nghĩa và miêu tả từ. Cho đến nay, đã có hơn 300 cách định nghĩa về từ. F. De. Saussure đã viết: “Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ mặc dù khái niệm này khó định nghĩa”. “Các từ là những ký hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường” (K. Buhker). “Từ không phải đơn giản có tính số học của vật chất âm thanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính của vật chất âm thanh và ý nghĩa” (W. Schmidt). Tất cả các định nghĩa trên đây đều không bao quát được những đặc điểm cơ bản của từ, chúng chỉ có thể dùng làm những luận điểm xuất phát khi nghiên cứu và miêu tả từ. Các nhà Việt ngữ đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về từ và cách nhận diện từ trong tiếng Việt ví dụ như: “Từ là đơn vị nhỏ nhất, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chúc năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu”. [1,142] “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức”. [2,61] “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. [4;16] “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền”. [3;69] Các nhà Việt ngữ học đã xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu, những khía cạnh khác nhau của từ để đưa ra định nghĩa, quan điểm về từ của riêng họ. Từ các định nghĩa trên, có thể rút ra một đặc điểm chung của từ tiếng Việt là một đơn vị có tính chất hai mặt: mặt hình thức và mặt nội dung. Từ tiếng Việt là một đơn vị ngôn ngữ có hình thức ngữ âm, nội dung, ngữ nghĩa ổn định (tính định danh của từ) và hoạt động độc lập trong lời nói (tức là khả năng tách biệt khỏi những từ bên cạnh). Từ là một đơn vị thực tế mà người nói có thể cảm nhận được. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã chọn một khái niệm về từ để làm việc như sau: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để cấu tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền”. [3;69] Tóm lại, từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng mà còn là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nói chung. 3.2. Từ đơn Căn cứ vào cấu tạo từ, từ tiếng Việt được chia ra thành các kiểu từ, bao gồm: từ đơn, từ ngẫu hợp, từ ghép, từ láy. Khi gọi là “từ đơn”, “từ ghép”, hay “từ láy”, điều này có nghĩa là các nhà ngôn ngữ học đã căn cứ vào số lượng hình vị để phân loại. 3.3. Từ ghép Ngay trong cách định nghĩa về từ ghép cũng khá nhiều quan niệm khác nhau được đưa ra: “Từ ghép là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập”. [2;69] “Từ ghép là những từ được tạo nên do phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó, có quan hệ về nghĩa với nhau”. [1;145] “Từ đơn chỉ gồm một tiếng nên làm thành một đơn vị đơn giản.. Từ ghép, trái lại là một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại. Từ ghép là một loại đơn vị có tổ chức cao hơn tiếng nói chung và cao hơn từ đơn nói riêng một bậc”. [5;51] Các định nghĩa trên tuy khác nhau về tính diễn đạt song đều thể hiện một điểm chung, thống nhất: đó là cấu trúc phức tạp của từ ghép. Dựa vào mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, từ ghép tiếng Việt bao gồm: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Từ ghép đẳng lập là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Các thành tố cấu tạo trong từ ghép đều rõ nghĩa và khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau. Chẳng hạn các từ: ăn khác ăn ở, khác ăn nói, khác ở, khác nói. Nhưng cũng có trường hợp một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Ví dụ như các từ: chợ búa, bếp núc, đường sá, sầu muộn. Do quan hệ cú pháp đẳng lập chi phối, nên trong từ ghép đẳng lập, trật tự các yếu tố có thể thay đổi không cố định. Tuy nhiên sự thay đổi trật tự này cũng còn phụ thuộc và chịu sự chi phối của qui tắc từ , cho phép từ này có thể hoặc không thể thay đổi trật tự các yếu tố trong từ ghép.Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập so với ý nghĩa của các tiếng trong từ ghép có tính chất tập hợp, khái quát hơn. Chính ý nghĩa khái quát ấy là một trong những điểm làm cho từ ghép đẳng lập khác với từ ghép chính phụ. Từ ghép chính phụ là từ ghép trong đó thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, trong đó thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa cho thành tố chính. Chẳng hạn các từ: tàu hỏa, cà chua, dưa hấu, xanh lè, là những từ ghép chính phụ. Xét về tính chất, từ ghép chính phụ do quan hệ chính phụ sinh ra nên trật tự của nó là trật tự cố định, không dễ thay đổi.Ví dụ “hải quân” không thể đảo ngược trật tự thành “quân hải”. Về mặt ngữ nghĩa, nếu các tiếng cấu tạo từ ghép có cùng tính chất thì nghĩa của thành tố chính qui định ý nghĩa chung của toàn tổ hợp, nghĩa của thành tố phụ có vai trò thu hẹp phạm vi nghĩa của thành tố chính (ví dụ:: tàu hỏa, cỏ gà). Trong trường hợp, các tiếng có tính chất khác nhau, thì nghĩa của thành tố chính quyết định nghĩa của cả từ, ví dụ từ “thí điểm”. Nhận diện từ ghép không phải là một vấn đề đơn giản đối với trẻ. Chính vì thế, với nhận thức lý luận về từ ghép như vậy, sẽ giúp ta lựa chọn chính xác những từ ghép trong thơ Phạm Hổ làm phong phú thêm vốn từ vựng cho các em. 3.4. Từ láy Nếu phương thức tổ hợp các tiếng dựa trên mối quan hệ về nghĩa cho ta các từ ghép, thì phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy(còn gọi là từ kép láy, từ láy âm). Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về từ láy như sau: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy. Đó là phương thức láy toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết(với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi,thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay một đơn vị có nghĩa.”. [4;40] GS.Nguyễn Thiện Giáp đã định nghĩa về từ láy: “Ngữ láy âm là đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay sự lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có.Chúng vừa có sự hài hòa về mặt ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả”.