Đề tài Đánh giá chất lượng nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố hồ chí minh và đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp

CHưƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt Vấn Đề Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời sống con người. Điều quan tâm hàng đầu đối với nước thải của các bệnh viện là vấn đề các vi trùng gây bệnh và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Các vi trùng gây bệnh có thể tồn tại trong một thời gian nhất định ngoài môi trường khi có cơ hội nó sẽ phát triển trên một vật chủ khác và đó chính là hiện tượng lây lan các bệnh truyền nhiễm. Đây chính là điểm khác biệt của nước thải bệnh viện so với các loại nước thải khác. Ngoài ra, các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi trường nước thải, làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật nói chung [1]. Việc tìm hiểu và phát triển công tác quản lý cũng như nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện không chỉ đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn (qui định) quy định mà còn phải bảo đảm các yếu tố chiếm ít diện tích, dễ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng, không gây ô nhiễm thứ cấp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hệ thống công nghệ xử lý nước thải bệnh viện còn phải có giá thành lắp đặt thiết bị công nghệ và sản phẩm xử lý phải phù hợp, cho năng suất cao và hoạt động ổn định. Hiện nay, trong 109 bệnh viện được sự quản lý của trung tâm Y tế dự phòng thì có 12 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chiếm 13,3%, số bệnh viện đạt chuẩn là 11 bệnh viện chiếm 28,2% Vì vậy, việc đánh giá chất lượng nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là rất cần thiết nhằm xác định được tình hình thực trạng nguồn nước thải và đề xuất những giải pháp quản lý và xử lý phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao. 1.2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá được tình hình thực trạng nguồn nước thải ở các bệnh viện trên địa bàn Tp.HCM và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý và phương pháp xử lý phù hợp, mang lại hiệu quả cao hơn và hạn chế những tác động, những rủi ro của nước thải đến con người và hệ sinh thái. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Nội dung nghiên cứu Thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ việc so sánh, đánh giá, tham khảo cho đề tài. Phân tích các thành phần trong nước thải theo quy chuẩn của bộ Y tế về các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật. Thu thập kết quả kiểm tra nước thải bệnh viện tại các trung tâm và so sánh với kết quả phân tích, từ đó đánh giá được mức độ ô nhiễm nước thải bệnh viện, phân loại các nhóm bệnh viện dựa trên đặc tính nước thải. Cuối cùng, đề xuất một số biện pháp quản lý và phương pháp xử lý nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung vào nước thải tại một số bệnh viện riêng biệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Với các chỉ tiêu phân tích như sau:  Hóa lý: BOD, COD, SS.  Vi sinh: tổng coliform. tài liệu, số liệu có liên quan. Sau đó, tiến hành đánh giá chất lượng nước thải dựa trên tiêu chuẩn (qui chuẩn) cho phép và phân loại nhóm bệnh viện dựa trên cơ sở chất lượng nước thải. Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp. 1.6.2. Phương pháp thực tiễn Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng một số phương pháp sau:  Thu thập số liệu, tìm kiếm tài liệu từ các nguồn có sẵn.  Phân tích các chỉ tiêu về nước thải bệnh viện (BOD, COD, SS, tổng Coliform) theo quy chuẩn của bộ Y tế trong phòng thí nghiệm.  So sánh với tiêu chuẩn (qui chuẩn) xả thải của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường. 1.7. Ý nghĩa của đề tài 1.7.1. Về mặt khoa học Là cơ sở cho các đề tài nghiên cứu sau, cung cấp số liệu thống kê về chất lượng nước thải tại các bệnh viện 1.7.2. Về mặt kinh tế Đề xuất các phương pháp xử lý phù hợp nhằm đem hiệu quả, giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. 1.7.3. Về mặt xã hội Giảm tỷ lệ mắc bệnh, lây nhiễm thông qua môi trường nước

pdf65 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố hồ chí minh và đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí vận hành của toàn bộ hệ thống không cao (100.000VNĐ/ ngày). - Sử dụng hệ thống dễ dàng, gọn nhẹ, tiết kiệm nhiều thời gian vận hành (do hệ thống được thiết kế tự động hóa). - Tiết kiệm nhân công (chỉ có 1 công nhân vận hành). - Tốn ít diện tích xây dựng (117m2). - Thuận tiện sữa chữa. Nhược điểm của hệ thống xử lý: - Hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả tối ưu ở công suất 400m 3/ngày đêm, trong khi tổng lượng nước thải hiện tại đã là 450m 3/ngày đêm (và sẽ còn tiệp tục tăng) sẽ dẫn đến việc giảm hiệu quả xử lý của hệ thống và có nguy cơ quá tải. - Quá trình hút bùn định kì diễn ra rất khó khăn, do nước thải đươc bơm tự động liên tục từ bể này sang bể khác (khi nước đầy thì bể tự bơm khi nước cạn thì bơm ngưng). Muốn hút bùn triệt để, công nhân phải lặn xuống đáy bể, nước ngập đầu rất nguy hiểm. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 21 MSSV:107111165 2.2.2.2. Bệnh viện Truyền Máu và Huyết Học [7] Công suất nước thải của bệnh viện là 52m3/ngày đêm. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện được thực hiện như sau: Hình 2.2. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Truyền Máu và Huyết Học Thuyết minh qui trình: Nước thải tại các khu trong bệnh viện được tập trung vào ngăn tiếp nhận. Sau đó chuyển qua bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 22 MSSV:107111165 Nước thải từ bể điều hòa được đưa vào bể Aerotank, bể được cung cấp khí và diễn ra quá trình phân hủy sinh học do vi sinh vật gây ra, tại đây hàm lượng BOD, COD, SS sẽ bị phân hủy và giảm mạnh, nước thải lại tiếp tục được chuyển qua bể lắng II nhằm lắng phần hữu cơ còn xót lại do quá trình phân hủy hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí, nước thải sau đó được đưa vào bể khử trùng bằng dung dịch clorine để tiêu diệt hết các vi sinh vật gây bệnh. Sau đó được chuyển vào nguồn. Phần bùn lắng sẽ được chuyển sang bể ổn định bùn, tại đây diễn ra quá trình phân hủy sinh học do vi sinh vật kỵ khí gây ra nhằm tiêu diệt hết vi sinh vật gây bệnh. Sau khi bùn đã được ổn định thì phối hợp với công ty môi trường để được chuyển ra ngoài. Ưu điểm: -Công nghệ đơn giản. -Vận hành đơn giản. -Giá thành đầu tư ban đầu thấp vì công nghệ chủ yếu là bê tông cốt thép. Nhược điểm: -Vi sinh vật phát triển trong Aerotank thường rất chậm và sinh khối tạo ra không nhiều. -Hiệu quả xử lý không cao vì công nghệ đơn giản. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 23 MSSV:107111165 2.2.2.3. Bệnh viện Da Liễu [7] Bệnh viện được đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải với công suất 200m3/ngày đêm. Nước thải bệnh viện được xử lý bằng phương pháp phổ biến là Aerotank. Quy trình xử lý nước thải của bệnh viện được thực hiện như sau: Hình 2.3. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Da Liễu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 24 MSSV:107111165 Mô tả công nghệ xử lý: Toàn bộ nước thải từ các khu trong bệnh viện được dẫn tập trung đến trạm xử lý. Đầu tiên, nước thải được qua màng song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô, rác được xử lý bằng phương pháp thủ công. Nước sau khi qua ngăn tiếp nhận, tự chảy vào bể điều hòa được khuấy trộn bằng khí nén cung cấp từ trạm khí nén. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo. Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể lắng, kết hợp, phân hủy sinh học kỵ khí. Bể có cấu tạo gồm 2 phần: phần máng lắng dùng để lắng cặn, phần ngăn bùn có nhiệm vụ phân hủy kỵ khí vùng lắng. Qua bể lắng hàm lượng BOD5 có thể giảm tới 50% và hàm lượng vi sinh có thể giảm hơn 50 %. Sau thời gian dài từ 6 tháng tới 1 năm, hàm lượng vi sinh vật trong bùn lắng bị giết chết hoàn toàn. Cặn lắng được đưa sang bể phân hủy và ổn định bùn. Ở bể này có 2 ngăn và vận hành từng ngăn một. Khi nào bùn đầy thì khóa kín lại, tiếp tục cho vận hành ngăn kia. Sau đó, tại ngăn đầy bùn sẽ tiến hành cho chất khử trùng và vôi tạo môi trường pH cao nhằm ổn định bùn, bùn không tạo mùi hôi. Sau cùng, cặn bã được ổn định và hút ra đem xử lý làm phân hoặc đỗ ở bãi rác (có thể hợp đồng với công ty vệ sinh). Cứ luân chuyển vận hành như thế trên hai ngăn của bể phân hủy. Riêng lượng nước dư khi bơm bùn về bể phân hủy sẽ cho hồi lưu về bể điều hòa để tiếp tục qui trình xử lý. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 25 MSSV:107111165 Phần nước thải sau khi qua bể điều hòa vẫn tiếp tục chảy vào bể xử lý sinh học hiếu khí tiếp xúc, tại đây hàm lượng BOD còn lại sẽ được xử lý tiếp với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng đợt 2. Ở bể này có các chất lơ lửng sẽ được giữ lại làm giảm hàm lượng SS, sau đó nước được đưa qua bể trộn với chất khử trùng Chlorine được bơm định lượng về bể trộn. Nhờ khuấy trộn thủy lực hoặc các vách ngăn Chlorine được khuếch tán đều vào nước. Quá trình oxy hóa vi sinh vật gây bệnh xảy ra trong bể tiếp xúc Chlorine, Chlorine là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hóa màng tế bào vi sinh gây bệnh và tiêu diệt chúng. Thời gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh vật khoảng 25-50 phút. Nước thải sau khi qua bể tiếp xúc Chlorine đạt tiêu chuẩn nước thải loại B xả ra nguồn chung của thành phố. Ưu điểm: -Xử lý hiệu quả dưới nồng độ tiêu chuẩn cho phép. -Vận hành đơn giản, dễ quản lý và nâng cấp sữa chữa. Nhược điểm: -Giá thành đầu tư ban đầu cao. -Không đảm bảo được chất lượng nước thải đầu ra khi có hiện tượng quá tải. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 26 MSSV:107111165 2.2.2.4. Bệnh viện Nguyễn Trãi [7] Với công suất 400m3/ngày đêm của bệnh viện. Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Nguyyễn Trãi được thực hiện như sau: Hình 2.4. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Nguyễn Trãi Thuyết minh quy trình công nghệ Nước thải từ mương thải của bệnh viện đưa đến hố ga có đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô như bông, băng, vải, giấy…rác được giữ lại ở song chắn rác và vớt bằng cào thủ công đưa ra bãi rác chung để xử lý. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 27 MSSV:107111165 Nước thải được dẫn trực tiếp qua bể điều hòa, bể xây chìm. Bể được cung cấp khí nhằm phân hủy một phần vật chất thải dễ phân hủy do vi sinh vật có sẵn trong nước thải. Từ bể điều hòa nước được bơm tới bể oxy hóa. Tại đây hàm lượng COD, BOD, chất rắn lơ lửng sẽ bị phân hủy và giảm mạnh. Nước được dẫn ra bể keo tụ nhờ sự chênh lệch cột áp. Tại bể lắng đợt I nước được khuấy trộn với chất keo tụ tinh bột Destrin (C6H10O5). Thiết bị keo tụ trộn có chất kết hợp các hạt lơ lửng khi ta cho vào nước thải các chất cao phân tử. Quá trình diễn ra không những do tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau của các phân tử keo tụ và các hạt lơ lửng kết bông cặn tăng quá trình lắng. Nước thải tiếp tục được đưa qua thiết bị Cyclon thủy lực, nhằm làm giảm lượng chất rắn lơ lửng SS. Chất rắn lơ lửng cũng như lượng BOD sẽ được giảm thiểu khi nước thải được qua 1 lần thiết bị lắng. Cuối cùng lượng nước được đưa qua bể khử trùng ra cống. Tại khâu khử trùng các vi trùng giảm đáng kể phù hợp với tiêu chuẩn nước thải ra cống chung của thành phố. Lượng cặn bùn được cung cấp thêm nước hồi lưu cho qua bể làm khô bằng cát. Bể được xây dựng nổi trên mặt đất, có cung cấp Clorua vôi để khử trùng nước thải khi qua xử lý. Bể có 3 ngăn có cửa tháo bỏ. Khi bể khô còn rất ít nước cho hồi lưu lại bể ổn định, cặn bả còn lại được tháo dở và xe công cộng chuyển đi. Ưu điểm: -Công nghệ đơn giản, dễ vận hành và lắp đặt ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 28 MSSV:107111165 -Hệ thống có lắp đạt cyclon thủy lực nên hàm lượng các chất rắn lơ lửng luôn đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nhược điểm: -Chi phí đầu tư cao. -Không đảm bảo nguồn nước thải đầu ra khi lưu lượng đầu vào quá tải. 2.2.2.5.Bệnh viện đa khoa Tiền Giang [7] Công nghệ xử lý nước thải với công suất 600m3/ngày đêm của bệnh viện đa khoa Tiền Giang được thực hiện như sau: Hình 2.5. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Tiền Giang ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 29 MSSV:107111165 Thuyết minh qui trình công nghệ Nước thải từ các nơi cần xử lý được tập trung vào đường ống dẫn trung tâm có đường kính 200mm đến song chắn rác và nước thải sẽ qua bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải tạo chế độ ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo. Do trong nước thải thành phần chất lơ lửng thấp nên ta không sử dụng bể lắng đợt I. Nên nước thải từ bể điều hòa tiếp tục chảy sang bể Aerotank, tại đây xảy ra quá trình sinh hóa, một lượng lớn các chất hữu cơ bị phân hủy bởi các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính. Nước từ bể Aerotank được tiếp tục chảy sang bể lắng đợt II để lắng bùn sinh ra do quá trình phân hủy sinh học, một lượng bùn hoạt tính sẽ được hoàn lưu trở lại bể Aerotank, còn phần dư dẫn vào bể ổn định bùn. Nước thải sau khi qua bể lắng đợt II tiếp tục chảy sang bể tiếp xúc khử trùng. Tại bể tiếp xúc khử trùng này nước được hòa trộn với Clorine và với thời gian tiếp xúc là 30 phút lúc này các vi sinh vật gây bệnh còn sót lại sẽ bị tiêu diệt hết trước khi xả vào cống, nước đạt loại B được phép xả vào hệ thống cống của thành phố. Ưu điểm: -Do là một bệnh viện tỉnh với thiết kế 600m3/ngày đêm nên không xảy ra hiện tượng quá tải và phù hợp với điều kiện mặt bằng. -Hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn dưới mức cho phép. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 30 MSSV:107111165 Nhược điểm: -Chi phí đầu tư ban đầu cao. 2.2.2.6. Bệnh viện Đồng Tháp [8] Với công suất 250m3/ngày đêm bệnh viện đa khoa Đồng Tháp đã xử lý nước thải bệnh viên đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép loại A, TCVN 5945:2005. Qui trình công nghệ xử lý được thực hiện như sau: Hình 2.6. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Đồng Tháp ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 31 MSSV:107111165 Thuyết minh qui trình công nghệ: Nước thải từ các khu trong bệnh viên được tập trung đưa vào bể tiếp nhận qua SCR thô nhằm tách các chất thải rắn trong nước thải, nước thải được tiếp tục đưa vào bể điều hòa qua SCR tinh để tách các chất rắn có trong nước thải còn xót lại. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình tiếp theo. Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể ASBC tại đây xảy ra quá trình sinh trưởng dính bám của các vi sinh vật trên lớp vật liệu giá thể có khả năng tạo ra các bông bùn sinh học chứa đồng thời cả vùng hiếu khí và vùng kỵ khí. Đầu tiên, hỗn hợp bùn sinh học và nước thải di chuyển ra xa khỏi hệ thống sục khí trong bể sinh học theo dòng vận chuyển của các chất lỏng kéo theo hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) thấp dần, tạo điều kiện thích hợp cho các phản ứng xảy ra trong môi trường kỵ khí. Tại vùng hiếu khí xảy ra quá trình sinh hóa một phần lớn chất hữu cơ bị phân hủy do vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính. Nước thải từ bể ASBC tiếp tục chảy sang bể lắng, phần bùn lắng do quá trình sinh học sẽ chuyển sang bể chứa bùn, nước thải từ bể lắng lại chuyển sang bể khử trùng, tại bể khử trùng nước được hòa trộn với Chlorine trong vòng 30 phút để tiêu diệt hết vi sinh vật gây bệnh. Sau đó nước được chuyển sang nguồn tiếp nhận. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 32 MSSV:107111165 Ưu điểm: - Đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Nhược điểm: - Chi phí đầu tư cao. 2.2.2.7. Nhận xét chung về hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện Hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện đều qua 3 bước xử lý: cơ học, sinh học và hóa học. Trong đó, có bệnh viện sử dụng bể chứa trung gian để tránh tình trạng quá tải như BV Phạm Ngọc Thạch. Một số bệnh viện sử dụng cả 2 loại bể lắng đợt I và đợt II như BV Phạm Ngọc Thạch, BV Đa Khoa Tiền Giang lại cho hiệu quả về xử lý chất rắn lơ lửng hơn các bệnh viện chỉ sử dụng 1 loại bể lắng như BV Truyền Máu và Huyết Học sử dụng bể lắng đợt II, BV Nguyễn Trãi sử dụng bể lắng đợt I,… Về phương pháp sinh học, BV Nguyễn Trãi, BV Truyền Máu và Huyết Học, BV Da Liễu thì sử dụng bể Aerotank cho quá trình phân hủy sinh học nhưng vi sinh vật phát triển trong Aerotank thường rất chậm và sinh khối tạo ra không nhiều nên hiệu quả không cao. BV Phạm Ngọc thạch sử dụng bể lọc sinh học thì làm giảm hàm lượng SS, BOD, pH,.. đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn, BV Đồng Tháp thì thay thế bể ASBC thay cho bể Aerotank thì hiệu quả nước thải đầu ra đạt hiệu quả hơn. Cuối cùng, nước thải tại các bệnh viện được chuyển vào khâu khử trùng trước khi thải ra môi trường. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 33 MSSV:107111165 CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN Theo khảo sát tình trạng quản lí chất thải, xây dựng bể xử lý chất thải cho các bệnh viện trong chương trình dự án điểm toàn quốc cho thấy các tác nhân gây ô nhiễm có mặt trong nước thải là nồng độ chất rắn lơ lửng SS (mg/l), các chất hữu cơ như BOD, COD (mg/l) và các vi trùng gây bệnh như E.coli, Sallmonella, tổng Coliform …là chủ yếu. Trong quá trình thiết kế các hệ thống xử lý các nhà khoa học và kỹ thuật phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng của nước thải tới sức khỏe của cộng đồng. Mỗi nước, mỗi địa phương thường có những tiêu chuẩn riêng để kiểm tra khống chế. Do kinh phí và điều kiện có giới hạn các sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường thường dùng chỉ tiêu tổng Coliform để qui định chất lượng các loại nước thải. Vì vậy, việc phân tích nồng độ của các chỉ tiêu trên để đánh giá được mức độ ô nhiễm ở những năm khác nhau và đưa ra phương pháp xử lý cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả xử lý và giảm kinh phí. 3.1.Vật liệu  Dụng cụ và thiết bị: - Tủ điều nhiệt BOD ở 20oC  1oC -Chai BOD 300ml -Ống đong 100ml -Buret -Pipet -Ống nghiệm có nút vặn -Máy COD ở 150oC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 34 MSSV:107111165 -Tủ hấp -Máy đo quang -Đĩa petri  Hóa chất: -Nước cất -Dung dịch đệm phosphate - Dung dịch MgSO4 -Dung dịch CaCl2 -Dung dịch FeCl3 -Dung dịch MnSO4 -Azua_kiềm -H2SO4 đậm đặc -K2Cr2O7 -FAS -Tryptone Soya Agar - Violet Red Bile Agar -Brilliant Green Bile Agar 3.2. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải bệnh viện 3.2.1. Phương pháp thu mẫu: để phân tích được các chỉ tiêu của nước thải bệnh viện thì mẫu được lấy trực tiếp từ bể tiếp nhận toàn bộ nước thải của bệnh viện sau khi đã qua hệ thống xử lý, mẫu được lấy vào khoảng từ 12-13 giờ chiều, cho vào chai nhựa đã được súc rửa bằng chính nguồn nước thải cần lấy khoảng 2 lít nước thải và đưa trực tiếp về phòng thí nghiệm vi sinh tại trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ để phân tích. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 35 MSSV:107111165 Bảng 3.1. Bảng thống kê mẫu thu thập được Tên mẫu Nơi lấy mẫu Loại hình bệnh viện Đặc điểm của mẫu Mẫu 1 BV Nguyễn Tri Phương Cấp quận Có màu đen đục Mẫu 2 BV Nguyễn Trãi Cấp quận Có màu đen nhạt Mẫu 3 BV Phạm Ngọc Thạch Cấp quận Không màu Mẫu 4 BV Trưng Vương Cấp thành phố Có màu vàng nhạt, huyền phù lơ lửng Mẫu 5 BV Chợ Rẫy Cấp thành phố Có màu đen đục, huyền phù lơ lửng Mẫu 6 BV quận 8 Cấp quận Không màu Mẫu 7 BV Thống Nhất Cấp thành phố Không màu Mẫu 8 BV Gia Định Cấp thành phố Màu vàng rất nhạt Mẫu 9 BV quận 1 Cấp quận Không màu Mẫu 10 BV Đa khoa Bưu Điện Cấp nghành Không màu 3.2.2. Phương pháp phân tích mẫu Mẫu được phân tích trực tiếp ngay trong phòng thí nghiệm 3.2.2.1. Phân tích chỉ tiêu hóa lý  BOD5: vì là nước thải bệnh viện nên có hệ số pha loãng là 1%. Pha 1lít nước cất, 1ml MgSO4, 1ml CaCl2, 1ml FeCl3, 1ml dung dịch đệm Phosphate đem đi sục khí trong 1giờ. Sau đó đổ vào đầy 02 chai BOD 300ml. Một chai đem đi ủ trong tủ điều nhiệt BOD ở 20oC trong 5 ngày nhằm xác định DO5, chai còn lại bỏ thêm vào 2ml MnSO4, 2ml Azua_kiềm để lắng 2/3 chai sau đó cho 2ml H2SO4 đậm đặc vào lắc tan ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 36 MSSV:107111165 tủa. Rót bỏ 97ml còn lại đem chuẩn độ bằng Na2SO3, khi dung dịch chuyển từ màu đậm sang nhạt cho thêm vào 5 giọt hồ tinh bột vào làm mất màu xanh. Bình còn lại sau khi ủ 5 ngày đem ra chuẩn độ như bình trước. Tính toán: BOD5 = (DOo-DO5) x K (3.1) K: hệ số pha loãng  COD: ngoài ống nghiệm đựng mẫu phân tích thì thêm 2 ống nghiệm đựng mẫu nước cất đối chứng, 1 mẫu đem đi đun chung với mẫu cần phân tích, mẫu còn lại không đun để ở nhiệt độ thường để xác định hệ số M bằng việc định phân bằng FAS. Cho 2,5ml mẫu vào ống nghiệm, thêm dung dịch K2Cr2O7, H2SO4 reagent. Sau đó đặt vào rổ inox cho vào máy COD ở 150oC trong 2 giờ. Để nguội tới nhiệt độ phòng, đổ vào erlen sau đó thêm 2 giọt chỉ thị feroin và định phân bằng FAS 0.1M. Dứt điểm khi mẫu chuyển từ xanh lục sang nâu đỏ. Tính toán: Trong đó: A: thể tích FAS dùng cho ống thử không B: thể tích FAS dùng cho ống thử thật M: nguyên chuẩn độ của FAS ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 37 MSSV:107111165  SS: lắc đều mẫu trong bình, lấy 50ml mẫu cho vào cốc 100ml. Bậc máy vào mã chương trình 630-Enter. Chỉnh bước sóng về 810nm. Cho nước cất vào Cuvet đến vạch trắng, nhấn Zero cho màn hình xuất hiện 0.SUSP.SOLIDS. Cho mẫu vào curet, bấm read đọc giá trị đo. 3.2.2.2.Phân tích chỉ tiêu vi sinh Tổng Coliform Mẫu được pha loãng 10-1, 10-2, từ mỗi độ pha loãng cấy 1ml trên đĩa petri vô trùng. Sau đó đỗ môi trường TSA đã được làm nguội đến 45oC chờ trong 30 phút. Đổ môi trường VRB lên môi trường TSA ủ ở nhiệt độ 37oC trong 24 giờ. Sau đó chọn đếm những khuẩn lạc có màu đỏ đến đỏ sậm, có quầng tủa muối mật, đường kính <0,5mm. Ở mỗi đĩa chọn 3-5 khuẩn lạc đặc trưng cấy sang môi trường BGBL ủ ở 37oC trong 24 giờ. Tính toán: N: tổng số khuẩn lạc đếm được ni: số đĩa có số khuẩn lạc được chọn tại mỗi độ pha loãng V: thể tích cấy vào mỗi đĩa fi: độ pha loãng có số khuẩn lạc được chọn tại các đĩa đếm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 38 MSSV:107111165 R: tỷ lệ xác nhận 3.3. Chỉ số đánh giá chất lƣợng nƣớc thải (WQI) 3.3.1. Khái niệm về chỉ số đánh giá chất lượng nước thải: - Là phương tiện toán học để tính toán một giá trị riêng lẻ từ kết quả một số thí nghiệm. - Là biễu diễn chất lượng nước theo một thang điểm đánh giá thống nhất có khả năng mô tả tác động tổng hợp của nồng độ nhiều thành phần hóa-lý-sinh trong nguồn nước. - Là phương tiện có khả năng tập hợp một lượng lớn các số liệu thông tin về chất lượng nước, đơn giản hóa các số liệu chất lượng nước, để cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước, môi trường. 3.3.2. Cách tính toán và đánh giá Công thức: 1 1 1 (3.4) n i i n i i SI x W WQI W      Với i=1…n là các thông số được quan trắc W: trọng số SI: Mức phân hạng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 39 MSSV:107111165 Bảng 3.2. Trọng số các thông số trong chỉ số chất lượng nước thải Thông số Trọng số BOD5 0.29 COD 0.18 SS 0.18 Tổng Coliform 0.35 Tổng 1.0 Bảng 3.3. Mức phân hạng của các thông số trong chỉ số chất lượng nước thải. BOD5 (mg/l) Điểm số COD (mg/l) Điểm số 0-2 100 <2 100 2-4 80 2-5 90 4-10 70 5-10 80 10-25 50 10-35 60 25-30 40 35-50 40 30-40 20 50-100 20 >=40 0 >=100 0 SS (mg/l) Điểm số Tổng Coliform Điểm số <10 100 0-10 2 100 10-20 90 10 2 -10 3 90 20-50 80 10 3 -5x10 3 80 50-80 60 5x10 3 -10 4 60 80-100 40 10 4 -10 5 40 100-300 20 10 5 -10 6 20 >300 0 10 6 0 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 40 MSSV:107111165 Bảng 3.4. Phân mức chất lượng nước theo giá trị chỉ số WQI Mức Giá trị chỉ số Chất lƣợng nƣớc I 70-100 Đạt chuẩn II 30-69.9 Ô nhiễm trung bình III 0-29.9 Ô nhiễm nặng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 41 MSSV:107111165 CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƢỚC THẢI 4.1. Kết quả phân tích nƣớc thải tại một số bệnh viện tại TP.HCM Tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh 10 mẫu nước thải đầu ra lấy được từ 10 bệnh viện. Ta được kết quả như sau: 4.1.1. Các chỉ tiêu về hóa lý Áp dụng công thức (3.1) cho BOD, (3.2) cho COD, và SS được xác định bằng phương pháp đo quang. Ta được kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý STT Tên bệnh viện BOD5(mg/l) COD(mg/l) SS(mg/l) QCVN 28:2010/BTNMT 50 100 100 01 BV Nguyễn Tri Phương 98 143 32 02 BV Nguyễn Trãi 128.1 97.9 48.4 03 BV Phạm Ngọc Thạch 15 8 7 04 BV Trưng Vương 39 110 125 05 BV Chợ Rẫy 67 142 187 06 BV Quận 8 17.5 41.2 15 07 BV Thống Nhất 10 31.8 27 08 BV Gia Định 29.8 60.3 14.3 09 BV Quận 1 15 40 4 10 BV Đa khoa Bưu Điện 5 21 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 42 MSSV:107111165 Nhận xét: kết quả phân tích chỉ tiêu hóa lý các mẫu thu thập được thì trong đó tỉ lệ BOD5 (mg/l) không đạt tiêu chuẩn chiếm 20%, nồng độ cao nhất là 128,1 mg/l vượt quá qui chuẩn là 2.56 lần và thấp nhất là 5 mg/l. Tỉ lệ COD (mg/l) không đạt tiêu chuẩn chiếm 30%, nồng độ cao nhất là 143 (mg/l) vượt quá qui chuẩn là 1.43 lần và thấp nhất là 8 (mg/l). Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) không đạt tiêu chuẩn là 20%, hàm lượng cao nhất là 187 (mg/l) vượt quá qui chuẩn là 1.87 lần và thấp nhất là 4 (mg/l). 4.1.2. Các chỉ tiêu về vi sinh Để xác định tổng Coliform ta dựa vào phương pháp đổ đĩa và công thức (3.3). Ra kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh của 10 bệnh viện được thể hiện ở bảng (4.2). Bảng 4.