Đề tài Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp

Qua phân tích bảng 2 về tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh cho thấy, tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng qua các năm trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 hầu như đều không đạt 100% so với kế hoạch được NHCTVN giao cho, có thể điểm lại qua số liệu cụ thể của một số năm trên như sau: Trong năm 2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng chỉ đạt 89,2% so với kế hoạch được NHCTVN giao cho; so với năm 2007 tăng 23,7%, nhưng vẫn còn cao hơn so với tốc độ tăng chung của các Chi nhánh NHCT khác trên địa bàn Hà Nội (các chi nhánh khác có tốc độ tăng chung là 14,9%). Hay như trong năm 2007, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT Hai Bà Trưng đạt 91,3% so với kế hoạch được NHCTVN giao cho, so với năm 2006 chỉ tăng lên rất ít là 2,5%, và còn thấp hơn so với các chi nhánh NHCT khác trên địa bàn Hà Nội (các chi nhánh khác có tốc độ tăng chung đạt mức trung bình là 14,8%).

doc82 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch rủi ro. 1.1.4 Cơ sở máy móc phục vụ cho công tác thẩm định đã được cải thiện đáng kể Tại văn phòng, mỗi cán bộ thẩm định đều được trang bị riêng một máy tính được kết nối trong toàn hệ thống để chủ động công tác trong quá trình thẩm định. Các máy tính đều được lắp đặt những phần mềm chuyên dụng với các dữ liệu được lưu trữ, hỗ trợ cho việc phân tích và đối chiếu các chỉ tiêu; phục vụ tốt công tác thẩm định, giúp cho việc thẩm định được tiến hành một cách có hệ thống, chính xác và mau chóng hơn, qua đó sẽ giảm thiểu được thời gian và chi phí cần thiết trong khi thẩm định dự án so với thông thường, góp phần nâng cao năng suất lao động. 1.2 Đối với hoạt động tín dụng tại đơn vị nói riêng 1.2.1 Tăng trưởng và chất lượng tín dụng Năm 2005, nợ quá hạn và nợ gia hạn của NHCT Hai Bà Trưng phát sinh lớn. Dư nợ quá hạn 49.176 triệu đồng (giảm so với đầu năm 21,1 tỷ đồng), chiếm 6,6% trong tổng dư nợ. Trong năm, doanh số nợ phát sinh là 192,8 tỷ đồng, các đơn vị có doanh số phát sinh lớn là: Công ty Cơ khí ô tô công trình 40,8 tỷ đồng; Công ty Bê tông Vĩnh Tuy 20,5 tỷ đồng; Công ty Thương mại Bạch Đằng 20,3 tỷ đồng; Công ty Nguyên liệu 20 tỷ đồng; Cảng Hà Nội 17,9 tỷ đồng). Doanh số thu nợ quá hạn 217 tỷ đồng. Thu nợ sau xử lý rủi ro là 881 triệu đồng. Nợ gia hạn cả năm là 56.803 triệu đồng (giảm so với đầu năm là 36,7 tỷ đồng), chiếm 7,6% trong tổng dư nợ. Doanh số phát sinh nợ gia hạn là 186,3 tỷ đồng, trong đó các đơn vị phát sinh lớn có thể kể tới như: Công ty Dệt 8/3 55,3 tỷ đồng; Công ty Xây lắp thương mại I 30 tỷ đồng; Công ty Bê tông Thịnh Liệt 23 tỷ đồng). Doanh số thu nợ gia hạn 235,3 tỷ đồng. Nguyên nhân một phần là do các doanh nghiệp SXKD thua lỗ, tài chính khó khăn, công nợ dây dưa; bên cạnh đó cũng một phần do năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng còn hạn chế, chưa theo sát và đánh giá được hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nhất là các DNNN dẫn tới đơn vị lỗ lớn nhưng không biết, vẫn tiếp tục đầu tư, thậm chí ngay từ khâu thẩm định và quyết định cho vay cũng thể hiện nhiều tồn tại và yếu kém, việc cương quyết và chủ động tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ xấu còn hạn chế và chưa đủ mạnh nên kết quả còn thấp. Năm 2006 là năm bắt đầu thực hiện các quyết định 070, 071, 072/QĐ – HĐQT ngày 03/04/2006 của HĐQT – NHCT ban hành với định hướng là tăng cường chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao các tiêu chuẩn tín dụng sàng lọc khách hàng. Do vậy trong quá trình thẩm định dự án, những khách hàng có VCSH thấp, tình hình tài chính không lành mạnh hoặc TSBĐ tiền vay không đủ tính chất pháp lý thì đều được kết luận là không có đủ điều kiện vay Ngân hàng; bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng như Ngân hàng vẫn gặp phải các khó khăn trong các thủ tục về quyền sử dụng đất, thời gian đăng kí giao dịch bảo đảm, các căn cứ về định giá tài sản thế chấp còn chưa đầy đủ, việc thẩm định và định giá tài sản chưa thực sự mềm dẻo, các Ngân hàng trên địa bàn định giá nhà đất còn chênh lệch nhau nên đã ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Một số doanh nghiệp có truyền thống SXKD hiệu quả, nhưng hạn mức tín dụng NHCT duyệt giảm như Công ty Dệt may Hà Nội giảm 35 tỷ đồng, Tổng Công ty Giấy Việt Nam giảm 20 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp mặc dù có phương án hoạt động và kinh doanh khả thi nhưng theo cơ chế tín dụng khi chấm điểm khách hàng là BB nên vẫn phải trình NHCTVN, ảnh hưởng đến cơ hội của khách hàng. Để tăng trưởng tín dụng, NHCT Hai Bà Trưng đã quan tâm tìm kiếm các phương án, dự án có tính khả thi như: Dự án nhuộm cao áp của Công ty Dệt kim Đông xuân trị giá tới 351,7 ngàn USD; Dự án Đường bộ 3 trị giá 56 tỷ đồng của Khu quản lý Đường bộ 2 (trong năm đã giải ngân được 10 tỷ đồng). Được sự hỗ trợ của NHCTVN, NHCT Hai Bà Trưng đã tham gia đồng tài trợ dự án Dây chuyền 2 nhà máy Xi măng Bỉm Sơn với mức đầu tư 300 tỷ đồng (đã giải ngân được 19 tỷ đồng); tiếp cận, thẩm định và đã được NHCTVN duyệt cho vay dài hạn đối với một dự án thuộc Công ty Than Hòn Gai với số tiền là 80 tỷ đồng. Nếu như năm 2005 là năm bộc lộ chất lượng tín dụng yếu kém còn vướng nhiều tồn tại của các năm trước để lại; sang năm 2006, các khoản nợ xấu vẫn tiếp tục phát sinh vào các nhóm nợ cao, các khoản nợ cơ cấu lại hết thời hạn phải chuyển quá hạn, trích dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu trong 2 năm lên tới 176.942 triệu; thì sang năm 2007, chất lượng tín dụng có thể nói là đã được quản lý chặt chẽ hơn, các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu giảm lớn nên chi nhánh đã được hoàn trích dự phòng rủi ro với số tiền là 48.182 triệu đồng, nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,07% (năm 2006 là 2,4%), nợ nhóm 2 chiếm 6% trong tổng dư nợ và giảm 70,6% so với năm 2006. Nguyên nhân là do một số đơn vị giảm dư nợ theo kế hoạch và giảm dần nợ xấu như Công ty Dệt 8/3, Công ty Formach; Công ty Bê tông Thịnh Liệttrên 40 tỷ đồng. Một số dự án cho vay trung và dài hạn dù đã ký HĐTD nhưng số tiền giải ngân mới đạt 19% và chậm so với tiến độ giải ngân đăng ký với Ngân hàng như dự án cho vay Công ty Than Hòn Gai, dự án cho vay Nhà máy