Đề tài Các giải pháp và điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng

MỤC LỤC CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1.1. Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng 1.2. Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng 1.2.1. Tiếp cận và phân loại cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 1.2.1.1. Tiếp cận về cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 1.2.2. Khả năng và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 1.2.2.1. Khái quát về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 1.2.2.2. Phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 1.2.3. Các tiêu thức cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 1.2.3.1. Các tiêu thức thể hiện khả năng cạnh tranh 1.2.3.2. Các tiêu thức đánh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 1.3. Các nhân tốảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong 1.3.1.1. Tài chính 1.3.1.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công 1.3.1.3. Nhân lực 1.3.1.4. Hoạt động marketing 1.3.1.5. Khả năng liên doanh, liên kết 1.3.1.6. Trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu 1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài 1.3.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước 1.3.2.2. Chủđầu tư 1.3.2.3. Cơ quan tư vấn 1.3.2.4. Các đối thủ cạnh tranh 1.3.2.5. Các nhà cung cấp 1.4. Một số kinh nghiệm cạnh tranh của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam 1.4.1. Phân chia khu vực các nhà thầu trong cùng một quốc gia 1.4.2. Kinh nghiệm từng bước chiếm lĩnh thị trường 1.4.3. Kinh nghiệm về lựa chọn nhà thầu phụ 1.4.4. Kinh nghiệm quan hệ với chủđầu tư và các cơ quan quản lý Nn địa phương 1.4.5. Kinh nghiệm về sử dụng vàđiều động thiết bị 1.4.7. Kinh nghiệm về sử dụng công cụ luật pháp 1.4.8. Kinh nghiệm về lập hồ sơ giải ngân và thanh toán CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NƯỚC TA THỜI GIAN QUA 2.1. Tổng quan về tình hình đấu thầu và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở nước ta những năm qua. 2.2. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thông qua kết quảđiều tra xã hội học 2.3. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng qua thực tiễn một số doanh nghiệp điển hình 2.3.1. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây lắp – vật tư- vận tải sông Đà 12 (TCT xây dựng sông Đà) 2.3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty 2.3.1.2. Phân tích một số khía cạnh về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty xây lắp – vật tư- vận tải sông Đà 12 2.3.1.3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty 2.3.2. Phân tích thực trạng hoạt động dự thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội 2.3.2.1. Tổng quan về công ty 2.3.2.2. Phân tích một số khía cạnh về khả năng cạnh tranh của công ty 2.3.2.3. Thực trạng hoạt động dự thầu của Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội 2.3.2.4. Tác động của hoạt động dự thầu đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2.3.2.5. Những mặt mạnh và hạn chế của công ty trong công tác dự thầu xây dựng 2.3.3. Phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 2.3.3.1. Những thông tin chung về Tổng công ty 2.3.3.2. Một số khả năng chính 2.3.3.3. Tình hình dự thầu của Tổng công ty trong thời gian qua 2.3.3.4. Các hoạt động chủ yếu trong quá trình tham dự thầu của Tổng công ty 2.3.3.5. Những yếu kém trong dự thầu của Tổng công ty và giải pháp khắc phục 2.3.3.6. Một vài kiến nghị rút ra từ thực tiễn 2.4. Đánh giá chung về những hạn chế và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 2.4.1. Những hạn chế 2.4.2. Những nguyên nhân chủ yếu CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG. 3.1. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 3.1.1. Cơ hội và thách thức 3.1.1.1. Những cơ hội chủ yếu 3.1.1.2. Những thách thức chủ yếu 3.1.2. Yêu cầu đối với các doanh nghiệp xây dựng 3.2. Một số giải pháp vàđiều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng 3.2.1. Tăng cường các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp xây dựng 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ dự thầu 3.2.3. Nâng cao chất lượng ra quyết định tranh thầu 3.2.4. Hoàn thiện quy chếđấu thầu xây dựng 3.2.5. Tăng cường vai trò của chủđầu tư và các cơ quan hữu quan trong đấu thầu xây dựng 3.2.5.1. Tăng cường vai trò của chủđầu tư 3.2.5.2. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan và cơ quan khác KẾT LUẬN

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp và điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh dài hạn càng hạn chế. - Các nguồn lực cho thực hiện dựán còn nhiều hạn chế. Cho dù các doanh nghiệp, nhất là các tổng công ty xây dựng đã có nhiều cố gắng gia tăng tiềm lực tài chính và vật lực, nhân lực, nhưng các doanh nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng chung là quy mô vốn còn nhỏ bé, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp; thiết bị thi công lạc hậu, thiếu tính đồng bộ; nguồn nhân lực dồi dào, nhưng kỹ năng và tay nghề kém. - Khả năng cạnh tranh đấu thầu trong môi trường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp mới chủ yếu tìm cách thắng thầu các dựán trong nước với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, còn các dựán có yếu tố nước ngoài vàđấu thầu quốc tế còn rất ít. Vai trò thầu phụ trong thực thi các dựán này là phổ biến, trong khi đó vai trò tổng thầu trong xây dựng các dựán có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp còn rất khiêm tốn. - Hiện tượng bỏ giá dự thầu thấp (phá giá) để tranh luận các dựán trong nước vẫn còn phổ biến và kéo dài, vẫn còn nhiều chủ thầu cố tìm mọi cách để trúng thầu và giữ chân công trình, sau đó thực thi công trình chậm tiến độ chậm, hiện tượng thi công với chất lượng thấp và lãng phí lớn vẫn còn... - Vẫn còn có khoảng cách khá xa giữa lợi ích thực sự của việc tranh thầu với lợi ích thực tế của nó, xét về cả 3 phương diện (nhà nước, chủđầu tư và nhà thầu), xét về số tiền thực sự nhờđấu thầu mang lại. Thực tế vẫn còn hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” hay “đi cửa sau” vẫn còn tồn tại trong đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay. 2.4.2. Những nguyên nhân chủ yếu. - Các yếu tố hiện có tạo nên khả năng nội tại của doanh nghiệp xây dựng là lực cản lớn nhất tới khả năng cạnh tranh của nó trong đấu thầu xây dựng. Các doanh nghiệp xây dựng của ta mới tham gia hoạt động này, còn ít kinh nghiệm, tiềm lực hạn chế nhiều mặt cộng với sự chuyển đổi chậm và khả năng nắm bắt những xu thế mới, những vấn đề có tính dài hạn trong đấu thầu còn yếu... Tất cảđiều đó có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp. - áp lực rất mạnh của chủđầu tư có tác động tới cả hai mặt của khả năng cạnh tranh đấu thầu (tích cực và tiêu cực). Mặt tiêu cực là làm cho các nhà thầu không chú trọng gia tăng yếu tố nội lực, mà