Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người càng thải ra nhiều chất thải hơn. Một trong những loại chất thải được tạo ra với khối lượng lớn từ con người là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp quá nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng. Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những đô thị phát triển ở nước ta. Song song với sự phát triển này là tình trạng dân nhập cư ngày càng nhiều nên dân số ở đây ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt càng cao kéo theo lượng chất thải rắn do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng. Trong đó, Quận Thủ Đức là một điểm nóng về chất thải rắn. Do có tính chất bán nông thôn bán thành thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để. Hằng ngày, lượng chất thải rắn thải của Quận trung bình lên tới 255 tấn/ngày và còn có khả năng tăng lên đáng kể trong các năm sắp tới. Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệt lĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên không thể nắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho quá trình quản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả. Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn tại Quận Thủ Đức, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn tại quận Thủ Đức trong vòng 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng cho công tác quản lý sắp tới. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức. - Đánh giá công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn theo Quyết định 88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn Quận. - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Thủ Đức đến năm 2030. 3. Nội dung nghiên cứu: - Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn. - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của quận. - Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận. - Công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn của 12 phường trên địa bàn quận. - Những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống quản lý. - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin: - Từ Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM; - Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM; - Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức; - Công ty CTGTĐT & QLN Thủ Đức (Nghiệp đoàn rác); - Ủy ban nhân dân 12 phường; - Từ sách báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet. Phương pháp đánh giá, xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được và những thông tin liên quan tiến hành phân tích và so sánh để từ đó làm tư liệu cho luận văn. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của thầy cô trong Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM; cán bộ, chuyên viên tại Tổ Môi trường - Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức. 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: 20/6/2011 – 21/8/2011 - Địa điểm nghiên cứu: Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức.

doc144 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gom, phương án cải tiến hệ thống thu gom - vận chuyển CTR nhằm phù hợp với chương trình PLCTRĐTTN trên địa bàn Quận Thủ Đức được chọn là phương án 2. Hệ thống thu gom - vận chuyển CTR thực phẩm Khi thực hiện chương trình PLCTRĐTTN, hệ thống quản lý CTRSH sẽ được chia thành 2 phần: (1) hệ thống quản lý CTR thực phẩm và (2) hệ thống quản lý phần CTR còn lại. Hệ thống quản lý CTR hiện tại từ hệ thống quản lý hành chính đến hệ thống quản lý kỹ thuật bao gồm quy trình, trang thiết bị thu gom (thùng 660 lít màu xanh lá cây, xe ba gác, xe lam) và trang thiết bị trung chuyển, vận chuyển (xe ép, xe tải và trạm ép rác) sẽ được sử dụng để thu gom và vận chuyển CTR thực phẩm. Như vậy, CTR thực phẩm vẫn được thu gom 7 ngày trong tuần, theo các tuyến thu gom hiện tại bởi lực lượng thu gom hiện tại. Mạng lưới điểm hẹn vẫn được sử dụng và không thay đổi. Hệ thống thu gom - vận chuyển CTR còn lại Lượng CTR còn lại sau khi phân loại sẽ được thu gom và vận chuyển theo một hệ thống riêng. Trong thực tế, hệ thống quản lý CTR đang tồn tại cả hai lực lượng thu gom công lập và dân lập. Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là lựa chọn phương án nào để thu gom phần CTR còn lại đã tách riêng: “Nhà Nước hay Tư nhân thực hiện?”. Trong trường hợp phương án 1 được lựa chọn. Nhà nước sẽ trực tiếp quản lý và thực hiện thu gom, vận chuyển lượng CTR còn lại. - Thu gom: Lượng CTR còn lại (sau khi tách phần CTR thực phẩm) sẽ được đội thu gom công lập thu gom 2 lần/tuần bằng thùng đẩy tay 660 lít sơn màu xám. Trong quá trình thu gom, các tình huống sau đây có thể xảy ra: + Hộ gia đình mang túi đựng CTR còn lại ra khi có xe thu gom đến (khi gia đình có người ở nhà), lúc này nhân viên thu gom có thể xé túi rác nhặt phế liệu. Mặc dù sẽ có quy định cụ thể nhưng khả năng này không thể hoàn toàn tránh khỏi; + Hộ gia đình bỏ túi đựng CTR còn lại ra trước của (trong trường hợp không có ai ở nhà): người nhặt rác dạo hoặc người thu gom tư nhân có thể xé túi để lấy những những loại phế liệu có giá trị tái sinh/tái chế cao và điều này cũng khó có thể kiểm soát được. Như vậy trong cả hai trường hợp, khả năng thất thoát những loại phế liệu có giá trị cao đều có khả năng xảy ra. Lượng CTR còn lại là những loại phế liệu có giá trị thấp và một số ít thành phần khác. Thùng 660 lít sau khi thu gom đầy sẽ được đẩy về điểm hẹn. Mạng lưới điểm hẹn hiện tại sẽ được sử dụng cho hệ thống thu gom, vận chuyển CTR còn lại. - Vận chuyển: CTR còn lại sau khi được tập trung đến các điểm hẹn sẽ được đội vận chuyển công lập chuyển đến trạm phân loại tập trung tại bãi chôn lấp Phước Hiệp hoặc Nhà máy xử lý CTR VietSart bằng xe tải không ép 10m3/3,5 tấn. Tuy nhiên để tránh tình huống gặp nhau giữa xe ép CTR thực phẩm và xe tải vận chuyển CTR còn lại, thời gian thu gom CTR còn lại cũng như thời gian các xe tải ghé điểm hẹn sẽ được tính toán sao cho sớm hơn và không trùng lắp với hệ thống thu gom vận chuyển CTR thực phẩm. - Ưu điểm: + Dễ dàng hiện đại hóa hệ thống; + Quản lý được mức chi phí thu gom CTR; + Đảm bảo chất lượng môi trường tại các công đoạn quản lý CTR và các cơ sở tái chế; + Có khả năng thu được triệt để lượng CTR có khả năng