Đề tài Cơ cấu tổ chức và hoạt động tuyên truyền Nghệ Tĩnh trong cao trào 1930 – 1931

Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn dẫn đến đỉnh cao thành lập chính quyền Xô Viết ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy bị khủng bố song thành quả mà Đảng dành được qua cao trào này là điều mà địch không xoá bỏ nổi. Cao trào 1930 – 1931 là bước đi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình cách mạng nước ta sau này. Đảng ta trong cao trào này ở Nghệ Tĩnh đã tiến hành công tác tuyên truyền một cách hiệu quả, đạt được những thành tựu to lớn, nổi bật. Về cơ cấu công tác tuyên truyền được Đảng kiện toàn từ TW đến chi bộ gồm các cấp như xứ uỷ, tỉnh uỷ, huyện uỷ, chi bộ, tỉnh đoàn thanh niên, tổ chức tổng nông hội. Đường lối của Đảng được truyền bá liền mạch, thống nhất và nhanh chóng.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ cấu tổ chức và hoạt động tuyên truyền Nghệ Tĩnh trong cao trào 1930 – 1931, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Cao trào 1930 –1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc diễn tập đàu tiên của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng tám thành công sau này. Cao trào này đã dành được những thắng lưọi đáng kể và gây tiếng vang lớn. Một trong những nhân tố góp phần tạo nên thắng lợi đó phải kể đến công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng của Đảng những năm 1930 – 1931. Trong lí luận cách mạng thì nhiệm vụ tuyên truyền trong bất cứ thời đại nào cũng nhằm phục vụ cho yêu cầu chính trị thời đại đó. Đảng ta trong vận động quần chúng đấu tranh muốn nắm được động lực chính của cách mạng chính là quần chúng công nông thì công tác tuyên truyền là không thể thiếu được. Vì vậy ngay từ khi ra đời trong chỉ đạo cao trào 1930 – 1931, công tác tuyên truyền được Đảng ta quan tâm và chỉ đạo sát sao, kĩ lưỡng. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN NGHỆ TĨNH TRONG CAO TRÀO 1930 – 1931 1. Cơ cấu tổ chức Đảng ta xác định được vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền nên khi mới thành lập trong án nghị quyết của TW toàn thể Hội nghị lần 2 (03 / 1931) đã đề ra nhiệm vụ : tổ chức Bộ tuyên truyền từ TW đến xứ uỷ , tổng uỷ …và việc chọn người làm công tác đó cũng rất quan trọng có chọn lọc và các cơ quan lãnh đạo cũa Đảng phải kiểm tra và lãnh đạo chặt chẽ, sát sao. Bộ phận tuyên truyền là một thành phần rất quan trọng tổ chức từ xứ uỷ Trung kì đến tận chi bộ: - Xứ uỷ: Sau khi Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời (17.06.1929), chi bộ đã phân công đồng chí Trần Văn Cung và Nguyễn Phong Sắc chỉ đạo phong trào ở Nghệ Tĩnh. Ngay từ đầu các đồng chí rất chú trọng đến công tác tuyên truyền. Vừa làm công tác đảng vừa là người chịu trách nhiệm tuyên truyền ấn loát, đồng chí Trần Văn Cung, Võ Mai, Nguyễn Phong Sắc đã từng bước một gây dựng cơ sở Đảng vững mạnh ở Nghệ Tĩnh. Theo tài liệu của Mật thám Pháp để lại , qua hồi ký các đảng viên hoạt động 1930 – 1931 như Nguyễn Lợi, Chu Văn Riện, Võ Mai… Chúng