Đề tài Đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng vào chương trình 135 theo 4 tiêu chí công khai minh bạch, công bằng, hiệu quả, bền vững

Đánh giá chung, sau 7 năm thực hiện (1999 - 2005), Chương trình 135 đã đạt được mục tiêu quan trọng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn miền núi đã thay đổi căn bản, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống và thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển, khoảng cách đói nghèo đã được thu hẹp giữa các vùng; trình độ dân trí đã được nâng lên hàng trăm xã đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và đang trên đà phát triển. Chương trình đã thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ công khai, phát huy quyền tham gia của người dân trong giám sát chương trình; các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt, nên chương trình ít bị thất thoát, ít tiêu cực nhất. Chương trình đã đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng trên địa bàn khó khăn nhất của cả nước, là chương trình hợp lòng dân, được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn thấy rõ trách nhiệm, nhiệt tình tham gia xây dựng các công trình để vươn lên tự thoát nghèo. Quá trình thực hiện chương trình đã nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở về trình độ quản lí Nhà nước, quản lí xã hội và xoá đói giảm nghèo. Chương trình có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, với tính nhân văn sâu sắc, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước một cách bền vững. Chương trình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, vù ng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

doc31 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng vào chương trình 135 theo 4 tiêu chí công khai minh bạch, công bằng, hiệu quả, bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 bước đầu có những yếu tố thuận lợi trong công tác quản lý, chỉ đạo, phát huy tính dân chủ cơ sở, các công trình được đầu tư đều có sự tham gia giám sát của người dân, được người dân đánh giá phù hợp và phát huy hiệu quả. Năm 2007, dự án cơ sở hạ tầng đã thanh toán cho 3.594 công trình với tổng giá trị 1.396 tỷ đồng, đạt 115% dự toán và gần 84,9% kinh phí được sử dụng”. (Trích: Báo Hà Nội Mới thì tập trung vào sự công khai, dân chủ và kết quả của quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 ở địa phương, Phóng viên Hoàng Hùng ghi nhận từ Buổi họp báo công bố Báo cáo Kiểm toán của Chương trình 135 giai đoạn II năm 2007, “Chương trình 135 giai đoạn II trong năm 2006 và 2007 đã được thực hiện dân chủ, công khai và được các địa phương quan tâm, chỉ đạo thông qua tổ chức họp dân, lấy ý kiến xây dựng kế hoạch. Từ đó tiến hành đăng ký các hộ nghèo được hỗ trợ cây con giống, vật tư, máy móc thiết bị... Cho đến nay, Chương trình 135 đã và đang xây dựng được 11.765 công trình, dự án, trong đó công trình giao thông là 42%, thủy lợi 22,8%, trường học là 18%...” (Trích: Trong khi báo Xây dựng điện tử có bài phân tích với tiêu đề “Chương trình 135 giai đoạn II - sử dụng đúng mục đích và hiệu quả ” trong đó cũng có những phân tích cụ thể về hiệu quả của Chương trình 135 giai đoạn II. (Trích: Báo Thanh Tra lại có những phân tích chuyên môn ghi nhận sự cố gắng của các địa phương trong việc thực hiện các kiến nghị của Báo cáo Kiểm toán năm 2006 “Kết quả kiểm toán cho thấy, Chương trình 135 giai đoạn II đã đạt được những kết quả nhất định. Những tồn tại, yếu kém qua kết quả kiểm toán Chương trình năm 2006 phần lớn đã được các địa phương khắc phục” (Trích: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đăng bài nêu rõ “Kết quả kiểm toán cho thấy, Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010) đã đạt được những kết quả nhất định. Những tồn tại, yếu kém qua kết quả kiểm toán Chương trình năm 2007 phần lớn đã được các địa phương khắc phục. Việc phân bổ vốn cơ bản đúng định mức, đối tượng, nội dung chương trình. Công tác giải ngân kịp thời, trên 80,2 % kinh phí được sử dụng, đạt 119,31% dự toán giao. Việc sử dụng vốn, kinh phí nhìn chung đúng mục đích và có hiệu quả hơn” Trích: Bên cạnh những kết quả đạt được, các báo, đài cũng đưa tin về một số tồn tại cần được khắc phục trong triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II. Tuy nhiên, việc kiến nghị xử lý xuất toán số tiền trên: 675 triệu đồng trên tổng số vốn đầu tư đã giải ngân khoảng 1.396 tỷ đồng chiếm chưa đến 0,05% nguồn vốn cho thấy, “Chương trình 135 giai đoạn II là một trong những Chương trình có kết quả kiểm toán tốt nhất trong số những Chương trình mục tiêu quốc gia được Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán trong năm 2007” (Theo ông Lê Minh Khái, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phát biểu tại buổi Họp báo). Nói thêm về những tồn tài được nêu trong Báo cáo Kiểm toán, Báo Dân tộc cũng dẫn lời ông Hà Hùng cho biết “đến thời điểm hiện tại, các tồn tại như đã nêu trong Báo cáo Kiểm toán đã được các Bộ, ngành trung ương và Chính phủ xem xét giải quyết triệt để”. Nhìn chung, việc tổ chức họp báo công bố kết quản Kiểm toán thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II đã tạo ra một sự thay đổi rất lớn trong nỗ lực tăng cường sự công khai, dân chủ về hoạt động của một Chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Buổi họp báo đã được các phương tiện truyền thông, các nhà tài trợ quốc tế và các bên liên quan đánh giá rất cao về cách làm minh bạch của Ủy ban Dân tộc với tư cách là cơ quan Thường trực của Chương trình 135 giai đoạn II. Hậu Giang Để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình 135, Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang đang mở đợt tập huấn kiến thức cho cán bộ cơ sở, ấp và cộng đồng. Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang Nguyễn Xuân Tươi, cho biết: - Mục đích mở lớp lần này nhằm phổ biến rộng rãi các chính sách để phát triển kinh tế - xã hội cho vùng dân tộc, đồng thời hướng dẫn đào tạo kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức đối với người dân, vận dụng vào phát triển kinh tế hộ, nhóm hộ gia đình. Đối với cán bộ xã, ấp sẽ được phổ biến một cách cụ thể rộng rãi các cơ chế quản lý thực hiện Chương trình 135, kiến thức về quản lý dự án đầu tư, báo cáo tổng hợp và giám sát đánh giá. Các kiến thức về tổ chức họp dân, tổng hợp ý kiến, lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, về giám sát đầu tư, về kinh tế hộ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một buổi thuyết giảng chương trình 135 (giai đoạn II) tại huyện Vị Thủy. Ban chỉ đạo chương trình mở đợt tập huấn này là dịp để các học viên học hỏi kinh nghiệm thảo luận, trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình để từ đó cùng rút ra những phương pháp tốt nhất trong sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giúp đỡ học sinh nghèo ở địa phương đạt kết quả tốt, đúng với mục tiêu của chương trình. Bên cạnh đó, giúp cho học viên và cộng đồng biết phát huy vai trò của mình trong quá trình tham gia thực hiện Chương trình 135, xây dựng đề án hỗ trợ kế hoạch vốn cho năm 2009 của từng địa phương. Hạn chế: - Còn nhiều chương trình, dự án, trong đó có cả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách dân tộc tính minh bạch, công khai còn nhiều hạn chế rõ nhất là rất ít người dân nắm được một cách tường tận trên địa bàn xã có các chương trình đang được triển khai, diễn ra trong bao lâu, do ai thực hiện và lợi ích của người dân được hưởng từ chương trình là những gì. Đối với cán bộ cơ sở (cấp xã) thì tình hình cũng không khá hơn là bao. Đang có một lỗ hổng lớn trong việc thông tin về các chương trình, dự án đối với cấp cơ sở đã ảnh hưởng không ít đến hình thức và mức độ tham gia của địa phương và cộng đồng. Đồng thời, thông tin không đầy đủ cũng hạn chế và gây trở ngại cho công tác giám sát, đánh giá. Ví như trong Chương trình vay vốn tín dụng của Ngân hàng người nghèo trước đây, ngay đến cán bộ xã của nhiều xã vùng cao cũng không nắm được mức cho vay tối đa của Ngân hàng đối với người dân là bao nhiêu, thời hạn cho vay là bao lâu và hỗ trợ của tỉnh, của ngân hàng đối với người vay vốn là gì. Đaklăk - Khó khăn trong thực hiện chương trình 135 của tỉnh Đăk Lăk đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn lại bắt nguồn từ khâu tuyên truyền. Việc tuyên truyền nội dung, ý nghĩa, mục đích của chương trình đến người dân còn yếu. Cách thức tuyên truyền chưa hợp lý. Thậm chí, một số cán bộ ở thôn, buôn còn chưa nắm rõ nội dung thực hiện chương trình. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn rất nhiều hạn chế, nặng về hình thức. Với phương châm dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra nhưng quá trình thực hiện thì người dân chưa được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến và giám sát quá trình thi công các công trình. Hơn nữa, trình độ, năng lực của một số cán bộ trong ban giám sát của các xã, phường, thị trấn còn yếu, không thường xuyên kiểm tra các công trình, buông lỏng giám sát các chủ thầu trong quá trình thi công. Một lý do dẫn đến việc lơ là giám sát một phần do không có quy định kinh phí bồi dưỡng cho những cán bộ này. 1.2.2 Mức độ tham gia của người dân a. Trong khâu lập kế hoạch Mặt được: - Sự tham gia của cộng đồng trong công tác lựa chọn và thực hiện CT đã được cải thiện, phát huy được tính công bằng, dân chủ. Các cuộc họp thôn/bản đề xuất lựa chọn CT được trưởng thôn/bản thông báo rộng rãi cho các hộ dân trước 2 đến 3 ngày để người dân có điều kiện chuẩn bị và tham gia dự họp đông đủ. Đây là lần đầu tiên người dân được làm chủ đầu tư toàn diện từ khâu lựa chọn, lập kế hoạch, thực hiện tới duy tu bảo dưỡng, do đó thu hút được rất nhiều người dân tham gia. Kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ tại xã cho thấy các biên bản họp thôn/bản đề xuất CT được ghi chép đầy đủ theo mẫu. Số người tham dự so với số hộ trong thôn bản chiếm từ 60% đến 100% (ở dự án GNMB). VD. Bản Pồ Chồ (Bát Xát, Lào Cai); thôn Rì (Lục Ngạn, Bắc Giang). Ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người, phụ nữ ít tham gia vào các hoạt động xã hội hơn nam giới, số phụ nữ tại các cuộc họp thôn bản chiếm tỷ lệ 30-80% tùy thuộc vào từng thời điểm mà tỷ lệ này có thể thay đổi, ví dụ: vào thời vụ thu hoạch, nam thường đi họp nhiều hơn nữ và ngược lại lúc nhàn rỗi thì phụ nữ đi họp đông hơn nam. Sự tham gia tích cực của cộng đồng đã thể hiện được tính dân chủ trong thực hiện đó là: (i) người dân được tiếp cận với các thông tin về dự án (ii) được họp, đề xuất và thảo luận về các CT ưu tiên đầu tư cho thôn/bản; (iii) được cử người thay mình giám sát các nhóm thợ thực hiện các CT; (iv) được đề xuất các nhóm thợ tham gia thực hiện các CT; (v) trực tiếp tham gia thực hiện các CT góp phần thu nhập; (vi) đưa ra quy chế vận hành, bảo trì và quản lý các CT (hương ước). Hạn chế - Tuy nhiên, do trình độ văn hoá có hạn nên việc ghi chép biên bản họp thôn chưa mạch lạc, một số biên bản họp thôn ghi thiếu các thông tin như: tổng số hộ, số người tham dự, ngày tháng họp nhầm lẫn giữa ngày âm lịch và ngày dương lịch. thiếu thông về Qui mô CT, số người hưởng lợi, thiếu thứ tự ưu tiên cho CT. Sự tham gia phát biểu ý kiến của phụ nữ và nhóm người dễ bị tổn thương trong thôn tuỳ thuộc vào tính chất cuộc họp, nhưng nhìn chung vẫn rụ rè do tập quán và hiểu biết hạn chế. - Trong quá trình phát triển xã hội, thôn bản, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao vẫn cồn nhiều khó khăn về đời sống và văn hoá (hộ nghèo chiếm 60-80%). Do địa hình khó khăn, phức tạp (có xã như Mo Rây-Kon Tum rộng gần bằng tỉnh Thái Bình, đi từ thôn này sang thôn khác phải mất cả ngày đường đi bộ) nên việc đầu tư cho các thôn bản không phải dễ dàng vì kinh phí có hạn. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của nhiều dân thôn bản vẫn còn rất thấp, Chẳng hạn có xã/thôn trình độ văn hoá của bí thư, chủ tịch chỉ mới lớp 3 lớp 4 (xã Đắc Kôi-Kon Rẫy, Kon Tum), thôn Sử Pán 1 xã Sử Pán có hộ dân nhưng trong số 70 phụ nữ của các chỉ có 2 người biết đánh vần và viết được ít chữ. Số lao động nhiều mà thiếu tay nghề, phong tục tập quán lạc hậu (đám ma, cưới hỏi,…) vẫn nặng nề. Một số thanh niên trẻ được đo tạo nhưng khi học xong họ ở lại làm việc ở các thị trấn hoặc thành phố làm ăn mà hầu hết không về thôn bản. Đó là những trở ngại lớn cho phát triển nông thôn. Mặt khác, một số các công trình được đầu tư nhưng chất lượng của các công trình chưa đảm bảo chất lượng, hiệu quả thấp (VD. Trường xây xong không có học sinh học ở Cát Tiên-Lâm Đồng, hệ thống nươc tự chảy ở Đắc Kôi –Kon Tum, mương nước vừa làm xong đã hỏng ở Sa Pa-Lao Cai,…). c. Trong tổ chức thực hiện Mặt được: - Sự tham gia đóng góp của người dân đã tăng lên đáng kể Đóng góp của người dân địa phương vào các công trình thường dưới dạng vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động, ngày công giám sát, tình nguyện đóng góp phần đất đai khi có công trình cần sử dụng mà không đòi hỏi bồi thường, cá biệt cũng có nơi đóng góp tiền để thực hiện dự án. Hạn chế: - Sự thiếu minh bạch còn thể hiện qua việc thực hiện cơ chế đấu thầu và thực hiện thầu. Công tác đấu thầu và thực hiện thầu còn mang tính hình thức, việc tổ chức đấu thầu hạn chế, thực chất là chỉ định thầu, cộng đồng hầu như đứng ngoài cuộc. Chính vì vậy, nhiều hạng mục người