Đề tài Đặc điểm của công cụ phái sinh và thực trạng tại Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU Thị trường ngoại hối: là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Chức năng của thị trường ngoại hối nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế. Ví dụ: Một khách hàng là công ty nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa đó được thanh toán bằng ngoại tệ. Trong giao dịch bằng ngoại hối sẽ không tránh khỏi các rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ. Những hoạt động thường bị ảnh hưởng bởi rủi ro ngoại hối bao gồm: - Hoạt động xuất- nhập khẩu - Hoạt động đầu tư đa quốc gia - Hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ Và sự ra đời của các công cụ phái sinh đầu tiên là để hạn chế sự rủi ro trong các kinh doanh bằng ngoại tệ. Vậy công cụ phái sinh là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? . Tôi và các bạn cùng tìm hiểu qua bài thuyết trình của chúng tôi. Khái niệm: Công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính mà kết quả của nó được tạo ra từ kết quả của một sản phẩm cơ sở khác (tài sản cơ sở hay nghiệp vụ giao ngay). Các công cụ phái sinh bao gồm: - Hợp đồng tương lai - Hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng quyền chọn - Hợp đồng hoán đổi Thị trường các công cụ phái sinh là thị trường giành cho các công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm của công cụ phái sinh và thực trạng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM Nhóm thực hiện: NT: nguyễn hoàng anh CQ515514 Mai Thu Hương CQ511705 Đặng Xuân HIệp CQ515529 Dương Diệu Trinh CQ515572 Bùi Hồng Anh CQ515552 Lưu Anh Phương CQ515512 Đoàn Thanh Huyền CQ515535 Trần Nhật Anh CQ510146 PHẦN MỞ ĐẦU Thị trường ngoại hối: là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Chức năng của thị trường ngoại hối nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế. Ví dụ: Một khách hàng là công ty nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa đó được thanh toán bằng ngoại tệ. Trong giao dịch bằng ngoại hối sẽ không tránh khỏi các rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ. Những hoạt động thường bị ảnh hưởng bởi rủi ro ngoại hối bao gồm: - Hoạt động xuất- nhập khẩu - Hoạt động đầu tư đa quốc gia - Hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ Và sự ra đời của các công cụ phái sinh đầu tiên là để hạn chế sự rủi ro trong các kinh doanh bằng ngoại tệ. Vậy công cụ phái sinh là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? . Tôi và các bạn cùng tìm hiểu qua bài thuyết trình của chúng tôi. Khái niệm: Công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính mà kết quả của nó được tạo ra từ kết quả của một sản phẩm cơ sở khác (tài sản cơ sở hay nghiệp vụ giao ngay). Các công cụ phái sinh bao gồm: - Hợp đồng tương lai - Hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng quyền chọn - Hợp đồng hoán đổi Thị trường các công cụ phái sinh là thị trường giành cho các công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác. Do thời gian có hạn nên chúng tôi sẽ đi sâu vào 2 loại hợp đồng là hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn. 2 loại hợp đồng còn lại sẽ chỉ đi sơ qua để các bạn có thể hiểu về các công cụ phái sinh. I- HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI+ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN A. Giống nhau. 1.Khái niệm : Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận để mua hoặc để bán tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định ). Và ở góc độ chúng ta tìm hiểu thì ĐN như sau: là hợp đồng mua or bán 1 lượng tiền tệ nhất định,với tỷ giá nhất định ở 1 thời gian xác định trong tương lai. 2. Tác dụng : 2.1. Những người phòng hộ (Hedgers) Là