Đề tài Đánh giá về dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại thị xã Phúc Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc

- Đề nghị UBND tỉnh giao Chi cục thú y tỉnh nhiệm vụ bảo hiểm cho đàn bò sữa, cấp cho Chi cục thú y quỹ bảo hiểm theo tiến độ dự án. - Đề nghị UBND tỉnh giao cho Trung tâm Môi trường thuộc Sở tài nguyên và môi trường giúp Ban quản lý dự án thực hiện các giải pháp về môi trường, cấp cho trung tâm môi trường kinh phí hỗ trợ xây bể Biôgas theo tiến độ dự án.

doc53 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá về dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại thị xã Phúc Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghệ. Để lập dự án sự phù hợp của qui hoạch với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tính thống nhất quy hoạch giứa các xã phường có ảnh hưởng đến phát triển dự án bò thịt. * Tính khả thi của các phương án phát triển qui hoạch: các giải pháp thực hiện qui hoạch: vốn đầu tư khoa học công nghệ, công nghệ môi trường, môi trường và nhân lực cơ chế chính sách và khả năng phối hợp thực hiện. Hồ sơ thẩm định: tờ trình người có thẩm quyền phê duyệt của UBND thị xã Phúc Yên trình UBDN tỉnh Vĩnh Phúc. * Tính báo cáo quy hoạch lập theo quy hoạch cụ thể báo cáo quy hoạch lập theo nội dung quy định thể hiện trong đề cương và bản đồ các loại. Báo cáo tóm tắt các sơ đồ thu nhỏ kèm theo. Báo cáo chuyên đề các văn bản pháp lý có liên quan. Hồ sơ cơ quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch: chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN-TỈNH VĨNH PHÚC I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC 1. Sự cần thiết của dự án Trong những năm vừa qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân thị xã Phúc Yên đã đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mở rộngviệc áp dụng các tiến bộ khôạhc kỹ thuật vào sản xuất nhất là trong trồng trọt, như: thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh chuyển trà lúa xuân muộn, lúa mùa sớm, mở rộng diện tích lúa lai. Từ đó tạo ra sự chuyển biến rõ nét và đạt được những thành tựu to lơn: Năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện. Trồng trọt đã đảm bảo ổn định, an toàn vững chắc về lương thực cho người và hỗ trợt ích cực cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng có được một điều kiện thuận lợi để phát triển. Mặt khác chăn nuôi bò là việc làm quen thuộc người nông dân các hộ gia đình đã tổ chức và triển khai nhiều hình thức chăn nuôi khá phong phú. Đặc biệt các mô hình phát triển chăn nuôi bò như: Sinh hoá đàn bò, lai tạo bò hướng thịt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thủônđịnh, nhân dân đồngtình tham gia. Do đó trên địa bàn thị xã đã tạo ra nhận thức và xu thế mới trong phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hoá, tiến tới làm giàu từ chăn nuôi bò trong kinh tế hộ. Nhiều hộ nông dân đã chủ động đầu tư vốn, tăng số lượng đàn bò, dành đất trồng cỏ nuôi bò, thuê đất làm trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Nhưng số lượng cũng như chất lượng của đàn bò trên địa bàn thị xã trong những năm qua vẫn chưa có sự đột biến đáng kể. Tính đến ngày 31/ 12/2003 có: - Bò đực 6.534 con (bò đực giống lai sind 42 con) - Bò cái 10.809 con (bào cái sinh sản có 7235) Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thịtbò của thị trường và phát huy tiềm năng chăn nuôi bò của thị xã, nhằm tạo ra bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi, cần thiết phải có một dự án tổng thể mang tính khoa học và thực tiễn cao. Vì vậy Uỷ ban nhân dân thiax Phúc Yên đã chỉ đạo, định hướng tổ chức việc xây dựng dự án: “Dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc”. Đây là một dự án mang tính chát chiến lược cho ngành chăn nuôi của thị xã và là yêu cầu cấp thiết của sự phát triển nông nghiệp nông thôn. 2. Căn cứ xây dựng dự án 2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước - Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày02/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại. - Nghị quyết số 167/2001/QĐ-TTg, ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam thời kỳ 2001-200 - Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP, ngay 15/ 6/2001 của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. - Quyết định số 08/2002/QĐ-TTg ngày 24/ 6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. 2.2. Chủ trương, định hướng của tỉnh và thị xã Phúc Yên - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2000-2005 và 10 chương trình kinh tế do đại hội đề ra. -Căn cứ nghị quyết số 10/NQ-TƯ ngày 01/11/2002 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Đề án số 2013/ĐA-UB ngày 20/ 11/ 2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Nghị quyết số 03 ngày 28/ 4/2000 của thị xã Phúc Yên về định hướng phát triển chăn nuôi bò. - Nghị quyết số 06/2000/NQ-HĐ, ngày 01/8/2000 của HĐND thị xã Phúc Yên về việc phát triển bò thịt giai đoạn 2000-2005. 2.3. Căn cứ vào kết quả chăn nuôi đàn bò thịt trên địa bàn thị xã trong những năm qua: Về số lượng, chất lượng, cơ cấu đàn bò, nguồn thức ăn, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, phong trào chăn nuôi bò các xã, tiềm năng phát triển của thị xã về tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 3. Mục tiêu, quy mô của dự án - Mục tiêu: Phấn đấu đến năm2008 tổng đàn bò thịt đạt 24 ngàn con. Trong đó: + Bò lai chiếm 75-80% + Sản lượng thịt bò hơi đạt trên 2000 tấn/năm - Địa bàn, thời gian, quy mô thực hiện + Địa bàn: 26/29 xã, thị trấn trong huyện + Thời gian thực hiện : 9/2005 - 12/2008 + Nội dung, quy mô dự án Mua bò sữa trưởng thành (từ 18-48 tháng tuổi): 700 con Tập huấn nông dân: 65 lớp x 70 người/lớp = 4.550 lượt người. Tham quan học tập trong và ngoài nước: 240 lượt người Trồng 360 ha cỏ, trong đó diện tích cỏ hỗn hợp là 50,4 ha Xây dựng 60 trang trại bò Bảo vệ an toàn dịch bệnh cho đàn bò. Đầu tư hỗ trợ xây bổ Biôgas: 260 bể Biogas Trang bị các phương tiện làm việc cho Ban quản lý dự án bao gồm: 01 xe ô tô vận chuyển vật tư lai tạo giống và quản lý dự án 01 máy photocopy; 01 máy vi tính Hỗ trợ rủi ro cho đàn bò. 4. Nguồn vốn đầu tư - Ngân sách tỉnh đầu tư: 5.412.900.000 đ cho các hạng mục: trợ giá giống cỏ hỗn hợp, hỗ trợ rủi ro hỗ trợ xây bể Biôgas, thăm quan học tập, mua sắm ô tô, phục vụ dự án, hỗ trợ 50% chi phí chuẩn bị đầu tư và quản lý dự án. - Ngân sách thị xã đầu tư: 914.000.000 đ cho các hạng mục: tập huấn nông dân, hỗ trợ đền bù đất lập trang trại bò, mua máy photocopy, máy vi tính, hỗ trợ 50% chi phí chuẩn bị đầu tư và