Đề tài Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: ĐIỂM NHÌN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỀ PHƯƠNG DIỆN LÝ THUYẾT 1. Tên gọi và quan niệm 2. Điểm nhìn của lời trong giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện 2.1. Điểm nhìn của lời trong giao tiếp 2.2. Điểm nhìn trong truyện 3. Điểm nhìn của văn bản 4. Người kể chuyện và các điểm nhìn CHƯƠNG II: TÁC GIẢ NGÔ TẤT TỐ VÀ TIỂU THUYẾT “TẮT ĐÈN” 1. Khái quát về tác giả 2. Tiểu thuyết “Tắt đèn” CHƯƠNG III: ĐIỂM NHÌN CỦA NGÔ TẤT TỐ THỂ HIỆN TRONG “TẮT ĐÈN” 1. Điểm nhìn của văn bản 2. Điểm nhìn nghệ thuật 3. Điềm nhìn nhân vật 4. Ý nghĩa tư tưởng và những hạn chế của tác phẩm 4.1. Ý nghĩa tư tưởng 4.2. Hạn chế KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Hơn hai nghìn năm trước Trang Tử đã có một triết lí rất hay về biển cả: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều ra đi từ đó, nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Văn học cũng như những nguồn nước đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Và hàng ngày, tiếng sóng thuỷ triều vẫn âm vang chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng, chở gió cuộc đời và tưới mát muôn cây. Ngô Tất Tố cũng như bao người nghệ sĩ khác, tâm hồn ông, nỗi đau, niềm vui sướng khổ của ông luôn gắn chặt với mỗi cảnh đời, mỗi con người để từ đó kết tinh lại thành những trang văn tài hoa, nhức nhối. Người Nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng mỗi khi đặt bút để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đều hi vọng gửi gắm vào “đứa con tinh thần” của mình những xúc cảm suy ngẫm về cuộc đời, về con người mỗi một điểm nhìn của tác giả ở mỗi một phương diện khác nhau đều hướng tới cái đích chung đó. Song không phải các tác phẩm được các tác giả sáng tác trong thời điểm giống nhau đều có điểm nhìn như nhau. Điều đó đã làm nên phong cách riêng của mỗi một nhà văn. Với Ngô Tất Tố, hoàn cảnh xuất thân và điều kiện xã hội đã giúp ông tái tạo lại bức tranh hiện thực của xã hội thực dân phong kiến một cách trung thực nhất. Đọc “Tắt đèn” của ông, chúng ta như đau những nỗi đau của nhân vật. Điều quan trọng hơn là trong điểm nhìn của Ngô Tất Tố độc giả đã thấy sức sống của con người Việt Nam trong xã hội cũ, không chịu khuất phục trước thế lực phong kiến tàn tạo. Với ý nghĩa đó chúng tôi xin chọn tác phẩm “Tắt đèn” để khảo sát cho đề tài này với nội dung “Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn””. Bố cục bài viết gồm: Chương 1: Điểm nhìn và ý nghĩa của nó ở phương diện lý thuyết. Chương 2: Tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”. Chương 3: Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn”

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7429 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước đoạt, đè nén không tình nghĩa. Tiếng cười lắm khi rát mặt rát mày ở Nguyễn Công Hoan, sự chửi bới đôi khi cũng đúng hướng và sắc cạnh trong Vũ Trọng Phụng, giọng đay nghiến chì chiết ở Nam Cao, tiếng thở dài ngao ngán ở Tô Hoài, và cái bức bối ngột ngạt ở Nguyên Hông… tất cả đều hướng tới làm nổi bật lên mặt tối tắm và tình trạng bế tắc của xã hội. Để miêu tả một xã hội tối tăm, bế tắc, khuynh hướng chung của nhiều nhà văn hiện thực là thiên về việc khai thác những khía cạnh xấu xa ở những con người trong hàng ngũ giai cấp thống trị, chủ yếu là bọn nhà giàu, do