Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bvmt trong phân phối và sử dụng thuốc bvtvViệc dùng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) để bảo vệ cây trồng trong nông nghiệp đã hạn chế được nhiều thiệt hại cho người nông dân. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV chưa được phổ biến và áp dụng nên đã gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Hiện trạng chất thải từ quá trình phân phối không được quản lý cũng như hiện trạng thải bỏ chất thải bừa bãi từ quá trình sử dụng hay sử dụng quá mức, sử dụng không đúng cách đã làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Mục tiêu của luận văn tập trung nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại An Giang. Từ thực trạng đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để quản lý và xử lý các chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV, góp phần bảo vệ môi trường. Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang được đánh giá qua: - Hiện trạng thải bỏ chất thải TBVTV; - Dư lượng TBVTV trong đất và nước; Các giải pháp quản lý tổng hợp chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV bao gồm: - Giải pháp về quản lý: gồm các quy định áp dụng cho các cơ sở phân phối như quản lý chất thải tại nguồn, di dời các cơ sở gây ô nhiễm, .; và triển khai các chính sách nông nghiệp, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, .cho người sử dụng; - Công cụ kinh tế và công cụ giáo dục cộng đồng cũng được đề xuất nhằm để hạn chế ô nhiễm môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV; - Ngoài ra, các biện pháp về kỹ thuật được đề xuất để giảm thiểu, kiểm soát và xử lý khí thải và nước thải tại các cơ sở phân phối, xử lý nước thải vệ sinh dụng cụ sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp canh tác.

doc141 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại máy móc sử dụng, phương pháp sử dụng. Ghi rõ ngày đầu của vụ thu hoạch. Ghi đầy đủ thời gian con người tiếp cận lại vườn cây sau khi phun thuốc. Có các phương pháp để người dân nhận biết khi vào lại vườn sau khi phun thuốc. Quản lý khâu nhập kho Các loại TBVTV chỉ được lưu trữ tạm thời trong các vị trí, khu vực đã quy định. Khi thu gom, chiết rót vào bồn có dung tích lơn hơn 0,5m3 thì phải tuân thủ các quy định về CTNH, toàn bộ hệ thống van đóng mở phải được lắp đặt và hoạt động theo đúng nguyên tắc an toàn. Các phương tiện bảo vệ TBVTV phải có cấu trúc tốt, có hệ thống khóa an toàn, đủ thoáng để tránh hơi độc tích tụ trong trường hợp con người phải vào kho và phải có đủ ánh sáng tự nhiên cũng như nhân tạo để đảm bảo cán bộ phụ trách có thể dễ dàng đọc nhãn hiệu khi vẫn để nguyên sản phẩm trên giá. Kho giữ TBVTV phải được xây bằng nguyên liệu chống cháy (yêu cầu tối thiểu là chống được trong vòng 30 phút). Kho lưu trữ TBVTV cách xa các nguyên liệu khác. Kho TBVTV được trang bị hệ thống giá để không thấm nước nhằm tránh tình trạng xuống cấp do ẩm như kim loại hoặc nhựa cứng. Kho bảo quản TBVTV có các thùng chứa chống rò rỉ hoặc được ngăn (có hệ thống ngăn rò rỉ) phù hợp với chất lỏng cần bảo quản, có tường và sàn được sơn lớp chống hóa chất để đảm bảo không có bất cứ sự rò rỉ hay thấm nhiễm ra ngoài kho. Khu vực pha chế và cân đong TBVTV có các thiết bị tiêu chuẩn để đảm bảo tỉ lệ thành phần chính xác trong hỗn hợp. Kho và khu vực pha TBVTV phải có thuốc rửa mắt và nước sạch ở cách đó không quá 10 m, các bước sơ cứu tốt, các biển hiệu phải cố định và rõ ràng. Kho và khu vực pha trộn và san đổ TBVTV đều được trang bị đồ dùng vệ sinh như cát, chổi quyét, đồ hốt rác và túi nylon để sử dụng trong trường hợp TBVTV bị chảy, đổ tràn ra ngoài. Các đồ dùng phải để ở vị trí cố định và rõ ràng. Kho bảo quản TBVTV phải luôn khóa và chỉ cho những người đã qua đào tạo về TBVTV vào. Có hệ thống cứu nạn hoàn chỉnh, cố định và dễ thấy, có đầy đủ điện thoại, radio, các bước sơ cứu dễ thấy, cách kho không quá 10m. Có hồ sơ kiểm kê cập nhật liên tục các loại thuốc đang được bảo quản. Có danh sách kiểm kê ghi rõ các triệu chứng nhiễm độc và sơ cứu cho mỗi sản phẩm tại nơi bảo quản. Tất cả TBVTV đang bảo quản phải được chứa trong bao bì gốc, chỉ trừ trường hợp do rách vỡ, có thể sử dụng bao bì mới nhưng phải có đầy đủ thông tin của nhãn hiệu nguyên bản. Tất cả các loại TBVTV ở dạng bột hay viên để trên giá cao phía trên các loại thuốc dạng lỏng tránh tránh trường hợp rò rỉ. Có biển hiệu cảnh báo nguy hiểm rõ ràng và cố định ở trên hoặc gần cửu ra vào kho bảo quản TBVTV. Quản lý chất thải rắn tại nguồn Xây dựng hệ thống phân loại, thu gom chất thải rắn tại nguồn để tiện quản lý, xử lý: Đối với chất thải sinh hoạt thì giao cho công ty môi trường đô thị thu gom. Còn đối với bao bì hay chai lọ chứa hóa chất thì tái sử dụng lại tại cơ sở hoặc giao cho cơ quan có chức năng xử lý. Đối với chất thải nguy hại khác thì giao cho cơ quan có chức năng xử lý. Ngoài chất thải nguy hại chủ yếu là dạng rắn phát sinh trong quá trình gia công, bao gói TBVTV như bao bì, thùng chứa dính TBVTV, chất thải nguy hại trong phân phối TBVTV còn là thuốc quá hạn, thuốc rơi vãi, chảy tràn, hóa chất từ phòng thí nghiệm,... . Ngoài ra, nước, đất bị nhiễm TBVTV vượt giới hạn cho phép cũng được xem là CTNH và phải được thu gom, xử lý như chất thải nguy hại. Tuân thủ quy định về cơ sở phân phối TBVTV Theo điều lệ Quản lý TBVTV được ban hành theo nghị định 58/2002/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ sở sản xuất gia công, đóng gói TBVTV phải tuân thủ các điều sau [29]: Điều 5. Nghiêm cấm các hành vi: 1. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật giả; thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật có nhãn không phù hợp với quy định về nhãn hàng hoá hoặc vi phạm về nhãn hiệu đang được bảo hộ; thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục hạn chế sử dụng, được phép sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp việc nhập khẩu để khảo nghiệm hoặc để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật; 2. Nhập khẩu, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; 3. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng và thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 6. Hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: 1. Sản xuất các hoạt chất, thuốc kỹ thuật; 2. Gia công các hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật thành thuốc thành phẩm ở các dạng khác nhau để sử dụng; 3. Sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật từ khối lượng, dung tích lớn thành khối lượng, dung tích nhỏ.   