Đề tài Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Bà

MỤC L ỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG. 4 1.1.1 Một số khái niệm. 4 1.1.2 Vai trò của người dân trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. 7 1.1.3 Các nguyên tắc trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. 8 1.1.4 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM). 11 1.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM. 17 1.2.1 Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam. 17 1.2.2 Các mô hình quản lý môi trường quản lý môi trường dựa vào cộng đồng hiện có ở Việt Nam. 17 1.2.2.1 Mô hình cam kết bảo vệ môi trường. 17 1.2.2.2 Mô hình tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường. 18 1.2.2.3 Mô hình lồng ghép xoá đói giảm nghèo với BVMT. 19 1.2.2.4 Các phong trào tình nguyện . 19 1.2.2.5 Mô hình BVMT trong sản xuất công nghiệp. 20 1.2.3 Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. 21 1.2.4 Những khó khăn trong việc áp dụng mô quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. 22 1.2.5 Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trong thời gian vừa qua. 23 1.2.6 Những tồn tại trong hoạt động quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. 27 CHƯƠNG II:NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐẦU TRẮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VƯỜN QUÔC GIA CÁT BÀ. 29 2.1 GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ. 29 2.1.1 Lịch sử hình thành vườn. 29 2.1.2 Điều kiện tự nhiên. 30 2.1.2.1 Vị trí địa lí. 30 2.1.2.2 Địa hình. 31 2.1.2.3 Khí hậu thuỷ văn. 32 2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội. 33 2.1.3.1 Hiện trạng dân cư. 33 2.1.3.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng . 34 2.1.3.3 Hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội. 34 2.1.4 Các giá trị và vai trò của Vườn quốc gia Cát Bà. 37 2.1.4.1 Các giá trị của vườn quốc gia Cát Bà. 37 2.1.4.2 Vai trò của Vườn quốc gia Cát Bà. 38 2.1.5 Giới thiệu về loài voọc đầu trắng tại vườn quốc gia Cát Bà. 38 2.2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ TRƯỚC KHI CÓ DỰ ÁN 39 2.2.1 Thực trạng quản lý tại Vườn quốc gia Cát Bà. 39 2.2.2 Những vấn đề trong việc bảo tồn mà Vườn quốc gia Cát Bà gặp phải trước khi có dự án. 41 2.2.2.1 Tình hình thực tế mà loài Voọc đầu trắng tại vườn đang gặp phải. 41 2.2.2.2 Các hoạt động quy hoạch sử dụng đất. 43 2.2.2.3 Các hoạt động du lịch ở Cát Bà. 44 2.2.2.4 Ý thức của người dân về việc bảo tồn . 45 2.3 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH QUẢN LÝ BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐẦU TRẮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ. 46 2.3.1 Giới thiệu về dự án . 46 2.3.1.1 Bối cảnh của dự án. 46 2.3.1.2 Thành viên chính thức tham gia dự án. 47 2.3.2 Nghiên cứu mô hình quản lý . 48 2.3.2.1 Mục tiêu mô hình hướng tới. 48 2.3.2.2. Các hoạt động được tiến hành để thực hiện các mục tiêu đó. 49 CHƯƠNG III:ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG. 58 3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 58 3.1.1 Đánh giá hiệu quả trực tiếp. 58 3.1.2 Hiệu quả gián tiếp của mô hình. 61 3.1.3 Những tồn tại từ mô hình cần giải quyết. 62 3.2 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN MÀ MÔ HÌNH GẶP PHẢI. 66 3.2.1 Thuận lợi. 66 3.2.2 Khó khăn. 67 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH. 68 3.3.1 Một số giải pháp. 68 3.3.2. Một số kiến nghị 73 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

doc82 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Cát Bà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hành động bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia. 2.3.1.2 Thành viên chính thức tham gia dự án. Cơ quan thực hiện: Vườn quốc gia Cát Bà. Cơ quan tài trợ: Chương trình Bảo tồn di sản Thiên nhiên Khu vực (RNHP) Thời gian thực hiện: 6 tháng từ ngày 1/11/2006 đến ngày 30/4/2007. Vốn tài trợ: 175216 AU$ Cơ quan đại diện: Quỹ Ôtraylia vì nhân dân châu á và thái bình dương (AFAP) AFAP là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Sydney, Australia. Thành lập từ năm 1968, có văn phòng đại diện tại Hà Nội, Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. AFAP là một tổ chức hoạt động trên nhiều lĩnh vực cùng hợp tác chặt chẽ với tổ chức AusAID và DIFD của Anh để thực hiện một số các dự án về môi trường, y tế, giáo dục, nông nghiệp và các lĩnh vực nông thôn khác. Hiện nay, AFAP đang quản lý các dự án với tổng giá trị 15 triệu đôla mỹ do AusAID tài trợ. Là một tổ chức quốc tế bao gồm các tổ chức đối tác và các thành viên có mặt tại 30 quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương, Nam và Đông Á, Bắc và Nam Châu Phi. Với một mạng lưới hoạt động rộng lớn, AFAP còn hỗ trợ cho những sáng kiến phát triển môi trường bền vững nhằm phục vụ lợi ích của người dân và cộng đồng địa phương. Trong dự án này AFAP sẽ đóng vai trò là tổ chức chỉ đạo trong nhóm thực hiện dự án bao gồm AFAP, tổ chức sinh học bảo vệ các loài (ZSCSP) và tổ chức động thực vật thế giới(FFI). Tổ chức sinh học bảo vệ các loài(ZSCSP). Tổ chức này có trụ sở tại Munich, đây là tổ chức về sinh học hàng đầu của Đức. Tổ chức này làm việc tại Vườn quốc gia Cát Bà hơn một thập kỉ qua. ZSCSP hỗ trợ các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo tồn loài Voọc Cát Bà và hỗ trợ kỹ năng quản lý cho Vườn và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về bảo tồn. Tư vấn chính của ZSCSP là tiến sĩ Rosie Stenke, Bà là một nhà nghiên cứu các loài linh trưởng suất sắc và đã nghiên cứu loài Voọc Cát Bà từ năm 2000. Với sự hỗ trợ của ZSCSP và sự đóng góp của bà mà số lượng Voọc trong những năm gần đây được ổn định. Tổ chức động thực vật thế giới (FFI). Tố chức này đã hoạt động tại Việt Nam được 7 năm. Hiện nay các dự án của tổ chức này bao gồm một dự án do World bank và quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ (giá trị 1 triệu đô la mỹ thực hiện trong 3 năm), dự án do quỹ rừng nhiệt đới của liên minh Châu Âu tài trợ (1,2 triệu đô la mỹ thực hiện trong 3 năm)…Trong suốt 7 năm qua FFI Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều dự án quy mô vừa và nhỏ do các tổ chức nước ngoài tài trợ vào Việt Nam. 2.3.2 Nghiên cứu mô hình quản lý . 