có tiền nên có quyền hành, chức vị. Hướng sự miêu tả về bọn chúng, nhà văn dễ có điều kiện vạch trần chân tướng giả dối, tàn nhẫn của chế độ, dễ có điều kiện biểu lộ niềm căm phẫn của mình. Một xã hội cần đạp đổ đi (dù chưa biết thay bằng cái gì) thì dĩ nhiên là phải đay nghiến cho bằng thoả ! Cho nên ta sẽ thấy trong văn học hiện thực nhiều hình tượg phản diện. Và cùng một kiểu “quan nghị”, ta có thể phân biệt cái tàn nhẫn “thật thà” của nghị Quế (Tắt đèn), cái nham hiểu của nghị Lại (Bước đường cùng), đến cái gian hùng như một bạo chúa của nghị Hách (Giông tố), cả ba đều có lý lịch rõ ràng. Qua hình ảnh những nhân vật phản diện, các tác giả muố chứng minh rằng cuộc đời như thế không thể còn đất sống cho con người lương thiện. Muốn sống thì phải đào sâu chôn chặt nó đi. Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố cũng đã giải quyết được yêu cầu ấy của trào lưu. Sự kết cấu tự nhiên giữa ba lực lượng cường hào, địa chủ, quan lại và thấp thoáng phía sau là bóng dáng của bọn thực dân đã được Ngô Tất Tố miêu tả như một sức ép nặng nề. Hình ảnh của bọn chúng tượng trưng cho những thế lực hắc ám ở nông thôn và trong cả xã hội Việt Nam hồi bấy giờ. Khi bọn cường hào “tác oai” bằng quyền hành, roi vọt thì bọn địa chủ lại “tác phúc” bằng cách xỉa ra từng xu rất “nhân nghĩa” để “giúp” người nghèo cầm cố nhà cửa, con cái, ruộng nương. Khi bọn cường hào lợi dụng sưu thuế để kiếm ăn thì bọn địa chủ cũng kiếm ăn và phát tài rất chóng trong mùa sưu thuế. Tưởng không khó hiểu lắm về nguyên nhân sự giàu có của một kiểu “quan nghị nhà quê” như nghị Quế trong truyện. Chính hắn là kẻ gây ra rất nhiều đau khổ cho người nghèo, mặc dù ở trong truyện hắn có vẻ như không dính dáng gì với không khí bận rộn của nhứng ngày sưu thuế. Bộ mặt bọn quan lại cũng gây nên một ấn tượng kinh khủng không kém. Đừng mong tìm thấy ở chúng một chút tình thương, một chút công minh chính trực. Sự mục nát trong xã hội trở thành một hiện tượng quán xuyến từ trên xuống dưới, và xem chừng, càng lên trên càng có nhiều khía cạnh. Tên quan phủ Tư Ân trong truyện cũng nổi tiếng về chuyện hống hách, chuyện ăn tiền và còn có thêm chuyện hiến vợ cho quan trên và cưỡng hiếp con dân trong hạt. Những sự thật ấy, Ngô Tất Tố cũg đã miêu tả với tất cả niềm căm phẫn của mình. Nhưng ngòi bút của Ngô Tất Tố còng là một ngòi bút khẳng định. Sự khẳng định của ông trực tiếp hướng về những con người trong hàng ngũ nhân dân, hơn thế, trong hàng ngũ những người phụ nữ nghèo khổ. Nói cho đúng, không phải trên các sáng tác của nền văn học công khai hồi này, bên cạnh những hình tượg phản diện, không có hình tượng những con người ở tầng lớp quần chúng nghèo khổ. Ngay cả trong trào lưu lãng mạn, dưới tác dụng của phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ ta cũng đã thấy xuất hiện trên nhiều sáng tác hình ảnh những người… bình dân. Nhưng chẳng qua đó chỉ là một thứ đồ trang sức cho có vẻ hợp thời. Chỉ biết rằng hình ảnh nhân dân chẳng bao giờ lại tội nghiệp như mấy bác “nông phu” kiểu nhiêu Tích, khờ khạo đi lên tỉnh, bị xe một thanh niên tư sản cán ngã, rồi lại còn bị hắn bợp tai mấy chiếc mà vẫn ngỡ mình là kẻ có tội, phải khúm núm chắp tay xin lỗi hắn. Trong trào lưu hiện thực, trái lại, hình ảnh người nghèo nói chung đều được miêu tả với một thái độ thông cảm, che chở, thậm chí ở một số tác giả còn là thái độ trân trọng, kính