Điều 7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều kiện sau: 1. Người trực tiếp điều hành sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề; 2. Có quy trình công nghệ sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói theo quy định, bảo đảm chất lượng thuốc bảo vệ thực vật; 3. Có địa điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép; 4. Có trang thiết bị bảo đảm vệ sinh lao động, an toàn sức khoẻ cho người, vật nuôi, môi trường, phòng, chống cháy, nổ; 5. Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về môi trường; 6. Có cơ sở kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc đăng ký với cơ quan kiểm tra chất lượng gần nhất để kiểm tra chất lượng thuốc trước khi xuất xưởng. Ngoài quy định của Chính phủ, các cơ sở phân phối trên địa bàn An Giang còn phải tuân thủ các quy định của tỉnh về phân phối TBVTV. Ngày 17/8/2009, UBND tỉnh ban hành quyết định số 31/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực TBVTV trên địa bàn tỉnh An Giang. Quyết định đã quy định rõ điều kiện của của hàng kinh doanh TBVTV như sau [23]: 1. Người quản lý trực tiếp cửa hàng phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải có Chứng chỉ hành nghề buôn bán TBVTV theo qui định. Người trực tiếp bán hàng cho các chủ cửa hàng phải qua lớp huấn luyện về TBVTV do Chi cục bảo vệ thực vật tổ chức hoặc có bằng trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên. Người được cấp giấy chỉ hành nghề, phải tham gia các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới do Chi cục bảo vệ thực vật tổ chức hàng năm để làm cơ sở cho việc gia hạn chứng chỉ hành nghề. 2. Cửa hàng buôn bán TBVTV phải có địa chỉ ổn định, rõ ràng và phải được sự đồng ý bằng văn bản của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn. Diện tích cửa hàng tối thiểu là 10m2, nhà cấp 4 trở lên, yêu cầu phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng gió. Tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường nhà và nền nhà phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, nền nhà không bị ngập trong mùa mưa lũ. Cửa hàng phải cách xa khu dân cư ít nhất 20 mét; cách xa trường học, bệnh viện, chợ ít nhất 200 mét; cách xa nguồn nước ít nhất 50 mét kể từ mép bờ sông, kênh, rạch. 3. Tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng TBVTV phải chắc chắn; trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Cửa hàng phải có các thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo quy định; phải có phương tiện bảo vệ cá nhân: găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt, quần áo bảo hộ, nước sạch, xà phòng để rửa; phải có vật liệu để xử lý kịp thời TBVTV bị đổ, vỡ, rơi vãi: cát, vôi bột; nơi chứa riêng biệt các chai, gói TBVTV bị vỡ, rách và xử lý theo đúng theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường. 4. Cửa hàng TBVTV phải có biển hiệu, nội dung biển hiệu viết bằng tiếng Việt Nam và phải thể hiện đầy đủ tên chủ cơ sở kinh doanh hoặc tên doanh nghiệp; địa chỉ, số điện thoại, fax; tên người được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh TBVTV và số Giấy chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định. 5. Cửa hàng phải có tài liệu danh mục TBVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang còn hiệu lực; tài liệu hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả TBVTV và các tài liệu chuyên môn thích hợp khác để tra cứu; sổ sách ghi chép việc mua, bán TBVTV; bảng niêm yết giá bán TBVTV. 6. Nơi chứa hay kho chứa TBVTV phải có địa chỉ ổn định, rõ ràng và phải được sự đồng ý bằng văn bản của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn. Nơi chứa TBVTV của cửa hàng phải khô ráo, thoáng gió, không thấm dột hoặc ngập úng; có hệ thống phòng chống cháy, nổ, hệ thống thông gió theo quy định; có thiết bị, phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượng của thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản; kệ, giá để hàng cách mặt đất ít nhất 20cm, cách tường ít nhất 30cm để đảm bảo độ thông thoáng; việc sắp xếp các loại TBVTV bảo đảm không gây đổ vở, rò rỉ, có lối vào để lấy TBVTV xếp phía trong. TBVTV phải xếp riêng biệt từng loại: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng. Xử lý sự cố tại cơ sở phân phối TBVTV Sự cố quan trọng nhất trong ngành sản xuất thuốc BVTV là đổ/tràn hóa chất trong khi vận chuyển và sản xuất. Khi có sự cố xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau: Phải thông báo cho tất cả mọi người trong đơn vị và cơ quan chức năng biết sự cố rò rỉ/tràn/đổ hóa chất, nguyên liệu dùng sản xuất thuốc BVTV. Những người phụ trách công việc xử lý sự cố phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chuyên dùng nhằm ngăn chặn hóa chất tiếp xúc với da. Phải kịp thời ngăn chặn hóa chất chảy vào các cống rãnh và kênh rạch hoặc bất kỳ nơi nào có dòng nước chảy qua. Nếu sự cố chảy hóa chất vào môi trường nước như cống, rãnh thì việc đầu tiên là đến hiện trường và thông báo cho mọi người kịp thời, ngăn chặn không cho/hạn chế sự lây nhiễm sang các vật khác. Dùng vật ngăn chặn khu vực bị sự cố nhằm không cho người và xe cộ đi qua cho đến khi khu vực ô nhiễm đã được làm sạch. Có thể dùng chất hấp thụ để hấp thụ hóa chất tràn, nếu dùng thì thời gian xử lý tối thiểu là 1 giờ hoặc cho đến khi tất cả hóa chất được hấp thụ hết. Vật liệu dùng để hấp thụ cùng với đất/cát có thể được cho vào thiết bị chứa bằng thép để cung cấp cho việc xử lý tiếp theo. Trong trường hợp mức độ hấp thụ của hóa chất vào môi trường đất không xác định được thì phải lấy đi lớp đất mặt ở độ sâu tối thiểu 15cm. Các bề mặt vật rắn tiếp xúc với hóa chất có thể được xử lý bằng cách dùng dẻ lau có tẩm dung môi thích hợp như tricloetan. Dung môi dùng để rửa các vật/thiết bị nhiễm hóa chất phải được cho vào thiết bị chứa bằng thép để xử lý bằng phương pháp thích hợp. Việc vận chuyển hóa chất phải đảm bảo an toàn và được dán nhãn và tuân thủ theo quy trình vận chuyển chất thải nguy hại. Nếu hóa chất tiếp xúc với da thì phải rửa ngay, trong trưởng hợp bị văng vào mắt phải rửa ngay với nước và gặp bác sĩ để hướng dẫn. Ngoài ra, các hóa chất sử dụng trong sản xuất thuốc BVTV là các hóa chất hữu cơ. Do đó khi có sự có đổ tràn hóa chất có thể dùng chế phẩm để thấm hút hóa chất rơi vãi. Chế phẩm có thể dùng hấp thụ các hóa chất rơi vãi là các chế phẩm Enretech. Chế phẩm này có thể hấp thụ và phân hủy các hydrocacbon, hấp thụ các chất hữu cơ và axit. Enretech Floor sweep: được sản xuất từ các sản phẩm cellulose tự nhiên tái chế, kết bao nhanh và triệt để chất tràn vãi làm cho bề mặt xử lý sạch và khô. Chế phẩm này có thể dùng