ta có thể thấy rõ cơ cấu trong tổ chức xứ uỷ Trung kỳ đầy đủ các bộ phận: 1. Ban tuyên truyền: 3 người 2. Ban công nhân: 3 người 3. Ban nông dân: 3 người 4. Ban thanh niênn cộng sản: 3 người 5. Ban chống đế quốc chủ nghĩa : 3 người 6. Ban quân sự: 3 người 7. Ban phụ nữ : Qua đó chúng ta thấy rằng ban tuyên truyền là ban quan trọng nhất trong các ban. - Tỉnh uỷ: Xem xét sơ đồ của các tổ chức tỉnh uỷ Hà Tĩnh do đồng chí Trần Hưng( tức Hoặc) là bí thư vẽ năm 1931, qua đó chúng ta có thể hình dung được tổ chức tỉnh uỷ Nghệ An trong thời kì đó. Trước khi thành lập, Ban thường vụ ( từ 5/1930 – 1/1931) lãnh đạo tỉnh bộ Hà Tĩnh có năm đồng chí trong ban cán sự. Đồng chí cán bộ tuyên truyền có vị trí thứ 3 sau dồng chí bí thư và phó bí thư. Cán bộ tuyên truyền phụ trách tiểu ban tuyên truyền và ấn hành cuả tỉnh. - Huyện uỷ: Ban lãnh đạo huyện gọi là Ban trị sự. Đồng chí trị sự tuyên truyền phụ trách tiểu ban tuyên truyền ấn hành . - Chi bộ: Đồng chí tuyên truyền là Uỷ viên Ban chấp hành chi bộ. Ở thời điểm này, tổ chức nông hội( tỉnh bộ nông) cũng được cơ cấu các thành phần như tỉnh uỷ - đồng chí phụ trách tuyên truyền từ cấp tỉnh đến xã bộ nông đều nằm trong Ban cán sự . Từ tháng 01/ 1931 trở đi, phong trào đáu tranh của nhân dân lên cao; công tác tuyên truyền đòi hỏi phát triển cao hơn. Lúc này Ban thường vụ tỉnh bộ Hà Tĩnh thành lập gồm có : Bí thư, tuyên truyền vào quần chúng. Đồng chí uỷ viên thường vụ tuyên truyền phụ trách tiểu ban tuyên truyền ( gồm có 3 đồng chí) và tiểu ban án hành (3 đồng chí). Trong tổ chức huyện uỷ, tổng uỷ, chi bộ, các đồng chí tuyên truyền thuộc Ban thường vụ. - Tỉnh đoàn thanh niên: Xác định lực lượng thanh niên là đội quân xung kích của Đảng nên viẹc tuyên truyền giáo dục trong tổ chức này được Đảng quan tâm đặc biệt. Vai trò của công tác tuyên truyền được đặt trong Ban thường vụ từ cấp Tỉnh đến chi bộ đoàn. - Tổ chức tổng nông hội: Đồng chí tuyên truyền cũng là Uỷ viên ban thường vụ từ Tỉnh dến xã bộ nông. Tóm lại, về mặt tổ chức Đảng ta đã đặt tuyên truyền vào vị trí quan trọng từ TW xuống tận cơ sở. Như vậy thường xuyên quán triệt được các chủ trương, nghị quyết của cấp trên, mặt khác có sự chỉ đạo sát sao của cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền phát triển mạnh trong quần chúng cách mạng làm tiền đề cho phong trào đấu tranh lên cao. 2. Hoạt động tuyên truyền - Các hình thức bí mật : Báo chí là một trong những hình thức tuyên truyền bí mật đặc sắc.Báo chí thực sự là một mặt trận rất ác liệt mà ở đó các chiến sỹ cách mạng phải trả bằng máu và trí sáng tạo của mình để hoàn thành sứ mạng vẻ vang của báo chí vô sản mà Lê nin đã vạch ra: “ tờ báo không những là người tuyên truyền tập thể mà còn là người tổ chức tập thể” và “báo chí của Đảng không những hoạt động với tư cách là một cơ quan báo chí mà với tư cách là một tế bào tổ chức”. Nhằm tuyên truyền giác ngộ công nhân và nông dân đấu tranh các tổ chức của Đảng Cộng Sản đã in ấn, lưu hành bí mật nhiều tờ báo cách mạng. - Báo chí của Xứ uỷ Trung kỳ: Tháng 6 / 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng đã phái đồng chí Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ An cùng đ/c Võ Mai lập ra xứ bộ Trung kỳ. Ban chỉ đạo và cơ quan ấn loát của xứ uỷ đặt tại Vinh. Tờ báo “Bôsêvích” ra đời nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng (07/1929).