[3;86] Các định nghĩa trên, đã chứng tỏ một điểm chung trong quan niệm của các nhà Việt ngữ học về từ láy. Họ đều lấy tính chất giống nhau ỏ một mức độ nào đó về mặt âm tiết trong cấu tạo từ là cơ sở để nhận diện về từ láy. Từ láy trong tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng còn có loại ba tiếng. Trong đó láy hai tiếng là loại tiêu biểu cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt. Một số nhà ngôn ngữ học không nói đến tính chất lặp mà còn nói đến sự biến đổi (còn gọi là đối) trong từ láy. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (ví dụ như: người người, ngành ngành) sẽ không thể trở thành từ láy được. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy bao gồm: từ láy hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi), láy ba tiếng và từ láy bốn tiếng. Trong từ láy đôi có láy hoàn toàn và láy bộ phận. Từ láy hoàn toàn là những tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa hai thành tố như: ầm ầm, ào ào, oang oang, chiêm chiếp. Từ láy bộ phận là những từ láy có sự khác nhau hoặc ở âm đầu hoặc ở âm chính, thanh điệu bao giờ cũng trùng nhau. Ví dụ như: lún phún, lúng túng, ngô nghê. Trong tiếng Việt hình thức láy ba, láy tư không nhiều, thậm chí nhiều trường hợp được xây dựng trên cơ sở các từ láy đôi bộ phận . Việc sử dụng các từ láy là rất hữu ích cho trẻ. Bởi lẽ, trong cách nói năng hay miêu tả, từ láy sẽ góp phần làm cụ thể hóa đối tượng chúng ta muốn con trẻ hướng đến. Không những thế, còn làm tăng vốn từ cho các em, tăng khả năng phát âm và tăng khả năng nhận thức cho các trẻ. PHẦN II BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGÔN NGỮ THƠ PHẠM HỔ 1. Đặc điểm thơ Phạm Hổ 1.1. Hệ thống đối tượng miêu tả Bất cứ một ngành nghệ thuật nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo, bởi lẽ sự khắc nghiệt của thời gian không cho phép những tác phẩm không có “cái tôi”, không có dấu ấn, được tồn tại. Thi ca cũng là một trong số những ngành nghệ thuật luôn đòi hỏi sức sáng tạo từ những ngòi bút. Sáng tác thi ca đã khó, nhưng viết thơ cho thiếu nhi còn khó hơn. Thế giới của các em phong phú, luôn đầy ắp những bất ngờ thú vị, tâm hồn các em luôn khao khát hướng ra thế giới muôn màu sắc bên ngoài. Viết thơ cho thiếu nhi là một mảnh đất màu mỡ cho những ai yêu thích con trẻ cầm bút. Nhưng điều tưởng chừng rất dễ ấy lại khó thực hiện biết bao. Bởi lẽ nhận thức, suy nghĩ của trẻ còn hạn chế, làm thế nào để trẻ chấp nhận, yêu thích những sáng tác của mình điều ấy phụ thuộc vào tài năng người nghệ sỹ. Thơ cho thiếu nhi có nhiều, nhưng đứng được với thời gian, con số ấy không nhiều. Phạm Hổ nhà thơ đã dành cả cuộc đời mình để đem lại niềm vui cho các em - là một trong số ít những nhà thơ mà tiếng thơ của ông có ảnh hưởng khá lớn đến các em thiếu nhi. Chúng tôi đã tiến hành khẻo sát 104 bài thơ vioết cho thiếu nhi của Phạm Hổ và nhận thấy cả một thế giới phong phú đa dạng biết bao đang hiện dần ra trước mắt mình. Này đây là “ngôn ngữ bạn ồn ào”, “ngôn ngưqx người bạn im lặng”, “này đây là chú vịt bông” rất đỗi dễ thương, này đây là “những người bạn nhỏ” xinh xắn, rồi sau đó là cả một không gian rộng với đất nước Việt Nam tươi đẹp, với những người “em thích em yêu”. Ngòi bút giản dị nhưng tinh tế của Phạm Hổ đã cung cấp cho các em những hiểu biết giản dị và cơ bản nhất về thế giới vạn vật xung quanh. Đó là thế giới của các loài quả như: quả "Khế", quả "na", quả dứa...,các loài vật đáng yêu "gà con và quả trứng", "Ngỗng và vịt"... Đến với thơ Phạm Hổ các em như được bước vào một không gian rực rỡ sắc màu, tràn ngập âm thanh. Nghệ thuật mô phỏng âm thanh tự nhiên đã làm cho không gian trong thơ Phạm Hổ đầy chất sống. Trẻ thơ tiếp xúc với thế giới xung quanh bằng các giác quan của mình, các em lắng nghe, quan sát, sờ mó, để được thấy, được biết, được hiểu và ghi nhận những âm thanh, những hình ảnh từ thế giới bên ngoài vào trong tâm hồn mình. Phạm Hổ hiểu được điều đó và ông đã bước những bước chân với những nhịp tuyệt vời để đưa vào trong thơ mình những âm thanh sống động của cuộc sống đó là cách tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất tới giác quan của trẻ nhỏ. Qua đó các em có thể nghe thấy rất nhiều tiếng động tiếng kêu, hình dung được nhiều động, tác hành động được miêu tả trong bài. Đây là tiếng "ấm và chảo", kia là tiếng còi tí...te,tí...te của "Xe chữa cháy". Thơ Phạm Hổ không chỉ tái hiện một thế giới mới lạ với vô vàn điều lý thú trước mắt các em nhỏ, mà thơ ông còn đáp ứng những mong muốn, nhu cầu tình cảm của các em khi đến với thơ. Trẻ nhỏ đọc thơ Phạm Hổ, yêu thích thơ ông bởi lẽ thơ Phạm Hổ đã đáp ứng đúng nhu cầu tình cảm, những mong muốn của các em khi đến với thơ. Những yếu tố bất ngờ ngộ nghĩnh và hóm hỉnh đã giúp cho nhà thơ truyền đạt trọn vẹn thông điệp của mình đến với các em. Trẻ nhỏ luôn làm cho chúng ta bị bất ngờ bởi lối suy nghĩ và tư duy riêng của chúng. Vốn sống của các em còn ít ỏi, có những điều tưởng như giản đơn đối với chúng ta nhưng trẻ cũng chưa hiểu được, và nếu có hiểu, chúng hiểu theo cách riêng của chúng. Đôi khi những suy nghĩ đó còn sai lầm, đi ngược với quy luật thông thường. Sự hóm hỉnh, ngộ nghĩnh và đầy chất bất ngờ ấy xuất hiện trong thơ Phạm Hổ khi mọi trật tự logic thông thường đôi lúc biến mất, cũng như lời trẻ nhỏ nhiều khi không cũng không có chỗ cho sự logic tồn tại. Này đây là cảnh cả đàn gà con nhao nhao trả lời "Ngủ rồi đấy ạ" khi nghe gà mẹ hỏi "đã ngủ chưa đấy hả". (Bài "Ngủ rồi"). Những cảm nhận ngây thơ, những hiểu biết hồn nhiên, những suy nghĩ trong sáng ấy ai cũng đã từng trải qua một lần và sẽ không trở lại lần thứ hai, nên đến với thế giới viết cho thiếu nhi trong thơ Phạm Hổ, dường như trong mỗi chúng ta đều thêm yêu trẻ, tâm hồn mỗi người như trở nên trong sáng hơn, tinh khiết hơn, nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Trong thế giới của các em chúng ta sẽ tìm lại được những cái mà trong cuộc sống hôm nay, ở thế giới người lớn này chẳng thể nào tìm thấy được. Tạo ra những yếu tố bất ngờ, hóm hĩnh và ngộ nghĩnh Phạm Hổ đã làm phong phú và giàu có thêm thế giới tuổi thơ của các em. Một cách vô tình ông đã thực hiện những bài học trực quan lý thú và đáng ghi nhớ cho các em hiểu hơn thế giới con người và xã hội. 1.2. Nghệ thuật thơ Phạm Hổ 1.2.1. Bút pháp miêu tả Thơ Phạm