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh STT Tên bệnh viện Tổng Coliform(CFU/ml) QCVN 28:2010/BNMT 5x10 3 01 BV Nguyễn Tri Phương 8x103 02 BV Nguyễn Trãi 3.8x103 03 BV Phạm Ngọc Thạch 851 04 BV Trưng Vương 6,2x103 05 BV Chợ Rẫy 2.4x104 06 BV Quận 8 5.5x103 07 BV Thống Nhất 0 08 BV Gia Định 0 09 BV Quận 1 987 10 BV Đa khoa Bưu Điện 62 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 43 MSSV:107111165 Nhận xét: kết quả phân tích tổng coliform trong các mẫu thu thập được thì có 40% mẫu không đạt tiêu chuẩn, trong đó cao nhất là 2,4x104 (CFU/ml) vượt quá qui chuẩn cho phép 4.8 lần và thấp nhất là 0. Vậy hàm lượng vi sinh vật trong nước thải sau khi xử lý vẫn còn rất cao. 4.1.3. Phân mức các bệnh viện dựa trên chỉ số WQI Tuy nhiên, qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước thải của bệnh viện thì rất khó khăn cho các nhà quản lý vì đây chỉ là những đánh giá riêng lẻ cho từng chỉ số. Nhưng WQI thì lại cung cấp thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ phân mức các loại bệnh viện cho các nhà quản lý nên việc tính toán WQI là rất cần thiết. Vì vậy, áp dụng công thức (3.4) ta được kết quả WQI ở bảng (4.3) và được thể hiện rõ hơn về kết quả phân mức các loại bệnh viện ở hình (4.1) như sau: Bảng 4.3. Bảng phân mức các bệnh dựa trên chỉ số WQI STT Tên bệnh viện WQI Mức Chất lượng nước thải 01 BV Nguyễn Tri Phương 36.84 II Ô nhiễm trung bình 02 BV Nguyễn Trãi 46 II Ô nhiễm trung bình 03 BV Phạm Ngọc Thạch 81.9 I Đạt tiêu chuẩn 04 BV Trưng Vương 36.2 II Ô nhiễm trung bình 05 BV Chợ Rẫy 17.6 III Ô nhiễm nặng 06 BV Quận 8 58.9 II Ô nhiễm trung bình 07 BV Thống Nhất 80.5 I Đạt tiêu chuẩn 08 BV Gia Định 79.3 I Đạt tiêu chuẩn 09 BV Quận 1 74.7 I Đạt tiêu chuẩn 10 BV Đa Khoa Bưu Điện 84.1 I Đạt tiêu chuẩn ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 44 MSSV:107111165 36.84 46 81.9 36.2 17.6 58.9 80.5 79.3 74.7 84.1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 : Mức I : Mức II : Mức III Chú thích: 1 BV Nguyễn Tri Phương 2 BV Nguyễn Trãi 3 BV Phạm Ngọc Thạch 4 BV Trưng Vương 5 BV Chợ Rẫy 6 BV Quận 8 7 BV Thống Nhất 8 BV Gia Định 9 BV Quận 1 10 BV Đa Khoa Bưu Điện Hình 4.1. Phân mức các bệnh viện dựa trên chỉ số WQI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 45 MSSV:107111165 Nhận xét: Dựa vào bảng phân mức trên cho ta thấy nhóm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn nhóm I là BV Phạm Ngọc Thạch, BV Thống Nhất, BV Gia Định, BV Quận 1, BV Đa khoa Bưu Điện là các bệnh viện có nồng độ các chất trong nước thải đều rất thấp, nhóm các bệnh viện đạt mức trung bình nhóm II như BV Nguyễn Tri Phương có hàm lượng BOD, COD (mg/l), tổng Coliform vượt mức cho phép, BV Nguyễn Trãi có hàm lượng BOD vượt mức, BV Trưng Vương có hàm lượng COD, SS, tổng Coliform vượt mức, BV Quận 8 có hàm lượng tổng Coliform vượt mức. Riêng bệnh viện Chợ Rẫy thuộc nhóm III ô nhiễm nặng (WQI=17.6) do nồng độ các chất đều vượt quá ngưỡng cửa cho phép lý do là do bệnh viện luôn luôn ở mức quá tải bệnh nhân nên hàm lượng các chất thải luôn ở nồng độ cao và hệ thống xử lý chưa đạt hiệu quả. 4.2. Đánh giá diễn biến chất lƣợng nƣớc thải đầu ra năm 2006, 2009, 2011 Qua 1 số năm gần đây chất lượng nước thải đầu ra tại các bệnh viện đang có mức ô nhiễm ngày càng nặng hơn. Vì vậy, cần phải thu thập thêm các số liệu của các năm để có thể đánh giá diễn biến chất lượng nước thải. 4.2.1. Chỉ tiêu hóa lý Qua kết quả thu thập được năm 2006, 2009 ta tiến hành so sánh kết quả chỉ tiêu hóa lý trong 3 năm 2006, 2009 và 2011 để có thể xác định mức độ thay đổi của chất lượng nước thải. Kết quả so sánh các chỉ tiêu vi sinh được thể hiện ở bảng (4.4) như sau: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 46 MSSV:107111165 Bảng 4.4. So sánh chỉ tiêu hóa lý nước thải trong năm 2006, 2009, 2011 STT Tên bệnh viện BOD5(mg/l) COD(mg/l) SS(mg/l) QCVN 28:2010/BTNMT 2006 2009 2011 2006 2009 2011 2006 2009 2011 50 100 100 01 BV Nguyễn Tri Phương 75 116 98 88 187 143 110 50 32 02 BV Nguyễn Trãi 99 143,3 128,1 75 190,2 97,9 84 47 48,4 03 BVPhạm Ngọc Thạch 30 4 15 0 36 8 50 4 7 04 BV Trưng Vương 42 54 39 85 60 110 11 29 125 05 BV Chợ Rẫy 51 80,2 67 109,1 177 142 95 143 187 06 BV quận 8 14 6 17.5 39 7 41,2 33 16 15 07 BV Thống Nhất 9 5,3 10 7 32,6 31,8 2,1 7,6 27 08 BV Gia Định 67 20,4 29,8 87 75,7 60,3 12 12,8 14,3 09 BV quận 1 40 12 15 26 33 40 31 5 4 10 BV Đa khoa Bưu Điện 35 6 5 69 7 21 57 9 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 47 MSSV:107111165 Nhận xét: Dựa vào bảng so sánh chỉ tiêu hóa lý đầu ra của nước thải trong 3 năm 2006, 2009, 2011 thì cho ta thấy được kết quả xử lý trong 3 năm không đồng nhất tại các bệnh viện như: - Nhóm I: BV Phạm Ngọc Thạch, BV Thống Nhất, BV Gia Định, BV Quận 1, BV Đa Khoa Bưu Điện hiệu quả xử lý các chỉ tiêu luôn nằm dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Điều đó chứng tỏ, qui trình quản lý và xử lý nước thải tại các bệnh viện này luôn ổn định và duy trì tốt. - Nhóm II: BV Nguyễn Tri Phương, BV Quận 8, BV Nguyễn Trãi trong 3 năm đều vượt quá chỉ tiêu cho phép nhưng riêng SS thì đạt hiệu quả hơn trong năm 2009, 2011. BV Trưng Vương thì đầu ra 2011 vượt cao hơn hẳn so với 2006, 2009. - Nhóm III: BV Chợ Rẫy trong 3 nằm đều không đạt chuẩn xả thải luôn nằm ở mức quá cao so với chỉ tiêu cho phép. Kết quả trên cho ta thấy được số lượng bệnh nhân vào khám điều trị tại các bệnh viện đều tăng lên theo mỗi năm, nguồn nước thải cũng vì đó mà tăng theo nhưng hệ thống xử lý thì chưa đáp ứng phù hợp với lượng nước thải đầu vào dẫn đến hiện tượng lượng nước thải đầu ra không đạt hiệu quả. Ví dụ: BV Nguyễn Tri Phương đã có hệ thống xử lý nước thải công suất 500m3/ngày đêm nhưng hệ thống lại được xây dựng 1998, tuy nhiên số giường bệnh hiện nay tăng lên khoảng 700 giường bệnh thì lượng nước thải ra trung bình mỗi ngày khoảng 700m3 thì hiệu quả xử lý của hệ thống luôn luôn trong trạng thái quá tải. Bệnh viện đang lập dự án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải lên 700m 3/ngày đêm. Và nhiều bệnh viện hoạt động lâu như BV Nguyễn Trãi, BV ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 48 MSSV:107111165 Trưng Vương,…vẫn đang trong giai đoạn lập dự án xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý [8]. 4.2.2. Chỉ tiêu vi sinh Kết quả so sánh các chỉ tiêu vi sinh trong nước thải của năm 2006, 2009, 2011 được thể hiện ở bảng (4.4) để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trong nước thải của các năm gần đây. Bảng 4.5. So sánh chỉ tiêu vi sinh nước thải trong năm 2006, 2009, 2011 STT Tên bệnh viện Tổng Coliform (CFU/ml) QCVNm28:2010/BTNMT 2006 2009 2011 5000 01 BV Nguyễn Tri Phương --- 11x103 8x103 02 BV Nguyễn Trãi --- 4,8x105 3.8x10 3 03 BV Phạm Ngọc Thạch 110 31x102 851 04 BV Trưng Vương --- 4,6x104 6,2x103 05 BV Chợ Rẫy --- --- 2.4x104 06 BV Quận 8 --- 9.3x103 5x103 07 BV Thống Nhất 37 <0,3 0 08 BV Gia Định 87 <3 0 09 BV Quận 1 676 11x102 987 10 BV Đa khoa Bưu Điện <3 23 62 (---: chưa xác định được) Nhận xét: Qua kết quả so sánh chỉ tiêu vi sinh trong 3 năm 2006, 2009, 2011 cho ta thấy được mức độ xử lý trong 3 năm. Riêng năm 2009 thì nguồn nước ô nhiễm vi sinh cao hơn 2011 và vượt xa 2006 nguyên nhân là do các ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 49 MSSV:107111165 bệnh nhân tăng, bệnh viện trở nên quá tải và là năm có nhiều dịch bệnh hơn so với 2006 và 2011mà hệ thống xử lý thì có mức cố định. Nguồn nước bị nhiễm vi sinh là nguồn gây bệnh nghiêm trọng trong toàn thành phố nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, nhất là các bệnh viện chủ chốt luôn có số lượng bệnh nhân nhiều. 