tái chế (bao gồm các loại phế liệu có giá trị tái sinh/tái chế cao và phế liệu có giá trị thấp) bằng cách thiết lập các quy định và hình thức xử phạt đối với lực lượng thu gom. - Nhược điểm: + Xóa bỏ hệ thống nhặt ve chai từ lâu đã tồn tại trong thành phố; + Phải đầu tư rất lớn vào toàn bộ các khâu trong hệ thống kế cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Trong trường hợp phương án 2 được lựa chọn. Nhà Nước quản lý hệ thống thu gom, vận chuyển CTR còn lại đồng thời trực tiếp thực hiện công tác vận chuyển, tư nhân tham gia cùng Nhà Nước đảm nhận công tác thu gom. - Thu gom: Tại mỗi hộ gia đình, thùng đẩy tay 660 lít màu xám của Nhà Nước/tư nhân sẽ đi thu gom CTR còn lại 2 lần/tuần. Các hộ gia đình hoặc mang túi đựng CTR ra khi có xe đến (khi có người ở nhà), hoặc bỏ ra trước cửa (trong trường hợp vắng nhà). Người thu gom có thể xé túi nhặt phế liệu nhưng phải chuyên chở hết các túi chứa CTR còn lại đến điểm hẹn. Do Nhà Nước không thể quản lý lực lượng thu gom dân lập nên lực lượng thu gom dân lập có thể tăng thu nhập bằng cách bán các loại phế liệu có giá trị tái sinh/tái chế cao. Trong khi đó, Nhà Nước chỉ đảm nhận khâu vận chuyển các loại phế liệu có giá trị thấp. Trong phương án này, Nhà Nước chỉ đầu tư thùng 660 lít trong 6 tháng thí điểm. Các giai đoạn triển khai tiếp theo, lực lượng thu gom tư nhân phải tự đầu tư thiết bị thu gom. - Vận chuyển: Trong phương án 2, phần CTR có giá trị tái sinh và tái chế cao đã được phân loại và bán cho các vựa thu mua phế liệu. Lực lượng công lập vận chuyển các loại phế liệu ít có giá trị đến trạm phân loại tập trung. Do đó, số lượng xe sẽ giảm đi đáng kể. - Ưu điểm: + Nhà Nước có điều kiện dễ dàng hơn để quản lý được hệ thống tư nhân; + Nhà Nước có điều kiện tập trung vào giải quyết vấn đề CTR thực phẩm. - Nhược điểm: + Khó quản lý được mức phí thu gom; + Khó có khả năng hiện đại hóa hệ thống để tăng năng suất và giảm tính độc hại cho người lao động, vì vốn tư nhân không cao; + Khó đảm bảo chất lượng môi trường tại các công đoạn quản lý CTR và các cơ sở tái chế; + Cần phải xây dựng hệ thống Nhà Nước, chính sách, chế độ, quy định và luật lệ chặt chẽ để quản lý; + Nhà Nước không thu được lợi nhuận từ hệ thống PLCTR tại nguồn để hoàn vốn ban đầu. Mặc dù tổng lợi ích kinh tế của toàn xã hội không thay đổi. Tiêu chí lựa chọn phương án - Thu gom hiệu quả (triệt để) các thành phần CTR đã được phân loại; - Hệ thống quản lý không cồng kềnh; - Hiệu quả kinh tế chung trong các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR có khả năng tái chế; - Hòa hợp các mối quan hệ xã hội trong hoạt động thu gom CTR (người thu gom CTR từ hộ gia đình dù là Nhà Nước hay tư nhân trước đây cũng thu lợi một phần từ việc bán các phế liệu có giá trị tái chế); - Phù hợp với xu hướng xã hội hóa công tác quản lý chất thải. Các tác động từ bên ngoài lên HT QLCTR theo dự án - Phản ứng của người dân về chi phí thu gom CTR. Trong trường hợp Nhà Nước quản lý hệ thống thì phí thu gom sẽ được quy định rõ ràng, ổn định. Còn nếu đội dân lập đảm nhận công tác này, phí thu gom sẽ không rõ ràng, có thể khác nhau đối với các thời điểm trong năm hoặc khác nhau giữa các quận, thậm chí từng khu vực trong quận (kinh nghiệm qua khảo sát thực tế); - Phản ứng của người dân về thời gian thu gom CTR; - Phản ứng của người dân khi công nhân thu gom rác xé bao rác lấy phế liệu và làm day bẩn trên đường; - Người dân thường đặt niềm tin vào công việc do Nhà Nước quản lý. Hơn nữa, tham gia vào hệ thống của Nhà Nước, công nhân sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi và phúc lợi xã hội. Vậy: thông qua việc so sánh ưu – nhược điểm của cả hai phương án với tiêu chí và các tác động nêu trên, đề xuất lựa chọn Phương án 1, nghĩa là Nhà Nước sẽ đảm trách quản lý hệ thống thu gom và vận chuyển CTR còn lại (CTR có khả năng tái chế) vì những lý do sau: - Nhà Nước quản lý hệ thống thu gom - vận chuyển CTR trong thời gian đầu để đảm bảo sự an toàn và hoạt động ổn định cho cả hệ thống. Mặt khác, Nhà nước đủ khả năng đầu tư trang thiết bị thu gom - vận chuyển, trong khi đó, tư nhân không chắc chắn có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào việc này; - Đội thu gom CTR còn lại do Nhà Nước quản lý sẽ có nghĩa vụ tuân theo những luật lệ, quy định, … do Nhà Nước ban hành nhằm đảm bảo thu được tối đa lượng CTR có khả năng tái sinh/tái chế. Những ai vi phạm những luật lệ này đều phải chịu trách nhiệm trước Nhà Nước; - Việc cải tiến quy trình thu gom sau này có thể thực hiện dễ dàng và đồng bộ; - Giảm tối đa sự tranh chấp trong lực lượng thu gom do lợi nhuận từ việc bán phế liệu; - Đảm bảo phí và thời gian thu gom ổn định và rõ ràng; - Nhà Nước quản lý hệ thống thu gom – vận chuyển vẫn phù hợp với xu hướng xã hội hóa thông qua các giải pháp: đấu thầu cho tư nhân thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và tái sinh/ tái chế CTR; tổ chức người dân tham gia vào công tác QLCTR (giải pháp bán túi chứa CTR thay vì đóng phí thu gom như hiện nay). Lợi ích của việc thực hiện Phân loại CTR tại nguồn Đánh giá các tác động tích cực Bài học và kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển cũng như của các nước đang phát triển, cho thấy, chương trình Phân Loại CTR Đô Thị Tại Nguồn đem lại nhiều lợi ích to lớn trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến hệ thống quản lý CTR đô thị nói riêng và hệ thống quản lý đô thị nói chung. Các lợi ích này có thể làm thay đổi một cách đáng kể hiệu quả quản lý hoặc đôi lúc còn làm thay đổi cả cơ cấu tổ chức của một hệ thống quản lý. Chương trình Phân Loại CTR Đô Thị Tại Nguồn của Quận Thủ Đức có thể sẽ ảnh hưởng và mang lại lợi ích cho các lĩnh vực sau: - Ý thức của người dân ngày càng được nâng cao và chủ động trong toàn bộ hệ thống quản lý CTR của Quận Thủ Đức và của thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm phân loại CTRSH tại nhà, thu gom tại các hộ, trung chuyển và vận chuyển, xử lý CTR, nhờ công tác đào tạo, giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền sâu rộng đến từng phường, tổ và hộ gia đình. - Đúc kết kinh nghiệm, thúc đẩy chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn của toàn thành phố. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hoá công tác quản lý CTR của thành phố. - Giảm đáng kể chi phí của thành phố cho công tác quản lý CTRSH và giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm của bãi chôn lấp. - Làm tăng hiệu quả của các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế các loại phế liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh và tái chế. - Tạo điều kiện áp dụng các công nghệ xử lý khác, như đốt, làm compost, sản xuất khí sinh học (biogas), … Lợi Ích Xã Hội - Ý thức của người dân: bên cạnh những lợi ích kinh tế có thể quy đổi thành tiền, dự án phân loại CTRSH tại nguồn còn mang lại những lợi ích to lớn khác mà chúng ta hoàn toàn không thể quy đổi thành tiền cũng như không để nhìn thấy một cách cụ thể được. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này trước tiên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân thành phố về bảo vệ môi trường. Khi đã phân loại tại nguồn, CTR tại các BCL, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phần CTR có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quân nhặt phế thải gần 20.000 người của thành phố, nhờ đó giảm được các bệnh tật do CTR gây ra đối với những người nhặt phế thải này. Ngoài ra việc phân loại cũng làm cho thời gian thu gom của các xe đẩy tay giảm do không tốn thời gian dừng để nhặt phế thải đồng thời cũng hạn chế các tác động xấu đến môi trường do thời gian vận chuyển của các xe đẩy tay dọc hè phố như mùi, ruồi, nước rò rỉ, rác rơi vãi, mỹ quan đô thị. - Chương trình xã hội hóa công tác quản lý CTR: nhằm nâng cao ý thức quản lý đô thị của người dân, thu hút vốn đầu tư nhàn rỗi trong dân, hiện đại hóa hệ thống quản lý là việc làm hết sức cần thiết và trong điều kiện hiện nay gần như là phương án duy nhất để giải quyết các vấn đề khó khăn nói trên của thành phố. Với chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, hệ thống quản lý CTR được tách ra thành các thành phần rõ ràng hơn, đặc biệt lợi ích kinh tế của các thành phần tăng lên rõ rệt hấp dẫn sự đầu tư và tham gia quản lý của người dân. Bên cạnh đó ý thức của người dân nâng cao sẽ làm cho họ tự giác hơn trong công tác đóng góp phí thu gom và xử lý CTR, giảm gánh nặng cho ngân sách của thành phố. Hơn nữa, muốn chương trình này hoàn thành, Nhà Nước phải ban hành hàng loại các quy định và chính sách trong công tác quản lý, phí thu gom, chế độ thưởng phạt, … giúp cho việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, nâng cao lòng tin của người dân. Lợi Ích Kinh Tế - Tính kinh tế từ phế liệu có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế: CTR đô thị bao gồm 14 - 16 thành phần riêng biệt, trong đó có khoảng 10 - 12 thành phần có khả năng tái sinh với giá trị kinh tế và môi trường cao. Với khối lượng CTRSH sinh ra hàng ngày khoảng 255,160 tấn/ngày (theo số liệu thống kê năm 2010), từ đó có thể thấy lượng CTR có khả năng tái sinh của Quận Thủ Đức là tương đối lớn. Khối lượng này có thể xác định bằng cách khảo sát thành phần CTR đô thị hoặc bằng cách tính qua khối lượng nguyên liệu nhập khẩu hoặc sản xuất. - Tính kinh tế từ việc tiết kiệm diện tích đất chôn lấp CTRSH: tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp nhờ chôn lấp riêng CTR thực phẩm dễ phân hủy. Sức chứa thực của bãi chôn lấp là dung tích của bãi chôn lấp được tính toán trên cơ sở có kể đến phần thể tích tăng thêm do quá trình phân hủy CTR cũng như độ nén ép của bản thân khối CTR của các lớp bên trên đối với các lớp phía dưới. Nếu chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sức chứa thực của bãi chôn lấp sẽ tăng gấp 1,7 lần so với dung tích thiết kế. - Tính kinh tế từ việc tái sử dụng CTR thực phẩm làm phân compost và vật liệu che phủ: bằng cách chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sản phẩm tạo thành sau quá trình phân hủy kỵ khí (do ủ trong hố chôn lấp) có thể sử dụng làm chất cải tạo đất (compost) hoặc làm vật liệu che phủ hàng ngày ở bãi chôn lấp không có sẵn đất. Để sản xuất thành sản phẩm compost kị khí, tỷ lệ compost thu được từ CTR ban đầu là 10% (theo khối lượng ướt). Như vậy, với khối lượng CTR thực phẩm của Quận Thủ Đức hàng năm từ các ô chôn lấp CTR thực phẩm có thể tạo được 9.313,34 tấn compost/năm (năm 2010). Bảng 5.8: Khối lượng CTR thực phẩm và sản phẩm compost kỵ khí tại Quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030. Năm Khối lượng CTRSH (tấn/năm) (100%) CTR hữu cơ (tấn/năm) (74,5%) Compost kỵ khí (tấn năm) (10% CTR hữu cơ) 2010 93.133,40 69.384,38 9.313,34 2011 94.994,90 70.771,20 9.499,49 2012 96.896,55 72.187,93 9.689,66 2013 98.834,70 73.631,85 9.883,47 2014 100.809,35 75.102,97 10.080,94 2015 102.827,80 76.606,71 10.282,78 2016 104.882,75 78.137,65 10.488,28 2017 106.981,50 79.701,22 10.698,15 2018 109.120,40 81.294,70 10.912,04 2019 111.303,10 82.920,81 11.130,31 2020 113.529,60 84.579,55 11.352,96 2021 115.799,90 86.270,93 11.579,99 2022 118.117,65 87.997,65 11.811,77 2023 120.479,20 89.757,00 12.047,92 2024 122.888,20 91.551,71 12.288,82 2025 125.344,65 93.381,76 12.534,47 2026 127.852,20 95.249,89 12.785,22 2027 130.410,85 97.156,08 13.041,09 2028 133.016,95 99.097,63 13.301,70 2029 135.677,80 101.079,96 13.567,78 2030 138.389,75 103.100,36 13.838,98 - Trong trường hợp toàn bộ lượng CTR hữu cơ đều được chế biến thành compost hiếu khí thì hàng năm Quận Thủ Đức cung cấp cho nhu cầu của Quận (trồng cây xanh, san lấp, …) và nhu cầu của thành phố một lượng compost là 18.626,68 tấn/năm (2010). Lượng CTR còn lại mang đi chôn lấp sau khi đã tái chế và sản xuất compost là rất nhỏ khoảng 10.593,92 tấn/năm (2010). Bảng 5.9: Khối lượng sản phẩm compost hiếu khí và CTR còn lại mang đi chôn lấp của Quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030. Năm CTRSH (tấn/năm) (100%) CTR hữu cơ (tấn/năm) (74,5%) CTR khác (tấn/năm) (25,5%) Compost hiếu khí (tấn năm) (20% CTR hữu cơ) CTR còn lại đi chôn lấp (tấn/năm) (5% CTR hữu cơ + 7,65% CTRSH) 2010 93.133,40 69.384,38 23.749,02 18.626,68 10.593,92 2011 94.994,90 70.771,20 24.223,70 18.998,98 10.805,67 2012 96.896,55 72.187,93 24.708,62 19.379,31 11.021,98 2013 98.834,70 73.631,85 25.202,85 19.766,94 11.242,45 2014 100.809,35 75.102,97 25.706,38 20.161,87 11.467,06 2015 102.827,80 76.606,71 26.221,09 20.565,56 11.696,66 2016 104.882,75 78.137,65 26.745,10 20.976,55 