những người tham gia giao dịch để phòng ngừa các rủi ro do sự biến động giá bất lợi cho họ. VD1: ngày 10/01, một Công ty xuất khẩu Việt Nam sẽ nhận USD 1.000.000 từ việc bán hàng hoá cho nước ngoài sau 3 tháng tức là vào ngày 10/04. Về nguyên tắc, khoản thu nhập này sẽ phải chuyển đổi ra VND để phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước, do không chắc chắn về tỷ giá giữa USD/VND sau 3 tháng nữa, nên nếu tỷ giá USD/VND tăng nhà xuất khẩu sẽ có lãi, nhưng ngược lại nếu giảm nhà xuất khẩu sẽ thiệt hại. Để đảm bảo chắc chắn khoản thu nhập USD 1.000.000 đó bằng giá trị của ngày hôm nay. Công ty sẽ bán 1.000.000USD bằng hợp đồng tương lai với tỷ giá được xác định là tỷ giá 3 tháng (vd=20.000VND/USD) có ngày giá trị của hợp đồng rơi vào ngày 10/4 đúng vào ngày nhận tiền. Giao dịch này, Công ty phải chịu một khoản phí và qua đó biết gần như chắc chắn được giá trị số tiền mình thu được là bao nhiêu khi đến hạn nhận tiền bất chấp sự tăng, giảm của tỷ giá giao ngay trên thị trường Kịch bản không làm hợp đồng XCSCDThời gian Tỷ giá Tiền bảo đảm Số lượng Lãi/ lỗ Hiện tại 20.000VND/USD 0 (20 tỷ) 3 tháng 20.000VND/USD 0 20 tỷ 0 3 tháng 21.000VND/USD 0 21 tỷ 1 tỷ 3 tháng 19.000VND/USD 0 19 tỷ -1 tỷ Kịch bản làm hợp đồng Thời gian Tỷ giá Tiền bảo đảm Số lượng mua theo hợp đồng Số lượng mua không theo hợp đồng Chênh lệch Hiện tại 20.000VND/USD 0 (20 tỷ) 3 tháng 19.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 0 3 tháng 21.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 21 tỷ 0 3 tháng 22.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 22 tỷ 1 tỷ 2.2. Những nhà đầu cơ (speculators) Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự giao động giá giao ngay và giá tương lai VD2: điều kiện giống như VD1,1 nhà đầu cơ theo phân tich của mình thấy tỷ giá sẽ tăng từ 20.000 lên 21.000 trong 3 tháng tới,họ sẽ mua 1.000.000 USD trong tương lai thỏa thuận với công ty X tại thời điểm 10/4 với tỷ giá 20.000VND và bán lại ngay số USD đó trên thị trường với tỷ giá 21.000VND. Họ sẽ lãi 1 khoản tiền. Còn nếu nhận định của họ là sai,họ sẽ phải chịu lỗ 1 khoản tiền. Thời gian Tỷ giá Tiền bảo đảm Số lượng thực bán theo hợp đồng Số lượng bán không theo hợp đồng Lãi/ lỗ Hiện tại 20.000VND/USD 0 20 tỷ 3 tháng 19.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 19 tỷ -1 tỷ 3 tháng 20.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 0 3 tháng 21.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 21 tỷ 1 tỷ B. Khác nhau. 1. Hợp đồng tương lai 1.1.Hợp đồng được tiêu chuẩn hóa: Để đảm bảo các hoạt động mua bán được diễn ra với tốc độ cao, với số lượng lớn và đảm bảo an toàn, các Sàn giao dịch tương lai luôn đặt ra các quy định để tiêu chuẩn hoá một cách tối đa các điều khoản trong hợp đồng. - Quy mô hợp đồng: là số lượng của mỗi loại đồng tiền trong một hợp đồng trên mỗi sàn giao dịch là cố định. VD: 62.500 bảng Anh/hợp đồng ,12.500.000/ Yen Nhật… Đây cũng là một điểm hạn chế của hợp đồng tương lai vì số lượng đồng tiền/ mỗi hợp đồng là cố định mà khi khách hàng muốn giao dich 1 lượng tiền lớn thì có nghĩa là phải mua nhiều hợp đồng or khi số tiền giao dịch bị lẻ thì phải kết hợp với hợp đồng kỳ hạn. - Đồng tiền được giao dịch: Hầu hết chỉ các đồng tiền chính của các nước đang phát triển như euro,dola,yên nhật... Việc quy định về đồng tiền được giao dịch trên sàn giao dịch khiến cho việc quản lý giao dịch dễ dàng hơn nhưng lại là hạn chế cho các nhà đầu tư muốn sử dụng nhiều loại đồng tiền khác trong giao dịch. VD: Sàn chicago chỉ cung cấp hợp đồng tương lai với 6 lại ngoại tệ mạnh là GBP,CAD,EUR,JPY,CHF và AUD. - Ngày đáo hạn của hợp đồng : Những ngày được tiêu chuẩn hóa. Thông thường vào ngày thứ 4 của tuần tứ 3 tháng thứ 