dân hoàn toàn có thể đảm đương được lại được giao cho các nhà thầu thực hiện và trong quá trình thực hiện họ lại khoán lại cho người dân. Bình Định Việc thực hiện các phương châm, mục tiêu của Chính phủ quy định trong các dự án chương trình như: "dân chủ công khai"; "dân biết dân làm dân kiểm tra"; "xã có công trình dân có việc làm" cũng còn nhiều khiếm khuyết. Đối với việc việc nghiệm thu bàn giao và quản lý sử dụng và bảo dưỡng các công trình, các Ban quản lý dự án chưa hướng dẫn cách thức sử dụng, quy trình vận hành, quản lý, bảo trì để địa phương và nông dân quản lý sử dụng. Vì thế, một số công trình đầu mối về thủy lợi, hệ thống cửa của các công trình dân dụng, hệ thống máy bơm nước sạch không được nông dân bảo vệ. Một số công trình chợ, trạm khuyến nông, lâm, nhà văn hóa ở các trung tâm cụm xã ĐBKK làm xong không được bố trí sử dụng gây lãng phí… d. Trong giám sát, đánh giá Điểm mạnh - Công tác tổ chức theo dõi cộng đồng thực hiện CT đến cấp xã - Hệ thống văn bản của chương trình gồm có các tài liệu như quyết định, quy chế, nghị quyết, thông tin, hướng dẫn từ TW đến xã được ban hành và triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện Chương trình. Ban chỉ đạo Chương trình TW Bộ phận TD&ĐG TW GSĐG độc lập BCĐ Chương trình tỉnh Cán bộ TD&ĐG tỉnh BCĐ Chương trình huyện Cán bộ theo dõi đánh giá huyện BCĐ Chương trình xã Cán bộ theo dõi đánh giá BPT xã Ban GSĐG cộng đồng Sơ đồ 1: Hệ thống GSĐG - Một số tỉnh đã ban hành hướng dẫn thực hiện một câch dân chủ công khai. Lựa chọn công trình theo nguyên tắc công khai, dân chủ, người dân tham gia. Hội đồng nhân dân xã quyết định hạng mục, quy mô và, khả năng nguồn vốn tại xã. Vai trò Ban giám sát xã được khẳng định trong quá trình giám sát thi công và nghiệm thu công trình. Đặc biệt về giám sát đánh giá Chương trình 135 đã đóng góp kinh nghiệm để Chính phủ đưa ra Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng (bước đầu có sự tham gia của cộng đồng). Theo Quyết định này, Ban GSĐG cộng đồng xã do chủ tịch Hội đồng nhân dân làm trưởng ban, các thành viên là đại diện Hội đồng nhân dân xã, các Hội. Nhờ có các Ban GSĐG cộng đồng mà nhiều vụ tiêu cực trong quản lý, thi công CT được ngăn chặn, góp phần làm tăng chất lượng công trình, tăng tính dân chủ công khai và minh bạch trong tài chính, tạo niềm tin trong nhân dân đối với Lãnh đạo các cấp. Thông tư 666/2001 TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD về hướng dẫn quản lý ‎ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc CT 135. Thông tư¬ 894/2001/TT-UBDTMN hướng dẫn tổng hợp và báo cáo thống kê dự án HTCS và TTCX cúng được ban hành. Ngoài các văn bản của TW, một số tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện dân chủ công khai và công tác giám sát thực hiện CT 135 đến cấp xã. Có những sáng kiến trong thực hiện (xã Thổ Bình tỉnh Tuyên Quang. Ban giám sát xã gồm các thành phần như trong văn bản TW, xã đã đưa cả hai giáo viên giúp Ban GSĐG cộng đồng để giám sát). Việc giám sát được thực hiện bởi chính những người có uy tín trong thôn và được cộng đồng thôn/bản lựa chọn. Trong quá trình thực hiện CT, Ban giám sát xã cử người xuống hiện trường cùng trưởng thôn theo dõi giám sát. Ở thôn bản cũng lập tổ giám sát do trưởng thôn đứng đầu, thành viên là những người có uy tín và hiểu biết kỹ thuật xây dựng cơ bản. Tổ này thay nhau thường xuyên có mặt tại hiện trường để giám sát tổ thợ thi công TDA từ khối lượng vật liệu đến chất lượng xây lắp. Mặt khác, đối với các CT quy mô nhỏ kết cấu đơn giản được thi công dưới sự giám sát của chính cộng đồng người dân hưởng lợi. Nhìn chung, công tác giám sát cộng đồng được thực hiện suôn sẻ. Hoạt động giám sát bước đầu đã có nề nếp, người giám sát quen với kỹ thuật xây dựng và phát huy tốt vai trò giám sát. VD, tổ giám sát làm đường xóm Nhội (người Dao) khi phát hiện tổ thợ ủi đường (đất đá phong hoá) làm sai so với thiết kế và đòi tăng giá, tổ giám sát đã xử lý và kiên quyết buộc tổ thợ phải chấp nhận yêu cầu và thực hiện theo đúng thiết kế. Một số tồn tại: - Có quá nhiều văn bản pháp lý cho việc thực hiện chương trình 135... nhưng ít thấy văn bản đề cập đến việc báo cáo giám sát đánh giá thực hiện của các cơ sở về việc thực hiện đúng, đạt theo yêu cầu của các chỉ số mục tiêu CT hay không. Ngoài văn bản của TW còn có các văn bản của địa phương. Một số văn bản có nhưng nội dung trùng lặp, chồng chéo đôi khi không rõ ràng. Một số chương trình chưa có cơ chế theo dõi, giám sát và đánh giá trên cơ sở khoa học, theo những tiêu chí nhất định, mang tính độc lập, khách quan: Văn kiện chương trình có Mục tiêu chung chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ (hoạt động) chủ yếu tập trung về hạ tầng cơ sở mà chưa đề cập đến phát triển bền vững. Các kết quả của các hoạt động tuy có các chỉ số nhưng chưa cụ thể để làm căn cứ đánh giá mục tiêu có đạt được hay không. Mặt khăc, chưa có cơ chế TD&ĐG có sự tham gia của người dân/cộng đồng. Một số tỉnh đã có văn bản hướng dẫn theo dõi đánh giá cộng đồng bằng việc thành lập Ban giám sát công trình xã. Tuy nhiên, chức năng nhiệm vụ của Ban giám sát là theo dõi xây dựng công trình mà chưa đề cập đến đánh giá tác động của CT. Hiện tại, đa số các xã chưa có Ban giám sát cộng đồng. - Công tác thanh tra, giám sát chưa mạnh ở trong khối quản lý chương trình. Phần lớn các sai phạm được phát hiện là do người dân. Nếu đặt câu hỏi, Cán bộ chuơng trình có biết những sai phạm không? Thì chắc chắn ở một góc độ nhất định là họ có biết, thậm chí biết khá rõ nhưng họ không nêu ra. Trả lời đầy đủ câu hỏi này chỉ có cán bộ giám sát đánh giá trả lời hoặc cộng đồng giám sát đánh giá trả lời nếu họ có quyền và năng lực (quyền ở đây là văn bản pháp lý Nhà nước trao cho họ, năng lực ở đây là họ được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và có tính trung thực) - Chưa có các tổ chức độc lập tham gia theo dõi giám sát và đánh giá. - Trình độ năng lực của một số thành viên trong Ban giám sát ở các xã vùng cao, vùng xa còn thấp. Một số Ban giám sát có người đã được tham gia tập huấn về kỹ năng giám sát xây dựng nhưng không đủ trình độ tiếp thu hoặc đã quên những gì đã học. Trao đổi với một số người làm giám sát ở thôn bản, khi hỏi “giám sát làm việc gì?” họ trả lời là “ra trông coi, xem thôi”. - Không có phụ cấp cho các giám sát viên ở thôn bản nên việc khuyến khích động viên họ làm nhiệm vụ bị hạn chế. - Ở một số nơi, trưởng nhóm thợ nhận thầu (CT đường thôn) lại nằm trong Ban giám sát, VD, CT đường giao thông khu Bông 2 (Thanh Sơn Phú Thọ). - Việc thay đổi nhân sự cũng có ảnh hưởng đến công tác giám sát, do người giám sát cũ đã được tập huấn nghỉ và thay bằng