Đề tài Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường vấn đề cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế với nguyên tắc: Ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn, người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được vị trí để tranh đua, khẳng định mình nhằm nâng cao vai trò của mình trên thương trường. Uy tín của doanh nghiệp càng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm cảng lớn. Ngược lại, doanh nghiệp nào không có khả năng cạnh tranh bằng sản phẩm của mình, không tạo được lợi thế trên thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ kém đi để nhường chỗ cho các sản phẩm có uy tín hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn.

doc84 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm, giá bán. Chưa thực hiện xác định một cách tổng thể về phân đoạn thị trường, thị phần của từng chủng loại sản phẩm cùng loại trên từng vùng thị trường. Việc nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường, tìm hiểu, đánh giá thông tin và khả năng tiếp cận khách hàng chưa tốt, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ. Công ty chưa có kế hoạch tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và đối sách chiến thuật, chiến lược cạnh tranh trên từng phương diện như : Sản phẩm mới, xây dựng giá bán cạnh tranh một cách có hệ thống. Việc hoạch định chính sách giá (Giá bán) mới chỉ dừng lại ở mức độ xử lý điều chỉnh giá bán phù hợp với tình hình thị trường, chưa có một chính sách giá hoàn thiện. Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm chưa được đầu tư đúng mức, ngang tầm với chiến lược phát triển của công ty. Các chiến dịch truyền thông của công ty còn mờ nhạt, uy tín của công ty chỉ được khẳng định trong phạm vi thị trường miền Bắc. Phương thức bán hàng chưa thực sự năng động, còn ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, thiếu sự tìm kiếm bạn hàng, chưa thực sự tìm đến khách hàng. Chưa mở rộng được quan hệ với các bạn hàng nước ngoài làm cho việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào gặp nhiều khó khăn. Chương III Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty điện cơ thống nhất I/ Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: Trước đây do chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung trong một thời gian dài đã làm mất đi tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được thực hiện theo hệ thống chỉ tiêu kế hoạch từ trên giao xuống, không phải quan tâm đến vấn đề lợi nhuận( có lãi thì được hưởng mà lỗ thì có nhà nước bù). Mặt khác, trên thị trường hàng hóa còn thiếu thốn, cung ít hơn cầu, khách hàng gặp gì phải mua nấy không có sự lựa chọn. Chính vì vậy, việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp khá đơn giản không phải lo lắng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, không cần quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm, khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng lớn. Trong cơ chế thị trường, nếu làm ăn theo cách trên không sớm thì muộn doanh nghiệp sẽ bị bế tắc trong kinh doanh vì sản phẩm không phù hợp với người tiêu dùng nên doanh nghiệp không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và không thể tránh khỏi quy luật loại trừ do cạnh tranh: không bán được sản phẩm, không có thu nhập, không có khả năng thanh toán và tất yếu sẽ bị phá sản. Không ít các doanh nghiệp khi chuyển sang cơ chế thị trường đã không trụ được trên thương trường do không tiêu thụ được sản phẩm, do không theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trải qua rất nhiều khó khăn khi bước vào một môi trường kinh doanh mới phức tạp với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, công ty Điện cơ Thống Nhất đã và đang từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp Thủ đô nói chung và ngành công nghiệp sản xuất quạt điện nói riêng. Với những thành tích đã đạt được, công ty đã xây dựng cho mình một nền tảng thuận lợi, và cùng với sự nỗ lực không ngừng, phát huy tối đa sức mạnh tập thể, công ty sẽ còn có những bước tiến xa hơn Để đanh dấu bước ngoặt thành tích kỷ niệm 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty xác định rõ mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới mà trước mắt là năm 2005 như sau: *Sản xuất kinh doanh tăng trưởng 25% *Thu nhập bình quân tăng 10% - 15% *Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất *Mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ 15% + Tiếp tục mở thêm các đại lý lớn ở các tỉnh phía Bắc + Liên hệ để có thể mở đại lý ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ *Tiếp tục hoàn thiện dự án xây dựng nhà máy mới để có thể sớm đưa vào sử dụng phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh của công ty *Duy trì hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 *Mở rộng quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài để có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định với giá thành hợp lý *Thường xuyên liên hệ và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng *Hạ thấp giá bán thông qua tiết kiệm các chi phí quản lý, hạ thấp giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác *Không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Hiện nay, sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống Nhất được tiêu thụ khá mạnh và đang được thị trường chấp nhận nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường các tỉnh phía Bắc. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt nhưng mẫu mã chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng các tỉnh phía nam, bên cạnh đó công ty lại chưa thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác về giá cả của sản phẩm nên công tác tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy, vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu và là nhiệm vụ chiến lược công ty phải thực hiện. II/ Một số giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Điện cơ Thống Nhất: 1/ Tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường, tạo điều kiện vững chắc cho hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước yêu cầu tất yếu của quá trình sản xuất kinh doanh là phải xuất phát từ tình hình và nhu cầu của thị trường, việc điều tra nghiên cứu thị trường có ‏‎‎ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thị trường bao gồm việc nghiên cứu về các yếu tố cung cầu (nắm bất được các thông tin về nhu cầu tự nhiên, nhu cầu thực tế, nhu cầu có khả năng thanh toán mà cụ thể là thu nhập bình quân, sức tiêu thụ, phong tục, thị hiếu người tiêu dùng, mức độ thay đổi thị hiếu tiêu dùng qua các thời kỳ và khả năng cung ứng sản phẩm của công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường còn phải nắm bắt các yếu tố về môi trường, các vấn đề thuộc thị phần, điều kiện chào hàng và tiêu thụ sản phẩm như: giá cả, ký kết hợp đồng kinh tế, phương thức tiêu thụ, vận chuyển... Trên thực tế, hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty chưa được tiến hành đồng bộ, chặt chẽ. Những người làm công tác này chủ yếu dựa trên cảm nhận và thông tin từ ban lãnh đạo. Thị trường nông thôn và thị trường các tỉnh thành phía nam chưa thật sự được đầu tư nghiên cứu đúng mức. Vì một kế hoạch chiến lược lâu dài, công ty phải thường xuyên đẩy mạnh nghiên cứu thị trường một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống. Những việc cần làm: ‏‎ Trước hết, công ty cần có kế hoạch đầu tư thêm chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường, đồng thời cũng phải lập dự toán chi phí, quản l‏‎ý chi phí một cách hiệu quả và tiết kiệm. Tổ chức đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, nghiên cứu thị trường nhằm có được một đội ngũ có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm, nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh, Makerting, thường xuyên thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, tiếp cận khách hàng Về lâu dài bộ phận này phải tách riêng để có độ chuyên sâu đáp ứng được yêu cầu của công ty trong chiến lược nghiên cứu thi trường. Để đảm bảo chất lượng thông tin tổng hợp, công ty cần đầu tư trang bị hơn nữa các phương tiện thông tin liên lạc, lưu giữ và quản lý thông tin gọn nhẹ, nhanh chóng. Thiết lập quan hệ chặt chẽ với các cơ quan cung cấp thông tin thị trường, thường xuyên bổ sung các thông tin cần thiết mà các nhân viên công ty chưa kịp tiếp nhận, chưa có khả năng thu thập. Kết hợp điều tra qua sách báo, tạp chí... ngoài ra, công ty cần tăng cường điều tra trực tiếp người tiêu dùng trên diện rộng, đặc biệt là người tiêu dùng ở các tỉnh phía nam một bộ phận thị trường tiềm năng mà công ty đang và sẽ phải hướng tới. Điều này đòi hỏi thời gian, sự đầu tư hợp lý cũng như sự nhiệt tình của nhân viên công ty. Theo định kỳ, tổ điều tra nghiên cứu thị trường phải lập được báo cáo chi tiết, chính xác về từng thị trường hay vùng thị trường mà mình phụ trách để phòng kinh doanh có căn cứ lập kế hoạch và đề ra phương hướng sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả. Tóm lại, việc nghiên cứu thị trường giải quyết không chỉ đơn thuần vấn đề xác nhận nhu cầu thị trường mà còn giúp công ty lựa chọn thị trường, mặt hàng đem lại hiệu quả cao nhất. Khi công tác này được tiến hành thường xuyên công ty có thể duy trì sự phát triển của mình. 2. Không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh‏‎: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sức cạnh tranh của sản phẩm. Việc tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ làm tăng thêm lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh. Nếu như các điều kiện khác không đổi thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng tăng thêm sản lượng của doanh nghiệp hiện nay là rất lớn, khả năng tận dụng và bố trí lao động hợp lý, việc tận dụng và nâng cao công suất máy móc thiết bị còn tiềm tàng. Dây chuyền công nghệ sản xuất quạt điện hiện có của công ty không còn mới và hầu như không có sự biến động lớn từ nhiều năm nay. Tổng nguyên giá các loại tài sản cố định trong năm 2004 là 50,650 tỷ đồng thì nguyên giá của các loại máy móc thiết bị đã là 40,061 tỷ đồng. Trong đó, đã có 31,115 tỷ đồng là tài sản từ năm trước mang sang. Điều đó cho thấy các máy móc thiết bị hiện có của công ty đã được sử dụng từ nhiều năm và trải qua nhiều chu trình sản xuất. Như vậy có nghĩa là hệ thống thiết bị công nghệ của công ty là tương đối cũ và lạc hậu. Bên cạnh đó, công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm chưa có sự đầu tư thích đáng dẫn đến mẫu mã chậm cải tiến, không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong khi các đối thủ cạnh tranh lại nhạy bén hơn rất nhiều trong vấn đề này. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị phần tiêu thụ đồng thời giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, công ty cần phải có định hướng cho việc huy động vốn để có sự đầu tư thích đáng. Nguồn vốn công ty có thể huy động là từ lợi nhuận để lại hoặc vay nợ, đặc biệt chú ý đến vay nợ dài hạn do trong điều kiện hiện nay khả năng có thể huy động vốn từ nguồn này của công ty là tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, công tác sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị hiện có cũng không vì thế mà lơi là xem nhẹ. Trong điều kiện chưa có sự đầu tư đổi mới đồng bộ ngay thì công tác này vẫn phải thường xuyên hoặc định kỳ tiến hành nhằm hạn chế tối đa hiện tượng sản xuất bị ngưng trệ do hỏng hóc, tránh thất thoát, lãng phí nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất, đông thời đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm. Ngoài ra công ty cần nâng cao hiệu quả công tác kỹ thuật như: + Quản lý tốt quá trình sản xuất sản phẩm + Có kế hoạch bảo dưỡng, kiểm tra định kì + Xây dựng kế hoạch sửa chữa máy móc dự phòng với mục tiêu hỗ trợ cho kế hoạch sửa chữa, ngăn ngừa những hư hỏng đột xuất ngoài dự kiến + Một số tài sản công ty hiện nay không cần dùng hoặc đã khấu hao hết có thể tổ chức bán hoặc thanh lý. + Quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các nhà máy trong và ngoài nước. 3. Đầu tư đổi mới mẫu mã nhằm đa dạng hóa sản phẩm: Ngày nay mẫu mã sản phẩm chiếm một vị trí rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định đến việc sản phẩm có được người tiêu dùng ưa chuộng và chấp nhận hay không. Phần lớn khách hàng hiện nay đều rất quan tâm tới kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm mà mình sử dụng có đẹp hay không, có hợp thời trang hay không.Chính vì vậy mẫu mã sản phẩm có yếu tố quyết định tới số lượng sản phẩm tiêu thụ và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Một trong những lý do khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính là mẫu mã chậm cải