3;6;9;12. Hạn chế về ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai cũng làm cho hợp đồng tương lai không được sử dụng nhiều do khi người bảo hộ rủi ro nếu cần ngay 1 khoản tiền vào những ngày khác trong tuần thì sẽ gặp khó khăn. VD: về tiêu chuẩn hóa trên sàn Chicago như sau: Đồng tiền AUD CAD GBP JPY CHF EUR Trị giá hợp đồng 100.000 100.000 62.500 12.500.000 125.000 125.000 Ký quỹ -ban đầu -duy trì 1.148$ 850$ 608$ 450$ 1.485$ 1.100$ 4590$ 3400$ 2565$ 1900$ 1755$ 1300$ Tháng giao dịch Tháng 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12 1.2 . Được thực hiện thông qua trung tâm giao dịch Các giao dịch Hợp đồng tương lai chịu sự quản lý của Sàn giao dịch theo những nguyên tắc và quy định nhất định. Mọi giao dịch dù bằng hệ thống điện tử hay đấu thầu trực tiếp đều phải được thực hiện tại Sàn. HĐTL được giao dịch theo phương thức đấu giá khớp lệnh, theo đó Sàn sẽ đứng ra làm trung gian để kết hợp các nhu cầu mua và bán lại với nhau. Do đó, khi tham gia HĐTL thì các bên cần phải lập 1 tài khoản,ký quỹ và chỉ cần biết là họ đang giao dịch cùng Sàn mà không cần quan tâm đến đối tác của mình là ai (Sàn giao dịch cũng có những cơ chế để kết hợp hai bên mua và bán nào đó nếu họ có nhu cầu). - Tỷ giá của hợp đồng tương lai được thay đổi hàng ngày trên Sàn giao dịch để thuận lợi cho khách hàng đóng hợp đồng nếu thấy có lợi. -Ký quỹ: những người tham gia phải tuân thủ quy định đóng tiền ký quỹ, số tiền này để cam kết đảm bảo nghĩa vụ của họ khi đã giao dịch. Khoản ký quỹ này phải đảm bảo giữa cả 2 bên người Mua và Người bán. - Giờ giao dịch : 4-8h/ngày. Các sở giao dịch được nối với nhau để tạo ra thị trường toàn cầu. Hạn chế giờ giao dịch giúp việc quản lý sàn giao dịch được tốt hơn,nhưng lại hạn chế cho những nhà bảo hộ,nhà đầu cơ khi muốn tham gia vào hợp đồng lệch những giờ giao dịch. Việc được thực hiện qua sàn giao dịch làm hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao so với các loại hợp đồng phái sinh không qua sàn giao dịch do các rủi ro về đối tác giao dịch được triệt tiêu hoàn toàn. Có nghĩa là dù có một người bị phá sản không thực hiện được hợp đồng thì Sàn giao dịch sẽ khớp lệnh giao dịch cho người khác. 1.3. Một đặc điểm hết sức độc đáo của HĐTL mà các dạng hợp đồng khác không có được, đó là thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn Trong các hợp đồng thông thường, khi các bên muốn thanh lý hợp đồng trước ngày giao hàng đồng nghĩa với việc thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng hoặc thoả thuận chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác, khi đó các bên sẽ thoát khỏi sự ràng buộc về nghĩa vụ với nhau. Nhưng trong HĐTL thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự thoả thuận nào bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ như thế, các bên có thể mua đi bán lại nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày giao hàng, nếu các bên không muốn giao hàng thực sự thì CH sẽ thanh toán bù trừ các loại hợp đồng đó và nghĩa vụ giao hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người khác. Cơ chế thanh toán bù trừ (Clearing): Là cơ chế vận hành chính của TTTL, dưới sự điều hành của Phòng thanh toán bù trừ của mỗi sàn giao dịch (Clearing House). Trong trường hợp người tham gia thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ thì Clearing House (CH) sẽ cân đối, bù trừ vào tài khoản của các nhà đầu tư; còn trong trường hợp các bên muốn được thi hành hợp đồng thì CH sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do CH chỉ định. VD: trong 3 tháng tới 1 NĐT nghĩ đồng bảng Anh tăng giá 1,6->1,7. Chiến lược: mua 250.000 bảng Anh=4 hợp đồng bảng Anh với khoản ký quỹ là 25.000$. tỷ giá 3 tháng là 1,6$/bảng Anh. 2. TH xảy ra