Đề tài Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 5 1.1. Nước biển dâng và biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển 5 1.1.1. Những yếu tố làm thay đổi mực nước biển 5 1.1.2. Xu hướng mực nước biển gần đây 6 1.1.3. Kịch bản nước biển dâng trong tương lai 6 1.1.3. Tác động của nước biển dâng 8 1.1.4. Những biến đổi khí hậu khác 23 1.2. Một vài vấn đề nước biển dâng tại Việt Nam 24 1.2.1. Các kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam và tính dễ bị tổn thương 24 1.2.2. Tác động của nước biển dâng đến Việt Nam 28 1.3. Khung phân tích tác động nước biển dâng 31 1.3.1. Bước 1:Xác định vấn đề 35 1.3.2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 35 1.3.3. Bước 3: Kiểm tra phương pháp 35 1.3.4. Bước 4:Lựa chọn kịch bản 35 1.3.5. Bước 5: Đánh giá tác động 35 1.3.6. Bước 6:Đánh giá sự thích nghi tự động 38 1.3.7. Bước 7: Đánh giá các chiến lược thích nghi 38 1.4. Tiểu kết Chương I 39 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 40 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 40 2.1.1. Vị trí địa lý 40 2.1.2. Địa hình 41 2.1.3. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn 43 2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 44 2.2. Đặc điểm Vườn Quốc gia Xuân Thủy 45 2.2.1. Đa dạng sinh học 45 2.2.2. Việc sử dụng và quản lý tài nguyên khu vực bãi bồi 57 2.2.2. Cơ sở hạ tầng, dân số và giáo dục 59 2.2.3. Hoạt động kinh tế và thu nhập 61 2.3. Sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn/bãi bồi 63 2.3.1. Dịch vụ cung cấp 63 2.3.2.Dịch vụ môi trường 64 2.3.3.Dịch vụ văn hóa: 64 2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ 65 2.4. Tiểu kết Chương II 68 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 69 3.1. Lựa chọn kịch bản nước biển dâng 69 3.2. Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy 73 3.2.1. Đánh giá định tính 73 3.2.2. Đánh giá định lượng 78 3.3. Những yếu tố không chắc chắn 89 3.4. Tiểu kết Chương III 90 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 91 4.1. Các biện pháp giảm nhẹ liên quan đến quốc gia và toàn cầu 91 4.1.1. Tăng bể hấp thụ khí nhà kính 91 4.1.2. Giảm phát thải khí nhà kính 92 4.2. Các biện pháp thích nghi 93 4.2.1. Bảo vệ 94 4.2.2. Rút về phía sau 95 4.2.3. Thích nghi 95 4.3. Tiểu kết Chương IV 98 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 104

doc115 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bùn lầy ngập mặn cửa sông ven biển, có khả năng chống chọi với tác động của sóng, gió. Hàng năm, các loài ngập mặn tiên phong lấn dần ra các vùng mới bồi, tạo tiền đề cho sư hình thành vùng đất mới ven biển. Bảo vệ vùng biển khỏi tác động của bão, gió: Thực các dải rừng ngập mặn phòng hộ có thể che chắn bảo vệ đê biển, các công trình, các cơ sơ hạ tầng, mùa màng, nơi cư trú của người dân, các phương tiện dánh bắt khỏi sự phá hoại của gió mạnh, sóng, bão( C.P Howe và cs, 1996; Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1999). Xử lý chất thải và làm sạch nước: Nhờ có hệ vi sinh vật phong phú trong đất biển và nước triều cộng với các loài cây ngập mặn tham gia vào các quá trình hấp thụ, phân hủy các chất thải, lọc và làm lắng các chất thải. 2.3.3.Dịch vụ văn hóa: Giá trị giáo dục: Hệ sinh thái đã cung cấp cơ sở cho việc giáo dục chính thức và không chính thức cho người dân, học sinh địa phương cũng như là địa điểm nghiên cứu cho sinh viên, nghiên cứu viên. Quan hệ xã hội : Việc khôi phục rừng ngập mặn đã tạo ra những việc làm và mối quan hệ mới trong cộng đồng người dân ven biển như giữa người trồng, bảo vệ rừng và người khai thác tài nguyên trong vùng. Các mối quan hệ này cần phải được xem xét để đảm bảo cho sự bền vững của rừng ngập mặn. Du lịch sinh thái : Huyện Giao Thủy, đặc biệt là Vườn Quốc gia Xuân Thủy có tiềm năng du lịch sinh thái Dịch vụ hỗ trợ Hình thành đất : Có thể nói rừng ngập mặn là hàng rào, lá chắn, góp phần giữ lại lượng trầm tích từ các sông đổ ra và từ biển đưa vào, làm tăng sự lắng đọng của trầm tích cho một số loài tái sinh tự nhiên mạnh như bần chua, sú… Sinh cảnh/chu trình dinh dưỡng : Rừng ngập mặn là nơi cư trú (một phần hoặc cả đời) của nhiều loài sinh vật có giá trị. Trong lưới thức ăn của vùng biển Giao Thủy nói riêng hay cửa sông nói chung, nguồn thức ăn chính là sản phẩm của rừng ngập mặn và đặc biệt là phù sa hữu cơ chuyển ra từ đất liền nhờ các dòng sông. Theo một nghiên cứu gần đây, lượng rơi của rừng ngập mặn tăng từ 6,6 tấn/ha (rừng 5 tuổi) lên 12,4 tấn/ha (rừng 9 tuổi) Tạo năng suất sơ cấp: Rừng ngập mặn, một số loài thực vật nổi và các sinh vật khác vùng cửa sông ven biển tạo ra một lượng năng suất sơ cấp tương đối lớn. Bảng 2.4. Ước tính giá trị kinh tế rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy Sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị phi sử dụng Trực tiếp Gián tiếp Lựa chọn Quasi-Option Tùy thuộc Tồn tại VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD VND USD DỊCH VỤ CUNG CẤP Khai thác gỗ 125.800 7,91 Chất đốt 91.500 5,75 Nuôi trồng thủy sản 16.500.000 1.037,74 Mật ong 141.000 8,87 Nguồn lợi biển 3.120.000 196,23 Cây làm thuốc 19.000 1,19 DỊCH VỤ VĂN HOÁ Du lịch/Giải trí 18.000 1,13 Nghiên cứu và giáo dục VS VS Thẩm mỹ VS VS DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Bảo vệ đường bờ biển 266.666.667 16.729,56 Chắn gió VS VS Hấp thụ cacbon 235.313 14,8 Làm sạch nước VS VS Giải phóng ra khí oxy 121.766 7,66 Nuôi trồng thủy sản (ngọc trai) VS VS Vườn ươm VS VS DỊCH VỤ ĐA DẠNG SINH HỌC Đa dạng sinh học VS VS Các loài di trú VS VS Các loài quý hiếm VS VS Hệ sinh thái rừng đước VS VS TEV (+) (trên 1 ha) 20.015.300 1.259 267.023.746 16.752,02 Nguồn: Dựa theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ninh và các cộng sự,2006. Lưu ý *việc thu lượm các sản phẩm biển và đánh bắt cá không được tổ chức mà được thực hiện theo thành viên hộ gia đình theo mùa vụ hoặc thỉnh thoảng ** Tỷ giá hối đoái: Tháng 10/2005, US$1= VND15,900 (+) TEV được ước tính dựa trên cơ sở tổng diện tích rừng ngập mặn được xác định VS (Very Significant): Rất đáng kể Tiểu kết Chương II Tóm lại, Chương II của chuyên đề đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm các điều kiện tự nhiên, các đặc điểm về đa dạng sinh học và hoạt động kinh tế - xã hội của người dân năm xã giáp Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Bên cạnh đó, Chương II cũng đã chỉ ra những sản phẩm, dịch vụ mà hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy cung cấp đồng thời ước tính tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tạo tiền đề cho công việc tính toán ở Chương III. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 3.1. Lựa chọn kịch bản nước biển dâng Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), mực nước biển dâng tại Việt Nam đã tăng khoảng 5 cm từ trong giai đoạn 1960-1990 và Phòng khí tượng thuỷ văn đã ước tính rằng mực nước biển đang dâng lên với tốc độ trung bình là 2mm/năm. Người ta dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng 9cm vào năm 2010, 33cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và 1m vào năm 2100. Nước biển dâng khu vực tại Việt Nam được đo từ những dữ liệu thuỷ triều thu thập bởi Trung tâm khí tượng thuỷ văn biển tại 4 trạm (Hòn Dấu, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Vũng Tàu). Trong giai đoạn 1990 – 2000, theo trạm Hòn Dấu-trạm được thành lập lâu nhất và đưa ra những dữ liệu rõ ràng nhất về nước biển dâng, tốc độ dâng trung bình của nước biển là 1,9mm/năm. Trạm Vũng Tàu ở miền Nam Việt Nam lại đưa ra một xu hướng khác. Kết quả khác nhau này có thể là do vị trí trạm quan sát thay đổi mặc dù trạm Đà Nẵng tại Trung tâm Việt Nam cũng đưa ra kết quả khác trạm Hòn Dấu. Cho đến nay, những nghiên cứu khoa học tại Việt Nam đã tìm ra bằng chứng của nước biển dâng. Theo Tường (2001), sự gia tăng mực nước biển là trong khoảng 1,75 đến 2,56 mm/năm tại 4 trạm quan sát. Theo Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường công bố tháng 4/2009, kịch bản nước biển dâng của Việt Nam theo các mốc thời gian của thế kỷ 21 như sau: Bảng 3.1.Kịch bản nước biển dâng theo các mốc thời gian của thế kỷ 21 Kịch bản nước biển dâng (cm) Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Cao 12 17 24 33 44 57 71 86 100 Trung bình 12 17 23 30 37 46 54 64 74 Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Hình 3.1.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng Nguồn: Hình 3.2.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 Nguồn: Hình 3.3. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi mực nước biển dâng lên 2m Nguồn: Cũng theo “Báo cáo tóm tắt Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình của Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Do đó, trong khuôn khổ chuyên đề, tôi sẽ sử dụng kịch bản tốc độ nước biển dâng trung bình là 3mm/năm trong giai đoạn 2010-2015. Như vậy, mực nước biển dâng trong giai đoạn đó qua các năm so với 2009 là: Bảng 3.2.Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Mực nước biển dâng lên (mm) 3 6 9 12 15 18 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả 3.2. Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy 3.2.1. Đánh giá định tính Các tác động sinh địa lý (mất đất, tăng lũ lụt, xói mòn bờ biển, nhiễm mặn) gây ra ảnh hưởng đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân nơi đây. Đánh giá định tính các tác động tiềm năng của nước biển dâng đến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có thể thể hiện bằng bảng ma trận sau: Bảng 3.3.Ma trận tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ Tác động của nước biển dâng Mất đất Tăng lũ lụt Xói mòn bờ biển Nhiễm mặn Tăng mực nước ngầm Thay đổi quá trình sinh học Hệ thống tự nhiên Thảm thực vật và sinh cảnh sống x x x x Động thực vật nổi x Động vật đáy x Côn trùng x Cá, lưỡng cư và bò sát x x x Chim x Thú x Hệ thống Kinh tế-Xã hội Trồng trọt x x x x Chăn nuôi x x Thuỷ sản x x x x Công nghiệp (sản xuất muối) x x Dịch vụ, du lịch x x x x Cơ sở hạ tầng x x Giao thông x x x Giá trị văn hoá x x x Sức khỏe con người x x x Nguồn nước x x x x Định cư của con người x x x x Nguồn: Tổng hợp của tác giả ●Mất đất: Khu vực đất ngập nước biển rất dễ bị tổn thương khi nước biển dâng. Khi nước biển dâng, đường ranh giới bên ngoài những vùng đất ngập nước, cụ thể trong trường hợp này là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ bị xói mòn và những khu vực ngập nước mới sẽ được hình thành vào sâu bên trong do vùng đất khô ráo trước đó đã bị ngập lụt bởi mực nước biển cao hơn. Tuy nhiên, số lượng những vùng đất ngập nước mới hình thành này lại nhỏ hơn rất nhiều so với những vùng đất ngập nước đã bị mất. Nói chung, những vùng đất ngập nước thuỷ triều có thể được nhận thấy ở giữa mực nước biển và thuỷ triều cao nhất trong một vòng trăng hàng tháng. Vì vậy, những khu vực có chu kỳ thủy triều ngắn là dễ tổn thương nhất. Tại Việt Nam, những vùng đất ngập nước chịu tác động và đe doạ bởi nước biển dâng có thể lên đến 17000km2, trong đó khoảng 60% là những vùng đất ngập nước ven biển. Phần lớn những khu vực bị đe doạ sẽ ở rừng đước ở Minh Hải-Vũng Tàu và khu vực Ramsar Xuân Thuỷ tại cửa sông Hồng vì những vùng này không thể chuyển vào sâu trong đất liền. (Huân, 1996) Mất diện tích đất ngập nước có nghĩa một diện tích rừng ngập mặn cũng như các khu vực bãi bồi phù sa bị mất. Ramsar Xuân Thuỷ được coi là “ga chim” , các loài chím thường đến đây kiếm ăn trên các bãi bồi phù sa. Vì vậy, nếu diện tích này bị mất đi, chim không có chỗ trú ngụ và kiếm ăn, số lượng chim đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ giảm. Bên cạnh đó, nước biển dâng làm giảm diện tích trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, người dân năm xã giáp Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có thể phải di dời đến nơi ở mới, gây ra áp lực lên nguồn tài nguyên tại các khu vực lân cận. ●Tăng lũ lụt Khi nước biển dâng, những người dân sống tại 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải sẽ càng dễ bị tổn thương hơn khi có bão lũ. Nước biển dâng càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của bão lũ càng vào sâu trong đất liền. Theo dữ liệu thu nhận được từ Trạm Khí tượng thuỷ văn, số lượng các cơn lốc nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam đã tăng lên kể từ những năm 1950. Khi những cơn bão kéo đến, mực nước biển có thể dâng lên 5-6m và sóng mạnh có thể làm vỡ đê biển và làm biến dạng bờ biển rất lớn. Ví dụ như lũ lụt hàng năm tại đồng bằng sông Cửu Long đã làm ngập lụt hơn 1,7 triệu ha và ảnh hưởng trực tiếp đến 9 triệu người. Lũ lụt sẽ tàn phá các ruộng lúa và đầm nuôi tôm, ảnh hưởng đến trồng trọt, thủy sản. Bên cạnh đó, lũ lụt còn phá hủy cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà cửa…gây khó khăn cho ngành du lịch và các ngành dịch vụ khác. Tuy nhiên, tác động lớn nhất của lũ là có thể cướp đi tính mạng con người, sau mùa lũ là lúc nhiều loài bệnh truyền nhiễm phát tán, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Để phòng chống nguy cơ lũ lụt, trong các năm 2005 và 2006, tỉnh Nam Định đã phải đầu tư cho Giao Thuỷ nâng cấp gần 6km đê biển kiên cố hoá đê. Năm 2008, chính phủ đã đầu tư cho Giao Thuỷ hơn 100 tỷ đồng để khắc phục đoạn đê sung yếu. Tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, do nước biển dâng nên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã phải chi thêm 3 tỷ để tôn cao đường tuần tra trên đê Vành Lược