11.930,41 2017 106.981,50 79.701,22 27.280,28 21.396,30 12.169,15 2018 109.120,40 81.294,70 27.825,70 21.824,08 12.412,45 2019 111.303,10 82.920,81 28.382,29 22.260,62 12.660,73 2020 113.529,60 84.579,55 28.950,05 22.705,92 12.913,99 2021 115.799,90 86.270,93 29.528,97 23.159,98 13.172,24 2022 118.117,65 87.997,65 30.120,00 23.623,53 13.435,88 2023 120.479,20 89.757,00 30.722,20 24.095,84 13.704,51 2024 122.888,20 91.551,71 31.336,49 24.577,64 13.978,53 2025 125.344,65 93.381,76 31.962,89 25.068,93 14.257,95 2026 127.852,20 95.249,89 32.602,31 25.570,44 14.543,19 2027 130.410,85 97.156,08 33.254,77 26.082,17 14.834,23 2028 133.016,95 99.097,63 33.919,32 26.603,39 15.130,68 2029 135.677,80 101.079,96 34.597,84 27.135,56 15.433,35 2030 138.389,75 103.100,36 35.289,39 27.677,95 15.741,83 - Tính kinh tế từ việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: phân loại CTR tại nguồn mang lại các lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là: + Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng sản xuất nguyên liệu; + Tiết kiệm tài nguyên nước; + Tiết kiệm năng lượng; + Tiết kiệm tài nguyên đất đai. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý thu gom - vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận Thủ Đức, có thể kết luận như sau: Hàng ngày Quận Thủ Đức thải ra một lượng CTR khá lớn khoảng 255,160 tấn/ngày bao gồm CTRSH từ các hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, chợ, nhà hàng khách sạn, công sở, trường học, … CTR đô thị sinh ra hàng ngày đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người nếu như không được xử lý một cách hợp lý. Có khoảng 12 - 14 thành phần có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế, chiếm khoảng 20 - 25% tổng khối lượng CTR. Đặc biệt thành phần thực phẩm chiếm từ 75 - 80%, có nghĩa khối lượng CTR thực phẩm chiếm khoảng 175 - 187 tấn/ngày. Lượng CTR thực phẩm của Quận nói riêng và của cả Thành Phố nói chung đang chiếm thể tích (diện tích) lớn của bãi chôn lấp, gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường do sinh ra nước rò rỉ với nồng độ ô nhiễm cao và tạo thành một khối lượng lớn khí Methane gây “hiệu ứng nhà kính” cũng như nhiều các chất khí gây ô nhiễm khác. Về mặt cơ bản công nhân đã được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ về dụng cụ và trang thiết bị. Tuy nhiên, về phần lực lượng thu gom CTR dân lập thì do điều kiện kinh tế nên vẫn còn sử dụng các trang thiết bị vận chuyển tự chế nên cũng ảnh hưởng phần nào đến mỹ quan đô thị. Số lượng các điểm hẹn khá nhiều và vị trí đặt điểm hẹn vẫn còn ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Giờ quy định của xe cơ giới thu gom ảnh hưởng đến số chuyến thu gom của xe đẩy tay, năng suất trung bình chưa cao; Một phần CTR của Quận vận chưa được thu gom chính thức và bỏ chung vào các thùng rác công cộng; Kiến nghị: 1/Nghiên cứu và sớm tạo điều kiện hỗ trợ cho lực lượng thu gom CTR dân lập thực hiện chuyển đổi phương tiện thu gom vận chuyển CTR sao cho đồng bộ đảm bảo mỹ quan đô thị. 2/ Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện giữ gìn vệ sinh đường phố nhằm xây dựng một khu đô thị văn minh sạch, đẹp. 3/ Khuyến khích các thành phần kinh tế áp dụng công nghệ sản xuất sạch, các cơ sở sản xuất hàng hóa có những giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chất thải rắn, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Gia tăng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về lĩnh vực môi trường nhằm góp phần phục vụ tốt cho công tác quản lý và tham mưu cho lãnh đạo công ty để hoàn thiện hơn cho công tác thu gom, vận chuyển CTR trên toàn địa bàn Quận. 4/ Cần sớm thực hiện chương trình Phân Loại CTR Đô Thị Tại Nguồn. Vì dự án này có khả năng giải quyết được các khó khăn trên do tăng hiệu quả tái sử dụng, tái sinh và tái chế. CTR thực phẩm được phân loại sạch hơn nên có thể xử lý và tái sử dụng với hiệu quả cao. Chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn liên quan đến tất cả các khâu của hệ thống quản lý CTRĐT của Quận Thủ Đức không chỉ có các yếu tố kỹ thuật - công nghệ, mà cả các yếu tố kinh tế và xã hội. Đồng thời sẽ làm thay đổi đáng kể năng lực quản lý chất thải rắn của Quận Thủ Đức nói riêng và của cả Tp. Hồ Chí Minh nói chung. Bên cạnh đó, chương trình còn có khả năng giải quyết tốt các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý CTR hiện nay./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Phước, 2007. “Quản lý và xử lý chất thải rắn”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Bài giảng “Quản lý chất thải rắn”. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Kim Thoa, 2010. “Ứng dụng phần mềm D-Envim trong công tác quản lý môi trường quận Thủ Đức”. Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Trịnh Thụy Ý Nhi, 2008. “Ứng dụng tin học môi trường quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn quận Thủ Đức”. Luận văn tốt nghiệp - Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh. Trần Quang Đạt, 2010. “Phân tích tình hình triển khai Quyết định 88/2008/QĐ-UBND đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thủ Đức”. Luận văn tốt nghiệp - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức. “Niên giám thống kê 2008 - 2009”. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị quyết số 10/2008/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phí và lệ phí trên địa bàn thành phố,   QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Đối tượng nộp phí và miễn nộp phí - Đối tượng nộp phí gồm: các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn. - Đối tượng được miễn nộp phí gồm: các hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo (có mã số). - Trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại (công nghiệp, y tế) phải đảm bảo thực hiện từ khâu thu gom đến việc vận chuyển và xử lý loại chất thải này theo các quy định hiện hành. Điều 2. Mức phí 1. Đối với hộ gia đình: Đối tượng Mức phí (đồng/tháng) Nội thành Mặt tiền đường 20.000 Trong hẻm 15.000 Ngoại thành - vùng ven Mặt tiền đường 15.000 Trong hẻm 10.000 2. Đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình, bao gồm các nhóm và mức phí như sau: Đối tượng ngoài hộ dân Mức phí (bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý bảo vệ môi trường) Nhóm 1: - Các quán ăn - uống sáng tối trong nhà và vỉa hè   được phép sử dụng. - Cơ sở thương nghiệp nhỏ - Trường học, thư viện. - Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có khối lượng chất thải rắn phát sinh < 250 kg/tháng. 