Đề tài Công tác đăng ký đất và nhà tại văn phòng đăng ký nhà đất quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Đất đai và nhà ở luôn là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội bởi nó là những tài sản có giá trị lớn, là yếu tố không thể thiếu đối với đời sống con người. Để quản lý chúng một cách có hiệu quả thì phải thực hiện tốt công tác tổ chức đăng ký đất đai và nhà ở, tạo điều kiện để các cơ quan quản lý nhà nước nắm rõ hiện trạng sử dụng đất, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý. Một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của công tác đăng ký chính là tổ chức bộ máy của văn phòng đăng ký. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đăng ký thì việc rà soát, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức đăng ký là điều không thể thiếu. Đầu tiên là phải thực hiện những biện pháp nhằm hoàn thiện đội ngũ cán bộ. Ở quận Hoàng Mai, số lượng cán bộ địa chính thực hiện công tác kê khai đăng ký đất đai và nhà ở còn rất thiếu. Mỗi cán bộ phải phụ trách hai phường về các vấn đề như hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận, các hồ sơ chuyển dịch Lượng cán bộ địa chính phường thì vừa yếu, vừa thiếu nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện công tác đăng ký. Do đó, cần phải hoàn thiện đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng chuyên môn thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ về quản lý đất đai và nhà ở. Không những thế, các cấp lãnh đạo cần có những chính sách về lao động và tiền lương thoả đáng để thu hút những người có năng lực về làm việc và các cán bộ cũ có thêm động lực để công tác có hiệu quả. Ngay bản thân các cán bộ của văn phòng cũng phải không ngừng nâng cao trình độ của chính mình để nâng cao chất lượng công việc, đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai và nhà ở.

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác đăng ký đất và nhà tại văn phòng đăng ký nhà đất quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý hồ sơ lưu trữ. - Công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng của văn phòng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của văn phòng. - Công tác giao đất, cho thuê đất và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Phó giám đốc văn phòng là phó thường trực, thay mặt giám đốc điều hành công việc của văn phòng khi giám đốc đi công tác dài ngày. Đồng chí trực tiếp phụ trách các công việc sau: - Công tác kê khai – đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xác định nguồn gốc thời gian sử dụng đất làm cơ sở miễn thu tiền sử dụng đất. - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai. - Công tác quản lý nhà. - Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị có liên quan đến các nhiệm vụ được phân công. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng như tên gọi của nó. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ tổ chức nhận và trả hồ sơ của người dân tại văn phòng. Khi người dân đến thực hiện đăng ký, cán bộ tiếp nhận có nhiệm vụ kiểm tra xem người dân làm thủ tục đăng ký gì, bán hồ sơ đúng quy định cho người dân và nhận, trả hồ sơ đúng lịch hẹn. Khi tiếp nhận hồ sơ, văn phòng phân chia lịch tiếp nhận hồ sơ theo thứ ngày và theo loại hồ sơ. Ngoài việc tiếp nhận hồ sơ, bộ phận này còn có nhiệm vụ trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho ngưòi dân. Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người dân, hồ sơ sẽ được phân chia theo từng loại để giao nhiệm vụ cho từng cán bộ trong bộ phận nghiệp vụ. Chủ yếu chia làm hai loại hồ sơ chính là hồ sơ xin thực hiện nghĩa vụ tài chính để lấy giấy chứng nhận và hồ sơ chuyển dịch. Đối với cả hai loại hồ sơ thì đều chia theo phường, mỗi cán bộ phụ trách hai phường. Lúc đó, bộ phận nghiệp vụ sẽ tuỳ theo từng loại hồ sơ và nhiệm vụ của mình sẽ thực hiện thẩm tra hồ sơ và làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết phục vụ cho công tác đăng ký. Khi thực hiện xong mọi thủ tục thì sẽ theo giấy hẹn trả hồ sơ và tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục tiếp theo cho đến khi kết thúc. Trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký, các bộ phận có sự đan xen lẫn nhau trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Có cán bộ chỉ thực hiện tiếp nhận hồ sơ, có cán bộ chỉ thực hiện nghiệp vụ đăng ký và có cán bộ vừa tiếp nhận hồ sơ vừa thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký. Sở dĩ có thực trạng trên là do số cán bộ trong văn phòng không nhiều, trình độ chuyên môn cao thấp khác nhau mà lượng công việc phải thực hiện rất nhiều. Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy văn phòng đăng ký - Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng - Công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ - Công tác thống kê, kiểm kê - Giải quyết tranh chấp, khiếu nại - Chịu trách nhiệm trước UBND quận và Sở TNMT và Nhà đất - Quyết định giao đất, cho thuê đất - Phụ trách tổ chức cán bộ Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn Tiếp nhận và trả HS Bộ phận nghiệp vụ Bộ phận tiếp nhận HS Phó GĐ văn phòng Trưởng phòng TNMT kiêm GĐ văn phòng Các bộ phận chuyên môn khác Văn phòng đăng ký đất và nhà Phòng tài nguyên môi trường 3.2. Quy trình của công tác đăng ký 3.2.1. Đối với đăng ký đất đai Công tác đăng ký đất đai kể cả đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đều được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất và nhà. Đăng ký ban đầu là công tác đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn đăng ký biến động là khi người dân thực hiện các giao dịch về đất đai thì phải đăng ký để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý cho giao dịch và thực hiện chỉnh lý các hồ sơ liên quan đến đất đai. Khi thực hiện đăng ký tại văn phòng thì nhiệm vụ của văn phòng phải trải qua 4 bước: - Tiếp nhận hồ sơ - Thẩm tra hồ sơ - Thực hiện các nghiệp vụ đối với hồ sơ - Trả hồ sơ cho người dân a) Tiếp nhận hồ sơ Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ sẽ phải xem người dân thực hiện đăng ký gì để phát hồ sơ, hướng dẫn người dân làm thủ tục và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Đối với mỗi loại hồ sơ khác nhau thì lịch tiếp nhận hồ sơ và các loại giấy tờ trong hồ sơ là khác nhau. Lịch tiếp nhận hồ sơ: - Hồ sơ đăng ký và xoá thế chấp, xác nhận nguồn gốc đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận và trả kết quả vào sáng thứ 2, sáng thứ 4 hàng tuần. - Hồ sơ kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính nhận và trả vào sáng thứ 3, sáng thứ 5, sáng thứ 6. - Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhận và trả vào sáng thứ 2, sáng thứ 4 hàng tuần. Lịch trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở: - Chiều thứ 2: Lĩnh Nam, Trần Phú - Chiểu thứ 3: Vĩnh Hưng, Mai Động, Đại Kim, Định Công - Chiều thứ 4: Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Thịnh Liệt - Chiều thứ 5: Thanh Trì, Yên Sở, Hoàng Liệt, Giáp Bát Đối với mỗi loại hồ sơ khác nhau thì giấy tờ phải nộp là khác nhau. Riêng hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở (đăng ký ban đầu) thì chủ sử dụng đất có thể thực hiện kê khai tại phường hoặc tại văn phòng đăng ký đều được, nhưng các loại hồ sơ khác thì đều phải thực hiện tại văn phòng. - Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: + Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyển sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (2 bản). + Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có xác nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND phường (1 bản). + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyển sử dụng đất ở ( 1 bản chính và 1 bản sao). + Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính gốc ( nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở chưa thể hiện sơ đồ thửa đất). + Hộ khẩu, chứng minh thư của người có nhu cầu đăng ký ( bản sao photo công chứng). - Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm: + Đơn xin chuyển quyền có chữ ký của các bên chuyển nhượng ( 3 bản). + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ( 1 bản chính và 3 bản sao công chứng). + Hộ khẩu, chứng minh thư của các bên chuyển nhượng ( 3 bản sao công chứng). + Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do đơn vị có tư cách pháp nhân lập có xác định rõ phần diện tích chuyển nhượng ( nếu chuyển dịch một phần thì phải có 3 bản chính). + Hồ sơ chuyển dịch có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyển ( 1 bản chính). + Tờ khai, biên lai nộp lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền nếu là đối tượng phải nộp. + Bản sao công chứng giấy khai sinh đối với trường hợp tặng cho, thừa kế. - Hồ sơ xác nhận nguồn gốc đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc đính chính nghĩa vụ tài chính bao gồm: + Đơn đề nghị xác nhận nguồn gốc sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc đề nghị đính chính nghĩa vụ tài chính, có xác nhận của UBND phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất ( 1 bản chính). + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ( 1 bản sao công chứng). + Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND quận kèm theo danh sách các hộ được cấp. - Hồ sơ xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính bao gồm: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ( bản chính). + Hoá đơn xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. + Văn bản xác định nguồn gốc đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc văn bản đính chính nghĩa vụ tài chính. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đúng thủ tục và đầy đủ giấy tờ, cán bộ tiếp dân sẽ viết giấy hẹn cho người dân để lên lấy hồ sơ đã hoàn thành thủ tục. Thông thường là hẹn sau 20 ngày làm việc không tính thứ bảy, chủ nhật, nghỉ lễ, tết đối với mọi loại hồ sơ. Khi lên lấy hồ sơ, chính chủ phải đem giấy hẹn và chứng minh thư đi kèm mới được nhận lại hồ sơ. b) Thẩm tra và thực hiện các nghiệp vụ đối với hồ sơ Sau khi đã nhận hồ sơ, cán bộ tiếp dân sẽ phân loại hồ sơ giao cho từng cán bộ phụ trách các lĩnh vực, sau đó vào sổ tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ sau khi được giao hồ sơ sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tức là đi thẩm tra tính chính xác của hồ sơ. Cán bộ sẽ theo sơ đồ xuống tận nơi có đất, nhà để đo, vẽ xác định vị trí nhà, đất; loại nhà, đất; diện tích của đất để từ đó làm phiếu chuyển thông tin địa chính. Trong phiếu chuyển thông tin địa chính phải có chữ ký của cán bộ thực hiện thẩm tra, người đứng tên trên mảnh đất và của giám đốc văn phòng đăng ký. Các loại hồ sơ khác nhau thì quá trình thẩm tra là khác nhau. Đối với hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở thì trình tự thẩm tra như sau: - Người dân nộp hồ sơ đã kê khai tại UBND phường hoặc văn phòng đăng ký đất. Thường là nộp tại phường còn văn phòng chỉ trực tiếp nhận hồ sơ của những chủ sử dụng đất mua nhà ở theo Nghị định 61CP của các công ty kinh doanh nhà. Hội đồng xét duyệt cấp phường sẽ thẩm tra tính chính xác của hồ sơ về tên chủ, diện tích, mục đích, vị trí, ranh giới, nguồn gốc, tình trạng tranh chấp, xác nhận vào đơn xin đăng ký và gửi hồ sơ hợp lệ kèm tờ trình lên Phòng tài nguyên môi trường quận. - Các cán bộ của văn phòng sẽ xem xét hồ sơ, kiểm tra lại lần nữa tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ, kiểm tra xem có tranh chấp, khiếu nại tố cáo không…, ghi ý kiến vào đơn xin chứng nhận và gửi sang UBND quận để xét duyệt đối với hồ sơ đủ điều kiện. Nếu hồ sơ nào không đủ điều kiện thì gửi trả về xã và nêu rõ lý do. - Trong thời hạn 7 ngày từ khi nộp đủ hồ sơ, UBND quận phải ra quyết định cấp giấy cho những hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện. Sau khi duyệt cấp xong, phải gọi người dân lên thực hiện nghĩa vụ tài chính, chuyển thông tin về đất đai đến các cơ quan có liên quan như cơ quan thuế, cơ quan thống kê… Đối với hồ sơ chuyển dịch ( hồ sơ chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, tặng cho…) thì trình tự thẩm tra như sau: - Cán bộ địa chính ra phiếu chuyển, đưa sang công chứng nhà nước hoặc bên tư pháp để xác nhận. Sau đó, làm hợp đồng gồm 3 bản, một bản có công chứng nhà nước, một bản của cơ quan thuế, và một bản chính do chủ sử dụng đất giữ. - Cán bộ thông báo cho dân làm hồ sơ để tính thuế. Người dân mua hồ sơ kê khai thuế để hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Hồ sơ bao gồm: + Hộ khẩu bên mua, bên bán photo công chứng ( 3 bản) + Chứng minh thư bên mua, bên bán photo công chứng ( 3 bản) + Hợp đồng có dấu của cơ quan thuế. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ ( 1 bản chính và 3 bản sao công chứng) + Đơn đề nghị chuyển quyền ( 3 bản) + Tờ khai thuế, mỗi loại 2 bản gồm: tờ khai lệ phí trước bạ, tờ khai thuế chuyển quyền sử dụng đất, tờ khai tiền sử dụng đất. Tuỳ từng trường hợp mà phải kê khai những loại thuế nào. - Cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ thẩm vị trí thửa đất ( xuống tận địa bàn để đo đạc), sau đó tính áp giá vị trí thửa đất của từng cung đường. Làm phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính có chữ ký của cán bộ và người chủ sử dụng đất. - Chuyển hồ sơ của người dân sang cơ quan thuế để tính thuế, lệ phí. Sau khi cơ quan thuế trả thông báo nộp tiền về cho văn phòng thì gọi người dân lên lấy hồ sơ và thông báo nộp tiền. Người dân sẽ nộp tiền tại kho bạc nhà nước. - Sau khi nộp tiền, chủ sử dụng đất sẽ đem biên lai đỏ ( hoá đơn xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính) lên văn phòng để thực hiện sang tên lấy giấy chứng nhận. + Nếu chuyển dịch một phần thì in sang tên khác cho người mua, người được nhận chuyển dịch ( sang giấy chứng nhận mới). + Nếu chuyển dịch toàn bộ thì in tên chủ sử dụng đất mới ở trang thứ 4 của giấy chứng nhận. c) Trả hồ sơ và giấy chứng nhận cho chủ sử dụng đất Người dân sau 20 ngày làm việc sẽ mang giấy hẹn lên văn phòng, cùng với chứng minh thư của chính chủ ( nếu uỷ quyền người khác đi lấy thay thì phải có giấy uỷ quyền) để lấy hồ sơ. Khi nhận thông báo thuế, người dân phải ký chứng nhận vào cả 2 bản thông báo, một bản văn phòng lưu lại và một bản người dân sẽ giữ để thực hiện nghĩa vụ tài chính tại kho bạc nhà nước quận Hoàng Mai. Đối với lệ phí trước bạ nhà, đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất thì người dân phải nộp ngay tại kho bạc thì mới được lấy giấy chứng nhận. Còn riêng tiền sử dụng đất thì người dân được phép ghi nợ, đến khi nào thực hiện giao dịch liên quan đến đất đai thì mới phải nộp vì thông thường tiền sử dụng đất là rất lớn. Sau khi người dân đã nộp tiền thuế và lệ phí tại kho bạc nhà nước thì đem các giấy tờ liên quan đến đất và nhà cùng với biên lai thu tiền đến văn phòng để nhận giấy chứng nhận. Sơ đồ 2: Quy trình tổ chức đăng ký Người đăng ký hồ sơ Bộ phận tiếp nhận HS Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận Hồ sơ thực hiện nghĩa vụ TC HS đăng ký hoặc xoá thế chấp Hồ sơ chuyển nhượng Chủ tịch Quận hoặc Giám đốc văn phòng Bộ phận nghiệp vụ thực hiện nghiệp vụ chuyên môn Nộp HS Trả HS Phân loại HS Trình ký Trên đây là sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện công tác đăng ký đất đai được tiến hành tại Văn phòng đăng ký đất nhà Hoàng Mai, các bước di chuyển của hồ sơ từ khi chủ sử dụng đất nộp tại văn phòng đến khi được trả lại hồ sơ sau khi cán bộ văn phòng thực hiện xong các nghiệp vụ đăng ký. 3.2.2. Đối với công tác đăng ký nhà ở Công tác đăng ký nhà ở chủ yếu là đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Đối tượng để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là những tổ chức, cá nhân tạo lập nhà ở hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua bán, tặng cho, thừa kế, đổi nhà ở và các hình thức khác… Hiện nay, tại văn phòng đăng ký đất và nhà quận Hoàng Mai mới chỉ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đó là trường hợp người chủ sở hữu nhà đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư. Giấy chứng nhận mà chủ sử dụng đất được cấp là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Các bước của đăng ký cấp giấy đối với các trường hợp này tương tự như đối với cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khi thực hiện nghĩa vụ tài chính để lấy giấy chứng nhận thì chủ sở hữu nhà ở phải nộp cả lệ phí trước bạ nhà và đất. IV. Đánh giá kết quả công tác đăng ký đất và nhà 4.1. Những kết quả đạt được 4.1.1. Về vấn đề tổ chức bộ máy của văn phòng Tuy mới thành lập không lâu nhưng văn phòng đăng ký đất và nhà quận Hoàng Mai đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tổ chức bộ máy chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng đã giúp cho công tác đăng ký đất và nhà được tiến hành trôi chảy. Các bộ phận trong phòng đã chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất trong toàn phòng, từ đó đạt được những kết quả tốt và bền vững trong nhiệm vụ chuyên môn. Không những thế, cán bộ trong toàn phòng còn tích cực đi học các lớp nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính và phong cách tiếp dân nhằm nâng cao hiệu quả công việc, mang lại sự hài lòng cho người dân, xoá bỏ dần những định kiến về cán bộ công chức nhà nước. Toàn phòng cam kết kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức có hành vi quan liêu, nhũng nhiễu, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp, vi phạm kỷ luật, pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao. 4.1.2. Về công tác đăng ký Trong năm 2006, toàn quận đã xét duyệt được 12309 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận theo quyết định số 23/2005/QĐ-UB do UBND các phường chuyển lên. Trong đó, phòng tài nguyên môi trường đã thụ lý trình UBND quận cấp được 4913 giấy chứng nhận và thông báo cho 3028 trường hợp không đủ điều kiện, đạt 141% kế hoạch theo nghị quyết của HĐND quận. Toàn bộ 14/14 phường hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo kế hoạch của UBND quận. Ngoài ra, phòng Tài nguyên và môi trường đã thụ lý trình UBND quận cấp 981 giấy chứng nhận cho các trường hợp hoàn thành việc mua nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ và các đầu mối khác ( riêng trong năm 2006 là 685 hồ sơ), đảm bảo yêu cầu tiến độ theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội. Theo kế hoạch của UBND quận, đến 31/12/2006 công bố cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 7 phường: Tân Mai, Hoàng Liệt, Trần Phú, Mai Động, Lĩnh Nam, Thanh Trì và Đại Kim. Đến nay, việc cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng thuộc quyết định số 23/2005/QĐ-UB ở các phường nêu trên đã cơ bản hoàn thành đúng tiến độ. Mặt khác, văn phòng đăng ký đất và nhà đã thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hồ sơ đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất… đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của công dân và yêu cầu của công tác cải cách hành chính. - Đối với hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính và hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính, lượng hồ sơ giải quyết được đều tăng mạnh, từ 77,78% và 89,6% năm 2004 tăng lên 85,18% và 95,83% năm 2006. Sở dĩ lượng hồ sơ được giải quyết nhanh chóng cũng vì từ 2004 – 2006 là những năm tiến hành mạnh công cuộc cải cách hành chính, trình tự thủ tục tiến hành giải quyết các loại hồ sơ giữa Văn phòng đăng ký và Cơ quan thuế của quận được thực hiện một cách nhanh chóng, thông suốt. Và nhờ đó, công tác giải quyết hồ sơ ghi nợ tiền sử dụng đất cũng được thực hiện nhanh chóng. - Đối với hồ sơ chuyển dịch, do thị trường bất động sản có những chuyển biến mạnh mẽ nên lượng hồ sơ tăng mạnh, từ 2004 đến 2006 tăng lên khoảng 129,17%. Công tác giải quyết hồ sơ cũng diến ra nhanh chóng, lượng hồ sơ giải quyết được tăng lên tương ứng với số hồ sơ nhận được, từ 61,1% năm 2004 lên 64,5% năm 2006. - Riêng