Đề tài Công ty Vận tải biển Nam Triệu, thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh doanh (kinh doanh vận tải)

Vận tải là một nghành công nghiệp cấu thành của nền kinh tế quốc gia nói chung. Những năm đầu của thế kỷ 21 là thời điểm mở đầu của quá trình tòan cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế các quốc gia mà sẽ phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ. Trong tiến trình hội nhập này, thời lượng hàng hóa trao đổi, mua bán giữa các quốc gia sẽ gia tăng lên rất cao, đây là cơ hội phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nước ta hiện nay là thành viên chính thức của ASEAN và APEC, sắp tới đây sẽ gia nhập WTO là tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thế giới. Để có thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi thương mại trong khu vực, trong đó tổ chức và trên thế giới thì vấn đề vận tải trở nên rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến khối lượng hàng hóa được vận chuyển. Phương thức vận tải bằng tàu biển với tất cả các ưu điểm của nó sẽ là phương thức đáp ứng tốt nhất yêu cầu tải trọng thế kỷ tới.

doc28 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty Vận tải biển Nam Triệu, thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh doanh (kinh doanh vận tải), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực tế trong những năm gần đây đã chứng tỏ rằng, thương mại là một trong những thế mạnh của nước ta hiện tại và tương lai. Nhất là Việt Nam đang tiến hành những vòng đàm phán DOHA để tiến tới gia nhập vào WTO thì các hoạt động thương mại kinh doanh quốc tế là không thể thiếu. Thương mại phát triển kéo theo sự phát triển của các yếu tố đi kèm với nó như là: các hoạt động xuất nhập khẩu, các hợp đồng kinh doanh quốc tế, các mối quan hệ Đặc biệt là vận tải trong kinh doanh thương mại. Trước tình hình đó mỗi đơn vị muốn tồn tại và phát triển thì phải định hướng đi phù hợp cho riêng mình, hay nói cách khác là phải xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý. Qua lý thuyết và thực tế tìm hiểu hoạt động kinh doanh ở Công ty em đã chọn đề tài: “Công ty Vận tải biển Nam Triệu, thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh doanh (kinh doanh vận tải)” là chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề được viết thành ba chương với các nội dung sau: Phần I: Khái quát chung về thị trường vận tải biển. Phần II: Thực trạng về tình hình họat động khai thác của Công ty VTB Nam Triệu. Phần III: Một số giải pháp hoàn thiện nhằm mở rộng thị trường vận tải biển của Công ty VTB Nam Triệu. Do trình độ và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiết sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Vũ Quang Anh và các cán bộ lãnh đạo trong Công ty VTB Nam Triệu đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để chuyên đề được hoàn thành. Chương I: Khái quát chung về thị trường vận tải biển. Thị trường vận tải biển Khái quát vận tải biển. Vai trò của vận tải Vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất cứ sự di chuyển vị trí nào của con người và vật phẩm. Nhưng với ý nghĩa kinh tế thì vận tải chỉ bao gồm những sự di chuyển vị trí của con người và vật thỏa mãn đồng thời hai tính chất: là một họat động sản xuất vật chất và là một họat động kinh tế độc lập. Vận tải còn là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí của con người và hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Nhờ có vận tải con người đã chinh phục được khoảng cách không gian và đã tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Vận tải là yếu tố cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Vận tải không tách rời quá trình sản xuất của xã hội. Các xí nghiệp, nhà máy là những bộ phận thống nhất của hệ thống kinh tế quốc dân, chỉ có thể tiến hành sản xuất bình thường và thuận lợi trong điều kiện có sự liên hệ mật thiết với nhau thông qua quá trình sản xuất của nghành vận tải. Mối quan hệ giữa vận tải và các nghành kinh tế khác nhau là rất sâu sắc và muôn hình muôn vẻ. Đó là mối quan hệ qua lại, tương hỗ nhau. Vận tải là điều kiện cần thiết của tái sản xuất các mặt hoạt động khác của xã hội. Ngược lại, kinh tế phát triển tạo ra những tiền đề và đòi hỏi phát triển nhanh chóng nghành vận tải. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng và quốc phòng Trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực lưu thông (nội địa và quốc tế). Vận tải đảm bảo chuyên chở nguyên vật liệu, bán thành phẩm từ nơi sản xuất này đến nơi sản xuất khác, đồng thời vận chuyển các thành phẩm công nghiệp, nông nghiệp. 