Đề tài Cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN Chương I: ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1.1. Chứng khoán là gì? 1.2. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay 1.2.2. Báo chí nước ngoài nói về thị trường chứng khoán Việt Nam 1.3 Vai trò của các trung tâm giao dịch chứng khoán với sự phát triển của TTCK VN 1.3.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM 1.3.2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán HN 1.4. Thực hiện đăng ký chứng khoán Chương II: KHẢO SÁT CÁCH TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM (QUA THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM, BÁO ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ KÊNH TRUYỀN HÌNH INFO TV) 2.1 Tầm quan trọng của thông tin 2.2 Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam 2.3 Khảo sát Báo Đầu tư Chứng khoán 2.4 Khảo sát kênh INFO TV Chương III: NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÁCH TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 3.1. Trình độ tác nghiệp của phóng viên viết về thị trường chứng khoán ở Việt Nam 3.1.1. Tác nghiệp của phóng viên viết về thị trường chứng khoán 3.1.2. Một số lỗi thường gặp trên báo chí viết về thị trường chứng khoán 3.2 Những đề xuất đối với phóng viên theo dõi mảng chứng khoán: 3.2.1 Những yếu tố cần có của một phóng viên đưa tin chứng khoán 3.2.2 Một vài điều cần tìm hiểu trước khi viết bài 3.2.3 Lời khuyên về cách thức thực hiện bài báo KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trích dẫn Nội dung Năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) mở cửa đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN). 5 năm sau, ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà Nội (HN) cũng chính thức khai trương hoạt động. Đây là lĩnh vực không còn xa lạ trên thế giới nhưng lại rất mới mẻ ở Việt Nam - lĩnh vực được ước đoán sẽ có tốc độ phát triển như vũ bão, hứa hẹn mở ra thật nhiều cơ hội cho những người thực sự am hiểu về nó. Kinh tế là lĩnh vực hoạt động cơ bản, phức tạp và có tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thông tin đang trở thành một nguồn lực quan trọng góp phần to lớn không chỉ trong công tác quản lý điều hành các hoạt động kinh tế mà còn góp phần tạo ra các giá trị mới. Bên cạnh những bài báo chính xác, khách quan về hoạt động mọi mặt của thị trường chứng khoán, vẫn còn nhiều bài viết vội. Người viết chưa tìm hiểu kỹ cách vận hành thị trường nên còn nhiều sai sót đáng tiếc. Điều này cũng dễ hiểu, vì ở Việt Nam ta, rất có thể một người chuyên viết về bình luận kịch nghệ hay phê bình văn học nay nhảy sang viết kinh tế, làm sao tránh sai sót. Không phải ngẫu nhiên mà ở xã hội văn minh, trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hoá mạnh mẽ, thông tin được coi là thứ hàng hoá đắt giá nhất, thậm chí còn quý hơn vốn liếng. TTCK luôn biến đổi, có thể làm cho nhà đầu tư (NĐT) thắng lớn hoặc thua đậm trong thời gian ngắn. Thời đại ngày nay là thời đại: “Ai nắm được thông tin coi như nắm được thành công trong tay.” Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng trong việc tuyên truyền, đưa thông tin về các vấn đề kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, sự thành công đó còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức, cách xử lý, sự sáng tạo của người sử dụng thông tin.

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cách thức tiếp cận và xử lý thông tin chứng khoán của phóng viên kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra và nhiều quỹ đầu tư khác cũng đang làm như vậy. Nếu là một nhà đầu tư cá nhân mới chân ướt chân ráo vào thị trường, thử hỏi bạn có xanh mặt không? Nhưng ngay sau đó vài ngày, thị trường đã tăng trở lại, và các báo lại bắt đầu hô hào với những mỹ từ: Xanh rợp trời, con tim đã vui trở lại… Cảnh báo là rất cần thiết đối với các nhà đầu tư nhắm mắt lao vào thị trường và không quan tâm mình mua gì và mua ở giá nào. Tuy nhiên, cảnh báo nên chỉ nói đến một vấn đề cụ thể của thị trường hơn là thẳng thắn nhận định rằng, thị trường là quá rủi ro, giá quá cao, tăng trưởng quá nóng… “Mưa dầm thấm lâu, dư luận sẽ tẩy chay TTCK nếu như những cảnh báo chỉ cho thấy mặt tiêu cực của thị trường mà không chỉ ra rằng, những tiêu cực đó chỉ là cá biệt. Rồi báo chí lại khuyếch đại những cảnh báo lên vài lần, nghe cảnh báo cứ như một kiểu đánh hội đồng”, giám đốc một công ty chứng khoán có trụ sở tại TP. HCM nói. Vào đầu tháng 4, tổ chức Tài chính quốc tế IMF đã tính chỉ số P/E như thế nào khi tư vấn cho các cơ quan của Chính phủ và đồng thời dự báo sự sụt giảm tới 30% của thị trường chứng khoán. Sự cố này có thể cho thấy, ngay cả các tổ chức lớn nước ngoài cũng hoàn toàn có thể nhìn nhận thiếu chính xác, không khách quan hoặc có thể không nói thật nhìn nhận của họ về thị trường. 3- Nhiều ý kiến chủ quan Với báo chí viết về thị trường chứng khoán, dạng bài thông dụng nhất là đưa thông tin, sự kiện thuần tuý, không có ý kiến chủ quan mang tính định hướng công chúng của người viết vào đó. Nếu có Một số bài báo trong thời gian qua đã góp phần kích thích lòng tham làm giàu chóng vánh ở nhiều người. Tập trung trong một thời gian ngắn, hàng loạt bài báo ở dạng phóng sự, ghi nhận chuyện anh T, cô G, hay bà Đ bỏ tiền vào thị trường chứng khoán, và như một câu chuyện cổ tích có hậu, những người này biến thành tỷ phú hầu như tức thời. Có những trường hợp này không? Có thể có. Rất có thể nữa là đằng khác. Nhưng vì có hàng loạt bài báo viết với một mô típ tương tự, xin được nghi ngờ tính chính xác của nó. Vì cho dù thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng, nhưng so giữa tháng 4 năm ngoái và tháng 4 năm này, mức tăng cũng chỉ khoảng gấp hai lần. Nếu không có cái nhìn tỉnh táo, chỉ bị tác động bởi những câu chuyện làm giàu nhờ chứng khoán dễ dàng như “báo đăng”, sẽ có nhiều người lấy hết tiền dành dụm, đổ vào chứng khoán trong khi chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về cả tâm lý lẫn kiến thức. Một dạng bài cũng rất nguy hiểm là bình luận, mới nghe qua rất hợp lý, nhưng đọc kỹ mới thấy thực tế không đúng như vậy. Xin dẫn chứng một câu bình luận: “Cần nhớ rằng, tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đã lên đến gần 400 nghìn tỉ đồng, chỉ cần một phần tư số vốn này chuyển sang thì thị trường địa ốc cũng đã bềnh lên, trong đó cả số lượng giao dịch, cả về giá cả cũng tăng cao”. Tổng giá trị vốn hoá đúng là nhiều nhưng đa phần cổ phiếu nằm yên thế, không phải cổ phiếu nào cũng được giao dịch hàng ngày. Hơn nữa, nếu một phần tư số vốn này chuyển đi thì chắc chắn giá cả thị trường sẽ thay đổi khủng khiếp chứ không có chuyện từ chứng khoán chuyển sang địa ốc một cách dễ dàng như vậy. Nhiều phóng viên nghe giám đốc công ty nói gì bèn viết lại nguyên như thế mà không cần suy nghĩ họ nói đúng hay sai. Ví dụ một tờ báo phỏng vấn một tổng giám đốc và ông này nói: Tập đoàn XZY, với tổng giá trị thị trường ước tính trên 11.000 tỉ đồng, đảm bảo đủ khả năng tài chính khi quyết định mua cổ phiếu của YZX”. Tổng giá trị thị trường của công ty này là ở ngoài thị trường chứng khoán chứ đâu phải của công ty mà ông ta bảo đủ khả năng mua lại công ty khác với giá cao. Cứ giả thử toàn bộ cổ phiếu của công ty nằm trong tay công ty này, nếu họ bán ra để có tiền mua YZX thì giá sẽ rớt ngay chứ đâu ở mức 11.000 tỷ đồng nữa. Ở đây cũng xin nhận xét như thế này: Một người được gọi là chuyên gia thì chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành của ông ấy thôi. Vì thế một tiến sĩ chuyên về kinh tế phát triển có thể không là chuyên gia chứng khoán. Người viết báo cần phân biệt như thế để phỏi phỏng vấn sai đối tượng. 4- Dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà không giải thích cho độc giả: Ví dụ 1: Bài viết trên VnExpress: "Nóng" nhất trong phiên sáng nay là cổ phiếu sữa VNM, giá tăng 7.000 đồng đạt 150.000 đồng, khối lượng khớp lệnh hơn 439.500 đơn vị... Các blue-chip như SAM tăng giá 8.000 đồng, REE tăng 7.000 đồng, GMD tăng 7.000 đồng. (Blue-chip tăng giá; VNExpress, 9/1/2007) à Không hề có một chữ giải thích blue-chip là cái gì nhưng cứ nói khơi khơi và đưa cả lên tít. Nếu không có từ điển trong tay thì chắc nhiều độc giả chỉ có nước dịch từng từ thành... "con chip màu xanh." Ví dụ 2: Bài viết “Phiên giao dịch này có 19 cổ phiếu tăng giá trong đó 15 mã kịch trần nhưng cũng chỉ giúp VN-Index tăng được 0,22 điểm. Nguyên nhân là do VNM đứng giá và một số đầu tàu như REE, SAM, BBC, DHA, GIL, TMS “cài số lùi”. Dù vậy, đỉnh mới của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 6 năm hoạt động đã được thiết lập với 15 cổ phiếu tăng trần hôm nay chủ yếu vẫn là những mã giá rẻ. Trong khi những “đại gia” ngất ngưởng mức “đầu 8, đầu 9” thì xu hướng đổ tiền vào các cổ phiếu “nhỏ” có vẻ được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ưa chuộng. Lượng dư mua trần ở những mã này vẫn rất lớn như BBT (68,7 vạn), LAF (26,8 vạn), HTV (20,8 vạn), DPC (10,5 vạn).” à Một bài bình luận tản mạn về vấn đề này thì có thể dùng những "ngôn ngữ nháy nháy" mà phóng viên thấy là phù hợp, nhưng nếu đưa tin thuần túy thôi thì làm sao với tin kinh tế, lại về chủ đề chứng khoán khá rắc rối, lại nói năng tự nhiên theo kiểu "chợ cá" này được? Trong khi đó, kiểu sử dụng thuật ngữ (dư mua trần, tăng trần) và mã công ty thì lại quá chuyên ngành. Chỉ nói REE, SAM, BBC, DHA, GIL, TMS... thì độc giả biết là công ty nào mà theo dõi. Ngay cả những hãng tin lớn chuyên về tin tài chính thì họ cũng phải viết rõ tên công ty rồi mới mở ngoặc cái mã. Không lẽ loại tin này chỉ dành cho những người chuyên kinh doanh cổ phiếu.   5- Mỗi báo đưa tin một kiểu: Ví dụ: “15 công ty thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đang tiến hành cổ phần hóa. 8 công ty còn lại của tập đoàn này cũng sẽ cổ phần dứt điểm dự kiến vào năm 2008. (Năm 2008 không còn công ty dệt may 100% vốn nhà nước; Tuổi Trẻ, 28/1/2007)” (Theo tuoitre.com.vn.). “15 công ty thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đang tiến hành cổ phần hóa. 8 công ty còn lại của tập đoàn này cũng sẽ cổ phần dứt điểm dự kiến vào năm 2008. Năm 2008 không còn công ty dệt may 100% vốn nhà nước” (Theo VnExpress). “Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đã cho biết như vậy tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều 27/1. Năm 2007, không còn công ty dệt may nhà nước”(Theo Thanh Niên).   Không hiểu ông Chủ tịch Vinatex nói thế nào mà mỗi báo nghe ra một kiểu nhỉ? Nhưng nếu độc giả cứ theo nguyên tắc đa số thắng thiểu số thì con số 2008 mới là đúng (với điều kiện họ phải đọc tất cả các báo để biết sự sai lệch này)  6- Cẩu thả nên đưa tin sai: « Tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM, cứ tưởng sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) phục hồi vào cuối tuần qua, TTCK lại rơi vào cảnh tăng giảm thất thường.... Nhưng đến khớp lệnh cuối cùng, chỉ số VN-Index còn 1.158,9 điểm, giảm 11,24 điểm (1%) ». (Bài Thị trường chứng khoán TPHCM lại tiếp tục "xì hơi" - chỉ số VN-Index giảm còn 1.158,9 điểm; Tin Tức, trang 3, 5/3/2007) à Rõ ràng VN-Index ngày 5/3/2007 tăng 11,24 điểm lên 1.158,9, thế mà không hiểu sao phóng viên này lại bảo là giảm. Câu đầu tiên của tin đọc lên cũng lộn xộn, thiếu logic. "Cứ tưởng sau tăng... thì lại thất thường" là sao? Rồi lại "nhưng giảm...." thì lại càng chẳng liên quan gì.  7- Trình độ hiểu biết về chứng khoán còn yếu kém: Ví dụ: Một tờ báo lớn, cử phóng viên ghi nhận tình hình mua bán chứng khoán ở “phố Wall” – Việt Nam đã tả: “Buổi chiều, khi các nhà đầu tư bán được cổ phiếu vào buổi sáng khệ nệ xách từng giỏ tiền ra về thì câu chuyện của những bà, những chị ở “Phố Wall” lại càng xôm tụ hơn”. Nếu phóng viên này chịu khó vào hỏi nhân viên công ty chứng khoán sẽ biết ngay: phải sau ba ngày tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản, làm gì có chuyện sáng bán, chiều xách tiền về. Rất nhiều bài báo trong thời gian vừa qua nhắc đến hệ số P/E và chú thích lung tung. Chẳng hạn tờ T.S (số ra ngày 5/4/2007) vẫn còn ghi “tỷ lệ P/E - lợi nhuận đầu tư”, một tờ khác trích lời một chuyên gia, viết rằng P/E là tỷ lệ phần trăm. Có báo tính P/E của một công ty lên đến trên 1.000 lần! Nhiều trang diễn đàn vẫn còn nhắc chuyện một phóng viên đưa tin giá cổ phiếu của một công ty “sập sàn” vì giảm quá nhiều trong một ngày 728.000 đồng xuống còn 190.000 đồng), trong khi không biết rằng cổ phiếu này được giao dịch trong ngày không hưởng cổ tức 15% và mỗi cổ phiếu được thưởng ba cổ phiếu. Có người bình luận rất đau: “Cần biết rằng viết về chứng khoán rủi ro rất cao nếu không hiểu biết về nó”. 8- Đạo đức của phóng viên chưa tốt, có biểu hiện trục lợi cá nhân: Mục tiêu chính của một phóng viên, và điều này đúng cho bất kỳ phóng viên nào, là mô tả sự thật và làm việc đó một cách thành thực và độc lập. Nhưng vấn đề đáng lo ngại nhất đối với một phóng viên, nhất là khi bạn là phóng viên phụ trách lĩnh vực tài chính, là giữ tính trung lập bằng cách né tránh những xung đột về lợi ích. Một trong những nguyên tắc đạo đức chính đặt ra với các phóng viên tài chính là việc họ không được phép sở hữu cổ phiếu ở những công ty mà họ viết, vì điều này có thể dễ dàng ảnh hưởng tới việc đưa tin bài về những cổ phiếu và những công ty đó. 3.2 Những đề xuất đối với phóng viên theo dõi mảng chứng khoán: 3.2.1 Những yếu tố cần có của một phóng viên đưa tin chứng khoán : Khi đánh giá về mức tác động của báo chí đối với thị trường chứng khoán, một chuyên gia đã có nhận xét: “Nhiều người có thể thấy nhà báo viết về mảng an ninh, xã hội thường phải có thần kinh thép khi liên tục phải đưa tin về các vụ án, cướp của, giết người, hiếp dâm... Tuy nhiên, chính