đối với hồ sơ xác nhận nguồn gốc đất, số hồ sơ tiếp nhận tăng lên nhưng lượng hồ sơ giải quyết được không nhiều, có xu hướng giảm từ 50% năm 2004 xuống còn 33% năm 2006. Lượng hồ sơ giải quyết được giảm do có quá nhiều trường hợp vi phạm trong quá trình sử dụng đất, tự ý chuyển đất không phải đất ở sang đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất không được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước… Nhờ thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai mà văn phòng đã bước đầu triển khai xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. ( Biểu số 5 và biểu số 6) Biểu số 5: Báo cáo kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2006 ( quận Hoàng Mai) Đơn vị tính: hồ sơ, % TT Tªn ph­êng (HoÆc ®Çu mèi tr×nh cÊp) KH giao n¨m 2006 Thùc hiÖn ®Õn ngµy 15/12/2006 Hå s¬ ®· thô lý Hå s¬ ®ang thô lý t¹i phßng Ghi chó Sè l­îng Tû lÖ hoµn thµnh kÕ ho¹ch(%) Sè hå s¬ ®· cÊp GCN Sè Hå s¬ b©t kh¶ kh¸ng ®· th«ng b¸o cho c«ng d©n 1 LÜnh Nam 851 890 104.58 380 468 42 C«ng bè c¬ b¶n hoµn thµnh c«ng t¸c cÊp GCN th¸ng 12/2006 2 TrÇn Phó 180 194 107.78 193 0 1 C«ng bè c¬ b¶n hoµn thµnh c«ng t¸c cÊp GCN th¸ng 12/2006 3 Mai §éng 636 670 105.35 200 324 146 C«ng bè c¬ b¶n hoµn thµnh c«ng t¸c cÊp GCN th¸ng 12/2006 4 Gi¸p B¸t 609 566 92.94 270 159 137 5 Hoµng LiÖt 269 321 119.33 114 192 15 C«ng bè c¬ b¶n hoµn thµnh c«ng t¸c cÊp GCN th¸ng 12/2006 6 T©n Mai 218 299 137.16 69 86 144 C«ng bè c¬ b¶n hoµn thµnh c«ng t¸c cÊp GCN th¸ng 12/2006 7 T­¬ng Mai 869 891 102.53 250 149 492 8 VÜnh H­ng 2000 1620 81.00 450 214 956 9 §Þnh C«ng 712 713 100.14 340 0 373 10 §¹i Kim 433 650 150.12 512 67 71 C«ng bè c¬ b¶n hoµn thµnh c«ng t¸c cÊp GCN th¸ng 12/2006 11 ThÞnh LiÖt 1925 2570 133.51 530 751 1289 12 Yªn Së 1631 711 43.59 320 59 332 13 Thanh Tr× 391 489 125.06 250 0 239 C«ng bè c¬ b¶n hoµn thµnh c«ng t¸c cÊp GCN th¸ng 12/2006 14 Hoµng V¨n Thô 1727 1375 79.62 350 559 466 Tæng céng cña 14 ph­êng 12451 11959 96.05 4228 3028 4703 15 C«ng ty kinh doanh nhµ sè 2 305 250 55 16 C¸c khu ®« thÞ 350 310 40 17 Cty KDoanh nhµ BQP 18 C¸c ®Çu mèi kh¸c 350 125 225 Tæng céng c¸c ®¬n vÞ 1005 685 320 Tæng céng toµn QuËn 12451 12309 96.05 4913 3028 5023 Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Hoàng Mai Biểu số 6: Báo cáo kết quả giải quyết các hồ sơ đăng ký Đơn vị tính: hồ sơ,% Nội dung đăng ký Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tiếp nhận Hoàn thành Tỉ lệ (%) Tiếp nhận Hoàn thành Tỉ lệ (%) Tiếp nhận Hoàn thành Tỉ lệ (%) 1. Hồ sơ xác nhận hoàn thành NVTC 216 168 77.78 288 228 79.17 324 276 85.19 2.Hồ sơ chuyển dịch 864 528 61.11 1020 660 64.71 1116 720 64.52 3. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm 552 468 84.78 636 564 88.68 720 648 90.0 4.Hồ sơ xác nhận nguồn gốc đất 48 24 50.0 60 36 60.0 72 24 33.33 5.Hồ sơ thực hiện NVTC 1044 936 89.66 1320 1188 90.0 1440 1380 95.83 6. Hồ sơ ghi nợ tiền sử dụng đất 252 240 95.24 300 264 88.0 336 336 100.0 Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Hoàng Mai 4.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 4.2.1. Những vấn đề còn tồn tại Tuy đã có rất nhiều cố gắng trong công tác đăng ký đất và nhà và cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất và nhà. Lượng hồ sơ đăng ký tuy đã được cán bộ địa chính giải quyết rất nhiều nhưng vẫn còn một số lượng không nhỏ hồ sơ chưa được thẩm tra, giải quyết. Các hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ cấp phường đưa lên còn phải trải qua những tiến trình kiểm tra, thẩm định nên lượng giấy chứng nhận được cấp chưa được nhiều. Còn đối với các hồ sơ khác thì cán bộ địa chính không chỉ thẩm tra qua hệ thống bản đồ, sổ sách mà còn phải xuống tận địa bàn, rồi phối hợp với các cơ quan khác như cơ quan thuế, các công ty phát triển nhà, các công ty xây dựng… nên cũng gặp khó khăn trong việc thụ lý nhanh chóng hồ sơ đăng ký của người dân. Mặt khác, trong vấn đề sử dụng đất và sở hữu nhà ở còn rất nhiều tranh chấp hay xảy ra, nhất là đối với những mảnh đất, căn nhà là đồng sở hữu, đồng thừa kế. Đối với những trường hợp này, tất cả chủ đồng sử dụng, đồng sở hữu phải cùng kê khai thì mới được đăng ký. Nhưng hầu hết chỉ có một người đứng ra tự đăng ký nên khi thực hiện nghiệp vụ đăng ký cán bộ phải tiến hành kiểm tra kỹ càng, tránh những tranh chấp sau này. Do đó, lượng hồ sơ còn tồn đọng là không nhỏ. Xung quanh đất đai và nhà ở thường có rất nhiều vấn đề xảy ra, đòi hỏi cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở phải có đủ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và kỹ năng để giải quyết những vấn đề phức tạp đó. Thế nhưng, như tình trạng chung hiện nay ở các cơ quan quản lý đất đai và nhà ở tại các địa phương trong cả nước, hệ thống cán bộ địa chính ở quận còn rất thiếu. Cán bộ địa chính phường thì thiếu, nhiều khi không đủ kỹ năng và thẩm quyền để giải quyết. Số lượng cán bộ thực hiện công tác kê khai đăng ký còn ít, không đáp ứng được so với yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Nhu cầu về đất đai và nhà ở ngày càng tăng lên. Chính vì lẽ đó, số vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai và nhà ở cũng ngày càng tăng. Những vi phạm như tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất công, xây dựng nhà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Việc xử lý những vụ vi phạm này của UBND còn chưa kiên quyết, chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình dẫn đến khó khăn cho công tác kê khai đăng ký, thẩm tra tính chính xác của hồ sơ để thực hiện nghiệp vụ… Một khó khăn khác không thể tránh khỏi đó là do quận Hoàng Mai mới được thành lập cách đây không lâu, ghép từ 5 phường của quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì nên phải kế thừa luôn những cái tốt và chưa tốt trong công tác quản lý đất đai và nhà ở của hai quận, huyện trên. Mặt khác, hệ thống bản đồ của quận hiện đang dùng là bản đồ giấy từ năm 1995, đến nay không còn phù hợp với tình hình. Do đó, việc thực hiện đăng ký đất đai và nhà ở gặp khó khăn khi tiến hành thẩm tra tại các địa bàn do sự sai khác của bản đồ với thực địa. 4.2.2. Nguyên nhân Về tổ chức bộ máy: - Số lượng cán bộ địa chính thực hiện công tác kê khai đăng ký đất đai và nhà ở còn rất thiếu. Mỗi cán bộ phụ trách hai phường không chỉ về vấn đề đăng ký xin cấp giấy chứng nhận mà cả hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính, hồ sơ chuyển dịch… Chất lượng của cán bộ địa chính phường còn chưa cao nên khi công tác đăng ký gặp khó khăn khi cán bộ địa chính xuống điều tra đại bàn để kiểm tra hồ sơ, và khi chuyển hồ sơ từ cấp phường lên cấp quận. - Các cán bộ địa chính ngoài thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký đất đai còn phải thực hiện những nhiệm vụ khác của nội dung về quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở như lập hồ sơ địa chính, lập sổ địa bạ, kiểm kê, thống kê, tranh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp về quản lý và sử dụng đất đai và nhà ở. Chính vì mỗi cán bộ phải thực hiện quá nhiều nhiệm vụ một lúc nên chất lượng chuyên môn không được cao. - Cũng do quận mới thành lập, còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết nên sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo quận còn chưa được sát sao, đặc biệt là sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với cơ sở cấp dưới. - Tuy phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ, giải quyết rất nhiều hồ sơ nhưng hệ thống lưu trữ hồ sơ của quận còn rất thủ công, hầu hết là trên sổ sách, chưa được lưu trữ dưới dạng số, từ đó gây khó khăn khi thanh tra, kiểm tra hoặc tra cứu hồ sơ. Về quy trình thực hiện đăng ký: - Người dân do chưa được tuyên truyền đầy đủ về công tác đăng ký nên trong quá trình kê khai còn rất nhiều thiếu sót như khai không đúng chính chủ, khai thiếu thông tin về nhà, không đủ giấy tờ kê khai… Không những thế, nhiều người không có ý thức đã làm mất giấy hẹn nên không thể lấy được hồ sơ, gây ách tắc trong công tác đăng ký. - Sự luân chuyển hồ sơ giữa văn phòng đăng ký và các cơ quan khác như cơ quan thuế, công ty xây dựng, công ty phát triển nhà… không thông suốt, thông tin nhiều khi không trùng khớp dẫn đến sự chậm trễ trong giải quyết hồ sơ. - Khi thực hiện thẩm tra hồ sơ, cán bộ địa chính phải xuống tận vị trí có đất, nhà để kiểm tra, đo vẽ. Nhưng do tính chất của đo vẽ nhiều khi không chính xác do công cụ nên hồ sơ có sai lệch, dẫn đến sự khiếu kiện của người dân, lại phải thực hiện lại từ đầu. Hoặc do mảnh đất nằm giữa các vị trí đường khác nhau nên khi xác định vị trí đất để tính thuế, lệ phí còn nhiều vướng mắc. Tuy còn nhiều khó khăn vướng mắc nhưng văn phòng đăng ký và phòng Tài nguyên môi trường đã kết hợp cùng với cơ quan địa chính phường để dần khắc phục những tồn tại, từ đó đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai và nhà ở, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, hoàn thành những nội dung quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác đăng ký đất và nhà trên địa bàn quận Hoàng Mai 1. Mục tiêu và phương hướng 1.1. Mục tiêu cần đạt được Công tác đăng ký đất đai và nhà ở luôn luôn là một trong những nội dung quan trọng của nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Trong quá trình phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, xã hội của nước ta nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng thì công tác này càng trở nên quan trọng bởi đất đai và nhà ở có liên quan mật thiết tới mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, là yếu tố không thể thiếu được của quá trình phát triển. Từ những kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong công tác đăng ký đất và nhà tại quận Hoàng Mai trong thời gian qua, chúng ta phải đặt ra mục tiêu hoạt động cần đạt được để từ đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Mục tiêu đầu tiên đó là hoàn thành nhanh chóng công tác đăng ký ban đầu và giải quyết những hồ sơ đăng ký biến động để có được cái nhìn tổng thể nhất về hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn, lập được hồ sơ địa chính từ đó đưa ra những biện pháp để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở một cách có hiệu quả. Công tác đăng ký ban đầu được thực hiện nhằm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, công tác này được văn phòng tổ chức kê khai ở cấp phường. Còn công tác đăng ký biến động được thực hiện ngay tại văn phòng. Trong thời gian tới, để hoàn thiện công tác này cần phải nhanh chóng thực hiện kê khai tại phường, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ để có thể thành lập hồ sơ địa chính, kết thúc được đăng ký ban đầu, tạo cơ sở để đăng ký biến động, thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Trong mỗi năm, mỗi kỳ, Uỷ ban nhân dân quận Hoàng Mai đều đặt ra những chỉ tiêu cần đạt được về công tác đăng ký đất đai và nhà ở. Những chỉ tiêu, kế hoạch này đều được đưa ra trên cơ sở thực tế, điều kiện tình hình địa phương và công tác tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ của văn phòng đăng ký và phòng tài nguyên môi trường. Do vậy, mục tiêu trong thời gian tới của văn phòng là tổ chức thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo các chỉ tiêu, kế hoạch đã đặt ra. Thực hiện được mục tiêu trên, không chỉ đi theo đúng tiến độ kế hoạch quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở, mà còn tạo điều kiện để hoàn thành tốt các công tác quản lý khác như quản lý đô thị, lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch… Ngoài lượng 4240 hồ sơ tiếp tục thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số 23/2005/QĐ-UB, năm 2007, Phòng tài nguyên môi trường, Văn phòng đăng ký đất và nhà cùng với UBND các phường còn phải thực hiện việc kê khai, đăng ký, xét duyệt cấp giấy chứng nhận cho khoảng 2300 trường hợp là nhà tập thể tự quản của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Cùng với khoảng 2500 đến 3000 trường hợp thuộc đối tượng mua nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ và khoảng 2000 trường hợp đã mua nhà tái định cư tại các khu đô thị Đền Lừ I-II, Định Công, Đồng Tàu… Như vậy, tổng số giấy chứng nhận phải cấp trong năm 2007 trên địa bàn quận Hoàng Mai là vào khoảng 11000 giấy. Đặc biệt, theo Nghị quyết của UBND quận, các hồ sơ thuộc đối tượng xét cấp giấy chứng nhận theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB phải được hoàn thành trong tháng 6/2007. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Phòng trong năm 2007 đòi hỏi sự cố gắng của toàn thể cán bộ để đạt được mục tiêu. Đối với một quận đang diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ như quận Hoàng Mai thì những biến động đất đai là ngày càng phổ biến. Mục tiêu phấn đấu của văn phòng trong thời gian tới là phải đưa đăng ký biến động trở thành nhiệm vụ chính của văn phòng, tức là phấn đấu hoàn thành nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác đăng ký ban đầu. Cần phải tổ chức tốt công tác tiếp nhận và giải quyết kịp thời các nhu cầu của nhân dân trong việc thực hiện đăng ký sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất… theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các quy định của Thành phố, theo quy chế một cửa, đảm bảo công khai, dân chủ và đúng pháp luật. Tiếp tục tranh thủ sự hướng dẫn chuyên môn của Sở Tài nguyên Môi trường Nhà đất, phối hợp chặt chẽ với UBND các phường trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra các vụ vi phạm trong chế độ quản lý, sử dụng đất, làm minh bạch hiện trạng đất đai để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đăng ký đất đai và nhà ở. 1.2. Phương hướng tổ chức thực hiện công tác đăng ký Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra thì phải đưa ra được các phương hướng nhằm định hướng cho các bước thực hiện từ đó có điều kiện hoàn thiện công tác tổ chức đăng ký đất đai và nhà ở tại văn phòng. Đầu tiên là phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ bởi mọi hoạt động đăng ký tại văn phòng đều chịu sự chỉ đạo hoạt động trực tiếp từ bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện. Cần phải kiện toàn bộ máy quản lý của Phòng tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký đất và nhà, kiện toàn đội ngũ cán bộ địa chính phường có đủ phẩm chất và năng lực, đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp, khắc phục tình trạng thường xuyên thay đổi cán bộ địa chính. Ngoài ra còn phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, nhà ở và thủ tục thực hiện các khoản thu từ đất đai, rà soát để đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, để đẩy nhanh công tác đăng ký ban đầu, tạo cơ sở thực hiện đăng ký biến động. Phải áp dụng đúng các quy định của pháp luật về đất đai khi thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, gắn liền mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tiếp tục hoàn thiện hồ sơ địa chính. Trong quá trình thụ lý hồ sơ đăng ký của người dân, dù là đăng ký biến động hay đăng ký ban đầu thì đều phải thực hiện theo đúng quy chế “một cửa”, thụ lý hồ sơ trong thời hạn 20 ngày, không để người dân có khiếu nại khi không thực hiện được thủ tục trong thời gian đó. Đẩy mạnh công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và nhà ở, phải giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn đọng và giải quyết kịp thời đơn thư phát sinh theo đúng quy định của pháp luật. Khắc phục có hiệu quả tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thư, coi trợng việc tổ chức đối thoại giữa người có đơn thư với cơ quan hoặc người có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại. Mặt khác, cần hoàn thiện công tác tiếp dân, hướng dẫn cụ thể đầy đủ về pháp luật cho người có đơn thư hoặc đến trình bày, khiếu nại. Giải quyết những vướng mắc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, xem xét, thụ lý hồ sơ trong quá trình đăng ký; và từ đó nắm được hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai, nhà ở phục vụ cho các công tác khác trong quá trình quản lý nhà nước. Những người trực tiếp thực hiện đăng ký đất đai và nhà ở là những người chủ sử dụng đất tức là đại đa số người dân sống trong địa bàn. Để có thể thực hiện tốt công tác kê khai đăng ký đất đai và nhà ở đúng theo quy định và đúng tiến độ đã đặt ra thì việc tuyên truyền đến người dân hệ thống pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng cần thiết. Cần phải đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai phù hợp với từng đối tượng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất đai. Tập trung tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai và nhà ở trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thanh tại địa phương. Phổ biến những thông tin về công tác kê khai đăng ký đến từng hộ dân để khi thực hiện đăng ký có thể giảm bớt những sai sót do người dân thiếu hiểu biết, từ đó đẩy nhanh công tác đăng ký đất và nhà. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đăng ký đất và nhà tại văn phòng đăng ký đất nhà quận Hoàng Mai 2.1. Đối với vấn đề tổ chức bộ máy văn phòng đăng ký Đất đai và nhà ở luôn là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội bởi nó là những tài sản có giá trị lớn, là yếu tố không thể thiếu đối với đời sống con người. Để quản lý chúng một cách có hiệu quả thì phải thực hiện tốt công tác tổ chức đăng ký đất đai và nhà ở, tạo điều kiện để các cơ quan quản lý nhà nước nắm rõ hiện trạng sử dụng đất, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý. Một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của công tác đăng ký chính là tổ chức bộ máy của văn phòng đăng ký. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đăng ký thì việc rà soát, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức đăng ký là điều không thể thiếu. Đầu tiên là phải thực hiện những biện pháp nhằm hoàn thiện đội ngũ cán bộ. Ở quận Hoàng Mai, số lượng cán bộ địa chính thực hiện công tác kê khai đăng ký đất đai và nhà ở còn rất thiếu. Mỗi cán bộ phải phụ trách hai phường về các vấn đề như hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận, các hồ sơ chuyển dịch… Lượng cán bộ địa chính phường thì vừa yếu, vừa thiếu nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện công tác đăng ký. Do đó, cần phải hoàn thiện đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng chuyên môn thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ về quản lý đất đai và nhà ở. Không những thế, các cấp lãnh đạo cần có những chính sách về lao động và tiền lương thoả đáng để thu hút những người có năng lực về làm việc và các cán bộ cũ có thêm động lực để công tác có hiệu quả. Ngay bản thân các cán bộ của văn phòng cũng phải không ngừng nâng cao trình độ của chính mình để nâng cao chất lượng công việc, đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai và nhà ở. Đi kèm với việc phải hoàn thiện đội ngũ cán bộ là phải nâng cao công tác tổ chức bộ máy của văn phòng đăng ký. Do mỗi cán bộ phải phụ trách hai phường về mọi vấn đề liên quan đến đất đai và nhà ở nên lượng công việc chồng chéo nhau, làm chậm tiến độ của công tác đăng ký. Không những thế, một phần lớn các cán bộ đó còn phải phụ trách công tác tiếp nhận và trả hồ sơ cho người đăng ký. Do vậy, ngoài việc hoàn thiện đội ngũ cán bộ, bổ sung cán bộ cho văn phòng còn cần phải nâng cao hiệu quả làm việc thông qua việc chia nhỏ các chức năng, nhiệm vụ cho các cán bộ để mỗi người có thể chuyên môn hoá công việc, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, tạo điều kiện cho công tác đăng ký đất đai và nhà ở được thực hiện đúng tiến độ. Có thể tổ chức bộ máy của văn phòng thành ba bộ phận: một bộ phận chuyên tiếp nhận và trả hồ sơ, một bộ phận chuyên thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, một bộ phận chuyên làm các công việc bàn giao, tiếp nhận hồ sơ giữa văn phòng và các cơ quan chuyên môn khác ( như cơ quan thuế, phòng thành tra, phòng xây dựng…). Những cán bộ trong các bộ phận chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, nhưng có sự kết hợp giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động của các bộ phận. Lượng cán bộ phụ trách các vấn đề đất đai của các phường thì được phân công chuyên môn hoá, đã phụ trách về cấp giấy chứng nhận của phường nào thì phụ trách luôn việc làm các hồ sơ chuyển dịch cho phường đó. Và các cấp quản lý cần tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, thực hiện chỉ đạo sát sao nhằm phối hợp hài hoà giữa các bộ phận trong văn phòng và giữa cán bộ địa chính phường và cán bộ địa chính quận. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, đối với công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở nói riêng thì trang thiết bị, máy móc là những yếu tố không thể thiếu được để nâng cao hiệu quả làm việc. Đối với công tác đăng ký đất đai và nhà ở tại văn phòng đăng ký đất, nhà quận Hoàng Mai thì trang thiết bị máy móc còn rất thiếu. Hệ thống bản đồ vẫn là bản đồ giấy từ năm 1995, các hồ sơ lưu trữ cũng đang lưu trữ dưới dạng giấy. Với lượng hồ sơ đăng ký ngày một nhiều thì văn phòng hiện đang đối đầu với tình trạng quá tải hồ sơ vì phải lưu trữ tất cả hồ sơ dưới dạng giấy, gây khó khăn trong quá trình làm việc vì không gian hẹp, nơi lưu trữ hồ sơ khó có thể được sắp xếp một cách khoa học, việc tìm kiếm hồ sơ mất rất nhiều thời gian. Do vậy, Phòng tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký cần có văn bản kiến nghị lên UBND thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội để được cung cấp hệ thống bản đồ số phù hợp với hiện trạng của quận để thực hiện tốt hơn công tác đăng ký. Và đồng thời văn phòng cũng nên có văn bản đề nghị với các cấp lãnh đạo cấp kinh phí để đầu tư vào các phần mềm quản lý để có thể lưu trữ tốt hơn hệ thống hồ sơ đăng ký, đào tạo về tin học văn phòng và tin học quản lý đối với đội ngũ cán bộ văn phòng để các cán bộ có thể thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của mình. Đồng thời việc lưu trữ và quản lý hồ sơ một cách khoa học còn tạo điều kiện thuận lợi khi cần thanh tra, kiểm tra và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo xung quanh vấn đề đất đai và nhà ở. 2.2. Đối với quy trình thực hiện đăng ký Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là yếu tố không thể thiếu đối với mọi hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Đăng ký đất đai và nhà ở là thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lý nguồn tài nguyên quý giá này. Để đẩy mạnh công tác đăng ký đất và nhà tại văn phòng đăng ký thì đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đăng ký đất và nhà để thực hiện có hiệu quả là điều cần thiết. Yếu tố chi phối quy trình thực hiện đăng ký đất đai và nhà ở chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Các văn bản đã quy định rõ về nhiệm vụ, chức năng của văn phòng đăng ký, quy trình thực hiện các thủ tục đăng ký. Song cũng không tránh khỏi những thiếu sót gây khó khăn cho công tác tổ chức đăng ký. Tuy các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, các ngành hướng dẫn các thủ tục, trình tự thực hiện đăng ký được ban hành rất nhiều nhưng nhiều khi lại chồng chéo, không biết nên thực hiện theo hướng dẫn nào, ví dụ như: muốn mua nhà, được cấp giấy chứng nhận thì phải có hộ khẩu; nhưng muốn có hộ khẩu thì phải có nhà… Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành những văn bản, chính sách phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa bàn, đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan cấp dưới trong việc thực hiện công tác quản lý. Khi thực hiện đăng ký ban đầu và đăng ký biến động, người dân cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ thì mới được lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Nhưng với hệ thống chính sách tài chính về đất đai như hiện nay thì hầu hết chủ sử dụng đất chỉ mới trả được tiền lệ phí trước bạ, và ít có khả năng nộp tiền sử dụng đất. Trong thời gian tới, Nhà nước cần ban hành chính sách tài chính phù hợp thu nhập chung của toàn xã hội, tạo điều kiện cho mọi người dân được thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Hiện nay, Luật Đất đai 2003 và Luật Nhà ở 2005 tuy đã ban hành một thời gian song chưa thực sự đi vào cuộc sống. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở, các cán bộ địa chính cấp phường, cấp quận đều vẫn thực hiện theo Luật Đất đai 1993, mới đang bước đầu tìm hiểu và vận dụng Luật Đất đai 2003. Do đó, cần phải có những biện pháp như tổ chức các lớp chuyên môn, các lớp nghiệp vụ để các cán bộ địa chính tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn Luật 2003 để phục vụ tốt cho công tác đăng ký và để phù hợp với tình hình thực tế không chỉ tại địa phương mà còn của toàn xã hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác đăng ký đất đai và nhà ở thì thanh tra, kiểm tra là công tác không thể thiếu được. Thanh tra, kiểm tra giúp nâng cao chất lượng công việc chuyên môn của cán bộ, tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước. Quy trình tổ chức thực hiện đăng ký đòi hỏi phải có được sự thanh tra, kiểm tra nghiêm túc từ phía cán bộ địa chính đối với hiện trạng sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Không chỉ thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai và sở hữu nhà ở trên địa bàn quận mà cần kiểm tra cả việc thực hiện những quy định pháp lý trong kê khai, tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ. Công tác thanh tra, kiểm tra phải được thường xuyên thực hiện đối với mọi mặt trong công tác của văn phòng từ việc sử dụng trang thiết bị máy móc, thu chi tài chính, quản lý và sử dụng bản đồ nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót và sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện. Từ những phát hiện đó để đề xuất, kiến nghị những phương án nhằm giải quyết, khắc phục thiếu sót để hoàn thiện công tác tổ chức đăng ký tại văn phòng. 