tiến, không phù hợp với thị hiếu khách hàng cho dù chất lượng của sản phẩm ưu việt hơn hẳn so với các sản phẩm cùng loại khác. Trên thị trường hiện nay có những loại sản phẩm có chất lượng thấp hơn hẳn so với chất lượng sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất nhưng lại có mẫu mã và kiểu dáng đẹp mắt phù hợp với tâm lý và ý thích của người tiêu dùng nên vẫn được khách hàng ưa chuộng. Chính vì thế, việc đầu tư cho công tác cải tiến, thiết kế sản phẩm, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và đổi mới mẫu mã đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng để có thể đáp ứng được thị hiếu khách hàng, được thị trường ưu ái. Doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên nghiên cứu về sản phẩm, thiết kế mẫu mã với kiểu dáng bắt mắt, hợp thời trang, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của từng vùng thị trường tiêu thụ. Nếu không có cán bộ chuyên sâu về thiết kế và nghiên cứu sản phẩm thì có thể thuê ngoài và trong tương lai gần cần phải cử các cán bộ của công ty đi đào tạo và học tập kiến thức trong và ngoài nước kể cả học tập kinh nghiệm của các công ty bạn. 4. Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng: Từ khi nhận được chứng chỉ ISO 9001-2000 về quản lý chất lượng công ty đã thành lập và đưa vào hệ thống quản lý chất lượng hầu hết các bộ phận, phòng ban, phân xưởng sản xuất. Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động có hiệu quả hơn, công ty cần tăng cường hơn nữa các cán bộ làm nhiệm vụ giám sát, đồng thời tạo điều kiện để tất cả các bộ phận của hệ thống này có thể liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo cho mọi hoạt động đều diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả hơn. Chú trọng đầu tư hơn nữa cho cán bộ các bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm nhất là bộ phận KCS. Tạo điều kiện tổ chức đào tạo, tham quan, học tập rút kinh nghiệm đối với các cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tăng cường và kiểm tra chặt chẽ hơn nữa chất lượng của các loại sản phẩm trước khãcuất xưởng và đem ra tiêu thụ. 5. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ giá thành và làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm. Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giá bán cũng là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Tùy điều kiện và tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà chính sách giá có khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu hạ giá bán trên cơ sở tiết kiệm chi phí, hạ giá thành vẫn là mục tiêu và chiến lược lâu dài và hứa hẹn đem lại hiệu quả bền vững cho doanh nghiệp. Hạ giá thành tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, giảm giá bán để tăng tốc độ tiêu thụ. 5.1.Sử dụng hợp lý tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là bộ phận hết sức quan trọng của tư liệu sản xuất, thông thường vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động. Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành nó chiếm từ 70% - 80%. Do đặc điểm của công ty, nguyên vật liệu là yếu tố chính và căn bản tạo nên sản phẩm (65% - 80%) nên cũng được công ty chú trọng trong sử dụng. Đối với các nguyên vật liệu phải nhập ngoại, nhiệm vụ đặt ra của công ty là phải ký kết hợp đồng thường xuyên và lâu dài với các nguồn cung ứng được đánh giá là có thể duy trì tốt chất lượng của nguyên vật liệu. Việc tổ chức vận chuyển cũng cần phải đươc chú ý hơn nhằm giảm tối đa chi phí. Bộ phận tài chính cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ phận khác, định kỳ phân tích tình hình mua sắm, dự trữ vật tư và chi phí vật tư cho sản xuất nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng, giảm chi phí vật tư cho một đơn vị sản phẩm và đề ra những biện pháp khen thưởng hoặc phạt vật chất thích đáng nhằm khuyến khích việc phát huy sáng kiến, cải tiến sử dụng tiết kiệm vật tư, tận dụng phế liệu, hạn chế và ngăn ngừa tình trạng lãng phí, hư hỏng, mất vật tư. Để đảm bảo chất lượng, giảm bớt chi phí nguyên vật liệu, công ty cũng cần phải chú ý đến vấn đề sử dụng các loại vật tư đúng quy định, vì định mức kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm của công ty không còn chính xác với điều kiện sản xuất thực tế hiện nay. Do vậy, công ty cần đầu tư xây dựng một định mức mới phù hợp hơn bằng cách căn cứ vào chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tham khảo kinh nghiệm của các cán bộ công nhân lành nghề lâu năm. Trên cơ sở định mức mới lập, tăng cường công tác quản lý, công tác hạch toán chi phí vật tư theo định mức, phát hiện thiếu sót để có một định mức tiêu hao tối ưu. Ngoài ra, công ty có thể xem xét, tham khảo các chỉ tiêu định mức của các doanh nghiệp tiên tiến cùng ngành trong và ngoài nước, cần tiến hành xây dựng định mức hao hụt tự nhiên trong vận chuyển, bảo quản, xây dựng hệ số tận dụng vật tư, định mức phế phẩm. Thông qua tình hình nhập xuất vật tư, thực hiện việc kiểm tra đối với các khâu mua sắm, kiểm vật tư, bảo quản dự trữ, xuất vật tư và sản xuất nhằm ngăn ngừa tình trạng vật tư bị mất mát, hư hỏng, kém phẩm chất. 5.2. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả chi phí tiền lương, tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh. Tiền lương là một bộ phận không thể thiếu trong giá thành sản phẩm, nó nhằm bù đắp lao động sống, tái sản xuất sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, là đòn bẩy để tăng năng suất lao động. Vì vậy, tiền lương cần được tính toán chi trả ở mức hợp lý, đảm bảo bù đắp được hao phí lao động của công nhân viên nhưng tránh tình trạng chi trả bừa bãi, vô căn cứ, vừa không khuyến khích được công nhân tăng năng suất lao động vừa gây lãng phí tiền vốn. Việc tăng lương cho công nhân là cần thiết, nhưng cần phải đảm bảo nguyên tắc: tốc độ tăng tiền lương luôn thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động, có như vậy chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm mới được hạ thấp và hợp lý . Sử dụng tiền thưởng phải phát huy tác dụng đòn bẩy của nó, tránh việc thưởng tràn lan, thưởng không đúng thành tích. Công ty có thể áp dụng nhiều hình thức tiền thưởng như: thưởng tăng năng suất lao động, thưởng sử dụng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến Nhưng cũng cần xử phạt nghiêm minh đối với mọi hành vi gây lãng phí vật tư, tiền vốn làm hư hỏng sản phẩm 6. Xây dựng chính sách giá linh hoạt Chính sách gía đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Việc định giá bán đúng đắn và phương pháp sử lý giá linh hoạt có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Mặt khác, chính sách giá đúng đắn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng dến sự phát triển và hiệu quả của vòng đời sản phẩm. Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng: giá cả còn là một thứ vũ khí cạnh tranh sắc bén trên thị trường, đặc biệt là ở những vùng thị trường có khả năng thanh toán thấp. Trong cơ chế thị trường, giá cả của từng loại hàng hoá, dịch vụ về cơ bản là do thị trường quyết định, ngoại trừ một số sản phẩm nhà nước giữ quyền chi phối về giá (Giá xăng, dầu, điện, nước..). Giá cả được hình thành là kết quả của quá trình cạnh tranh và dung hoà về lợi ích giữa người bán và người mua. Chính vì vậy, chính sách định giá của nhà kinh doanh rất linh hoạt và nhạy bén cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng thị trường và từng loại khách hàng khác nhau. Ngoài những nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát như : Chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ, chất lượng và uy tín của sản phẩm .... khi định giá sản phẩm, các doanh nghiệp cần chú ý tới các nhân tố thuộc về thị trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả hàng hoá như : Quan hệ cung cầu từng loại hàng hoá theo thời điểm, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng ở từng vùng thị trường, yếu tố tâm lý và thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua chính sách giá của công ty vẫn ít nhiều bị động bởi các biến động giá cả vật tư trên thị trường. Để thực sự nâng cao vị thế của công ty đối với thị trường quạt điện trong nước, góp phần đẩy lùi các sản phẩm quạt điện nhập ngoại, chính sách giá của công ty cần được chú trọng hơn nữa. Cụ thể: - Chính sách giá phải kết hợp đồng bộ với việc xử lý đầu vào - quá trình sản xuất - đầu ra - lợi nhuận. - Kết hợp chặt chẽ giữa sản lượng sản xuất - giá bán - sản lượng tiêu thụ. - Xây dựng chiến lược về giá bán sản phẩm trên cơ sở chiến lược sản phẩm của công ty nhằm chiếm thế chủ động trong quá trình cạnh tranh về giá. 7. Đa dạng hóa hình thức thanh toán, đồng thời tăng kỷ luật thanh toán. Bên cạnh hình thức thanh toán ngay, công ty có thể cho phép khách hàng nợ tiền hàng trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng cũng phải có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ để tránh trường hợp nợ đọng dây dưa. Muốn vậy, công ty phải công bố mức lãi suất hợp lý, đồng thời hàng tháng công ty phải yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, lập biên bản xác định công nợ, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn. Đối với các khách hàng lớn, công ty có thể áp dụng hình thức thanh toán thông qua ngân hàng bằng tiền chuyển khoản để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai phía. 8. Hoàn thiện tốt công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm 8.1. Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Qua thực tế công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty ta thấy nó còn mang nặng tính chủ quan và chưa thực sự xuất phát từ công tác nghiên cứu thị trường làm cho công tác tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, trong thời gian tới, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường (về khả năng mở rộng thị trường, kết cấu, chủng loại sản phẩm mà thị trường yêu cầu, nhu cầu của từng khu vực thị trường ) cần xây dựng một kế hoạch sát thực. Có như vậy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới phát huy được tác dụng định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. 8.2. Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ Hiện nay công ty đang sử dụng ba loại kênh phân phối: Công ty – Bán buôn – Bán lẻ – Người tiêu dùng Công ty – Cửa hàng giới thiệu sản phẩm - Người tiêu dùng Công ty – Đại lý - Người tiêu dùng Hệ thống các cửa hàng chỉ làm nhiệm vụ bán lẻ còn bán buôn thì trực tiếp đến phòng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hệ thống các cửa hàng này tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Đức Cảnh trước cổng công ty. Để tăng cường khả năng tiêu thụ, công ty cần mở thêm các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại một số địa điểm nơi có mật độ dân cư đông và có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Công ty có thể ủy quyền cho cửa hàng bán sản phẩm bán buôn hay ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng với khối lượng lớn. Cần chủ động liên hệ với các đơn vị có nhu cầu sử dụng các sản phẩm quạt điện thường xuyên như các cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp Hiện nay kênh 3 là kênh chiếm tới 10% doanh thu tiêu thụ của công ty và đang được khuyến khích mở rộng nhưng mới chỉ chú ý mở rộng về số lượng. Cần chú ý: + Tăng cường đội ngũ kiểm tra giám sát các đại lý lớn ở xa. + Có chế độ ưu đãi linh hoạt, công bằng đối với các đại lý, khuyến khích họ làm tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt quan tâm đến các đại lý ở ngoại thành, ngoại tỉnh. + Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng. + áp dụng các biện pháp kiểm soát giá bán của các đại lý chẳng hạn như: bắt buộc phải niêm yết giá công khai, phạt hoa hồng đối với các đại lý không chấp hành đúng quy định. 8..3. Xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý và hiệu quả. Chiết khấu thương mại là một hình thức áp dụng nhằm khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, còn chiết khấu thanh toán lại nhằm mục đích khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh tiền hàng. Chúng đều có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Tuy vậy, trên thực tế cả hai loại hình chiết khấu này chưa được công ty quan tâm áp dụng. Do vậy, trong thời gian tới, để hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, khuyến khích khách hàng đến với sản phẩm của công ty nhiều hơn, công ty cần xây dựng một chính sách chiết khấu hợp lý để vừa có tác dụng khuyến khích khách hàng, vừa đảm bảo quyền lợi cho công ty theo hướng sau: + Điều chỉnh quy mô mức chiết khấu thương mại (tức là mức sản lượng bắt đầu được tính chiết khấu) cho phù hợp với sức mua của từng khu vực thị trường và phù hợp với quy mô tiêu thụ trong năm của công ty. + Tùy theo lãi suất cho vay vốn của ngân hàng trong từng thời kỳ mà công ty có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu thanh toán sao cho phù hợp. + Nhiều khách hàng thanh toán chậm, quá thời gian quy định, khách hàng không những không được hưởng chiết khấu mà còn phải chịu lãi suất theo lãi suất qúa hạn của ngân hàng cùng thời điểm trên số tiền chậm thanh toán đó. Với chính sách chiết khấu như trên, công ty sẽ không lo ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của mình mà ngược lại sẽ có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ và khuyến khích khách hàng đến với công ty nhiều hơn. 8.