Xi măng Bỉm SơnNgoài ra còn một số đơn vị đã cho vay mở L/C nhưng chưa nhận nợ 134 tỷ đồng là Tổng Công ty Giấy, Tổng Công ty Dệt may, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu chăn nuôi, Công ty Cổ phần thiết bị Nông nghiệp Tới năm 2008, chất lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát, nợ nhóm 2, nợ xấu giảm và ở mức thấp an toàn so với toàn NHCT. Ngân hàng đã thực hiện sàng lọc, chọn lựa khách hàng, đảm bảo mức cho vay hiệu quả, thực hiện đúng quy trình, các món vay được quản lý chặt chẽchính vì vậy nợ nhóm 2, nợ xấu giảm so với năm 2007. Cụ thể: Nợ nhóm 2 giảm 33,6%, chiếm 2,5% tổng dư nợ; nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) giảm 40,7%, chiếm 0,03% tổng dư nợ (toàn NHCT nợ xấu là 1,09%/doanh nghiệp); nên số trích dự phòng rủi ro cụ thể của NHCT Hai Bà Trưng rất thấp 1.847 triệu đồng. 1.2.2 Thu nợ sau xử lý rủi ro Công tác thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro vẫn tiếp tục được quan tâm và đề ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy mạnh thu nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý. NHCT Hai Bà Trưng đã thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho từng phòng đối với từng đơn vị có nợ xấu, trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng, phân tích đặc điểm từng đơn vị để có các biện pháp vừa thuyết phục vừa mạnh mẽ, quan tâm chú trọng tới tiền lương, thi đua khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể đạt thành tích tốt trong công tác thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro, do đó đã có những tác động tốt tới ý thức trách nhiệm của cán bộ. Năm 2005, nếu tính cả nợ đã xử lý nhóm 5 thì nợ xấu đến 31/12/2005 là 187 tỷ đồng; tăng so với năm 2004 là 20 tỷ đồng. Tới năm 2006, tổng số thu đạt 11.209 triệu đồng, đạt 56% so với kế hoạch NHCTVN giao, nếu tính mức các phòng dự kiến và cam kết thu, đều chưa thực hiện được chỉ tiêu thu hồi nợ xử lý rủi ro. Trong tổng số thu chỉ có Công ty Nguyên liệu đã thu hết toàn bộ số nợ đã xử lý là 4.985 triệu đồng và đạt kế hoạch giao cũng như cam kết của phòng. Các đơn vị đạt thấp là: Công ty Giầy Thăng Long, Công ty Cổ phần Điện nước 3, Công ty Công trình 547Việc cương quyết và chủ động tìm mọi biện pháp thu hồi nợ xấu còn hạn chế và chưa đủ mạnh nên kết quả còn thấp. Bên cạnh đó về phía các đơn vị có nợ đã xử lý rủi ro cũng hết sức khó khăn về tài chính, không có nguồn trả nợ, có đơn vị không có thiện chí trả nợ nên cũng ảnh hưởng đến kết quả thu hồi nợ của NHCT Hai Bà Trưng. Năm 2007, tổng số thu nợ đã xử lý rủi ro là 71.389 triệu đồng, đạt 155,4% so với kế hoạch NHCTVN giao và tăng 536,8% so với năm 2006 ( + 60.180 triệu đồng). Sang năm 2008 còn có nhiều khoản nợ chưa thu được, đây đều là những khoản rất khó khăn thuộc các đơn vị gần như đã ngừng hoặc hoạt động kinh doanh cầm chừng nên thua lỗ. 1.2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay Các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch NHCTVN giao. - Tỷ lệ nợ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Tỷ lệ nợ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản năm 2006 đạt 79,8%, vượt 4,8% so với kế hoạch được giao và giảm 1,9% so với năm 2005, nguyên nhân là do tỷ lệ cho vay DNNN chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ nên tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn; tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn nhất định vì có những khoản nợ không có TSBĐ của các DNNN từ trước, nhiều TSBĐ chưa hoàn thiện về mặt hồ sơ pháp lý, giá trị TSBĐ thấp; nhất là các dây chuyền máy móc thiết bị lạc hậu, đặc chủng, nhiều ddơn vị Ngân hàng đã ngừng cho vay nên việc bổ sung tài sản thế chấp là rất khó. Năm 2007 đạt 69,6%, giảm so với kế hoạch NHCTVN giao là 5,4%, và giảm 10,9% so với năm 2006; để giảm thấp tỷ lệ cho vay không đảm bảo, NHCT Hai Bà Trưng đã tập trung, tích cực tìm mọi biện pháp yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ TSBĐ, vận động đơn vị dùng tài sản cá nhân tham gia TSBĐ để tăng hạn mức tín dụng như của Công ty Cổ phần Chăn nuôi tăng hạn mức từ 75 tỷ lên 120 tỷ đồng. Năm 2008 đạt 55,8%, thấp hơn so với kế hoạch là 4,2%. - Tỷ lệ cho vay DNNN: Tỷ lệ cho vay DNNN năm 2005 đạt 79%, vượt 9% so với kế hoạch NHCTVN giao và giảm 14,6% so với năm 2004. Tỷ lệ này năm 2006 là 43,8%, giảm 16,2% so với kế hoạch NHCTVN giao và giảm 34,3% so với năm 2005. Năm 2007 là 29%, giảm 16% so với kế hoạch NHCTVN giao và giảm 14,8% so với năm 2006; về thực chất tỷ lệ này giảm là do một số DNNN thực hiện cổ phần hóa, còn dư nợ đối với khu vực dân doanh tăng trưởng không lớn. Năm 2008 đạt 12,9% trong cơ cấu dư nợ, thấp hơn 11,7% so với kế hoạch. 2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 2.1 Những mặt còn hạn chế * Về vị trí công tác thẩm định dự án đầu tư: Ngân hàng chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác thẩm định DAĐT đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại đơn vị. Tại Chi nhánh mới chỉ phân chia ra các phòng ban là Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng Khách hàng cá nhân; nhưng chưa có phòng thẩm định riêng mà cán bộ thẩm định vừa phải làm công tác tín dụng đồng thời lại phải kiêm luôn cả việc thẩm định, thực hiện tất cả các công việc từ khi khách hàng đến nộp hồ sơ vay vốn cho đến kiểm tra việc sử dụng khoản vay của khách hàng, giám sát khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ theo hợp đồng. Cán bộ tín dụng phải làm quá nhiều công việc như vậy dẫn đến tình trạng quá tải, nhiều phần thẩm định bị bỏ qua hoặc có thể quy trình, nội dung nào cũng được xem xét, được phân tích nhưng chất lượng thẩm định không được đảm bảo. * Về nội dung công tác thẩm định: Những nội dung đưa ra trong các quy trình, quy định và các hướng dẫn đã được Hội đồng quản trị NHCT ban hành ở trên chỉ mang tính chất định hướng, tổng quan là chính. Do đó khi đi vào từng khoản mục cụ thể thì lại chưa đầy đủ và nhiều phần còn chưa chi tiết. Chẳng hạn như ở nội dung đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, các nhóm chỉ tiêu đưa ra mởi chỉ tập trung ở một số chỉ tiêu quan trọng mà tổi thiểu thẩm định dự án nào cũng phải có như NPV, IRR, BEP hay nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay; mà không quan tâm tới các chỉ tiêu khác cũng góp phần không nhỏ cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay của dự án. * Về chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định: Không thể phủ nhận những tích cực và những nỗ lực của cán bộ thẩm định đã đạt được trong công tác thẩm định DAĐT, đặc biệt là đảm bảo chất lượng tín dụng, tuy nhiên: Cán bộ trong quá trình thẩm định mặc dù tích lũy được nhiều kinh nghiệm ở nhiều ngành nghề nhưng còn nghèo nàn về kiến thức chuyên môn, nhất là đối với những DAĐT đi sâu vào các lĩnh vực chuyên ngành, các lĩnh vực mới hoặc các dự án có máy móc thiết bị với thông số kỹ thuật phức tạp, hoàn toàn xa lạ với cán bộ; trong khi đó việc thuê chuyên gia thẩm định lại đòi hỏi chi phí cao nên Ngân hàng hầu như không thực hiện, do đó có thể đánh giá không chính xác hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào các thông tin do khách hàng và dự án đưa ra, dẫn đễn việc đưa ra những kết luận sai lầm, có thể mang lại rủi ro lớn hoặc bỏ lỡ cơ hội gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Kiến thức phân tích, dự báo ngành cũng như dự báo thị trường trong nước và quốc tế trong tương lai của cán bộ thẩm định còn nhiều thiếu sót. Các cán bộ chưa đi sâu vào tự nghiên cứu, tìm hiểu những diễn biến mới có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án mà mới chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh giá dựa trên những phân tích rủi ro và biện pháp khắc phục rủi ro do phía khách hàng và dự án đưa ra. * Về phương pháp thẩm định áp dụng tại đơn vị: Mặc dù cán bộ thẩm định có áp dụng một số phương pháp thẩm định để phân tích, đánh giá dự án như phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích rủi ro; nhưng trên thực tiễn còn có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án với mức độ trọng yếu khác nhau mà phương pháp phân tích độ nhạy cảm của dự án là một công cụ khoa học để xác định ảnh hưởng của các yếu tố này. Cán bộ thẩm định đã chưa vận dụng phương pháp này để khảo sát sự ảnh hưởng của các yếut tố như NPV, IRR, thời gian trả nợcủa dự án khi các biến thay đổi. * Về nguồn thông tin cung cấp cho hoạt động thẩm định: Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tuy về mặt lý thuyết gọi là đa dạng nhưng chủ yếu là lấy từ hồ sơ của chính khách hàng, trong khi đó nhiều tài liệu, số liệu báo cáo do khách hàng tự lập còn chưa được kiểm toán nên không đảm bảo tính chính xác cho thông tin. Cũng có những thông tin được cán bộ thẩm định tham khảo tại Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nước nhưng nhiều thông tin mới về khách hàng lại chưa được trung tâm dữ liệu này cập nhật nên không bám sát được tình hình thực tế của khách hàng để đánh giá đúng. Việc thiếu thông tin cũng thể hiện ở khía cạnh giá cả, chất lượng, thông số kĩ thuật của máy móc thiết bị liên quan đến dự án; thường thì các thông tin này đều do dự án đưa ra và cán bộ thẩm định thậm chí còn không có cơ hội kiểm chứng nếu đó là các dây chuyền, máy móc thiết bị nhập khẩu của các nhà cung cấp mới, các nhà cung cấp nước ngoài. Đối với những dự án mà máy móc thiết bị đặc chủng, nhiều khi còn không có dự án tương tự để đối chiếu so sánh, vì vậy mà Ngân hàng hoàn toàn lệ thuộc vào khách hàng, khách hàng đưa ra thông tin như thế nào thì Ngân hàng chỉ biết chấp nhận như thế mà thôi. 2.2 Nguyên nhân 2.2.1 Nguyên nhân chủ quan * Công tác thẩm định dự án đầu tư chưa được đánh giá cao tại đơn vị: Thực tế, hoạt động cho vay của các Ngân hàng hiện nay chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn. Vài năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dẫn đến sự gia tăng trong thu nhập người tiêu dùng rất nhanh kèm theo nhu cầu phục vụ đời sống là rất lớn. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều Ngân hàng nên sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc Ngân hàng phải hướng tới tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng; cho vay tiêu dùng được coi là khoản mục tín dụng có khả năng sinh lời cao nhất cho Ngân hàng do thời hạn dài, lãi suất cao; do đó mà cho vay DAĐT đã chưa được quan tâm đúng mức, theo đó công tác thẩm định DAĐT cũng chưa được đánh giá đúng vị trí. * Trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ thẩm định còn chưa hoàn thiện: Thực tế cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng là hoạt động chiếm vị trí chủ chốt, vì vậy có thể nói Ngân hàng là ngành chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Hoạt động cho vay của Ngân hàng diễn ra trên nhiều lĩnh vực, thậm chí có những lĩnh vực thuộc về chuyên môn, công nghệ mớicán bộ thẩm định rất khó để có được kiến thức toàn diện. Một cán bộ thẩm định khó có thể am hiểu tường tận tất cả các chuyên ngành, các lĩnh vực từ thẩm định về nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sảncho đến thẩm định việc xây dựng các dây chuyền máy móc thiết bị, sản xuất sản phẩm công nghiệpđể có thể hoàn thành tốt bất cứ việc thẩm định một DAĐT nào. Hơn nữa, dù Ngân hàng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộ nhân viên nhưng các lớp đào tạo về thẩm định chưa nhiều. * Nguồn thông tin cung cấp cho công tác thẩm định còn nghèo nàn về số lượng cũng như chất lượng: Hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) là đơn vị duy nhất theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn các tổ chức tín dụng và công ty tài chính. Tuy nhiên khả năng cập nhật của CIC còn kém, nhất là đối với các khách hàng là tổ chức kinh tế, thể hiện ở việc nhiều khách hàng đã có dư nợ tại tổ chức tín dụng khác nhưng không được cập nhật trong hệ thống CIC, dẫn đến tổ chức tín dụng thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay hoặc mất thời gian tìm hiểu thông tin này. Ngoài CIC, chưa có tổ chức hay cá nhân nào tập hợp và cung cấp thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng là tổ chức kinh tế. Thiếu thông tin cũng thể hiện ở máy móc thiết bị liên quan đến dự án: Trước tiên, thể hiện ở tính đồng bộ; chỉ khi máy móc thiết bị đồng bộ, cùng chủng loại thì mới khai thác được công suất tối đa của máy móc, trong khi có những dự án quá nhiều hạng mục, ở quá nhiều lĩnh vực mà có khi trong nước còn chưa sản xuất được, chủ yếu phải nhập khẩu nên không thể kiểm chứng được. Thứ hai là uy tín thương hiệu của các nhà cung cấp máy móc thiết bị, đối với những nhà cung cấp quen thuộc trên thị