2.3. Một số vấn đề khác có liên quan Hầu hết người dân, những chủ sử dụng đất và sở hữu nhà ở chủ yếu trong xã hội thì chỉ đến khi thực hiện kê khai đăng ký ban đầu xin cấp giấy chứng nhận hoặc thực hiện các giao dịch, biến động liên quan đến đất đai và nhà ở thì mới biết được phần nào các thủ tục đăng ký khi được cán bộ của văn phòng hướng dẫn. Do vậy, trong thời gian tới UBND quận Hoàng Mai, Phòng Tài nguyên Môi trường và Văn phòng đăng ký đất nhà cần phối hợp với các ban truyền thanh phường, các cơ quan phát thanh tuyên truyền khác để tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đăng ký đất và nhà, hiểu rõ các thủ tục khi tiến hành đăng ký. Thực hiện phổ biến pháp luật về đất đai và nhà ở, về công tác kê khai, đăng ký đến từng người dân để những chủ sử dụng đất và sở hữu nhà ở không còn lúng túng khi tiến hành đăng ký, giao dịch. Tuyên truyền tốt còn giúp cho quá trình đăng ký được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng, ít khi có những thắc mắc từ phía người dân. Phổ biến Luật Đất đai đến từng hộ dân còn giảm được những tranh chấp, khiếu nại tố cáo về các vấn đề xung quanh đất đai và nhà ở, từ đó nâng cao chất lượng công tác đăng ký, tạo hiệu quả cao cho việc quản lý nhà nước. Trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ của Hà Nội nói chung và quận Hoàng Mai nói riêng, những giao dịch về đất đai diễn ra nhiều và phức tạp. Không những thế, nhu cầu về đất đai và nhà ở ngày càng tăng, những vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai diễn ra ngày càng nhiều. Chính những lý do trên đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ trong quá trình thực hiện công tác đăng ký biến động. Để có thể tổ chức tốt công tác đăng ký tại văn phòng thì Văn phòng cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận quản lý nhà nước khác như UBND phường, xã, Phòng xây dựng, Phòng thanh tra… và các cơ quan quản lý cấp trên khác để có được những thông tin chính xác, cập nhật nhằm phục vụ tốt cho việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Trong giai đoạn thị trường bất động sản mới hình thành và có những bước phát triển mạnh mẽ thì các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp… về đất đai diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng. Do đó, trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký, ngoài việc kiểm tra ngoài thực địa, các cán bộ văn phòng còn cần phải thường xuyên cập nhật, chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính cho phù hợp tình hình thực tế. Với hệ thống bản đồ từ những năm 1995, thì trải qua các lần quy hoạch, tách quận… thì hệ thống đất đai đã có những biến đổi to lớn. Việc thường xuyên chỉnh lý bản đồ địa chính giúp cho công tác đăng ký diễn ra nhanh hơn, kiểm tra, đánh giá được hiện trạng đất đai, có cơ sở giải quyết các tranh chấp xung quanh vấn đề đất đai… Kết luận Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và vừa mới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong bối cảnh mới đó, những thách thức đặt ra với nền kinh tế và cơ chế quản lý của nước ta là không nhỏ. Đất đai và nhà ở luôn là một vấn đề nóng bỏng trong xã hội, cần được sự quan tâm quản lý và chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành. Để có thể quản lý tốt nguồn tài nguyên này thì đăng ký đất đai và nhà ở là thủ tục hành chính không thể thiếu được. Công tác này không chỉ giúp Nhà nước quản lý tốt nguồn tài nguyên đất và quỹ nhà ở mà còn tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, tạo lập các giao dịch xung quanh đất đai và nhà ở, góp phần mở rộng và phát triển thị trường bất động sản. Quận Hoàng Mai là quận mới được thành lập cách đây không lâu (2004) do sự sát nhập của 5 phường của quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Tri. Do tính chất phức tạp đó, tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên đất và quỹ nhà ở trên địa bàn còn rất nhiều vướng mắc, khó khăn. Tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tự ý xây dựng mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vi phạm hành chính về chế độ quản lý và sử dụng đất đai, nhà ở… diễn ra với một mức độ lớn. Những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo xung quanh vấn đề đất đai và nhà ở cũng không nhỏ. Do đó, việc hoàn thiện công tác đăng ký đất đai và nhà ở tại Văn phòng đăng ký đất nhà quận Hoàng Mai là điều cần thiết để có thể quản lý tốt quỹ đất và nhà, nâng cao hiệu quả làm việc của cơ quan quản lý nhà nước. Thực hiện theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội, quận Hoàng Mai đã thực hiện công tác kê khai đăng ký ban đầu (đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở), đăng ký biến động (đối với các loại hồ sơ chuyển dịch) và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Toàn bộ 14/14 phường hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận, tiếp nhận và giải quyết các loại hồ sơ chuyển dịch đúng tiến độ theo yêu cầu của người dân. Hệ thống tổ chức kê khai đăng ký được thực hiện từ cấp phường lên cấp quận giúp cho công việc được thông suốt. Nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tiến độ thực hiện ở một số phường còn chậm, hệ thống cán bộ địa chính có ít người nhưng lượng công việc lớn không đáp ứng được hết yêu cầu công việc, người dân còn chưa hiểu rõ được Luật Đất đai 20003, Luật Nhà ở 2005 và cũng chưa nắm được những trình tự kê khai đăng ký. Chính những điều đó làm cho công tác kê khai đăng ký gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, làm chậm tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký ban đầu và đăng ký biến động. Từ thực trạng đó, Quận cùng với Phòng Tài nguyên Môi trường và Văn phòng đăng ký đất nhà đã được ra những mục tiêu, phương hướng để thực hiện tốt hơn công tác này. Đánh giá những thực trạng, mục tiêu và phương hướng chung trên của quận, em xin đưa ra một số ý kiến cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác đăng ký đất và nhà tại Văn phòng đăng ký đất nhà quận Hoàng Mai. Một lần nữa, em xin cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Cường đã tận tình hướng dẫn em, em cũng xin cảm ơn Văn phòng đăng ký đất nhà quận Hoàng Mai đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở - PGS.TSKH Lê Đình Thắng – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000. 2. Giáo trình đăng ký thống kê đất đai – PGS.TSKH Lê Đình Thắng – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000. 3. Luật đất đai năm 2003. 4. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003. 5. Thông tư liên bộ số 05/2005/TTLT – BTP – BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư pháp - Bộ tài nguyên môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 6. Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC – BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ tài chính - Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. 7. Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT – BNV ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất. 8. Luật Nhà ở 2005. 9. Nghị định số 95/2005/TT – BXD ngày 5 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng. 10. Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18 tháng 2 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28641.doc
Tài liệu liên quan