những người làm báo kinh tế mới phải là những người có thần kinh thép khi động đến những vấn đề sống còn của một cá nhân, tổ chức,thậm chí cả một nền kinh tế”. Trong bối cảnh yêu cầu ngày càng cao, tiêu chí đặt ra cho các phương tiện truyền thông là phải “chuyên nghiệp hóa” và “chủ động hóa” đội ngũ phóng viên về tài chính. Các phóng viên tài chính, khi đưa tin dứt khoát không thể là “diễn viên chính” trong “trò chơi tài chính”, mà phải là “người đứng ngoài” đưa tin về cuộc chơi. Mặt khác, những phóng viên này phải luôn duy trì tư duy phản biện thông tin, có thêm các ý kiến độc lập, phân tích chuyên sâu của riêng mình, thậm chí là lật ngược lại phân tích của người khác. Để làm được như vậy, phóng viên tài chính chuyên nghiệp cần phải là một người có kiến thức tốt và am hiểu về thị trường. Nhiều hãng tin tài chính lớn đã thuê những chuyên gia tài chính làm việc cho mình, và bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo phóng viên. Nếu phương tiện truyền thông nào làm được điều này, “niềm tin” của nhà đầu tư vào phương tiện truyền thông đó sẽ tăng lên, đặc biệt là qua những đợt biến động lớn của thị trường. Dưới đây là một số yếu tố « cần » của một phóng viên chứng khoán : Kỹ năng nghiệp vụ: Kiến thức chung về kinh tế, chứng khoán Kỹ năng làm báo, săn tin, Ngoại ngữ : Tìm hiểu thị trường, biến động trên trường quốc tế, tìm thông tin ở các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài, rất hữu ích nếu tham gia viết bài cho các hãng thông tấn nước ngoài. Kỹ năng mềm : Khả năng giao tiếp, nhạy cảm trong phán đoán tình hình. Phẩm chất đạo đức của một người làm nghề: Hiện tại, một bộ quy chuẩn đạo đức là điều rất cần đối với từng lĩnh vực báo chí riêng để giúp cho phóng viên tự điều chỉnh hành vi và tham gia tốt hơn trong tác nghiệp. Với phóng viên viết chứng khoán chuyên nghiệp, điều này mang tính chất sống còn. Đặc biệt, trong thời gian qua khi vấn đề nhà báo có nên chơi hay không chơi cổ phiếu được đặt ra và có nhiều ý kiến khác nhau. Điều này thể hiện đã có những quan tâm, chú ý đối với vấn đề «quy tắc ứng xử » của người làm nghề đưa tin chứng khoán. Tuy nhiên, thiết nghĩ nếu như có một bộ quy chuẩn đạo đức được quy định rõ ràng, thì báo chí và các cơ quan chức năng sẽ không phải tốn nhiều công sức và giấy mức đến vậy để rồi – đâu lại vào đấy, chẳng giải quyết được việc gì. Lấy ví dụ : thay vì kêu gọi hay áp đặt một sự cấm đoán thì sẽ quy định người làm báo không được tham gia trực tiếp, hoặc gián tiếp vào các hoạt động giao dịch cổ phiếu mình sẽ đưa tin để tránh xung đột quyền lợi. Họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật hoặc cơ quan chủ quản nếu vi phạm quy định trên. (Xem bộ quy tắc đạo đức thời báo New York) 3.2.2 Một vài điều cần tìm hiểu trước khi viết bài Những thay đổi về quy định và hệ thống kế toán: Những thay đổi này làm hệ thống mạnh lên hay yếu đi? Chúng có mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư hoặc các công ty niêm yết, hoặc cả hai hay không? Làm giá hoặc do những người giao dịch nội bộ, hoặc do các nhà đầu tư lớn nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu để có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Các công ty nội địa có niêm yết ở thị trường nước ngoài không? (thông qua chứng khoán ký quỹ Mỹ (ADR) hoặc chứng khoán ký quỹ toàn cầu (GDR). Tại sao họ lại làm như vậy? Vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài: Vai trò này có thể thay đổi (thường là mạnh lên) do các quy định về đầu tư được nới lỏng. Hoặc vì thị trường phát triển và trở nên hấp dẫn hơn. Một số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường có thể giúp ổn định giao dịch, vì họ sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp mà các nhà đầu tư trong nước chưa có đủ thời gian đạt được. Mặt khác, với tầm cỡ của họ, các nhà đầu tư nước ngoài có thể áp đảo thị trường nội địa, làm thị trường trở nên rất tấp nập, nhưng nếu họ rút ra thì thị trường sẽ rất trì trệ. Những thay đổi đột ngột ở thị trường nước ngoài cũng gây ảnh hưởng ngay đến thị trường trong nước. Vì vậy, tính lây lan sẽ ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của một nước. Các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phiếu trên thi trường chứng khoán trong nước? Những khoản đầu tư này mang tính chất “tiền nóng” hay có mục đích lâu dài? Ai đang áp đảo thị trường – các nhà đầu tư định chế, hay các nhà đầu tư lẻ? hồ sơ của một nhà đầu tư cụ thể nào đó có thay đổi không? Nếu có thì tại sao? 3.2.3 Lời khuyên về cách thức thực hiện bài báo 3.2.3.1 Biến bài viết đó thành của mình: Điểm yếu nhất của một phóng viên là chỉ dựa vào một nguồn tin. Các chính phủ, các công ty, và các tổ chức phi chính phủ đa ra một số lượng lớn các thông cáo báo chí và cá tài liệu tự tiếp thị cho bản thân, và thường thì những nội dung này được đưa nguyên xi lên báo chí mà không có bàn tay của nhà báo đụng vào. Phóng viên không hề cảm thấy hài lòng với mình khi làm như vậy. Thay vào đó hay coi đó chỉ là điểm xuất phát cho bài viết. Hãy tìm thêm những thông tin khác, tìm các nguồn mới, tìm các góc độ khác nhau của vấn đề, anh chị sẽ cảm thấy mình đã đạt được một điều gì đó. Và nếu sau bao thời gian nghiên cứu tìm tòi, kết quả chỉ là những thông tin cũ rích nhàm chán hoặc không quan trọng, hãy lấy dũng cảm để loại nó ra khỏi danh mục đầu tư thời gian của mình. 3.2.3.2 Hãy tìm tới tận đáy của vấn đề: Hãy đào hết chiều sâu của vấn đề. Trogn thời đại mà những thông tin cơ bản hoặc đơn giản có thể tìm thấy nhan nhản trên các bản tin 24h, thì cái độc giả cần là hiểu được ý nghĩa của các thông tin, hay vấn đề của nó. Vì vậy các bài viết của chúng ta ý nghĩa của sự việc phải được đưa lên đầu. 3.2.3.3 Hãy tự tạo ra niềm vui trong công việc. Hãy ra khỏi bàn giấy, đi tới những nơi có sự việc xảy ra, những nơi chỉ được nhắc đến trừu tượng trên các thông cáo báo chí và mang lại sự sống cho các bài báo viết về kinh tế. Hãy tìm hiểu vấn đề kỹ hơn. Điều này sẽ mang lại sự sống cho bài viết. Hãy giải thích vấn đề càng kỹ càng tốt. Một trong những niềm vui với người làm truyền thông trong lĩnh vực tài chính là thấy mọi người hiểu ra một vấn đề trước đây họ không hiểu. - Công ty chứng khoán săn nhân lực công bố thông tin - Nhiều tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đang ráo riết tìm nhân lực đảm nhận việc vận hành trang thông tin điện tử. Ứng viên có nghiệp vụ báo chí được ưu tiên. - Theo Thông tư 38 của Bộ Tài chính, các đối tượng công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán phải lập trang thông tin điện tử và phải thường xuyên cập nhật tin tức trên đó. Địa chỉ trang thông tin điện tử và mọi thay đổi liên quan được thông báo công khai. Đây sẽ là kênh truyền tải thông tin chủ yếu đến thị trường và các nhà đầu tư. - Ngày 25/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn yêu cầu các tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ báo cáo về thực trạng, tiến trình kế hoạch lập trang thông tin điện tử trước 20/5 và nhanh chóng công bố cho nhà đầu tư biết. - Theo ước tính của một chuyên gia trong ngành, hiện có khoảng 400 tổ chức, trong đó có gần 200 doanh nghiệp niêm yết phải xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử. Mô hình câu lạc bộ nhà báo - một hương đi cần khuyến khích Nghề liên quan đến lĩnh vực chứng khoán có đặc thù là luôn sôi động và phát triển cùng với thị trường. Trong đó việc phân tích và xử lý thông tin cũng như trau dồi nghiệp vụ là điều vô cùng cần thiết. Chính vì lý do đó, một điều tất yếu là sẽ dẫn đến việc những người có cùng chung một sở thích đam mê hay một công việc liên quan đến lĩnh vực nào đó tìm đến với nhau để trao đổi và trau dồi kiến thức, học hỏi lẫn nhau và để dựa vào nhau. Chúng ta đã từng thấy rất nhiều mô hình câu lạc bộ đã mọc lên như: Câu lạc bộ nhà đầu tư chứng khoán, câu lạc bộ nhà tư vấn chứng khoán OTC, câu lạc bộ chứng khoán trẻ của những sinh viên đại học. Với lĩnh vực báo chí, một kinh nghiệm được các bậc đi trước để lại là không nên bao giờ tự thân hoạt động mà luôn phải có đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp để chia sẻ thông tin và để có thêm sức mạnh trong đấu tranh. Điều này đã được cụ thể hoá trong nhiều trường hợp. Được biết Hội Nhà Báo Việt Nam đã phê duyệt phương án thành lập một câu lạc bộ các nhà báo chứng khoán. Đây là một bước đi đúng hướng nhằm tạo ra một môi trường sinh hoạt nghiệp vụ chuyên ngành cho các nhà báo, qua đó nâng cao chất lượng thông tin phản ánh về lĩnh vực tài chính - chứng khoán trên mặt báo.   KẾT LUẬN: Nếu thị trường chứng khoán như đã nói là phong vũ biểu của nền kinh tế thì báo chí có thể được coi là nhiệt kế của thị trường chứng khoán. Ngày nay thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển với tốc độ và quy mô càng lớn. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự lớn mạnh của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, sự lớn mạnh đó cũng đặt ra yêu cầu rất lớn đối với nguồn thông tin. Một kênh thông tin đầy đủ và đáng tin cậy luôn là điều cần thiết để giúp cho thị trường vốn rất nhạy cảm này có thể phát triên một cách lành mạnh và bền vững. Nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn đối với nguồn tin của mình. có thể đó là một thông tin trên diễn đàn, có thể đó là một văn bản của uỷ ban chứng khoán, có thể đó là từ một người có thể đó là một tin đồn nhưng chắc chắn nguồn tin thông dụng nhất vẫn sẽ là từ báo chí. Đòi hỏi của độc giả, những người tham gia vào thị trường chứng khoán và cũng là khách hàng của mình là một nhu cầu khiến cho những người làm báo chỉ không thể làm ngơ. Và họ đã vào cuộc. Vào cuộc một cách say mê ngay từ cái thủa ban đầu đầy bỡ ngỡ. Cái mà họ cung cấp cho độc giả tất nhiên là thông tin. Và không chỉ có thông tin đó còn là những nhận định, đánh giá, bình luận và tư vấn mang tính phát hiện và chứa đựng trong đó mục tiêu giúp định hướng và ổn định thị trường. Có lẽ không ở lĩnh vực thông tin nào mà báo chí còn đóng vai trò như một lớp học (trực tiếp hoặc gián tiếp) cung cấp cả kiến thức về lĩnh vực đó cho độc giả. Cũng không ở đâu mà từng tốp nhà báo lần lượt thuyên chuyển từ các lĩnh vực thông tin khác sang làm báo chứng khoán để lấp đầy khoảng trống của sự thiếu hụt nhân sự trong lĩnh vực thông tin chứng khoán. 7 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán cũng là 7 năm ra đời đội ngũ phóng viên viết về chứng khoán đầu tiên của Việt Nam. Đôi lúc có thể có những bài viết không làm hài lòng người đọc do những lỗi kỹ thuật ngô nghê của những người non tay. Đôi lúc người đọc khó chịu khi phải đọc một bài viết khó hiểu và quá trừu tượng của một chuyên gia kinh tế viết báo. Nhưng trên hết, những bài báo về chứng khoán cùng với các kênh thông tin khác vẫn được đón nhận. Các tờ báo chứng khoán, các chuyên trang chứng khoán vẫn liên tục được mở ra và thu hút độc giả. Và quả thực nhà báo chứng khoán đã trưởng thành rất nhanh để nắm bắt thông tin, để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Và cũng do vậy, những người làm báo chứng khoán bỗng chốc lại trở nên có một vị trí rât đặc biệt. Họ làm nghề thông tin về một lĩnh vực mà thông tin chính là vàng. Và không ít trong chính số họ đã trở thành nhà đầu tư, và trở nên giàu có. Và rồi rất nhiều sự việc mà người ta gọi là thông tin nội gián, hay làm giá, hay điều khiển thị trường đã có bàn tay của những người làm báo. Đến đây người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi nhà báo có nên là nhà đầu tư, nhà báo làm gì để cân bằng được mâu thuẫn giữa công việc và quyền lợi cá nhân, hay có nên có những quy chuẩn đạo đức với nhà báo viết về tài chính chứng khoán. Đã có hẳn những buổi giao lưu, hội thảo, diễn đàn và nhiều bài viết nói về vấn đề này, để nêu thực trạng và để trình bày giải pháp. Có người nói rằng cần phải quy định không cho nhà báo được đầu tư chứng khoán. Có người nói rằng đó là quyền cá nhân, không thể cấm nhưng điều quan trọng là phải đào tạo về ý thức và thái độ chuyên nghiệp với nghề báo. Với cá nhân người viết tập luận văn này xin có một tham gia nhỏ. Nếu nói cấm nhà báo chơi chứng khoán thì quả là điều không tưởng và cũng không ích gì bởi lẽ nếu cấm người viết báo nhưng không thể cấm được người thân của người viết báo. Điều quan trọng phải là đạt được sự quản lý bằng luật, bằng những quy định cụ thể để sao cho người làm báo chứng khoán có thể cân bằng được lợi ích cá nhân với công việc. Chẳng hạn như một người viết báo phải công khai danh mục đầu tư của mình và các yếu tố lợi ích cá nhân của mình để người quản lý trong toà soạn phân công công việc phù hợp. Những quy định phải được đặt ra trong từng toà soạn cơ quan riêng nằm trong quy định chuẩn mực chung của nghề báo. Cuối cùng, người viết có một tin tưởng chắc chắn rằng cũng giống như thị trường chứng khoán có lúc thăng trầm nhưng luôn theo hướng đi lên phát triển và vững mạnh, người làm báo chứng khoán Việt Nam cũng sẽ ngày càng chuyên nghiệp và hỗ trợ đắc lực hơn cho công cuộc làm giàu đất nước. Trên đây chỉ là những khảo sát, tổng hợp nhỏ có sự kế thừa những ý kiến và nghiên cứu của nhiều người quan tâm đến lĩnh vực thông tin tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Sẽ còn rất nhiều điều cần phải bàn đến cũng như sẽ có rất nhiều sai sót thậm chí chủ quan phiến diện của người viết: Ví dụ như số lượng những tờ báo khảo sát qúa ít chưa thể đại diện hết cho một rừng báo chí đang ngày ngày đưa tin về thị trường chứng khoán; Những vấn đề nêu ra cũng chưa thể gọi là toàn diện khi còn quá nhiều điểm chưa được đề cập đến như: Viết về thị trường OTC, viết về doanh nghiệp cổ phần, Cách thức phỏng vấn để lấy tin, cách tiếp cận thông tin, vấn đề đào tạo phóng viên viết mảng tài chính chứng khoán, .... Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một tập khoá luận và thời gian hạn chế, người viết mong nhận được sự cảm thông, lượng thứ và góp ý để công việc nghiên cứu trong thời gian tiếp theo sẽ hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Xin trích ý kiến của ông Đào Duy Quát, Tổng biên tập website Đảng Cộng sản và ông Vũ Bằng Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước thay cho lời kết: TS Đào Duy Quát: “Từ năm 1986, chúng ta đã tiến hành đổi mới kinh tế trong đó có đổi mới thị trường tiền tệ, chứng khoán… Các báo chí: truyền hình, điện tử, báo in, tạp chí đã có một số chuyên mục, chuyên trang về TTCK, tiền tệ. Gần đây, TT phát triển nhanh là có sự đóng góp rất tích cực của báo chí. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào TTCK VN, tôi cho rằng đó là nhờ công tác thông tin, tuyên truyền của báo chí. Tôi đánh giá các báo hình, điện tử thời gian qua đã có nhiều thông tin vì sự phát triển của TTCK VN.  Nói đến TT nóng trong đó cũng có nhân tố của báo chí. Chúng tôi chưa có kết luận cụ thể nhưng có dư luận cho rằng có một số nhà báo mua cổ phiếu, viết bài để kích hoạt, trục lợi. Thị trường tiền tệ, TTCK VN là một phần quan trọng của nền kinh tế VN, nhưng nếu lãnh đạo, quản lý không tốt thì đó là một thảm hoạ với kinh tế, với nhân dân. Phóng viên báo chí, đưa tin viết bài phải có trách nhiệm, nhận thức được đầy đủ vấn đề và cần phải được trang bị tốt các kỹ năng kiên thức về thị trường này, và cần phải thực sự có đạo đức báo chí, không trục lợi, không rút tít giật gân, câu khách, chụp giật mà tập trung viết tin, bài phục vụ cho một TTCK nói riêng và nền kinh tế VN nói chung mạnh và bền vững - Ông Vũ Bằng: Chúng ta biết rằng TTCK cần thông tin minh bạch, công khai. Vai trò của báo chí rất quan trọng. Kể từ khi mở Trung tâm giao dịch đầu tiên ở TP HCM, còn sơ khai thì báo chí đã có vai trò rất quan trọng trong thông tin về TTCK để người dân nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, diễn biến của TT để thu hút đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước, tham gia đầu tư hiệu quả. Tất nhiên, mặt được là cơ bản, đạt được thành công lớn và đó là kết quả của cả TT, các nhà đầu tư, trong đó có báo chí. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh như vậy cũng bộc lộ hạn chế, và đó là chuyện rất thường tình để thấy được nó mà điều chỉnh. Sự nỗ lực là cơ bản, hạn chế là thứ yếu. Chúng tôi cũng mong báo chí thấy được mặt tích cực và hạn chế để đưa thông tin chính xác, tuyên truyền hợp lý tránh những thông tin nhạy cảm.” PHỤ LỤC: Các nhà báo tự bạch: Trở thành nhà báo chứng khoán khó không ? - Phóng viên Quốc Trường báo Đầu tư – Chứng khoán: So với những mảng khác thì tôi không biết, vì tôi chưa viết mảng nào khác ngoài chứng khoán. Nhưng thật sự viết chứng khoán rất khó. Muốn viết về chứng khoán giỏi thì bản thân người viết phải yêu thích và am hiểu về chứng khoán, phải có tư duy kinh tế thì mới đào sâu được vấn đề, cũng như biết cách đặt vấn đề với những chuyên gia kinh tế. Không biết gì về chứng khoán, làm sao có thể nói chuyện, đặt câu hỏi với họ? Hơn nữa, mảng chứng khoán hầu như không có đề tài sẵn, không có tài liệu, do đó buộc phóng viên phải tìm tòi, phải nhanh nhạy để phát hiện vấn đề. - Phóng viên Lan Hương – Thời báo Kinh tế Việt Nam: Để có một bài báo hay, có chất lượng, được độc giả quan tâm thì dù viết về lĩnh vực nào cũng đều “khó” như nhau. Để viết về chứng khoán, trước hết phóng viên cần có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này, ví dụ đơn giản như các thuật ngữ, các chỉ số… Ngoài ra, cũng như viết về các lĩnh vực khác, phóng viên còn phải luôn cập nhật thông tin về thị trường chứng khoán trong nước cũng như quốc tế. Các phóng viên viết về lĩnh vực này phải quan tâm đến những thông tin vĩ mô và vi mô của nền kinh tế vì những yếu tố này đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của thị trường chứng khoán. Nhà báo hay nhà đầu tư ? - Phóng viên Quốc Trường: Tôi nghĩ phóng viên chơi chứng khoán sẽ thâm nhập vào thực tế một cách toàn diện nhất, lúc đó chắc chắn họ sẽ viết hay, viết đúng. Hơn nữa bài viết của phóng viên luôn được ban biên tập xem xét, chọn lọc trước. Những bài có “vấn đề” khó qua mắt được ban biên tập. - Phóng viên Lan Hương: Nếu phóng viên mà tách bạch được hai chuyện: viết bài và đầu tư cổ phiếu, đều làm tốt cả hai việc thì thật lý tưởng. Việc phóng viên vừa viết bài vừa đầu tư cổ phiếu có mặt tích cực là họ có điều kiện chiêm nghiệm và học hỏi từ thực tế của chính bản thân để phục vụ cho viết bài sinh động hơn. Tuy nhiên, khi viết bài phóng viên phải viết bằng cái tâm và khách quan thì bài viết mới có sức thuyết phục được người đọc. - Phóng viên Quốc Trường: Mỗi người có một kế hoạch, quan điểm, mục tiêu riêng. Chứng khoán chỉ là một khoản đầu tư nên thích hợp với những người thích đầu tư, nếu cảm thấy phù hợp thì chơi. Chơi mà có phương pháp, kế hoạch cụ thể thì quá tốt, nếu chỉ chơi theo phong trào thì không nên. - Phóng viên Lan Hương: Hiện nay, trừ những người làm việc tại Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán là không được mở tài khoản giao dịch chứng khoán, mọi người đều có quyền tham gia đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán cũng chỉ là một trong rất nhiều kênh đầu tư nên chính phóng viên, với tư cách nhà đầu tư sẽ phải tự quyết định nên đầu tư vào đâu là có lợi nhất cho họ. CẦN THÊM NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Theo ông Dominic, chủ tịch tập đoàn Drragon Capital “Hiện nay, thông tin về thị trường chứng khoán trên báo chí Việt Nam ngày càng nhiều hơn. So với báo chí nước ngoài, báo chí Việt Nam không thua kém về lượng thông tin. Tuy nhiên, các NĐT đang cần đọc những bài có sự phân tích thị trường và các vấn đề liên quan đến chứng khoán”, ông Dominic nhận xét. Dominic cho biết: “Các NĐT ở nước ngoài gần đây bắt đầu đọc báo chí Việt Nam để theo dõi thị trường chứng khoán Việt Nam và các tin tức liên quan. Tuy nhiên, họ chỉ có thể đọc những ấn phẩm bằng tiếng Anh. Trong khi đó, báo tiếng Anh ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là về chứng khoán”. Thị trường chứng khoán là thị trường có độ nhạy bén với thông tin rất cao, là nơi thể hiện rõ nguyên lý: "Thông tin là vàng". Nhà đầu tư phần lớn ra quyết định dựa vào những nguồn thông tin họ cập nhật được. Và trên một phương diện nào đó, thông tin từ báo chí hiện nay được coi là nguồn thông tin chính thức, nên cần được chuẩn hoá và khách quan. Nhà đầu tư nào cũng muốn thông tin có lợi cho cổ phiếu mình đang nắm giữ. Điều đó đặt áp lực lớn đối với sự khách quan này.  