Đề tài Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk

MỤC LỤC PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 7 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 7 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8 1.3 Phạm vi nghiên cứu 8 PHẦN HAI: CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 9 2.1.1. Hộ và kinh tế hộ 9 2.1.1.1 Khái niệm 9 2.1.1.2 Đặc trưng kinh tế nông hộ 10 2.1.2 Phát triển kinh tế nông hộ 10 2.1.3 Các chủ trương, chính sách của đảng về phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta 11 2.2 Phương pháp nghiên cứu 11 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu 11 2.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 11 2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra 12 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 12 2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 12 2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp: 12 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 12 2.2.4 Phương pháp phân tích 12 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 13 PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đặc điểm địa bàn 14 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 14 3.1.1.1. Vị trí địa lý 14 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu 14 3.1.1.3. Địa hình 15 3.1.2. Các nguồn tài nguyên 15 3.1.2.1. Nguồn nước, thuỷ văn 15 3.1.2.2. Tài nguyên đất 15 3.1.2.3 Tài nguyên rừng 16 3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 16 3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo 16 3.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn 17 3.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 18 3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng 20 3.3. Kết quả nghiên cứu 20 3.3.1 Đặc điểm của hộ điều tra 20 3.3.1.1 Tình hình dân số, lao động 20 3.3.1.2 Trình độ học vấn của các nhóm hộ 21 3.3.1.3 Tình hình sử dụng đất sản xuất của các nhóm hộ 22 3.3.1.4 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra 23 3.3.1.5 Tình hình vay vốn của các nhóm hộ điều tra 24 3.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở xã Hòa Sơn 25 3.3.2.1 Thu của nông hộ 25 a. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ ngành trồng trọt 25 b. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ chăn nuôi 26 c. Thu và tổng thu của hộ từ hoạt động khác 27 d. Tổng hợp các khoản thu của hộ 29 3.3.2.2 Chi cho các hoạt động sản xuất của hộ điều tra 30 a. Chi cho trồng trọt 30 b. Chi cho chăn nuôi 31 c. Chi cho các hoạt động khác 32 d. Tổng hợp các khoản chi của hộ 33 3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. 34 3.3.3.1 Nhóm các yếu tố khách quan 34 a. Cơ sở hạ tầng 34 b. Giá cả thị trường 34 c. Chính sách của Nhà nước 34 3.3.3.2 Nhóm các yếu tố chủ quan 35 a. Ảnh hưởng của đất đai đến phát triển kinh tế nông hộ 35 b. Ảnh hưởng lao động đến phát triển kinh tế nông hộ 35 c. Ảnh hưởng của vốn đến phát triển kinh tế nông hộ 35 3.3.4 Đánh giá tổng quát về những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực phát triển kinh tế tại địa bàn xã. 35 3.3.5. Một số đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. 36 a. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 36 b. Giải pháp về yếu tố giá cả thị trường 36 c. Giải pháp về lao động 37 d. Giải pháp về môi trường chính sách của chính phủ 37 e. Giải pháp về hệ thống khuyến nông 37 g. Giải pháp về vốn vay 37 PHẦN BỐN: KẾT LUẬN 39

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc sử dụng nối tiếp qua nhiều thế hệ gia đình, với tài sản và vốn sản xuất chủ yếu của gia đình,của quan hệ gia tộc, quan hệ huyết thống, kinh tế nông hộ không thay đổi về bản chất, không bị biến dạng cả khi nó được gắn với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại gắn với thị trường để phát triển. Như vậy, kinh tế nông hộ có khả năng tồn tại và phát triển qua nhiều chế độ xã hội khác nhau. Do đó kinh tế nông hộ vẫn tồn tại và phát triển ngay trong các nước tư bản phát triển mà không biến dạng thành doanh nghiệp tư bản và hình thức hợp tác xã kiểu cũ ra đời trong hợp tác hoá, tập thể hoá lại không thể tồn tại. 2.1.2 Phát triển kinh tế nông hộ Quan điểm để phát triển kinh tế nông hộ mang tính bền vững là khái niệm động, gắn liền với phạm vi thời gian và không gian nhất định. “Phát triển kinh tế nông hộ không tách rời phát triển bền vững nông thôn, cần đảm bảo nhu cầu hiện tại không làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ sau”. Đứng trên quan điểm tiếp cận hệ thống trong phát triển nông thôn có những chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, hợp lý. 2.1.3 Các chủ trương, chính sách của đảng về phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta Năm 1981 là năm mở đầu cho sự chuyển mình của nền nông nghiệp Việt Nam và từ đó có thực tế để kiểm định lại mô hình hợp tác xã nông nghiệp kém hiệu quả trước đây và xem xét lại vai trò của kinh tế hộ. Trong năm này cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 được thực hiện công khai hợp pháp trên thực tế, sau nhiều năm được xem là “khoán chui”, kể từ đó kinh tế hộ từng bước được xác lập trên cơ sở giải phóng các nguồn lực ra khỏi các cơ chế quản lý trói buộc: + Giải phóng sức lao động ra khỏi cơ chế quản lý tập trung. + Bằng Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (ngày 5 tháng 4 năm 1988), bước đầu giải phóng các quan hệ kinh tế tập trung cứng nhắc, thiết lập quan hệ lưu thông hàng hoá tự do cho hộ nông dân; bước đầu giải phóng những ràng buộc trong việc sử dụng đất cho hộ nông dân. + Bằng Nghị quyết Trung ương lần thứ năm, tháng 6 năm 1993, xác lập quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, kinh tế hộ được phục hồi và trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Từ cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 cho phép xã viên đầu tư và hưởng phần vượt khoán đến cơ chế tự chủ sản xuất kinh doanh là các nấc thang phát triển có ý nghĩa trên con đường xác lập lại vai trò của hộ nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Trên mục tiêu em só nói đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, vậy cần nêu ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đén phát triển kinh tế hộ đrr phần kết quả nghiên cứu cho thấy ta đang đi theo lý thuyết hay không? 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu 2.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trong 4 thôn, buôn trên tổng số 15 thôn, buôn tại xã. Những thôn được điều tra là: thôn 1, 8, 10 và buôn Ja. Đây là những thôn tiêu biểu đại diện cho toàn xã, trong đó có 2 thôn phát triển nhất là thôn 1 và 8, thôn 10 được xếp là thôn trung bình của xã, buôn Ja là buôn chậm phát triển nhất (theo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo chính thức của xã Hòa sơn năm 2010, theo chuẩn nghèo 2011-2015). 