Đề tài Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xóa đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005

Chương trình xoá đói giảm nghèo cần tiến hành đồng bộ các chính sách và giải pháp, tập trung và ưu tiên đầu tư vào những vùng, những nơi có tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005 tuy mơi thực hiện được 2 năm nhưng đã đạt được một số thành tựu to lơn, nhiều mục tiêu của chương trình đề ra đã đạt được, có mục tiêu còn vượt. Trong quá trình thực hiện chương trình tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền nên đã giải quyết phần nào những khó khăn đó.

doc52 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xóa đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng năm đã bị lũ lụt cuốn làm hư hỏng nhiều, chỉ phát huy được 30-35% công suất thiết kế. Tính đến cuối năm 2000 các công trình thuỷ lợi hiện có ở trong vùng đảm bảo tưới 2 vụ cho 2.833 ha lúa nước chiếm 28% diện tích đất canh tác. Phát triển lưới điện, nước sinh hoạt và giáo dục y tế. Những năm trước được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước mạng lưới điện vùng cao được mở rộng, đến năm2000 đã có 32 xã với 62% số hộ được dùng điện lưới phục vụ cho sinh hoạt. Một số xã chưa có điện lưới người dân đã tự đầu tư xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ để phục vụ đời sống. Từ năm 1998-2000 mới đầu tư xây dựng công trình nước sạch ở một xã (xã Tuấn đạo huyện Sơn động), tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh chỉ tới 37%, còn lại vẫn phải sử dụng nước thiếu vệ sinh. Nhiều nơi người dân thiếu nước sinh hoạt phải sử dụng nguồn nước bị ôi nhiễm cao rất có hại cho sức khoẻ và mắc phải một số bệnh truyền nhiễm như bệnh tả. Cơ sỏ vật chất các trường học vùng cao được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nên số phòng học kiên cố tăng nhanh đạt 27%, riêng cơ sở hạ tầng mần non đạt 8%. Các trạm y tế xã được củng cố, đã có 39/44 xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố chiếm 89%. Biểu thống kê hộ đói nghèo của 4 huyện vùng cao tỉnh Bắc Giang. (theo số liệu điều tra 2/2000 của sở lao động thương binh xã hội) Tên huyện-xã Hộ đói nghèo Số hộ đói nghèo (hộ) Tỷ lệ đói nghèo (%) I. Huyện Sơn động 4583 51,84 1. Xã Thạch sơn 132 57,89 2. Xã Phúc thắng 222 47.84 3. Xã Quế sơn 118 27,28 4. Xã Giáo liêm 307 29,61 5. Xã Tuấn đạo 219 29,04 6. Xã Bồng am 73 40,10 7. Xã Thanh sơn 339 45,40 8. Xã Long Sơn 421 49,51 9. Xã Thanh luận 231 48,61 10.Xã Dương hưu 403 47,02 11.Xã An Lạc 124 19,31 12. Xã Hữu sản 207 45,47 13. Xã Vân sơn 294 65,47 14. Xã Lệ Viễn 541 78,98 15. Xã Chiên sơn 280 70,53 16. Xã Cẩm đàn 372 69,4 17. Xã Vĩnh khương 303 77,69 II. Huyện Lục Nam 3359 30,3 1.Xã Lục sơn 375 28,4 2. Xã Bình sơn 563 26,9 3. Xã Trường sơn 396 31,9 4. Xã Vô tranh 563 32,7 5. Xã Nghĩa phương 797 29,6 6.Xã Đông hưng 481 29,4 7.Xã Trường giang 184 33,4 III.Huyện Yên thế 2708 34,66 1.Xã Tiến thắng 286 30,4 2.Xã Nam tiến 411 33,8 3.Xã Xuân lương 341 32,2 4.Xã Canh Nậu 451 39,9 5.Xã Đồng vương 291 32,8 6.Xã Đồng tiến 243 32,5 7.Xã Đồng hưu 351 34,5 8.Xã Tam hiệp 334 41,2 IV.Huyện Lục Ngan 3519 37,79 1.Xã Xa lý 261 57,86 2.Xã Phong vân 380 33,8 3.Xã Phong minh 148 19,19 4.Xã Tân sơn 404 34,23 5.Xã Cấm sơn 497 70,34 6.Xã Sơn hải 278 53,06 7.Xã Hộ đáp 181 37,78 8.Xã Kim sơn 311 37,72 9.Xã Phú nhuận 235 35,19 10.Xã Đèo gia 300 43,31 11.Xã Tân lập 266 18,82 12.Xã Tân mộc 288 27,32 PhầnII. Chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005. Căn cứ vào quyết định 135/QĐ/TTg ngày 31/7/1998 (nay là QĐ-138/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ) phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển của các ngành đến năm 2010 quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn đã được phê duyệt năm 1999. Căn cứ vào nguồn lực có khả năng cân đối đến năm 2005, nhất là nguồn vốn của chương trình 135 mới, dự án giảm nghèo phát triển nông thôn tổng hợp 135 của dự án giảm nghèo. I.Mục tiêu phát triển đến năm 2005. Mục tiêu tổng quát. Tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc nâng cao năng lực, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận với thị trường, khai thác các tiềm năng, lợi thế của vùng cao. Đẩy mạnh phát triển sản xuất giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống của cộng đồng dân cư vùng cao trong tỉnh, đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, giáo dục, thông tin, y tế, nâng cao dân trí, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái đưa cộng đồng các dân tộc hoà nhập với đời sống chính trị kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả nước. Mục tiêu cụ thể đến năm 2005. 2.1.Về kinh tế. Giá trị tổng sản phẩm: 457000 triệu đồng. Nông nghiệp, lâm nghiệp: 397000 triệu động Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 27000 triệu đồng Thương mại dịch vụ: 32000 triệu đồng Tổng sản lượng lương thực: 49000 tấn Lương thực bình quân đầu người: 184 kg Thu nhập bình quân/người 1,4 triệu đồng/năm 2.2.Mục tiêu xã hội. Dân số trung bình 200000 người Tỷ lệ phát triển dân số 1,33% Tỷ lệ hộ còn nghèo < 20% Phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi 100% Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng <5 tuổi 35% 100% số xã có điện, 85% số hộ được sử dụng điện. 70% dân số được dụng nước sạch hợp vệ sinh. 3.Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư Trong giai đoạn 2001-2005 ưu tiên đầu tư các lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn vùng cao. Phát triển sản xuất nông nghiệp. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực. Từ đó đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. II. Nhiệm vụ, biện pháp phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu. 1.Phát triển kinh tế. 1.1.Phát triển nông-lâm-nghiệp 1.1.1.Về trồng trọt. Để có được sản lượng lương thực 49 nghìn tấn vào năm 2005 cần thực hiện bằng các biện pháp sau: Củng cố nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thuỷ lợi để chủ động tưới 40% diện tích cấy lúa, nâng hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần. Phấn đấu có 40-50% diện tích cấy bằng các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Mở rộng diện tích gieo trồng tăng thêm 2000 ha. Hỗ trợ cải tạo 1800 ha vườn tạp thành vườn cây ăn quả. 1.1.2.Về chăn nuôi- thuỷ sản. Phát triển ngành chăn nuôi với tốc độ từ 5-6%/năm. Chú trọng cải tạo đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm. Đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất… củng cố hệ thống dịch vụ thú y, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh. Cấp cho các thôn bản các con giống tốt bằng nguồn vốn của dự án giảm nghèo, phát triển nuôi cá thịt các loại ở hồ đập thuỷ lợi, đầm hồ tự nhiên và có hỗ trợ trong công việc khai thác thuỷ sản. Tập trung chỉ đạo tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn bà con vùng cao sản xuất theo phương châm “ cầm tay, chỉ việc”, xây dựng nhiều mô hình sản xuất tại chỗ ở thôn bản và hộ gia đình. 1.1.3.Sản xuất lâm nghiệp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 trồng rừng tập trung 10000 ha, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 52% diện tích, đi đôi với trồng rừng cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, khuyến khích tăng nuôi tái sinh rừng. Việc trồng rừng phải trú trọng đến hiệu qủa kinh tế, hiệu quả môi trường. Hướng chính là phát triển rừng nguyên liệu giấy, nguyên liệu sản xuất ván nhân tạo, xen kẽ là cây hương liệu. Sử dụng các biện pháp chủ yếu sau: Sử dụng nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án một cách có hiệu quả nhất. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, vườn rừng, quy hoạch lại diện tích rừng của các lâm trường, rút bớt để giao khoán cho các hộ quản lý sử dụng. Làm tốt quy hoạch, thiết kế đất trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Không để tình trạng cây ăn quả lấn rừng như hiện nay. 1.2.Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Năm 5 tới hướng chính vẫn là phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề phù hợp với tình hình hiện tại của vùng: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chế biến gỗ. Phát triển cơ khí sửa chữa nhỏ, sửa chữa công cụ cầm tay, cơ giới. Hỗ trợ hình thành những điểm phát triển tiểu thủ công nghiệp tập trung tại các trung tâm xã, các điểm dân cư. 1.3.Phát triển thương mại dịch vụ. Thực hiện nghị quyết 20 CP của Chính Phủ về phát triển thương mại miền núi, tập chung chủ yếu ở những nhiệm vụ sau: Xây dựng 14 trung tâm cụm xã vùng cao thành các trung tâm phát triển kinh tế thương mại dịch vụ. Trong đó tập trung các trung tâm có lợi thế điều kiện phát triển. Xây dựng mạng lưới chợ nông thôn vùng cao, xoá các chợ tạm xây dựng chợ kiên cố. Thương nghiệp quốc doanh thực hiện tốt việc cung ứng hàng chính sách phục vụ đồng bào các dân tộc vùng cao tiêu thụ hàng nông sản cho bà con sản xuất ra. Ngành thương mại có kế hoạch khai thác các điểm du lịch sinh thái vùng cao như: Suối mỡ, rừng đặc dụng Khe rỗ, Hồ cấm sơn… 2.Phát triển giáo dụng y tế văn hoá xã hội. 2.1.Giáo dục. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2005, 100% số xã có trường mần non, tiểu học, trung học cơ sở. Phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường phổ thông, nhất là các trường dân tộc nội trú. Bằng các biện pháp thực hiện sau: Xây dựng đội ngũ giáo viên ưu tú, coi trọng chất lượng, khuyến khích các sinh viên tốt nghiệp ở các trường sư phạm loại khá và giỏi về công tác tại vùng cao. Từng bước có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để thực hiện chuẩn hoá về trình độ đội ngũ giáo viên. Ưu tiên dành kinh phí đầu tư xây dựng trường học vùng cao để có 55-60% phòng học kiên cố, xây dựng và trang bị tối thiểu cho giáo viên ở tập thể. Mở thêm các lớp học tại các bản làng, vùng cao để thu hút trẻ em dân tộc tới lớp. Nghiên cứu mở thêm các trường bán trú cấp 2,3 ở các vùng. 2.2.Y tế. Đến năm 2002 thực hiện cho được các mục tiêu: Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 35%. Duy trì 100% người dân sử dụng muối iốt. Khống chế đến mức tối thiểu một số dịch bệnh đang lưu hành như: sốt rét, bướu cổ, lao, phong… biện pháp thực hiện: Củng cố mạng lưới y tế tại các cơ sở ( trạm y tế xã, trạm y tế thôn bản). 100% thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo về chuyên môn. 100% trạm y tế xã có bác sĩ. Phát triển thêm 3 phòng khám đa khoa, nâng tổng số phòng khám khu vực vùng cao lên 8 phòng. Thực hiện tốt công tác ưu tiên khám chữa bệnh đối với đồng bào ở vùng cao, xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo. 2.3.Văn hoá thông tin, thể dục thể thao. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, khơi dậy truyền thống văn hoá cho các dân tộc. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, xây dựng nhà văn hoá ở các trung tâm cụm xã. Xây dựng 2 trạm phát lại truyền hinh, 21 trạm truyền thanh cơ sở, nâng diện tích phủ sóng chuyền hình lên 80% phủ sóng phát thanh lên 95%. Làm tốt công tác bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử đa được xếp hạng, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá phi vật thể của các dân tộc. 100% số xã có nhà văn hóa, bưu điện, bình quân 50 máy điện thoại/1vạn dân. 4.Đời sống nhân dân. Thực hiện các mục tiêu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 4-5%/năm. 100% số xã có điện, 85% số hộ sử dụng điện lưới. 70% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Biện pháp thực hiện. Một mặt phải đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Mặt khác phải thực hiện các biện pháp đầu tư, hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo. Các hộ nghèo được ưu tiên vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất với mức bình quân từ 2-3 triệu đồng/hộ, từ ngân hàng phục vụ người nghèo. Những thôn bản có nhiều dân tộc thiểu số, tỷ lệ đói nghèo cao, hộ nghèo được cấp một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, cấp giống cây trồng, dụng cụ sản xuất bằng nguồn vốn chính sách hỗ trợ dân tộc khó khăn. 5.Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Từ dự án giảm nghèo, giai đoạn 2001-2005 về việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội các xã ở vùng cao là trọng điểm ưu tiên tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. 