Đến tháng 08/1929, ra báo “Công hội”, 10 / 1929 ra báo “Công nông binh”. Sau hội nghị hợp nhất của Đảng 03/02 /1930, đ/c Nguyễn Phong Sắc được cử phụ trách xứ uỷ Trung kỳ kiêm trực tiếp chỉ đạo phong trào Nghệ An. Từ đó cơ sở Đảng ở Nghệ Tĩnh phát triển mạnh và việc cần thiết của công tác giáo dục truyền thống của Đảng trong đó vai trò của báo chí cũng nổi lên hàng đầu. Đó cũng là cơ sở cho hoạt động báo chí của Đảng ở Nghệ Tĩnh trở nên phong phú và mang nhiều sắc thái. Ngọn lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra thì số báo “Người lao khổ” đầu tiên của Xứ uỷ Trung kỳ ra mắt. Tên tuổi tờ báo này gắn với cao trào 1930 – 1931. Nó góp phần trực tiếp chỉ đạo và tổ chức cuộc “tổng diễn tập” đầu tiên của cách mạng nước ta. Số 2 của tờ báo ra ngày 02/05/1930, đã cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng tiến lên. “Người lao khổ” không những được phát hành rộng trong toàn xứ mà còn được tuyên truyền ra toàn quốc, thông báo tình hình đấu tranh và kêu gọi cả nước hưởng ứng. Đến tháng 10 / 1930, “Người lao khổ” dổi tên thành “Lao khổ”. Từ số 25 ra ngày 10/01/1931 tờ “Lao khổ” lại đổi tên là “Công nông binh” (kỷ niệm liên hiệp công nông binh Đông Dương, kỷ niệm Bến Thuỷ đấu tranh). Tháng 06/1931, Xứ uỷ Trung kỳ ra tuyên bố thủ tiêu tờ “Công nông binh” và “Tranh đấu”. Ra tờ “Vô sản” để làm cơ quan cho xứ uỷ và tờ “Chỉ đạo” để sửa lại cách làm việc của Đảng. - Báo chí của các tỉnh Đảng bộ và huyện đảng bộ: Mặc dù lưu hành trong các vùng hẹp, có đối tượng , có người đọc riêng tờ báo của các tỉnh đảng bộ là sự cụ thể hoá công tác chỉ đạo của Đảng. Đây thực sự là những tế bào tổ chức gắn chặt với những hoạt động Cách mạng của quần chúng. Trong nghị quyết của TW tháng 10/1930 đã lưu ý đến việc ra những tờ báo địa phương, báo “Sản nghiệp”. Đến tháng 4/1931, xứ uỷ Trung kỳ đã ra nghị quyết nhấn mạnh: Muốn cho báo phong phú về nội dung cách mạng và lôi cuốn người đọc nhất là làm cho quần chúng nhận thấy tờ báo Đảng là tờ báo của mình và duy trì lấy báo thì “ các tỉnh uỷ, huyện uỷ quan trọng phải hết sức ra báo, tổ chức việc làm báo và khuyến khích cho các chi bộ , nhất là các chi bộ nhà máy phải ra báo sản nghiệp. Phải để cho chi bộ tự viết lấy báo, tự in lấy, tự kiếm tiền duy trì lấy báo”. Báo “Tiến lên” là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ tỉnh Nghệ An ra đời khoảng tháng 5/1930. Hiện nay rải rác 6 số từ 1931 – 1932. Tháng 05/1933 thay tên “Tiến lên” bằng tờ “Tự cứu”. Khu bộ vinh có tờ “Chuông vô sản” ra đời khoảng giữa năm 1931. nhưng đến đầu năm 1932 đổi tên là “Cờ dân đạo”. Đến tháng 15/02/1932 (tờ số 2) lấy tên là “Sóng cách mạng” ra mỗi tháng 2 kỳ. Báo “Bước tới” của tỉnh đảng