Hổ mở ra trước mắt các em một thế giới phong phú, tràn đầy sức sống của thiên nhiên, tạo vật. Những âm thanh, màu sắc, hình ảnh tươi mới đó đến với các em một cách tự nhiên bởi lẽ Phạm Hổ đã miêu tả chúng bằng bút pháp chân thực, nhưng vẫn không làm mất đi sự sinh động. Đọc thơ ông, trẻ có thể hình dung được đối tượng mà nhà thơ miêu tả, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thơ Phạm Hổ đã kích thích trí tưởng tượng trẻ nhỏ. Đối với những đứa trẻ đã nhìn thấy sự vật đó, thì những câu thơ của Phạm Hổ một lần nữa khắc sâu vào trí nhớ các em phạm trù khái niệm mà từ miêu tả. Ví dụ, bài thơ “Củ cà rốt” (trong “Những người bạn nhỏ”) . Nhà thơ đã giúp các em nhận diện được từ màu sắc bên ngoài “lá xanh”, “củ đỏ” cho đến cachs chúng nảy nở, phát triển: … “lớn nhỏ Bên nhau Đất đội Ngập đầu Nhảy lên…” Thêm một nét đặc sắc trong bút pháp miêu tả đấy là cách Phạm Hổ đặt các đối tượng cụ thể vào một hệ thống đề tài chung nhất định. Điều này vừa làm rõ đối tượng miêu tả, vừa làm tăng khả năng liên hệ giữa cái cụ thể với cái chung của đứa trẻ. Các tập thơ trong “Tuyển tập Phạm Hổ” có những cái tên rất đáng yêu: “Bạn trong vườn”, “Những người bạn im lặng”, “ Những người bạn ồn ào”… Những bài thơ trong mỗi tập thơ đều nhằm mục đích làm rõ hơn tính chất được nêu ra trong tên các tập thơ này. Nói đến “Bạn trong vườn”, Phạm Hổ miêu tả những chú gà con, cây na, cây ổi, cây khế... Nói đến những người bạn im lặng là các em nhớ ngay đến cái chổi, cái thước, cái rế, cái cầu chì hay chỉ cần nghe thấy tiếng máy khâu, tiếng bay gấp gáp của các trực thăng, các em biết ngay đó là “ những người bạn ồn ào”. Điều quan trọng không chỉ thể hiện ở sự khéo léo, tinh tế của Phạm Hổ khi sắp xếp các đối tượng theo từng chủ điểm, mà quan trọng hơn là ông đã tăng khả năng tư duy và liên hệ của trẻ nhỏ với thực tế theo một trường liên tưởng nhất định. Chẳng hạn nói đến “ vườn” là các em biết có những loại cây nào, những con vật nào trong vườn. Cách miêu tả này của Phạm Hổ cũng phù hợp với quy luật phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Đặt đối tượng miêu tả trong một hoàn cảnh cụ thể với những từ ngữ cụ thể gắn với những đặc trưng của mỗi đối tượng sẽ giúp cho các em có thể vận dụng vào giao tiếp một cách thành thạo và chính xác. Từ đó, việc học từ và nhớ nghĩa của từ cũng trở nên đơn giản hơn. 1.2.2. Hình thức hỏi đáp Tất cả những giá trị nội dung trong thơ Phạm Hổ đã được truyền đạt đến các em bằng một hình thức thơ đa dạng. Thơ Phạm Hổ không chỉ dạy cho các em những hiểu biết ban đầu về thế giới xung quanh mà còn dạy cho trẻ những điều hay lẽ phải. Những bài học ấy được thể hiện khéo léo thông qua hình thức những cuộc trò chuyện, những lời hỏi đáp của trẻ với người lớn. Trẻ em lớn dần lên và tiếp xúc rộng hơn với thế giới xung quanh và lần đầu tiên được bước chân vào thế giới nhiều màu sắc như vậy đứa trẻ nào chẳng lạ lẫm. Tất nhiên chúng sẽ đặt ra muôn vàn câu hỏi: “cái này là cái gì”, “tại sao lại như thế”, “như thế để làm gì”…Phong Lê từng có nhận xét: “ Trước thế giới bao la ngày càng rộng mở lý thú, các em hăm hở mà băn khoăn trước muôn vàn câu hỏi, không thể tính cả cuộc đời có bao nhiêu câu hỏi?” Phạm Hổ đã lắng nghe những câu hỏi của trẻ thơ, giải đáp những thắc mắc của các em bằng cách riêng của ông. Không có những lý thuyết khô khan chỉ có những câu hỏi ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ và những câu trả lời cũng không kém phần hồn nhiên; Bới lẽ Phạm Hổ đã cảm nhận thế giới bằng trực giác và trí tưởng tượng rất đỗi hồn nhiên, bay bổng của trẻ thơ. Những câu hỏi ấy có khi được thể hiện trực tiếp trong cuộc đói thoại giữa 2 nhân vật ("Lúa và gió"), có khi chúng lại được thể hiện thông qua việc mượn giọng của nhân vật thứ ba ("Thuyền và cá", "Bàn tay như búp non"...) 1.2.3. Thể thơ Tiến hành khẻo sát 104 bài thơ chúng tôi thấy các thể thơ Việt Nam đã được vận dụng triệt để. Trong đó: thơ hai chữ ba bài (củ cà rốt, thước, mưa), thơ ba chữ 4 bài (Bắp cải xanh, na, ổi, một ông trăng), thơ lục bát một bài ( sầu riêng) chiếm số lượng lớn trong thơ Phạm Hổ là các thể loại 3, 4, 5 chữ. Thậm chí có bài là sự kết hợp của thơ 3 chữ, 4 chữ…chẳng hạn bài “Bông hoa gì bạn hỡi”. Việc vận dụng nhiều thơ vào trong sáng tác của mình như vậy Phạm Hổ đã tạo ra sự đa dạng phong phú về nhịp điệu. Những câu thơ mang âm hưởng đồng dao, dân ca phù hợp với tâm lý rộn ràng, vui tươi của con trẻ. Thậm chí âm hưởng của những bài thơ 4 chữ còn gọi cho chúng ta nhớ đến những bài vè những bài hát vui chơi của trẻ em khi xưa: “Nghé hành nghé hẹ Nghé chả theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn…” 1.2.4. Độ dài của các bài thơ Qua 9 tập thơ chúng tôi khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng từ ngữ của nhà thơ rất phóng khoáng. Có những bài thơ có độ dài ngắn, số lượng từ ngữ rất ít (Bài "Mắt"), nhưng cũng có những bài thơ dài, số lượng câu nhiều, số lượng từ được sử dụng trong bài thơ cũng khá lớn. Bài thơ “ Gà con và quả trứng” (trích trong tập thơ “ Bạn trong vườn”) dài 102 câu, sử dụng 356 từ hay bài “ Đôi dép thần kỳ” ( trích tập “Chú vịt bông”) dài 71 câu, sử dụng 292 từ... có thể coi là những ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng một lượng từ khá lớn trong sáng tác của Phạm Hổ. Sự khác nhau về độ dài mỗi câu thơ, số lượng câu từ trong mỗi bài không phải là một sự ngẫu nhiên. Mỗi bài thơ viết về một đề tài khác nhau, do vậy, không thể gò ép số lượng câu trong vài vào một cái khuôn nhất định. Nhưng điều quan trọng là do đối tượng tiếp nhận chi phối. Thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi ở các lứa tuổi khác nhay, vì vậy dung lượng của mỗi bài thơ không giống nhau.Vì nhận thức của các em ở mỗi lứa tuổi là khác nhau... do vậy, hướng đến đối tượng tiếp nhận nào thì bài thơ phải có sự tương ứng trong cách cấu tạo đoạn thơ cũng như sử dụng từ ngữ. Mục đích của các sáng tác viết cho thiếu nhi đấy là tăng cường khả năng hiểu biết về cuộc sống cho trẻ nhỏ, tăng vốn từ ngữ và từ đó bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Nhưng làm thể nào để có thể thực hịên điều này một cách