chú trọng hơn tới việc đầu tư quan hệ với chủđầu tư. Hơn nữa trách nhiệm tác nhân của chủđầu tư và trách nhiệm của Hội đồng xét thầu chưa xác định thật chặt chẽ nên hiệu quảđấu thầu nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung đều còn ở mức thấp. - Quy chếđấu thầu đã nhiều lần sửa đổi theo hướng tiến bộ hơn, nhưng hiện tại với giá trị pháp lý thấp (Nghịđịnh Chính phủ) và còn nhiều điểm chưa hợp lý (ví dụ quy định về giá trúng thầu, bảo lãnh dự thầu, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, chỉđịnh thầu, đấu thầu hạn chế...) chưa thực sự tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh vàđịnh hướng tranh thầu dài hạn cho các nhà thầu xây dựng. - Sự phát triển hạn chế của các ngành bổ trợ và thị trường cung ứng máy móc, thiết bị thi công cũng như cung cấp nguyên vật liệu có nhiều biến động ảnh hưởng tới việc xác lập các mặt khả năng cạnh tranh của các nhà thầu xây dựng. Việc chưa phát triển dịch vụ cho thuê tài chính, việc biên chế lao động ổn định, việc chậm đổi mới trong tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết... cũng làm giảm khả năng cạnh tranh đấu thầu của các doanh nghiệp. - Vai trò hạn chế của các tổ chức có liên quan như tổ chức tư vấn thiết kế, tổ chức giám sát thi công; năng lực của đội quản lý dựán, của tổng thầu; trách nhiệm của các cơ quan ngân hàng – tài chính; của chính quyền và tổ chức giải phóng mặt bằng; của đơn vị khảo sát... cóảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay. CHƯƠNG 3. CÁCGIẢIPHÁPVÀĐIỀUKIỆNNHẰMTĂNGKHẢNĂNGCẠNHTRANHTRONGĐẤUTHẦUCỦADOANHNGHIỆPXÂYDỰNG. 3.1. CƠHỘI, THÁCHTHỨCVÀYÊUCẦUĐỐIVỚICÁCDOANHNGHIỆPXÂYDỰNG 3.1.1. Cơ hội và thách thức. 3.1.1.1. Những cơ hội chủ yếu - Triển vọng lâu dài về tăng trưởng và mở rộng thị trường trong nước và khả năng vươn ra thị trường xây dựng quốc tế. Đang trong giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđểđến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hơn ai hết Việt Nam phải là một khu vực tiếp nhận đầu tư mạnh của khu vực. Điều đó cho thấy khối lượng vốn đầu tư cũng số lượng dựán, nhất là dựán có quy mô lớn, hiện đại sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Hơn thế nữa, khả năng mở rộng thị trường xây dựng khu vực và quốc tế trong những năm tới nhờ chính sách mở cửa hội nhập của Nhà nước thông thoáng hơn. Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam vươn lên thoát cảnh “thầu phụ”, đảm nhận những công trình lớn trong nước cũng như công trình có yếu tố nước ngoài và từng bước tham gia thị trường xây dựng quốc tế. - Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước. Đang trong thời kỳđầu của sự phát triển và hội nhập, chính sách bảo hộ vàưu đãi của Nhà nước đối với các nhà thầu trong nước ở một mức độ và một thời hạn nhất định là cần thiết. Điều đó, không chỉ với các chủđầu tư trong nước mà còn cả các chủđầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Bởi vậy, các doanh nghiệp xây dựng cần nhanh chóng tranh thủ cơ hội này, phát triển và tích luỹ, cũng như chuẩn bị các điều kiện tiến tới thực hiện đấu thầu trong môi trường không còn có sự bảo hộ. - Quyền tự chủ ngày càng tăng của doanh nghiệp Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tăng cường quyền tự chủ cho các doanh nghiệp đang là một vấn đề rất được coi trọng. Đây là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp xác định chiến lược phát triển lâu dài của mình, trên cơ sởđó tập trung đầu tư tăng các nguồn lực vàđổi mới quản lý theo hướng tạo thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp. - Khoảng thời gian vừa đủđể các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành: 15 năm vận hành trong cơ chế thị trường và 10 năm thực hiện quy chếđấu thầu xây dựng, những cọ xát trong thực tiễn qua những cuộc tranh thầu, những bài học kinh nghiệm về thắng thầu và kể cả trượt thầu... sẽ là “nguồn lực vô hình” góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. 3.1.1.2. Những thách thức chủ yếu. - Sự chuyển biến chậm của các doanh nghiệp về nhiều mặt đối ứng với sự chuyển biến nhanh chóng của môi trường kinh doanh xây dựng ngày nay; - Các đối thủ cạnh tranh, nhất là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nước ngoài ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và năng lực kinh doanh đã và sẽ tham gia thị trường xây dựng Việt Nam khi chúng ta gia nhập WTO; - Yêu cầu ngày càng cao của chủđầu tư về cả chất lượng, tiến độ và giá cả; cả trước, trong và sau quá trình xây dựng công trình; - Biến động khó kiểm soát của giá cả, hoạt động hậu cần xây dựng không ổn định vàđiều kiện thi công chuẩn mực (giải phóng mặt bằng, đền bù di dời, môi trường xã hội của doanh nghiệp nơi đang thi công...) sẽ làm cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam rất khó khăn trong tạo lập tiêu chuẩn nhà thầu quốc tế. 3.1.2. Yêu cầu đối với các doanh nghiệp xây dựng Trước cơ hội và thách thức đã nêu trên, để có thể thắng lợi trong cạnh tranh đấu thầu, doanh nghiệp xây dựng cần chú trọng: - Chú trọng tiếp cận với phương pháp thi công hiện đại, tạo bước nhảy vọt trong việc gia tăng các nguồn lực và gia tăng tốc độ phát triển, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về trình độ và năng lực so với các công ty xây dựng trong khu vực; - Nắm vững 3 áp lực cơ bản đối với hoạt động xây dựng: chất lượng công trình, giá cả và tiến độ thi công cũng như sự vận động của chúng theo hướng ngày càng cao hơn, khó tính hơn từ khí khách hàng sử dụng dịch vụ xây dựng – các nhàđầu tư; - Tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong lĩnh vực xây dựng theo bước đi vững chắc: thực hiện tốt quy chếđấu thầu trong nước =>tham gia đấu thầu dựán trong nước có yếu tố nước ngoài => vươn ra thị trường xây dựng quốc tế. - Đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và quản lý nhằm tạo thế chủđộng cho doanh nghiệp xây dựng trong cạnh tranh đấu thầu, lấy kết quả các hoạt động sản xuất khác hỗ trợ hoạt động xây dựng, nhất là về mặt tài chính nhằm tăng khả năng này của doanh nghiệp – vốn là khâu yếu hiện nay. 3.2. Một số giải pháp vàđiều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng. 3.2.1. Tăng cường các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp xây dựng. Vì việc thắng thầu phụ thụôc rất nhiều vào các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, nên trước hết các doanh nghiệp cần coi trọng các hoạt động làm gia tăng các nguồn lực nội tại của mình, trong đó cần tập trung vào: - Tăng năng lực máy móc, thiết bị thi công. Đây là yếu tố cơ bản tạo thành năng lực kỹ thuật của nhà thầu, nhất là trong điều kiện thi công các công trình quy mô lớn và phức tạp (nhà cao tầng, cảng biển, cảng hàng không, đường trên không, đường hầm qua núi, công trình biển...). Để tạo ra năng lực này cần dựa vào kết quả của việc nghiên cứu cơ hội đấu thầu và chiến lược cạnh tranh trong đấu thầu có tính dài hạn của doanh nghiệp và phương án công nghệ thi công cần áp dụng, từđóđề xuất phương án đáp ứng nhu cầu về máy móc, thiết bị thi công. Nói chung, cần đưa ra nhiều hướng khác nhau để lựa chọn phương thức đáp ứng phù hợp; thông qua dựán đầu tư mới tăng năng lực thiết bị thi công, thông qua phương thức thuê tài chính, hoặc thuê trực tiếp thiết bị ngoài... Đồng thời, cần kết hợp năng lực nội tại với năng lực thông qua liên kết (liên danh, liên doanh và liên kết trong đầu tư xây dựng). - Tăng tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Đểđáp ứng nhu cầu đầu tư nói trên cũng nhưđáp ứng nhu cầu các nguồn lực thi công công trình, một nguồn tài chính mạnh sẽ mang lại nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp tiếp cận và thực thi dựán. Trên phương diện lý thuyết và thực tế cũng cho thấy để tạo ra tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp cần đi cả hai chân: tích tụ và tập trung vốn. Bởi vậy, đa dạng hoá việc huy động vốn, tạo vốn từ nhiều nguồn: ngân hàng, vốn tự có, vốn huy động thông qua liên doanh, liên kết... là rất cần thiết. Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp xây lắp thường bị chiếm dụng vốn rất lớn và kéo dài, nên gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán và trả lãi. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc cần thay đổi cơ chế tài chính, thực hiện thuê tài chính, doanh nghiệp xây dựng cần đa dạng hoá kinh doanh và chuyển đổi theo hướng một mặt vừa cung cấp dịch vụ xây dựng cho chủđầu tư, mặt khác tiến hành sản xuất kinh doanh xây dựng công trình và sản xuất vật liệu, kết cấu xây dựng để tạo ra nguồn thu trực tiếp trang trải các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. - Nâng cao trình độ kỹ năng của người lao độngl Lực lượng lao động tham gia xây dựng ở nước ta đông về số lượng và mạnh về nguồn, nhiều người trong số họđã từng làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới (xuất khẩu lao động). Tuy vậy, so với yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, lực lượng này còn yếu về trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật và khả năng thi công trên những công trình lớn, phức tạp. Bởi vậy, các doanh nghiệp xây dựng cần coi trọng đào tạo, bồi dưỡng và thực hành nghề trong và ngoài nước cũng nhưđào tạo đội ngũ chuyên gia ngành xây dựng (kỹ thuật và quản lý); tăng tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động (chủ nhiệm dựán, đội quản lý xây dựng chuyên nghiệp, thợ cả); thực hiện cơ cấu lao động theo 2 phần: cứng và mềm, trong đó lực lượng lao động cơ bản cần có chính sách sử dụng nhân sự vàđãi ngộ lâu dài. 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ dự thầu. Đây là một trong những giải pháp cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định phần lớn việc thắng hoặc thua trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp. Trong khi các yếu tố khác như: kinh nghiệm nhà thầu, năng lực tài chính, lao động... đãđảm bảo thì khả năng cạnh tranh của nhà thầu trong đấu thầu phụ thuộc nhiều vào chất lượng hồ sơ dự thầu.Một nhà thầu có năng lực tốt, nhưng có thể bị loại ngay từ vòng đầu do hồ sơ dự thầu không đảm bảo các yêu cầu của chủđầu tư. Để có chất lượng hồ sơ dự thầu tốt, các doanh nghiệp cần chúý thực hiện tốt các công việc: tổ chức lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu, lựa chọn phương pháp thi công tối ưu, phương án triển khai công trình sau trúng thầu và các kỹ năng lập hồ sơ dự thầu. Tổ chức lập hồ sơ dự thầu đòi hỏi phải thông qua các bước nghiên cứu hồ sơ mời thầu. Công việc này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các nội dung và yêu cầu của hồ sơ mời thầu như: điều tra môi trường lúc đấu thầu; điều tra dựán đấu thầu; lập phương án thi công dựán đấu thầu; xây dựng bản báo giá dự thầu... Kỹ năng lập hồ sơ dự thầu được thể hiện ở phương pháp, chất lượng, tiến độ thực hiện ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng hồ sơ dự thầu. Trong điều tra môi trường đấu thầu, đòi hỏi nhà thầu phải tổ chức được công việc điều tra các điều kiện thi công, tự nhiên, kinh tế và xã hội của dựán. Những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp tới lựa chọn phương án thi công và cuối cùng là giá thành công trình. Các nội dung điều tra như: đặc điểm, vị tríđịa lý của hiện trường thi công, chất lượng đất nền, giao thông vận tải, cung cấp điện nước, thông tin liên lạc; điều kiện tự nhiên; điều kiện cung ứng vật tư như năng lực điều phối cung ứng các loại vật liệu, giá cả, điều kiện vận chuyển, khả năng khai thác vật liệu tại chỗ, điều kiện cung ứng thầu phụ chuyên nghiệp và lao động bổ sung; khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm và giá cả hàng hoá... Hàng loạt số liệu thông tin cần điều tra xác định trong một thời gian ngắn nói lên kết quảđiều tra phụ thuộc vào trình độ, phương tiện được sử dụng của đội ngũ lập hồ sơ dự thầu. Điều tra dựán đấu thầu phải nắm được tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu; mức độ phức tạp về kỹ thuật của công trình; yêu cầu tiến độ, thời hạn hoàn thành hạng mục và hoàn thành tổng thể công trình, nguồn vốn; phương thức thanh toán; uy tín, năng lực công tác của các tổ chức giám sát... Lập phương án thi công công trình là khâu cóảnh hưởng quyết định đến bản báo giá dự thầu. Trong lập phương án thi công, cần chú trọng việc áp dụng những công nghệ thi công mới và lựa chọn phương pháp thi công phù hợp. Dưới đây là một thí dụ minh hoạ cho việc hình thành và lựa chọn phương pháp thi công trên cơ sởứng dụng công nghệ mới. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ, việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào các lĩnh vực được đặc biệt chú trọng. Trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, để nâng cao hiệu quảđầu tư, đáp ứng các yêu cầu thực tế cũng cần thiết phải áp dụng các công nghệ, quy trình mới, loại bỏ dần các công nghệ, quy trình cũ lạc hậu, không còn phù hợp. Vấn đềởđây là lựa chọn kết cấu công trình đường giao thông như thế nào để thoả mãn được yêu cầu kinh tế – kỹ thuật, nhưng cóđủđiều kiện thuận lợi áp dụng được những điều kiện thực tế của địa bàn thi công. Để có các số liệu kinh tế – kỹ thuật giúp cho việc so sánh, chọn lựa được kết cấu công trình đường giao thông phù hợp, một số chỉ tiêu ban đầu được giả thiết để có cùng mặt bằng so sánh như nhau: nền mặt đường cũ khi chưa cải tạo có cường độ trung bình EYe = 980 daN/cm2. Ởđịa bàn thi công này, trong những năm gần đây các công trình đường giao thông đều được thiết kế với tầng mặt đường là 1 lớp đá dăm 4 x 6 dày 15cm, rải nhựa với tiêu chuẩn nhựa 5,5kg/m2. Tầng móng được sử dụng một trong 3 loại kết cấu sau: - Móng đá hộc dày 30cm. - Móng đá thải dày 35cm - Móng đá dăm 4 x 6 dày 20cm Thực tếở một số nơi đã dùng kết cấu móng và mặt đường khác (đã có trong quy trình, quy phạm) có giá thành tương đối thấp, tuổi thọ cao, cao điều kiện áp dụng thi công cơ giới nên tiến độ nhanh, chất lượng tốt đồng đều, dễ kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Một số kết cấu móng, mặt đường đó là: Tầng mặt đường dùng 1 trong 2 loại kết cấu: - 5cm đá 2 x 4 rải nhựa 5,5 kg/m2 trên 10cm cấp phối đá dăm loại 1. - 5cm bê tông nhựa trên 10cm cấp phối đá dăm loại 1. Tầng móng đường dùng 1 trong 2 loại kết cấu: móng cấp phối đá dăm lọi 1 dày 10cm và lớp cấp phối đá dăm loại II dày 15cm. Căn cứ vào định mức, đơn giá hiện hành, ta có bảng tổng hợp kinh phí từng loại kết cấu mặt đường, móng đường như sau: Bảng 14: Tổng hợp kinh phí theo kết cấu đường Tầng kết cấu Tên kết cấu Các loại vật liệu Chi phí thực hiện (đ/100m2) Tầng mặt đường (A...) A1 1 lớp đá dăm 4x6 dày 15cm, rải nhựa với tiêu chuẩn nhựa 5,5kg/m2 5.482.000 A2 - Lớp trên: 5cm đá 2 x4, rải nhựa với tiêu chuẩn nhựa 5,5kg/m2. - Lớp dưới: 10cm cấp phối đá dăm loại I 6.128.000 A3 - Lớp trên: 5cm thảm bê tông nhựa - Lớp dưới: 10cm cấp phối đá dăm loại I 7.920.000 Tầng móng đường (B...) B1 1 lớp móng đá hộc dày 30cm 5.855.000 B2 1 lớp móng đá thải dày 35cm 3.753.000 B3 1 lớp móng đá dăm 4 x6 dày 20cm 2.902.000 B4 1 lớp cấp phối đá dăm loại I dày 20cm 3.086.000 B5 - Lớp trên: 10cm cấp phối đá dăm loại I. - Lớp dưới: 15cm cấp phối đá dăm loại II 2.850.000 - Kết cấu tầng mặt đường A1 được sử dụng cùng với tất cả các kết cấu tầng móng: B1, B2, B3, B4, B5. - Kết cấu tầng mặt đường A2 được sử dụng cùng với các kết cấu tầng móng: B2, B4, B5. - Kết cấu tầng mặt đường A3 chỉđược sử dụng cùng với các kết cấu tầng móng: B4, B5. Một sốưu, nhược điểm của từng loại kết cấu tầng mặt như sau: - Kết cấu A1 (15cm đá dăm 4 x 6 rải nhựa 5,5kg/m2): Chi phí xây dựng nhỏ nhất, tuổi thọ công trình từ 7 đến 10 năm. Thi công kết hợp thủ công với cơ giới tiến độ thi công bình thường. Hạn chế: vật liệu đá 4x6 ởđịa bàn thi công khóáp dụng được yêu cầu về số lượng, chất lượng. - Kết cấu A2 (5cm đá 2 x 4 rải nhựa 5,5 kg/m2, trên lớp cấp phối đá dăm dày 10cm). Chi phí xây dựng tương đối thấp, tuổi thọ trung bình từ 7 đến 10 năm. Thi công chủ yếu bằng cơ giới nên tiến độ nhanh, chất lượng tốt đồng đều, dễ kiểm soát chất lượng. Đáp ứng tốt yêu cầu cung ứng vật liệu về số lượng, chất lượng. Hạn chế: Yêu cầu phải chấp hành nghiêm ngặt về chất lượng vật liệu, thiết bị thi công phải đúng chủng loại. - Kết cấu A3 (5cm bê tông nhựa trên lớp cấp phối đá dăm loại dày 10cm). Chi phí xây dựng cao, tuổi thọ trung bình trên 10năm. Thi công hoàn toàn bằng cơ giới nên tiến độ nhanh, chất lượng tốt đồng đều, dễ kiểm soát chất lượng, mặt đường đẹp bằng phẳng giao thông êm thuận. Đáp ứng tốt yêu cầu cung ứng vật liệu về số lượng, chất lượng. Hạn chế: Yêu cầu phải có thiết bị tiên tiến, nếu thi công ở tuyến đường có chiều rộng mặt đường nhỏ hơn 6m thì phải dừng giao thông trong thời gian thi công lớp bê tông nhựa. Một sốưu, nhược điểm của các loại kết cấu móng đường như sau: - Kết cấu B1 (đá hộc dày 30cm) Chi phí xây dựng tương đối nhỏ. Thi công chủ yếu bằng thủ công nên tiến độ chậm, chất lượng khó kiểm soát và không đồng đều trong quá trình khai thác sử dụng lớp mặt đường phía trên dễ bị tụt xuống khe đá hộc làm cho mặt đường bị lồi lõm, không bằng phẳng. - Kết cấu B2 (đá thải dày 35cm) Chi phí xây dựng là lớn nhất. Không đáp ứng được khối lượng và chất lượng vật liệu. Lớp kết cấu dễ bị phá hoại khi ngấm nước làm hư hỏng công trình. - Kết cấu B3 (đá 4x6 dày 20cm) Chi phí xây dựng tương đối cao Không đáp ứng được khối lượng và chất lượng vật liệu - Kết cấu B4 (cấp phối đá dăm loại 1 dày 20cm) Chi phí xây dựng tương đối cao Đáp ứng tốt yêu cầu cung ứng vật liệu về số lượng và chất lượng. Thi công chủ yếu bằng cơ giới nên tiến độ nhanh, chất lượng, dễ kiểm soát vàđồng đều. - Kết cấu B5 (1 lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 10cm, 1 lớp cấp phối đá dăm loại II dày 15cm). Chi phí xây dựng là thấp nhất. Đáp ứng tốt yêu cầu cung ứng vật liệu về số lượng và chất lượng Thi công chủ yếu bằng cơ giới nên tiến độ nhanh, chất lượng dễ kiểm soát vàđồng đều. Đòi hỏi thi công phải có thiết bịđúng chủng loại, thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình. Qua phân tích ở trên thấy rằng nên sử dụng loại kết cấu móng đường B5 (lớp trên 10cm cấp phối đá dăm loại 1, lớp dưới 15cm cấp phối đádăm loại II), mặt đường A2 (5cm đá 2 x4 rải nhựa 5,5kg/m2 trên lớp cấp phối đá dăm dày 10cm) đối với tuyến đường có chiều rộng mặt đường nhỏ hơn 6cm và mặt đường A3 (5cm bê tông nhựa trên lớp cấp phối đá dăm dày 10cm) đối với tuyến đường có chiều rộng mặt đường lớn hơn 6m. Sẽđáp ứng được yêu cầu về chất lượng tốt, chi phí xây dựng nhỏ, khả năng thi công nhanh. Không dùng loại kết cấu móng đường bằng đá thải vì giá thành cao, chất lượng lại không đảm bảo. Công tác xác định giá dự thầu là một khâu có nội dung phức tạp với những yêu cầu nghiêm ngặt phải tuân thủ. Khâu này là một trong những yếu tố quyết định việc trúng thầu. Trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia định giá chuyên nghiệp phục vụ cho báo giá thầu. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của công trình, cần đưa ra phương án báo giá thầu có sức cạnh tranh một cách kịp thời và chính xác. Nói chung, công việc này đòi hỏi phải do một bộ phận chuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và kịp thời của các bộ phận chuyên môn khác trong doanh nghiệp. Khi xây dựng giá dự thầu cần phải đưa ra các mức báo giá khác nhau tuỳ theo mục tiêu đấu thầu, trong đó lấy chi phí trực tiếp không đổi làm cơ sở, làm cho giá thầu của doanh nghiệp có sức cạnh tranh, lại bảo đảm có thể thực hiện một cách hữu hiệu sau khi trúng thầu. Để xây dựng được giá chuẩn xác, bộ phận xây dựng giá dự thầu phải nghiên cứu kỹ hồ sơ gọi thầu, xét thầu, tiền đặt cọc, môi trường vàđiều kiện thi công tại hiện trường dựán...; xem xét tỷ mỉ, cẩn trọng bản vẽ thiết kế, thuyết minh kỹ thuật xây dựng giá các hạng mục độc lập, giá từng phần và giá chung công trình theo khối lượng công trình trong hồ sơ mời thầu; tính toán chi phí trực tiếp như nhân công, máy móc, thiết bị, và vật liệu công trình; xác định chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, chi phí vốn, chi phí tu sửa, bảo hành... Phân bổ hợp lý các yếu tố chi phí vào giá thành các hạng mục công trình. Đặc biệt phải nghiên cứu các hạng mục trong công trình có khối lượng có thể tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện xây dựng công trình; quan tâm phân tích, dự báo những nhân tố biến động trong quá trình xây dựng công trình như các yếu tố về giá nguyên vật liệu, giá nhân công, tỷ lệ ngoại tệ...; chuẩn bị hồ sơ thuyết minh báo giá, tài liệu về nguồn máy, thiết bị, phương án cung cấp nguyên vật liệu, nhân lực cần thiết cho dựán, phương pháp thi công, phương án thi công...; xây dựng tiến độ thi công. Đồng thời, lập giá dự thầu, cần làm tốt tất cả các công việc trong quá trình sau: - Xác định đầy đủ vàđúng số loại công việc và khối lượng từng công việc (n, Q); - Tập trung nhiều nhất về thời gian, lực lượng và kỹ năng