1.2 Đặc điểm của vận tải Sản xuất trong vận tải là một quá trình tác động về mặt không gian, chứ không phải là tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động. Trong vận tải không có đối tượng lao động như các ngành sản xuất vật chất khác, mà chỉ có đối tượng chuyên chở gồm hàng hóa và khách hàng. Con người thông qua phương tiện vận tải (là tư liệu lao động) tác động vào đối tượng chuyên chở để gây ra sự thay đổi vị trí không gian và thời gian của chúng. Sản xuất trong vận tải không sáng tạo ra sản phẩm vật chất mới mà sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt, gọi là sản phẩm vận tải. sản phẩm vận tải lại di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở. Sản phẩm này cũng có hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng. Bản chất và hiệu quả mong muốn của sản xuất vận tải là thay đổi vị trí chứ không phải làm thay đổi hình dáng, tính chất hóa lý của đối tượng chuyên chở. Sản phẩm vận tải không có hình dáng, kích thước cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm vận tải không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi quá trình sản xuất vận tải kết thúc, thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay. Các nghành sản xuất vật chất khác có thể sản xuất ra một số lượng sản phẩm dự trữ để thỏa mãn nhu cầu chuyên chở tăng lên đột xuất hoặc chuyên chở mùa, nghành vận tải phải dự trữ năng lực chuyên chở của công cụ vận tải. Tư cách là hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Vận tải không thể tách rời nhu cầu chuyên chở của nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Một số chỉ tiêu về vận tải năm 2005: + Khối lượng hàng hóa vận chuyển : + Khối lương hàng hóa luân chuyển: + Chiếm %tổng sản phẩm xã hội + Chiếm% thu nhập quốc dân + Chiếm % tổng vốn đầu tư của nhà nước + Chiếm % tổng lao động trong các nghành kinh tế. 1.3 Cac loại hình vận tải. Nghành vận tải đã và đang đa dạng hóa các hình thức và loại hình vận chuyển hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Tùy thuộc vào khối lượng hành hóa cần vận chuyển, đặc tính của hàng hóa, quãng đường và thời gian cần vận chuyển và lựa chọn mức chi phí. Khách hàng sẽ lựa chọn cho mình hình thức loại hình vận tải phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Cũng nhờ đặc tính chuyên môn hóa mà ta chia lĩnh vực vận tải thành 4 loại vận tải mà mỗi loại hình có những đặc điểm khác nhau. Vận tải đường bộ(ô tô): Do đặc điểm của các phương tiện vận chuyển nên vận chuyển bằng ô tô nhanh và động cơ. Nó có thể đảm nhận chức năng vận chuyển từ kho tới kho. Vận chuyển bằng ô tô thì đảm bảo an toàn cả về hàng hóa và thời gian cho nên nó là loại hình vận tải phổ biến nhất hiện nay. Ngược lại giá thành vận chuyển cao, không phù hợp với các loại hàng hóa to, cồng kềnh, khối lượng nhiều mà nó chỉ phù hợp với các loại hàng lẻ, gọn với khối lượng không quá lớn. Vận tải đường thủy: + Vận tải đường sông + Vận tải đường biển: Vận tải đường sông và đường biển đều có nhược điểm là chậm. Không thể thực hiện vận chuyển từ kho tới kho mà chỉ có thể vận chuyển từ cảng đến cảng. Phụ thuộc cảng đỗ, điều kiện thời tiết. Đây là một khó khăn rất lớn cho vận tải biển. Do điều kiện thời tiết. Đây là một khó khăn rất lớn cho vận tải biển. Do điều kiện thời tiết mà đôi khi hàng đến chậm hoặc thậm chí bị mất hàng. Giá thành của vận tải biển rất rẻ và phù hợp với các loại mặt hàng có khối lượng lớn, cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng Vận tải đường sắt: Có đặc điểm nhanh, không cơ động vì đối với lọai hình vận tải này cũng chỉ vận chuyển từ ga đến ga, giá thành vận chuyển cao. Vận tải hàng không: Trong điều kịên như hiên nay ở nước ta thì loại hình vận tải này chưa phát triển mạnh mẽ, tỷ phần thị trường của nó không cao so với các lọai hình vận tải khác. Tuy nhiên, vận tải bằng đường hàng không có đặc điểm là nhan, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, hầu hết các hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không là hàng hóa gọn nhẹ và có giá trị, giá thành của việc vận chuyển cao. 1.4 Vận tải biển Diện tích của mặt biển chiếm 2/3 tổng diện tích của trái. Từ lâu con người đã biết lợi dụng đại dương làm các tuyến đường giao thông để chuyên chở hành khách và hàng hóa giữa các nước với nhau. Vận tải biển xuất hiện rất sớm và phát triển nhanh chóng. Hiện nay vận tải biển là một phương thức vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Vận tải đường biển có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau: Các tuyến đường biển hầu hết là những đường giao thông tự nhiên( trừ việc xây dựng các hải cảng và kênh đào quốc tế). Do đó không đòi hỏi đầu tư về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển. Đây là một trong yếu tố làm cho giá thành vận tải đường biển thấp hơn so với các phương thức vận tải khác. Năng lực vận tải bằng đường biển rất lớn Bên cạnh đó, vận tải đường biển có một số nhược điểm: Vận tải đường biển phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Môi trường họat động của thời tiết, thủy văn trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận tải đường biển. Những rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển thường gây ra những tổn thất rất lớn cho tàu, hàng hóa và sinh mạng con người mà trong những năm qua con người đã chứng kiến và chịu thiệt hại do tai nạn tàu biển xảy ra. Tốc độ tàu biển còn chậm do đó vận tải không thích hợp với chuyên chở các loại hàng hóa trong khi có yêu cầu giao hàng nhanh. 