hiệu quả, thì lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự tinh tế trong cảm nhận, trong cách viết của mỗi tác giả. Phạm Hổ không chỉ là một nhà thơ, mà dường như ông còn là một nhà tâm lí tài năng, khi ông tỏ ra là người có khả năng hiểu được tâm lí trẻ. Điều này thể hiện ở ngòi bút thơ Phạm Hổ. Nếu ai đã từng đọc và yêu thơ Phạm Hổ chắc chắn sẽ nhận thấy trong thơ Phạm Hổm từ ngữ rất giản dị khi miêu tả các đối tượng. Những từ ngữ này không xuất hiện một cách khô cứng như trong giao tiếp của người lớn, mà nó được dùng theo tâm lí trẻ em ví dụ: âm thanh của tiếng máy khâu chạy lại được nhà thơ biến thành một lời hứa “ Sắp xong rồi! Sắp xong rồi”, miêu tả cái máy bay nhà thơ ví nó như một “con chim sắt” lớn, Nhà thơ còn nhân hóa cả những sự vật tưởng như vô hồn của thiên nhiên vì thế mới có “ ngựa cha, ngựa con”, mới có cái nũng nịu đòi bú của chú bê nhỏ. Nghệ thuật nhân hóa ấy đã làm cho các thực thể tưởng vô hồn bỗng trở nên sống động, có những hành động, tính cách như con người vậy. Điều này đã làm cho cảm nhận của các em về thế giới xung quanh trở nên tươi đẹp hơn. Tiểu kết Bằng tâm hồn tinh tế nhạy cảm với những xúc cảm trẻ thơ, Phạm Hổ đã tạo cho thơ mình một nét riêng dễ nhận, nét trong trẻo hồn nhiên như tâm hồn con trẻ. Đó không phải là điều mà bất kỳ nhà thơ nào cũng làm được. Không chỉ là một nhà thơ, Phạm Hổ còn giống như một người họa sỹ bằng nét bút tài hoa vẽ lên từng bức tranh: Bức tranh về loài cây, loài quả tràn đầy nhựa sống, bức tranh về thế giới con vật đáng yêu rồi những con người “em yêu em thích” là mẹ, là chị, cho đến mỗi bức tranh rộng lớn về đất nước Việt Nam xinh đẹp... Để rồi từ những bức tranh riêng lẻ đó ông mở ra một thế giới phong phú, nhiều màu sắc trước mắt các em. Ông đã chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng của các em bay cao hơn trong thế giới muôn vàn màu sắc và âm thanh. “Trẻ em lớn lên, cùng với việc tiếp xúc vứi con người, các em còn tiếp xúc với cả một thế giới tự nhiên kỳ diệu. Phải lâu lắm các em mới hiểu hết và tiếp xúc với những cảnh ngộ, những nỗi niềm và số phận con người”. (Vũ Đình Minh- thiên nhiên trong thơ viết cho thiếu nhi). Vậy thì hãy đặt bàn tay các em vào những bàn tay rộng lớn hơn mà chứa chan lòng nhân ái, hãy dẫn dắt những bước đi chập chững ban đầu của các em vào cuộc đời, hãy để tâm hồn còn trong trắng và mong manh như thủy tinh của các em đến với thế giới tươi đẹp này. Những câu thơ giản dị, âm điệu vui tươi rộn ràng ấy sẽ mãi còn ngân lên trong lòng các em. 2. Khảo sát từ vựng 2.1. Số lượng từ Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 104 bài thơ trong “Tuyển tập Phạm Hổ” . Nhà thơ đã sử dụng 4743 từ. "Bắt đầu từ thời kỳ 2 tuổi trở đi, trẻ nhanh chóng học nắm vốn từ trong tiếng mẹ đẻ. Vốn từ của trẻ tăng lên hàng ngày. Hầu như mỗi ngày trẻ lại học nắm được một số từ ngữ mới. Nếu như lúc 2 tuổi trẻ sử dụng được khoảng 500 từ, thì đến 2,5 tuổi có đến 1000 từ và 3 tuổi có khoảng 2000 từ.[7,90]. Số lượng từ ngữ của trẻ ngày càng tăng lên qua các thời kỳ. Bắt đầu tuổi đến trường, vốn từ của trẻ chẳng những được cung cấp trong quá trình giao tiếp hàng ngày mà còn được bổ sung một cách có bài bản qua hệ thống sách vở. Theo phân tích và thống kê, “ số lượng từ mà Sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 cung cấp cho các em là 9361 từ, trong đó Sách giáo khoa lớp 1 cung cấp cho các em 2052 từ, lớp 2 là 3198 từ và lớp 3 là 4111 từ .” [8, ]. Với 4743 từ đã sử dụng trong 104 bài thơ như vậy, thì những bài thơ của ông không chỉ phù hợp với các em nhỏ lứa tuổi mầm non, mẫu giáo mà còn thực sự bổ ích ngay cả với những học sinh tiểu học. Bởi lẽ, theo thời gian cùng với sự thay đổi về mặt sinh lí là sự thay đổi về mặt tư duy và trí tuệ. Vỡ thế, không chỉ vốn từ của các em tăng lên mà khả năng hiểu được nghĩa của từ của các em cũng được mở rộng. Đặc biệt là những bài thơ của Phạm Hổ, mỗi bài thơ đều hướng đến một đối tượng cụ thể cho nên từ ngữ rất dễ hiểu và phù hợp với tâm lí con trẻ. 2.2. Vấn đề nghĩa của từ Phần lớn các từ ngữ trong thơ Phạm Hổ đã khảo sát đều là những từ chỉ sự vật, hoạt động, hiện tượng quen thuộc với thường ngày. Có những sự vật thường ngày chung nhất cho tất cả các em như cái “giường”, cái “đình”, “dao và kéo”. Cũng có những sự vật thường ngày rất quen thuộc với trẻ em nôgn thôn, đọc lên đã thấy không khí của ruộng đồng, làng mạc, ví dụ như hình ảnh ngộ nghĩnh của “chú bò tìm bạn”, “bê đòi bú”, “ngựa con”… hay khu vườn xanh mướt với các loại cây quả “bắp cải xanh”, “củ cà rốt”. Cũng có sự vật thường ngày rất quen thuộc với trẻ em thành phố như “nhà tập thể”… Tất cả những đối tượng này đều được miêu tả với ngôn từ trong sáng, giản dị, không hề tồn tại một nét nghĩa xấu nào làm ảnh hưởng đến đầu óc non nớt của trẻ. Trong 104 bài thơ chúng tôi khảo sát, chỉ có 02 bài có sự xuất hiện sự chuyển nghĩa của từ, trong 102 bài thơ còn lại các từ đều xuất hiện với tư cách từ đơn nghĩa. Ngay trong phạm vi 102 bài thơ có tính chất đơn nghĩa như vậy, cũng không hoàn toàn thống nhất, mà chúng còn có sự phân loại. Có những bài thơ chỉ một nghĩa đơn thuần, ví dụ những bài thơ miêu tả các loại quả như quả “dứa”, quả “khế”, quả “na” hay những bài thơ mang tính chất truyền dạy cho các em những bài học đầu tiên trong cuộc đời. Ví dụ “nói điều hay”, “ban tay như búp lan”…. Tính chất đơn thuần về nghĩa thể hiện ở chỗ các từ ngữ sử dụng trong bài đều nhằm mục đích miêu tả, làm nổi rõ tính chất, đặc điểm của một đối tượng cụ thể. Điều này có ảnh hưởng tích cực đối với nhận thức của trẻ nhỏ, vì qua cách miêu tả cụ thể của Phạm Hổ, khi đi vào thực tế, các em có sự nhận thức chính xác, đầy đủ về vật thể. Cũng trong phạm vi 102 bài thơ có tính chất đơn nghĩa, còn xuất hiện những trường hợp nội hàm chỉ có một nghĩa nhưng đối tượng thuộc vào ngoại diên của khái niệm đó lại khá rộng. (Ví dụ: bài “Thuyền và cá”). Phạm Hổ dạy cho các em biết: “Thuyền đi trên nước Ta nói: thuyền trôi Cá đi trong nước Ta bảo : cá bơi.” Nhưng sau này khi tiếp xúc nhiều hơn với thực tế các em sẽ nhận ra nhiều đối tượng, nhiều thực thể thoả mãn những tính chất vừa