Thời gian qua, có không ít sự kêu ca về tính thiếu chuyên nghiệp và khách quan của một số bài báo phân tích và đưa tin về thị trường chứng khoán cũng như nhận định của một số "chuyên gia", khiến thị trường bị ảnh hưởng. Tất nhiên, không phải lúc nào nhà đầu tư cũng nhận xét khách quan về thông tin trên báo chí. Đã có những trường hợp cảnh báo và phân tích thị trường hoàn toàn chuẩn xác ở Việt Nam cũng như trên bình diện quốc tế. Có một khoảng cách giữa "cảm xúc của thị trường tài chính" (emotions in finance) và thực tế nhận định nên nhà đầu tư bỏ ngoài tai những thông tin có hại cho danh mục đầu tư họ đang nắm giữ.   Đã từng có những cảnh báo về sự quá thiếu độc lập của thị trường tiền tệ của một số nước như Thái Lan, Malaysia vào đồng đô la trước khi có cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 diễn ra. Nhưng khi những bài viết cảnh báo trên The Time, New York Times đăng tải thì mọi người đều cho rằng đó là những thông tin "rỏm" thị trường. Đến khi khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn ra thì sự thực mới được nhận diện. Cảm xúc trong thị trường tài chính của nhà đầu tư đôi khi không cho phép họ nhận ra những thông tin logic, đặc biệt là những thông tin mang tính đi ngược thị trường. Nhưng không ít trường hợp nhà đầu tư nhận định rất chuẩn xác về sự thiếu khách quan của các thông tin trên báo chí. Sự thiếu khách quan đó đến từ sự thiếu hụt trách nhiệm, sự tư lợi của người viết hoặc từ việc không kiểm chứng thông tin. Điều này khiến giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng. Thị trường chứng khoán quốc tế có những chuyên gia phân tích. Ngoài ra thông tin từ chính bộ phận truyền thông và quan hệ công chúng của những công ty niêm yết cũng luôn được chú trọng. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo những thông tin này luôn khách quan. Vì vậy, chúng cần phải được báo chí phản biện một cách chặt chẽ và minh bạch. Sự tác động của các phương tiện truyền thông vào thị trường chứng khoán là rất lớn, đồng nghĩa với việc những cơ quan truyền thông nào thể hiện được tính chuyên nghiệp và khách quan, sâu sắc trước nhất sẽ là địa chỉ để nhà đầu tư đặt niềm tin trong việc ra quyết định mua bán. Sự tin cậy của nhà đầu tư - đó là phần thưởng cho những "thông tin là vàng" từ báo chí. Ở Thái Lan, theo một nhà báo Thái trong số hơn 7.000 thông tin báo chí về thị trường chứng khoán, có 7% vi phạm luật chống thao túng thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đang có nhiều khoảng trống luật pháp. Đã có những đề cập về việc nhà báo tham gia làm giá chứng khoán. Dưới đây là bài viết của Laurent Malespine, một nhà báo quốc tịch Pháp đã làm việc 12 năm qua cho các tổ chức báo chí kinh tế địa phương và quốc tế tại Thái Lan, gồm có Bisnews, Bridge News, Nation Channel, Dow Jones Newswires và Bloomberg News. Mục tiêu chính của một phóng viên, và điều này đúng cho bất kỳ phóng viên nào, là mô tả sự thật và làm việc đó một cách thành thực và độc lập. Nhưng vấn đề đáng lo ngại nhất đối với một phóng viên, nhất là khi bạn là phóng viên phụ trách lĩnh vực tài chính, là giữ tính trung lập bằng cách né tránh những xung đột về lợi ích. Từ những gì tôi đã trải qua, tôi tin rằng phóng viên nhất thiết phải hiểu rất rõ về những vấn đề mà anh ta viết để có thể trình bày những bài báo trung thực đến công chúng và để tránh bị sử dụng như một công cụ của những kẻ không có nguyên tắc đạo đức, luôn muốn đạt được lợi ích cho họ mà không quan tâm đến sự thật. Tôi trở thành một phóng viên theo dõi lĩnh vực tài chính tại Thái Lan nhờ khả năng hiểu tiếng Thái và viết tiếng Anh của tôi. Thế nhưng, vì tôi chưa bao giờ học kinh tế, kế toán hay tài chính, tôi đã phải đọc rất nhiều xung quanh những đề tài đó để có thể hiểu các báo cáo tài chính công ty, các dữ liệu kinh tế hoặc thị trường chứng khoán. Tôi cũng phải học những văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách và tôn trọng những nguyên tắc đạo đức và làm việc đối với các phóng viên cũng như những người tham gia vào thị trường chứng khoán. Được trang bị những kiến thức như thế, một phóng viên sẽ chuẩn bị tốt hơn để xử lý những dữ liệu về doanh nghiệp hoặc đối phó với những lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng thông tin chỉ nhằm để bơm giá cổ phiếu của họ trên thị trường. Đôi khi doanh nghiệp không biết họ có thể tiết lộ gì và tiết lộ bao nhiêu thông tin, nhưng rất nhiều khi họ cố tình giấu giếm sự thật hoặc tệ hại hơn, tung tin đồn thổi. Tôi nhớ có lần một lãnh đạo công ty nọ nói với tôi và một số phóng viên khác về việc lợi nhuận của công ty ông ta có thể tăng trong các quý tới như thế nào. Khi chúng tôi nhắc ông ta rằng cơ quan quản lý thị trường chứng khoán không cho phép những loại nhận xét như thế, ông ta bảo chúng tôi quên cái thông tin mà ông vừa công bố đi, và đổi đề tài. Một lát sau, ông ta lại nhắc lại những thông tin tương tự về triển vọng lợi nhuận, và vào phiên thị trường tiếp theo, sau khi một số báo đưa những nhận xét của ông ta, thị trường chứng khoán Thái Lan đã tạm ngưng giao dịch cổ phiếu của công ty trong khi chờ giải thích từ phía công ty. Khi công ty đưa ra lời giải thích, họ đổ lỗi cho báo chí đưa tin sai. Thậm chí cả khi những chuyện như vậy trở nên hiếm đi khi thị trường phát triển và báo chí áp dụng luật và nguyên tắc đạo đức rõ ràng, phóng viên luôn luôn phải cảnh giác với những kiểu thao túng thị trường như thế. Theo một luận văn tốt nghiệp do một nhà báo người Thái viết năm 2005 cho bằng cử nhân báo chí của cô ở trường đại học Chulalongkorn tại Bangkok, trong số hơn 7.000 thông tin báo chí về thị trường chứng khoán mà cô phân tích, có 7% vi phạm luật chống việc thao túng thị trường chứng khoán. Cô Soiboon Bunyaruttapun, tác giả của luận văn, nói rằng tỷ lệ này lẽ ra có thể thấp hơn nếu các phóng viên thực hiện một cách triệt để những nguyên tắc ứng xử của toà soạn đặt ra và nếu có thêm nhiều các chương trình huấn luyện đạo đức báo chí hơn. Những nguyên tắc làm việc (codes of conduct) như thế đã được giới truyền thông xây dựng khắp nơi trên thế giới và là một phần không thể thiếu được cho một lực lượng báo chí chuyên nghiệp và có đạo đức. Một trong những nguyên tắc đạo đức chính đặt ra với các phóng viên tài chính là việc họ không được phép sở hữu cổ phiếu ở những công ty mà họ viết, vì điều này có thể dễ dàng ảnh hưởng tới việc đưa tin bài về những cổ phiếu và những công ty đó. Tại tất cả những cơ quan thông tin kinh tế mà tôi đã làm việc, tôi phải ký cam kết trong hợp đồng lao động là sẽ không đầu tư vào những cổ phiếu mà tôi đưa tin. Cá nhân tôi còn đặt ra một nguyên tắc riêng cho mình là không mua bất kỳ một cổ phiếu nào, khi tôi còn là một phóng viên. Trong nhiều năm, tôi thậm chí còn không đầu tư trong các quỹ mutual fund (gần đây tôi mới bắt đầu đầu tư) để đảm bảo rằng tôi không có sự thiên vị khi đưa tin về thị trường nói chung. Việc không tham dự vào thị trường chứng khoán, theo tôi không chỉ là vấn đề đạo đức, mà còn là vấn đề sức khoẻ tinh thần. Ngồi cạnh một cái máy tính với những thông