để xử lý hóa chất rơi vãi trên sàn nhà. Sản phẩm này có tính chất là hấp thụ nhanh các hợp chất hữu cơ ở mọi dạng nguyên, nhũ tương hay phát tán; cô lập các chất lỏng mà nó hấp thụ, không nhả lại môi trường, do đó không phát sinh nguồn ô nhiễm thứ hai; phân hủy sinh học các hydrocacbon; không ăn mòn; không độc hại đối với sức khỏe con người, động thực vật và môi trường. Đơn giản và an toàn khi sử dụng, không cần chuyên gia hay huấn luyện đặc biệt. Các sản phẩm khác: như Enretech 1, Enretech Cellusorb, Enretech axit absorbent,… cũng có thể trang bị để ứng phó và xử lý trong các tình huống khác nhau. 5.1.2 Đối với người sử dụng Quản lý bao bì và chai lọ TBVTV Ở các hộ gia đình/trang trại, bao bì và chai lọ TBVTV nên được thu gom và chứa riêng trong thùng có nắp đậy, để ở nơi khô ráo. Từng xã có thể hình thành hệ thống thu gom chất thải nguy hại (CTNH), trong đó bao gồm lực lượng nhân sự chịu trách nhiệm thu gom, phương tiện chuyên chở (ghe, xe), các điểm tập kết CTNH và sau đó vận chuyển đến công trình xử lý CTNH thuộc huyện hoặc thị thành. Áp dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) Hiện nay, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Intergrated Pesticide Management) đã xem là giải pháp tối ưu hàng đầu trong chương trình giảm nguy cơ TBVTV, đã được phát triển trong vài thập niên gần đây. Chương trình IPM là hệ thống quả lý dịch hại căn cứ vào môi trường, các điều kiện sinh thái cụ thể và biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng hại kinh tế. Chương trình IPM đảm bảo hai yêu cầu: Hiệu quả về xã hội và kinh tế. An toàn đối với con người và môi trường ( đất, nước, không khí.). IPM được tiến hành theo 4 bước: Thiết lập ngưỡng phòng trừ hay ngưỡng kinh tế. Trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động phòng trừ dịch hại nào, IPM phải thiết lập ngưỡng phòng trừ, điểm mà các quần thể dịch hại hoặc các điều kiện môi trường chỉ ra rằng cần thiết phải tiến hành biện pháp phòng trừ dịch hại. Mức độ mà dịch hại trở thành một mối đe dọa kinh tế là giới hạn để đưa ra các quyết định phòng trừ dịch hại. Giám sát và xác định các loại dịch hại Không phải tất cả các loại côn trùng hay cỏ dại đều cần phải tiêu diệt. Nhiều loài sinh vật không gây hại, thậm chí một số loài còn có lợi. Công việc sẽ loại trừ khả năng sử dụng TBVTV. Ngăn ngừa Đây là một cách thức để quản lý vụ mùa, vườn tược khỏi bị nguy hại bằng các biện pháp kỹ thuật như: luân canh giữa các vụ mùa khác nhau, chọn giống chống chịu cao với sâu bệnh…Các biện pháp này mang lại nhiều hiệu quả, ít tốn chi phí, ít nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường. Phòng trừ Ngay sau khi quan sát, xác định dịch hại, và ngưỡng phòng trừ chỉ ra rằng cần thiết phải tiến hành biện pháp phòng trừ dịch hại. IPM sẽ đánh giá và chọn giải pháp phòng trừ thích hợp cả về hiệu lực và mức độ rủi ro. Giải pháp ít rủi ro, hiệu quả sẽ được chọn trước tiên, như dùng pheromones tiêu diệt con đực, làm bẩy, vệ sinh đồng ruộng… Nếu biện pháp này được nhận thấy không hiệu quả, biện pháp phun xịt TBVTV với phổ tiêu diệt hẹp được sử dụng. Giải pháp phun xịt TBVTV phổ tiêu diệt rộng là giải pháp sau cùng. Áp dụng vào thực tế: IPM là một chương trình mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Tuy nhiên việc triển khai chương trình vào thực tế trên địa bàn gặp nhiều khó khăn: IPM đòi hỏi phải tiến hành đồng loạt trong cùng một khu vực canh tác, đảm bảo tính nhất quán hành động, tránh phát tán dịch hại sang nơi khác, trong khi canh tác nông nghiệp trên tỉnh mang tính cá thể, vụ mùa thường không đồng nhất. IPM đòi hỏi người thực hiện hiểu biết về sinh học và sinh thái học của sâu hại và vụ mùa, về mối quan hệ tương tác bên trong hê sinh thái nông nghiệp. IPM đòi hỏi người thực hiện phải giám sát, theo dõi dấu vết của sâu hại. IPM đòi hỏi người thực hiện phải thiết lập ngưỡng gây hại kinh tế: là mật độ sâu bệnh đủ gây ra thiệt hại về kinh tế lớn hơn so với chi phí phòng trừ. Thấp hơn ngưỡng này, sự hiện diện của dịch hại có thể chấp nhận được. Trong khi đó hiểu biết của người nông dân thường bị giới hạn, theo thói quen họ sử dụng TBVTV với liều lượng cao ngay khi phát hiện sâu bệnh với mong muốn được diệt trừ chúng… Hậu quả là để lại nồng độ cao của TBVTV trong đất, nước và nông sản. Tuy nhiên, chương trình IPM vẫn có thể thực hiện hiệu quả trong các vùng chuyên canh nông nghiệp với nỗ lực của các cán bộ hội khuyến nông. Cán bộ hội sẽ đứng ra hướng dẫn và chỉ đạo, khuyến khích người dân canh tác theo quy trình IPM. Hiện nay, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM đã xem là giải pháp tối ưu hàng đầu trong chương trình giảm nguy cơ TBVTV, đã được phát triển trong vài thập niên gần đây áp dụng ở Việt nam nói chung và ở An Giang nói riêng. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần tích cực phát động và hướng dẫn người dân các kỹ thuật trong quản quản lý dịch hại tổng hợp. - Hướng dẫn nông dân các biện pháp diệt chuột bằng tay, làm những bẫy cây trồng diệt chuột, diệt chuột cộng đồng,… - Sử dụng bẫy dẫn dụ côn trùng giảm bớt mật số sâu rầy, không sử dụng thuốc nên giảm bớt ô nhiễm môi trường,… - Ứng dụng những biện pháp kỹ thuật mới để phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá như: + Theo dõi bẫy đèn để xuống giống né rầy. + Xuống giống đồng loạt, tập trung. + Dùng nước che chắn. + Tạo cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu với dịch bệnh. + Dùng lưới ngăn rầy khi gieo mạ. Cộng đồng tiêu diệt chuột Bẫy dẫn dụ côn trùng Chương trình gieo mạ mùng Bẫy đèn dã chiến Hình 5.1. Hình ảnh về thực hiện chương trình IPM Trang bị bảo hộ lao động khi sử dụng TBVTV Như đã trình bày ở chương 4, ý thức dùng dụng cụ bảo hộ lao động khi sử dụng TBVTV để bảo vệ bản thân ở người dân chưa được chú ý nhiều. Do đó, chính quyền địa phương, ban khuyến nông các xã, huyện cần tuyên truyền để người dân thực hiện tốt vấn đề an toàn khi sử dụng TBVTV. Người sử dụng TBVTV cần mang nón bảo hộ, mặt nạ chống độc, bao tay, kính, quần áo bảo hộ,… để bảo vệ sức khỏe bản than khi dung TBVTV. Hình 5.2. Hình ảnh về các dụng cụ bảo hộ lao động 5.1.3 Đối với các ngành chức năng Thiết lập chương trình quan trắc Thiết lập chương trình quan trắc tại các vị trí đặc trưng cho nguồn thải nông nghiệp nhằm đánh giá chính xác tải lượng của nguồn thải nông nghiệp, phát hiện nguy cơ ô nhiễm và có giải pháp khắc phục kịp thời. Thông số dư lượng TBVTV nên đưa vào chương trình quan trắc. Quản lý hệ thống khuyến nghiệp, triển khai thực hiện chương trình IPM Người phân phối TBVTV có ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn lựa, sử dụng thuốc của người dân nên các ngành chức năng cần thiết phải có biện pháp quản lý thích hợp: Kiểm tra giám sát việc buôn bán và thải bỏ TBVTV đối với các đối tượng kinh doanh: giấy phép kinh doanh… Những người buôn bán phải có các kiến thức về sâu bệnh, công dụng, cách thức sử dụng TBVTV, các tác hại đối với môi trường và sức khỏe… để hướng dẫn cho người dân. Nghiêm cấm việc thu mua ve chai các loại chai lọ đựng TBVTV. Nhà nước thiết lập hệ thống thu gom, xử lý các vỏ chai lọ, bao bì đựng TBVTV sau sử dụng. Có chính sách, kế hoạch cụ thể để hướng dẫn người dân, đưa chương trình IPM vào thực tế. Thực hiện chính sách nông nghiệp Nhà nước cần có chính sách chặt chẽ và nghiêm minh thể hiện bằng luật pháp và chính sách về các việc: Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý TBVTV đối với hệ thống đại lý, cửa hàng. Nghiêm cấm việc bán TBVTV không có trong danh mục, hoặc TBVTV kém chất lượng, thuốc đã cấm hoặc hạn chế sử dụng… Xử lý phạt nặng các cơ sở không chấp hành đúng theo quy định của cơ quan quản lý. Triển khai quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV Để đảm bảo mạng lưới phân phối TBVTV trong tỉnh, đồng thời hạn chế ô nhiễm đến môi trường, các cơ quan quản lý cần thực hiện nghiêm nội dung của đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV tỉnh An Giang [3]. - Giữ ổn định cơ sở đã có đủ điều kiện, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều chỉnh ở những cơ sở đang hoạt động mà chưa đủ điều kiện theo hướng: + Di dời các cơ sở vi phạm quy hoạch phát triển: ở gần chợ, khu dân cư đông đúc, gần trường học, bệnh viện (trong phạm vi 200 mét): 156 cơ sở; gần nguồn nước sông hồ kinh rạch (< 20mét): 197 cơ sở. - Cho phép mở mới cửa hàng kinh doanh theo nhu cầu thực tế ở những địa bàn phù hợp quy hoạch. Biện pháp hỗ trợ khác Các biện pháp hỗ trợ khác như công cụ thông tin, nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng TBVTV. Các ngành chức năng cần phải thiết lập một hệ thống thông tin nông nghiệp để cung cấp kiến thức cho người nông dân đồng thời nâng cao ý thức chủ động tiếp thu kiến thức của người dân. Nội dung thông tin bao gồm: Giống và canh thức chọn giống cây trồng. Kỹ thuật canh tác. Phân bón và TBVTV: cách lựa chọn, sử dụng, lưu trữ, thải bỏ… Thời tiết khí hậu, tình hình sâu bệnh và cách thức phòng trừ sâu bệnh. Tác hại gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và sức khỏe cộng đồng của phân bón và TBVTV. Điều kiện làm việc an toàn: sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động trong lúc sử dụng và tiếp xúc TBVTV. Các hình thức cung cấp thông tin: Trung tâm khuyến nông của tỉnh, trạm khuyến nông của huyện và các Sở ban ngành có liên quan thường xuyên đi vào thực tế, biên soạn các tài liệu hướng dẫn cụ thể, mở các lớp tập huấn, khuyến nông… Cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên để đánh giá được tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật và đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời, đưa ra các khuyến cáo cụ thể, rõ ràng tới tận hộ và người nông dân trong cộng đồng thôn xóm. 5.2 BIỆN PHÁP VỀ KINH TẾ - Có chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng đối với các cơ sở phân phối TBVTV thực hiện tốt công tác BVMT cũng như các cơ sở phân phối phân phối các loại TBVTV không rõ nguồn gốc, các TBVTV nằm trong danh mục cấm của nhà nước; - Có chính sách hỗ trợ các cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải cũng như các cơ sở nghiên cứu các sản phẩm mới, ít gây ô nhiễm môi trường; - Tạo cơ chế ký quỹ hoàn chi cho chất thải từ TBVTV: người dân khi mua TBVTV sẽ trả thêm một phần tiền cho vỏ chai, lọ TBVTV. Sau khi sử dụng TBVTV, nếu người dân thu gom và mang vỏ chai, lọ này đem đổi lại cho người phân phối sẽ được nhận lại phần tiền này. Nếu như vậy sẽ hạn chế được tình trạng người dân vứt chai, lọ bừa bãi trên đồng ruộng, gây mất cảnh quang và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, người phân phối cũng có thể tái sử dụng các chai, lọ này để tiết kiệm một phần chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Và như vậy sẽ vừa tạo ít chất thải hơn đồng thời cũng tiết kiệm tài nguyên hơn. 5.3 TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG 5.3.1 Đối với các cơ sở phân phối Triển khai các văn bản pháp lý về quản lý môi trường tại địa phương Triển khai các hướng dẫn, qui định về kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy phép môi trường cho các cơ sở. Tăng cường kiểm tra và thanh tra môi trường. Về vấn đề này, tỉnh nên thực hiện nghiêm khắc hơn để các chủ cơ sở sớm cải thiện hành động gây ô nhiễm môi trường. Nâng cao nhận thức của cộng dồng doanh nghiệp Tổ chức các khoá học ngắn hạn cho các cơ sở và mời chuyên gia môi trường đến nhằm giúp họ biết được tác hại của các CTNH cũng như những ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường của những hành động xả thải bừa bãi các chất thải. Đồng thời, chuyên gia cũng hướng dẫn cho các cơ sở cách thức lưu trữ, bảo quản và biện pháp an toàn khi tiếp xúc với CTNH để họ có thể tự bảo vệ mình và những người xung quanh và bảo vệ môi trường. 5.3.2 Nâng cao ý thức người dân - Tổ chức các buổi nói chuyện, trình bày, giảng giải cho người dân về tác hại TBVTV và biện pháp hạn chế ảnh hưởng TBVTV đến môi trường. Từ đó, người dân tự giác, có ý thức bảo vệ môi trường trong sử dụng TBVTV cũng như ý thức về sử dụng dụng cụ bảo hộ. - Phát tờ rơi, băng rôn,… để tuyên truyền ý thức BVMT cho người dân. - Đưa giáo dục ý thức BVMT vào chương trình giảng dạy phổ thông. 5.4 BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT 5.4.1 Định hướng nghiên cứu TBVTV “ thân thiện với môi trường” Định hướng nghiên cứu TBVTV “ thân thiện với môi trường” hay giảm thiểu chất thải tại nguồn là công tác quan trọng trong quản lý và xử lý chất thải. Bởi vì khi thực hiện giảm thiểu tại nguồn, các cơ sở sản xuất vừa ít tốn chi phí cho nguyên liệu sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới hiệu quả hơn trong bảo vệ cây trồng, đồng thời cũng giảm chi phí thu gom, quản lý và xử lý chất thải. Ngoài ra, khi tạo ít chất thải hơn cũng đồng nghĩa các cơ sở đã góp phần bảo vệ môi trường. Do vậy, giảm thiểu tại nguồn được đặt lên hàng đầu trong quy trình xử lý chất thải. Để thực hiện giảm thiểu tại nguồn, các cơ sở phân phối TBVTV cần kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất cũng như các chất thải trong quá trình hoạt động của cơ sở. Nghiên cứu tổng hợp các hoạt chất mới Các hoạt chất TBVTV truyền thống như hợp chất Clo hữu cơ, phospho hữu cơ, cacbamat,... vốn gây ô nhiễm môi trường nên cần thay thế bằng các hoạt chất sinh học như các hoạt chất thuộc dãy pyrethroid thế hệ III, IV. Ngày nay, các hoạt chất mới phải có những ưu việt sau: Hoạt tính sinh học cao đối với sâu bệnh; Có tính chọn lọc đối tượng phòng trừ và ít độc đối với con người và động vật; Ít gây hiện tượng kháng thuốc; Dễ phân hủy trong môi trường; Dễ gia công sản phẩm. Bên cạnh đó, các chất có nguồn gốc thực vật hay tự nhiên cũng đang được quan tâm. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra một số hợp chất được chiết từ thực vật có khả năng tiêu diệt sâu bệnh và không bền, không độc hại cho môi trường. Nếu những hợp chất này được sản xuất để thay thế cho một số TBVTV nhân tạo thì sẽ hạn chế một phần đáng kể TBVTV độc hại cho môi trường. Người bản xứ ở vùng nhiệt đới châu Mỹ La tinh đã dùng hạt và lá cây nem để diệt sâu bệnh trong nhiều năm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy cây này tiết ra một hóa chất có tính diệt trừ hoặc đẩy lui nhiều loại côn trùng khác nhau. Chất trích này có ích trong việc diệt ấu trùng côn trùng ăn rau và cây cảnh. Các nhà nghiên cứu Ai Cập để ý các loài ruồi không đến đậu trên một loài tảo nâu khô còn lại trên boong tàu. Muốn tìm hiểu, họ đã trích ra một hỗn hợp hóa chất từ tảo và nhận thấy chúng cũng có khả năng xua đuổi côn trùng phá hoại bông vải và lúa. Cây thuốc cá hay lá bình bát giã nhỏ ở ta cũng có thể dùng để diệt rầy xanh hại lúa. Các hóa chất có nguồn gốc tự nhiên như trên có thể sẽ có ích trong những năm tới. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nhiều loại cây tiết ra các hóa chất làm thay đổi quá trình trao đổi chất của dịch hại. Ví dụ: cây thuốc lá tổng hợp một loài hóa chất gây ức chế sự phát triển của sâu xanh hại bắp. các nhà khoa học tin rằng có thể chuyển gen sang cây trồng hoặc là bằng kỹ thuật di truyền hoặc các phương pháp thích hợp hơn, tạo ra sự bảo vệ tự nhiên chống sâu hại, do đó tạo ra sự bảo vệ tự nhiên chống sâu hại, do đó tạo ra một phương tiện bảo vệ tại chỗ. Nicotin, caffeine và tinh dầu cam quýt là thuốc trừ sâu tự nhiên và ngày nay đang được nghiên cứu. Cải tiến kỹ thuật gia công Dùng hóa chất, phụ gia mới Giảm dần và tiến tới không dùng dung môi hữu cơ, đặc biệt là các dung môi vòng thơm (benzen, xylen,...) và thay thế bằng nước hay các dung môi ít độc, ít bay hơi trong gia công dạng lỏng như dạng huyền phù đậm đặc (SC), nhũ dầu trong nước (EW), vi nhũ tương (ME),... Đối với dạng bột, thay thế bằng các dạng gia công mới như hạt phân tán trong nước (DWG), hạt vi bao hay viên nén,... Sử dụng phụ gia mới nhằm làm tăng hoạt tính của thuốc và ít gây ô nhiễm môi trường như chất hoạt động bề mặt, chất chống lắng, chống vón,... thân thiện với môi trường, dễ phân hủy sinh học. Cải tiến công nghệ Công nghệ là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, gia công TBVTV. Quy trình công nghệ và thiết bị kèm theo còn tác động đến môi trường xung quanh. Sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại sẽ hạn chế chất thải trong quá trình sản xuất, giảm thiểu gây ô nhiễm cho môi trường và người lao động. 5.4.2 Đối với cơ sở phân phối Giải pháp kiểm soát và xử lý bụi, khí thải Để đảm bảo điều kiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường không khí, các cơ sở sang chai, đóng gói thuốc BVTV có qui mô lớn cần thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí thải trong quá trình sang chai, đóng gói. Quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm bụi và hơi, khí thải như sau: Đối với bụi Bụi được thu giữ bằng thiết bị lọc túi vải. Sơ đồ công nghệ hệ thống lọc bụi được trình bày trong hình 4.2 Hình 5.3. Chi tiết thiết bị lọc túi vải Khí cần lọc được đưa qua phễu chứa bụi rồi theo các ống tay áo đi từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong để đi vào ống góp khí sạch để thoát ra ngoài. Khi bụi đã bám nhiều trên mặt trong hoặc mặt ngoài của ống tay áo làm cho sức cản của chúng tăng cao ảnh hưởng đến năng suất lọc, người ta tiến hành hoàn nguyên bằng cách rung để giũ bụi kết hợp với thổi khí ngược từ ngoài vào trong ống tay áo hoặc phụt không khí nén kiểu xung lực để không khí đi từ trong ra ngoài ống tay áo. Năng suất và hiệu quả lọc của thiết bị lọc tay áo phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu vải lọc. Đối với hơi, khí thải Dùng tháp hấp thu bằng dung dịch kiềm NaOH để xử lý các hơi TBVTV phát sinh trong quá trình san chiết, đóng gói và lưu kho TBVTV. Hoạt động của tháp hấp thu: Hấp thụ khí là thu một chất khí hoặc hơi bằng chất lỏng nhờ các quá trình vật lý và hóa học – hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa học. Trong quá trình hấp thụ, chất bị hấp thụ được hòa tan trong pha lỏng – chất hấp thụ. Hình 5.4. Chi tiết tháp hấp thụ Sơ đồ qui trình công nghệ xử lý bụi và hơi, khí thải Bụi Chụp hút Ống dẫn Lọc túi vải Tháp hấp thụ Quạt hút Khí sạch Hơi khí thải Chụp hút Ống dẫn Hình 5.5 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý khí thải, bụi và hơi TBVTV Xử lý nước thải Đối với các cơ sở sang chai, đóng gói, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có thể thực hiện các phương án hạn chế ô nhiễm như sau: Tại các cơ sở san chiết, đóng gói TBVTV, ở những vị trí thường hay vệ sinh máy móc, dụng cụ cần thiết kế hệ thống thu gom và thoát nước thải ra trạm xử lý, không nên nhập chung vào mương thoát nước mưa và sinh hoạt. Qui hoạch một khu vực riêng cho việc rửa bao bì, thùng đựng nguyên liệu. Nước rửa từ các khu vực này cần tập trung lại trong một bể chứa và đưa về trạm xử lý tập trung. Trong trường hợp xảy ra sự cố đổ vỡ, rơi vãi nguyên vật liệu dạng rắn: dùng chổi sạch để quét dọn và thu hồi tái sử dụng. Đối với chất lỏng, ngoài việc thu hồi bằng mương rãnh bao quanh còn phải vệ sinh mặt nền tiếp xúc bằng cách sử dụng các vật liệu dễ thấm như: bông, vải, mạt cưa, cát,...