Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn lực vốn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay

Nhà nước tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp, các kiều bào nước ngoài, và chính những người dân đô thị đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là nhà nước tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài ( FDI, ODA). Môi trường nông thôn Việt Nam chưa hấp dẫn nên lượng các dự án FDI vào khu vực này còn ít. Hầu hết các dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn là những dự án nhỏ, những dự án mang tính nhân đạo. Tuy vậy, nó cũng thúc đẩy quá trình sử dụng vốn trong nông nghiệp hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA vào Việt Nam luôn tăng. Số vốn này được tập trung chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, các dự án xoá đói giảm nghèo, các dự án hỗ trợ tín dụng nông thôn. Như vậy, chính sách đầu tư đã có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đã phần nào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp.

doc12 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng nguồn lực vốn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG NGUỒN LỰC VỐN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nông nghiệp là bộ phận cấu thành bền vững và rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó trực tiếp tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cơ bản, thiết yếu nhất đối với nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người; tạo nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; là nguồn cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Từ nhận thức đó, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và nhà nước đã chú ý đầu tư và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đến nay, diện mạo khu vực này đã có những thay đổi rất căn bản. Tuy nhiên để tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn còn cần tới lượng vốn gấp nhiều lần và phải đảm bảo sử dụng hiệu quả đồng vốn đó. Nhưng sử dụng như thế nào cho hiệu quả thì lại là vấn đề rất khó, chúng ta phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, các nhân tố nội lực cũng như ngoại lực tác động đến việc sử dụng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nhân tố thì có nhiều nhưng có thể chia làm bốn nhóm nhân tố cơ bản sau: Nhóm nhân tố các điều kiện tự nhiên Sự phát triển của bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thì tác động của nhân tố tự nhiên thể hiện rõ nét hơn cả, thậm chí còn mang tính quyết định. Điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng,...có tác động gián tiếp đến việc sử dụng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu đối với người làm nông nghiệp. Nói đến sản xuất nông nghiệp không thể không nói đến đất đai. Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết khí hậu của nước ta là nhiệt đới gió mùa pha trộn tính chất ôn đới, nên chúng ta có cơ cấu giống cây trồng vật nuôi đa dạng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có được sự lựa chọn hợp lý để phát triển sản xuất có lợi nhất cho mình thông qua đó gián tiếp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp. Ở một số vùng đặc biệt là miền Trung thời tiết khí hậu rất khắc nghiệt, vừa có mùa mưa thường xuyên gây lũ lụt, vừa có mùa khô gây hạn hán kéo dài. ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt là rất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hạn hán, lũ lụt, bão hàng năm đã gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền Trung và cả nước. Do độ rủi ro cao như vậy nên khả năng đầu tư vốn vào sản xuất nông nghiệp ở các vùng này còn hạn chế. Những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp của các địa phương này. Hằng năm, nước ta nhận được lượng ánh sáng mặt trời vào loại cao trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho những cây trồng, vật nuôi ưa sáng phát triển. Từ đó có tác động không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực cây trồng vật nuôi này. Nhưng ngược lại đối với những cây trồng vật nuôi không ưa sáng thì vật phát triển còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đầu tư của hộ, hạn chế triển khai tín dụng vào lĩnh vực này. Từ đó, vấn đề đặt ra đối với người sử dụng vốn để hoạt động sản xuất là phải có kinh nghiệm, có kiến thức về tự nhiên, khí hậu thuỷ văn của địa bàn mình sản xuất. Nhóm các nhân tố kinh tế. Các nhân tố này cũng là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng nông thôn: là những công trình chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn như giao thông, thông tin liên lạc, điện, thuỷ lợi, các cơ sở giáo dục, y tế, mạng lưới chợ nông thôn...Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những điều kiện quan trọng hỗ trợ cho quá trình sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp. Yếu tố cơ sở hạ tầng đầu tiên phải kể đến là giao thông vận tải. Giao thông vận tải có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn. Giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho họ giảm chi phí đầu vào như tiền công vận chuyển phân bón, thuốc trừ sâu...giúp cho người nông dân dễ dàng tiếp cận với máy móc hiện đại, công nghệ cao. Mặt khác nó sẽ kích thích lưu thông hàng hoá giúp cho sản xuất thông suốt cả đầu vào và đầu ra, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng nhìn chung hệ thống giao thông nông thôn ở nước ta còn lạc hậu, chưa đồng bộ. Sự phân bố giao thông còn phân tán, chiều dài đường giao thông nhiều lại phân bố ở các vùng xa trung tâm nên càng tạo cho hệ thống giao thông yếu kém. Chính đặc điểm này của giao thông nước ta đã tác động không tốt đến đầu tư vốn cho những vùng xa khu trung tâm gây nên sự kém hiệu quả cho việc sử dụng vốn ở các vùng này. Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, cây trồng chủ yếu là lúa nước nên thuỷ lợi có tác động rất mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi, nước được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển thuận lợi hơn và hạn chế phần nào sự ảnh hưởng của hạn hán, úng ngập. Do đó sẽ đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, từ đó gián tiếp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, thực trạng hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa đồng bộ, công suất khai thác chưc cao, kênh mương, cầu cống, các trạm bơm tưới tiêu... chưa hoạt động hết công suất. Bên cạnh đó việc quản lý thuỷ lợi còn nhiều yếu kém, người dân sử dụng còn mang tính chất tự phát nên đã gây ra hiệu suất hoạt động của hệ thống thấp, gây lãng phí. Từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt ở nông thôn thì còn nhiều bức xúc. Nhu cầu sử dụng nước sạch ở nông thôn ngày càng cao mà chưa được đáp ứng. Do ở nông thôn có rất nhiều khó khăn: địa hình phức tạp, ý thức của người dân chưa cao, ...nên việc đầu tư vốn để xây dựng hệ thống nước sạch còn hạn chế. Vì vậy nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này có hiệu quả rất thấp. Nói đến cơ sở hạ tầng không thể không nói đến hệ thống điện. Từ khi có hệ thống điện trình độ dân trí của người dân nông thôn được nâng cao hơn, các hoạt động vui chơi giải trí xuất hiện nhiều tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân, các hoạt động sản xuất cũng dần được cơ giới hoá, điện khí hoá dần tiến đến tự động hoá, năng suất lao động của người dân cao hơn...dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao thông qua đó gián tiếp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kết cấu hạ tầng nông thông nước ta trải khắp trên toàn bộ lãnh thổ nhưng không đồng đều giữa các vùng, hơn nữa nó còn chịu tác động rất lớn của tự nhiên nên dễ bị hư hỏng, tàn phá. Do đó hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được xây dựng rất khó khăn và chi phí cho việc xây dựng, sửa chữa lại rất tốn kém. Do đặc điểm đó mà nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn là Ngân sách nhà nước và một phần vốn góp của nông dân. Ngân sách của nhà nước thì hạn hẹp, vốn của nông dân chưa huy động được nhiều nên hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta còn lạc hậu đó là hạn chế rất lớn đến sự phát triển của sản xuất và gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp. Với điểm xuất phát là một nền nông nghiệp lạc hậu, khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường. Do đó sự phát triển của khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trước kia, ta chưa áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến thì năng suất lao động chưa cao, dẫn đến hiệu quả đồng vốn đầu tư thấp. Từ khi kỹ thuật tiên tiến được đưa vào sản xuất thì hiệu quả sản xuất của nông hộ tăng lên không ngừng, năng suất lao động đạt ở mức cao, nguồn vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn rất nhiều. - Tốc độ tăng dân số nông thôn nước ta cao, quỹ đất lại hạn hẹp làm cho bình quân đất đầu người thấp, đây là khó khăn đáng kể trong việc tập trung ruộng đất của hộ để mở rộng sản xuất. - Trình độ dân trí là yếu tố cơ bản, phản ánh chất lượng lao động của nguồn nhân lực nói chung, gắn liền với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí phải được nâng cao để có thể tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, khi xã hội phát triển làm cho cơ sở vật chất được tăng cường, yêu cầu trình độ tổ chức quản lý của các hộ được nâng cao tạo ra nhiều khả năng cho vay, giảm rủi ro vốn vay, nhờ vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, ở nông thôn nước ta hiện nay trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết còn hạn hẹp, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt nhiều vùng trung du miền núi có tỷ lệ dân mù chữ và tái mù chữ cao gây khó khăn cho việc hình thành hệ thống tín dụng vay vốn phát triển. Trở ngại lớn hiện nay ta đang gặp phải là trình độ dân trí thấp nên đã hạn chế nhận thức của các hộ sản xuất trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, sử dụng không có định hướng đúng đắn, không có kế hoạch hiệu quả dẫn đến lãng phí hoặc không có khả năng trả nợ vay, cản trở quá trình kinh doanh vốn. Do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong nông nghiệp. Nhóm nhân tố chính sách. Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách đối với phát triển nông nghiệp nông thôn đúng đắn. Chính sách kinh tế là hệ thống các phương thức và các phương tiện đồng bộ mang tính chất kinh tế, nhằm phát triển mỗi nước không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân trong điều kiện kinh tế- xã hội nhất định với hiệu quả cao. Vì vậy, các chính sách kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế, cũng như các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế của quốc gia. Đây là hình thức hay là một kiểu can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Chính sách ruộng đất. Trong hệ thống các biện pháp và chính sách đối với nông nghiệp trọng tâm của vấn đề là người nông dân. Nếu họ thiếu chủ động, không được giao quyền tự chủ, không có động lực sản xuất thì tất cả hệ thống các biện pháp khác đều kém hiệu quả. Mà phát huy quyền tự chủ của người nông dân ở khâu cơ bản nhất chính là ruộng đất. Vì vậy ảnh hưởng của chính sách ruộng đất là rất lớn đến sự phát triển của kinh tế nông thôn. Chính sách mới về ruộng đất với những nội dung cơ bản được quy định trong Luật đất đai tháng 7 năm 1993 đã tạo cơ sở, tiền đề và có thể nói là trung tâm của mọi vấn đề trong việc giải quyết những nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp nông thôn. Kèm theo Luật đất đai là những quy định về thuế nông nghiệp và các văn bản dưới luật khác có liên quan đã có tác dụng to lớn làm chuyển biến nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn nước ta. Luật đất đai đã khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Việc sử dụng đất đai được quy định: nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất bị thu hồi. Chính sách ruộng đất tạo bước đầu phân định rõ vai trò và trách nhiệm của nhà nước xoá bỏ dần việc quốc hữu hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến việc sử dụng ruộng đất. Cũng từ đó mà tăng cường quyền năng tối cao của nhà nước pháp quyền về quản lý đất đai, bảo vệ tài nguyên đất, đảm bảo ruộng đất được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn và phù hợp với yêu cầu của quốc kế dân sinh. Chính sách ruộng đất đã quy định trách nhiệm và quyền sử dụng ruộng đất. Các chủ sử dụng ruộng đất ( các tổ chức kinh tế, hộ nông dân, tư nhân...) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai lâu dài, có thể tự mình sắp xếp, bố trí đất đai hợp lý để sản xuất ra những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao. Việc giao quyền sở hữu ruộng đất cho các hộ nông dân và xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã và đang từng bước khơi dậy tính năng động và giải phóng sức sản xuất. Từ khi thực hiện luật đất đai ( tháng 7/1993) đến nay nhìn chung nông dân phấn khởi yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến nhằm sử dụng và bảo vệ đất sản xuất có hiệu quả . Chính sách tín dụng Đây là một hệ thống những tác động nhằm cung cấp vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp- nông thôn. Đối với các nước đang phát triển thì công cụ này là nhân tố mang tính chất quyết định, phá vỡ tính sản xuất tự cung tự cấp của nông nghiệp- nông thôn, chuyển dần lên sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá. Tín dụng của các chương trình phát triển là nguồn vốn hấp dẫn đối với các hộ đói nghèo, vùng cao- do thời hạn vay dài, lãi suất thấp , lại có các hỗ trợ kỹ thuật kèm theo. Hầu hết các chương trình phát triển cho vay vốn chủ yếu để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Ngoài ra ngân hàng còn cho vay để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và nông thôn như mở rộng và nâng cấp mạng lưới điện, đường giao thông, nước sạch. Vốn ngân hàng cùng với vốn tự có đã giúp hàng triệu hộ nông dân mở rộng đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản, khai thác ruộng muối, phát triển ngành nghề nhiều hộ đã có thu nhập khá, đời sống được cải thiện. Như vậy chính sách tín dụng nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập nâng cao mức sống cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời chính sách tín dụng còn giải quyết bớt căng thẳng trong nông thôn do hiện tượng cho vay nặng lãi gây ra, thúc đẩy cải tiến công nghệ, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất ... Tuy nhiên, chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn ở nước ta còn chồng chéo nhau, chưa đồng bộ với yêu cầu hiện đại gây khó khăn cho người vay. Tuy vậy chính sách tín dụng có tác động khá hiệu quả, đã nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp . Chính sách đầu tư. Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp . Vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế cho nông nghiệp và nông thôn, đây là điều kiện quan trọngđể phát huy những mặt mạnh của các yếu tố khác nhằm phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hơn nữa, đây cũng là lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư, khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi, vì vậy những thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn đầu tư. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước đã có tác dụng to lớn trong việc tăng năng lực sản xuất nông lâm nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp, các kiều bào nước ngoài, và chính những người dân đô thị đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là nhà nước tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài ( FDI, ODA). Môi trường nông thôn Việt Nam chưa hấp dẫn nên lượng các dự án FDI vào khu vực này còn ít. Hầu hết các dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn là những dự án nhỏ, những dự án mang tính nhân đạo. Tuy vậy, nó cũng thúc đẩy quá trình sử dụng vốn trong nông nghiệp hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA vào Việt Nam luôn tăng. Số vốn này được tập trung chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, các dự án xoá đói giảm nghèo, các dự án hỗ trợ tín dụng nông thôn. Như vậy, chính sách đầu tư đã có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đã phần nào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp. Một số chính sách khác như: chính sách công nghiệp, chính sách về thị trường,...cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp.Vì các hộ sản xuất nông nghiệp hiện nay đều phải gắn với thị trường, việc thay đổi các chính sách này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, cũng như tiêu thụ sản phẩm. ảnh hưởng này có thể là xấu hay tốt còn phụ thuộc vào sự phù hợp của chính sách. Nhóm nhân tố xã hội. Đất nước ta có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có một truyền thống văn hoá riêng, có phong tục tập quán khác nhau,...do đó cách thức sản xuất của mỗi dân tộc cũng không giống nhau,điều này cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp không giống nhau. Các đặc điểm xã hội khác như tôn giáo, kinh nghiệm sản xuất,... ở mỗi vùng khác nhau cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. *Tóm lại: Các nhân tố trên tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp. Ta nghiên cứu các nhân tố để từ đó có các giải pháp đối với từng nhân tố, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng vốn. Và đó cũng là cơ sở góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0219.doc
Tài liệu liên quan