cho khâu lập đơn giá dự thầu (ĐGdt), vì vậy là khâu cóý nghĩa quyết định giá dự thầu; - Xác định giá dự thầu tính cụ thể theo từng loại công việc; - Xác định giá dự thầu của dựán hay gói thầu trên cơ sở tổng hợp giá dự thầu của các loại công việc. Hai khâu này chúý không để sai sót về mặt cơ học và chúý vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo lập giá dự thầu; Tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một việc hết sức phức tạp và yêu cầu thực hiện trong một thời gian thường rất hạn chế, chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định việc nhà thầu có trúng thầu hay không, do vậy trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu là một trong những yếu tố cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh của nhà thầu. Điều quan trọng ởđây là doanh nghiệp không chỉđưa ra hồ sơ tranh thầu tốt, mà còn dự kiến được phương án thi công sau trúng thầu đảm bảo tính khả thi cao. 3.2.3. Nâng cao chất lượng ra quyết định tranh thầu. Khi tham gia vào công việc đấu thầu, doanh nghiệp phải gánh chịu một khoản chi phí cơ hội. Việc ra quyết định dự thầu có tác động rất lớn đến chi phí cơ hội mà doanh nghiệp bỏ ra với hiệu quả thu được từ hoạt động tham gia dự thầu. Đối với một dựán cụ thể, doanh nghiệp tham gia dự thầu đứng trước hai khả năng; - Nếu thắng thầu, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi từ công trình thắng thầu đó và tác động (lợi ích) có tính dây chuyền sau trúng thầu; - Nếu trượt thầu, doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản chi cho quá trình tranh thầu, ngoài ra còn cóảnh hưởng đến các hoạt động khác và các dựán tranh thầu khác của doanh nghiệp. Hiện tại, đa số các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thường áp dụng phương pháp phân tích giản đơn khi ra quyết định tranh thầu. Những phương pháp dựa vào cảm tính này nhiều khi không đảm bảo tính khoa học, không mang lại tính khả thi và không đánh giáđược rõ ràng về dựán đấu thầu. Từ những vấn đềđặt ra ở trên cho thấy việc có nên tham dự thầu hay không thực sự là vấn đề mà doanh nghiệp cần xem xét một cách thận trọng. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi khuyến nghị nên áp dụng phương pháp đánh giá bằng chỉ tiêu tổng hợp trong ra quyết định tranh thầu. Việc áp dụng chỉ tiêu tổng hợp có thể coi là một cách tính toán khoa học, hiệu quảáp dụng phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong ra quyết định tranh thầu. Quá trình vận dụng phương pháp này được thực hiện qua các bước chủ yếu sau: Bước 1: Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp cần căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, những quy định của pháp luật và quy chếđấu thầu hiện hành, để xác định chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tốảnh hưởng đến khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu thắng thầu càng tốt. Số lượng các chỉ tiêu là tùy ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ các chỉ tiêu thường dùng đểđánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính đến tình hình cạnh tranh của các đối thủ, phải chúý tránh trùng lặp chỉ tiêu và phải xác định các chỉ tiêu thực sự cóảnh hưởng. Không đưa vào danh mục những chỉ tiêu không cóảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất ít (không đáng kể) đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đưa ra chi tiết cụ thể bao nhiêu thì kết quả càng chính xác bấy nhiêu. Bước 2: Xây dựng thang điểm. Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽđược phân tích theo một trạng thái tương ứng với từng bậc thang điểm. Có nhiều loại thang điểm. Yêu cầu của thang điểm làđảm bảo tính chính xác và không qua phức tạp trong tính toán. Có thể sử dụng thang điểm bậc 3, bậc 5 hoặc bậc 9. Trong đó: - Thang điểm bậc 3 được chia thành 3 mức 4, 2, 0 tương ứng với 3 trạng thái của phương án trả lời tốt, trung bình, kém. - Thang điểm bậc 5 được chia thành 5 mức 4, 3, 2, 1, 0 tương ứng với 5 trạng thái của từng chỉ tiêu là rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém. - Thang điểm bậc 9 có các mức điểm 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2,1, 0. Như vậy mỗi thang điểm đều có mức tối đa tương ứng với trạng thái tổn thất của các chỉ tiêu. Việc sử dụng thang điểm nào là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Bước 3: Xác định tầm quan trọng của từng chỉ tiêu. Trong các chỉ tiêu đãđược lựa chọn đểđưa vào tính toán thì rõ ràng mỗi chỉ tiêu có mức độảnh hưởng khác nhau đến khả năng thắng thầu của từng doanh nghiệp. Do vậy, từng doanh nghiệp cần sử dụng kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và những quy chếđấu thầu hiện hành, những thông lệ và tiêu chuẩn thường được dùng đểđánh giá hồ sơ dự thầu, kết hợp với việc sử dụng phương pháp chuyên gia đểđánh giá mức độảnh hưởng của từng chỉ tiêu. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu có thểđược thể hiện bằng phần trăm (trong số) hoặc số thập phân… Tổng hợp sựảnh hưởng của các chỉ tiêu bằng 1 nếu thể hiện bằng số thập phân, và bằng 100% nếu thể hiện bằng số phần trăm. Bước 4: Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình với gói thầu và dựđoán đối thủ cậnh tranh để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và sốđiểm tương ứng với trạng thái đó. Cuối cùng tính toán các chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau: TH = Trong đó: TH: Chỉ tiêu tổng hợp N: Số các chỉ tiêu trong danh mục Ai: Điểm số của chỉ tiêu thứ i tương ứng với trạng thái của nó Pi: Trọng số của chỉ tiêu i Bước 5: Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau: K = 100 Trong đó: K: khả năng thắng thầu TH: điểm tổng hợp được tính theo công thức trên M: mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng Nếu các chỉ tiêu đều ở trạng thái trung bình, thì khả năng thắng thầu sẽ là K = 50%. Nếu khả năng tính toán thắng thầu K>50% thì doanh nghiệp không nên tham gia gói thầu đó. Khi đó nếu K>50% thì tình hình khả quan. Ví dụ minh hoạ: doanh nghiệp A đã xây dựng được các chỉ tiêu và thang điểm 5 bậc như sau: Bảng 15: Thang điểm theo chỉ tiêu TT Các chỉ tiêu Thang điểm trạng thái 0 1 2 3 4 1 Mục tiêu lợi nhuận Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 3 Mức độ quen thuộc với gói thầu Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 6 Đánh giá vềđối thủ cạnh tranh Rất yếu Yếu Trung bình Mạnh Rất mạnh Bảng 16: Trong số theo từng mục tiêu TT Các chỉ tiêu Trong số (%) 1 Mục tiêu lợi nhuận 30 2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật 20 3 Mức độ quen thuộc với gói thầu 15 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công 5 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công 10 6 Đánh giá vềđối thủ cạnh tranh 20 Khi doanh nghiệp có gói thầu, việc tính toán cụ thể như sau: Bảng 17: Bảng tính toán thang điểm cụ thể TT Các chỉ tiêu Trạng thái Điểm Trong số Kết quả 1 Mục tiêu lợi nhuận Thấp 3 0,5 1,5 2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Rất cao 4 0,2 0,8 3 Mức độ quen thuộc với gói thầu Trung bình 2 0,15 0,3 4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Cao 3 0,05 0,15 5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi công Rất cao 4 0,1 0,4 6 Đánh giá vềđối thủ cạnh tranh Mạnh 1 0,2 0,2 Tổng điểm tính toán 3,15 K = 100 = 78,75% Khả năng thắng thầu với gói thầu này là: K>50% doanh nghiệp nên tham gia gói thầu này. Trên đây là một ví dụđơn giản minh hoạ cho nội dung phương pháp, thực tế khi vận dụng, các công ty cần cụ thể chi tiết hơn các chỉ tiêu, vì càng cụ thể mức độ tính toán càng chính xác. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu tổng hợp là cách thức lượng hoá sựảnh hưởng của các nhân tố cần xem xét vàđáp ứng các yêu cầu phản ứng nhanh khi ra quyết định tranh thầu. Vì vậy, đối với phương pháp này, tính đúng đắn của quyết định phụ thuộc rất lớn vào sự phân tích và sự xác định chính xác của từng chỉ tiêu cũng như tầm quan trọng của nó. Doanh nghiệp cần có biện pháp đảm bảo tin cậy của thông tin và phân tích cẩn thận trạng thái của các chỉ tiêu ngay từ vòng ra quyết định thứ nhất. Mặt khác phương pháp này đánh giá dựa hoàn toàn trên quan điểm lượng hoá doanh nghiệp nên đòi hỏi ở bộ phận đánh giá cần có trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm tốt và sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận có liên quan. Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả, doanh nghiệp cần: - Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với quan điểm của mình. - Đánh giá chính xác, khách quan trọng số cũng như thang điểm các chỉ tiêu. - Việc tính toán phải dựa trên căn cứ khoa học và kết quả phân tích - Người đánh giá phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm. - Việc tính toán linh hoạt theo kịp nhịp độ phát triển biến đổi của môi trường kinh doanh. Nhờáp dụng phương pháp này, doanh nghiệp sẽ thu được hiệu quả cao nhất, hạn chế chi phí cơ hội. Ngoài ra, trong thời đại thông tin kinh tế – xã hội phát triển sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với thị trường nhờ có phương pháp điều chỉnh để thích ứng tốt. Phương pháp này vừa dùng cho ra quyết định trước khi lập phương án tranh thầu, hình thành chiến lược tranh thầu, vừa dùng cho việc ra quyết định trước khi nộp thầu. 3.2.4. Hoàn thiện quy chếđấu thầu xây dựng Quy chếđấu thầu xây dựng cùng với các văn bản pháp luật khác tạo ra khuôn khổ pháp lý cho tổ chức đấu thầu xây dựng. Việc đưa ra một quy chế với nội dung tốt không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho nhà nước (tiết kiệm vốn đầu tư), mà còn là một khâu quan trọng trong đổi mới cơ chế quản lýđầu tư và xây dựng, hơn thế nữa nó còn là cơ sở cho việc tổ chức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng một cách lành mạnh. Chính vì thế, Quy chếđấu thầu ở nước ta lần đầu tiên ban hành 1994 và từđóđến nay đã qua nhiều lần sửa đổi và hoàn thiện. Những năm gần đây, việc đấu thầu xây dựng đang áp dụng Quy chếđấu thầu ban hành theo Nghịđịnh 88/2003/NĐ - CP và Nghịđịnh 14/2004/NĐ - CP. Gần đây, nhà nước đã ban hành triển khai áp dụng Quy chếđấu thầu xây dựng mới Nghịđịnh số 66/2003/NĐ - CP và Thông tư 01/TT – BKH, ngày 02/02/2004 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư. Những văn bản này đã thể hiện nhiều quan điểm và nội dung mới theo hướng tích cực. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn một sốý kiến trái ngược nhau về Quy chếđấu thầu hiện nay vàđểđảm bảo tác dụng thực tế của nó, chúng tôi xin kiến nghị một sốđiểm sau đây: - Tăng giá trị pháp lý của quy chếđấu thầu (Luật hoặc Pháp lệnh). Tuy nhiên, có thểđặt nó với tư cách là một văn bản pháp lýđộc lập hoặc là một nội dung của Luật khác (Luật cạnh tranh, Luật dân sự...). Mặt khác, cũng rất cần chúý tính đồng bộ trong việc ra và thực thi các Luật khác: Luật doanh nghiệp, Luật ngân sách, Luật cạnh tranh vàđộc quyền... - Cần nghiên cứu sâu hơn về việc có hay không sử dụng giá sàn trong đấu thầu xây dựng, bởi vì theo quy định hiện hành (tinh thần Nghịđịnh 66 CP) thì không áp dụng giá sàn nhằm đề cao tính tích cực của nhà thầu cũng nhưđể phù hợp với xu thế chung. Trong khi đó, nhiều nhà thầu lại cho rằng nên áp dụng giá sàn và nên có hướng đẫn về xác định mức giá sàn nhằm hạn chế hiện tượng bỏ giá dự thầu thấp khá phổ biến như hiện nay. Vấn đề là lựa chọn phương pháp xác định mức giá sàn và xác định nó vào thời điểm nào: vào thời điểm trước hoặc trong khi tổ chức đấu thầu. Việc xác định mức giá sàn trước thời điểm đấu thầu và tính toán theo các quy định hiện hành về dự toán xây lắp của gói thầu cho thấy ít tác dụng tích cực nhưđã nói ở trên. Trong trường hợp thứ hai, có thểáp dụng phương phap tính toán như sau: Gs = 45% (Gttb + Ggt) Trong đó: Gs: Mức giá sàn tính sau khi mở thầu Gttb: Mức giá bình quân của các nhà thầu đạt tiêu chuẩn điểm kỹ thuật và có giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu; Ggt: Mức giá gói thầu So sánh hai cách làm trên, nhận thấy cách làm thứ hai tốt hơn và nên xem xét vận dụng sau này. Ngoài ra, để ngăn chặn hiện tượng phá giá trong đấu thầu xây dựng, cần nghiên cứu cụ thể hóa hơn các kiến nghị về phương pháp xác định và lựa chọn mức giá trúng thầu của Viện Kinh tế – Bộ Xây dựng theo các hướng sau: Một là, lựa chọn mức giá trúng thầu trên cơ sở mức giá hợp lý thấp nhất của gói thầu; Hai là, lựa chọn mức giá trúng thầu dựa trên cơ sở mức giá sàn hình thành từ thực tế; Ba là, lựa chọn mức giá trúng thầu dựa trên mức giáđánh giá trung bình; - Chú trọng thông tin đầy đủ vềđấu thầu, không chỉ thông tin có liên quan về Quy chếđấu thầu, mà cả thông tin về chủđầu tư, về gói thầu và các nhà thầu xây dựng trong và ngoài nước có liên quan; - Quy định rõ vàđề cao trách nhiệm các cá nhân, nhất là chủđầu tưđối với việc triển khai và hoạt động của dựán xây dựng. - Nên quy định trách nhiệm lâu dài của Hội đồng xét thầu đối với chất lượng, tiến độ của công trình xây dựng. Lập các hội đồng xét thầu theo hướng chuyên nghiệp hoá cũng là một cách khắc phục những hạn chế về tổ chức này hiện nay. 3.2.5. Tăng cường vai trò của chủđầu tư và các cơ quan hữu quan trong đấu thầu xây dựng. 3.2.5.1. Tăng cường vai trò của chủđầu tư. Để nâng cao vai trò của chủđầu tư trong cạnh tranh đấu thầu cần tăng cường quản lýđấu thầu và dựán có xây dựng, tổ chức tốt việc đấu thầu trao thầu, theo dõi thực hiện hợp đồng có nghiệm thu, dự kiến đúng mức giá gói thầu và chống phá giá trong đấu thầu xây dựng... Để cóđược mức giá mời thầu phù hợp, có thểáp dụng phương pháp tính toán dựa vào mức giá tối đa (Gmax) và mức giá tối thiểu (Gmin). Cụ thể là: Bước 1: Xác định mức giá tối đa (Gmax) dựa vào công việc, khối lượng, định mức dự toán, đơn giá xây dựng và các căn cứ khác... với yêu cầu thoả mãn bùđắp tất cả các loại chi phí cần thiết và có lãi ở mức phù hợp cho tổ chức thi công; Bước 2: Xác định mức giá tối thiểu (Gmin) thực chất là tính giá thành xây lắp công trình, do đó không tính tới phần lợi nhuận mang lại cho phí xây lắp và các khoản nộp khác; Bước 3: Xác định khoảng giá mới thầu (Gmt). Giá mời thầu sẽ nằm trong khoảng: Gmin < Gmt <Gmax.Tùy theo yêu cầu nào là cơ bản (trong chất lượng, tiến độ, chi phí) mà dịch chuyển về bên trái hay bên phải của bất đẳng thức này; Bước 4: Xác định dựa theo kinh nghiệm của các chủđầu tư Nhật Bản, giá mời thầu (Gmt) phải > giá tối thiểu (Gmin) và nằm trong khoảng: Gmt = (85% - 90%) Gmax 3.2.5.2. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan và cơ quan khác. - Chú trọng việc giám định chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu, nhất là giám định công đoạn; - Chú trọng khâu thẩm định năng lực nhà thầu (tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm). Điều đó rất cần có sự phối hợp tích cực của các cơ quan chuyên môn: ngân hàng, tài chính, tư vấn, pháp lý... - Xử lý nghiêm các vi phạm chếđộđấu thầu và quản lý xây dựng. Muốn vậy, phải chú trọng hoàn thiện các quy định, tổ chức lực lượng, đầu tư phương tiện vàđổi mới phương pháp làm việc của cán bộ và nhân viên. - Tăng cường vai trò của Hiệp hội nhà thầu xây dựng theo hướng là tổ chức nghề nghiệp hỗ trợđắc lực cho việc tăng khả năng cạnh tranh của nhà thầu xây dựng trong và ngoài nước vàđòi hỏi các tổ chức có liên quan tôn trọng và thực hiện tốt quy chếđấu thầu xây dựng. KẾT LUẬN Nhờ bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như sửa đổi tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu (tổng hợp và phân tích thống kê, điều tra xã hội học, nghiên cứu điển hình (tình huống), so sánh...), đề tài đãđạt được những kết quả sau: - Làm rõ các vấn đề cơ bản của cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng như: thực chất các chỉ tiêu đánh giá, nhân tốảnh hưởng, bài học kinh nghiệm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng... - Đánh giá rõ thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng, chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng và giao thông trong thời gian qua; khẳng định những tiến bộ và sự tăng trưởng, phát triển khá của doanh nghiệp này cũng như chỉ ra các yếu kém và nguyên nhân hạn chế cần khắc phục. - Kiến nghị các giải pháp vàđiều kiện liên quan tới các chủ thể chính: nhà thầu, chủđầu tư, nhà nước và các tổ chức khác có liên quan nhằm đảm bảo lợi ích thực sự của đấu thầu và nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về khả năng cạnh tranh đấu thầu giữa doanh nghiệp xây dựng Việt Nam với các nước trong quá trình hội nhập. Hy vọng với những công trình đã công bố và các kết quả nghiên cứu này, đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc thực hiện các yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tếở nước ta hiện nay. DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢOCHỦYẾU 1. Nghịđịnh 88/2003/NĐ - CP và Nghịđịnh 14/2004/NĐ - CP về qui chếđấu thầu. 2. Nghịđịnh 52/2003/NĐ - CP và nghịđịnh 12/2004/NĐ - CP về quản lýđầu tư và xây dựng. 3. Nghịđịnh 66/2003/NĐ - CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một điều của Quy chếđấu thầu ban hành theo Nghịđịnh 88/CP và Nghịđịnh 14/CP. 4. Thông tư 01/2004/TT – BKH của Bộ Kế hoạch vàđầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 66/CP. 5. Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Cẩm nang về công tác đấu thầu, 1997. 6. Bộ Kế hoạch vàĐầu tư (MPI) – Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) – ngân hàng thế giới (WB), tài liệu tập huấn về công tác đấu thầu, tháng 3/2005. 7. Bộ xây dựng – Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, các báo cáo về công tác đấu thầu 2002 – 2006. 8. Báo cáo về công tác đấu thầu của các Tổng công ty và Công ty xây dựng từ năm 2002 – 2006. 9. Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), Hội thảo chống phá giá trong đấu thầu xây dựng tháng 10/a2006. 10. PGS.TS Lê Công Hoa, Giáo trình Kinh tế và Kinh doanh xây dựng, Đại học Kinh tế quốc dân, 2003. 11. Sổ tay giám thị thi công xây dựng, NXB Xây dựng, 2003. 12. Tạp chí Xây dựng, Kinh tế và Phát triển, các năm 2003 – 2003. 13. Constrution management in developing countries, London First Published 1992. 14. Study Guide Project Planning, Sydney 1994. 15. Construction Project Management. Henry F.W, Naylor, Delmar Publieshed, 1995. PHỤLỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng. Để nắm được những khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu và tìm giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng trong hoạt động này, xin Ông (bà) vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin sau đây: 1- Những thông tin chung: - Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………… - Địa chỉ: - Điện thoại:…………………………Fax:………………………………. - Email:………………………………Website: - Loại hình doanh nghiệp. † DN Nhà nước độc lập † Tổng công ty Nhà nước † DN có VĐT nước ngoài † Công ty cổ phần † Công ty TNHH † Doanh nghiệp tư nhân † Hợp tác xã xây dựng † Loại hình khác - Lĩnh vực kinh doanh: † Xây dựng công nghiệp † Xây dựng dân dụng † Xây dựng giao thông † Xây dựng thuỷ lợi † Xây dựng khác - Quy mô kinh doanh năm 2006: + Tổng số lao động: + Tổng vốn kinh doanh: + Tổng giá trị TSCĐ: + Giá trị xây lắp' 2. Thông tin về tham gia đấu thầu: - Năm bắt đầu tham giao đấu thầu: - Loại công trình tham gia đấu thầu: † Công nghiệp và dân dụng † Giao thông và thuỷ lợi † Lĩnh vực khác † Trong nước † Quốc tế - Kết quả tham gia đấu thầu: Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số công trình đấu thầu Giá trị các công trình đấu thầu Số công trình thắng thầu Giá trị các công trình thắng thầu Số c/trình thắng thầu có quy mô lớn Giá trị các c/trình thắng thầu có quy mô lớn 3. Nhận định về kết quả tham gia đấu thầu: - Kinh nghiệm thắng thầu: † Nghiên cứu kỹ hồ sơ và hiện trường † Lập Hồ sơ dự thầu tốt † Giá dự thầu thấp † Phương pháp thi công tối ưu † Kinh nghiệm khác - Nên dùng chỉ tiêu nào đểđánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu: † Tỷ lệ công trình thắng thầu † Tỷ lệ giá trị thắng thầu † Số lần tham gia dự thầu † Thị phần doanh nghiệp † Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp † Các chỉ tiêu khác - Các nhân tốảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu: Các nhân tố Rất mạnh Mạnh Trung bình Yếu Rất yếu † Quyền lực của chủđầu tư † Các đối thủ cạnh tranh † Khả năng của doanh nghiệp † C/chế, c/sách của Nhà nước † Các nhân tố khác - Nguyên nhân trượt thầu: † Nắm thông tin không chính xác † Sai sót về hồ sơ † Giá dự thầu cao † Thiếu kinh nghiệm quản lýđiều hành † Khả năng tài chính thấp † Năng lực thi công kém † Nguyên nhân khác 4. Đánh giá về quy chếđấu thầu - Về sàn giá cho các gói thầu: † Nên quy định, vì……………………………………………………… † Không nên quy định, vì - Phạm vi đấu thầu (theo giá trị gói thầu): † Nên mở rộng, vì † Nên thu hẹp, vì - Bảo lãnh dự thầu: † Theo % giá dự thầu, vì † Theo mức chung cho từng gói thầu, vì - Các đánh giá khác: Xin trân trọng