phục. Thế giới người nghèo trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, có thể nói là cả một xã hội bao gồm khá nhiều hạng người. Riêng những người đi ở, kéo xe, những kẻ ăn xin, gái điếm… cũng đã phong phú, đủ vẻ. Càng về sau, hàng ngũ người nghèo càng được bổ sung thêm và miêu tả sâu hơn trong các sáng tác của Nguyên Hồng, Nam Cao. Tuy nhiên, trong tất cả những hình tượng đã được dựng lên, chị Dậu trong Tắt đèn là hình tượng nổi bật hơn cả. Nổi bật không phải chỉ vì sự phong phú về đời sống bên trong của nó mà còn vì vẻ đẹp trọn vẹn, rực rỡ của nó ngay từ đầu đã khiến cho ta kinh ngạc. So với nhiều nhà văn hiện thực khác, có thể Ngô Tất Tố chưa bao quát được mặt này mặt kia trong đời sồng, nhưng phần đóng góp sâu sắc và cũng là độc đáo của Ngô Tất Tố chính là ở chỗ nhà văn đã khám phá được vẻ đẹp bên trong rất đáng quý của người nghèo trong một xã hội vô cùng tối tăm. 2. Điểm nhìn nghệ thuật Tắt đèn là một bản cáo trạng đanh thép, kết án nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột nông dân đến tận xương tuỷ. Ngoài bút của Ngô Tất Tố đã dũng cảm bóc trần thực trạng đen tối, ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn. Ở đây cũng cần nói rõ là lúc bấy giờ phong trào cách mạng Việt Nam đã bước sang một giai đoạn phát triển mới. Sau một thời gian thoái trào ngắn, từ 1934 phong trào đã bắt đầu phục hồi dẫn và từ 1935 trở đi phong trào đấu tranh của quần chúng lại sôi nổi khắp toàn quốc. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ là thời kỳ đã sản sinh ra nhiều tác phẩm văn học có giá trị hiện thực sâu sắc. Phong trào đấu tranh của quần chúng đã tạo điều kiện cho một số nhà văn trông thấy được những mâu thuẫn lâu nay đang âm ỉ trong lòng xã hội. Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn đã dũg cảm bóc trần các mâu thuẫn xã hội ấy. Tắt đèn là tấn bi kịch của những người nông dân bị áp bức, bóc lột cực độ. Gia đình chị Dậu nghèo khổ đến mức không có cả khai mà ăn. Vụ sưu là một tai hoạ lớn đối với vợ chồg chị. Trước sự doạ nạt và khủng bố tàn nhẫn của bọn cường hào, chị Dậu kêu khóc thảm thiết: “Ối trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh khoai mới được hai đồng bảy bạc. Tưởng rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng, thì chồng tôi khỏi bị hành hạ đêm nay ? Ai ngờ lại còn suất sưu của người chết nữa! Khốn nạn thân tôi ! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu hở trời ? Tôi biết đâm đầu vào đâu cho được hai đồng bẩy bạc bây giờ?”. Thật vậy, chỉ vì một vài đồng bạc sưu mà anh Dậu bị đánh đập tơi biện phápời, chết đi sống lại. Đối với bọn thống trị, mạng con người cũng chỉ như mạng con cóc, con nhái. Chị Dâu kêu xin cho chồng, sợ chồng đang ôm nặng mà bị trói bị đánh thì có thể chết. Nhưng tên lý trưởng trừng mắt quát: “Chết thì ông chôn! Mày tưởng chồng mày chết thì ông sợ à? Muốn chồng khỏi trói, về đem nốt hai đồng bảy nữa ra đây. Nếu không thì ông còn trói, ông trói cho đến bao giờ đủ sưu thì thôi”. Thảm thương nhất là ảnh chị Dậu mang con đến bán cho nhà Nghị Quế. Mụ nghị cò kè bớt một thêm hai: nếu em bé được bảy tuổi thì mụ bằng lòng trả cho hai đồng, nhưng nếu chỉ mới sau tuổi thì chỉ cho một đồng thôi. Con người đàn bà ấy cơ hồ như không nhớ rằng mình cũng đã từng làm mẹ và lòng mẹ đối với con như thế nào mụ ta không thèm biết đến. Trước những giọt nước mắt đau thương của người mẹ nghèo khổ, mụ nghị nói với một giọng thản nhiên và hách dịch: “Tao không thể tin cái miệng vợ chống hà mày! Người ta mách tao là nó lên sau. Chứ tao biết đâu nó đẻ năm tý hay năm tỵ, năm tỳ… Đáng lẽ biểu không thì phải… Cho một đồng cũng quá lắm rồi… Không phải nài nẫm gì nữa!”