Đề tài Bước đầu tìm hiểu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc theo chiều dài lịch sử

Phương diện lí luận: Nghiên cứu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc góp phần bổ sung vào lí luận về ngôn ngữ nói chung. Đồng thời nghiên cứu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc cũng góp phần và phát hiện ra những yếu tố, những khía cạnh nhằm thúc đẩy và phát triển những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực. Phương diện thực tiễn: Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển Thủ đô, tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc đóng một vai trò quan trọng. Tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc- từ sâu xa trong dân gian đã trở thành một phương ngữ, một tiếng của người" kẻ chợ". Do vậy, việc nghiên cứu tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc là một trong những vấn đề cấp thiết của cuộc sống, đòi hỏi phải được giải quyết vì hơn nữa ở nước ta có một sự đóng góp rất đa dạng và phong phú của cá tiếng, các phương ngữ ở các vùng, các miền khác nhau. MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG I:Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ giữa các phương ngữ Bắc – Trung - Nam CHƯƠNG II: Tiếng Hà Nội với tiếng Việt toàn dân CHƯƠNG III :Tiếng Hà Nội với vấn đề địa lý và cư dân Hà Nội KẾT LUẬN

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc theo chiều dài lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước đầu tìm hiểu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc theo chiều dài lịch sử (Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ học) MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Phương diện lí luận: Nghiên cứu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc góp phần bổ sung vào lí luận về ngôn ngữ nói chung. Đồng thời nghiên cứu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc cũng góp phần và phát hiện ra những yếu tố, những khía cạnh nhằm thúc đẩy và phát triển những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực. Phương diện thực tiễn: Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển Thủ đô, tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc đóng một vai trò quan trọng. Tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc- từ sâu xa trong dân gian đã trở thành một phương ngữ, một tiếng của người" kẻ chợ". Do vậy, việc nghiên cứu tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc là một trong những vấn đề cấp thiết của cuộc sống, đòi hỏi phải được giải quyết vì hơn nữa ở nước ta có một sự đóng góp rất đa dạng và phong phú của cá tiếng, các phương ngữ ở các vùng, các miền khác nhau. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về vấn đề này. Họ chủ yếu nghiên cứu và bàn luận về việc" tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc có phải là tiếng chuẩn của cả nước không?" Cũng có những đề tài nghiên cứu và tìm hiểu tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc thông qua mặt phát âm những âm như" tr/ ch"," s/ x"," gi/ d/ r". ở đây, nghiên cứu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc từ lúc bắt đầu xuất hiện, tồn tại và phát triển theo chiều dài lịch sử. Ý nghĩa đề tài: Giải quyết được những vấn đề nảy sinh ra khi nghiên cứu tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc đồng thời góp một phần ý kiến chủ quan về việc đánh giá tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc. Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu qua các tài liệu tham khảo, đời sống xã hội cụ thể. Nghe và miêu tả, nhận xét. Nội dung: Tiếng Hà Nội thì phải của người Hà Nội rồi. Nhưng người Hà Nội gốc như nhà văn Hoàng Anh Thái viết trong bài" Hà Nội- con thuyền phù sa" ( in trong Tạp chí Ngày nay số tháng 12- 2004) thì" Khi ấy vẫn phải làm nghề chài lưới. Bà buôn vẫn phải lăn xả xuống bến lội bùn lấy hàng lên. ông đồ, ông kí sao cũng có lúc phải lội nước lên thuyền hoặc lội qua bãi sông ngập nước mà về nhà. Hà Nội gốc mà móng chân vẫn giắt bùn là như vậy". Như vậy thì tiếng Hà Nội cũng thế, không có xuất xứ gì cao siêu, thần thánh, không phải sinh ra đã" tròn, sáng, trong, vang, sang, nhẹ". Nhưng, vấn đề là ở chữ" nhưng". Đó là thứ tiếng được chắt lọc kết tinh ở một vùng đất nổi tiếng hào hoa, thanh lịch. "Tinh hoa gốc rễ hun đúc ở đây. Tinh hoa từ mọi miền mang tới, giao kết hợp chủng mà tạo nên người Hà Nội. Lâu dần cứ cái gì thanh lịch, hào hoa, cao nhã, tinh tế… thì mặc nhiên đều được coi là của người Hà Nội". Cái thứ tiếng không thần thánh, không tầm thường, nhưng được lắng đọng trăm năm, nghìn năm như phù sa màu mỡ, chở hồn người và hồn đất kinh kì ấy là tiếng Hà Nội. Trong những buổi phát thanh tiếng Việt của Đài tiếng nói Việt Nam, các bản tin được truyền đi bằng hai phương ngữ là phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Bộ (lấy chuẩn là phương ngữ Hà Nội và phương ngữ thành phố Hồ Chí Minh). Phương ngữ Bắc dùng trong giao tiếp ở Bắc Bộ. Phương ngữ này là cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học. Khi