Đề tài Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Hoá chất Mỏ

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ 3 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ. 3 II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ: 4 * Chức năng: 4 * Nhiệm vụ: 4 III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ. 5 * Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban: 7 IV. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 8 PHẦN II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ. 10 I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NGUỒN VỐN. 10 Nguồn báo cáo tài chính năm 2001- 2002 của công ty hoá chất mỏ 12 II. VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY. 13 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY. 14 I. NHẬN XÉT VỀ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY 14 1. Ưu điểm: 14 2. Nhược điểm: 14 II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ. 15 1. Công tác quản lý và sử dụng vốn. 15 2. Giải quyết nhanh chóng lượng hàng tồn kho nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động. 15 3. Tăng cường thu hồi công nợ, chú trọng đặc biệt vào khách hàng có số nợ lớn. 16 4. Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí: 17 KẾT LUẬN 18

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Hoá chất Mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực tế đã chứng minh, không một quốc gia, một cá nhân nào tồn tại tách biệt với thế giới bên ngoài mà vẫn đảm bảo được điều kiện vật chất để phát triển. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại mà các nước có thể phát huy những lợi thế tuyệt đối cũng như tương đối của mình. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù ở dưới hình thức, quy mô lĩnh vực nào và sản xuất bất kỳ sản phẩm hàng hoá gì cũng cần một số vốn nhất định. Có thể nói vốn là điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mục tiêu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận tối đa và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Lợi nhuận thu được là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cuối cùng phản ánh kết quả toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Để đưa ra những biện pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bản thân doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận với điều kiện thực tế của công ty mình, cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của Nhà nước trong việc sử dụng vốn lưu động. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng ngày một tăng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng đồng vốn đưa vào sao cho có hiệu quả cao nhất. Đối với nguồn lưu động bởi nó phục vụ trực tiếp cho quá trình luân chuyển hàng hoá, do vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trên thương trường. Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với doanh nghiệp và qua thực tế nghiên cứu tìm hiểu tại Công ty Hoá chất Mỏ em đã đi sâu và hoàn thành báo cáo quản lý với đề tài: “Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Hoá chất Mỏ”. Bố cục báo cáo quản lý bao gồm các phần sau: Phần I: Đặc điểm chung của Công ty. Phần II: Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Hoá chất Mỏ. Phần III: Một số ý kiến đề xuất và phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Hoá chất Mỏ. Trên đây là toàn bộ công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Hoá chất Mỏ. Do thời gian thực tập còn ít và trình độ bản thân em còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em hoàn thiện báo cáo được tốt hơn. PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ. Ngành hoá chất mỏ ra đời từ năm 1965 và tồn tại cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp than. Từ một đơn vị cung cấp thuộc Bộ Công nghiệp nặng quản lý trực tiếp, dần dần cùng với nhịp độ sản xuất và phát triển mở rộng, vật liệu nổ công nghiệp không chỉ phục vụ riêng cho ngành than mà còn cho cả ngành điện, giao thông và một số ngành khác có nhu cầu được phép sử dụng vật liệu nổ. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhu cầu vật liệu nổ công nghiệp nhằm phục vụ công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước ngày một taưng. Năm 1976, ngành Hoá chất mỏ được tổ chức lại, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, Xí nghiệp hoá chất mỏ thuộc Công ty Xuất khẩu than và cung ứng vật tư (Coalimex) được thành lập. Từ đó liên tiếp thành lập các chi nhánh hoá chất mỏ như tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình để tiếp nhận và sản xuất vật liệu nổ cho các đơn vị trong và ngoài ngành được phép sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Trước yêu cầu quản lý và sử dụng vật liệu nổ ngày càng cao để phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ năng lượng ra quyết định số 204NL/TCCB-LĐ ngày 1/4/1995 thành lập Công ty Hoá chất Mỏ – tên giao dịch quốc Mic Co trực thuộc tổng Công ty Than Việt Nam. Công ty Hoá chất Mỏ có nhiệm vụ cung ứng vật liệu nổ, có thêm nhiệm vụ sản xuất vật liệu nổ phục vụ cho ngành than và các ngành được phép sử dụng thuốc nổ. Sự kiện này đã đánh dấu bước trưởng thành và phát triển của Công ty trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngành Hoá chất mỏ hơn 30 năm thành lập và phát triển với bao khó khăn và thuận lợi, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm chăm lo của Nhà nước và lãnh đạo trong Công ty than Việt Nam trong việc xây dựng Công ty Hoá chất Mỏ đã ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân, xứng đáng là đơn vị sản xuất kinh doanh vật liệu nổ hàng đầu nước ta. Địa điểm đầu tiên của Công ty đặt tại xã Đình Xuyên – Gia Lâm – Hà Nội. Nhưng từ khi thành lập Công ty trụ sở chính đặt tại số 27 Phường Phương Liệt – quận Thanh Xuân – Hà Nội. II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ: Căn cứ vào quyết định số 204/TCCB-LĐ ngày 1/4/1995 quy định chức năng, nhiệm vụ của Công ty Hoá chất Mỏ bao gồm: * Chức năng: - Sản xuất, phôi chế, thử nghiệm, đóng gói, bảo quản, cung ứng vật liệu nổ. - Trực tiếp xuất khẩu nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho ngành và nguyên vật liệu may mặc. - Sản xuất dây nổ mìn, dây điện dân dụng và giấy bao bì vật liệu nổ, giấy sinh hoạt. - Thực hiện các dịch vụ cung ứng xăng dầu, vận tải đường thuỷ, đường bộ và vật tư hàng hoá khác... tiến hành các hoạt động theo đúng quy hoạch của pháp luật. * Nhiệm vụ: - Mục đích kinh doanh thực hiện theo đúng quy định của Công ty và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Với tinh thần tự lực tự cưởng với quyết tâm vươn lên để tồn tại và phát triển được do sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của các phòng ban lãnh đạo trong Công ty và sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên nhằm mục đích vừa sản xuất vừa xây dựng Công ty Hoá chất Mỏ có uy tín và chất lượng tốt hơn để phục vụ cho ngành nào có nhu cầu tốt hơn và thu được lợi nhuận cao cho Công ty. - Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được nhà nước giao và nhu cầu thị trường hàng năm. - Tuân thủ các chính sách, chế độ và luật pháp của nhà nước có liên quan đến việc hoạt động sản xuất của Công ty. Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp. - Quản lý chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc Công ty, thực hiện đúng quy chế và tổ chức hoạt động của Công ty. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước. Chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Đảm bảo thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản các quỹ, hạch toán kế toán chế độ kiểm toán và các chế độ khác nhà nước quy định. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ. Công ty Hoá chất Mỏ là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam hiện tại Công ty có đơn vị thành viên với các chi nhánh hoạt động trải dài trên khắp cả nước với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tàng trữ và cung ứng vật liệu nổ theo yêu cầu của một số ngành nghề trong nền kinh doanh quốc dân. Công ty và các xí nghiệp trực thuộc có mối quan hệ mật thiết với nhau về lợi ích kinh tế và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình trực tiếp tham mưu, do đó có sự thống nhất cao trong công việc, tách bạch rõ ràng các trách nhiệm. Các xí nghiệp thành viên của Công ty được phân thành ba loại chính như sau: - Các xí nghiệp cung ứng vật liệu nổ: + Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Quảng Ninh. + Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Ninh Bình. + Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Bắc Thái. + Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Đà Nẵng. + Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Vũng Tàu. + Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Sơn La. + Xí nghiệp Hoá