bộ Hà Tĩnh. Vào cuối 1929, tờ báo quần chúng bí mật đầu tiên ở Nghệ An xuất hiện tờ “Xích sinh” cơ quan ngôn luận của Sinh hội đỏ trường Quốc học vinh và do đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo. Đến giữa 1930 đổi tên là “Người học trò” và sang năm 1931 đổi tên là “Học sinh”. Song song với các tờ báo của xứ uỷ, tỉnh uỷ, các huyện đảng bộ cho in tờ báo cơ quan ngôn luận của huyện mình để tuyên truyền cổ động các cấp. Các loạt báo của các cấp uỷ đảng ra đời và được lưu hành rộng rãi: báo “Tự cứu” của huyện Can Lộc, báo “Tiếng gọi” củaThạch Hà, báo “Cổ động” của Đức Thọ, báo “Bước tới” của Cẩm Xuyên… ở Nghệ An, huyện bộ Anh Sơn ra báo “Gương vô sản”, huyện bộ Quỳnh Lưu ra báo “Lao động”, báo “Nhà quê” của Thanh Chương, báo “Giác ngộ” của Nam Đàn, báo “Dân nghèo” của Nghi Lộc… Ngoài ra các cơ quan ngôn luận của xứ uỷ, tỉnh uỷ còn in lại các báo của trung ương như báo “ Búa liềm”, “Cờ đỏ”, “ Bônsêvích” nhằm đảm bảo sự chỉ dạo của trung ương thông qua các cơ quan ngôn luận của mình trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn về ấn loát và phát hành. Vì thế, các loại báo này đều có chữ “tỉnh uỷ Nghệ An in lại”. Những tờ báo của trung ương được phát hành xuống tận đại phương và cũng có một số chi bộ in lại một lần nữa. Như vậy là trong quá trình vận động cách mạng sau khi Đảng ta mới thành lập, báo chí vô sản ở Nghệ Tĩnh đã trở thành một vũ khí sắc bén mà các tổ chức của Đảng luôn luôn coi trọng trong việc chỉ đạo và phát huy sức mạnh, xứng đáng với sứ mạng vẻ vang của mình là “những người tuyên truyền, cổ động tổ chức tập thể” như Lênin đã từng nói. - Các tác phẩm – Nghị quyết và truyền đơn của Đảng: Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Aí Quốc, các tác phẩm nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng vô sản đã được bí mật chuyển về Việt Nam nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng qua các đường thuỷ bộ. Về đến địa phương các cấp đảng bộ dùng in lại để tuyên truyền sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Các tác phẩm như: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh”, “Nhật ký chìm tàu”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, “Chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa tư bản…” Nhân dân ta chuyền tay nhau xem. Hoặc là họ đọc thuộc lòng như tác phẩm “Đường cách mệnh” của đồng chí Nguyễn Aí Quốc. Tại các trường học học sinh tìm và đặt mua nhiều tác phẩm từ Pháp để tìm hiểu chủ nghĩa cộng sản. Lê Lộc – một học sinh Quốc học Vinh (khoá 1926 – 1929) đã kể rằng: “Con đường cách mạng Việt Nam không thể tiến hành bằng phương pháp cải lương mà bằng phương pháp bạo lực… không thể dựa vào sự ban ơn của các nước đế quốc luôn luôn muốn thôn tính thuộc địa, mà phải hướng về nước Nga Xô Viết, một nhà nước công nông đã xoá bỏ ách người bóc lột người. Nhưng bước đi thế nào thì vẫn còn là một ẩn số cần phải tìm hiểu thêm. Được biết ở Pháp có nhà xuất bản có rất nhiều sách về Chủ nghiã xã hội… Chúng tôi gửi tiền trước cho nhà xuất bản xã