ta để ý cách phát âm của các phát thanh viên, thì trong cách phát âm của họ có sự tự điều chỉnh, trong giới hạn cho phép, theo chuẩn chính tả, để cho tiếng nói của mình có tính khu biệt thật cao làm cho thông báo dễ tiếp nhận nhất. Trong tình hình hiện nay, mặc dù nói có đôi điểm khác nhau, nhưng người Bắc và người ở toàn quốc hiểu phương ngữ thành phố Hồ Chí Minh cũng ngang với phương ngữ Hà Nội, và ngược lại cũng thế, cả toàn quốc hiểu phương ngữ Hà Nội dễ dàng. Đài phát thanh nói bằng hai phương ngữ như vậy chỉ là để cho việc phát thanh đa dạng và tươi mới, chứ không hề vì lí do có hiện tượng phương ngữ Hà Nội hay phương ngữ thành phố Hồ Chí Minh cản trở sự giao tiếp, khó hiểu đối với người nghe. Khi ta nghe các ca sĩ miền Nam hát ta phải thừa nhận cách phát âm của họ khi hát giọng Nam Bộ còn chuẩn hơn tiếng Nam Bộ đã đành, mà khi hát giọng Bắc lại còn chuẩn hơn cả tiếng Hà Nội. Cải lương ngày xưa là thể loại ca kịch nói bằng phương ngữ Nam Bộ, nhưng hiện nay Đoàn cải lương miền Bắc vẫn nói phương ngữ miền Bắc mà công chúng vẫn thích. CHƯƠNG I Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ giữa các phương ngữ Bắc – Trung - Nam Cũng giống như mọi sinh ngữ khác, tiếng Hà Nội không ngừng phát triển. Dân một số vùng ở Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên về Hà Nội cứ hồn nhiên kiểu:" Cái nọ nục bình nó năn nông nốc". Trên diễn đàn những người nói tiếng Hà Nội chuẩn cứ phải ngồi nghe diễn giả hùng hồn" nực nượng thanh niên". Thật khó vào. Thật khó thông cảm. Chưa kể trước đông đảo khán, thính giả, người ta không nói" em" mà cứ" i…em". Nhà văn Hoàng Anh Thái trong bài viết" Hà Nội- con thuyền phù sa"( in trong tạp chí Ngày nay số ra tháng 12- 2004) với rất nhiều vấn đề" hồn cốt" của Hà Nội- nào là người Hà Nội gốc, ẩm thực kiểu Hà Nội… nhất là tiếng nói Hà Nội- có lí khi nói" Giá mà điều chỉnh từ cái nho nhỏ như phát âm cho dân dễ nghe hơn? Một chính khách đứng nghĩa còn là một diễn viên, một nhà hùng biện. Nhập gia tuỳ tục thì đâu có sợ tự làm mất gốc". Theo cách phân chia truyền thống về địa lý, tiếng Việt được chia thành ba vùng phương ngữ: miền Bắc (khẩu ngữ là tiếng Bắc); miền Trung( khẩu ngữ là tiếng Trung); miền Nam (khẩu ngữ là tiếng Nam). Trong cảm thức ngôn ngữ thường mang nặng dấu ấn thói quen dân gian của người Việt nên người ở mỗi vùng chỉ có khả năng phân biệt tiếng Bắc với tiếng Nam và tiếng Trung (mà ít phân biệt các tiểu phương ngữ trong mỗi vùng). Nhiều người đó quen gọi ngắn gọn tất cả những gỡ thuộc về“ tiếng Bắc” là tiếng Hà Nội (trừ tiếng vựng Nghệ An- Hà Tĩnh) được gọi là“ tiếng Nghệ”, gọi tất cả những gỡ thuộc về“ tiếng Nam” là“ tiếng Sài Gòn”, những gỡ thuộc về“ tiếng miền Trung” là“ tiếng Huế”. Điều này có nghĩa rằng, sự khác biệt giữa tiếng Bắc với tiếng Nam, với tiếng Trung (và với tiếng Nghệ) là khá điển hình: ở giọng, ở ngôn từ và phần nào cú thể nhận ra ở cả phong cách diễn đạt. Hệ thống thanh điệu của phương ngữ Bắc có sáu thanh:( như trong chính tả), đối lập từng đôi về âm vực và âm điệu. Hệ thống phụ âm đầu có hai mươi âm vị, không có những phụ âm ghi trong chính tả là“ s, r, gi, tr“ tức là không phân biệt s/ x, r/ d/ gi, tr/ ch. Hệ thống âm cuối có đủ các âm cuối ghi trong chính tả. Có ba cặp âm cuối ở thế phân bố bổ túc. Phương ngữ Bắc có thể chia làm ba vùng nhỏ hơn: a) Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta. Phần lớn người Việt ở đây mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như Thái Bình, Hà Nam Ninh. Do quá trình cộng cư xảy ra trong thời gian gần đây, nên phương ngữ phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quát chung của phương ngữ Bắc, và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng, cái nôi của người Việt cổ. b) Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh( Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Hải Phòng) mang những nét đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc. c) Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển( Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Ninh) còn giữ lại cách phát âm khu biệt“ d“ với“ gi, r“,” s“ với“ x“,” tr“ vơí“ ch“ mà ở các phương ngữ Bắc khác không còn phân biệt nữa. ở Bắc bộ thực tế có những chữ cái đã mất cách phát âm phân biệt, cho nên người ta đặt cho nó những cái tên gọi khác nhau như ” s” là” xờ nặng”,” x ”là ” xờ nhẹ ”,” d ” là” dê trên ”,” gi” là” dê dưới ”,” tr ” là” chờ nặng ”,” ch” là” chờ nhẹ ”,” l” là” nờ( hay lờ) cao ”;” n ” là” nờ( hay lờ) thấp ”… Hệ thống đại từ chỉ trỏ và nghi vấn: Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam Này ni nầy Thế này ri vầy ấy nớ đó Thế (ấy ) rứa vậy Kia tê đó Kìa tề đó đâu, nào mô đâu, nào sao, thế nào răng sao Hệ thống đại từ xưng hô: Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam Tôi tui tui Tao tau tao, qua Chúng tôi bầy tui tụi tui … ở phương ngữ Bắc chỉ duy nhất từ “ nhiều“ là có từ phát sinh: bao nhiêu, bấy nhiêu. ở phương ngữ Bắc chỉ nói“ từ rày“ với nghĩa“ từ nay trở đi“, ở phương ngữ Nam còn