Đề tài Chính sách đối ngoại và phương thức tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ quốc tế vào cuối những năm 1990 của thế kỷ 20 và những năm 1990 của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21 có những diễn biến bất ngờ. Việc xác lập vị thế chính trị bằng chiến tranh truyền thống đã không được ưu tiên sử dụng như trước. Các chủ thể tham gia quan hệ quốc tế trong thời gian này không đơn thuần tìm kiếm vị thế bá chủ thế giới bằng con đường quân sự mà có sự kết hợp với các sức mạnh khác. Nhật Bản vốn là một cường quốc quân sự theo ý mình mà phải trong khuôn khổ pháp lý quốc giá và qte. Sau chiến tranh, Nhật Bản là nước bại trận, kinh tế bị kiệt quệ, vị thế chính trị bị suy giảm. Cảm nhận thấm thía được những mất mát, do chiến tranh mang lại, kể từ sau đại chiến thế giới hai, Nhật Bản đã chọn con đường phát triển đất nước theo đường lối hoà bình. Nước Nhật cam kết từbỏ chiến tranh, không duy trì quân đội, mà chỉ duy trì lực lượng phòng vệ. Theo đường hướng này, những thập kỷ sau Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế, trở thành một trong ba trung tâm - tài chính lớn nhất thế giới cùng với Mỹ và liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên Nhật Bản lại không có được vị thế chiến tranh tương xứng với tiềm lực kinh tế hùng mạnh của mình. Vì vậy, trong thời gian gần đây, Nhật Bản đã và đang nỗ lực đê trở thành “quốc gia bình thường” như các quốc gia khác trên thế giới. Xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn tìm hiểu tại sao khi Nhật Bản đã là một “chàng khổng lồ” về kinh tế mà về phương diện chính trị lại là “chú lùn”? Và để khắc phục được tình trạng này, Nhật Bản đã và đang có chiến lược gì? Tại sao Nhật Bản phải tìm kiếm vị thế chính trị mới? Để tìm kiếm vị thế đó, Nhật Bản đã sử dụng các phương thức nào? Trong bối cảnh quốc tế hoà bình, hợp tác, các quốc gia không ngừng tập trung phát triển kinh tế. Việc Nhật Bản tìm kiếm vị thế chính trị mới có tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế và đặc biệt tới sự phát triển của Việt Nam? Đó là những vấn đề lớn đang đặt ra dv các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính trị và những người làm công tác đối ngoại đòi hỏi cần có sự giải quyết thoả đáng. Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, cũng như các chính sách và phương thức Nhật Bản đang áp dụng như:P Trên báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 23/11/2000 có đăng bài “Nhật Bản trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc” của tác giả Mai Ngọc. Bài báo đã đề cập thời điểm Nhật Bản thể hiện rõ mong muốn nâng cao vai trò của mình và phương thức hành động, cũng như thái độ của một số nước và tổ chức trước nỗ lực của Nhật Bản trong việc trở thành uỷ viên thường vụ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hay như trên báo tin tức, trong mục Thếgiới sự kiện vớitiêu đề “Nhật Bản tìm kiếm vị thế cường quốc trong thế kỷ 21” với ba số liền ra các ngày 19, 21, 22/1/2002 đã nêu lên khái quát các phương thức Nhật Bản đã và đang tiến hành để tìm kiếm vị thế cường quốc trong thế kỷ mới. Đặc biệt sau sự kiện khủng bố tấn công vào nước Mỹ có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về chính sách đối ngoại và mục tiêu của Nhật Bản trong thế kỷ mới. Điển hình là cuốn “Trật tự thế giới sau 11-9” của Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, năm 2002 cũng đã phân tích việc “Nhật Bản tìm kiếm vị thế cường quốc trong môi trường an ninh quốc tế mới”. Tiếp đến là Bài viết của TS Ngô Xuân Bình - Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản với tiêu đề “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản và tác động tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4, năm 2003. Bài viết đã đề cập tới phạm vi điều chỉnh của chính sách đối ngoại của Nhật Bản và tác động của nó. Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu khác như: “Xu hướng phát triển chiến lược ngoại giao Nhật Bản trong thế kỷ mới” của Thông tấn xã Việt Nam, trong tài liệu tham khảo đặc biệt số ra tháng 2/2005. Bài viết đã phân tích một cách chi tiết bối cảnh, cũng như các hành động cụ thể của Nhật Bản như: “Vì sao Nhật Bản tăng cường mở rộng trang bị quân sự?” Tài liệu tham khảo đặc biệt ra ngày 16-9-2005 của Thông tấn xã Việt Nam. Trong tài liệu tham khảo đặc biệt ra ngày 27/10/2005 của Thông tấn xã Việt Nam có bài “Nhật Bản với chiến lược “nước bình thường”, nhấn mạnh đến mục tiêu của Nhật Bản trong thế kỷ mới. Bên cạnh đó trong Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và và Đông Bắc Á, số 1 (55) 2-2005 có đăng bài nghiên cứu của TS. Trần Anh Phương dưới tiêu đề “Tìm hiểu chính sách của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Với phương thức lịch sử, TS. Trần Anh Phương đã thể hiện rõ chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau đại chiến thế giới hai đến nay. Hay như bài dịch của Thanh Hà - Học viên Khoa học quân sự đã đặt ra một vấn đề rằng: “Trong tương lai Nhật Bản có thể trở thành một cường quốc quân sự - chính trị được không? (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7, tháng 9/2006. Cũng trong tạp chí này tháng 12/2006 lại có tiếp bài viết của PGS.TS Nguyễn Duy Dũng về việc “Điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Nhật Bản trong bối cảnh Quốc tế mới. Đặc biệt ngay sau khi trở thành thủ tướng Nhật Bản, ông Shinto Abe đã có bài phát biểu tại phiên khai mạc thường niên đã đăng bài phát biểu của ông Abe trong tài liệu tham khảo đặc biệt ra ngày 3/3/2007 với tiêu đề “Nhật Bản với chính sách ngoại giao tích cực và còn rất nhiều bài viết khác như “Nhật Bản trên con đường trở thành quốc gia bình thường” của tác giả Khổng Thị Bình đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 66 đề cập tới quân đội của cựu Tổng thống thư ký Liên Hợp Quốc - ông Ozawa về “Nước Nhật bình thường” là thế nào? Có thể nói những bài viết và các công trình trên đá lý giải một cách khá thuyết phục rõ về việc xây dựng chiến lược phát triển nói chung, cũng như chính sách đối ngoại nói riêng của Nhật Bản. Đặc biệt các công trình đã chỉ ra phương thức mà Nhật Bản đang tiến hành để đạt được mục tiêu chiến lược trong thế kỷ mới. Tuy nhiên vẫn chưa có bài viết nào cập nhật và làm rõ chiến lược điều chỉnh của Nhật Bản nhằm nâng cao vị thế chính trị trong bối cảnh mới. Đồng thời với mong muốn cố gắng tìm hiểu thực sự vị trí chính trị của Nhật Bản hiện nay là thế nào Nên tôi đã lựa chọn đề tài này, với mong muốn cá nhân tôi có thể góp phần làm rõ hơn cách thức Nhật Bản tìm kiếm vị thế mới và có thể dự báo vị trí chính trị của Nhật trong tương lai. 2. Đối ưtợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là chính sách đối ngoại và phong cách tiến hành tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản. Phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay. 3. Nguồn tài liệu Đề tài này được hoàn thành trên cơ sở tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. -Sách của một số nhà xuất bản (Nxb) khác nhau như: Nxb Thông tấn, Nxb Khoa học xã hội, Nxb Thống kê Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội -Các tạp chí: Tạp chí nghiên cứu Quốc tế, tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Kinh tế thế giới -Tài liệu tham khảo đặc biệt -Tin tham khảo thế giới -Và một số trang wed điện tử. 4. Cấu trúc khoá luận Khoá luận được cơ cấu làm ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần mở đầu nêu khái quát về nguyên nhân Nhật Bản tìm kiếm vị thế chính trị mới, cũng như mục đích đề tài hướng tới, nó là cơ sở để nghiên cứu. Đồng thời phần mở đầu cũng cho thấy đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài, cấu trúc khoá luận và nguồn tài liệu làm cơ sở nghiên cứu. Phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Đề cập khái quát về chl tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản trong bối cảnh mới bao gồm có nguyên nhân tìm kiếm vị thế chính trị mới và chl của ng; chương 2 trình bày phương thức hành động tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản được thể hiện qua các phương diện khác nhau; Chương 3 là một số dự báo về vị thế chính trị của Nhật Bản trong thế kỷ 21, cũng như những tác động của vị thế ấy khi Nhật Bản đạt được. Phần kết quận nêu lên những nét khái quát trên con đường Nhật Bản tìm kiếm vị thế chính trị nới và vận dụng vào quá trình hội nhập của Việt Nam. Để khoá luận được hoàn thành không chỉ có riêng bản thân tôi mà còn nhiều cá nhân và cơ quan khác. Vậy nên, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và ban chủ nhiệm khoa Quốc tế học, cùng toàn thể các bạn trong và ngoài lớp K48. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, nhiệt tâm của thầy - người đã giúp đỡ tôi trong suốt một hành trình hoàn chỉnh khoá luận này. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối ưtợng và phạm vi nghiên cứu 4 3. Nguồn tài liệu 4 4. Cấu trúc khoá luận 5 CHƯƠNG 1: CHIẾN LƯỢC TÌM KIẾM VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN. 7 1.1. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy Nhật Bản tìm kiếm vị trí chính trị mới. 7 1.2. Chiến lược tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản. 17 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG NHẰM TÌM KIẾM VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN. 20 2.1. Nâng cao sức mạnh kinh tế, quân sự, văn hoá ngoại giao. 20 2.2. Nhật Bản tăng cường tính chủ động và độc lập trong quan hệ ngoại giao, tích cực tham gia các hoạt động quốc tế. 37 2.3. Điều chỉnh quan hệ với các nước lớn và khu vực. 43 2.4. Nỗ lực hoạt động của Nhật Bản trong các tổ chức quốc tế, cố gắng đạt mục tiêu trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 57 CHƯƠNG 3 62 MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA 62 NHẬT BẢN TRONG THẾ KỈ XXI 62 3.1. Những khó khăn và thuận lợi trong việc tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản 62 3.2. Một số dự báo 68 3.3. Tác động 70 KẾT LUẬN 74

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách đối ngoại và phương thức tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo Nhật – Ấn, hai bên tuyên bố sẵn sàng ủng hộ nhau để trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, hai nước còn thoả thuận thành lập nhóm công tác Ấn Độ, Nhật Bản về chống khủng bố, hợp tác trong việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân… Bên cạnh sự tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản còn củng cố hơn nữa quan hệ tốt đẹp với Pakixtan - nước láng giềng của Ấn Độ. Nhật Bản công khai công nhận “vai trò sống còn và không thể thiếu được của Pakixtan như một quốc gia tiền tuyến trong cuộc chiến chống những mối đe doạ mới như chủ nghĩa khủng bố và nạn phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt…” [12; tr3]. Trong quan hệ với Nga, Nhật Bản ngày càng tăng cường mở rộng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác năng lượng. Mặc dù, hai bên còn nhiều bất đồng trong việc tranh chấp lãnh thổ trên đảo Kurile. Nhưng trong thời gian gần đây quan hệ hai nước đang ấm dần lên. Nhật Bản chủ trương “tăng cường các mối quan hệ trong nhều lĩnh vực với Nga, trong khi kiên nhẫn tìm giải pháp cho vấn đề “các vùng lãnh thổ phương Bắc” trên cơ sở nguyên tắc hoàn tất hiệp định hoà bình thông qua giải pháp nào cho vấn đề 4 hòn đảo phía Bắc thuộc về nước nào” [32; tr2-3]. Như vậy, trong những năm sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản đã tiến hành điều chỉnh quan hệ với một số nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nam Á, theo hướng tăng cường mở rộng và cải thiện quan hệ. Với việc đièu chỉnh này Nhật Bản hi vọng tạo được môi trường hoà bình ổn định trong khu vực, là cơ hội để nước Nhật cải thiện hình ảnh, nâng cao vị thế của mình trong việc giải quyết các vấn đề chung của khu vực và trong từng quan hệ với các nước và nhóm nước. Cùng với sự điều chỉnh chính sách đối với các quốc gia trong khu vực, Nhật Bản còn chủ trương tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác với các nước châu Âu; đẩy mạnh hỗ trợ các nước kém phát triển ở châu Phi; tích cực mở rộng quan hệ với các nước Trung Đông và Trung Á, mở rộng thị trường cung cấp tài nguyên, đặc biệt là năng lượng. Đồng thời Nhật Bản còn nỗ lực giúp các nước giải quyết hậu quả của xung đột và tái thiết đất nước. Với nỗ lực trên, Nhật Bản ngày càng phát huy vai trò chính trị của mình tăng cường đóng góp cho các hoạt động và các tổ chức quốc tế. 2.4. Nỗ lực hoạt động của Nhật Bản trong các tổ chức quốc tế, cố gắng đạt mục tiêu trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Nỗ lực tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản được phản ánh rõ nét trong các đóng góp của nước này cho các tổ chức quốc tế của khu vực. Trong ASEM, ARF, APEC, hợp tác Đông Á… Nhật Bản có nhiều đóng góp không chỉ về mặt tài chính mà còn về ý tưởng, cơ sở pháp lý. Đặc biệt sau chiến tranh lạnh trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc, Nhật Bản có nhiều đóng góp lớn trong việc bảo vệ môi trường, vấn đề nhân quyền, viện trợ nhân đạo… Đồng thời nỗ lực trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngày nay với mức độ toàn cầu hoá ngày càng cao, kinh tế càng phát triển… thế giới đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường càng lớn, nó đe doạ sự sống của con người. Do những thảm hoạ: động đất, sóng thần, khô hạn, bão lụt… diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới gây nên nỗi lo sợ cho con người. Điển hình là vụ động đất ở Nam Á (2005), cháy rừng ở Indonesia, bão Katrina ở Mỹ, lụt lội ở châu Âu… nó đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng, tài sản của nhân loại. Tất cả những thiên tai ấy đã làm giảm đi sự nỗ lực phát triển kinh tế của các nước và toàn cầu. Đứng trước thực trạng này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực hợp tác của nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển trong đó có Nhật Bản. Hưởng ứng lời kêu gọi của toàn thế giới, Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực đóng góp đáng kể để giải quyết tình trạng này. Tại hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc vào tháng 2-1992 tại Rio de Janero, Nhật Bản đã cam kết đóng góp 8 tỉ USD cho chiến lược phát triển môi trường của các nước đang phát triển. Không chỉ đóng góp về tài chính, Nhật Bản còn có nhiều sáng kiến cho việc hình thành thể chế bảo vệ môi trường. Năm 1997, Nhật Bản là nước chủ nhà của Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển do Liên Hợp Quốc tổ chức. Kết quả một Nghị định quốc tế về môi trường được thông qua, trong đó đáng chú ý là Hiệp định về việc cắt giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường gọi tắt là Nghị định thư Kyoto. Với sự ra đời của Nghị định này, nhiều quốc gia đã cam kết cắt giảm khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính và Nhật Bản là nước tiên phong đi đầu trong việc thực hiện Nghị định này, cho tới nay Nghị định này vẫn còn hiệu lực. Trong những năm đầu thế kỉ, với việc chủ nghĩa khủng bố tấn công vào nước Mỹ đã khiến cả thế giới lo ngại về sự bất ổn định chung. Đồng thời nhiều cuộc xung đột đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới như ở Trung Đông, Indonesia, Philippin… gây hậu quả nghiêm trọng cho dân thường. Để giải quyết tình trạng này bên cạnh các nỗ lực quân sự, Liên Hợp Quốc còn tổ chức các đợt cứu trợ nhân đạo. Tham gia chương trình cứu trợ của Liên Hợp Quốc, Nhật Bản đã cung cấp thuốc men, y tế và trực tiếp cử người tới cứu trợ. Bên cạnh các hoạt động trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc, Nhật Bản còn nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại toàn cầu. Tại hội nghị các Bộ trưởng các nước thành viên của WTO vào tháng 12-2005 Nhật Bản cam kết tăng cường hỗ trợ các nước kém phát triển. Bộ trưởng kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Toshihiro Nakai nhấn mạnh: “Nhật Bản sẵn sàng giúp các nước nghèo, hiện đang cần nhiều viện trợ nhất để họ có thể tăng khả năng xuất khẩu và được hưởng lợi từ tự do hoá thương mại” [29; tr6]. Việc làm này của Nhật Bản để giảm khoảng cách giữa các nước phát triển với các nước đang và kém phát triển. Theo cam kết này Nhật Bản sẽ hỗ trợ các nước kém phát triển này tiếp thị sản phẩm bằng việc tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại tại Nhật Bản… Không những vậy Nhật Bản còn tuyên bố viện trợ cả gói 10 tỉ USD để thúc đẩy hoạt động thương mại của các nước đang phát triển. Với tất cả nỗ lực trong việc cải thiện quan hệ với các nước lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực, tăng cường thực lực trong nước đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động quốc tế. Nhật Bản đang cố gắng thực hiện mục tiêu trở thành “quốc gia bình thường” và có vị thế chính trị cao trên trường quốc tế. Nhưng việc làm đầu tiên của Nhật Bản trong thế kỉ mới này là trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tham gia Liên Hợp Quốc từ năm 1956, từ đó cho tới nay, Nhật Bản có 7 nhiệm kỳ làm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Song ước muốn trở thành nước bình thường và được công nhận về ngoại giao ngang tầm ảnh hưởng về kinh tế vẫn chưa trở thành hiện thực. Vì vậy, Nhật Bản đã bắt đầu nỗ lực giành chiếc ghế thường trực, để khôi phục hình ảnh nước Nhật mạnh về chính trị, quân sự được quốc tế thừa nhận như được công nhận về kinh tế. Tham vọng này của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1994, khi ông Yoshi Hatano làm đại sứ Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc, song vẫn chưa có hiệu quả. Tiếp đến tháng 9-2000 ngoại trưởng Nhật Bản lại đệ trình vấn đề này lên Liên Hợp Quốc. Nỗ lực này lại được tiếp tục dưới thời Thủ tướng Kozumi và nay là ông Shin zo Abe. Mặc dù có nhiều đóng góp chiếm tới 20% ngân sách của Liên Hợp Quốc, song Nhật Bản lại không có được ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an nơi có quyền ra quan điểm về các vấn đề lớn của thế giới. Một cơ hội lớn với Nhật Bản khi cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Kofi Annan đưa ra đề xuất cải tổ Liên Hợp Quốc vào năm 1997. Trong phương án cải tổ Liên Hợp Quốc có đề xuất nâng tổng số uỷ viên thường trực từ 15 lên 24 thành viên. Đây thực sự là một thời cơ cho Nhật Bản. Kể từ những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, Nhật Bản không ngừng nỗ lực vận động ngoại giao giành sự ủng hộ của các nước. Nhật Bản đã giành được sự ủng hộ của 4 nước là Mỹ, Anh, Pháp, Nga – là những uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền phủ quyết, trở ngại còn lại lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Hiện nay, Tokyo đang tích cực vận động các nước Trung Á, Nam Á và Trung Đông ủng hộ mình. Nhật Bản tích cực sử dụng chính sách ngoại giao kinh tế để gây ảnh hưởng về chính trị. Điển hình là việc Nhật Bản tỏ thái độ thân thiện với Israel, đẩy mạnh kim ngạch buôn bán hai chiều từ 1,8 tỉ USD hiện nay lên tới 3 tỉ USD trong 5 năm tới [55; tr6]. Không những vậy, Nhật Bản còn tuyên bố sẵn sàng viện trợ kinh tế cho Palestin trong cuộc tái thiết kinh tế của nước này… Nhật Bản đã tiến hành các hoạt động ngoại giao tăng cường mở rộng chính trị, quân sự, hoàn thiện hơn nữa thể chế dân chủ sửa đổi Hiến pháp… để có điều kiện trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Quyết tâm trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Nhật Bản được giới lãnh đạo rất chú trọng trên đường hướng phát triển quốc gia. Ngay khi trở thành Thủ tướng, ông Abe đã khẳng định: “Nhật Bản sẽ kiên định nỗ lực tiến tới cải tổ Liên Hợp Quốc một cách toàn diện và đẩy mạnh nỗ lực trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc” [32; tr3]. Nhật Bản cùng các nước Đức, Ấn Độ, Brazil… thành lập câu lạc bộ xúc tiến cải tổ Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, các nỗ lực của Nhật Bản, cùng các nước có nguyện vọng chung trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho đến nay vẫn còn gặp nhiều rào cản. Nếu Nhật Bản sớm trở thành Uỷ viên thường trực thì địa vị chính trị của Nhật Bản trong thế kỉ mới chắc chắn được khẳng định, Nhật Bản có thể trở thành “nước bình thường có uy tín lớn. Nếu điều này trở thành hiện thực rõ ràng Nhật Bản sẽ thực hiện được mục tiêu nâng cao vị thế chính trị của mình trên trường quốc tế”. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ MỚI CỦA NHẬT BẢN TRONG THẾ KỈ XXI 3.1. Những khó khăn và thuận lợi trong việc tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản Trong quan hệ quốc tế, mọi tham vọng của bất cứ quốc gia nào cũng đều gặp những thuận lợi và khó khăn. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ các nước không ngừng hợp tác phụ thuộc lẫn nhau, vì thế những cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau. Cũng như vậy, con đường tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản luôn bị tác động bởi những cơ hội và thách thức. 3.1.1. Những thuận lợi Với đường hướng phát triển theo con đường hoà bình, từ bỏ chiến tranh vĩnh viễn, trong suốt một thời gian dài, Nhật Bản đã làm cho hình ảnh một nước phát xít dần mờ đi. Và thay vào đó là hình ảnh một nước Nhật có nhiều đóng góp cho sự phát triển và an ninh của thế giới nói chung. Ngày nay, xu thế hoà bình hợp tác thay thế cho xung đột, đối đầu đang chiếm ưu thế, đây là một thuận lợi thứ nhất Nhật Bản có được từ đặc điểm tình hình thế giới mang lại. Thứ hai, Nhật Bản là nước lớn về kinh tế, có sự đóng góp đáng kể cho các hoạt động và các tổ chức quốc tế vì mục tiêu phát triển, Nhật Bản đã giành được sự ủng hộ của nhiều quốc gia. Đặc biệt, Nhật Bản không chỉ được Mỹ – một quốc gia có vị thế về mọi mặt – bảo trợ về an ninh mà còn ủng hộ Nhật Bản tăng cường sức mạnh của lực lượng quân sự, để có thể cùng Mỹ tham gia bảo đảm an ninh chung. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi thúc đẩy Nhật Bản cố gắng hơn nữa thực hiện các phương thức nâng cao vị thế của mình. Mặt khác, với chính sách đối ngoại cởi mở, hoà bình Nhật Bản còn giành được sự ủng hộ của ASEAN, Ấn Độ, Pháp, Úc, Israel… và nhiều nước ở các khu vực khác. Thuận lợi thứ ba, trong thời gian gần đây dư luận Nhật Bản, đặc biệt giới lãnh đạo Nhật Bản hết sức coi trọng và nỗ lực để đưa nước này trở thành “quốc gia bình thường”. Hiện nay, Nhật Bản đang từng bước vượt qua các rào cản về mặt pháp lý để nâng cao sức mạnh quân sự, khả năng và phạm vi tác chiến của lực lượng phòng vệ. Ngoài ra, bước vào thế kỉ XXI, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần lấy lại được trạng thái tăng trưởng ổn định và tiếp tục phát huy sức mạnh, sẽ là cơ sở vật chất thuận lợi để Nhật Bản phát huy các sức mạnh quốc gia khác. Thứ tư, việc Liên Hợp Quốc đang xúc tiến việc cải tổ của mình bằng việc mở rộng số lượng thành viên Hội đồng Bảo an, trong đó có phương án do các nước Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Brazil đưa ra được Mỹ, Anh, Pháp ủng hộ… Đó là phương án tăng số lượng thành viên Hội đồng Bảo an từ 15 lên 25 thành viên (trong đó thêm 6 thành viên thường trực và 4 thành viên không thường trực) sẽ là cơ hội thuận lợi đối với Nhật Bản trong việc thực hiện mục tiêu của mình. Thứ năm, mặc dù hiện nay có nhiều cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo xảy ra, bên cạnh nhân tố bất ổn, ảnh hưởng tới an ninh và sự phát triển của các quốc gia, song nó cũng tạo cơ hội cho Nhật Bản thể hiện vai trò quốc tế của mình trong các hoạt động cứu trợ, khắc phục hậu quả xung đột, gìn giữ hoà bình… trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc… Đây thực sự là một cơ hội cho Nhật Bản độc lập, chủ động giải quyết khó khăn trên con đường trở thành nước lớn quân sự. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, Nhật Bản cũng gặp những khó khăn. Nếu vượt qua được thì Nhật Bản sẽ tìm thấy cho mình một vị thế phù hợp. 3.1.2. Những khó khăn của Nhật Bản trong việc tìm kiếm vị thế chính trị mới Khó khăn lớn nhất mà Nhật Bản gặp phải đó là sự phản đối của một số quốc gia trong khu vực, do bị tác động bởi vấn đề lịch sử để lại, nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc vẫn luôn yêu cầu Nhật Bản có lời xin lỗi bằng văn bản về tội ác chiến tranh trước kia mà nước này đã gây ra đối với nhân dân Trung Quốc. Song, phía Nhật Bản mới chỉ có các lời phát biểu tại các diễn đàn đa phương mà thôi. Điều này, Nhật Bản chưa làm hài lòng được nhân dân châu Á và có thể nói, Nhật Bản chưa xử lý đúng đắn vấn đề lịch sử. Bởi vậy những nỗ lực của Nhật Bản hiện nay vẫn phải tăng cường giành sự ủng hộ của các nước này. Mặt khác, sau chiến tranh lạnh, Liên Xô tan rã, nước Nga kế thừa những gì là của Liên Xô, song không thể mạnh như trước. Vì vậy nó tạo ra một “khoảng trống quyền lực” ở Đông Á. Vì vậy, Nhật Bản và Trung Quốc cũng muốn tranh thủ thời cơ để phát huy vai trò lãnh đạo Đông Á. Hai nước bên cạnh sự hợp tác, còn có sự kiềm chế lẫn nhau. Vì vậy Nhật Bản muốn phát huy sức mạnh kinh tế đẻ đạt mục tiêu chính trị tất yếu gặp phải trở lực từ phía Trung Quốc. Mặc dù trong thời gian gần đây, với nỗ lực ngoại giao của ông Shinzo Abe trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc phần nào đã lấy lại được sự tin tưởng của Trung Quốc. Song Nhật Bản vẫn chưa giành được sự ủng hộ của Trung Quốc – một nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền phủ quyết. Thêm nữa, Nhật Bản cũng gặp phải sự phản đối của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Hi vọng sớm được đứng trong hàng ngũ các thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Nhật Bản quả là đầy chông gai, bởi trên con đường tiến tới đó của Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn không chỉ từ phía Trung Quốc mà còn cả từ phía Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên. Hiện nay, chính Hàn Quốc cũng đang vận động nhiều nước ủng hộ mình trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hàn Quốc có thuận lợi, bởi hiện nay tổng thư ký của Liên Hợp Quốc là ông Ban-kimoon, vốn là một nhà ngoại giao của Hàn Quốc, là người Hàn Quốc. Song đây không phải là mục tiêu chủ yếu của Hàn Quốc, mà mục đích thật sự của nước này là nhằm phân tán phiếu bầu giành cho Nhật Bản vì “một nước muốn trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải được 2/3 số nước dự họp tán thành. Hiện nay Nhật Bản dự kiến có thể thu được 100 phiếu tán thành, nhưng so với 128 phiếu thì vẫn còn chưa đủ” [55; tr8]. Đây là thách thức mà Nhật Bản cần nỗ lực vượt qua. Một thách thức không nhỏ nữa đó là việc cho tới hôm nay (2007), Nhật Bản vẫn chưa phải là nước độc lập hoàn toàn về chính trị, ngoại giao. Nhật Bản vẫn theo Mỹ và nhận sự bảo trợ an ninh của nước này. Mọi quyết định của Nhật Bản phần lớn dựa trên thái độ của Mỹ. Mặc dù hiện nay, “Mỹ đang hậu thuẫn việc Nhật Bản trở thành thành viên Hội đồng Bảo an nhưng lại chưa ủng hộ một cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về kế hoạch cải tổ, qua đó có cho phép Nhật Bản có được một ghế, vì xem ra Whashington không muốn có bất cứ sự thay đổi nào so với hiện tại” [54]. Mỹ không muốn Nhật Bản phát triển ngang hàng mình. Vì như vậy, sẽ đe doạ tới vị thế siêu cường của Mỹ. Đặc biệt, việc Mỹ duy trì căn cứ quân sự ở Nhật Bản và châu Á - Thái Bình Dương là nhằm giám sát hành động quân sự của nhiều nước và không loại trừ cả Nhật Bản. Mặc dù, một mặt Mỹ yêu cầu Nhật Bản gia tăng khả năng quân sự để chia sẻ với Mỹ trong các hoạt động đảm bảo an ninh. Mặt khác lại ngăn chặn không cho Nhật Bản trở thành nước lớn quân sự. Điều ít ai để ý, có thể người Mỹ cũng không thể quên được sự thất bại trước quân Nhật phát xít trong trận Trân Châu Cảng trong đại chiến thế giới thứ hai. Nhưng Mỹ không công khai chỉ trích mà cố gắng “khép lại quá khứ” hướng tới sự hợp tác. Nó mang ý nghĩa giáo dục lớn đối với các nước khác, trong đó có thể có cả nước Nhật. Đây là điểm Nhật Bản có thể lưu tâm trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ, cải thiện hình ảnh đất nước trong quan hệ quốc tế. Trong quan hệ với Mỹ những yếu tố trên thực sự là một trở lực lớn đối với Nhật Bản. Ngày nay, mặc dù nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, song các cuộc xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Đặc biệt trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nơi tập trung nhiều nước lớn, có chế độ chính trị khác nhau có các lợi ích cũng khác nhau (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, các nước ASEAN…). Vì vậy đây cũng là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn và nhiều nơi trở thành điểm nóng của thế giới. Nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, phong trào ly khai ở Indonesia, Philippin và bất ổn chính trị ở Thái Lan… thực sự trở thành thách thức lớn tới việc đảm bảo an ninh khu vực và việc phát huy vai trò của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề trên. Không những thế, Nhật Bản là quốc gia tiềm ẩn nguy cơ xung đột lãnh thổ với các nước xung quanh: tranh chấp lãnh thổ với Nga ở quần đảo Kurile, với Hàn Quốc ở đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima), với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phong trào Điếu Ngư… Chính những tranh chấp lãnh thổ này khiến Nhật Bản khó nhận được sự ủng hộ chính trị từ các nước láng giềng; tiềm ẩn những bất hoà trong quan hệ giữa các nước này mà hiện nay nhiều sách báo gọi những cuộc tranh chấp này là “những bãi mìn nổ chậm”. Quá trình tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản không chỉ gặp những khó khăn khách quan mà cả những khó khăn chủ quan, tồn tại bên trong nước Nhật. Đó chính là tình trạng mâu thuẫn trong các đảng phái chính trị… Ví dụ trong chương trình cải cách ngành bưu điện năm 2002 của Thủ tướng Kozomi đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của Đảng Dân chủ tự do, dẫn tới việc Thủ tướng phải cách chức Ngoại trưởng Tanaka. Về mặt xã hội, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng già hoá dân số, tỉ lệ sinh thấp khiến cho lực lượng lao động giảm sút ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó Nhật Bản lại phải chịu chi phí cho bảo hiểm xã hội cao. Vì nó đòi hỏi chính phủ phải có một số thay đổi để điều chỉnh hệ thống lương hưu, cải tiến cơ sở hạ tầng phù hợp với người già. Nhật Bản có khả năng phải tính đến việc tăng tuổi lao động và sử dụng nhiều người về hưu còn sức khoẻ. Đây là vấn đề thực sự khó khăn đối với Nhật Bản. Do sự phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp cao ở giới trẻ… Từ đó trong xã hội Nhật Bản ngày càng có sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc hơn. Theo thông báo của chính phủ tính đến năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp là 4,4%, tuy có giảm so với những năm cuối thập kỉ 1990, song con số này vẫn rất cao. Trong khi đó số người hưởng trợ cấp đã tăng lên 60% trong 10 năm qua tương đương 1 triệu người. Và theo điều tra của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hiện nay ở Nhật Bản có 15% số hộ gia đình đang sống trong cảnh nghèo khổ [23; tr15]. Tình trạng này tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế đất nước Nhật, cản trở việc nâng cao vị thế chính trị của Nhật Bản. Trên đây là những khó khăn chủ yếu mà Nhật Bản đã và đang phải đối mặt trên con đường tìm kiếm vị thế chính trị mới. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song những thuận lợi là cơ bản. Những thuận lợi ấy sẽ được Nhật Bản phát huy và làm động lực để cải tiến những khó khăn. Một khi những khó khăn đó được giải quyết thì Nhật Bản sẽ đi về đâu? Vị trí chính trị của Nhật Bản sẽ như thế nào? Đây là vấn đề cần được dự báo đầy đủ. 3.2. Một số dự báo Trong thời gian qua, Nhật Bản không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự. Thêm nữa, Nhật Bản đã dần đưa lực lượng quân sự của mình ra nước ngoài, ban đầu lực lượng này chỉ thực hiện sứ mệnh cứu trợ nhân đạo, làm công tác hậu cần, y tế, gìn giữ hoà bình… Câu hỏi đặt ra rằng: Nhật Bản có thể phục hồi lại chế độ quân phiệt như trong chiến tranh thế giới thứ hai hay không? Hay Nhật Bản sẽ phát triển như thế nào? Theo quan điểm cá nhân tôi cho rằng có hai khả năng xảy ra: Khả năng 1: Nhật Bản sẽ trở thành nước lớn quân sự. Bởi hiện nay, xét về mặt thực tế Nhật Bản là quốc gia có trang bị kĩ thuật hiện đại nhất. Chi phí cho quốc phòng của Nhật đứng đầu các nước châu Á và đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Đặc biệt, với sự tăng cường thực lực quân sự trong thời gian qua đã khiến cho lực lượng quân sự của Nhật tăng mạnh. Như một học giả nổi tiếng của Nhật là Janiguchi Toshiniko đã cho rằng, trong thời gian qua “Nhật Bản đã ra sức thúc đẩy quân sự, với mức độ ảnh hưởng có thể so sánh với một cuộc cách mạng quân sự của Mỹ” [24; tr17]. Như vậy, với thực lực quân sự không ngừng được tăng cường, nếu Nhật Bản vượt qua được rào cản của Hiến pháp có thể Nhật Bản sẽ trở thành nước lớn quân sự. Như bình luận của phóng viên Hữu Quỳnh – cơ quan ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: “Không ai nghi ngờ rằng với tiềm lực khoa học công nghệ – tài chính và công nghiệp hiện nay, nếu cần, chỉ “sau một đêm” là Nhật Bản sẽ trở thành một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới” [63]. Như vậy, khả năng Nhật Bản có vị thế chính trị cao như trong chiến tranh thế giới thứ hai là có thể xảy ra, mục tiêu nâng cao vị thế chính trị là đạt được. Khả năng thứ hai, Nhật Bản không thể đạt được mục tiêu chính trị đặt ra. Vì hiện nay xu thế chung của thế giới là hợp tác hoà bình cùng phát triển. Nhất là mức độ toàn cầu hoá ngày càng cao. Đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc; tiềm lực quân sự hùng mạnh, tối tân của Mỹ và Nga… sẽ kiềm chế Nhật Bản phát triển năng lực quân sự. Hơn nữa quốc gia láng giềng của Nhật Bản là CHDCND Triều Tiên đang liên tục gia tăng phát triển vũ khí hạt nhân, có tiềm lực quân sự lớn, không dễ gì các nước này để Nhật Bản phát triển quân sự. Thêm nữa, một khi Nhật Bản có được vị thế chính trị hàng đầu, ngang hàng kinh tế thì các quốc gia châu Âu trong đó có Đức, Anh, Pháp cũng không chịu đứng yên… nó sẽ gây nên cuộc chạy đua lớn về chính trị… Điều này là khó có khả năng xảy ra. Mặt khác, Nhật Bản còn bị ràng buộc bởi các cơ chế pháp lý mà mình tham gia: không phổ biến vũ khí hạt nhân, không gây chiến… đặc biệt là sự ràng buộc của chính Hiến pháp nước Nhật. Nhìn chung, dư luận thế giới đều cho rằng Nhật Bản khó có khả năng trở thành nước quân phiệt như trước đây. Tuy nhiên, xét về lâu dài, xu thế Nhật Bản trở thành “quốc gia bình thường” là không thể ngăn cản nổi. Bởi hiện nay Nhật Bản đang đi theo đúng hình dung của Ichiro Ozawa (đã được đề cập ở trên). Hầu hết dư luận đều đánh giá rằng: “Nhật Bản sẽ không thể trở thành nước có khả năng kinh tế và kĩ thuật hùng mạnh nếu như không có ảnh hưởng chính trị và thực lực tương xứng”. Điều gì sẽ xảy ra khi Nhật Bản không còn được sự đảm bảo an ninh của Mỹ, trong khi lực lượng quân sự của mình có bước tiến độc lập để trở thành “nước lớn quân sự”. Vậy trong tương lai Nhật Bản trở thành nước bình thường sẽ có tác động như thế nào đối với an ninh khu vực. 3.3. Tác động Đối với bản thân nước Nhật, đây là cơ hội để cải thiện hình ảnh của đất nước mình, tìm cho mình một con đường đi phù hợp với thực lực kinh tế. Một khi vị thế chính trị mới đạt được, thực lực sức mạnh của Nhật Bản sẽ rất lớn, Nhật Bản đang dần hoàn thiện mình để trở thành nước độc lập, tự chủ trong hoạt động chính trị và đối ngoại, Nhật Bản sẽ có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế. Đối với các nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đây lại là một thách thức đe doạ tới vị thế hiện thời của họ. Không những thế, đối với các quốc gia láng giềng của Nhật Bản đây thực sự là mối đe doạ lớn. Bởi thực tế hiện nay giữa Nhật Bản và các nước này đều tiềm ẩn nguy cơ xung đột (tranh chấp lãnh thổ). Theo thực tế lịch sử , những vùng lãnh thổ mà Nhật Bản đang tranh chấp hiện nay chủ yếu là những khu vực vốn thuộc lãnh thổ của các nước Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác… Theo thăm dò đò là những nơi ngoài nguồn tài nguyên hải sản, còn có các mỏ dầu… mà trong bối cảnh hiện nay nguồn năng lượng trở nên rất quan trọng và biến động thất thường về giá… Vì vậy các bên khó có thể nhượng bộ cho nhau được, có thể gây bất ổn an ninh khu vực. Tuy nhiên, việc nâng cao vị thế chính trị của Nhật Bản không phải không có tác động tích cực. Vì nếu, Nhật Bản trở thành uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ hội đóng góp của nước này đối với an ninh quốc tế sẽ lớn hơn. Nhật Bản khó có thể đơn phương, tuỳ tiện hành động theo ý muốn của riêng mình. Những hành động của Nhật Bản sẽ được kiểm soát trong khuôn khổ pháp lý quốc tế. Cùng với quá trình nâng cao vị thế đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục củng cố kinh tế. Vốn là quốc gia nghèo tài nguyên, trong khi nguồn tài nguyên thế giới ngày càng cạn kiệt Nhật Bản không thể đơn lẻ tự mình phát triển được. Nhật Bản cần phối hợp với các nước, nhất là các nước giàu tài nguyên để cùng phát triển. Điều đó sẽ kích thích sự phát triển của các quốc gia, đóng góp hơn nữa cho tăng trưởng kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp, Hơn 10 năm qua, kể từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Nhật Bản là nước cung cấp ODA lớn cho Việt Nam, từ năm 1992-2002, ODA của Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam là 8 tỉ USD, đứng vị trí thứ ba trong các nhà đầu tư vào Việt Nam [35; tr47]… Những chính sách mà Nhật Bản áp dụng trong việc tìm thực hiện mục tiêu “quốc gia bình thường” nhìn chung có ảnh hưởng tới Việt Nam. Về mặt kinh tế: Việc nâng cao vị thế chính trị của Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam rất nhiều. Do những đóng góp của Nhật Bản tạo cho môi trường khu vực ổn định là điều kiện quan trọng để không chỉ Việt Nam và các nước phát triển kinh tế đất nước. Để giành được sự ủng hộ của các quốc gia, Nhật Bản đóng góp lớn hơn cho sự phát triển của các nước kém phát triển, nhất là việc Nhật Bản sẽ tăng cường sử dụng khối lượng thương mại và đầu tư (quan trọng là ODA) để nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt, trong chính sách tài trợ ODA của Nhật Bản có sự ưu tiên cho các nước nghèo hơn với khối lượng ODA lớn. Đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đất nước. Về mặt chính trị đối ngoại, mặc dù về phía Nhật Bản, dường như Việt Nam không mấy quan trọng đối với nước này bởi hiện nay tổng kim ngạch thương mại hai nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Nhật Bản, xấp xỉ 0,6% [35; tr46]. Song về phía Việt Nam, như đã trình bày ở trên, hiện nay Nhật Bản là đối tác lớn của Việt Nam. Vì vậy, việc Nhật Bản nâng cao vai trò chính trị quốc tế đã giúp Việt Nam mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại của mình, đồng thời cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế. Ngoài quan hệ với Nhật Bản, Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản trong nhiều hoạt động. Điển hình việc các nước châu Á đề cử Việt Nam vào vị trí uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có sự ủng hộ của Nhật Bản. Hay như việc ủng hộ Việt Nam tham gia WTO, thông qua các phiên đàm phán Việt – Nhật… làm cho vai trò của Việt Nam ngày càng được tăng cường… Về mặt an ninh: nhờ những nỗ lực đóng góp của Nhật Bản trong việc đảm bảo an ninh chung, đã tạo ra một môi trường an ninh khu vực ổn định; góp phần làm cho an ninh quốc gia của Việt Nam được tăng cường. Đó là những tác động tích cực mà việc nâng cao vai trò chính trị của Nhật Bản mang lại cho Việt Nam. Việt Nam đứng trước cơ hội phát triển, `buộc phải có đối sách