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển, giảm phí vận chuyển cho khách hàng mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn. Tiếp tục đầu tư trang bị nhằm hiện đại hóa hệ thống các phương tiện vận tải, đặc biệt là các xe tải vận chuyển có trọng tải lớn, chất lượng tôt, đảm bảo an toàn và góp phần bảo đảm tốt nhất chất lượng sản phẩm khi đưa đến nơi tiêu thụ, đồng thời phải bảo đảm cả về mặt thời gian giao hàng. Đối với khách hàng ở gần nhà máy, nếu mua sản phẩm với khối lượng lớn có thể được miễn phí vận chuyển. 8.5. Xây dựng chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tiết kiệm, hiệu quả. Biện pháp quảng cáo duy nhất mà công ty đang áp dụng hiện nay là chỉ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm ở các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và tại các Hội chơ thương mại, Hội chợ triển lãm . Có thể nhận thấy các hình thức quảng cáo mà công ty đang áp dụng chưa đa dạng, phong phú. Với quy mô sản xuất ngày một mở rộng, khối lượng sản phẩm làm ra ngày một nhiều, và trong sự cạnh tranh gay gắt, công ty cần có một bộ phận nghiên cứu quảng cáo nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về truyền thống, quy mô, uy tín, chất lượng sản phẩm và đặc tính của nó nhằm gợi mở, thuyết phục người mua. Ngoài các hình thức quảng cáo trên công ty có thể áp dụng một số biện pháp quảng cáo khác ít tốn kém hơn nhưng hiệu quả cũng không phải là thấp, chẳng hạn như: sử dụng panô, áp phích, gửi đơn chào hàng, thư chào mẫu cho các đại lý hoặc trực tiếp cho khách hàng mà công ty nhận thấy họ có thể có nhu cầu, quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo luôn phải tính đến chi phí quảng cáo, bởi mọi hoạt động, trong đó có quảng cáo đều phải nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược quảng cáo tổng hợp và năng động sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Kết luận Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của doanh nghiệp không còn là vấn đề mới mẻ đối với các thế hệ sinh viên Tài chính doanh nghiệp, hơn nữa nó lại luôn là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong mỗi điều kiện khác nhau, các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu sẽ được vận dụng một cách khác nhau đồng thời sẽ có sự thay đổi liên tục, linh hoạt để theo kịp và phù hợp với sự biến động của nền kinh tế. Trong cuốn luận văn này, vận dụng những kiến thức và lý luận đã được trang bị ở trường, kết hợp với những hiểu biết vẫn còn hạn chế về tình hình thực tế, qua thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế tại công ty Điện cơ Thống Nhất em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng của công ty. Tuy thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế song em hy vọng rằng sự đóng góp bé nhỏ này phần nào sẽ giúp cho công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu trong những năm sắp tới. Mong rằng trong thời gian không xa nữa tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất sẽ ngày càng hoàn thiện và gặt hái dược những thành công rực rỡ, luôn xứng đáng với danh hiệu “Đơn vị anh hùng” mà Hội đồng nhà nước đã trao tặng cho công ty. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: Thạc sỹ Vũ Thị Hoa, cám ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản trị Tài chính doanh nghiệp cùng các thầy cô giáo trong trường đã ân cần dạy bảo, truyền đạt cho em nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu; xin chân thành cảm ơn các cô chú trong ban lãnh đạo công ty cùng các cô chú trong phòng tài vụ và các phòng ban khác trong công ty Điện cơ Thống Nhất đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành cuốn luận văn này. Hà Nội, tháng 5 năm 2005. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp, năm 2001 – NXB Tài chính – Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, năm 2003 – NXB Tài chính – Học viện Tài chính Giáo trình Marketing, năm 2000 – NXB Tài chính - Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội TS. Nguyễn Văn Công – Lập, đọc, kiểm tra và phân tích Báo cáo Tài chính – NXB Tài chính – Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Báo cáo Tổng kết chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Công ty Điện cơ Thống Nhất Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và doanh thụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 I/ Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 3 1. Tiêu thụ sản phẩm 3 2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp 5 II/ Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu đối với doanh nghiệp 7 III/ Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu của doanh nghiệp 9 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp 9 1.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 9 1.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp 11 2. Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ 15 3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu của doanh nghiệp 16 3.1. Tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát, điều tra, nhiên cứu thị trường 16 3.2. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa 17 3.3. Xây dựng chính sách giá cả phù hợp 17 3.4. Chú trọng đầu tư thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm 18 3,5, Tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng 18 3.6.Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và áp dụng các đòn bẩy tài chính thúc đẩy tiêu thụ 20 3.7. Các biện pháphỗ trợ của nhà nước 20 Chương II:Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất 21 I/ Một số nét khái quát tình hình hoạt động của công ty 21 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Điện cơ Thống Nhất 21 2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 22 3. Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty 22 3.1. Đặc điểm bộ máy quản lý 22 3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 24 3.3. Đặc điểm quy trình snr xuất 25 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 26 5. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu của công ty 27 5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty 27 5.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 28 II/ Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất 29 1. Một số đặc điểm chi phối đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 29 2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm 30 2.1. Thuận lợi 30 2.2. Khó khăn 31 3. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công ty Điện cơ Thống Nhất 32 4. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tieu thụ sản phẩm của công ty năm 2004 34 4.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2004 34 4.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây 35 4.3. Những biện pháp mà công ty đã thực hiện để đẩy mạnh tiêu thụ 37 5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất 46 5.1. Những thành tích đạt được 46 5.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu bán hàng ở công ty Điện cơ Thống Nhất 46 Chương III: Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Điện cơ Thống Nhất 48 I/ Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 48 II/ Một số biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty Điện cơ Thống Nhất 49 1. Tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường, tạo điều kiện vững chắc cho hoạch định tiêu thụ sản phẩm 49 2. Không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năg cạnh tranh 51 3. Đầu tư đổi mới mẫu mã nhằm đa dạng hóa sản phẩm 52 4. Tăng cương biện pháp quản lý chất lượng 53 5. Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát việc quản lý chi phí nhằm hạ giá thành làm cơ sở để hạ giá bán sản phẩm 53 5.1. Sử dụng hợp lý tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 53 5.2. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả chi phí tiền lương, tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh 54 6. Xây dựng chính sách giá linh hoạt 55 7. Đa dạng hóa hình thức thanh toán đông thời tăng kỷ luật thanh toán 56 8. Hoàn thiện tốt công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm 56 8.1. Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 56 8.2. Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ 57 8.3. Xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu hợp lý và hiệu quả 57 8.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển, giảm phí vận chuyển cho khách hàng mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn 58 8.5. Xây dựng chiến lược quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tiết kiệm, hiệu quả 58 Kết Luận 60 Danh mục tài liệu tham khảo Biểu 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty Mua ngoài Phân xưởng đột dập Kho NVL Phân xưởng cơ khí Phân xưởng thiết bị đầu tư Mua ngoài Phân xưởng sơn , nhựa Bán thành phẩm mua ngoài Kho bán thành phẩm Tiêu thụ Kho thành phẩm Phân xưởng lắp ráp Biểu 1: .Mô hình bộ máy tổ chức - quản lý sản xuất : Giám đốc Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Bảo vệ Phòng Tài vụ Phòng Kế hoạch – Vật tư Phòng Tiêu thụ sản phẩm Phó giám đốc kỹ thuật Phòng KCS Phân xưởng Cơ Khí Phân xưởng Lưới, Sơn, Mạ Phân xưởng Đột Dập Phó giám đốc sản xuất Phân xưởng Thiết bị đầu tư Phân xưởng Lắp Ráp T. Phẩm Ghi chú: : Thông tin chỉ đạo : Thông tin hướng dẫn Biểu 3: Sơ đồ Quy trình công nghệ gia công quạt bàn và quạt trần Nhôm thỏi Tôn SILIC cuộn Đột dập Đúc áp lực thành phẩm xuất xưởng nhựa ép nhựa thép sợi dây thép làm lưới sơn tĩnh điện đế quạt cánh quạt bầu quạt thân quạt lưới Lắp ráp tổng dây điện vít Đồng hồ hẹn giờ cụm phím bấm tụ lắp ráp động cơ vít vòng bi bạc gia công cơ cuộn bin rotor đúc + Gia công cơ Nắp trên +nắp dưới Nắp trước+Nắpsau Khối rotor Khối stator Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Quý IV Năm 2004 Phần I - Lãi, Lỗ Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Quý trước Quý này Lũy kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 - Tổng doanh thu 01 38.651.728.611 22.916.571.728 99.582.736.184 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 - Các khoản giảm trừ (03= 05+06+07) 03 262.790.602 262.790.602 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 262.790.602 262.790.602 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 07 1. Doanh thu thuần (10= 01- 03) 10 38.651.728.611 22.653.781.126 99.319.945.582 2.Giá vốn hàng bán 11 33.516.636.708 19.141.672.879 87.621.917.662 3. Lợi nhuận gộp (20= 10- 11) 20 5.135.091.903 3.512.108.247 11.698.027.902 4. Chi phí bán hàng 21 365.538.743 258.919.670 1.032.501.649 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 3.342.802.254 2.520.569.948 6.958.919.321 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30= 20- (21+22)) 30 1.426.732.906 732.618.593 3.706.606.950 7. Thu nhập hoạt động tài chính 31 20.309.985 80.620.741 128.763.570 8. Chi phí hoạt động tài chính 32 9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (40= 31- 32) 40 20.309.985 80.620.741 128.763.570 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 11. Chi phí bất thường 42 12. Lợi nhuận bất thường (50= 41- 42) 50 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60= 30+ 40+ 50) 60 1.447.402.891 813.239.334 3.835.570.520 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 405.172.009 227.707.013 1.073.959.746 15. Lợi nhuận sau thuế (80= 60- 70) 80 1.041.870.882 585.532.321 2.761.610.774 Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Đơn vị tính: đồng Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (100= 110+ 120+ 130+ 140+150+ 160) 100 31.973.869.905 38.627.910.021 I. Tiền 110 2.020.966.942 1.469.731.827 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 796.734.388 328.963.631 2. Tiền gửi ngân hàng 112 1.224.232.554 1.140.768.282 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu 130 5.423.390.224 5.192.200.631 1. Phải thu của khách hàng 131 4.066.855.584 2.593.278.751 2. Trả trước cho người bán 132 1.273.854.630 2.582.140.260 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 + Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 + Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 