Đề tài Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ thấp giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Giầy Hưng Yên

Mục lục Lời nói đầu 1 Chương 1 3 Những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm và các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất. 3 I. Khái niệm, nội dung, phạm vi và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất. 3 1. Khái niệm, nội dung về chi phí trong doanh nghiệp sản xuất. 3 2. Phạm vi của chi phí sản xuất kinh doanh: 5 3.Phân loại chi phí SXKD 7 3.1. Phân loại chi phí SXKD 8 3.2 Căn cứ vào các khâu kinh doanh của doanh nghiệp 8 3.3 Căn cứ vào cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành, chi phí SXKD của doanh nghiệp 9 3.4. Phân loại chi phí SXKD theo tính chất biến đổi của chi phí so với sự biến đổi của doanh thu. 10 II. Giá thành sản phẩm: 11 1. Khái niệm giá thành sản phẩm: 11 2. Phân loại giá thành sản phẩm. 12 2.1. Phân loại giá thành theo các giai đoạn của quá trình SXKD trong doanh nghiệp. 12 2.2. Theo nguồn gốc số liệu chi phí để tổng hợp giá thành. 13 2.3. Xác định giá thành sản xuất của sản phẩm. 14 3.Tính giá thành toàn bộ của sản phẩm đã tiêu thụ 16 III. Quản lý chi phí và giá thành 17 1.ý nghĩa và yêu cầu của công tác quản lý chi phí và giá thành 17 2. Cơ sở của công tác quản lý chi phí và giá thành 19 3. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý chi phí và giá thành 19 3.1. Quản lý chi phí SXKD 19 3.2. Quản lý giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ 21 4. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình chi phí và giá thành sản phẩm: 21 4.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình chi phí sản xuất kinh doanh: 21 4.2. Các chỉ tiêu cơ bản về giá thành sản phẩm: 22 IV. Các biện pháp nhằm tíêt kiệm chi phí SXKD và hạ thấp giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: 23 1. ý nghĩa của việc giảm chi phí SXKD và hạ thấp giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: 23 2. Các nhân tố tác động đến chi phí SXKD và hạ thấp giá thành sản phẩm trong các doanh nghịêp sản xuất: 24 3. Các biện pháp chủ yếu nhằm tiết kiệm chi phí SXKD và hạ thấp giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 26 chương II: Tình hình sử dụng và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên 29 I. Khái quát chung về công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên 29 1. Quá trình hình thành và phát triển 29 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 30 2.1. Hội đồng thành viên 31 2.2. Chủ tịch hội đồng thành viên (Giám đốc) 31 2.3. Phòng hành chính nhân sự 31 2.4. Phòng kế toán tài vụ 32 2.5. Phòng kỹ thuật 32 2.6. Các phân xưởng (px chuẩn bị, px dán bồi, px cắt, px may, px gò ráp, px đế, được trình bày trong mục 3) 32 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu 33 3.1. Phân xưởng chuẩn bị 34 3.2. Phân xưởng dán bồi 34 3.3. Phân xưởng cắt 34 3.4. Phân xưởng may 34 3.5. Phân xưởng gò ráp 34 3.6. Bộ phận đóng gói 34 3.7. Phân xưởng KCS và QCS 35 4. Tình hình chung về công tác kế toán 35 4.1. Kế toán trưởng 35 4.2. Kế toán tổng hợp 36 4.3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 36 4.4. Kế toán bán hàng và theo dõi công nợ 36 4.5. Kế toán thanh toán tiền mặt 36 4.6. Kế toán tiền lương và BHXH 36 4.7. Thủ quỹ 36 5. Một số chỉ tiêu về tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp 44 II. Tình hình quản lý và thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên qua các năm 2006-2007 45 1. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên 45 1.1. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 45 1.2. Quản lý giá thành sản phẩm. 51 2. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong 2 năm 2004 - 2005 52 2.1. Phân tích tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 52 2.2. Tình hình thực hiện giá thành thành phẩm của Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên năm 2004 - 2005. 59 3. Đánh giá chung về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên 64 Chương III. Một số giả pháp tiết kiệm chi phí sản xuất ưkinh doanh tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên 68 I. Những thuận lợi và khó khăn đối với Công ty trong những năm gần đây: 68 1. Những thuận lợi của Công ty 68 2. Những khó khăn của Công ty 69 II. Mục tiêu và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 71 1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới 71 2. Biện pháp tổ chức thực hiện 73 III. Biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty 74 1. Quản lý chi phí về nguyên vật liệu 74 2. Quản lý nhân công trực tiếp sản xuất 75 3. Mở rộng quy mô kinh doanh. 76 4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý 76 5. Biện pháp hoàn thiện quy trình công nghệ của công ty 76 IV: Một số đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên 77 1. Nâng cao chất lượng người lao động 77 2. Quản lý chi phí ở từng phân xưởng 78 3. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 78 4. Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp 78 5. áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp 79 6. ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh 79 7. Biện pháp tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp 80 8. Một số biện pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm rút ngắn vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ thấp giá thành sản phẩm cho công ty. 81 Kết luận 82

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ thấp giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Giầy Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang trong kỳ kế toán Công ty xác định định mức sản phẩm và định mức đưa vào sản xuất. Trên định mức đó kế toán tiến hành tính giá thành của sản phẩm. 1.2.3. Quản lý giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Do vậy doanh nghiệp phải quản lý tốt bộ phận chi phí này để giảm giá thành sản phẩm 2. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong 2 năm 2004 - 2005 2.1. Phân tích tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1. Phân tích tổng hợp tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Bảng 3) Bảng 3: Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2004 - 2005 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT (%) Giá vốn hàng bán 81.361.275.726 95,26 104.604.240.163 96,09 23.242.964.437 28,568 0,83 - Giá vốn hàng hóa 24.963.156.210 29,23 42.226.298.570 38,79 17.263.142.361 69,15 9,56 - Giá vốn thành phẩm 56.398.119.516 66,03 62.377.941.593 57,3 5.979.822.077 10,6 -8,73 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.158.510.994 1.456.955.012 1,338 298.444.018 25,761 0,018 Chi phí tài chính 2.881.203.613 7 2.790.093.344 3 -91.110.269 -3,162 -0,807 - Lãi vay phải trả 2.881.203.613 3,37 2.790.093.344 2,563 -91.110.269 -3.162 -0,807 Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 85.400.900.333 100 108.851.288.519 100 23.450.298.168 27,459 Từ kết quả tính toản ở bảng trên ta thấy: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2007 là 108.851.288.519(đ) tăng so với năm 2006 là 23.450.298.186(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,459% Trong đó: - Giá vốn hàng bán tăng nhanh. Năm 2007 giá vốn hàng bán là 104.604.240.163(đ). Giá vốn hàng bán là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán bao gồm giá vốn hàng hóa và giá vốn thành phẩm. Giá vốn hàng hóa tăng 17.263.142.361(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 69,15% ttrong khi doanh thu hàng hóa chỉ tăng có 65,326%. Như vậy tốc độ tăng của giá vốn hàng hóa tăng nhanh hơn cả doanh thu bán hàng hóa. Như vậy doanh nghiệp đã quản lý chưa tốt hàng hóa, làm hoa hụt nhiều. Thứ 2 là giá vốn thành phẩm năm 2007 tăng so với năm 2006 là 5.979.822.077(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng ls 10,6% so với doanh thu bán thành phẩm thì tốc độ tăng của giá vốn thành phẩm chậm hơn tốc độ tăng doanh thu thành phẩm. Như vậy doanh nghiệp đã quản lý tốtv chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm. Trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh thì giá vốn thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng tỷ trọng này lại giảm dần sau đó đến giá vốn hàng hóa bán thì tỷ trọng lại tăng dần. Chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới hàng hóa bán trong năm 2007. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bộ phận chi phí này chiếm tỷ trọng 1,356% năm 2006 và giảm xuống 1,338% năm 2007. Cụ thể năm 2007 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.456.955.012(đ) tăng so năm 2006 là 298.444.018(đ). Đây là một dấu hiệu tốt của việ quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. - Chi phí tài chính: Tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên bộ phận chi phí này chính là lãi vay phải trả hàng năm Năm 2006 lãi vay phải trả của Công ty là 2.881.203.613(đ. Tương ứng với tỷ trọng là 3,37%. Đến năm 2007 chi phí lãi vay phải trả là 2.790.093.344(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm 3,162%. Điều này chứng tỏ Công ty đã cố gắng trong việc thanh toán các khoản vay đối với Ngân hàng. Tuy nhiên Công ty cần quan tâm nhiều đến khoản vay lãi phải trả để có khả năng tự chủ về tài chính. 2.1.2. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết phát sinh sở bộ máy quản lý hành chính về chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản mục có nội dung, công dụng kinh tế và tính chất khác nhau. Tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp được biểu hiện qua bảng sau: (Bảng 4) Bảng 4: tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp trong 2 năm 2004 - 2005 STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT (%) 1 Chi phí nhân viên quản lý 348.198.280 30,05 466.549.804 32,02 118.351.524 33,98 1,97 2 Chi phí vật liệu quản lý 33.490.618 2,89 47.402.724 3,252 13.912.106 41,54 0,362 3 Chi phí đồ dùng văn phòng 35.023.407 3,023 22.047.144 1,513 12.9756.263 37,05 -1,51 4 Khấu hao TSCĐ 236.505.479 20,41 341.896.485 23,466 105.391.006 45,56 3,056 5 Thuế, phí và lệ phí 2.100.000 0,181 4.414.884 0,303 2.314.884 110,23 0,122 6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 320.524.398 27,666 381.081.004 26,1559 60.556.606 18,893 -1,5101 7 Chi phí bằng tiền khác 182.668.812 15,767 193.562.967 13,285 10.894.155 5,963 -2,482 8 Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 1.158.510.994 100 1.456.955.012 100 298.444.018 25,761 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2006 tăng là 298.444.018(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng 25,761%. Để thấy được nguyên nhân dẫn đến việc tăng khoản chi phí này ta cần phân tích các yếu tố cấu thành nên chi phí chi phí quản lý doanh nghiệp từ đó có biện pháp hợp lý để quản lý chi phí và sử dụng một cách hợp lý - Chi phí nhân viên quản lý: là lương phải trả cho các phòng ban chức năng trong toàn doanh nghiệp như: Lương của Giám đốc, bộ phận kế toán bộ phận hành chính, bộ phận kinh doanh, các khoản chi dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy bút... Chi phí nhân viên quản lý năm 2007 chiếm 32,02% trong tổng chi phí quản lý. Đây là bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất mà khoản chi phí này lại tăng lên cả số tuyệt đối và số tương đối đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, Chính phủơ1 nhân viên quản lý tăng đã làm cho chi phí quản lý tăng. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý tới bộ phận chi phí này để có biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí một cách tối đa nhất. - Chi phí vật liệu quản lý: Khoản chi phí này chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng khoản chi phí này cũng tăng lên 13.912.106(đ) với tỷ lệ tăng là 41,54% làm cho chi phí quản lý tăng lên một lượng đáng kể. - Chi phí đồ dùng văn phòng: Là loại chi phí mua sắm và xuất dùng các loại dụng cụ, đồ dùng văn phòng sử dụng ở bộ phận quản lý. Khoản chi phí này năm 2007 đã giảm so với năm 2006 là 12.976.263(đ) với tỷ lệ giảm là 37,05%. Chi phí về đồ dùng văn phòng đã giảm cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối và giảm cả về tỷ trọng mặc dù tỷ trọng của khoản chi phí này rất nhỏ nhưng cũng đã nói lên được rằng trong năm 2007 doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản chi phí đồ dùng văn phòng một cách hợp lý, chi phí đồ dùng văn phòng giảm làm cho tổng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là: - Chi phí khấu hao TSCĐ: là biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn của TSCĐ dùng trong doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, máy móc thiết bị quản lý của văn phòng... Tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên chi phí khấu hao TSCĐ năm 2005 là 341.896.485(đ) tăng 80 năm 2006 là 105.391.006(đ), tỷ lệ tăng là 44,56%. Như vậy trong năm 2007 Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho quản lý nên chi phí khấu hao TSCĐ đã tăng lên cả về tỷ lệ lẫn tỷ trọng trong tổng chi phí quản lý của doanh nghiệp, làm cho tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. - Thuế, phí và lệ phí: Tuy khoản chi phí kỳ này chiếm tỷ trọng không lớn xong năm 2007 so với năm 2006 đã tăng một lượng đáng kể. Cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.314.884(đ) với tỷ lệ tăng là 110,23% làm cho tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về các dbv mua ngoài sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp như: Tiền điện, nước, điện thoại, thuê ngoài sửa chữa lớn TSCĐ thuộc văn phòng của doanh nghiệp... Khoản chi phí này năm 2006 chiếm 27,666% trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, với số tiền là 320.524.398(đ). Đến năm 2007 thì tỷ trọng này giảm xuống còn 26,1559% nhưng lại tăng về số tuyệt đối là 60.556.606(đ) với tỷ lệ tăng là 18,893%, làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng - Chi phí bằng tiền khác: Khoản chi phí này năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 10.894.155(đ) với tỷ lệ tăng là 5,963%. Tỷ trọng của khoản chi phí này trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 2,428% làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Tóm lại: Chi phí quản lý doanh nghiệp xét trong mối quan hệ với doanh thu đã tăng chậm hơn so với doanh thu vì vậy có thể đánh giá là doanh nghiệp đã quản lý khoản chi phí này tương đối tốt. Cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu là do chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ, các khoản thuế, phí và lệ phí tăng nhanh làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo. Trong đó chi phí khấu hao TSCĐ đã làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều nhất. Do đó doanh nghiệp cần chú ý giảm khoản chi phí này bằng cách cắt giảm các khoản máy móc phục vụ cho quản lý. 2.2. Tình hình thực hiện giá thành thành phẩm của Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên năm 2006 - 2007. 