Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu chế xuất Linh Trung II, Tp Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Sự phát triển công nghiệp, nhiều vấn đề môi trường nảy sinh. Trong quá trình hoạt động, các nhà máy trong khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) thải ra môi trường một lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: SO2, NOx, COx, hydrocacbon, bụi, tiếng ồn, nước thải chứa kim loại nặng, chất thải nguy hại, bên cạnh những nhà máy, KCN, KCX có nhiều hoạt động quan tâm đến vấn đề này, thậm chí thải trực tiếp chất thải ra môi trường khiến cho môi trường bị mất cân bằng sinh thái. Tp.HCM đã và đang xúc tiến việc đang xúc tiến việc đầu tư và phát triển công nghiệp. Nhiều KCN, KCX được xây dựng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, song song với sự phát triển công nghiệp, Tp.HCM cũng gặp phải nhiều vấn đề. Nhiều doanh nghiệp trong KCN, KCX không tuân thủ các quy định về môi trường, không thực hiện đúng như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản cam kết bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoạt động chưa hiệu quả, chỉ mang tính chất đối phó kênh gạch bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, ô nhiễm không khí, là hậu quả của những sự việc trên đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên địa bàn Tp.HCM. Vấn đề đặt ra cho KCN, KCX tại Tp.HCM làm sao khắc phục được các vấn đề còn đang tồn tại, nâng cao công tác quản lý môi trường (QLMT), khắc phục và hạn chế ô nhiễm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, làm sao hài hòa mối quan hệ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế và các vấn đề môi trường phát sinh trong các công nghiệp, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCX Linh Trung II, Tp.HCM” như là một nghiên cứu điển hình cho các vấn đề đã nêu ở trên. 1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu của đề tài Đề tài thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau: § Phác họa hiện trạng môi trường tại KCX Linh Trung II § Đánh giá hiện trạng môi trường và từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường tại KCX Linh Trung II. 1.2.2 Nội dung của đề tài Để thực hiện được các mục tiêu của đề tài, các nội dung cụ thể được tập trung thực hiện như sau: § Khảo sát và thu thập số liệu thực tế phục vụ cho nội dung đề tài. § Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu chế xuất Linh Trung II. § Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại khu chế xuất Linh Trung II. § Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu chế xuất Linh Trung II. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu được thực hiện bao gồm: Ø Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu có liên quan: Thu thập thông tin, số liệu về khu chế xuất, về hiện trạng và các nguồn chính gây ô nhiễm ở khu chế xuất. Tham khảo tài liệu đã nghiên cứu, thông tin về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ø Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Ø Phương pháp so sánh: So sánh, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường của nước thải, khí thải, chất thải rắn, dựa trên các tiêu chuẩn cho phép. Ø Phương pháp đánh giá 1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi đề tài Đề tài được thực hiện tại khu chế xuất Linh Trung II thuộc công ty Liên doanh Sepzone – Linh Trung, phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp.HCM và một số doanh nghiệp trong đó. 1.4.2 Giới hạn đề tài Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề môi trường không khí, khí thải, chất thải rắn tại KCX Linh Trung II. Khóa luận chỉ đề cập đến vấn đề môi trường, vấn đề ô nhiễm chất thải từ các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bên trong hàng rào KCX Linh Trung II và bên ngoài hàng rào các doanh nghiệp, không đề cập đến các vấn đề khác như: tệ nạn xã hội xung quanh KCX, sự cố, tai nạn lao động

doc76 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu chế xuất Linh Trung II, Tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý theo thiết kế là 3000 m3/ngày đêm Giai đoạn 2: Thông số xử lý theo thiết kế là 2000 m3/ngày đêm Tổng công xuất xử lý theo thiết kế của 2 giai đoạn là 5000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, thông số xử lý nước thực tế tùy thuộc vào từng thời điểm trong tuần, trung bình là 2.800m3/ngày đêm. Tiêu chuẩn xử lý nước thải đầu ra: theo cột B QCVN 24:2009/BTNMT Các chỉ tiêu chính phải xử lý: COD, BOD, SS, pH Nước thải sau xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung và nước mưa theo hệ thống cống và xả ra rạch Cùng, sông Cầu Kinh… Chất thải rắn và chất thải nguy hại Chất thải rắn trong KCX, bên ngoài các công ty Lá cây, rác thải sinh hoạt và đất cát do hoạt do hoạt động đi lại, vận chuyển của người và xe cộ… phát tán trong KCX được phòng tiện ích công cộng của KCX quét dọn và thu gom hằng ngày. Lượng chất thải này được thu gom trong các thùng rác cỡ lớn, được tập kết tại trạm trung chuyển rác (hiện tại Linh Trung II đang lý hợp đồng thu gom CTR với công ty Đại Nhân Hòa) và tiếp tục được công ty Môi trường và Đô thị đến vận chuyển đi xử lý. Chất thải rắn của các công ty Toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác công nghiệp nhẹ của các doanh nghiệp đều được Đại Nhân Hòa và công ty Môi trường và Đô thị thu gom đi xử lý. Chất thải rắn nguy hại Ở KCX Linh Trung II, CTNH của mỗi nhà máy cũng như của doanh nghiệp hạ tầng cơ sở đều do mỗi nhà máy, mỗi doanh nghiệp tự ký hợp đồng thu gom CTNH với các doanh nghiệp có giấy phép thu gom chất thải nguy hại bên ngoài công ty. Tùy thuộc vào số lượng CTNH tại mỗi doanh nghiệp mà thời hạn của hợp đồng thu gom khác nhau Linh Trung II đã ký hợp đồng thu gom chất thải nguy hại với công ty TNHH Xi măng HOLCIM Viật Nam là đơn vị chuyên xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại đã được Bộ tài nguyên & Môi trường cấp phép. Theo đó, công ty TNHH Xi măng HOLCIM Việt Nam sẽ vận chuyển CTNH về nơi xử lý và tận dụng làm nguyên nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng. Tuy nhiên, hiện nay CTNH tại Linh Trung II chưa tìm được nguồn đầu ra vì trong thành phần chất thải thí nghiệm có chứa Thủy ngân, vì chi phí để xử lý Thủy ngân khá lớn, nên hiện CTNH tồn đọng tại kho CTNH vẫn còn đang chờ sự can thiệp của cơ quan chức năng. Bảng 3.13: Danh sách CTNH đã đăng ký phát sinh trung bình tại cơ sở hạ tầng KCX Linh Trung STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng Mã CTNH (rắn, lỏng, khí) 1 Dầu nhớt thải Lỏng 3l/ tháng 07 03 05 2 Giẻ lau, bao tay dính dầu, nhớt thải Rắn 5kg/ tháng 18 02 01 3 Pin, ắc quy thải Rắn 1kg/ tháng 16 01 12 4 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 20bóng/ tháng 16 01 06 5 Hóa chất phòng thí nghiệm thải Rắn/lỏng 0,2l/ tháng 09 05 02 6 Hộp mực in thải Rắn 2hộp/ tháng 08 02 04 7 Bao bì thải chứa silicon Rắn 7hộp/ tháng 08 02 01 8 Sơn thải Rắn/lỏng 5thùng/ tháng 16 01 10 9 Mỡ bò thải Rắn 0,5thùng/ tháng 07 03 06 (Nguồn: Nhà máy XLNT – KCX Linh Trung II, năm 2010) Không khí Không khí xung quanh KCX Để giảm thiểu khí thải phát sinh do hoạt động giao thông vận tại, khí thải phát tán từ các nhà máy trong KCX, Linh Trung II đã tiến hành nhiều biện pháp: Trồng cây xanh các loại trong khu KCX vừa làm cho không khí trong lành, mát mẻ bừa tạo cảnh quan đẹp cho trong khuôn viên KCX. Cây xanh có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế ô nhiễm không khí: hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số lài cây có thể hấp thụ kim loại nặng,… Diện tích cây xanh bao phủ toàn KCX là 4,18 ha chiếm 6,77% tổng diện tích KCX. Tráng nhựa tất cả các tuyến đường có lưu thông nhằm hạn chế lượng khói bụi bốc lên trong quá trình lưu thông xe cộ. Quy định xe chở vật liệu, đất đi vào KCX phải được che kín tránh rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Công ty hạ tầng định kỳ 6 tháng 1lần tiến hành quan trắc môi trường không khí tại một số điểm trong khuôn viên KCX: Cuối tháng 3 – trước cổng công ty TNHH Bao bì giấy nhôm New Toyo Trên đường B – gần công ty Freetrend & công ty Vinawood Khu vực trước cổng công ty Theodore Alexander Khu vực – trước cổng B của KCX Linh Trung II Khu vực trước cổng KCN Đồng An ( hộ dân số 1289, tỉnh lộ 43, khu phố 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Tp.HCM) Ngoài ra, Linh Trung II còn tiến hành quan trắc môi trường không khí bên trong phòng làm việc của các phòng ban: Khu vực văn phòng nhà máy XLNT tập trung KCX Linh Trung II. Khu vực phòng vận hành nhà máy nước cấp Khu vực phòng tiện ích công cộng Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại KCX Linh Trung II được thể hiện trong phần bảng 4.1/trang 53 Tại mỗi doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, không thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Định kỳ giám sát, đo đạc hiệu quả của các công trình xử lý nước thải cục bộ tại các doanh nghiệp. Vị trí đo đạc Số điểm đo đạc Tần suất đo Bên trong mỗi nhà máy 2 – 4 điểm tùy thuộc vào loại hình công nghiệp và quy mô mặt bằng nhà máy 6 tháng / lần Bên ngoài các nhà máy nhưng vẫn thuộc khuôn viên KCX 6 điểm đặc trưng 6 tháng / lần Bên ngoài khuôn viên KCX Tùy thuộc vào sự thay đổi hướng gió chủ đạo trong năm mà chọn vị trí đo khác nhau Mỗi mùa 1 lẩn (3 lần trong năm) vào khoảng giữa mùa tương ứng ( tháng 3,8,11) Biện pháp chính sách, pháp luật Để giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm nguồn nhiên liệu đầu vào cũng gần như nguồn năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế, thu hút sự đầu tư từ các doanh nghiệp vào trong KCX Linh Trung II đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý như sau: Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về môi trường: ISO14001:2004. Mỗi năm KCX tiến hành kiểm tra ISO nội bộ tại các phòng ban (văn phòng, nhà máy XLNT, nhà máy cấp nước) trước khi có sự kiểm toán từ bên ngoài bên thứ 3. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 giúp cho KCX tiết kiệm chi phí, tạo hình ảnh đẹp của KCX, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Theo dõi đo lường các chỉ tiêu môi trường: Theo dõi và đo lường các chỉ thiêu chất lượng không khí xung quanh: Thông số đo lường: nhiệt độ, ồn, bụi tổng cộng, SO2, NO2, CO. Số điểm thu mẫu: Theo ĐTM (các khu vực trong khu). Tần suất đo lường: 6 tháng/lần Phương pháp đo: thuê đơn vị tư vấn Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, TCVN 5949-1998 Theo dõi và đo lường các chỉ tiêu chất lượng nước thải sau xử lý: Thông dố đo lường: pH, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, tổng N, tổng P, Cr, Ni, Fe, Cu, Coliform. Số điểm thu mẫu: 01 điểm Tần suất đo lường: 03 tháng/lần theo quy định của pháp luật, đo hằng ngày theo quy định của công ty. Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 24:2009/BTNMT Theo dõi và đo lường chỉ tiêu chất thải rắn: Thông số đo lường: trọng lượng Địa điểm đo lường: trạm xử lý rác Tần suất đo lường: 6 tháng/lần Kiểm soát và khống chế ô nhiễm môi trường Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí: Các biện pháp chung: Nhà cửa được xây dựng cao thoáng bảo đảm thông gió tự nhiên, lắp đạt hệ thống quạt hút khí, bụi phát thải ra ngoài. Vệ sinh thường xuyên nhà cửa và tuyến đường nội bộ trong KCX Linh Trung II. Trồng cây xanh xung quanh để lọc bụi và cải thiện vi khí hậu khu vực. Tại khu tập trung rác thải, hố ga, hầm tự hoại sẽ được phân bố các dãy cây xanh xung quanh. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân: quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, ở những khâu cần thiết. Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn, rung và nhiệt thừa: Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn, rung: Thiết bị, dây chuyền công nghệ mới 100% (khả năng gây ồn nhỏ). Thiết kế các bộ phận giảm âm, lắp đặt đệm chống ồn ngay khi lắp đặt các máy móc thiết bị. đúc móng máy đủ khối lượng (be tông Mac cao), tăng chiều sâu móng, đào rảnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền. kiểm tra và bảo trì tốt thiết bị. công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện chống ồn (nút bịt tai, mũ, quàn áo bảo hộ). có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động thường xuyên của công nhân. Khống chế ô nhiễm do nhiệt thừa: Thiết kế chiều cao nhà xưởng phù hợp. Bố trí cửa thông thoáng gió xung quanh tướng các xưởng sản xuất hoặc dùng quạt gió trục đứng để gia tăng vận tốc gió cục bộ trong phân xưởng khi cần bố trí các hệ thống quạt hút ngay trên các nhà máy phân xưởng, bố trí hệ thống điều hòa nhiệt độ cho văn phòng. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do nước thải: Hệ thống khống chế ô nhiễm do nước thải được tóm tắt trong sơ đồ nguyên lý thu gom xà xử lý nước thải. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Nước thải sản xuất nhằm hòa trộn các chất dinh dưỡng có trong nước thải sinh hoạt với nước thải sản xuất, đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đạt hiệu quả cao mà không cần sử dụng nhiều hóa chất. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phát sinh bằng các tận dụng lại các loại chế phẩm để tái sử dụng lại. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung của công nhân viên, ban hành các nội quy về bảo vệ môi trường để công nhân viên thực hiện. Đạt các thùng rác tại khu vực văn phòng và tại khuôn viên xung quanh các nhà xưởng để công nhân viên bỏ rác vào tránh tình trạng vứt rác bừa bãi. Lượng rác sinh hoạt được công ty thuê các đơn vị vệ sinh công cộng thu gom và đưa về xử lý tại bãi rác của khu vực. Chất thải rắn sản xuất không nguy hại được thu gom, phân loại và lưu trữ trong kho chứa riêng, một phần trả lại cho nhà cung cấp hoặc tái sử dụng, phần còn lại được Sepzone Linh Trung thuê các đơn vị vệ sinh công cộng đến vận chuyển và xử lý theo quy định. Chất thải rắn nguy hại được thu gom và lưu trữ đúng theo quy định, định kỳ tổ chức tốt hoặc thuê đơn vị có chức năng đem đi xử lý. Sepzone Linh Trung thực hiện quản lý chất thải rắn tuân thủ theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và quyết định số 23/2006/QĐ.BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nguồn lực môi trường Nhân lực Trình độ nhận thức về môi trường: có ý thức giữ gìn vệ sinh chung tiết kiệm năng lượng, chấp hành quy định bảo vệ môi trường. Trình độ tác nghiệp quản lý môi trường: có khả năng đáp trả, phả ứng kịp thời tai nạn, sự cố môi trường. Đại diện Lãnh Đạo về môi trường với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể như sau: Trách nhiệm Bảo đảm việc thiết lập, ứng dụng và duy trì tình hình hoạt động của hệ thống môi trường ISO 14001 – 2004 có hiệu lực và hiệu quả. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên trong công ty. Báo cáo cho Ban Tổng Giám Đốc về kết quả hoạt động và nhu cầu cải tiến của hệ thống quản trị môi trường theo kế hoạch. Quyền hạn Giúp ban Tổng Giám Đốc trong việc xây dựng chính sách môi trường Phối hợp với các bộ phận trong việc xây dựng mục tiêu môi trường của công ty. Liên hệ với các tổ chứa bên ngoài về các vấn đề liên quan môi trường Đề xuất các thay đổi của hệ thống quản lý môi trường khi cần thiết Theo dõi việc thực hiện các tác nghiệp về môi trường. Tổ chức công việc quản lý, lưu trữ tài liệu môi trường ở tất cả các bộ phận. Quy trình thu phí của doanh nghiệp Các doanh nghiệp trong KCX có trách nhiệm nộp phí BVMT theo quý sau khi đã ghi xong số điện, nước ở mỗi công ty. Lượng phí này dựa trên chỉ tiêu ô nhiễm ở mỗi nhà máy, thường là các chỉ tiêu: SS, COD, BOD5, Pd, Cd, Ag, As,… mức phí này được ban quản lý KCX thu hoặc doanh nghiệp trực tiếp đến nộp ở chi cục bảo vệ môi trường. Phí xử lý nước thải đối với mỗi doanh nghiệp được tính dựa vào khối lượng nước cấp cho mỗi doanh nghiệp đang hoạt động trongKCX Linh Trung II. Lượng phí các doanh nghiệp phải đóng bằng 80% lượng nước mà Linh Trung II cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của mỗi doanh nghiệp. Lượng nước mà Linh Trung II cấp cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt các doanh nghiệp khoảng 3.700 m3/ngày đêm. Mỗi năm một lần ban quản lý KCX có tiến hành kiểm tra, giám sát môi trường cac doanh nghiệp đang hoạt động trong KCX. Hoạt động kiểm tra này thường là từ phía ban quản lý KCX phối hợp với đoàn kiểm tra của HEPZA. Đối tượng được kiểm tra thường là các doanh nghiệp có vấn đề đáng chú ý về môi trường, hay có sự thay đổi trong nguyên liệu, dây chuyền sản xuất. các vấn đề về thay đổi nguyên liệu sản xuất cũng như thay đổi sản phẩm của mỗi công ty đều phải được báo cho ban quản lý KCX để có thể kiểm soát được thành phần, tính chất của dòng thải phát sinh. CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QLMT VÀ DỰ BÁO TÁC DỘNG MT TẠI KCX LINH TRUNG II Đánh giá công tác quản lý môi trường tại KCX Linh Trung II Đánh giá hiện trạng QLMT tại KCX Linh Trung II Đánh giá về cơ cấu tổ chức hệ thống QLMT KCX Linh Trung II Hiện tại KCX Linh Trung II chưa có phòng quản lý môi trường, chỉ có bộ phận quản lý môi trường nhưng thực tế thì chỉ có một nhân viên phụ trách, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát và giải quyết các vấn đề môi trường trong khuôn viên KCX. Nước thải Đối với các doanh nghiệp Kết quả kiểm tra môi trường tại các nhà máy đang hoạt động trong KCX Linh Trung II qua các năm cho thấy hiện tại vẫn còn một số nhà máy trong KCX vẫn chưa tuân thủ theo văn bản cam kết BVMT. Hầu hết các nhà máy đều xâydựng hệ thống XLNT cục bộ. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động một số nhà máy xả thải của các hệ thống xử lý này còn thiếu hiệu quả, vẫn còn tình trạng một số nhà máy xả thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCX, mà không qua xử lý cục bộ tại nhà máy theo quy định của KCX ( điều này được nhận biết thông qua màu sắc của nước thải tại bể tập trung 101 của nhà máy XLNT chung). Nhiều nhà máy vẫn còn tình trạng đường ống dẫn nước thải đấu nối vào ống thoát nước mưa KCX như: Công ty cấp suất ăn công nghiệp An Thái. Màu sắc của nước thải một số nhà máy trong KCX được nhận biết dựa vào thành phần nguyên liệu đầu vào mỗi nhà máy trong quá trình sản xuất. Mỗi nhà máy nếu có sự thay đổi trong nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm trình báo với ban quản lý KCX, điều này giúp dễ dàng cho việc nhận biết màu sắc và tính chất của dòng nước thải đầu ra của mỗi nhà máy. Tuy nhiên, việc nhận biết này là rất khó vì chỉ có nước thải của một số nhà máy là có màu sắc đặc trưng và cũng không ổn định. Việc nhận biết màu sắc của một số dòng thải chủ yếu là bằng kinh nghiệm, giúp đẩy nhanh tiến độ rà soát nguồn thải bất thường xả vào trạm XLNT tập trung. Màu sắc dòng nước thải một số nhà máy trong KCX: Màu xanh: New Toyo Màu hồng: SAP vina Màu cam: Freetrend Đối với Linh Trung II Hiện Linh Trung II đã xây dựng xong trạm xử lý nước thải tập trung với 2 giai đọan và đã đi vào hoạt động tương đối ổn định. Nước thải sau khi xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt lọai B theo QCVN 24:2009/MTNMT. Tuy nhiên, theo báo cáo mẫu phân tích chất lượng nước sau xử lý của nhà máy XLNT tập trung, chất lượng pH vẫn còn cao so với quy chuẩn. Điều này là do chứa nhiều thành phần NH3 trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong KCN. Chất thải rắn Đối với các doanh nghiệp Rác thải sinh hoạt cùng với rác thải công nghiệp nhẹ của các doanh nghiệp được công ty vận chuyển CTR Đại Nhân Hòa thu gom hằng ngày. CNTH tại mỗi doanh nghiệp được thu gom và lưu trữ tại kho CNTH của mỗi doanh nghiệp. Đến khi đủ số lượng thì mỗi doanh nghiệp tự kí hợp đồng thu gom CTNH với các đơn vị bên ngoài. Thời gian thu gom phụ thuộc vào số lượng phát sinh CTNH của mỗi doanh nghiệp và hầu như việc báo cáo kết quả cũng như theo dõi quản lý CTNH của mỗi nhà máy là không thực ở KCX Linh Trung II. Do đó, việc kiểm soát thành phần, số lượng cũng như đơn vị nào được nghiệp đăng kí thu gom CTNH là khó đối với ban quản lí KCX Linh Trung II. Đối với Linh Trung II Đối với CTR sinh hoạt Công ty Đại Nhân Hòa có bố trí hệ thống thùng rác 240 lít trong phạm vi KCX. Lượng CTR sinh hoạt của Linh Trung II cũng như của các doanh nghiệp trong KCX được Linh Trung II kí hợp đồng thu gom với cơ sở thu gom chất thải Đại Nhân Hòa. Công việc thu gom được công ty Đại Nhân Hòa tiến hành hằng ngày tránh việc dòn đọng rác gây ra các mùi khó chịu trong KCX. Đối với CTNH Thành phần CTNH của Linh Trung II bao gồm các loại sau: Tại nhà máy XLNT tập trung: giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, mỡ bò, mực in, hòa chất phòng thí nghiệm, nhớt thải,….. Nhà máy cấp nước: mực in, bóng đèn huỳnh quang, nhớt thải,… Phòng tiện ích công cộng: thuốc bảo vệ thực vật,… Tất cả CTNH của Linh Trung II được tập trung tại nhà máy XLNT tập trung. Tại đây, có xây dựng kho chứa CTNH phục vụ cho việc lưu trữ CTNH. Tuy nhiên, kho chứa CTNH này còn sơ sài, nhỏ, xây chung với kho vật tư, chưa đúng theo nguyên tắc lưu trữ ( hiện tại KCX đang tiến hành xây dựng kho chứa CTNH mới phục vụ cho việc lưu trữ). Số CTNH này được KCX kiểm kê thành phần và số lượng và được công ty HOLCIM định kì thu gom 1 lần tùy thuộc vào số lượng phát sinh CTNH nhiều hay ít mà quyết định đến thời gian kí hợp đồng. tuy nhiên, hiện nay lượng CTNH này đang được lưu trữ tại kho CTNH Linh Trung II mà chưa giải quyết do thành phần chất thải phòng thí nghiệm có chứ Thủy ngân. Bùn thải Được ép, phơi, dồn bao để chứa bùn đầy. lượng bùn thải này theo kết quả phân tích và đánh giá của sở TN&MT không phải là CTNH (xem bảng 3.12, trang 36 chương 3). Lượng bùn thải này được Linh Trung II có kế hoạch cho không các cơ sở sản xuất gạch, phân bón,… Khí thải Đối với Linh Trung II Một diện tích khá lớn cây xanh trong KCX cùng với công tác quản lý xe cộ ra vào cũng như việc xả khí thải vào môi trường của các doanh nghiệp đã mang lại môi trường không khí xung quanh KCX trong lành, không gian thoáng mát. Theo kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại KCX cho thấy các chỉ tiêu : Bụi, NOx, SO2, CO đều nằm trong khoảng cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT bảng 4.1 Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu khí – KCX Linh Trung II STT Vị trí đo đạc Tiếng ồn Bụi NOx SO2 CO Hydrocacbon (dBA) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) 1 Cuối đường 3 - trước cổng công ty TNHH Bao Bì giấy nhôm New Toyo 61,3 0,2 0,14 0,23 3,05 2,7 2 Trên đường B - gần côngty Freetrend & công ty Vinawood 66,3 0,3 0,16 0,27 4,01 3,8 3 Khu vực trước cổng ban quản lý 56,1 0,2 0,11 0,18 2,53 1,3 4 Cuối đường 2, gần công ty Theodore Alexander 61,9 0,2 0,13 0,20 3,00 2,3 5 Khu vực trước cổng B của KCX Linh Trung II 66,7 0,3 0,19 0,31 5,09 3,3 6 Khu vực trước cổng KCN Đồng An (hộ dân số 1289, tỉnh lộ 43, khu phố 2, phường Bình Chiểu, Thủ Đức, Tp.HCM) 65,7 0,3 0,20 0,34 8,15 4,6 QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1giờ) - 0,3 0,2 0,35 30 - QCVN 06:2009/BTNMT (trung bình 1giờ) - - - - - 5 TCVN 5949 - 1998 (Từ 6h - 18h) 75 - - - - (Nguồn: Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường) Đối với các doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào KCX đều có xây dựng hệ thống xử lí khi thải cục bộ trước khi xả thải vào môi trường. tuy nhiên, chất lượng của các công trình xử lí này đối với một số nhà máy vẫn còn kém, mang tính chất đối phó. Thực tế tại KCX cũng hay xảy ra tình trạng các doanh nghiệp xả thải ra mội trường mà không qua xử lí. Cụ thể như: công ty WANG LIH ( sản xuất băng keo)… Mặc dù đã nhiều lần bị quản lí KCX nhắc nhở nhưng tình trạng xả khí thải vào môi trường vẫn diễn ra thường xuyên. Tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh trong KCX từ nhiều ngồn khác nhau như đã trình bày ở phần hiện trạng môi trường. Trong số đó tiếng ồn từ việc ma sát của động cơ trong quá trình hoạt động tại các nhà máy là chủ yếu. Mặc dù đã dùng nhiều các biện pháp kĩ thuật nhằm hạn chế độ rung nhưng khu vực trong nhà máy, tiếng ồn vẫn còn là cao, điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến công nhân trong công ty. Một số công ty có độ cồn cao như : Theodore Alexander (gỗ nội thất),… Về mặt quản lý Đối với các doanh nghiệp chung Định kì mỗi doanh nghiệp đều tiến hành quan trắc môi trường làm việc, môi trường xung quanh khu vực doanh nghiệp. Đơn vị phụ trách đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí, nước là do mỗi doanh nghiệp tự liên hệ. Kết quả của mẫu phân tích được doanh nghiệp báo cáo thường xuyên về cho HEPZA, thỉnh thoảng nếu gặp vấn đề cần sự góp ý, hỗ trợ từ phía BQL KCX thì doanh nghiệp mới báo cáo về BQL KCX rồi mới báo cáo cho HEPZA. Điều này thể hiện sự hạn chế trong công tác quản lí của Linh Trung II đối với các doanh nghiệp. Đối với Linh Trung II Hiện tại KCX Linh Trung II chưa có thành lập phòng quản lí môi trường. Chỉ có một người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lí các vấn đề môi trường tại KCX Linh Trung II. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định về môi trường trong khu vực của các nhà máy đang hoạt động trong khu. Ít có những lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên trong khu. Những tồn tại trong công tác QLMT tại KCX Linh Trung II Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lí môi trường tại KCN, KCX trên địa bàn TP HCM nói chung mà cả KCX Linh Trung nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại khắc phục: Phân cấp trong hệ thống quản lí môi trường khu công nghiệp chưa rõ ràng; Việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện với môi trường tại các doanh nghiệp trong khu công nghệ chưa được chú trọng; Mô hình khu công nghiệp sinh thái chậm được nghiên cứu áp dụng; công tác thanh tra; kiểm tra; giám sát môi trường khu công nghiệp chưa thực sự nghiêm minh… Năng lực quản lí của Linh Trung II đối với các doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là quản lí các vấn đề bên ngoài hàng rào doanh nghiệp. Một thực tế hiện nay là luật bảo vệ môi trường Việt nam chưa thực sự có tính ngăn chặn và răn đe cao và nhiều DN vẫn có thể lách luật được. Thủ tục hành chính còn quá nhọc nhằn gây lãng phí thời gian và tiền bạc đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chế xuất trong KCN khi muốn xử lí lô hàng bị lỗi. Doanh nghiệp thường chọn phương án xuất ra nội địa do thủ tục xuất quá nhọc nhằn Công tác BVMT chưa được quan tâm đầy đủ và đúng mức về chiều rộng cũng như chiều sâu. Các đợt thanh tra, kiểm tra của sở TN&MT, HEPZA cũng như ban quản lí của KCX đã tăng nhưng còn chưa nhiều và còn hạn chế trong việc làm rõ các hành vi gây ô nhiễm, mức độ gây ô nhiễm của các doanh nghiệp. Điều này sẽ gây ảnh hưởng cho việc thay đổi hành vi của các doanh nghiệp về vấn đề môi trường theo chiều hướng tiêu cực. Dự báo tác động môi trường Đối với môi trường nước Hầu hết các doanh nghiệp trong KCX đều có hệ thống XLNT cục bộ đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của toàn khu. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp có hệ thống thoát nước thải đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa. Nước thải theo hệ thống cống thoát nước mưa đi trực tiếp ra ngoài. Hàm lượng các chất ô nhiễm torng chất thải theo hệ thống cống thoát nước thải chưa được xử lí cao thải ra môi trường ngoài gây tác động xấu đến môi trường nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng các nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến sông Sài Gòn, tác động xấu đến sinh vật thủy sinh,… Hiện tại, KCX đã lấp đầy diện tích với 41 doanh nghiệp vào đầu tư. Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt trung bình tại KCX là 100 lít/ người/ ngđ, nước thải sinh hoạt bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt, số lao động bình quân trên 1 ha đất công nghiệp là 259 người/ha. Với lượng lao động bình quân trên 1 ha đất công nghiệp, hệ số phát thải chất ô nhiễm bình quân đầu người (WHO,2003) thì tải lượng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt trong KCX được ước tính: (tham khảo từ WHO, 2003) TL = i. n . S . 0,001 Với: TL: tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt (kg/ ngđ) i: tải lượng ô nhiễm bình quân tính trên đầu người (g/người.ngày) n: lượng lao động bình quân trên 1 ha đất công nghiệp (người/ha) S: diện tích toàn KCX Bảng 4.2: Tải lượng ô nhiễm bình quân trên đầu người STT Thông số Tải lượng ô nhiễm bình quân trên đầu người (g/người.ngày) (WHO,2003) Tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tại KCX Linh Trung II (g/người.ngày) 1 BOD5 45 – 54 500 2 COD 72 – 102 1575 3 SS 70 – 145 945 4 N tổng 6 – 12 111 5 P tổng 0,8 – 4 37 6 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 20 185 Tất cả các doanh nghiệp trong KCX đều bắt buộc có hệ thống bể tự hoại. Tuy nhiên, hiệu quả xử lí của bể tự hoại vẫn chưa đạt mức cao. Bảng 4.3: Hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt của bể tự hoại STT Chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Hiệu suất xử lí (%) 1 TSS 65 2 BOD5 50 3 COD 45 4 N tổng 70 5 P tổng 75 6 Dầu mỡ phi khoáng 10 (Nguồn: Anssessment of air, water and land polltion, 1993) Với tải lượng ô nhiễm và hiệu quả xử lí của bể tự hoại có thể tính được nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước và sau xử lí. Ct = i x 1000/n Cs = Ct x (1 – H) Với: Ct: nồng độ ô nhiễm của nước thải trước khi xử lí (mg/l) Cs: nồng độ ô nhiễm của nước thải sau khi xử lí (mg/l) H: hiệu quả xử lí của bể tự hoại (%) Bảng 4.4: Nồng độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt trước và sau xử lí qua bể tự hoại STT Thông số ô nhiễm Nồng độ ô nhiễm QCVN 24:2009/BTNMT loại B Chưa xử lí Sau xử lí 1 TSS 360 126 50 2 BOD5 680 340 100 3 COD 967 531,85 100 4 N tổng 80 24 30 5 P tổng 27 5,6 6 6 Dầu mỡ phi khoáng 133 119,7 5 Theo kết quả tính toán trên, chất lượng nước thải sinh hoạt sau xử lí vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt với QCVN 24:2009/BTNMT. Với tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt cùng với nước thải công nghiệp, nếu không có sự can thiệp. kiểm soát kết hợp với những biện pháp của BQL KCX cũng như các cơ quan chức năng thì tình trạng ô nhiễm nước mặt khu vực gần KCN cũng như môi trường sông Sài Gòn ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của người dân. Đối với môi trường không khí Các chất ô nhiễm trong môi trường không khí tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng có thể gây ra những tác hại khác nhau cho con người, động thực vật và tài sản trong vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt đối đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại khu vực bị ô nhiễm. Các nhà máy trong khu vực KCX Linh Trung II đang hoạt động bình thường, ổn định. Do đó, tải lượng ô nhiễm của khí thải sinh ra trong tương lai sẽ không có sự thay đổi nhiều so với thời điểm hiện tại. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường tại KCX Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2), có đề cập đến hệ số ô nhiễm tại một số KCN điển hình trong đó có KCX Linh Trung như sau: bụi: 7,21 kg/ha/ngđ, SO2: 148,54 kg/ha/ngđ, NOX: 28,7 kg/ha/ngđ. Theo đó, với diện tích 61,75 ha, tính được tải lượng ô nhiễm không khí hiện tại tại KCX Linh Trung II như sau: Bảng 4.5: Tải lượng ô nhiễm không khí tại KCX Linh Trung II Nội dung tính toán Tải lượng ô nhiễm hông khí Bụi SO2 NOx CO Hệ số ô nhiễm khí thải bình quân tại KCX Linh Trung II (kg/ha/ngđ) 7 149 29 2 Tải lượng ô nhiễm tính trên diện tích 61,75 ha (kg/ngđ) 4452 9172 1772 116 Cơ sở hạ tầng KCX Linh trung II và cả các nhà máy cũng đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn như: trồng cây xanh, sử dụng hệ thống xử lí với độ ồn thấp và ít gây ô nhiễm (chủ yếu là bằng phương pháp hấp thụ bằng nước, NaOH). Tuy vậy, ở KCX vẫn còn tình trạng một số nhà máy xả khói thải trực tiếp ra bên ngoải hay công nghệ sản xuất vẫn còn độ ồn và bụi cao. Lượng khí thải cũng như độ ồn này tuy có tải lượng không lớn lắm nhưng với thời gian lâu dài cũng gây ảnh hưởng nhất định đến con người mà trước hết là đối với công nhân sản xuất, gây nên bệnh nghề nghiệp. Nếu trong tương lai các doanh nghiệp có biện pháp khắc phụ và nâng cao hiệu quả xử lí ô nhiễm, giảm ồn cũng như các biện pháp bảo hộ lao động cho người lao động thì có thể đảm bảo rằng vấn đề ô nhiễm không khí sẽ không đáng lo ngại. Đối với chất thải rắn Do tính chất của các ngành công nghiệp trong KCX Linh Trung II là công nghiệp nhẹ, gia công chế biến các loại sản phẩm từ những nguyên liệu thô đã được sơ chế. Mặt khác, công tác luôn thu gọn CTR trong khu được tiến hành hằng ngày do công ty vận chuyển CTR Đại Nhân Hòa thu gom, nên không có tình trạng rác thải dồn ứ, lên men, bốc mùi trong khu. Do vậy, vấn đề CTR tại KCX hiện tại là không đáng ngại. Tuy nhiên, nhu cầu sinh hoạt con của người ngày càng tăng, lượng CTR phát sinh của công nhân viên trong KCX sẽ ngày một tăng. Hệ số phát thải rác sinh hoạt của lực lượng lao động: 0,4kg/người/ngày (năm 2005);0,5kg/người/ngày (năm 2010); 0,6kg/người/ngày (năm 2015); 0,7kg/người/ngày (năm 2020) CTR sinh hoạt = k* n * S Với: k: hệ số phát thải rác sinh hoạt bình quân đầu người n: dân số bình quân trên 1 ha S: diện tích toàn KCX Bảng 4.6: CTR sinh hoạt tại KCX Năm Lượng CTR sinh hoạt phát thải qua các năm (kg/ngày) 2005 3705 2010 4631,25 2015 5557,7 2020 6483,75 Do hiện nay KCX đã lấy đầy diện tích và đi vào hoạt động ổn định nên CTR công nghiệp và CTR sinh hoạt có sự thay đổi qua các năm nhưng không đáng kể. Lượng CTR công nghiệp từ các doanh nghiệp trung bình trong 6 tháng đầu năm 2010 là 369,42 tấn Tuy nhiên, hiện nay CTRNH tại nhà máy nước tải tập trung KCX do có chứa thủy ngân trong chất thải phòng thí nghiệm nên chưa được thu gom, hiện còn lưu tại kho CTNH của nhà máy xử lý nước thải tập trung. Do đó, nếu tình trạng không có nguồn đầu ra cho CTNH này thì các vấn đề ô nhiễm do CTNH sẽ là vấn đề lớn đối với KCX. CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI KCX LINH TRUNG II Các biện pháp thực hiện trong thời gian tới Đối với các doanh nghiệp Tuân thủ các quy định về BVMT, nghiêm chỉnh đầu tư, vận hành các hệ thống xử lý ô nhiễm; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp trong sử dụng cơ sở hạ tầng KCX, KCN và phí bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phí BVMT đúng quy định pháp luật. Nâng cao nhận thức BVMT, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn nguyên, nhiên liệu trong sản xuất. Tăng cường giải pháp sản xuất sạch hơn, quản lý nội tại hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả. Có bố trí cánbộ phụ trách môi trường tại doanh nghiệp. Phải xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm cục bộ đạt tiêu chuẩn quy định và vận hành thường xuyên (Nước thải sản xuất, khí thải); Biện pháp dài hạn Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý môi trường và tài nguyên của KCN, KCX phát huy vai trò của bộ phận chuyên môn về BVMT của KCN, KCX. Xây dựng hệ thống quan trắc tự động để quản lý và giám sát, kiểm tra chất lượng nước thải tại các KCN, KCX để có hệ thống cơ sở dữ liệu và kịp thời phát hiện các trường hợp xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Ứng dụng các công cụ tin học để đơn giản hóa công tác quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước và tại doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng các kiến thức quản lý BVMT cho các bộ phận môi trường KCN, KCX và các nhân viên chuyên trách về môi trường của các doanh nghiệp trong KCN, KCX. Phối hợp Sở TNMT kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng nước ngầm và xả thải nước thải của các doanh nghiệp trong KCN. Từng bước hạn chế việc khai thác, sử dụng nước ngầm để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm chung của thành phố. Phối hợp Sở TNMT, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND các quận/huyện có KCN, KCX rà soát để xác định chính các nguồn thải trên địa bàn để có cơ sở xác định trách nhiệm của các đơn vị xả nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp về công tác BVMT. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các Công ty PTHT KCN, KCX trong việc nắm tình hình và phát hiện doanh nghiệp vi phạm môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhiều lần dưới các hình thức: ngưng hoạt động các công đoạn sản xuất phát sinh ô nhiễm, ngừng cung cấp điện, ngừng cung cấp nước, không cho thoát nước thải, đóng cửa sản xuất, thu hồi Giấy phép đầu tư/Chứng nhận đầu tư. Biện pháp quản lí Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan hữuquan trong bộ máy quản lí của Nhà nước: sở Tài nguyên và môi trường TP HCM, Ban quản lí các khu công nghiệp và khu chế xuất TP HCM, UBND các quận huyện,…đối với các khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước đối với các KCX. Phối hợp trong việc tăng cường thanh tra, kiểm soát và xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm mỗi trường nghiêm trọng theo quyết định số 64/2003 – TT của Thủ tướng Chính phủ. Muốn vậy, Chính phủ phải thống nhất quản lý nhà nước về BVMT trong phạm vi cả nước, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ viên chức. Bên cạnh việc phối hợp quản lý giữa các cơ quan hữu quan, cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, tránh đùn đẩy trách nhiệm, chống chéo trong quản lí dẫn đến trì trệ và phức tạp trong công tác quản lí. Lực lượng QLMT tại KCX còn mỏng, điều này rất khó trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lí các vi phạm. Do đó cơ sở hạ tầng KCX cần tăng cường đội ngũ QLMT, kiểm soát các hoạt động bên ngoài hàng rào các doanh nghiệp trong KCX, còn các vấn đề bên trong hàng rào mỗi doanh nghiệp trong KCX cần được quản lí tốt hơn với sự tham gia tích cực của chính các bộ phận có chức năng quản lí môi trường mỗi doanh nghiệp. Thành lập Thanh tra trong ban quản lí KCX nhằm tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho KCX, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Nếu quản lí không có kiểm tra, thanh tra và thiếu biện pháp chế tài thì không thể thực thi tốt nhiệm vụ, đồng thời không thể buộc các đơn vị chịu sự quản lí thực hiện tốt các chính sách pháp luật và các quy định của Nhà nước. Tăng cường đào tạo về chuyên môn cho các cán bộ nhân viên cũng như về BVMT, trang bị kiến thức quản lí có hệ thống, đủ sức đảm đương nhiệm vụ, trang những thiết bị chuyên dùng cho giám sát môi trường. Thường xuyên tổ chức thu phí BVMT, đồng thời thời tiến hành giảm mức phí cho các cơ sở thực hiện tốt việc XLNT đạt tiêu chuẩn môi trường, tăng mức phí đối với cơ sở vượt tiêu chuẩn. Nâng cao hơn nữa năng lực và vai trò quản lí của BQL KCX. Đồng thời, đối với mỗi doanh nghiệp nên tiến hành bố trí nhân viên môi trường nhằm vận hành công trình xử lí cũng như quản lí hiệu quả hơn. KCX Linh Trung II nên thành lập phòng chuyên trách môi trường nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lí các vấn đề môi trường phát sinh trong KCX. Biện pháp quy hoạch đầu tư Việc cấp phép đầu tư cho các dự án đi vào hoạt động cần phải theo đúng với qui hoạch ban đầu và có sự qui định rõ ràng phù hợp với yêu cầu BVMT: Trong quá trình xin giấy phép đầu tư, doanh nghiệp phải dự trù nguồn vốn dành riêng cho công tác BVMT. Các hạng mục công trình về BVMT phải phù hợp với đặc thù sản xuất của doanh nghiệp và bắt buộc phải đấu nối vào hệ thống XLNT chung của toàn khu. Không sử dụng các dây chuyền sản xuất cũng như các công trình xử lý ô nhiễm quá lạc hậu, cũ kỹ vừa không tiết kiệm năng lượng vừa gây ô nhiễm. Đầu tư các trạm quan trắc tự động thường xuyên giám sát diễn biến chất lượng môi trường của các doanh nghiệp, KCX và không khí xung quanh cũng như dự báo xu thế tác động đến môi trường tại KCX. Biện pháp kỹ thuật công nghệ Đẩy mạnh áp dụng các thành tựu kỹ thuật và công nghệ về sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả hoạt động, hình ảnh của công ty và môi trường làm việc, sức khỏe, an toàn cho công nhân, tiết kiệm được chi phí xử lí cuối đường ống. Trong đó, chú trọng đến đổi mới công nghệ, trang thiết bị, quản lí nội quy, kiểm soát quá trình sản xuất, tuần hoàn tái sử dụng ngay tại cơ sở. Khuyến khích đầu tư công nghệ tái chế, tái sinh chất thải nhằm tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu đầu vào và tận dụng tốt nguồn đầu ra. Ví dụ như tại nhà máy XLNT tập trung đang có dự án tách dầu từ nước