5.1.Về giao thông. Với nhiệm vụ tập trung nâng cấp các trục đường hiện có (giải nhựa tuyến đường liên tỉnh, nâng cấp mặt đường tuyến đường huyện, mở thêm một số tuyến đường giao thông liên thôn). Phấn đấu đến năm 2005 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm vào mùa mưa. Nâng cấp 335 km đường trục xã, 312 km đường liên thôn, xây dựng 1600 m ngầm, 700 cống các loại. Ưu tiên đầu tư các xã chưa có đường đến trung tâm vào mùa mưa, đồng thời mở thêm một số tuyến đường mới phục vụ cho việc đi lại của đồng bào dân tộc được thuận lợi hơn. 3.2.Thuỷ lợi và công trình điện. Nhiệm vụ được đặt ra là xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình thuỷ lợi để đảm bảo cho việc tưới tiêu cho 50% diện tích lúa, đưa hệ số đất nông nghiệp toàn vùng lên 1,5 lần. Kế hoạch đầu tư xây dựng: Nâng cấp cải tạo 110 đập, hồ nhỏ, xây dựng mới 179 hồ đập nhỏ và 14 trạm bơm. Xây dựng 70 km kênh để đưa nước phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào vùng cao. Căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành trong 5 năm (2001-2005) tập trung xây dựng một số công trình trọng điểm vùng cao như: hồ Chùa Sừng-Yên thế. Với mục tiêu phấn đấu 100% các xã có điện, 80-85% số hộ dân được sử dụng điện lưới. Kế hoạch được đặt ra cho ngành điện là: Đầu tư đương dây 35 kv với tổng số là 152 km. Đường dây 0,4 kv và TBA với tổng số là 277,84 km. 3.3.Nước sạch, chợ nông thôn và trường học. Nhiệm vụ đến năm 2005 có 70% dân số vùng cao được sử dụng nước hợp vệ sinh. Kế hoạch đầu tư: Hỗ trợ cho các hộ nghèo không có điều kiện sử dụng nước sạch, xây dựng 1824 giếng đào, 231 bể chứa nước, 497 giếng khoan. Xây dựng công trình cấp nước tập trung ở một số trung tâm thị xã. Kế hoạch được đặt ra cho chợ nông thôn là xây dựng 15 chợ, trong đó có 11 chợ thuộc trung tâm thị xã. Từ chương trình 135 mới, chương trình dự án giảm nghèo và các chương trình khác đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống chợ nhằm phục vụ đồng bào dân tộc vùng cao trong việc giao lưu, buôn bán. Căn cứ vào quy hoạch phát triển giáo dục vùng cao đến năm 2005. Nâng cấp, xây dựng mới 833 phòng học trong đó có 404 phòng học tại các thôn bản chiếm 63% trong tổng số. Xây dựng mới 182 phòng ở cho tập thể giáo viên nhằm hỗ trợ thêm về đời sống vật chất cho cán bộ giáo viên vùng cao. III.Các giải pháp chung. 1.Vốn đầu tư. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế vùng cao 5 năm (2001-2005) thì nhu cầu vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2001-2005 chính phủ cũng như các bộ, ban ngành có nhiều chính sách, chương trình mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội của các xã khu vực vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Giang. Nguồn vốn có thể huy động là 365,7 tỷ đồng. Cụ thể là Lĩnh vực đầu tư phát triển Tổng vốn (triệu đồng) Vốn trong nước Vốn nước ngoài NSTW NS.Tỉnh I.Xây dựng cơ sở hạ tầng 298.960 77.300 19.500 202.160 -Giao thông 130.700 4.000 0 126.700 -Thủy lợi 60.000 15.500 19.500 25.000 -Điện 30.000 20.000 0 10.000 -Trường học 45.000 20.000 0 34.000 -Nước sạch 11.510 7.000 0 4.510 -Chợ 5000 3.800 0 1.200 -Y tế 1.750 1.000 0 7.50 -CSHT khác 6000 6000 0 0 II.Phát triển nông nghiệp 29000 1.000 28.000 III.Chương trình phát triển khác 37.743 22.000 15.743 0 Tổng số 365.703 99.300 36.243 230.160 Đơn vị: triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn ngân sách từ TW (NSTW) chiếm 27,2%. Vốn đầu tư từ nước ngoài chiếm 63,00% Vốn của ngân sách tỉnh chiếm 9,8% Cơ cấu vốn đầu tư: Vốn xây dựng cơ bản 81,5% Vốn phát triển nông nghiệp 8% Vốn đào tạo hỗ trợ đời sống 10,5% Nguồn vốn trên chủ yếu ở các chương trình dự án: Vốn chương trình 135: 16,7% Vốn dự án giảm nghèo: 46,8% Vốn dự án ADB2, JBICH: 16,2% Vốn xây dựng cơ bản tập trung hàng năm: 12,2% Vốn chương trình dự án khác: 8,1% Nguồn vốn trên mới đáp ứng được 80% nhu cầu vốn đầu tư, số còn lại gần 20% phải huy động bằng cách: vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, kêu gọi các tổ chức quốc tế các dự án nước ngoài đầu tư, tăng thu ngân sách địa phương, nhân dân các dân tộc trực tiếp tham gia đóng góp. 2.Tiêu thụ sản phẩm. Để kích thích phát triển sản xuất, bà con dân tộc không bị tư thương ép giá, Nhà nước hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm bằng cách: Tăng cường đầu tư giao thông, tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hoá được thuận tiện Các doanh nghiệp Nhà nước mở rộng mạng lưới thu mua, đồng thời đặt các điểm đại lý thu mua tại các xã vùng cao, các doanh nghiệp Nhà nước tiêu thu hàng nông-lâm-sản bằng chính sách hỗ trợ cước vận chuyển thu mua hàng hoá do đồng bào vùng cao sản xuất. Xây dựng hệ thống chợ nông thôn vùng cao, mở rộng hệ thống thương mại ( thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã) tại các trung tâm cụm xã, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc vùng cao mua bán, trao đổi hàng hoá. Các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua hàng hóa, hàng nông-lâm-sản cần ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ trực tiếp với các hộ nông dân. Hướng dẫn bà con kỹ thuật về sơ chế, bảo quản hàng nông-lâm-sản để thuận tiện cho việc tiêu thụ rễ ràng hơn. 3.Phát triển nâng cao nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng cao, cần tập trung chỉ đạo thực hiện các việc: Tổ chức cho các bà con dân tộc vùng cao đi thăm, trao đổi, học tập ở những nơi làm tốt, những hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi có cùng điều kiện sản xuất tương tự. Mở rộng các trường dạy nghề, đào tạo nghề cho thanh niên, học sinh ở các xã vùng cao, đào tạo mỗi xã có từ 2-3 cán bộ có trình độ sơ cấp kỹ thuật nông-lâm-nghiệp. Củng cố nâng cao chất lượng đào tạo của các trường phổ thông dân tộc nội trú, thực hiện tốt chính sách cử tuyển con em đồng bào các dân tộc đi học đại học, cao đẳng để sau này về phục vụ cho quê hương. Hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý cho cán bộ các xã, cán bộ thôn bản. Hoàn thành kế hoạch đào tạo các bác sĩ và một số y sĩ, y học dân tộc cho các trạm y tế của vùng miền núi. Đào tạo 50 cán bộ xã có trình độ đại học hoặc cao đẳng nông-lâm-nghiệp. Lựa chọn những cán bộ trẻ đương chức hoặc thanh niên ưu tú có đủ tiêu chuẩn để có thể mở lớp học tại chức ở tỉnh (do ngân sách tỉnh tài trợ). 4.Khoa học kỹ thuật. Nhanh tróng nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các dân tộc vùng cao được tiếp cận với khoa học, kỹ thuật tiên tiến, cần xây dựng các chương trình, kế hoạch đưa kỹ thuật lên vùng cao. Trước mắt cần tập trung: Tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn bà con ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông-lâm-nghiệp, chế biến, bảo quản hàng nông sản. Đưa nhanh giống cây con có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên vào sản xuất ở vùng cao như: giống lúa, ngô, cây ăn quả… Tăng cường cung cấp các thông tin cần thiết về tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông-lâm-nghiệp và thị trường tiêu thụ hàng nông sản cho đồng bào các dân tộc. Xây dựng một số các mô hình những điểm trình diễn về ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để bà con đến học tập. 5.