2.2.1. Giá thành sản xuất của sản phẩm(Bảng 5) Bảng 5: Chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty trong 2 năm 2006 - 2007 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT (%) 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 54.475.713.253 88,15 72.395.451.508 88,87 17.919.738.255 32,895 0,729 2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.760.219.468 2,84 2.043.340.000 2,508 283.120.253 16,08 -0,33 3 Chi phí sản xuất chung 5.562.764.194 0,001 7.014618.502 8,611 1.451.872.308 26,09 -0,389 - Chi phí nhân viên phân xưởng 822.674.534 1,33 1.078.506.370 1,324 255.831.836 31,09 -0,006 - Chi phí vật liệu 41.525.900 0,067 74.629.814 0,091 33.103.914 79,72 0,024 - Chi phí công cụ - dụng cụ 1.108.076.791 1,793 995.798.545 1,222 -122.278.246 -10,13 -0,57 - Chi phí khấu hao TSCĐ 1.447.064.981 2,34 2.681.899.916 3,29 1.234.834.935 85,33 0,952 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.733.087.288 2,48 1.705.011.262 2,09 171.923.974 11,21 -0,386 - Chi phí bằng tiền khác 610.316.699 0,987 611.083.233 0,75 766.534 0,125 -0,236 4 Tổng chi phí sản xuất sản phẩm (Giá thành sản xuất) 61.798.678.915 81.453.410.010 19.654.731.095 31,804 Chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sn kinh doanh và khoản từ 70 - 75%. Chu kỳ sản xuất sản phẩm ở Công ty là tương đối ngắn, vốn lưu động quay vòng quanh, sản xuất chủ yếu là theo đơn đặt hàng, do vậy cơ cấu chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm ở Công ty là tương đối ổn định, ít có biến động. Do vậy để thấy được sự tăng giảm của chi phí sản xuất, nguyên nhân nào dẫn đến việc tăng giảm từ đó có biện pháp quản lý chi phí sản xuất kịp thời và hiệu quả nhất ta đi phân tích chi phí sản xuất ra sản phẩm theo các yếu tố cấu thành nên chi phí (Bảng 5) Chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty có xu hướng tăng lên hàng năm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2007so với năm 2006 chi phí sản xuất sản phẩm tăng lên là 19.654.731.095(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,804% nguyên nhân của việc tăng là: - Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc tăng này là do chi phí nguyên vật liệu ttrực tiếp sản xuất tăng. Cụ thể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 17.919.738.255(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng 32,895%. Khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm. Năm 2006 khoản chi phí này chiếm tỷ trọng là 88,15% đến năm 2007 tăng lên 88,87%. Như vậy năm 2007 chi phí nguyên vật liệu tăng lên cả về số tuyệt đối, số tương đối và tỷ trọng. Chi phí nguyên vật liệu tăng lên chứng tỏ quy mô sản xuất đã được mở rộng. Tuy nhiên sự tăng lên của chi phí nguyên vật liệu trong trường hợp này là cần phải xem xét chú trọng đến tính hợp lý của nó và việc quản lý tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là rất cần thiết. - Chi phí nhân công trực tiếp: Phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm chính là tiền lương và các khoản phụ cấp cho công nhân ttrực tiếp sản xuất. Tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên quản lý chi phí này là rất quan trọng vì nó là nhân tố tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất quyết định đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty. Khoản chi phí này có sự tăng lên năm 2007 so với năm 2006 là 283.120.253(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,08%. Về tỷ trọng khoản chi phí này năm 2006 là 2,84% đến năm 2007 giảm xuống còn 2,508%. Chi phí tiền lương tăng lên trong khi tỷ trọng của chúng trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm lại giảm chứng tỏ việc quản lý lao động là tốt, người lao động làm việc với năng suất cao hơn, hao phí lao động trên mỗi sản phẩm lại giảm, chi phí tiền lương tăng chứng tỏ đời sống của người lao động đã được cải thiện. - Chi phí sản xuất chung: Khoản chi phí này tăng lên cả về số tương đối, số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng chi phí trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm lại giảm. Cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.451.872.308(đ) với tỷ lệ tăng là 16,08%. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 255.831.836(đ) với tỷ lệ tăng 31,09% nhưng tỷ trọng lại giảm 0,006% + Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng: Năm 2006 là 41.525.900(đ) đến năm 2007 tăng lên là 74.629.814(đ) với tỷ lệ tăng là 79,72%. Tuy khoản chi phí sản xuất kinh doanh nhỏ và không đáng kể nên không ảnh hưởng tới tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Chi phí công cụ sản xuất năm 2007 giảm so với năm 2006 là 112.278.246(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 10,13%. Tỷ trọng giảm 0,57% chứng tỏ trong năm 2007 doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí về các loại máy móc không cần thiết + Chi phí khấu hao TSCĐ: Đây là khoản chi phí trích hàng năm cho TSCĐ của Công ty. Năm 2007 chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty là 2.681.899.916(đ) tăng so với năm 2006 là 1.234.834.935(đ) ứng với tỷ lệ tăng là 85,33%. Tỷ trọng chi phí khấu hao trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm tăng là 0,952%. Kết quả cho thấy trong năm 2007 Công ty đã có những đầu tư nhất định cho máy móc, thiết bị tiên tiến có giá trị lớn để thay thế những máy móc đã cũ, lạc hậu nên số tiền trích khấu hao cũng tăng lên. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 171.923.974(đ) với tỷ lệ tăng là 11,21%. Tỷ trọng của khopản chi phí này cũng giảm 0,386%. Công ty cần chú trọng đến khoản chi phí này và cố gắng cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết + Chi phí bằng tiền khác: Gồm các khoản chi phí về tổ chức hội nghị, họp bàn sản xuất trong các phân xưởng. Năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 766.534(đ). Do tỷ trọng khoản chi phí này trong tổng chi phí x sản phẩm là rất nhỏ nên cũng không ảnh hưởng tới tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy doanh nghiệp vẫn cần phải điều chỉnh cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết. Chi phí sản xuất sản phẩm xét trong mối quan hệ với doanh thu thì khoản chi phí này đã tăng nhanh hơn so với doanh thu. Do vậy có thể nói rằng trong năm 2007 doanh nghiệp đã đầu tư hơn vào việc sản xuất sản phẩm. Đối với khoản chi phí này doanh nghiệp cần phải chú ý giảm sản phẩm hỏng để giảm chi phí từ đó giảm giá thành sản phẩm. Vì vậy việc quản lý chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty được đánh giá là tương đối tốt. Chi phí sản xuất sản phẩm tăng chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng, chi phí nhân công trực tiếp tăng, trong khi đó chi phí sản xuất chung có tăng nhưng tỷ trọng chi phí này lại giảm. Điều đó chứng tỏ Công ty đã đầu tư vào nguyên vật liệu và chú ý tới đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. 