nói“ hổm rày“ có nghĩa là“ từ hôm ấy đến nay“. ở Bắc bộ và Trung bộ nói một câu đơn giản là:” Hôm nay tôi ăn cơm rất no“, thì người Nam bộ thường nói là: Hôm nay tôi ăn cơm no quá chừng quá đỗi, hoặc no quá trời quá đất … Trong phương ngữ Nam có nhiều từ gần đây vay mượn từ tiếng Chàm, tiếng Khơ me, trong phương ngữ Bắc lại có nhiều từ vay mượn từ tiếng Thái; có những từ Hán Việt này đi vào phương ngữ Bắc, nhưng không dùng trong phương ngữ Nam, trái lại ở trường hợp khác thì phương ngữ Bắc giữ nguyên từ thuần Việt, còn phương ngữ Nam lại vay mượn từ Hán Việt v. v… Biến thể cổ b, đ ở phương ngữ Trung tương ứng với v, z ở phương ngữ Bắc: - bui/ vui, bá/ vá… - đa/ da, đưới/ dưới… Biến thể cổ ở phương ngữ Trung tương ứng với biến thể mới ở phương ngữ Bắc: a) ph, th, kh/ v, z ( d),( g) - ăn phúng/ ăn vụng, phở đất/ vỡ đất… - nhà thốt/ nhà dột, mưa thâm/ mưa dầm… - khải/ gãi, khở/ gỡ… b) ch, k/ j #( gi),( g) - chi/ gì, chừ/ giờ… Những từ có phụ âm đầu khác với ngôn ngữ văn học có thể tìm thấy trong phương ngữ Bắc nhưng không nhiều hiện tượng như ở phương ngữ Trung: dăn deo/ nhăn nheo, duộm/ nhuộm… Ngoài ra còn có sự đối ứng giữa nguyên âm khép hơn ở phương ngữ Trung, phương ngữ Nam với nguyên âm mở hơn ở phương ngữ Bắc: u/ ô, ư/ â - chủi/ chổi, túi/ tối… - chưn/ chân, nhứt/ nhất… Có thể nhận ra sự khác nhau về tiếng giữa ba miền ở giọng. Thí dụ, người Hà Nội nghe người Sài Gũn núi cú cảm giỏc họ khụng cú sự phõn biệt giữa -ac với ỏt( mỏt- mỏc; mắc- mắt); giữa -ai với ay( tai- tay; hai– hay); phỏt õm v thành dz( tức là khụng phõn biệt v với d: vụ– dụ). Người Hà Nội nghe người Huế nói cũng có cảm giác họ không có sự phân biệt giữa thanh hỏi( ?) với thanh ngó( ~): mũ- mủ; cũ- củ. Trong khi đó, người Huế nghe người Hà Nội nói lại có cảm giác người Hà Nội không có sự phân biêt giữa s và x: xôi trong xa xôi với sôi trong nước sôi v. v... Một sự so sánh từ vựng Việt Nam với từ vựng các ngôn ngữ khác ở Đông Nam á cho thấy những sự thay thế nhau của các từ trong các phương ngữ không phải ngẫu nhiên.“ Hoa“ và“ đầu“ là những từ gốc Hán đã được thay thế những từ Nam á, Nam Đảo như“ trốc“( Mường),” bông“( Mã Lai: bonga) ở phương ngữ Bắc trong khi hai từ này vẫn tồn tại ở các phương ngữ phía Nam,” quả“ thay“ trái“ cũng theo qui luật ấy. Đồng thời trong vốn từ miền Bắc có nhiều từ Thái hơn, trái lại trong vốn từ phái Nam có nhiều yếu tố Chàm, Khơme hơn. Trong ba phương ngữ chính, phương ngữ Bắc tiếp thu nhiều từ Hán Việt hay nhiều từ gốc Hán hơn cả. Phương ngữ Bắc vì trải qua sự xây dựng của ngôn ngữ văn học trong đó các nhà nho biết chữ Hán đóng một vai trò không nhỏ cho nên dĩ nhiên nó tiếp thu nhiều từ Hán Việt và gốc Hán hơn. Những yếu tố gốc Hán vào tạo nên những sự xê dịch về mặt nghĩa có thể đi xa đến nỗi ta có những từ đồng âm khác nghĩa ở trong hai phương ngữ Bắc và Trung- Nam. Về mặt từ vựng cũng vậy, có những từ chỉ đặc trưng cho vùng phương ngữ này mà không đặc trưng cho vùng phương ngữ kia. Thí dụ, các từ“ má, ổng, cổ, ảnh, chỉ, ngoải“ v. v... là đặc trưng cho tiếng Sài Gũn;“ miềng, o, rày, rứa“ v. v... là đặc trưng cho tiếng Huế. Người Hà Nội bấy lâu nay cũng có thể nói“ mắc“( giá mắc),“ nhí“( bồ nhí) v. v... nhưng dường như chúng vẫn chưa ăn nhập lắm với giọng Hà Nội( nếu so sánh các phát ngôn có những từ này bằng giọng Sài Gũn). So sỏnh tiếp hai cõu sau cú thể thấy rừ điều này:( 1)“ Anh nhớ viết thư cho em nghen!- Dạ” và( 2)“Anh nhớ viết thư cho em nhé– vâng”. Tuy giá trị thông tin như nhau nhưng thử hỏi nếu đổi câu( 1) là giọng Hà Nội và( 2) là giọng Sài Gũn thỡ chắc chắn là một sự gượng gạo khó mà chấp nhận. ở đa số các phương ngữ Bắc hiện nay, mà tiêu biểu là phương ngữ Hà Nội đã mất đi dãy phụ âm tiền ngạc c, z, s và phụ âm rung r. Ngoài ra phụ âm ngạc, nổ, vô thanh ch được phát âm như một phụ âm tắc– xát đầu lưỡi– răng ở các thế hệ trung và thanh niên Hà Nội. Nếu ta sắp xếp những sự biến đổi ngữ âm ở các vùng phương ngữ nói trên vào chung một quá trình chuyển hoá ngữ âm thì sẽ thấy được lịch sử phát triển tiếng Việt là tiến từ phương ngữ Trung sang phương ngữ Bắ rồi tiếp tục với phương ngữ Nam. Nêú so sánh tiếng Việt của Hà Nội với tiếng Việt từ Nghệ Tĩnh trở vào thì người ta thấy ngay hai thanh( ?) và( ~) ở Bắc lại có sự chuyển mã, khi đối chiếu với tiếng Nghệ Tĩnh, hay tiếng Bình Trị Thiên. Một người Huế nghe người Bắc nói thì chỉ cần chuyển mã thanh( ~) của Bắc thành thanh( ?) của Huế, ngược lại người Bắc nghe( ?) của Huế thì phải giải thích thanh này có thể vừa là( ~) vừa là( ?) và căn cứ vào đó mà xét nội dung của câu nói. Dĩ nhiên khi một người miền Trung nghe một người Hà Nội nói thì về mặt thanh điệu sự chuyển mã khá dễ dàng: anh ta chỉ cần gộp lại làm một hai thanh khu biệt ở Hà Nội là( ?) và( ~) hay gộp( ~) và( .) làm một. Trái lại sự phân biệt về phụ âm đầu thì khó hơn bởi vì anh ta phải tách cùng một âm đầu của Hà Nội như “ ch“ ra thành“ tr“ và“ ch“ và chọn trong hai biểu hiện cái nào phù hợp nhất với thông báo. Trường hợp người Hà Nội giao tiếp với