Đổi mới cơ, chính sách. Các huyện vùng cao gồm: Sơn động, Lục ngạn, Lục nam, Yên thế, cần sớm tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 22 của bộ chính trị để từ đó rút ra kinh nghiệm chỉ đạo trong giai đoạn xắp tới. Thực hiện quyết định số 42/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ UBND tỉnh phân công các ngành, các công ty trên địa bàn tỉnh phụ trách giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Cử 60 cán bộ các ngành (chủ yếu là cán bộ khoa học, kỹ thuật) xuống trực tiếp giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn trong thời gian từ 2-3 năm, các cán bộ ngành được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tiếp tục mở các cuộc vận động, động viên cách ngành, các cấp, các thành phần kinh tế, giúp đỡ ủng hộ các xã đặc biệt khó khăn, phát động “Ngày hành động vì các xã đặc biệt khó khăn”. Nhằm thu hút sự hưởng ứng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Các cán bộ các ngành lên phục vụ vùng cao được hưởng các chế độ ưu đãi theo QĐ-42/TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, hay trung học về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở nên được ưu tiên tuyển dụng vào biên chế và được trợ cấp ban đầu từ 2-3 triệu đồng. IV.Tổ chức thực hiện. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vùng cao giai đoạn 2001-2005. Tỉnh uỷ giao cho đồng chí uỷ viên thường vụ phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh phụ trách chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện thực hiện chương trình. 1.Ban dân tộc. Chủ trì chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình cơ sở hạ tầng của dự án. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn bằng chương trình trợ giá, trợ cước. Phối hợp với các ngành trức năng xây dựng, thẩm định các chương trình dự án đầu tư ở vùng cao. UBND tỉnh cần củng cố tăng cường bộ máy làm công tác dân tộc và miền núi ở các tỉnh và 4 huyện vùng cao để chỉ đạo chương trình. 2.Sở kế hoạch- đầu tư. Chủ trì thực hiện dự án giảm nghèo, phát triển nông thôn tổng hợp bằng nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới. Trong kế hoạch hàng năm cần bố trí ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng cao. Phối hợp với các ngành chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án cùng đầu tư ở các xã đặc biệt khó khăn. 3.Sở nông nghiệp&phát triển nông thôn. Chủ trì chương trình phát triển nông-lâm-nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm dự án quy hoạch dân, dự án di dân khỏi vùng trường bắn. 4.Sở khoa học và công nghệ môi trường. Chủ trì và phối hợp cùng sở nông nghiệp & phát triển nông thôn trong việc thực hiện chương trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật lên vùng cao. 5.Ban tổ chức chính quyền. Phối hợp cùng ban dân tộc và miền núi xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ các xã vùng cao. 6.Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng ngân hàng phục vụ người nghèo. Chỉ đạo tốt việc cho vay tín dụng, ưu tiên cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn, hướng dẫn bà con dân tộc sử dụng vốn vay có hiệu quả. 7.Các ngành liên quan khác Sở thương mại dịch vụ, sở công nghiệp, sở văn hoá thông tin, sở giáo dục- đào tạo… theo chức năng nhiệm vụ, tổ chức chỉ đạo nội dung chương trình có liên quan. 8.Huyện uỷ 4 huyện vùng cao: (Sơn động, Lục ngạn, Lục nam, Yên thế) Chịu trách nhiệm chính phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh, chỉ đạo các xã thực hiện tốt nội dung, nhiệm vụ của chương trình tại địa phương. Các chương trình dự án sẽ thực hiện từ năm 2001-2005 ở 44 xã vùng cao. Chương trình Các dự án thực hiện Nội dung dự án Đơn vị thực hiện 1.Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. -Chương trình 135 mới. -Dự án giảm nghèo WB -Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn -Ban dân tộc và miền núi -Sở kế hoạch đầu tư. 2.Chương trình phát triển nông-lâm-nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm. -Dự án trồng rừng -Dự án thả cá hồ Cấm Sơn -Dự án giống cây lâm nghiệp -Quy mô là 10.000 ha -Sản xuất 13,5 triệu cây giống -Tạo nguồn lợi tự nhiên -Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 3.Chương trình quy hoạch sắp xếp dân cư -Dự án quy hoạch sắp xếp dân cư vùng cao -Dự án di dân vùng trường bắn -Các điểm dân cư tập chung. -1500 hộ -Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 4.Chương trình đào tạo nâng cao năng lực. -Kế hoạch nâng cao năng lực cán bộ các xã đặc biệt khó khăn. -Kế hoạch mở lớp đại học tại chức -Đào tạo 836 cán bộ đương chức các xã một số kiến thức về quản lý nhà nước… -Đào tạo cán bộ, thanh niên ưu tú vùng cao -Ban dân tộc và miền núi -Ban dân tộc và miền núi cùng ban tổ chức chính quyền, sở giáo dục và đào tạo. 5.Chương trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vùng cao. -Xây dựng các mô hình sản xuất. -Khảo nghiệm lựa chọn các giống cây con -Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm -Khảo nghiệm các giống cây mới đưa vào sản xuất -Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn -Sở khoa học công nghệ và môi trường Bảng thống kê về chỉ tiêu đến năm 2005 của vùng cao tỉnh Bắc Giang Nội dung Đơn vị Chỉ tiêu -Giá trị tổng sản phẩm Triệu đồng 457.000 -Nông-lâm-nghiệp Triệu đồng 397.000 -Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Triệu đồng 27.000 -Thương mại dịch vụ Triệu đồng 32.000 -Tổng sản lượng lương thực Tấn 49.000 -Lương thực bình quân đầu người Kg 184 -Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 1,4 -Dân số trung bình Người 200000 -Tỷ lệ phát triển dân số % 1,33 -Tỷ lệ hộ còn nghèo % >20 -Phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi % 100 -Cung cấp điện % 100 -Sử dụng điện lưới % 85 -Nước sạch hợp vệ sinh % 70 -Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi % 35 -Phát triển chăn nuôi % 5-6 Phần III.Tình hình, kết quả thực hiện chương trình từ 2001-2002. Thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 10/8/2002 của ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bắc Giang về các chương trình phát triển kinh tế xã hội cần tập chung chỉ đạo trong giai đoạn 2001-2005. Căn cứ công văn số 324-CV/TU ngày17/3/2003 của tỉnh uỷ Bắc Giang về việc chỉ đạo kiểm điểm đánh giá tình hình kết quả sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV, gắn với thực hiện nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX. Ba dân tộc và miền núi Bắc Giang (Cơ quan chủ trì chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005) thực hiện báo cáo kết quả đạt được trong những năm qua. I.Triển khai thực hiện chương trình. 