TH1: Sau 3 tháng tỷ giá tăng 1,7 nhà đầu tư thực hiện hợp đồng ,để mua 250.000 bảng = 250.000.1,6=400.000$ Theo cơ chế thanh toán bù trừ NDT cần phải trả thêm là 400.000-25.000= 375.000$ cho sở giao dịch NDT bán 250.000*1,7= 425.000$. NDT lãi 25.000$ TH2: Sau 2 tháng NDT nhận định tỷ giá bị giảm và còn tiếp tục giảm nữa,nghĩa là nhà đầu tư sẽ bị lỗ nếu cứ thực hiện hợp đồng hợp đồng or không thực hiện sẽ mất 25.000$ ký quỹ. Vậy câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư cần làm gì ? Lúc này nhà đầu tư đóng hợp đồng trước thời hạn để chốt số lỗ chắc chắn bằng cách bán bảng Anh bằng 4 hợp đồng tương lai nếu thấy như thế có lợi cho mình. Bán 250.000 bảng Anh với tỷ giá 1 tháng là 1,55 = 387.500$. Phòng thanh toán bù trù sẽ thực hiện chức năng như sau: 25000- (400.000-387.000) = 12.500$. Vậy đến thời điểm đáo hạn. Nhà đầu tư vẫn còn trong khoản ký quỹ là 12.500$ mà không cần quan tâm tỷ giá lúc đó là bao nhiêu. Vì vậy, tất cả các hợp đồng tương lai hầu hết đều được thanh lý trước thời điểm đáo hạn để nhà đầu tư chốt mức lời hay mức lỗ của mình. chỉ khoảng 1,5% HĐTL tại các sàn giao dịch được thực hiện thông qua chuyển giao hàng vào ngày đến hạn theo hợp đồng. Phí giao dịch (Commissions): - Phí giao dịch chỉ được trả cho các FCM khi các giao dịch tương lai được bù đắp, hoặc trong ngày giao hàng hoặc lúc tái thanh toán tiền mặt lần cuối.Phí giao dịch trên một hợp đồng sẽ giảm khi nhiều hợp đồng hơn được giao dịch. Các FCM thường tính một dịch vụ trọn gói là $100 dể giao dịch một hợp đồng. Các giao dịch bình thường sau khi đã chiết khấu, giảm giá thường được các FCM tính từ $15 đến $40 một hợp đồng khi vị trí kết thúc. Đối với các nhà giao dịch lớn như các công ty cổ phần, ngân hàng, hay những công ty giao dịch chuyên nghiệp thường được tính khoảng $10 một hợp đồng. Còn những người giao dịch sàn thường chỉ phải trả khá ít, khoảng $1,5 một hợp đồng. 1.4 Tổng kết. A. Ưu điểm - tính thanh khoản của hợp đồng rất cao do thực hiện qua Sàn giao dịch, rủi ro không thực hiện được giao dịch gần như không có. - Có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn để chốt mức lãi, hay lỗ của mình. B. Nhược điểm -Số tiền quy định khắt khe. - thủ tục phức tạp,khó tham gia vào thị trường. -giới hạn số ngày giao dịch trong năm. 2. Hợp đồng kỳ hạn 2.1. Hợp đồng không tiêu chuẩn hóa Để đảm bảo cho tất cả mọi người có nhu cầu ngoại tệ dù ít hay nhiều có thể tham gia thị trường tương lai hợp đông kỳ hạn đã xuất hiện và ngày nay nó đã phát triển hơn so với người anh của nó do một số điểm nổi trội mà hợp đồng tương lai không có. - Quy mô hợp đồng : Khác với hợp đồng tương lai, tất cả các hợp đồng kỳ hạn đều không quy định về quy mô giao dịch trong hợp đồng, đó là một giá trị tùy ý,đươc thỏa thuận giữa người mua và người bán. Đặc điểm này giúp cho người giao dịch với khối lượng lớn chỉ cần làm 1 bản hợp đồng và giúp những người giao dịch với số tiền bị lẻ có thể tham gia thị trường tương lai mà không cần thông qua 1 hợp đồng khác. - Đồng tiền được giao dịch: Trong khi hợp đồng tương lai quy định về việc hạn chế đồng tiền tham gia giao dịch thì với hợp đồng kỳ hạn tất cả các đồng tiền nếu có thể mua bán được đều có thể tham gia. Đây là một đặc điểm nổi trội khác giúp cho hợp đồng kỳ hạn được sử dụng nhiều hơn hợp đồng tương lai. Với các nước đang phát triển nếu muốn tham gia hợp đồng tương lai thì cần phải đổi tiền nội tệ ra các đồng tiền chính trên thế giới mà việc họ đang cần là bảo hiểm rủi ro hay đầu cơ bằng chính đồng tiền của mình chứ không phải bằng đồng tiền khác. Hợp đồng kỳ hạn tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều cho việc này. VD: nếu bạn muốn bảo hiểm số tiền của mình là đồng VN với đồng tiền của thái lan thì bạn không thể làm hợp đồng tương lai do trên sàn giao dịch không có 2 đồng tiền này được niêm yết 2.2.