hội đặt mua sách. Chúng tôi nhận được các sách như: “Triết yếu Mã Khắc Tư, “Cộng sản nhập môn”, “Những bệnh ấu trĩ của Chủ nghĩa cộng sản, “Làm gì”. Các sách được chuyển tay nhau trong đám học sinh. Song song với việc in và phát hành các tác phẩm cách mạng, ra các tờ báo của các cấp, bộ đảng. Các chỉ thị, nghị quyết của trung ương, xứ uỷ, tỉnh uỷ, đều được in thành truyền đơn phân phát xuống tận cơ sở. Thực sự truyền đơn là hình thức sơ khai của báo chí vô sản như Lênin đã từng nhận xét. Nó có vai trò rất lớn trong công tác tuyên truyền giác ngộ quần chúng. Đó là những lời hiệu triệu kêu gọi quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh. Các tổ chức quần chúng như : Tổng sinh hội Nghệ An đêm 21/01/1930 rải truyền đơn ở trường Quốc học vinh kêu gọi học sinh gia nhập Sinh Hội đỏ. Ngày 25/04/1930 Tổng sinh hội kêu gọi học sinh tẩy chay cuộc diễn thuyết của tổng đốc Nghệ An Hồ Đắc Khải…Truyền đơn của tổng nông hội, phụ nữ, công hội được rải khắp nơi trước và sau các cuộc đấu tranh của nhân dân nhằm phát động và cổ vũ đấu tranh. - Băng cờ khẩu hiệu: Ngoài việc lưu hành báo chí, rải tuyền đơn… hình thức tuyên truyền cổ động bằng cờ, biểu ngữ được Đảng rất quan tâm và có sự chỉ đạo cụ thể cho từng cuộc đấu tranh. Hình thức này có tác dộng trực diện, cổ vũ phong trào, tạo khí thế hừng hực sôi động cho quần chúng, tạo niềm tin cho quần chúng đối với Đảng. Băng cờ biểu ngữ thường được treo ở những nơi tập trung quần chúng như đình làng, chợ , giếng nước, ngã ba đường, rạp hát, trại lính, trường học… để chuẩn bị cho các ngày lễ kỷ niệm lớn và quần chúng đấu tranh. - Hình thức tuyên truyền công khai: Ngoài các phương thức sử dụng báo chí,truyền đơn lưu hành trong điều kiện bí mật. Các cấp bộ đảng còn sử dụng hình thức hoạt động công khai, hợp pháp nhằm tuyên truyền tinh thần yêu nước trong quảng đại quần chúng. Hình thức thơ ca tuyên truyềnđược sử dụng có hiệu quả. Nội dung thơ ca là ca ngợi cách mạng Tháng 10 Nga, tinh thần anh dũng hy sinh của các chiến sỹ cách mạng. Vào năm 1930, để tuyên truyền được sâu rộng trong quần chúng , đồng chí Đặng Chánh Kỷ ( trưởng ban tuyên truyền tỉnh uỷ Nghệ An) đã làm nhiều bài thơ theo lối hát dặm để phổ biến cho nhân dân, những bài thơ có vần điệu nên rất dễ thuộc: Công nông binh một phái Anh em phải đồng tình Quyết một dạ nhiệt thành để cùng nhau chiến đấu trận cuối cùng chiến đấu. Song song với thơ ca tuyên truyền, trong các làn điệu dân ca, hò vè, kịch tuồng…đều mang đậm sức sống cách mạng của người dân Nghệ Tĩnh. Truyền thống đánh giặc cứu nước của ông cha ta từ thời trước đây được thể hiện lên sân khấu. Các vở tuồng Trưng Trắc, Trưng Nhị được công diễn khắp nơi. Để vở diễn thêm sinh động, họ mượn gươm giáo hoặc đồ tế khí đặt ở đình làng như: đình Long Ân, đền Mượu…Có nhiều làng thành lập tổ văn nghệ của thanh niên như: làng Nguyệt Rổng (Thanh Chương), làng Hữu Biệt (Nam Đàn)… Những chiến sỹ trên mặt trận văn nghệ đó sau trở thành cán bộ nòng cốt của Đảng. Người cán bộ cách mạng trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tìm mọi cách để đưa tiếng nói của Đảng đến với quần chúng. Tại các buổi mit- tinh đấu tranh, lễ truy điệu họp chợ phiên…miễn là có từ 10 người trở lên là cán bộ tuyên truyền đứng lên diễn thuyết cho đồng bào nghe vai trò của chị em phụ nữ trong phương thức này rất quan trọng. Họ vừa là người đi chợ, hoặc là người tham gia các cuộc đấu tranh, đồng thời là cán bộ tuyên truyền cổ động thoắt ẩn thoắt hiện nhanh nhẹn, hoạt bát. lịch sử để lại những tấm gương đó như chị Nguyễn Thị Pha, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Thiu, Chị Dung, Phan Thị Ngọc Băng, Võ Thị Ngọ…và vô vàn chị em khác nữa. Phong trào đấu tranh lên cao khiến thực dân Pháp hoảng sợ, chúng thực hiện khủng bố trắng. Đồn bốt dựng lên khắp nơi. Hàng ngàn chiến sỹ bị bắt giam. Trong lao tù không có giấy bút, các đ/c vẫn xuất bản “Đề lao tuần báo”, “Tiếng nhà pha”, và các tác phẩm văn học bằng miệng. Các tiểu thuyết miệng được chuyển thể thành kịch như vở “Giọt máu hồng” của đ/c Hồ Tùng Mậu được hoan nghênh nhiệt liệt ở nhà lao Vinh năm 1931. ở lao Kom Tum lập “Tao Đàn ngục thất”, thơ ca được sáng tác để ca ngợi tinh thần hy sinh anh dũng của đồng chí mình và tin tưởng vào ngày thắng lợi của cách mạng. Mặt khác, các chi bộ trong tù cũng được thành lập để chỉ đạo Đảng viên đấu tranh. Chi bộ nhà lao Vinh do xứ uỷ trực tiếp lãnh đạo. Tại nhà lao Đồng Hới (Quảng Bình) lập chi bộ nhà lao năm 1932 trong đó ban chấp hành gồm 4 tiểu tổ như : phụ trách tuyên truyền là đ/c Võ Thị Ngọ, phụ trách in tài liệu là Nguyễn Trung Lục, Đinh Quế, phụ trách binh lính là đ/c Trần Mạnh Táo và Bí thư chi bộ là đ/c Lê Bá Cảnh. Các đ/c in báo “Bước tới” và báo “Lao khổ” ( theo báo cáo ngày 18/01/1934 của Paul Humbert chánh cảnh sát đặc biệt gửi chánh cảnh sát và Liêm phóng Trung kỳ ở Huế). Ngoài ra Đảng ta còn lợi dụng một số báo của địch xuất bản như “Tiếng dân”, “Đông Pháp”, “Công luận”…có tin đưa về các cuộc biểu tình của các vùng để tuyên truyền vận động quần chúng vững tin vào Đảng. - Địa bàn hoạt động: Để vận chuyển được số truyền đơn và báo chí xuống cơ sở, người chiến sỹ giao liên phải nhanh nhẹn, khéo léo cải trang thạt giỏi. Phần đa lực lượng này là phụ nữ và thanh niên trẻ. Họ cải trang làm người đi chợ, buôn hàng tấm, người đi chăn trâu, cắt cỏ hoặc là người thợ cắt tóc, là người con gái đã lấy chồng nay về thăm cha mẹ đẻ…Đó là những người như: Hoàng Thị Tích, Mai Thị Đản, Lê Cảnh Cải … Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng ta nắm vững phương châm đó nên cơ sở Đảng 1930 / 1931 được xây dựng và phát triển trong hai tỉnh. Các cơ quan ấn loát được thành lập từ xứ uỷ đến tận chi bộ. Người cộng sản sử dụng các cơ sở bí mật để làm nơi ấn loát như : nhà thờ họ Hoàng Trần, họ Uông, Nguyễn Như, Lê Ban, Nguyễn Công, Nguyễn Đình Kính…Đình, chùa, miếu am cũng được sử dụng làm nơi in ấn tài liệu Đảng. Hoặc là ở trong rừng núi, hang đá như hang đá bạc, hang đá chồng ( Kỳ Anh)…Và cũng có lúc cơ sở ấn lóat được đặt trong các nhà giàu có tinh