Đề tài Chọn và phân tích một số sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng, cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều sự kiện tiêu biểu đáng lưu ý. Trước khi tìm hiểu về các sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động của Bác, chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về tiểu sử cũng như cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. 1. Khái quát về chủ tịch Hồ Chí Minh và các hoạt động của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác), Người sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn đó, năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang Phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.Từ năm 1912 đến năm l917, Người đến nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như biết được nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc đấu tranh để giành tự do, độc lập.Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 4 năm 1922, hội ra báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào như tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm l925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Ngườil kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc là Ủy viên thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế Cộng sản. Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách “Đườg Kách mệnh" - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho dường lối cách mạng Việt Nam. Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Berlin (Đức), đi Bruxell (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về Châu Á. Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt đông trong phong trào vận Đảng Việt kiều yêu nước ở Thái Lan, tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chọn và phân tích một số sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng, cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều sự kiện tiêu biểu đáng lưu ý. Trước khi tìm hiểu về các sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động của Bác, chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về tiểu sử cũng như cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. 1. Khái quát về chủ tịch Hồ Chí Minh và các hoạt động của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác), Người sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn đó, năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang Phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.Từ năm 1912 đến năm l917, Người đến nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như biết được nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc đấu tranh để giành tự do, độc lập.Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 4 năm 1922, hội ra báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào như tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm l925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Ngườil kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc là Ủy viên thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế Cộng sản. Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách “Đườg Kách mệnh" - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho dường lối cách mạng Việt Nam. Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Berlin (Đức), đi Bruxell (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về Châu Á. Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt đông trong phong trào vận Đảng Việt kiều yêu nước ở Thái Lan, tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long gần Hương Cảng, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mang 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hông Kông. Đây là một thời kỳ sóng gió trong cuộc đời hoạt Động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do. Từ năm 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Matxcơva. Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Tháng 10 năm 1938, Người rời Liên Xô về Trung Quốc bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Bao nhiêu năm thương nhớ đợi chờ khi qua biên giới, Người vô cùng xúc động. Tháng 5 năm 1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng. quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tháng 8 năm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam, thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian 13 tháng bi tù, Người đã viết tập thơ “Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9 năm 1943, Người được trả tự do. Tháng 9 năm 1944. Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12 năm 1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh. Tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội Nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân Đã họp quyết định tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tháng 8 năm 1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi. Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thưc dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết húc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9 năm 1960, Người khẳng định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội, Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đă đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari ngày 27 tháng 1 năm 1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Một số sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều sự kiện tiêu biểu. Ở đây em chỉ xin đề cập tới một số sự kiện tiêu biểu và nổi bất nhất trong cuộc đời hoạt động của Bác. 2.1 Sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Sự kiện tiêu biểu trước tiên là vào năm 1911 người đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau một thời gian ngắn ở Sài Gòn, ngày 5 tháng 6 năm 1911, lấy tên là Ba, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm phụ bếp dưới tau buôn Đô đốc Latutso Têrevilo của Pháp. Từ đó, người đi rất nhiều trước hết là sang Pháp. Nhưng người không dừng lại ở nước Pháp mà còn đi nhiều nước khác ở Châu Âu, Châu Phi và Châu Mĩ như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Anh, Mĩ…Với lòng yêu nước nồng nàn và căm thù sâu sắc bọn thực dân cướp nước và bè lũ tay sai bán nước, Người kiên trì chịu đựng mội gian khổ, chú ý xem xét tình hình và suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, mong sao thực hiện được hoài bão cao cả của mình. Ở Pháp, Người lao động chân tay để sống: nấu bếp, làm vườn ở Xanhtơ Ađơret. Ở Anh, Người đi quét tuyết cho một trường học, đốt lò và phục vụ khách sạn ở Luân Đôn. Tại đây, Người đã hăng hái tham gia những cuộc diễn thuyết ngoài trời của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia hội những người lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Airơlen, liên hệ với một số người Việt Nam yêu nước ở Pháp như cụ Phan Châu Trinh…Trong những năm sống và hoạt động ở Anh, Người đa học được những bài học đầu tiên về chống chế độ thực dân Anh. Người còn đến Mĩ, sống và hoạt động ở nước Mĩ không bao lâu nhưng Người đã sớm nhận ra bộ mặt thật của bọn đế quốc. Đằng sau khẩu hiệu “cộng hòa dân chủ” của giai cấp tư sản Mĩ là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo. Người thông cảm sâu sắc với đời sống cơ cực của những người lao động da đen và rất căm giận bọn phân biệt chủng tộc đã hành hình người da đen một cách man rợ. Trải qua những năm lăn lộn trong quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế giới, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản. Người vô cùng xúc động trước đời sống cực khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước, không kể là da trắng, da vàng hay da đen. Đến một số nước thuộc địa Châu Phi, Người thấy rõ đâu đâu người dân mất nước cũng khổ nhục như nhau. Bước đầu, người rút ra kết luận quan trọng là ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức và bốc lột rất dã man; các dân tộc thuộc địa đều có một kẻ thù không đợi trời chung là bọn đế quốc, thực dân. Người cũng nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều lf bạn, chủ nghĩa đế quốc đâu cũng là thù. “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bốc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Trong quá trình lao động, học tập và đấu tranh cách mạng, từ một thah niên trí thức yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một công nhân. Trở thành người công nhân, tình yêu tổ quốc của người càng sâu sắc. Ở người, tình cảm vĩ đại đó không chỉ dàng riêng cho nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam mà còn mở rộng ra với giai cấp công nhân các nước, với nhân dân lao động, và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Đây là một bước chuyển biến lớn trong nhận thức của Người. Người đã giáo dục cho nhân dân ta dần dần phân biệt được rõ ta, bạn, thù. Trước đây, các phong trào yêu nước Việt Nam ít nhiều đều mang tính chất bài ngoại. Nhưng từ đây nhân dân ta đẫ dần dần nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp là bạn, còn bọn thực dân, đế quốc Pháp mới là kẻ thù của nhân dân lo động Việt Nam. Đó là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược không những đối với cách mạng Việt Nam mà còn đối với cách mạng ở các nước thuộc địa khác. 2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930 Tình hình trong nước vào năm1929 cũng khá đặc biệt. Lúc này, trong nước có sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản. Đây là sự kiện chứng tỏ việc thành lập Đảng là một tất yếu của sự phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Nhưng lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của chính Đảng Mác Lênin không cho phép trong một nước mà có ba tổ chức cộng sản. Trong nước các tổ chức này trong quá trình hoạt động đã không tránh khỏi sự trang giành, ảnh hưởng và công kích lẫn nhau. Tình hình đó đã gây tổn hại lớn cho sự phát triển của phong trào cách mạng, gây tâm trạng hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân. Đúng vào thời điểm khó khăn, phức tạp ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện như một vị cứu tinh của cách mạng và phong trào cộng sản Việt Nam. Lịch sử đòi hỏi phải có một lãnh tụ có đầy đủ uy tín và năng lực để thống nhất các tổ chúc cộng sản ở Việt Nam. Và chủ tịch Hồ Chí Minh là người đáp ứng yêu cầu đó. Vào cuối thu năm 1929, đang hoạt động ởThái Lan, được sự ủy nhiệm của quốc tế cộng sản, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở lại Hồng Công, triệu tập hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản để thống nhất các tổ chức công sản, thành lập đảng cộng sản Việt Nam. Dưới sự chủ tọa của Người, hội nghị đã họp từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 7 tháng 2 năm 1930, trong căn phòng hẹp của một người công nhân ở Cửu Long, gần Hồng Công. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương trong hoàn cảnh bí mật, hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng cộng sản chân chính duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, sách lược vắn tắt của Đảng, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gởi đến công nhân, nông dân, đồng bào, đồng chí cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Các văn kiện quan trọng trên là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đã đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản, cần thiết và định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự phát triển cao và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là hệ tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân, phong trào công nhân mà còn là vũ khí giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. Đường lối cách mạng của Đảng thể hiện trong Cương lĩnh là mục tiêu, lý tưởng của Đảng, phù hợp và đáp ứng đúng nguyện vọng của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời khẳng định giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Điều đó quyết định nội dung, xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam giành độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn con đường cách mạng đó là phù hợp với nội dung và xu thế cách mạng của thời đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917) và chỉ có đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm độc lập tự do thật sự cho dân tộc, “đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng, đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta”. Từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Như vậy chúng ta thấy rằng công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng vĩ đại. Người đã có công sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, tiền thân của cách mạng vô sản và lãnh đạo thàng công cách mạng Việt Nam. 2.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và tuyên đọc trước quốc dân đồng bào tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 thực sự gắn với một sự kiện trọng đại trong tiến trình lịch sử Việt Nam và cũng trở thành một trong những áng văn bất hủ trong di sản văn hoá và tư tưởng Việt Nam  nhằm khẳng định  quyền tự chủ và mục tiêu phát triển của dân tộc. Bản tuyên ngôn có thể sánh với những áng “thiên cổ hùng văn” mà ông cha ta đã để lại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cả ngàn năm tồn tại trong mối quan hệ với phương Bắc như “áng thơ thần bên sông Như Nguyệt” gắn với cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt, như “Hịch tướng sĩ văn” thời Trần Hưng Đạo thống lĩnh ba quân đánh bại giặc Nguyên-Mông, hay “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi tuyên cáo về chiến thắng vẻ vang của cuộc kháng chiến trường kỳ đánh đuổi giặc Minh đô hộ, dưới ngọn cờ của minh quân Lê Lợi ... Nhưng với Tuyên ngôn Độc lập ra đời vào một thời điểm có ý nghĩa lịch sử đối với toàn thế giới khi cuộc  Đại chiến lần thứ hai kết thúc, lại mang một giá trị đặc biệt. Nó không còn trong giới hạn của khẳng định về quyền tự chủ  của dân tộc ta đối với nước láng giềng phương Bắc, mà còn khẳng định được với toàn thế giới về sự ra đời một nước Việt Nam hiện đại, không chỉ thoát ly khỏi chế độ thuộc địa của thực dân Pháp đã đầu hàng, từ tay chủ nghĩa phát xít Nhật đã bại trận, mà còn chấm dứt luôn cả chế độ quân chủ từng tồn tại cả ngàn năm bằng sự thoái vị của ông vua cuối cùng của triều Nguyễn. Hơn thế nữa, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lại là thành quả của “một dân tộc gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay” do vậy mà “dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”. Và trên thực tế  nhà nước này đã được ra đời đúng với nguyên lý mà những người lãnh đạo cuộc cách mạng đã xác định ngay từ rất sớm là “đem sức ta giải phóng cho ta”. Chúng ta đều biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo văn kiện này vào đêm 28/8/1945,  ngay sau khi Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra tuyên cáo “là một chính phủ quốc gia thống nhất giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ Cộng hoà chính thức”. Và ai cũng biết rằng chính phủ lâm thời này được thành lập trên cơ sở cải tổ uỷ ban Dân tộc Giải phóng được thành lập tại Quốc dân Đại hội Tân Trào trước đó hơn mười ngày (17/8). Việc cải tổ này lại được thực hiện bởi một hành vi cao cả là nhiều uỷ viên Việt Minh tự rút lui nhường chỗ cho các nhân sĩ ngoài Việt Minh vào tham chính. “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị đặt lợi ích  của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân” (Hồ Chí Minh). Bản Tuyên ngôn Độc lập cũng được khởi thảo khi  những đại diện của Việt Minh đã lên đường vào Huế để hai hôm sau (30/8) nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Tại buổi lễ đó, vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam đã có lời tuyên cáo mang ý nghĩa thật sâu sắc: "sau hai mươi năm ngai vàng bệ ngọc, ngậm đắng nuốt cay, từ nay... lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập”... Tất thảy diễn tiến của những sự kiện ấy đã làm nên một nét đặc sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ  máu nhiều, có nước phải chặt đầu vua... Nước ta, vua tự thoái vị, các đảng phái không có mấy. Trong một thời gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối, muôn dân đoàn kết để mưu hạnh phúc chung là nước được hoàn toàn độc lập và chống giặc xâm lăng, đuổi bọn thực dân tham