chất mỏ Gia Lai. + Xí nghiệp Hoá chất mỏ Khánh Hoà + Xí nghiệp Hoá chất mỏ Bắc Cạn + Xí nghiệp Hóa chất mỏ Thái Bưởi + Xí nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ngãi + Xí nghiệp Hoá chất mỏ Hà Giang + Trung tâm nghiên cứu khoa học VLN - Các xí nghiệp vận tải: + Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Hà Bắc. + Xí nghiệp Hoá chất Mỏ Hải Phòng. - Xí nghiệp dịch vụ khác: + Xí nghiệp dịch vụ Hà Nội. Công ty Hoá chất mỏ hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam và chịu sự quản lý của Tổng Công ty Than Việt Nam Công ty Hoá chất mỏ có 1.643 cán bộ công nhân viên. Công ty có 9 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau: - Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước thẩm quyền, trước pháp luật trước tập thể cán bộ công nhân viên về mọi mặt hoạt động của Công ty. Giám đốc Công ty đảm bảo sự chỉ huy điều hành thống nhất, có hiệu quả cho Công ty. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị của Tổng công ty Than Việt Nam bổ nhiệm và bãi miễn. - Tham mưu và trợ giúp cho giám đốc là bốn phó giám đốc: + Phó giám đốc kinh tế. + Phó giám đốc điều hành sản xuất. + Phó giám đốc kỹ thuật + Phó giám đốc đời sống. Là những người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. * Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban: - Văn phòng công ty: Có chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, tiếp khách trong và ngoài nước, tổ chức hội nghị dự thảo với đơn vị thành viên của Công ty. - Phòng tổ chức nhân sự: Cùng với Giám đốc tổ chức sắp xếp quản lý lao động của Công ty sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất, nghiên cứu biện pháp tổ chức thực hiện giảm lao động gián tiếp, nghiên cứu phương pháp trả lương và phân phối tiền lương hợp lý. - Phòng kiểm toán nội bộ: Giúp Giám đốc kiểm tra xem xét đánh giá tình hình hoạt động của Công ty trong lĩnh vực tài chính. - Phòng kế toán tài chính: Giám sát toàn bộ tài chính của Công ty, quản lý việc phân phối vốn cho các đơn vị thành viên đồng thời lập kế hoạch tài chính, cung cấp thông tin tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng thương mại: Tham mưu giúp Giám đốc xác định thị trường mặt hàng, giá cả, tìm các nguồn hàng, ký kết các hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ kinh tế về xuất nhập khẩu. - Phòng kế hoạch chỉ huy sản xuất: Giúp giám đốc lập kế hoạch sản xuất, cung ứng cho các đơn vị thành viên, quản lý giám sát triển khai các kế hoạch để chỉ huy sản xuất kịp thời đảm bảo kế hoạch đề ra của Công ty. - Phòng kỹ thuật an toàn: Quản lý công tác kỹ thuật của toàn Công ty, giám sát mọi quá trình vận chuyển, sản xuất của các xí nghiệp, giám sát xây dựng sửa chữa các công trình trong nội bộ Công ty, tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật sử dụng vật liệu nổ. - Phòng thiết kế đầu tư: Phụ trách phần đầu tư sản xuất và phần thiết kế ứng dụng công nghệ mới đưa vào sản xuất. - Phòng thanh tra – pháp chế – bảo vệ: Đảm nhiệm chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật. Lập các kế hoạch bố trí và bảo vệ thuốc nổ trong quá trình vận chuyển và lưu kho đồng thời hướng dẫn các Xí nghiệp đặt tại các địa phương trong cả nước. Mỗi đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch được Công ty giao. IV. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Công ty hoá chất mỏ sản xuất các sản phẩm khác nhau nhưng sản phẩm chính chủ yếu là thuốc nổ. Bao gồm: 4 loại thuốc nổ: + Thuốc nổ an toàn hầm mỏ AHI + Thuốc nổ ZECNO + Thuốc nổ ANFO thường + Thuốc nổ ANFO chịu nước. Công nghệ sản xuất thuốc nổ của Công ty Hoá chất Mỏ theo quy trình khép kín liên hoàn, thống nhất từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi đưa ra sản phẩm. Nguyên liệu sau khi định lượng một cách chính xác sẽ đưa vào máy trộn. Các phụ gia phù hợp với từng loại thuốc cũng được định lượng, tuỳ theo loại thuốc nổ phụ gia này phải sấy hoặc nghiền. Nguyên liệu và các chất phụ gia khác được đưa vào trộn sau một thời gian nhất định, cán bộ kỹ thuật kiểm định đã đạt độ đồng đều, được đem ra định lượng. Bộ phận đóng bao sẽ căn cứ vào định lượng đó sau khi hoàn thành đóng gói sản phẩm sẽ được nhập kho. Quy trình sản xuất thuốc nổ được tổng quá qua sơ đồ sau: Nguyên liệu Phối trộn lần 2 Định lượng Kiểm tra chất lượng Phối trộn lần 1 Định lượng đóng gói Ủ một thời gian Nhập kho Quy trình trên được thực hiện trên dây chuyền sản xuất công nghệ cao. PHẦN II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NGUỒN VỐN. Vốn kinh doanh có hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó vốn lưu động là loại vốn linh hoạt nhất, như dòng máu luôn vận động tuần hoàn nuôi sống doanh nghiệp. Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Vốn là tiền đề cho sản xuất nhưng hiệu quả sử dụng vốn mới là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Hoá chất Mỏ ta cần phải xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm qua. Ta có bảng: Báo cáo KQHDKD năm 2001- 2002 Bảng 01. ĐV: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số tiền % Tổng doanh thu 426.127.257.277 605.888.023.346 179.760.776.069 42,2 1- Doanh thu thuần 426.071.035.518 605.285.031.065 179.213.995.547 42,2 2- Giá vốn hàng bán 351.220.448.220 497.490.238.204 146.269.789.994 42,6 3- Lợi tức gộp 74.850.587.298 107.794.792.861 32.944.025.563 40,6 4- Chi phí bán hàng 53.376.659.153 77.484.409.723 24.107.750.570 53,3 5- Chi phí QLDN 13.655.563.166 16.715.278.109 3.059.714.943 27,8 6- Lợi tức thuần từ HĐKD 7.818.364.979 13.596.105.029 5.777.740.050 1,3 7- Lợi tức từ HĐTC -4.225.260.716 329.773.167 -3.895.549 31,4 + Thu nhập từ HĐTC 293.225.650 6.231.935.380 5.938.709.730 73,5 + Chi phí HĐTC 4.518.486.366 -5.902.162.213 1.383.675.847 -28,6 8- Lợi tức bất thường 457.310.044 2352.332.510 1.895.022.466 205 + Thu nhập bất thường 1.598.538.307 5364.241.766 3.765.703.459 124,2 + Chi phí bất thường 1.141.228.263 -3.011.909.265 1870680993 -0,58 9- Tổng LN trước thuế 4.050.414.307 4.681.033.560 6.306.192.253 259,8 10- Thuế TNDN phải nộp 1.296.043.004 1.479.930.739 2.018.877.35 259,8 11- Lợi tức sau thuế 2.754.281.729 3.183.102.821 428.821.092 259,8 12- Tổng vốn bình quân 171.096.155.400 171.046.109.100 -50.046.300 -0,03 13- Vòng quay toàn bộ vốn (13 = 1:12) 1,75 2,49 0,74 42,3 14- Hàm lượng vốn (14 = 11:12) 0,57 0,40 -0,17 -29,8 15- Doanh lợi vốn (15 = 11:16) 0,005 0,016 0,011 220 16. Vốn chủ sở hữu 45.603.661.120 46.778.909.157 1.175.248.030 2,58 17. Doanh lợi vốn CSH (17 = 11: 16) 0.017 0,059 0,042 247 18. Hiệu suất vốn CSH (18 = 1: 16) 6,57 9,11 2,54 38,7 Nguồn báo cáo tài chính năm 2001- 2002 của công ty hoá chất mỏ Từ số liệu ở bảng số 01 cho ta thấy, tất cả các chỉ tiêu thực hiện trng năm 2002 của công ty hoá chất mỏ đều tăng so với năm 2001. Cụ thể là: - Tổng doanh thu năm 2002 là 426. 127. 257. 277 đồng tăng 126.517.006.300 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 42,2%. Đây là dấu hiệu tốt bởi doanh thu tăng chứng tỏ hoạt động SXKD của doanh nghiệp tăng. - Lợi tức HĐKD và lợi tức HĐTC đều tăng làm cho tổng lợi tức trước thuế tăng 2.924.690.053 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 259,8% so với năm 2001, dẫn tới lợi tức sau thuế tăng 1.988.795.357 đồng. Số tăng này có thể nói là một sự cố gắng của công ty trong năm. - Thực hiện nghĩa vụ ngần sách nhà nước năm 2002 tăng 3.818.916.114 đồng so với năm 2001, riêng thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 935.814.123 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 259,8% - Hiệu suất sử dụng vốn tương đối ổn định và có chiều hướng ra tăng, năm 2002 là 2,49 có nghĩa là cứ một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,49 đồng doanh thu. So với năm 2001 hiệu suất sử dụng vốn tăng 0,74 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 42,3% đây là biểu hiện tốt trong việc sử dụng vốn của công ty. - Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2002 là 9,11 có nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 9,11 đồng doanh thu tăng 38,7% so với năm 2001. Đây có thể là 1 cố gắng của Công ty trong năm qua. - Năm 2002 doanh thu lợi vốn kinh doanh là 0,059 tăng 0,042 tương ứng với 220% so với năm 2001. Việc tăng các chỉ tiêu trên chủ yếu là do trong năm Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh tăng khối lượng hàng tiêu thụ, do đó các khoản thuế nộp cho Ngân sách nhà nước tăng lên. Có được kết quả này là do Công ty có những chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, đầu tư đúng đắn vào quy trình công nghệ, từng bước thích nghi và hoạt động có hiệu quả hơn trong thời kỳ kinh tế nhà nước đang trên đà phát triển. II. VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY. Phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển Công