2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra Theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chọn đại diện 100 hộ (lấy 15% trong tổng số hộ của 4 thôn) hộ nào cũng có thể được điều tra. Mỗi thôn chọn ra 25 hộ, việc lựa chọn hộ điều tra bằng cách đi điều tra từng hộ trong thôn, hộ nào có người ở nhà thì tiến hành điều tra hộ đó. Đây là hình thức thu thập số liệu 1 cách ngẫu nhiên các hộ trong thôn có xác suất chọn mẫu như nhau. 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp bao gồm: - Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội - Báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - Báo cáo về tình hình sử dụng đất đai - Các tài liệu khác có liên quan Được thu thập từ UBND xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. 2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp cần thu thập bao gồm thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên 120 hộ 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2011. Bảng 2.1: Chuẩn nghèo 2011-2015 ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo Khá TNBQ/tháng <401.000 401.000 - 520.000 >520.000 2.2.4 Phương pháp phân tích - Thống kê mô tả: mô tả thực trạng phát triển kinh tế hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak - Thống kê so sánh: so sánh tình hình phát triển kinh tế giữa các nhóm hộ - Phân tích SWOT: sử dụng trong quá trình phân tích cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của các yếu tố tác động đến việc phát triển kinh tế hộ. 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Nhân khẩu BQ / hộ = Tổng số nhân khẩu / Tổng số hộ. - Lao động chính BQ / hộ = Tổng lao động chính / Tổng số hộ. - Diện tích BQ / hộ = Tổng diện tích / Tổng số hộ. - Thu nhập bình quân/hộ = Tổng thu nhập của các hộ/ Tổng số hộ PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Hòa Sơn nằm trên tỉnh lộ 12 và thuộc Huyện Krông Bông cách trung tâm Huyện Krông Bông khoảng 4 km về phía Đông. - Phía Đông: giáp thị trấn Krông Kmar. - Phía Tây: giáp xã Ea Trul. - Phía Nam: giáp dãy núi Cư Yang Sin - Phía Bắc: giáp xã Khuê Ngọc Điền, Xã Hòa Tân. Tổng diện tích toàn xã là 5.369 ha (số liệu kiểm kê ĐĐ 2010). 3.1.1.2. Điều kiện khí hậu Xã Hòa Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự nâng lên của địa hình ở độ cao trung bình từ 245 - 260 mét (so với mặt nước biển) nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Về đặc điểm khí hậu thuỷ văn khu vực này có một số khác biệt so với khu vực khác như sau: *Nhiệt độ: -Nhiệt độ trung bình trong năm 25,70 C -Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 28,70 C -Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 22,30 C -Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,50 C -Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 12,60 C *Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối ở xã Hòa Sơn nói riêng, vùng cao nguyên nói chung bình quân năm khoảng 81%. Độ ẩm tương đối trung bình có giá trị số lớn nhất vào tháng 9 khoảng ( 92%) và thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4 khoảng (70% - 79%) biến trình ẩm của không khí phù hợp với biến trình mưa ở đây và ngược lại với biến trình của nhiệt độ trung bình năm độ ẩm thấp nhất 25% tháng mùa khô và dưới 41% trong các tháng mùa mưa... 3.1.1.3. Địa hình Xã có địa hình bị chia cắt thành 2 vùng tương đối rõ rệt, phía Nam là vùng núi cao, phía Bắc là vùng trũng tương đối thấp, độ cao trung bình 650-690m. Đất đai khá bằng phẳng ở khu vực trung tâm, Phía đông nam của Xã là dãy núi Chư Yang Sin chiếm 51,54 % diện tích tự nhiên. Khu vực có địa hình thấp hơi có lượn sóng, phân bổ ở phía tây bắc. Độ cao trung bình 450 - 470m, chiếm 48,46 % diện tích tự nhiên. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Rất thích hợp cho các loại cây Lúa và công nghiệp dài ngày phát triển: cây điều, cà phê .v.v... 3.1.2 Các nguồn tài nguyên 3.1.2.1 Nguồn nước, thuỷ văn Hệ thống sông suối, chảy trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều, mật độ sông suối là 0,35-055km/m². Có sông chính(sông Krông Ana) là ranh giới tự nhiên phía Bắc giữa Hòa Sơn và xã Hòa Tân, chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc. Lưu lượng nước của các suối đều chịu ảnh hưởng theo mùa. - Mùa mưa: 450 - 500 m³/s, nước lớn, dâng nhanh, dòng chảy mạnh. - Mùa khô: 2,7 m³/s, lưu lượng rút nhanh, lượng nước giảm đáng kể, một số các suối nhỏ hầu như cạn kiệt nước. 3.1.2.2 Tài nguyên đất Trên địa bàn xã có những nhóm đất chính với diện tích và tỷ lệ từng loại đất như sau: * Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.465 ha, chiếm tỷ lệ 27,29% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bổ tập trung ở khu vực thung lũng ven sông thuộc phía Bắc của xã. Đất được bồi đắp hàng năm do bị ngập lụt nên khá phì nhiêu. Hiện nay đất phù sa đang được sử dụng vào trồng lúa 2 vụ và hoa màu ,cây công nghiệp ngắn ngày. * Nhóm đất xám rẫy: Diện tích 1.215,5 ha, chiếm tỷ lệ 22,56%. Phân bố ở khu vực phía Đông Bắc của Xã. Hiên nay đang được khai thác để trồng cà phê, tiêu, điều, sắn.... * Nhóm Đất đỏ vàng trên đấ phiến sét: chiếm 14,17%, phân bố ở khu vực phía tây của xã. * Nhóm đất vàng nhạt trên đá granit (Fa,Ha) chiếm 18,52%; phân bổ tập trung ở khu vực nữa xã, phía Đông. Đất có tầng dày <30cm, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, khả năng giữ ẩm kém, có đá lẫn. * Nhóm đất khác: Bao gồm các loại đất lầy thụt và đất dốc tụ, phân bổ dưới các khe suối hợp thủy. Loại đất này có độ phì khá cao, giàu mùn, khả năng giữ ẩm rất tốt, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ 17,46%. 3.1.2.3 Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 2.790ha. Trong đó: - Đất rừng sản xuất: 1.598 ha - Đất rừng đặc dụng: 959 ha - Đất rừng trồng: 233 ha 3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Tình hình dân số, dân tộc và tôn giáo Theo báo cáo UBND xã Hòa Sơn toàn xã có 15 thôn, buôn với 2.044 hộ với 9.867 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có 243 hộ với 1.255 khẩu chiếm 12,7% dân số toàn xã. Công tác phúc tra hộ nghèo năm 2010, kết quả tại xã: 625 hộ, 2828 khẩu chiếm tỷ lệ 30.74%, hộ cận nghèo 271 hộ, 1393 khẩu. Với 11 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn và có 4 tôn giáo chính gồm có: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao Đài. Theo thống kê mới nhất: tổng số hộ có theo tôn giáo trên địa bàn là 119 hộ chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số hộ, và số khẩu tương ứng là 494 khẩu chiếm tỷ lệ 5,0% tổng số khẩu. Bảng 3.1: Tình hình dân số trên địa bàn xã STT Thôn, buôn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 1 Thôn 1 164 794 168 782 178 816 2 Thôn 