Đề tài Chính sách hòa để tiến sau cách mạng tháng tám ( giai đoạn1945 - 1946)

II. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG BÀI HỌC QUÝ BÁU Bước đi sáng suốt của bộ máy lãnh đạo cách mạng. Ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc giành độc lập tự do, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Sự lãnh đạo tài tình của chủ tích Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản đem lại độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc.

ppt20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách hòa để tiến sau cách mạng tháng tám ( giai đoạn1945 - 1946), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM ĐỀ TÀI Lựa chọn để phân tích và đánh giá một chiến lược Ngoại giao thời kỳ 1945_ 1975                                                                                                                                                                                                                                                  ĐỀ TÀI NHÓM CHÍNH SÁCH “ HÒA ĐỂ TIẾN” SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ( GIAI ĐOẠN1945_1946 ) KẾT CẤU BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN MÀ ĐẢNG TA CHỌN CHÍNH SÁCH “HÒA ĐỂ TIẾN”. B.NỘI DUNG, QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH “HÒA ĐỂ TIẾN” C. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ CHÍNH SÁCH VÀ NHỮNG Ý NGHĨA TO LỚN MÀ CHÍNH SÁCH MANG LẠI BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN MÀ ĐẢNG TA CHỌN CHÍNH SÁCH “HÒA ĐỂ TIẾN”. I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập. Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình đánh dấu cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. a. Thuận lợi Trong nước: đất nước được độc lập, nhân dân được giải phóng. Chính quyền nhân dân được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Toàn dân, toàn quân đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế giới: Hệ thống CNXH đang phát triển mạnh mẽ, đi đầu là Liên Xô. Làn sóng phong trào giải phóng dân tộc hòa bình được đẩy lên cao trào. V.I.Lê Nin với Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại - Ảnh VOV b. Khó khăn Đối nội: Đối mặt với các thách thức nghiêm trọng về kinh tế xã hội, chính trị, tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Chính trị: Chính quyền cách mạng còn non trẻ. Đảng cộng sản thì hoạt động bí mật. Lực lượng vũ trang chưa được rèn luyện Kinh tế tài chính Công nghiệp thì đình đốn, sản xuất manh mún,gánh chịu hậu quả của chiến tranh nặng nề, đặc biệt là nạn đói khủng khiếp năm 45 đã khiến cho 2 triệu người chết đói Tài chính rất khó khăn, ngân hàng nhà nước trống rỗng Văn hóa xã hội Đa số dân số nước ta là mù chữ, xã hội không ổn định vì các tàn dư của phong kiến, thực dân và phát xít. Đối ngoại: Sau hội nghị Postdam(16/7-2/8/1945) với những thỏa thuận của phe đồng minh tại hội nghị đã đặt nước ta vào tình thế vô cùng khó khăn Các thế lực thù địch câu kết với nhau chống phá nhà nước nhằm lật đổ chính quyền vừa mới được thành lập 20 vạn quân tưởng kéo vào nước ta dưới danh nghĩa quân đồng minh để giải rác quân đội Nhật Thời điểm hiện tại chưa có 1 nước nào trên thế giới đặt quan hệ ngoại giao với nước ta II. NGUYÊN NHÂN ĐI TỚI QUYẾT ĐỊNH “ HÒA ĐỂ TIẾN” CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC. Chủ trương đánh đến cùng không những làm cho ta bị cô lập và tiêu hao thực lực mà còn vô tình sửa soạn cho bọn phản cách mạng nhày lên địa vị chuyên quyền bán nước. Trên cơ sở phân tích và tình hình của đất nước chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến quyết định chiến lược “hòa để tiến’’ B. NỘI DUNG, QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH “HÒA ĐỂ TIẾN” I. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH Xác định kẻ thù chính của nước ta là bọn thực dân Pháp. Hòa hoãn với tưởng để có thời gian xây dựng lực lượng cách mạng. Phát huy nội lực khắc phục những khó khăn về kinh tế chính trị quân sự và văn hóa. Lập trường ngoại giao cởi mở hòa bình hữu nghị , thân thiện với tất cả các nước tôn trọng độc lập chủ quyền Việt Nam. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới Vận dụng sách lược ngoại giao để chia rẽ,phân tán lực lượng địch Dùng mọi biện pháp kéo dài thời gian ngừng bắn nhằm chuẩn bị đủ lực lượng cho cuộc chiến lâu dài. II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN, TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH “HÒA ĐỂ TIẾN” 1.Chính sách đối nội: Xây dựng lực lượng về mặt kinh tế, quân sự, chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định đời sống xã hội. Ban hành Hiến pháp, tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước, xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở rộng Quốc hội, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Người đã đưa Đảng vào hoạt động bí mật. 2. Chính sách đối ngoại: Hoà hoãn với quân Tưởng để giữ vững chính quyền, tạo điều kiện đối phó với quân Pháp. Quyết định hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước. Ký kết Hiệp định Sơ bộ Pháp - Việt: Theo Hiệp định, nước Pháp công nhận Việt Nam DCCH là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Quốc hội, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Khối Liên hiệp Pháp. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp đã biến thoả thuận tay đôi Hoa - Pháp thành thoả thuận tay ba Việt - Pháp – Hoa. Ký kết Tạm ước 14_9 : Đây là một bước đi nhân nhượng tiếp theo của Đảng và Chính phủ ta. "Tạm ước ngày 14 tháng 9 là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền của nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc!” Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 đã xác định giới hạn, nguyên tắc của sự nhân nhượng - đó là không bao giờ làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. C. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ CHÍNH SÁCH VÀ NHỮNG Ý NGHĨA TO LỚN MÀ CHÍNH SÁCH MANG LẠI I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc“ Tăng cường nội lực. Xóa bỏ được bức tường ngăn giữa ta với thế giới. Tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế Đẩy lùi 1 lúc nhiều kẻ thù, bảo vệ được chính quyền mới thành lập. II. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG BÀI HỌC QUÝ BÁU Bước đi sáng suốt của bộ máy lãnh đạo cách mạng. Ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc giành độc lập tự do, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Sự lãnh đạo tài tình của chủ tích Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản đem lại độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc. THỰC HIỆN NHÓM : THE TIME THÀNH VIÊN 1. LÊ ĐỨC TIẾN 2. NGUYỄN VĂN MẠNH 3. ĐẶNG THẾ ANH 4. NGUYỄN THỊ THU TRANG 5. TĂNG THỊ BÍCH NGỌC 6. NGUYỄN THỊ NHUNG 7. BẠCH THỊ HỒNG PHÚC 8. NGUYỄN QUỲNH OANH 9. THÂN THỊ THANH HÀ 10. HOÀNG KIM HOÀN Xin chân thành cảm ơn Cô và các bạn đã chú ý lắng nghe !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptHamp242a 2737875 ti7871n.ppt