được nêu ra trong bài thơ. Ví dụ, sau này khi nói “đi trên nước”, không chỉ có thuyền mà các em cũn biết thờm nhiều loại phương tiện khác, cũng như các em sẽ biết thêm tên nhiều loại cá khác nhau. Như vậy, qua 102 bài thơ hoa có tính chất đơn nghĩa này, nhà thơ đã cung cấp cho các em nhỏ những cách hiểu, khái niệm cơ bản ban đầu làm vốn cho nhận thức của các em về sau. Trong 9 tập thơ viết riêng cho thiếu nhi của Phạm Hổ, chỉ có 02 bài thơ xuất hiện sự chuyển nghĩa của từ . Có thể lấy bài thơ “Na” làm mọt ví dụ trong cách sử dụng từ ngữ có hiện tượng chuyển nghĩa của Phạm Hổ. “Na non xanh Mũi loắt choắt Na mở mắt”. Hay trong bài thơ “Mặt” cũng có hiện tượng chuyển nghĩa tương tự: “xe có mắt đèn/chân người: mắt cá/mắt chim hình tròn/mắt người hình lá. Có lẽ các em sẽ thắc mắc không hiểu “ Na mở mắt” nghĩa là như thế nào. Liệu đó có phải là đôi mắt thông thường - một cơ quan thị giác có chức năng để nhìn như các em vẫn thường được nghe, vẫn thường được biết hay không? Lúc này rất cần sự giải thích của người lớn để giúp trẻ nhỏ hiểu được “mắt na”, “mắt chân” nghĩa là như thế nào. Điều thú vị là không phải tác giả tạo ra sự chuyển nghĩa với dụng ý nghệ thuật, mà nhằm giải thích sự chuyển nghĩa của từ “mắt na”, “mắt chân” trong thực tế. Đây chỉ là một hiện tượng chuyển nghĩa trong vô vàn những hiện tượng chuyển nghĩa mà các em sẽ còn gặp sau này. Nó là biểu hiện cho tính chất đa nghĩa của từ. Như vậy, Phạm Hổ không chỉ làm giàu thêm vốn từ cho các em mà còn làm giàu thêm khả năng hiểu các mặt nghĩa khác của từ cho trẻ, nó giúp các em làm quen với những tình huống khác nhau của cùng một từ. Từ đó các em có thể nhận biết một cách toàn vẹn, sau sắc về sự đa dạng, phong phú đến kì diệu của ngôn ngữ mẹ đẻ. Đây cũng chính là tiền đề đầu tiên và cơ bản giúp cho các em có thể hoà nhập linh hoạt với cộng đồng giao tiếp xã hội. 2.3. Phân loại từ theo phạm trù định danh Xét về mặt nghĩa định danh, đối tượng mà lượng từ trong thơ Phạm Hổ phản ánh cũng rất đa dạng, phong phú. Chúng tôi đã tiến hành thống kê tỉ lệ phần trăm phạm trù định danh chính trong thơ Phạm Hổ như sau: Nội dung Số lượng từ Tỉ lệ Từ chỉ động vật 124 2,6% Từ chỉ thực vật 189 4,0% Từ xưng hô Từ chỉ bộ phận cơ thể Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên 125 2,63% Từ chỉ số lượng 87 1,83% Từ chỉ thời gian 71 1,5% Từ chỉ tính chất, trạng thái, màu sắc Từ bảng thống kê trên chúng ta rút ra kết luận những đối tượng mà thơ Phạm Hổ nhắc đến phần lớn thuộc khung phạm trù nội dung cơ bản của từ. Trong đó các từ Phạm Hổ đã trang bị, cung cấp cho các em những từ ngữ cơ bản và kiến thức cần yếu nhất về cuộc sống, để từ đó làm thành những bước đệm vững chắc giúp các em hòa nhập vào môi trường xã hội. Những từ ngữ ấy lại được đặt trong một văn cảnh cụ thể, trong những cấu trúc cụ thể…. Hay nói cách khác những từ ngữ này khi xuất hiện đều gắn với một đối tượng nào đó thuộc một chủ điểm nhất định. Trong giao tiếp giữa người lớn với trẻ con, người lớn thường giải thích về vật này điều kia, tức là người lớn giúp trẻ nhận thức về mối quan hệ nhất định giữa các sự vật và hiện tượng. Trong thực tế của việc giao tiếp với trẻ, người lớn thường cố gắng xây dựng các văn cảnh cụ thể, có đối chiếu so sánh nhằm giúp cho đứa trẻ dễ dàng hơn trong việc nhận biết sự vật, hiện tượng. Nói cách khác trong giao tiếp với người lớn, đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với mối quan hệ giữa các đối tượng của thế giới khách quan. Hơn nữa, khoảng từ 2,5 tuổi trở đi, trẻ có khả năng quan sát đồng thời nhiều hiện tượng và các hành động kế tiếp nhau, nhận biết được ở các mức độ khác nhau về mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. 2.4. Phân loại từ dựa vào cấu tạo Chúng tôi đa tiến hành thống kê số lượng từ đơn, từ ghép, từ láy mà nhà thơ đã sử dụng và thu được kết quả như sau: Từ loại Số Lượng Tỉ lệ Ví dụ Từ đơn 4017 84,7% Từ ghép 628 13,2% Từ láy 98 2,0% Qua bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy trong thơ Phạm Hổ chiếm phần nhiều là từ đơn, từ ghép chiếm một tỉ lệ vừa phải, còn từ láy chiếm tỉ lệ thấp, hầu như không đáng kể. Có những bài thơ chỉ hoàn toàn là từ đơn, không có một từ ghép nào: “Mẹ, mẹ ơi cô bảo Đ Đ Đ Đ Đ Thuyền đi trên nước Đ Đ Đ Đ Ta nói: Thuyền trôi Đ Đ Đ Đ Cá đi trong nước Đ Đ Đ Đ Ta bảo cá bơi” Đ Đ Đ Đ (Thuyền và cá) Cũng có những bài thơ xuất hiện cả từ đơn, từ láy, từ ghép tuy nhiên sự xuất hiện này là không đáng kể. “ Thỏ con múa đẹp G Đ Đ Nên được quay phim Đ Đ G Hôm nay thấy mình G Đ Đ Mưa trên màn ảnh Đ Đ G Thỏ con ngẩn ngơ G L Quay hỏi bạn bè Đ Đ G Mình với thỏ kia Đ Đ Đ Đ Thỏ nào thật nhỉ” Đ Đ Đ Đ (Thỏ được quay phim) Bài thơ có trên 26 từ, song chỉ có 5 từ ghép, 20 từ đơn và duy nhất 1 từ láy. Sự chênh lệch về số lượng từ loại trong hệ thống từ vựng xuất phát từ đặc điểm và sự thông dụng khác nhau của mỗi từ loại trong sử dụng và giao tiếp thực tế. Những từ đơn bao giờ cũng là những từ cơ bản đầu tiên cần thiết cho việc dạy nói của trẻ, khi trẻ bắt đầu tập nói và biết nói, nhiều từ ngữ chúng vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa. Cấu tạo của từ láy và từ ghép rất phức tạp, và để hiểu được ý nghĩa cũng như cách sử dụng của nó không phải là một điều dễ, còn phụ thuộc vào hoàn cảnh xuất hiện cụ thể. Lúc đầu trẻ học nắm ý nghĩa của các từ phức tạp trên cơ sở ý nghĩa riêng biệt của mỗi thành tố, sau đó trẻ mới học nắm ý nghĩa chung của từ. Từ ghép trong Tiếng Việt bao gồm 2,3 âm tiết trở lên. Dựa vào vai trò của mỗi thành tố và mối quan hệ của nó với các thành tố khác, từ ghép trong tiếng Việt bao gồm : ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Qua các thời kỳ sự tiếp nhận từ ghép của trẻ cũng có khá nhiều thay đổi. Trong thời kỳ trẻ từ 1-2 tuổi, mỗi bộ phận (yếu tố) của từ (hay là mỗi âm tiết trong từ) được trẻ hiểu một cách riêng biệt. Với từ ghép đẳng lập trẻ hiểu nó nhừa các từ đơn cộng lại với nhau, trẻ hiểu ý nghĩa của từ ghép chính phụ trên cơ sở ý nghĩa của yếu tố có nghĩa, trẻ bỏ qua yếu tố vô nghĩa (ví dụ: “bẩn thỉu” nghĩa như từ “bẩn”, “nghịch ngợm” nghĩa như từ “nghịch”). “Khi trẻ từ 2,5 tuổi đến 3 tuổi, dần