thần cách mạng khiến địch không nghi ngờ gì cả. Ngay ở thành phố gần sào huyệt của địch nhưng báo chí và truyền đơn vẫn ra đều đặn được chuyển về cơ sở. Cơ quan ấn loát của xứ uỷ được dặt ở tại nhà Nguyễn Hữu Diên (làng Yên Dũng thượng) sau đó chuyển xuống nhà ông Đinh Văn Hồ (làng Yên Lưu). Đi đến đâu cơ quan này ccũng được nhân dân bảo vệ chu đáo. Ngoài ra, khu nội trú học sinh cũng được sử dụng in truyền đơn cộng sản. Theo báo cáo ngày 4/3/1930 của công sứ Pháp ở Hà Tĩnh gửi Khâm sứ Trung kỳ về việc bắt được truyền đơn và đồ dùng in tài liệu tại nhà trọ của học sinh Lê Bá Cảnh ở Hà Tĩnh. Thậm chí truyền đơn được in ngay trong trường Quốc học Vinh. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, để bảo tồn cuộc sống cũng đã quá vất vả huống chi phải tìm mọi cách để đảm bảo thông tin liên lạc xuống tận cơ sở, phát động phong trào đấu tranh của nhân dân lại càng vất vả nguy hiểm hơn. Ngoài việc ấn hành các tài liệu truyền đơn, báo chí của xứ uỷ, tỉnh uỷ, các cơ sở còn in lại truyền đơn, nghị quyết của trung ương kêu gọi các tỉnh ủng hộ Nghệ Tĩnh đỏ. Đó cũng nguồn động viên to lớn đối với phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh. Nhân dân Nghệ Tĩnh thấy được sự “chia lửa” với mình nên vững tin về Đảng, về cách mạng. Công tác tuyên truyền của Đảng phát triển mạnh tạ cơ sở vững chắc cho phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh 1930-1931. Garnier (Tiểu đoàn trưởng chỉ huy chi khu Hà Tĩnh) đã báo cáo lên Khâm sứ Trung kỳ ngày 12/06/1931 như sau: “Đảng cộng sản đã có một mảnh đất chuẩn bị sẵn sàng, Đảng đã hoạt động với sự hiểu biết sâu sắc tâm lý dân chúng, theo nội dung chương trình và một phương pháp, biết khai thác tình trạng nghèo khổ của dân chúng, hứa hẹn với họ một cuộc sống hạnh phúc, cổ vũ và động viên tinh thần dân tộc, để sau đó tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản”. 3. Phương pháp ấn loát (in ấn) Trong điều kiện hoạt động bí mật vô cung khó khăn về tài chính cũng như về kỹ thuật, người cán bộ ấn loát tìm mọi cách để giải quyết ra tờ báo đúng kỳ, có chất lượng để phân phát về cơ sở. Phương tiện ấn hành thủ công là chủ yếu. - Phương pháp in thạch: Trong điều kiện như vậy in thạch vừa đơn giản, nhanh dễ xoá dấu vết mỗi khi có động. Nguyên liệu để in là thạch. Thạch là thứ dùng để giải khát, có sợi như sợi miến được chế ra từ rong biển. Thạch được nấu lên đổ vào khay (mâm gỗ hoặc mâm đồng) dàn phẳng để nguội. Lấy tờ mẫu truyền đơn hoặc báo úp lên mặt thạch, ta sẽ có chữ trải trên thạch (bản mẫu viết bằng mực, càng đậm mực bao nhiêu thì số lượng in ra nhiều bấy nhiêu). Sau đó láy giấy trắng ép vào mặt thạch vuốt thẳng. Lấy lên ta có bản in như bản mẫu. Cứ mỗi lần in trên thạch ta được từ 80 – 100 tờ. Lúc in trên thạch nhạt chữ, phải đổ thạch vào nấu lại và viết bản khác. Hoàn cảnh hoạt động bí mật nên in tài liệu khó và vật tư cũng khó. Để có được thạch, các cơ sở Đảng phải đi chợ huyện hoặc tỉnh để mua. Nếu không có thạch đã chế sẵn, thì phải mua rong biển về tự nấu lấy. Những