trường thì việc thu thập hoặc lấy thông tin về nhà cung cấp từ CIC là điều dễ dàng nhưng nếu là nhà cung cấp mới hoặc là nhà cung cấp nước ngoài thì có thể không có thông tin gì. Thứ ba là thời gian cần thiết để triển khai dự án, thường thì dự án cần phải triển khai được một thời gian thì mới biết được công suất của máy móc như thế nào. 2.2.2 Nguyên nhân khách quan * Trình độ lập dự án của chủ đầu tư còn nhiều yếu kém: Các dự án do khách hàng lập thường mang tính chủ quan rất nhiều. Thậm chí nếu chủ đầu tư phải chịu áp lực từ các nhà lãnh đạo cấp trên thì dự án lập ra đôi khi đánh giá quá cao năng lực của doanh nghiệp để được cho vay vốn. Nhiều dự án do chủ đầu tư tự lập, do kiến thức và kinh nghiệm non nớt nên hồ sơ khách hàng đôi khi còn thiếu nhiều tài liệu quan trọng, gây mất thời gian trong việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Cũng có những dự án do khách hàng mời cơ quan tư vấn về lập, nhưng do không nắm bắt và hiểu rõ tình hình thực tế của đơn vị hoặc cũng có khi do đơn vị yêu cầu mà dự án lập ra mặc dù tính khả thi và khả năng trả nợ Ngân hàng rất cao nhưng các số liệu không chính xác, không hề đúng với hiện trạng doanh nghiệp; khiến cán bộ thẩm định gặp khó khăn trong việc đánh giá, phân tích thông tin. * Những nguyên nhân bất khả kháng: Những khó khăn mới phát sinh, nằm ngoài dự đoán các nhà chuyên môn như lãi suất, tỷ giá hối đoái trên thị trường không ổn định, lạm phát tăng caolà những yếu tố tác động không nhỏ đến dự án. Chẳng hạn trong năm 2008 vừa qua: lạm phát tăng tới hai con số làm cho giá thành các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng gấp đôi, có khi tăng gấp ba, dẫn đến chi phí tăng cao vượt dự toán làm nhiều doanh nghiệp kinh doanh lỗ nặng, nhiều công trình đang xây dựng phải bỏ dởlàm tăng khả năng rủi ro đối với việc trả nợ cho Ngân hàng. CHƯƠNG II – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG TRONG THỜI GIAN TỚI Năm 2008 là một năm hết sức khó khăn đối với toàn nền kinh tế nước ta do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; mặc dù Chính phủ đã có những giải pháp làm cân đối vĩ mô được giữ vững, mức tăng trưởng GDP đạt 6,23%, chỉ số lạm phát được kìm chế ở mức 19,9%. Thêm vào đó là những biến động về kinh tế trên toàn thế giới, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, thị trường tài chính tiền tệ trong nước biến động phức tạp, diễn biến lãi suất bất thường và nhanh, tỷ giá ngoại tệ không ổn định, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặtđã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của NHCT Hai Bà Trưng. Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ của NHCTVN, NHCT Hai Bà Trưng phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu về tín dụng năm 2009 như sau: - Tổng dư nợ và đầu tư tăng trên 40%, đạt 1.200 tỷ vào thời điểm 31/12/2009. - Dư nợ nhóm 2 dưới 30 tỷ. - Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%/ tổng dư nợ. - Thu nợ xử lý rủi ro đạt 40 tỷ trở lên. - Trích dự phòng rủi ro dưới 14 tỷ. - Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro đạt 90 tỷ trở lên. Để thực hiện được các mục tiêu trên, NHCT Hai Bà Trưng đã định hướng công tác thẩm định DAĐT đối với khách hàng là tổ chức kinh tế thời gian tới cụ thể là: - Đi đôi với việc phục vụ các đầy đủ các nhu cầu tín dụng hợp lý, có hiệu quả của khách hàng truyền thống, phải nắm bắt nhu cầu và kế hoạch giải ngân của các dự án, nhu cầu ngắn hạn mới như dự án Bô xít, nhu cầu vốn ngắn hạn của Tập đoàn Than khoáng sản được NHCT giao, dự án nâng cấp và cải tạo máy xeo giấy của Tổng công ty giấy để chủ động nguồn vốn cả VNĐ và Ngoại tệ, cần phối hợp với khách hàng để đẩy mạnh giải ngân đối với công trình Than bắc Cọc 6, mở rộng dự án Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. - Tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận những khách hàng là tổ chức kinh tế có năng lực tài chính thực sự lành mạnh; phải lựa chọn được các DAĐT, các phương án kinh doanh có tính khả thi và tính hiệu quả cao, phải có được nguồn trả nợ chắc chắn thì mới xem xét cho vay, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả. Ngược lại, giảm thấp và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng với những khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính và quản trị điều hành yếu kém, SXKD không hiệu quả. - Nỗ lực, chủ động cùng khách hàng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về bảo đảm tiền vay để tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý khi thu hồi nợ, đồng thời phấn đấu giảm tỷ lệ cho vay không TSBĐ theo chỉ đạo của cấp trên. - Phấn đấu tăng trưởng dư nợ vào các tập đoàn lớn; đồng thời trong quý I, các Phòng cần phải chủ động phân tích đánh giá, phân loại các khách hàng là tổ chức kinh tế, trên cơ sở đó để đề xuất rút dần hoặc giảm thấp dư nợ đối với những khách hàng có năng lực tài chính – năng lực quản trị và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như của đơn vị yếu kém. - Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tín dụng hiện có, đồng thời không ngừng sáng tạo, triển khai, mở rộng, khai thác các sản phẩm tiện ích mới với tính năng hiện đại nhằm mục tiêu nâng cao doanh thu, số lượng và thu nhập từ các loại sản phẩm dịch vụ cũng như quảng bá hình ảnh của NHCT Hai Bà Trưng đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Tiếp tục nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng theo các tiêu chuẩn đã được quy định, cần nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao năng lực quản lý rủi ro và năng lực phân tích thị trường của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng tại Ngân hàng phải tiếp tục chuyên sâu tính tác nghiệp, nâng cao tinh thần tự nghiên cứu, có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm hơn nữa cũng như nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ thẩm định được giao, xét duyệt và quyết định cho vay, quản lý và kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, chủ động thu nợ đầy đủ cả gốc và lãi theo từng kì hạn trong như hợp đồng vay vốn, đồng thời cần phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn mới, nợ khó đòi. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 1. Đánh giá đúng và nâng cao tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng tổ chức kinh tế tại đơn vị Trước hết ban lãnh đạo và các nhà làm công tác quản lý tại Ngân hàng sẽ phải tiến hành đánh giá và xem xét kĩ lưỡng công tác này để nhận thức được đúng ý nghĩa và đúng vị trí của công tác thẩm định DAĐT tại đơn vị, so sánh cân nhắc hơn thiệt giữa lợi ích và thiệt hại mà quá trình nâng cao chất lượng công tác này có thể đem lại cho Ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra một số chỉ tiêu kế hoạch cần đạt được, các phương án thực hiện và các phương tiện để có thể thực hiện các phương án đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong công tác thẩm định. Việc nhận thức của ban lãnh đạo cấp trên sẽ được phổ biến trực tiếp và chi tiết xuống cấp dưới, xuống từng cán bộ thẩm định để họ tiếp nhận và thực hiện. Theo đó, cán bộ tín dụng nói chung cũng như cán bộ thẩm định nói riêng phải nhận thức tầm quan trọng của công tác thẩm định DAĐT đã được cấp trên chỉ đạo xuống, thấy được lợi ích mà Ngân hàng thu được từ khoản vay dự án đầu tư, để từ đó phân tích đúng tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án; những yếu tố nào mang tính tiên quyết, nhất thiết phải có thì cần được coi trọng, những yếu tố nào là thứ yếu, không ảnh hưởng lớn tới dự án thì có thể linh hoạt hoặc bỏ quanhằm đưa ra những kết luận khách quan, chính xác và ra quyết định cho vay hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới việc xây dựng chính sách khách hàng như hỗ trợ về lãi suất cho vay đối với từng loại hình tín dụng (thời hạn cho vay dài hay ngắn thì được ưu đãi những mức lãi suất khác nhau) hay đối với những khách hàng tiềm năng (có dự án kinh doanh hiệu quả và khả thi, có quan hệ chắc chắn với các tổ chức tín dụng khác), tư vấn cho khách hàng về tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án ở những khía cạnh mà khách hàng còn chưa tính đến (dự báo các rủi ro, phân tích độ nhạy khi một hoặc một số yếu tố thay đổi); cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ bằng cách đưa ra các chiến dịch sáng tạo, thiết kế sản phẩm thông minh, hỗ trợ nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng tại các địa điểm giao dịch với khách hàng; coi khách hàng là đối tác và mục tiêu hoạt động của đơn vị, tạo dựng được các mối quan hệ bền vững trên nền tảng cả hai bên cùng có lợi, coi sự phát triển liên tục cùng khách hàng cũng là sự phát triển liên tục của Ngân hàng. Không ngừng củng cố các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp tục tạo dựng sự thu hút với những khách hàng mới, tiềm năng. 2. Từng bước hoàn thiện nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại Ngân hàng giúp quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, thống nhất Nội dung và quy trình cho vay theo DAĐT đối với khách hàng là tổ chức kinh tế đã được Hội đồng quản trị NHCT đưa ra rất cụ thể và khá đầy đủ. Tuy nhiên để giúp cho công tác thẩm định tại đơn vị được ngày càng hoàn thiện hơn, NHCT Hai Bà Trưng có thể tập trung hơn nữa vào một số nội dung sau: Về phương diện khách hàng: Các tài liệu về tình hình hoạt động SXKD và các hệ số tài chính của doanh nghiệp là những bằng chứng quan trọng chứng minh cho sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định khía cạnh này phải xem xét tính đầy đủ và hợp lý của các tài liệu; các báo cáo quyết toán cần phải được xác nhận của cơ quan kiểm toán. Tuy nhiên cũng không nên quá cứng nhắc trong vấn đề đáp ứng các thủ tục của khách hàng, những tài liệu khách hàng cung cấp còn thiếu nhưng chưa thực sự cần thiết thì có thể yêu cầu khách hàng cung cấp sau này nhằm đẩy nhanh tiến trình thẩm định.Trong quá trình phân tích chú ý đánh giá tính chính xác của báo cáo, số liệu. Sau đó có thể đánh giá chung về khách hàng thông qua các phương pháp như chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng Đồng thời, nhằm tạo sự thuận lợi trong giao dịch cho khách hàng, Ngân hàng nên có cơ chế hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và nhận hồ sơ vay vốn qua email, sau đó khách hàng sẽ bổ sung chữ kí khi cán bộ tín dụng đến thẩm định. Cách thức này giúp khách hàng giảm bớt thời gian đi lại, tiết kiệm thời gian giao dịch, loại dần tâm lý e ngại khi vay vốn. Về phương diện thị trường: Các nhân tố trên thị trường luôn biến động không ngừng; vì vậy ngoài việc cân nhắc các phương án rủi ro mà dự án đưa ra, cán bộ thẩm định cần phải đi sâu vào nghiên cứu và dự báo chính xác được sự thay đổi các yếu tố trên thị trường đầu ra và thị trường đầu vào cũng như những diễn biến của thị trường trong tương lai có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án. Phân tích yếu tố đầu vào trên các khía cạnh: sự ổn định giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào, sự sẵn có của các nhà cung cấp đối với máy móc thiết bị, chi phí vận chuyểnĐồng thời đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, xu hướng tiêu dùng trong từng thời kỳ khác nhauảnh hưởng tới đầu ra dự án. Ngoài ra cần phân tích đến những diễn biến khách quan về môi trường luật pháp, các chính sách ưu đãi hay hạn chế của Nhà nướctrong và ngoài ngành cũng như trong nước và quốc tế ảnh hưởng gián tiếp đến dự án. Về phương diện kỹ thuật: Để hiểu được kĩ càng khía cạnh kỹ thuật máy móc thiết bị của phương án thì ngay người trong ngành đôi khi cũng còn có điểm không khỏi bỡ ngỡ. Vì vậy nếu là các dự án có máy móc thiết bị thông thường, không phức tạp thì cán bộ thẩm định cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin từ những dự án tương tự, dự án đã thực hiện. Còn nếu là các dự án mới, kĩ thuật phức tạp thì hoặc là Ngân hàng cần tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn cho cán bộ hoặc là thuê các chuyên gia thẩm định hoặc chuyên gia tư vấn. Về phương diện hiệu quả tài chính dự án: Trong quá trình phân tích cần xem xét về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư ban đầu thông qua việc đánh giá tính hợp lý của từng khoản mục, có thể tham khảo các thông tin trên thị trường hoặc so sánh với các dự án tương tự để đảm bảo tính chuẩn xác. Dự tính được biên độ dao động của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá, lạm phát, vốn đầu tư ban đầuđể đưa ra các phương án phân tích độ nhạy và phân tích viễn cảnh một cách phù hợp, tránh được rủi ro cho dự án. Về phương diện bảo đảm tiền vay: TSBĐ là biện pháp cuối cùng đảm bảo cho khoản nợ và thu hồi nợ khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên để có thể mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay DAĐT đối với tổ chức kinh tế thì cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá tài sản, đối với những tổ chức có khả năng trả nợ, tư cách đạo đức tốt thì có thể định giá TSBĐ ở mức độ hợp lý để khách hàng có thể vay được vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngược lại Ngân hàng cũng có thể thu được lợi nhuận từ khoản vay. 3. Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định nhằm đáp ứng ngày một tố hơn nhu cầu vay vốn đầu tư dự án của khách hàng Con người luôn là nhân tố quyết định trong mọi công tác hay bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào. Đối với công tác thẩm định dự án cũng vậy, chất lượng cán bộ thẩm định quyết định phần lớn chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định là công tác có tính chiến lược lâu dài, có ý nghĩa kinh tế sâu sắc tại Ngân hàng. Đối với công tác tuyển dụng: Ngân hàng nên thực hiện việc tuyển dụng bằng thi tuyển song song với việc tuyển dụng qua hình thức phỏng vấn. Cần tuyển dụng những người thực sự có năng lực, có trình độ, có hiểu biết về công tác thẩm định dự án đầu tư thông qua việc chọn lọc hồ sơ, thi tuyển các nghiệp vụ chuyên môn; theo đó cần tuyển chọn những người có trình độ đại học, thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực được thẩm định. Ngoài ra, còn phải xem xét cả độ nhạy cảm của người được tuyển dụng đối với công tác thẩm định trong khi thực hiện bước tuyển chọn bằng phỏng vấn để thấy được khả năng biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan một cách thuần thục, sáng tạo, khoa học và tìm ra nhiều phương pháp mới. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng người được tuyển dụng không chỉ giỏi về mặt lý thuyết mà còn am hiểu về thực tế và có kinh nghiệm khi đi thẩm định. Đối với công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ: Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, tiến hành đào tạo và đào tạo lại; các khóa học về tâm lý cá nhân cũng rất cần thiết. Nhất là khi diễn biến thị trường trong nước và quốc tế luôn thay đổi như hiện nay, thì việc cập nhật những kiến thức về các lĩnh vực mới, các lĩnh vực chuyên ngành là một sự đầu tư hiệu quả để tránh cho Ngân hàng gặp phải những rủi ro có thể xảy ra do thiếu kiến thức về thẩm định. Đặc biệt, khi giờ đây Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới; thì việc cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài, ở những nước có nền kinh tế phát triển hoặc mời các chuyên gia nước ngoài về giảng giải, tư vấn cho cán bộ sẽ rất giúp ích cho việc trau dồi và học hỏi kinh nghiệm thẩm định tại Ngân hàng. Đối với công tác khen thưởng, đãi ngộ: Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, đặc biệt chú trọng việc thưởng tác nghiệp với những cán bộ thẩm định có thành tích tốt, đạt năng suất chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như: phát hiện và thu đòi nợ xấu cho đơn vị; làm tốt công tác thẩm định trong những lĩnh vực công nghệ, kĩ thuật mới khó thẩm địnhBiểu dương những cán bộ có tư cách, phẩm chất đạo đức chân chính như thẩm định một cách khách quan, không nhận hối lộ. Đồng thời thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ thẩm định hàng quý, hàng năm với mục tiêu trọng tâm về công tác tín dụng của Ngân hàng trong từng giai đoạn; khuyến khích và xét thưởng xứng đáng đối với những cán bộ tiếp thị được các nguồn vốn, dự án và khách hàng mới. 4. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định dự án đầu tư nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro Thực tế các thông tin nếu chỉ do mình phía khách hàng và mình dự án cung cấp thì thường mang tính chủ quan khá lớn, trong khi những thông tin do cán bộ thẩm định thu thập được lại không nhiều hoặc có thể thu thập được nhiều nhưng lại không đảm bảo được tính chính xác; vì vậy số lượng và chất lượng các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định cần được làm cho phong phú hơn và đảm bảo độ chính xác cao hơn. Trước hết phải tham khảo thông tin về khách hàng và dự án do chính khách hàng và dự án cung cấp nhưng cần có xác nhận rõ ràng từ cơ quan quản lý Nhà nước hoặc chính quyền địa phương như: các báo cáo tài chính hàng năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính, bản báo cáo kết quả kinh doanh, bản báo cáo quyết toán thuế) phải được cơ quan kiểm toán Nhà nước đóng dấu; giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy cấp đất phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền chứng thựcNgoài việc lấy thông tin từ khách hàng, có thể khai thác những thông tin chính thống như Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ những bạn hàng chiến lược của chính khách hàng để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm quản lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh, sự lành mạnh về tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Mặt khác, phải xây dựng được các trung tâm lưu trữ dữ liệu chung về cả những khách hàng cũ và cả những khách hàng tiềm năng trong tương lai tại chính đơn vị, đồng thời đảm bảo tính thống nhất về thông tin trong toàn hệ thống để luôn cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng từ nhiều chiều, nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mang tính chất kỹ thuật, chuyên môn, mới có như: mặt bằng giá cả các nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị trong nước và nhập khẩu trên thị trường trong nước và nước ngoài; đồng thời cần luôn theo sát các thông tin có thể ảnh hưởng tới tính hiệu quả và tính khả thi của dự án như các thông tin kinh tế vĩ mô trong nước và khu vực, về các chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển kinh tế hay hạn chế của Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động của khách hàng, về doanh nghiệp Cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu so sánh một cách linh hoạt không chỉ giữa các thông tin thu thập được với nhau mà còn giữa các dự án tương tự, ở từng giai đoạn khác nhau để rút ra kết luận chính xác nhất để ra quyết định cho vay. KẾT LUẬN Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân. Để thực hiện mục tiêu đó, hệ thống Ngân hàng cũng đã và đang thực hiện các công cuộc cải cách cơ chế hoạt