người mới chưa được đào tạo nên họ chỉ có mặt trên hiện trường và làm nhiệm vụ trông coi. - Việc giám sát mua sắm hàng hoá còn chưa thật sự được coi trọng dẫn tới việc mua máy móc và thiết bị không đúng chủng loại hoặc sai công suất. 1.3 Giải pháp 1.3.1 Khuyến nghị chung: a. Bài học kinh nghiệm – cơ sở đưa ra khuyến nghị Tính công khai, minh bạch và dân chủ trong thực hiện CT. Tất cả thủ tục từ khâu lập kế hoạch, mua sắm đấu thầu, giám sát, thực hiện và nghiệm thu thanh toán đều có sự tham gia của người dân. Thực tế đã chứng minh ở nơi no cán bộ sâu sát với người dân, thông tin được công khai hóa, dân chủ trong việc đề xuất CT, giám sát thi công, minh bạch rõ ràng trong thanh quyết toán… thì người dân tin tưởng, đoàn kết và đồng lòng thực hiện. Nơi nào dân hiểu về CT thì nơi đó các CT được thực hiện nhanh và đạt chất lượng tốt. Trong tổ chức tập huấn cần lựa chọn học viên sao cho phù hợp với trình độ cấp xã, tài liệu phải sát thực tế công việc: gọn, đơn giản, thiết thực và dễ hiểu, tập trung vào hướng dẫn thực hnh. Sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra đôn đốc sát sao của Ban chỉ đạo tỉnh, Ban QLDA tỉnh, UBND huyện, Ban QLDA huyện là rất quan trọng trong việc kịp thời đưa ra những văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá các quy định, biểu mẫu hoá văn bản thủ tục tại cộng đồng địa phương của mình. Tránh sự chồng chéo trong quản lý giữa Đảng và chính quyền. Phải thực sự trao quyền làm chủ/phân cấp cho cấp xã trong việc quản lý CT, tạo động lực làm việc, nâng cao trách nhiệm, khả năng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và tự ra quyết định. Chủ trương phân cấp cho xã là đúng đắn, cấp trên không nên ôm hết. Quá trình phân cấp cần có bước đi phù hợp. b. Khuyến nghị Cần có cơ chế để các tổ chức giám sát độc lập (Hiệp hội, Hội, NGO,..) để hỗ trợ giám sát đánh giá và hỗ trợ Ban giám sát xã/thôn. Việc công khai đầy đủ thông tin về chương trình/dự án cho người dân các thôn bản là điều hết sức cần thiết. Cán bộ giám sát ở thôn/xã cần theo dếi, kiểm tra, ghi chép đầy đủ các hoạt động trên hiện trường, số ngày công, tiền công của người dân, thời gian thực hiện, chất lượng công trình và bàn giao đưa vào sử dụng, cam kết của thôn bản. Đối với buổi họp bàn giao CT, biên bản họp thôn cần có ‎ý kiến của người dân về chất lượng CT, về mức đóng góp của họ đối với việc thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình. Tài liệu hoá phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện TDA thuộc hợp phần NSPTX đặc biêt là: (1) Tài liệu hướng dẫn theo dõi, báo cáo cấp xã, (2) Nhật k‎ý GSĐG CT của thôn/xã c. Khuyến nghị trong một số trường hợp cụ thể - Kiến nghị về kênh thông tin: Kết luận, Tiến sĩ Trần Văn Thuật đã nêu lên những giải pháp: cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Vụ Chính sách Dân tộc và Tạp chí Dân tộc trong định hướng, tuyền truyền; nội dung cần đi sâu làm rõ hơn nữa tư tưởng chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương; sự quan tâm của các tổ chức quốc tế đầu tư kinh phí thực hiện chương trình; sự tham gia của người dân; việc phân cấp xã làm chủ đầu tư; các tiêu chí để phân định các xã ra, vào chương trình; chế độ dân chủ, công khai, minh bạch; phản ánh các mô hình, điển hình ở các địa phương và đặc biệt cần phải bám sát cơ sở để phản ánh chính xác, kịp thời. Ví dụ về giải pháp cho tỉnh Đăk lăk: GP: Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình 135 giai đoạn 2, tỉnh Đăk Lăk cần tăng cường tuyên truyền cho người dân về mục đích, ý nghĩa nội dung của chương trình. Các hình thức tuyên truyền cần phong phú, phù hợp với trình độ của đồng bào dân tộc. Dự án đào tạo cán bộ xã, thôn, buôn để nâng cao trình độ về quản lý hành chính và kinh tế cần có biện pháp phổ biến kịp thời, hiệu quả hơn. Đối với các dự án ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm nên giao cho một cơ quan chuyên môn thực hiện, bảo đảm chuyên sâu. Việc giám sát quá trình thi công các công trình, nhất là các công trình trọng điểm cần chú trọng, bám sát hiện trường thi công, kịp thời chấn chỉnh những sai sót khâu kỹ thuật. - Kiến nghị về khâu ban hành các VB giám sát: Khi ra văn bản mới: Khi một văn kiện có tầm chiến lược hay vấn đề quan trọng, các văn bản sẽ được ban hành để triển khai thực hiện một mục tiêu nào đó, chẳng hạn chương trình 135, cần có sự đánh giá các nội dung văn bản pháp lý trước đó có được thực hiện hoặc đã thực hiện đến mức độ nào. Đánh giá cần làm rõ nội dung nào của văn bản trước phải để lại tiếp tục thực hiện và nội dung nào cần bỏ hoặc thay đổi. Văn bản ban hành có nội dung mới (bao gồm cả phần để lại từ văn bản trước và nội dung bổ sung) sẽ thay cho văn bản cũ. Trong văn bản mới cũng nên ghi rõ là thay cho những văn bản nào. Nếu làm được như vậy thì số lượng văn bản áp dụng sẽ không nhiều, thực hiện sẽ dễ dàng đặc biệt dễ dàng hơn cho người chịu trách nhiệm về quản lý và giám sát đánh giá. 2. Tính công bằng Sự phân bổ một số tổng cố định 500 triệu đồng cho từng xã trong CT 135 là một hình thức tương đối công bằng trong điều kiện nguồn lực hạn chế và mang lại lợi ích về tính minh bạch và rõ ràng. Nhưng do đây là một công cụ còn tương đối đơn giản để giảm nghèo vì các xã có số dân lớn và/hoặc các xã có nhiều người nghèo hơn (và do vậy có nhiều nhu cầu về hạ tầng cơ sở hơn như là về cung cấp nước sạch, nhà ở v.v..) lại vẫn nhận cùng một số vốn từ trung ương. Đối với chương trình xóa đói giảm nghèo, mặc dù Trung Ương có một công thức phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các tỉnh, nhưng không phải lúc nào cũng biết rõ công thức này đuợc áp dụng như thế nào, và có phải bất cứ lúc nào công thức này cũng được tuân thủ hay không. Có sự khác nhau rất lớn trong phân bổ nguồn lực xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh (cả theo số tuyết đối và cả theo đầu hộ nghèo). Việc phân bổ nhiều cho các tỉnh không quá nghèo cho thấy cùng các hộ nghèo như nhau nhưng nếu sống ở các tỉnh khác nhau lại nhận được những lợi ích từ chính phủ hoàn toàn khác nhau. Thông thường, việc tăng cường các nguồn đóng góp thêm của tỉnh cho số phân bổ trung ương (hoặc còn gọi là ‘bổ sung’) càng làm gia tăng sự cách biệt giữa các tỉnh về nguồn lực. Các tỉnh giàu hơn càng có nhiều khả năng tạo nguồn lực bổ sung trong khi các tỉnh nghèo hơn phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn Trung Ương. Một số vốn cố định phân bổ cho một xã nghèo trong CT 135 có lợi ở tính rõ ràng và minh bạch; nó cũng thể hiện sự phân phối công bằng rõ ràng các nguồn lực quý hiếm. Nhưng các xã có số dân lớn hơn và/hoặc các xã có tương đối nhiều hộ nghèo hơn lại nhận cùng một số vốn phân