ngoại giao hợp lý để phát huy lợi thế này, không chỉ trong quan hệ với Nhật Bản mà còn với các nước khác trên thế giới. Việc Nhật Bản và Triều Tiên đã chọn Hà Nội làm nơi tiến hành bình thường hoá quan hệ hai nước đầu năm 2007 cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam. Đồng thời chứng tỏ môi trường an ninh chính trị của Việt Nam ổn định, tạo được sự tin tưởng của các quốc gia, là cơ hội để Việt Nam phát huy năng lực đối ngoại của mình. KẾT LUẬN Trải qua một quá trình dài phát triển, với những điều kiện khách quan thuận lợi và những đóng góp tích cực của Nhật Bản, vai trò chính trị quốc tế của Nhật Bản ngày càng được cải thiện. Trong một loạt các nỗ lực cả về đối nội và đối ngoại, Nhật Bản dần phát huy được sức mạnh kinh tế phục vụ mục đích chính trị của mình. Đứng trước các vấn đề quốc tế tiếng nói của Nhật Bản ngày càng có trọng lượng hơn. Ngày nay, trong các quan hệ quốc tế, Nhật Bản có sự chủ động, độc lập hơn, dần thoát khỏi “cái bóng của Mỹ”, mong muốn trở thành “quốc gia bình thường” được giới lãnh đạo Nhật Bản hết sức quan tâm, coi trọng và đang nỗ lực để đạt được nó. Trên bước đường tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản còn nhiều rào cản: rào cản lớn nhất, có tính chất ràng buộc pháp lý đó chính là Hiến pháp hoà bình năm 1946. Mặc dù Nhật Bản đã cố gắng sửa đổi, song do nhiều lý do khác nhau, đến nay, Hiến pháp này vẫn chưa một lần được sửa đổi. Nhưng trên thực tế Nhật Bản đang từng bước dần sửa đổi cho phép quân đội nước này ra nước ngoài tham gia vào việc gìn giữ hoà bình trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc và phối hợp với quân Mỹ tham gia vào các hoạt động phòng vệ chung… Việc Nhật Bản thông qua một số luật cho phép lực lượng quân sự có thể ra nước ngoài… là bước mở đường cho việc sửa đổi điều 9 Hiến pháp. Nhưng cho tới thời điểm này chưa đạt được như mong muốn của người Nhật. Một rào cản khác: Mặc dù đã có bước đi độc lập, chủ động nhưng Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi “ô bảo trợ” của Mỹ, và vẫn cần sự bảo đảm an ninh của Mỹ. Song trụ cột chính sách của Nhật Bản vân là liên minh Nhật – Mỹ. Vì thế trong mọi nỗ lực nâng cao vị thế chính trị của mình, Nhật Bản vẫn phải tính đến nhân tố Mỹ… Ngoài ra còn nhiều rào cản như đã trình bày ở phần trước… đã làm chậm bước tiến trở thành quốc gia “bình thường” của Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay, Nhật Bản cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia. Trong đó lớn nhất là sự ủng hộ của Mỹ và một số quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an khác trong việc ủng hộ Nhật Bản trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nếu đạt được mục tiêu này thì chắc chắn Nhật Bản sẽ có được vị thế chính trị lớn hơn. Hình ảnh về một nước Nhật Bản trên bàn chính trị dần được xác lập. Nhưng liệu rằng trong tương lai Nhật Bản có trở thành nước lớn quân sự, một “quốc gia bình thường” như các quốc gia khác hay không hoặc Nhật Bản sẽ lấy lại được vai trò, vị thế như nước Nhật quân phiệt trước đây hay là phát triển theo hướng nào?... thì đó vẫn còn là một câu hỏi lớn trong tương lai. Để giải đáp vấn đề này không chỉ dựa vào riêng hành động của Nhật Bản mà nó còn dựa vào sự biến động của tình hình quốc tế, của việc phát triển các quan hệ quốc tế. Song dự báo về một khả năng nước Nhật bình thường trong tương lai là có khả năng xảy ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Nhật Bản đang tìm kiếm vị thế chính trị của mình trong thế kỉ XXI có tác động không nhỏ tới quan hệ quốc tế, tới vấn đề đảm bảo an ninh chung của nhân loại cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Trước các nỗ lực tìm kiếm vị thế chính trị của Nhật Bản trong thế kỉ mới này có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trên con đường mở rộng hội nhập là gì? Trước tiên, Việt Nam cũng là nước đang đi lên từ chiến tranh, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đã thành công. Song hậu quả của nó là nước Việt Nam khó khăn về kinh tế, hạn chế về đối ngoại. Từ chính nước Nhật thất bại sau chiến tranh, để vươn lên, xoá đi hình ảnh không mấy tốt đẹp trong quá khứ của nước Nhật phát xít cho thấy, cần phát triển kinh tế để khẳng định thực lực của chính mình. Một khi kinh tế phát triển tất yếu mở rộng được quan hệ đối ngoại. Nhưng phát triển kinh tế phải theo con đường hoà bình, mở rộng hội nhập, tích cực đóng góp cho các hoạt động chung của thế giới. Việt Nam tuy là nước có vị trí chính trị tương đối, song thực lực kinh tế còn tương đối nhỏ bé. Vì vậy cần ra sức phát triển đất nước, phát huy tốt lợi thế chính trị, an ninh trong nước ổn định của mình và khẳng định được tính độc lập tự chủ của đất nước. Đó là một số những lưu ý nhỏ từ việc Nhật Bản nỗ lực tăng cường vị trí chính trị, hi vọng có thể góp một phần nhỏ cho việc Việt Nam trên con đường hội nhập, mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm cơ hội phát triển. Thực chất vị thế chính trị mới của Nhật Bản sẽ như thế nào là một câu hỏi còn để ngỏ, cần sự tiếp tục nghiên cứu hơn nữa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Xuân Bình (2000), Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Ngô Xuân Bình và Trần Quang Minh (2006), Tìm hiểu đất nước và con người Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội. Nguyễn Huy Dũng, Kimura Hiroshi và Fukutamotoo (2005), Những bài học về quan hệ Việt Nam, Nhật Bản, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Huy Dũng và Nguyễn Thanh Hiền (2003), Nhật Bản năm 2002: Cuộc cải cách vẫn còn tiếp tục, Nxb Thống kê, Hà Nội. Iaxuhicô Naca Xône (2004), Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỉ XXX, Nxb Thông tấn, Hà Nội. Nguyễn Văn Lập (2002), Trật tự thế giới sau 11-9, Nxb Thông tấn, Hà Nội. Trần Thị Nhung (2006), Tình hình các nước Đông Nam Á hiện nay, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội. Richards Ellings và Shedon Wsimon (1995), An ninh Đông Á trong thiên niên kỷ mới, Nxb M.E.Sharpe. Nguyễn Anh Thái (2005), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Viện thông tin khoa học xã hội (2001), Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh: Phân tính và dự báo, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh, Tài liệu sưu tập cán bộ của Viện Khoa học xã hội và nhân văn. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Nhật Bản với khu vực Nam Á, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 31-8, tr1-3. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Nhật Bản tiến quân vào Trung Á, Tin tham khảo thế giới, ngày 31-8, tr6-7. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Nhật Bản bước vào năm 2005 với vai trò ngày càng lớn trên chính trường quốc tế, Tin tham khảo thế giới, ngày 29-12, tr8-10. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Xu hướng phát triển chiến lược ngoại giao Nhật Bản thế kỉ mới, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tháng 2, tr1-15. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Quan hệ Trung – Nhật trước triển vọng có bước ngoặt mới, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 4-2, tr9-11. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nhật Bản thay đổi thái độ đối với Trung Quốc, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-12, tr11-18. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Về dự án lập quỹ tiền tệ châu Á CAMF, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3-3, tr18-22. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nhật Bản với chiến lược Trung Đông, Tin tham khảo thế giới, ngày 6-4, tr5. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Thách thức an ninh châu Á trong năm 2005, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 11-4, tr1-6. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Tiến tới một cộng đồng Đông Á, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 11-4, tr7-9. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Những nội dung cơ bản của sách trắng phòng vệ Nhật Bản năm 2005, Tin tham khảo thế giới, ngày 3-8, tr9-10. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nhật Bản phân hoá giàu – nghèo sâu sắc, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 10-9, tr14-19. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Vì sao Nhật Bản tăng cường mở rộng trang bị quân sự, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 16-9, tr14-18. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nhật Bản với chiến lược “nước bình thường”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 27-10, tr7-11. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nhật Bản điều chỉnh chính sách ngoại giao đối với châu Á, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 14-11, tr4-7. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nhật Bản: mặt trời vẫn mọc, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 8-12, tr14-23. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Xung quanh kế hoạch cơ cấu lại chiến lược của Nhật Bản, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 08-12, tr10-13. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nhật Bản cam kết tiếp tục hỗ trợ các nước kém phát triển, Tin tham khảo đặc biệt, ngày 15-12, tr6. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Nhật Bản: những “nấc thang nước lớn quân sự” và chiến lược ngoại giao của Kohimi, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17-12, tr9-14. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Thủ tướng Abe muốn tăng cường vị thế của Nhật Bản, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 14-11, tr6-12. Thông tấn xã Việt Nam (2007), Nhật Bản với chính sách ngoại giao tích cực, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3-3, tr1-8. Nguyễn Thanh Bình (2001), Quan hệ Nhật – Trung từ 1972 đến 1990, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6 (36), tr52-61. Khổng Thị Bình (2006), Nhật Bản trên con đường trở thành quốc gia bình thường, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 66, tr70-83. Ngô Xuân Bình (2003), Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản và tác động tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4 (46), tr41-49. Hạ Lập Bình và Giang Tây Nguyên (2006), Quan hệ Trung – Nhật trong đại chiến lược Trung Quốc trỗi dậy hoà bình, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6 (62), tr20-26. Hồ Châu (2002), Quan hệ Nhật – Trung đầu thế kỉ XXI dưới tác động của nhân tố quốc tế, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 2 (38), tr71-75. Nguyễn Duy Dũng (2006), Điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (70), tr19-24. Nguyễn Văn Dần và Lưu Ngọc Trịnh (2005), Nhật Bản với việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do CFTAS, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6 (110), tr14-20. Hoàng Minh Hằng (2003), Vài nét về quan hệ Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5 (47), tr63-67. Hoàng Minh Hằng (2006), Tranh chấp đảo Takeshima/Tokdo trong quan hệ Nhật – Hàn và ảnh hưởng của nó đến môi trường an ninh Đông Á, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (65), tr3-6. Tân Hoa (2006), Trong tương lai Nhật Bản liệu có trở thành một cường quốc quân sự – chính trị được không?, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 (67), tr33-35. Hà Mỹ Hương (2006), Chính sách của Nhật Bản đối với bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh lạnh, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 64, tr63-72. Phạm Quý Long (2005), Vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á, đánh giá từ khía cạnh an ninh khu vực, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3 (57), tr57-61. Đinh Thị Hiền Lương (2006), Một số nét mới trong chính sách của Nhật Bản đối với khu vực Đông Á, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 65, tr55-61. Nguyễn Ngọc Nghiệp (2006), Sự ra đời và ảnh hưởng của điều 9 Hiến pháp Nhật Bản năm 1996, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9 (69), tr25-30. Trịnh Trọng Nghĩa (2006), Vì sao gần đây nổ ra chống Nhật ở Trung Quốc và Hàn Quốc, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 (64), tr22-27. Trần Anh Phương (2005), Quan hệ ASEAN - Nhật Bản - Trung Quốc trong bối cảnh mới những năm gần đây, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 59, tr49-61. Trần Anh Phương (2005), Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau thế chiến thứ hai đến nay, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 (55), tr59-68. Shu Jiro Urta (2005), Chiến lược mậu dịch tự do của Nhật Bản, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 4 (108), tr38-49. Phạm Hồng Tiến (2006), Tình hình chính trị thế giới 2005, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1 (117), tr58-64. Phạm Thanh Hồng và Nguyễn Bình Giang (2006), Trì trệ kinh tế Nhật Bản nhìn từ quan điểm trọng cầu, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 2 (118), tr42-47. Xuân Anh (2005), Nhật Bản với mục tiêu tối thượng, Thanh niên, ngày 01-5. Ngư Bình (2005), Nhật Bản khi vượt qua các cửa ải để trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Phụ nữ Việt Nam, tr6-8. Quang Hoàn (2005), Năm 2005: kinh tế Nhật Bản phát triển chậm nhưng không đổ vỡ, Kinh tế quốc tế, ngày 14-2. Điểm Tâm (2004), Chuyển động mới trong quan hệ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên - Nhật Bản, Nhân Dân,ngày 29-12. Thành Tuệ (2005), Thế tam quốc diễn nghĩa mới ở Đông Bắc Á, Tuổi trẻ, ngày 19-4, tr15. Tường Vân (2004), Chuyển động ở Đông Bắc Á, Sài Gòn giải phóng, ngày 12-7. Nhật Bản tìm kiếm vị thế cường quốc trong thế kỉ XXI, Tin tứ, số 859, 854, 855. nammese/world news. PHỤ LỤC Bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi tại cuộc họp Á - Phi Ngày 22 tháng 4 năm 2005 Kính thưa các vị Chủ tịch, Thưa các vị khách quý, Hôm nay tôi rất vui khi được tham dự vào buổi họp mang tính lịch sử này tại các nước Á - Phi đã cùng nhau hội tụ lần đầu tiên trong 50 năm qua. Tôi xin chân thành dành tình cảm sâu sắc nhất đến ngài phó Chủ tịch đến từ Indonesia, các tổ chức đoàn thể và khu vực Nam Phi. Tôi đến dự cuộc họp này để thực hiện hai việc: Một là, tôi muốn nhìn lại những con đường nơi mà chúng tôi đã cùng nhau đi qua, nhìn lại một lần nữa sự đổi mới mạnh mẽ mà như là sợi dây trói buộc nối chúng tôi lại với nhau trong suốt 50 năm qua. Hai là, tôi đến cuộc họp này cũng chỉ là để tham gia vào những sự thay đổi trực diện của cái nhìn về những gì mà các đất nước Á - Phi phải làm để đề cao nền hoà bình và giá trị con người xung quanh trái đất trong thế kỉ 21. 50 năm trước đây, Nhật Bản đã đứng trước các quốc gia Châu Á và Châu Phi tại Bandung để tuyên bố về quyết định là Nhật Bản là một quốc gia hoà bình và phát triển. Tinh thần đó của 50 năm trước đây vẫn còn cho đến tận ngày hôm nay. Trong quá khứ, mặc dù sự xâm lược thuộc địa của Nhật Bản đã gây nên những nỗi đau và sự mất mát to lớn cho dân tộc của các nước, đến những người dân của các quốc gia Châu Á. Nhưng Nhật Bản vẫn nhận ra những sự thật đó của lịch sử trong tinh thần khiêm nhường. Và với sự cảm nhận một nỗi ăn năn sâu sắc, một lời xin lỗi chân thành luôn khắc sâu trong tâm trí, Nhật Bản kiên quyết duy trì một cách kiên định từ sau cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ hai là không bao giờ dùng sức mạnh quân đội nhưng sẽ dùng sức mạnh kinh tế bởi nguòn gốc của sự quyết tâm của mọi vấn đề chính là ý nghĩa hoà bình, mà không cần đến việc sử dụng bạo lực. Nhật Bản lại một lần nữa tuyên bố sự quyết tâm để xây dựng hoà bình và sự thịnh vượng của thế giới trong tương lai, đạt được những mối quan hệ thực sự với các quốc gia trên thế giới. Kính thưa các vị Chủ tịch, Sự phát triển của Nhật Bản qua 50 năm đã đạt được kết quả nhờ sự vươn lên không mệt mỏi của người dân Nhật Bản. Chúng tôi có thể đạt được sự phát triển này chính