tin trực tiếp cả ngày về giá cả cổ phiếu, tôi nghĩ tôi có thể phát điên nếu tôi bỏ tiền của mình vào đó, bất cứ khi nào thị trường sụp đổ. Và trong suốt 12 năm trong cương vị phóng viên tài chính, tôi đã chứng kiến thị trường trồi sụt kinh khủng. Trong khi nhiều phóng viên nghĩ rằng việc tôi hoàn toàn không đầu tư vào thị trường chứng khoán là cực đoan, và rất nhiều phóng viên trung thực mà tôi biết không theo đuổi sự cực đoan đó vì đó là quyền của họ (các phóng viên tài chính vẫn được phép đầu tư vào các quỹ mutual fund), tôi tin rằng quyết định đó tốt cho tôi. Những phóng viên tài chính làm việc rất cực nhọc, và tôi đã phải làm việc 14 giờ mỗi ngày và cả trong những ngày nghỉ, trong những giai đoạn thị trường khủng hoảng. Bằng việc không mua cổ phiếu, tôi không chỉ giữ mình trong sạch về đạo đức, mà còn giúp bản thân mình cắt giảm những căng thẳng không cần thiết, và bằng việc làm như vậy, tôi tồn tại được trong những ngày làm việc như một phóng viên tài chính! QUY TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM BÁO - THỜI BÁO NEW YORK TIMES ĐẦU TƯ VÀ CÁC QUAN HỆ TÀI CHÍNH    Tất cả các nhân viên của Thời báo phải liên tục cảnh giác trước nguy cơ lợi dụng thông tin mật để tư lợi về tài chính. Quy định này được áp dụng với tất cả các ban.   Mặc dù nhân viên nhất thiết phải tuân thủ những giới hạn nhất định về quyền tự do đầu tư, song bộ quy tắc này còn để ngỏ nhiều lĩnh vực đầu tư cho họ. Mọi nhân viên, bất kể nhiệm vụ gì, đều có quyền tự do sở hữu các quỹ tương hỗ, quỹ huy động vốn trên thị trường tiền tệ và các loại hình đầu tư khác không thuộc phạm vi quản lý của phóng viên hoặc biên tập viên. Tất cả nhân viên đều có quyền sở hữu trái phiếu nhà nước, trái phiếu do địa phương phát hành đủ điều kiện để đầu tư, trái phiếu dùng để thanh toán nợ, ngoại trừ trái phiếu đầu cơ và trái phiếu do Công ty Thời báo New York phát hành. Các nhân viên cũng có quyền tự do sở hữu cổ phiếu hoàn toàn không liên quan tới nhiệm vụ do Thời báo giao phó cho họ. Nhân viên không được sở hữu cổ phiếu hoặc có bất kỳ lợi ích tài chính nào khác trong một công ty, một doanh nghiệp hoặc một ngành mà họ thường xuyên cung cấp, biên tập, tổng hợp hoặc theo dõi tin tức, hoặc chắc chắn sẽ thường xuyên làm những công việc này. Ví dụ, một người biên tập sách có thể không được đầu tư vào một nhà xuất bản, một phóng viên chuyên về y tế không được đầu tư vào một công ty dược phẩm, hoặc một phóng viên theo dõi Lầu Năm Góc không được đầu tư vào quỹ tương hỗ chuyên sở hữu cổ phiếu quốc phòng. Nhân viên không được mua hoặc bán trái phiếu hoặc đầu tư dưới các hình thức khác khi biết trước các bài báo sắp được đăng tải trên Thời báo . Nhìn chung, nhân viên không được lợi dụng những thông tin đó trước 12 giờ trưa giờ miền Đông của ngày ra báo. Quy định này không áp dụng với tin tức có tính tường thuật xuất hiện lần đầu tiên trên báo điện tử hoặc có nguồn gốc từ nơi khác. Đó là thông tin công khai.   Tuân thủ nguyên tắc trung thực  Nhân viên thuộc bất kỳ ban nào sau khi tuyển dụng cũng đều được yêu cầu khẳng định họ không có bất cứ khoản đầu tư nào có thể vi phạm khoản 114 về nhiệm vụ họ sắp được giao phó. Còn nếu có thì nhân viên đó nên bán những khoản đầu tư gây xung đột lợi ích đó đi. (Xem đoạn 128). Nếu khônghọsẽ được giao nhiệm vụ khác không dẫn đến xung đột lợi ích như vậy.    Nhân viên phải rất nhạy cảm vì lợi ích kinh doanh và những khoản đầu tư của vợ,chồng, gia đình và bè bạn của họ có thể dẫn đến xung đột hoặc nguy cơ xung đột lợi ích do thiên vị. Khi được tuyển dụng, nhân viên sẽ được yêu cầu khẳng định là họ biết rõ không ai trong số vợ, chồng, người thân hoặc bạn bè sở hữu những khoản tài chính khiến người ta nghi ngờ tính khách quan của họ khi đưa tin hoặc biên tập tin. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, những nhân viên mới có thể không được đưa những tin bài nhất định, hoặc phải chấp nhận nhiệm vụ khác không liên quan tới khoản sở hữu tài chính gây tranh cãi của họ.   Phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức hoặc phó tổng biên tập phụ trách trang xã luận đôi khi có thể yêu cầu nhân viên thuộc bất cứ ban nào khẳng định họ không có khoản đầu tư nào vi phạm khoản 114. Ví dụ, có thể sẽ có yêu cầu như vậy khi một nhân viên bắt đầu nhiệm vụ mới hoặc nhận viết một bài báo cực kỳ nhạy cảm. Tương tự, các nhân viên đôi khi còn được yêu cầu khẳng định không ai trong số vợ,chồng, người thân hoặc bạn bè có sở hữu tài chính khiến người ta nghi ngờ tính khách quan trong việc đưa tin hoặc biên tập của họ. Nếu và khi những tình huống đó xuất hiện, phóng viên phải thông báo ngay cho trưởng ban và phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhân viên có thể phải ngừng đưa tin bài nào đó hoặc thậm chí phải chuyển sang công việc không có liên quan đến phần sở hữu nêu trên.  Nếu một phóng viên có cổ phần trong một công ty bên ngoài được giao viết bài về công ty đó hoặc ngành kinh doanh của nó thì phóng viên phải báo cáo khoản đầu tư đó cho biên tập viên phụ trách trước khi bắt đầu công việc. Tương tự, các biên tập viên được giao các bài báo lớn hoặc nhiều kỳ về các công ty hoặc các ngành nơi họ có đầu tư thì phải tham khảo ý kiến cấp trên về nguy cơ xung đột lợi ích trước khi bắt đầu biên tập. Trong nhiều trường hợp, công việc hoàn toàn được phép tiến hành, song phóng viên hoặc biên tập viên phụ trách bài báo hoặc các bài viết dài kỳ đó không được mua hoặc bán cổ phần trong công ty hoặc ngành kinh doanh đó trong thời gian hai tuần kể từ khi bài báo được đăng.   Tin tức kinh doanh - tài chính, công nghệ và truyền thông  Các nhân viên phụ trách tin tức kinh doanh-tài chính thường xuyên tiếp cận những thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng tới giá cả tài chính. Vì sự nhạy cảm đó nên họ phải tuân thủ thêm nhiều quy định hơn và chặt chẽ hơn. Các nhân viên phụ trách tin tức công nghệ và truyền thông cũng phải tuân thủ các quy định tương tự như các nhân viên phụ trách tin tức kinh doanh-tài chính vì lý do như trên. Nhân viên của ban này không được đầu cơ chứng khoán. Tức là họ không được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong vòng ba tháng. Họ không được mua,bán cổ phần, hàng giao kỳ hạn hoặc bán tống bán tháo cổ phiếu. Mọi hoạt động mua bán như vậy đều có thể tạo cảm giác là nhân viên lợi dụng thông tin mật để đầu cơ.  Trong những hoàn cảnh đặc biệt – ví dụ khủng hoảng tài chính gia đình – phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức có thể miễn áp dụng thời hạn ba tháng cấm mua bán cổ phiếu. Các biên tập viên phụ trách giám sát tin tức kinh doanh-tài chính, công nghệ hoặc truyền thông cần đặc biệt cẩn trọng trong việc đầu tư bởi lẽ họ có thể sẽ phải tham gia đưa tin về bất kỳ công ty nào vào bất cứ lúc nào. Đồng nghiệp của họ ở các ban khác cũng phải cẩn trọng trước khả năng xảy ra xung đột lợi ích khi giám sát việc đưa tin về các công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh của họ.   