động nhằm cung ứng ngày càng tốt hơn nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có cho vay dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế. Qua nhiều năm, cùng với sự phát triển của cho vay dự án đầu tư, công tác thẩm định nội dung này đã có những bước tiến tích cực. Tại Việt Nam, cho vay dự án đầu tư là một thị trường tiềm năng; nhất là trong giai đoạn mở cửa hiện nay, công tác thẩm định khách quan, chính xác ở một khía cạnh nào đó sẽ có tác dụng kích thích sản xuất, mở rộng đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn hoạt động thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, chuyên đề “Công tác thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng: Thực trạng và Giải pháp” đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng hoàn thiện công tác thẩm định hơn nữa. Trong quá trình nghiên cứu, em đã tiến hành thu thập tài liệu, phân tích hoạt động thực tế và tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài ngành, song vẫn còn nhiều vẫn đề thiếu sót, cần được tiếp tục nghiên cứu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, các Phòng ban và cán bộ nhân viên tại Ngân hàng đã cung cấp tài liệu, thông tin để em hoàn thành bài viết này. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình “Lập dự án đầu tư” – Nhà xuất bản Thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Dự thảo 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, “Cẩm nang Thẩm định, cho vay và quản lý những khoản cho vay theo dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Việt Nam” Ngân hàng Công thương Việt Nam, “Quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là Tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương, mã số QT.05.01” Ngân hàng Công thương Việt Nam, “Quy định cho vay đối với các Tổ chức kinh tế”, (Ban hành kèm theo Quyết định số 072/QĐ – HĐQT – NHCT 35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương). Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng giai đoạn 2004 – 2008” Trang tin Ngân hàng Công thương Việt Nam tại địa chỉ: LỜI CAM KẾT Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép, số liệu trong chuyên đề là số liệu thực tế của Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. Tôi xin cam đoan điều này là hoàn toàn đúng với sự thật, tôi xin chịu trách nhiệm về tính chân thực của chuyên đề. Sinh viên Phi Thị Loan NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng xác nhận: Sinh viên : Phi Thị Loan MSSV : CQ471909 Lớp : Kinh tế đầu tư 47D Khoa : Đầu tư Trường : Đại học Kinh tế quốc dân Trong thời gian từ 1/1/2009 tới 3/5/2009, đã thực tập tại Ngân hàng với vị trí thực tập viên Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn. Ngân hàng có nhận xét như sau: Sinh viên đã chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của Ngân hàng, đảm bảo thời gian thực tập theo đúng quy định. Chủ động tìm hiểu các hoạt động nghiệp vụ về thẩm định dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế tại Ngân hàng với thái độ nghiêm túc, đúng mực. Nội dung và số liệu liên quan đến Ngân hàng trong báo cáo tổng hợp và chuyên đề thực tập đã đảm bảo được độ chính xác. Đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sát thực với thực tế tại Ngân hàng, chúng tôi sẽ cân nhắc để áp dụng những phương pháp này tại đơn vị. Ngân hàng chúng tôi đã xem xét các đề xuất của sinh viên Phi Thị Loan và mong nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để em Loan hoàn thành chuyên đề thực tập và những yêu cầu khác trong quá trình thực tập. Hà Nội, ngày tháng năm PHỤ LỤC 1 Bảng1 – Báo cáo các số liệu tóm lược về tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân năm 2005, 2006 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 A Tài sản ngắn hạn 19.770 20.006 I Tiền 461 651 II Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 III Các khoản phải thu, trong đó: 5.783 8.322 Phải thu của khách hàng 5.179 7.878 Thuế GTGT được khấu trừ 604 444 IV Hàng tồn kho, trong đó: 13.390 10.780 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho B Tài sản dài hạn 7.737 7.766 I Các khoản phải thu dài hạn II Tài sản cố định 4.763 4.792 IV Chi phí xây dựng dở dang 2.973 2.973 Dự phòng giảm giá chứng khoán V Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản 27.507 27.772 A Nợ phải trả 15.817 13.149 I Nợ ngắn hạn, trong đó: 15.817 13.149 Vay và nợ ngắn hạn 3.405 0 Phải trả người bán 12.137 12.808 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 274 340 II Nợ dài hạn, trong đó: 0 0 B Nguồn vốn CSH 11.690 14.623 I Nguồn vốn CSH 11690 14623 II Nguồn vốn kinh doanh 9000 9000 III Lợi nhuận chưa phân phối 2.690 5.623 Tổng cộng nguồn vốn 27.507 27.772 PHỤ LỤC 2 Bảng 1 - Bảng tóm lược tài chính Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quyết Thắng năm 2005, 2006 Đơn vị: Triệu đồng Xu hướng doanh thu lợi nhuận Doanh thu Số liệu năm 2006 Số liệu năm 2007 Tổng doanh thu 159.783 169.994 Phần trăm thay đổi so với năm trước đó (tăng hay giảm) +5% +6% Tđó: DT xuất khẩu 132.845 138.353 Tỷ trọng so với DT 87% 82% Lợi nhuận hoạt động 1.081 1.515 Tổng hợp những thông tin tài chính Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 74.689 113.724 Các khoản phải thu 16.415 6.345 Hàng tồn kho 49.669 56.360 Tài sản cố định 118.322 110.037 Các tài sản Có khác 2.244 3.697 Tổng tài sản có 193.011 225.318 Nợ ngắn hạn 85.385 129.999 Các khoản phải trả 35.884 82.531 Vay ngắn hạn 49.857 47.468 Nợ dài hạn 77.661 65.138 Vốn chủ sở hữu 28.966 29.500 Vốn cổ phần 0 0 Lợi nhuận chưa phân phối 0 0 Lợi nhuận ròng 1.081 1.515 Tổng nguồn vốn 193.011 225.318 Bảng 2 - Bảng tóm tắt các hệ số tài chính của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quyết Thắng năm 2005, 2006 Đơn vị: lần, %, vòng STT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 I Một số chỉ tiêu về tính ổn định 1.1 Hệ số TT ngắn hạn Lần 1,25 1.52 1.2 Hệ số TT nhanh Lần 0,8 1.3 1.3 Hệ số TSCĐ (TSCĐ/Vốn chủ SH ) Lần 0.41 0,53 1.4 Hệ số tự tài trợ % 42 40 1.5 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Lần 13,5 9 1.6 Hệ số nợ so với tổng tài sản Lần 5,8 4,7 II Các chỉ tiêu về tính hiệu quả 2.1 Hệ số vòng quay tổng tài sản (DT/TSBQ) Vòng 1,8 1,5 2.2 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,2 2,9 2.3 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 