quản lý dự án. - Ngân sách xã đầu tư: 728.600.000 đ cho các hạng mục: hỗ trợd dền bù đất làm trang trại, trợ giá giống cỏ hỗn hợp. - Các công ty chế biến đầu tư: 1.890.000.000 đ, trợ giá giống cỏ hỗn hợp. - Nông dân đầu tư: 19.798.000.000 đ : mua bò giống, xây dựng trang trại. 5. Giống Để đẩy nhanh tốc độ lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò thịt trong quá trình thực hiện dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau - Phương pháp thụ tinh nhân tạo: dùng tinh bò đực thuộc nhóm zêbu như: Ređsin, Brahman, sahywal để phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với đàn bò cái địa phương và đàn bò lai zêbu, sử dụng tinh cọng rạ, tinh viên. - Phương pháp phối giống trực tiếp: dùng bò đực lai Zêbu có ít nhất 3/4 máu Zêbu trở lên cho phối với đàn bò cái địa phương để tạo ra đàn bò lai Zêbu có tỷ lệ máu ngoại cao. - Nhập bò cái lai Zêbu: nhằm tăng cơ học đàn bò cái lai cần nhập bò lai từ các vùng có chất lượng giống bò tốt như: Đông Anh - Gia Lâm - Hà Nội; Ba Vì - Hà Tây. - Đẩy nhanh tiến độ thiến bò “đực cái”; bò đực không đủ tiêu chuẩn giống nhằm hạn chế tối đa việc lai tạp giống. 6. Về đội ngũ cán bộ kỹ thuật Hiện tại trên địa bàn thị xã đã có 12 dẫn tinh viên bò tay nghề thành thạo được đào tạo từ 1995 trở lại đây; mỗi xã đã có 01 cán bộ phụ trách chăn nuôi thú ý, song trình độ chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu của dự án. Do vậy để phụcvụ tốt cho việc triển khai dự án thị xã cần tiến hành nhanh các nội dung sau: - Phối hợp với viện chăn nuôi quốc gia, Trung tâm Môncada, Trung tâmgiống gia súc, gia cầm của tỉnh tiến hành đào tạo mới và đào tạo lạiđội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo tay nghề phục vụ phát triển chăn nuôi bò và trang bị đầy đủ các phương tiện lai tạo giống, cung cấp đầy đủ kịp thời vật tư phôi giống cho những cán bộ thú y. Trang bị thêm các kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi bò, phòng và điều trị bệnh cho bò thịt, bò sữa. - Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò thịt đến hộ nông dân và tổ chức các đợt thăm quan học tập và các tỉnh ngoài cho đối tượng là cán bộ kỹ thuật và nông dân. 7. Thức ăn cho bò - Thức ăn thô là : Rơm, rạ, thân cây ngô, đỗ, lạc, cỏ. - Thức ăn tinh : Thóc, ngô, bã sắn, cám các loại Hàng năm diện tích lúa của thị xã Phúc Yên là : 12500 - 12900 ha, diện tích ngô 3.500 - 4000 ha, sản lượng lương thực từ 80.000 - 82.000 tấn, sản lượng thức ăn thô cho trâu bò tương ứng 70.000 - 72.000 tấn rơm rạ khô, 70.000 - 80.000 tấn thân cây ngô tươi. Đây là nguồn thức ăn thô tận dụng có thể đủ cho 21-22 ngàn bò thịt ăn trong năm. Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có 45 km đê, 87 km bờ kênh lớn là điều kiện chăn thả tốt cho đàn bò thịt. Để chủ động thức ăn cho bò thịt cần phải dành từ 300-350 ha đất để trồng cỏ voi làm thức ăn xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao với định mức 1 sào cỏ / 1 bò thịt. Đất trồng cỏ là các chân đất có thành phần cơ giới nhẹ, tiêu thoát nước tốt cả ở trong đồng và ngoài bãi sông Hồng , sông Cà Lồ. Chế biến thức ăn: Mùa đông thường không đủ thức ăn xanh cho đàn bò do năng suất cỏ trong mùa đông đạt thấp. Do vậy để có đủ thức ăn cho bò, đồng thời tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn, cần chủ động chế biến một số loại thức ăn dự trữ theo các phương pháp sau: ủ rơm - u rê, ủ chua thức ăn xanh… 8. Công tác thú y và vệ sinh môi trường a. Thú y: Tổ chức tiêm phòng định kỳ triệt để cho đàn bò mỗi năm 2 kỳ: thời điểm tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm với các bệnh theo quy định của ngành thú y. Tăng cường công tác tập huấn đến hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi và phòng ngừa bệnh cho bò. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra phát hiện kịp thời các diễn biến vê tình hình dịch bệnh của đàn bò, làm tốt công tác kiểm dịch trên địa bàn, tích cực điều trị bệnh hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. b. Vệ sinh môi trường: hướng các hộ nông dân xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, khuyến khích các hộ xây hầm biôga để xử lý phân và các chất thải hữu cơ, vệ sinh, khử trùng độc môi trường chuồng trại, cống rãnh định kỳ. 9. Trang thiết bị kỹ thuật và cung ứng vật tư - Ở thị xã: + Trang bị 01 máy vi tính, 01 máy phôtcoppy để quản lý chương trình bò cập nhật số liệu, tiến độ, diễn biến tình hình đàn bò thịt và nối mạng Internet. Quản lý, truyền số liệu bằng chương trình VDM với các cơ quan Trung ương và địa phương. + 01 ô tô sử dụng vào việc vận chuyển vật tư lai tạo giống bò kết hợp phục vụ công tác quản lý. - Đối với cấp xã : ở mỗi xã trang bị cho dẫn tinh viên 01 bình công tác 3,5 lít để tiếp nhận tinh Nitơ phục vụ cho công tác phối giống. 10. Cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích các hộ nông dân tham gia dự án: Do yêu cầu về vốn rất lớn để thực hiện dự án cần thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, ngân sách thị xã, ngân sách xã, vốn tự có của nông dân, vốn tín dụng của các ngân hàng. Ngoài nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ của tỉnh theo dự án cải tạo giống bò thịt do Trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh làm chủ đầu tư, kinh phí hỗ trợ theo dự án an toàn dịch bệnh do Chi cục thú y tỉnh làm chủ đầu tư, ngân sách tỉnh và địa phương cần đầu tư vào các nội dung sau: - Hỗ trợ 100 % kinh phí tập huấn, thăm quan, đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và các hộ nông dân. - Đầu tư toàn bộ trang thiết bị phục vụ dự án. - Hỗ trợ lãi suất tiền vay mua bò . - Hỗ trợ chi phí bảo vệ an toàn dịch bệnh cho bò . - Hỗ trợ rủi ro cho đàn bò : Mức hỗ trợ bằng 20% giá trị bò. - Hỗ trợ kinh phí mua hạt cỏ giống hỗn hợp. - Hỗ trợ các hộ nuôi bò xây hầm Biogas. - Các hộ đăng ký nuôi bò theo trang trại được UBND các xã, phường ưu tiên cho thuê đất xây dựng chuồng trại và đất trồng cỏ nuôi bò. Hộ nuôi bò trang trại đủ tiêu chuẩn của dự án sẽ được hỗ trợ kinh phí với định mức hỗ trợ đền bù đất 5 triệu đồng/trang trại; hỗ trợ xây hầm Biôgas: 4.000.000đ/trang trại. - Đầu tư kinh phí xây dựng dự án và quản lý dự án. II. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN Mục đích đánh giá dự án bò thịt để nhằm phân tích mổ xẻ những vấn đề trọng tâm của dự án để dự án có tính khả thi và đi vào cuộc sống đòi hỏi các ngành các cấp Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Uỷ ban nhân dân thị xã Phúc Yên, sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ để dự án sớm được quy hoạch triển khai trên địa bàn thị xã. Phấn đấu mỗi hộ nông dân trên địa bàn thị xã Phúc Yên được phân bổ chỉ tiêu, nguồn ngân sách được thông qua các kênh cung cấp đàn bò giống, các cơ sở như: Viện chăn nuôi quốc gia Hà Nội, và nhiều trung tâm giống gia súc khác.v.v. cùng nhau thực hiện nhiệm vụ cung cấp giống bò thịt và nguồn tinh dịch , động viên thông qua mạng lưới dẫn tinh để dần tiến vào hệ thống bò cái tạo ra một đàn bò con có thương phẩm con lai F1, F2 cao sản mang thế hệ bò lai sind giống nuôi thịt có hàm lượng dinh dưỡng thịt cao rút ngắn chu kỳ chăm sóc nuôi dưỡng hơn rất nhiều so với giống bò cóc Việt Nam Thông qua đánh giá dự án phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã ,có nguồn kinh tế thu nhập chính đáng từ chăn nuôi gia súc: bò, trâu, lợn, dê, cừu....Đây cũng là một trong những phương hướng nhiệm vụ mang y nghĩa như: kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân, góp phần từng bước tiến tới xây dựng nông thôn mới hiện đại trên địa bàn thị xã ngày càng giàu mạnh, kinh tế nông nghiệp ngày càng khởi sắc. 1.Mục tiêu của dự án Mục tiêu của dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trên địa bàn thị xã Phúc Yên là một nhu cầu cần thiết không những trước mắt và cả tương lai, dự án sẽ mang lại nguồn kinh tế cho hộ gia đình gấp nhiều lần so với mức thu nhập chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay. Đánh giá mục tiêu dự án đàn bò thịt chất lượng cao trên địa bàn thị xã phúc yên là một trong những bước đi đúng hướng tiến tới quy hoạch, xây dựng, triển khai dự án thành hiện thực. Tạo nên bộ mặt kinh tế người nông dân ngày càng được quan tâm hơn, thu nhập kinh tế ngày càng ổn định hơn , qua đó càng thể hiện quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước thông qua các cấp lãnh đạo ngày càng sát thực với đời sống nhân dân hơn, quan tâm đến lợi ích của nhân dân ngày càng tốt hơn, thông qua dự án là một trong những định hướng đầu tư. Khi dự án được triển khai và thực hiện sản phẩm đó có thể được bán ra thị trường không những trong phạm vi hẹp của huyện, thị mà còn cung cấp cả tới miền bắc, trung , nam. Mặt khác quần chúng ngày càng tin tưởng vào đường nối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước hơn. Tiềm năng đất đai , độ mặn mỡ nhiều, phì nhiêu của đất đai cao, khí hậu ôn hòa, môi trường trong sạch, cây cỏ xanh tốt nên ít xảy ra dịch bệnh cho đàn gia súc. Ý nghĩa kinh tế: trước kia ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ít được chú trọng đầu tư để phát triển về chất lượng giống, chất lượng thức ăn, chất lượng thịt (đầu ra của sản phẩm) nhưng trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã được chú trọng không ngừng phát triển năng suất, chất lượng ngày càng tăng cao, nhiều hộ đã có thu nhập nhờ chăn nuôi từ 10 triệu, 20triệu,....100triệu/1năm. Đó là những thắng lợi mở đầu đánh dấu về một khoa học kỹ thuật được áp dụng trong ngành chăn nuôi. Sự phát triển chăn nuôi tăng năng xuất và số lượng hàng năm về sản phẩm thịt, sữa ngày càng tăn Nhiều ngôi nhà mới đã từng bước được xây dựng trên chính mảnh đất quê hương của những hộ nông dân sống ngay trên thôn xóm, làng, xã của mình. Nhiều hộ gia đình đã có tiến bộ để nuôi con ăn học cung cấp nguồn nhân lực cán bộ, giáo viên, công nhân, kỹ thuật cho đất nước ngày càng phồn vinh, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới. Nhiều tuyến đường bê tông ở các xóm làng cũng được trải thảm thay cho những đường đất thôn xóm lầy lội trước kia cũng bắt nguồn từ sự đóng góp của ngành chăn nuôi nói riêng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Ý nghĩa chính trị: đánh giá dự án bò thịt chất lượng cao tại thị xã Phúc Yên đã góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương huy động sức mạnh của toàn thể nhân dân lấy lực lượng lãnh đạo nông thôn làm chủ yếu nhăm mang lại niêm tin giũa quần chúng nhân dân với Đảng và nhà nước và các tổ chức xã hội; lực lượng thanh niên nông thôn cần rất nhiều nguồn lao động dồi dào. Đây cũng là tiềm năng của sức mạnh lao động trong nền kinh tế nông nghiệp ngày càng vững bước phát triển tiến lên. Ý nghĩa văn hoá: khi dự án bò thịt chất lượng cao được thực hiện đã huy động được tầng lớp nhân dân thực hiện quy trình chăn nuôi gắn kết với đội ngũ cán bộ khoa học có chuyên ngành chăn nuôi cao. Quan điểm mang tính giai cấp của đội ngũ khoa học kỹ thuật chuyên góp phần tạo nên nền kinh tế nông nghiệp của thị xã ngày càng phát triển. Nhiều buổi tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chuyên ngành chăn nuôi bình quân mỗi năm trên 9 xã ,phường đã có khoảng 40 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tới các bản làng, thôn xóm để nhằm mục đích giúp cho các hộ chăn nuôi nắm vững được những kiến thức cơ bản về quy trình chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi ứng dụng khoa học vào đời sống. Mở ra một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại để giúp mọi người, các lớp tập huấn ngày càng tin tưởng vào đội ngũ khoa học, thúc đẩy nền sản xuất kinh tế nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ vay vốn lạc hậu tiến tới phát triển ngành chăn nuôi quy mô lớn. Phấn đấu nhiều trang trại cỡ vừa, nhỏ, lớn phát triển trên địa bàn thị xã. 2.Thị trường của dự án đầu tư Nhu cầu thị trường thị hiếu có vai trò quyết định đối với lựa chọn sản xúât nên cần có nghiên cứu, phân tích tốt thị trường được phân tích kỹ lưỡng gồm có cả thị trường trong nước và ngoài nước, xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm thịt đòi hỏi ngày càng phải đạt tới chất lượng cao như: tỷ lệ protein trong thịt đòi hỏi ngày càng cao, các chất tan trong thịt như: kim loại nặng, axít béo không no, kháng sinh trong thịt , tỷ lệ theo quy định cho phép là những yếu tố cân đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, họ thường sử dụng những sản phẩm thịt bò đó, đòi hỏi chất lượng phải cao. Chính vì thế việc đánh giá thị trường dự án bò thịt chất lượng cao trên địa bàn thị xã Phúc Yên là nhu cầu cần thiết hơn bao giờ hết và đã có những lợi thế nhất định đó là được Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân thị xã quan tâm giúp đỡ về mặt khoa học kỹ thuật Thị trường đầu vào: số lượng thị trường tham gia qua nghiên cứu và chuyên giao con giống có rất nhiều đơn vị : viện chăn nuôi, trung tâm bò môn Ca Đa( Ba Vì), trung tâm bò ( Ba Vì) -Nguồn thức ăn gia súc được phát triển nhiều mạng lưới cung cấp đã được hệ thống bán lẻ, bán buôn thức ăn gia súc.Thị trường thuốc thú y và vacxin cũng xuất hiện nhiều các kênh cung cấp như: đại lý , chất lượng thuốc và vacxin ngày