dần từ ghép được trẻ hiểu một cách khái quát hơn khi các từ ghép đó được tri giác như một chỉnh thể bao gồm nhiều yếu tố, cả yếu tố có nghĩa và yếu tố vô nghĩa. Trẻ hiểu thêm sắc thái ý nghĩa nhấn mạnh khi có mặt các yếu tố vô nghĩa. Cho đến 3 tuổi trẻ chủ yếu sử dụng từ đơn (có một âm tiết). Số lượng từ ghép được thống kê ở 100 trẻ từ 2 đến 6-7 tuổi được phát triển như sau: 2 tuổi từ ghép chiếm 5% tổng số; 3 tuổi từ ghép chiếm 20% tổng số; 6-7 tuổi từ ghép chiếm 40% tổng số”[7; 73, 74]. Từ số liệu này có thể hiểu được vì sao trong thơ Phạm Hổ số lượng từ ghép không phải là nhiều như vậy. Không chỉ là sự phức tạp trong cấu tạo, ý nghĩa của từ ghép cũng phức tạp và trừu tượng hơn khi so sánh với từ đơn. Về từ láy, từ láy được cấu tạo dựa trên cơ sở về mặt láy âm giữa các yếu tố cấu thành của từ. Từ láy giầu giá trị biểu cảm, gợi hình. Hiểu về từ láy không chỉ là hiểu về hình thức cấu tạo của từ mà còn là hiểu được ý nghĩa của từ. Với trẻ nhỏ, hiểu và sử dụng được từ láy còn khó hơn từ ghép, vì giữa các yếu tố của từ láy ngoài quan hệ về mặt ngữ âm thì xét về nghĩa trong một số trường hợp nghĩa của từ láy còn trừu tượng hơn từ ghép. Chính vì thế, mặc dù khi thống kê các bài thơ của Phạm Hổ ta vẫn thấy có sự xuất hiện của từ láy song số lượng của nó không nhiều, thậm chí là khái ít. Sử dụng từ láy trong thơ có tác dụng làm tăng tính chất biểu cảm và gợi hình cho đối tượng được miêu tả cũng như cho giá trị của câu thơ, bài thơ. Như vậy phần lí luận đã trình bày ở trên, sử dụng từ láy rất hữu ích cho sự phát triển nhận thức cũng như ngôn ngữ của trẻ. Trong thơ Phạm Hổ đã sử dụng kết hợp từ đơn, từ ghép và từ láy, sự xuất hiện của từ láy tuy không nhiều nhưng cũng đáp ứng những yêu cầu lí luận chúng tôi đưa ra ở phần trên. Ví dụ, khi miêu tả quả “khế” quả “na” nhà thơ viết: “Khế chín đầy cành Vàng treo lóng lánh” Hay “Hạt như ra Đen lay láy” Việc sử dụng các từ láy (na), (lay láy) không chỉ làm tăng tính biểu cảm, rõ nét về màu sắc của đối tượng được hướn tới trong bài mà còn kích thích cảm nhân, các giác quan của trẻ nữa. Như vậy, xuất phát từ nguyên nhân là sự không thông dụng của từ ghép và từ láy trong giao tiếp của trẻ nhỏ, cho nên trong thơ mình, Phạm Hổ ít khi sử dụng từ ghép và từ láy. Tất nhiên, sự xuất hiện của các từ này trong thơ cũng nhằm mục đích mở rộng vốn từ cho các em. Trong thơ Phạm Hổ, dù từ ghép hay từ láy xuất hiện với tần số thấp nhưng những bài thơ của ông là sự kết hợp của các từ loại đó, trong đó nền tảng là từ đơn, do vậy, vừa đảm bảo tính chất giản dị, gần gũi dễ hiểu của bài thơ, vừa không mất đi tính gợi hình, gợi sắc. “Chìa bàn tay Đ G Chờ ổi xuống Đ Đ Đ Lòng lo lo Đ L Không đón trúng Đ Đ Đ Ổi tặng bạn Đ Đ Đ Quả ổi ngon G Đ Đã chín trắng Đ G Lại mập tròn…” Đ G Đoạn thơ vừa có từ đơn, vừa có từ ghép (chín trắng, mập tròn), lại có cả từ láy (lo lo) cho ta hình dung về những quả ổi thơm ngon khiến cho lòng người “lo lo” chờ đợi. Những từ đơn được sử dụng với mật độ cao như vậy, có thể nói, Phạm Hổ đã cung cấp cho các em thiếu nhi một vốn từ rất dễ thuộc, dễ nhớ. Những từ đơn mà Phạm Hổ cung cấp cho các em trong thơ của mình có thể nói là những từ ngữ cơ bản cho vốn từ của các em sau này, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển lời nói của các em, nhất là đối với việc hình thành cấu trúc lời nói. Nguyên nhân là do khi bắt đầu có ý thức về cấu trúc câu trong khi sử dụng, thì cấu trúc câu của các em bắt đầu được tạo nên từ sự kết hợp đơn thuần giữa các từ đơn. Phạm Hổ không chỉ làm giàu thêm kiến thức về cuộc sống cho các em qua những trang thơ của mình, mà ông còn làm phong phú thêm lượng `từ vựng cho sự phát triển ngôn ngữ của các em. Những từ ngữ ấy khi đưa ra đều được đặt trong một hệ thống đối tượng, hình ảnh mà ông chọn lựa, vì vậy các em hiểu ý nghĩa của từ. Khi hiểu từ một cách tự nhiên như vậy tất yếu các em sẽ nhớ lâu, thuộc lâu. KẾT LUẬN Như vậy, bằng sự kết hợp các phương pháp thống kê, miêu tả, phân tích, chúng tôi rút ra những nhận xét về thơ Phạm Hổ cho thiếu nhi (với 140 bài) như sau. 1. Trước hết, xét ở phương diện nội dung và hình thức thơ nói chung, chúng tôi nhận thấy Phạm Hổ đã lựa chọn những đối tượng miêu tả rất gần gũi, phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Ông đã mở ra trước mắt trẻ một thế giới phong phú, tràn ngập màu sắc, hình ảnh và rộ ràng âm thanh. Các em được tiếp cận với những vật thể tưởng như gần gũi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, nhưng qua ngòi bút miêu tả của Phạm Hổ, thế giới vừa quen vừa lạ ấy trở nên có hồn hơn, hấp dẫn các em hơn. Và lẽ tất nhiên, những hình ảnh ấy một cách tự nhiên được khắc sâu hơn trong tâm tưởng, nhận thức của trẻ. Tất cả những nội dung đó, được nhà thơ truyền đạt đến các em bằng những hình thức thơ đa dạng, những lời hỏi đáp gần gũi, bình thường với các yếu tố hóm hỉnh đáng yêu. Sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức như vậy đã tạo cho thơ Phạm Hổ một sự ôi cuốn kì diệu, và có lẽ đó cũng chính là lí do khiến trẻ thơ yêu thích thơ ông. Qua những bài thơ nho nhỏ của mình, Phạm Hổ đã đạt được mong mjốn lớn nhất của ông đó là đem đến cho các em những bài học đầu tiên về thế giới xung quanh và về lòng nhân ái. 2. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu vấn đề từ vựng được sử dụng trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, chúng tôi nhận thấy Phạm Hổ đã cung cấp cho các em một lượng từ phong phú và toàn di`ện trên các phương diện từ loại, hay phạm trù định danh của từ. Mỗi bài thơ có độ dài ngắn khác nhau, với số lượng từ biến đổi linh hoạt trong từng bài, phù hợp với nhu cầu và nhận thức riêng của từng lứa tuổi. Không cầu kỳ trong hình thức, không quá phức tạp trong cách sử dụng ngôn ngữ, nhưng mỗi bài thơ của Phạm Hổ đều được các em đón nhận và yêu thích. Như phần lí luận chúng tôi đã trình bày ở trên, thơ viết cho trẻ nhỏ phải đáp ứng được các yêu cầu: sự đơn giản và khúc chiết của nhịp điệu, câu thơ và bài thơ phải ngắn, hình ảnh tỏng thơ phải giản đơn và gần gũi với các em, không có những đoạn mô tả và hư cấu có trình độ cao. Phạm Hổ đã đáp ứng được những yêu cầu đó. Trong 9 tập thơ của ông, chúng ta dễ dàng nhận thấy dung lượng của mỗi bài thơ không quá dài, từ ngữ ít, khái niệm đơn giản, dễ hiểu. Chính sự súc tích, cô đọng mà vẫn mộc mạc, dễ hiểu ấy đã góp phần tạo nên sự lôi cuốn kì diệu của thơ Phạm Hổ trong thơ viết cho thiếu nhi. 3. Một đặc điểm trong nghệ thuật thơ Phạm Hổ đấy là thể thơ đa dạng, số lượng câu chữ biến đổi linh hoạt… điều này đã giúp cho thơ ông được con trẻ tiếp nhận. Trên cơ sở khảo sát vốn từ vựng trong 140 bài thơ của Phạm Hổ, chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị như sau: - Đối với trẻ nhỏ mẫu giáo: đây là thời kỳ đầu tiên trong sự phát triển của các em cả về tư duy, nhận thức và từ ngữ. Chính vì vậy, trong thời kỳ này, chúng ta có thể đọc cho trẻ những bài thơ ngắn, số lượng từ không nhiều, đối tượng miêu tả cụ thể. Mục đích đưa thư đến với trẻ đơn giản, trong thời kỳ này là: dạy các em từ ngữ đơn giản, giúp các em nhận thức đối tượng và tạo ra sự liên hệ giữa ngôn từ miêu tả với vật thể. Ví dụ: những bài thơ miêu tả các loại quả (“bắp cải xanh”, “củ cà rốt”, “na”, “ổi”), những vật dụng quen thuộc gần gũi với đời sống đời thường (ấm và chảo, gương, kính…) - Đối với trẻ nhỏ tiểu học, lúc này tư duy cũng như ngôn ngữ của các em đã phát triển hơn rất nhiều, đồng thời khả năng hiểu ý nghĩa từ ngữ, liên hệ miêu tả cũng nâng cao hơn trước. Trong giai đoạn này, những bài thơ dạy cho trẻ đã có thể có sự mở rộng cả về từ ngữ lẫn đối ượng miêu tả. Thơ ca còn nhằm mục đích mở rộng thế giới quan của các em. Vì thế, những bài thơ dài, số lượng câu nhiều, từ ngữ phức tạp (xuất hiện cả 3 loại từ: từ đơn, từ ghép, từ láy) như: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, “Gà con và quả trứng”, “Đôi dép thần kỳ”… rất phù hợp với lứa tuổi của các em. “Đối với tôi chỉ được sống và được viết cho các em là một hạnh phúc, tôi thường lấy lòng yêu các em bé của tôi để làm thước đo lòng tôi, yêu nhân dân, yêu Đảng, yêu con người”. Đó chính là tiếng lòng của Phạm Hổ và quả thật, tiếng lòng của ông đã đi suốt các sáng tác của ông, thấm đượm từng câu từng chữ. Hơn 40 năm làm thơ, ông đã sáng tác một khối lượng thơ lớn cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhỏ. Thơ ông đã nói lên được những tâm tư, tình cảm, những mong muốn khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ thơ, và những sáng tác của ông đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nền văn học dành cho thiếu nhi nước nhà. Phạm Hổ đã “ viết bằng sự yêu mến và trân trọng các em. Bởi vì ngay từ đầu anh đã viết “ Bµn tay phải ” với tất cả tấm lòng mình … Tuổi thơ yêu thơ anh từ đó. Còn chúng ta, ai mà chẳng một lần đi qua tuổi thơ. Thơ Phạm Hổ đã cho chúng ta sống lại một thời con trẻ, ngây thơ, trong trắng đã một lần đi qua không trở lại trong một niềm bâng khuâng xúc động. (Đinh Hồng Thái - tập “Thơ văn mẫu giáo”). Viết bằng cả tâm hồn, bằng tình yêu thương – chính điều này đã làm cho trẻ yêu thơ Phạm Hổ. Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của thơ Phạm Hổ chính là sự giản dị, trong sáng của ngôn từ. Có lẽ vì thế mà những bài thơ của ông gần gũi với các em giống như những hòn bi xanh, bi đỏ hay một trò chơi điện tử nào đó trong thế giới của em. Nhưng chúng ta biết, những bài thơ ấy sẽ còn mãi ngân lên theo thời gian, sẽ mãi còn là niềm yêu thích của trẻ thơ, chừng nào thơ ca vẫn là một sự phát triển tích cực đối với sự nhận thức và tư duy của chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến. “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” - Nxb Giáo dục, 2003. Nguyễn Thiện Giáp - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết “Dẫn luận ngôn ngữ học”, Nxb Giáo dục, 2003. Nguyễn Thiện Giáp - “Từ vựng học tiếng Việt”, Nxb giáo dục, 2003. Đỗ Hữu Châu “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 1999. nguyễn Tài Cẩn “Ngữ dụng tiếng Việt”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 2004. E.I. Tikhêêva “Phát triển ngôn ngữ trẻ em” (người dịch Trương Thiên Thanh), Nxb Giáo dục, 1977. Nguyễn Huy Cẩn “từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em”, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội , 2001. Luận văn tốt nghiệp tìm hiểu vốn từ cơ bản của học sinh tiểu học qua các sách giáo khoa 1, 2, 3, 2004. Coro này truôcpxki “T/g tâm lí và ngôn ngữ trẻ thơ” (người dịch: Hoàng quân - Hoàng Lan), Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1971. 10.Nguyễn Văn Khang “Ngôn ngữ học xã hội”, Nxb Khoa học xã hội, 1999. E.L.Fruct “Sự phát triển và giáo dục trẻ từ 1 đến 3 tuổi” (người dịch Nguyễn Xuân Thành) Nxb Thể dục thẻ thao, 1977. Bùi Công Hùng “Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca”. Hữu Đạt “ngôn ngữ thơ Việt Nam”, Nxb Giáo dục, 1996 Nguyễn Phan Cảnh “ngôn ngữ thơ”, Nxb Văn hoá thông tin. Nguyễn Giang Lân “Tìm hiểu thơ”, Nxb Văn hoá thông tin, 2000. PHỤ LỤC Bảng thống kê từ ghép STT Tên bài Các từ 1 Chú bò tìm bạn Mặt trời, Tan biến, Bụi tre, Ậm ò, Buổi chiều 2 Ngựa con Móng sắt, Bật lửa 3 Sáo đậu lưng trâu Sáo đen 4 Mèo và tro bếp Tro bếp, Khoanh tròn 5 Bắp cải xanh Bắp cải, Vòng tròn, Xanh mát, Búp cải, Lá cải 6 Củ cà rốt Bên nhau, Củ đỏ, Ngập đầu, Cà rốt, Lá xanh 7 Tre Bây giờ, Bò vàng 8 Rong và cá Rong xanh, Đàn cá, Tơ nhuộm, Cô rong, Hồ nước, Đuôi xanh, Uốn lượn, Đuôi hồng 9 Sáo ăn na Khóm na 10 Lúa và gió Cua con, Lặng im, Ánh trăng, Chú gió, Cô lúa, Đôi mắt 11 Đất và hoa Đào đỏ, Cúc tím, Mai vàng, Màu hoa, Bim xanh, Loài hoa, Bác đất, Lặng im 12 Bướm em hỏi chị Vì sao, Hạt ngọc, Hoa hồng, Sao đêm 13 Ngủ rồi Gà mẹ, Gà con, Đàn gà 14 Gấu đen Gấu đen,Gấu trắng,Chụp ảnh, Trợn mắt, Bạn thân, Bé choắt 15 Thi dùng máy nói Thế nào, Thì sao 16 Chơi ú tim ú tim, Thú vị, Khe tủ, Cái đuôi 17 Bé hỏi mẹ Lúc nào, Ô kìa 18 Xe chữa cháy Đường phố, Liền tay, Có ngay 19 Thỏ được quay phim Thỏ con, Màn ảnh, Quay phim, Bạn bè, Hôm nay 20 Ngỗng và vịt Phì cười, Một hồi 21 Năm mảnh gỗ Mảnh gỗ, Một hồi, Sắp xếp, Ngôi nhà 22 Gà con và quả trứng Vung tay, Đôi mắt, Cô mối, Kiêu hãnh, Hạt thóc, Đôi cánh, Cối xay, Bọn diều, Cơm nguội, Bọn quạ, Ngọn cỏ, Đàn con, Vương mưa, Bé tí, Hôm nay, Hòn bi, Ngày