bổ từ trung ương như nhau. Mặc dù trung ương đã có tiêu chí phân bổ nguồn lực ngân sách trong chương trình xóa đói giảm nghèo giữa các tỉnh nhưng còn chưa rõ việc áp dụng các tiêu chí trên như thế nào, và có phải lúc nào tiêu chí cũng được tuân thủ hay không. Do vậy, có sự khác biệt lớn trong thực tiễn phân bổ các nguồn lực của chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh (cả về mặt tuyệt đối cũng như trên cơ sở đầu hộ nghèo). Đồng thời cũng có khác biệt về số vốn phân bổ theo năm giữa các tỉnh. Mặc dù không hoàn toàn là không liên quan gì đến tỷ lệ nghèo, phần lớn các phân bổ dành cho các tỉnh đỡ nghèo hơn (trong chương trình xóa đói giảm nghèo) cho thấy các hộ nghèo như nhau nhưng lại nhận nguồn lực của chính quyền và lợi ích được hưởng khác nhau tuỳ thuộc vào nơi sinh sống. Thông thường, việc bổ sung nguồn ngoài ngân sách Trung Ương càng làm tăng sự khác biệt về nguồn lực giữa các tỉnh. Các tỉnh giàu hơn có nhiều khả năng hơn để tạo vốn bổ sung trong khi các tỉnh nghèo hơn lại phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn trung ương. Mặc dù có hỗ trợ bổ sung, số thực đến khoảng USD 270 một đầu hộ nghèo một năm, tức là ngay cả đối với các tỉnh giàu nguồn lực (như Tuyên Quang) số này cũng thấp hơn 1 $ ngày ĐGN giữa các tỷ trọng đối với việc thực hiện các hợp phần chương trình xóa đói giảm nghèo. Nên ban hành hướng dẫn tới huyện và xã nhằm đảm bảo việc đóng góp của hộ gia đình được công bằng, và không tạo gánh nặng bất thường cho hộ gia đình nghèo. Có thể lấy ra một ví dụ cụ thể về việc đánh giá chương trình 135 như một chương trình hợp ý Đảng, lòng dân ở tỉnh Trà Vinh: Kết thúc chương trình 135 giai đoạn I, Trà Vinh còn 25 xã đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ trong giai đoạn II. Sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, chương trình tiếp tục đạt được những kết quả to lớn trên nhiều lĩnh vực. Kết quả đó đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục được nâng cao Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa phần hạ lưu của sông Tiền và sông Hậu Thực hiện chương trình 135 giai đoạn I (1999-2005), Trà Vinh có 38 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 1999 – 2005. Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010), Trà Vinh có 25 xã đặc biệt khó khăn được Trung ương hỗ trợ đầu tư từ năm 2006. Năm 2007, Trà Vinh được Trung ương phân bổ 21,5 tỷ đồng để thực hiện 3 dự án trên địa bàn 25 xã đặc biệt khó khăn, gồm: dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (3 tỷ đồng), dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 17,5 tỷ đồng và dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng 1 tỷ đồng. Song song đó, tỉnh còn phải thực hiện phần vốn của năm 2006 chuyển sang là 14.535,875 triệu đồng thuộc các dự án: hỗ trợ phát triển sản xuất 3 tỷ đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng 4,015 tỷ đồng, dự án xây dựng các Trung tâm cụm xã còn dở dang 7 tỷ đồng và dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng 520.875.000 đồng (do Trung ương bổ sung vào tháng 12 năm 2006). Với sự phân bổ như vậy, đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, Trà Vinh đã đầu tư xây dựng 68 hạng mục công trình cơ sở hạ tầng các loại, 9 hạng mục thuộc các Trung tâm cụm xã còn dở dang, đã tổ chức mở 37 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc các xã đặc biệt khó khăn, có 4.822 học viên tham dự, ngoài ra Ban còn phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh mở 9 lớp dạy nghề ngắn hạn cho thanh niên dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn có 180 học viên tham dự và phối hợp với Ban quản lý dự án 135 các huyện tổ chức mở 1 lớp tập huấn cho 69 cán bộ quản lý Chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn về quy trình xây dựng cơ bản thuộc Chương trình 135 giai đoạn II để tạo điều kiện cho cán bộ các xã đặc biệt khó khăn nâng cao năng lực và chuyển giao cho xã làm chủ đầu tư. Riêng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đến nay đang điều chỉnh lại dự án theo khung định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các loại cây trồng, vật nuôi và chi phí tập huấn, hội thảo thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 trình UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Qua hơn một năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhìn chung nguồn vốn của chương trình được đưa vào kế hoạch quản lý thống nhất theo danh mục riêng và triển khai đầu tư đúng đối tượng, đúng địa bàn và đúng mục tiêu. Các công trình hoàn thành đã được đưa vào sử dụng và từng bước phát huy hiệu quả khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đến nay, ở 25 xã đặc biệt khó khăn đã có 99% xã có đường ô tô, 100% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 49,64%; 46,61% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh… Các công trình thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đã tạo tiền đề cho việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giao lưu hàng hoá thuận tiện, con em vùng sâu, vùng xa có điêu kiện học hành, đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho bà con, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo đáng kể, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn nói riêng. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, cụ thế như trình độ đội ngũ cán bộ các xã đặc biệt khó khăn còn hạn chế, lại thường xuyên thay đổi, luân chuyển cán bộ nên trong năm 2007 tỉnh chỉ giao cho 3 xã làm chủ đầu tư. Trong năm 2008, tỉnh phân cấp mạnh cho xã làm chủ đầu tư đạt ít nhất 60% theo định hướng của Ủy ban Dân tộc. Trong đó, những xã đặc biệt khó khăn được phân cấp làm chủ đầu tư đều có thành lập Ban quản lý dự án của xã để giúp UBND xã quản lý và tổ chức triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn. Ngoài ra, các xã đều có thành lập Ban giám sát xã gồm các ngành đoàn thể của xã, ấp và một số người có uy tín trong cộng đồng tham gia, do chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND xã làm Trưởng Ban giám sát để tham gia giám sát quá trình thi công công trình cũng như giám sát việc quản lý, khai thác và bảo quản công trình khi đã đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, trong thời gian qua các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 được xây dựng trên địa bàn đều đạt chất lượng cao, ít thất thoát, đáp ứng nhu cầu bức xúc của người dân ở địa phương, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và công trình phát huy được hiệu quả cao. Một vài giải pháp để khắc phục những hạn chế trong tính công bằng: - Kiện toàn các cơ chế xác định đối tượng để làm tăng phạm vi bao phủ đối với đối tượng hưởng lợi là ng ư ời nghèo Hệ thống xác định các hộ nghèo hiện tại sử dụng các ngưỡng nghèo được xây dựng một cách chủ quan dùng để đánh giá chất lượng sống của hộ đối chiếu với một chuẩn nghèo tuyệt đối. Các ngưỡng này thường khác so với quan niệm của địa phương và do vậy mà cũng có sử dụng thêm cả các tiêu chí nghèo tương đối để xác định các hộ nghèo nhất. Hơn nữa, việc xác định các hộ nghèo được định hướng bởi áp lực phải đạt các mục tiêu giảm nghèo do trung ương đề ra. - Việc đặt các mục tiêu giảm nghèo thiết thực , ví dụ, mục tiêu cho cả 2 năm thay vì 1năm có thể giúp tăng phạm vi bao phủ đối tượng hưởng lợi là ngư ời nghèo. Cần đảm bảo công bằng hơn nữa bằng cách tiến hành phân bổ vốn XĐGN trung ương rõ ràng hơn và được liên hệ minh bạch hơn tới mức độ nghèo đói ở cấp xã và tỉnh. Nguồn vốn cấp cho tỉnh cần ổn định và chắc chắn hơn, có thể thông qua khung kế hoạch 3 năm (với các số phân bổ trung ương được thông báo trước) - Chính quyền trung ương nên đưa ra các mục tiêu có thể đạt được (nếu có thể thảo luận riêng với từng tỉnh) về huy động nguồn vốn địa phương và theo dõi giám sát các mục tiêu trên cơ sở hàng năm 3. Tính hiệu quả 3.1 Giai đoạn I( 1998-2005) Chi phí: CT 135 với tổng số vốn khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện chương trình gồm: Vốn Ngân sách Trung ương, từ 1999 đến 2005 là 9.142,2 tỷ đồng. Vốn Ngân sách địa phương thực hiện 2 dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng và Trung tâm cụm xã là 527 tỷ đồng. Vốn huy động từ các Tổng Công ty, các địa phương có điều kiện giúp đỡ, các Bộ, ngành và Quỹ người nghèo từ năm 1999 - 2004 là 509 tỷ đồng. Vốn tham gia đóng góp của người dân bằng các hình thức tham gia lao động xây dựng công trình, khai thác vật liệu sẵn có ở địa phương, hoặc tài sản, hoa màu, đất đai bị mất khi xây dựng công trình. Kết quả: Sau 7 năm thực hiện, Chương trình 135 đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, miền núi. Chương trình đã xây dựng được trên 25.000 công trình hạ tầng và 498 trung tâm cụm xã; đã đưa vào sử dụng trên 20.000 công trình thiết yếu các loại và trên 200 trung tâm cụm xã. Hiện nay đã có trên 70% số xã đã xây dựng được 5 hạng mục công trình thiết yếu: Đường giao thông, hệ thống điện, trường học, thuỷ lợi nhỏ và trạm y tế; 56% số xã đã đầu tư xây dựng đủ 8 hạng mục công trình thiết yếu. Trên các địa bàn thụ hưởng Chương trình 135, 86% xã có trường tiểu học, 73% xã có trường trung học cơ sở kiên cố; 96% xã có trạm y tế đảm bảo phục vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân; 74% xã có trạm bưu điện văn hoá xã; 61% xã có trạm truyền thanh; 44% xã có chợ. Đã có thêm 500 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 28 tỉnh trong chương trình đã đạt 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, tỷ lệ đường giao thông cơ giới và dân sinh đến trung tâm xã đạt 97,42% tăng 62,42% so với trước năm 1998. Chương trình 135 đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn quan trọng, đây là lực lượng vật chất to lớn làm thay đổi bộ mặt các xã đặc biệt khó khăn, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo và tạo tiền đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng dân tộc và miền núi. Chương trình đã đóng góp quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn. Nhờ đầu tư cho công tác thuỷ lợi, khai hoang tăng diện tích canh tác, đưa nhanh giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao dần dần thay thế cho những tập quán sản xuất lạc hậu phụ thuộc vào thiên nhiên đã giúp cho các xã đặc biệt khó khăn ổn định lương thực và nâng mức bình quân lương thực tự sản xuất từ 286 kg/người/năm của năm 1998 lên 320 kg/người/năm vào năm 2004, nhiều địa phương đạt đến 500 kg/người/năm. Từ thực tế phát triển sản xuất, đã hình thành một số vùng kinh tế hàng hoá, ngày càng có nhiều hộ làm ăn giỏi, mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn. Trên địa bàn chương trình đã cơ bản không còn hộ đói kinh niên, tốc độ giảm nghèo khá nhanh, bình quân mỗi năm giảm 4-5% hộ nghèo (tỷ lệ hộ đói nghèo bình quân trên địa bàn trước khi có chương trình gần 60%, đến năm 2005 còn 20%), một số địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7-8%/năm. Chương trình 135 góp phần quan trọng cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trên các lĩnh vực đời sống xây dựng: văn hoá, giáo dục, y tế và sức khoẻ cộng đồng… Chương trình đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục, y tế, văn hoá vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Nhà nước có chính sách tăng cường phát triển giáo dục, đầu tư bằng nhiều nguồn lực nên đến nay hầu hết các xã Chương trình 135 đều có trường tiểu học và trung học cơ sở kiên cố, đã tạo điều kiện thu hút trên 90% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Nhiều địa phương đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, có nơi đã phổ cập trung học cơ sở. Đến nay hầu hết các xã đặc biệt khó khăn đã có trạm y tế, đa số thôn bản đã có y tế cộng đồng, góp phần ngăn chặn cơ bản được các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo, nâng cao sức khoẻ và cải thiện đời sống cho đồng bào. Các dự án quy hoạch sắp xếp dân cư và định canh định cư đã góp phần ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc sống phân tán trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, được tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tỷ lệ đồng bào được tiếp cận với thông tin ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn. Nhờ kinh tế được cải thiện nên đời sống văn hoá đã được nâng cao một bước, phát triển phong phú hơn, văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy, cùng với chính sách trợ giá máy thu thanh và chương trình phủ sóng truyền hình vùng lõm, chính sách cấp không thu tiền báo chí… đã đưa số xã được thụ hưởng văn hoá thông tin tăng nhanh, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ngày càng đến được với đồng bào nhiều hơn, nhanh hơn. Đại diện 1 số vùng: Thôn Đam (Mỹ Xuyên)_Sóc Trăng: Nhờ Chương trình 135 triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng, 14 ấp trong xã đã có nhiều đổi thay. Đường giao thông từ trung tâm xã đến tận xóm, ấp được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại, trao đổi hàng hóa dễ dàng. Điện thắp sáng mọi nhà, trạm y tế, trường tiểu học, trung học cơ sở được xây dựng khang trang, có điểm bưu điện văn hóa xã, cửa hàng tạp hóa... Hàng loạt hệ thống kênh mương thủy lợi được nạo vét, đào đắp mới, tạo điều kiện khai thác hiệu quả tiềm năng của đồng đất Tham Đôn. Đến nay, cả xã không còn hộ đói, hộ nghèo giảm xuống dưới 30%. Số hộ còn lại đều có mức sống từ trung bình khá trở lên, trong đó có khoảng 20% số hộ nhờ biết tính toán làm ăn đã trở nên giàu có”. KL: ta thấy chi phí tham gia đóng góp của người dân bằng các hình thức tham gia lao động xây dựng công trình, khai thác vật liệu sẵn có ở địa phương, hoặc tài sản, hoa màu, đất đai bị mất khi xây dựng công trình, nhưng họ thu lại được rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần: thu nhập của họ được nâng lên và đời sống văn hoá được cải thiện rõ rệt. Chính điều đó đã cho ta thấy hiệu quả của chương trình là khá cao. 3.2 Giai đoạn II( 2006-2010) Chi phí: Chương trình 135 giai đoạn II bắt đầu từ năm 2006 với tổng số vốn dự kiến khoảng 12 nghìn tỷ đồng. Kết quả: “Chương trình 135 giai đoạn II trong năm 2006 và 2007 đã được thực hiện dân chủ, công khai và được các địa phương quan tâm, chỉ đạo thông qua tổ chức họp dân, lấy ý kiến xây dựng kế hoạch. Từ đó tiến hành đăng ký các hộ nghèo được hỗ trợ cây con giống, vật tư, máy móc thiết bị... Cho đến nay, Chương trình 135 đã và đang xây dựng được 11.765 công trình, dự án, trong đó công trình giao thông là 42%, thủy lợi 22,8%, trường học là 18%...” Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010) đã đạt được những kết quả nhất định. Việc phân bổ vốn cơ bản đúng định mức, đối tượng, nội dung chương trình. Công tác giải ngân kịp thời, trên 80,2 % kinh phí được sử dụng, đạt 119,31% dự toán giao. Việc sử dụng vốn, kinh phí nhìn chung đúng mục đích và có hiệu quả hơn” 3.3 Đại diện 1 số vùng: Huyện Triệu Phong (Quảng Trị): Vụ mùa vừa qua, bình quân mỗi hộ thu được trên 2 tấn ngô lai. Hiện tại toàn xã có 1000 con trâu bò. Cuộc sống khá lên nên 100% số hộ dân ở Cường Lợi có đài, 90% có ti vi, trên 80% có xe máy. Nếu như năm 2001, bình quân thu nhập chỉ đạt 1,9 triệu đồng/người/năm; thì năm 2007 đã tăng lên 3,9 triệu đồng/người. Huyện Sơn Động (Bắc Giang): thôn Khả, nơi có 100% số hộ dân tham gia trồng rừng, trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Toàn cho biết: “Năm 1996, gia đình tôi trồng 6ha keo theo dự án Việt - Đức. Năm 2008 khai thác, thu về 270 triệu đồng”. Còn ông Chu Hồng Cường xuýt xoa: “Trước đây, xã vận động trồng cây gây rừng nhưng do nhận thức còn hạn chế nên tôi chỉ trồng số lượng ít. Bây giờ mới thấy dại quá, nếu tôi trồng nhiều thì bây giờ giàu to”. Thăm gia đình chị Vi Thị Hạ, người Tày, một trong những hộ nghèo vừa được Nhà nước hỗ trợ xoá nhà tạm, chị tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn nên phải nhờ Nhà nước và bà con trong thôn mới có chỗ ở. Tuy vậy, mấy năm trước tôi cũng tham gia trồng keo, đến nay đã cho thu hoạch. Vừa rồi tôi bán được 120 triệu đồng. Với số tiền này, gia đình tôi không chỉ thoát nghèo mà còn sắm được một số vật dụng phục vụ cuộc sống và sản xuất. Hiện, tôi tiếp tục mua cây keo giống để trồng.” Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hoàng Tiến cho biết, toàn xã có trên 1.000ha đất đồi rừng. Vì vậy, Đảng uỷ xã xác định trồng rừng kinh tế là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm. Theo đó, chính quyền xã chỉ đạo các thôn, bản tích cực vận động nhân dân trồng rừng. Nhờ vậy, đến nay, 100% hộ dân trong xã đều tham gia trồng keo, bạch đàn, gia đình ít nhất cũng có 1ha cây lâm nghiệp. Toàn xã hiện có gần 800ha rừng trồng. Không chỉ chú trọng trồng rừng, xã còn quan tâm quy hoạch đồi cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc. Từ định hướng này, nhiều gia đình đã nuôi trâu, bò, dê với số lượng hàng chục con, điển hình như anh Đặng Thắng Tú, Đặng Văn Học (người Dao); Hoàng Văn Thế (người Tày)... Đến nay, đàn trâu, bò của xã có gần 1.000 con, không chỉ bảo đảm sức kéo, phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn cung cấp thực phẩm cho thị trường. Huyện Bắc Hà (Lào Cai): Trước đây, Hoàng Thu Phố được mệnh danh là vùng đất khó bởi có tới 3 tháng bị sương mù dày đặc bao phủ. Cho đến tháng ba, khi những tia nắng ấm áp bắt đầu xuất hiện, người dân mới bắt tay vào sản xuất vụ xuân. Do trình độ canh tác lạc hậu nên một thời gian dài người Mông nơi đây phải sống trong nghèo đói. Từ khi nhận được sự đầu tư của Chương trình 135 và nhiều dự án khác, Hoàng Thu Phố đã có nhiều đổi thay. Đường về trung tâm xã đã được trải nhựa, thuận tiện cho việc vận chuyển giống, phân bón và lưu thông hàng hóa.Trường học, trạm y tế được xây mới khang trang, sạch đẹp. Các công trình thủy lợi được xây dựng, giúp bà con chủ động tưới tiêu. Đây cũng là tiền đề để xã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Giàng Seo Phù cho biết: Để xoá đói giảm nghèo bền vững, trước hết phải đảm bảo an ninh lương thực. Một trong những biện pháp được xã áp dụng là tích cực khai hoang ruộng nước, đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, thực hiện luân canh tăng vụ. Xây dựng mô hình điểm về các giống ngô, lúa, đậu tương mới. Đến nay, xã đã có 150ha lúa nước, 330ha ngô. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa tăng từ 20 tạ/ha (năm 2001) lên 35 tạ/ha năm 2007; năng suất ngô từ 25 tạ/ha lên 42 tạ/ha. Ngoài ra, xã còn vận động nhân dân mở rộng diện tích đậu tương xuân, đậu tương hè thu và trồng lạc trên diện tích lúa, ngô đã thu hoạch. Năm 2007, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 135 tấn, bình quân lương thực đạt 540 kg/người/năm. Có nguồn lương thực ổn định, xã xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi và trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ. Nhiều hộ dân đã nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ từ 5 đến 15ha như gia đình ông Vàng A Hầu, chị Sùng Thị Dín... góp phần nâng tổng diện tích rừng toàn xã lên 500ha. Kinh tế phát triển, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao hơn. Hầu hết các gia đình đều có radio; 60% số hộ có ti vi; 58% hộ có xe gắn máy. Các giá trị văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc được duy trì và phát triển, hủ tục lạc hậu bị bài trừ, bà con luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Từ năm 1999 trở về trước, hầu hết các xã vùng cao của Đông Giang tồn tại "3 không": không đường, không điện, không thông tin liên lạc. Đường giao thông từ trung tâm huyện về các xã chỉ đi được trong mùa khô, mùa mưa luôn bị tắc do sạt lở. Chính vì vậy, từ khi được tiếp nhận Chương trình 135, huyện ưu tiên đầu tư phát triển giao thông về các xã vùng cao. Sau gần 8 năm (1999 -2007) thực hiện Chương trình 15, Đông Giang đã hoàn thiện hệ thống giao thông về các xã vùng cao trên địa bàn như: A Xanh, A Sờ, Tà Lu, Za Hung... Sau đường đi, huyện đầu tư xây dựng kiên cố 0 phòng học ở các thôn bản, công trình thủy lợi và hàng chục trạm y tế, nhà văn hóa và đường dây đưa điện lưới về các