2.3.2.1 Mục tiêu mô hình hướng tới. * Mục tiêu tổng quan. Mô hình này nhằm hướng tới mục tiêu dài hạn và cao nhất là bảo tồn loài Voọc đầu trắng bằng việc tạo ra môi trường sống nguyên vẹn và an toàn cho sự phát triển số lượng Voọc hiện có trên đảo. * Mục tiêu cụ thể. - Giảm thiểu sự lấn chiếm đất rừng và giảm suy thoái môi trường sống của loài Voọc Cát Bà, bảo vệ phần đất rừng . - Sử dụng bền vững rừng tự nhiên trong vùng đệm. - Giảm thiểu những tác động môi trường do việc sử dụng không bền vững và khai thác những khu vực mới giao đất . - Tạo thu nhập từ hoạt động bảo tồn cho người dân nhằm giảm thiểu các hoạt động săn bắt trái phép. - Hỗ trợ việc chuyển đổi hình thức và quản lý bền vững đất rừng trong vùng đệm nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ rừng, quản lý nguồn tài nguyên và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của những hộ dân có phần đất mới được chuyển đổi. - Hỗ trợ việc phát triển kế hoạch quản lý rừng có hiệu quả và xây dựng và thực hiện những cam kết quản lý rừng cộng đồng. - Nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học 2.3.2.2. Các hoạt động được tiến hành để thực hiện các mục tiêu đó. Để thực hiện được mục tiêu cao nhất, bên cạnh những biện pháp tác động trực tiếp, mô hình còn tiến hành các hoạt động để thực hiện các mục tiêu cụ thể đi kèm, để từng bước giải quyết các vấn đề liên quan gián tiếp tới việc bảo tồn Voọc. Đây chính là hoạt động hướng tới sự bền vững của mô hình khi dự án kết thúc. Vì vậy các hoạt động của mô hình được chia thành nhóm các hành động nhằm giải quyết từng mục tiêu mà nhóm hành động đó hướng tới. * Nhóm hành động tác động trực tiếp tới việc bảo tồn loài Voọc. Nhóm hành động này nhằm thực hiện mục tiêu tạo hệ thống quản lý tốt những khu vực bảo tồn, duy trì, tạo môi trường thuận lợi để bảo tồn loài Voọc. Thành lập một tổ công tác chuyên trách về bảo tồn loài Voọc, do phó chủ tịch UBND Hải Phòng làm chủ tịch. Và bắt đầu thảo luận về kế hoạch tổng thể bảo tồn loài Voọc. Tổ công tác chuyên trách giữ vai trò chủ đạo trong kế hoạch bảo tồn loài Voọc. Tổ chức các tổ bảo vệ rừng. Thành lập tổ bảo vệ rừng với thành viên là các hộ mới có hợp đồng giao đất. Kế hoạch bảo tồn loài Voọc do nhóm công tác chuyên trách bảo tồn loài Voọc cấp chính phủ sẽ đề ra những quy định và quy chế cụ thể. Tiến hành tập huấn kỹ thuật và kỹ năng quản lý cho các thành viên của tổ bảo vệ rừng, tập huấn cho các thành viên nòng cốt trong các tổ bảo vệ rừng từ đó họ về phổ biến cho các thành viên trong tổ của mình. Những người tham gia vào tổ bảo vệ rừng là những người dân sống lâu đời ở vường họ có kinh nghiệm tại địa bàn nhưng họ không có ký thuật, kỹ năng quản lý vì vậy phải tạp huấn cho họ đảm bảo cho tổ bảo vệ hoạt động bền vững và lâu dài. Xây dựng sổ tay quy chế quản lý và kế hoạch sử dụng đất được xây dựng và thực hiện. Năm xã dự án được hướng dẫn đầy đủ về các nhiệm vụ và quyền lợi theo như bản cam kết. Hoạt động nhằm tới giải quyết vấn đề là sử dụng đất rừng hợp lý, không làm phân tán, ảnh hưởng tới môi trưởng sống của loài Voọc. Thiết lập các bản cam kết bảo vệ môi trường hộ gia đình và các hộ nuôi ong. Cam kết này được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyên không có bất kì một sự ép buộc nào. Tuy nhiên, để cho hoạt động cam kết đạt được hiệu quả thì cần công tác vận động tuyên truyền, đặc biệt đi kèm với trách nhiệm là quyền lợi mà người dân được hưởng. * Nhóm hành động hướng vào sinh kế người dân. Nhóm hành động này nhằm hỗ trợ người dân địa phương phát triển kinh tế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân. Giúp đỡ họ quảng bá được các sản phẩm sinh thái ra môi trường, đồng thời cũng thiết lập các ràng buộc để họ phải tuân theo. Phát triển và khuyến khích hoạt động nuôi ong lấy mật và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ. Các nghiên cứu khẳng định rằng việc đốt lửa bắt ong để lấy mật đã làm giảm đáng kể độ che phủ của rừng. Mô hình này sẽ hành động cùng với những nhóm nuôi ong vừa mới thành lập cùng hợp tác với các hộ nông dân sống trong vùng đệm giúp họ tham gia vào những mô hình thí điểm chuyển đổi sản xuất nhằm tăng thu nhập. Tiến hành tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ sinh thái được nêu ra trong các cuộc điều tra hộ gia đình với các hộ có cam kết quản lý. Tư vấn cho người dân hiều như thế nào là dịch vụ sinh thái, muốn có được sản phẩm, dịch vụ sinh thái cần làm như thế nào, tuân theo qui trình, tiêu chuẩn nào, và tham gia sản xuất sản phẩm, dịc vụ sinh thái thì họ thu được những lợi ích gì. Phát triển du lịch sinh thái thông qua mô hình thí điểm cấp làng. Hỗ trợ việc xây dựng, tổ chức triển khai, cũng như vật chất ban đầu cho phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời tạo mối liên hệ giữa các đại lý du lịch với các mô hình dịch vụ sinh thái để tạo thàn các tour du lịch cố định. Tiến hành tập huấn du lịch sinh thái cho cộng đồng địa phương. Sau khi đã có cở sở vật chất ban đầu cho phát triển du lịch sinh thái, để cho mô hình hoạt động được thì cần có đội ngũ phục vụ cho dịch vụ này, không ai khác là chính người dân địa phương tham gia, nhưng một vấn đề đặt ra là để cho học có thể đảm nhân được công việc này cần có sự hướng dẫn, tập huấn. Hoạt động tập huấn muốn đem lại hiệu quả thì cần có phương pháp thích hợp. Phát triển các doanh nghiệp dựa vào cộng đồng tạo ra các sản phẩm từ rừng có giá trị cao và đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng và các sản phẩm nông nghiệp thích hợp. Thành lập vườn ươm các loại lâm sản tại cộng đồng bao gồm việc chuẩn bị vườn ươm và điều tra kĩ thuật ươm cho người dân. Việc thành lập vườn ươm tại chỗ phục vụ cây giống kịp thời, có định hướng trước về cây giống để phục vụ cho các hộ được giao đất. Thành lập ban quản lý thị trường, thành lập một hệ thống chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm mật ong và các loại lâm sản khác và phát triển hệ thống cấp giấy chứng nhận. * Nhóm hành động nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Tổ chức diễn đàn giáo dục cộng đồng. Đại diện các nhóm hộ gia đình tham gia diễn đàn giáo dục. Các diễn đàn nhằm giải quyết vấn đề ý thức còn thấp của người dân. Để diễn đàn giáo dục đạt được hiệu quả cần có phương pháp thích hợp, có người dẫn có khả năng lôi cuốn người dân tham gia thảo luận vào nêu lên ý kiến của mình. Tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức môi trường trong các trường học và cộng động. Một đối tượng quan trọng khác cũng cần chú ý nâng cao nhận thức đó là thế hệ trẻ. Do vậy, cần kết hợp với nhà trường để nâng cao nhận thức của các em, ngoài các buổi nói chuyện cần có các hoạt hộng ngoại khoá đưa các em gần gũi với thiên nhiên. Nâng cao năng lực tổ chức và năng lực cộng đồng cho công tác bảo tồn loài Voọc. Một số chương trình tập huấn về loài Voọc được xây dựng và thực hiện cho tất cả các thành viên nòng cốt của dự án. Tăng cường, hỗ trợ và khuyến khích hoạt động của các tổ bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động của các tổ bảo vệ rừng và mối quan hệ của họ với việc bảo tồn loài Voọc, bảo vệ rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên từ cấp cơ sở. 2.3.2.3. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng được áp dụng tại vườn quốc gia Cát Bà. Các tổ chức phi chính phủ Cộng đồng Chínhquyền Hình 2.3.2.3: Sơ đồ mô hình quản lý mục tiêu ..... mục tiêu 3 mục tiêu 2 mục tiêu 1 Bảo tồn loài Voọc * Sự tham gia của Chính quyền. Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. UBND thành phố Hải Phòng là một đối tác quan trọng của dự án, giúp đỡ, hỗ trợ thực hiện mô hình về mặt thể chế, chính sách. Đây cũng là nơi thành lập tổ công tác chuyên trách bảo tồn loài Voọc, là bộ máy ban đầu để thực hiện những sáng kiến quy hoạch bảo tồn tổng hợp. UBND thành phố còn là cơ quan tiếp nhận, xem xét những báo cáo thực hiện của dự án từ đó đúc rút những kinh nghiệm, tuyên truyền, quảng bá mô hình ra những khu vực khác. Uỷ ban nhân dân huyện Cát Hải. UBND huyện Cát Hải là cơ quan nhà nước tại địa phương trực tiếp tham gia vào việc phát triển một kế hoạch bảo tồn tổng hợp cho việc tiến hành kế hoạch bảo tồn loài Voọc. Thông qua việc tham gia tư vấn cho dự án trong việc lập hế hoạch sử dụng đất hay trong việc thành lập các tổ bảo vệ rừng tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức buổi tuyên truyền. Vườn quốc gia Cát Bà. Vườn quốc gia Cát Bà tham gia vào dự án bằng cách phát triển một khu bảo tồn tổng hợp cho việc tiến hành kế hoạch bảo tồn loài Voọc. Tham gia vào việc phát triển vùng đệm theo quyết định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lập và quản lý các nhóm bảo vệ cộng đồng và các tổ chức khác liên quan. Tham gia vào việc xác định những khu vực bảo tồn chính yếu cho loài Voọc. Chính quyền xã. Đây là cơ quan nhà nước cấp cở sở tham gia vào hoạt động của dự án. Chính quyền cơ sở tham gia dưới hình thức như: Tham gia vào quy hoạch sử dụng đất xung quanh Vườn quốc gia Cát Bà, vào thành lập hành lang bảo vệ rừng. Thành lập nhóm bảo vệ cộng đồng và các tổ chức liên quan. Tham gia vào quá trình lập quy hoạch tổng thể cấp cơ sở và tham gia vào tổ chuyên trách trong kế hoạch bảo tồn loài voọc. * Sự tham gia của các tổ chức thực hiện dự án. Quỹ Australian vì nhân dân châu Á và thái Bình Dương.( AFAP). Văn phòng của AFAP tại Sydney có trách nhiệm quản lý dự án và giám sát thực hiện tài chính của dự án. Văn phòng AFAP tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện dự án tại Việt Nam dưới sự giám sát của một ban điều phối dự án mà các thành viên là đại diện của từng đối tác dự án và một đại diện của uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Một chủ nhiệm dự án, làm việc từ văn phòng của AFAP Việt Nam tại Hà Nội sẽ có trách nhiệm quản lý dự án, gửi các báo cáo về thực hiện dự án và tài chính dự án cho văn phòng AFAP tại Sydney. AFAP sẽ cử một điều phối viên dự án đóng tại Vườn quốc gia Cát Bà để giám sát các hoạt động dự án thường nhật. Điều phối viên này sẽ có trách nhiệm báo cáo tình hình dự án cho chủ nhiệm dự án của AFAP tại Hà Nội. Tổ chức sinh học bảo vệ các loài (ZSCSP). Tổ chức này cũng tư vấn và thiết kế chương trình tập huấn, với tư vấn chính là tiến sĩ Rosie Stenke người đã nghiên cứu loài Voọc từ năm 2000 sẽ tư vấn trong việc xây dựng mô hình nhóm giáo dục và bảo vệ rừng được áp dụng ở 5 xã để bảo vệ loài Voọc. Tổ chức sẽ có trách nhiệm đưa ra những chỉ dẫn ban đầu, tư vấn và điều phối các hoạt động cho việc phát triển và thực hiện kế hoạch bảo tồn loài Voọc. ZSCSP kết hợp chặt chẽ với cán bộ của AFAP và ban điều phối dự án để đưa ra tư vấn cho quá trình lập kế hoạch, giám sát dự án. Tổ chức động thực vất thế giới (FFI). Tham gia vào việc tư vấn và điều phối các hoạt động phát triển doanh nghiệp và du lịch sinh thái. Những chuyên gia tư vấn của FFI sẽ phối hợp chặt chẽ với cán bộ của AFAP và ban điều phối dự án đưa ra tư vấn cho quá trình lập kế hoạch, tập huấn và giám sát của dự án. Tổ chức giáo dục thiên nhiên Việt Nam(ENV). Đây là một tổ chức phi chính phủ, và họ sẽ là những tư vấn viên chính cho việc xây dựng và thực hiện các tài liệu về giáo dục môi trường cho các chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân địa phương. * Sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của người dân. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang xây dựng các hình thức khuyến lâm và các cơ chế bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng và các biện pháp phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học tổng hợp mới. Mô hình hình này đã lôi cuốn đựơc người dân Cát Bà tham gia nhất là những hộ nghèo, họ mong đựơc tham gia vào mô hình để tạo thêm thu nhập mà dự án đem lại. Người dân địa phương tham gia vào mô hình này bằng các hoạt động như: Họ có thể tham gia vào các tổ bảo vệ rừng. Hành động này được đánh giá rất cao bởi vì không ai khác ngoài họ là người hiểu rõ địa bàn và quy luật hoạt động của các loài động vật trong vườn nhất là của loài Voọc. Vì vậy sự tham gia của học sẽ đen lại hiệu quả quản lý cao nhất. Ngoài ra sự tham gia của họ vào các tổ bảo vệ rừng sẽ giúp nâng cao nhận thức của họ về việc bảo tồn, và chính họ sẽ là người tuyên truyền nhận thức này có hiệu qủa nhất. Người dân địa phương còn có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh bền vững như tổ chức nuôi ong lấy mật thay vì vào rừng đốt lửa lấy mật gây cháy rừng, kinh doanh các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, tham gia vào mô hình phát triển du lịch sinh thái…Người dân tham gia vào các hoạt động sản xuất này sẽ có những lợi thế do dự án đem lại như là: + Họ sẽ được tư vấn, hỗ trợ về kiến thức trong lĩnh vực mình kinh doanh hay hoạt động thông qua các đợt tập huấn. + Sản phẩm của họ là ra sẽ được bảo vệ thông qua việc được chứng nhận là sẩn phẩm bền vững đối với việc bảo tồn, nó gần như là việc dán nhãn sinh thái. Và tất nhiên như vậy sẽ giúp sản phẩm của họ sẽ tiêu thụ dễ ràng hơn và giá thành cao hơn. + Sản phẩm của các hộ kinh doanh tham gia vào dự án sẽ được bảo vệ thông qua một ban quản lý thị trường do dự án thành lập. nhưng bên cạnh những quyền lợi người dân được hưởng họ cũng có những nghĩa vụ phải thực hiện. Họ phải cam kết và thực hiện cam kết bảo tồn tài nguyên của vườn. Có nghĩa vụ tham gia vào các đợt tập huấn và các chương trình tuyên truyền giáo dục. Những người mới được giao đất tham gia vào dự án bằng cách thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất mà dự án nêu ra, thay vào đó họ sẽ được cung cấp cây giống từ các vườn ươm của dự án. Hội những người nuôi ong. Qua kinh nghiệm hợp tác lâu dài với ZSCSP và FFI, Hội này sẽ hỗ trợ cho những hộ mới tham gia về kinh nghiệm, nuôi cũng như tư vấn cho dự án trong việc tập huấn các hộ nuôi ong. Hiệp hội khách sạn Cát Bà. Đối tượng này tham gia trong việc: Hỗ trợ cải thiện hoạt động của các khách sạn theo hướng thân thiện với môi trường, hỗ trợ thực hiện những quyết định về phát triển du lịch cho cộng đồng địa phương, tham gia vào các hoạt động thông tin và giáo dục du lịch. Hội nông dân. Hội nông dân cũng tham gia vào mô hình dưới hình thức tư vấn vào các hoạt động như: Tham gia thành lập hành lang rừng, tham gia phát hiện những khu vực bảo tồn loài Voọc. Hội phụ nữ huyện Cát Hải. Hội phụ nữ huyện tham gia hỗ trợ các sáng kiến thành lập doanh nghiệp hướng tới đối tượng chị em phụ nữ. Họ đưa ra tư vấn về giới cho các hoạt động của dự án nhằm góp phần đưa các hoạt động của dự án đến từng hộ gia đình. Sự tham gia của khách du lịch. Khách du lịch đến với đảo Cát Bà nói