càng được đầy đủ hơn và chất lượng cao hơn, năng lực đáp ứng của các kênh cung cấp thức ăn gia súc và thuốc thú y ngày càng phổ biến rộng dãi, nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú, giá thành thức ăn gia súc ngày càng ổn định hơn, tạo động lực cho ngành chăn nuôi có điều kiện phát triển mạnh hơn. Đây cũng là nhân tố góp phần quyết định sự thành công và duy trì phát triển đàn bò thịt trên địa bàn thị xã . Trong nhiều năm tới khả năng thanh toán khả năng thanh toán của các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi với nhiều hình thức ưu đãi khác nhau như: bán trả chậm, cung cấp thức ăn thu mua sản phẩm chăn nuôi sau đó cũng là hình thức phát triển kinh doanh trong cơ chế thị trường rất linh hoạt với phương thức nhà sản xuất kết hợp với nhà chăn nuôi với nhà khoa học và thị trường trên vốn để tạo thành một tổ chức sản xuất kinh doanh theo một chu trình khép kín của dự án phù hợp với xu thế của nền nông nghiệp cũng như kinh tế thị trường hiện nay. -Thị trường đầu ra: trước mắt phát triển dự án bò thịt chất lượng cao trên địa bàn thị xã là phù hợp với nguyện vọng đông đảo của nông dân vì đã tạo cho họ một động lực phát triển kinh tế hộ gia đình với phương châm lấy ngắn nuôi dài để nhân đàn gia súc đông về số lượng tốt về chất lượng không những cung cấp thực phẩm cho nhân dân nội địa trong vùng mà còn tiến tới bán sang các thị trường lân cận. -Thị trường tiêu thụ thịt bò hịên nay là một nhu cầu rất lớn thường được cung cấp cho hội nghị, các nhà hàng, các đám cưới, lễ hội...Tính bình quân trên địa bàn thị xã Phúc Yên mỗi một ngày tiêu thụ khoảng 2 tấn thịt bò móc tương đương 3 tấn thịt bò hơi, trong một tháng có thể trên dưới 10 tấn bình quân thịt bò hơi, trong một năm có thể tiêu thụ trên 100 tấn thịt trâu bò các loại khả năng tiêu thụ thịt trâu bò là rất lớn và có chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. 3. Công nghệ kỹ thuật của dự án Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy hoạch chăn nuôi phải đưa vào theo trình tự từng bước tránh tình trạng đưa vào ồ ạt sẽ mang lại những hậu quả của sự phát triển kinh tế không cao. Để dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân ngày càng cao đòi hỏi phải có những nhà tổ chức, quản lý, điều hành dự án mang tính khoa học. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng theo một quy trình cụ thể giữa quản lý và tổ chức, triển khai với thực hiện. Có như vậy thì dự án ấy mới được đánh giá là một dự án có tính khả thi cao. 4.Tài chính của dự án đầu tư Dự trù kinh tế xây dựng chuồng trại phát triển dự án đàn bò thịt chất lượng cao có liên quan đến thị trường sản phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra, kinh phí xây dựng chuồng trại nhân với tầng sơ bộ trên địa bàn. Nguồn nguyên liệu: nhìn tổng thể trên địa bàn thị xã Phúc Yên có hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh có tổng diện tích đất tự nhiên rất lớn. Tổng hai xã có trên 8000 ha diện tích đất tự nhiên có thể phát triển thành vùng trồng cỏ để duy trì phát triển đàn bò thịt và sữa trong tương lai nguồn nguyên liệu chủ lực là: trồng ngô lấy hạt, trồng sắn lấy bột, trồng cỏ voi, trồng cỏ ghile, trồng para làm thức ăn ủ chua dự trữ cho đàn gia súc, với công nghệ chế biến thức ăn gia súc hiện đại hiện nay người ta có thể nghiền thành các loại thức ăn tuỳ theo độ to nhỏ phù hợp với từng bộ máy tiêu hoá với từng loại gia súc để cung cấp thức ăn cho đàn gia súc mang lại năng suất sản lượng thịt cao cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Năng suất bình quân cứ 1 ha đất vùng gò đồi ở xã Ngọc Thanh và Cao Minh nếu trồng cỏ thì đạt từ 7đến 8 tấn/1ha, nếu trồng ngô đạt từ 5 đến 6 tấn/1 ha, nếu trồng sắn đạt từ 8 đến 9 tấn/1 ha đó là nguồn nguyên liệu phong phú và dồi dào, có tính phát triển bền vững. Phương tiện trang thiết bị cho dự án để duy trì phát triển đàn bò thịt phải có bộ máy quản lý , giám sát và điều hành chung. Cụ thể: nhà điều hành dự án cần các phòng ban. Phòng giám đốc 40m2 tổng lượng kinh phí 50.000.000đ. Phòng điều hành PGĐ 30m2 tổng lượng kinh phí 40.000.000đ. Phòng làm việc của trưởng Ban quản lý kỹ thuật 20m2 tổng lượng kinh phí 25.000.000đ. Phòng điều tra xét nghiệm cấp cơ sở 40m2 tổng lượng kinh phí 60000000đ. Phòng bảo vệ 12m2 tổng lượng kinh phí 15.000.000đ. Phòng nghỉ của bác sỹ và kỹ sư 2 phòng tổng 50m2 tổng lượng kinh phí 70.000.000đ. Phương tiện điều hành: xe máy 5 chiếc cộng với 17.000.000đ= 85.000.000. Nguồn chi phí trên được trang bị cho các phòng làm việc gồm các thiết bị cơ bản như: giường đơn 1 chiếc, quạt trần 1 chiếc, bàn ghế, ấm chén, phòng nước, tủ lạnh, máy điều hoà(nếu có) bể nước tắm, và các thiết bị chuyên dùng của từng ban ngành. 5. Hiệu quả kinh tế xã hội. 5.1 Hiệu quả kinh tế. a. Tạo ra sự tăng nhanh về quy mô chăn nuôi bò thịt, bò sữa cả số lượng và chất lượng. - Tổng đàn tăng từ 14.260 con cuối năm 2001 lên 22.000 con cuối năm 2006. - Tỷ lệ đàn bò lai từ 38% năm 2001 lên 85% cuối năm 2006. b. Tăng thu nhập cho hộ chăn nuôi. + Hiệu quả đem lại từ nuôi bò đực giống trong 4 năm 2003 – 2006: Tổng số: 16.450 con phối đạt kết quả x 40.000đ = 658.000.000đ Lãi từ chăn nuôi bê thịt 6 tháng tuổi: - Hiện tại giống bê địa phương 6 tháng tuổi giá bán trung bình từ 1,5 – 2 triệu/con. - Khi thực hiện lai Sind, bê 6 tháng tuổi giá bán trung bình 2,5 – 3 triệu/con, như vậy lãi cao hơn so với bê địa phương khoảng 1.000.000đ/con. Số lãi từ dự án: 16.450 con x 1.000.000 = 6.450.000.000đ - Khi thực hiện lai hướng thịt bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giá bán bê 6 tháng tuổi trung bình: 3.000.000 - 3.500.000đ/con, lãi con hơn trung bình so với bê địa phương 1.500.000đ. Số lãi từ dự án: 6.100 con x 1.500.000đ/con = 9.150.000.000đ Tổng lãi từ Zêbu hóa: = 25.600.000.000đ 5.2 Hiệu quả xã hội. - Dự án được thực hiện sẽ góp phần vào thành công của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện, tạo ra nghề mới: chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề - cơ cấu thu nhập, cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng (do trồng cỏ nuôi bò). Tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho 3.000 – 3.500 lao động, đồng thời nâng cao dân trí kỹ thuật. Nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. - Để dự án đi vào lòng dân thì vấn đề mấu chốt là phải do chính nhân dân thực hiện và phải có cơ quan quản lý giám sát chặt một cách khoa học và đúng trình tự, có như vậy thì dự án đó mới là của nhân dân và vì nhân dân đồng thời cũng phù hợp với quan điểm: -Đảng lãnh đạo, kỹ thuật chuyên môn, nhân