ty Hoá chất Mỏ thành một đơn vị vững mạnh với ngành nghề sản xuất chủ yếu là thuốc nổ, trong 2 năm qua quy mô vốn kinh doanh của Công ty có chiều hướng tăng lên rõ rệt. Để thấy rõ được tình hình vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty Hoá chất Mỏ, ta xem xét bảng số liệu sau: PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY. I. NHẬN XÉT VỀ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY 1. Ưu điểm: - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã năng động tìm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn vay ngắn hạn. - Công ty đã tổ chức sử dụng vốn một cách linh hoạt, tận dụng được khả năng sinh lời đồng vốn. - Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2002 không ngừng tăng lên làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng lên một cách đáng kể, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. 2. Nhược điểm: - Lượng vốn ứ đọng hàng tồn kho tương đối cao. Năm 2002 hàng tồn kho của Công ty là 59.298.456.569đ, so với năm 2001 tăng 3.654.984.020đ với tỷ lệ tăng 6,5%. Điều này chứng tỏ công ty còn có nhiều hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm. - Do cơ cấu tài sản cố định chưa hợp lý: khoản mục nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao trong tổng TS cố định (53%), trong khi đó khoản mục máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất thấp (8%). Công ty đã không chú trọng đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất của Công ty. Nhìn chung, Công ty Hoá chất Mỏ là một doanh nghiệp làm ăn có lãi với quy mô sản xuất kinh doanh không ngừng mở rộng. Nếu như những tồn tại trên được khắc phục, Công ty sẽ đạt thành tích cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc quản lý sử dụng vốn nói riêng. II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT MỎ. 1. Công tác quản lý và sử dụng vốn. Để đạt được những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng, Công ty cần chú trọng đến một số vấn đề sau: - Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu về vốn lưu động phục vụ cho quá trình mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá... từ đó có kế hoạch huy động và các nguồn tài trợ về vốn cho phù hợp nhằm tạo điều kiện chủ động về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác hết mọi tiềm năng vè vốn; tránh tình trạng ứ đọng vốn hay lãng phí hoặc thiếu vốn. - Muốn sử dụng đồng vốn có hiệu quả, Công ty cần nghiên cứu kỹ về kết cấu vốn lưu động và sự biến động của nó. Qua đó Công ty có thể thấy được những biến đổi tích cực hay tiêu cực về mặt chất lượng trong công tác quản lý vốn lưu động. Thực tế qua nghiên cứu cho thấy: trong tổng số vốn lưu động lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao, trong đó hàng cũ tồn kho chưa tiêu thụ được chiếm số lượng lớn 52.625.025.981đ. Chính số lượng hàng cũ tồn kho trên đã làm cho vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn chưa được như ý muốn. - Công ty nên giữ vững nâng cao uy tín với Ngân hàng, đẩy mạnh việc thanh toán đúng thời hạn, không để nợ quá hạn tồn đọng ảnh hưởng dây truyền các đợt vay vốn tiếp theo, giữ uy tín cho Công ty. - Ngoài ra, Công ty cần nâng cao uy tín của mình với người cung ứng vật tư hàng hoá để có thể mua chịu vật tư bằng hàng hoá hoặc thanh toán chậm hơn. Đây là nguồn vốn lớn mà Công ty không phải trả chi phí, cần được tập trung khai thác. 2. Giải quyết nhanh chóng lượng hàng tồn kho nhằm đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động. Thực tế trong 2 năm qua, Công ty tồn tại 1 lượng hàng tồn kho khá lớn (năm 2001 là 55.643.472.546đ, năm 2002 là 59.298.456.569đ) chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động của Công ty. Để giải quyết vấn đề này cần có những biện pháp sau: - Quản lý NVL tốt để tránh tình trạng tồn kho ứ đọng vốn. Muốn vậy phải xây dựng kế hoạch NVL cho nhu cầu sản xuất thật chính xác, đúng thời điểm. Tạo mối quan hệ tốt, tin tưởng với các nhà cung ứng là 1 việc quan trọng. - Đối với khách hàng phải lấy chất lượng làm mục tiêu cung ứng và giá cả hợp lý. - Việc giao dịch ký kết hợp đồng cung ứng vật liệu nổ do các xí nghiệp tiến hành. Đối với các khách hàng lớn như: xi măng Sao Mai, Thuỷ điện Ialy... Công ty trực tiếp ký hợp đồng và uỷ quyền cho xí nghiệp thực hiện. - Cần phải đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. - Hàng tháng Công ty phải đăng ký giá bán với ban vật giá Chính phủ. 3. Tăng cường thu hồi công nợ, chú trọng đặc biệt vào khách hàng có số nợ lớn. Các khoản phải thu của Công ty trong thời gian qua chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vốn lưu động, do vậy nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Trong nền kinh tế, khi mà sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt như hiện nay thì việc vay nợ hoặc khách hàng nợ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng không phải vì thế mà công tác quản lý các khoản phải thu được phép lơi lỏng. Ngược lại, thực hiện tốt việc thu hồi công nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay của các khoản phải thu, tăng khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, Công ty cần phải theo dõi chặt chẽ thời hạn các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ cũ, nợ quá hạn mà khách hàng và các đơn vị kinh tế khác còn đang chiếm dụng. Có kế hoạch điều chỉnh kịp thời khi nguồn nợ tăng quá cao. Đối với những trường hợp cần bán chịu, phải nắm chắc khả năng thanh toán của khách hàng, đồng thời phải thực hiện đúng các quy định về ký kết hợp đồng của Công ty ban hành, không thể để xảy ra tình trạng thất thoát tiền vốn, hàng hoá. * Đối với các khách hàng cần nhanh chóng đôn đốc thu xử lý dứt điểm các khoản nợ cũ, rồi tiến hành thu các khoản nợ mới. Công ty cũng cần đưa ra một thời hạn tín dụng cụ thể với khách hàng, đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các khoản nợ dây dưa của những khách hàng không nghiêm chỉnh trong thanh toán. Đồng thời Công ty nên áp dụng công tác chiết khấu với tỷ lệ thoả đáng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm thanh toán đúng thời hạn. Việc thu hồi công nợ phải được tiến hành thường xuyên để không những tạo khả năng quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện cho Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ. 4. Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí: Chi phí là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận của Công ty. Do vậy, quản lý tốt chi phí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua phân tích ở trên ta thấy công ty có nhiều sự nỗ lực trong việc giảm hợp lý chi phí khâu mua, chi phí quản lý, chi phí sản xuất, song bên cạnh đó CFBH vẫn tăng. Do vậy Công ty cần phải có sự cố gắng hơn trong việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm các khoản chi không hợp lý, nhưng với các khoản chi cần thiết thì phải chi cho thoả đáng. - Đối với chi phí sản xuất, công ty phải tổ chức quản lý chặt chẽ từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm. KẾT LUẬN Tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đang là vấn đề có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay các quan hệ tài chính của nền kinh tế thị trường còn rất mới mẻ và hàng ngày hàng giờ thử thách sự tồn tại của doanh nghiệp. Thực tế thấy rằng để thích nghi với cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tích cực chủ động phấn đầu để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác sử dụgn vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, duy trì và tăng cường năng lực, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Trong năm qua, Công ty Hoá chất Mỏ có nhiều cố gắng tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tổ chức đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành 1 cách thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty còn có những hạn chế nhất định. Do vậy, để tăng khả năng tổ chức sản xuất và sử dụng vốn kinh doanh, tăng tích luỹ để tái sản xuất và sử dụng vốn kinh doanh, tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, Công ty cần phải tích cực tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Sau một thời gian thực tập rơ Công ty Hoá chất Mỏ, em đã cố gắng phản ánh khá rõ thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn, trên cơ sở đó tôi đã nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Nêu những giải pháp này ít nhiều có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động kinh doanh của Công ty thì sẽ là 1 khích lệ đối với bản thân em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn và tập thể anh chị trong phòng kế toán của Công ty đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành báo cáo quản lý này./. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2489.doc
Tài liệu liên quan