để hút sạch. Sau khi thấm hóa chất, các vật liệu này cần phải được xử lý bằng cách đốt (nếu vật liệu dễ cháy), rửa nước hoặc chứa trong khu vực riêng biệt (nếu vật liệu khó cháy). Đối với cơ sở san chai, đóng gói có công suất lớn, lượng nước thải trên 5 m3/ngày, ta cần kết hợp cả 3 quá trình xử lý cơ học, hóa học và sinh học vì trong nước thải TBVTV có rất nhiều chất độc. Xử lý cơ học (sơ bộ) Xử lý sơ bộ chủ yếu để loại bỏ các cặn, vật có kích thước lớn gây nghẽn, cản trở cho quá trình xử lý phía sau. Xử lý hóa học Xử lý hóa học là dùng hóa chất để phân hủy các chất độc thành các chất không độc hoặc ít độc hơn. Trong TBVTV, đa số các hợp chất phospho hữu cơ không bền trong môi trường kiềm, vì vậy có thể dùng dung dịch nước kiềm để thủy phân chúng thành những chất không độc. Tuy nhiên, trong TBVTV gồm nhiều loại hợp chất phospho hữu cơ, clo hữu cơ hay cacbamat,... nên việc phân hủy thành các sản phẩm không độc đối với từng hợp chất cũng khác nhau. Do đó, cần lựa chọn và áp dụng những phương pháp phù hợp. Ví dụ: Thủy phân Methul parathion bằng dung dịch kiềm loãng thành axit dimatyltiophosphoric và p-nitrophenol, chúng đều không độc. Gần đây, các nhà khoa học đề xuất phương pháp phân hủy các chất thải hữu cơ trong nước bằng phản ứng oxy hóa với tác nhân là H2O2 hoặc ozn và xúc tác là tia tử ngoại. Phương pháp này gọi là quá trình oxy hóa tăng cường (Advanced Oxidation Process). Sản phẩm sau quá trình phân hủy là CO2 và H2O. Xử lý sinh học Xử lý sinh học là dùng các vi sinh vật đề phân hủy các chất hữu cơ, các vi khuẩn, virus gây bệnh. Thông thường, đối với nước thải TBVTV, người ta chọn phương pháp xử lý hiếu khí (có oxy hòa tan) để phân hủy các chất độc hữu cơ còn trong nước thải. Cơ chế phân hủy sinh học có thể được diễn tả như sau: Khi các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy bằng những vi khuẩn hiếu khí, xảy ra hai hiện tượng, các vi khuẩn tiêu thụ oxy để tạo năng lượng và tạo khối tế bào mới, sau đó chính các vi khuẩn lại tự oxy hóa khôi tế bào của mình. Hai hiện tượng trên được diễn tả bằng sơ đồ phản ứng: Các hợp chất hữu cơ + O2 + N + P → Tế bào mới + CO2 + H2O Tế bào + O2 → CO2 + H2O Sản phẩm của quá trình xử lý sinh học là CO2, H2O và cặn khối tế bào không bị phân hủy, lơ lửng trong dịch thải. Hiệu suất phân hủy thường rất cao (các hợp chất phenol: 95,2 – 99,9%, các chất thơm > 90%) [6] Một số quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải TBVTV đề nghị như sau: Trường hợp có đất Hồ sinh học Nưóc thải tập trung vào hố thu và nâng pH lên 9.0-9.5 bằng vôi hoặc xút đưa vào bể thủy phân (3 – 5 m3), sau đó dẫn vào ao sinh học có lục bình với thời gian lưu 15 - 20 ngày (50-100 m3). Ủ đống Phương pháp chôn ủ và vun thành đống là một phương pháp xử lý bằng đất ít tốn diện tích và có thể chịu được tải trọng nước thải thuốc trừ sâu cao hơn phương pháp làm màu mỡ đất. Có hai dạng chôn ủ Loại 1: Nó bao gồm một cái hố đào được bao phủ bằng một lớp màng chống thấm (cao su butyl). Nước thải được phân phối bằng hệ thống đường ống nhỏ đặt xuyên qua các hố. Loại 2: Nó là hố bằng bê tông được đổ đầy đất và sỏi. Nước thải được phun vào trong hố lên trên bề mặt đất và thấm vào trong hố. Ưu điểm của phương pháp ủ đống Tốn ít đất vì hệ thống xử lý nhỏ hơn; Nước thải thuốc trừ sâu được bơm vào trong những ụ đất, lớp đất bề mặt không cần cày xới và hệ thực vật có thể cho mọc bên trên để làm mất nước trong đất thông qua sự bay hơi; Ngoại trừ một số chất bị bay hơi chưa được biết đến, thuốc trừ sâu chỉ tồn tại bên trong hố nên khả năng gây nguy hiểm cho người và động vật là nhỏ nhất; Hình 5.6. Mô hình ủ đống Trường hợp không có đất Đối với cơ sở phân phối TBVTV không có đấu nối với hệ thống thoát nước (nước thải tự thấm hoặc chảy tràn ra kênh rạch), cần thiết xây dựng ao/bể phân hủy thuốc trừ sâu hoặc ao bay hơi với thời gian lưu ít nhất 15 ngày. Các ao này đòi hỏi có lót lớp nhựa chống thấm hoặc lớp sét chống thấm. Diện tích ao/bể khoảng 4-6 m2, sâu 0.6m-1.2 m. Có thể sử dụng lục bình để tăng nhanh quá trình bay hơi (trong trường hợp nước thải loãng). Bảng 5.1. Biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường STT Giải pháp công nghệ đề xuất Thông số xử lý Quy chuẩn đề nghị 1 Xử lý khí thải các cơ sở san chai, đóng gói, kho chứa TBVTV Khí thải à Thiết bị lọc túi vải à Tháp hấp thụ à Ống khói Hơi dung môi, Bụi, SOx, NOx QCVN 05: 2009 2 Xử lý nước thải Nước thải các cơ sở san chai, đóng gói TBVTV Nước thải à Bể kiềm hóa à Bể UASB à Bể SBR à Bồn hấp phụ than hoạt tính à Nguồn tiếp nhận BOD, COD, SS, T-N, T-P QCVN 24:2009, cột A Trường hợp có diện tích Nước thải à Bể tự hoại à Hồ sinh học à Nguồn tiếp nhận BOD, COD, SS, T-N, T-P, Coliform QCVN 24:2009, cột A Trường hợp không có có diện tích Nước thải à Bể tự hoại cải tiến à Nguồn tiếp nhận 3 Rác thải Thùng chứa rác sinh hoạt Thùng chứa rác sản xuất Hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý 5.4.3 Đối với người sử dụng Vấn đề quan tâm đối với sử dụng TBVTV cho các hộ/trang trại ở địa bàn tỉnh An Giang là: Xử lý nước rửa bình xịt; Thải bỏ bao bì và chai lọ TBVTV và thuốc quá hạn sử dụng. Các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện nhằm hỗ trợ thay thế biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng TBVTV như sau: Xử lý nước rửa Ô sinh học: Mô hình ô hình học được thực hiện dựa trên mô hình đệm sinh học được xây dựng ở Thụy Điển vào năm 1993 [27]. Ô sinh học là một hố đất nhỏ đào lõm xuống được lót đáy và sau đó phủ đầy lên trên hố bởi lớp đệm sinh học (hỗn hợp rơm, đất và phân vi sinh được trộn đều). Tỷ lệ rơm, đất và phân compost lần lược là 50%, 25% và 25%. Ô sinh học là nơi người thao tác có thể xúc trộn và rửa bình xịt. Nhờ thao tác cố định này mà TBVTV bị rơi vã, dư thừa được thu gom lại. Cũng do ô sinh học được cấu tạo bởi các vật liệu trên mà TBVTV rơi xuống đệm sinh học sẽ được phân hủy theo cơ chế vi sinh [20]. Kích thước ô sinh học tùy thuộc vào bản chất và tần suất của việc sử dụng TBVTV và các hộ nông dân. Hố đào được dựng các cột thẳng đứng để TBVTV có thể chảy trực tiếp vào, ô sinh học có thể lót đáy hoặc không. Quy trình đào ô sinh học như sau: ban đầu, đất sét được đắp ở lớp dưới cùng của ô sinh học để ngăn rò rỉ, tuy nhiên nếu sử dụng một lớp lót đáy bằng tấm nhựa thì sẽ ngăm ngừa tốt hơn. Trên bề mặt hố trồng một lớp cỏ để giữ độ ẩm và ngăn ngừa sự xói mòn. Dùng các tấm thép lưới bản lớn hoặc thanh gỗ bắc ngang trên bề mặt hố làm chỗ đứng cho người thao tác. Điểm đáng quan tâm của ô sinh học là lớp vật liệu hữu cơ giữ dung dịch thuốc BVTV và ngăn rò rỉ trong khi chúng bị phân hủy bằng vi sinh vật. Phần lớn sự phân hủy thuốc BVTV diễn ra trong rơm vì đây là cơ chất cho vi sinh vật hoạt động. Ô sinh học được thiết kế sao cho thể tích của dòng nước thải không làm ngập ô, nghĩa là không làm quá tải cho hệ vi sinh vật có ích phát triển trong ô sinh học. Hình 5.7. Ô sinh học trong xử lý nước thải từ quá trình sử dụng TBVTV Ao sinh học Nước thải sau rửa chai/lọ và bình phun TBVTV được dẫn vào hồ sinh học có các thực vật nước nổi (lục bình, bèo hoa dâu,…). Chiều sâu hồ/ao khoảng 1.5m. Diện tích hồ sẽ được xác định cụ thể tùy thuộc vào số người sử dụng hoặc tải trọng BOD (50 -150 kg BOD/ha.ngày). Quá trình xử lý ở đây chủ yếu là quá trình sinh học