. Thương tâm hơn nữa là cái cảnh thằng Dần, em cái Tý, bắt mẹ phải đi tìm chị cho nó. Nó nhất định không chịu ăn, không chịu ngủ và cố làm tình làm tội người mẹ đã đem chị nó đi bán. Đêm đã khuya, chị Dậu phải bế cả hai con bé, đi hết ngõ này sang ngõ khác: “Trời khuya, canh vắng, ba mẹ con thơ thẩn ôm nhau trên đường, chị Dậu thấy mình là người điên rồ. Mấy lần chị toan quay về ngõ nhà, thằng Dần nhất định không nghe, nó bắt chị cứ phải điên rồ như thế”. Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh chân thực về cuộc sống lầm than của những người nghèo khổ làm cho người đọc hết lòng xót thương, căm giận. Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố toát ra một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao quý. Một thành công lớn của Ngô Tất Tố so với nhiều nhà văn khác là ông đã biểu hiện được quần chúng vào tác phẩm, đúng đắn và chân thực. Chị Dậu là một nhân vật thành công, một nhân vật rất đậm nét. Cố nhiên ở đây chúng ta không nói đến những nhà văn tư sản. Trong tác phẩm của họ ít khi có bóng dáng của quần chúng lao động. Xã hội trong tác phẩm của họ là xã hội của những ông án, ông huyện, cậu cử, cậu tú, xã hội của những côg tử, tiểu thư sống trong nhung lụa. Thảng hoặc họ có phác một vài nét về quần chúng thì những nhân vật này hiện ra thật là ngu ngốc, kệch cỡm, đáng khinh bỉ và thươg hại. Với cái nhìn và quan điểm tư sản, điều đó không có gì là lạ. Nhưng ngay đối với những nhà văn tiểu tư sản mà chúng ta thường xếp vào khuynh hướng hiện thực, việc thể hiện quần chúng vào tác phẩm cũng không phải dễ dàng thành công cả. Có những người chỉ thành công trong việc thể hiện nhân vật phản diện, đến nhân vật quần chúng thì họ thất bại, không đủ sức biểu hiện. Quần chúng trong tác phẩm của họ vẫn là một đám người ngu dại, sống và hành động một cách vô ý thức. Vũ Trọng Phụng là một trường hợp tiêu biểu. Ngô Tất Tố tỏ ra hiểu biết sâu sắc đời sống và tâm trạng của quần chúng, có cái nhìn đúng đắn đối với quần chúng. Chúng ta trở lại nhân vật chị Dậu. Chị Dậu là người nghèo khổ, bị áp bức bót lột tàn tệ. Cuộc đời của chị quằn quại trong bùn lầy và bóng tối. Nhưng chị lại là người có một phẩm chất cao quý, đẹp đẽ. Chị Dậu là người hiền lành, thật thà, chưm chỉ làm ăn, thương chồng, thương con rất mực. Chị có thể tiêu biểu cho lớp phụ nữ nông dân Việt Nam cần cù lao động, chịu thương chịu khó. Nhưng có một lúc, con người hiền lành ấy đã cả gan đánh lại bọn đầu trâu mặt ngựa để bảo vệ cho chồng. Tuỳ hành động ấy mới chỉ có tính chất tự phát và nhất thời, nhưng cũng phần nào nói lên được ý chí không chịu khuất phục của những con người bị chà đạp, giày xéo. Đó là một hành động đẹp đẽ. Lời nói của chị Dậu là một lời phản kháng đanh thép: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Trong lúc bị hà hiếp quá đáng, người đàn bà ấy có thể liều chết chống lại bọn thống trị: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”… Nếu uy lực không hoàn toàn đè bẹp được chị thì tiền tài cũng không mua chuộc được chị, tuy có khi chỉ vì một đồng bạc, chị đã cắt đứt tình ruột thịt, mang con bán cho nghị Quế. Cái đêm chị bị tên tri phủ tìm cách cưỡng hiếp, chị đã cương quyết chống lại và đã thangs được con vật đáng ghê tởm: “Quan phủ lóp ngót đứng dậy, mở ví lấy nắm giấy bạc độ hơn chục đồng, chìa vào tận mặt chị Dậu. Ngài thờ và nói: “Có muốn lấy tiền tao cho!”