2 271 1436 121 630 121 622 3 Thôn 3 215 1102 138 711 140 703 4 Thôn 4 133 701 135 709 141 720 5 Thôn 5 75 411 75 386 76 407 6 Thôn 6 146 737 158 711 168 791 7 Thôn 7 169 844 163 821 174 824 8 Thôn 8 185 996 192 857 205 894 9 Thôn 9 121 592 121 613 134 613 10 Thôn 10 260 1235 149 674 161 721 11 Buôn Ja 117 661 124 687 131 725 12 Thôn Thanh Phú Chưa thành lập 134 681 142 732 13 Thôn Tân Sơn Chưa thành lập 40 166 43 181 14 Thôn Quảng Đông Chưa thành lập 109 573 115 550 15 Thôn Hòa Xuân Chưa thành lập 113 565 115 568 Tổng cộng 1856 9.509 1.940 9.566 2044 9867 (Nguồn: Báo cáoUBND xã) 3.1.3.2 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn Căn cứ vào kết quả điều tra trên địa bàn xã cũng như kế hoạch sử dụng đất đến 2010, tình hình phân bổ và sử dụng đất như sau: Tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.581,69 ha chiếm 85,04% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 303,02 ha chiếm 5,62%, đất chưa sử dụng là 503,29 chiếm 9,34%. Bảng 3.2 : Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn xã Chỉ tiêu Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 5388,00 100 1. Đất nông nghiệp NNP 4581,69 85,04 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2179,02 40,44 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1717,98 31,89 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 461,04 8,56 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2376,96 44,12 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 25,71 0,48 2. Đất phi nông nghiệp PNN 303,02 5,62 2.1 Đất ở OTC 72,67 1,35 2.2 Đất chuyên dùng CDG 185,89 3,45 2.3 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng SMN 30,76 0,57 3. Đất chưa sử dụng CSD 503,29 9,34 (Nguồn: Báo cáo UBND xã năm 2009) 3.1.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xã Hòa Sơn biết vận dụng những lợi thế sẵn có của xã đã đưa tốc độ phát triển kinh tế liên tục được gia tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của các cấp và sự nỗ lực của nhân dân địa phương, cán bộ và nhân dân trong xã đã thu được một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội như sau: Ngành nông nghiệp: Với diện tích đất canh tác là 2.179,02 ha, ngành nghề chủ yếu của bà con trong xã là sản xuất nông nghiệp trồng cây nông sản như, lúa nước, ngô, cà phê, tiêu, điều…Trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã. Đặc biệt là trong mấy năm nay do dịch bệnh và kèm theo đó là giá thịt hơi của gia súc gia cầm giảm (cho đến cuối năm 2006 giá thịt lợn hơi và thịt gà mới tăng trở lại) nên giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đã giảm một cách đáng kể. Trồng trọt cho đến nay vẫn là ngành sản xuất chính trong nền kinh tế của xã, trong ba năm diện tích gieo trồng có tăng 134ha với tốc độ tăng không đáng kể. Cây hàng năm: Có thể nói nhóm cây này là thế mạnh của địa phương, luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích gieo trồng (>60%). Cây lúa: Trên địa bàn xã phần diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là cây lúa nước, chủ yếu là lúa vụ Mùa còn vụ Đông Xuân là không đáng kể (cả về mặt diện tích và sản lượng) Cây ngô: Là yếu tố cơ bản trong việc tăng sản lượng lương thực hàng năm của xã. Hầu hết diện tích là ngô lai được đầu tư phát triển cả hai vụ hoặc một vụ trồng ngô, một vụ trồng đậu. Nhóm cây có củ (khoai, đậu xanh và rau xanh) trong cơ cấu cây trồng của nhóm cây hàng năm thì tăng lên (2009) tăng 25% đối với khoai, đậu xanh tăng 7,14% và rau xanh là 12,94% còn giảm xuống 20% (2008) với khoai, đậu xanh là giảm xuống 12,5% và rau xanh giảm 10,53%. Còn cây lúa, sắn thì diện tích không thay đổi qua 3 năm. Cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, DT Trồng cỏ): Có tăng lên năm 2008 nhưng đều giảm xuống vào năm 2009. Do đất trồng màu đã bị thu hẹp dần do chuyển mục đích sử dụng đất, và một điều quan trọng nữa là các loại cây trồng này không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng các nhóm cây khác do đất đai ít phù hợp cho việc trồng màu. Cây lâu năm: Nhìn chung cây cà phê có tăng lên trong năm 2008, 2009 khoảng 54%, cây điều giảm diện tích xuống để chuyển đổi mục đích sử dụng năm 2009 giảm 55,59%. 3.1.3.4. Cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông: Đường tỉnh lộ 12 đi qua địa bàn xã dài 9 km, được rải nhựa và thuận tiện cho việc đi lại giao thương đi lại với các xã, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, phần lớn các tuyến giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng là đường đất hẹp, gặp khó khăn cho việc đi lại vận chuyển nông sản, hàng hóa nhất là vào mùa mưa. - Hệ thống thủy lợi: Năm 2009 Xã Hòa Sơn đã được nhà nước đầu tư đang thi công bê tông hóa tuyến kênh N1, đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn Xã Hòa Sơn nói riêng và cả Huyện Krông Bông nói chung cung cấp được lượng nước cho đồng ruộng vào mùa khô và thoát nước nhanh chóng khi mùa lũ tràn về. Theo Báo cáo tổng kết UBND Xã Hòa Sơn năm 2008, diện tích được tưới theo kế hoạch năm 2008 là 2.166 ha, đến năm 2009 diện tích được tưới 2.170ha. Nhận xét chung: Nhìn chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã tương đối thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi khác, xã nằm trên tỉnh lộ 09 là nơi chuyển tiếp giữa các xã, phường, thị trấn, lân cận rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho dân tộc tại chỗ,luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, tuyên truyền vận động giáo dục nhân dân cùng tham gia xây dựng nếp sống văn hóa gia đình văn hóa, bảo vệ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. 3.3. Kết quả nghiên cứu 3.3.1 Đặc điểm của hộ điều tra 3.3.1.1 Tình hình dân số, lao động Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của nhóm hộ điều tra Nhóm hộ Số hộ Tỉ lệ (%) Số khẩu (người) Tỉ lệ (%) BQ/Hộ Lao động chính (LĐ) BQ lao động chính/Hộ Khá 95 70.37 427 68.21 4.49 289 3.04 Cận Nghèo 8 5,93 43 6.87 5.38 26 3.25 Nghèo 32 23.70 156 24.92 4.88 98 3.06 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng trên ta thấy: trong tổng số 135 hộ được điều tra, có 95 hộ khá chiếm 70,37% với 427 khẩu, 8 hộ cận nghèo chiếm 5,93% với 43 khẩu và 32 hộ nghèo chiếm 23,70% với 156 khẩu. Số hộ khá chiếm tỷ lệ cao cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của họ có hiệu quả, đảm bảo cuộc sống cho gia đình tốt hơn. Tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. - Số nhân khẩu bình quân/ hộ ở nhóm hộ khá là 4,49 người, lao động chính bình quân/hộ là 3,04 người. - Số nhân khẩu bình quân/ hộ ở nhóm hộ cận nghèo là 5,38 người, lao động chính bình quân/hộ là 3,25 người. - Số nhân khẩu bình quân/ hộ ở nhóm hộ nghèo là 4,88 người, lao động chính bình quân/hộ là 3,06 người. Số nhân khẩu bình quân/hộ tương đối