chung và Vườn quốc Gia Cát bà nói riêng, bên cạnh việc đem lại thu nhập cho địa phương và người dân ở đây thì vô hình chung họ cũng làm ảnh hưởng tới môi trường của vườn, đảo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trực tiếp là việc họ xả rác bừa bãi, sử dụng nước, điện không tiết kiệm, hay là vào các khu vực cấm. Ngoài ra tác động gián tiếp của họ tới môi trường bằng các hành động như: mua các sản phẩm từ rừng, mua động vật hoang dã, ăn các món ăn từ rừng vô hình họ đã khuyến khích người dân khai thác rừng bừa bãi. Vì thế để mô hình hoạt động hiệu quả cần có sự tham gia của họ. Khách du lịch có thể tham gia bằng việc giữ vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức của mình về việc bảo tồn, thay vì mua các sản phẩm từ rừng là mua các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm sinh thái đã được chứng nhận. Những việc làm này không chỉ góp phẩm cho hoạt động bảo tồn mà còn khuyến khích người dân phát triển các hình thức kinh doanh bền vững. Hay là thay vì tham gia vào các tour du lịch bình thường thì tham gia vào các tour du lịch sinh thái và sử dụng các dịch vụ du lịch thân thiện với môi trường. Trong khuôn khổ của dự án cũng có các hoạt động kết hợp với các đại lý du lịch nhằm tuyên truyền, hướng dẫn hoặc phát tờ rơi để nâng cao nhận thức của đối tượng này. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP,KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG. 3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 3.1.1 Đánh giá hiệu quả trực tiếp. * Đối với hoạt động bảo tồn Voọc. Thiết lập được một hệ thống quản lý các khu vực, hành lang bảo vệ Voọc. Hệ thống này đáp ứng được mục tiêu bảo tồn loài Voọc. Hệ thống này đã vận hành theo kế hoạch tổng hợp bảo tồn loài Voọc do nhóm công tác chuyên trách bảo tồn loài voọc cấp chính phủ quản lí. Giao 7274 ha đất rừng cho các hộ gia đình ở vùng đệm quản lý, góp phần chấm dứt nạn lấn chiếm đất rừng. Thành lập 5 tổ bảo vệ rừng được ở 5 xã dự án đã thực hiện tốt vai trò của mình, các tổ này thực hiện quản lý tốt vùng rừng được giao theo đúng quy định quy chế mà kế hoạch tổng hợp bảo vệ Voọc đưa ra, cụ thể họ đã liên kết bảo vệ diện tích rừng, không còn hiện tượng chặt phá rừng như trước đây, và sử dụng bền vững những rừng. Kí kết 1021 bản cam kết bảo vệ môi trường được với 1021 hộ ở vùng đệm. Và người dân ở đây đã được phổ biến về quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi họ kí cam kết vì thế mà người dân đã tích cực tham gia. Cam kết đã kí những lợi ích mà người dân nhận dược đã khuyến khích họ tham gia tích cực thực hiện những điều khoản đã nêu ra trong cam kết, dễ nhận thấy nhất là cơ bản không còn hiện tượng người dân đặt bẫy, săn bắn trong vùng cấm, không vào rừng đốt lửa lấy mật ong. Tổ bảo vệ rừng đi vào hoạt động đã góp phần điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ. Kịp thời giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên, hạn chế hiện tượng chặt trộm rừng của nhau. * Đối với những cán bộ cấp huyện và địa phương. Những cán bộ khuyến lâm, cán bộ của vườn quốc gia, cán bộ cục kiểm lâm, cán bộ liên quan cấp làng, xã, huyện được tham gia vào 5 chương trình tập huấn. Các lớp tập huấn đã cung cấp các kĩ năng, kiến thức như: - Những kĩ năng khuyến nông thông qua các mô hình thí điểm. - Những kĩ năng quản lý rừng đầu nguồn, tài nguyên thiên nhiên rừng . - Những kĩ năng thực hiện dự án tổng hợp. - Những kĩ năng quản lí dự án, quản lý dự án, giám sát dự án. - Những kĩ năng phát triển cộng đồng Những kĩ năng này góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sẽ trau rồi kiến thức, kĩ năng và năng lực của đội ngũ cán bộ địa phườn và giúp họ có thể duy trì các hoạt động và hỗ trợ cộng đồng địa phương sau khi dự án kết thúc. Đồng thời những kiến thức này sẽ được nhân rộng ra các khu vực nằm ngoài dự án. * Đối với sinh kế người dân. Các hoạt động hỗ trợ của dự án nhằm mục đích chuyển đổi hình thức sản xuất cũ, nâng cao thu nhập cho người dân cũng đem lại hiệu quả cao. Năm doanh nghiệp được thành lập ở 5 xã nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ dự án, chuyên kinh doanh các mặt hàng bền vững từ rừng, hay các sản phẩm nông sản cho thích hợp cho các hộ gia đình được giao đất như: mật ong, đồ thủ công. Số hộ nuôi ong, cơ sở sản xuất các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tăng lên từ chỗ chỉ có 12 hộ trong các xã lên tới 37 hộ. Trong tương lai các hộ nuôi ong còn tiếp tục tăng lên. Từ khi ban quản lý thị trường đi vào hoạt động, thị trường các sản phẩm đi vào ổn định, hệ thống giấy chứng nhận lâm sản được phép khai thác đựơc thiết lập, đi vào hoạt động đem lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của người dân tiêu thụ trên thị trường. Các hộ gia đình hợp tác với các đại lý du lịch để cung cấp các dịch vụ sinh thái bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của các tour du lịch. Người dân tham gia vào các dịch vụ ăn, uống, nghỉ trọ, hướng dẫn khách du lịch. Thu nhập của các hộ từ hoạt động du lịch này trung bình đạt từ 8- 10 triệu một năm. Nhìn chung từ khi mô hình đi vào hoạt động nhập của người dân tăng lên rõ rệt. Cơ bản không còn hộ đói nghèo, chỉ có Xã Việt Hải nằm sâu trong Vườn thì đời sống còn khó khăn hơn. * Ý thức của người dân. Tổ chức 6 điễn đàn giáo dục môi trường được tổ chức với sự tham gia của đại diện các hộ gia đình, 3 diễn đàn tổ chức toàn bộ thành viên của dự án . Kết thúc mỗi diễn đàn đều có phỏng vấn, qua phỏng vấn cho thấy có tới 85% đã thay đổi suy nghĩ của mình về việc bảo tồn theo hướng tích cực, họ cho biết là đã thấy được lợi ích của việc bảo tồn và cần thiết phải bảo tồn, và họ sẽ tham gia tích cực vào mô hình. Số còn lại họ không quan tâm tới vấn đề này vì họ có thu nhập cao từ các hoạt động không liên quan đến rừng vì thế đối tượng này cũng không lo ngại về vấn đề ý thức của họ Qua đó ta thấy rằng người dân rất quan tâm tới việc BVMT. Sau các diễn đàn giáo dục thì ý thức của người dân hoạt động bảo tồn đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể số vụ vi phạm vào rừng đặt bẫy, săn bán giảm xuống rõ rệt, cụ thể vào năm 2003 xử lý 93 vụ vi phạm thu 3 khẩu súng săn, tthu và phá > 1000 bẫy các loại, năm 2004 xử lý 18 vụ vi phạm thu một khẩu súng săn, thu và phá >700 bẫy các loại đến năm 2006 sỗ vụ vi phạm được phát hiện chỉ còn là 9 vụ và thu được 89 bẫy. Người dân ngày càng ít vào rừng, nếu có vào chỉ để tìm lá thuốc, củi khô...họ không tự ý vi phạm như trước. Các em học sinh ở 8 trường trung học của huyện đã được tham gia vào các chương trình ngoại khoá, đóng kịch, tiểu phẩm về môi trường phần lớn các em đều tham gia rất hứng thú, hào hứng. Qua các buổi học này các kiến thức về BVMT được truyền tải tới các em rất sâu sắc, dễ hiểu, và sinh động. Trong các chương trình có xen kẽ các câu hỏi về môi trường nhằm kiểm tra nhận thức của các em, các câu hỏi đưa ra đều được các em hào hứng trả lời, và rất đúng. Những buổi