thải để sản xuất xà phòng…. Cần phân loại rác công nghiệp, rác thải nguy hại riêng theo từng loại hình công nghiệp để dễ tái chế. Áp dụng thường xuyên và nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn, quốc tế và quốc gia về BVMT bên cạnh việc đào tạo cán bộ nhân viên để việc áp dụng cá hệ thống này trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Đầu tư trang thiết bị trong công tác quan trắc và phân tích môi trường. Biện pháp giám sát chất lượng môi trường Giám sát chất lượng môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu, một mặt nhằm rà soát, đánh giá quá trình tuân thủ các quy định Nhà nước của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCX Linh Trung II, mặt khác thu thập được nguồn thông tin phản hồi từ diễn biến chất lượng môi trường. Từ đó, có cơ sở để cảnh báo hoặc đề ra những chính sách phù hợp và kịp thời nhằm BVMT trong KCX. Công tác giám sát môi trường chia theo trách nhiệm sau: Cơ quan Nhà nước về BVMT: ngoài việc tiến hành thường xuyên công tác quan trắc Các thành phần môi trường: nước, không khí xung quanh….cần phải có hệ thống quan trắc tự động đặt trongkhuôn viên trong KCX nhằm tránh tình trạng xả thải lén lút chất thải ra môi trường mà không qua xử lí cục bộ của một số doanh nghiệp vì hiện tại trong KCX vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp xả nước thải cũng như khí thải ra môi trường mà không qua xử lí cục bộ. Đây là phương pháp xử lí khá hữu hiệu nhăm giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực cũng như tần suất trong kiểm tra, kiểm soát thường xuyên công tác xử lí ô nhiễm của các doanh nghiệp. Linh Trung II cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động cần thực hiện nghiêm chỉnh việc giám sát môi trường định kỳ theo qui định. Các biện pháp phối hợp Khuyến khích việc mở rộng các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lí chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác BVMT, tăng cường sự quản lí của Nhà nước, đẩy mạnh công cụ kinh tế trong QLMT, xác định rõ trách nhiệm BVMT là của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và của cả cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong KCX. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về BVMT, trước hết là sự liên kết giữa các KCX, KCX trên địa bàn TP HCM. Nâng cao sự hợp tác, học hỏi kinh nghiệm trong vấn đề xử lí môi trường của các nước tiên tiến trên thế giới và áp dụng thực tiễn vào khu vực. Định hướng và xây dựng khu chế xuất Linh Trung II theo KCN xanh Khái niệm về khu công nghiệp sinh thái (KCNST) Khái niệm KCNST được hai nhà khoa học Mỹ là Frosch và Gallopoupos đề xuất vào cuối những năm 80 ủa thế kỹ 20. KCNST hình thành trên cơ sở sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp. GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ CHẤT THẢI KHU VỰC TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THỦY GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ CHẤT THẢI KHU VỰC TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THỦY GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ CHẤT THẢI KHU VỰC TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THỦY GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ CHẤT THẢI KHU VỰC TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THỦY Hình 3.4 Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp Các nhà khoa học cho rằng: hệ thống công nghiệp không phải là các thực thể đơn lẻ mà là tổng thể các hệ thống giống như hệ sinh thái tự nhiên. Sinh thái học công nghiệp tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp. Sơ đồ trên hình 3.5 phản ánh mô hình hoạt động sản xuất công nghiệp theo hệ thống, các dòng năng lượng và vật chất luân chuyển tuần hoàn. Những bán thành phẩm, chất thải hoặc năng lượng thừa có cơ hội quay vòng tối đa ngay bên trong hệ thống, giảm đến mức thấp nhất các chất thải phát tán vào môi trường tự nhiên. Như vậy, KCNST là một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, cộng đồng KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại. Mục tiêu của KCNST là cải thiện hoạt động kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong KCNST. Một KCNST thực sự cần phải là: Một mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm của nhau (BPX). Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế. Một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường. Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch”. KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ KCNST năng lượng tái sinh, tái tạo tài nguyên). KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và công trình xây dựng bảo vệ môi trường. Khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp, thương mại, ở,…). Lợi ích của việc phát triển KCX Linh Trung II theo quy mô hình KCN sinh thái Xây dựng KCX LinhTrung II Công Ty Liên Doanh Sepzone – Linh Trung theo hướng KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể: Đối với Công TY Liên Doanh Sepzone – Linh Trung và các doanh nghiệp thành viên đang hoạt động trong KCX Linh Trung II: Doanh nghiệp đầu tư vào KCX Linh Trung II chủ yếu là các quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản… và loại hình kinh doanh đa số thuộc các lĩnh vực về điện tử, bao bì, giấy, điện tử viễn thông, may mặc…. Như công ty TNHH sản xuất bao bì Packamex, công ty TNHH E-WON Việt Nam, Công ty TNHH bao bì giấy nhôm New Toyo,… những công ty nay khi các chất thải có thể tái sử dụng được. Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách tiết kiệm, tái chế, sử dụng nguyên – vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải. Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lí chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. Những lợi ích cho các doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho Sepzone Linh Trung. Đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung: KCXST là một động lực phát tiển kinh tế công nghiệp của toàn khu vực: tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động. Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ ở địa phương, làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển. Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới. Lợi ích cho xã hội: KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của khu vực lân cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật,… Tạo bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn hơn cho toàn khu vực, thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với sản xuất công nghiệp lâu nay. KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững. Lợi ích cho môi trường : Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mơi nhất về nơi sản xuất sạch hơn, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lí chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lí môi trường và công nghệ mới khác. Đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng,tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh. Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lí riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường. So sánh với mô hình KCN truyền thống: So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc : cộng sinh công nghiệp, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế đồng thời đạt được hiệu quả môi trường là không phủ nhận. Dựa trên sự phân tích và tổng hợp các quan điểm về sinh thái công nghiệp của nhiều nhà khoa học từ nhiều quốc gia, nhận thấy có sự đồng thuận: Các nhà khoa học không nhìn nhận sản xuất công nghiệp thông qua một công ty riêng lẻ hoặc viễn cảnh một dây chuyền sản xuất đơn lập, mà nhận thức sản xuất công nghiệp như là “hệ sinh thái” của mọi tổ chức – trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng. Các giải pháp nâng cao công tác QLMT Chương trình giám sát chất lượng môi trường Giám sát hoạt động các nhà máy riêng biệt Đối với KCX Linh Trung II cần phải nâng cao việc giám sát hoạt động của từng nhà máy riêng biệt nhằm mục đích: Xác định và kiểm soát hiệu quả các trạm xử lý khí thải cục bộ của từng nhà máy, đảm bảo chất lượng khí trước khi thải vào môi trường của KCX cũng như bên ngoài môi trường đạt quy chuẩn quy định. Xác định và kiểm soát hiệu quả các trạm xử lý nước thải cục bộ của từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn đăng ký trước khi về trạm xử lý nước thải tập trung. Đo đạt lưu lượng thực tế các nhà máy và chỉ số BOD để làm cơ sở tính từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn đăng ký trước khi về trạm xử lý nước thải tập trung. Đo đạt lưu lượng thực tế của các nhà máy và chỉ số BOD để làm cơ sở tính toán cho việc thu phí vận hành hệ thống XLNT. Kiểm soát và thống chế chặt chẽ các chất độc hại có trong môi trường nước thải để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho nhà máy XLNT tập trung. Tất cả các xí nghiệp, nhà máy phải có biện pháp giải quyết việc thải bỏ chất thải rắn: Các thu gom và cách vận chuyển như thế nào Phương pháp xử lý, đơn vị xử lý nào chịu trách nhiệm giải quyết thải bỏ chất thải rắn ở từng xí nghiệp, nhà máy. Cách thải bỏ: phương tiện thu gom, chuyên chở. Phải có báo cáo thường kỳ về các vấn đề trên. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và công tác BVMT tại KCX linh Trung II, cho thấy: Tại KCX Linh Trung II vẫn còn tồn tại một số chỉ tiêu ô nhiễm trong các thành phần môi trường vượt chỉ tiêu cho phép của Nhà nước. Công tác kiểm tra, kiểm soát cũng như mức phạt cho các hành vi vi phạm vẫn chưa cao dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp xả nước thải công nghiệp vào hệ thống thoát nước mưa, hay xả vào hệ thống XLNT tập trung của toàn khu mà vẫn chưa qua xử lí cục bộ, vẫn còn một số doanh nghiệp đấu nối chưa triệt để vào hệ thống XLNT tập trung,…gây ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra, ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Sài Gòn. Cùng với khí, nước thì CTNH vẫn đang là vấn đề trong KCX Linh Trung II. Hiện tại vẫn chưa giải quyết được cho lượng CTNH có chứa Thủy ngân trong chất thải thí nghiệm, mặc dù ban quản lí KCX đã kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được giải quyết. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn vẫn chưa được thực hiện. Còn nhiều khó khăn và thiếu sót cần khắc phục trong việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường ISO 14001:2004 Công tác QLMT chưa cao, chưa có phòng chuyên trách về môi trường, công tác QLMT do một bộ nhân viên chịu trách nhiệm gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát. Công tác quản lí chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa có đủ sức để răn đe các doanh nghiệp vi phạm. Kiến nghị Để nâng cao công tác quản lí, bảo vệ môi trường tại KCX Linh Trung II, một số kiến nghị sau đây được đề xuất: Đối với cơ quan chức năng Cần phải có những giải pháp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường ở KCN, KCX như: rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, các văn bản hướng dẫn, nhất là vấn đề phân cấp QLMT các KCN và công tác tổ chức thanh tra môi trường; tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Chú trọng hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường KCN nhằm giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại. Đối với Linh Trung II Ban quản lí Linh trung II cần thành lập đơn vị chuyên trách về môi trường như Phòng Môi trường, đào tạo chuyên môn và trang bị các trang thiết bị để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát môi trường trong KCX. Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các cán bộ công nhân viên trong khu. Cần nâng cao các biện pháp chế tài đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường. Đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp đấu nối chưa triệt để vào hệ thống XLNT tập trung của khu cần nhanh chóng tiến hành nối theo bản cam kết bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp hiện vẫn đang còn sử dụng các công nghệ xử lý chất thải quá lạc hậu, cũ kỹ gây ô nhiễm môi trường vừa không tiết kiệm nguồn nguyên liệu cần có kế hoạch thay thế. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu việc áp dụng dự án tách dầu từ nước thải để sản xuất xà phòng tại nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nghiên cứu việc tận dụng bùn thải không phài là chất thải nguy hại theo kết quả phân tích của Viện tài nguyên môi trường tại nhà máy XLNT tập trung làm phân bón cho cây xanh trong khuôn viên KCX Linh Trung II. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ tài nguyên và môi trường (6/2004). Luật bảo vệ môi trường Bộ tài nguyên và môi trường 2003. quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng chính phù về thủ tục chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để, Hà Nội. Bộ tài nguyên và môi trường, 2006. Quyết định số 23/2003/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại, Hà Nội. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), 2010. Môi trường với cộng đồng ( Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Tp.HCM, 2010. Quy hoạch dự kiến phát triển ( Tổng cục môi trường ( QCVN 01:2009/BYT: quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 24:2009/BTNMT: quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước QCVN 19:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 20:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 09 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP.doc
Tài liệu liên quan