cao, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, môi trường sống và chất lượng giáo dục, y tế của xã. BQC số lao động chính/hộ là 3,1 người, có thể nói ngồn lao động ở đây rất dồi dào, đây là lợi thế cần được phát huy. 3.3.1.2 Trình độ học vấn của các nhóm hộ Ngoài những nguồn lực như đất đai, máy móc trang thiết bị cho sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng,… thì trình độ học vấn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Bảng 3.4: Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra Trình độ Khá Cận nghèo Nghèo Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Mù chữ 14 5.88 7 24.14 28 22.58 Chưa đi học 19 7.98 1 3.45 13 10.48 Cấp 1 51 21.43 7 24.14 45 36.29 Cấp 2 19 7.98 1 3.44 13 10.47 Cấp 3 84 35.28 8 27.59 20 16.13 Trêncấp 3 51 21.43 5 17.24 5 4.03 Tổng 238 100 29 100 124 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng trên ta thấy, trình độ lao động ở cấp 3 chiếm số đông ở nhóm hộ khá và cận nghèo, ở cấp 1 là nhiều nhất ở nhóm hộ nghèo. Cụ thể ở nhóm hộ khá, trình độ lao động ở cấp 3 chiếm 35,29%, ở nhóm hộ cận nghèo chiếm 27,59%, còn ở nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 16,13% trong khi trình độ lao động ở cấp 1 chiếm tới 36,29%. Bình quân chung thì trình độ lao động ở nhóm hộ khá là cao nhất, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế cao. 3.3.1.3 Tình hình sử dụng đất sản xuất của các nhóm hộ Đất được sử dụng chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân phần lớn là đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Tình hình sử dụng đất sản xuất của 95 hộ khá, 8 hộ cận nghèo và 32 hộ nghèo được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây: Bảng 3.5: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các nhóm hộ trong xã Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất trồng cây hàng năm 47.2 100 4.6 100 9.01 100 20.27 100 - Lúa 28.2 59.75 2.15 46.74 4.91 54.50 11.75 53.65 - Ngô 7.2 15.25 0.9 19.57 1.8 19.98 3.30 18.27 - Sắn 11.05 23.41 1.4 30.43 2.1 23.31 4.85 25.72 - Đậu 0.75 1.59 0.15 3.26 0.2 2.22 0.37 2.36 Đất trồng cây lâu năm 122.94 100 21.2 100 74.9 100 73.01 100 - Cà phê 33.04 26.87 0.2 0.94 2.5 3.34 11.91 10.38 - Điều 1.7 1.38 0 0.00 0 0.00 0.57 0.46 - Rừng 88.2 71.74 21 99.06 72.3 96.53 60.50 89.11 - Khác 0 0.00 0 0.00 0.1 0.13 0.03 0.04 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Đất đai phần lớn là đất phù sa được bồi đắp hàng năm do những đợt ngập lụt nên khá phì nhiêu, phù hợp cho việc trồng các loại cây hàng năm, đặc biệt là lúa. Từ số liệu điều tra, ta thấy diện tích đất trồng cây hàng năm của tất cả các hộ khá là 47,2 ha, cao hơn rất nhiều so với những hộ cận nghèo (4,6 ha) và hộ nghèo (9,01 ha). Trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao, hộ khá chiếm 59,75%, hộ cận nghèo chiếm 46,74%, hộ nghèo chiếm 54,5%, sau lúa là sắn và ngô. Đây là những loại cây trồng mang lại thu nhập chính cho các nông hộ. Bình quân diện tích đất trồng cây hàng năm là 20,27 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 11,75 ha chiếm 53,65%, diện tích đất trồng ngô là 3,3 ha chiếm 18,27%, trồng sắn là 4,85 ha chiếm 25,72%, trồng đậu các loại là 0,37 ha chiếm 2,36%. Những năm vừa qua, các nông hộ có xu hướng chuyển dịch từ cây hàng năm sang cây lâu năm, đặc biệt là cà phê, mang lại hiệu quả kinh tế. Diện tích đất trồng cây lâu năm của nhóm hộ khá là 122,94 ha, của nhóm hộ cận nghèo là 21,2 ha, của nhóm hộ nghèo là 74,9 ha. Ngoài việc trồng cà phê để cải thiện cuộc sống, các nhóm hộ còn trồng rừng, nhận rừng để quản lý và bảo vệ, góp phần bảo vệ tài nguyên, phủ xanh đồi trọc. 3.3.1.4 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra Để tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp, từ công đoạn gieo trồng cho tới khi thu hoạch cần phải dùng tới các trang thiết bị, máy móc để sản xuất. Khi đó mới tiết kiệm được thời gian và sức lực cho con người, nâng cao hiệu quả kinh tế. Những loại máy móc mà bà con hay sử dụng để phục vụ trong quá trình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là xe công nông, máy gặt, máy xay xát, máy bơm nước, xe cày,… Ngoài việc sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu cho gia đình, họ cũng có thể cho thuê, mướn để có thêm thu nhập. Bảng 3.6: Tình hình tài sản cố định của nông hộ ĐVT: 1000đ/hộ/năm Loại phương tiện Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Xe công nông 17500 26.45 16666,67 56.18 15250 35.80 16472,22 35.69 Máy gặt, đập 11350 17.15 0 0.00 0 0.00 3783,33 8.20 Máy xay xát 5500 8.31 0 0.00 0 0.00 1833,33 3.97 Máy bơm nước 12625 19.08 13000 43.82 7350 17.25 10991,67 23.82 Xe cày 19200 29.01 0 0.00 20000 46.95 13066,67 28.32 Tổng 66175 100 29666,67 100 42600 100 46147,22 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng tổng hợp trên ta thấy hầu hết các hộ khá đều rất chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, giá trị của chúng cao hơn so với các hộ cận nghèo và nghèo. Số tiền mà các hộ khá đầu tư để mua trang thiết bị phục vụ sản xuất là 66.175.000 đồng, hộ cận nghèo là 29.666.670 đồng, còn hộ nghèo thì nhiều hơn hẳn so với hộ cận nghèo (trung bình là 42.600.000 đồng). Có thể giải thích rằng số vốn mà hộ nghèo được vay nhiều hơn hộ cận nghèo, do đó họ có thể sử dụng các khoản vay để mua máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Đối với loại máy móc trang thiết bị là máy gặt, đập và máy xay xát, các hộ cận nghèo và nghèo không có nên giá trị bằng không. Đến mùa thu hoạch họ thuê, mướn các hộ khá để làm. Bình quân chung về tình hình đầu tư trang thiết bị của các nhóm hộ là 46.147.220 đồng, cao gần gấp đôi so với hộ cận nghèo. Việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất sẽ tiết kiệm được thời gian, ít tiêu tốn sức lực cho người dân, từ đó họ có thêm thời gian rãnh rỗi để làm những công việc khác có thêm thu nhập cho gia đình. 3.3.1.5 Tình hình vay vốn của các nhóm hộ điều tra Bảng 3.7: Tình hình vay vốn năm 2010 của nông hộ ĐVT: 1000đ Nhóm hộ Số hộ được vay Tỷ lệ % Tỷ lệ tiếp cận vốn vay (%) Vốn vay bình quân/hộ Khá 65 67.71 68.42 14157894.74 Cận nghèo 5 5.21 62.50 7875000 Nghèo 26 27.08 81.25 7625000 Tổng 96 100.00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Trong tổng số 135 hộ được hỏi thì có 96 hộ được vay vốn, trong đó số hộ khá được vay là 65 hộ chiếm 67,71%, số hộ cận nghèo là 5 hộ chiếm 5,21 %, tỷ lệ số hộ nghèo được vay nhiều hơn hộ cận nghèo với 26 hộ chiếm 27,08%. Các nguồn vốn mà các hộ tiếp cận chủ yếu là từ Ngân hàng Chính sách, ngân hàng Nông nghiệp, vay mượn từ người thân. Tỷ lệ tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ tương đối cao, cụ thể là hộ khá tiếp cận được 68,42%, hộ cận nghèo là 62,5%, hộ nghèo là 81,25% cao hơn các nhóm hộ khác. Do đó họ có điều kiện để đầu tư thêm cho quá trình sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. 