cám ơn sự cộng tác và giúp đỡ của Ông (bà). Phụ lục 2:Tổng hợp kết quảđiều tra I- Những thông tin cơ bản 1. Loại hình doanh nghiệp STT Loại hình doanh nghiệp Tần suất (14) % 1 Doanh nghiệp nhà nước độc lập 11 78.5 2 Tổng công ty Nhà nước 3 21.5 2. Lĩnh vực kinh doanh STT Lĩnh vực kinh doanh Số lượng Tần suất (14) % 1 Xây dựng công nghiệp 14 14/14 100 2 Xây dựng giao thông 13 13/14 92.9 3 Xây dựng khác 10 10/14 71.4 4 Xây dựng dân dụng 14 14/14 100 5 Xây dựng thuỷ lợi 9 9/14 64.3 3. Quy mô kinh doanh năm 2006: STT Các chỉ tiêu Số DN cung cấp số liệu Giá trị trung bình 1 Tổng số lao động (người) 14 1890 2 Tổng vốn kinh doanh (tỷđồng) 10 281 3 Tổng doanh thu (tỷđồng) 13 320 4 Tổng giá trị TSCĐ (tỷđồng) 11 54 5 Giá trị xây lắp (tỷđồng) 12 286 II. Thông tin về tham gia đấu thầu: 1. Năm tham gia đấu thầu: STT Năm Số lượng % 1 1990 1 7.1 2 1992 1 7.1 3 1994 1 7.1 4 1996 4 28.6 5 2002 2 14.3 6 2004 3 21.4 7 2006 1 7.1 8 Tổng 13 92.9 9 Số lượng DN không trả lời 1 7.1 Tổng 14 100.0 2. Loại công trình đấu thầu: STT Loại công trình tham gia đấu thầu Số lượng Tần suất % 1 Công nghiệp và dân dụng 14 14/14 100 2 Giao thông và thuỷ lợi 13 13/14 92.9 3 Lĩnh vực khác 8 8/14 57.1 STT Phạm vi đấu thầu Số lượng Tần suất % 1 Trong nước 11 11/14 78 2 Quốc tế 4 4/14 28.6 (Nhiều DN không trả lời là họ cóđấu thầu phạm vi trong nước không? Có thể là do lỗi từ người phỏng vấn vàđiều tra. Nên chỉ sốđấu thầu trong nước là 11/14 (78%). Con số này có lẽ là 100% doanh nghiệp đấu thầu trong nước). III. Kết quả tham gia đấu thầu: 1. Tổng số công trình tham gia đấu thầu từ năm 2002đến 2006: STT Tổng công trình đấu thầu 2002 Tổng công trình đấu thầu 2003 Tổng công trình đấu thầu 2004 Tổng công trình đấu thầu 2005 Tổng công trình đấu thầu 2006 1 DN trả lời 11 11 11 12 13 2 DN không trả lời 3 3 3 2 1 3 Số công trình trung bình 42 65 105 156 145 2. Giá trị các công trình đấu thầu: STT Giá trị công trình Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 DN trả lời 12 12 12 13 13 2 DN không trả lời 2 2 2 1 1 3 Số công trình trung bình 125 377 356 295 275 3. Số công trình thắng thầu: STT Số công trình thắng thầu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 DN trả lời 11 11 11 12 13 2 DN không trả lời 3 3 3 2 1 3 Giá trị trung bình 24 31 44 55 53 4. Giá trị các công trình thắng thầu: STT Giá trị công trình thắng thầu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 DN trả lời 12 12 12 13 14 2 DN không trả lời 2 2 2 1 0 3 Giá trị trung bình (tỷđồng) 650 676 89 95 111 5. Số công trình thắng thầu có quy mô lớn STT Số công trình thắng thầu có quy mô lớn Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 DN trả lời 11 11 11 12 13 2 DN không trả lời 3 3 3 2 1 3 Số lượng trung bình 2 3.7 5.4 7 6.4 6. Giá trị các công trình thắng thầu có quy mô lớn STT Giá trị công trình thắng thầu có quy mô lớn Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 DN trả lời 11 11 11 12 13 2 DN không trả lời 3 3 3 2 1 3 Giá trị trung bình (tỷđồng) Không chính xác 34 27 21 36 IV. Nhận định về kết quả tham gia đấu thầu: 1. Kinh nghiệm thắng thầu STT Kinh nghiệm thắng thầu Nghiên cứu kỹ hồ sơ và hiện trường Lập dựán hồ sơ tốt Giá trị thầu thấp Phương án thi công tốt Kinh nghiệm khác 1 Đồng ý 14 13 10 13 8 2 Không đồng ý 0 1 4 0 0 3 % đồng ý 100 92.86 71.43 92.86 57.14 2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu: STT Chỉ tiêu đánh giá KNCT Tỷ lệ công trình đấu thầu Tỷ lệ giá trịđấu thầu Số lần tham dự thầu Thị phần tham dự thầu Phạm vi hoạt động của DN Các chỉ tiêu khác 1 Đồng ý 11 10 2 7 4 3 2 Không đồng ý 3 4 12 7 10 11 3 % đồng ý 78.57 71.43 14.29 50 28.57 21.43 V. Nhân tốảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu: 1. Nhân tốảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu Nhân tốảnh hưởng Quyền lực của chủĐT Các đối thủ cạnh tranh Khả năng của doanh nghiệp C/chế, c/sách của Nhà nước Nhân tố khác Giá trị trung bình 4.2857 4.2143 4.0000 3.5000 2.2857 Chú thích: Điểm 1: rất yếu; điểm 2: yếu; điểm 3: trung bình; điểm 4: mạnh; điểm 5: rất mạnh. 2. Những nguyên nhân trượt thầu Sai sót về hồ sơ STT Nắm thông tin không chính xác Giá dự thầu cao Thiếu kinh nghiệm quản lýđiều hành Khả năng tài chính thấp Năng lực thi công kém Nguyên nhân khác 6 1 Đồng ý 12 12 1 1 3 4 8 2 Không đồng ý 2 2 13 13 11 10 42.86 3 % đồng ý 85.71 85.71 7.143 7.143 24.43 28.57 VI. Đánh giá về quy chếđấu thầu: 1. Về giá sàn cho các gói thầu: STT Nên quy định Không nên quy định 1 Số lượng đồng ý 7 5 2 Số lượng không đồng ý 7 9 3 % đồng ý 50 35.7 2. Phạm vi đấu thầu STT Nên mở rộng Không nên mở rộng 1 Số lượng đồng ý 4 9 2 Số lượng không đồng ý 10 5 3 % đồng ý 28.6 64.5 3. Bảo lãnh dự thầu STT Theo % giá dự thầu Theo mức chung cho từng gói thầu 1 Số lượng đồng ý 2 5 2 Số lượng không đồng ý 12 9 3 % đồng ý 14.3 35.7 VII. Các đánh giá khác Phụ lục 3: Số lượng các nhà thầu nước ngoài tham gia thị trường xây dựng Việt Nam 2006 TT Quốc gia Số lượng TT Quốc gia Số lượng 1 Nhật Bản 32 9 Autralia 2 Singapo 21 10 Đài Loan 3 Hàn Quốc 15 11 Đức 4 Malaisia 11 12 Bỉ 5 Pháp 16 13 Mỹ 6 Hồng Kông 7 14 Phần Lan 7 Thái Lan 6 15 Ấn Độ 8 Trung quốc 6 16 Nam Tư (Nguồn: Bộ Kế hoạch vàĐầu tư2005) Phụ lục 4: Tài sản và vốn của một số nhà thầu nước ngoài năm 2006 TT Tên nhà thầu Quốc tịch Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn chủ sở hữu 1 HAZAMA Nhật 4.973 3.246 0,65 2 DONGAH Hàn Quốc 5.152 3.993 0,77 3 ABB Phần Lan 2.386 1.008 0,42 4 KINDEN Nhật 7.782 4.106 0,53 5 JTOCHU Nhật 75.087 41.434 0,55 6 SUMIMOTO Nhật 39.286 20.846 0,53 7 MASUI Nhật 79.332 44.093 0,55 8 DAEWOO Hàn Quốc 5.856 2.501 0,42 9 HUYNDAI Hàn Quốc 7.438 5.579 0,75 10 ALSTOM Pháp 201 88 0,43 11 KUKDONG Hàn Quốc 1.024 505 0,49 12 SAMHAN Hàn Quốc 617 405 0,66 Nguồn: Hồ sơ năng lực dự thầu tại các ban quản lý 85, PMU11, PMU118. Phụ lục 5: Các quy định chủ yếu vềđấu thầu xây dựng ở Việt Nam 1. Quyết định số 91 TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định quản lý xuất nhập khẩu máy móc thiết bị. 2. Quyết định số 60 BXD - VKT ngày 30/3/1994 của Bộ xây dựng ban hành Quy chếđấu thầu xây lắp; 3. Quyết định số 183 TTg ngày 16/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập HĐXT quốc gia để xét chọn đơn vị trúng thầu các dựán lớn sử dụng vốn của Nhà nước từ 100 tỷđồng trở lên. 4. Nghịđịnh số 43 CP ngày 16/4/1996 của Chính phủ ban hành Quy chếđấu thầu; 5. Nghịđịnh số 93CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu theo Nghịđịnh số 473 CP; 6. Nghịđịnh số 88/2003/NĐ - CP ngày 01/9/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chếđấu thầu; 7. Nghịđịnh số 14/2004/NĐ - CP ngày 05/5/2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu ban hành theo Nghịđịnh số 88/2003/NĐ- CP; 8. Nghịđịnh 66/2003/NĐ - CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chếđấu thầu ban hành theo Nghịđịnh 88/CP và Nghịđịnh 14/CP.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThS-36.doc
Tài liệu liên quan