1.5 Vị trí vận tải biển ở Việt Nam Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đường biển. Nước ta có 2.360 sông, hồ, kênh, rạch với tổng diện tích chiều dài 41.900 và một mặt giáp biển. Mối quan hệ hợp tác kinh tế và buôn bán giữa nước ta với nước ngoài ngày càng mở rộng. Vận tải đường biển nước ta chưa nhiều và trọng tải chưa lớn ( trọng tải tàu lớn nhất là PACIFIC FALCON 71.829 tấn). Nhưng vận tải đường biển đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và phục vụ ngoại thương nước ta. Vận tải đường biển chuyên chở trên 86% tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta. Trong đó vận tải nội địa chỉ khai thác trên 19.000 kim ngạch chiếm 40% khối lượng hàng hóa cần chuyên chở. Giữa các cảng nước ta với cảng của nhiều nước trên thế giới đã hình thành các luồng tàu thường xuyên và tàu chuyến. Nhằm khai thác tối đa sự ưu đãi của thiên nhiên. Nhà nước đã và đang đầu tư xây dựng các cảng biển phù hợp với quá trình CNH – HĐH. Tại các trung tâm kinh tế như Hải Phòng, Đà Năng, TP. HCM có các cảng cho phép tàu trên 100.000 tấn ra vào thuận tiện. Bên cạnh đó còn có hàng trăm cảng lớn nhỏ khác nhau tại các tỉnh ven biển phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Những yếu tố chi phối thị trường vận tải biển nước ta. Xu hướng kinh tế Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh các chính sách đổi mới mở cửa, hội nhập trong khu vực và trên trường quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam đang có những khởi sắc. Những chỉ số vĩ mô của nền kinh tế đều đạt và vượt mức kế hoạch, trở thành động lực tăng tốc của nền kinh tế trong năm cũng như trong thời gian tiếp theo. Ngân hàng phát triển Châu A(ADB) nhận định rằng kinh tế Châu A trong năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 đạt mức tăng trưởng cao, trung bình 9,1%. Cũng theo các báo cáo của ngân hàng thế giới (WB) các nền kinh tế Châu A, đặc biệt là các nền kinh tế Đông A có tốc độ tăng trưởng cao hơn 8,9% trong năm vừa qua. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam tăng trưởng 8,6% điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, bởi tốc độ tăng trưởng 8,6% năm2005 cao hơn hẳn tốc độ 7.7% năm 2004 và 6.1% năm 2000. Nếu so với các nước trong khu vực thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tương đối cao(tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 của Thai Lan 6.3%, Singapore 8,1%, Philipin 4,3%...) GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 500 USD/ người . Với nền kinh tế phát triển và ổn định như hiện nay. Việt Nam là một thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường vận tải biển Việt Nam. Làm tăng vai trò quan trọng của nghành vận tải biển. Đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Điều kiện tự nhiên Việt Nam có vị trí nằm trên đường giao lưu hàng hóa quốc tế từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang Châu Âu, Châu Phi Thời tiết, khí hậu và thuỷ triều có ảnh hưởng mạnh đến thị trường vận tải biển. Tùy theo khu vực mà chúng có ảnh hưởng nhất định đến vận tải biển. Cụ thể miền Bắc, chia thành 4 mùa xuân – hạ - thu - đông. Còn miền Nam chia thành mùa mưa và mùa nắng. Trong mỗi mùa thời tiết sẽ khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vận tải biển. Cơ sở vật chất phương tiện, trang thiết bị Đội tàu biển nước ta hiện có trên 640 tàu loại từ 100 tấn trở lên với tổng trọng tải gần 2,5 triệu DMT. Những năm gần đây chúng ta đã tập chung phát triển đội tàu theo hướng trẻ hóa, chuyên dung hóa và hiện đại hóa với việc bổ sung một số tàu chuyên dụng loại lớn, hiện đại với tổng trọng tải trên 400 nghìn DMT. Hạn chế lớn nhất hiện nay về năng lực vận tải đường biển của nước ta là tổng trọng tải đội tàu còn quá thấp, phần lớn là tàu loại nhỏ với độ tuổi trung bình là quá cao, thiếu cac tàu chuyên dụng loại lớn và hiện đại, nên khó cạnh tranh được vơí đội tàu của các nước trong khu vực. 2.4 Đặc điểm cung ứng và tiêu dùng dịch vụ Dịch vụ vận tải hàng hóa ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của các họat động sản xuất kinh doanh hàng hóa. Quá trình sản xuất hàng hóa có thể được phác họa như sau: Sản xuất ? phân phối ? người tiêu dùng Vận tải hàng hóa ra đời để đảm bảo cho quá trình phân phối hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Ơ đây quá trình cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển không chỉ đơn thuần là từ cảng ?cảng, mà có thể bao gồm từ kho ? cảng đi ? cảng đến ? kho và các dịch vụ kèm theo như thủ tục hải quan, kiểm định Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà công ty có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau có thể từ kho ? cảng ? kho hoặc cảng đi ? cảng đến ?kho Như vậy sẽ có nhiều trung gian tham gia vào thị trường dịch vụ vận tải biển làm cho quá trình cung cấp dịch vụ của mình được chặt chẽ và thông suốt. Mỗi trung gian tạo ra một giá trị trong chuỗi giá trị mà dịch vụ vận tải biển sẽ đem lại cho khách hàng. Điều kiện cơ sở hạ tầng Kết cấu cơ sở hạ tầng với hệ thống cảng biển, cơ sở đóng, kho bãi, bốc xếp, sửa chữa tàu biểnTính đến cuối năm 2005 được khái quát như sau: Về cầu cảng: Số cẩu tàu: 120 chiếc Chiều dài cầu cảng 34 kim ngạch Các điểm làm hàng tổng cộng có 39 điểm Số kho: 62 kho Diện tích kho: 167.504m2 Tổng diện tích bãi: 861.918m2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường vận tải biển Giữa các loại hình vận tải (cạnh tranh ngoài nghành) Cạnh tranh ngoài nghành là sự cạnh tranh giữa các loại hình vận tải khác nhau bao gồm: + Đường bộ + Đường sắt + Đường biển + Đường hàng không Cạnh tranh giữa các Công ty trong nghanh Thị trường vận tải biển có nhiều Công ty cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Ngoài các Công ty trực thuộc Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (VINALINES). Còn có các Công ty cung cấp dịch vụ vận tải biển của nước ngoài và liên doanh tham gia vào thị trường Việt Nam. Đối với các Công ty Trực thuộc Tổng Công ty hàng hải Việt Nam như: Công ty vận tải dầu khí Việt Nam (FALCON) Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO) Công ty vận tải biển IV (VINASHIP) Công ty vận tải và thuê tàu (VITRANSCHART) Giữa các công ty này luôn có sự cạnh tranh nhưng đó là sự cạnh tranh lành mạnh, tính chất cạnh tranh ở mức độ thấp. Đối thủ cạnh tranh chính của họ đó là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển của nước ngoài và các hãng liên doanh. Dự toán thị trường trong những năm tới. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế chuyển họat động kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những chuyến biến tích cực, công cuộc đổi mới đã mang lại những thắng lợi ngày càng lớn. Xét về mặt kinh tế Việt Nam đã và đang có những chuyển biến tích cực, công cuộc đổi mới đã mang lại những thắng lợi ngày càng lớn. Xét về mặt kinh tế thì mọi nghành kinh tế đều có bước phát triển khá. Vì vậy mà nghành vận tải biển có nhiều điều kiện phát triển thị trường với số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Mặt khác Việt Nam nằm ở Đông Nam Châu A là vùng đang có tốc độ phát triển cao trên thế giới, bình quân mỗi nước trong khu vực này mức tăng trưởng kinh tế hàng năm là 8 – 9%. Riêng Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế năm tăng trưởng 8,6% điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, bởi tốc độ tăng trưởng 8,6% năm2005 cao hơn hẳn tốc độ 7.7% năm 2004 và 6.1% năm 2000. Theo chiều hướng kinh tế như hiện nay thì dự báo GDP năm 2006 sẽ khoảng 10 – 12%. Chương II: Thực trạng về tình hình hoạt động khai thác tàu của Công ty VTB Nam Triệu. 1.Giới thiệu khái quát Công ty VTB Nam Triệu. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VTB Nam Triệu Công ty Vận tải biển Nam Triệu là doanh nghiệp Nhà nước và là một đơn vị thành viên của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu (viết tắt là NASHICO) trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Công ty được thành lập bởi quyết định số Số 287/ TCCB - LĐ ngày 30/4/1994. Quyết định của cục trưởng cụ Hàng hải Việt Nam v/v Thành lập Xí nghiệp dịch vụ Hàng hải - trược thuộc Nhà máy SCTB Nam Triệu 147 / QĐ - TCCB - TL ngày 08 / 5 / 2001 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty CNTT Việt Nam. a) Ngành nghề kinh doanh chính là: + Vận tải biển các tuyến trong nước và các tuyến Đông Nam A + Kinh doanh thiết bị, vật tư, phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành Công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng; + Cung ứng dịch vụ tàu biển trong nước và quốc tế các loại vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế phục vụ yêu cầu hoạt động của phương tiện và hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt của thuyền viên; + Đại lý vận tải hàng hoá, giao nhận kiểm đếm, môi giới hàng