dân thực hiện. Có như thế dự án mới đi vào lòng dân góp phần cải thiện đời sống nhân dân, từng bước giúp nhân dân có thêm việc làm thông qua các trương trình kinh tế dự án phục vụ thiết thực cho nhân dân, chính từ quan điểm đánh giá dự án bò thịt chất lượng cao này trên địa bàn thị xã Phúc Yên là một hướng đi rất đúng đắn nếu dự án được triển khai quy hoạch thì sẽ sớm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân. -Đồng thời thông qua dự án đó nó cũng thể hiện ý nghĩa chính trị của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương rất quan tâm, đến đời sống của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như một nguồn sinh khí đầy sinh lực sẽ thổi vào ngành chăn nuôi gia súc gia cầm đang phát triển với tốc độ ngành càng cao, đồng thời cũng phù hợp với nguyện vọng đông đảo mà người dân lao động thuộc ngành nông ngiệp và phát triển nông thôn trong cơ chế thị trường Việt Nam thời mở cửa. -Để dự án mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân cụ thể là: nông dân trên địa bàn thị xã Phúc Yên thì cần phải có một hệ thống phát triển khoa học kỹ thuật đồng bộ từng bước chuyển giao công nghệ quy trình kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò thịt. Kỹ thuật khám chữa bệnh khi cần thiết phương án phòng trừ dịch bệnh cần phải đề cập tới. Phải có chất lượng thức ăn đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm đầu ra của dự án chăn nuôi bò thịt mới có khả năng tiêu thụ trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu phải cần có sự hợp tác của các nhà khoa học từ cấp Bộ, Ngành, Trung ương đến các cấp địa phương kết hợp sự hài hoà giữa khoa học và công nghệ, vừa mang tính hiện đại kết hợp với kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò thịt theo phương thức cổ truyền. Phải có những dây truyền sản xuất thức ăn gia súc đạt cấp Bộ, cấp ngành. Tiêu chuẩn kỹ thuật từ loại chung cho đến cao cấp, bên cạnh đó phải sớm có tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch về vùng nguyên liệu để sớm tạo ra những khối lương nguyên liệu có trữ lượng lớn, từ đó có thể phân vùng, phân lô của từng loại nguyên liệu nhằm sản xuất thức ăn gia súc mang tính ổn định và đảm bảo chất lượng ngày càng tốt hơn. Mặt khác phải thường xuyên chú ý, quan tâm đến diễn biến của sự thay đổi kết cấu. Sự phát triển của đàn bò không những 1 năm, 2 năm và còn cả trong những năm tới. 6. Môi trường sinh thái Đối với dự án chăn nuôi bò thì công tác thực hiện dự án phải chú ý nhiều đến vấn đề môi trường sinh thái bởi các chất hữu cơ do bò thải ra gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh và môi trường nước. Với ý thức về bảo vệ môi trường còn thấp của người nông dân thì dự án cần phải chú trọng hơn nữa về vấn đề này để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường nói chung, vệ sinh thực phẩm nói riêng -Lập quy hoạch cụ thể và phân tích ảnh hưởng của việc nuôi bò tới môi trường sinh thái trước khi xây dựng trang trại -Áp dụng quy trình xử lý chất thải tiên tiến cho các trang trại chăn nuôi bò đặc biệt là khuyến khích xây dựng hầm biogas để vừa bảo đảm được môi trường sinh thái vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao. 7. Kế hoạch tổ chức triển khai Về phía chính quyền ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phúc Yên, khi quyết định phê duyệt quy hoạch dự án phải chú ý đến: -Định hướng phát triển chủ yếu và các mục tiêu lớn của dự án bao gồm mục tiêu nào, mục tiêu kinh tế chính trị là trong những mục tiêu lớn của dự án này giúp cho nhân dân cụ thể là người nông dân có nhiều viêc làm tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình, từ đó họ tích cực đóng góp tiền của gia đình họ và kinh tế làng bản, thôn, xã như: đóng góp việc xây dựng đường thôn xóm với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. -Về phía chính quyền chỉ đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Phúc Yên, trạm thú y phòng dịch của thị xã tiếp tục thực hiện chức năng chuyên môn của mình để triển khai nội dung của dự án như: tuyển chọn con giống phòng trừ dịch bệnh theo dõi khả năng phát triển của đàn bò, theo chu kỳ của dự án. - Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải tiến hành giám sát thực hiện quy hoạch về phương án quy hoạch chỉ mới là định hướng chung và những đề xuất chung về những dự án đầu tư để cho mục tiêu quy hoạch trở thành hiện thực đó là bước triển khai thực hiện quy hoạch, nghiên cứu lựa chọn cơ quan quản lý quy hoạch, cần xem xét từ khâu đề xuất dự án năm trong danh mục dự án đã quy hoạch, đã xác đinh để lập dự án cương quyết không đưa các dự án không năm trong danh mục dự án được đề xuất trong quy hoạch và chuẩn bị dự án. Trường hợp đặc biệt phải có được sự cho phép của người được quy hoạch ngành, đồng thời phải có quyết định điều trỉnh lại quy hoạch tham gia thẩm định dự án đầu tư để xem xét cơ sở pháp lý của dự án đưa vào đầu tư phải nằm trong danh mục, mục tiêu dự án phải phù hợp với định hướng chung của ngành. -Quản lý vốn của dự án đã được quy hoạch, kinh phí cho các quy hoạch phát triển nhanh, các sản phẩm chủ lực do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy hoạch được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ghi theo quy hoạch hàng năm, đối với quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực trong khi chưa có khung, giá định mức chính thức thì khi áp dụng khung giá định mức chi phí xây dựng quy hoạch tạm thời tại quyết đinh số 519 năm 2002, quyết định – BKH ngày 26/8/2002 của Bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư. Vốn để lập quy hoạch bao gồm kinh phí lập và thẩm định quy hoạch, ngành và các sản phẩm chủ lực được cân đối từ nguồn vốn Trung Ương. Các quy hoạch địa phương sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương. Bộ kế hoạch và đầu tư và Bộ tài chính có trách nhiệm cân đối vốn hàng năm cho các quy hoạch này, khi cần thiết có thể vận động tài trợ của nước ngoài và tổ chức quốc tế. Tóm lại đã tăng cường hơn nữa vai trò của quy hoạch tạo chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung phát triển ngành nông nghiệp nói riêng quản lý thực hiện quy hoạch phải được tăng cường mạnh hơn cơ quan thanh lý quy hoạch phải nhận thức là vai trò trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo cho quy hoạch có chất lượng và triển khai dự án thực hiện đúng -Trồng trọt hiện nay do chưa triển khai dự án nên chưa thể phân vùng và phân lô thành khu vực trồng các loại cây thức ăn thành vùng nguyên liệu làm thức ăn cho đàn bò thịt. -Vấn đề triển khai sản xuất thức ăn cho đàn bò