4.2.3. Chỉ số WQI Như đã nói trên, việc phân tích các chỉ tiêu nước thải riêng lẻ rất khó khăn trong việc đánh giá được hiện trạng nước thải và rất khó khăn trong việc quản lý. Vì vậy, em đã chọn phương pháp đánh giá chất lượng nước thải theo WQI để xác định chất lượng nước thải qua các năm 2006, 2009, 2011 và xác định được mức ô nhiễm trung bình của từng bệnh viện qua các năm thể hiện ở bảng (4.5) và được thể hiện rõ hơn về mức độ ô nhiễm qua mỗi năm của từng bệnh viện ở hình (4.2). ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 50 MSSV:107111165 Bảng 4.6. So sánh chỉ số WQI của các bệnh viện trong năm 2006, 2009, 2011. STT Tên bệnh viện Chỉ số WQI Trung bình 2006 2009 2011 01 BV Nguyễn Tri Phương 11.2 22.08 36.84 23.37 02 BV Nguyễn Trãi 16.8 21.4 46 28.07 03 BV Phạm Ngọc Thạch 75.5 79.9 81.9 79.10 04 BV Trưng Vương 30.8 32 36.2 33.00 05 BV Chợ Rẫy 11.2 5.6 17.6 11.47 06 BV Quận 8 55.6 71.9 58.9 62.13 07 BV Thống Nhất 87.7 84.1 80.5 84.10 08 BV Gia Định 54.8 69.3 79.3 67.80 09 BV quận 1 62.5 74.8 74.7 70.67 10 BV Đa khoa Bưu Điện 55.2 87.7 84.1 75.67 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 51 MSSV:107111165 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nam 2006 Nam 2009 Nam 2011 Mức III Mức II Mức I : Năm 2006 : N 9ăm 200 : N 11ăm 20 Chú thích: 1 BV Nguyễn Tri Phương 2 BV Nguyễn Trãi 3 BV Phạm Ngọc Thạch 4 BV Trưng Vương 5 BV Chợ Rẫy 6 BV Quận 8 7 BV Thống Nhất 8 BV Gia Định 9 BV Quận 1 10 BV Đa Khoa Bưu Điện Hình 4.2. So sánh chỉ số WQI của các bệnh viện trong 3 năm 2006, 2009, 2011 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 52 MSSV:107111165 Nhận xét: Dựa vào đồ thị có thể cho ta thấy rõ rằng mức độ nước thải đầu ra đạt chuẩn tại các bệnh viện là rất thấp, đa số là ở mức trung bình và ô nhiễm nặng. Trong đó có một số bệnh viện luôn đạt tiêu chuẩn cho phép như BV Phạm Ngọc Thạch, BV Thống Nhất. Bệnh viện có nước thải luôn nằm trong mức ô nhiễm nặng như BV Chợ Rẫy vì đây là bệnh viện chủ chốt luôn có số bệnh nhân quá tải từ các tỉnh và thành phố tập trung về nhiều nhất. Một số bệnh viện có chất lượng nước thải đầu ra luôn dao động như BV Nguyễn Tri Phương, BV Nguyễn Trãi, BV Trưng Vương chất lượng nước thải đầu ra năm 2011 đạt hơn so với 2006 và 2009 nhưng vẫn nằm trong mức ô nhiễm trung bình là do hệ thống chưa được nâng cấp cho phù hợp với lượng nước thải đầu vào ngày càng tăng, do bị phản ánh từ nhiều phía nên có sự quan tâm hơn đến quá trình xử lý. Một số bệnh viện như BV Quận 8, BV Gia Định, BV Quận 1 và BV Đa Khoa Bưu Điện thì chất lượng nước thải đầu ra luôn nằm trong ngưỡng cửa gần chỉ tiêu cho phép do còn có một số chỉ tiêu, và hệ thống xử lý nước thải đầu ra 2011 đạt chuẩn hơn so với 2006, 2009. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 53 MSSV:107111165 CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN 5.1. Nhận xét chung về hiện trạng quản lý và xử lý nƣớc thải tại một số bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đối với bệnh viện thuộc mức I như BV Chợ Rẫy là do hiện tượng quá tải của bệnh nhân và thân nhân vào mỗi năm, mỗi mùa khác nhau nhất là những tháng cao điểm mà hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng được với lượng nước đầu vào lớn với nhiều hóa chất, vi sinh vật cao gây ra hiện tượng nước thải đầu ra luôn cao hơn tiêu chuẩn qui định rất nhiều như trong 3 năm 2006, 2009 và 2011 luôn nằm ở mức cao. Còn một số bệnh viện ở mức II như BV Nguyễn Tri Phương, BV Nguyễn Trãi, BV Trưng Vương, BV Quận 8 thì tăng thêm số lượng giường bệnh nhưng hệ thống xử lý nước thải thì không thay đổi và đã được xây dựng rất cũ kỹ, có nhiều dự án xây dựng và tu bổ nhưng vẫn chưa thực hiện nên hoạt động của hệ thống không đồng nhất có một số chỉ tiêu vượt quá ngưỡng chỉ tiêu cho phép. Đối với bệnh viện thuộc mức I đạt tiêu chuẩn nước thải như BV Thống Nhất, BV Phạm Ngọc Thạch, BV Gia Định, BV Quận I, BV Đa Khoa Bưu Điện là bệnh viện thuộc cấp thành phố, cấp quận và cấp ngành. Trong đó, BV Thống Nhất chủ yếu chữa trị cho các cán bộ, nhân viên nhà nước nên tình trạng quá tải có thể nằm trong tầm kiểm soát được nên luôn luôn xử lý hiệu quả nguồn nước thải đầu vào, BV Đa Khoa Bưu Điện thì số lượng bệnh nhân rất ít nên trong mấy năm nay không xảy ra hiện tượng quá tải, hiệu quả xử lý luôn đạt chuẩn. Còn BV Phạm Ngọc Thạch, BV Quận I, BV Gia Định ít khi xảy ra hiện tượng quá ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 54 MSSV:107111165 tải, đôi khi chỉ ở mức thấp nên không ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý nước thải đầu ra. Đặc biệt, các bệnh viện luôn quản lý chặt chẽ về quá trình hoạt động của hệ thống xử lý. Nhìn chung mức độ ô nhiễm tại các bệnh viện ở mỗi năm đều khác nhau do nhiều lý do khác nhau như: - Nhiều bệnh viện do kinh phí đầu tư quá cao nên chỉ xây dựng đơn giản nên không đảm bảo hiệu suất xử lý, chất lượng nước thải đầu ra cao. - Do hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện được thiết kế tự động hóa nên đã gây ra tâm lý ỷ lại cho cơ quan quản lý. Cán bộ, công nhân quản lý không tuân theo quy tắc quản lý kỹ thuật kể cả kỹ thuật an toàn. Thực tế, hiệu quả xử lý không được kiểm soát thường xuyên (không kiểm soát lượng hóa chất đầu vào). - Bệnh viện không có kỹ sư chỉ có một nhân viên vận hành hệ thống. Thực tế là cho máy chạy tự do không kiểm tra thường xuyên, nên thường những sai sót của hệ thống không được phát hiện kịp thời. Trong năm 2005, hệ thống bị hư hỏng cụ thể là: bơm định lượng hóa chất, hệ thống ống dẫn hóa chất vì không được phát hiện kịp thời và không có kỹ sư chuyên môn nên hệ thống phải ngưng hoạt động một thời gian trong thời gian sửa chữa. Tới kỳ hạn nhưng không sửa chữa đại tu các công trình và thiết bị cơ điện - Hệ thống xử lý không có đồng hồ báo nước nên không thể kiểm soát được lượng nước trong ngày. - Hệ thống được thiết kế xử lý nước thải cố định nên xảy ra hiện tượng quá tải và giảm hiệu quả xử lý do số lượng bệnh nhân khám và điều trị khác nhau tùy ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 55 MSSV:107111165 vào từng ngày, từng mùa, từng thời tiết khác nhau…dẫn đến hiện tượng lượng nước thải chảy vào quá lớn. Hiện nay, việc quản lý nước thải bệnh viện chưa được đồng bộ, chưa có cơ chế rõ ràng, chưa phân công, phân cấp cũng như phối hợp hiệu quả. Việc tổ chức nhân lực trong quản lý và áp dụng công nghệ xử lý chất thải còn nhiều hạn chế, bất cập. Việt Nam đang thiếu và yếu về phương tiện, dụng cụ cho việc xử lý nước thải. 5.2. Đề xuất giải pháp quản lý vấn đề nƣớc thải tại các bệnh viện hiện nay Để có những giải pháp quản lý phù hợp với vấn đề nước thải hiện nay tại các bệnh viện ta nên dựa vào 3 phân mức bệnh viện đã được phân trên như: - Đối với bệnh viện nằm trong mức I là nồng độ các chất trong nước thải đầu ra luôn ở mức thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép nên tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền cho các cán bộ kỹ sư trong điều hành xử lý luôn làm việc đúng kỹ thuật, quy định, và tránh tình trạng ỷ lại vào các kết quả trước đó mà không thường xuyên kiểm tra. Hệ thống xử lý, qui trình vận hành và quản lý tại các trạm xử lý nước thải thuộc bệnh viện nhóm I cần phải được nhân rộng đến các bệnh viện khác chưa có hệ thống xử lý hoặc có hệ thống xử lý mà chưa đạt hiệu quả như nhóm II và III. - Đối với các bệnh viện thuộc mức II có nồng độ các chất trong nước thải nằm ở mức trung bình thì phải triển khai đánh giá chất lượng nguồn nước thải đầu ra để biết chỉ tiêu nào vượt mức mà có biện pháp phù hợp với khâu xử lý đó. Nguyên nhân chủ yếu của các bệnh viện ở mức này đều do hệ thống xử lý đã quá cũ, đôi khi là do hiện tượng qúa tải vì vậy phải thường xuyên kiểm tra hơn ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 56 MSSV:107111165 với các khâu xử lý nếu chưa kịp xây dựng hay nâng cấp để có thể phát hiện kịp thời mà sửa chữa, nâng cấp. - Đối với các bệnh viện thuộc mức III thì có mức độ ô nhiễm nặng hơn. Vì vậy, cần phải nâng cấp hệ thống xử lý để có thể đáp ứng được các trường hợp quá tải, tiếp tục đánh giá chất lượng nước thải trước khi cho thải vào hệ thống cống chung của thành phố và nên thiết kế thêm bể dự trữ vào hệ thống xử lý để giải có thể chứa lượng nước quá tải của bệnh viện. Một giải pháp khác là xây dựng danh sách các bệnh viện xanh (nước thải và các yếu tố phát thải môi trường khác đạt chuẩn) và các bệnh viện đen (nước thải không đạt chuẩn), để nếu cần thiết phải có biện pháp cưỡng chế tới khi khắc phục xong hệ thống xử lý. Vì vậy, để đảm bảo nguồn nước khỏi sự ô nhiễm bẩn do nước thải bệnh viện cũng như để tránh sự ô nhiễm tự nhiên, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ theo dõi việc xả các loại nước thải vào nguồn đặt ra các tiêu chuẩn kiểm tra. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là giới hạn cho phép tối đa về liều lượng hoặc nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm trong từng vùng cụ thể hoặc cho từng mục đích sử dụng đối với từng thành phần của môi trường Về cán bộ kỹ thuật ở các công trình cần phải có kỹ sư, hoặc cán bộ trung cấp kỹ thuật, số lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân ở mỗi công trình tùy thuộc vào công suất xử lý nước thải của mỗi bệnh viện. Đối với bệnh viện có hệ thống xử lý thì phải có phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố hoặc kiểm tra ở các trung tâm kiểm nghiệm để có thể theo dõi thường xuyên hiệu quả xử lý. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 57 MSSV:107111165 Phải thường xuyên quản lý về các mặt an toàn kỹ thuật, phòng hỏa, lập báo cáo theo dõi chế độ làm việc của hệ thống để tiến hành sửa chữa, nâng cấp đúng thời hạn. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho các cán bộ kỹ thuật về cách quản lý, vận hành và an toàn lao động. Đối với các bệnh viện không có hệ thống xử lý thì phải có nguồn tiếp nhận nước thải của toàn bộ các khu trong bệnh viện và kết hợp với các công ty xử lý nước thải để vận chuyển đến xử lý cho phù hợp tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. 5.3. Đề xuất các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải hiệu quả cho tình hình chung của nƣớc thải bệnh viện hiện nay Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện được thiết kế nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn sau: - Giảm nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam đã ban hành. - Phù hợp với điều kiện mặt bằng và diện tích cho phép với địa hình của bệnh viện so với môi trường xung quanh. - Phù hợp với khả năng đầu tư. - Phải tổ hợp các công trình sao cho có thể xây dựng trạm theo thứ tự từng bước và có khả năng mở rộng nó khi lượng nước thải tăng lên hoặc các công trình phải sữa chữa. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 58 MSSV:107111165 Dựa vào bảng phân mức bệnh viện theo chỉ số ô nhiễm nước thải theo mức II và III gồm có các bệnh viện thuộc cấp thành phố như BV Chợ Rẫy, cấp quận như BV Nguyễn Tri Phương, BV Nguyễn Trãi,…mức I cũng gồm có các bệnh viện cấp thành phố như BV Thống Nhất, BV Gia Định, thuộc cấp quận như BV Quận I,…và cấp ngành BV Đa Khoa Bưu Điện . Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải và các tài liệu có liên quan thì cho ta thấy được rằng tình trạng vượt chỉ tiêu các nước thải đầu ra như chủ yếu là hàm lượng các chất hữu cơ như BOD, COD, SS, vi sinh vật do quá tải, hệ thống xử lý không đạt hiệu quả tại các bệnh thuộc mức II và III. Trong khi đó các bệnh viện thuộc nhóm I thì lại có hiệu quả xử lý nước thải. Dựa vào đó ta có thể đề xuất hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm ở các bệnh viện thuộc mức II và III dựa trên hệ thống xử lý hiệu quả của mức I đã đạt được trong nhiều năm liền. Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải được đề xuất như sau: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 59 MSSV:107111165 Sơ đồ quy trình: Hình 5.1. Mô hình xử lý nước thải bệnh viện đề xuất (dựa trên hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Đa Khoa Bưu Điện) Thuyết minh qui trình: Nước thải từ các khoa của bệnh viện theo mạng lưới thoát nước riêng, nước thải qua song chắn rác, sau đó chảy vào bể lắng cát, ở đây nước thải sẽ được loại bỏ các tạp chất hữu cơ có kích thước lớn hơn như bao nilông, ống chích, bông ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 60 MSSV:107111165 băng, vải vụn,…nhằm tránh gây hư hỏng bơm và tắc ngẽn các công trình phía sau. Sau đó nước thải được dẫn vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định và giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn hoàn toàn nước thải không cho cặn lắng trong bể đồng thời cung cấp O2 để giảm một phần BOD. Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 1 nhằm lắng cặn lơ lửng và một phần BOD. Sau đó nước thải được đi vào bể UASB, nước thải phân phối vào từ dưới đáy bể và đi ngược lên qua lớp bùn sinh học có mật độ vi khuẩn cao. Sau đó nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank thực hiện quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng. Trong bể Aerotank được cấp khí và khuấy trộn nhằm tăng hàm lượng oxy hòa tan và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 2 để lắng cặn sinh học và bùn hoạt tính. Từ bể lắng 2 nước chảy sang bể khử trùng để loại các vi sinh vật gây bệnh bằng dung dịch Chlorin 5% trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Ngoài mục đích khử trùng, Chlorin còn sử dụng để giảm mùi. Hàm lượng Chlorin cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng từ 3-15mg/l. Hàm lượng Chlorin cung vấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng hóa chất. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 61 MSSV:107111165 Bùn hoạt tính từ bể lắng 2 một phần tuần hoàn lại vào bể Aerotank, phần còn lại được dẫn vào bể nén bùn. Tại bể nén bùn, bùn được tách nước để làm giảm độ ẩm của bùn, phần nước tách từ bùn sẽ được tuần hoàn vào bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Phần bùn từ bể nén bùn sẽ được dùng làm phân bón hoặc san lắp. Ưu điểm: - Hiệu quả xử lý cao vì kết hợp xử lý yếm khí và hiếu khí. - Ít tiêu hoa năng lượng trong quá tình hoạt động. - Giá thành vận hành thấp. - Hệ thống kỵ khí sản sinh ít bùn thừa. - Thu khí CH4 phục vụ nhu cầu năng lượng. - Tùy vào loại bệnh viện lớn nhỏ mà có thể thiết kế bể điều hòa cho phù hợp để chứa lượng nước lớn khi có hiện tượng quá tải. - Với hệ thống này có thể áp dụng cho nhiều loại bệnh viện ở Tp.HCM vì hiệu quả xử lý rất tốt. Tùy vào từng loại bệnh viện lớn nhỏ mà có thể thiết kế hệ thống cho phù hợp với điều kiện địa hình. Nhược điểm: - Thời gian khởi động bể UASB lâu. - Khó kiểm soát trạng thái và kích thướt hạt bùn. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 62 MSSV:107111165 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải bệnh viện thải ra đang là vấn đề nan giải cho các cấp, các ngành quản lý và là nỗi lo sợ cho người dân vì đây là nguồn có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể lây lan rất nhanh. Công tác quản lý và xử lý nguồn nước thải này hiện nay chưa có biện pháp phù hợp cho tình trạng này. Vì vậy, em đã chọn phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm của một số nguồn nước thải đầu ra của bệnh viện Tp.HCM để có thể xác định tình hình và có để có thể đưa ra một số giải pháp quản lý phương pháp xử lý cho phù hợp. Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 109 bệnh viện. Trong đó, bệnh viện có hệ thống xử lý chiếm 86,7% thì số bệnh viện đạt chuẩn chỉ chiếm 28,2%, số bệnh viện còn lại thì không đạt chuẩn do chất lượng nước thải đầu ra vượt mức chỉ tiêu cho phép chủ yếu là do hệ thống xử lý phù hợp, quá cũ kỹ, lượng nước thải đầu vào quá lớn. Qua thời qian 3 tháng thực hiện đề tài em đã đạt được kết quả như sau: - Đối với kết quả phân tích, đã tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu hóa lý cũng như vi sinh đối với nước thải của bệnh viện. Sau đó, dựa trên chỉ số ô nhiễm nước (WQI) đã phân nước thải của 10 bệnh viện thành 3 mức, mức I có 5/10 bệnh viện đạt chuẩn, mức II có 4/10 bệnh viện có mức ô nhiễm như BOD vượt từ 1.96-2.56 lần, COD vượt từ 1.1-1.43 lần, SS vượt 1.25 lần, tổng Coliform vượt 4.8 lần. Và mức III có 1/10 bệnh viện có mức ô nhiễm nặng như BOD vượt 1.34 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 63 MSSV:107111165 lần, COD vượt 1.42 lần, SS vượt 1.87 lần và tồng Coliform vượt 4.8 lần so với tiêu chuẩn cho phép xả thải. - Trong 5 năm gần đây, nước thải của các bệnh viện thuộc mức I (chiếm 50%) luôn ổn định và đạt qui chuẩn cho phép xả thải. Đối với các bệnh viện thuộc mức II và III ( chiếm 50%) thì nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm khảo sát có xu hướng tăng mạnh do tình trạng xuống cấp của hệ thống xử lý hay quá tải lượng nước thải đầu vào. Đối với bệnh viện thuộc mức II và III có hàm lượng BOD vượt 1.34-2.87 lần, COD vượt 1.1-1.9lần, SS vượt 1.1-1.87 lần, tổng Coliform vượt 1.24- 96 lần. Vấn đề do vượt quá nhiều thân nhân và hệ thống xử lý của một số bệnh viện không phù hợp. Qua đó, cho ta thấy được mức độ ô nhiễm nước thải của từng bệnh viện khác nhau, nhưng đều do mức độ xử lý của hệ thống không hiệu quả. Vì vậy, em đã tìm kiếm và thu thập các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp với các vấn đề trên thông qua các thành phần chất hữu cơ có trong nước thải, nguyên nhân gây ra hệ thống xử lý kém hiệu quả và dựa trên các bệnh viện đạt chuẩn nhằm về chất lượng nước thải để có thể làm giảm bớt được mức độ ô nhiễm hiện nay ở một số bệnh viện trên địa bàn TP.HCM. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 64 MSSV:107111165 6.2. Kiến nghị  Đối với cơ quan chức năng - Nhân rộng mô hình của các bệnh viện đạt chuẩn sang các bệnh viện chưa đạt chuẩn. - Nâng cấp các hệ thống xử lý và đưa ra thời hạn chừng nào đạt chuẩn mới cho phép xả thải - Tổ chức các lớp học bồi dưỡng cho các công nhân quản lý và điều hành hệ thống để nâng cao tay nghề.  Đối với các bệnh viện - Thường xuyên quan trắc định kỳ để báo cáo đối với bệnh viện thuộc mức II và III để xác định nguyên nhân gây ra hiệu suất thấp như do quá tải, do thiết bị hư hỏng, do quá trình vận hành của nhân viện không tốt để có thể kịp thời đưa ra biện pháp để khắc phục . - Đối với bệnh viện đạt chuẩn thì khuyến khích nhân viên quản lý, vận hành hệ thống tiếp tục duy trì tình trạng hoạt động tốt của hệ thống xử lý. - Cần có các đợt gặp gỡ, trao đổi giữa các bệnh viện về tình hình xử lý nước thải tại các bệnh viện. - Thường xuyên theo dõi các công nghệ tiên tiến. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 65 MSSV:107111165 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS.Trịnh Lê Hùng (kỹ thuật xử lý nước thải –NXBGDVN-2009) [2] www. Soliddoccuments.com [3] Báo cáo kết quả kiểm tra vệ sinh y tế công cộng các bệnh viện năm 2009. [4] Phạm Thị Thùy Linh_1994 (Facebook Twitter). [5] Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn (Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải). [6] Nguyễn Thị Thúy Ngọc_2004 (Nguyên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Tpp.HCM). [7] Nguyễn Thị Lệ Huyền_2003 (Tính toán- thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện truyền máu và huyết học). [8] www. Côngnghệxanh.com.vn (Báo Đồng Tháp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChương 1.pdf
  • pdf2 LỜI CẢM ƠN.pdf
  • pdfBIA THI.pdf
  • pdfcam đoan.pdf
Tài liệu liên quan