2.2.2. Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ (Xem bảng số 6) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tiêu thụ thành phẩm tăng hàng năm. Giá thành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành tăng là 10,602% chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng do đó được đánh giá là tốt. Tổng giá thành sản xuất sản phẩm tăng dần năm 2007 so với năm 2006 là 5.979.822.030(đ) 3. Đánh giá chung về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên Nhìn chung tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên là tương đối tốt. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của các năm có xu hướng tăng dần nhưng với mức tăng chậm hơn doanh thu của doanh nghiệp, đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có được kết quả như trên là do Công ty đã quản lý chi phí sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Cụ thể để quản lý các bộ phận chi phí, trước các kỳ kinh doanh Công ty đều lập các kế hoạch chi phí tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ kế hoạch chi phí sản xuất chung, đồng thời Công ty cũng đã tiến hành lập các định mức chi phí đối với một số khoản mục quan trọng như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, các định mức chi phí và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm kỳ trước, Công ty còn tiến hành tính toán giá thành kế hoạch cho kỳ kế hoạch, tính toán giá thành định mức theo yêu cầu của cấp quản lý. Bên cạnh đó, tình hình tổ chức chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Thiệt hại sản phẩm hỏng, Công ty phải tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Thứ 2 đó là các khoản chi phí trích trước cho công cụ - dụng cụ phục vụ cho sản xuất thuộch loại phân bổ nhiều lần do đó đã làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Cụ thể Doanh thu của doanh nghiệp tăng lên từ 98.275.489.388(đ) đến 125.592.453.862(đ) với mức tăng là 27.334.964.474(đ) với tỷ lệ tăng là 27,8197%. Trong khi đó chi phí sản xuất kinh doanh tăng từ 85.400.990.333(đ) đến 108.851.288.519(đ) với mức tăng là 23.450.298.186(đ) úng với tỷ lệ tăng 27,459%. Doanh thu tăng, chi phí tăng là hoàn toàn hợp lý bởi muốn doanh thu tăng thì cần phải bỏ thêm chi phí. Tuy nhiên việc tăng ấy có hiệu quả không phụ thuộc vào khả năng quản lý của doanh nghiệp. Từ kết quả đạt được tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí cho thấy tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khá tốt. Doanh thu tăng là điều kiện khá tốt đẻ Công ty mở rọng quy mô kinh doanh sau khi bù đắp đủ lượng chi phí bỏ ra. Tỷ suất chi phí giảm 0,2453% đạt tốc độ giảm là 0,282% đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là tốt. Doanh thu tăng, chi phí tăng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí cho nên lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng một lượng đáng kể. Năm 2006 doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận sau thuế là 9.256.174.801(đ) đến năm 2007 tăng lên là 12.054.524.617(đ) đạt mức tăng là 2.798.349.816(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,232%. Tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của chi phí đây là kết quả tốt. Doanh nghiệp nên cố gắng phấn đấu để đạt kết quả cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng 0,0024. Chỉ tiêu này thể hiện cứ 100đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu này ngày càng tăng nhanh càng tốt. Kết quả mà Công ty đạt được năm 2007so với năm 2006 tăng lên tuy nhiên đây chưa phải là kết quả cao. Nguyên nhân sâu sa là do một loạt các yếu tố bên ngoài tác động đó là: rào cản thuế quan, chính sách mở cửa... và nguyên nhân trực tiếp một phần là do bản thân doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp nên tìm ra các biện pháp hữu hiệu hơn để trong thời gian tới cho kết quả cao hơn. Bảng 6: Tính giá thành toàn bộ của Công ty trong 2 năm 2006 - 2007 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh CL TL (%) 1 Tổng doanh thu thành phẩm 58.534.366.813 64.898.889.916 6.523.100 10,873 2 Tổng sản xuất các loại thép 56.398.119.510 62.377.941.540 5.979.822.030 10,602 3 Tổng giá thành toàn bộ 57.267.002.760 63.470.657.820 6.203.655.060 10,83 4 Tổng sản lượng (đôi) 3.487.500 4.010.625 523.125 15,01 Bảng7: Đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2004 - 2005 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh CL TL (%) 1 Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh 98.257.489.338 125.592.453.862 27.334.964.474 27,819 2 Chi phí sản xuất kinh doanh 85.400.990.333 108.851.288.519 23.450.298.186 27,459 3 Tỷ suất chi phí 86.9155 86,6702 4 Mức độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí -0,2453 5 Tốc độ tăng (giảm) tỷ suất chi phí -0,282 6 Mức tiết kiệm hay lãng phí 7 Lợi nhuận sau thuế 9.256.174.801 12.054.524.617 2.798.349.816 30,232 8 Lợi nhuận/ chi phí sản xuất kinh doanh 0.1083 0,1107 0,0024 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢ PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HƯNG YÊN Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt chỉ có thể có chỗ đứng cho những doanh nghiệp có đủ sức lực, trí tuệ và tài năng thực sự. Vì vậycó những doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng cũng không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà dẫn đến phá sản. Nói cho cùng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều tìm kiếm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Nhưng làm cách nào để thu được lợi nhuận và khong ngừng nâng cao lợi nhuận. Một trong những vấn đề cơ bản được nhiều nhà doanh nghiệp quan tâm đến hiện nay là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Có quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh mới tìm ra được nguyên nhân để có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh tới mức thấp nhất có thể từ đó mới có điều kiện hạ thấp giá thành. Tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên đây cũng là một vấn đề được ban lãnh đạo Công ty quan tâm sâu sắc. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên, được quan sát thực tế công tác cùng với những kiến thức được học ở trường và khả năng tuy còn hạn chế nhưng em xin đưa ra một vài nhận xét của mình về tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, nội dung công tác quản lý các khoản chi phí này như sau: I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 1. Những thuận lợi của Công ty - Về bộ máy quản lý: Công ty có bộ máy quản lý tương đối đơn giản, gọn nhẹ, có bộ máy kế toán trẻ, nhiệt tình, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, hầu hết có trình độ Đại học hoặc tương đương, sử dụng thành thạo máy vi tính, thông thạo ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Trung Quốc bởi vì đối tác làm ăn của Công ty chủ yếu là khách hàng người Trung Quốc. Việc tổ chức bộ máy quản lý như hiện nay đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất, đảm bảo phát huy đầy đủ vai trò của mình. Riêng bọ máy kế toán dược tổ chức tương đối khopa học hợp lý, phân công chuyên môn hóa công việc kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và phối hợp thực hiện công việc đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trưởng trong chỉ đạo nghiệp vụ cxhung và phối hợp chỉ đạo của Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đối với bạn hàng: Mặc dù mặt hàng giày đang bị cạnh tranh gáy gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong nước nhưng Công ty đã tạo được uy tín và mối quan hệ làm ăn lâu dài với các Công ty giầy như Công ty giầy Thượng Đình, Công ty da giầy Hà Nội... - Đối với nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác: Do khả năng nghiên cứu thị trường tốt, Công ty luôn nắm bắt kịp thời thị trường sản xuất giày và timg nguồn nguyên liệu phù hợp... Tù đó sản xuất giày phù hợp nhu cầu, thị hiéu của người tiêu dùng trong nước cũng như đòi hỏi của khách hàng nước ngoài. Công ty thường sản xuất giày theo các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài và trong nước do đó Công ty thu hồi vốn nhanh không bị nợ từ phía khách hàng. Việc trả lương cho công nhân trực tiếp căn cứ vào sản phẩm hoàn thành có tác dụng khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, đồng thời có trách nhiệm với sản phẩm làm ra. Việc áp dụng hình thức thưởng phạt, đã hạn chế được khối lượng sản phẩm hỏng vì Công ty cũng có quy định mức sản phẩm hỏng nếu vượt quá mức sẽ bị phạt trừ vào tiền lương theo từng cấp độ sản phẩm hỏng để phạt Từ khi thành lập đến nay Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm các nhà xưởng, trang bị thêm các phương tiện phục vụ chi việc làm ăn tại văn phòng... 2. Những khó khăn của Công ty - Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Công ty chủ yếu là mua từ nguồn cung cấp trong nước, chỉ có một phần ở nước ngoài do đó luôn chịu sự biến động của giá cả trên thị trường ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Công ty chưa xây dựng cho mình các chiến lược tiêu thụ, bởi Công ty luôn đặt trong tình trạng chưa đủ cầu nên công tác xúc tiến tiêu thụ không được quan tâm lắm, do đó giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra do mặt hàng giày của nước ta luôn chịu sức ép, sự cạnh tranh của các đối thủ như Trung Quốc do đó gặp rất nhiều khó khăn Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên cũng không tránh khỏi khó khăn đó. Đó là khó khăn do các nhân tố khách quan đưa lại còn nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp trước hết phải kể đến đó là: + Nhân tố lao động: Nhân tố con gnười được coi là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất cứ hoạt động nào. Trong quá trình hùnh thành và phát triển, Công ty luôn coi trọng vấn đề tuyển dụng lao động, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trình độ người lao động không ngừng được nâng cao nhờ vào chính sách đào tạo của Công ty. Tuy nhiên sự đi lên của xã hội trình độ người lao động của Công ty ngày càng trở nên bất cập đối với Công ty. Công ty vẫn chưa đạt được các lợi ích thiết thực ràng buộc các nhân viên dẫn đến một số nhân viên đã chuyển sang Công ty khác. Việc thay thế các nhân viên này làm cho đối thủ cạnh tranh dễ dàng nhập vào kênh phân phối và phá hủy kênh. Một số lao động đã qua đào tạo, đã có tay nghề khá vững vàng song họ vẫn có ý định bỏ sang Công ty khác do họ cho rằng chế độ tiền lương ở Công ty không phù hợp với họ. Đây cũng là một khó khăn đáng kể của Công ty. + Do đặc điểm sản xuất kinh doanh và địa hình địa lý, phân xưởng sản xuất và trụ sở Công ty ở không gần nhau do đó việc quản lý chi phí đầu vào là rất khó khăn + Nhân tố thuộc về máy móc thiết bị: Việc đầu tư thêm máy móc thiết bị là rất cần thiết cho bản thân Công ty. Mặc dù cho đến nay ngoài việc tận dụng một số máy móc cũ, Công ty đã nhập và đầu tư thêm một lọat máy móc mới. Tuy vậy do một số yếu tố khách quan nện chưa thể đổi mới một cách đồng bọ. Công ty vẫn phải sử dụng một số máy móc cho năng suất thấp, tốn kém nhiều chi phí. Dù là đầu tư máy móc thiết bị mới hay tiếp tục sử dụng máy móc cũ cho năng suất thấp hơn thì vẫn tốn kém chi phí trong quá trình sử dụng. Bản thân Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên phải cân nhắc xem chọn phương án nào cho hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí nhất. Việc đầu tư thêm máy móc thiết bị mới nhằm phát triển năng lực sản xuất cho doanh nghiệp là bài toán khó giải ở nhiều mặt về tiền vốn, về cơ chế đầu tư. Từ những khó khăn trên Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên đã đề ra cho mình mục tiêu và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới. II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên chỉ mới thành lập được gần 5 năm nhưng cho đến nay Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể tuy vậy Công ty vẫn luôn cố gắng phát huy và bảo vệ thành quả của mình đã đạt được từ thực tế sản xuất kinh doanh những năm vừa qua, dựa vào thành tích phấn đấu và tinh thần sức mạnh của Công ty mục tiêu đề ra trong thời gian tới của Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên đó là: - Duy trì tốt các mối quan hệ với bạn hàng cũ ở trong nước và ở nước ngoài với tư cách là người sản xuất và tiêu thụ tức là duy trì bạn hàng truyền thống giảm bớt được sự biến động thay đổi. - Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện nay sản phẩm mà Công ty sản xuất ra chủ yếu làm theo các hợp đồng kinh tế mà khách hàng đặt do vậy Công ty cần cố gắng giữ uy tín của mình trên thị trường đồng thời có nhiều biện pháp quảng cáo sản phẩm để tìm thêm được nhiều bạn hàng mới, ký thêm được nhiều hợp đồng hơn nữa. - Do mặt hàng giầy là loại mặt hàng có mẫu mã thay đổi do vậy Công ty cần có những nghiên cứu áp dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm đa dạng hóa các loại hình sản phẩm - Công tác lập kế hoạch giá thành của Công ty được tiến hành trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức vật tư, định mức tiền lương. Hà Nộiàg năm phòng kế hoạch tiêu thụ cùng phòng tài vụ và phòng vật tư để lập kế hoạch giá thành tạo nên mối quan hệ giữa các bộ phận có cùng trách nhiệm. Giá thành kế hoạch được coi là cơ sở để Công ty phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch , kế hoạch hạ giá thành sản phẩm - Công ty xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất đầu tư xây dựng cơ bản tiến tới xây dựng phân xưởng mới lắp đặt quy trình công nghệ hiện đại. Để đáp ứng với nhu cầu thị trường song song với kế hoạch mở rộng sản xuất, Công ty nên chú