. Chị Dậu giằng nắm bạc vứt tọt xuống đất”. Cái đêm “quan cụ” định diễn lại tấn tuồng của tên tri phủ kia, chị Dậu cũng cho hắn một bài học đích đáng. Bên cạnh tính chất đê hèn của bọ quan lại giàu có, phẩm chất đạo đức của người đàn bà nông dân nghèo khổ càng sáng tỏ, đẹp đẽ. Đối lập với quần chúng là bè lũ thống trị, những bọn mặt người dạ thú, tàn bạo, tham lam và dâm dục. Nếu Ngô Tất Tố thành công trong việc biểu hiện quần chúng, thì ông cũng đã thành công trong việc tố cáo những cái xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị. Những lý đương, lý cựu, chánh hội, phó hội cho đến viên tri phủ, vợ chồng nghị Quế, v.v… đều là một bọn người đang xúm nhau lại hút máu mủ nhân dân. Sưu thế là tai hoạ đối với nhân dân nhưng lại là món béo bở đối với chúng. Vì sưu thế, chị Dậu đã bán khoai, bán lúa, bán chó, bán con, vì sưu thế anh Dậu bị cùm kẹp, đánh đập suýt chết; nhưng bọn cường hào, quan lại thì nhờ sưu thuế mà được ăn, được uống, được hút, lại có tiền bỏ túi. Chúng mưu mô lợi dụng cảnh hoạn nạn của quần chúng đề làm giàu, để hưởng thụ. Đọc Tắt đèn chúng ta thương cảm những người lao khổ bao nhiêu thì lại càng căm ghét bọn thống trị bấy nhiêu. Bức tranh xã hội càng chân thực thì càng có sức mạnh tố cáo và càng có tác dụng giáo dục cho công chúng lòng căm thù sâu sắc đồi với chế độ áp bức, bóc lột. Thái độ của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn rất rõ rệt. Đối với quần chúng, ngòi bút của tác giả dạt dào một tấm lòng thông cảm sâu sắc, còn đối với bọn quan lại, cường hào, ngòi bút của nhà văn lại đầy giọng đả kích, châm biếm. Ngô Tất Tố không hề e dè trong việc vạch trần tính chất bỉ ổi, vô nhân đạo của bọn thống trị. Thái độ của nhà văn là một thái độ chiến đấu. Tính chiến đấu toát ra từ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Cố nhiên, cũng như những nhà văn hiện thực khác lúc bấy giờ, với nhãn quan giai cấp của mình. Ngô Tất Tố chưa có thể nhìn thấy bước đườg sắp tới của lịch sử. Kết thúc Tắt đèn, chị Dậu chạy vào đêm tối “mịt mù như tiền đồ của chị”. Nhưng đứng về quan điểm lịch sử, chúng ta không thể nhất thiết đòi hỏi nhà văn phải có một cái nhìn cách mạng đối với xã hội được. Ngô Tất Tố dũng cảm bóc trần mâu thuẫn của xã hội, nói lên đời sống cơ cực và phẩm chất tốt đẹp của những người bị áp bức, vạch trần chân tướng của bọn thống trị, đó là những thành công đáng cho chúng ta trân trọng. Mấy ý kiến trên đây của các báo chí đương thời, nhất là báo chí cách mạng, đã giúp chúng ta soi sáng thêm về thế giới quan vào phương pháp sáng tác của Ngô Tất Tố. Chính nhờ có thế giới quan tiến bộ và phương pháp khách quan lịch sử mà Ngô Tất Tố đã thành công và đã được các nhà báo cách mạng xem là một nhà văn ở trong hàng ngũ tranh đáu. Đó là một vinh dự lớn dối với nhà văn. Phương pháp của Ngô Tất Tố chẳng những đối lập với phương pháp lãng mạn mà cũng hoàn toàn xa lạ với phương pháp tự nhiên chủ nghĩa. Một ví dụ: Mở đầu Hà Nội lầm than, Trọng Lang viết: “Tôi bước vào xã hội này với ngòi bút và lòng thương”. Nhưng đây thự ra chỉ là lòng thương hại của giai cấp tư sản. Suốt tập phóng