3.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở xã Hòa Sơn 3.3.2.1 Thu của nông hộ a. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ ngành trồng trọt Ngành trồng trọt là một trong hai ngành chính ở nông thôn mang lại thu nhập cho người dân. Các nguồn thu từ trồng trọt của các hộ phần lớn là từ cây hàng năm và cây lâu năm. Bảng 3.8: Thu và cơ cấu nguồn thu của nhóm hộ từ ngành trồng trọt ĐVT: 1000đ/hộ/năm Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ cây HN 105063.6 82.24 17155.625 98.49 5553.75 62.53 42590.99 82.94 Thu từ cây LN 22684.42 17.76 262.5 1.51 3328.156 37.47 8758.359 17.06 Tổng thu từ TT 127748 100 17418.125 100 8881.906 100 51349.35 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Do được bồi đắp bởi lượng phù sa hàng năm nên đất đai ở đây rất thích hợp cho việc chuyên canh những loại cây hàng năm, đặc biệt là lúa, và đây cũng là loại cây trồng chủ lực của vùng. Qua bảng trên ta thấy, nguồn thu chủ yếu của các hộ được điều tra là từ cây hàng năm, gấp 4,8 lần so với thu từ cây lâu năm. Cụ thể thu từ cây hàng năm đối với nhóm hộ khá là 105.063.600 đồng chiếm 82,24%, nhóm hộ cận nghèo là 17.155.625 đồng chiếm 98,49%, nhóm hộ nghèo là 5.533.750 đồng chiếm 62,53% trong tổng thu từ trồng trọt. Những năm vừa qua, nhiều hộ có xu hướng chuyển dịch từ cây hàng năm sang cây lâu năm. Do chỉ mới thực hiện nên nguồn thu từ cây lâu năm chưa đáng kể, chiếm tỷ lệ ít hơn so với cây hàng năm, cụ thể đối với nhóm hộ khá là 17,76%, nhóm hộ cận nghèo là 1,51%, nhóm hộ nghèo là 37,47%. Tuy nhiên đối với nhóm cận nghèo, diện tích gieo trồng cây lâu năm không thay đổi gì, họ vẫn mang tâm lý sản xuất truyền thống, chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên giá trị thu được từ cây lâu năm rất thấp. Đối với nhóm hộ khá tổng thu từ trồng trọt có giá trị cao nhất là 127.748 ngàn đồng, cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ cận nghèo và nghèo, gấp 7,3 lần hộ cận nghèo và gấp 14,4 lần hộ nghèo. Nhóm hộ khá có điều kiện về vốn, trang bị máy móc sản xuất, có trình độ học vấn cao nên dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ khoa học ứng dụng vào trong sản xuất nâng cao năng suất cây trồng. Nhóm hộ nghèo có nguồn thu từ trồng trọt tương đối thấp, có thể giải thích rằng do họ không có đủ điều kiện để phát triển sản xuất. Trình độ lao động thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất, mà qua điều tra nhóm hộ nghèo đều tập trung phần lớn ở đồng bào dân tộc thiểu số, họ canh tác trên đất rẫy, dựa vào điều kiện tự nhiên là chủ yếu nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp. b. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ chăn nuôi Ngoài nguồn thu từ trồng trọt thì chăn nuôi cũng đem lại thu nhập cho các nông hộ. Thu và cơ cấu nguồn thu từ chăn nuôi được thể hiện chi tiết qua bảng sau: Bảng 3.9: Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ chăn nuôi ĐVT: 1000đ/hộ/năm Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ nuôi trâu 315.7895 0.84 875 27.56 0 0 396.9298 2.85 Thu từ nuôi bò 19634.38 52.28 1625 51.18 1015.625 97.89 7425 53.33 Thu từ nuôi heo 16970.53 45.19 500 15.75 0 0.00 5823.509 41.83 Thu từ nuôi cá 436.8421 1.16 0 0.00 0 0.00 145.614 1.05 Thu từ nuôi vịt 198.9474 0.53 175 5.51 21.875 2.11 131.9408 0.95 Tổng thu từ CN 37556.48 100 3175 100 1037.5 100 13922.99 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Từ điều tra các nhóm hộ ta thấy nguồn thu từ chăn nuôi của các nhóm hộ không cao, chủ yếu nguồn thu là từ nuôi bò. Cụ thể thu từ nuôi bò của nhóm hộ khá chiếm 52,28%, của nhóm hộ cận nghèo chiếm 51,18%, của nhóm hộ nghèo chiếm 97,89% trong tổng thu nhập từ chăn nuôi của họ. Ngoài chăn nuôi bò, các hộ khá còn nuôi thêm heo để tăng thu nhập do vậy nên tổng thu từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm hộ là 37.556,5 ngàn đồng, cao hơn nhóm hộ cận nghèo 11,9 lần, hơn hộ nghèo 36,2 lần. Bình quân chung tổng thu từ chăn nuôi của tất cả các nhóm hộ là 13.923 ngàn đồng/hộ, cao hơn rất nhiều so với tổng thu từ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Có thể giải thích là những nhóm hộ này không có vốn, cộng thêm thời gian vừa qua dịch bệnh ở vật nuôi ngày càng gia tăng nên tâm lý của họ ít muốn chăn nuôi. Nhìn chung thu từ chăn nuôi của các nhóm hộ vẫn còn thấp, các nhóm hộ cận nghèo và nghèo chưa chú trọng đến hoạt động chăn nuôi. Chính vì vậy các cơ cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch, định hướng phát triển phù hợp để có thể đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trong vùng hơn nữa, nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đời sống của người dân trong xã. c. Thu và tổng thu của hộ từ hoạt động khác Bảng 3.10: Thu và cơ cấu thu từ các hoạt động khác ĐVT: 1000 đồng/hộ/năm Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ lương, trợ cấp 11531.37 53.08 17300 88.49 1012.5 23.68 9947.956 65.52 Thu từ làm thuê 3695.789 17.01 2250 11.51 2606.25 60.96 2850.68 18.77 Thu từ KD 6498.947 29.91 0 0.00 656.25 15.35 2385.066 15.71 Tổng thu khác 21726.11 100 19550 100 4275 100 15183.7 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua điều tra ta thấy, tổng thu ngoài hoạt động sản xuất của nhóm hộ khá vẫn là cao nhất. Thu từ lương, trợ cấp chủ yếu tập trung ở nhóm hộ khá và hộ cận nghèo, còn đối với nhóm hộ nghèo thì nguồn thu chủ yếu từ làm thuê. Cụ thể, tổng thu từ hoạt động khác của nhóm hộ khá là 21.726 ngàn đồng, của nhóm hộ cận nghèo là 19.550 ngàn đồng, của nhóm hộ nghèo là 4.275 ngàn đồng. Đối với nhóm hộ khá, họ có trình độ học vấn cao nên nguồn thu từ lương và trợ cấp chiếm tỷ lệ cao (53,08% trong tổng nguồn thu từ hoạt động khác), bên cạnh đó họ cũng có thêm một nguồn thu đáng kể từ hoạt động kinh doanh. Vì nhóm hộ phần lớn có đầy đủ máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất nên đến mùa vụ họ có thể cho thuê máy móc để có thêm thu nhập, ngoài ra họ có điều kiện về vốn nên có thể kinh doanh vào các lĩnh vực phi nông nghiệp. Đối với nhóm hộ cận nghèo, nguồn thu chủ yếu của họ cũng là từ lương và trợ cấp (chiếm 88,49% trong tổng thu từ hoạt động khác), đây là nhóm hộ hầu hết cũng là công nhân viên nhà nước, những người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng nên cũng đóng góp vào thu nhập cho gia đình. Đối với nhóm hộ nghèo, trình độ còn thấp, nhân khẩu lại đông, tỷ lệ phụ thuộc khá cao, lương và trợ cấp cũng không đáng kể nên phần lớn ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp, họ đi làm thuê để có thêm thu nhập. BQC là 15.184 ngàn đồng/hộ/năm cao gấp 3,5 lần so với nhóm hộ nghèo. Do nguồn thu từ hoạt động khác của nhóm hộ khá và cận nghèo