60.000 đồng/cơ sở/tháng Nhóm 2: - Các quán ăn - uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được phép sử dụng. - Cơ sở thương nghiệp nhỏ - Trường học, thư viện. - Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có khối lượng chất thải rắn phát sinh >250 kg/tháng ≤ 420 kg/tháng 110.000 đồng/cơ sở/tháng Nhóm 3: - Các đối tượng còn lại: các quán ăn trong nhà cả ngày; - Nhà hàng, khách sạn, thương nghiệp lớn; - Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; - Rác sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất, y tế, địa điểm vui chơi, công trình xây dựng… 176.800 đồng/m3/tháng (Hệ số quy đổi 1m3 rác = 420 kg rác) Điều 3. Cơ quan thu phí bao gồm 1. Công ty Dịch vụ công ích các quận - huyện, thành phố; các đơn vị trúng thầu thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các quận - huyện; các tổ chức có tư cách pháp nhân đang thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện thu phí đối với các chủ nguồn thải; 2. Ủy ban nhân dân phường - xã thực hiện thu phí đối với các chủ nguồn thải do lực lượng thu gom CTR dân lập thu gom. Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan thu phí 1. Tổ chức đội ngũ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác thu phí; 2. Thu phí chủ nguồn thải theo biên lai do cơ quan thuế phát hành; 3. Trích giữ lại chi phí quản lý phí theo tỷ lệ do Nhà nước quy định để vận hành hệ thống thu phí tại địa phương; 4. Nộp toàn bộ phần phí vệ sinh thu được còn lại về cho Phòng Tài chính -Kế hoạch quận - huyện. Điều 5. Quản lý và sử dụng tiền phí 1. Phòng Tài chính - Kế hoạch từng quận - huyện quản lý số phí thu được theo các bước như sau: - Căn cứ trên biên lai thu phí và căn cứ theo đơn giá thu gom tại nguồn của cự ly thu gom tại từng địa phương để thanh toán chi trả cho công tác thu gom tại nguồn cho các đơn vị thu gom; - Trích lại chi phí quản lý cho đơn vị thu phí theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính và các quy định Nhà nước hiện hành; - Căn cứ theo biên lai và hợp đồng dịch vụ để chi trả lại cho phường - xã hoặc đơn vị thu gom (đơn vị công ích hoặc đơn vị có chức năng khác); - Sử dụng nghiệp vụ chuyên môn để hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, thanh tra tính hợp lý, pháp lý, tính chính xác của số phí thu do đơn vị nộp về. 2. Ngân sách thành phố: quản lý số phí thu được và chi cho công tác quản lý chất thải rắn của thành phố. Điều 6. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế thành phố hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện, tổ chức tuyên truyền giải thích Quyết định này đến nhân dân và các tổ chức liên quan thực hiện. Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Điều 8. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Phụ lục 2: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 151/2007/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2007 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NGHỊ ĐỊNH Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Tổ hợp tác được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau: 1. Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi; 2. Biểu quyết theo đa số; 3. Tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên. Điều 3. Tên, biểu tượng của tổ hợp tác Tổ hợp tác có quyền chọn tên và biểu tượng của mình phù hợp với quy định của pháp luật và không trùng lắp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn. Điều 4. Thành lập tổ hợp tác 1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ chức. 2. Khi thành lập, tổ hợp tác thảo luận và thống nhất các nội dung chủ yếu sau: a) Mục đích và kế hoạch hoạt động của tổ hợp tác; b) Nội dung hợp đồng hợp tác; c) Tên, biểu tượng (nếu có) của tổ hợp tác; d) Danh sách tổ viên; đ) Bầu tổ trưởng, bầu ban điều hành (nếu thấy cần thiết); e) Các vấn đề liên quan khác. Điều 5. Hợp đồng hợp tác 1. Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ viên, có tên gọi là hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác nhưng nội dung phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác; b) Họ, tên, nơi cư trú, chữ ký của tổ trưởng và các tổ viên; c) Tài sản đóng góp (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên; d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ viên, của tổ trưởng, ban điều hành (nếu có); đ) Điều kiện kết nạp tổ viên mới và tổ viên ra khỏi tổ hợp tác; e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác; g) Các thoả thuận khác. 3. Nội dung hợp đồng hợp tác có thể được sửa đổi, bổ sung khi được sự đồng ý của đa số tổ viên. Điều 6. Chứng thực Hợp đồng hợp tác 1. Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại (ký xác nhận, đóng dấu) vào hợp đồng hợp tác hoặc hợp đồng hợp tác sửa đổi, bổ sung và ghi vào sổ theo dõi trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hợp đồng hợp tác của tổ có nội dung phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định này. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không chứng thực hợp đồng hợp tác thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. 2. Trường hợp tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với quy mô liên xã thì tổ có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tác thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Chương II TỔ VIÊN Điều 7. Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên tổ hợp tác 1. Điều kiện kết nạp tổ viên: a) Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác; b) Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác. 2. Thủ tục kết nạp tổ viên mới: a) Cá nhân có đơn gửi tổ trưởng, trong đó nêu rõ nguyện vọng tham gia và cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác của tổ; b) Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết và công nhận tổ viên mới khi được đa số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Điều 8. Quyền của tổ viên Tổ viên có các quyền sau đây: 1. Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên; 2. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận; 3. Thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác; 4. Ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận; 5. Các quyền khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác không trái với quy định của pháp luật. Điều 9. Nghĩa vụ của tổ viên Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây: 1. Thực hiện hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác; 2. Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra; 3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với quy định của pháp luật. Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác 1. Tổ viên khi ra khỏi tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản mà mình đã đóng góp vào tổ hợp tác, được chia phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của tổ hợp tác, trừ tài sản không chia đã được thoả thuận của đa số tổ viên. Nếu việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia; 2. Khi ra khỏi tổ hợp tác, tổ viên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với tổ hợp tác theo thỏa thuận. Chương III TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HỢP TÁC Điều 11. Hợp tổ hợp tác 1. Tổ hợp tác tự quyết định việc họp toàn thể tổ viên một năm một lần hay nhiều lần. 2. Tổ trưởng tổ hợp tác triệu tập hợp tổ bất thường khi: a) Có phát sinh vướng mắc cần thiết phải hợp tổ để giải quyết; b) Có yêu cầu của đa số tổ viên hoặc đa số thành viên ban điều hành (nếu có). Điều 12. Quyền của tổ hợp tác 1. Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi phải có Giấy phép hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. 3. Được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và xoá đói, giảm nghèo ở địa phương. 4. Được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật và theo cơ chế người đại diện được ghi trong hợp đồng hợp tác. 5. Được ký kết các hợp đồng dân sự. 6. Quyết định việc phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản lỗ của tổ hợp tác. 7. Các quyền khác được ghi trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với các quy định của pháp luật. Điều 13. Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác 1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác. 2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình. 3. Thực hiện các thoả thuận đã cam kết với các tổ viên, tổ chức và cá nhân khác. 4. Thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động do tổ hợp tác thuê theo quy định của pháp luật về lao động. 5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Điều 14. Giải quyết tranh chấp 1. Tranh chấp giữa các tổ viên tổ hợp tác trong phạm vi của hợp đồng hợp tác được tiến hành hoà giải tại tổ hợp tác; trường hợp không hoà giải được thì tranh chấp đó được giải quyết thông qua cộng đồng thôn, bản, tổ hòa giải cấp xã hoặc khởi kiện ra toà án. 2. Tranh chấp giữa tổ hợp tác với các cá nhân, tổ chức khác thì tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 15. Chấm dứt tổ hợp tác 1. Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; b) Mục đích của việc hợp tác đã đạt được; c) Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác; d) Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định. 2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thông báo bằng văn bản về chấm dứt hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã chứng thực hợp đồng hợp tác. 3. Khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ chung của tổ; nếu tài sản chung của tổ không đủ trang trải các khoản nợ thì lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung của tổ vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản góp vào tổ của mỗi tổ viên, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Chương IV ĐIỀU HÀNH TỔ HỢP TÁC Điều 16. Điều hành tổ hợp tác 1. Người điều hành công việc chung của tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác. Các tổ viên tổ hợp tác thoả thuận về tiêu chuẩn, cách thức bầu tổ trưởng tổ hợp tác. 2. Trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể bầu ban điều hành. Tổ trưởng là trưởng ban điều hành. Số lượng, tiêu chuẩn và cách thức bầu ban điều hành thực hiện theo thoả thuận của các tổ viên tổ hợp tác. 3. Việc thay đổi tổ trưởng phải được ghi nhận bằng biên bản họp tổ và phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Điều 17. Trách nhiệm của tổ trưởng và ban điều hành tổ hợp tác 1. Tổ trưởng tổ hợp tác có trách nhiệm sau: a) Là người đại diện cho tổ hợp tác xác lập các giao dịch dân sự vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác; b) Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động của tổ hợp tác. 2. Thành viên ban điều hành có trách nhiệm sau: a) Giúp việc cho tổ trưởng điều hành các hoạt động của tổ hợp tác; b) Thực hiện những công việc được tổ trưởng phân công. Điều 18. Đại diện của tổ hợp tác 1. Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng tổ hợp tác. Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho thành viên ban điều hành hoặc tổ viên thực hiện một số công việc nhất định của tổ theo quy định của pháp luật về uỷ quyền. 2. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tổ hợp tác. 3. Các giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện của tổ hợp tác xác lập thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Dân sự. 4. Các giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả của giao dịch này thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự. Chương V TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA TỔ HỢP TÁC Điều 19. Tài sản của tổ hợp tác 1. Tài sản của tổ hợp tác hình thành từ các nguồn: a) Tài sản đóng góp của tổ viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; b) Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn; c) Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.  Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiện vật không quy thành giá trị, trong đó phân rõ thành 2 loại: loại tài sản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác. 2. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý. 3. Tài sản của tổ hợp tác được kiểm kê, đánh giá định kỳ và ghi vào biên bản kiểm kê hoặc sổ sách ghi chép của tổ theo thỏa thuận. Điều 20. Công tác tài chính, kế toán của tổ hợp tác Công tác tài chính của tổ hợp tác phải bảo đảm tính công khai, minh bạch để tổ viên biết, theo dõi và kiểm tra; hình thức và nội dung báo cáo tài chính do các tổ viên bàn bạc, quyết định. Những tổ hợp tác có tài sản chung, có hoạt động tài chính chung cần có sổ sách kế toán ghi chép về tài sản, vốn và hoạt động kinh doanh của tổ hợp tác theo hướng dẫn của cơ quan tài chính. Điều 21. Phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý lỗ 1. Hoa lợi, lợi tức của tổ hợp tác được phân chia cho tổ viên và để tạo tích lũy chung của tổ theo thoả thuận. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc phân phối hoa lợi, lợi tức từ các hoạt động của tổ sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước (nếu có). 2. Trong trường hợp bị lỗ, các tổ viên thoả thuận đóng góp để bù lỗ nếu tích lũy chung của tổ các năm trước đó không đủ bù đắp. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp bị lỗ và rủi ro. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 22. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 23. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Phụ lục 3: Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG LÀM DỊCH VỤ THU GOM RÁC DÂN LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ (Ban hành kèm theo quyết định số 5424/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Trong bản quy chế này a) Thu gom rác là bao gồm các việc: - Quét dọn để gom rác vào một chỗ. - Chuyển rác đi đến nơi quy định. b) Dịch vụ thu gom rác là việc làm phục vụ cho bên có yêu cầu đến thu gom rác để được trả công. - Dịch vụ thu gom rác dân lập là những việc làm về thu gom rác do dân tự làm để được trả công, không hưởng lương và các chế độ phụ cấp của Nhà nước. - Lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập là lực lượng hình thành tự phát trong nhân dân, gồm những người làm các việc dịch vụ thu gom rác dân lập. Điều 2. a) Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập, nhằm đưa lực lượng này đi vào hoạt động theo sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần vào việc tăng cường biện pháp giữ gìn trật tự vệ sinh đô thị. b) Những quy định ở mục 2 chương II quy chế này là những quy định mang tính nguyên tắc căn bản làm khung pháp lý trong việc hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập. Khi triển khai thực hiện, những vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực nào thì thực hiện theo văn bản của Nhà nước ban hành ở lĩnh vực đó. Điều 3. Không áp dụng quy chế này đối với - Những người làm nghề lượm rác tự do. - Những người thu mua rác. - Những người thu gom rác nhưng không hoạt động theo quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác ban hành tại quy chế này. Điều 4. Nhà nước động viên khuyến khích những người làm nghề thu gom rác tham gia vào tổ chức của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập hoạt động theo quy chế này. Nhà nước khuyến khích các hộ gia đình, các cơ quan đoàn thể, các đơn vị, cá nhân thuộc các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, tích cực giúp đỡ cho hoạt động của những người nằm trong tổ chức của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập. Điều 5. Mọi người nằm trong tổ chức của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập phải chấp hành các quy định của quy chế này. Có thành tích xứng đáng thì được khen thưởng theo chế độ khen thưởng của Nhà nước. Trường hợp vi phạm tùy theo mức độ lỗi phạm có thể: - Bị khai trừ ra khỏi tổ chức của lực lượng dịch vụ thu gom rác dân lập. - Bị xử phạt theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chánh. - Bị truy tố trước pháp luật nếu vi phạm nghiêm trọng. Chương II TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG MỤC I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TỔ CHỨC Điều 6. Mạng lưới tổ chức a) Đơn vị trong lực lượng dịch vụ thu gom rác dân lập là tổ, gọi là “ TỔ LẤY RÁC DÂN LẬP ”. b) Tổ lấy rác dân lập có ở các phường thuộc quận, phường thuộc thị trấn, xã có nhà cửa, công trình giao thông, công trình đô thị và đời sống sinh hoạt của nhân dân mang sắc thái dân cư đô thị. Những nơi nêu ở trên, trong quy chế này gọi chung là địa phương sở tại. c) Căn cứ vào yêu cầu cần phải có hoạt động dịch vụ tham gia rác ở địa phương mà chính quyền địa phương sở tại quyết định số lượng “ TỔ LẤY RÁC DÂN LẬP ” ở địa phương mình. Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Tổ lấy rác dân lập a) Có từ 3 đến 9 người. Trong đó có: 1 Tổ trưởng và có từ 1 đến 2 tổ phó. b) Tổ trưởng, tổ phó được bầu tại hội nghị toàn thể của Tổ do Ủy ban nhân dân địa phương sở tại chủ trì. Nhiệm kỳ của Tổ trưởng, tổ phó là 12 tháng. Còn trong nhiệm kỳ nhưng nếu cần thay đổi Tổ trưởng, thay đổi hoặc bổ sung Tổ phó thì tổ chức hội nghị của Tổ để bầu, nhưng chỉ được tiến hành khi có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân sở tại. c) Tổ trưởng, tổ phó hưởng thu nhập bằng lao động trực tiếp của mình trong việc làm dịch vụ thu gom rác. Được hưởng trợ cấp trách nhiệm nếu có sự chấp thuận của toàn thể tổ viên. Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ trưởng, Tổ phó - Đại diện cho Tổ đi dự các cuộc họp liên quan đến công việc của Tổ. - Đại diện cho Tổ trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng dịch vụ của Tổ. - Kiểm tra đôn đốc các Tổ viên trong việc chấp hành nội quy hoạt động của Tổ, trong việc chấp hành các quy định liên quan đến công việc của Tổ. - Lập chương trình công tác, điều hòa phối hợp thực hiện chương trình công tác. - Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân sở tại trong việc thực hiện các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân sở tại và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý vệ sinh công cộng quận, huyện trong việc chấp hành các quy định vệ sinh đô thị của Nhà nước ban hành. - Đề xuất khen thưởng đối với các Tổ viên lên Ủy ban nhân dân sở tại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành vệ sinh công cộng quận, huyện ; đề xuất kỷ luật đối với Tổ viên lên Ủy ban nhân dân địa phương sở tại quyết định. Điều 9. Quan hệ quản lý chỉ đạo Lực lượng dịch vụ thu gom rác dân lập chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của Ủy ban nhân dân địa phương sở tại. Đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra đôn đốc