hải. + Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá vật tư phụ tùng + Dịch vụ văn phòng khách sạn, dịch vụ du lịch. + Đại lý bán vé máy bay. b) Qui mô Công ty Vận tải biển Nam triệu: + Vốn cố định, vốn lưu động: Công ty Vận tải biển Nam triệu là một công ty nhà nước vơí tổng số vốn cố định là 200 tỷ VNĐ và vốn lưu động 50 tỷ VNĐ + Lao đông: Tổng số CB - CNV tính đến ngày 01 / 06 / 2006 là 130: (Kỹ sư cử nhân 21 ngươì, trung cấp 43, công nhân kỹ thuật 6, khối thuyền viên sỹ quan 60) Thu nhập bình quân của CB-CNV Công ty 6 tháng đầu năm 2006 là: 3.222.000 đồng/người.tháng - Trong đó của khối thuyền viên là: 4.285.000 đồng/người.tháng. + Sơ đồ tổ chức hiện nay của Công ty như sau: Văn phòng Công ty có 03 phòng ban đó là: phòng Tài chính - Kế toán; phòng Khai thác - Kỹ thuật và phòng Tổng hợp. GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KHAI THÁC-KỸ THUẬT PHÒNG TỔNG HỢP ĐỘI TÀU CỦA CÔNG TY HÌNH 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY c)Theo định hướng phát triển chung của Công ty CNTT Nam Triệu là: Phát triển đa dạng hoá các sản phẩm trong đó lấy đóng tàu làm trọng tâm. Hiện nay ngoài nhiệm vụ chính là đóng mới tàu biển, Công ty CNTT còn có 5 Công ty thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau đó là: Công ty Công nghiệp vật liệu hàn Nam Triệu, Công ty Sửa chữa tàu biển Nam Triệu, Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Hoàng, Công ty Đầu tư và Xây dựng Nam Triệu và Công ty Vận tải biển Nam Triệu. Theo sự định hướng của Công ty CNTT Nam Triệu đối với sự phát triển kinh doanh của các đơn vị thành viên nên bắt đầu từ tháng 5 / 2001 Công ty chuyển đổi ngành nghề kinh doanh từ sửa chữa và kinh doanh dịch vụ hàng hải sang kinh doanh vận tải biển là chủ yếu. Phương hướng hoạt động của Công ty VTB Nam Triệu trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác và phát triển đội tàu vận tải cả về số lượng và chất lượng .Đồng thời tập trung phát triển các loại hình sản xuất khác như kinh doanh phụ tùng vật tư phục vụ công nghiệp đóng tàu cũng như các ngành công nghiệp khác, đại lý môi giới hàng hải đặc biệt là kinh doanh dịch vụ du lịch. 2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty vận tải biển Nam triệu Sau gần 3 năm chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh vận tải biển đội tàu của Công ty hiện nay có 03 tàu hàng khô trọng tải gần 7600 TEU tàu khai thác trên tuyến nội địa và tuyến Đông Nam á và dự kiến trong quý I năm 2007 sẽ tăng thêm 01 tàu Container với trọng tải 700 TEU và nâng cấp đội tàu chạy Đông Nam á và tuyến Nam Trung Quốc. Hiện nay Công ty bước đầu triển khai công tác môi giới hàng hải và đại lý vận tải hàng hoá. Công ty đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 và hệ thống quản lý an toàn theo ISM CODE. Ngoài ra Công ty đã ký hợp đồng hợp tác liên kết với một số đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn để hỗ trợ cho đội tàu Công ty tại các Cảng phía Nam. Là một công ty mới thành lập, với đội tàu chưa lớn nhưng Công ty VTB Nam Triệu đã rất năng động trong lĩnh vực khai thác kinh doanh. Qua bảng giới thiệu dưới đây cho ta thấy trong 3 năm liên tiếp gần đây doanh thu của công ty đều tăng, chứng tỏ lượng tầu được khai thác kinh doanh của công ty ngày càng nhiều là điều kiện để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này góp phần nâng cao đời sống cải thiện khuyến khích lòng nhiệt tình, gắn bó với công việc của người lao động. Đây là động lực mạnh mẽ để công ty đứng vững và phát triển trên thị trường. Để so sánh xin tham khảo thêm số liệu kết quả hoạt động kinh doanh từ các năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2006 dưới đây: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải biển Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 6 tháng đầu năm 2006 Tăng/giảm 2004/2003 % Tăng/giảm 2005/2004 % Doanh thu Tỷ 10 15 20 20 Tổng chi phí Tỷ 6 9 12 10 Lợi nhuận Tỷ 4 6 8 10 Tổng quỹ lương Tỷ 1 1,5 1,8 1,5 Lương bình quân đầu người/tháng VNĐ Triệu 1.5 1.7 2.5 3 Nộp ngân sách Tỷ 2,8 4,2 5,6 5,6 Nguồn: Phòng tài chính kế toán 2.3 Số lượng tàu và thông số kỹ thụât của đội tàu: Bảng 2: Số lượng tàu và thông số kỹ thuật của đội tàu Các thông số kỹ thuật của tàu Tàu NASICO STAR Tàu NASICO SUN Tàu TAM HƯNG Chiều dài 89,56m 76,35m 58m Chiều rộng 14,4m 12,06m 9m Tổng dung tích 2,494 GRT 1,588GRT 498GRT Trọng tải toàn bộ 4.103TEU 2.4903TEU 1.235TEU Trọng tải thực chở 3.523TEU 1.024TEU 937.5TEU Chiều cao mạn 7,3m 6,40m 3,9m Mớn nước có tải 6m 5,30m 3,2m Công suất máy 2395cv 1600cv 520cv Tốc độ tàu 11,5 Hải lý/giờ 9,00 Hải lý/ giờ 7,00Hải lý/ giờ Kích thước hầm hàng 1 33,8x14,4x6,1m 22,8x12,6x5,4m 20,0x9,0x3,0m Kích thước hầm hàng 2 22,75x14,4x6,1m 16,75x12,6x5,4m 18,0x9,0x3,0m Kích thước miệng hầm hàng 1 23,25x8,1x6,1m 17,25x10,0x5,4m 18,5x6,0x3,0m Kích thước miệng hầm hàng 2 13,65x8,1x6,1m 15,65x10,0x5,4m 16,5x6,0x3,0m Thể tích hầm hàng 1 2820m3 2137m3 535m3 Thể tích hầm hàng2 1898m3 1532m3 478m3 Cẩu tàu 03 cẩu 8T 01 cẩu 5T 01 cẩu 3T Tổng dung tích : dung tích các khoang chứa hàng Công suất máy: đơn vị tính: CV - (sức ngựa) Trọng tải toàn bộ: trọng tải tính toàn bộ cả tàu gồm(sức chứa nhiên liệu, hành lý) Trọng tải thực chở: trọng tải chỉ tính riêng sức chứa hàng hoá Mớn nước có tải: chiều chìm của tàu khi có tải Nguồn: Phòng khai thác – kỹ thuật của Công ty MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT TÀU NASICO STAR Chủ tàu : Công ty VTB Nam Triệu Loại tàu : Tàu hàng khô Quốc tịch : Việt Nam Hô hiệu : 3WNQ Cấp tàu : Không hạn chế Năm đóng : 2004 Nơi đóng : Công ty CNTT Nam Triệu Hô hiệu : mã gọi trên quốc tế Cấp tầu : * Không hạn chế ( có thể chạy tuyến nội địa và quốc tế) HẦM 2 HẦM 1 MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT TÀU TAM HƯNG Chủ tàu : Công ty VTB Nam Triệu Loại tàu : Tàu hàng khô Quốc tịch : Việt Nam Hô hiệu : 3WFY Cấp tàu : Hạn chế Năm đóng : 2003 Nơi đóng : Công ty CNTT Nam triệu Cấp tàu : *Hạn chế (chỉ chạy những tuyến nội địa) HẦM 2 HẦM 1 E.R MÔ HÌNH VÀ SỐ KỸ THUẬT TÀU NASICO SUN Chủ tàu : Công ty VTB Nam Triệu Loại tàu : Tàu hàng khô Quốc tịch : Việt Nam Hô hiệu : 3WJG Cấp tàu : Hạn chế Năm đóng : 2004 Nơi đóng : Công ty CNTT Nam Triệu Cấp tàu : *Hạn chế (chỉ chạy những tuyến nội địa) HẦM 2 HẦM 1 E.R 2.4 Tình hình khai thác tàu những năm qua * Phương thức vận tải bằng tàu biển ở Việt Nam xuất hiện rất sớm, nhưng thực sự những năm gần đây thì vận tải biển Việt Nam mới thực sự bùng nổ mạnh mẽ, lượng hàng vận tải bằng tàu tăng nhanh chóng, đối với một số loại hàng giá trị thấp, số lượng lớn như: than, quặng, ngũ cốc và một số loại hàng bách hoá có giá trị cao cũng chuyển sang phương thức vận tải bằng tàu biển. Với các ưu điểm an toàn, nhanh và giá cước đã hạ thấp do cạnh tranh. Với một thị trường vận tải nhỏ như VN thì việc những hãng gồm trong và ngoài hiệp hội cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Việc hình thành các nhóm vận tải tàu biển đã làm cạnh tranh bớt căng thẳng do thị trờng được phân chia giữa các nhóm lớn và các hãng được thoả thuận nâng dần giá cước để đảm bảo mang lại lợi nhuận, ngoài ra sự phục vụ đối với các khách hàng được nâng cao, thời gian vận tải được cắt giảm và nhu cầu đóng mới tàu có sức chở lớn, tốc độ cao. Vơí đội tàu của Công ty VTB Nam triệu tuy số lượng tàu còn ít và trọng tải 7600TEU nhưng đội tàu cũng đã rất năng động trong việc khai thác các tuyến vận tải biển nội địa.Do tính chất vận chuyển an toàn, bảo đảm và giá cước thấp hơn so với các loại hình vận tải bằng xe tảiNasico Sun và Tam Hưng được khai thác tốt từ khi mở tuyến và nhận được sự ủng hộ từ khách hàng đạt doanh thu 108,000 triệu. Riêng tàu Nasico Star mới được đưa vào khai thác đầu năm 2006 đạt doanh thu 21,000 triệu (bảng 4trang ). Một trong số những yếu tố đã góp phần tạo lên sự thành công của Công ty mà tôi muốn nhắc tới đây là sự hoạt động của phòng khai thác kỹ thuật. Nhiệm vụ của phòng khai thác là: Tham mưu giám đốc thiết lập các mối quan hệ với các đối tác và các cơ quan chức năng liên quan Tham mưu giám đốc xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc bổ sung ngành nghề cũng như thị trường kinh doanh. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế cho từng loại hình sản xuất kinh doanh trình Giám đốc Công ty duyệt ký. Chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế đã ký về mọi mặt. Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình giám đốc Chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình thực hiện các hợp đồng, tổng hợp đầy đủ các chứng từ, số liệu để thanh quyết toán dứt điểm các phần việc hoàn thành Quan hệ với các chủ tàu, chủ hàng, đại lý trong và ngoài nước khai thác các nguồn hàng, ký kết hợp đồng và thực hiện hiệu quả các hợp đồng đã ký Kết hợp với các phòng chức năng liên quan lên kế hoạch sửa chữa tàu phù hợp với kế hoạch khai thác của công ty a) Hợp đồng kinh doanh của công ty: Nói riêng việc khai thác tàu năm 2005 Công ty cũng đạt được những thành công đáng kể. Chỉ với 2 tàu Tam Hưng và Nasico Sun được đưa vào khai thác nhưng số lượng khách hàng và số lượng hàng được vận chuyển tăng lên,so với năm 2004 là 15 khách hàng thì năm 2005 đã tăng lên 21 khách hàng với tổng số tấn 91313.787 tấn, nhiều hợp đồng cũng đã được ký với các tuyến chạy nội địa như Hải Phòng – Sài Gòn, Nghi Sơn - Đà Nẵng, Cửa Lò – Sài Gòn. Bảng 3 : Số lượng khách hàng và lượng hàng đã được vận chuyển của công ty năm 2005 Đơn vị: Tấn TT Tên công ty Khối lợng 1 Công ty TNHH Vĩnh Phớc 18135,958 2 Xí Nghiệp VTT Phía Nam 2947,984 3 Công ty VTB Sơn Tùng 3660 4 Công ty Tân Nhật Thành 21000 5 Cty VT TRACO 9184,648 6 Công ty vận tải biển Bắc 930 7 Cty Nhật Hải Đăng 7510,567 8 Công ty Duy Trung 2100 9 Công ty TNHH Hiệp Hưng 1610 10 Công ty cung ứng đờng biển 9000 11 Công ty thơng mại Đông Phong 949,6 12 Cty TNHHQT HAEMAL 900 13 Hợp tác xã 27/7 936,87 14 Công ty Quyết Thành 920 15 Công ty Hoa Phượng Đỏ 930 16 Xí Nghiệp 234 937 17 Cty Thuận Phát 2298,96 18 Cty Thành Công 920 19 Công ty Hoàng Anh 4602,2 20 Cty Toàn Cầu 920 21 Cty CPDV & TM 920 Tổng cộng 91313,787 Nguồn: phòng bán hàng của công ty b) tình hình khai thác của mỗi tàu Như phần trên đã trình bày, Công ty VTB Nam triệu là một công ty mới thành lập với đội ngũ tàu chưa lớn. Đội tàu của công ty đang hoàn thiện và hiện tại công ty đưa vào sử dụng chạy thử 02 tàu Tam Hưng và Nasico Sun để thử tải và thử máy, tàu Nasico Star đầu năm 2006 cũng được đưa vào hoạt động.Vì vậy mà năm 2005 Công ty chưa có chuyến nào chạy quốc tế . Năm 2006 đội tàu Công ty bắt đầu chạy thử tuyến Đông Nam A và khai thác tuyến Nam Trung Quốc – Quảng Ninh, Bảng 4 : Tình hình khai thác mỗi tàu năm 2005 Tên tàu Số chuyến chạy trong năm 2005 Số chuyến chạy 6 tháng đầu 2006 Khối lợng vận tải Đơn vị: tấn Khối lợng (tấn*km) Doanh thu mỗi tàu Đơn vị: triệu NASICO SUN 28 21 96 856,9058 9 628 341,9 102,000 TAM HƯNG 26 18 75 656,8935 72 280 000 6,000 NASICO STAR - 15 65 714,1245 785 245 700 21,000 Nguồn: Phòng khai thác – kỹ thuật So với chỉ tiêu hoạt động của Công ty tính đến 6 tháng đầu năm 2006 đã vượt 15% kế hoạch so với định mức. Tàu Nasico Star mới đợc đa vào sử dụng nhưng cũng đem lại những thành công trong khai thác kinh doanh. 2.5. Đánh giá tổng quát những kết quả đạt được trong những năm qua. Khai thác tàu trong vận tải biển là một nghề không ít những khó khăn. Trước đó là thị trường (bao gồm các tuyến đường, nguồn hàng hỗ trợ, những cam kết từ phía chủ hàng, sự tin cậy) đặc biệt là mạng lưới đại lý tìm hàng ( khác hoàn toàn với đại lý vận tải bằng phương tiện khác) và hệ thống thông tin( quản lý, truy suất hàng, cước phí). Từ thực trạng trên, để cho chúng ta thấy được những khó khăn mà nghành hàng hải Việt Nam nói chung và Công ty VTB Nam Triệu nói riêng đang gặp phải. Nghành hàng hải Việt Nam đi sau các nước khác, khi mọi cái còn mới bắt đầu thì các nước đã làm từ lâu và chúng ta phải cạnh tranh với các nước trong khu vực với môi trờng cạnh tranh hoàn hảo, hầu như không có hàng rào ngăn trở các công ty nước ngoài thành lập chi nhánh và liên doanh với các công ty khác tiến hành kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy, hoà nhập cùng khu vực thế giới, thì chính sách đổi mới và “mở cửa” của Đảng và Nhà nước đã có ảnh hưởng rất thiết thực đến sự phát triển của nghành vận tải biển Việt Nam. 1) Khó khăn Công ty VTB Nam Triệu với trọng tải của tàu từ 600 đến 2500 tấn chuyên khai thác trên các tuyến vận tải nội địa nói riêng thì việc đội tàu của công ty vận tải Biển Nam Triệu mà hiện tại mới chỉ có 03 chiếc với tổng trọng tải trên 7600 tấn và đang tiếp tục nâng cao để đủ điều kiện khai thác các tuyến nước ngoài, vậy mà khi tham gia vào để chia sẻ thì phần vận tải vốn đã rất ít ỏi và đang tạm thời bị “đóng băng” hiện nay với công ty khác một cách có hiệu quả là hết sức khó khăn. + Mặt khác hiện nay Công ty mới chỉ họat động sản xuất kinh doanh duy nhất trên lĩnh vực vận tải biển nên dễ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính bị biến động khi phát sinh điều kiện khách quan như biến động giá cước vận tải, giá nhiên liệu hay do thời tiết không thuận lợi..., là một công ty mới thành lập nên đội tàu của công ty cũng chưa lớn . Chính vì vậy việc lựa chọn phương án khai thác phù hợp cho từng tàu để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất là rất cần thiết đồng thời với việc mở rộng các loại hình kinh doanh, dịch vụ khác như và cung cấp vật tư phụ tùng tàu thuỷ để tạo thêm công ăn việc làm cho CBCNV, tăng thu nhập của công ty từ các nguồn thu này. 2) Thuân lợi: + Công ty VTB Nam Triệu là một đơn vị thành viên của Công ty công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu + Công ty VTB Nam Triệu là công ty mới được thành lập với đội ngũ tàu của công ty với 10 000 tấn tàu nhưng đà phát triển của công ty 2 năm gần đây đã vượt đinh mức 15%. Dự tính năm 2007 – 2008 lượng tàu khai thác của công ty sẽ là 20 000 tấn tàu với nhiều loại tàu đa dạng (tàu rời, tàu container, tàu dầu) + Tuổi tàu trẻ (1 – 3) tuổi đó cũng chính là lợi thế của công ty vì với những công ty lớn và lâu năm như VOSCO, VINASHIP đa phần là tàu già trên 19 tuổi và hiện nay các công ty bạn cũng đang phải tiến hành cuộc cách mạng trẻ hoá đội tàu. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện nhằm mở rộng thị trường vận tải biển của Công ty VTB Nam Triệu 1.Đầu tư phát triển đội tàu. Như đã phân tích ở trên, đội tàu vận tải biển của Công ty VTB Nam Triệu hiện nay có 3 tàu hàng khô trọng tải gần 7600 TEU. Với số lượng tàu chưa lớn chỉ đủ khai thác các chuyến ngắn. Trong khi đó nhu cầu vận tải hàng hóa bằng tàu biển ngay tại Việt Nam ngày càng tăng cao hơn và phát triển dưới nhiều hình thức như vận tải bằng Containerđây cũng là hình thức được ưa chuộng và sẽ trở thành phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất trong tương lai gần đây. Do vậy nếu Công ty không có kế hoạch phát triển đội tàu của mình thì chỉ trong những năm tới khi Việt Nam gia nhập WTO thương mại được tự do hóa thì hầu như tòan bộ số hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam ( chiếm khoảng 40% – 50% tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu) sẽ do các hãng tàu nước ngòai vận chuyển. Nghành hàng hải Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng sẽ không còn cơ hội phát triển và ngân sách nhà nước sẽ mất thêm một khoản thu đáng kể Vì lý do nói trên. Công ty VTB Nam Triệu cho rằng việc nhanh chóng phát triển đội tàu sẽ phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. 2. Phát triển đội tàu Quy trình khai thác vận chuyển bằng tàu có những yêu cầu riêng và đòi hỏi phải thực hiện rất ngiêm ngặt, đồng bộ và phải có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bộ phận. Trong đó có những yêu cầu sau: Phải sử dụng tàu chuyên dùng Tổ chức chạy tàu đúng ngày, giờ, đúng cảng theo một lịch trình tàu chặt chẽ, để có thể nối mặng liên hòan với mạng lưới khai thác của Công ty và các hệ thống dịch vụ khác (trong đó có hệ thống dịch vụ vận chuyển đa phương thức Multimodal bansport) đi khắp thế giới. Phải có hệ thống thông tin nối mạng với tất cả các cảng hay nơi giao nhận hàng xuất nhập khẩu. 3. Một số giải pháp - Phát triển đội tàu theo các phương thức vay – mua, thuê – mua và đặt đóng mới. Chúng ta có thể ưu tiên 2 hình thức đầu vì chỉ có thể đóng mới sau khi đã tích lũy một phần vốn đầu tư từ việc khai thác các tàu vay – mua, thuê – mua và các tàu hiện có. - Cho phép Công ty được hưởng ưu đãi thuế theo luật thuế doanh thu, luật thuế lợi tức. - Cần chấn chỉnh và tổ chức họat động vận chuyển hàng hóa trên các tuyến nội địa, ngăn chặn sự xâm nhập của các hãng tàu nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài tại Việt Nam làm tăng sự cạnh tranh gây lấn áp khó khăn các hãng tàu trong nước. - Muốn giành lại thị trường, trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2010) cần phải tập chung cao nhất cho hoạt động tàu chạy đường ngắn (Việt Nam – khu vực Châu A) trên cơ sở liên kết hợp tác với các hãng đã và đang họat động tại nước ta và để đảm bảo hệ số hoạt động này. KẾT LUẬN Vận tải là một nghành công nghiệp cấu thành của nền kinh tế quốc gia nói chung. Những năm đầu của thế kỷ 21 là thời điểm mở đầu của quá trình tòan cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế các quốc gia mà sẽ phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ. Trong tiến trình hội nhập này, thời lượng hàng hóa trao đổi, mua bán giữa các quốc gia sẽ gia tăng lên rất cao, đây là cơ hội phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nước ta hiện nay là thành viên chính thức của ASEAN và APEC, sắp tới đây sẽ gia nhập WTO là tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thế giới. Để có thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi thương mại trong khu vực, trong đó tổ chức và trên thế giới thì vấn đề vận tải trở nên rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến khối lượng hàng hóa được vận chuyển. Phương thức vận tải bằng tàu biển với tất cả các ưu điểm của nó sẽ là phương thức đáp ứng tốt nhất yêu cầu tải trọng thế kỷ tới. Tuy nhiên để phát huy tốt nhất những thế mạnh của vận tải bằng tàu biển thì phải đảm bảo được tính đồng bộ của cơ sở hạ tầng cũng như đội tàu vận tải, vì vậy cần phải đầu tư thích đáng cho vận tải bằng tàu biển, xây dựng, chấn chỉnh, nhà kho, hệ thống vận tải trên bờ, thông tin liên lạc sao cho hòan chỉnh, đảm bảo tính chuyên dụng. Đối với đội tàu, trong điều kiện kinh tế chưa cho phép thì cần phải nâng cấp từng bước, chuyển hóa đội tàu có sức chở nhỏ sang những tàu lớn hơn, có thể đi xa hơn. Đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị vấn đề quản lý cũng cần phải cải tiến nhiều. Nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, làm giảm hiệu quả kinh tế tròng nghành. Mục lục TIÊU ĐỀ Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8466.doc
Tài liệu liên quan