Được thực hiện trên thị trường OTC và cá Sàn giao dịch. - Địa điểm giao dịch : Hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều được giao dịch trên sàn OTC ( thị trường liên ngân hàng). Khi thực hiện qua Sàn giao dịch thì Sàn giao dịch tham gia với tư cách là người giao dịch chứ không phải là bên thứ 3 như trên hợp đồng kỳ hạn. Đây là một đặc điểm nổi trội hơn của hợp đồng kỳ hạn vì khi tham gia hợp đồng ta không bắt buộc tạo tài khoản, ký quỹ hay thông qua môi giới như hợp đồng tương lai mà khách hàng có nhu cầu ngoại tệ trong tương lai có thể trực tiếp đến làm hợp đồng với ngân hàng và chỉ cần 1 khoản tiền đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng. - Tỷ giá: tỷ giá trong hợp đồng kỳ hạn là tỷ giá không thay đổi được trong suốt thời hạn của hợp đồng. Tỷ giá này được các ngân hàng yết giá theo kỳ hạn thường là công bội của 30 ngày và được tính theo tỷ giá giao ngay và lãi suất 2 đồng tiền giao dịch. - Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng- thường là các công ty xuất,nhập khẩu; giữa các ngân hàng với nhau. Được liên kết với nhau bằng điện thoại,telex,vi tính… - Khoản đặt cọc : Khi tham gia hợp đồng tương lai khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu để đảm bảo cho tính thanh khoản của hợp đồng, số tiền này sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau để không quá lớn đối với khách hàng và không quá nhỏ cho rủi ro của ngân hàng. Khoản tiền này sẽ được giữ ở NH và tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn. VD: 1 hợp đồng kỳ hạn quy định : để thuận lợi cho việc giao dịch bên NH sẽ mở 1 tài khoản không kỳ hạn cho khách hàng để khách hàng chuyển khoản tiền đặt cọc. Khoản tiền này sẽ được trả lãi với lãi suất không kỳ hạn trong khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực. Số tiền này sẽ được hoàn trả khi bên khách hàng thực hiện hợp đồng. 2.3. Thời điểm đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn - Ngày đáo hạn: Là một ngày cố định,vào bất cứ ngày làm việc nào nếu đã được thỏa thuận giữa người mua và người bán. VD: 1/1 Nhà xuất khẩu được biết sẽ nhận 1.000.000$ vào 1/4, số tiền này cần đổi sang VND ngay để chi trả 1 số khoản đúng vào ngày 1/4. Vậy họ sẽ làm hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ngày đáo hạn với đúng vào ngày 1/ 4. Đây là 1 ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn,mang tính linh hoạt hơn nhiều so với hợp đồng tương lai Không như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn được giao dịch không có bên thứ 3 đảm bảo nên hợp đồng kỳ hạn không có trạng thái “đóng” hợp đồng như hợp đồng tương lai. Nó bắt buộc 2 bên giam gia hợp đồng chỉ được thực hiện hợp đồng tại thời điểm đáo hạn với tỷ giá đã xác định từ trước bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đó như thế nào, điểu này có mặt lợi là có thể bảo hiểm được rủi ro ngoại hối nhưng đồng thời cũng đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu tỷ giá biến động ngược với dự đoán của khách hàng. Vì vậy, gần 90% hợp đồng kỳ hạn được thực hiện trong ngày giao dịch, còn 10% có thể do rủi ro mà 1 bên không thực hiện được hợp đồng… 2.4. Tổng kết. A. Ưu điểm - Sử dụng hiệu quả cho việc bảo hiểm rủi ro do tính chất về tỷ giá không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. - Linh hoạt hơn hợp đồng tương lai về khối lượng giao dịch, loại đồng tiền ,địa điểm và thời điểm đáo hạn trong giao dịch B. Nhược điểm - Không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả 2 bên đối tác - Nghĩa vụ của mỗi bên không được chuyển giao cho bên thứ 3 vì vậy tính thanh khoản không cao, không có gì đảm bảo được có một bên