của cơ quan quản lý chuyên ngành vệ sinh công cộng quận, huyện. Điều 10. Điều kiện và thủ tục để được gia nhập vào lực lượng dịch vụ thu gom rác dân lập a) Điều kiện: - Nam có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, nữ có độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi. - Có thể lực làm các việc về thu gom rác ở địa phương mình. - Có lai lịch rõ ràng. - Có hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú hợp lệ. b) Hồ sơ xin gia nhập. - Có đơn xin gia nhập, kèm theo 2 ảnh 4 x 6. - Lý lịch cá nhân có xác nhận của địa phương nơi thường trú, tạm trú. - Giấy khám sức khỏe. Điều 11. Thủ tục hành chính trong việc chứng nhận hoạt động Lực lượng thu gom rác dân lập chỉ được hoạt động sau khi được cấp giấy chứng nhận về việc hành nghề lấy rác. a) Đối với cá nhân: Người có đủ điều kiện được gia nhập vào lực lượng dịch vụ thu gom rác dân lập thì Ủy ban nhân dân sở tại ra quyết định chấp nhận và bố trí vào Tổ công tác dịch vụ thu gom rác dân lập tại địa phương. b) Đối với tập thể: Ủy ban nhân dân địa phương sở tại ra quyết định thành lập “ TỔ LẤY RÁC DÂN LẬP ” ở địa phương mình, sau đó gửi quyết định thành lập Tổ và danh sách Tổ trưởng, Tổ phó lên cơ quan quản lý chuyên ngành vệ sinh công cộng quận, huyện để biết và theo dõi, chỉ đạo hoạt động. MỤC 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ MẶT HOẠT ĐỘNG Điều 12. Phạm vi hoạt động a) Lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập được hoạt động dịch vụ về thu gom rác trong các việc nêu ở điều 1, chương I ở các nơi là: - Hộ dân, khu vực gia cư. - Chợ, cửa hàng, nơi để sản xuất, hoạt động dịch vụ kinh doanh. - Nơi khám bệnh, chữa bệnh. - Trường học, nhà trẻ, mẫu giáo. - Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc. b) Không được hoạt động dịch vụ thu gom rác ở các nơi đã có người thuộc lực lượng vệ sinh công cộng của quận, huyện đảm trách nếu không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành vệ sinh công cộng quận, huyện. Điều 13. Nguyên tắc hoạt động 1- Chỉ được làm dịch vụ theo quy định tại điều 12 trên đây. 2- Chỉ được đến hoạt động dịch vụ, khi: - Đã có sự phân công của Tổ. - Đã có sự ký kết hợp đồng dịch vụ bằng văn bản giữa mình hoặc giữa tổ với chủ hộ hoặc với các nơi có yêu cầu đến thu gom rác (sau đây gọi chung là cơ sở dịch vụ). - Nghiêm cấm việc thuê mướn lại, làm chủ thầu việc thu gom rác. - Đã có sự trình diện của mình với người phụ trách của cơ sở dịch vụ. 3- Người nào được phân công đến đâu để làm dịch vụ thu gom rác thì người đó được trực tiếp nhận và nhận đủ tiền trả công dịch vụ ở nơi đó do mình đảm nhận. 4. Không được làm các việc sai với hợp đồng đã được ký kết. Mọi trường hợp bổ sung sửa đổi bản hợp đồng đều phải có sự chấp thuận của bên đã ký. 5- Dụng cụ dùng vào việc thu gom rác phải đảm bảo vệ sinh, văn minh và đảm bảo an toàn lao động. 6- Khi làm việc phải mặc quần áo bảo hộ lao động. Lực lượng dịch vụ thu gom rác dân lập ở quận, huyện nào thì mặc quần áo bảo hộ lao động theo kiểu của cơ quan quản lý vệ sinh công cộng nơi đó quy định. Trong đó nhất thiết phải có tên mình, tổ mình ở phía trên túi áo trước ngực trái. 7- Các Tổ lấy rác dân lập chỉ được bố trí lực lượng của mình đến làm dịch vụ thu gom rác ở khu vực do Ủy ban nhân dân sở tại phân công; các Tổ viên chỉ được làm dịch vụ thu gom rác ở các nơi Tổ mình bố trí. 8- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chỉ đạo về mọi mặt của Ủy ban nhân dân địa phương sở tại, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, các hướng dẫn, các yêu cầu của cơ quan quản lý vệ sinh công cộng thuộc quận, huyện mình về công tác vệ sinh đô thị... Phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường về giá cả dịch vụ, về trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội và các quy định khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Ủy ban nhân dân quận huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới, các cơ quan đơn vị chức năng của mình trong việc tổ chức thực hiện. Điều 15. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, xã nêu ở điểm b điều 6 chương II là nơi trực tiếp tổ chức, quản lý và chỉ đạo về mọi mặt đối với lực lượng dịch vụ thu gom rác dân lập ở địa phương mình, là nơi trực tiếp tiến hành các việc về thuyết phục, động viên những người hoạt động tự do trong việc thu gom rác trên địa bàn quản lý của mình vào tổ chức của lực lượng dịch vụ thu gom rác dân lập ở địa phương mình hoạt động theo quy chế này của Ủy ban nhân dân thành phố. Điều 16. Các đơn vị quản lý chuyên ngành công tác vệ sinh công cộng quận huyện, có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn các Tổ lấy rác dân lập về mặt nghiệp vụ ; kết hợp với Ủy ban nhân dân địa phương sở tại hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc các Tổ lấy rác dân lập trong việc thực hiện các quy định trong quy chế này liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình. Điều 17. Sở Giao thông công chánh có trách nhiệm - Giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện quy ước này. - Thừa ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố: + Kiểm tra đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc thực hiện. + Căn cứ vào thẩm quyền ban hành văn bản và chức năng quản lý chuyên ngành, ban hành những quy định cụ thể nhằm làm cho hệ thống văn bản quy định của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập sớm được hoàn chỉnh. - Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện. Soạn thảo trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành những văn bản chỉ đạo, những văn bản quy định liên quan đến việc tổ chức, quản lý hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập. Điều 18. Các cơ quan thông tin đại chúng, Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Phụ nữ, Cảnh sát nhân dân, Bảo hiểm, Lao động - Thương binh xã hội cần có những việc làm hỗ trợ tích cực nhằm góp phần động viên khuyến khích những người hoạt động tự do trong việc thu gom rác vào hoạt động trong một tổ chức của lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập theo bản quy chế này./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI LAM.doc
  • docLOI CAM DOAN.doc
  • docPHIEU GIAO DE TAI.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan