Đề tài Công tác thu bhxh tại bảo hiểm xã hội quận hai Bà Trưng

Qua quá trình thực tập tại Bảo Hiểm Xã Hội quận Hai Bà Trưng em muốn đưa ra một số kiến nghị của riêng bản thân em về những tồn tại trong công tác thu của cơ quan, cũng như trong công tác thu BHXH nói chung. Kiến nghị thứ nhất: Hiện giờ, cơ quan đang phải ở nhờ địa điểm của Toà án Nhân dân Quận Hai Bà Trưng để làm việc. Chính vì chưa có trụ sở của riêng cơ quan nên mọi sinh hoạt, làm việc của cán bộ trong cơ quan rất bất tiện, do vậy mà đã tạo ra một tâm lý không thoải mái và hứng khởi cho các cán bộ trong cơ quan khi là việc. Công việc của các bộ phận phải làm là rất lớn, nhất là bộ phận thu, số lượng cán bộ quản lý đơn vị từ các đơn vị tham gia BHXH lên làm việc với cơ quan trong ngày là nhiều, mà không gian làm việc chật hẹp, nhiều khi các cán bộ quản lý đơn vị lên làm việc không có chỗ để ngồi. Đây là một điều bất lợi cho cơ quan nên em có kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH Thành Phố Hà Nội các cơ quan chức năng của Quận Hai Bà Trưng cần khẩn tương cấp cho cơ quan một địa điểm riêng để làm trụ sở của cơ quan. Kiến nghị thứ hai: Do đây là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với các đơn vị tham gia BHXH nên khối lượng công việc của các cán bộ trong cơ quan là nhiều do vậy em kiến nghị với BHXH cấp trên cần bố trí thêm cán bộ về công tác tại BHXH quận để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Kiến nghị thứ ba: Hàng năm BHXH Việt Nam phải quản lý số đối tượng rất lớn, cần ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành để việc quản lý và việc hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ giao sẽ dễ dàng hơn. Cần mở các lớp bổ sung kiến thức tin học cho các cán bộ trong ngành BHXH.

doc62 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác thu bhxh tại bảo hiểm xã hội quận hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quý, năm. Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH,BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng. Vào sổ theo dõi kết quả thu BHXH, BHYT đến từng người lao động, từng cơ quan, đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc. Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Thành phố theo quy định. (4).Bộ phận chi: là những cán bộ làm nghiệp vụ chi BHXH. Nhiệm vụ là: Chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp BHXH cho những người mất sức lao động, tai nạn lao động bệnh nghiệp, tuất. Chi lương hưu và trợ cấp BHXH thì BHXH Quận giao cho UBND phường trực tiếp chi. Hàng tháng BHXH quận Hai Bà Trưng chi trên 31 tỷ đồng Việt Nam. Chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho các đơn vị. Từ năm 2003 tiến hành chi trả tiền khám chữa bệnh cho những người có thẻ BHYT vì lý do nào đó mà bệnh viện không thanh toán, các trường hợp ngoại lệ. (5).Bộ phận chính sách. Bộ phận chính sách bao gồm những cán bộ quản lý chế độ chính sách, những cán bộ lưu trữ hồ sơ và những cán bộ thuộc bộ phận BHYT - Cán bộ quản lý chế độ chính sách gồm những nhiệm vụ sau: Tiếp nhận hưu mới từ thành phố chuyển về. Tiếp nhận hưu và các đối tượng hưởng BHXH từ các quận huyện khác chuyển về và hưu từ các tỉnh khác chuyển về khi đã qua BHXH Thành phố. Làm thủ tục cho đối tượng trên chuyển đi các quận huyện khác. Nếu chuyển qua tỉnh khác thì phải qua BHXH Thành phố. Theo dõi ghi biến động các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH (do chết, chuyển đi, tức theo dõi số giảm). Thanh toán mai táng phí cho những đối tượng trên. - Bộ phận lưu trữ hồ sơ. Các cán bộ thuộc bộ phận này có nhiệm vụ: Quản lý hồ sơ của tất cả các đối tượng hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH. Hồ sơ phải phân theo tổ dân phố, theo phường để dễ tìm, dễ thấy. Trong điều kiện biên chế hiện nay, do thiếu nhân lực nên bộ phận lưu trữ hồ sơ kiêm cả quản lý con dấu. - Bộ phận BHYT. Các cán bộ thuộc bộ phận này có các nhiệm vụ sau: nhận thẻ BHYT trên Thành phố (theo danh sách đóng BHYT do bộ phận thu tập hợp chuyển lên). Cấp phát cho các đối tượng có thẻ BHYT qua Phường hoặc chủ sử dụng lao động. Đổi, sửa, bổ sung thẻ cho những trường hợp phát sinh. Từ năm 2003 trở đi phải thanh toàn tiền khám chữa bệnh cho những người có thẻ BHYT vì lý do nào đó mà bệnh viện không thanh toán như khám chữa bệnh vượt cấp, trái tuyến. 2.2.4.Kết quả hoạt động: Qua bảng số liệu số 2 cho kết quả hoạt động của cơ quan BHXH quận Hai Bà Trưng ngày một phát triển. Bảng số 2: Bảng tổng hợp kết quả thực hiện qua các năm. Năm Số đơn vị Số lao động Tiền thu BHXH (triệu đồng) Số hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH (người) Tiền lương hưu và trợ cấp BHXH (đồng) Số sổ BHXH (tính đến thời điểm) Khen thưởng 1996 382 58.304 47.121 42.192 110.863.945.418 427 Bằng khen UBNDTP 1997 452 60.452 50.690 43.290 114.004.469.895 10.070 Bằng khen BHXHVN 1998 567 63.478 57.953 43.440 146.283.504.290 24.531 Bằng khen BHXHVN và UBND TP 1999 586 67.133 59.846 43.820 150.928.120.665 39.034 Bằng khen Thủ tướng và UBND, cờ t/c cơ sở Đảng vững mạnh xuất sắc. 2000 693 69.713 76.287 44.437 186.057.971.307 50.109 Bằng khen UBNDTP 2001 745 72.045 95.144 45.336 224.604.440.823 62.706 Giấy khen UBND Quận HBT 2002 886 77.109 98.858 45.885 231.808.589.093 70.013 Giấy khen UBND Quận – Cờ tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh tiêu biểu. 2003 1.044 88.322 157.900 46.627 352.306.000.000 75.536 Giấy khen UBND Quận (Nguồn BHXH Quận Hai Bà Trưng) Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 1996 tới năm 2003 thì số đơn vị tham gia BHXH tăng xấp xỉ 3 lần. Chính vì số đơn vị tham gia bảo hiểm tăng đã kéo theo số lao động tham gia BHXH, do vậy số tiền thu BHXH cũng tăng nhanh chóng. Tính tới năm 2003 số thu từ BHXH là 157.900.000.000 đồng. Cũng đồng thời với việc tăng số thu thì số chi cho các chế độ của BHXH cũng tăng theo qua các năm. Số hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH tính đến năm 2003 là 46.627 người, số tiền chi cho các chế độ năm 2003 là 352.306.000.000 đồng. Người lao động tham gia BHXH ngày một yên tâm hơn do việc thực hiện giải quyết các chế độ ngày một nhanh hơn đáp ứng được yêu cầu của những người lao động khi gặp phải rủi ro. Hơn nữa, số sổ do cơ quan tiến hành cấp cho người lao động ngày một tăng. Tính đến cuối năm 2003 cơ quan tiến hành cấp được trên 75.000 sổ cho người lao động. Nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự phấn đấu không ngừng của các cán bộ trong cơ quan do vậy mà cơ quan đã hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc đã được nhận nhiều giấy khen và bằng khen của cơ quan cấp trên. Bước sang năm 2003, năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2001-2005), thực hiện Nghị quyết trung ương 5 Đại hội Đảng lần thứ IX, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15/CT-TW của Bộ chính trị và cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ. BHXH quận có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Luôn luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của BHXH Thành phố Hà Nội, sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy, Uỷ ban Nhân dân quận, sự phối hợp và ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, của các phường và các đơn vị tham gia BHXH. Đội ngũ cán bộ công chức được bổ xung do tiếp nhận BHYT chuyển sang, từ chỗ có 20 cán bộ, công chức nay tăng lên là 30 người đa số là cán bộ trẻ, khoẻ có bằng cấp. - Khó khăn: Trên địa bàn có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn gay gắt, nợ BHXH ngày càng lớn như Công ty Giầy Thăng Long, Công ty Da giầy Hà Nội (mỗi đơn vị nợ trên dưới 1tỷ đồng)… Do chức năng nhiệm vụ được tăng thêm, biểu mẫu có sụ thay đổi nên cán bộ có sự bỡ ngỡ, mất thời gian tìm hiểu để hướng dẫn cho cơ sở do đó có ảnh hưởng tới công tác thu BHXH. Phát huy thuận lợi và những kết quả đã đạt được của năm 2002, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, tập thể cán bộ công nhân viên chức Quận đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ năm 2003 trên các mặt công tác sau: (1).Công tác thu BHXH. Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu 163 tỷ tiền BHXH và BHYT do thành phố giao Quận đã thực hiện những biện pháp sau: - Lựa chọn, sắp xếp cán bộ thu phù hợp với phẩm chất, năng lực sở trường theo từng loại hình đơn vị. - Phân chia cán bộ thu theo từng nhóm trong đó số đơn vị và số lao động giữa các cán bộ phụ trách tương đối đồng đều, bình quân một cán bộ phụ trách từ 50 – 70 đơn vị và từ 7.000 – 9.000 lao động. - Giao hai đồng chí phó giám đốc chịu trách nhiệm về công tác thu do đó việc nắm tình hình và chỉ đạo được sâu sát, kịp thời. - Cán bộ thu hành ngày bám sát đơn vị, hướng dẫn biểu mẫu, nắm trắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình trích nộp BHXH, phát hành thẻ BHYT và thanh toán ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức của đơn vị, kịp thời báo cáo và đề xuất với lãnh đạo quận các biện pháp đốc thu có hiệu quả. - Phân công cán bộ trẻ, khoẻ, nhiệt tình vận động các đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH theo luật định. - Trong quá trình hoạt động đốc thu và thực hiện các chế độ BHXH, quận đã kiểm tra rà soát quá trình lương của người có sổ, phát hiện và khắc phục những trường hợp chưa đúng. - Phối hợp chặt chẽ với phòng BHXH Thành phố, gửi công văn đốc thu, báo cáo lãnh đạo để tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị có số dư nợ lớn, hoặc có biểu hiện chây ì, cố tình không thực hiện. - Thực hiện các chế độ BHXH đối với cơ sở (chi ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phát hành thẻ BHYT) kịp thời nhanh chóng đúng chế độ. - Đã đề nghị BHXH Thành phố hỗ trợ kinh phí cho 420 đơn vị trích nộp tốt kinh phí với số tiền là 201 triệu đồng. - Duy trì các phong trào thi đua lao động giỏi, người tốt việc tốt, chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. - Nhờ các biện pháp trên, tính đến nay toàn quận có 1.075 đơn vị, với 85.619 lao động tham gia BHXH (ngoài quốc doanh có 402 đơn vị, tăng 148 đơn vị và 2.456 lao động so với năm 2002) tiền thu BHXH tính đến ngày 30/11/2003 đạt 131 tỷ đồng. - Hướng dẫn đôn đốc cơ sở lập xong danh sách đóng BHXH và BHYT năm 2004 theo đúng hướng dẫn của BHXH thành phố. -Việc cấp nhận sổ sách của cán bộ thu bảo đảm kịp thời chính xác. (2).Công tác chi trả (6 chế độ). - Chi lương hưu và trợ cấp BHXH: Tính đến tháng 12 năm 2003 toàn quận quản lý 46.627 đối tượng hưu trí và trợ cấp BHXH. Trong đó: +Hưu CNVC: 36.169 người. +TNLĐ-BNN: 349 người. +Hưu quân đội: 2.919 người. +TC: 1.664 định xuất +MSLĐ: 5.339 người. QĐ91: 207 người. BHXH quận Hai Bà Trưng thường xuyên phối hợp với các phường trong việc quản lý di biến động của các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, rà soát và củng cố ban chi lương các phường. Việc phát lương hưu và trợ cấp BHXH tại phường đã đảm bảo tương đối tốt các quy định, nhất là việc lĩnh thay phải có giấy uỷ quyền. Các phường đi nhận tiền ở quận đều có xe công an đi cùng. Trong năm đã chi trả 352 tỷ 306 triệu đồng tiền lương hưu và trợ cấp BHXH, đảm bảo nhanh gọn chính xác, an toàn tuyệt đối và không có sai sót. Các phường đều đảm bảo quyết toán trước ngày 18 hàng tháng. - Chi trợ cấp ốm đau thai sản dưỡng sức: Cán bộ phân công đã bám sát cơ sở, nắm trắc tiến độ trích nộp tiền BHXH, tiến độ thực hiện chế độ BHXH của đơn vị, do đó chủ động đôn đốc, phối kết hợp với cơ sở trong việc duyệt chi trả hai chế độ cũng như thực hiện nghỉ dưỡng sức. Đối với cơ sở đông công nhân lao động vẫn duy trì việc duyệt chi hàng tháng tại cơ sở. Nhờ đó đã không còn đơn vị nào chi hai chế độ chậm quá 2 quý. Chứng từ tài chính, kế toán được thành phố đánh giá đảm bảo đúng theo quy định không có sai sót đáng kể. 12 tháng qua đã chi trả trợ cấp ốm đau cho 50.212 lượt người với số tiền 3.295.493.000 đ. Chi thai sản cho 1.982 người với số tiền 5 5.477.225.000 đ. Chi dưỡng sức cho 510 đơn vị với số tiền là 2.892.000.000đ. (3).Quản lý chế độ chính sách. Làm thủ tục: - Tiếp nhận nơi khác chuyển đến 217 trường hợp, chuyển đi ngoại tỉnh 76 trường hợp, nội tỉnh 148 trường hợp. - Tiếp nhận từ BHXH thành phố về 1.792 trường hợp. - Điều chỉnh lương theo Nghị định 03/CP: 469 trường hợp. - Thanh toán mai táng phí một lần 848 trường hợp với số tiền 1 tỷ 967 triệu đồng. - Giải quyết tuất cán bộ 148 trường hợp với 164 định suất. - Xác nhận thời gian công tác để giảm tiền nhà 485 trường hợp. - Đề nghị thành phố giải quyết mất sức lao động hưởng lại theo QĐ60: 139 trường hợp, theo QĐ 812: 15 trường hợp và theo QĐ91: 19 trường hợp. Đặc biệt thực hiện sự chỉ đạo của BHXH thành phố toàn quận đã tập trung hoàn thành dứt điểm việc viết phiếu trung gian, đã bổ sung hoàn thiện 3.900 hồ sơ trong đó đã rà soát, kiểm tra 100% hồ sơ đối tượng hưởng trợ cấp