82.680.010 16.781.620 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 23.348.035.931 30.981.672.995 1. Hàng đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 8.722.305.738 5.423.857.528 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 1.054.645.688 1.592.231.007 4. Chí phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 13.522.669.556 23.872.913.569 5. Thành phẩm tồn kho 145 48.414.949 92.670.891 6. Hàng hóa tồn kho 146 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản lưu động khác 150 1.181.051.380 982.673.581 1. Tạm ứng 151 1.181.051.380 982.673.581 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chở kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản cầm cố, k‏‎ý cược ký quỹ ngắn hạn 155 VI. Chi sự nghiệp 160 425.428 1.630.987 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (200= 210+ 220+ 240) 200 17.998.681.975 23.529.119.269 I. Tài sản cố định 210 17.636.173.200 23.166.610.494 1. TSCĐ hữu hình 211 17.636.173.200 23.166.610.494 Nguyên giá 212 41.017.664.300 50.650.610.494 Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (23.381.491.100) (27.484.207.345) 2. TSCĐ thuê tài chính 214 Nguyên giá 215 Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216 3. TSCĐ vô hình 217 Nguyên giá 218 Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Các khoản đầu tư dài hạn 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 362.508.775 362.508.775 IV. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản (250= 100+ 200) 250 49.972.551.880 62.157.029.290 Nguồn vốn Mã số A. Nợ phải trả (300= 320+ 330) 300 19.935.565.216 28.631.954.760 I. Nợ ngắn hạn 310 3.543.614.216 5.857.712.260 1. Vay ngắn hạn 311 572.640.000 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 840.475.285 1.638.572.964 4. Người mua trả tiền trước 314 2.740.491.864 2.253.512.032 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 (471.753.962) 520.673.851 6. Phải trả công nhân viên 316 302.131.226 481.590.724 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 318 132.269.803 390.722.689 II. Nợ dài hạn 320 12.018.951.000 18.981.724.900 1. Vay dài hạn 321 12.018.951.000 18.981.724.900 2. Nợ dài hạn khác 322 III. Nợ khác 330 4.373.000.000 3.792.517.600 1. Chi phí phải trả 331 4.373.000.000 3.792.517.600 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 B. Nguồn vốn chủ sở hữu (400= 410+ 420) 400 30.036.986.664 33.525.074.530 I. Nguồn vốn, quỹ 410 29.817.844.001 33.125.205.682 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 24.272.597.704 24.272.597.704 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 1.537.322.041 2.519.979.356 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 433.508.124 682.951.600 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 3.451.727.931 4.547.068.301 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 122.688.201 1.102.608.721 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 219.142.663 399.868.848 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 115.837.161 115.837.161 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 422 (1.893.439) 178.832.764 3. Quỹ quản lý của cấp trên 423 100.000.000 100.000.000 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 5.198.941 5.198.941 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 Tổng cộng nguồn vốn (430= 300+ 400) 49.972.551.880 62.157.029.290 Bảng 1: Tình hình Tài sản cố định của công ty đến 31/12/2004 Đơn vị: đồng Loại Tài sản Nguyên giá Giá trị còn lại Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Nguyên giá Tỷ trọng Nhà cửa, vật kiến trúc 9.118.729.510 18% 4.631.232.294 50,79% 20% Máy móc, thiết bị 40.061.520.014 79,09% 17.899.431.702 44,68% 77,3% Phương tiện vân tải 810.281.286 1,6% 517.958.696 63,92% 2,2% Thiết bị quản lý 545.859.663 1,08% 45.208.240 8,28% 0,2% Tài sản cố định khác 114.427.366 0,23% 77.779.562 67,97% 0,3% Tổng cộng 50.650.817.839 100% 23.166.610.494 45,74% 100% Bảng 2: Một số chỉ tiêu công ty đạt được trong năm 2003-2004 T T Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2003 So với 2002(%) 2004 So với 2003(%) 1 Tổng sản phẩm cái 305.892 52,92 422.664 38,17 2 Giá trị SXCN Tr.đồng 98.284 52,7 135.845 38,21 3 Doanh thu Tr.đồng 81.809 38,06 99.583 21,72 4 Nộp ngân sách Tr.đồng 3.603 8,08 4.106 13,96 5 Lợi nhuận Tr.đồng 2.476 80,46 2.761 11,51 6 Lao động người 648 4 698 07,7 7 Thu nhập BQ người/tháng đồng 1.320.000 37,55 1.600.000 21,2 Bảng 3: Kết quả kinh doanh công ty đạt được trong năm 2004 Chỉ tiêu Quý trước Quý này Lũy kế từ đầu năm - Tổng doanh thu 38.651.728.611 22.916.571.728 99.582.736.184 - Các khoản giảm trừ 262.790.602 262.790.602 + Hàng bán bị trả lại 262.790.602 262.790.602 1. Doanh thu thuần 38.651.728.611 22.653.781.126 99.319.945.582 2.Giá vốn hàng bán 33.516.636.708 19.141.672.879 87.621.917.662 3. Lợi nhuận gộp 5.135.091.903 3.512.108.247 11.698.027.902 4. Chi phí bán hàng 365.538.743 258.919.670 1.032.501.649 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.342.802.254 2.520.569.948 6.958.919.321 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.426.732.906 732.618.593 3.706.606.950 7. Thu nhập hoạt động tài chính 20.309.985 80.620.741 128.763.570 8. Chi phí hoạt động tài chính 9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 20.309.985 80.620.741 128.763.570 10. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.447.402.891 813.239.334 3.835.570.520 11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 405.172.009 227.707.013 1.073.959.746 12. Lợi nhuận sau thuế (80= 60- 70) 1.041.870.882 585.532.321 2.761.610.774 Đơn vị: đồng Bảng 4: Sự biến động của Tài sản và Nguồn vốn của công ty trong năm 2004 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh Tài sản 49.972.551.880 62.157.029.290 12.229.477.410 A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 31.973.869.905 38.627.910.021 6.654.031.116 1.Tiền 2.020.966.942 1.469.731.827 - 551.235.115 2. Các khoản phải thu 5.423.390.224 5.192.200.631 - 240.189.593 3. Hàng tồn kho 23.348.035.931 30.981.672.995 7.633.637.064 4. Tài sản lưu động khác 1.181.051.380 982.673.581 - 198.377.799 5. Chi sự nghiệp 425.428 1.630.987 1.205.559 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 17.998.681.975 23.529.119.269 5.530.437.294 1. TSCĐ hữu hình Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế 17.636.173.200 41.017.664.300 (23.381.491.100) 23.166.610.494 50.650.817.839 (27.484.207.345) 5.530.437.294 9.633.153.539 (4.102.716.245) 2.Chi phí XDCB dở dang 362.508.775 362.508.775 0 Nguồn vốn 49.972.551.880 62.157.029.290 12.229.477.410 A. Nợ phải trả 19.935.565.216 28.631.954.760 8.696.389.544 1.Nợ ngắn hạn 3.543.614.216 5.857.712.260 2.314.098.044 2. Nợ dài hạn 12.018.951.000 18.981.724.900 6.962.773.900 3. Nợ khác 4.373.000.000 3.792.517.600 - 580.482.400 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 30.036.986.664 33.525.074.530 3.488.087.866 1.Nguồn vốn, quỹ 29.817.844.001 33.125.205.682 3.307.361.681 2.Nguồn vốn kinh phí, quỹ khác 219.142.663 399.868.848 180.726.185 Đơn vị: đồng Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 So sánh 1. Khả năng thanh toán tổng quát 2,5 2,17 - 0,33 2. Khả năng thanh toán hiện thời 9,02 6.59 - 2,43 3. Khả năng thanh toán nhanh 2,43 1,3 - 1,13 4. Tài sản cố định trên tổng tài sản % 36,1 37,9 1,8 5. Tài sản lưu động trên tổng tài sản % 63,9 62,1 1.8 6. Hệ số nợ 0,4 0,47 0,07 7. Hệ số vốn chủ sở hữu 0,6 0,53 - 0,07 8. Hiệu suất sử dụng VCĐ Lần 4,21 4,78 0,51 9. Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 1,63 1,77 0,14 10. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu % 2,27 2,78 0,51 11. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh doanh % 5,47 4,92 - 0,55 12. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu % 8,58 8,68 0,1 Bảng 6: Kế hoạch tiêu thụ một số sản phẩm chính năm 2004 Sản phẩm Sản lượng tiêu thụ ( Chia ra các quí) Đơn giá (nghìn đồng) Doanh thu (nghìn đồng) TH 2003 Cả năm KH 2004 TH 2003 KH 2004 TH 2003 KH 2004 Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Quạt trần 1m4 VDT 147.651 173.489 29.493 83.275 46.842 13.879 290 300 42.818.790 52.046.700 Quạt trần 1m4 BKH 58.800 69.089 11.745 33.163 18.654 5.527 305 320 17.934.000 22.108.480 Quạt treo tường 400 - HD 11.579 13.605 2.313 6.531 3.673 1.088 150 155 1.736.850 2.108.775 Quạt treo tường 400E 45.587 53.564 9.106 25.711 14.462 4.285 148 150 6.746.876 8.034.600 Quạt đứng mini FH 25.487 29.945 5.091 14.374 8.085 2.395 120 125 3.058.440 3.743.125 Quạt bàn hộp 350 NH 28.360 33.321 5.664 15.995 8.997 2.665 150 154 4.254.000 5.131.434 Quạt bàn 225 CV 24.140 28.363 4.822 13.614 7.658 2.269 65 66 1.569.100 1.871.958 Tổng cộng 78.118.056 95.045.072 Bảng 7: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu của công ty năm 2004 S T T Loại sản phẩm Số lượng (chiếc) Giá bán bình quân (chưa có VAT) (đồng) Doanh thu (đồng) 1 2 3 4 5= 3x4 1 Quạt trần 1m4 VDT 168.189 305.000 51.297.645.000 2 Quạt trần 1m4 BKH 60.790 324.000 19.695.960.000 3 Quạt treo tường 400- HD 19.084 157.000 3.000.004.800 4 Quạt treo tường 400 E 51.780 152.000 7.870.560.000 5 Quạt đứng mini FH 31.201 128.000 3.999.968.200 6 Quạt bàn hộp 350 NH 26.232 152.500 4.000.227.500 7 Quạt bàn 225 CV 17.595 68.200 1.199.979.000 Tổng cộng 91.054.449.000 Bảng 8: Tổng hợp tình hình thực tế tiêu thụ các sản phẩm chính tại Công ty Điện cơ Thống Nhất qua hai năm 2003 - 2004 Sản phẩm Sản lượng tiêu thụ (chiếc) Đơn giá bình quân (chưa có VAT) (nghìn đồng) Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) 2003 2004 So sánh 2003 2004 So sánh 2003 2004 So sánh Số lượng % Số lượng % Số lượng % Quạt trần 1m4 VDT 147.651 168.189 20.538 13,9 290 305 15 5,1 42.818,790 51.297,645 8.478,855 19,8 Quạt trần 1m4 BKH 58.800 60.790 1.990 3,3 305 324 19 6,2 17.934,000 19.695,960 1.761,96 9,8 Quạt treo tường 400- HD 11.597 19.084 7.487 64,5 150 157 7 4,6 1.736,850 2.996,188 1.256,638 72,5 Quạt treo tường 400 E 45.587 51.780 6.193 13.5 148 152 4 2,7 6.746,876 7.870,56 1.132,648 16,6 Quạt đứng mini FH 25.487 31.201 5.714 22,4 120 128 8 6,6 3.058,440 3.993,728 935,288 30,5 Quạt bàn hộp 350 NH 28.360 26.232 - 2.128 7,5 150 152,5 2,5 1,6 4.254,000 4.000,380 - 26,74 0,6 Quạt bàn 225 CV 24.140 17.595 - 6.545 27,1 65 68,2 3 4,6 1.569,100 1.199,979 - 319.713 21 Tổng cộng 78.118,056 91.054,44 12.936,384 16,6% TT Các thị trường Năm 2003 Năm 2004 Sản lượng (chiếc) Doanh thu (Tr. đồng) Sản lượng (chiếc) Doanh thu (Tr.đồng) 1 Hà Nội 104.092 25.033,55 106.172 24.596,93 2 Hà Tây 55.145 13.089,44 51.078 11.949,93 3 Thái Nguyên 15.509 3.681,41 36.507 8.564,11 4 Bắc Giang 13.786 3.272,36 38.309 8.962,45 5 Hải Phòng 11.373 2.699,70 14.046 3.286,23 6 Nam Định 18.956 4.499,50 23.211 5.477,05 7 Hải Dương 25.849 6.135,68 31.924 7.468,70 8 Phú Thọ 7.927 1.881,61 7.661 2.290,40 9 Hà Nam 24.126 5.726,63 29.796 6.970,79 10 Quảng Ninh 5.169 1.227,14 6.384 1.493,74 11 Lạng Sơn 6.893 981,71 7.236 1.194,99 12 Yên Bái 10.339 2.454,27 11.918 2.788,32 13 Ninh Bình 6.893 1.636,18 12.769 2.987,48 14 Thanh Hóa 22.058 5.235,78 25.242 6.373,29 15 Vinh 12.063 2.863,32 14.898 3.485,40 16 Hà Tĩnh 4.480 1.390,75 8.513 1.692,91 Tổng cộng 344.658 81.809 425.664 99.582,73 Bảng 9: Tổng hợp tiêu thụ theo khu vực thị trường Bảng 10: Tình hình biến động giá một số sản phẩm chính trong thời gian qua (2003-2004) Sản phẩm Đơn giá bình quân (chưa có VAT) ( đồng) 2003 2004 So sánh Chênh lệch % Quạt trần 1m4 VDT 290.000 305.000 15.000 5,1 Quạt trần 1m4 BKH 305.000 324.000 19.000 6,2 Quạt treo tường 400- HD 150.000 157.000 7.000 4,6 Quạt treo tường 400 E 148.000 152.000 4.000 2,7 Quạt đứng mini FH 120.000 128.000 8.000 6,6 Quạt bàn hộp 350 NH 142.000 152.500 10.500 7,3 Quạt bàn 225 CV 57.000 68.200 11.200 19,6 Loại sản phẩm Giá thành sản xuất Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN Giá bán bình quân (chưa có VAT) Lợi nhuận đơn vị sản phẩm (Trước thuế và lãi vay) 2003 2004 2003 2004 2003 2004 2003 2004 Quạt trần 1m4 VDT 250.598,9 258.663,405 28.154,053 29.701,595 290.000 305.000 11.247 16.635 Quạt trần 1m4 BKH 262.229,9 277.937,775 30.111,123 32.607,225 305.000 324.000 12.659 13.455 Quạt treo tường 400 - HD 127.301,4 129.195,29 13.987,611 14.514,71 150.000 157.000 8.711 1.3290 Quạt treo tường 400E 129.294,9 127.865,174 13.968,1425 14.612,826 148.000 152.000 4.737 9.522 Quạt đứng mini FH 109.057,6 114.110,255 9.302,4 11.134,745 120.000 128.000 1.640 2.755 Quạt bàn hộp 350 NH 140.848 150.069 10.401,864 12.561,417 142.000 152.500 1.152 2.431 Quạt bàn 225 CV 49.974,6 60.446,52 5.219,4 6.129,48 57.000 68.200 1.806 1.624 Bảng 11: Biến động giá thành một số sản phẩm chính qua 2 năm 2003 -2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4479.doc
Tài liệu liên quan