lên 1,5m (ban đầu là 1m). ●Xói mòn bờ biển: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý Việt Nam (2004), sự xói mòn và bồi đắp xảy ra phổ biến ở tất cả các vùng cửa sông và đường bờ biển. Xói mòn bờ biển là do tổng hợp của rất nhiều yếu tố được chia thành hai nhóm chính. Thứ nhất, cát thường di chuyển dọc theo bờ biển, khiến một số khu vực thì bị xói mòn trong khi một số khu vực khác thì được bồi đắp. Thứ hai, nước biển dâng khiến hầu như tất cả các bờ biển đều bị xói mòn. Vùng bờ biền bị xói mòn dài nhất là 60km ở Gánh Hao tại Đông bằng sông Mê Kông và dài thứ hai là 30 km tại Vạn Lý (tỉnh Nam Định), đồng bằng sông Hồng. Bờ biển Van Lý đang bị xói mòn với tốc độ 10-15m/năm trong suốt nửa cuối của thế kỷ, tốc độ xói mòn bờ biển trung bình tăng từ 8,6 m/năm trong giai đoạn 1965-1990 đến 14,5 m/năm giai đoạn 1991-2000. Hình sau thể hiện sự thay đổi đường bờ biển tại Nam Định giai đoạn 1905-1922. Hình 3.4.Sự thay đổi đường bờ biển tại tỉnh Nam Định giai đoạn 1905-1992 Nguồn: Phan Thị Thuý Hạnh, Masahide Furukawa, Tác động của nước biển dâng đến vùng bờ biển tại Việt Nam. Xói mòn bờ biển sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch do nhiều bãi biển đẹp bị biến mất. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở hạ tầng xây sát bờ biển cũng chịu thiệt hại do tác động của hiện tượng này. ●Nhiễm mặn Độ mặn là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất đến sự phát triển và phân bố của rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn chỉ có thể phát triển tốt tại nơi nồng độ muối nằm trong khoảng 20% đến 35%. Nông độ muối quá cao (40-80%) sẽ làm giảm số lượng loài cũng như kích thước của chúng. Tại những nơi nồng độ muối đến 90%, chỉ có rất ít loài có thể tồn tại và ngay cả khi như vậy, chúng cũng phát triển rất chậm. Tuy nhiên, tại nơi độ mặn quá thấp rừng ngập mặn tự nhiên cũng không thể tồn tại. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, rừng ngập mặn còn cần một lượng nước sạch nhất định. Nước sạch từ sông, kênh rạch và nước mưa pha loãng độ mặn của nước biển, tạo nên nước lợ thích hợp cho nhiều loài trong các giai đoạn phát triển của chúng. Khi nước biển dâng và thay đổi dòng chảy của các con sông, sự phân bố độ mặn và lượng nước sạch tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ sẽ thay đổi, tác động đến sự phát triển bình thường của các khu rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ phản ứng bằng cách thay đổi trong năng suất, mở rộng khu vực hay đa dạng sinh học hoặc bằng cách di chuyển đến nơi khác. Những thay đồi này có khả năng thay đổi số lượng cá, tôm, cua và các loài khác sống trong rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là môi trường sống của nhiều loài động thực vật vì vậy một diện tích rừng bị mất cũng sẽ tác động đến vòng đời và môi trường sống của rất nhiều loài khác. Ngoài hệ sinh thái rừng ngập mặn, tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, khoảng 2ha rừng phi lao ở Cồn Lu đã bị chết đứng do nhiếm mặn. Trong chuyến đi thực tế xuống Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tôi đã tiến hành lấy mẫu đất tại khu vực phi lao bị chết để phân tích độ mặn. Kết quả thu được nồng độ Cl- là 0,213% trong khi theo tỷ lệ muối để phân loại đất mặn thì lớn hơn 0,2% đã được coi là mặn nhiều. Bên cạnh ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhiễm mặn sẽ tác động đến cuộc sống của người dân trong vùng. Người dân sẽ phải đi xa hơn để tiếp cận nguồn nước ngọt, thiếu lượng nước cần thiết cho công việc trồng trọt cũng như chịu thiệt hại lớn trong ngành thủy sản do nhiều loài không sống được trong môi trường nước mặn. 3.2.2. Đánh giá định lượng Theo “Ứớc tính chi phí kinh tế của nước biển dâng” của Masahiro Sugiyama, tổng chi phí là một tổng gồm 4 thành phần: chi phí bảo vệ (ví dụ: xây đê), tổn thất tư bản (mất mát cơ sở hạ tầng và nhà cửa), diện tích rừng ngập mặn tăng thêm (do rừng ngập mặn di chuyển vào sâu bên trong đất liền) và diện tích rừng ngập mặn bị mất. Đê biển sẽ bảo vệ tư bản nhưng lại ngăn không cho rừng ngập mặn di chuyển vào sâu bên trong đất liền. Chính vì vậy, quyết định không xây đê bảo vệ sẽ cho phép rừng ngập mặn di chuyển đến vùng đất mới nhưng lại gây ra tổn thất tư bản. Tuy nhiên, dù có quyết định bảo vệ hay không, diện tích rừng ngập mặn ở bên bờ biển vẫn bị mất do ngập trong nước. Hình 3.5.Tổng chi phí nước biển dâng Diện tích rừng ngập mặn bị mất Diện tích rừng ngập mặn tăng thêm Chi phí bảo vệ Tổn thất tư bản Nguồn: Masahiro Sugiyama, Uớc lượng chi phí kinh tế của nước biển dâng, 2007 Trong khuôn khổ chuyên đề, tôi chỉ xác định thiệt hại kinh tế tiềm năng bị mất do nước biển dâng làm ngập một phần diện tích rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ theo kịch bản đã nêu ở phần 3.1. Phần diện tích rừng ngập mặn này bị chết có nghĩa là con người đã mất đi những sản phẩm và dịch vụ mà diện tích rừng này có thể cung cấp nếu như vẫn tồn tại do đó lợi ích bị mất đó chính là thiệt hại kinh tế của việc mất diện tích rừng ngập mặn do nước biển dâng. a. Một số giả thiết, tham số và công thức tính toán Giả thiết: Bản đánh giá tác động dựa trên giả thiết Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để ứng phó, thích nghi với nước biển dâng trong suốt giai đoạn 2010-2015; Nước biển dâng là nguyên nhân duy nhất gây ra sự ngập lụt cho tại khu vực rừng ngập mặn thuộc Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ; Trong quá trình nước biển dâng, không xảy ra bất kỳ hiện tượng thiên nhiên bất thường nào như bão, sóng thần, động đất…có thể tích hợp với nước biển dâng tạo ra tác động lớn gấp nhiều lần. Một số tham số sử dụng: ●Tỷ lệ chiết khấu: Theo “Thông tin về hoạt động Ngân hàng tuần 9/4/2009 – 15/4/2009) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra ngày 17/4/2009, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước phổ biến ở mức từ 8,5-10%/năm, trung và dài hạn từ 10-12,5%/năm. Do tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa bằng lãi suất cho vay của ngân hàng, ta chọn giá trị r =10%. ●Tỷ lệ lạm phát: Theo công bố của Tổng cục Thống kê ngày 24/3/2009, tỷ lệ lạm phát quý I/2009 của Việt Nam là 14,47% do giá thực phẩm tăng mạnh. Năm 2008, kinh tế Việt Nam tăng trưởng quá nóng với tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục 28,3% vào tháng 8. Chính phủ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khoá, tăng lãi suất để đối phó với lạm phát 2 con số. Nhưng do giá giảm và cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế lan tới Việt Nam, chính phủ đã phải thay đổi trọng tâm chính sách. Cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp như hạ lãi suất và hạ giá đồng nội tệ. Chuyên đề sẽ sử dụng tỷ lệ lạm phát m = 14,47% (như công bố của Tổng cục Thống kê ngày 24/3/2009). Công thức tính toán: ●FV= PV(1+r)t hay PV = FV/(1+r)t t: thời gian FV: Giá trị tương lai PV: Giá trị hiện tại r: tỷ lệ chiết khấu ●Giá trị danh nghĩa = X (1+m)n m: tỷ lệ lạm phát n: năm b. Tính toán Ta xác định thiệt hại kinh tế c ủa việc mất diện tích rừng ngập mặn do tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ theo các bước sau: ●Bước 1: Sử dụng Hệ thống thông tin địa lý để ước tính diện tích bị ngập. Dữ liệu đầu vào là Bản đồ độ cao của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Sử dụng nhóm công cụ phân tích 3D (Surface volume) để tính phần diện tích bề mặt bị ngập nước. Ta có kết quả như sau theo từng năm: Bảng 3.4. Diện tích bề mặt bị ngập nước do nước biển dâng qua các năm 2010-2015 Năm Mực nước biển dâng lên (mm) Tỷ lệ diện tích bị ngập (%) Diện tích đất ban đầu không bị ngập nước (ha) Diện tích bị ngập thêm khi nước biển dâng (ha) 2010 3 0,312 11100 34,632 2011 6 0,598 11100 66,378 2012 9 0,838 11100 93,018 2013 12 1,233 11100 136,863 2014 15 1,544 11100 171,384 2015 18 1,865 11100 207,015 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả ●Bước 2: Lựa chọn một nghiên cứu lượng giá rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ làm đầu vào cho quá trình tính toán. Chuyên đề sử dụng bản lượng giá kinh tế rừng ngập mặn cửa sông Ba Lạt của Nguyễn Hữu Ninh. Do bản lượng giá này tính theo giá trị đồng Việt Nam vào tháng 10/2005 cho nên ta phải quy đổi về giá trị đồng Việt Nam năm 2009 theo công thức: FV=PV(1+r)t . Tỷ lệ chiết khấu sử dụng là r= 10% (đã nêu ở phần trên) Áp dụng công thức : FV2009=PV2005(1+0,1)4 đối với từng giá trị kinh tế, ta có kết quả như sau: Bảng 3.5.Giá trị kinh tế của từng sản phẩm, dịch vụ rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ quy đổi theo giá trị VNĐ năm 2009 Sử dụng Giá trị kinh tế (theo VNĐ tháng 10/2005) Giá trị kinh tế (theo VNĐ năm 2009) Khai thác gỗ 125.800 184.184 Chất đốt 91.500 133.965 Nuôi trồng thủy sản 16.500.000 24.157.650 Mật ong 141.000 206.438 Thu lượm sản phẩm từ biển 3.120.000 4.567.992 Dược liệu 19.000 27.818 Du lịch/Giải trí 18.000 26.354 Bảo vệ đường bờ biển 266.666.667 390.426.667 Hấp thụ cacbon 235.313 344.522 Giải phóng ra khí oxy 121.766 178.278 Tổng (VNĐ/ha) 287.039.046 420.253.867 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả ●Bước 3: Sử dụng Hệ thống thông tin địa lý GIS để xác định mức độ thiệt hại %) của từng lớp giá trị kinh tế. Dữ liệu đầu vào là các bản đồ cho từng loại giá trị kinh tế của khu vực nghiên cứu và mức độ (hệ số) nhạy cảm thiệt hại đối với mức độ ngập nước. Sử dụng bản lượng giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ (ở trên) để xác định thiệt hại kinh tế của từng lớp giá trị kinh tế theo công thức: Thiệt hại kinh tế của 1 ha = Mức độ thiệt hại (%/ha) x Giá trị kinh tế của 1 ha Ta có kết quả tính toán như sau: Bảng 3.6. Giá trị thiệt hại (VND/ha) đối với từng lớp giá trị kinh tế Sử dụng Giá trị kinh tế (VNĐ/ha) Mức độ thiệt hại (%/ha) Giá trị thiệt hại (VNĐ/ha) Khai thác gỗ 184.184 0,05 92,092 Chất đốt 133.965 0,03 40,1895 Nuôi trồng thủy sản 24.157.650 0,08 19326,12 Mật ong 206.438 0,07 144,5066 Thu lượm sản phẩm từ biển 4.567.992 0,01 456,7992 Dược liệu 27.818 0,02 5,5636 Du lịch/Giải trí 26.354 0,04 10,5416 Bảo vệ đường bờ biển 390.426.667 0,03 117128 Hấp thụ cacbon 344.522 0,03 103,3566 Giải phóng ra khí oxy 178.278 0,06 106,9668 Tổng (VNĐ/ha) 420.253.867 137.414,14 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả ●Bước 4: Dựa vào diện tích bị ngập theo kịch bản ở phần trên để tính tổng giá trị thiệt hại kinh tế tiềm năng của toàn bộ diện tích bị ngập trong một năm theo công thức: Giá trị thiệt hại kinh tế diện tích bị ngập (VNĐ) = Giá trị thiệt hại(VNĐ/ha) x Diện tích bị ngập (ha) Ta có thiệt hại kinh tế tiềm năng của việc mất diện tích rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ do nước biển dâng là: 137.414,14 x 34,632 = 475.892.635,8 (VNĐ) ●Bước 5: Chọn năm 2009 làm năm gốc (năm 0). Tính tổng giá trị thiệt hại kinh tế tiềm năng do tác động của nước biển dâng làm mất diện tích rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ trong giai đoạn 2010-2015 theo các bước sau: + Tính giá trị thiệt hại của từng năm; + Chuyển giá trị thiệt hại kinh tế của từng năm về giá trị danh nghĩa do có tỷ lệ lạm phát m = 14,47%; + Quy đổi giá trị danh nghĩa trong tương lai về giá trị hiện tại theo công thức PV=FV/(1+r)t Bảng 3.7: Thiệt hại kinh tế tiềm năng do tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ giai đoạn 2010-2015: Năm Diện tích bị ngập thêm khi nước biển dâng (ha) Thiệt hại kinh tế (VND/ha) Tổng thiệt hại từng năm Giá trị danh nghĩa Tổng thiệt hại quy về giá trị hiện tại (VND) 2010 34,632 137414,14 4758926,496 5447543,161 4952311,964 2011 66,378 137414,14 9121275,785 11951955,09 9877648,835 2012 93,018 137414,14 12781988,47 19172267,07 14404408,02 2013 136,863 137414,14 18806911,44 32291201,96 22055325,43 2014 171,384 137414,14 23550584,97 46287115,03 28740656,71 2015 207,015 137414,14 28446788,19 64000495,45 36126611,19 Tổng (VNĐ) 116.156.962,1 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả Kết luận: Theo kịch bản tốc độ dâng trung bình của nước biển là 3mm/năm thì thiệt hại kinh tế tiềm năng của việc mất diện tích rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ là 116.156.962,1 (VNĐ). Trong phần tính toán trên chưa tính đến chi phí bảo vệ (xây đê), tổn thất tư bản (mất mát cơ sở hạ tầng, nhà cửa) và diện tích rừng ngập mặn tăng thêm do hạn chế về số liệu và thời gian. Vì vậy, ta có thể thấy tổng chi phí phí thực ra còn cao hơn con số 116.156.962,1 VND. c. Phân tích độ nhạy Thiệt hại kinh tế tiềm năng của việc mất diện tích rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy có thể thay đổi khi một trong những yếu tố sau thay đổi: - Tỷ lệ chiết khấu r - Tỷ lệ lạm phát m Sau đây, tôi sẽ phân tích sự thay đổi của kết quả tính toán khi lần lượt cho những yếu tố trên thay đổi. v Phân tích độ nhạy với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu Tỷ lệ chiết khấu có thể thay đổi phụ thuộc vào thị trường, lãi suất cho vay của các Ngân hàng. Trong thời gian gần đây, do lạm phát nên Nhà nước đã đẩy lãi suất cho vay lên cao nhằm hút một lượng tiền vào Ngân hàng, tránh dư tiền trên thị trường làm đồng tiền mất giá. Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, cho tỷ lệ chiết khấu biến động trong khoảng từ 5% đến 15%, ta có kết quả sau: Bảng 3.8. Phân tích độ nhạy với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu Tỷ lệ chiết khấu (%) Thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn giai đoạn 2010-2015 (VND) 5 118870720,7 6 118269537,7 7 117698441,1 8 117156539,8 9 116642983,1 10 116156962,1 11 115697689,6 12 115264434,5 13 114856483,8 14 114473159,2 15 114113811,3 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả Hình 3.6. Biến thiến của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn theo tỷ lệ chiết khấu 5 15 10 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả Như vậy, nhìn vào biểu đồ ta thấy khi tỷ lệ chiết khấu càng cao (biến thiên từ 5% đến 15%) thì thiệt hại kinh tế tiềm năng do mất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy càng giảm. Khi tỷ lệ chiết khấu là 5% thì thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn là 118.870.720,7 VNĐ và khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên 15% thì thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy giảm xuống còn 114.113.811,3 VND. Điều này là do khi tỷ lệ chiết khấu càng cao thì tổng thiệt hại tương lai quy về giá trị hiện tại (năm 2009) càng nhỏ. v Phân tích độ nhạy với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á, tốc độ lạm phát của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2007 là 7,3%. Lạm phát ở Việt Nam tăng liên tục trong những năm gần đây và cao hơn lạm phát trung bình của các nước trong khu vực (3,3% năm 2006). Tính từ năm 2004 đến 2008, lạm phát đã tăng 35,3% và trong giai đoạn tính tới tháng 7/2007, lạm phát là 15,5%. Đã có lúc mức lạm phát hàng năm của Việt Nam đã tăng đến 25,2%, cao nhất kể từ năm 1992, tạo ra thách thức cho Nhà nước khi đang cố gắng kìm chế nền kinh tế đang phát triển quá nóng. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng Việt Nam sẽ còn 5% trong năm 2009 và lạm phát chung giảm xuống mức một con số. Trong khuôn khổ chuyên đề, tôi sẽ phân tích độ nhạy của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy khi tỷ lệ lạm phát biến thiên trong khoảng từ 10% đến 25%. Bảng 3.9. Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát (%) Thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn giai đoạn 2010-2015 (VND) 10 97466472,27 11 101398838,9 12 105471236 13 109687826,9 14 114052870,1 15 118570721,2 16 123245833,7 17 128082760,9 18 133086157,2 19 138260780 20 143611490,8 21 149143257 22 154861153,3 23 160770363,4 24 166876181,7 25 173184014,4 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả Hình 3.7. Biến thiên của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn theo tỷ lệ lạm phát 10 12,5 25 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả Như vậy, dựa vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ lạm phát càng cao thì thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy càng lớn. Khi tỷ lệ lạm phát là 10% thì thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn là 97466472,27 VND và khi tỷ lệ lạm phát tăng lên 25%, thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy tăng lên đến 173184014,4 VND. Điều này là do tỷ lệ lạm phát càng cao thì giá trị của đồng tiền càng giảm, giá trị danh nghĩa của thiệt hại kinh tế mỗi năm càng lớn dẫn đến tổng thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy khi quy về giá trị hiện tại (năm 2009) càng lớn. 3.3. Những yếu tố không chắc chắn Trong khuôn khổ chuyên đề này, những yếu tố không chắc chắn trong bản đánh giá bao gồm: vSai số: ●Sai số đo lường ●Thiếu dữ liệu: do thiếu dữ liệu nên việc tính toán tổng chi phí nước biển dâng không được đầy đủ; ●Những giả định không hợp lý: có thể những giả thiết đưa ra chủ quan tác giả cho là hợp lý nhưng trên thực tế lại vô lý. vNhững vấn đề không chắc chắn khác: ●Không chắc chắn về lượng khí nhà kính sẽ phát thải ra trong tương lai; ●Sự nhạy cảm của khí hậu và nước biển dâng đối với bức xạ nhà kính; ●Khả năng thích nghi với ngập lụt của rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy do các loài sinh trưởng tại vị trí, điều kiện, môi trường sống khác nhau thì sẽ khác nhau; ●Tốc độ di chuyển đến vị trí mới sâu bên trong đất liền của rừng ngập mặn; ●Các hiện tượng thiên nhiên bất thường như bão, sóng thần, động đất…xảy ra trong quá trình nước biển dâng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá. 3.4. Tiểu kết Chương III Tóm lại, trong Chương III, tôi đã xây dựng một kịch bản nước biển dâng và đánh giá các tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Công việc đánh giá bao gồm đánh giá định tính (thể hiện qua ma trận các tác động) và đánh giá định lượng. Tuy nhiên, do số liệu hạn chế nên công việc đánh giá định lượng mới dừng lại ở việc đánh giá thiệt hại kinh tế tiềm năng do mất rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Trong thực tế, còn nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến kết quả đánh giá đã được tác giả liệt kê trong phần cuối của bản đánh giá. CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 4.1. Các biện pháp giảm nhẹ liên quan đến quốc gia và toàn cầu Như đã nêu ở chương I, các biện pháp giảm nhẹ sẽ góp phần làm giảm tốc độ dâng lên của nước biển và ảnh hưởng đến mực nước biển dâng sau 2100 do đó chúng rất quan trọng. Các biện pháp giảm nhẹ có thể thực hiện được bằng cách giới hạn phát thải hiện tại và tương lại từ các nguồn khí nhà kính (tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch, thâm canh nông nghiệp) và tăng các bể hấp thụ khí nhà kính (như rừng hay biển). Cụ thể, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau: 4.1.1. Tăng bể hấp thụ khí nhà kính Rừng ●Cần tăng cường trồng rừng và tái trồng rừng, đầu tiên là tại các lưu vực sông, phủ xanh đất trống đồi núi trọng, bảo vệ và phát triển các khu rừng ngập mặn. Cụ thể tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, ngoài việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tự nhiên và rừng trồng như Trang cần tiếp tục trồng hỗn giao các loài đâng, bần chua để lấn biển mà dự án của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch đã thực hiện từ 1997 đến 2004. Thêm vào đó, cần có kế hoạch trồng một số loài cây ngập mặn chịu sóng, gió như mắm biển ở bờ ngoài Cồn Ngạn tạo ra dải rừng tiên phong mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cũng cần đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ngăn cản gió bão, bảo vệ đê biển, phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư, điều hoà khí hậu, góp phần cải thiện đời sống nhân dân; ●Bảo vệ rừng tự nhiên và tiến đến đóng cửa rừng, không cho khai thác rừng tự nhiên. Nêu cao công tác bảo vệ rừng đặc biệt phòng chống cháy rừng đặc biệt vào mùa khô hoặc do sự bất cẩn của con người; ●Đẩy mạnh chế biến gỗ và giới hạn việc sử dụng gỗ làm nguyên liệu ví dụ như có thể sản xuất giấy từ bã mía hoặc tái chế giấy từ giấy vụn. Đại dương: Trong 200 năm qua, đại dương đã hấp thụ khoảng 50% lượng CO2 mà con người tạo ra, tuy nhiên với tốc độ phát thải CO2 ngày càng lớn, lớp nước trở nên bão hoà, lượng ion cacbonat trong đại dương ngày càng giảm nghĩa là đại dương đang dần mất đi khả năng hấp thụ loại khí nhà kính này. Theo Danny Harvey, trường Đại học Toronto, Canada, chúng ta có thể tăng khả năng hấp thụ CO2 của đại dương bằng cách sử dụng đá vôi do đá vôi ít hoà tan trong nước nên nó sẽ chìm sâu vào lòng đại dương và hoà tan từ từ để giải phóng ion cacbonat. Sau đó, nhờ dòng đối lưu nước giàu cacbonat này sẽ được chuyển lên bề mặt và có thể hấp thụ nhiều CO2 hơn. 4.1.2. Giảm phát thải khí nhà kính Theo nghiên cứu mới nhất của Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia (NERC), nguy cơ ấm lên toàn cầu có thể giảm đáng kể nếu mỗi quốc gia cắt giảm đi khoảng 70% lượng phát thải khí nhà kính trong thế kỷ này. Sau đây, tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính: Các nguồn điện truyền thống dẫn tới phát thải ra một lượng khí nhà kính đáng kể như việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch trong nhiệt điện hay chặt rừng trong thuỷ điện. Chính vì vậy, cần phải dần chuyển sang sử dụng những loại năng lượng sạch hơn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học (ví dụ chế ra dầu diesel từ cây cọc rào) nhằm giảm bớt lượng khí nhà kính phát thải ra. Trong ngành giao thông, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng mới giảm phát thải khí cacbon như khí thiên nhiên nén CNG, khí dầu hoá lỏng LPG và nhiên liệu sinh học; Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết; Áp dụng sản xuất sạch hơn vào trong sản xuất, sử dụng những công nghệ hiện đại hơn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu đầu vào từ đó giảm các loại chất thải và khí thải ở đầu ra trong đó có các loại khí nhà kính; Trên cơ sở Nghị Định thư Kyoto, Cơ chế Phát triển sạch (CDM) là một cơ chế hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp, đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Tuy nhiên, các dự án CDM tại Việt Nam vẫn chưa nhiều do đó trong thời gian tới cần phải tạo điều kiện, khuyến khích hơn nữa các dự án thuộc loại này; Mỗi người trong cộng đồng đều có thể góp phần làm giảm khí nhà kính bằng cách thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: sử dụng các sản phẩm “xanh”, mua những thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm, mua các sản phẩm lâu bền, giảm việc sử dụng tủ lạnh, điều hoà nhiêt độ và ưu tiên sử dụng xe đạp và các phưong tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm…hơn là các phương tiện cá nhân. 4.2. Các biện pháp thích nghi Đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cộng đồng dân cư vùng ven biển nói chung và tại Giao Thủy nói riêng có ba lựa chọn cơ bản cho biện pháp thích nghi: bảo vệ, rút lui và thích nghi. Biện pháp bảo vệ có nghĩa là đắp đê; rút lui nghĩa là thay đổi địa điểm nhà hoặc hay doanh nghiệp, hay phân định ranh giới các vùng nhất định cấm không phát triển; thích nghi bao gồm thiết lập quy tắc xây dựng cứng rắn hơn, hoặc củng cố hệ thống cảnh báo sớm. Một số lựa chọn được liệt kê ở hình 4.1. Bảng 4.1. Công nghệ thích nghi của vùng ven biển Bảo vệ Rút lui Thích nghi - Công trình cứng: đê, tường chắn, rào chắn thủy triều; - Công trình mềm: phục hồi, tái tạo cồn cát, đầm lầy, bồi đắp bãi biển; - Lựa chọn truyền thống: tường chắn bằng gỗ, đá, lá dừa; trồng rừng. - Thiết lập vùng phía sau; - Di dời các công trình có nguy cơ bị đe dọa; - Giảm dần việc phát triển ở những vùng trống; - Tạo tầng đệm ở vùng cao; - Di dời công trình phụ. - Hệ thống cảnh báo di tản sớm; - Bảo hiểm rủi ro; - Biện pháp nông nghiệp mới, như là sử dụng cây trồng chống mặn; - Quy tắc xây dựng mới; - Cải thiện hệ thống thoát nước; - Khử muối. Nguồn: UNFCCC, Công nghệ thích nghi với biến đổi khí hậu, 2006 4.2.1. Bảo vệ Với phương pháp bảo vệ, lựa chọn dễ thấy nhất là xây các công trình cứng như đập ngăn nước biển .Tuy nhiên bên cạnh chi phí đắt đỏ, chúng còn có những mặt bất lợi như thay đổi vị trí xói mòn và lắng cặn. Do đó sẽ tốt hơn nếu lựa chọn các biện pháp mềm, bao gồm phục hồi cồn cát, khôi phục vùng đầm lầy, hay tiếp tục các biện pháp truyền thống như trồng rừng. Trồng thêm rừng ngập mặn tại khu vực ven biển vì chúng sẽ có tác dụng như “rào chắn” chống bão lũ, xâm nhập mặn cũng như đóng vai trò là một hệ thống lọc trước khi nước thải từ khu vực dân cư đổ ra biển. Theo các nhà khoa học, nếu mật động dày đặc của rừng ngập mặn ít nhất là 70% và được chăm sóc cẩn thận, chúng có thể cứu sống hàng nghìn sinh mạng nếu sóng thần xảy ra; Xây dựng đập và hồ tự nhiên hoặc nhân tạo tại các lưu vực sông chính và những nơi hay xảy ra lũ lụt nhằm kiểm soát ngập lụt làm giảm nhẹ tổn thất gây ra bởi lũ và duy trì nguồn nước cung cấp cho mùa khô; Củng cố những hệ thống đê sẵn có và xây dựng thêm hệ thống đê mới bao gồm đê biển và hàng rào chống mặn. Cũng có thể chống xâm nhập mặn bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước và làm cho nền đất trở nên cao hơn; Cần quan tâm đến hệ thống tưới tiêu và cung cấp nước tại khu vực địa phương ví dụ như đào các hồ nhân tạo nhỏ nhằm điều hoà lượng nước, là nơi trữ nước vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô. 4.2.2. Rút về phía sau Với phương pháp rút lui, cách thức đơn giản nhất có thể là thiết lập và phát triển vùng phía sau có khoảng cách nhất định so với mép nước biển; tránh các tác động tự nhiên của nước biển dâng bằng cách tái định cư, di dời nhà cửa và cơ sở hạ tầng từ khu vực chịu nguy hiểm đến khu vực khác an toàn hơn. Xây dựng các khu dân cư mới có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường trạm, cung cấp nước sạch và hệ thống vệ sinh môi trường phù hợp với phong tục tập quán và văn hoá của nhân dân. 4.2.3. Thích nghi Với phương pháp thích nghi, có khá nhiều lựa chọn. Chúng bao gồm hệ thống cảnh báo thiên tai, hay các biện pháp dài hạn như hệ thống xây dựng mới, hay cải tiến hệ thống thoát nước bằng cách tăng sức bơm hay sử dụng ống dẫn rộng hơn. v Trách nhiệm của Nhà Nước Hành động để thích ứng có thể liên quan đến nhiều cơ quan tổ chức, nhưng trên thực tế trách nhiệm có xu hướng thuộc về khu vực Nhà nước. Ở vùng ven biển, biến đối khí hậu có khả năng ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nguồn nước, đa dạng sinh học, an toàn và sức khỏe con người - những đối tượng mà Nhà Nước có trách nhiệm chủ yếu. Tuy nhiên ở mọi giai đoạn nhà nước nên đảm bảo sự tham gia của toàn dân. Điều này là do người dân có quyền tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, trên thực tế đây là nhu cầu tất yếu - cộng đồng dân cư trên toàn thế giới phản đối ngày càng nhiều đối với các hoạch định từ trên xuống. Nhưng sự chấp nhận và hợp tác của cộng đồng địa phương cũng rất cần thiết do hầu hết các biện pháp đều phụ thuộc vào khả năng thực hiện và duy trì của địa phương. Và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các hành động riêng của cộng đồng địa phương, chẳng hạn như ở Viti Levu, Fiji, những người dân trong làng tham gia tích cực vào việc phục hồi cây đước. Nhà nước có thể thực hiện một số biện pháp sau: Khi hoạch định kinh tế vùng, đặc biệt là vùng ven biển, phải tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai để có thể bố trí vùng hợp lý, tránh bố trí các vùng phát triển tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt do nước biển dâng; Đầu tư một khoản Ngân sách nhằm giải quyết và ngăn chặn các vấn đề có thể gây ra bởi nước biển dâng. Ví dụ: xây đê mới, cải tạo hệ thống đê cũ, trồng rừng ngập mặn, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân ven biển chịu ảnh hưởng… Xây dựng Quy hoạch thuỷ lợi chi tiết cho huyện Giao Thuỷ nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung có xét đến tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng; Đẩy mạnh hệ thống dự báo thời tiết để có thể dự báo tốt hơn thời gian đổ bộ của các cơn bão, lũ nhằm di chuyển kịp thời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; Giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về Biến đổi khí hậu-Nước biển dâng để tất cả cộng đồng dân cư và các cấp chính quyền ý thức được tầm quan trọng và cùng nỗ lực hợp tác, đóng góp chung nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất để ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Thực tế đã chứng minh, nếu người dân được cung cấp thông tin, họ sẽ ứng phó được tốt hơn ví dụ như giảm số người bị nhiễm bệnh trong mùa bão lũ nếu họ được hướng dẫn các biện pháp vệ sinh đúng cách; Hợp tác với quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ để bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên. v Trách nhiệm của khu vực tư nhân Trong một số trường hợp, khu vực tư nhân cũng có động lực để đầu tư vào công việc đối phó với nước biển dâng do nước biển dang làm xói mòn bờ biển tại những điểm du lịch. Khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc chuyển giao công nghệ nếu như được nhận những khuyến khích thích hợp dưới dạng hỗ trợ đầu tư hay giảm thuế; v Trách nhiệm của các tổ chức nước ngoài Vai trò của các tổ chức phi chính phủ cũng khá lớn. Bên cạnh tăng cường nhận thức cho cộng đồng, các tổ chức này còn đóng vai trò trung gian: xác định công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và hỗ trợ về mặt quản lý, kỹ thuật và các hỗ trợ khác. v Trách nhiệm của người dân địa phương Thay vì thụ động chờ sự giúp đỡ của người khác, người dân địa phương cũng cần chủ động trong việc thích ứng với nước biển dâng nhằm tự bảo vệ mình. Một số biện pháp người dân có thể thực hiện như sau: Chấp nhận một số mất mát, tập trung chú ý xây dựng những cơ sở hạ tầng thích nghi với nước biển dâng và chuyển dịch sang những kĩ thuật trồng trọt phù hợp hơn; Đa dạng hoá phát triển sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, thay đổi lịch thời vụ…để thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Chuyển sang trồng các loại cây biến đổi gen, có thể chịu được mặn, cho sản lượng cao; Tại khu vực ngập lụt, có thể học tập quốc gia Bangladesh, thực hiện mô hình “Nông nghiệp nổi”– một hệ thống tương tự như trồng cây trong nước, tại đó thực vật sẽ hút chất dinh dưỡng không phải từ đất mà là từ nước. Để làm nông nghiệp nổi, người nông dân phải chuẩn bị “đất sinh học” bao gồm khoáng chất, tảo nước, giống cây leo giữ nước, rơm, thảo mộc hay những phần còn lại của tây. Một khu vườn nổi điển hình có thể dài 50m, rộng 15m và cao 0,75m – mặc dù kích thước, hình dạng và nguyên liệu được điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh địa phương để đảm bảo khu vườn đó có thể chống chịu được với gió mùa và lũ thủy triều. Sau khi thu hoạch, người nông dân có thể bảo quản gốc rạ để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo; Nước biển dâng gây nhiễm mặn nước ngầm, gây ra tình trạng thiếu nước ngọt tưới cho cây vì vậy công việc tưới tiêu phải được thực hiện một cách hợp lý. Một cách tưới tiêu tiết kiệm hơn là sử dụng hệ thống bình phun với những đường dẫn nhỏ giọt để cung cấp cho đất nước và những chất dinh dưỡng cần thiết. 4.3. Tiểu kết Chương IV Trong Chương IV, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm giảm nhẹ và thích ứng với vấn đề nước biển dâng đối với Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Tuy nhiên, nước biển dâng là vấn đề khu vực và toàn cầu nên một quốc gia, một vùng dù có nỗ lực đến mấy nếu thiếu sự hợp tác, giúp đỡ quốc tế, khu vực và của các vùng khác thì các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ cũng không thể đạt được hiệu quả tối đa như mong muốn. Vì vậy, trong vấn đề này, không chỉ cần sự phối hợp liên ngành, kết hợp nhiều biện pháp chính sách khác nhau một cách mềm dẻo mà còn cần tập trung hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư của nước ngoài. KẾT LUẬN Như vậy, qua chuyên đề “Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy”, tôi đã làm rõ những vấn đề sau: Trong Chương I, tôi đã nêu khái quát những vấn đề liên quan đến nước biển dâng tại khu vực ven biển nói chung và Việt Nam nói riêng cũng như đưa ra khung đánh giá tác động gồm 7 bước được xây dựng bởi IPCC; Chương II tôi đã nêu tổng quan các đặc điểm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm các đặc điểm tự nhiên, đa dạng sinh học và các hoạt động kinh tế-xã hội của năm xã giáp Vườn Quốc gia. Đồng thời, Chương II cũng đưa ra bản ước tính tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, làm cơ sở cho việc tính toán sau này; Chương III, tôi đã lựa chọn một kịch bản nước biển dâng và đánh giá các tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm đánh giá định tính và định lượng. Tuy nhiên, do thiếu số liệu cần thiết và còn nhiều yếu tố không chắc chắn nên công việc đánh giá định lượng mới dừng lại ở đánh giá thiệt hại kinh tế tiềm năng do mất diện tích rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy; Chương IV tôi đã đưa ra một số đề xuất thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các biện pháp này không còn là lựa chọn mà là cần thiết vì đây là vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội. Khi những tác động này xảy ra, đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất là người nông dân do sinh kế của họ phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên và khả năng tài chính hạn chế khiến họ trở nên bị động trong quá trình ứng phó. Do đó, nó có thể làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn có giữa tầng lớp người giàu và người nghèo trong cộng đồng. Tuy nhiên, theo quan điểm biện chứng triết học, mọi vấn đề đều có tính hai mặt. Thách thức to lớn này có thể sẽ đem lại cơ hội cho toàn thể các quốc gia trên thế giới đoàn kết lại để cùng chung tay ứng phó với biến đối khí hậu và nước biển dâng. Hơn thế nữa, hiện tượng này như động thái cảnh báo của tự nhiên buộc con người phải xem lại toàn bộ quá trình phát triển kinh tế của mình và trong mọi trường hợp, khi con người cố tình đi ngược lại quy luật tự nhiên thì sẽ phải gánh chịu hậu quả, không bây giờ thì cũng là trong tương lai. Rất có thể đây sẽ là cơ hội để nhân loại hướng tới “một nền kinh tế ít cácbon hơn” và càng nhiều người nhận thức được rằng công cuộc bảo vệ môi trường không phải chỉ là của Nhà nước hay Tổ chức chính phủ nào đó mà là của chính bản thân mình. Bằng việc “thay đổi thói quen” trong sinh hoạt hàng ngày, tất cả chúng ta đều đang góp phần giảm lượng khí nhà kính phát thải và bảo vệ môi trường toàn cầu. Chương trình “Giờ trái đất” vừa qua chính là một minh chứng cho ý thức bảo vệ môi trường và mong muốn có một sự phát triển bền vững hơn của rất nhiều người trên thế giới. Tôi hy vọng bản đánh giá này sẽ phần nào khiến thêm nhiều người nhận thức đầy đủ hơn về một vấn đề khá nóng bỏng hiện nay là “nước biển dâng” và bằng các biện pháp giảm nhẹ và thích nghi kịp thời, đúng hướng, hy vọng các tác động mà tôi đưa ra trong bản đánh giá này sẽ chỉ ở dạng “tiềm năng” chứ không “thực sự” xảy ra trong thực tế vào thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Báo cáo quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy Nguyễn Xuân Hiền, Tác động của Biến đổi khí hậu – nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Cà Mau Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Kế hoạch quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định Susmita Dasgupta, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, Jianping Yan, Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát triển: Phân tích và so sánh Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Đa dạng sinh học ở Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Đặc điểm kinh tế-xã hội ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy TIẾNG ANH Vu Thanh Ca, Possible impacts of sea level rise on coastal erosion and flooding in Vietnamese coast Hanh, Masahide Furukawa, Impact of sea level rise on coastal zone of Vietnam Huan, Vietnam coastal zone vulnerability assessment Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC), IPCC Technical Guidelines for Assessing Climate Change Impacts and Adaptations John Kleinen, Access to Natural Resources for Whom? Aquaculture in Nam Dinh, Vietnam Kawaguchi Hyroyuki, Study on method of assessment for effects of sea level rise and integration of regional data (Final Report) Keita Furukawa, Shigeyuki Baba, Effects of sea level rise on Asian mangrove forests Kien, Climate change impacts and adaptation in Vietnam, Institute of Meteorology and Hydrology Kirsten Schuyt, Luke Brander, The economic values of the world’s wetlands, 2004 Luis Costa, Klaus Eisenack & Jurgen P. Kropp Potsdam Institute for Climate Impact Research, Calculating costs of climate change adaptation – first approaches for the SLR example Masahiro Sugiyama, Estimating the economic cost of sea-level rise Muh Aris Marfai, Impact of climate change in coastal area: a vulnerability assessment of coastal inundation due to sea level rise in Central Java Indonesia, IOP Publishing, 2009 Nguyen Huu Ninh, Luong Quang Huy, Le Thi Tuyet, Cao Thi Phuong Ly, Nguyen To Uyen, The role of biodiversity in climate change mitigation in Vietnam: Red River estuary – Balat case study, Center for Environment Research, Education and Development Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, Climate Change and Human Development in Vietnam, United Nations Development Program (UNDP) Proceedings of the International Conference - Workshop on Biodiversity and Climate Change in Southeast Asia: Adaptation and Mitigation, the Southeast Asian Regional Center for Graduate Study and Research, February 2008 Robert J.Nicholls, Case study on sea-level rise impacts, Organisation for Economic Co-operation and Development, 2003 Roberto Roson, Impact Assessment of Sea Level Rise, German Institute for Economic Research, 2006 Stephen Young, Mapping sea-level rise The Economics of Climate Change, Authority of the House of Lords, 2005 United Nation Environmental Program, Guidelines for Conducting Economic Valuation of Coastal Ecosystem Goods and Services, UNEP/GEF/SCS Technical Publication No.8. UNFCCC, Technologies for adaptation to climate change, 2006 INTERNET PHỤ LỤC Phụ lục : Tài nguyên sử dụng qua các giai đoạn lịch sử rừng ngập mặn/bãi bồi ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy và vùng đệm Giai đoạn Sự kiện (sử dụng tài nguyên và các hoạt động liên quan) Quản lý/Chính sách Giai đoạn 1960-1975: Hợp tác xã cao cấp Nhiều người tham gia hoạt động đánh bắt. Tuy nhiên do bị thu mua ép giá nên có nhiều người đã bỏ công việc này. Rừng ngập mặn bị chặt đi để trồng cói trong các năm 1960 - 1964. Chặt hạ trái phép cây ngập mặn. Vào các năm 1960-1964, đầm nuôi thủy sản tập thể (ví dụ Biên Hòa, Điện Biên) được xây dựng. Sau trận bão năm 1968, rừng ngập mặn được chú ý phục hồi và bảo vệ; Lấy củi và đánh bắt không được chính thức cho phép nhưng vẫn diễn ra; Công ty thương mại quản lý tài nguyên và sản phẩm thủy hải sản; Những năm 1960, chính sách khai hoang lấn biển để mở rộng đất nông nghiệp. Năm 1976-1988 Lấy củi và đánh bắt không được chính thức cho phép nhưng vẫn diễn ra; 1978-1979, UBND huyện cho phép chặt rừng, làm đầm tôm; 1970-1982, rừng ngập mặn bị chặt hạ rất nhiều để trồng cói, dệt chiếu xuất khẩu; Từ 1986, một diện tích rừng ngập mặn,bãi bồi được sử dụng cho nuôi trồng thủy hải sản, sau chuyến đi nghiên cúu thực tế nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng 1982, khẩu hiệu ban hàn "cói lấn rừng"; 1978-1980, Đảng nhấn mạnh vại trò quan trọng của việc bảo tồn đất ngập nước phục vụ cho nông nghiệp ở nông thôn phía Bắc Việt Nam. Sau 1988 Nhiều người tham gia vào các hoạt động đánh bắt thủy hải sản; Trước nhu cầu thị trường tôm cao, hàng loạt đầm đã được xây dựng. Các đầm tập thể cũ được đưa ra đấu thầu công khai về quyền sử dụng (thường là nhóm hộ gia đình); Từ năm 1990, người dân trong vùng bắt đầu quây vây vạng và phát triển nhanh chóng; Trồng rừng ngập mặn với kinh phí chương trình 327 (bắt đầu từ 1992) và tài trợ của Hội chữ Thập đỏ Đan mạch (bắt đầu từ 1997); Có hiện tượng đánh bắt hủy diệt; Chương trình 327; Khuyến khích nuôi trồng thủy hải sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10290.doc
Tài liệu liên quan