thịt từ công đoạn thu gom đến sơ chế biến thành phẩm trở thành vấn đề nhận thức sâu rộng trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân. 8. Điều kiện pháp lý của dự án Điều kiện pháp lý để phát triển đàn bò thịt trên địa bàn thị xã hiện nay ngoài những mặt thuận lợi bên cạnh còn nhiều mặt khó khăn, cụ thể là: dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt với tư cách của một chủ đẩu tư dự án là Ủy ban nhân dân tỉnh nên về phía Ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên là cơ quan thực thi chưa thể có căn cứ để triển khai dự án bò thịt chất lượng cao trên địa bàn thị xã. Đây là dự án lớn trong ngành chăn nuôi, để giúp chủ đầu tư thực hiện tốt các nội dung và thời gian nêu trong dự án, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các hộ nông dân. Việc tổ chức thực hiện dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Lập dự án Do phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cấp các ngành, các cơ quan chuyên môn thực hiện, báo cáo UBND thị xã xong trong tháng 7/2005. Bước 2: Thông qua ban thường vụ thị ủy - HĐND thị xã xong trong tháng 7/2005. Bước 3: Thực hiện dự án từ tháng 9/2005 – 12/2008. * Cấp thị xã: Thành lập ban quản lý dự án do đồng chí Phó chủ tịch UBND thị xã phụ trách kinh tế là Trưởng ban, phó ban là đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, các thành viên là lãnh đạo các ngành: Tài chính - KH – TM, trạm thú y, trạm khuyến nông, kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp và PTNT thị xã, các ngành, đoàn thể của thị xã. Thường trực Ban quản lý là phòng nông nghiệp và PTNT. Ban quản lý hoạt động kiêm nhiệm có nhiệm vụ giúp UBND huyện chỉ đạo thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ dự án. Tham mưu đề xuất với UBND huyện các giải pháp tổ chức thực hiện dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Giúp việc cho Ban quản lý dự án có tổ chuyên môn của Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm thú y do trưởng Ban quản lý lựa chọn. * Cấp xã: Mỗi xã, phường thành lập một ban chỉ đạo thực hiện dự án do đồng chí Chủ tịch UBND xã, phường làm trưởng ban, Phó ban là đồng chí phụ trách nông nghiệp – khuyến nông xã, thành viên gồm: cán bộ phụ trách chăn nuôi thú y, cán bộ dẫn tinh viên, các ban ngành liên quan. Ban chỉ đạo xã có nhiệm vụ tiếp nhận chương trình dự án của huyện, xây dựng kế hoạch phát triển bò thịt trên địa bàn, tổ chức chỉ đạo, tạo điều kiện hình thành các trang trại, làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân tích cực tham gia, chủ động bố trí kinh phí ngân sách để đầu tư kịp thời cho chương trình trên địa bàn. III. CÁC KẾT LUẬN VỀ SỰ HỢP LÝ VÀ CÁC VẨN ĐỀ TỒN TẠI TRONG DỰ ÁN. 1. Mặt mạnh của dự án. - Được chính quyền Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, thị xã ủng hộ sớm tạo thành một hành lang pháp lý đề xuất quy hoạch thẩm định dự án tiến tới triển khai thực hiện - Về phía nông dân lại rất hưởng ứng chờ đợi khi được các cấp chính quyền đứng ra phê duyệt dự án có ý nghĩa kinh tế, chính trị, khoa học này. - Dự án này nếu được triển khai thì sẽ làm tăng kinh tế nội lực của nông dân trên địa bàn thị xã Phúc Yên - Không chỉ hy vong ở dự án chăn nuôi bò thịt này mà nhân dân thị xã Phúc Yên còn mong muốn trong những năm tới được Đảng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm nhiều hơn nữa để triển khai các dự án mới của nhà Nước, sớm đi vào cuộc sống của người dân 2. Mặt yếu của dự án. Tiềm năng đất nước đất đai để phát triển dự án còn nhiều, nguồn nước dùng chăn nuôi đàn bò thịt là vô tận. Khí hậu thời tiết chưa đến nỗi diễn biến phức tạp nhưng về mặt tài chính tiền vốn để phát triển dự án đang là một vấn đề gặp rất nhiều khó khăn và trở ngaị. Tập quán nông dân chăn nuôi vẫn còn mang tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, nhỏ lẻ, ý thức chấp hành pháp lệnh thú y còn chưa cao nhất là công tác tiêm phòng và kiểm dịch 3. Những tồn tại của dự án. a) Ưu điểm: Đánh giá dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao thành công là một bước mở đầu cho trình tự xây dựng quy hoạch thẩm định của dự án tiền khả thi, trên cơ sở đó có những định hướng về phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung kinh tế trong ngành chăn nuôi nói riêng đồng thời nó cũng mở ra một triển vọng mới nếu dự án đó được phê duyệt thì sẽ sớm mang hiệu qủa cho người dân trong cả đời sống vật chất cũng như tinh thần của toàn xã hội. b) Nhược điểm: Thông thương các dự án từ trung ương về đến địa phương đối với người nông dân nguồn vốn của dự án bị cắt xén nhiều nên chính thức dự án phân bố cho các đối tượng của các địa phương, thuộc các ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc còn chẳng được là bao đó là những nhược điểm. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN-TỈNH VĨNH PHÚC I.LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN TỐI ƯU VÀ PHẢI CÓ PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG 1-Xây dựng phương án tối ưu - Căn cứ vào tính chất của dự án được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng phương án để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm mục đích xây dựng thành một dự án mang đầy đủ tính chất pháp lý của Nhà nước quy định. Dự án đó phải có tính khả thi cao thực sự là dự án phục vụ cho nhân dân mang lại lợi ích cho nhân dân trên địa bàn thị xã Phúc Yên. Phải là dự án được triển khai đến cán bộ nông dân nói chung và các hệ trang trại nói riêng, đánh giá phương án đàn bò thịt phải có tính tập trung, phải được phân bổ phát triển chăn nuôi bò thịt ở những xã hoặc phường có diện tích đất tự nhiên cao độ màu mỡ của đất phải tốt để trồng cây thức ăn cho đàn bò, nguồn nước phải là phong phú được phân bổ tại các xã chọn làm trọng tâm để phát triển đàn bò thịt. + Xây dựng nguồn Vacxin dự phòng để tiêm phòng cho đàn bò (số lượng đàn bò x số liều Vacxin x kinh phí dự kiến để mua các loại Vacxin phòng bệnh cho đàn bò). Là phương án không thể thiếu trong công tác xây dựng phương án của dự án. Phương án dự trữ thức ăn cho đàn bò trong một vụ, trong một năm, trong một chu kỳ của dự án. + Phương án tuyển chọn con giống về để nuôi phát triển thành bò thịt đây là việc làm không thể bỏ qua trong xây dựng phương án của dự án vì giống là tiền đề thức ăn là cơ sở (có giống tốt kết hợp với thức ăn có chất lượng cao, chăn nuôi đúng kỹ thuật thì mới cho năng suất khối lượng của đàn bò tăng nhanh). Dự kiến phương án và tính toán trên cơ sở các phương án bố trí qui hoạch dự kiến, tiến hành xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật cho mỗi phương án để tính toán bố trí chất lượng quy hoạch phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích đánh giá và xác định các thông số kỹ thuật cho mỗi phương án. Mỗi phương án dựng được dựa trên những điều kiện thay đổi của các yếu tố (các biến số) nguồn lực, đất đai, tài chính, công nghệ, quy mô thị trường. Hiện nay lao động ở nông thôn đang dư thừa lớn cần có phương án tạo việc làm trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. 