kia, Lăn tròn, Khó nhọc, Hạt tấm, Êm ấm, Trông chừng, Gà trắng, Lặng im, Khôn lớn, Gốc cây, Ổ trứng, Bóng tre, Đôi chân, Cục tác, Tròn nhẵn, Quả trứng, Trắng hồng, Ổ rơm, Siêng năng, Sáng rực, Cái chân, Hòn đá, Cái mỏ, Cái chân, Vô cùng, Cái mỏ 23 Thị Lá xanh, Trẻ nhỏ, Quả xanh, Quả vàng, Lặng im Ngày xưa 24 Khế Hoa tím, Con cua, Gầu nước, Con hến, Cơm canh 25 Na Non xanh, Túng đói, Tháng tư, Chào mào, Tháng bảy, Thơm phức 26 Dứa Lá gai, Con mắt, Xương cá, Đất đỏ, Con sóc Thơm lừng, Áo giáp, Bốn bề 27 Ổi Bàn tay, Ổi đào,Quả ổi, Ổi mỡ, Chín trắng Ruột hồng, Mập tròn, Ruột trắng, Dòng họ, Dấu răng, Sơ tánm, Bên nhau 28 Sung nước ao, Quả đỏ, Toả tròn, Bà già, Cá chuối, Trẻ nhỏ, Bông nổ, Dưa muối, Quả xanh, Ngày xưa, Túng đói 29 Mía Dao rựa, Mía vàng, uốn khúc, Mía tím, Mát ngọt, Trắng xốp 30 Roi Ngọc Hồng, Ngọc trắng, Nhạc ngựa 31 Sầu riêng Thơm lừng, mật ngọt, Nắng mai, Thoả lòng, vàng thơm, Sầu riêng, Vỏ gai, Trăm nhà 32 Bàn tay như búp lan Bàn Tay, Búp lan 33 Nói điều hay Cải nhau, Cái mồm 34 Học chữ Hăm bốn, ở lại, Chữ cái, Suốt đời 35 Chim Đôi chân 36 Gương Gương nhỏ, Cái ao, Gương lớn, Cái hồ 37 Nước Lên xuống, Biển cả 38 Mắt Mắt đen, Hình tròn, Mắt cá, Mắt người, Mắt chim, Hình lá 39 Cây Lặng im 40 Vịt Ban ngày, Cục tác, Ban đêm, Lặng im 41 Dưa Dưa hấu, yếu mềm, Đàn con 42 Đinh Đầu tù, Thân hình , Thẳng tuột 43 Kính Cái kính, Lỗ kim, Tuổi già, Nóc nhà, sụt lún, Dòng chữ 44 Thước Cuộn tròn 45 Chổi Thắt lưng, Biến sạch 46 Dao và kéo Đá mài 47 Rế Đài hoa, Đợi chờ 48 Cầu chì Tối om, Sợi chỉ, Cái quạt, Bắc cầu, Cái đài, Tia chớp, Hát ca,Xanh biếc, Vẫy tay,Đâu đó 49 Đôi que đan Mũ đỏ, Giản dị, Khăn đen, Sợi len, Đôi que, Ngón tay, Que đan, Bàn tay, Que tre 50 Ghế đá Mưa nắng, Mùa đông, Bốn mùa, Mùa hè 51 Dây phơi Ban đêm, Chuỗi ngọc, Ban ngày, Mưa rào, Quần áo, Dây phơi 52 Bàn là Xe lu, Lửa điện, Áo quần,Lửa lò, Rực sáng 53 Cầu Tiếng cười, Mặt trăng, Mặt trời, Xanh mát Đỏ rực 54 Bảng chỉ đường Suốt đời 55 Quả sương Ngọn cờ, Chúng tôi, Giọt sương, Quả sương, Trong suốt, Yêu thương 56 Một ông trăng Bầu trời, Rước đèn, Ông trăng 57 Nhà tập thể Tập thể, Cháu bé, Tổ ong mật, Mừng vui, Ban đêm, Làm sao, Ban ngày, Đám cưới, Cầu thang, Dọn quét, Bình thường, Rực sáng, Tổ ong 58 Bông hoa gì, bạn hỡi Bông hoa, Muôn nơi, Có thể, Màu xanh, Lúc sau, Trái đất, Ngày sau, Xanh tươi, Khuôn mặt 59 Máy khâu Máy khâu, Im lặng, Vui tính, Ngồi im, Sợi chỉ,Cây kim 60 Ấm và chảo Bao nhiêu, Im thít 61 Máy bay Máy bay, Tàu hoả, Chim sắt, Đường bay, Trái tim, Bầu trời, Động cơ,Tăm hơi, Ô tô, Nghêng ngang 62 Xin đường Chữ thập, Xe cộ, Đỏ rực, Cái sống, Ngọn đèn, Cái chết, Biếc xanh, Giây phút, Khẩn thiết, Xe cấp cứu 63 Loa truyền thanh Chùm loa, Trận bóng đá, Trẻ con, Tiếng cười, Người lớn, Tiếng hò hét, Buồn vui, Chùm hoa 64 Mưa Bầu trời, Bao nhiêu, Lúc đầu 65 Con quay Quay tít, Thân hình, Trượt băng, Tung vút, Điệu nhạc, Lăn kềnh 66 Bí bò mặt đất Mặt đất, Vàng rực, Lượn vòng, Trẻ con, Hoa cái, Mảnh đất, Hoa đực, Thương nhau 67 Cầu vồng Mưa nắng, Dải lụa, Cầu vồng, Sắc màu, Đồng lúa, Biến mất, Hồi lâu 68 Sóng và bé Đầu tiên, Bây giờ, Giật lùi, Rút lui 69 Tiếng sáo trúc Khóm trúc, Tiếng sáo 70 Chuồn chuồn Máy bay, Tiếng kêu, Bé tẹo, Sân bay, Đáng yêu, Lá lúa 71 Ong Hoa táo, Hoa nhãn 72 Cơm Gạo trắng 73 Biển và muối Xanh biếc, trắng tinh, ngày ngày, cô chú 74 Chim sáo Chim sáo, vì sao, cô giáo 75 Vì sao Đốt nứa, cây gỗ, nước đường, vì sao 76 Giặt sách Lo sợ 77 Bé và còng Cái túi, lòng lớn, lòng bé, lặng ngắt 78 Mười quả trứng tròn quả trứng, ấp ủ, gà con, hôm nay, lòng trắng, lòng đỏ, mắt đen, chú gà, cái mỏ, tí hon, cái chân, bé xúi, lông vàng, mát dịu, bàn tay, sáng ngời, chaỵ biến. 79 Rình xem mặt trời Chiều xế, mặt trời, lúc nào, khe cửa, hôm sau, bát nước, khôn nhanh 80 bé đi cày Chuối xanh, châu tre, con trâu đực, ngọn cờ, chúng mình, bóng mát, nghỉ trưa 81 Thuyền giấy Con thuyền, trắng tinh, thuyền giấy, trôi nhanh, đám cỏ, làng xóm, ông trời, chuyển mưa 82 Những món đồ chơi Búp bê, giấc ngủ, say vui, kháng chiến, lá mít, yên lòng, trò chơi, ống tre, vườn mít, chiếc xe, cao su, đồ chơi, ống tre, vỗ tay, cha mẹ, ngày trước, yêu thương. 83 Thả diều Mặt đất, mặt trời, lên thẳng, ngọn tre, lưng trời, đất nước, sắn khoai, khắp nơi, xanh mượt, dòng sông, con đường, ngọn đồi, xuôi ngược, mùa khoai, mùa lúa. 84 Nhảy dây mặt trời, vòng dây, nhảy đôi, chói mắt 85 Mẹ ốm Cơn sốt, bạn bè, đàn cò, mồ hôi, mỉm cười, nồi cháo, bệnh tật 86 Uống Cái bình, trận mưa 87 Em yêu tổ quốc Việt Nam Tổ quốc, lưỡi liềm, núi cao, trùng điệp, biển sóng, cánh đồng, bình yên, con sông, dải lụa, đồng ruộng, rừng vàng, biển bạc, cá tôm, thân mến, khóm tre, con đò, sông núi, anh hùng, tiếng hát, bao nhiêu, xâm lăng, ngã gục, căm thù, thống nhất, công dân 88 Bé ốm Hôm nay, ngày mai, thứ ba, chủ nhật, con sốt, ngụm nước, viên thuốc, chim gáy, bếp vắng, bao nhiêu 89 Củ khoai của bé Chủ nhật, lửa rơm, lửa củi, tro bụi, con mắt, đỏ hoe, củ khoai, tro nóng 90 Đôi dép thần kỳ Cổ tích, đôi giày, thần kỳ, thế kỷ, hai mươi, cờ đỏ, sao vàng, mùa khoai, đôi dép, cụ già, lốp xe, săm xe, than đá, hình dáng, xà lan, yêu thương, tài sức, nghèo túng, túng nghèo, tài giỏi, trước sau, tài tử, độc lập, tự do, đánh thức, lên đường, hạnh phúc, râu tóc, hôm nay, tiếng dép, thương nhớ, loài người, lịch sử, chói ngời, đi xa. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG TỪ LÁY Từ láy Từ láy Chúm chím Lay láy Phành phạch Chi chít Tứ tung Bốn bề Nguy ngập Đủng đỉnh Nhẹ nhàng Lo lo Nhẩn nha Leng keng Lim dim Vằng vặc Khàn khàn Rau ráu Thật thà Mờ mờ Lạ lùng Ung dung Nhao nhao Xanh xanh Rơi rơi Tưng bừng Rón rén Bồng bềnh Êm êm Hóm hỉnh Ngơ ngẩn Hối hả Nghiêng nghiêng Tươi tỉnh Xơ xác Chanh chách Mênh mông Rực rỡ Thong thả Lạ lùng Tí tẹo Chăm chỉ Líu ríu Đảo đảo Nứt nẻ Dần dần Túc tục Nham nhở Phăng phăng Nhấp nhô Dập dờn Rã rời Quyến luyến Ngọc ngà Động đậy Lênh đênh Bát ngát Lạnh tanh Lóng lánh Tục tục Vắng vẻ Ngán ngẩm Loắt choắt Băng băng Hấp tấp Rung rinh Cong cong Vi vu Vun vút Lấp lánh Ngọt ngào Long lanh Mát mát Dẻo dai Lác đác Mông mênh Loay hoay MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnn03t.doc