10 6 III Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 3.1 Tỷ suất lợi nhuận gép (LN gép/DT ) % 10,1 9,9 3.3 ROA % 18,2 14,7 3.4 ROE % 40,4 31 PHỤ LỤC 3: CÁC BIỂU TÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY INOX QUYẾT THẮNG Bảng tính chi phí nguyên vật liệu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá mua Tỷ giá CP vận chuyển CP gia công CP khác Giá thành Nguyên liệu chính Cuộn thép không gỉ (USD) SUS 201 1,400 16,100 200,000 2,000,000 1,760,000 26,500,000 SUS 202 2,500 16,100 200,000 2,000,000 42,450,000 SUS 304 3,820 16,100 200,000 2,000,000 63,702,000 SUS 305 1,250 16,100 200,000 2,000,000 22,325,000 SUS 306 695,000 SUS 307 121,112 SUS 308 260,000 SUS 309 10,173 SUS 310 18,122 SUS 311 11,779 SUS 312 20,816 SUS 313 175,259 SUS 314 77,739 SUS 315 Bảng tính hiệu quả hoạt động Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 DT sau thuế (ST) 229,710,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 CP hoạt động ST 230,625,627 279,609,046 278,337,838 277,373,611 276,256,275 275,672,497 275,672,497 268,529,640 268,529,640 268,529,640 Khấu hao 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Lãi vay 3,759,549 2,765,341 1,701,114 583,778 0 0 0 0 0 LN trước thuế 3,110,954 4,382,162 5,346,389 6,463,725 7,047,503 7,047,503 14,190,360 14,190,360 14,190,360 Thuế TNDN 995,505 1,402,292 1,710,844 2,068,392 2,255,201 2,255,201 4,540,915 4,540,915 4,540,915 LNST 2,115,448 2,979,870 3,635,544 4,395,333 4,792,302 4,792,302 9,649,445 9,649,445 9,649,445 Chia cổ tức, quỹ LN tích lũy Dòng tiền dự án -70,000,000 15,017,855 14,888,068 14,479,516 14,121,968 13,935,159 13,935,159 11,649,445 11,649,445 11,649,445 Lũy kế dòng tiền -42,254,915 -27,366,847 -12,887,331 1,234,637 15,169,796 29,104,955 40,754,400 52,403,844 64,053,289 Hiệngiádòng tiền Lũy kế hiện giá Tính toán chỉ số LNTT/Doanh thu 0.011 0.016 0.019 0.023 0.025 0.025 0.050 0.050 0.050 LNST/Vốn tự có 0.06 0.09 0.10 0.13 0.14 0.14 0.28 0.28 0.28 LNST/ VĐT 0.030 0.043 0.052 0.063 0.068 0.068 0.138 0.138 0.138 NPV $19,594,897 IRR 15% Đơn vị: 1000 đồng Bảng tính doanh thu Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Sản lượng 7,800 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 9,600 Giá bán 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 31,000 Doanh thu (DT) 241,800,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 297,600,000 Thuế VAT 12,090,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 14,880,000 DT sau VAT 229,710,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 282,720,000 Đơn vị: 1000 đồng Bảng tính lịch khấu hao Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Nhà xưởng Nguyên giá 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 20,000,000 Khấu hao trong kỳ 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Thiết bị Nguyên giá 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 50,000,000 Khấu hao trong kỳ 7,142,857 7,142,857 7,142,857 7,142,857 7,142,857 7,142,857 7,142,857 0 0 0 Chi phí đầu tư khác Nguyên giá Khấu hao trong kỳ Tổng cộng Nguyên giá 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000 Khấu hao trong kỳ 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Bảng tính chi phí quản lý, bán hàng Đơn vị: 1000 đồng Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Sản lượng SX chính 7800 9600 9600 9600 9600 9600 9600 9600 9600 9600 Nguyên vật liệu chính 206,700,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 254,400,000 Nguyên vật liệu phụ 5,421,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 6,672,000 Lương + BHYT 2,995,200 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 3,686,400 CP khấu hao 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Điện 1,419,600 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 1,747,200 Nước 156,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 192,000 Lãi vay ngắn hạn 3,500,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 Lãi vay trung hạn 4,500,000 3,759,549 2,765,341 1,701,114 583,778 0 0 0 0 0 Bảo hiểm tài sản 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 350,000 CP bảo trì,vậttưthay thế 0 1,000,000 1,000,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 1,200,000 CP bán hàng và QLDN 7,118,000 6,800,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 6,423,000 Tổng chi phí hoạt động 241,310,457 292,759,606 291,488,398 290,524,171 289,406,835 288,823,057 288,823,057 281,680,200 281,680,200 281,680,200 Thuế VAT khấu trừ 10,684,830 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 13,150,560 CP HĐ khấu trừ VAT 230,625,627 279,609,046 278,337,838 277,373,611 276,256,275 275,672,497 275,672,497 268,529,640 268,529,640 268,529,640 Bảng tính chi phí giá thành Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Nguyên vật liệu chính 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 26,500 Nguyên vật liệu phụ 695 695 695 695 695 695 695 695 695 695 Lương + BHYT 384 384 384 384 384 384 384 384 384 384 CP khấu hao 1,172 952 952 952 952 952 952 208 208 208 Điện 182 182 182 182 182 182 182 182 182 182 Nước 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 Lãi vay ngắn hạn 449 521 521 521 521 521 521 521 521 521 Lãi vay trung hạn 577 392 288 177 61 0 0 0 0 0 Bảo hiểm tài sản 45 36 36 36 36 36 36 36 36 36 CP bảo trì,vật tư thay thế 0 104 115 125 125 125 125 125 125 125 CP bán hàng và QLDN 913 708 669 669 669 669 669 669 669 669 Tổng chi phí NVL 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 27,397 Thuế VAT được khấu trừ 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 1,370 Tổng chi phí giá thành 30,936 30,495 30,362 30,262 30,146 30,085 30,085 29,341 29,341 29,341 CP HĐ đã khấu trừ VAT 29,566 29,125 28,993 28,892 28,776 28,715 28,715 27,971 27,971 27,971 Bảng tính chi phí lãi vay và trả nợ ngân hàng Đơn vị: 1000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Dư nợ đầu kỳ 50,000,000 41,772,770 30,726,009 18,901,269 6,486,422 0 2 Trả nợ gốc trong kỳ 8,227,230 11,046,761 11,824,740 12,414,847 13,098,657 0 3 Khấu hao 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 9,142,857 0 4 Lợi nhuận -915,627 1,903,904 2,681,883 3,271,990 3,955,800 0 5 Lãi vay trong kỳ 4,500,000 3,759,549 2,765,341 1,701,114 583,778 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1932.doc
Tài liệu liên quan