Đề tài Các mô hình hoạt động hoạt động của ngân hàng trung ương trên thế giới

LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, ngân hàng là nghề được hình thành từ rất lâu . Đầu tiên do yêu cầu của con người mà ngân hàng thương mại được hình thành và phát triển. Tuy nhiên sự càng lớn mạnh đó đã xảy ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đảm bảo trật tự xã hội. Do ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ nên nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia. Cũng vì lý do này mà cần sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động của ngân hàng. Để can thiệp vào Nhà nước cần lập ra một ngân hàng mang tính chất quản lý nền kinh tế cả nước. Từ khi nước ta chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp thì vai trò của ngân hàng trung ương rất quan trọng. Nó có vai trò là ngân hàng phát hành tiền thực hiện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng bằng pháp luật, chính sách và các công cụ khác nhằm tạo mục tiêu của chính sách kinh tế và chính sách tiền tệ với trọng tâm là ổn định tiền tệ. Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một ngân hàng trung ương thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của ngân hàng trung ương cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, ngân hàng trung ương cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của ngân hàng trung ương như thế nào đối với cả quốc gia nhưng đã bao giờ bạn quan tâm rằng nó hoạt động ra sao? Hoạt động theo mô hình nào và vì sao nó lại quan trọng đến thế? Xuất phát từ những lý do trên em lựa chọn đề tài : “Các mô hình hoạt động hoạt động của ngân hàng trung ương trên thế giới”. Để tìm hiểu chi tiết hơn về đề tài này em chia bài ra làm 3 phần như sau: Phần 1 : Lời mở đầu Phần 2 : Nội dung bao gồm sự ra đời ngân hàng trung ương, mô hình hoạt động Phần 3 : Kết luận, nhận xét chung. Dù đã rất cố gắng trong việc xây dựng đề tài nhưng không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành đề tài tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các mô hình hoạt động hoạt động của ngân hàng trung ương trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, ngân hàng là nghề được hình thành từ rất lâu . Đầu tiên do yêu cầu của con người mà ngân hàng thương mại được hình thành và phát triển. Tuy nhiên sự càng lớn mạnh đó đã xảy ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đảm bảo trật tự xã hội. Do ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ nên nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia. Cũng vì lý do này mà cần sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động của ngân hàng. Để can thiệp vào Nhà nước cần lập ra một ngân hàng mang tính chất quản lý nền kinh tế cả nước. Từ khi nước ta chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp thì vai trò của ngân hàng trung ương rất quan trọng. Nó có vai trò là ngân hàng phát hành tiền thực hiện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng bằng pháp luật, chính sách và các công cụ khác nhằm tạo mục tiêu của chính sách kinh tế và chính sách tiền tệ với trọng tâm là ổn định tiền tệ. Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một ngân hàng trung ương thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của ngân hàng trung ương cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, ngân hàng trung ương cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của ngân hàng trung ương như thế nào đối với cả quốc gia nhưng đã bao giờ bạn quan tâm rằng nó hoạt động ra sao? Hoạt động theo mô hình nào và vì sao nó lại quan trọng đến thế? Xuất phát từ những lý do trên em lựa chọn đề tài : “Các mô hình hoạt động hoạt động của ngân hàng trung ương trên thế giới”. Để tìm hiểu chi tiết hơn về đề tài này em chia bài ra làm 3 phần như sau: Phần 1 : Lời mở đầu Phần 2 : Nội dung bao gồm sự ra đời ngân hàng trung ương, mô hình hoạt động Phần 3 : Kết luận, nhận xét chung. Dù đã rất cố gắng trong việc xây dựng đề tài nhưng không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành đề tài tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG Khái niệm và chức năng ngân hàng trung ương Sự ra đời của ngân hàng trung ương là hệ quả của quá trình chuyển hóa ngân hàng thương mại thành ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành thành ngân hang trung ương gắn liền với sự can thiệp của Nhà nước trên lĩnh vực này. Nó ra đời không vì mục đích tìm kiếm doanh lợi mà xuất phát từ yêu cầu của quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ ổn định tiền tệ, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả để phát triển kinh tế. Khái niệm Ngân hàng trung ương là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Chức năng của ngân hàng trung ương. Là ngân hàng phát hành tiền. Là ngân hàng của các ngân hàng. Là ngân hàng của Chính phủ Chức năng quản lý Nhà nước của ngân hàng trung ương. Trên thế giới đã từng tồn tại ba loại mô hình thể hiện tính chất của ngân hàng trung ương trong bộ máy quản lý là: Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ Mô hình ngân hàng trực thuộc chính phủ Ngân hàng trung ương trực thuộc Bộ tài chính 2. Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ 2.1 Khái niệm Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương không chịu sự quản lý của chính phủ mà là của quốc hội. Quan hệ giữa ngân hàng trung ương và chính phủ là quan hệ hợp tác. 2.2 Ưu điểm Ngân hàng trung ương có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. Ngân hàng trung ương do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên không thể đặt dưới quyền chính phủ được mà phải do quốc hội kiểm soát. Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính Được giao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từ Chính phủ hay cơ quan liên quan khác : rõ ràng, cụ thể và thống nhất Quyết định trong việc thực thi các chính sách nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch Các ngân hàng trung ương theo mô hình này là ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật bản và gần đây là ngân hàng trung ương Châu Âu. Mô hình ngân hàng trung ương Châu Âu là một mô hình ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng trung ương Đức mà về cơ chế hoạt động của mô hình này là ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ nhưng điểm đặc biệt là ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của 13 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Euro. 2.3 Nhược điểm Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng trung ương được tổ chức theo mô hình này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ khi điều hành chính sách tiền tệ. Mức độ độc lập của mỗi ngân hàng trung ương phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu nhà nước vào cơ chế lập pháp và nhân sự của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương khó tránh khỏi sự chi phối chính trị và sự thực hiện hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. 3. Ngân hàng trung ương thuộc chính phủ 3.1 Khái niệm Mô hình ngân hàng trung ương thuộc chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương nằm nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ và thực hiện mọi chính sách thể chế của chính phủ. Sự đề xuất ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ xuất phát từ quan điểm cho rằng tiền tệ là một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính, tiền tệ là phương tiện của chính quyền. 3.2 Ưu điểm Theo mô hình này, chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển. 3.3 Nhược điểm Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là ngân hàng trung ương sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho ngân hàng trung ương xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Các nước đang sử dụng mô hình này: phần lớn là các nước Đông Á ( Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Việt Nam…) hoặc các nước thuộc khối XHCN trước đây. Ở Việt Nam cũng được áp dụng mô hình tổ chức ngân hàng trung ương như trên. Điều 1 của pháp lệnh Nhà nước đã khẳng định: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng (nay gọi là chính phủ), sự lớn mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIEs như Singapore, Hàn quốc, Đài Loan...nơi ngân hàng trung ương là một bộ phận trong guồng máy chính phủ là một bằng chứng có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với truyền thống văn hoá Á Đông. Quốc hội 4. Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc Bộ Tài Chính Chính phủ Bộ tài chính Ngân hàng trung ương Đây là loại mô hình kế thừa truyền thống cũ, khi Bộ tài chính còn làm nhiệm vụ phát hành tiền quốc gia. Mô hình này xuất hiện đầu tiên ở Pháp, Anh, sau đó là các nước Malaysia , Thái Lan , Indonesia … Người ta lần lượt từ bỏ mô hình này bởi vì cơ quan phát hành tiền trực thuộc Bộ Tài chính thì khả năng sử dụng công cụ phát hành bù đắp thiếu hụt ngân sách ngày càng dễ dàng. Cơ chế này tự nó tạo ra mâu thuẫn giữa một cơ quan thực hiện nhiệm vụ của ngân sách với một cơ quan quản lý phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ. Hay nói cách khác cơ chế này tự tạo ra mâu thuẫn giữa một cơ quan thực hiện nhiệm vụ của ngân sách “lấy thu để thực hiện chi tiêu” với một cơ quan quản lý phát hành tiền và điểu khiển lượng tiền cung ứng. Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, nhưng hoạt động quản lý của ngân hàng trung ương khác về tính chất so với hoạt động quản lý của các Bộ. Bởi vì việc quản lý của ngân hàng trung ương không chỉ bằng pháp luật mà còn được thực hiện bằng cơ chế nghiệp vụ mang tính chất kinh doanh, thực chất đó là những công cụ điều khiển vĩ mô không vì mục đích lợi nhuận. Hai mặt quản lý và kinh doanh gắn liền với nhau mà trong đó hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu quản lý. 5. Liên hệ Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hiện nay, vị trí của ngân hàng Nhà nước đã được xác định trong pháp lệnh “ngân hàng Nhà nước” năm 1990: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gọi tắt là ngân hàng Nhà nước, là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng nhằm ổn định giá trị đồng tiền, là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 5.1 Mô hình hiện nay của Ngân hàng trung ương Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 5.2 Thành tựu và nhược điểm của mô hình ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5.2.1. Thành tựu - Tạo được sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế. - Giúp chính phủ trong việc hoàn thành các mục tiêu. - Giảm thâm hụt ngân sách Tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng. 5.2.2. Hạn chế. Mất sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Làm xa rời mục tiêu dài hạn. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế, mức độ độc lập thấp. Việc lựa chọn mô hình nào, ngân hàng trung ương độc lập như thế nào không những chỉ dựa vào những tiêu thức trên mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của từng nước. Nước ta có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. “Kinh tế thị trường” mang tính khách quan, “định hướng xã hội chủ nghĩa” mang tính chủ quan, để đưa một sự việc khách quan thành chủ quan cần có sự tác động của một chủ thể bên ngoài và đó không ai khác chính là chính phủ, điều này càng xác định rõ hơn việc lựa chọn mô hình ngân hàng trung ương của nước ta. Để đạt được mục tiêu chiến lược của quốc gia thì việc ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ là … hợp lý! Tuy nhiên không vì lựa chọn mô hình này mà ta không để ý với sự độc lập của ngân hàng trung ương, nếu không chúng ta sẽ phải chịu hậu quả nặng nề trước sự biến động không ngừng của thị trường tài chính nói riêng hay cả nền kinh tế toàn cầu nói chung. Để tồn tại trước những chấn động không ngừng này bắt buộc ngân hàng trung ương phải có phản ứng nhanh nhạy trước những biến động đó, mà sự nhanh nhạy, linh hoạt này lại gắn liền với sự độc lập của ngân hàng trung ương. Do đó dù lựa chọn mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ thì cũng rất cần thiết nâng cao tối đa tính độc lập của ngân hàng trung ương, bởi có thế ngân hàng trung ương mới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn kiềm chế lạm phát hiện nay. 5.3 Liên hệ tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh như sau: 5.3.1. Vị trí pháp lý độc lập Điều 1 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ (cơ quan ngang bộ) và là Ngân hàng trung ương của Nhà nước Việt Nam. Nhưng thực tiễn đã cho thấy, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ thì hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Chính phủ và vị trí pháp lý là Ngân hàng trung ương của một quốc gia bị lu mờ. Gần như mọi hoạt động của Ngân hàng trung ương đều phải được sự cho phép của Chính phủ (hoạt động phát hành tiền, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, hoạt động cho vay ngân sách trung ương, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, cho vay các tổ chức tín dụng trong trường hợp đặc biệt). ở đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ được coi như là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như các bộ khác, chứ không phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia.Trong khi đó, cần phải khẳng định rằng, một Ngân hàng trung ương hiện đại phải có tính độc lập về vị trí pháp lý, nhân sự, cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, mục tiêu và về hoạt động của mình, trong đó sự độc lập về vị trí pháp lý được đặt lên hàng đầu. 5.3.2. Độc lập trong lựa chọn nhân sự, cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành Ngoài vị trí pháp lý độc lập, tính độc lập của Ngân hàng trung ương còn thể hiện trong việc lựa chọn nhân sự, quyết định cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành của ngân hàng. Điều này có nghĩa Ngân hàng trung ương phải có quyền tự chủ trong việc lựa chọn bộ máy quản trị, điều hành sao cho hợp lý nhất, nhằm thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Có thể nói, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, gắn với tính tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng trung ương. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Dự thảo 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều thiết kế việc quản trị theo mô hình thủ trưởng chế. Nếu quản trị theo mô hình này (Thống đốc toàn quyền và là người chịu trách nhiệm duy nhất) như hiện nay ở nước ta có thể sẽ gây ra những hậu quả, thiệt hại nhất định cho nền kinh tế khi hệ thống ngân hàng lâm vào tình trạng khủng hoảng vì một người không bao giờ có thể hiểu biết được mọi vấn đề. 5.3.3. Độc lập về mục tiêu hoạt động Bên cạnh các vấn đề nêu trên, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng trung ương phải được xác định rõ ràng, thể hiện tính độc lập về mục tiêu của Ngân hàng trung ương. Trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , các mục tiêu được quy định quá nhiều: ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Khoản 3, Điều 1). Ngoài các mục tiêu trên thì còn mục tiêu “bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán”. Trong khi đó, mục tiêu tối cao của Ngân hàng trung ương là bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ổn định giá trị đồng tiền. Mục tiêu còn lại là hệ quả của việc đạt được các mục tiêu nêu trên. Trong hai mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng thì mục tiêu thứ hai là tiền đề cho mục tiêu thứ nhất. Ngân hàng trung ương là ngân hàng quản lý hoạt động ngân hàng, nên việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Hoạt động ngân hàng có ổn định, quyền lợi của người gửi tiền có được bảo đảm, tình trạng phá sản ngân hàng được hạn chế ở mức tối đa mới góp phần ổn định giá trị đồng tiền trong nền kinh tế, kiềm chế lạm phát. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, những thách thức trên lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang ngày càng trở nên gay gắt, sự tham gia của các định chế tài chính có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường tiền tệ làm thay đổi cấu trúc của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, dẫn đến hoạt động ngân hàng trở nên sôi động hơn nhưng cũng phức tạp hơn, các loại rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ sẽ tiềm tàng hơn. Vì vậy, mục tiêu có rõ ràng thì Ngân hàng trung ương mới có thể kiểm soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý của mình. 5.3.4. Độc lập trong hoạt động Để đạt được mục tiêu đặt ra, Ngân hàng trung ương phải độc lập trong hoạt động của mình. Hoạt động của Ngân hàng trung ương được ví như con dao hai lưỡi. Nếu thực hiện không hợp lý sẽ gây hậu quả khôn lường cho cả nền kinh tế. Ngược lại, nếu biết sử dụng, nó sẽ là công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu đặt ra. Điều đó đòi hỏi các công cụ ngân hàng phải do Ngân hàng trung ương tự hoạch định, tự quyết định sử dụng theo phương cách linh hoạt, mềm dẻo, tránh sự can thiệp không cần thiết của Chính phủ. Hiện nay, mức độ độc lập, tự chủ trong hoạt động để theo đuổi mục tiêu hoạt động của Ngân hàng trung ương còn rất thấp. Điều 3 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: “Chính phủ xây dựng Dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội; quyết định các chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện. Qua điều luật ta thấy, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực chính sách tiền tệ quốc gia hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào Chính phủ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý của Ngân hàng trung ương. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương là cơ quan am hiểu hơn ai hết về hoạt động ngân hàng, về những diễn biến trên thị trường tiền tệ, về khả năng phân tích các thông tin kinh tế có khả năng tác động tới thị trường tài chính. Thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần được giao quyền tự chủ trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, độc lập trong việc lựa chọn các công cụ để thực thi chính sách này theo hướng giảm thiểu đối đa việc sử dụng các công cụ trực tiếp, tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp, tạo sự linh hoạt trong quản lý, điều hành. Thêm vào đó, cần trao cho ngân hàng quyền chủ động quyết định khối lượng tiền cung ứng. Quyền tự chủ, tính độc lập của Ngân hàng trung ương trong hoạt động của mình sẽ giải cứu được các ngân hàng, tổ chức tín dụng có nguy cơ phá sản, bởi chính Ngân hàng trung ương là cơ quan trực tiếp thanh tra, kiểm tra hoạt động ngân hàng, trên cơ sở đó phát hiện ra các vấn đề cần được giải quyết cấp bách trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro này. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, hình thức tự chủ này cũng phải đảm bảo sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ quốc gia và các mục tiêu của chính sách kinh tế tổng thể của một quốc gia trong những giai đoạn nhất định. 5.3.5. Phạm vi quản lý Ngoài những yêu cầu trên, tính độc lập của Ngân hàng trung ương còn được thể hiện trong phạm vi quản lý. Mỗi một cơ quan nhà nước cần được giao lĩnh vực quản lý tương ứng, gắn với tính tự chịu trách nhiệm của cơ quan đó về lĩnh vực tương ứng, không nên thể hiện sự ôm đồm. Hiện nay, Dự thảo 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Điều 7) đưa Bảo hiểm tiền gửi thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . Điều này làm hạn chế tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và làm pha loãng mục tiêu hoạt động của Ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, chúng ta đang xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thông lệ quốc tế và khẳng định vị thế, vai trò của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi trong việc giám sát, cảnh báo rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có những đặc thù nhất định như hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi, chi trả Bảo hiểm tiền gửi , bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Nếu để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Bảo hiểm tiền gửi sẽ làm mờ nhạt mục tiêu của Bảo hiểm tiền gửi, không phát huy được vai trò của tổ chức này trong nền kinh tế, không đảm bảo được sự linh hoạt trong hoạt động của mình (bởi sự hạn chế về thẩm quyền). Vì vậy, có thể khẳng định tính độc lập của Ngân hàng trung ương không những được thể hiện trong mối quan hệ với Chính phủ, Quốc hội, mà còn trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác ở phạm vi quản lý. KẾT LUẬN Từ những phân tích trên ta thấy được vai trò cũng như cách hoạt động của từng loại mô hình đặc biệt liên hệ tới ngân hàng trung ương Việt Nam. Việc lựa chọn mô hình này đã tạo được sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế với chính phủ, giúp chính phủ thuận lợi trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, giảm thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Không những thế nó còn là nền tảng cho những thay đổi mang tính độc lập hơn của ngân hàng trung ương sau này. Tuy nhiên mô hình này cũng mang lại một vài điểm hạn chế như là ngân hàng trung ương sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho ngân hàng trung ương xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Thẩm quyền của ngân hàng nhà nước trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ còn hạn chế, ngân hàng nhà nước có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ. Về lí thuyết khi áp dụng mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ thì tỷ lệ lạm pháp khó duy trì ở tỷ lệ thấp hơn là mô hình độc lập với chính phủ vì chính phủ có thể lợi dụng ngân hàng trung ương để bù đắp thâm hụt ngân sách. Chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách tiền tệ. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng trung ương, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Đây chính là trường hợp của ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong chính sách phản ứng trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính tiền tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền Vì là cơ quan của Chính phủ nên có khi ngân hàng nhà nước phải thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Như vậy ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ được coi là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như các bộ khác chứ không phải là thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của ngân hàng nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của 1 quốc gia Không có một mô hình nào có thể được coi là thích hợp cho mọi quốc gia. Việc lựa chọn mối quan hệ thích hợp giữa ngân hàng trung ương và chính phủ phải tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, yêu cầu phát triển kinh tế, đặc điểm lịch sử và sự phát triển của hệ thống ngân hàng của từng nước. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định nó cũng bị ảnh hưởng bởi trào lưu của thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH030.doc
Tài liệu liên quan