thứ này lúc đưa về rất khó khăn. các cơ sở Đảng phải nguỵ trang thật khéo mới qua được vòng kiểm soát của địch. Cuối 1931, địch khủng bố mạnh tình hình hoạt động của Đảng vô cùng khó khăn. Các bộ phận ấn loát phải rút vào rừng sâu như: Tràng Ri,Vều, núi Hồng Lĩnh… Không có thạch, họ phải dùng bột nếp thay. Số lượng tài liệu in một lần ít hơn. Song bước đầu đã giải quyết được khó khăn. - Phương pháp in Litô: Ngoài việc in thạch là phổ biến của các cơ sở ấn loát. Phương pháp in Litô cũng góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng. Cán bộ ấn loát dùng dao khắc chữ trái lên mặt đá phẳng, sau đó thoa muội đèn dầu hoả lên, lấy giấy trắng đặt vào mặt đá vuốt phẳng. Ta sẽ được một bản in. Phương pháp này phức tạp hơn về khắc chữ lên đá lâu và dùng một lần là bỏ. Tuy nhiên, in Litô có mặt thuận lợi là không có thạch vẫn in được và tiện vì ở trong rừng núi sẵn đá. KẾT LUẬN Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn dẫn đến đỉnh cao thành lập chính quyền Xô Viết ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy bị khủng bố song thành quả mà Đảng dành được qua cao trào này là điều mà địch không xoá bỏ nổi. Cao trào 1930 – 1931 là bước đi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình cách mạng nước ta sau này. Đảng ta trong cao trào này ở Nghệ Tĩnh đã tiến hành công tác tuyên truyền một cách hiệu quả, đạt được những thành tựu to lớn, nổi bật. Về cơ cấu công tác tuyên truyền được Đảng kiện toàn từ TW đến chi bộ gồm các cấp như xứ uỷ, tỉnh uỷ, huyện uỷ, chi bộ, tỉnh đoàn thanh niên, tổ chức tổng nông hội... Đường lối của Đảng được truyền bá liền mạch, thống nhất và nhanh chóng. Nhờ cơ cấu tổ chức thống nhất như trên nên hoạt động tuyên truyền được tiến hành thuận lợi qua các hình thức bí mật như báo chí của xứ uỷ trung kỳ, các tỉnh đảng bộ, huyện đảng bộ, các tác phẩm nghị quyết và truyền đơn của Đảng đến băng cờ khẩu hiệu. Ngoài ra Đảng còn tận dụng tối đa sức mạnh của các hình thức công khai qua thơ ca tuyên truyền, hò vè các hình thức sân khấu để tuyên truyền, giáo dục quần chúng. Nội dung tuyên truyền phong phú nhằm cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của quần chúng, đặc biệt là giáo dục công nhân – nông dân, chống địch khủng bố trắng. Trong những ngày bị khủng bố, công tác tuyên truyền còn phát huy tính tích cực trong uốn nắn tư tưởng lệch lạc và công tác tổ chức quần chúng. Báo chí, truyền đơn của cách mạng được in ấn nhờ những phương pháp ấn loát thô sơ nhưng hiệu quả như phương pháp in thạch, in litô...Đó là những sáng tạo của cán bộ đảng viên trong những ngày hoạt động cách mạng, phục vụ yêu cầu của công tác in ấn tuyên truyền. Địa bàn hoạt động của người cán bộ tuyên truyền rất rộng và linh hoạt. Cơ sở hoạt động tuyên truyền và ấn loát tài liệu của Đảng được đặt khắp nơi, luồn lách, bám rễ trong quần chúng nhân dân. Chính trong lòng nhân dân, những cơ sở ấy được nuôi dưỡng và phát huy vai trò của mình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLsu23t.doc
Tài liệu liên quan