học như vậy đã nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường cho các em, đối với các em BVMT cũng như là một môn học và cần phải học, ý thức BVMT đã gắn liền với các hoạt động hàng ngày của các em 3.1.2 Hiệu quả gián tiếp của mô hình. * Đối với quốc gia. Khi dự án thực hiện, mô hình quản lý đi vào hoạt động sẽ giúp Việt Nam thực hiện được các mục tiêu bảo vệ môi trường đã đề ra như: Tác động tích cực đến việc thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ môi trường của Việt Nam giai đoạn 2001-2005, hỗ trợ thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng với mục tiêu nâng độ che phủ rừng của Việt Nam vào năm 2010 như tỷ lệ của năm 1945, giúp bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. Mô hình sẽ giúp hỗ trợ chính thực hiện các điều khoản 8,10,11,12,18 của công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia, bao gồm các vấn đề về: Bảo tồn tại chỗ, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các giải pháp khuyến khích bảo tồn, nghiên cứu, tập huấn và hợp tác khoa học kĩ thuật. Mô hình cũng giúp hỗ trợ thực hiện điều khoản 2 của công ước về khả năng tạo thêm thu nhập cho người dân đảo Cát Bà, đồng thời giảm những tác động của con người đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Góp phần hài hoà các chính sách quản lý quốc gia và của địa phương về rừng và tài nguyên rừng, xây dựng hệ thống giám sát bảo vệ rừng nhằm cung cấp những dữ liệu quan trọng về những khu vực có rừng cho việc lập quy hoạch chiến lược cấp quốc gia và xác định những khu vực ưu tiên cho đầu tư, đóng góp của những khu vực bảo tồn, sự đa dạng sinh học và của ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc gia. * Đối với thành phố Hải phòng. Mô hình này tạo ra mối liên kết để khuyến khích các đối tác trong khu vực áp dụng những hệ thống quản lý tập thể nhằm bảo tồn và sử dung bền vững những khu vực rừng đựơc ưu tiên bảo vệ đặc biệt. Khuyến khích phân cấp quản lý và ra quyết định từ trung ương xuống địa phương, bảo vệ và tái đề cử Vịnh hạ Long là một khu vực di sản thế giới và đề cử đảo Cát Bà là một khu vực “Bảo tồn sinh quyển và con người”. 3.1.3 Những tồn tại từ mô hình cần giải quyết. Để mô hình vận hành tốt cần có sự rõ ràng về các ranh giới như gianh giới về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, gianh giới về đối tượng quản lý... Trong mô hình quản lý ở Vườn quốc gia Cát Bà đã có sự phân công, phân cấp rõ ràng tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc xác định các ranh giới như: + Ranh giới giữa rừng bảo tồn nghiêm ngặt và rừng ở vùng đệm nên vẫn có sự dịch chuyển về ranh giới ở một số nơi. + Ranh giới giữa sản phẩm sinh thái và sản phẩm không phải là sinh thái vẫn chưa thực sự minh bạch rõ ràng. Do việc quản lý về nguồn gốc các sản phẩm đưa ra thị trường không phải việc đơn giản, đòi hỏi có một mạng lưới quản lý thị trường đủ mạnh và có sự đầu tư thích đáng. Chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào về việc xác định một sản phẩm là sản phẩm sinh thái mà chủ yếu được xác định qua sự quan sát, kinh nghiệm là chủ yếu. + Ranh giới về quyền hạn của ban quản lý thị trường cũng chưa rõ ràng, chưa có một chính sách cụ thể nào cho hoạt động của đối tượng này nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Hoạt động cấp giấy chứng nhận chưa có cơ chế điều chỉnh hợp lý nên vẫn còn sảy ra tình trạng tư nhân thông đồng với nơi cung cấp giấy chứng nhận để đưa các sản phẩm không phải sản phẩm sinh thái cũng được cấp giấy chứng nhận. Để cho người dân yên tâm tham gia vào mô hình thì họ phải có thu nhập ổn định đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, vì thế khi tham gia vào mô hình phải cân đối dược chi phí người dân bỏ ra với lợi ích họ thu về, đặc biệt đối với người dân được giao rừng. Nhưng việc thu nhập của người dân được giao rừng ở vườn quốc gia Cát Bà còn nhiều điều cần giải quyết: Về cơ chế hưởng lợi trong giao và khoán rừng, chính phủ đã ban hành quyết định 178/2001/QĐ-TTG. Quyết định này áp dụng cho cá nhân, hộ gia đình được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, chưa đề cập đến quyền lợi của chủ thể quản lý rừng là cộng đồng dân cư thôn bản. Tuy nhiên ngay đối với quyền lợi cho cá nhân, hộ gia đình thì việc thực hiện quyết định 178 còn bất cập, trong thực tế sau 5 năm hầu như chưa nơi nào người nhận rừng được hưởng lợi theo quyết định này. Lý do căn bản là đa số các khu rừng được giao chưa đạt tiêu chuẩn rừng khai thác theo các quy định hiện hành và như vậy người quản lý rừng phải chờ đợi. Nhưng họ lại không rõ khi nào thì rừng của họ đạt tiêu chuẩn khai thác, tiêu chuẩn đó là gì và có nhận biết được hay không? Điều này đã hạn chế mối quan tâm quản lý rừng tự nhiên của người dân, và khi khai thác thì bao nhiêu, như vậy hưởng lợi được bao nhiêu? Đồng thời tỷ lệ hưởng lợi theo quyết định 178 căn cứ và trạng thái rừng khi giao, điều này cũng gây khó khăn cho cộng đồng khi nhận biết trạng thái. Trong khi đó thì cộng đồng có nhu cầu thường xuyên gỗ, củi cho gia dụng, nếu theo tiêu chuẩn rừng khai thác thì chưa được phép tác động, nhưng thực tế thì vì nhu cầu cuộc sống họ vẫn chặt cây để sử dụng, điều này đã làm cho rừng không được quản lý, giám sát. Cụ thể: + Đối với rừng trung bình (IIIA2): Giả sử chủ rừng nuôi dưỡng rừng 5 năm, khi khai thác nộp thuế tài nguyên khoảng 15%; phần còn lại được phân chia như sau: Chủ rừng được hưởng lợi là 2% sản phẩm gỗ khai thác cho một năm quản lý rừng như vậy được 10% sản phẩm gỗ, 90% nộp về ngân sách xã. Trạng thái rừng này không còn nhiều khi giao rừng, tuy nhiên ngay cả trạng thái rừng còn tương đối tốt như vậy thì sau 5 năm quản lý rừng, chủ rừng chỉ nhận được 10% sản phẩm, trong đó phải chi phí toàn bộ kinh phí cho chặt hạ, vận xuất gỗ của toàn bộ khối lượng khai thác. Thực tế cho thấy với tỷ lệ như vậy thì chủ rừng có thu nhập rất thấp, thậm chí âm. + Đối với trạng thái rừng non, nghèo (IIAB, IIIA1): Các trạng thái này nếu theo tiêu chuẩn rừng khai thác thì phải 20 - 30 năm mới đạt được. Trong trường hợp này sau khi nộp thuế tài nguyên 15%, chủ rừng được hưởng 80% sản phẩm gỗ còn lại (và phải chi trả toàn bộ chi phí khai thác), giao nộp cho xã 20%. Đây là các trạng thái phổ biến được giao cho hộ, nhóm hộ, như vậy thời gian được hưởng lợi quá lâu nếu căn cứ theo tiêu chuẩn rừng khai thác hiện hành. Thực trạng này chưa được dự án đưa ra hướng giải quyết triệt để, hay đưa ra một cơ chế hưởng lợi khác cho người dân. Mặc dù dự án đã đưa ra các kế hoạch sử dụng đất rừng, người dân có thể trồng các loại cây công nghiệp khác dưới tán rừng để thu thêm thu nhập tuy nhiên để người dân gắn bó hơn với rừng thì cần giải quyết được cơ chế hưởng lợi tư rừng một cách hợp lý. Những người tham gia vào tổ bảo vệ rừng tuy được hỗ trợ công tác phí từ ban quản lý vườn nhưng số lượng còn ít, với số tiền 300-400 nghìn đồng một tháng họ chưa thể lo cho cuộc sống của mình và gia đình. Họ chưa có một