sự, Trọng Lang biểu thị một thái độ khinh bạc, coi rẻ những người cùng khổ trong xã hội. Tác giả dừng lại ở hiện tượng và giải thích hiện tượng một cách sai lầm. Trọng Lang cũng giống như nhiều nhà văn tự nhiên chủ nghĩa khác, cho rằng người đàn bà sa vào cảnh bán thân nuôi miệng chỉ là vì ngu dốt, tham lam, lười biếng hoặc đĩ thoã. Họ không tìm nguyên nhân ở chế độ xã hội mà lại quy tội cho quân chúng. Họ cho đó là một định mệnh và những người phụ nữ đã là gái giang hồ thì khó có thể trở lại làm người lương thiện. Phương pháp khách quan lịch sử của các nhà văn hiện thực tôn trọng tính chân thật trong việc miêu tả thực tại xã hội, không dừng lại ở hiện tượng mà đi sâu nghiên cứu bản chất. Phương pháp khách quan lịch sử lại giúp nhà văn nghiên cứu hiện thực trong sự phát triển hợp với quy luật. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nông dân cần cù, chất phác và hiền lành. Ấy thế nhưng qua một quá trình chịu đựng những áp bức bất công và tàn bạo, đến lúc chị đã vụt đứng dậy quật lại bọn đầu trâu mặt ngựa. Xem đến đoạn chị đánh ngã bọn kẻ cướp, độc giả không ngạc nhiên vì đó là một sự phát triển hợp với lôgíc. Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát, nhưng ông đã hé thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực. Trong vỡ đê, Vũ Trọng miêu tả những người nông dân đã có ý thức hoặc ít hoặc nhiều. Nhưng tác giả Vỡ đê đã miêu tả những người này như thế nào? Một phát súng chỉ thiên cũng đủ cho họ chạy tan tác như “một bầy nhặng xanh!”. Vũ Trọng Phụng muốn đưa những quần chúng đã giác ngộ vào tác phẩm của mình nhưng thực sự ông ta chẳng hiểu tí gì về họ. Vũ Trọng Phụng đã nhìn họ bằng con mắt của giai cấp tư sản. Khác với các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa và cá nhà văn lãng mạn tư sản, Ngô Tất Tố đã thấy được bản chất tốt đẹp của người nông dân lao động. Cùng khổ như chị Dậu - phải rứt ruột bán con lấy một đồng bạc nộp sưu cho chồng - nhưng khi bị tên tri phủ toan làm nhục chị cũng quyết chống lại mặc dầu hắn đưa cho chị hơn chục bạc. Chị đã vứt ngay mấy tờ giấy bạc xuống đất, trước con mắt kinh ngạc của tên tri phủ. Lẽ cố nhiên tên tri phủ không thể nào hiểu nổi hành động của người đàn bà nghèo khổ mà nó khinh rẻ. Chúng ta có thể mở một dấu ngoặc để nói rằng giá thử chị Dậu không may đầu thai vào tác phẩm của Trọng Lang hay Vũ Trọng Phụng thì rất có thể một bước đã biến thành nhà thổ. Ngô Tất Tố miêu tả người lao động nghèo khổ với một ngòi bút đầy tình thương yêu, trân trọng. Nhiều nhà văn hiện thực kể cả các nhà văn hiện thực phương Tây tuy ngòi bút phê phán xã hội rất sắc sảo, mãnh liệt nhưng giữa họ và nhân dân vẫn có một khoảng cách khá xa. Xtăngđan chẳng đã có lần thú nhận rằng: “Tôi yêu nhân dân, căm ghét bọn áp bức nhưng phải chung sống với nhân dân thì thật là một điều đau khổ muôn đời đối với tôi”. Một đặc điểm mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn là tìm đề tài trong những cái phi thường, những cái đặc biệt, hiếm có. Vícto Huygô đã nói trong Bài tựa Crômoen rằng: “Cái thông thường là cõi chết của nghệ thuật”. Nhìn lại các tác phẩm lãng mạn phương Tây chúng ta thấy rất rõ điều này. Vở kịch Ecnani, cuộc đời của Jăng Vanjăng trong Những người khốn khổ của Vícto Huygô chẳng phải là những chuyên phi thường hiếm có hay sao? Ngay ở Việt Nam cũng vậy. Các nhà văn lãng mạn thường đi tìm cái đẹp, cái hấp dