Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến 2009 và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tỉnh Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bình Phước là tỉnh nối tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 và tọa độ địa lý: Từ 11017’ đến 12019’ vĩ độ Bắc và từ 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Trong quá trình phát triển kinh tế, các hoạt động kinh tế xã hội, làm chất lượng môi trường của tỉnh ngày càng có xu hướng suy giảm và diễn biến phức tạp hơn. Tỉnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cần giải quyết như: - Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm cục bộ do nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất không qua xử lý mà thải trực tiếp xuống hệ thống sông suối. - Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp (chế biến hạt điều, cao su, bột mì, bột giấy và khai thác đá xây dựng ), hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh. - Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn không được thu gom triệt để, hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp. - Tài nguyên đất bị thoái hóa, bạc màu, xói mòn do phương thức canh tác lạc hậu. - Suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học do khai thác, đốt phá rừng, nhu cầu đất đai cho trồng trọt 2. Mục đích và nội dung đề tài 2.1 Mục đích đề tài Đồ án nêu lên sự tương tác qua lại giữa các lĩnh vực kinh tế xã hội với các thành phần môi trường; nêu lên hiện trạng các thành phần môi trường tỉnh Bình Phước. Từ đó, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp để bảo vệ môi trường. 2.2 Nội dung của đề tài · Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh bình phước · Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường tỉnh Bình Phước - Hiện trạng môi trường nước - Hiện trạng môi trường không khí - Hiện trạng môi trường đất · Đánh giá tác động ô nhiễm đến môi trường · Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường 2.3 Giới hạn đề tài Dự án đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm từ 2005-2009 là một dự án lớn của tỉnh. Nên đòi hỏi phải có thời gian dài và nguồn nhân lực. Hơn thế nửa, dự án gặp khó khăn trong quá trình thu thập số liệu. Do trong khuôn khổ của luận văn của một sinh viên với thời gian có hạn nên đề tài không thể đánh giá hết mọi vấn đề môi trường của tỉnh nên trong báo cáo chỉ đánh giá giá được hiện trạng môi trường nước, không khí, đất của tỉnh Bình Phước. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: Tổng hợp và phân tích nghiên cứu có liên quan để thu thập các thông tin cần thiết. - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan, Internet và các dự án, đề tài có liên quan. - Phương pháp xử lý số liệu: Nhập các thông tin đã thu thập được vào phần mềm Excel, xử lý và đưa ra bảng số liệu, dựa vào các bảng số liệu và biểu đồ để phân tích và đánh giá. - Phương pháp so sánh: Sử dụng các số liệu thu thập được để so sánh và rút ra nhận xét. - Phương pháp đánh giá: dựa trên các số liệu đã thu thập và phân tích được để đánh giá và nhận xét vấn đề.

doc94 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến 2009 và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt độ trong môi trường không khí trên địa bàn tỉnh cho thấy giá trị nhiệt độ dao động từ 24,9 – 38,3oC, giá trị nhiệt độ trung bình luôn dao động xung quanh 34oC và tương đối ổn định qua từng năm. Độ ẩm Biểu đồ 2.38: Biến thiên độ ẩm trong không khí trên địa bàn Tỉnh Dựa vào biểu đồ về độ ẩm trong môi trường không khí trên địa bàn tỉnh cho thấy giá trị độ ẩm dao động từ 24,9 – 38,3oC và tương đối ổn định qua từng năm. Độ ồn Biểu đồ 2.39: Biến thiên độ ồn trong không khí trên địa bàn Tỉnh Giá trị độ ồn tại các thời điểm khảo sát qua các năm dao động trong khoảng từ 55,9 dBA đến 85,0 dBA và hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949:1998 (khu vực dân cư xen kẻ trong khu vực thương mại dịch vụ sản xuất: 75dBA). Ngoại trừ một số vị trí như: KK1, KK2, KK3, KK5 thuộc thị xã Đông Xoài; KK10 thuộc huyện Đồng Phú; KK14, KK16, KK17 thuộc huyện Chơn Thành; KK21 thuộc huyện Bình Long; KK32 thuộc huyện Phước Long; và KK52 thuộc huyện Bù Đốp. Như vậy, ta có thể kết luận môi trường không khí trên địa bàn tỉnh đã có một số huyện thị đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi tiếng ồn. 2.3 Hiện trạng môi trường đất 2.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất 2.3.1.1 Ô nhiễm đất do phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật Theo thống kê, hàng năm bình quân lượng phân bón hóa học tỉnh đã tiêu thụ khoảng 16.103 tấn/năm, khoảng 55 kg/ha. Tuy mức bình quân lượng phân bón được sử dụng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh là khá thấp so với cả nước 200 kg/ha, nhưng nó vẫn gây những ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường đất, và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đất. Thói quen sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát đã làm cho các vi sinh vật có ích nằm trong đất canh tác bị suy giảm về số lượng cũng như chủng loại, môi trường đất bị ô nhiễm. Khi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được bón vào đất, cây không sử dụng hoàn toàn, phần không sử dụng được sẽ chuyển thành chất ô nhiễm tích luỹ trong đất, môi trường đất sẽ bị nhiễm kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác. Ngoài ra người ta còn bón các loại phân vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng, các nguồn phân hữu cơ. Phân hữu cơ có tác dụng tốt đối với việc cải tạo cơ cấu đất, nhưng lại làm tăng lượng khí metan do phân hủy của vi sinh vật. Phân vi lượng, bổ sung cho cây trồng những thiếu hụt, nguyên tố vi lượng của đất, nhưng để lại trong đất các dư lượng thừa như các hợp chất hóa học đi kèm trong phân bón. Các chất kích thích sinh trưởng tạo ra năng suất lương thực thực phẩm cao hơn, nhưng để lại dư lượng trong sản phẩm. Tất cả các loại này cuối cùng đều tác động đến môi trường đất và gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái đất, ô nhiễm môi trường đất. 2.3.1.2 Ô nhiễm do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây được đánh giá là phát triển tương đối chậm so với trung bình cả nước, chỉ đạt 15% (năm 2005). Tuy nhiên, đến năm 2010 ước tính tốc độ đô thị hóa trên toàn tỉnh tăng 20% và dự báo đến năm 2020 là 30%. Tuy diễn ra chậm nhưng sự phát triển các quá trình này phần nào cũng đã tạo nên những áp lực lớn đến nền kinh tế, đến việc khai thác, sử dụng các thành phần tự nhiên và môi trường của tỉnh trong những năm qua. Quá trình công nghiệp hóa tăng làm gia tăng nhanh chóng khối lượng và số lượng các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Các chất thải này có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ. Theo số liệu thống kê, tổng lượng nước thải sản xuất trên địa bàn tỉnh thải ra trung bình khoảng 22.000-25.000 m3/ngày.đêm. Nước thải sản xuất này thường chứa hàm lượng BOD, COD, TSS cao, ngoài ra còn chứa các chất thải độc hại như những kim loại nặng như Pb, Hg, As, Cd,…và thuốc sát trùng, các chất tẩy rửa, các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học… thấm vào đất làm tích tụ những chất độc hại, gây ảnh hưởng đến cây trồng, làm đất bị suy thoái nghiêm trọng. Khí thải từ nhà máy, từ các hoạt động giao thông vận tải cũng sinh ra khí ô nhiễm như SO2, NOx, COx ... dẫn đến làm lắng đọng gây mưa acid làm ô nhiễm môi trường đất và hòa tan các kim loại nặng vào trong đất. Tuy nguồn khí thải từ hoạt động giao thông và sản xuất chưa trở thành nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường đất nhưng với tốc độ gia tăng rất nhanh số lượng các cơ sở, nhà máy sản xuất và lượng phương tiện giao thông như hiện nay, đặc biệt số lượng xe máy mỗi năm tăng khoảng 30% thì vấn đề ô nhiễm do khí CO, NO2 và hơi xăng dầu đối với môi trường đất là không thể tránh khỏi trong tương lai không xa. Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa cũng gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học và các vấn đề xã hội khác; tạo áp lực về phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các hoạt động dịch vụ đa dạng kèm theo; gia tăng áp lực về khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường… khiến môi trường đất có nguy cơ bị ô nhiễm và suy thoái trong quá trình khai thác và sử dụng. 2.3.2 Diễn biến ô nhiễm đất Nền kinh tế tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhờ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên mặt trái của quá trình tăng trưởng này là chất lượng môi trường ngày một đi xuống, trong đó có cả môi trường đất. Trong 5 năm qua, việc đánh giá chất lượng môi trường đất vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, hiện trạng chất lượng môi trường đất trong thời gian qua vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ và cụ thể để đánh giá. 2.3.2.1 Độ chua và chất lượng đất Về độ chua hoạt tính, pHH2O Độ chua hoạt tính trong các mẫu đất có tính chua nhiều đến kiềm vừa. Giá trị pH nước dao động trong khoảng 4,42 – 8,1. Các mẫu đất ở đây đều có giá trị dưới trung tính (trung tính pH = 6,6 - 7,5), có tính chua chiếm 72% tổng số mẫu phân tích, đặc biệt các mẫu đất tại các khu vực như KCN Bắc Đồng Phú – huyện Đồng Phú, KCN Tân Thành – thị xã Đồng Xoài, khu vực xã Minh Hưng – huyện Bù Đăng và khu vực xã Đức Hạnh – huyện Phước Long có độ chua khá cao trong đợt quan trắc (dao động trong khoảng pHH2O = 4,42 – 4,93). Riêng mẫu đất tại Trung tâm thương mại Đồng Xoài – thị xã Đồng Xoài có dấu hiệu bị kiềm. Đất tại các khu vực lấy mẫu đa số trồng các cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều … Nhu cầu dùng phân bón cao nên người dân ở đây sử dụng phân bón vô cơ là chủ yếu, hiện tượng trao đổi ion giữa H+ và Al3+ với ion K+ và giải phóng các ion H+ và Al3+ vào dung dịch đất khi bón phân vô cơ như KCl, (NH4)SO4 cùng với việc mưa nhiều các cation kiềm thổ OH- bị trôi đã gây chua cho môi trường đất. Ngồi ra đa số đất ở đây thuộc đất đỏ bazan nên có hàm lượng hữu cơ và sét cao cũng góp phần làm gia tăng độ chua hoạt tính trong đất, ảnh hưởng đến cây trồng và vi sinh vật. Về chất lượng đất Độ phì nhiêu Nhìn chung các mẫu quan trắc có độ chua trao đổi thấp và dao động trong khoảng 0,002 – 1,602 meq/100gr đất. Điều này cho thấy độ chua tiềm tàng của đất thấp, nghĩa là nồng độ tổng số của axit và chất có tính axít tồn tại trong đất ở trạng thái phân ly cũng như không phân ly còn thấp. Hữu cơ tổng số của các mẫu đất phân tích trong cả 2 đợt quan trắc khá cao đều có tỷ lệ vượt trên 4% (chỉ tiêu áp dụng cho đất đồi núi), đợt 1 dao động trong khoảng 5,58 – 9,96%, đợt 2 dao động trong khoảng 4,16 - 8,19%. Chất hữu cơ của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất, như vậy các loại đất ở đây đều có thể đáp ứng cho mục đích trồng trọt. Kali trao đổi từ trung bình đến cao, dao động từ 3,206 – 12,6 mg/100gr đất; lân dễ tiêu hóa từ thấp đến trung bình, dao động trong khoảng 0,625 – 6,125 mg/100gr đất. Các cation kiềm trao đổi cao, kể cả Ca2+, Mg2+ chứng tỏ hàm lượng khống hóa trong đất cao, đất có chất lượng tốt. Độ xốp Độ xốp của các mẫu đất đo được trong lần quan trắc đợt 1 xếp vào dạng cao (15 - 40%) cho đến rất cao (trên 40%), dao động trong khoảng 15,87 - 80%, tuy nhiên trong lần quan trắc đợt 2 do đầu mùa khô nên độ xốp giảm xuống rất nhiều và dao động trong khoảng 40,98 – 64,88%. Độ xốp lớn sẽ tạo điều kiện cho nước và không khí cũng như các chất dinh dưỡng dễ lưu thông tới rễ, tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt. Qua phân tích trên cho thấy chất lượng đất tỉnh Bình Phước còn tốt, có độ phì nhiêu tiềm tàng cao và độ xốp rất lớn, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động nhân tạo, vẫn đáp ứng khả năng trồng trọt canh tác nông nghiệp. 2.3.2.2 Kim loai nặng Qua kết quả phân tích chất lượng đất quan trắc năm 2010 ta nhận thấy hầu như tất cả các vị trí đều có giá trị các chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại cột 1 QCVN 03/2008, quy định về chất lượng đất sản xuất nông nghiệp. Bảng 2.4: Vị trí quan trắc mẫu đất Kí Hiệu Vị trí MĐ01 Hồ suối Cam, TX Đồng Xoài TX.Đồng Xoài MĐ02 Cầu sắt, phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài MĐ03 Suối Rạt, P. Tân Xuân, TX Đồng Xoài MĐ04 Suối Đồng Tiền, P. Tân Xuân, TX Đồng Xoài MĐ05 Suối Đồng Tiền, P. Tân Thiện, TX Đồng Xoài MĐ06 Hồ nước cấp Bù Đăng H. Bù Đăng MĐ07 Cầu Đặc Trầm, xã Phước Sơn, Huyện Bù Đăng MĐ08 Cầu Tân Hòa, xã Đoàn Kết, Huyện Bù Đăng MĐ09 Sông Đồng Nai, Xã thống nhất, Huyện Bù Đăng MĐ10 Hồ Sơn Thủy, xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng MĐ11 Hồ Long Tân, thôn 2, Long Tân, Huyện Bù Gia Mập H.Bù Gia Mập MĐ12 Cầu Suối Lung, Thác Mơ, Phước Long MĐ13 Suối Rạt, xã Phú Riềng, Huyện Bù Gia Mập MĐ14 Hồ nông trường 8, xã Bình Tân, Huyện Bù Gia Mập MĐ15 Cầu suối Đâm, xã Bù Nho, H. Bù Gia Mập MĐ16 Sông Sài Gòn, xã Đồng Nơ, Huyện Hớn Quản H. Hớn Quản MĐ17 Suối Xa Cát, Minh Hưng, Hớn Quản MĐ18 Thủy điện Srok Fu Miêng, Thạnh An, Bình Long MĐ19 Suối chợ An Lộc, Bình Long MĐ20 Suối ấp Xa Trạch, xã Phước An, Huyện Hớn Quản MĐ21 Suối KCN Chơn Thành, huyện Chơn Thành H. Chơn Thành MĐ22 Cầu suối Đôi, TT Chơn Thành, huyện Chơn Thành MĐ23 Cầu Bến Đình, TT Chơn Thành, huyện Chơn Thành MĐ24 Hồ Phước Hòa, xã Nha Bích, huyện Chơn Thành MĐ25 Suối Xa Cát, Minh Thành, huyện Chơn Thành MĐ26 Hồ Cầu Trắng, xã Lộc Hiệp, Huyện lộc Ninh H. lộc Ninh MĐ27 Hồ Rừng Cấm, xã Lộc Tấn, Huyện Lộc Ninh MĐ28 Suối chợ Lộc Ninh MĐ29 Cầu Xa Ngâu, TT Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh MĐ30 Cầu cần Lê, Huyện Lộc Ninh MĐ31 Cửa Sông Bé, Thanh Bình, Bù Đốp H. Bù Đốp MĐ32 Suối chợ, xã Thiện Hưng, H. Bù Đốp MĐ33 Đập tràn Cầu Đơn, Huyện Bù Đốp MĐ34 Cầu Sông Bé, Thanh Bình, Huyện Bù Đốp MĐ35 Cầu Trắng, xã Tân Thành, Huyện Bù Đốp MĐ36 Hồ cấp nước thị xã, xã Thuận Phú, Huyện Đồng Phú H. Đồng Phú MĐ37 Cầu 2, huyện Đồng Phú MĐ38 Hồ Suối Lam, Thuận Phú, Đồng Phú MĐ39 Hồ suối Giai, xã Tân Lập, Huyện Đồng Phú MĐ40 Hồ suối Rạt, ấp Quân Y, xã Tân Lợi, Huyện Đồng Phú Giá trị As Biểu đồ 2.40: Bảng biến thiên hàm lượng As trong đất Qua kết quả phân tích giá trị Asen tại các vị trí quan trắc thể hiện trên biểu đồ trên ta nhận thấy tuy giá trị Asen tại TX. Đồng Xoài, H. Bù Đăng, H. Bù Gia Mập cao hơn những địa điểm khác trong tỉnh nhưng tất cả các vị trí quan trắc đều có giá trị Asen nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại cột 1 QCVN 03/2008 (12 mg/kg) với khoảng dao động chung 0,176 ÷ 4,205 mg/kg. Giá trị Cd Biểu đồ 2.41: Bảng biến thiên hàm lượng Cd trong đất Giá trị Cd quan trắc tại tỉnh Bình Phước có khoảng dao động 0,01 ÷ 0,245 mg/kg theo như thể hiện trên biểu đồ ta nhận thấy giá trị yếu tố này tại các vị trí quan trắc trên địa bàn thấp hơn rất nhiều lần so với giới hạn quy định theo cột 1 QCVN 03/2008 (2 mg/kg). Như vậy, đất địa bàn tỉnh này chưa có bị ô nhiễm Cd. Giá trị Cu Biểu đồ 2.42: Bảng biến thiên hàm lượng Cu trong đất Giá trị hàm lượng Cu trong đất có kết quả phân tích dao động trong khoảng 3,321 ÷ 25,733 mg/kg, qua thể hiện trên biểu đồ và so với giá trị quy định theo cột 1 QCVN 03/2008 (50 mg/kg) ta nhận thấy tất cả các giá trị Cu trong các mẫu quan trắc trên địa bàn tỉnh đều nằm trong giới han cho phép. Như vậy, đất ở đây cũng chưa bị ô nhiễm bởi Cu. Giá trị Zn Biểu đồ 2.43: Bảng biến thiên hàm lượng Zn trong đất Kết quả phân tích giá trị Zn quan trắc trên địa bàn tỉnh có khoảng dao động khá lớn 0,08 ÷ 17,906 mg/kg nhưng so với quy chuẩn thì các giá trị này vẫn còn thấp hơn rất nhiều lần so với quy định theo cột 1 QCVN 03/2008 (200 mg/kg). Như vậy, đất ở địa bàn tỉnh này cũng chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm Zn. Giá trị Pb Biểu đồ 2.44: Bảng biến thiên hàm lượng Zn trong đất Tương tự Zn, kết quả phân tích cũng cho thấy đất địa bàn tỉnh này có hàm lượng Pb khá nhỏ so với giá trị quy định theo cột 1 QCVN 03/2008 (70 mg/kg) với khoảng dao động 0,298 ÷ 12,917 mg/kg. Và qua đó có thể kết luận đất địa bàn tỉnh này chưa bị ô nhiễm Pb. Nhìn chung qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng đất ở đây vẫn còn khá tốt, chưa bị ô nhiễm. Các mẫu đất đa số đều chỉ bị ảnh hưởng bởi độ chua hoạt tính, tuy có phát hiện các độc tố gây hại và kim loại nặng trong đất nhưng hàm lượng của các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Hg, As đều rất thấp và vẫn còn trong ngưỡng cho phép theo quy định tại cột 1 QCVN 03 – 2008 do đó chưa ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như vật nuôi. Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình đồi dốc, hiện tượng xói mòn vẫn đang tiếp tục diễn ra trên địa bàn làm cho chất lượng đất ngày càng bị thoái hóa. Qua tình hình xói mòn nêu trên cho thấy sự gia tăng hoạt động xói mòn bóc trôi bề mặt và bóc trôi bề mặt có rãnh xói liên quan trực tiếp với các hoạt động phá rừng, trồng cây ít tầng và trồng cây không đúng kỹ thuật, trồng cây ngắn ngày không che chắn cũng như các hoạt động khai thác đất đai khác thiếu các biện pháp bảo vệ bề mặt. Xói mòn đất có xu thế hạ thấp địa hình cao, lấp đầy các bể chứa nước và địa hình trũng thấp, tạo hàng loạt các dạng vi địa hình mới: Khe xói, rãnh xói, vết trượt, bãi bồi tụ, vạt gấu sườn tích. CHƯƠNG 3: CÁC TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM ĐẾN MÔI TRƯỜNG 3.1 Tác động đến sức khoẻ con người 3.1.1 Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường: Nước mặt: Qua công tác quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2002 – 2009 cho thấy: Chất lượng môi trường nước mặt đang ngày càng bị ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng. Trong khi nguồn nước tại các sông suối trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian qua đang dần bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng (Fe) (Do các quá trình rửa trôi đất đai) thì tại địa bàn các khu vực đông dân cư, các thị trấn, thị xã, nguồn nước mặt đang dần bị ô nhiễm nặng với hàm lượng các chất hữu cơ, dinh dưỡng do chất thải sinh hoạt và sản xuất. Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị trong những năm gần đây đã gây ra hệ lụy đáng kể cho tài nguyên, môi trường tỉnh Bình Phước, đặc biệt là môi trường nước mặt. Trong năm 2002, chất lượng nước mặt sông Bé còn khá tốt và các hồ cung cấp nước sinh hoạt còn rất tốt thì đến các năm 2005, 2006 chất lượng nước bắt đầu xuất hiện ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực. Đặc biệt trong năm 2008, chất lượng nguồn nước mặt tại các sông, suối và các hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ cục bộ, đặc biệt là vùng hạ lưu của sông Bé và các khu đô thị (TT. Lộc Ninh, TX. Đồng Xoài) và có sự gia tăng về hàm lượng ô nhiễm theo thời gian, tại các suối nhỏ chảy qua địa bàn các khu dân cư, các cơ sở sản xuất thuộc trung tâm các thị trấn, thị xã, nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD) và nồng độ Amoni tại các khu vực này cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Hiện nay, tuy vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải tại các KCN đang hoạt động không đáng kể nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước là đáng báo động. Tuy lưu lượng nước thải tại các nhà máy không lớn nhưng do đặc thù của các ngành sản xuất, chế biến trên địa bàn nên nồng độ các thông số ô nhiễm rất cao, nhất là ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và chất rắn lơ lửng, chủ yếu là nhóm ngành chế biến nông lâm sản: Chế biến mủ cao su, tinh bột mì và bột giấy. Thêm vào đó, hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến hiện nay vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, lại nằm phân tán trong các khu dân cư, vùng nông thôn, nước thải không qua một hệ thống xử lý nào mà thải ra sông suối, khu dân cư gần đó. Các kết quả phân tích cho thấy có sự chênh lệch về kết quả trong 2 mùa. Vào mùa mưa, môi trường nước sông suối mang tính acid nhẹ và chất rắn lơ lửng trong nước cao do ảnh hưởng từ sự cuốn trôi của lớp đất đỏ bazan từ bề mặt, các trận mưa lớn đã rửa trôi và kéo theo lượng phù sa với lượng rất lớn kim loại Fe xuống các sông, suối làm cho pH ở một số khu vực của các sông dao động khá thấp. Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất không qua xử lý đang được xả trực tiếp vào các lưu vực sông, suối đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm cục bộ, trong khi đó hàm lượng Amoni từ quá trình rửa trôi trong nông nghiệp là nguồn chính gây ô nhiễm dinh dưỡng tại các hồ trên địa bàn tỉnh. Trong tương lai, sự phát triển khu dân cư cũng như các hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái tại các vùng ven hồ là những tác nhân gây nguy cơ ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng cao cho các hồ. Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống. Ngoài ra cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Nước ngầm Qua khảo sát và phân tích cho thấy chất lượng nước ngầm tại các vùng trên địa bàn tỉnh Bình Phước có độ pH dao động từ 4,11 – 6,73. Điều này chứng tỏ nguồn nước ngầm đã bị nhiễm phèn cục bộ tại một số khu vực, chủ yếu là khu vực chợ Phú Riềng – Phước Long và tại KCN Tân Khai (Bình Long), KCN Minh Hưng (Chơn Thành). Ngoài ra, theo kết quả quan trắc các năm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước cho thấy pH trong nước ngầm thấp còn thấy trong các mẫu tại khu vực Lộc Ninh, Chơn Thành…. Nguyên nhân một phần có thể là do các khu vực này là vùng đồng bằng có nhiều đầm, bàu trũng, nguồn nước ngầm đã bị ngấm phèn từ các vùng trũng này. Không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển còn chậm, mặt khác diện tích cây xanh dọc các đô thị khá cao (chủ yếu là cây công nghiệp) nên môi trường không khí trong tỉnh còn khá trong lành. Tuy vậy một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi và tiếng ồn, đặc biệt là các khu vực nút giao thông có mật độ xe cộ qua lại cao, đường sá chưa hoàn chỉnh hoặc những khu vực mua bán sầm uất như khu thương mại thị xã Đồng Xoài, trung tâm thương mại huyện Chơn Thành, KCN Tân Thành – thị xã Đồng Xoài và KCN Minh Hưng – huyện Chơn Thành ... Qua khảo sát thực tế cũng như kết quả phân tích môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh cho thấy hầu hết các cơ sở sản xuất đều là những nguồn làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường không khí. Mức độ tác động nặng nhẹ ở mỗi cơ sở đều có sự khác nhau, nó phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, phụ thuộc vào quy trình công nghệ và tình trạng trang thiết bị. Ngành công nghiệp chế biến hạt điều hiện đang phát triển mạnh nhất của tỉnh trong thời gian qua. Các nhà máy chế biến hạt điều sử dụng củi, vỏ hạt điều làm nguyên liệu đốt trong quá trình sản xuất nên thải ra lượng lớn các chất gây ô nhiễm môi trường không khí CO, SO2, NO2, Phenol, bụi ... và chất thải rắn khó phân hủy. Thêm vào đó, tình trạng công nghệ và thiết bị hiện nay tuy có cải thiện hơn so với các năm trước đây nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất vẫn còn cũ kỹ, lạc hậu, tốc độ đổi mới thiết bị chậm, công nghệ sạch ít chất thải thân thiện với môi trường hầu như chưa được áp dụng. Đây là những điều đáng lo ngại tới chất lượng môi trường không khí tại các khu vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Phước. Ngoài ra, môi trường không khí tại một số khu vực nông thôn đang dần bị tác động từ quá trình phun thuốc trừ sâu cho hoa màu, cây công nghiệp … Do ý thức người dân chưa cao nên việc phát tán các hóa chất độc hại vào môi trường không khí ngày càng gia tăng. Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp do ô nhiễm môi trường tỉnh Bình Phước ĐVT: Người TT Tên bệnh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Dịch tả 2 11 10 2 Sốt xuất huyết 2,752 3,482 4,372 Trong đó : chết 10 5 5 3 Ho gà 5 8 7 4 Ngộ độc thực phẩm 68 70 86 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Bình Phước 3.1.2 Tác động do ô nhiễm môi trường nước 3.1.2.1. Nước mặt Nguồn nước ô nhiễm tác động trực tiếp tới sức khỏe con người thông qua ăn uống và sinh hoạt. Trong nguồn nước thường thấy các loại vi khuẩn, virus từ chất bài tiết của con người, ngoài ra còn có kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ từ sản xuất công nghiệp. Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc. Các loại thủy sản cũng có thể bị nhiễm chất độc trong nước do thịt chúng tích các chất độc hại và gây hại cho người ăn phải thịt bị nhiễm độc. Ngay cây trồng cũng có thể bị nhiễm chất độc nếu tưới bằng nước nhiễm độc. Hậu quả đối với sức khỏe con người là gây hại đến hệ thống tiêu hóa, bệnh đường ruột. Các bệnh liên quan đến nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra các bệnh cấp tính như đau mắt hột, bệnh da liễu, ghẻ lở, hắc lào, nấm tay chân, chóc lở, nám da… Ngoài ra còn có các bệnh tiêu chảy cấp tính, viêm ruột, bệnh phụ khoa… Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ…Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Nước thải không được xử lý sẽ quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tình trạng trên dẫn đến một loạt bệnh như tả, thương hàn, kiết lị, viêm gan A và bệnh giun sán. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế thế giới WHO mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị chết liên quan đến nước thải không được xử lý và cũng theo thống kê của cơ quan này thì ô nhiễm nước là một trong các nguyên nhân chính gây tử vong từ yếu tố môi trường. 3.1.2.2 Nước ngầm Hiện nay vấn đề ô nhiễm vi sinh tại các giếng khoan là vấn đề đặc biệt cần quan tâm, ngoài ra một vài giếng bị nhiễm mangan trong mùa khô. Do đó, các ngành liên quan cần khuyến cáo người dân thận trọng khi sử dụng nước ngầm tại các khu vực này. Nước ngầm là nguồn nước quan trọng nhất. Tại các khu đô thị việc chọn vị trí đổ chất thải làm không tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm. Các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các hộ gia đình hoặc thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Do sự di chuyển của nước ngầm rất chậm nên sự nhiễm chất độc có thời gian tích tụ rất dài, thậm chí sau nhiều năm mới thâm nhập vào nguồn nước ăn. Ảnh hưởng đến sức khỏe: Điều này lệ thuộc vào loại ô nhiễm. Thường là bệnh đường ruột. Các loại kim loại nặng ở trong nước có thể gây ung thư. Các bệnh nan y như ung thư, nhiễm độc chì, nhiễm độc thạch tím, gây rối loạn thần kinh, hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến gan, thận, hệ bạch huyết, rối loạn mạch máu ngoại vi, lâu dần sẽ dẫn đến tử vong 3.1.3 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí Các hóa chất độc hại bị phát tán vào môi trường không khí sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây tác hại từ từ tới sức khỏe của chính người dân đang sinh sống và canh tác trong khu vực. Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hoá trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời… Mức độ ảnh hưởng của từng người tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc. Thực tế cho thấy nhiều bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO2, NOx, CO, chì,.. Các tác nhân này gây ra các bệnh: viêm nhiễm đường hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn, ung thư. 3.1.4 Tác động do ô nhiễm môi trường đất Việc sử dụng phân bón quá nhiều phân hữu cơ (Đặc biệt là phân ủ chưa hoai) có thể làm ô nhiễm môi trường, nhất là tại Bình Phước người dân sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu. Trong điều kiện khử thường xuyên, do các chất hữu cơ độc hại có thể tích tụ, gây ô nhiễm môi trường sống của con người (Bởi trong phân có giun sán, trứng giun, vi trùng và các mầm bệnh khác). 3.2 Tác động ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội 3.2.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước 3.2.1.1 Nước mặt Lưu lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh này sẽ thải ra các nguồn tiếp nhận là khá lớn. Đây sẽ là một trong những áp lực chính tác động gây ô nhiễm và suy thoái chất lượng nguồn nước mặt tại các đô thị (các sông, hồ, suối chảy qua các đô thị), đặc biệt là nguy cơ gây ô nhiễm đối với các nguồn nước mặt quan trọng của tỉnh. Riêng nguồn nước tại các sông suối theo diễn biến ô nhiễm những năm gần đây, tình hình ô nhiễm tăng gấp đôi trong vòng 4 năm qua. Qua điều tra, khảo sát các suối chảy qua các đô thị trên địa bàn ta nhận thấy năm 2001 chỉ có suối Đồng Tiền (Đồng Xoài) bị ô nhiễm hữu cơ, đến năm 2004 có 5 hệ thống sông rạch bị ô nhiễm hữu cơ nặng: suối Đồng Tiền, suối Chợ Lộc Ninh, suối chợ An Lộc, cầu Bến Đình, suối chợ Bù Đăng và hiện nay tăng thêm suối Rạt – P. Tân Xuân – TX. Đồng Xoài, hồ Phú Sơn – Bù Đăng. Ngoài ra, các hồ nước trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng ô nhiễm dinh dưỡng và vi sinh. Ô nhiễm đang có chiều hướng gia tăng đáng kể. Theo quy hoạch công nghiệp và quy hoạch hệ thống đô thị và dân cư nông thôn đến năm 2020, các khu dân cư và khu công nghiệp đều nằm gần lưu vực các hệ thống sông lớn, lượng nước thải trong sản xuất và sinh hoạt nếu không được xử lý hiệu quả thì tình trạng ô nhiễm nước mặt của lưu vực sông Bé, Sài Gòn, Đồng Nai là không tránh khỏi và có chiều hướng gia tăng và khả năng gây ô nhiễm liên vùng, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước phía dưới hạ lưu là điều được dự báo trước. Tình hình ô nhiễm môi trường nước, chất lượng nước mặt trên sông, kênh, rạch của tỉnh đang ngày càng suy thoái sẽ đe dọa rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Suất đầu tư cho xử lý môi trường rất cao. Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhu cầu dùng nước càng lớn. Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt của sự phát triển. 3.2.1.2. Nước ngầm Nước ngầm được biết đến là loại nước tương đối sạch do vậy khi sử dụng nước ngầm chúng ta đỡ tốn chi phí để làm sạch nước. Khi số lượng và chất lượng nước ngầm ngày càng giảm sút sẽ gây khó khăn và trở ngại rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình sản xuất phải dùng rất nhiều nước để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Khi nước bị ô nhiễm chúng ta phải tốn chi phí lớn cho việc làm sạch nguồn nước kéo theo sự suy giảm sự phát triển kinh tế xã hội. 3.2.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu và gián tiếp gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong đó các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thuỷ lợi và phát triển nông. Năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm hạn chế phát triển chăn nuôi. Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc, gia cầm. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm các khoản chi phí: Chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn. thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm,... Bụi trong không khí hấp thụ những tia sóng cực ngắn của mặt trời làm cho cây không lớn và khó nảy mầm. Những nơi ô nhiễm không khí nặng, lá cây hai bên đường quốc lộ bị phủ một lớp đất bụi dày đặc làm cho quá trình quang hợp khó khăn, do vậy, cây cối ở đó còi cọc không phát triển và rất cằn cỗi. Ô nhiễm các chất SO2, NOx trong môi trường không khí gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axít. Chính các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu. 3.2.3 Tác động do ô nhiễm môi trường đất Việc sử dụng phân bón quá nhiều phân hữu cơ vì trong phân có giun sán, trứng giun, vi trùng và các mầm bệnh khác nên khi bón vào đất chúng có cơ hội sinh sôi nảy nở, lan truyền qua nước mặt, nước ngầm hoặc bốc hơi vào không khí, làm ô nhiễm môi trường thành phần này, tiêu diệt động vật, vi sinh vật có ích và làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng. Nếu bón quá nhiều phân hữu cơ, trong điều kiện yếm khí sẽ có quá trình khử chiếm ưu thế. Sản phẩm tạo ra là các axít hữu cơ làm môi trường đất chua, pH thấp và đất chứa nhiều chất độc H2S, CH4, CO2 sẽ làm cho năng suất cây trồng giảm gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến nền kinh tế của người dân trong tỉnh. 3.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái 3.3.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước mặt tác động đặc biệt nghiêm trọng đến hệ sinh thái thủy sinh nước ngọt và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nói chung. Trạng thái nước bị biến đổi suy giảm mực nước trên các dòng sông chính vào mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi do tác động từ các nguồn thải, sản xuất công nghiệp, canh tác nông-lâm-ngư nghiệp… chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào sông rạch. Việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt đang trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng hiện nay. 3.3.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái sẽ thay đổi. Vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ trở nên khắc nghiệt hơn. Thời tiết nắng nóng làm một số vùng đất trở nên nóng và khô hạn hơn làm tình trạng sa mạc hoá diễn ra trầm trọng, cây á# nhiệt đới bị giảm sút. Phân bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển, tăng nguy cơ tiệt chủng của động thực vật, nguồn gien quí hiếm. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy sản bị phân tán. 3.3.3 Tác động do ô nhiễm môi trường đất Hiện nay, chưa có số liệu điều tra về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Bình Phước và chất lượng đất cũng chưa có dấu hiệu ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Trong tương lai, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Bình Phước sẽ tăng đáng kể theo yêu cầu của nền nông nghiệp thâm canh. Việc sử dụng chúng còn chưa đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và chủng loại sẽ gây ô nhiễm cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật còn ảnh hưởng đến hệ động vật không xương sống và hệ vi sinh vật có vai trò rất quan trọng đối với độ màu mỡ của đất. Do thời gian bán phân hủy của thuốc bảo vệ thực vật trong đất kéo dài tương đối lâu, đối với nhóm Lân hữu cơ là khoảng từ 2 tuần đến vài tháng, đối với nhóm Clo hữu cơ kéo dài vài năm, việc tích lũy lượng hóa chất ngày càng nhiều làm cho chất lượng đất thay đổi, khả năng phục hồi chậm dễ bị thoái hóa. CHƯƠNG 4: đỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4.1 Các vấn đề cần được ưu tiên thực hiện 4.1.1 Các vấn đề ưu tiên Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật BVMT chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, đặc biệt là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị, thu gom và xử lý rác thải trong thị xã Đồng Xoài, Thị xã Bình Long, Thị xã Phước Long, TT. Chơn Thành và các thị trấn khác. Gia tăng ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải công nghiệp, sinh hoạt không qua xử lý thải trực tiếp ra sông suối. Suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và hệ sinh thái nhạy cảm do các tác động tự phát và thiếu cơ sở khoa học trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, do tác động của việc xây dựng các hồ, đập thủy điện, thủy lợi. Thiếu nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn không đảm bảo đặc biệt là tại vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số; gia tăng ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp và chất thải chăn nuôi. Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp (chế biến hạt điều, cao su, bột mì, bột giấy và khai thác đá xây dựng, các ngành công nghiệp mới …), hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh. Suy thoái tài nguyên đất do xói mòn rửa trôi và do phương thức canh tác lạc hậu. Kinh phí hoạt động môi trường chi theo 1% nhân sách địa phương hiện nay là chưa đạt. Việc phân bổ kinh phí môi trường hàng năm còn chậm nên ảnh hưởng đến thời gian thực hiện. Tỉnh chưa có Trung tâm quan trắc môi trường nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường còn thiếu nhiều so với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng như việc thực hiện các kế hoạch, mục tiêu chiến lược của tỉnh. Nhìn chung tỷ lệ cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường còn thấp. Các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải có kết quả quan trắc đạt tiêu chuẩn môi trường còn thấp. Tỷ lệ cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải đến năm 2009 còn thấp. Chưa có nhiều doanh nghiệp áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch. Chưa ban hành được cơ chế cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý môi trường. Chưa có cơ chế khuyến khích các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phân loại rác tại nguồn. 4.1.2 Nguyên nhân tồn tại các đề cần thực hiện Các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; chưa có công nghệ tối ưu để xử lý nước thải một số ngành như chế biến mủ cao su, tinh bột khoai mì. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch. Chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải nguy hại. Tỉnh chưa có Trung tâm quan trắc môi trường nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường còn thiếu nhiều so với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng như việc thực hiện các kế hoạch, mục tiêu chiến lược của tỉnh. Nhìn chung tỷ lệ cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường còn thấp. Các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải có kết quả quan trắc đạt tiêu chuẩn môi trường còn thấp. Chưa có nhiều doanh nghiệp áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch. Chưa ban hành được cơ chế cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý môi trường. 4.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường 4.3.1 Giải pháp bảo vệ môi trường đối với các vấn đề cần được thực hiện Cải tạo, đồng thời xây dựng mới các hệ thống thoát nước ở thị xã, thị trấn. Nạo vét các kênh mương, ao hồ, sông suối….Trồng cây xanh ở các khu trung tâm, đô thị, khu công nghiệp, trường học,…Có kế hoạch đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các đô thị và khu công nghiệp. Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, tiến tới phân loại, thu gom, xử lý triệt để rác thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và rác thải nguy hại. Xây dựng các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước: Đến năm 2010 các hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Phước cơ bản được tổ chức bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng nguồn nước mặt, đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam về cấp nước sinh hoạt và đạt yêu cầu để nuôi trồng thuỷ sinh. Cải thiện và xử lý ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai, các sông, suối, hồ trên địa bàn tỉnh. Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá và kiểm soát chất lượng, trữ lượng nước ngầm, có kế hoạch bảo vệ nguồn nước, đảm bảo tầng nước ngầm không bị hạ thấp và chất lượng không suy giảm so với hiện nay. Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn, tăng dần tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch và có hố xí hợp vệ sinh. Xử lý hoàn tất các chất độc do chiến tranh để lại. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản: Đảm bảo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững và phải gắn với bảo vệ môi trường trước mắt cũng như lâu dài. Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng và thực hiện nhiều biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ và phát triển rừng, phục hồi lại rừng nguyên sinh và trồng mới rừng. Có biện pháp khoanh vùng khai thác khoáng sản, bắt buộc các cơ sở khai thác phải chấp hành nghiêm việc hoàn thổ, phục hồi môi trường tự nhiên sau khai thác. Bảo tồn đa dạng sinh học: Khoanh vùng, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập, vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên và các khu rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn. Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường các khu di tích lịch sử Ta Thiết, Núi Bà Rá, danh lam thắng cảnh suối Lam,…Kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt các động vật quí hiếm có nguy cơ tuyêt chủng cao và có biện pháp bảo vệ chúng. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi và tiếng ồn tại các khu đô thị, các trục đường giao thông chính, các cơ sở sản xuất. Nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông công cộng hợp lý, có hiệu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm và an toàn. Các phương giao thông phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về độ ồn và thành phần khí độc. Kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng, các phương tiện giao thông, máy móc, các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, phát tán bụi cao. Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư. Chú trọng bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp. Quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các địa điểm quan trọng (trục lộ giao thông chính, khu dân cư, khu công nghiệp,...) nhằm theo dõi và dự báo thường xuyên chất lượng môi trường không khí. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt biệt là các ngành chế biến hạt điều, khai thác đá xây dựng, xi măng, đũa tre,…cần lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý khí thải đạt TCVN. Thực hiện nghiêm chỉnh các ĐTM cho các qui hoạch phát triển KCN và các dự án phát triển công nghiệp. Đối với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải tính đến khả năng khuếch tán, lan truyền khí thải, mức phát thải vào môi trường tự nhiên mà môi trường tự nhiên có khả năng chấp nhận được. Từ đó qui hoạch, bố trí các loại hình sản xuất, cũng như số lượng tối đa các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có chính sách khuyến khích, hổ trợ để từng bước di dời các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường không khí vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Chú trọng đến các cơ sở sản xuất xen kẽ trong các khu dân cư có tiềm năng gây ô nhiễm như: nhà máy chế biến cao su Phước Bình, cao su Lộc Ninh; nhà máy chế biến hạt điều Thanh Tâm, Sơn Long, Mỹ lệ, Song Hỷ, Long Đăng, Hoàng Sơn, Vân An,…bắt buộc các cơ sở này phải có biện pháp di dời hoặc cải tiến công nghệ. Tăng cường công tác thanh kiểm tra về ô nhiễm không khí do công nghiệp, giao thông và xây dựng. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất: Đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và hợp lý, chóng xói mòn, thoái hoá đất. Ngăn ngừa ô nhiễm đất do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, đô thị. Tăng cường nghiên cứu các giải pháp chóng xói lở, rửa trôi và cải thiện tài nguyên đất. Khắc phục tình trạng sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV không hợp lý trong nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa tình trạng bạc màu, thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn. Đầu tư và nâng cao hệ thống quan trắc, cảnh báo thiên tai. Cần ban hành chính sách phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh trong việc phòng chống thiên tai. Khi có các sự cố môi trường, thiên tai cần có biện pháp cảnh báo kịp thời, đồng thời cùng phối hợp giải quyết nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai và sự cố môi trường gây ra. 4.3.2. Đề xuất chiến lược, kế hoạch thực thi các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường 4.3.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường Hiện nay, cơ quan quản lý môi trường các cấp đang trong tình trạng không đáp ứng nổi khối lượng và mức độ phức tạp của công tác quản lý môi trường. Tăng cường năng lực quản lý là tất yếu khách quan nhằm tổ chức thực hiện tốt hơn Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật. Nội dung chính của giải pháp này là tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cơ sở. Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành, các cấp. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường để đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường cho các Sở, Ban, Ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất trong tỉnh. 4.3.2.2 Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường - Tăng cường chi ngân sách và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân cho việc thực hiện các dự án bảo vệ môi trường của tỉnh. Các nguồn vốn có thể huy động bao gồm: Ngân sách Trung ương. Ngân sách các Bộ/ngành. Ngân sách địa phương. Huy động vốn từ các doanh nghiệp. Đóng góp của cộng đồng. Các nguồn tài trợ, vốn ODA (Official Development Assistance). Các nguồn vốn này sẽ được phân kỳ theo từng giai đoạn cụ thể và sẽ đưa vào kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, dự án về bảo vệ môi trường hàng năm của tỉnh. Tuy nhiên, mức độ thực hiện và thời gian hoàn thành có thể tùy thuộc vào nguồn vốn có được. - Thành lập và tăng cường hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước. 4.3.2.3 Giải pháp về tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường - Nâng cao hơn nữa năng lực công tác quan trắc tài nguyên và môi trường. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đề tài thiết kế xây dựng hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh và trong khu vực bảo tồn biển để đưa vào sử dụng có hiệu quả. - Đầu tư trang thiết bị cho phòng thí nghiệm trong hoạt động quan trắc môi trường, tăng cường năng lực cho công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. - Đánh giá diễn biến, dự báo và quy hoạch bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng quan trắc chất lượng nước tại các khu đô thị, khu du lịch, các khu vực tập trung phát triển công nghiệp. - Kiểm soát chặt chẽ, thống kê các nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch khắc phục và cải thiện môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở các lưu vực sông và khu trung tâm đô thị. 4.3.2.4 Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường Mục tiêu của giải pháp này là tuyên truyền, giáo dục, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện công tác quản lý môi trường. Các nội dung cơ bản của giải pháp: - Lồng ghép chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường vào tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời tiếp tục triển khai sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới Luật đến từng tổ chức quản lý môi trường ở các cấp huyện/thị, phường/xã, cơ sở sản xuất, tổ nhân dân tự quản, gắn việc bảo vệ môi trường vào nội dung xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư để mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi, tự giác chấp hành. - Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật bảo vệ môi trường, các quy định pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. - Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường đến từng địa phương và cơ sở. Động viên hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kế hoạch hóa gia đình và các phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường như phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp”, “Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh Môi trường”, “Chiến dịch làm sạch thế giới”, “Gia đình văn hóa mới”,… 4.3.2.5 Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật Hoạt động bảo vệ môi trường sẽ không có hiệu quả nếu không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia môi trường là giải pháp hỗ trợ để công tác bảo vệ môi trường đạt được kết quả ngày càng cao hơn. Các nội dung cơ bản của giải pháp này là: - Triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường phù hợp với điều kiện địa phương; ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học. Phối hợp thường xuyên với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Viện, trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về khoa học quản lý và công nghệ môi trường tại địa phương. 4.3.2.6 Giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế - Xây dựng và tham gia các chương trình, dự án bảo vệ môi trường mang tính chất vùng, đặc biệt là đối với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với các quốc gia trong khu vực lân cận. - Tham gia phối hợp giải quyết từng vấn đề môi trường chung có liên quan với các địa phương trong vùng. - Tăng cường hoạt động Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường của tỉnh, nhằm tăng cường sự hợp tác, tham gia hoạt động của các nhà khoa học trong nước. - Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của một số tổ chức quốc tế như UNDP, WWF, WB, WHO,… Đặc biệt ưu tiên các vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, bảo vệ môi trường cảnh quan khu du lịch và chống xuống cấp các di tích lịch sử. Do vậy, hợp tác quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Mở rộng quan hệ quốc tế là để học hỏi, tận dụng kinh nghiệm, sự trợ giúp về mọi mặt của bạn bè quốc tế và vì nổ lực chung nhằm bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ. Có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 (chiếm khoảng 2,07% diện tích cả nước và bằng khoảng 30% diện tích vùng ĐNB), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng của khu vực phía Nam và cả nước. Trong những năm qua, từ một tỉnh nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, sau hơn 10 năm tái lập, nền kinh tế Bình Phước đã có những bước tiến vượt bậc, tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập người dân tăng lên đáng kể. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 so với năm 2005 đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, song song với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì vấn đề gia tăng dân số, nhịp độ phát triển nhanh chóng về kinh tế và kỹ thuật, sự gia tăng quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tạo nên một áp lực rất lớn đến môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Hậu quả là môi trường tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để, chất lượng môi trường sống ngày một suy giảm. Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực cố gắng, công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Bình Phước đã có các chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, cơ chế về bảo vệ môi trường từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường cũng như cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh. 5.2 Kiến nghị Công tác bảo vệ môi trường của nước ta nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức: Giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển của các địa phương; giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập với những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường vào nền nếp; giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải vào môi trường đang ngày càng tăng lên. Đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đất, nước, khí với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm. Để thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cần phải được sự hỗ trợ từ nhà nước và các Bộ ban ngành để các dự án, chương trình bảo vệ môi trường được thực thi mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra cần sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành tại địa phương là rất quan trọng, đặc biệt là của cộng đồng dân cư đang sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong việc bảo vệ môi trường. Các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh cần xây dựng kế hoạch cụ thể, huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm triển khai các chương trình, dự án bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTLTKAO.doc
  • docBIA.doc
  • docloicamon.doc
  • docnvdatam.doc
Tài liệu liên quan