sẽ hủy bỏ hợp đồng vì một số lý do không mong muốn. Để dẫn chứng cho điều này ta có thể lấy 1 VD trong điều khoản của hợp đồng kỳ hạn VD: Nếu khách hàng không thực hiện hợp đồng thì số tiền đặt cọc của khách hàng sẽ thuộc về ngân hàng như 1 khoản bồi thường thiệt hại cho bên ngân hàng. Còn nếu ngân hàng không thực hiện hợp đồng thì phải trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc cả gốc lẫn lãi cho khách hàng và 1 khoản tiền bồi thường tương đương với số tiền cọc cho bên khách hàng. Điều này có nghĩa là việc không thực hiện hợp đồng kỳ hạn vẫn có thể xảy ra nếu 1 bên cảm thấy quyền lợi vẫn được đảm bảo khi mất khoản tiền cọc hoặc khoản tiền tương đương tiền cọc, có thể nói điều này xảy ra khi tỷ giá thay đổi quá cao hoặc quá thấp so với tỷ giá kỳ hạn của cả 2 bên. II. Hợp đồng hoán đổi. Khái niệm : Là công cụ kết hợp giữa nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn hoặc nghiệp vụ kỳ hạn với kỳ hạn để mua bán, vay hoặc cho vay ngoại tệ theo hai hướng đối ngược nhau. Ví dụ: Giả sử 1 nhà XK thu được 1tr USD từ nước ngoài và hiện tại nhà XK đang có nhu cầu về VND để trả lương cho công nhân . Sau 3 tháng nhà XK lại cần đến số tiền này để sử dụng cho 1 hợp đồng NK. Để thỏa mãn nhu cầu của mình nhà XK đã ký 1 HĐ hoán đổi bán giao ngay và mua kỳ hạn 3 tháng 1tr USD. Với việc ký HĐ này nhà XK đã có ngay VND để trả lương cho công nhân và chắc chắn sẽ có được USD sau 3 tháng nữa với 1 tỷ giá kỳ hạn đc xác định trước. Do đó tránh đc rủi ro tỷ giá Đặc điểm Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ thì 2 bên sẽ thỏa thuận lại một ngày đáo hạn thích hợp Điều kiện thực hiện giao dịch đối với KH là có giấy phép kinh doanh, xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ, mở TK USD và VND tại ngân hàng, trả phí giao dịch theo quy định, duy trì tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% giá trị HĐ để đảm bảo việc thực hiện HĐ, ký kết HĐ hoán đổi với ngân hàng Tỷ giá hoán đổi bao gồm 2 loại là tỷ giá giao ngay do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch, tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất của 2 loại tiền tệ và số ngày thực tế của hợp đồng. Tổng kết Trong giao dịch hoán đổi 2 bên là khách hàng và ngân hàng đều có lợi ích nhất định. Về phía khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ thỏa mãn đc nhu cầu về dòng tiền của mình tại 2 thời điểm tương tự như HĐ kỳ hạn nên đảm bảo đc rủi ro tỷ giá. Đối với ngân hàng lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt đáp ứng được nhu cầu của KH góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của mình mặt khác ngân hàng còn thu đc lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán ngoại tệ giao ngay và giá mua giá bán ngoại tệ kỳ hạn vì giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết đc nhược điểm của HĐ giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu của KH ở thời điểm tương lai đồng thời khắc phục được nhược điểm của HĐ kỳ hạn ở chỗ là có thể thỏa mãn nhu cầu về ngoại tệ của KH tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên HĐ hoán đổi vẫn còn 1 số nhược điểm như Là HĐ bắt buộc các bên phải thực hiện khi HĐ đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường lúc đó là như thế nào. Điều này có điểm lợi là bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho KH nhưng cũng đánh mất cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá trái với dự đoán của KH Nó chỉ quan tâm đến tỷ gía ở 2 thời điểm. Thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt thời gian giữa 2 thời điểm đó. Chẳng hạn như công ty XK ở trên nếu vào 1 thời điểm nào đó sau khi ký HĐ hoán đổi. USD lên giá so với VND thì công ty XK sẽ có lợi vì trạng thái dương USD kỳ hạn 3 tháng thế nhưng lúc này nhà XK vẫn không được hưởng lợi vì HĐ chưa đến hạn. Khi HĐ đến hạn có thể lợi ích sẽ không còn vì biết đâu lúc đó USD lại giảm giá so với VND Chính điều này làm cho HĐ hoán đổi chỉ có thể là công cụ bảo hiểm rủi ro thích hợp với nhu cầu bảo hiểm rủi ro hơn là kinh doanh hay đầu cơ thông qua biến động tỷ giá. III. Hợp đồng quyền chọn. 1. Khái niệm. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ cho phép người mua hợp đồng có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền nhất định tại một tỷ giá cố định thỏa thuận trước ( gọi là tỷ giá quyền chọn) trong tương lai. Được giao dịch trên cả sàn giao dịch lẫn OTC. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua”quyền chọn” tức sự lựa chọn hoặc tiền hành giao dich theo tỷ giá đã thỏa thuận cố định từ trước nếu anh ta thấy rằng có lợi cho mình, hoặc để cho hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành một giao dich nào,nếu anh ta thấy rằng làm như vậy thì ít tốn kém hơn. Mặt khác người bán hợp đồng quyền chọn phải luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua muốn 2. Đặc điểm 2.1. Phân loại hợp đồng Hợp đồng quyền chọn mua: cho phép người nắm giữ hợp đồng “quyền” mua một lượng tiền tệ với tỷ giá nhất định đã thỏa thuận trong hợp đồng . VD: Công ty X mua 1 hợp đồng “quyền chọn mua” 1.000.000USD và thanh toán bằng VND với công ty Y với tỷ giá 20.000VND/USD,thời điểm đáo hạn là 3 tháng. Có nghĩa là ở thời điểm đáo hạn của hợp đồng,công ty X có thể mua or không mua 1.000.000USD với tỷ giá đã thỏa thuận 20.000VND/USD. Công ty Y phải sẵn sàng giao dịch nếu công ty X muốn Hợp đồng quyền chọn bán: cho phép người nắm giữ hợp đồng “quyền” bán một lượng tiền tệ với tỷ giá nhất định đã thỏa thuận trong hợp đồng . Đặc điểm này của hợp đồng quyền chọn tỏ ra rất hữu ích khi tỷ giá thị trường thay đổi thường xuyên, nó giúp cho người nắm giữ hợp đồng quyền chọn vừa có thể hạn chế rủi ro bằng cách thực hiện quyền or tìm kiếm lợi nhuận khi tỷ giá chênh lệch cao hơn so với phí hợp đồng bằng cách không thực hiện quyền. Đây cũng chính là đặc diểm nổi trội của hợp đồng quyền chọn so với hợp đông kỳ hạn. Trong hợp đồng quyền chọn, có quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn kiểu Châu Âu cho phép thực hiện chỉ giao dịch tại thời diểm hợp đồng đáo hạn ( việc thanh toán trong thực tế xảy ra sau khi hợp đồng đến hạn từ 1-2 ngày,còn gọi là ngày giá trị trong hợp đồng giao ngay). Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện quyền chọn vào những ngày làm việc hợp pháp trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và trước khi hợp đồng đáo hạn nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ,quy định thời gian quyền chọn lớn hơn,VD: chỉ thực hiện trong khoảng thời gian 2 tuần trước thời điểm đáo hạn. 2.2. Người tham gia hợp đồng Người mua hợp đồng quyền chọn : người mua hợp đồng,sau khi trả phí mua quyền chọn,luôn quan tâm đến quyền tiến hành giao dịch ,nếu thấy có lợi; or là quyền không tiến hành giao dịch,nếu thấy bất lợi - Mua quyền chọn mua(buy a call) - Mua quyền chọn bán(bay a put) Người bán hợp đồng quyền chọn : người bán hợp đồng sau khi thu phí bán quyền chọn, co nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch tại mức tỷ giá đã thỏa thuận nếu người mua thực hiện quyền chọn - Bán quyền chọn mua( sell a call ) - Bán quyền chọn bán( sell a put ) Hợp đồng Quyền chọn Mua (Call Option) Quyền chọn Bán (Put Option) Người mua có quyền được mua Người bán có quyền được bán Giá tăng Người mua quyền chọn sẽ hưởng được lợi nhuận chênh lệch sau khi đã trừ đi mức phí mua quyền chọn Người mua quyền chọn bán sẽ mất phí Giá giảm Người mua quyền chọn mua sẽ mất phí Người mua sẽ hưởng lợi nhuận chênh lệch sau khi đã