tùy tiện. Thời gian lưu nước hồ là 5 - 7ngày. Hồ sinh học là phương pháp xử lý tự nhiên, sử dụng sự cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn. Vi khuẩn sử dụng chất hữu cơ trong nước thải và oxy do tảo sinh ra trong quá trình quang hợp và khuếch tán qua bề mặt tạo thành chất khoáng hóa như ammonia, nitrate, phosphate,..Các chất này là chất dinh dưỡng cho tảo sinh trưởng. Trong hồ có thể hình thành 3 vùng hiếu khí, tùy tiện và kị khí. Quá trình kị khí xảy ra ở đáy hồ. Ở đây vi khuẩn kị khí ổn định các cặn lắng hữu cơ thành khí metan và CO2. Hồ thường làm bằng đất nên chống thấm bằng đất sét. Đất ngập nước kiến tạo(Bãi ruộng/lau sậy) Biện pháp xử lý này thích hợp ở những vùng đất ngập nưóc, vùng trồng lúa, hoặc đầm lầy lay sậy. Thời gian lưu nước ở bãi ruộng/lau sậy thưòng khoảng 3 đến nhiều ngày. Lớp nước tối đa trên mặt 0.6m. Vi sinh bám dính trên bề mặt rễ cây hoặc thân cây lúa, lau sậy sẽ phân hủy hiếu khí tùy tiện chất hữu cơ trong nước thải. Hình 5.8. Đất ngập nước kiến tạo Bảng 5.2. Kích thước cơ bản hệ thống xử lý nước rửa Biện pháp Diện tích m2 Chiều sâu/cao m Chi phí đầu tư triệu đồng Chất lượng nước ra Ô sinh học 1-2 1-1,5 0,2-0,5 - Hồ sinh học lục bình 4-5 0,5 – 0,8 2-3 BOD5 ≤ 50 mg/l, SS ≤ 30 mg/l Đất ngập nước kiến tạo 8 – 10 0,3 – 0,4 2-3 BOD5 ≤ 50 mg/l, SS ≤ 30 mg/l (Nguồn: Kế hoạch điều tra bổ sung các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang) Thu gom chai lọ sau khi sử dụng Chai lọ sau khi xử dụng phải được thu gom và giao cho cơ sở phân phối hay đội thu gom CTNH để xử lý. Người dân không nên vứt chai lọ bừa bãi ngoài đồng ruộng hay các kênh rạch hoặc bán cho ve chai, vì như vậy rất nguy hiểm. Biện pháp canh tác Kỹ thuật này nhằm cải thiện điều kiện sinh thái theo hướng có lợi cho sinh trưởng của cây trồng để đạt năng suất cao, đồng thời hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hạn chế rửa trôi, chảy tràn TBVTV từ nơi sử dụng vào nguồn nước mặt như: Quản lý đất đai canh tác: một trong những hoạt động mang tính hiệu quả và kinh tế là làm giảm lượng TBVTV chảy tràn bề mặt như trồng cỏ xung quanh bờ hoặc ở phía rìa của đất canh tác. Không tưới vượt quá nhu cầu cần thiết: nước tưới làm gia tăng tiềm năng di chuyển của TBVTV vào nước ngầm và nước mặt. Nếu tỷ lệ nước tưới cao hơn khả năng thấm của đất, nước thừa sẽ chảy tràn. TBVTV tại nơi tưới có thể bị mang theo nước chảy tràn. Tỷ lệ nước tưới phải thấp hơn hệ số thấm của đất. Bảo tồn nước và đất để tránh chảy tràn và rửa trôi TBVTV. Bảng 5.3. Kế hoạch triển khai các đề xuất trong quản lý và xử lý TBVTV TT Tên nhiệm vụ Nội dung Cơ quan chủ trì Cơ quan thực hiện Thời gian 1 Quản lý tại các cơ sở phân phối Quản lý chất thải trong quá trình đóng gói Quản lý khâu dán nhãn Quản lý khâu nhập kho Quản lý chất thải rắn tại nguồn Tuân thủ quy định về cơ sở phân phối TBVTV Xử lý sự cố tại cơ sở phân phối TBVTV Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường Chi cục Bảo vệ thực vật Cơ sở phân phối TBVTV Cơ sở phân phối TBVTV Dài hạn 2 Nhiệm vụ các ngành chức năng Thiết lập chương trình quan trắc Quản lý hệ thống dịch vụ khuyến nghiệp Xây dựng chính sách nông nghiệp Triển khai quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV Xây dựng các quy định về quản lý và xử lý chất thải - Sở Tài nguyên và môi trường - Sở Nông nghiệp và PTNT - Chi cục Bảo vệ thực vật Ban khuyến nông địa phương - Sở Tài nguyên và môi trường - Sở Nông nghiệp và PTNT - Chi cục Bảo vệ thực vật Ban khuyến nông địa phương Các cơ sở phân phối TBVTV Dài hạn Dài hạn Dài hạn Ngắn hạn Ngắn hạn 3 Nghiên cứu TBVTV “thân thiện với môi trường” - Nghiên cứu tổng hợp các hoạt chất mới - Cải tiến kỹ thuật gia công - Sở Nông nghiệp và PTNT - Chi cục Bảo vệ thực vật - Các cơ sở sản xuất TBVTV - Các trường đại học, viện nghiên cứu - Các cơ sở sản xuất TBVTV Dài hạn 4 Xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải Xác định các cơ sở cần có hệ thống xử lý khí thải, nước thải; Kiểm tra việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải; Kiểm tra việc vận hành các hệ thống xử lý - Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường - Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường Các cơ sở sản xuất TBVTV Ngắn hạn Ngắn hạn Dài hạn 5 Quản lý và xử lý chất thải từ quá trình sử dụng - Thiết lập hệ thống thu gom chất thải rắn - Xây dựng nơi xử lý nước thải - Hướng dẫn người dân cách xử lý - Thực hiện chương trình IPM Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường UBND các xã Ban khuyến nông xã UBND các xã Ban khuyến nông xã Người sử dụng Ngắn hạn Ngắn hạn Ngắn hạn Dài hạn 6 Sử dụng biện pháp kinh tế Khen thưởng, xử phạt về việc tuân thủ quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở phân phối Hỗ trợ các cơ sở di dời, xây dựng các hệ thống xử lý Thiết lập hệ thống ký quỹ hoàn chi Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường UBND các huyện - Các cơ sở phân phối Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường Các cơ sở phân phối và người sử dụng Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn 7 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng - Triển khai các văn bản pháp lý về quản lý môi trường tại địa phương - Nâng cao ý thức BVMT của các doanh nghiệp - Nâng cao ý thức người dân Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường UBND các xã Ban khuyến nông xã Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường UBND các xã - Ban khuyến nông xã Ngắn hạn Dài hạn Dài hạn Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Đến nay việc sử dụng TBVTV là vấn đề không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài các tác dụng như phòng trừ dịch hại bảo vệ mùa màng, bảo quản nông sản và nâng cao chất lượng sản phẩm, TBVTV còn gây tác dụng không tốt đến môi trường do TBVTV thường chứa các chất, hợp chất độc, khó phân hủy khi đi vào môi trường. Dư lượng này sẽ gây ra việc ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và các sinh vật khác. Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại An Giang, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và tổng hợp thông tin và từ 373 phiếu điều tra tại các cơ sở phân phối TBVTV và kế thừa 204 phiếu điều tra tại các hộ dân từ Kế hoạch Điều tra bổ sung hiện trạng các cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2009 và Đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010. Kết quả thu thập, khảo sát và tổng hợp được tóm tắt như sau: - Hầu hết các cơ sở phân phối TBVTV không đạt yêu cầu về địa điểm theo Đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010: 156 cơ sở gần chợ (< 200m) và 816 cơ sở ở gần sông, kênh, rạch (< 200m); - Hầu hết các cơ sở phân phối TBVTV tham gia lấy phiếu điều tra (98,2%) đều không xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường; - Hầu hết chất thải rắn sản xuất tại các cơ cở phân phối (373 cơ sở) đều không được phân loại theo chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại mà được thu gom và bán phế liệu; - Người dân chưa tiến hành cũng như chưa có biện pháp để xử lý nước thải từ quá trình sử dụng cũng như bao bì, vỏ chai từ quá trình sử dụng chưa có giải pháp xử lý; - Một số vấn đề về an toàn lao động cũng rất đáng quan tâm như người dân không mang đồ bảo hộ lao động và hay sử dụng TBVTV quá liều hướng dẫn; - Đa số các mẫu đất phân tích đều phát hiện dư lượng TBVTV, đặc biệt có nơi lại rất cao, điển hình là các xã Cần Đăng (Châu Thành), Long kiến (Chợ Mới) thuộc khu vực trong đê và các xã ngoài đê như Vĩnh Bình (Châu Thành) và Tây Phú (Thoại Sơn). Như vậy, với việc sử dụng TBVTV ngày càng tăng cùng với hiện trạng thu gom, quản lý chất thải chưa tốt cũng như sự lạm dụng thuốc của người dân An Giang hiện nay đã gây tích lũy TBVTV trong môi trường. Vì thế, các cấp chính quyền cần sớm triển khai các các biện pháp quản lý, cải tạo, ngăn ngừa cũng như kiểm soát các nguy cơ ô nhiễm trong quá trình phân phối và sử dụng TBVTV. Các giải pháp quản lý tổng hợp chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV bao gồm: Các giải pháp về quản lý: gồm các đề xuất về pháp lý áp dụng cho các cơ sở phân phối như quản lý chất thải tại nguồn, di dời các cơ sở gây ô nhiễm,...; và triển khai các chính sách nông nghiệp, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp,...cho người sử dụng; Thêm vào đó, công cụ kinh tế và công cụ giáo dục cộng đồng được đề xuất nhằm để hạn chế ô nhiễm môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV; - Ngoài ra, các biện pháp về kỹ thuật như giảm thiểu, kiểm soát và xử lý khí thải và nước thải tại các cơ sở phân phối, xử lý nước thải vệ sinh dụng cụ sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp canh tác. 6.2 KIẾN NGHỊ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các đơn vị sản xuất nông dược cần tuyên truyền rộng rãi các loại thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng để người dân nắm bắt kịp thời, khuyến khích các cơ sở dán các tờ bướm về các loại thuốc cấm sử dụng. - Chính quyền cần hỗ trợ về nơi tái định cư để di dời các cơ sở phân phối TBVTV không đảm bảo yêu cầu về địa điểm kinh doanh; - Các cơ quan có chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh TBVTV và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Sở Nông nghiệp nên phối hợp với các đơn vị sản xuất TBVTV nên tăng cường công tác khuyến nông tại cơ sở, áp dụng các chương trình sản xuất sạch trên đồng ruộng như rau an toàn, IPM, chương trình 3 giảm 3 tăng, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng,…; - Cần thiết có sự phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị sản xuất TBVTV hướng dẫn người dân cách bảo quản các loại nông dược phù hợp, xử lý các loại bao bì chai lọ thuốc đúng cách tránh tình trạng vứt bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh; - Khoanh định và quy hoạch các vùng chuyên canh trong nông nghiệp để các ngành chức năng dễ quản lý cũng như hạn chế tình hình dịch hại như hiện nay; - TBVTV luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, rủi ro cho con người, môi trường và hệ sinh thái. Do vậy, cần có nguồn kinh phí để có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác động, rủi ro của dư lượng TBVTV lên môi trường, con người qua các tuyến phơi nhiễm, đặc biệt là qua chuỗi thức ăn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Calamari Davide và Luoping Zhang (2002). Environmental risk assessment of pesticides on aquatic life in Xiamen, China. Congrès Annual Meeting of the Society of Toxicology, Vol. 128, No. 1-3  . [2]. Carson R (2002). Silent spring (online). 40th ed. , United States of America. [3]. Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang (2008). Quy hoạch mạng lưới cửa hàng kinh doanh TBVTV trên địa bàn tỉnh An GIang đến năm 2010. [4]. Chi cục Thống kê An Giang (2009). Niên giám thống kê 2008. [5]. Chương trình thuốc trừ sâu của Đại Học Purdue, Mỹ. . [6]. Đào Văn Hoằng (2005). Kỹ thuật tổng hợp các hóa chất bảo vệ thực vật. NXB Khoa học kỹ thuật. [7]. Fred Whitford (2002). The complete book of pesticide manegement (Tài liệu hoàn chỉnh về quản lý thuốc BVTV) (online), Wiley publishers, xem ngày 18-12-2009, từ . [8]. Hùng Anh (2007). Ruộng đồng nhiễm độc (online), xem ngày 08-12-2009, từ . [9]. Ja Ming (2006). Tràn lan ô nhiễm hoá chất độc hại (online), xem ngày 20/02/2010, từ . [10]. Kim Chi (2003). Nghiên cứu độc học môi trường đầu tiên ở Việt Nam (VIE/97/031): Hoá chất được mệnh danh là “thủ phạm gây ô nhiễm chính...”(online), xem ngày 18-11-2009, từ . [11]. K.L.Heong, M.M.Escalada, N.H.Huan, V. Mai (1998), Use of communication media in changing rice farmer's pest management in the Mekong delta, Vietnam, Crop Protection, Vol.l7, No.5, pages 413-425. [12]. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2008). Giáo trình quản lý chất thải nguy hại. NXB Xây dựng. [13]. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2000). Sinh thái môi trường ứng dụng. NXB Khoa học kỹ thuật. [14]. Lê Thị Hồng Trân (2008). Đánh giá rủi ro sức khỏe và rủi ro sinh thái. NXB Khoa học kỹ thuật. [15]. Nguyễn Ngài Huân và Đào Trọng Anh (2001).Việt Nam thúc đẩy các giải pháp cho các rủi ro TBVTV, Pesticides News No. 53, September 2001, pages 6-7. [16]. Phạm Bích Ngân, Đinh Xuân Thắng (2006). Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến sức khỏe của người phun thuốc (online), Science and technology development, vol 9, No.02, xem ngày 27-11-2009, từ . [17]. R. Frank et al (1990). Contamination of rural ponds with pesticide, 1971–85, Ontario, Canada (online), Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology, Volume 44, Number 3, xem ngày 27-11-2009, từ . [18]. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang (2009). Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường tỉnh An Giang 2007, 2008. [19]. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang (2009). Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020. [20]. Sở Tài nguyên môi trường TP. HCM (2008). Sổ tay quản lý môi trường và quản lý chất thải nguy hại cho các xí nghiệp ngành công nghiệp sản xuất thuốc BVTV. [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTong hop9.doc
Tài liệu liên quan