người Huế hay người Nghệ Tĩnh cũng thế. Trong hệ thống thanh điệu truyền thống, thanh( ?) ở âm vực cao, thanh( ~) ở âm vực thấp, nhưng trong phương ngữ Hà Nội hiện nay thì ngược lại, thanh( ?) cao và thanh( ~) thấp. Hệ thống thanh điệu ở Hà Nội : Thanh không có âm điệu bằng phẳng, cường độ không thay đổi, ở âm vực trung bình của lời nói, không có hiện tượng thanh quản hoá hay tắc thanh hầu, tương đối thống nhất trong tất cả các phương ngữ. Thanh huyền có âm điệu hơi đi xuống, có âm vực thấp, cường độ không đổi, không có hiện tượng thanh quản hoá hay tắc thanh hầu. Chỉ khu biệt với thanh không về âm vực: thấp hơn thanh không từ quãng ba đến quãng năm. Thanh ngã có âm điệu biến thiên theo hai chiều: đi xuống với đi lên như hình chữ V với nhánh đi lên cao gấp đôi. Cường độ thay đổi: thanh yếu đi ở khoảng giữa âm tiết và có khi tắt hẳn rồi lại xuất hiện. Chính ở điểm này có hiện tượng tắc thanh hầu. Về âm vực, thanh ngã bắt đầu ở mức thanh huyền. Khoảng cách về âm vực giữa mức bắt đầu và mức kết thúc trung bình bằng một quãng sáu, giữa hai mức thấp nhất và cao nhất có thể đến hai quãng tám. ở lứa tuổi thiếu niên– nhi đồng, thanh ngã được phát âm gần như thanh sắc, nghĩa là sau giai đoạn bắt đầu hơi bằng phẳng, thanh điệu vút lên ngay, không có đoạn trũng xuống. Thanh hỏi có âm điệu biến thiên hai chiều xuống- lên, nhưng không chia hai giai đoạn rõ rệt như ở thanh ngã. Thanh sắc bắt đầu ở độ cao hơi thấp hơn thanh không, đi ngang hay là hơi chúi xuống ở đoạn đầu, sau đó vút cao lên thông thường vào khoảng một quãng năm, có khi đến một quãng tám ở giọng nữ. Trong những âm tiết khép( có –p, -t, -ch, -k đứng cuối), thanh sắc nhập thanh thiếu hẳn phần đi ngang lúc bắt đầu, âm điệu cao vút lên, nhất là ở những âm tiết ngắn( có nguyên âm ngắn) thanh sắc có trường độ rất ngắn và chỉ có đoạn cao vút ở phần cuối. Hiện tượng thanh quản hoá mạnh, làm cho phụ âm cuối vô thanh đôi khi trở thành hữu thanh ở giai đoạn đầu. Thanh nặng bắt đầu ở độ cao khởi điểm của thanh huyền, có âm điệu đi ngang hay hạ dần như thanh huyền, đến 1/ 3 thanh điệu thì đi xuống với độ dốc lớn hơn, và kết thúc bằng cái tắc thanh hầu. Cường độ của thanh điệu tăng dần và hiện tượng thanh quản hoá mạnh dần khi âm điệu tụt xuống. Thanh nặng có trường độ ngắn nhất trong hệ thống. ở âm tiết khép thanh nặng nhập thanh có âm điệu đi xuống theo một độ dốc lớn, không có đoạn đi ngang lúc bắt đầu, kết thúc đột ngột bằng cái tắc thanh hầu. Hệ thanh điệu Hà Nội tuy có biến đổi so với hệ thanh điệu truyền thống, nhưng vẫn duy trì được các cặp đối lập về âm vực và tương liên về âm điệu vô cùng cân đối: không/ huyền, sắc/ nặng, ngã/ hỏi, cũng vậy, ở các hệ thanh điệu Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh cũng giữ được các cặp đối lập về âm vực và tương liên về âm tiết: không/ huyền, sắc/ nặng. Người Bắc có thể nhận ra những khác biệt nổi trội làm nên đặc thù cho một số tiểu phương ngữ, rừ nhất là ở giọng. Thớ dụ, người Bắc nếu để ý một chút, sẽ phân biệt được tiếng của một số vùng: tiếng Sơn Tây với thanh huyền phát âm cao hơn một bậc và sự xích lại của thanh nặng với thanh huyền; tiếng vùng Hải Phũng, Hải Dương với sự lẫn lộn trong cách phát âm n/ l và cách phát âm e như ie; tiếng Thái Bỡnh với cỏch phỏt õm với õm r rung mạnh, tr được phát âm uốn lưỡi nhưng hầu như mất r v. v... Theo cỏch nhỡn nhận kiểu“ loại trừ” này thỡ mặc nhiờn trước hết, những tiếng nào có những đặc điểm trên sẽ không phải là tiếng Hà Nội. Cũn tiếng Hà Nội cú đặc trưng gỡ để“ hễ nghe đến là biết ngay” vẫn là một câu hỏi. Đứng về góc độ uy tín trong toàn quốc mà nói thì không một phương ngữ nào sánh nổi với phương ngữ Hà Nội. Hà Nội là nơi hội tụ của văn hoá đất nước từ thế kỉ mười cho đến nay( trừ thời gian kinh đô chuá Nguyễn chuyển về Huế). Phương ngữ ấy hơn hẳn về mặt số lượng từ, các sắc thái ngữ nghĩa. Trong thế kỉ này, phong trào tiểu thuyết mới, thơ mới, văn học chủ yếu là phát triển trên cơ sở phương ngữ Hà Nội. Suốt thời gian sau Cách mạng tháng Tám cũng trên cơ sở này mà ngôn ngữ có những đóng góp to lớn với trên một triệu thuật ngữ khoa học. Hiện nay, ngôn ngữ toàn dân là dựa trên phương ngữ Hà Nội. Chỗ mạnh nhất của phương ngữ này là hệ thống thanh điệu sẽ làm thành sự đóng góp chính của nó vaò ngôn ngữ toàn dân. Một người Nghệ Tĩnh sống ở Hà Nội tất yếu thấy mình cần phải thay đổi đôi chút trong cách phát âm, cụ thể về thanh điệu chẳng hạn, để cho người Hà Nội nghe dễ hơn, tức là trong cách phát âm của anh ta đã pha và không dùng các từ ngữ địa phương nữa. Một em bé Nam Bộ sống ở Bắc thường nói một thứ tiếng dễ hiểu đối với cả miền Nam lẫn miền Bắc, bởi vì ở nhà em nói phương ngữ Nam Bộ với cha mẹ, ra đường em nói một phương ngữ gần với phương ngữ Hà Nội. CHƯƠNG II Tiếng Hà Nội với tiếng Việt toàn dân Có lẽ chẳng ai còn giật mình nữa khi có người" cảnh báo" tiếng Hà Nội có còn không khi cơ cấu dân cư Hà Nội trong thời gian mấy chục năm đã phát triển, xáo trộn đến từng gốc rễ. Còn nhà văn Hồ Anh Thái của chúng ta viết