xã. Đồng thời với xây dựng kết cấu hạ tầng, nhiều xã đã chủ động xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp và vận động nhân dân làm theo. Nổi bật là các mô hình nông -lâm kết hợp, làm kinh tế VAC và thâm canh lúa nước theo bậc thang. Nhờ đó, đồng bào Cơ Tu đã từng bước từ bỏ tình trạng du canh du cư, phá rừng làm rẫy, tập trung lập làng ổn định, phát triển diện tích lúa nước. Đến nay, toàn huyện đã khai hoang được 20ha lúa nước, sản lượng lương thực trung bình đạt 4.000 tấn/năm. Mô hình kinh tế trang trại vườn rừng ở các xã Ba, Sông Kôn, Mà Cooi, Jơ Ngây... phát triển mạnh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn huyện đã giảm, chỉ còn 7%, không còn hộ đói. Ông Đỗ Tài, Phó chủ tịch BND huyện cho biết, 5 năm trở lại đây, Đông Giang tập trung mọi nguồn lực để tạo bước đột phá trên lĩnh vực trồng trọt, trong đó ưu tiên đầu tư mạnh khâu thủy lợi, giống, kỹ thuật và bố trí lại cơ cấu mùa vụ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Với những mô hình kinh tế mới và sự trợ giúp của Chương trình 135, Đông Giang đã thực sự chuyển mình. KL: nói chung là giai đoạn II chương trình 135 đem lại hiệu quả cho đúng đối tượng hơn. 4. Tính bền vững Một số địa phương, dự án ổn định và phát triển sản xuất chưa được thực hiện đồng bộ với các dự án khác. Tình trạng các hộ cư trú phân tán trên diện rộng ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới của các tỉnh miền núi, trung du còn khá phổ biến. Hiện tượng di dân tự do còn diễn ra phức tạp. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, không có đất hoặc thiếu đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, giống cây trồng, vật nuôi, thiếu điều kiện cơ bản để phát triển đời sống và sản xuất, diện hộ đói nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn còn rất cao, tình trạng tái nghèo vẫn luôn đe dọa. Một số nơi vẫn còn hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện, công tác xóa đói, giảm nghèo ở nhiều xã chưa thật sự bền vững. Tại các địa phương, việc khai thác hiệu quả công trình còn ở mức thấp, công tác bảo dưỡng, sửa chữa chưa được quan tâm đúng mức, chưa kịp thời sửa chữa những công trình xuống cấp, hư hỏng. Tín dụng Khoảng một nửa số người trả lời phiếu hỏi điều tra nói rằng đã có lợi từ việc được tiếp cận tới tín dụng mặc dù quy mô món vay nhỏ, thời gian đáo hạn ngắn và thiếu các dịch vụ hỗ trợ vẫn còn là những lý do chủ yếu dẫn tới việc chưa có tác động đáng kể theo chiều hướng tích cực. Y tế Trong khi việc miễn giảm viện phí đã không làm tăng tiếp cận tới các cơ cơ sở y tế, thì số tiền tiết kiệm được là rất quan trọng đối với các hộ nghèo. Nhưng gần đến một phần tư số người trả lời phiếu hỏi điều tra cho biết đã không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế khi họ cần vì các thủ tục quá phức tạp và việc cấp thẻ y tế chậm. Miễn giảm học phí Việc miễn giảm học phí có tác động làm tăng tỷ lệ theo học của con em các hộ nghèo. 12% số hộ nghèo sẽ không cho con em nhập học nếu không được miễn giảm học phí. Nhưng 20% số hộ đã trả lời rằng có các khó khăn vì các thủ tục còn nhiều phức tạp và thiếu thông tin về chương trình. Khuyến nông, lâm ngư Mặc dù có nhiều người trả lời cho là các dịch vụ khuyến nông lâm ngư có tác động tích cực lên hoạt động sản xuất nhưng điều này không hoàn toàn phù hợp với các bằng chứng khác. Cũng theo người trả lời thì họ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề do thiếu tập huấn, thiếu cán bộ, công nghệ không phù hợp, và thiếu tiếp cận tới thị trường. Định canh định cư Gần ba phần tư số người trả lời cho là hoạt động định canh định cư không có tác động đáng kể lên chất lượng cuộc sống của họ. Các lý do chính là: thiếu hạ tầng cơ sở đủ chất lượng, chất lượng đất kém và thiếu tham vấn về thiết kế chương trình. Phần lớn người trả lời xếp tác động của các công trình dự án cơ sở hạ tầng là rất tích cực. Các vấn đề tồn tại được nêu ra ở đây có liên quan đến chất lượng công trình kém và công tác duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng còn kém. Ví dụ về tính khôngbền vững của chương trình 135 của tỉnh Nghệ An: Điều đáng nói là kết quả giảm nghèo của tỉnh ta chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, thể hiện ở con số: 20.000 hộ tái nghèo trong năm 2007 (theo kết quả rà soát hộ nghèo) là một minh chứng. Để đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 17% cuối năm 2008, đặc biệt là hạn chế được tình trạng tái nghèo, ngoài việc đầu tư, hỗ trợ của cấp trên, chính quyền cấp cơ sở và nhất là mỗi một hộ nghèo cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xoá nghèo, khắc phục tình trạng trông chờ ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của nhà nước. Chừng nào vẫn còn số xã, số hộ có tư tưởng không muốn ra khỏi danh sách xã nghèo, hộ nghèo thì chừng đó công tác giảm nghèo sẽ còn gặp khó khăn, cản trở. Và, có thể khẳng định, chương trình xóa nghèo bền vững chỉ có thể thực hiện thành công, khi chúng ta thực hiện đồng bộ từ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, gắn với ý chí, nghị lực và niềm tin thoát nghèo của hộ nghèo, xã nghèo. KẾT LUẬN Đánh giá chung, sau 7 năm thực hiện (1999 - 2005), Chương trình 135 đã đạt được mục tiêu quan trọng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn miền núi đã thay đổi căn bản, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống và thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển, khoảng cách đói nghèo đã được thu hẹp giữa các vùng; trình độ dân trí đã được nâng lên… hàng trăm xã đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và đang trên đà phát triển. Chương trình đã thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ công khai, phát huy quyền tham gia của người dân trong giám sát chương trình; các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt, nên chương trình ít bị thất thoát, ít tiêu cực nhất. Chương trình đã đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng trên địa bàn khó khăn nhất của cả nước, là chương trình hợp lòng dân, được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn thấy rõ trách nhiệm, nhiệt tình tham gia xây dựng các công trình để vươn lên tự thoát nghèo. Quá trình thực hiện chương trình đã nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở về trình độ quản lí Nhà nước, quản lí xã hội và xoá đói giảm nghèo. Chương trình có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, với tính nhân văn sâu sắc, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước một cách bền vững. Chương trình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, vù ng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25057.doc
Tài liệu liên quan