MSLĐ là 280 trường hợp. Chia tách xong hồ sơ về quận mới với 5 phường với 9.838 hồ sơ. Cũng qua kiểm tra rà soát đã phát hiện và xử lý 16 tường hợp hưởng không đúng theo quy định. (4)Công tác cấp sổ. Việc cấp sổ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH sau tháng 5 năm 1995 được thực hiện thường xuyên. Tất cả các đơn vị có nhu cầu đều được quận tận tình hướng dẫn và đáp ứng chu đáo. Qua 11 tháng đã cấp mới 5.209 sổ BHXH (kế hoạch là 5.000 sổ). Bên cạnh đó quận đã tăng cường kiểm tra, rà soát lại mức lương đóng BHXH của các đối tượng đã được cấp sổ BHXH. Những trường hợp đóng sai mức lương, sai thời gian nâng lương đã yêu cầu đơn vị sửa lại theo đúng quy đinh trước khi giải quyết chế độ BHXH. Tuy nhiên đây là công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. (5)Phát hành thẻ BHYT. Là chức năng mới của ngành nên ngay từ đầu quận đã tập trung thực hiện sự chỉ đạo của BHXH thành phố như tổ chức đối chiếu, rà soát danh sách đóng BHYT với danh sách đóng BHXH, đối chiếu tiền đóng BHYT của các đơn vị do BHYT chuyển sang, tiếp nhận yêu cầu của các đơn vị về việc phát hành, sửa, đổi thẻ. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn quận, công tác phát hành và quản lý thẻ từng bước đi vào nề nếp ổn định. 100% người tham gia BHYT đều dược phát hành thẻ BHYT kịp thời, các trường hợp phát sinh sửa đổi, bổ xung, cấp mới thẻ BHYT đều được giải quyết nhanh chóng. Các đối tượng đến thanh toán tiền viện phí theo thẻ BHYT đều được giải quyết tận tình chu đáo. BHXH quận đã phối hợp với phòng giáo dục - đào tạo triển khai công tác phát hành thẻ BHYT tới 100% các trường trên địa bàn quận, cán bộ bảo hiểm quận đã trực tiếp đến từng trường tuyên truyền, hướng dẫn biểu mẫu và thống nhất với kế hoạch triển khai thực hiện. Kết quả đã có 94 trường với 58.513 học sinh tham gia mua BHYT học sinh với số tiền là 2.926.000.000 đồng đạt 102% kế hoạch. (6).Công tác xây dựng đơn vị. Ngay từ những ngày cuối năm 2002, khi có chủ trương tiếp nhận BHYT và thực hiện chỉ đạo BHXH thành phố, quận đã xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ… do đó khi có quyết định chính thức quận đã thực hiện chỉ đạo theo phương án, cán bộ cũ, mới được phân công xen kẽ nhau bước đầu phù hợp với năng lực sở trường của cán bộ. Quận đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, không có hiện tượng phân biệt cũ mới, lấy hiệu quả công tác để đánh giá cán bộ. Do đó, tạo ra được không khí đoàn kết, tin cậy trong cơ quan. Chỉ sau một quý, cán bộ mới đã tự đảm nhận công việc được giao, cán bộ cũ thành thạo nghiệp vụ BHYT. Chi bộ đã tổ chức tốt đại hội nhiệm kỳ. Đã giới thiệu gần 4 quần chúng ưu tú đi học lớp tìm hiểu về Đảng. Một đồng chí đã được vào Đảng, 2 quần chúng ưu tú đã hoàn thiện hồ sơ chờ chuẩn y của quận uỷ. Công đoàn đã bổ sung thêm 2 đồng chí đoàn viên BHYT chuyển sang vào ban chấp hành và tổ chức hiệu quả. Quận đã tổ chức liên tục các đợt thi đua ngắn ngày nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể, duy trì tốt phong trào thi đua lao động giỏi, người tốt, việc tốt, tham gia tích cực các hoạt động do quận và BHXH thành phố tổ chức. Làm tốt công tác tư tưởng cũng như nhân sự cho việc chia tách quận. Nhờ đó các mặt công tác đều hoàn thành tốt. 4 đồng chí được BHXH thành phố và một đồng chí được Hội đồng thi đua quận công nhận người tốt, việc tốt năm 2003. Có 95% cán bộ công chức đạt loại A qua bình xét hàng tháng, 24 đồng chí được đề nghị BHXH thành phố công nhận lao động giỏi 2003 trong đó có 5 đồng chí được đề nghị BHXH Việt Nam và BHXH thành phố khen thưởng. II.Một số vấn đề trong nghiệp vụ thu BHXH, BHYT bắt buộc. 1.Đối tượng thu. 1.1.Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ, Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 1998, Nghị định số 01/2003/NĐ- CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 về việc sửa đổi bổ sung điều lệ BHXH, đối tượng thu BHXH bắt buộc bao gồm: * Người lao động Việt Nam đang làm việc theo chỉ tiêu biên chế hoặc theo hình thức hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, bao gồm cả người lao động làm việc dưới 3 tháng nhưng sau đó lại tiếp tục làm việc, những người được cử đi học, thực tập, điều dưỡng, công tác ở trong ngoài nước mà vẫn hưởng tiền công trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau đây: - Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh Nghiệp Nhà nước, bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. - Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh Nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm một thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. - Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; - Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; - Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hợp tác xã; - Các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lức lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính; - Cơ sở bán công, dân lập tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác; - Trạm y tế xã, phường, thị trấn; - Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, hoặc tham gia có quy định khác. - Các tổ chức có sử dụng lao động. * Cán bộ, công nhân, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức. * Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã. * Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ. * Cán bộ xã phường hưởng sinh hoạt phí theo quy định tai Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ. * Thành viên Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn không thuộc quy định của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP. * Các đối tượng nộp BHXH lần 1 hoặc tự nộp BHXH theo quy định tại Nghị quyết 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính Phủ và Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính Phủ về chính sách lao động dôi dư do tinh giảm biên chế trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, điều chỉnh lại các doanh nghiệp Nhà nước. * Người hưởng lương hưu trợ cấp BHXH hàng tháng theo quy định. * Người hưởng trợ cấp ưu đãi theo pháp lệnh người có công. * Lưu học sinh (Học sinh nước ngoài tại Việt Nam). * Các đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định . 1.2.Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. * Người lao động Việt Nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động từ hợp động đủ 3 tháng trở lên làm việc trong: - Các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; - Các đơn vị tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên - Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung; bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. * Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính; sự nghiệp; người làm trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế chính trị – xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của chính phủ; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường. * Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng. * Người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ. * Thân nhân sỹ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ. * Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam quy định tai Thông tư Liên bộ số 68LB/TC-KH ngày 04/11/1996 của Bộ tài chính – Kế hoạch và đầu tư. * Các đối tượng thuộc bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH. * Người nghèo được hưởng chế độ KCB theo quy định tại Quyết định số 139/2002QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. * Người đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su). 2.Mức thu BHXH, BHYT hàng tháng. 2.1)Mức thu 3% tiền lương hoặc trợ cấp hàng tháng: - Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. - Người lao động thuộc thu mức 23% tiền lương nhưng đang trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày hoặc nghỉ chờ việc không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh. - Lưu học sinh (thu 3% theo học bổng). 2.2)Mức thu 3% tính trên tiền lương tối thiều. - Người hưởng chế độ ưu đãi theo pháp lệnh người có công. - Thành viên Hội đồng nhân dân xã, phường không thuộc đối tượng của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP. - Các đối tượng bảo trợ xã hội: Thân nhân sĩ quan tại ngũ, đối tượng nhiễm chất độc hoá học… 2.3)Mức thu 15% tiền lương: - Người đi hợp tác lao động nước ngoài theo quy định tại Nghị định 152/CP. + Nếu trước khi ra nước ngoài đã là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước đóng theo mức tiền lương đang hưởng trước khi đi hợp tác lao động. + Nếu là lao động xã hội mới tuyển dụng mức đóng tính theo hai lần mức tiền lương tối thiều do Nhà nước quy định. - Đối tượng thuộc diện tinh giảm biên chế được đóng BHXH theo quy định tại Nghị quyết 16/2000/NQ - CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 hoặc Nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ. 2.4)Mức thu 18% sinh hoạt phí và phụ cấp. Cán bộ xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP. 2.5)Mức thu 23% tiền lương, tiền công. Bao gồm toàn bộ số lao động thuộc đối tượng thu BHXH ngoài các đối tượng thuộc điểm 2.1, 2.2, 2.3 mục này. 3.Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. * Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương , tiền công theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng; các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, khu vực, đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). * Người lao động được hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định, được tính theo mực tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng BHXH, BHYT. Từ ngày 01/01/2003 mức tiền lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng. * Người lao động làm việc trong các đơn vị quy định tại Điều 2 Nghị Định số 114/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ và khoản 3 mục II Thông tư số 04/2003TT-BLĐTBXH ngày 17/2/2003 của Bộ Lao động –Thương binh Xã hội thì tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT là mức lương ghi trong hợp đồng lao động theo thang bảng lương của đơn vị xây dựng nhưng không đợc thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. * Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH của người lao động làm việc trong các đơn vị liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mức lương nghi trong hợp đồng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định tại Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/6/1999 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội. 4.Quy trình thu – nộp BHXH, BHYT. 4.1. Quy trình nộp Bước1. Đăng ký tham gia BHXH, BHYT lần đầu. * Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị (gọi chung là đơn vị) quản lý các đối tượng nếu trên có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT với cơ quan BHXH được phân công quản lý theo địa giới hành chính cấp tỉnh, nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở; Hồ sơ đăng ký ban đầu bao gồm: - Công văn đăng ký tham gia BHXH, BHYT. - Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu C45-BH) danh sách đối tượng tham gia BHYT (mẫu C45a-BH). - Hồ sơ hợp pháp về đơn vị và người lao động trong danh sách (Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng) * Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định danh sách tham gia BHXH, BHYT, số tiền phải đóng hàng tháng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng BHYT với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng. * Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết với cơ quan BHXH tiến hành đóng BHXH, BHYT. Bước2. Hàng tháng nếu có biến động so với danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, BHYT, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu C47-BH, gửi tới cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh. Bước3. Hàng quý hoặc định kỳ theo hợp đồng đã kỹ kết, cơ quan BHXH và đơn vị quản lý đối tượng tiến hành đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT và lập biên bản (mẫu C46-BH) theo nguyên tắc ưu tiên tính đủ mức đóng BHYT bắt buộc, để xác định số tiền thừa thiếu còn phải nộp trong quý. Bước4. Trước 30/11 hàng năm, đơn vị quản lý đối tượng có trách nhiệm lập “Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH” (mẫu C45-BH), “Danh sách đối tượng mới tham gia BHYT” mẫu (C45a-BH) hoặc “Danh sách BHYT của lưu học sinh” (mẫu C51-BH) để đăng ký tham gia BHXH. BHYT của năm kế tiếp cho đối tượng với cơ quan BHXH được phân công quản lý. Phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT. 4.2.1. BHXH Việt Nam (Ban thu BHXH) chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại đối tượng tham gia BHXH, hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức, quản lý thu BHXH, BHYT cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu KCB và thẩm định số thu BHXH, BHYT. 4.2.2. BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh). * BHXH tỉnh (phòng thu BHXH) trực tiếp thu. - Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng ở địa bàn tỉnh, thành phố. - Các đơn vị trên địa bàn tỉnh quản lý. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài. - Lao động hợp đồng thuộc đơn vị lực lượng vũ trang - Các đơn vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/5/1995 của Chính Phủ. - Người nghèo quy định tại quyết định số139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. - Những đơn vị BHXH không điều kiện thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu. * Phòng thu BHXH có trách nhiệm. - Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH,BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, thẻ BHYT, Phiếu KCB đối với đơn vị do tỉnh quản lý, hướng dẫn BHXH huyện quản lý thu BHXH, BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, thẻ BHYT, Phiếu KCB cho đối tượng do huyện quản lý, định kỳ quý năm thẩm định số thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện. - Cung cấp dữ liệu về người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn cho phòng công nghệ thông tin để cập nhập vào chương trình quản lý thu BHXH, BHYT và in ấn thẻ BHYT, Phiếu KCB. - Cung cấp cho phòng giám định chi những thông tin về đối tượng đã đăng ký tại các cơ sở KCB theo Phiếu KCB đã cấp. - Phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính lập và giao kế hoạch, quản lý tiền thu BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh quản lý. 4.2.3. BHXH quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (Gọi chung là BHXH huyện) * BHXH huyện trực tiếp thu BHXH, BHYT. - Các đơn vị trên địa bàn do huyện quản lý. - Các đơn vị ngoài quốc doanh, ngoài công lập. - Các xã, phường, thị trấn. - Thân nhân sĩ quan tại ngũ quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ. - Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu. * Hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý thu, nộp BHXH,BHYT; cấp hướng dẫn sử dụng sổ BHXH, phiếu KCH với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng. 4.3. Lập và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT. * BHXH huyện căn cứ vào Danh sách lao động quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị tham BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra đối chiếu, tổng hợp và lập 2 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (Theo mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản lưu tại BHXH tỉnh trước ngày 20/10. * BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra đối chiếu, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu số 5-KHT), 01 bản lưu tại tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10. * BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triểm kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao số kiểm tra về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 15/11 hàng năm. * Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình trên địa bàn, BHXH khối Lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ trang, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương, hạ sĩ quan và binh sĩ hưởng phụ cấp đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét điều chỉnh. * BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH Lực lượng vũ trang trong tháng 1 năm sau. * BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch. 4.4. Quản lý tiền thu BHXH, BHYT. * Thu BHXH, BHYT bằng hình hức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào trong ngân hàng ngay trong ngày. * Không sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ việc gì, không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị. Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối vào thời gian công tác chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam. * Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ tiền đã xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị phải nộp tiền lãi theo mức lãi xuất tiền vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. BHXH tỉnh, huyện có quyền yêu cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản cơ quan, đơn vị chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của cơ quan, đơn vị. * BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12. * Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vượt quá 5.000.000.000 (năm tỷ) thì BHXH tỉnh phải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH, BHYT của tỉnh về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12. 4.5. Chế độ thông tin báo cáo. * BHXH huyện. - Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (mẫu 6-BCT), quý, năm (mẫu 7-CBT). - Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 15 đầu quý sau; báo cáo năm ngày 20 tháng 1 năm sau. - Địa điểm gửi BHXH tỉnh. * BHXH tỉnh. - Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (mẫu 6-BCT), quý, năm (mẫu 7-CBT; 8-BCT). - Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 31 tháng 01 năm sau. - Địa điểm gửi: BHXH Việt Nam. * BHXH Việt Nam. - Lập báo cáo tháng, quý và năm. - Định kỳ hàng quý, năm báo cáo tình hình số liệu thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, Phiếu KCB với Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền. 4.6. Hướng dẫn ghi chép một số mẫu thu BHXH. Các mẫu biểu liên quan trong công tác thu gồm nhiều mẫu và đòi hỏi phải chính xác trong việc ghi chép các số liệu trong mẫu biểu. Do vậy các số liệu và cách ghi chép là phải đúng để cho các cán bộ quản lý đơn vị lên làm việc với cán bộ trong cơ quan BHXH nhanh chóng và chính xác để không mất nhiều thời gian. Nên việc hướng dẫn ghi các mẫu biểu là công việc rất quan trọng. Hướng dẫn ghi chép: Danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH (Mẫu biểu C45A-BH). Biểu này thực hiện khi đơn vị đăng ký tham gia BHXH lần đầu và sau đó định kỳ tháng 12 hàng năm phải lập lại theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Các trường hợp tăng mới trong năm cũng phải lập bổ sung biểu này. Cách ghi như sau: Cột 1- Số thứ tự gốc: ghi theo số tự nhiên, trong năm được coi là mã số của từng người lao động. Cột 2 – Họ và tên: ghi họ và tên của người lao động theo hồ sơ gốc phù hợp với chứng minh nhân dân, hộ khẩu. Cột3, 4 – Ngày tháng năm sinh: ghi ngày tháng năm sinh theo hồ sơ gốc phù hợp với chứng minh nhân dân, hộ khẩu, nam ghi ở cột 3, nữ ghi ở cột 4. Cột 5 – Số sổ BHXH: ghi theo số sổ BHXH đã được cấp. Cột 6 – Chức vụ, nghề nghiệp: ghi rõ chức danh nghề nghiệp hiện tại đang đảm nhận. Cột 7 – Tiền lương cơ bản: ghi tiền lương cơ bản. Nếu đơn vị áp dụng hệ thống thang bảng lương Nhà nược quy định thì ghi theo hệ số lương được xếp, nếu đơn vị trả lương không theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước thì ghi theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Chú ý: mức lương thu BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Cột 8, 9 – Các khoản phụ cấp: ghi các khoản phụ cấp nếu có phải nộp BHXH theo quy định. Cách ghi tương ứng cột 7. Cột 10 – Tổng số: ghi tổng số tiền phải đóng BHXH 1 tháng. Cột 11 – Quỹ hưu trí, trợ cấp: ghi số tiền phải đóng BHXH 20% (hoặc 15%) cho quỹ hưu trí, trợ cấp. Cột 12 – Khám chữa bệnh: ghi số tiền phải đóng BHXH 3% cho quỹ khám chữa bệnh. Cột 13 – Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ( Có trong danh mục các cơ sở khám chữa bệnh được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ khám chữa bệnh). Cột 14, 15 – Thời hạn sử dụng thẻ: ghi thời hạn sử dụng khám chữa bệnh (Cột này do cơ quan BHXH ghi). Cột 16 – Ghi chú: sử dụng để ghi các ghi chú cần thiết như người chưa có thẻ đề nghị cấp mới (tăng mới), người đi nước ngoài, người đang nghỉ thai sản… tương ứng từng mục đối tượng đăng ký đóng BHXH. Mục I: Kê khai những người đóng đủ cả hai quỹ (thu 23%). Mục II: Kê khai những người chỉ đóng hưu trí, trợ cấp (Lao động ở nước ngoài không phải đi hợp tác lao động và vẫn hưởng tiền lương ở trong nước). Mục III: Kê khai những người chỉ đóng quỹ khám chữa bệnh (lao động nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày, nghỉ chờ không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh). Dòng cộng: Là tổng số theo từng cột trong một mục. Dòng tổng cộng: Là tổng cộng theo cột của các mục. Lưu ý: -Mẫu này thống nhất lập trên khổ giấy A3 và ghi đầy đủ các thông số đã hướng dẫn. -Trường hợp đơn vị lần đầu tiên tham gia BHXH lập kèm theo biểu này và bản đăng ký tham gia BHXH (Mẫu C1A – BH). -Các trường hợp tăng mới trong năm đều phải lập bổ sung mẫu này và số thứ tự kế tiếp. III.Thực trang công tác thu BHXH ở BHXH Quận hai Bà Trưng. 1.Tình hình thu BHXH ở Quận Hai Bà Trưng. 1.1.Khối Hành Chính Sự Nghiệp (HCSN). Khối HCSN do quận quản lý thu bao gồm khối: HCSN Trung Ương. (A1) HCSN Thành phố. (A2) HCSN Quận. (A3) Theo giõi tình hình thu của khối HCSN qua 3 năm từ năm 2001 đến năm 2003 ta có bảng số liệu số 4. Qua bảng số liệu cho thấy số đơn vị và số lao động của khối HCSNTW tăng dần qua các năm, từ năm 2001 đến năm 2003 số đơn vị tham gia tăng từ 133 đơn vị lên 160 đơn vị kéo theo số lao động tăng từ 12.605 người lên 13.418 người. Riêng khối HCSNTP thì năm 2002 số đơn vị tham gia lại giảm so với năm 2001, nhưng đến năm 2003 thì số đơn vị lại tăng hơn so với năm 2001. Số đơn vị năm 2001 là 52 đơn vị sang năm 2003 có 56 đơn vị; số lao động từ 2.988 người tăng lên 3.049 người. Khối hành chính sự nghiệp quận từ năm 2001 đến năm 2003 từ 125 đơn vị tham gia lên 127 đơn vị tương ứng tăng từ 3.757 người lên 3.806 người. Tổng quỹ lương hàng tháng các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH tăng rõ rệt qua các năm, số tăng này một phần do số lao động nhiều hơn nhưng chủ yếu là do lương của từng lao động tăng. Tổng số phải thu BHXH của khối HCSN năm 2001 là 27195,4 triệu đồng, số đã thu là 27860,3 triệu đồng. Năm 2002 số phải thu là 27704,3 triệu đồng số đã thu là 28716,9 triệu đồng. Năm 2003 số phải thu là 44.276,3 triệu đồng số đã thu là 43.769,1 triệu đồng. So với năm 2001 thì năm 2003 số phải thu tăng hơn 62,8%, số đã thu tăng hơn 57,1%, số phải thu có tốc độ tăng nhanh hơn với số đã thu. Sang năm 2003 số thu BHXH bao gồm cả thu BHYT do vậy số phải thu tăng vọt, ngoài ra hàng năm số cán bộ được tăng lương do vậy số trích nộp BHXH tăng lên. Tổng số nợ chuyển kỳ sau của năm 2001 là 557,33 triệu đồng, năm 2003 là 730,4 triệu đồng. Số phải thu tăng số nợ cũng tăng theo. Số nợ năm 2001 so với số phải thu cùng năm là 2,05%; số nợ năm 2003 so với số phải thu năm 2003 là 1,64%. Như vậy số nợ so với số phải thu năm 2003 giảm 0,41% so với năm 2001. Đây là kết quả đáng khích lệ của năm 2003. Khối hành chính sự nghiệp là một khối mà số tiền các đơn vị nợ chuyển kỳ sau thường cân bằng với số tiền các đơn vị nộp thừa chuyển kỳ sau. 1.2.Khối doanh nghiệp (DN). Khối doanh nghiệp trung ương (B1) Khối doanh nghiệp thành phố (B2) Khối doanh nghiệp quận (B3) Khối doanh nghiệp do BHXH quận quản lý bao gồm: Doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp thành phố, doanh nghiệp quận đặt trên địa bàn quận. Qua bảng số liệu số 5 cho thấy: Khối doanh nghiệp trung ương có 199 đơn vị tham gia BHXH vào năm 2001 sang đến năm 2003 là 239 đơn vị, số đơn vị đã tăng 40 đơn vị qua 3 năm; số lao động từ 36.402 người năm 2001 tăng lên 38.980 người năm 2003. Từ năm 2001 đến năm 2003 số đơn vị tham gia BHXH của khối doanh nghiệp thành phố qua mỗi năm tăng 1 đơn vị, số lao tăng từ 11.992 người năm 2001 sang năm 2003 là 12.756 người. Khối doanh nghiệp quận số dơn vị tham gia BHXH năm 2003 ít hơn 2 năm trước 1 đơn vị, do vậy số lao động của khối này cũng giảm đi, năm 2001 có 3003 người tham gia BHXH sang đến năm 2003 chỉ còn có 263 người. Năm 2001, số BHXH phải thu là 55.710,8 triệu đồng , số đã thu là 61.564.06 triệu đồng. Năm 2002, số BHXH phải thu là 58.301,6 triệu đồng, số đã thu được là 62.232,6 triệu đồng. Sang năm 2003, số phải BHXH thu là 102.208,3 triệu đồng, số đã thu là 91.113,3 triệu đồng. Qua từng năm số BHXH phải thu, số đã thu đều tăng, các số này tăng là do số đơn vị tham gia BHXH tăng và ngoài ra lương bình quân của người lao động cũng tăng. Đấy là những lý do làm cho số phải thu và số đã thu tăng. Năm 2003 so với năm 2001, về số phải thu đã tăng 83%; số đã thu tăng hơn 47,99% ta thấy số phải thu tăng nhanh hơn số đã thu . Số nợ chuyển kỳ sau so với số phải thu của năm 2001 sấp xỉ 8%. Năm 2003, số nợ chuyển kỳ sau so với số phải thu sấp xỉ 7,7%. Số nợ chuyển kỳ sau của các năm giảm dần là mục tiêu mà BHXH quận cố gắng làm, cán bộ trong cơ quan luôn luôn phấn đấu sao cho số nợ chuyển kỳ sau của các khối ngày một giảm đi. 1.3.Khối ngoài quốc doanh: Khối ngoài quốc doanh do cơ quan quản lý là khối mà cơ quan mất rất nhiều công sức trong công tác thu. Khối ngoài quốc doanh trên địa bàn quận bao gồm hầu hết là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và các Công ty cổ phần. Bảng 6: Tổng hợp báo cáo thu quý 4 khối doanh nghiệp năm 2001-2003 (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm2001 Năm 2002 Năm2003 Số đơn vị 175 254 346 Số lao động 3.654 5.546 7.833 Quỹ lương 25.991.253.521 33.780.621.396 6.597.956.904 BHXH phải thu 5.198.850.704 6.756.124.279 11.892.905.680 Phải thu kỳ trước: Thừa Thiếu 7.397.280 776.876.569 85.721.285 1.136.729.018 97.530.590 596.461.679 Tổng số phải thu 2.290.835.325 3.105.466.460 13.923.829.471 Số đã thu 5.729.205.242 7.529.861.310 13.596.068.217 Số chuyển kỳ sau: Thừa Thiếu 30.476.492 499.828.831 97.530.590 596.461.679 632.270.679 959.615.976 Nguồn BHXH quận Hai bà Trưng Qua bảng số liệu trên ta thấy số đơn vị tham gia BHXH từ năm 2001 đến năm 2003 tăng gần gấp đôi. Số lao động tăng từ 3.654 lao động lên 7.833 lao động. Số BHXH phải thu, số đã thu và số nợ chuyển kỳ sau của khối tăng qua các năm. Trên thực tế thì số đơn vị sử dụng lao động của khối này là lớn, tính đên năm 2003 có hơn 1.000 đơn vị nhưng chỉ có 346 đơn vị tham gia BHXH. Các chủ sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ được cho là đối tượng chính không tuân thủ chính sách BHXH, họ không đăng ký với cơ quan BHXH, hoặc có đăng ký nhưng trốn tránh hoặc từ chối đóng BHXH. Người lao động cũng là một tác nhân góp phần vào sụ kém tuân thủ, nhưng tự bản thân họ không thể trốn tránh nộp khoản đóng góp của họ nếu không có sự thông đồng và khuyến khích của chủ sử dụng lao động, đối tượng có trách nhiệm khấu thừ khoản đóng góp của người lao động từ lương của họ. Tại thời điểm ban đầu thực hiện chương trình BHXH, phải lường trước được khả năng người lao động thậm chí có xu hướng phản đối đóng BHXH bởi vì việc đóng bảo hiểm nghĩa là giảm khoản lương thực tế để tiêu dùng cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Nhưng sau một thời gian, khi chương trình BHXH cung cấp các chế độ trợ cấp đáng kể cho họ trong các thời điểm khó khăn, họ sẽ có chiều hướng sẵn sàng và tự nguyện hơn trong việc đóng góp cho cơ quan bảo hiểm. Trong thực tế có nhiêu trường hợp, người lao động sẵn sàng đóng góp nhưng bị ngăn trở bởi chủ sử dụng lao động vì sợ bị mất việc do chủ sử dụng lao động cố ý không tham gia BHXH cho người lao động. Thực hiện kế hoạch số 42/KH- UB ngày 28/8/2002 của UBND Thành phố về vận động thực hiện BHYT học sinh năm học 2002 – 2003, liên ngành Giáo dục Đào tạo – Y tế – Bảo hiểm y tế Hà Nội đã có công văn số 03 ngày 03/9/2002 hướng dẫn các Phòng Giáo dục Đào tạo và Bảo hiểm quận huyện triển khai thực hiện BHYT học sinh đến các trường học và quận Hai Bà Trưng đã có 36.107 học sinh tham gia bằng 102% tỷ lệ học sinh so với kế hoạch đặt ra. Bước sang năm 2003 số phải thu cũng như số đã thu so với các năm trước tăng hơn bởi năm 2003 thu BHXH bao gồm thu cả BHYT. Hơn nữa, do có sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố, sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của các ngành có liên quan đã làm cho công tác thu thuận lợi hơn so với trước. Qua các năm công tác thu càng tiến triển hơn so với các năm trước là do các cán bộ trong công tác thu luôn được tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ. Phần III: Một số kiến nghị trong công tác thu. Qua quá trình thực tập tại Bảo Hiểm Xã Hội quận Hai Bà Trưng em muốn đưa ra một số kiến nghị của riêng bản thân em về những tồn tại trong công tác thu của cơ quan, cũng như trong công tác thu BHXH nói chung. Kiến nghị thứ nhất: Hiện giờ, cơ quan đang phải ở nhờ địa điểm của Toà án Nhân dân Quận Hai Bà Trưng để làm việc. Chính vì chưa có trụ sở của riêng cơ quan nên mọi sinh hoạt, làm việc của cán bộ trong cơ quan rất bất tiện, do vậy mà đã tạo ra một tâm lý không thoải mái và hứng khởi cho các cán bộ trong cơ quan khi là việc. Công việc của các bộ phận phải làm là rất lớn, nhất là bộ phận thu, số lượng cán bộ quản lý đơn vị từ các đơn vị tham gia BHXH lên làm việc với cơ quan trong ngày là nhiều, mà không gian làm việc chật hẹp, nhiều khi các cán bộ quản lý đơn vị lên làm việc không có chỗ để ngồi. Đây là một điều bất lợi cho cơ quan nên em có kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH Thành Phố Hà Nội các cơ quan chức năng của Quận Hai Bà Trưng cần khẩn tương cấp cho cơ quan một địa điểm riêng để làm trụ sở của cơ quan. Kiến nghị thứ hai: Do đây là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với các đơn vị tham gia BHXH nên khối lượng công việc của các cán bộ trong cơ quan là nhiều do vậy em kiến nghị với BHXH cấp trên cần bố trí thêm cán bộ về công tác tại BHXH quận để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Kiến nghị thứ ba: Hàng năm BHXH Việt Nam phải quản lý số đối tượng rất lớn, cần ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành để việc quản lý và việc hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ giao sẽ dễ dàng hơn. Cần mở các lớp bổ sung kiến thức tin học cho các cán bộ trong ngành BHXH. Kiến nghị thứ tư: Hàng năm cần tổ chức các cuộc thi giữa các cán bộ trong ngành BHXH để tạo điều kiện cho các cán bộ trong ngành có mối quan hệ với nhau tốt hơn và thông qua cuộc thi sẽ giúp cho các cán bộ trao đổi kinh nghiệm. Cũng thông qua cuộc thi thì các cán bộ phấn đấu hơn để có thể dự thi và đạt giải. Kiến nghị thứ năm: Nhắm mục đích hoàn thành tốt kế hoạch thu đặt ra. - Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: + Ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực BHXH có sự đồng bộ và kịp thời. + Các cơ quan, ban, ngành liên quan phối hợp hướng dẫn thực hiện xử phạt việc chậm nộp BHXH, BHYT, hoặc hướng dẫn việc trích từ tài khoản của các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH lớn, hoặc kéo dài theo quy định tại Quyết định số 02/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Đối với BHXH Việt Nam: + Thưởng trực tiếp cho những đơn vị, cá nhân có nhiều cố gắng, có nhiều thành tích trong việc hướng dẫn, đôn đốc, khai thác lao động tham gia BHXH nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Như vậy, tiền thưởng mới thực sự là đòn bẩy kinh tế tạo động lực giúp các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. + Chi phí quản lý bộ máy nên tính theo số thu, phân chia theo các khu vực khác nhau như: thành phố, đồng bằng và miền núi có chú ý tới các địa phương kinh tế – xã hội chậm phát triển, hoặc có khó khăn do điều kiện khách quan. Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu và nhiệm vụ đã được giao BHXH các cấp cần thực hiện tốt một số giải pháp và tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể dưới đây: * Công tác thông tin, tuyên truyền. - Tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tin đại chúng: truyền hình, đài phát thanh ở Trung ương và địa phương (tăng thời lượng phát sóng, tổ chức cá chuyên trang, chuyên đề). Các báo, các tạp chí BHXH (tăng số trang số lượng bài viết hoặc mở riêng chuyên mục về BHXH, BHYT hàng tuần, kỳ) nhằm tạo thời gian cho người nghe, nhìn, đọc cứ đến ngày giờ là quan tâm theo dõi. - Tổ chức thi tìm hiểu chính sách, chế độ về BHXH: có thể tổ chức dưới nhiều hính thức, với những biện pháp cụ thể và theo một phạm vi và lĩnh vực nhất định. - BHXH Việt Nam có thể phối hợp với VTV3 của đài truyền hình Việt Nam tổ chức thi tìm hiểu BHYT, BHXH thông qua chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” với từng nội dung bảo hiểm riêng, đăng ký với đài truyền hình Việt Nam mở riêng một chuyên mục về BHXH, BHYT. Ngoài ra còn kết hợp xậy dụng những bài phóng sự, phỏng vấn. - Cán bộ chuyên quản không chỉ tích cực đôn đốc thu mà còn là người tuyên truyền viên về các chế độ chính sách BHXH, BHYT đến từng đơn vị sử dụng lao động để hướng dẫn nghiệp vụ thu – nộp BHXH đúng kỳ, giảm nợ tồn đọng. * Về cơ chế thực hiện chế độ. - Phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan trình Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 58/1998/NĐ - CP mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, phù hợp với Nghị định số 01/2003/NĐ - CP về BHXH. - Đề nghị các cơ quan liên ngành, các cấp chính quyền , Đảng, đoàn thể ở địa phương có những quy định cụ thể, gắn với đảm bảo thực hiện quyền lợi về BHXH của người lao động với việc khen, tặng thưởng; bình xét danh hiệu chi bộ, Đảng bộ hàng năm; trong việc cấp giấy phép hoạt động sản xuất,kinh doanh. - Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức đoàn thể ở địa phương như thanh tra, thuế, lao động, công đoàn… tổ chức các cuộc thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH ở các đơn vị sử dụng lao dộng, tập trung kiểm tra các đơn vị nợ bảo hiểm tồn đọng lớn, kéo dài. - Đối với ngành BHXH: + Xây dụng các chỉ tiêu BHXH, BHYT sát với tiềm năng kinh tế – xã hội, khả năng khai thác lao động của từng địa phương, chặt chẽ, dân chủ, khách qua; vừa đảm bảo tính khoa học, tính phát triển vừa đảm bảo tính khả thi. + Xây dựng những quy định cụ thể, gắn công tác với cơ chế khen thưởng hay sử phạt nghiêm: Địa phương nào không hoàn thành chỉ tiêu thì không đưa vào diện bình xét thi đua, không hưởng quyền lợi tiền lương, hạ mức phân loại. + Xây dựng định mức chi phí hỗ trợ theo hướng khuyến khích BHXH các tỉnh, thành phố khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH; chú trọng khu vực ngoài quốc doanh. + Có cơ chế động viên bằng tinh thần, vật chất theo từng đợt, từng kỳ không nhất thiết phải đến hết năm: nếu tỉnh nào, quận huyện nào làm tốt công tác thu, khai thác mở rộng đối tượng hoặc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngay từ những tháng, quý đầu năm có thể được khen thưởng đột xuất. Cũng có thể phát động đợt thi đua toàn ngành hoặc ở một địa phương, phong trào thi đua có thể là cả năm, có thể là từng đợt với những nội dung, chỉ tiêu cụ thể tạo động lực phấn đấu, khích lệ tinh thần cán bộ công chức thi đua mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thi đua quản lý chặt, giảm số nợ đọng, có khen thưởng bằng vật chất với mức cụ thể… * Về tổ chức: - Cần thiết xây dựng biên chế khung định biên, phù hợp cho từng tỉnh, thành phố và các quận, huyện trên cơ sở xác định về tổng số thu; số đơn vị sử dụng lao động và lao động bình quân mà một cán bộ chuyên quản phải quản lý (có tính đến điều kiện địa lý, phạm vi quản lý). - Xây dựng cụ thể về tuyển dụng và bố trí cán bộ làm công tác thu, nhất là cấp quận, huyện, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ về tin học, về công tác quản lý cho tất cả các bộ phận chuyên quản đến cấp quận, huyện. Mục lục: Lời nói đầu. 1 Phần I. Tổng quan về BHXH và công tác thu BHXH. 3 I.Đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH. 3 1.Bản chất BHXH. 3 2.Đối tượng BHXH. 7 3.Chức năng của BHXH. 8 4.Tính chất của BHXH. 11 II.Quỹ BHXH và mục đích sử dụng quỹ. 12 1.Đặc điểm quỹ. 12 2.Nguồn hình thành quỹ. 13 3.Phí BHXH. 14 4.Mục đích sử dụng quỹ. 15 III.Vai trò của công tác thu. 16 1. Vai trò của công tác thu trong việc tạo lập quỹ. 16 2. Vai trò của công tác thu trong mối quan hệ giữa các bên trong BHXH. 17 3. Công tác thu trong việc đảm bảo công bằng trong BHXH. 18 Phần II: Thực trạng công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 19 I.Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam và BHXH quận Hai Bà Trưng. 19 1. BHXH Việt Nam. 19 1.1. BHXH Việt Nam thời kỳ 1945 – 1960. 19 1.2. BHXH Việt Nam thời kỳ 1961 – 1993. 20 1.3. BHXH Việt Nam thời kỳ 1995 tới nay. 24 2.Tổng quan về BHXH quận Hai Bà Trưng. 26 2.1.Khái quát chung về quận Hai Bà Trưng. 26 2.2.Khái quát chung về BHXH quận Hai Bà Trưng. 26 II.Một số vấn đề trong nghiệp vụ thu BHXH, BHYT bắt buộc. 38 1.Đối tượng thu. 38 1.1.Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 38 1.2.Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. 40 2.Mức thu BHXH, BHYT hàng tháng. 41 3.Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. 42 4.Quy trình thu – nộp BHXH, BHYT. 43 4.1.Quy trình nộp. 43 4.2.Phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT. 44 4.3.Lập và gia kế hoạch thu BHXH, BHYT. 46 4.4.Quản lý tiền thu BHXH, BHYT. 47 4.5.Chế độ thông tin báo cáo. 48 4.6.Hướng dẫn ghi chép một số mẫu thu BHXH, BHYT. 48 III.Thực trang công tác thu BHXH ở quận Hai Bà Trưng. 51 1.Tình trạng thu BHXH quận Hai bà Trưng. 51 1.1.Khối Hành chính sự nghiệp. 51 1.2.Khối doanh nghiệp. 55 1.3.Khối ngoàI quốc doanh. 56 Phần III: Một số kiến nghị 59 Tài liệu tham khảo. 65 tài liệu than khảo: Giáo trình kinh tế bảo hiếm. (Của trường Đại học Kinh tế quốc dân) Bảo hiểm xã hội những điều cần biết. Các văn bản của nhà nước có liên quan tới BHXH. Tạp chí BHXH các số gần đây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0004.doc
Tài liệu liên quan