Vì công việc của họ rất nhạy cảm nên một số nhân viên phụ trách mảng tin tài chính-kinh doanh không được sở hữu cổ phần trong bất kỳ công ty nào (ngoại trừ Công ty Thời báo New York). Những nhân viên này gồm phóng viên thông tin thị trường, các phóng viên chuyên mục thị trường khác, phóng viên thường xuyên viết về thị trường chứng khoán thường nhật, các phóng viên thường xuyên được giao theo dõi sáp nhập hoặc mua lại các công ty, biên tập viên thị trường hàng ngày, biên tập viên đầu tư số Chủ Nhật, biên tập viên kinh doanh và tiền tệ số Chủ Nhật, tổng biên tập phụ trách mảng kinh doanh và tài chính và các cấp phó.   Các tổng biên tập làm công tác điều hành và các tổng biên tập khác đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định trình bày tin tức kinh doanh và tài chính, gồm cả phần trình bày trên trang nhất, không được sở hữu cổ phần trong bất kỳ công ty nào (ngoại trừ Công ty Thời báo New York). Tổng biên tập trang xã luận, phó tổng biên tập trang xã luận và biên tập viên mục ý kiến độc giả không được sở hữu cổ phiếu trong bất kỳ công ty nào (ngoại trừ Công ty Thời báo New York). Quy định này cũng áp dụng với các phóng viên mục xã luận và ý kiến độc giả, những người thường xuyên được giao nhiệm vụ viết về kinh doanh, tài chính và kinh tế. Đối với những nhân viên có sở hữu cổ phiếu khi được giao nhiệm vụ mới quy định không được phép sở hữu những cổ phiếu đó thì bắt buộc phải bán đi. Những người mới bị cấm không được sở hữu bất cứ loại cổ phiếu nào (ví dụ, khi được đề bạt làm phó tổng biên tập phụ trách kinh doanh và tài chính) có thể bán cổ phiếu theo nhiều giai đoạn, theo lộ trình phù hợp đã thống nhất với phó tổng biên tập phụ trách quản trị tin tức. Tuy nhiên quy định bán cổ phiếu theo giai đoạn như vậy không áp dụng đối với các phóng viên hoặc biên tập viên sở hữu cổ phiếu trong những ngành công nghiệp cụ thể mà họ mới được giao nhiệm vụ đưa tin. Ví dụ, đối với một phóng viên mới được giao viết về ô tô chắc chắn không được sở hữu cổ phiếu trong một công ty sản xuất ô tô. Do đó, việc bán cổ phiếu phải được tiến hành ngay lập tức.   Bất cứ khi nào bộ quy tắc ứng xử này yêu cầu bán cổ phiếu, nhân viên đáp ứng yêu cầu này bằng cách chuyển số cổ phiếu đó vào quỹ ủy thác (hoặc chuyển vào một quỹ tài chính tương đương để đáp ứng mục tiêu: ngăn không cho các cá nhân biết khi nào cổ phiếu có trong tài khoản và ngăn không cho các cá nhân kiểm soát thời gian tiến hành các giao dịch đối với số cổ phiếu đó). Nếu Thời báo giao cho phóng viên một nhiệm vụ mới, bắt buộc phải bán cổ phiếu, nhưng việc đó có thể gây rakhó khăn quá mức đối với họ, thì Thời báo sẽ hoàn lại cho phóng viên các chi phí cần thiết phát sinh khi lập quỹ ủy thác.   Hồ sơ thường niên của các biên tập viên cao cấp    Để tránh nguy cơ xung đột lợi ích, một số biên tập viên hàng năm phải khẳng định với Giám đốc tài chính của Công ty Thời báo họ không có sở hữu tài chính nào vi phạm các khoản 125-127 hay bất kỳ quy định nào khác trong bộ quy tắc này. Họ bao gồm Tổng biên tập điều hành chung, Tổng biên tập phụ trách quản lý, các phó tổng biên tập phụ trách quản lý, biên tập viên phụ trách mảng tin kinh doanh và tài chính và cấp phó của mình, biên tập viên phụ trách mảng tin kinh doanh số chủ nhật, tổng biên tập trang xã luận, phó tổng biên tập trang xã luận và biên tập viên phụ trách mục ý kiến độc giả. Phiếu khảo sát dành cho nhà đầu tư trên các sàn chứng khoán tại Hà Nội. Phiếu được phát trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 tháng 4 năm 2007. 200 nhà đầu tư tại 3 sàn An Bình, Thăng Long và SSI Xin chào bạn, chúng tôi là nhóm sinh viên khoa Báo chí trường Đại học KHXH&NV đang làm cuộc điều tra xã hội học về thông tin chứng khoán trên báo chí. Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bằng việc tham gia trả lời một số câu hỏi đưới đây. Những ý kiến của bạn sẽ được giữ bí mật và không ảnh hưởng đến riêng tư của bạn. Xin chân thành cảm ơn ! 1. Theo bạn thông tin có ý nghĩa thế nào đối với quyết định đầu tư cổ phiếu của mình ? Quan trọng Rất quan trọng Không quan trọng Bạn thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chứng khoan qua những nguồn nào ? Bạn bè Báo chí Diễn đàn trên mạng Các cơ quan quản lý chứng khoán Các nguồn thông tin khác :................................................................................................................. Khi đọc báo, bạn thường quan tâm đến những thông tin dạng nào ? Phân tích bình luận Tin tức nóng Phổ biến kiến thức Kinh nghiệm Những bài viết như thế nào sẽ gây sự chú ý đối với bạn ? Có nhiều ý kiến của chuyên gia Phóng viên nổi tiếng Nhiều minh hoạ, số liệu Ngắn gọn, cập nhật Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu Những tờ báo nào bạn thường xuyên đọc để lấy thông tin về thị trường chứng khoán ? Thời báo kinh tế Việt Nam Đầu tư tài chính Sài Gòn Đầu tư Chứng khoán Tuổi trẻ Báo internet Lao Động Báo khác.... Bạn có thường xuyên nhìn thấy lỗi trên các bài viết về thị trường chứng khoán? Có Không DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TTCK Thị trường chứng khoán VN Việt Nam Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh HN Hà Nội Cp Cổ phiếu NĐT Nhà đầu tư UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN Chương I: ẢNH HƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1.1. Chứng khoán là gì? 1.2. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay 1.2.2. Báo chí nước ngoài nói về thị trường chứng khoán Việt Nam 1.3 Vai trò của các trung tâm giao dịch chứng khoán với sự phát triển của TTCK VN 1.3.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM 1.3.2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán HN 1.4. Thực hiện đăng ký chứng khoán Chương II: KHẢO SÁT CÁCH TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM (QUA THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM, BÁO ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ KÊNH TRUYỀN HÌNH INFO TV) 2.1 Tầm quan trọng của thông tin 2.2 Khảo sát Thời báo Kinh tế Việt Nam 2.3 Khảo sát Báo Đầu tư Chứng khoán 2.4 Khảo sát kênh INFO TV Chương III: NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÁCH TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 3.1. Trình độ tác nghiệp của phóng viên viết về thị trường chứng khoán ở Việt Nam 3.1.1. Tác nghiệp của phóng viên viết về thị trường chứng khoán 3.1.2. Một số lỗi thường gặp trên báo chí viết về thị trường chứng khoán 3.2 Những đề xuất đối với phóng viên theo dõi mảng chứng khoán: 3.2.1 Những yếu tố cần có của một phóng viên đưa tin chứng khoán 3.2.2 Một vài điều cần tìm hiểu trước khi viết bài 3.2.3 Lời khuyên về cách thức thực hiện bài báo KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbch06.doc