chế độ gì nhất là khi nghỉ công tác. Đây là một khó khăn để khuyến khích người dân tham gia, gắn bó với công tác bảo vệ rừng. Chưa có một cơ chế thưởng phạt đem lại hiệu quả. Khi thực hiện dư án cũng có nhiều khuyến khích, hỗ trợ từ dự án như: tư vấn kĩ thuật, cung cấp giống cây, hỗ trợ bán sản phẩm...Nhưng nó không có có tác dụng thu hút đối với những hộ gia đình đang có một cộng việc có thu nhập cao, họ sẽ không quan tâm tới dự án nếu như dự án không đưa ra được những ràng buộc với họ như: nếu không tham gia thì họ sẽ bị loại trừ khỏi những hoạt động công cộng nào, hoặc nếu các hộ đã tham gia khi vi phạm cam kết thì sẽ bị xử lý ra sao? Dự án đã tổ chức các buổi thảo luận lấy ý kiến của người dân nhưng không thể thu thập được toàn bộ ý kiến của dân cư trong vùng qua một sô buổi thảo luận. Mà ý kiến của dân phải được lắng nghe, tiếp thu thường xuyên. Muốn vậy thì người dân phải có cơ hội tiếp cận dễ dàng với các cơ quan đoàn thể để phản hồi ý kiến của mình. Đồng thời các tổ chức, cơ quan này cũng cần gần gũi nhân để lắng nghe, thu thập ý kiến của dân, mà điều này thì dự án ở Cát Bà còn thiếu. Hoạt động giám sát của người dân phải được gắn với việc được tham gia ý kiến của dân vào các chương trình, kế hoạch, tổ chức...Người dân có được tham gia ý kiến thì họ mời tích cực giám sát. Nhìn chung ở vườn quốc gia Cát Bà đã huy động được người dân tham gia giám sát, các vụ xâm phạm rừng cấm để săn bắn được người dân phát hiện giúp kiểm lâm ngăn chặn kịp thời không để xảy ra hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên có phải tất cả các phản hồi của người dân đều được giải quyết không, nhất là những phản hồi về các tổ chức, hệ thống quản lý nhà nước, nhạy cảm. Cũng là một vấn đề mà nhiều hệ thống quản lý cộng đồng gặp phải trong đó có vườn quốc gia Cát Bà. 3.2 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN MÀ MÔ HÌNH GẶP PHẢI. 3.2.1 Thuận lợi. Định hướng chính trị phù hợp với việc xây dựng mô hình. Việc phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương phù hợp với yêu cầu là quy định rõ quản lý tài nguyên thhiên nhiên, bảo vệ loài Voọc bảo vệ rừng quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững cho vùng lân cận, khu vực vùng đệm. Trong khi thực hiện xây dựng và đưa mô hình vào vận hành nhận được sự hỗ trợ chính trị to lớn của ban điều phối viện trợ cấp tỉnh và quốc gia giúp cho mô hình nhanh chóng phát huy vai trò của nó. Dự án nhận được sự ủng hộ to lớn của Vườn quốc gia và UBND huyện Cát Hải cũng như của UBND thành phố Hải phòng, cụ thể là vào năm 2003 UBND huyện Cát Hải và FFI đã kí kết một văn bản ghi nhớ để thực hiện dự án hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học ven biển. Sau đó UBND thành phố Hải Phòng đã ra chỉ thị số1822 ngày 21/4/2002 chấp nhận văn bản ghi nhớ đó và kế hoạch thực hiện dự án. Tiếp tục giải quyết các vấn đề do người dân kiến nghị trong quá trình giám sát và đánh giá thực hiện dự án nhằm đảm bảo tính làm chủ của người dân. Cán bộ địa phương rất năng động nhiệt tình hỗ trợ trong việc tham vấn địa phương, tập huấn đội ngũ cán bộ. Khi dự án tiến hành cán bộ địa phương tỏ ra rất hợp tác, vì thế dự án không gặp bất kì khó khăn nào từ phía đối tượng này. Sự tham gia tư vấn của hai tổ chức FFI và ZSCSP là lợi thế làm tăng tính khả thi của mô hình khi đưa vào vận hành. Hai tổ chức này có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn, mặt khác hai tổ chức này đã có thời gian nghiên cứu tại Cát Bà trước khi dự án thực hiện. Qua một số dự án đã được tiến hành ở Cát Bà (dự án tập huấn cho cán bộ kiểm lâm và xây dựng hệ thống thông tin liên lạc tại vườn, dự xây dựng và thử nghiệm một mô hình nuôi ong) đã giúp cho người dân những hiểu biết phần nào nên khi dự án này tiến hành họ không còn bỡ ngỡ. Người dân nhanh chóng tham gia và tiếp cận được với dự án, không gặp nhiều khó khăn trong việc vận động người dân. Về cơ bản thì việc phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá từ đảo vào đất liền cũng như thu hút khách du lịch có nhiều thuận lợi do đã có đường giao thông ra đảo. Vì vậy việc nâng cao thu nhập cho người dân tham gia vào mô hình gặp nhiều thuận lợi. Trong quá trình thực hiện dự án, xây dựng mô hình có các cuộc điều tra, hỏi ý kiến của người dân nên đã phát huy được tính tự chủ của người dân khi tham gia vào mô hình. Có sự giải thích rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ cho người dân khi tham gia vào dự án vì thế khi mô hình đi vào hoạt động không xảy ra những xung đột về lợi ích giữa các bên. 3.2.2 Khó khăn. Các nhóm đối tượng có thể thay đổi hành vi của mình bất cứ lúc nào nhất là khi không còn sự hỗ trợ của dự án. Đây là thách thức lớn đặt ra cho những người thực hiện dự án để làm sao cho mô hình vận hành bền vững.Việc một vài thành viên chấm dứt hoạt động quản lý đất bền vững, vi phạm các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đều có thể làm mô hình phá sản. Vì vậy đòi hỏi phải có giám sát liên tục và hỗ trợ tiếp theo. Chất lượng của các sản phẩm sinh thái do người dân tham gia mô hình ban đầu còn chưa cao, chưa thoả mãn được nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Đòi hỏi phải có sự hỗ trợ ban đầu của địa phương và dự án để người dân có thể tiêu thụ được sản phẩm. Việc tìm ra được thị trường ổn định tiêu thụ sản phẩm cho người dân là không dễ. Nên ban đầu sẽ rất khó khăn cho người dân, đòi hỏi phải có sự động viên hỗ trợ từ phía chính quyền. Nếu không có hướng giải quyết lâu dài, bền vững sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất từ đó ảnh hưởng tới việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường. Hiện nay, nhu cầu của người dân đối với dịch vụ du lịch sinh thái là cung lớn hơn cầu. Hiện tượng này rất dễ dẫn tới tình trạng chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua những cam kết bảo vệ môi trường. Mặc dù vài năm gần đây cơ sở hạ tầng trên đảo đã được cải thiện đáng kể nhưng vấn đề thiếu đường giao thông, thiếu nước, thiếu điện vẫn là một thách thức tất cả các đối tác tham gia dự án. Thiếu phương tiện liên lạc, phương tiện đi lại nhất là cho những đội tuần tra cũng là một vấn đề cần giải quyết. Mặc dù đã có phương án là sử dụng hệ thống VHF chạy bằng năng lượng mặt trời và hệ thống Call-in để khắc phục về địa điểm xa xôi, nhưng về lâu dài thì vẫn cần có phương án giải quyết bền vững hơn. Xã Việt Hải là xã nằm trong vùng lõi của vườn, ở đây đời sống kinh tế, xã hội còn rất nghèo, trình độ dân trí rất thấp. Từ trước tới nay họ chỉ sống nhờ rừng gần như tự cung tự cấp rất ít giao lưu với bên ngoài, bây giờ họ phải làm các công việc buôn bán, làm du lịch, là một việc khó khăn, và cần nhiều thời gian làm quen . Thực tế khi mô hình đi vào hoạt động rất nhiều hộ gia đình muốn mở rộng sản xuất, nhưng xuất hiện hiện tượng thiếu vốn phục vụ sản xuất. 