trong bài" Hà Nội- con thuyền phù sa"( in trong tạp chí Ngày nay số ra tháng 12- 2004) với rất nhiều vấn đề" hồn cốt" của Hà Nội- nào là người Hà Nội gốc, ẩm thực kiểu Hà Nội… nhất là tiếng nói Hà Nội có lẽ vì lòng yêu mến, tiếc nuối cho sự" bị" pha trộn của tiếng Hồ Gươm thì chỉ tự hỏi:" Nhưng bây giờ, liệu có thể coi là Hà Nội đang tràn ngập cái thứ tiếng mà cách đây vài ba chục năm còn là tiếng ngoại thành, tiếng chợ giời?" Ai muốn tìm câu trả lời thì nên vào quán bia, chịu khó dừng lại chỗ đám va chạm xe cộ, thậm chí đứng trước cổng một số trường trung học cơ sở hoặc phổ thông trung học. Nhưng nhà văn Hoàng Anh Thái vẫn trong bái viết" Hà Nội- con thuyền phù sa"( in trong tạp chí Ngày nay số ra tháng 12- 2004) với rất nhiều vấn đề" hồn cốt" của Hà Nội- nào là người Hà Nội gốc, ẩm thực kiểu Hà Nội… nhất là tiếng nói Hà Nội nói thế rồi lại phải tin:" Tiếng Hà Nội vẫn còn đó. Hồn Việt tiếng Việt vẫn phải nương vào giọng phát âm Hà Nội để biểu đạt âm thanh ở mức đẹp nhất. Một thứ tiếng trong trẻo, nhẹ nhõm, nhẹ đến mức phạm luật phát âm, người nghe khó phân biệt xờ với sờ, chờ với trờ… Nhưng cái nhẹ nhõm khiếm khuyết vẫn được yêu, như người ta yêu cái dịu dàng có phần yếu đuối của thiếu nữ". Khỏi niệm tiếng Việt toàn dõn( hay tiếng Việt chuẩn) cũn cú những ý kiến khỏc nhau. Tuy nhiờn, trờn thực tế, tiếng Việt bấy lõu nay vẫn lấy cỏch phỏt õm miền Bắc và từ vựng của tiếng Việt miền Bắc mà tõm điểm là tiếng Hà Nội làm cơ sở. Điều đáng chú ý là, trong sự cố gắng xây dựng một tiếng Việt chung, người ta muốn đưa các yếu tố tích cực,“ trội”, của một số cách phát âm từ các phương ngữ khác vào tiếng Hà Nội( chẳng hạn như, phải phân biệt được cách phát âm tr/ ch; s/ x; r/ d v. v...). Mặc dự vậy, tiếng Việt như một phương ngữ tiêu biểu vẫn chỉ được thể hiện ở cách viết mà chưa thể hiện được ở giọng“ chuẩn phát âm”. Điều này thể hiện ở tiếng Việt( trước hết là giọng) của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hỡnh Việt Nam với tiếng Việt của Đài Phát thanh và Truyền hỡnh Hà Nội khụng cú gỡ khỏc nhau cả. Từ đây đặt ra một câu hỏi: phải chăng ở vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, có thể đánh một dấu ngang bằng cách phát âm của tiếng Việt chung với tiếng Hà Nội? Một người Thanh Hoá có thể nói:” chị“ là“ chậy“ mà ngay đối với bản thân họ hai cách nói này đều có giá trị như nhau nhưng đối với phương ngữ Hà Nội chẳng hạn thì“ chị“ và“ chậy“ là hai từ khác nhau không phải là hai biến thể. Có những trường hợp các biến thể xuất hiện nhưng không ở thế phân bố bổ túc, thí dụ trường hợp lẫn lộn l/ n ở đồng bằng Bắc Bộ, s-> x, r-> z, tr-> ch ở hầu khắp Bắc Bộ. Tương ứng với những âm“ ă“, người ta sẽ gặp“ â“ trong phương ngữ Bắc Bộ ở các từ như: tằm– tầm, rằm– rầm, màu– mầu, tàu– tầu, thày– thầy, bảy– bẩy, mày– mầy,… CHƯƠNG III Tiếng Hà Nội với vấn đề địa lý và cư dân Hà Nội Quả đúng là tiếng Hà Nội có cái sai trong phát âm nhưng lại được chấp nhận một cách hiển nhiên. Thế nên mới có chuyện( theo nhà văn Tô Hoài nói) là năm 1979, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trong Ban văn hoá- giáo dục của Quốc hội, sau khi đi nghiên cứu đã kiến nghị" nên lấy xã Phục Lễ, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng làm trung tâm chuẩn mực cho phát âm và chính tả của tiếng Việt Nam phổ thông" thay cho tiếng Hà Nội đã" làm dáng" không phát âm chuẩn?! Cũng may là điều ấy không thành hiện thực, nếu không người Hà Nội sẽ phải tập rung lưỡi, hoặc lưu tâm để cho ra sờ khác xờ… Mà như thế là" sửa giọng", là" làm dáng"- lối nói không phù hợp đã được" lọc" để gần hơn với phong cách giản dị, lịch thiệp của người Hà thành. Theo thời gian- lịch sử, Hà Nội có những thay đổi về địa lý. Như vậy, nếu nhỡn từ phương ngữ địa lý sẽ khụng cú một khỏi niệm tiếng Hà Nội chung chung mà chỉ cú một tiếng Hà Nội gắn với địa lý Hà Nội ở từng giai đoạn lịch sử. Chẳng hạn như, khi nói tiếng Hà Nội ở thập kỷ cuối của thế kỷ XX là phải gắn với địa lý- hành chớnh của giai đoạn này. Giáo sư Hoàng Phê trong khi phát biểu ý kiến về vấn đề thống nhất và chuẩn hoá tiếng Việt cũng chỉ công nhận có hai phương ngữ chủ yếu là tiếng miền Bắc, nơi có thủ đô Hà Nội và tiếng miền Nam, nơi có thành phố Hồ Chí Minh, còn ở Trung Bộ là một chuỗi phương ngữ nhỏ có tính chuyển tiếp. Trước đây ông Phan Kế Bính tuy có ý kiến chia tiếng Việt ra làm ba vùng ứng với Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, nhưng cũng nhấn mạnh tính chất trung gian của nhóm phương ngữ ở Trung Bộ. Chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam cũng là ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu và phù hợp với quan niệm trong dân gian. Nhân dân dựa vào thanh điệu để nhận ra phương ngữ, do đó mà gọi là“ giọng Bắc“,” giọng Nam“,” giọng miền Trung”. ở Bắc Bộ và Thanh Hoá nói“ giọng Bắc“, vùng Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên nói“ giọng miền Trung”, và từ Đà Nẵng trở vào là“ giọng miền Nam”. Có người đưa tiếng Thanh Hoá vào nhóm phương ngữ Bắc bộ, có ý kiến lại