tương đối cao nên kéo thu bình quân tăng theo. Tóm lại: Đối với thu nhập ngoài sản xuất của các nhóm hộ thì nhóm hộ khá và hộ cận nghèo cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo d. Tổng hợp các khoản thu của hộ Bảng 3.11: Tổng thu và cơ cấu các nguồn thu của hộ ĐVT: 1000 đồng/hộ/năm Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu từ TT 127748 68.30 17418.125 43.39 8881.906 62.57 51349.34 63.82 Tổng thu từ CN 37556.48 20.08 3175 7.91 1037.5 7.31 13922.99 17.31 Tổng thu từ nguồn khác 21726.11 11.62 19550 48.70 4275 30.12 15183.7 18.87 Tổng thu 187030.6 100 40143.125 100 14194.41 100 80456.04 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Cơ cấu tổng thu sẽ cho thấy khoản thu từ lĩnh vực nào là nguồn thu chính của các nông hộ. Qua bảng phân tích trên, ta thấy tổng thu từ các hoạt động sản xuất của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, ở nhóm hộ khá tổng các khoản thu cao gấp 4,7 lần so với nhóm hộ cận nghèo và gấp 13,1 lần so với nhóm hộ nghèo. Trong đó tổng thu từ trồng trọt chiếm tỷ lệ cao ở các nhóm hộ, ở nhóm hộ khá tổng thu từ trồng trọt chiếm 68,3%, ở nhóm hộ cận nghèo là 43,39%, ở nhóm hộ nghèo là 62,57% trong tổng các nguồn thu. Các khoản thu từ chăn nuôi chỉ tập trung ở nhóm hộ khá là chủ yếu, còn ở nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo thì thu từ chăn nuôi rất hạn chế và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu. Đặc biệt ở nhóm hộ nghèo, khoản thu từ chăn nuôi là nhỏ nhất trong các nhóm hộ, chỉ chiếm 7,31% trong tổng thu từ các hoạt động của mình, trong khi tỷ lệ này là 7,91% ở nhóm hộ cận nghèo và 20,08% ở nhóm hộ khá. Đối với nguồn thu từ hoạt động khác (lương, trợ cấp, làm thuê, kinh doanh) thì vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm hộ khá và cận nghèo. BQC về tổng thu của các nông hộ là 80.456 ngàn đồng/hộ gấp 5,7 lần so với tổng thu của nhóm hộ nghèo và gấp 2 lần so với tổng thu của nhóm hộ cận nghèo vì tổng thu của nhóm hộ khá là rất cao 187.030 ngàn đồng/hộ mà nhóm hộ khá chiếm 70,3% trong tổng số hộ điều tra nên kéo theo BQC cao. Tóm lại có sự chênh lệch đáng kể giữa các khoản thu, trồng trọt là lĩnh vực đem lại nguồn thu chủ yếu cho các nông hộ, các khoản thu từ chăn nuôi chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng thu của các hộ, điều này cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của các hộ vào các khoản thu từ trồng trọt, để đề phòng rủi ro do những biến động bất lợi từ thời tiết, giá cả nông sản, đồng thời tạo điều kiện cho các nông hộ có nguồn thu đa dạng hơn, đòi hỏi chính quyền địa phương và các nông hộ cần phải có những kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp hơn nữa trong thời gian tới, trong đó việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trong các nông hộ là một điều rất cần thiết để có thể giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào các khoản thu từ trồng trọt. 3.3.2.2 Chi cho các hoạt động sản xuất của hộ điều tra a. Chi cho trồng trọt Để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao cần phải có sự đầu tư về kỷ thuật chăm sóc và các yếu tố như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… Tình hình chi cho trồng trọt được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 3.12: Chi cho trồng trọt ĐVT:1000 đồng/hộ/năm Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi cho cây hàng năm 5524.889 45.37 6338.5 95.68 2445.791 60.77 4769.727 62.69 - Giống 758.1695 901.6875 377.5813 679.1461 - Mua vật tư 2157.93 2819.313 981.3281 1986.19 - Công lao động 2608.789 2617.5 1086.881 2104.39 Chi cho cây lâu năm 6651.895 54.63 286.25 4.32 1578.75 39.23 2838.965 37.31 - Giống 383.5263 75 75 177.8421 - Mua vật tư 3969.211 211.25 952.5 1710.987 - Công lao động 2299.158 0 551.25 950.136 Tổng chi TT 12176.78 100 6624.75 100 4024.541 100 7608.692 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Tổng chi cho trồng trọt của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, ở các hộ thuộc nhóm hộ khá tổng chi cho trồng trọt là 12.177 ngàn đồng/hộ cao hơn rất nhiều so với các hộ thuộc nhóm cận nghèo (6.625 ngàn đồng/hộ), nhóm hộ nghèo (4.025 ngàn đồng/hộ). Tình hình chi cho cây hàng năm tập trung chủ yếu ở nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo, còn nhóm hộ khá tập trung đầu tư cho cây lâu năm là nhiều. Các khoản chi cho vật tư là lớn hơn nhiều so với các khoản chi khác. Bình quân chung cho tất cả các nhóm hộ thì chi cho cây hàng năm là 4.769,7 ngàn đồng/hộ. Đối với khoản chi cho công lao động thì tập trung vào nhóm hộ khá, còn nhóm hộ cận nghèo và nghèo chủ yếu là công gia đình. Nhìn chung do tình hình quy mô diện tích đất đai của các hộ là có sự khác nhau, nên các khoản chi cho trồng trọt của các nhóm hộ là có sự chênh lệch đáng kể, đặc điểm của các nhóm hộ là nhóm hộ khá chi nhiều cho cây lâu năm, nhóm hộ cận nghèo và khá chi nhiều cho cây hàng năm. b. Chi cho chăn nuôi Bảng 3.13: Chi cho chăn nuôi ĐVT: 1000 đồng/hộ/năm Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giống 12280.76 71.98 4136.25 96.92 2939.375 68.28 6452.128 75.51 Thức ăn 4228.295 24.78 87.5 2.05 1277.813 29.68 1864.536 21.82 Thuốc các loại 551.2632 3.23 43.7625 1.03 87.8125 2.04 227.6127 2.66 Tổng chi CN 17060.32 100 4267.513 100 4305 100 8544.276 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng trên ta thấy, khoản chi cho chăn nuôi giữa các nhóm hộ có sự khác biệt không đáng kể, hai nhóm nghèo và cận nghèo gần như giống nhau. Phần lớn các nhóm hộ đều tập trung về đầu tư giống, cụ thể đối với nhóm hộ khá là 71,98%, nhóm hộ cận nghèo có sự đầu tư về giống nhiều nhất (96,92%), nhóm hộ nghèo là 68,28%. Bên cạnh sự đầu tư về giống thì đối với nhóm hộ khá và cận nghèo còn chú trọng đến chi mua thức ăn và thuốc thú y cho chăn nuôi, nhưng nhóm hộ cận nghèo thì ít chú trọng đến những yếu tố này. Bình quân chung thì hầu hết các nhóm hộ đều có sự đầu tư tập trung vào giống vật nuôi, chiếm 75,51% trong tổng chi phí đầu tư cho chăn nuôi. c. Chi cho các hoạt động khác Ngoài các khoản chi cho trồng trọt và chăn nuôi thì để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, các hộ còn phải chi ra một khoản khá lớn để mua nhu yếu phẩm hàng ngày như lương thực, thực phẩm,… Đây là những yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình. Bên cạnh đó còn có các khoản chi cho giáo dục, y tế, đám cưới, ma chay, tiền điện thoại,… Bảng 3.14: Chi cho các hoạt động khác ĐVT: 1000 đ/hộ/năm Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chi mua LT, TP 23995.07 48.90 14213.03 52.40 11671.38 52.29 16626.49 50.63 Chi giáo dục, y tế 10531.26 21.46 9535.625 35.15 6094.688 27.30 8720.525 26.55 Chi khác 14545.72 29.64 3377.15 12.45 4555 20.41 7492.623 22.82 Tổng chi 49072.05 100 