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH. 3.3.1 Một số giải pháp. * Giải pháp về quản lý. Cần từng bước cải tạo mở rộng, nâng cấp về cơ sở hạ tầng, điện, nước, đường giao thông bằng cách thu hút các dự án hay sự hỗ trợ của thành phố và trung ương. Có hình thức quảng bá rộng dãi về hình thực du lịch sinh thái trên các phương tiện như trên mạng, trên báo chí để thu hút ngày càng nhiều du khách đến thăm vườn theo các tour du lịch sinh thái, sống cùng người dân góp phần tăng thêm thu nhập cho họ.Về lâu dài cần có chính sách thích hợp để di dân ra khỏi vùng lõi, và ổn định cuộc sống cho họ. Các cấp chính quyền cần có chính sách để mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm do nhân dân trong vùng sản xuất ra, đảm bảo nguồn đầu ra cho người dân. Tổ chức tập huấn cho cán bộ vườn, cán bộ kiểm lâm, thành viên tổ bảo vệ rừng cách thức giải quyết các xung đột giữa các bên có thể xảy ra. Điều này rất cần thiết nhất là khi dự án kết thúc để họ có thể đối phó với các tình huống xảy ra một cách hợp lý và hiệu quả. Cần có chính sách về lương, chế độ thích hợp cho các thành viên tham gia vào các tổ bảo vệ rừng để họ yên tâm gắn bó, nhiệt tình với công việc của mình. Hiện nay các đối tượng này mới chỉ nhận được sự hỗ trợ tài chính của vườn, đây chỉ là giải pháp tạm thời còn về lâu dài cần có chính sách cụ thể cho đối tượng này. Thực hiện giám sát thường xuyên sau khi dự án kết thúc. Các cơ quan liên quan phải quan tâm và có sự giám sát để kịp thời phát hiện những chỗ sai sót điều chỉnh kịp thời không gây hậu quả nghiêm trọng. Nên tổ chức các cuộc họp cho các hộ gia đình trong các thôn, xã mỗi tháng để kịp thời tuyên dương các gia đình thực hiện tốt các điều khoản trong cam kết đồng thời kịp thời phê phán các hộ vi phạm kịp thời trấn chỉnh. Đẩy mạnh sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa chính quyền địa phương, cộng đồng và sự phối hợp chính quyền địa phương và cộng đồng với các nhà khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó cộng đồng phải được tham gia từ khâu lập kế hoạch, thực thi , giám sát, và chia sẻ quyền lợi. Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp. Bảm bảo cho các cộng đồng được quyền có tài nguyên và chia sẻ tài nguyên công bằng quyền quản lý tài nguyên đó. Mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân đều có quyền sử dụng đất lâu dài và các tài nguyên khác cần thiết cho cuộc sống của mình. Nếu không như vậy họ sẽ không tích cực trong việc sử dụng một cách bền vững các nguồn tài nguyên vì vậy các nhà làm luật cần chú ý tới các vấn đề ưu tiên sau: + Đảm bảo quyền sử dụng đất của các nhóm thổ dân nông thôn và đô thị + Luật pháp công nhận quyển sử dụng của cộng đồng và truyền thống quản lý tài nguyên của cộng đồng + Can thiệp nếu cần thiết để đảm bảo việc hợp tác quản lý các nguồn tài nguyên chung trên cơ sở quyền lợi của toàn bộ cộng đồng. + Đảm bảo quyền có ruộng bằng cách xác định quyền sở hữu, hợp pháp hoá quyền mượn đất, cải thiện hệ thống tổ chức chuyển nhượng và đăng ký, lưu giữ những hồ sơ hiện hành Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng và có tính thúc đẩy, từ trước tới nay thưởng và phạt không chỉ mang lại giá trị hữu hình mà còn mang lại những giá trị nhất định khác đó là giá trị vô hình như lòng tự tôn của bản thân, niềm tụ hào của gia đình... Đó là nhân tố góp phần không nhỏ thúc đẩy các hoạt động của cộng đồng. Điển hình như có quy chế thưởng phạt cụ thể cho những hộ gia đìnhthực hiện tốt hay những tổ chức trong cộng đồng có những đống góp hiệu quả với hoạt động. Cấp giấy công nhận, tương tự như công nhận gia đình văn hoá, chứng nhận sự hoạt động của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương. Các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội cán bộ hưu trí và các tổ chức khác của địa phương là các tổ chức hoạt động thường xuyên trong cộng đồng, chi phối, ảnh hưởng tới các thành viên khác trong cộng đồng. Do đó, cần có những cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện tốt hơn để các tổ chức quần chúng tham gia. Thêm vào đó, những thành viên trong cộng đồng với tư cách là hội trưởng hoạt động khá hiệu quả, cần có sự khuyến khích kịp thời. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ nhất là cấp cộng đồng thôn, xã , phường để đưa ra quy định, thể chế trong thôn xã, phường về quản lý môi trường, hỗ trợ phương tiện truyền thông * Giải pháp về phía cộng đồng. Tăng cường sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào việc quản lý thông qua việc cho họ tham gia đầy đủ với chính quyền trung ương trong việc làm quyết định về chính sách, chương trình và dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến họ và môi trường địa phương họ. Nơi nào có khả năng thì tự quyết định lấy, không cần sự tham gia của chính quyền trung ương đặc biệt là với các dự án không ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia. Đảm bảo cho tất cả mọi thành phần trong cộng đồng đều có cơ hội để biểu thị mối quan tâm và tham gia bảo vệ lợi ích của họ. Tất cả các cộng đồng đều phải tự hành động để chăm sóc lấy môi trường của mình, chính quyền các cấp nên khuyến khích họ thảo luận về những vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết trước và xác định chiến lược về sự sống bền vững cho địa phương mình thông qua mục tiêu: +Giảm bớt tiêu thụ tài nguyên năng lượng lãng phí và những tác động có hại đến môi trường. + Khôi phục vùng sinh sống và tính đa dạng sinh học cho các loài ở địa phương bằng các cách khác nhau như dọn dẹp khu dân cư mình ở... * Giải pháp về tuyên truyền giáo dục năng cao nhận thức. Tiếp tục, thường xuyên tổ chức các chiến lược truyền thông tạo ra được nhận thức rộng rãi về các vấn đề về bảo vệ môi trường trong cộng đồng và trách nhiệm các bên liên quan. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các diễn đàn giao dục, phong trào bảo vệ môi trường. Đặc biệt cần đưa việc giáo dục môi trường vào trong các nhà trường. Thực hiện giáo dục về bảo vệ môi trường trong nhà trường coi đây cũng là một môn học như môn học khác.Qua đó giáo dục các em ý thức được nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường và tự hào về tài nguyên thiên nhiên của quê hương mình, nhận thức được sự quý giá của các tài nguyên mình đang có. Những thế hệ trẻ của đảo khi đã được trang bị những kiến thức về môi trường đầy đủ khi lớn lên chúng sẽ có hành động tích cực đối với tài nguyên của mình. Trong các trường học ở trên đảo cần xây dựng các câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ xanh, tổ chức các cuộc thi vẽ, tìm hiểu về môi trường, thu thập tìm hiểu các cây bản địa, khuyến khích các em tham gia chiến dịch vệ sinh môi trường. Trong các buổi hội thảo, ý kiến của cá nhân, các nhóm cần được khuyến khích. Để đạt được điều đó, người điều khiển của hội thảo phải biết lựa chọ các phương pháp thích hợp (biết chủ động gợi mở, hướng dân cách thức làm việc nhóm) kích thích các cá nhân tham gia đóng góp ý kiến một cách chủ động, tích cực nhằm đảm bảo tính khách quan. * Giải pháp về hỗ trợ tài