ác ra khỏi bờ cõi”. Do vậy, cũng có thể thấy được một giá trị rất quan trọng của Tuyên ngôn Độc lập mà một văn bản pháp lý rất hiện đại phù hợp với tập quản chính trị của nhiều quốc gia nhằm khẳng định địa vị pháp lý của nền độc lập và chủ quyền một quốc gia với toàn thể cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã được vị Chủ tịch nhà nước lâm thời soạn thảo ngay giữa lòng thành phố Hà Nội, ngôi nhà phố 48 Hàng Ngang của một nhà tư sản dân tộc. Văn bản này đã được tác giả trao đổi để lấy ý kiến không chỉ đối với các đồng chí trong đoàn thể của mình mà còn đọc cho những người dân bình thường nghe, với lòng mong muốn nó đến được với mọi đồng bào của mình để làm cho họ có ý thức về một biến cố lịch sử rất to lớn đối với vận mệnh của cả dân tộc nhưng cũng gần gũi với vận mệnh của mỗi con người, nay đã được gọi là công dân của một nước độc lập theo thể chế Dân chủ, Cộng hoà... Chúng ta cũng biết rằng từ 20 năm trước đó (1925) trên báo “Thanh Niên” xuất bản ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã dịch văn kiện này khi viết bài giảng về “Lịch sử Cách mạng Hoa Kỳ”. Và trước khi về Hà Nội soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã yêu cầu các phi công Mỹ của OSS thả dù xuống chiến khu Việt Bắc văn kiện lịch sử này để tham khảo. Trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ  của Thủ tướng Phan Văn Khải (6/2005), tại cuộc tiếp xúc ở thành phố Boston, mọi người đã được nghe một bài phát biểu nồng nhiệt của một chính khách lão thành của Hoa Kỳ. Đó là nguyên Thượng nghị sĩ Mc Govern, người luôn có tiếng nói chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và năm 1972 đã từng tranh cử chức tổng thống với R.Nixon. Ông đã đưa ra nhận xét rằng: “Trong Tuyên ngôn Độc lập  của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại cuộc kháng chiến giành độc lập của Hoa Kỳ, do Thomas Jefferson soạn thảo. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thay đổi một ý so với Bản Tuyên ngôn của Thomas. Jefferson. Câu “chúng tôi ủng hộ một sự thật hiển nhiên rằng mọi người đều sinh ra bình đẳng” thì Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nói rằng: ”Mọi dân tộc sinh ra đều bình đẳng”. Quả là một sự thay đổi khéo léo và sáng suốt”... Nguyên văn trong Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ dùng cách diễn đạt “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Cũng bình luận về đoạn trích dẫn này, một nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam người Hoa Kỳ, bà Lady Borton còn đưa ra nhận xét rằng khi dịch chữ “all men” trong văn bản của Thomas Jefferson vào thời đuợc viết, thế kỷ XVIII, chỉ bao hàm những người đàn ông, đương nhiên phải là da trắng và có tài sản, đã được Chủ tịch của nước Việt Nam độc lập diễn dịch thành: ”Tất cả mọi người” mà trên thực tế được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam bao gồm tất thảy các công dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắc tộc hay chính kiến. Đó chính là một sự “suy rộng” nữa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã  đem lại cho Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ những tiến bộ của nhân loại gần 2 thế kỷ sau đó. Bà Borton cũng nhấn mạnh rằng, đây cũng là văn kiện rất sớm trong đời sống chính trị của thế giới đã xác lập quyền bình đẳng của phụ nữ trong tư cách công dân. Sử dụng những trích dẫn trong hai bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, vị Chủ tịch của Nhà nước Việt Nam độc lập  muốn khẳng định rằng,  Cách mạng Việt Nam cũng chính là sự nối tiếp của con đường tiến hoá và tiến bộ mà nhân loại đã và sẽ đi. Nếu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776  và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1892 là những mốc son của sự nghiệp giải phóng con người thì chính cuộc Cách mạng tháng 8-1945 của Việt Nam cũng là bước đi tiếp theo của quá trình ấy. Những gì đã diễn ra sau cuộc Cách mạng tháng 8/1945 đã chứng thực một sự thực về nguyện vọng giải phóng của các dân tộc nhỏ khỏi sự đè nén của các nước lớn, sản phẩm của chế độ thực dân, đã lần lượt tan rã sau cuộc Cách mạng của Việt Nam khởi đầu cho cao trào giải phóng các thuộc địa. Như một người bạn Angiêri cùng cảnh ngộ từng là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đã viết sau khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần: “Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam đã đóng những nhát đanh đầu tiên lên nắp ván thiên chiếc quan tài của chủ nghĩa thực dân, còn dân tộc Angiêri có vinh dự đưa nó ra nơi an nghỉ cuối cùng !” Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam không chỉ là tấm giấy khai sinh cho một nhà nước Việt Nam theo thể chế Dân chủ - Cộng hoà và theo đuổi mục tiêu “Độc lập-Tự do- Hạnh phúc” mà còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại bằng một  sự “suy rộng ra” thành một chân lý mang tầm thời đại. 3. Kết luận chung Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vân dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, sáng lập Đảng Mác- Lênin ở Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm,liêm, chính, chí công. vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị Với những công lao vô cùng to lớn của Người, cùng với sự ngưỡng mộ không chỉ của nhân dân trong nước mà cả của nhân dân trên toàn thế giới vào năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1_3546.doc
Tài liệu liên quan