trừ đi mức phí mua quyền chọn 2.3. phí hợp đồng quyền chọn Hai hợp đồng trên chúng ta tìm hiểu thì người mua và người bán hợp đồng đều không phải trả cho nhau 1 khoảng phí nào cả nhưng riêng với hợp đồng quyền chọn thì người mua phải trả cho người bán hợp đồng 1 khoảng phí gọi là phí hợp đồng quyền chọn. Khái niệm:phí hợp đồng quyền chọn ( giá quyền chọn ) là khoản tiền mà người mua hợp đồng quyền chọn phải trả cho người bán. Khoản phí này phải là lượng tiền hợp lý,sao cho đủ để bù đắp rủi ro xét từ góc độ của người bán và không quá đắt xét từ góc độ người mua. - Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi ,và thông thường được thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc thanh toán có thể xảy ra tại thời điểm đáo hạn,nếu người bán có thiện trí cấp tín dụng cho người mua. Trong trường hợp này, người bán sẽ yêu cầu người mua phải chịu lãi suất của khoản phí quyền chọn chậm trả - Có 2 phương pháp yết phí hợp đồng quyền chọn: + Yết phí hợp đồng quyền chọn theo điểm tỷ giá :được dùng trong những trường hợp phí quyền chọn được thanh toán bằng đồng tiền này và đơn vị làm cơ sở tính phí là một đồng tiền khác + Yết phí hợp đồng quyền chọn theo tỷ lệ %: được dùng trong những trường hợp phí quyền chọn và đơn vị làm cơ sở tính phí cùng dùng chung một loại tiền cần lưu ý rằng,ngoài đồng tiền tham gia giao dịch,phí quyền chọn cũng có thể tính bằng đồng tiền khác, không liên quan gì đến hợp đồng quyền chọn. 2.4. Thời hạn. Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn càng dài thì càng có nhiều khả năng tỷ giá thị trường biến động trên mức tỷ giá quyền chọn mua or thấp hơn tỷ giá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn bán. Do đó, thời hạn hợp đồng càng dài, thì người mua sẵn sàng trả phí hợp đồng quyền chọn càng lớn or người bán yêu cầu phí quyền chọn càng cao. 3. Ưu nhược điểm của hợp đồng quyền chọn 3.1 Ưu điểm: - Cho phép người nắm giữ có quyền thực hiện hợp đồng của mình không bắt buộc. Vì vậy,hợp đồng quyền chọn vừa phù hợp để bảo hiểm rủi ro tỷ giá,lại giúp các doanh nghiệp có thể kỳ vọng về việc đầu cơ khi tỷ giá có quá nhiều biến động 3.2 Nhược diểm - Khi tỷ giá ít biến động người mua hợp đồng quyền chọn sẽ bị mất khoản phí không đáng có. Vì vậy,khi chắc chắn về tỷ giá thì không nên làm hợp đồng quyền chọn mà chọn hợp đồng kỳ hạn. IV. Liên hệ thực tế Việt Nam Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. 1. Nguyên nhân 1.1 Một là, thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng. Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng Đôla Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê… và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình. Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ. 1.2 Thiếu cơ sở pháp lý. Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp. 1.3 Thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh. Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế. 2. Điều kiện để phát triển công cụ phái sinh tại VN Từ thực tế trên, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại Việt Nam cần phải có các điều kiện sau: 2.1 Về khách quan. Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các NHTM cũng rất muốn triển khai các sản phẩm dịch vụ mới nhưng không thể “cố ép” khách hàng sử dụng khi thực sự họ không có nhu cầu. NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra. NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường. Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. 2.2 Về phía các NHTM Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối. 2.3 Về phương tiện, thiết bị. Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDac diem cua cong cu phai sinh va thuc trang su dung tai Viet Nam nhom 6.doc
Tài liệu liên quan