ghép nó vào nhóm phương ngữ miền Trung. Giáo sư Nguyễn Kim Thản chia tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc( Bắc Bộ và một phần Thanh Hoá), phương ngữ trung bắc( phía Nam Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên), phương ngữ trung nam( từ Quảng Nam tới Phú Khánh) và phương ngữ nam( từ Thuận Hải trở vào). Ông Nguyễn Bạt Tuỵ lúc đầu chia tiếng Việt thành ba phương ngữ: phương ngữ miền Bắc( Bắc Bộ và Thanh Hoá), phương ngữ Trung trên( từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung giữa( từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung dưới( từ Bình Định đến Bình Tuy) và phương ngữ Nam( từ Bình Tuy trở vào). Có thể xem vùng Thừa Thiên– Huế là vùng chuyển tiếp giữa phương ngữ Trung và phương ngữ Nam, và Thanh Hoá là phương ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Cũng theo thời gian, cư dân Hà Nội có bao sự thay đổi, di chuyển tương hỗ Bắc- Trung– Nam. Theo đó, có biết bao người từ các vùng, miền nói các phương ngữ, tiểu phương ngữ khác nhau và cả những người thuộc các dân tộc anh em vừa nói tiếng dân tộc vừa nói tiếng Việt đến cư trú tại Hà Nội. Vậy, người Hà Nội( gắn với tiếng Hà Nội) là cách gọi theo nguyên quán hay theo hộ khẩu, hay theo sự cư trú hiện thời? Phương ngữ Bắc có hệ thống thanh điệu, âm đệm và âm cuối tương ứng với hệ thống chữ viết một cách tương đối so với các phương ngữ khác. Nhưng hệ thống phụ âm đầu không tương ứng hoàn toàn. Hệ thống âm vị của phương ngữ Trung biến đổi chậm nhất, do đó gần chữ viết nhất, chỉ riêng hệ thanh điệu của chữ viết là ghi lại một hệ thanh điệu phát triển hơn của phương ngữ Bắc. Hệ thống phương ngữ Bắc biến đổi nhanh hơn phương ngữ Trung, còn phương ngữ Nam biến đổi nhanh hơn cả, cả ở hệ thống thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, nhất là âm cuối. Từ những điều kiện địa lý và cư dân tất sẽ dẫn đến một loạt những tiếp xúc- giao thoa, trong đó có giao thoa về ngôn ngữ- văn hóa. Với sự tăng cư dân từ bên ngoài và thay đổi bằng mở rộng địa lý, người Hà Nội( với nghĩa rộng của khái niệm này) luôn ở trong trạng thái giao tiếp xuyên văn hóa: phương ngữ- xuyên văn hóa ở người Kinh và ngôn ngữ- xuyên văn hóa ở người dân tộc. Thí dụ, một người xứ Nghệ sống ở Hà Nội có thể sử dụng chuyển đổi hai hỡnh thức giao tiếp: giao tiếp bằng tiếng Nghệ và sử dụng cỏch ứng xử giao tiếp văn hóa theo kiểu xứ Nghệ trong gia đỡnh, trong bạn bố đồng hương thân quen, và giao tiếp bằng tiếng Hà Nội và cách ứng xử giao tiếp văn hóa theo kiểu Hà Nội với những người trong cơ quan hay người ở lâu năm tại Hà Nội. Và, khụng ai cú thể bảo đảm được rằng, người ấy đó sử dụng ngụn ngữ- văn hóa một cách rạch rũi mà khụng pha tạp giữa hai trường hợp trên. Đây chính là lý do tạo nờn một hệ quả mà thuật ngữ giao tiếp gọi là“ giao thoa”,“ liờn”“ xuyờn” cũn trong dõn gian gọi là“ pha”. Tiếng Hà Nội nhờ vậy mà phong phú nhưng cũng vỡ vậy mà xa dần cỏi gốc của nú. Không giống tiếng nói của các địa phương khác- thường được phát triển lên từ tiếng nói của một làng, một xó, một vựng hoặc một phường thợ- tiếng Hà Nội không đơn thuần là tiếng nói gốc gác của cư dân bản địa và cũng không phải tiếng nói của riêng một địa phương nào mang tới. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tiếng Hà Nội- có bộ mặt như ngày nay- là kết quả sự lựa chọn tự nhiên ngôn ngữ của cộng đồng dân cư Hà Nội bao gồm cư dân bản địa và những người thợ thủ công, nhà buôn, kẻ sĩ, nghệ nhân, binh lính... từ khắp các miền đất nước đến sinh cơ lập nghiệp ở đây qua nhiều đời, nhất là từ mấy tỉnh lân cận thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam... Núi cỏch khỏc, tiếng Hà Nội đó được chung đúc nên trên cái nền của phương ngữ Bắc mà cách đây vài ba thế kỷ được gọi là tiếng" Đàng ngoài". Giống như mọi tài sản khác, cái gỡ từ mọi vựng khỏc nhau của đất nước quy tụ về Hà Nội cũng được" Hà Nội hóa"- nghĩa là được thâu nạp và chắt lọc những gỡ tinh tỳy nhất- để rồi trở lại lan tỏa đi cả nước, mang theo mầu sắc, hương vị và phong cách riêng của Hà Nội, thường hay hơn, đẹp hơn. Tiếng Hà Nội mang đậm đặc trưng đó, nó là sự hội tụ, kết tinh và tổng hũa của những gỡ chung nhất, tinh hoa nhất của nhiều phương ngữ bồi đắp hun đúc nên. Đó cũng là tiếng nói, giọng nói phổ thông, dễ nghe, dễ hiểu hơn cả đối với các vùng, được những người buôn bán theo các đường bộ, đường thủy và những quan chức, trí thức, học trũ, v. v... mang tỏa đi khắp nơi. Cũng như bất kỳ thành phố cổ nào trên thế giới, quá trỡnh đô thị hóa của Hà Nội khởi đầu từ một cái chợ, phát triển lên từ hàng loạt chợ cùng những đường phố. Danh từ" kẻ chợ" vốn dĩ là danh từ chung- có nghĩa là" người ở( phố) chợ"- dần dần chuyển thành danh từ riêng để chỉ khu vực ba mươi sáu phố phường cũ quây quần chung quanh chợ Cầu Đông. Rồi từ thế kỷ 17- 18" kẻ chợ" lại biến thành danh từ chung mang ý nghĩa mới, tương đương với những từ" kinh kỳ "," kinh đô"," thủ đô"; tiếng" kẻ chợ" chính là tiếng kinh kỳ, tiền thõn của tiếng Hà Nội ngày nay. Sau khi hỡnh thành, tiếng Hà Nội đó được nhân dân cả nước yêu mến ngưỡng mộ, không những nhân dân miền xuôi mà cả đồng bào miền núi vùng cao cũng thiết tha, ngưỡng vọng về" tiếng xuôi kẻ chợ". Theo nhà ngụn ngữ học Nguyễn Kim Thản, trong truyện dõn gian cổ truyền" út Lót- Hồ Liêu" đồng bào Mường đó biểu lộ tỡnh cảm, niềm ước ao của mỡnh đối với" tiếng xuôi kẻ chợ": "( Bà Tu ú núi): Lấy gan chim khướu mớm cho con để nó chóng biết nói. Lấy gan gà lôi mớm cho con để nó chóng biết reo. Lấy gan chào mào mớm cho con để nó chóng biết nói tiếng xuôi kẻ chợ". Tiếng Hà Nội sở dĩ được sự ngưỡng mộ chung, gần như tự nhiên như vậy bởi vỡ, trước hết đó là tiếng nói phát triển sớm so với tiếng nói của mọi miền trong nước. Theo quy luật chung, nơi nào có trỡnh độ phát triển cao hơn về các mặt chính trị, kinh tế- vǎn hóa, xó hội... thỡ ngụn ngữ của nơi đó cũng phát triển nhanh hơn. Nhỡn vào lịch sử, ta thấy rừ điều này: lưu vực sông Hồng từ 4. 000 nǎm nay vốn là cội nguồn, cái nôi của dân tộc, nơi phát tích và quyết định tiến trỡnh của dõn tộc về nhiều mặt. Đặc biệt là từ sau thế kỷ ba trước Công nguyên, vùng đất Hà Nội ngày nay đó nổi bật lờn như là đầu nóo của khu vực trung tõm ấy qua cỏc mốc lịch sử: nước Âu Lạc ra đời với kinh đô Cổ Loa, Hai Bà Trưng khởi nghĩa đóng đô ở Mê Linh, các tướng tài của Lý Bớ là Triệu Quang Phục, Phạm Tu người quê Thanh Trỡ; Lý Phục Man lập phũng tuyến ở cửa sụng Tụ Lịch; Phựng Hưng rồi Ngô Quyền đều khởi binh từ Đường Lâm; Ngô Quyền chọn tại Cổ Loa làm nơi định đô. Đến nǎm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư trở về thành Đại La( Hà Nội ngày nay)... Thành Thǎng Long từng diễn ra những sự kiện vǎn hóa lớn lao: xây Vǎn Miếu, mở khoa thi đầu tiên dựng Quốc Tử Giám, lập Giảng Vừ đường và Quốc học viện; Lê Vǎn Hưu soạn Đại Việt sử ký, Lờ Thỏnh Tụng lập hội Tao Đàn, v. v... cho nên tiếng Hà Nội xứng đáng là tiếng nói tiêu biểu của" hồn núi sông ngàn nǎm" vậy( Nguyễn Đỡnh Thi). Trong những thế kỷ tiếp theo, đặc biệt là những thế kỷ 15- 18 Hà Nội càng là nơi phát triển mạnh mẽ, nơi tập trung buôn bán phát đạt sầm uất, nơi đô thị nhộn nhịp đông vui(" Phồn hoa thứ nhất Long Thành"), là một trong hai cảng lớn nhất đất nước" Nhất kinh kỳ, nhỡ Phố Hiến". Nhờ đó, tiếng Hà Nội cũng nảy nở, sản sinh thêm nhiều từ ngữ mới, dồi dào hơn, cách diễn đạt mạch lạc, khúc chiết hơn. Cho đến cuối thế kỷ 20 tiếng Hà Nội đó tự hoàn thiện về nhiều mặt, đẹp hơn, phong phú hơn, trong sáng hơn. Trong bài" Bàn về tiếng Hà Nội"( Vǎn nghệ số 845, ngày 12- 1- 1980) nhà vǎn lóo thành Tụ Hoài đó dẫn ý kiến của nhiều nhà vǎn quờ ở miền trong từng sống lõu ở Hà Nội( như Bùi Hiển, Bùi Đức ái, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng...) cùng có chung nhận xét là:" Từ ngữ miền Bắc- trước nhất là từ ngữ Hà Nội- thật phong phú, uyển chuyển, giàu có". Lấy ví dụ ở một câu thành ngữ của tiếng Việt:“ Được voi đòi tiên“. Voi thường được tượng trưng cho cái gỡ to lớn khỏc thường, có tính chất khổng lồ. Trong nhiều ngữ cảnh khác, voi cũng mang ý nghĩa đó: voi nan,( bệnh) chân voi, lấy thúng úp voi, châu chấu đá voi, đầu voi đuôi chuột... Tiờn thỡ thường dùng để biểu hiện cái gỡ tuyệt mỹ, tuyệt hảo đến mức lí tưởng: đẹp như tiên, sướng như tiên, có phép tiên, thuốc tiên, v. v... Tuy vậy nếu hiểu voi là tiên trong thành ngữ này theo ý nghĩa núi trờn thỡ lại khụng thỏa đỏng. Bởi vỡ cú được số lượng( hoặc khối lượng) lớn nhất rồi, vẫn có quyền đũi hỏi chất lượng cao nhất, mà như thế đâu có phải là tham lam? Đạt được khối lượng thật lớn, lại cũn muốn cú được chất lượng thật cao nữa, ai dám bảo đó là“ được voi đũi tiờn”! Vậy thỡ phải hiểu voi và tiờn ở đây là thế nào cho ổn? Phần lớn thành ngữ và tục ngữ được mọi người chúng ta hiểu giống nhau về ý nghĩa toàn cục. Cũn ý nghĩa của từng yếu tố, từng từ được dùng trong đó thỡ lại cú thể hiểu theo những cỏch khỏc nhau. Cú thể giải thích các yếu tố đó theo khuynh hướng đồng đại, nhưng trong nhiều trường hợp, chỉ có thể giải thích bằng con đường đi vào từ nguyên hoặc tỡm vào cỏc phương ngữ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vỡ thành ngữ, tục ngữ thường được tạo ra từ khá lâu và thường gắn với một xuất xứ cụ thể, mặc dầu khó mà xác định được chắc chắn. Trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, các con giống nặn bằng bột màu bán ở chợ làm đồ chơi cho trẻ em, có nơi gọi chung là voi. Trong câu hát đồng dao về con chim trả cũng có từ này. Khi bắt được con chim trả tranh, một loài chim bói cá nhỏ xinh đẹp, trẻ em thường cầm ngược cái mỏ dài của chim lên để chim lơ lửng và đọc câu hát“ Tranh tranh trả trả, múa cho ả coi, đến mai đi chợ ả mua voi cho tranh tranh trả trả”. Trẻ em địa phương có thể gọi là voi, tờn chung cho cỏc con giống( miền Bắc cũn cú nơi gọi là tũ he), hoặc gọi tên riêng của từng con giống: voi, ngựa, gà, vịt, ông tiên... thường trong các mẹt hàng đồ chơi này ở nông thôn, voi là con giống phổ biến hơn cả. “ Voi” ở đây không to lớn gỡ hơn so với các con giống khác, do đó cũng không đắt tiền hơn. Duy chỉ có tiên là loại con giống hiếm hơn, và dĩ nhiên là cũng đắt tiền hơn. Cho nên“ được voi đũi tiờn” ban đầu có thể chỉ là câu trách các em bé có tính hay vũi vĩnh đối với thứ quà quê cụ thể đó. Cái khát khao thầm kín nhưng không ai muốn giấu là những người lính trên hai miền Nam Bắc bao năm xa nhà đều thèm nghe, muốn được tự tai mỡnh nghe giọng con gỏi Thủ đô. Cũn đồng bào Mường thỡ ước ao“ lấy gan chào mào mớm cho con để nó chóng biết nói tiếng Xuôi Kẻ Chợ”. Tiếng Hà Nội sở dĩ được đồng bào cả nước yêu mến như vậy là một điều gần như tự nhiên. Bởi vỡ, trước hết đó là tiếng nói phát triển hơn tiếng nói của mọi vùng đất nước. Đó cũng là điều hoàn toàn hợp quy luật. Như đó biết, ngay từ nửa sau thế kỷ ba trước công nguyên, vùng Hà Nội ngày nay luôn luôn nổi bật lên như là đầu nóo của một vựng trung tõm cú nền văn hoá sớm. Chính Hà Nội đó lưu lại những sự kiện văn hoá lớn lao của đất nước mà lịch sử ghi nhận. Các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của dân tộc, từ Nguyễn Thuyên- nhà thơ nổi tiếng đầu tiên, tới Nguyễn Trói- đỉnh núi cao đầu tiên của văn học nước ta... và nhiều nhà văn, nhà thơ lớn khác đều gắn cả cuộc đời mỡnh hay phần quan trọng nhất của đời mỡnh với lưu vực sông Hồng, với Thăng Long văn hiến. Nhiều nhà nghiên cứu đó từng nhận xột rằng ngụn ngữ Truyện Kiều chớnh là ngụn ngữ của Thăng Long vậy. Tiếng Hà Nội thật ra không phải là tiếng gốc gác của cư dân bản địa Hà Nội. Nú là kết quả hội tụ của những gỡ chung nhất, tinh hoa nhất của tiếng núi cỏc vựng. Bởi vỡ ba mươi sáu phố phường Hà Nội xưa là nơi tập hợp giọng nói của tất cả các vùng trong nước. Và sự giao tiếp của khối cư dân đó khiến cho lâu dần những gỡ riờng biệt bị mài mũn, những gỡ chung nhất được lưu giữ lại, những gỡ khụng thớch dụng cho giao tiếp đó bị mất đi, phần cần thiết, tinh hoa được giữ gỡn và phỏt triển. Đó là kết tinh của chọn lọc tự nhiên của nhân dân. Tiếng Hà Nội vừa là tiếng nói cổ nhất, vừa là ngôn ngữ phát triển nhất, của bốn phương tụ lại. Nó là tiếng phổ thông của dân tộc, là ngôn ngữ được coi là chuẩn mực... tiếng Hà Nội chỉ có mười chín phụ âm đầu và mặc dù không phân biệt ba âm cong lưỡi s, tr và r nhưng không vỡ thế mà tiếng Hà Nội nghốo nàn. Sau bao nhiêu thế hệ, tiếng Hà Nội đó chọn lọc một hệ thống ngữ õm theo quy luật cơ bản: tăng thêm những âm mang tính nhạc, ít tốn sức, giảm thiểu những âm vang và tốn sức. Đây cũng là quy luật phát triển của tiếng Việt. Do đó có thể nói rằng tiếng Hà Nội tiêu biểu cho chiều hướng phát triển của tiếng Việt. Hệ thống thanh điệu của tiếng Hà Nội có đủ sáu thanh trong khi đó từ Thanh Hoá trở vào, nói chung, chỉ có năm thanh. Điểm nổi bật của tiếng Hà Nội là nó bỏ những âm cong lưỡi mà rất phát triển về phần vần. Chỉ tính riêng những vần mang thanh ngang, tiếng Hà Nội đó cú đến một trăm năm mươi bảy vần, về mặt này thỡ nú dẫn đầu trong cả nước. Có một điều thú vị là tiếng Hà Nội tuy phát âm được nhưng trong thực tế không phát âm ưu và ươu mà lại phát âm iu và iêu. Điều đó thể hiện sự tác động của một quy luật rất chặt chẽ chi phối sự phỏt triển của ngữ õm tiếng Việt là hai nguyờn õm cựng dũng thỡ đẩy nhau, chứ không do người Hà Nội“ làm dáng” như một số người đó quan niệm. KẾT LUẬN Ở nhiều nước, tiếng thủ đô vẫn được coi là tiếng chuẩn cho ngôn ngữ quốc gia. Ví dụ tiếng Pháp với chuẩn ở Pa- ri, tiếng Nga với chuẩn ở Mát– xcơ- va( cố nhiên cũng có những ngoại lệ, chẳng hạn tiếng Rô- ma vốn là chuẩn trong quá khứ của tiếng I– ta– li– a, sau mất dần giá trị dù Rô- ma vẫn là thủ đô, hoặc nhân dân Đức trước đây tự hào về thủ đô Béc- lin nhưng không mấy ai chịu cách phát âm của người Béc– lin). Tiếng Hà Nội có vị trí như vậy cho nên trước hết nó được dùng như một đại diện cho tiếng Việt chuẩn mực phục vụ toàn dân. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng không phải trong trường hợp nào, ở lĩnh vực nào tiếng Hà Nội cũng phát huy được tác dụng. Giáo sư Hoàng Tuệ đó chỉ ra rằng phim“ Ngày ấy, bờn sụng Lam” nếu để các nhân vật nói tiếng Nghệ thỡ khụng ổn nhưng tiếng Hà Nội phát ra từ các nhân vật của phim này thỡ lại thành vấn đề. Song trong trường hợp ngược lại nếu các phương tiện truyền thông đại chúng không tôn trọng chuẩn mực tiếng Việt mà tiêu biểu là tiếng Hà Nội thỡ hiệu quả truyền thụng kộm. Như đó biết, phần lớn khỏn giả truyền hỡnh khụng mấy thiện cảm với một giọng“ giật cục” và hai giọng“ đớt” của biên tập viên đó từng phỏt ra từ màn hỡnh quốc gia. Khỏn giả truyền hỡnh chờ đợi những giọng chuẩn Hà Nội từ màn hỡnh ấy bởi tiếng Hà Nội cú cỏch diễn đạt tao nhó và lịch thiệp, ờm ỏi và dễ nghe. Ca dao cổ đó cú cõu: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Trong cách nói năng của người Hà Nội dễ thấy những nét đẹp như ca dao mà đồng bào cả nước hằng ca tụng. Phải xuôi mãi trên dòng sông lịch sử, phải bồi đắp, bồi đắp để hôm nay có được một con thuyền- Hà Nội chở tất cả những gì tinh tuý nhất trên chặng đường của mình. Trong đó có tiếng Hà Nội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN24.doc