trọng công tác nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây được xem là một bước đi đúng đắn và kịp thời mà Công ty đã định ra hoàn toàn phù hợp với khả năng của Công ty. Đó là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đem sản phẩm của mình phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa. Bên cạnh đó việc trang bị kỹ thuật hiện đại sẽ giúp Công ty giảm được hao phí nguyên vật liệu, giảm chi phí tiền lương, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất, thực hiện mục tiêu giá thành sản phẩm - Chiến lược củng cố và mở rọng thị trường bằng giá cả. Với phương châm coi quyền lợi của khách hàng trực tiếp là trên hết Công ty luôn áp dụng chính sách giá thấp và ổn định cho khách hàng trực tiếp cảu Công ty với quan điểm này Công ty đã tạo niềm tin cho khách hàng, tạo lập mối quan hệ lâu dài. Cả vào thời điểm khan hiếm lẫn lúc dư thừa thì giá bán của Công ty vẫn ổn định. - Chiến lược mở rộng và củng cố thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu trong chiến lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với lợi thế sẵn có Công ty không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng điều đó được thể hiện qua việc phân chia thành các giai đoạn đầu tư đổi mới công nghệ. - Thêm một chiến lược quan trọng hơn nữa trong thời gian sắp tới của Công ty đó là Công ty xây dựng thêm các xưởng để mở rộng quy mô sản xuất. - Dựa vào các chiến lược phát triển, Công ty nhằm đạt được kế hoạch năm 2007 -2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2007 Kế hoạch 2008 1. Giá trị tổng sản lượng 74.853.529.850 82.338.882.840 2. Tổng doanh thu Đồng 163.270.189.900 215.516.650.700 3. Sản phẩm chủ yếu Đôi 3.067.500 3.160.000 - Giầy vải trẻ em Đôi 300.000 330.000 - Giầy người lớn Đôi 2.767.500 2.830.000 4. Lợi nhuận Đồng 16.876.334.450 21.939.234.790 5. Thu nhập bình quân Đồng 1.150.000 1.200.000 2. Biện pháp tổ chức thực hiện Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, công ty đã đưa ra những biện pháp, những phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. - Thực hiện công cuộc hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, thay thế máy móc cũ bằng các máy mới hiện đại trong khả năng khả năng có thể của công ty. Đồng thời thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng duy tu máy móc để có những biện pháp xử lý kịp thời. - Nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm tra kỹ lưỡng 100% cả về số lượng và chất lượng ghi rõ xuất xứ địa chỉ nguồn hàng để khi có sai sót công ty có cơ sở để rà soát lại. - Công nghệ sản xuất thì công ty thường tham khảơ từ các công ty khác ở trong nước và ở nước ngoài để cập nhật công nghệ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Thường xuyên rà soát lại chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý những biện pháp quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Để theo kịp với công nghệ máy móc hiện đại và xu thế phát triển của thị trường công ty tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, tuyển nhân viên có trình độ cao đã qua đào tạo về lĩnh vực chuyên môn. Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng khẳng định lợi thế so sánh sản phẩm của công ty. Với các danh hiệu đã đạt được công ty cố gắng duy trì và phấn đấu đạt thêm chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. III. BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY 1. Quản lý chi phí về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thể sản phẩm, chiém tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Bởi vậy tiết kiệm nguyên vật liệu là đòi hỏi đầu tiên và cần thiết để tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hạ thấp giá thành sản phẩm cho công ty. Nguyên vật liệu chính để sản xuất giầy là: phần đế: chủ yếu là cao su và các háo chất phụ gia cho cán luyện và lưu hoá cao su làm đế, cao su chủ yếu là nhập khẩu từ các bạn hàng trong nước, các phụ gia chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Phần mũi gồm có: vải (các loại vải), mực, chỉ, thu khoanh... nhập của các bạn hàng trong nước. Các mặt hàng này giá cả biến động lên xuống không ngừng do đó để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cần chú ý hai khâu cơ bản. + Trong khâu cung ứng vật tư một trong các nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lỗ thật lãi giả mà bộ máy quản lý của công ty không thể kiểm soát được. Do đó phải tiến hành quản lý tập trung các đầu mối cung ứng vật tư chính của công ty, tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu ổn định, giá cả phù hợp giữ mối làm ăn lâu dài với họ. Để kiểm soát nguyên vật liệu tiêu hao công ty cần quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu giúp cho người công nhân có tinh thần trách nhiệm, có ý thức bảo quản, tiết kiệm nguyên vật liệu. Do đó công ty nên có chế độ khen thưởng kịp thời với những người có sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất. Ngược lại cũng nên có chế độ phạt nghiêm khắc đối với những người cố tình làm sai, làm ẩu dẫn tới làm hỏng và lãng phí nguyên vật liệu. Xây dựng định mức tiêu hao khắc phục được các hao phí về nguyên vật liệu do trình độ tay nghề thấp. + Về định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Thực tế công ty đã tiến hành xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu song do sự biến động thường xuyên của thị trường đôi khi định mức công ty không phản ánh hết tính thời sự của thị trường. Điều đó đòi hỏi công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường và tiến hành định mức sát với thị trường. Xây dựng định mức vật tư cho ta biết số vật tư cần dùng cho từng đơn đặt hàng cả về số lượng và chủng loại. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, chủ yếu là định mức vật tư đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất và yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất được dễ dàng, tránh lãng phí. Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất các đơn hàng hay các hợp đồng kinh tế lớn do đó để đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tiết kiệm chi phí nhất thì đối với nguyên vật liệu dùng chung cho sản xuất sản xuất công ty cần mua theo định kỳ. 2. Quản lý nhân công trực tiếp sản xuất Do đặc điểm loại hình hoạt động của công ty phụ thuộc vào các hợp đồng mà công ty ký kết được. Khi kí kết các hợp đồng lớn số lượng công nhân đòi hỏi phải nhiều, ngược lại có những giai đoạn công ty chỉ có ký kết được các các hợp đồng vừa và nhỏ vì vậy nhu cầu lao động ít. Để phù hợp với tình hình hoạt động của công ty thì trong số các nhân viên làm việc tại công ty ngoài ban quản lý lãnh đạo, các kỹ sư chuyên ngành, các cán bộ kỹ thuật, thì một bộ phận lớn công nhân trực tiếp lao động theo hợp đồng ngắn hạn, với hình thức trả lương theo thời gian làm việc. Do đó công ty sẽ không giải quyết các lao động dư thừa khi một hợp đồng nào đó hoàn tất mà vẫn chưa ký được hợp đồng tiếp theo. Còn đội ngũ công nhân lành nghề hưởng lương theo sản phẩm công ty vẫn giữ lại được với mức lương theo sản phẩm mà người công nhân đó làm ra. 3. Mở rộng quy mô kinh doanh. Cùng với việc củng cố mối quan hệ với các khách hàng làm ăn lâu dài như công ty Giầy Thượng Đình, công ty May 10, Công ty dệt may Hà Nội... thì công ty nên tích cực tìm kiếm các khách hàng mới để nâng cao khối lượng hàng bán hàng năm. Chủ động trong lĩnh vực nhập nguyên liệu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ra các thị trường lân cận: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây... Đồng thời đẩy mạnh việc xuất khẩu của công ty ngoài các bạn hàng truyền thống như EU, Mỹ... Công ty nghiên cứu các thị trường mới như Châu Phi... Đặc biệt thời gian mới đây ta đã kết thúc vòng đàm phán với Mỹ chuẩn bị đến cuối năm ta chính thức gia nhập WTO sẽ được miễn thuế công ty cần nắm lấy cơ hội này đẩy mạnh việc tiêu thụ của mình đồng thời cũng chuẩn bị đối phó khi hàng hoá của nước WTO sẽ vào thị trường trong nước một cách tự do mà không bị đánh thuế. Đồng thời với việc mở rộng quy mô kinh doanh công ty phải cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh được với các đối thủ mà đáng quan tâm nhất chính là đất nước láng giềng của chúng ta Trung Quốc. 4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý Tại công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên luôn khuyến khích cán bộ quản lý đi bồi dưỡng thêm các nghiệp vụ, giúp cho họ có thể nắm bắt được mọi lĩnh vực như: Kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế... 5. Biện pháp hoàn thiện quy trình công nghệ của công ty Có thể nói quy trình công nghệ là chìa khoá vàng để hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Mặc dù công ty luôn cố gắng áp dụng quy trình công nghệ hiện đại vào sản xuất. Song cán bộ quản lý công ty cần phải có hướng quản lý công ty đúng đắn, xem xét hiệu quả của việc đầu tư đem lại để có thể đổi mới được dây truyền công nghệ sản xuất công ty có thể huy động được bằng các nguồn vốn sau: Trước hết sử dụng ngay nguồn vốn hiện có của công ty. Chính là số lợi nhuận trích lập vào quỹ đầu tư phát triển, số tính khấu hao tài sản cố định ở công ty. Khi những nguồn trên chưa đủ thì công ty có thể huy động thêm nguồn từ bên ngoài như đi vay, liên doanh, sử dụng vốn vay có thể huy động từ các cán bộ công nhân viên, các tầng lớp dân cư. Để huy động được nguồn vốn này công ty nên đưa ra các mức lãi suất cao hơn mức lãi suất gửi tiết kiệm. Cuối cùng mới nên sử dụng vốn vay ngân hàng vì lãi suất rất cao và rất mạo hiểm. IV: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HƯNG YÊN 1. Nâng cao chất lượng người lao động Nâng cao chất lượng người lao động là một biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Sử dụng lao động có tay nghề cao chắc chẵn là sẽ tiết kiệm được chi phí cho phép sử dụng các thiết bị tiên tiến một cách dễ dàng làm tăng năng suất lao động giảm sự hao hụt. Công ty phải đào tạo nâng cao trình độ của công nhân, đào tạo độ ngũ cán bộ quản lý có năng lực và có trình độ nghiệp vụ cao, có như vậy thì công ty mới theo kịp guồng vận hành của cơ chế thị trường. Công ty nên bố trí người lao động vào những vị trí thích hợp với năng lực của họ, để có thể phát huy khả năng tiềm tàng cũng như vận dụng kiến thức của họ, hạn chế những sai phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên không chỉ dừng lại ở việc đào tạo trình độ cho người lao động mà phải giúp họ nhận thức được rằng: Việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh có ý nghĩa sống còn với bản thân doanh nghiệp. Gắn lương tâm, trách nhiệm và khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân nhằm tìm cách tối thiểu hoá chi phí sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động thì yếu tố kích thích người lao động cũng không thể thiếu bởi nó không chỉ gây niềm say mê nghề nghiệp cho ngowiuf lao động trong công ty cũng như các ban ngành đoàn thể khác trong công ty như tạo lập các quỹ khen thưởng, quỹ hộ trợ khó khăn... tích cực sử dụng các đòn bẩy nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bọ công nhân viên trong việc quản lý sử dụng chi phí. 2. Quản lý chi phí ở từng phân xưởng Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên mới chỉ tập hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng chứ không theo dõi chi phí sản xuất cho từng bộ phận (các phân xưởng). Với cách tập hợp này, chưa theo dõi được tình hình cụ thể của từng đơn đặt hàng chi tiết cho các phân xưởng nên chưa tạo được điều kiện cho việc quản lý chi phí ở các phân xưởng, không thể đưa ra hướng tiết kiệm chi phí sản xuất cụ thể cho các phân xưởng, các đơn hàng. Trong thời gian tới công ty nên sử dụng biện pháp thích hợp để tập hợp chi phí ở từng phân xưởng sản xuất từ đó có hướng phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất cho từng phân xưởng. 3. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu công ty cần tập trung vào các khâu cơ bản sua: - Sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước giá sẽ rẻ hơn và ít rủi ro hơn so nên sẽ giảm được một phần chi phí - Phải tiến hành kiểm tra gắt gao nguyên vật liệu ngay từ đầu vào, quản lý các mối mua bán nguyên vật liệu tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, uy tín cao. Trong quá trình sản xuất nâng cao chất lượng người lao động trực tiếp tiêu chuẩn hoá trình độ cán bộ công nhân viên tiêu chuẩn kỹ thuật nội bộ nhằm khắc phục được hao phí do trình độ thấp. 4. Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp Để tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp trước hết công ty nên thực hiện khoán chi phí điện thoại, điện báo đối với các bộ phận văn phòng để giảm bớt chi phí mua ngoài. Ngoài ra công ty cần khoán và xây dựng những quy định cụ thể đối với những khoản chi phí hành chính như tiếp khách, hội họp, công tác phí, văn phòng phí... để thuận tiện cho việc theo dõi kiểm tra và hạch toán chi phí, giảm được chi phí không hợp lý. Tiếp theo tại phòng tài chính kế toán công ty nên phân định rõ ràng ranh giới giữa cán bộ tài chính và cán bộ kế toán. Thực hiện tinh lọc, tinh giảm bớt bộ máy quản lý góp phần giảm chi phí tiền lương ở bộ phận này nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp Nền kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với thuộc tính vốn có của nó. Trong bối cảnh như vậy kế toán quản trị được hình thành và phát triển một cách tất yếu và ngày càng khẳng định được ưu điểm của nó trong những năm qua. Chức năng của kế toán quản trị là cung cấp truyền đạt các thông tin kinh tế của một tổ chức cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Công ty nên áp dụng kế toán quản trị vào công ty. Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị cung cấp thông tin kinh tế tài chính một cách cụ thể chi tiết và nó sử dụng một số nội dung khoa học khác như khoa học thống kê, kinh tế ngành quản trị doanh nghiệp... nên nó được coi như một hệ thống trợ giúp các nhà quản trị ra quyết định tối ưu. Tế toán quản trị thu thập xử lý và thiết kế thông tin kế toán để lập báo cáo phù hợp với nhu cầu cụ thể của các nhà quản các cấp trong doanh nghiệp, khi sử dụng các thông tin chi tiết đã tóm lược theo yêu cầu sử dụng nhà quản trị sẽ thấy được ở đâu có vấn đề cần giải quyết nhanh chóng, cần giải quyết kịp thời để có hiệu quả. Thông tin của kế toán quản trị có thể cung cấp cho nhà quản lý số liệu chính xác về ảnh hưởng của chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá bán, thay đổi cơ cấu mặt hàng tới lợi nhuận của công nghiệp. Đối với vấn đề quản trị chi phí và giá thành để quản lý và sử dụng có hiệu quả chi phí các nhà quản lý không phải chỉ biết chi phí là bao nhiêu mà quan trọng hơn là phải hiểu được chi phí được hạch toán như thế nào? ở đâu? chi phí có liên quan như thế nào. Việc nhận định và thấu hiểu các loại chi phí sẽ giúp nhà quản trị đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn. 6. ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh - Trong thời gian qua công ty đã có nhiều đổi mới trong công nghệ máy móc thiết bị, tuy nhiên sự đổi mới này chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Để khắc phục được tình trạng trên trong thời gian tơí công ty nên chú trọng các vấn đề sau: + Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị mới, dây chuyền sản xuất tiên tiến mà khả năng tự động hoá của nó là cao. Việc đầu tư này cần thiết phải dựa trên sự phân tích, tham khảo công nghệ của nước ta iện nay và trên thế giới tránh tình trạng "cũ người mới ta". + Đầu tư nhiều hơn nữa máy vi tính cho công tác quản lý nhằm giảm bớt lượng lao động thủ công như trước, đầu tư phần mềm kế toán hiện đại, khả năng xử lý nhanh nhạy. Việc đầu tư thêm máy móc, dây chuyền công nghệ mới đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ người sử dụng để nâng hiệu suất sử dụng máy móc 7. Biện pháp tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp Công tác tài chính doanh nghiệp hiện nay ngày càng có vai trò to lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp và trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh hạ thấp giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Do đó tổ chức công tác tài chính doanh nghiệp là một trong những biện pháp cần thiết để hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm Hiện nay công tác tài chính doanh nghiệp tại công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên còn nhiều hạn chế như sau: + Cơ cấu bộ máy tài chính của công ty không rõ ràng. Bộ máy tài chính gộp chung với bộ máy kế toán. Toàn bộ công tác tài chính của công ty do kế toán trưởng đảm nhiệm và bàn bạc trực tiếp với giám đốc. Nhân viên làm công tác tài chính kế toán chủ yếu là làm kế toán, ít quan tâm đến nghiệp vụ tài chính. Hoạt động tài chính của công ty chưa giao lưu linh động với môi trường bên ngoài. thị trường vốn vẫn là một lĩnh vực bỏ ngỏ với công ty. Tất cả những hạn chế đó đòi hỏi công ty phải quan tâm nhiều hơn đến công tác tài chính doanh nghiệp Muốn vậy công ty phải cơ cấu lại bộ máy tài chính kế toán, phân định rõ ràng nhiệm vụ trc và nhiệm vụ kế toán giao trách nhiệm cụ thể đến từng nhân viên. Công ty phải mở rộng hoạt động tài chính, hướng ta thị trường và vận dụng những nguồn tài chính của công ty mới thực sự có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị nói chung và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm nói riêng. 8. Một số biện pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm rút ngắn vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ thấp giá thành sản phẩm cho công ty. Tiêu thụ sản phẩm đối với công ty là công tác quan trọng nó quyết định đến toàn bộ donah thu, lợi nhuận trong kỳ của công ty. Đồng thời nó cũng quyết định đến việc tái sản xuất đối với công ty. Để đẩy mạnh hơn việc tiêu thụ sản phẩm công ty có thể sử dụng một số biện pháp - Mở rộng thị trường tiêu thụ: có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là khách hàng quen cũ như EU, Mỹ... ngoài ra còn một số khách hàng trong nước do đó công ty nên mở rộng quan hệ làm ăn với các bạn hàng khác trong nước và các thị trường nước ngoài rất có tiềm năng như Châu Phi, các nước Châu Á: Ấn Độ, Đài Loan... Để có thể khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thế giới công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. - Thực hiện chính sách giá cả hợp lý. Giá cả là một trong những yếu tố hấp dẫn người tiêu dùng. Tại công ty đã thực hiện chính sách trích hoa hồng bán hàng cho khách hàng mua với khối lượng lớn hay khách hàng trả tiền ngay... Công ty cần phát huy tốt biện pháp này. Trên đây là một số biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên. Mặc dù chưa hoàn toàn đúng nhưng tôi hy vọng nó cũng có ý nghĩa phần nào đối với công ty. KẾT LUẬN Trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay, Nhà nước đã cho các doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt các công việc kinh doanh của mình, tự tìm kiếm thị trường, tự sản xuất và tiêu thụ. Nhà nước không còn là người cung cấp dầu vào cho các doanh nghiệp cũng không là người tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp nữa. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược sản xuất cụ thể tồn tài và cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có vai trò hết sức to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh từ đó hạ giá thành sản phẩm, đi đôi với đảm bảo chất lượng sản phẩm là một chiến lược không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu của mình. Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên đã và đang có những bước tiến vững chắc trong việc khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Hy vọng rằng công ty sẽ tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được và phát triển hơn nữa đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Lê Thị Kim Nhung, các anh chị trong phòng KTTC tại công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như hạn chế về khả năng lý luận thực tiễn nên bài chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô và các anh chị trong công ty Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2006 Sinh viên Phan Thị Hường NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HƯNG YÊN Công ty Cổ phần Giầy Hưng Yên xác nhận sinh viên Phan Thị Hường lớp K38D4 trường Đại học Thương Mại được nhận về thực tập tại phòng Kế toán - Tài chính của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty, sinh viên Hườngđã đảm bảo thời gian thực tập, chấp hành tốt các nội quy của công ty, tinh thần thái độ nghiêm túc, chan hoà với mọi người trong công ty, cố gắng đi sâu nghiên cứu tìm hiểu các số liệu qua các tài liệu để phân tích đánh giá tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty. Sinh viên Hường chọn đề tài: "Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm của công ty TNHH Giày Việt Phú" làm chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài này được đánh giá là phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số giải pháp đưa ra trong đề tài sẽ được công ty chú ý nghiên cứu áp dụng. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2007 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB1121.DOC