chính, kỹ thuật. Xây dựng các quỹ bảo vệ môi trường qua đó huy động sự đóng góp tài chính từ cộng đồng cho việc bảo vệ môi trường. Có thể sử dụng quỹ này để hỗ trợ các hộ kinh doanh thân thiện với môi trường. Hình thức quỹ môi trường đã được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến qua quỹ này có thể góp phần hỗ trợ việc người dân tham gia vào bảo vệ môi trường, quỹ này dưới nhiều hình thức để huy động vốn như: + Huy động từ các chương trình, các dự án quốc tế như Quỹ Sida của Thuỵ Điển, SNV của Hà Lan, ODA + Huy động từ ngân sách của quốc gia, thu được từ nguồn phí, lệ phí môi trường. + Huy động từ ngân sách của địa phương. + Huy động từ các ngành như than, dầu khí. + Huy động từ cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh sản xuất, các doanh nghiệp. + Huy động từ các ngân hàng như ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Ngân hàng phục vụ người nghèo. Tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho người dân, giúp họ có kiến thức tiến hành sản xuất đạt hiệu quả, tăng cường những biện pháp miễn giảm thuế hoặc trợ cấp để cải thiện môi trường. Kết hợp giữa hoạt động của mô hình và các chương trình cho vay vốn theo hướng phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng, cải tạo đất đồi, đất trống để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng cây lâu năm. Giúp người dân có điều kiện phát triển sản xuất, tạo sự bền vững trong sản xuất của người dân khi họ tham gia vào mô hình. 3.3.2. Một số kiến nghị - Đối với cơ quan quản lý cấp trung ương: Cần ban hành các chính sách, chiến lược quản lý lâu dài về quản lý cộng đồng nhằm phát huy tối đa hiệu quả tham gia của người dân, đồng thời có sự khuyến khích về cơ chế để thu hút các dự án đầu tư cho lĩnh vực này. - Đối với các cơ quan cấp tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý cấp trung ương để thực hiện tốt chiến lược quản lý bền vững môi trường. Triển khai hiệu quả các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý cộng đồng ở địa phương mình. Đồng thời cần chủ động đưa ra cơ chế chính sách hợp lý để thu hút vốn đầu tư, các dự án về quản lý môi trường vào tỉnh mình. - Đối với người dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động, chương trình bảo vệ môi trường tại địa phương mình. Sống hoà thuận với thiên nhên và không ngừng học hỏi nâng cao nhận thức của mình về môi trường. KẾT LUẬN Qua luận văn cung cấp cho chúng ta một mô hình lý thuyết quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, cụ thể là về tiến trình xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng, cũng như các nguyên tắc phải tuân theo. Một bức tranh thu nhỏ về thực trạng áp dụng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam đã được đưa ra, cho ta những đánh giá đúng mức những điều làm được, những điều chưa làm được. Thông qua việc phân tích mô hình mẫu “Mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc đầu trắng dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia Cát Bà” cho chúng ta thấy được cách thức, trình tự tiến hành được áp dụng trong thực tế như thế nào, đồng thời cũng nêu bật được những thuận lợi khó khăn gặp phải cần vượt qua. Và quan trọng là đưa ra những qiải pháp để vượt qua được khó khăn đó. Mô hình đã chỉ ra rằng hoàn toàn có thể chuyển đổi những hoạt động tàn phá rừng vì nghèo đối sang các hoạt động phát triển bền vững vừa tạo thu nhập cho cộng đồng vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thông qua các hoạt động giảm thiểu những thói quen sử dụng tài nguyên không bền vững, cùng với sự nỗ lực nâng cao năng lực của cán bộ cơ sở và nâng cao công tác bảo vệ rừng. Mô hình quản lý này xứng đáng là một mô hình kiểu mẫu cho các vườn quốc gia khác học tập. Bên cạnh những kết quả mà đã làm được luận văn của em không tránh khởi những thiếu sót và chưa đầy đủ do thiếu thông tin và tài liệu liên quan. Em rất mong các thầy, các cô thông cảm và tham gia đóng góp ý kiến của để bài làm của em được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Kim Chi, Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng- một cách tiếp cận hướng tới phát triển bền vững,, bài giảng. 2. Mai Loan, Bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng, mô hình điển hình và khả năng nhân rộng, Tạp chí tài nguyên và môi trường số 12(38) - 12/2006. 3. GS- TS Đặng như Toàn(2001), Giáo trình quản lý môi trường. 4. Viện chiến lược, Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam (2005)- Đa dạng sinh học. 5. Bộ tài nguyên môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, phần tổng quan năm 2005,. 6. Bộ KH, CN và MT, Cục MT, Tài liệu tập huấn về quản lý và kiến thức môi trường. 7. Hội bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam “ Việt Nam_ Môi trường và cuộc sống, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004. 8. Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội biên dịch, Cứu lấy trái đất- chiến lược cho sự cuộc sống bền vững, Nhà xuất bản khoa học- Kĩ thuật, Hà Nội 1996. 9. Quy định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 2-12-2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 10. Dự án kinh tế chất thải, Kinh tế chất thải, tài liệu cho các khoá đào tạo về quản lý tổng hợp chất thải, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACAP : Dự án khu vực bảo tồn Annapuma AFAP : Quỹ Australia vì nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương BVMT : Bảo vệ môi trường EVN : Tổ chức giáo dục thiên nhiên Việt Nam FFI : Tổ chức động vật thế giới UBND : Uỷ Ban nhân dân UNESCO : Tổ chức di sản văn hoá thế giới IUCN : Hiệp hội quốc tế về bảo vệ môi trường ZSCSP : Tổ chức sinh học bảo vệ các loài DANH MỤC BẢNG, HÌNH Hình 1.1.4.1 : Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng Hình 1.1.4.2 : Sơ đồ xác định các mục tiêu Hình: 2.3.2.3 : Sơ đồ mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng Bảng 2.1.4.1 : Danh sách các cơ sở chế biến thuỷ sản tại Cát Bà Bảng 2.1.3.3 : Danh sách các loài động, thực vật ở Cát Bà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong chuyên đề là do bản thân thực hiện không sao chép, cắt dán chuyên đề, báo cáo, luận văn của người khác, nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật của nhà trường. Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 2007 Sinh viên Bùi Thị Huệ LỜI CẢM ƠN Qua luận văn tốt nghiệp em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn là thầy giáo, ThS. Đinh Đức Trường, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện luận văn này. Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn tới cán bộ hướng dẫn ThS.Lê Sơn - Trưởng phòng tài nguyên môi trường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa KT _ QL Tài nguyên, Môi trường và Đô thị và các cán bộ trong phòng Quản lý môi trường đã nhiệt tình, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! M ỤC L ỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7076.DOC
Tài liệu liên quan