2-Xây dựng phương án dự phòng: Khi các phương án được bố trí được đề suất và tính toán xong, bước tiếp theo là tiến hành để phân tích lực chọn phương án dựa trên cơ sở mục tiêu và phương hướng để xác định mục đích dự án, phương án nào có thể đáp ứng tốt nhất cho các mục tiêu tuỳ thuộc vào mỗi loại quy hoạch để có đủ các chỉ tiêu lựa chọn phương án phù hợp với các qui hoạch tổng thể phát triển NNNT các mục tiêu chung như: Tăng trưởng nông nghiệp ổn định, tăng khả năng cạnh tranh các nông sản chủ lực; Thịt bò, lợn, gà, tôm, cá, hải sản… tạo được nhiều việc làm trong nông nghiệp và phi nông nghiệp góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn, bảo vệ được môi trường sinh thái. Việc lựa chọn phương án dự phòng của dự án thường tuỳ thuộc vào nhiều qui định và lợi ích của nhóm người hưởng lợi trong cùng qui hoạch đặc biệt là các nhà lãnh đạo địa phương tham gia lãnh đạo trên địa bàn thị xã và vậy việc phân tích đưa ra các chỉ tiêu lựa chọn càng rõ càng tốt . Để có thể huy động tham gia đóng góp nhiều phía sau khi xây dựng phương án còn phải tiến hành các cuộc hội thảo chuyên môn các cuộc hội thảo này sẽ hỗ trợ cho việc điều chỉnh phương án và giảm bớt được việc thay đổi tính toán nhiều lần. Sau khi phương án dự phòng của dự án nếu được lựa chọn (xếp thứ tự ưu tiên) tiến hành tổng hợp, viết báo cáo thuyết minh quy hoạch. Nội dung một báo cáo thuyết minh quy hoạch tuân theo một trình tự của dự án theo một quy định chung, thông thường một dự án phải biết thuyết minh nếu thể hiện ngắn gọn, chặt chẽ. Những vấn đề cần đi sâu phát triển nên có các báo cáo chuyên đề hỗ trợ bên cạnh một báo cáo đầy đủ cần một báo cáo tóm tắt báo cáo. Tóm tắt cần cung cấp các thông tin cốt lõi của dự án đề xuất triển khai quy hoạch và thực hiện. II. PHẢI CÓ SỰ KHẢO SÁT, DÁNH GIÁ KỸ CÀNG TRƯỚC KHI XÂY DỰNG DỰ ÁN 1. Sử dụng đất đai và hệ thống nông nghiệp: Đánh giá về thực hiện trong sử dụng đất đai qua đánh giá quy mô cơ cấu các biến động về quỹ đất đai nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng về đất. Tình hình giao đất cho hộ gia đình và các đội sản xuất khác cần tiến hành phân tích hệ thống nông nghiệp để có sự đánh giá chung về sự thích hợp của từng hệ thống trên từng loại đất hiệu quả của mội hệ thống về mặt kinh tế, tài chính môi trường; cần phải có sự đánh giá kết quả về chuyển dịch của đất nông nghiệp về quy hoạch phát triển đất theo vùng. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để thể hiện phân bổ các loại đất theo không gian. 2. Đánh giá về hiện trạng sản xuất. Đánh giá hoạt động sản xuất hoạt động các ngành trong nông nghiệp nông thôn phải dựa trên cơ sở đánh giá và biến động quy mô các yếu tố tác động ảnh hưởng và phải kết hợp các bảng số liệu với việc mô tả phân tích đánh giá. Đặc biệt chú ý tới quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi những năm gần đây, nhân tố tác động chính tới tốc độ chuyển dịch. * Đánh giá sản xuất nông nghiệp. - Qui mô diệc tích cây trồng, đầu con gia súc qua một thời kỳ (lên nhiều giai đoạn) - Năng suất cây trồng, vật nuôi, chiều hướng biến động nhân tố tác động chính. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các nhóm cây con hàng hoá - Tình trạng áp dụng giống mới, khoa học công nghệ. * Dịch vụ nông nghiệp: - Đánh giá hệ thống dịch vụ nông nghiệp hiện có hiện nay trên địa bàn thị xã Phúc Yên có khoảng 1.000 hộ tham gia kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp như: tàu chăn nuôi, thức ăn bổ sung dùng cho gia súc, gia cầm đang là thế mạnh để tiến tới mục tiêu phát triển dự án chăn nuôi bò thịt. III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU KINH PHÍ, VẬT TƯ, NHÂN LỰC CHO VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN. Nhiều tổng thể trên địa bàn thị xã Phúc Yên có tổng diện tích là: 12.029,55ha đất tự nhiên trong đó đất dành cho trồng trọt và phát triển chăn nuôi khoảng trên 6.000ha với diện tích đất như vậy ngành nông nghiệp phát triển nông thôn của thị xã cần phải qui hoạch khẩn trương để phân vùng nông nghiệp những vùng gò đồi có độ dốc thấp như ở Ngọc Thanh, Cao Minh những xã còn lại như xã Tiến Châu, Nam Viên… có nhiều diệc tích đất đạt độ màu mỡ cao tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây làm nguồn thức ăn thô xanh, thức ăn bổ sung cho dự án phát triển bò là rất thuận lợi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng tỷ trọng của toàn nền kinh tế cuả thị xã ngày càng giàu mạnh. Dự án phát triển đàn bò thịt chất lượng cao cần đòi hỏi đầu tư một lượng kinh phí rất lớn căn cứ vào số hộ dân cư có tiền năng đất đai và khả năng chăn thả: - Đánh giá triển vọng về khả năng của dự án bao gồm: ngân sách, phương tiện và cán bộ triển khai thực thi nhiệm vụ. - Tuỳ theo dự án cấp có thẩm quyền phê duyệt là bao nhiêu triệu đồng để triển khai được dự án đó cần phải thực hiện theo trình tự theo các bước như sau: + Chuồng trại cần bao nhiêu diện tích để nuôi và chuồng để nhốt gia súc. + Cần bao nhiêu m2 để làm sân chơi. + Cần bao nhiêu xe cát luôn để chở phân và thu gom chất thải + Cần bao nhiêu kỹ sư để trồng cỏ để làm thức ăn cho gia súc. + Cần bao nhiêu bác sỹ thú y để duy trì khâu chữa bệnh đàn gia súc. + Cần bao nhiêu hố để chứa phân và chất thải. + Cần bao nhiêu tiền để xây dựng nền chuồng, tường chuồng, mái chuồng, sân chơi. Tất cả những mục tiêu trên đều phải liên quan đến đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại nhà quản lý nhà điều hành kho chứa nguyên liệu, phòng họp, bếp ăn, phòng ở cho bác sỹ, kỹ sư, cán bộ quản lý công nhân làm việc. IV.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN. Thu thập đầy đủ tài liệu, thông tin để giúp cho việc đánh giá tính khả thi của dự án chăn nuôi bò thịt là hết sức cần thiết cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó phải chú ý đến nội dung xây dựng dự án. Đánh giá dự án phải có căn cứ khoa học và thực tiễn tránh chủ quan duy ý chí. Quy hoạch phải thể hiện được tính cân đối và tính hiệu quả đến sự phát triển bền vững trong khu vực nông nghiệp – nông thôn và với toàn bộ nền kinh tế thị xã. Qui hoạch và đánh giá dự án phát triển ngành nông nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội của địa phương đồng thời đáp ứng yêu cầu xu thế hội nhập kinh tế và thương mại thế giới. Qui hoạch phát triển ngành có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều chuyên gia để xác định mối quan hệ tương hỗ sự đồng bộ và tránh được chồng chéo hay thiếu sự nhất quán. Đánh giá dự án chăn nuôi bò thịt là một bước quan trọng để lập kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi do vậy quá trình đánh giá, lập quy hoạch phát triển dự án phải được tiến hành qua nhiều bước, giữa các bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu đánh giá dự án chăn nuôi bò thịt ở cấp địa phương (là cấp huyện, như thị xã Phúc Yên) cần căn cứ vào: -Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong giai đoạn chuẩn bị đi vào đánh giá và qui hoạch. -Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương -Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp nông thôn. -Căn cứ vào tình hình kinh tế và thị trường nông nghiệp trong nước và thế giới. -Căn cứ vào triển vọng phát triển khoa học công nghệ. -Căn cứ vào các yếu tố tác động khác trong xu thế hội nhập. V. GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN DỰ ÁN - Dự án ấy phải mang ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa chính trị xã hội ngày càng cao nhân dân phải là người được hưởng lợi nhiều nhất thì mới sớm tạo được công ăn việc làm và có tính thuyết phục vủa dự án bản thân các nhà lãnh đạo các cấp cũng phải thật sự quan tâm nhiều hơn nữa đến mức thu nhập kinh tế của người nông dân từ đó xây dựng phương án phát triển kinh tế thông qua các chương trình huy động vốn hoặc vận động sự huy động vốn hoặc viện trợ của nước ngoài để sớm tạo ra nhiều dự án dành riêng cho kinh tế nông nghiệp, từng bước tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình có điều kiện phát triển đời sống nhân dân sớm được cải thiện bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới mang mầu sắc chính trị xã hội ngày càng cao, thật sự là một mô hình kinh tế đầu tư có trọng điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm thể chế chính trị xã hội ngày càng vững chắc, nhân dân tin yêu vào chủ trương đường lối lãnh đạo của nhà nước. - Lợi ích kinh tế của dự án đối với nhân dân: Đánh giá quy hoạch, thẩm định thiết lập của dự án phát triển nông nghiệp nông thôn khi dự án có tính khả thi được quy hoạch đưa vào thực hiện thông qua xác định của dự án đầu tư được đề xuất. Dự án đầu tư là cơ sở pháp lý để đầu tư vốn xác định các dự án đầu tư được ưu tiên trong quy hoạch nông nghiệp nông thôn giai đoạn hiên nay là một nội dung quan trong trong quy hoạch thẩm định và xác định đúng các dự án quan trọng có thể tạo bước đột phá cho tăng trưởng phát triển ngành nông nghiệp, chương trình dự án có tính ưu tiên nhằm lựa chọn chiến lược đầu tư có thiệu quả để đạt mục tiêu chiến lược chung. Chúng ta biết rằng bất kỳ một nền kinh tế nào đều có sự hạn chế về nguồn lực kinh tế trong khi đó nhu cầu đầu tư phát triển nền kinh tế lại rất lớn đây là một mâu thuẫn đạc biệt phổ biến với các nước đang phát triển. Không nhận thức hết vấn đề này sẽ rơi vào tình trạng chua có nhiều hạng mục vào đầu tư vượt quá khả năng nguồn vốn làm cho đầu tư giảm tải không đúng trọng tâm, cho nên đầu tư một dự án phát triển chăn nuôi cần phải có sự lựa chọn ưu tiên cho từng hạn mục đó là điêù kiện hết sức quan trọng. Để phát huy hết tiềm năng nông nghiệp của một quốc gia hoặc một địa phương cần phải khai thác hết tiềm năng lợi thế so sánh của môi tiểu vùng sinh thái hay tiềm năng kinh tế thì dự án ấy mới mang lại lợi ích cho nhân dân. - Đảm bảo tính an toàn của dự án mang lại nguồn sản phẩm có giá trị cung cấp cho thị trường và xuất khẩu. Dự án ấy phải được chính người nông dân giám sát và thực hiện quy trình chăn nuôi đúng kỹ thuật thì chất lượng sản phẩm thịt của gia súc nói chung và của đàn bò nói riêng mới đủ được vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y của thực phẩm, mới có thể cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu. KẾT LUẬN Dự án "Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại thị xã Phúc Yên –tỉnh Vĩnh Phúc " là dự án lớn xây dựng sát với thực tế và có tính khả thi cao, hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực. Để dự án sớm đi vào thực hiện, UBND thị xã Phúc Yên kiến nghị: - Đề nghị thị ủy – HĐND thị xã quan tâm chỉ đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án thực hiện thành công tốt đẹp. - Đề nghị UBND tỉnh sớm phê duyệt dự án và có cơ chế chính sách đầu tư, cấp kinh phí hỗ trợ như đề xuất của dự án. Đồng thời chỉ đạo thành công dự án. - Đề nghị UBND tỉnh giao Chi cục thú y tỉnh nhiệm vụ bảo hiểm cho đàn bò sữa, cấp cho Chi cục thú y quỹ bảo hiểm theo tiến độ dự án. - Đề nghị UBND tỉnh giao cho Trung tâm Môi trường thuộc Sở tài nguyên và môi trường giúp Ban quản lý dự án thực hiện các giải pháp về môi trường, cấp cho trung tâm môi trường kinh phí hỗ trợ xây bể Biôgas theo tiến độ dự án. - Đề nghị các tổ chức tín dụng: Ngân hàng nông nghiệp & PTNT, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển và các tổ chức tín dụng khác tạo điều kiện thuận lợi giúp các hộ vay vốn với các ưu đãi về mức vốn vay và thời hạn trả gốc và lãi tiền vay để các hộ nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Tài liệu trình tự lập và đánh giá cơ bản quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn (viện quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn 2000- tài liệu hướng dẫn). 2, Kế quả bước đầu về phân vùng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam (quy hoạch kinh tế nông nghiêp 1981) 3, Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn (nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2001) 4, Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận và nội dung, phương pháp quy hoạch ở Việt Nam (viện chiến lược phát triển Hà Nội 1995) 5, Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam (viện chiến lược nhà XB quốc gia Hà Nội 2002) 6, Một số vấn đề hiệu quả kinh tế của phân bố lực lượng sản xuất ( viên phân vùng quy hoạch Trung ương 1983) 7, Phân vùng kinh tế ( Nguyễn Quang NXBGD 1989) 8, Phương án phân vùng nông lâm nghiệp và công nghệ chế biến nông, lâm sản toàn quốc (Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch Trung ương 1976) 9, Phương pháp phân vùng của Bungari (tài liệu dịch lưu hành nội bộ) 10, Quy phạm điều tra lập dự án, tiêu chuẩn ngành (1968-1984, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0030.doc
Tài liệu liên quan