27125.8 100 22321.06 100 32839.64 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Các khoản chi cho mua lương thực, thực phẩm được các hộ trích ra một khoản khá lớn. Cụ thể nhóm hộ khá chi ra 48,9%, nhóm hộ cận nghèo chi 52,4%, nhóm hộ nghèo chi 52,3% trong tổng chi cho hoạt động khác. Bình quân chung tổng chi cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của tất cả các nhóm hộ là 32.839,6 ngàn đồng, trong đó chi mua lương thực, thực phẩm chiếm 50,63%. Các khoản chi cho giáo dục, y tế cũng tương đối nhiều ở các nhóm hộ, nhóm hộ cận nghèo và nghèo chi ít hơn nhóm hộ khá. d. Tổng hợp các khoản chi của hộ Cơ cấu các khoản chi trong năm của các hộ sẽ cho thấy, lĩnh vực nào được các hộ quan tâm, chú ý trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, cơ cấu các khoản chi của các nông hộ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.15: Chi và cơ cấu các nguồn chi cho sản xuất ĐVT: 1000 đồng/hộ/năm Chỉ tiêu Khá Cận nghèo Nghèo BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi TT 12176.78 15.55 6624.75 17.43 4024.541 13.13 7608.692 15.53 Chi CN 17060.32 21.79 4267.513 11.22 4305 14.05 8554.276 17.46 Chi HĐ khác 49072.05 62.66 27125.8 71.35 22321.06 72.82 32839.64 67.02 Tổng chi 78309.15 100 38018.06 100 30650.6 100 49002.61 100 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Có thể thấy các nhóm hộ chi cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân chung là 32.839,6 ngàn đồng, cao gấp 3,8 lần so với chi cho chăn nuôi và gấp 4,3 lần so với chi cho trồng trọt. Có thể giải thích vì sao nguồn thu chính của các hộ chủ yếu là từ trồng trọt mà khoản chi cho trồng trọt lại thấp, là do ở nhóm hộ cận nghèo và nghèo chi cho trồng trọt không cao, một phần thiếu vốn, phần nữa là diện tích gieo trồng ít nên khoản chi cho hoạt động này của họ ít. 3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. Cần có sự so sánh giữa các nhóm hộ em điều tra để thấy được vai trò ảnh hwwowngt rho nhóm hộ è giải pháp đưa ra chính xác cho từng đối tượng: Có số liệu để chứng minh không nên nói lý thuyết suông 3.3.3.1 Nhóm các yếu tố khách quan a. Cơ sở hạ tầng Các công trình giao thông, hệ thống thuỷ lợi, nhà xưởng,… là những nhân tố góp phần quan trọng đến quá trình phát triển kinh tế của các hộ. Hệ thống giao thông trên địa bàn xã, ngoài tuyến đường giao thông liên xã là được rải nhựa nên việc lưu thông hàng hóa khá thuận lợi, thì ở những tuyến đường giao thông trong các khu dân cư phần lớn là đường đất nên việc đi lại, lưu thông hàng hóa vào mùa mưa vẫn còn nhiều khó khăn. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã nhìn chung khá thuận lợi cho nhu cầu nước tưới của các hộ sản xuất. Đặc biệt là tuyến kênh N1 được nhà nước đầu tư xây dựng vào năm 2009 đã góp phần rất lớn giúp người dân trên địa bàn xã có đủ lượng nước tưới cho đồng ruộng vào mùa khô và thoát nước kịp thời khi có ngập lụt. b. Giá cả thị trường Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, yếu tố giá cả thị trường là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của các nông hộ. Với cùng một mức sản lượng, nếu giá cao thì thu nhập của họ sẽ tăng lên, có điều kiện để cải thiện đời sống gia đình, trang bị thêm máy móc để phục vụ sản xuất, nhưng nếu giá cả thị trường xuống thấp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của họ. Đối với những hộ khá có khả năng về vốn thì họ sẽ giữ hàng hóa nông sản, đợi khi giá cao hơn sẽ bán; còn những hộ khó khăn, do thiếu vốn cho đời sống và mở rộng sản xuất nên họ cũng phải chấp nhận bán với giá thấp. Chính vì thế nên các nông hộ thường bị động trước sự thay đổi của giá cả thị trường, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. c. Chính sách của Nhà nước Ngoài một số chính sách Nhà nước được áp dụng chung cho sản xuất nông nghiệp như: chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp, chính sách đất đai,… thì các cấp chính quyền tổ chức các chương trình khuyến nông, mở ra các lớp tập huấn kỷ thuật về trồng lúa, rau sạch, nuôi bò,… giúp bà con tiếp thu được những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. 3.3.3.2 Nhóm các yếu tố chủ quan a. Ảnh hưởng của đất đai đến phát triển kinh tế nông hộ Đất đai là nguồn lực sản xuất không thể thay thế của các hộ nông dân. Hộ nào có nhiều đất và biết cách bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp sẽ mang lại thu nhập cao và ổn định. Đất đai ở đây rất đa dạng, phù hợp với nhiều loại cây, đặc biệt là các loại cây ngắn ngày, hoa màu,… đem lại nguồn thu chính cho hầu hết các nhóm hộ. Diện tích đất đai cũng có ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của nông hộ. những hộ nào có nhiều đất sẽ mở rộng diện tích gieo trồng, thu nhập sẽ cao hơn. b. Ảnh hưởng lao động đến phát triển kinh tế nông hộ Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng của các nông hộ. Như phân tích ở trên thì các nông hộ điều tra có nguồn lực tương đối dồi dào, cần cù và chịu khó. Tuy nhiên nguồn lực ở đây chỉ nhiều về số lượng mà không mạnh về chất lượng. Trình độ lao động ở đây còn thấp, năng suất lao động chưa cao. Do vậy các cấp chính quyền địa phương cần tổ chức các lớp tập huấn về vấn đề nâng cao trình độ, kiến thức về cách chăm sóc những giống cây trồng, vật nuôi cho người lao động. c. Ảnh hưởng của vốn đến phát triển kinh tế nông hộ Vốn là nguồn lực không thể thiếu để các hộ đầu tư, phát triển sản xuất. Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho các nông hộ về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm. Do vậy cần phải có một quy mô đủ lớn mới có thể phát triển được kinh tế cho nông hộ. Có nhiều vốn thì các hộ mới dám đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất để có thu nhập, từ đó mới có thể mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. 3.3.4 Đánh giá tổng quát về những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực phát triển kinh tế tại địa bàn xã. Sử dụng phương pháp Swot để phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ. Qua phân tích SWOT đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hoá thu nhập của các nông hộ nơi đây. Điểm mạnh - Nguồn lực lao động dồi dào, cần cù, chịu khó. - Kinh nghiệm sản xuất lâu đời. - Có nhiều phương thức canh tác và nhiều nền văn hóa khác nhau tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống. Điểm yếu - Trình độ lao động còn thấp. - Còn mang nặng những phương thức canh tác lạc hậu. - Thiếu vốn để sản xuất. - Dân số tăng cao trong các nông hộ nhất là ở các hộ nghèo. Cơ hội - Đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. - Có điều kiện tiếp cận với khoa học và công nghệ. - Có các chính sách ưu đãi của nhà nước. - Giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Thách thức - Giá cả bấp bênh, không ổn định - Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự đòi hỏi về chất lượng của các mặt hàng nông sản ngày càng cao. - Cơ sở hạ tầng còn hạn chế. 3.3.5 Một số đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak. 3.3.5.