là nhờ có sự hỗ trợ bởi các cộng đồng quốc tế. Nhật Bản sẽ không bao giờ quên điều này. Người dân Nhật Bản đã đứng lên từ sự tàn phá sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Và tôi như là một người đại diện cho toàn thể nhân dân, hy vọng sẽ cùng đi với các quốc gia châu Á - Phi, những người đang cố gắng để cải thiện đời sống bằng chính mồ hôi và nước mắt của họ. Dựa vào suy nghĩ đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng sự hỗ trợ phát triển đến các quốc gia châu Á và châu Phi về các vấn đề bức thiết như: phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, các biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bao gồm nguồn nước an toàn và phòng chống dịch bệnh. Hôm nay, tôi muốn thảo luận về 3 điểm để chúng ta phải biết cùng nhau đoàn kết làm gì từ bây giờ cho đến mai sau: một là, sự phát triển kinh tế; hai là, xây dựng nền hoà bình; ba là, xúc tiến mối quan hệ hợp tác quốc tế. Đầu tiên, Nhật Bản sẽ đặt tầm quan trọng lớn nhất vào việc tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các nước nghèo nàn và các nước phát triển. Để đạt được sự bền vững quốc gia thì điều quan trọng nhất là việc quyết định của mỗi quốc gia để mang lại sự phát triển bằng chính nỗ lực của quốc gia đó. Nhật Bản đánh giá cao và ủng hộ sự nỗ lực đó. Nhật Bản sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới việc hỗ trợ phát triển ODA của 0,7% trong tổng thu nhập quốc dân để xây dựng một sự phát triển toàn cầu. Từ quan điểm đó, Nhật Bản sẽ đảm bảo mức ODA có khả năng đáng tin cậy. Thêm vào đó, Nhật Bản đang tìm kiếm các hành động cụ thể để mở rộng hơn nữa thị trường để tiêu thụ các sản phẩm từ các nước kém phát triển nhất để ủng hộ cho chính sự tin cậy của họ. Châu Á đã phấn đấu tiến đến phía trước trong suốt 50 năm qua. Một con số của nhiệm vụ khó khăn còn lại đó là việc điều chỉnh sự chênh lệch mức phát triển, xúc tiến các mối quan hệ kinh tế, việc thực hiện biện pháp phòng chống và giảm bớt bệnh dịch dựa trên những kinh nghiệm gần đây sau sự phá huỷ của trận động đất tại bờ biển Sumatra và sóng thần Tsunami, và sức mạnh của biện pháp chống cướp bóc. Nhật Bản sẽ can dự để tính toán các chính sách cụ thể và gây dựng tình hữu nghị mới trong khu vực châu Á. Chúng tôi sẽ vẫn đang cung cấp hơn 2,5 tỷ đô la Mỹ suốt 5 năm qua để hỗ trợ về việc phòng chống là làm giảm bớt bệnh dịch và xây dựng các phương pháp tại châu Á - Phi và các quốc gia khác. Năm nay là “Năm của Châu Phi”. Nhật Bản sẽ tăng cường sự hợp tác hướng tới châu Phi, dựa vào tình đoàn kết giữa châu Phi với các cộng đồng quốc tế thông qua Phiên họp Quốc tế tại Tokyo về quá trình phát triển các nước châu Phi (TICAD). Nhân cơ hội này, tôi sẽ thông báo rằng Nhật Bản sẽ tổ chức TICAD lần thứ 5 vào năm 2008, và trong 3 năm đó, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi số tiền viện trợ ODA cho châu Phi và đó sẽ trở thành điểm nổi bật. Để tiếp tục từ bây giờ chủ đề sức mạnh của sự hợp tác giữa châu Á và châu Phi, việc cần làm nhất cho việc hợp tác này là Nhật Bản đề nghị sáng tạo một chương trình Thanh Niên Tình Nguyện bởi sự gặp gỡ giữa các thanh niên trưởng thành các nước khu vực châu Á với thanh niên các nước châu Phi. Hơn nữa, Nhật Bản với tư cách là nước độc lập và trung gian sẽ hỗ trợ cho châu Phi những kiến thức về việc gia nhập phong trào của châu Á hướng tới đạt hiệu quả năng suất cao hơn. Tôi cũng vui mừng thông báo rằng, qua những nỗ lực như thế Nhật Bản sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực với 10.000 người châu Phi trong 4 năm liên tiếp. Thứ hai, Nhật Bản coi việc xây dựng hoà bình là vấn đề rất quan trọng. Quả thực, vấn đề an ninh và hoà bình là những yêu cầu hết sức cơ bản cho việc phát triển kinh tế. Nhật Bản đang cố gắng làm việc hướng tới sự giảm vũ khí huỷ diệt và chống lại sự khủng bố. Nhật Bản cũng đang nỗ lực phấn đấu hướng tới việc xây dựng hoà bình như các nước Campuchia, Đông Timo và Afganistan. Nhật Bản sẽ tiến hành hỗ trợ cho người dân Palestin để xúc tiến hoà bình tại Trung Đông và châu Phi, nơi mà đang diễn ra các cuộc biểu tình. Chúng ta phải thực hiện hành động một cách có nguyên tắc chống lại việc buôn bán vũ khí bừa bãi đang reo rắc mối đe doạ toàn cầu theo nguyên tắc của luật pháp, tự do và dân chủ. Thứ ba, khi thế giới toàn nhân loại đặt ra một yêu cầu quốc tế mới, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác quốc tế, nâng cao tinh thần đoàn kết hơn nữa với các nước châu Á và châu Phi. Nước Mỹ cũng sẽ tiếp tục đáp ứng những công việc trọng tâm nhất cho việc hợp tác quốc tế. Để đạt được một cách có hiệu quả với rất nhiều công việc khó khăn của hiện tại trước mắt đang diễn ra trên thế giới bây giờ, nước Mỹ với tư cách là Uỷ ban An ninh cần phải được cải cách để phát hiện và phản ánh kịp thời những sự việc của thế giới ngày nay. Nhật Bản sẽ hợp tác đầy đủ nhất để đưa ra quyết định cho việc cải cách của Uỷ ban An ninh vào trước tháng 9 khi được đề nghị bởi Tổng thư ký nước Mỹ Kofi Annan. Khi chúng ta củng cố vững chắc tình hữu nghị giữa châu Á và châu Phi, thì nó sẽ được chúng ta chia sẻ thêm những kinh nghiệm và kiến thức thông qua các cuộc đối thoại giữa các nền văn minh, giữa các nền văn hoá và giữa các cá nhân. Nhật Bản sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Văn minh Thế giới vào tháng 7 để chia sẽ những kinh nghiệm của các nước, bảo tồn truyền thống trong quá trình đổi mới. Kính thưa các vị Chủ tịch, Năm ngoái, giải thưởng Nobel Hoà Bình lần đầu tiên đã được trao tặng cho một người phụ nữ châu Phi với đề tài về môi trường của Kenya. Đó chính là giáo sư Wangari Maathai, trợ lý Bộ trưởng. Phần thưởng cao quý này cho công trình của bà là để sự phát triển có thể chống chịu được thì phải thông qua việc trồng cây. Giáo sư Maathai đã tham dự vào buổi lễ khai mạc của Hội chợ Quốc tế tại Aichi tại Nhật Bản với chủ đề là “Sự thông thái của Tự nhiên”. Trích dẫn khái niệm tiếng Nhật về từ “mottai nai”, Giáo sư Maathai đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên và sự bảo tồn môi trường. Việc sử dụng mọi thứ một cách cẩn thận, sử dụng chúng một cách đầy đủ và việc tái sử dụng mọi thứ bất kể khi nào có thể. Những việc đó là trái tim và tâm hồn của khái niệm “mottai nai” mà Giáo sư Maathai đã thực sự hiểu về ý nghĩa của nó. Châu Á và châu Phi có một nguồn tài nguyên phong phú có thể mang lại những tiềm năng hết sức to lớn. Tôi tin rằng thông qua sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, nó có thể tạo ra một xã hội đầy sức sống và năng động, trong đó việc bảo tồn và phát triển môi trường sẽ làm được. Cuối cùng, tôi muốn phát biểu về quyết định kiên quyết của Nhật Bản là sẽ không ngừng nỗ lực để tạo ra một xã hội như thế. Tôi xin chân thành cảm ơn các quý vị đã chú ý lắng nghe. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á AMF : Asian monetary Fund Quỹ tiền tệ châu Á APEC : Asian – Pcific of Economic coperation Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương ARF : Asian Regional Forum Diễn đàn an ninh khu vực châu Á ASEAN : Association of South – Eust Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM : Asia – Emope Meeting Hợp tác Á - Âu CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân DPJ : Democratic Party of Japan Đảng dân chủ Nhật Bản EU : Eurpean Unien Liên minh châu Âu FTA : Free tracle Agreements Khu vực mậu dịch tự do GDP : Gross demesstre product Tổng sản phẩm quốc nội JSEPA : Japan – Singapore of Economic partnuship Agreement Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – Singapore LDP : Liberal Democral Party Đảng Dân chủ tự do ODA : Offical development of Assistance Viện trợ phát triển chính thức OECD : Orgamization of Economic develop camtries Tổ chức các nước phát triển PKO : Peace keeping of organizatram Lực lượng gìn giữ hoà bình (Liên hợp quốc) WB : World Bank Ngân hàng thế giới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqth33t.doc