1.Tổ chức học tập quán triệt chương trình. Căn cứ vào nghị quyết số 36 và kế hoạch của tỉnh uỷ , nội dung chương trình , Ban dân tộc và miền núi ra văn bản hương dẫn UBND các huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình . Trên cơ sở đó các cáp uỷ , các cấp huyện miền núi , các xã đặc biệt khó khăn đều tổ chức học tập quán triệt nghị quyết của tỉnh uỷ về chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi tới tất cả các cán bộ , đảng viên , đồng thời chỉ đạo chíng quyền xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình. Các ngành được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các dự án thành phần của chương trình đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phân công và người phụ trách cụ thể. Tuy nhiên một số khu vực xây dựng thực hiện chương trình kinh tế phát triển chất lượng còn hạn chế, chưa xuất phát từ tình hình địa phương mình. 2.Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình. Thường trực tỉnh uỷ, UBND tỉnh cùng các ngành đã tổ chức 11 lần đi kiểm tra việc tổ chức thực hiện, triển khai ở các huyện và các xã vùng cao. Huyện uỷ nhân dân các huyện miền núi, vùng cao đã tập trung chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các xã đặc biệt khó khăn tổ chức thực hiện chương trình (đã thực hiện tổ chức hội nghị sơ kết kiểm điểm năm 2002 từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chỉ đạo). UBND tỉnh phân công 46 sở, ban, ngành, doanh nghiệp, đơn vị quân đội đóng trên địa bàn trực tiếp giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành các huyện miền núi phối hợp lồng ghép các chương trình dự án đầu tư vào vùng đặc biệt khó khăn, gồm các chương trình dự án phát triển kinh tế, các chương trình dự án chính sách về lĩnh vực văn hoá xã hội. II.Kết quả đạt được ở một số lĩnh vực chủ yếu. 1.Phát triển kinh tế. 1.1.Sản xuất nông-lâm-nghiệp. Về trồng trọt: trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của 44 xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2000. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,33 lần lên 1,8 lần. Do sử dụng các giống cây có năng suất cao nên năng suất cây trồng tăng đáng kể: lúa 25 tạ/ha tăng lên 39,5 tạ/ha tăng 56%, ngô từ 18 tạ/ha tăng lên 25,5 tạ/ha tăng 41%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển: so với năm 2000 đàn bò tăng 18%, đàn lợn tăng 25%, đàn trâu giảm 9%. Sản xuất lâm nghiệp: với tổng số vốn đầu tư trồng rừng trong hơn 2 năm là 6.455 triệu đồng, các xã vùng cao trồng mới được 6.755,2 ha đạt 67,5% mục tiêu chương trình đề ra. Khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ 35.380 ha rừng, nạn chặt phá rừng được ngăn chặn. Hoàn thành việc giao 72.464 ha rừng đạt 100% kế hoạch. 1.2.Sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm qua vùng cao chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp, vì vậy chủ yếu vẫn là mở mang các ngành nghề thủ công nghiệp như:sản xuất vật liêu xây dựng, chế biến nông-lâm-sản, cơ khí sửa chữa nhỏ. Vừa qua đã đầu tư 40 máy sấy vải cho 27 xã đặc biệt khó khăn. 1.3.Thương mại dịch vụ. Đã hình thành mạng lưới chợ nông thôn vùng cao tương đối hợp lý ( gồm 16 chợ). Đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu xây dựng được 9 chợ đáp ứng yêu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá của nhân dân. hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ ở 10 trung tâm cụm xã. hàng hóa ở vùng cao ngày càng phong phú và đa dạng. Hệ thống đại lý mua bán mở rộng cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho bà con dân tộc tiêu thụ hàng nông-lâm-sản. Công ty thương mại đã tổ chức thu mua hàng nông sản trong 2 năm được: 5.528 tấn sắn khô, đậu đỗ các loại và trên 10.000 tấn vải thiều. Một số khu du lịch sinh thái đang được đầu tư, nâng cao chất lượng để đưa vào khai thác có hiệu quả ( hồ Khuôn Thần, khu du lịch Suối Mỡ). 2.Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá. 2.1.Công tác phát triển giáo dục đào tạo. Huy động phát triển số lượng học sinh của tất cả các cấp. Thành lập 36 trường mần non, huy động 95% trẻ em 5 tuổi ra lớp. Có 38 trường tiểu học, 1.176 lớp học với 28.495 học sinh. 41 trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở, 469 lớp học với 18.286 học sinh. Phát triển thêm 3 trường cấp 2 và cấp 3 với 2.088 học sinh. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang phấn đấu thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Từng bước củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường phổ thông dân tộc nội trú. Công tác tuyển sinh thực hiện chính sách cử tuyển được chấn chỉnh. Trong 2 năm đã cử tuyển 72 học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn và học ở các trường đại học và cao đẳng. Cơ sở vật chất các trường học được quan tâm đầu tư xây dựng, đã có 46 phòng học được xây dựng kiên cố. Tuy nhiên chất lượng giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn còn thấp, giáo viên là người địa phương còn thiếu nhiều, cơ sở vật chất phục vụ việc dậy và học còn nghèo nàn. 2.2.Công tác chăm sóc sức khoẻ. Ngành y tế đã tập trung chiển khai công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường công tác y tế dự phòng… đã đạt được nhiều thành tựu: Tăng cường thêm 15 bác sĩ về công tác tại các trạm y tế, mỗi trạm y tế xã có một y sĩ, 100% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Cơ sở vật chất trạm y tế các xã được tăng cường. Bằng nguồn vốn các chương trình trong nước và nước ngoài đã đầu tư xây dựng kiên cố 42/44 trạm xá, đang tiếp tục xây dựng các trạm y tế thôn bản. Chương trình phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh xã hội được quan tâm chỉ đạo. Đến nay toàn vùng chỉ có 396 người mắc bệnh lao thì có 297 người được quản lý điều chị, chiếm 74,8%. Hiện có 2.056 bệnh nhân bị bướu cổ và 1.280 người mắc bệnh sốt rét đang được điều trị. 2.3.Văn hoá-thông tin. Các hoạt động văn hoá nghệ thuật được đẩy mạnh góp phần giữ gìn phát huy truyền thống bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số. 4 huyện miền núi vùng cao tổ chức tốt ngày hội văn hoá các dân tộc vào mùa xuân hàng năm. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá được cấp uỷ, chính quyền các xã quan tâm chỉ đạo. Đã có 36/44 xã đặc biệt khó khăn xây dựng được 125 làng văn hoá chiếm 30% tổng số thôn. Trong đó có 20 làng văn hoá cấp tỉnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động văn hoá thông tin được tăng cường. Đã xây dựng được 20 trạm truyền thanh cơ sở, 4 trạm phát lại truyền hình, cấp 15 loại báo, tạp chí và nhiều thiết bị thông tin lưu động phục vụ bà con dân tộc. Các đơn vị văn hoá văn nghệ buổi tối như công ty chiếu bóng, trung tâm văn hoá thông tin, đoàn nghệ thuật chèo dành nhiều thời gian phục vụ cho đồng bào các dân tộc. Nhìn chung đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc vùng cao được nâng lên một bước, các chủ trương, chính sách của đảng đến với các đồng bào dân tộc được kịp thời. 4.Về đời sống. Do sản xuất nông-lâm-nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng được tăng cường, làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện. Hiện nay trong vùng có: 85% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Có 57% số hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh. Lương thực bình quân đầu người đạt 250 kg. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1,3 triệu. 5.Phát triển cơ sở hạ tâng vùng miền núi. Với tổng số vốn đầu tư từ các nguồn là 325,08 tỷ đồng đạt 63,49% nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 2001-2005. Trong đó: 5.1.Xây dựng cơ bản tập trung. Vốn đầu tư ở miền núi vùng cao: 174,66 tỷ đồng chiếm 27,2% tổng vốn toàn tỉnh. Tập chung chủ yếu xây dựng các cơ sở hạ tầng như (giao thông, thuỷ lợi, điện…). Đến nay kết quả đạt được là: Về giao thông: đã xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 cầu mới, đang khởi công xây dựng 1 cầu khác. hoàn thành nâng cấp quốc lộ 31 đoạn Bắc Giang-Chũ, nâng cấp quốc lộ 279 và các xã chưa có đường ô tô trong mùa mưa. Về thuỷ lợi: đang triển khai thi cỗng xây dựng mới nhiều công trình và chuẩn bị thi công thêm một số công trình khác. Về phát triển điện lưới: trong hơn 2 năm ngành điện đã tập trung đầu tư 16,9 tỷ đồng để đưa điện lên vùng cao phục vụ đời sống cho các bà con dân tộc. Đến nay đã có 90% các xã đặc biệt khó khăn có điện lưới quốc gia. 5.2.Xây dựng cơ bản trong các chương trình mục tiêu. Ngoài nguồn vốn đầu tư tập trung, các chương trình mục tiêu có tính chất xây dựng cơ bản được triển khai đồng bộ ở các xã đặc biệt khó khăn như: chương trình 135, vốn tài trợ ở nước ngoài, ngân hàng thế giới, ngân hàng châu á. Đặc điểm của các chương trình mục tiêu này xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm… phần lớn là những công trình quy mô nhỏ, phân tán phục vụ trực tiếp các thôn bản sớm phát huy được hiệu quả. Chương trình 135 gồm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án xây dựng trung tâm cụm xã, dự án ĐCĐC với tổng số vốn đầu tư là 76,4 tỷ đồng đã đầu tư xây dựng 333 công trình. Trong đó: trường học 141 công trình, thuỷ lợi 77 công trình, điện 67 công trình, giao thông 39 công trình, 7 chợ, 2 trung tâm khuyến nông. Dự án giảm nghèo phát triển nông thôn tổng hợp đã đầu tư số vốn là: 38,830 triệu đồng vào xây dựng công trình giao thông phục vụ các xã đặc biệt khó khăn. Chương trình cứng hoá kênh mương đã đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn số vốn là 17.889 triệu đồng, chiếm 36,89% trong tổng số vốn, xây dựng được 96,54 km kênh mương kiên cố. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn vay nước ngoài với tổng số vốn vay là 32,400 triệu đồng đã đầu tư vào các lĩnh vực thủy lợi, giao thông và trường học. 6.Thực hiện các giải pháp và chính sách. 6.1.Chính sách hỗ trợ người nghèo. Để giúp đỡ các hộ nghèo nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ như: trợ giá, trợ cước và cấp không các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Địa phương có chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhưng đến giai đoạn này vẫn chưa thực hiện được do ngân sách tỉnh vẫn chưa bố trí kinh phí. 6.2.Chính sách đầu tư tín dụng. đầu tư xây dựng cơ bản tập chung: vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ các nguồn là 174,6 tỷ đồng chiếm 27,2% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vốn tín dụng đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa ngày càng được quan tâm. ngân hàng đã cho 28.393 hộ vay với số tiền là 147,89 tỷ đồng trong đó: Có 15.729 hộ được vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp với số tiền là 110,75 tỷ đồng. Có 12.664 hộ nghèo được vay vốn từ ngân hàng chính sách với số tiền vay là 37,14 tỷ đồng. Đa số các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy cao hiệu quả của đồng vốn góp phần cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo. 6.3.Chính sách về đất đai. Tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý đất đai, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho đồng bào vùng cao. Khuyến khích nhân dân thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất, dồn điền, đổi thửa. Thực hiện tốt chính sách miễn giảm thuế đất nông nghiệp cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. 6.4.Về khoa học kỹ thuật. Các ngành chức năng như sở khoa học công nghệ-môi trường, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, ban dân tộc và miền núi, trung tâm khuyến nông phối hợp, chỉ đạo UBND các huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc thấy sự cần thiết của việc đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Hướng dẫn bà con các dân tộc vùng cao sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt. Đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất. 7.Chỉ đạo phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách khác. 7.1.Chính sách trợ giá-trợ cước. Với tổng kinh phí trợ giá trợ cước là 22.738,91 triệu đồng. Ban chỉ đạo đã cung ứng 1.380 tấn lúa thuần, 16.200 tấn muối iốt, 190 tấn giống ngô lai, 87 tân dầu hoả… cấp không thu tiền 890 tấn muối iốt, 1.517 triệu đồng thuốc chữa bệnh… 7.2.Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Tông kinh phí đầu tư là 1.700 triệu đồng, đã hỗ trợ 2.294 hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ về đời sống cho nhân dân vùng cao về những nhu cầu thiết yếu như: chăn, màn… Hỗ trợ sản xuất cho đồng bào các dân tộc vùng cao cây ăn qủa các loại, lợn giống, bình phun thuốc sâu, ngoài ra còn hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để đồng bào chăm sóc cây con và phát triển sản xuất. 7.3.Dự án đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ các xã làm việc khó khăn. Với tổng kinh phí đầu tư cho chương trình là 680 triệu đồng đã thực hiện và đạt được trong những năm vừa qua như sau: Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: các ban ngành đã phối hợp với trường cao đẳng nông lâm TW, tuyển sinh và mở lớp trung cấp quản lý kinh tế kỹ thuật nông-lâm-nghiệp cho 74 cán bộ thuộc 44 xã đặc biệt khó khăn. phối hợp với trường chính trị tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước cho 100 cán bộ các xã đặc biệt khó khăn. Về công tác tập huấn cho cán bộ cơ sở: đã phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở tư pháp, sở tài chính… đã tổ chức mở 8 lớp tập huấn chó 1.600 cán bộ các xã đặc biệt khó khăn về đường lối chính sách của đảng cũng như pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc, quản lý, chỉ đạo điều hành các trương trình đầu tư trên địa bàn miền núi. Nhất là chương trình 135. 