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng Tu bổ và nâng cấp một số tuyến đường thôn, buôn tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho nhân dân trong xã, giảm chi phí vận chuyển nông sản. 3.3.5.2 Giải pháp về yếu tố giá cả thị trường Như trong phần phân tích ảnh hưởng của giá cả thị trường tới sản xuất của các nông hộ, có thể thấy là các nông hộ thường là bị động trước những biến động của giá cả thị trường, điều này ảnh hưởng đáng kể đến tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ, do đó cần phải: Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo tình hình tiêu thụ và giá cả thị trường của các hàng hoá nông sản đầy đủ và chính xác đến tận thôn, buôn để các nông hộ có thể cập nhật. Thành lập các tổ, đội có thể là cùng địa bàn sinh sống hoặc cùng sản xuất trong một lĩnh vực và có sự quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội khác trong xã để có thể học hỏi và giúp đỡ bảo vệ lẫn nhau khi xảy ra những tình huống bất lợi. Nhà nước và chính quyền địa phương cần xây dựng các phương án dự phòng hỗ trợ các hộ khi có những biến động bất lợi từ giá cả. 3.3.5.3 Giải pháp về lao động Xã có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên vẫn chưa phát huy được lợi thế. Trình độ lao động còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp tương đối nhiều. Do đó các cấp chính quyền xã cần có các dự án mở thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh để giải quyết lao động tại chỗ, giúp họ có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống, đóng góp cho gia đình và xã hội. Đào tạo lao động có trình độ, chuyên môn để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỷ thuật, ứng dụng vào trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. 3.3.5.4 Giải pháp về môi trường chính sách của chính phủ Tiếp tục thực hiện chương trình 134 về giao đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo điều kiện cho các hộ đồng bào có đất sản xuất xoá đói giảm nghèo đồng thời giải quyết được lao động trong gia đình. Cần có chính sách thiết thực hỗ trợ việc thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, tổ chức kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3.3.5.6 Giải pháp về hệ thống khuyến nông Các chương trình khuyến nông cần phải phổ biến rộng rãi đến toàn thể người dân để họ được biết và học cách làm theo. Cần chú trọng thâm canh, tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để đưa năng suất đạt và vượt kế hoạch. Xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất một loại cây trồng phù hợp với điều kiện ở địa phương để cho các hộ học tập. 3.3.5.7 Giải pháp về vốn vay Cần tiếp tục hỗ trợ vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các hộ nghèo gặp khó khăn về vốn trong quá trình sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, để họ đầu tư về phân bón, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc canh tác góp phần cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả lao động. PHẦN BỐN: KẾT LUẬN Qua quá trình điều tra, nghiên cứu các vấn đề về thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hòa Sơn, có thể rút ra một số kết luận sau: Hòa Sơn là một xã tương đối phát triển, là xã điểm để xây dựng nông thôn mới. Số hộ khá chiếm 70,37%, số hộ cận nghèo chiếm 5,93% và số hộ nghèo chiếm 23,7% trong tổng số hộ được điều tra. Địa hình phân hóa thành nhiều dạng khác nhau mang lại ưu thế đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng và phát triển nông, lâm nghiệp. Ngoài ra với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt ổn định, đất phù sa được bồi đắp hàng năm nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng ngắn ngày (đặc biệt là lúa). Trồng trọt là ngành mang lại thu nhập chính cho các nông hộ, chiếm 63,82% trong tổng thu từ các hoạt động sản xuất của nông hộ, trong đó, lúa là cây trồng chủ lực của vùng. Các loại cây công nghiệp như cà phê, điều cũng đem lại nguồn thu cho nông dân nhưng năng suất chưa cao do diện tích gieo trồng còn hạn chế. Ngành chăn nuôi cũng đem lại một nguồn thu đáng kể cho nông hộ, thu từ nuôi bò là chủ yếu. Hầu hết các nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo chưa chú trọng đến phát triển chăn nuôi, còn nhóm hộ khá thì chăn nuôi rất phát triển. Số nhân khẩu bình quân/ hộ tương đối cao (4,9 người/hộ), bình quân số lao động chính/ hộ là 3,1 người, có thể nói xã có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó. Tuy nhiên trình độ lao động vẫn còn thấp, đặc biệt ở nhóm hộ nghèo, đây là một khó khăn trong tiếp thu những tiến bộ kỷ thuật và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình. Về mức trang bị máy móc sản xuất: Ta thấy nhóm hộ khá có mức trang bị công cụ sản xuất đầy đủ hơn nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo. Các nhóm hộ cận nghèo và nghèo ít vốn nên khó đầu tư để sắm sửa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đến mùa vụ phần lớn là đi thuê máy móc ở những hộ khá hơn, do đó cũng ảnh hưởng đến tình hình chi phí cho sản xuất, còn nhóm hộ khá vì thế mà cũng có thêm thu nhập. Về tình hình vay vốn của các nhóm hộ: tỷ lệ tiếp cận vốn vay của các hộ tương đối cao, tập trung cao nhất ở nhóm hộ nghèo (81,25%). Các khoản thu từ trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, bình quân chung là 63,82% trong tổng thu từ trồng trọt. Đây là nguồn thu chính của các nhóm hộ, đặc biệt là nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo. Tóm lại, kinh tế của các nông hộ đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Bên cạnh sự nỗ lực vươn lên của các hộ thì còn cần đến sự quan tâm, hướng dẫn của các cấp chính quyền và tổ chức khuyến nông để phát huy lợi thế của vùng và khắc phục những khó khăn còn tồn tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết của UBND xã Hòa Sơn năm 2008, 2009. 2. Đỗ Kim Chung, Kinh tế nông hộ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội năm 1997 3. PTS Phan Công Nghĩa, Giáo trình thống kê kinh tế, NXB Thống kê Hà Nội năm 1999 4. TS. Vũ Đình Thắng – Hoàng Văn Định, Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống Kê Hà Nội năm 2002 5. Chu Văn Vũ, kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội năm 1995. 6. PTS. Đặng Thọ Xương, nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1997 Bài báo cao làm tốt, cần bổ sug thêm cho hoàn thiện nhé. Vào mạng xem các tài liệu của những tác giả trên nhưng nó mơi hơn và học vị của họ bây giờ khác rôi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 10.doc
Tài liệu liên quan