7.4.Giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện quyết định số 572/QĐ-CT ngày 25/1/2002 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phân công các đơn vị trực tiếp tham gia giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. kết quả đạt được: Trang bị lắp đặt một điểm xem truyền hình công cộng, 2 trạm truyền thanh cơ sở. Giúp đỡ trên 27000 ngày công lao động và ủng hộ được 956 triệu đồng. Xây dựng 5 mô hình khuyến nông, tu sửa, nâng cấp làm mới 42 km đường giao thông, 20 km kênh mương… Ngoài ra còn rất nhiều hiện vật được ủng hộ như: quần áo, sách vở… Bảng kết quả thực hiện các mục tiêu cơ bản của chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo trong 2 năm (2001-2003). STT Mục tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2003 Năm 2003 so với năm 2000 Năm 2003 so với mục tiêu năm 2005 1 -Hệ số sử dụng đất canh tác Lần 1,3 1,8 +3,8 Vượt 2 -Năng suất lúa Tạ/ha 25 39,5 +58 Vượt 38% 3 -Năng suất ngô Tạ/ha 15 25,5 +68 Vượt 34% 4 -Tổng sản lượng lương thực Tấn 34.7000 475000 +36 đạt 96% 5 -Lương thực bình quân/người/năm Kg 184 250 +35,8 đạt 100% 6 Thu nhập bình quân người/năm đồng 939.000 1.300.000 +38 đạt 92,8% 7 Tỷ lệ phát triển % 1,6 1,3 -0,3 8 Tỷ lệ hộ nghèo % 41 34 -7 Còn 14% 9 Tỷ lệ hộ được dùng điện % 62 85 +23 Vượt 10 Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch % 37 57 +20 đạt 81% 11 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng % 45 37 -8 Còn 2% III.Đánh giá chung về tình hình thực hiện: chương trình phát triển kinh tế dân tộc miền núi gắn với xoá đói gỉam nghèo qua 2 năm thực hiện. 1.Về ưu điểm. Sau hơn 2 năm thực hiện chương trình dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các sở, các ngành, các cấp uỷ chính quyền, các ngành đoàn thể các cấp, sự phấn đấu nỗ lực của đồng bào các dân tộc chương trình phát triển kinh tế xã hội được triển khai một cách đồng bộ, các dự án, chính sách đầu tư ở các xã đặc biệt khó khăn được chỉ đạo chặt chẽ đem lại hiệu quả cao, làm cho kinh tế xã hội miền núi có những bước chuyển biến tiến bộ. Nhất là sản xuất nông-lâm-nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo, giữ vững tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Khối đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường, các mục tiêu cơ bản của chương trình đặt ra đều vượt kế hoạch. 2.Về khuyết điểm hạn chế. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển chậm, sản xuất nông nghiệp chưa phát triển toàn diện, chăn nuôi thuỷ sản phát triển vẫn còn chậm, hiệu qủa sản xuất/1ĐV diện tích canh tác vẫn còn thấp. Một số chính sách của địa phương hỗ trợ ngươì nghèo chưa thực hiện được như: hỗ trợ giống lúa, giống cây ăn quả. Dự án phát triển sản xuất nông-lâm-nghiệp gắn liền với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, chương trình đào tạo nghề cho thanh niên học sinh vùng cao và kế hoạch phát triển thương mại miền núi triển khai còn chậm. Xây dựng cơ sở hạ tầng có một số công trình chất lượng vẫn còn thấp. Đồng bào các dân tộc vùng cao còn hạn chế trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ mới. Còn lúng túng trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản… Trình độ đội ngũ cán bộ các xã đặc biệt khó khăn có nhiều hạn chế: về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế , trình độ hiểu biết và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: Về khách quan: vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là vùng miền núi cao có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển. Về chủ quan: cấp uỷ một số nơi, một số ngành chỉ đạo công tác thiếu tập trung thiếu kế hoạch cụ thể. Chưa quán triệt đầy đủ mục đích yếu cầu, nội dung chương trình trong quá trình tổ chức thực hiện. Một số ngành, sở, doanh nghiệp, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn nhưng chưa tập trung giúp xã về tổ chưc thực hiện chương trình. Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các xã đặc biệt khó khăn để đáp ứng yêu cầu mới triển khai còn chậm có những khó khăn về kinh phí hoạt động. Phần IV.Nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2005 và mục tiêu hoạt động của chương trình trong giai đoạn tiếp theo. I.Nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2005. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của chương trình phát triển kinh tế dân tộc miền núi còn từ nay đến hết năm 2005 đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền các huyện miền núi, cùng các ban ngành của tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: 1.Chỉ đạo sơ kết, rút kinh nghiệm nghiêm túc sau hơn 2 năm thực hiện chương trình của địa phương, đơn vị ngành mình. Từ đó rút ra bài học chỉ đạo thực hiện chương trình từ nay đến hết năm 2005, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những khuyết điểm hạn chế trong thời gian qua. 2.Tổ chức học tập quán triệt sâu sắc nghị quyết 24/TW của hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương đảng khoá IX tới các cán bộ, đảng viên và bà con các dân tộc gắn với việc xây dựng và tổ chức thực hiện thắng lợi chương trình hành động, thực hiện nghị quyết, hướng vào thực hiện các mục tiêu nhiện vụ của chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi mà trọng tâm là: Phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc, thu hẹp dần khoảng cách chếnh lệch về mức sống giữa các dân tộc và các vùng. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc vùng cao. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở các xã đặc biệt khó khăn. 3.Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình cần rút kinh nghiệm, tập trung các nội dung sau: Nâng cao trách nhiệm cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc phối hợp kết hợp thực hiện chương trình, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Triển khai đồng bộ kịp thời chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các chương trình, dự án chính sách đầu tư của nhà nước ở vùng các xã đặc biệt khó khăn nhất là: Các chính sách của tỉnh về hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Dự án phát triển nông-lâm-nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm , dự án di dân. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ các xã đặc biệt khó khăn và cán bộ dân tộc thiểu số. Dự án phát triển nông thôn tổng hợp gắn với xoá đói giảm nghèo. Tăng cường đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ lênh vùng cao cho đồng bào các dân tộc thiểu số (nhất là công nghệ sinh học, chế biến nông sản). Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cần ưu tiên dành vốn tín dụng đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sở kế hoạch- đầu tư, ban dân tộc và miền núi hướng dẫn, chỉ đạo UBND các huyện miền núi thực hiện tốt việc lồng ghép phối hợp tốt các chương trinh dự án đầu tư của các xã đặc biệt khó khăn. 4.Đề nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, các cơ quan chuyên môn, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ còn lại của chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với xoá đói giảm nghèo và mục tiêu nhiệm vụ của chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện thực hiện chương trình. 5.Đề nghị mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc cùng tham gia thực hiện các chương trinh, tổ chức cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn thực hiện tốt cuộc vận động” toàn dân đoàn kết , xây dựng đời sống văn hoá ở khu vựcdân cư”. Đề nghị các cơ quan thông tin như: đài phát thanh truyền hình , báo Bắc Giang , sở văn hoá thông tin tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung của chương trình , biểu dương kịp thời những nơi làm tốt , phê phán những biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện chương trình. II. Mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo. Phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo , nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc, phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10% ( theo tiêu trí hiên nay), cơ bản không còn các xã đặc biệt khó khăn. Giảm dần khoản cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, 100% số xã với trên 90% số hộ vùng cao được sử dụng điện lưới quốc gia, 90% dân số được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trở lên, 100% số xã vùng cao có đường ôtô đến trung tâm xã vào mùa mưa, xoá xong nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở kiên cố cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Hoàn thành phủ sóng phát thanh truyền hình đến 100& số xã. 100% các huyện hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, thu hút từ 98- 100% trẻ em trong độ tuổi đến lớp, mỗi trạm y tế xã có ít nhất 1 bác sỹ phục vụ, cơ bản khống chế được các dịch bệnh hiểm nghèo và đáp ứng được việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân, giảm tỷ lệ trẻ em xuy dinh dưỡng dươi 5 tuổi còn dưới 25%, có trên 30% số thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn bản văn hoá.Ngăn chặn đến mức tối thiểu những phong tục tập quán xấu của người dân vùng cao. Nâng cao mức sống về vật chất cũng như về tinh thần của các dân tộc đồng bào thiểu số. Để hoàn thành chỉ tiêu này đề nghị các cơ quan ban nghành có thẩm quyền quan tâm và co nhiệm vụ hơn nữa trong các chương trình , dự án phát triển kinh tế của vùng. Kết luận. Tóm lại nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội miền núi ở giai đoạn này được sự tập trung lãnh đạo của tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh cộng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc, kinh tế vùng cao có những chuyển biến lớn. Trong nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch tích cực cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế trang trại phát triển. Công tác bảo vệc khoanh nuôi và tái sinh rừng có nhiều tiến bộ, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Các lĩnh vực giao dục, y tế, văn hoá tiếp tục phát triển, công tác xoá đói giảm nghèo có tiến bộ, đời sống nhân dân được ổn định, quốc phòng an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vũng tuy vậy công tác phát triển kinh tế xã hội miền núi và xoá đói giảm nghèo vẫn còn có nhiều khó khăn hạn chế. Nền kinh tế ở điểm xuất phát rất thấp, cơ bản vẫn là nền kinh tế tiểu nông, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, chuyển dịch chậm, sản xuất công nghiệp chưa có, dịch vụ phát triển chậm. Trong nông nghiệp năng suất lúa tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp so với tiềm năng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi còn thấp và chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu kém. Trình độ dân trí còn thấp, một số nơi vẫn còn tồn tại những tập tục lạc hậu và những tệ nạn xã hội. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn . Qua chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo tỉnh Bắc Giang em thấy chương trình được xây dựng trên những quan điểm sau: Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn xã hội vừa là nhiệm vụ cấp bách, phù hợp vừa mang tính thường xuyên, liên tục của các cấp các ngành. Chương trình mang tính liên ngành cần phải được lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác, sự lồng ghép đó phải hướng tới giải quyết được mục tiêu của chương trình đề ra. Chương trình đựơc thực hiện theo phương châm xã hội hoá cao, phát huy tính tự chủ, tự vươn lên và tính sáng tạo của địa phương, của chính các hộ nghèo và người nghèo, lấy các xã làm đơn vị cơ bản để xác định đối tượng mục tiêu của chương trình đề ra và là địa bàn thực hiện các đề án, lồng ghép các chương trình khác với xoá đói giảm nghèo. Chương trình xoá đói giảm nghèo cần tiến hành đồng bộ các chính sách và giải pháp, tập trung và ưu tiên đầu tư vào những vùng, những nơi có tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2005 tuy mơi thực hiện được 2 năm nhưng đã đạt được một số thành tựu to lơn, nhiều mục tiêu của chương trình đề ra đã đạt được, có mục tiêu còn vượt. Trong quá trình thực hiện chương trình tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền nên đã giải quyết phần nào những khó khăn đó. Qua đề tài thực tập em nhận thấy rằng tình hình phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết không chỉ vùng miền núi, vùng cao mà còn cả những nơi khác, vùng khác có nền kinh tế chưa phát triển. Vì vậy cần có nhiều các chương trình, chính sách, dự án hơn nữa để đầu tư phát triển kinh tế, đưa đời sống của người dân lên một mức cao hơn không còn có hộ nghèo, không còn cảnh các em học sinh phải bỏ học… và đưa nền kinh tế hoà nhập được với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34210.doc
Tài liệu liên quan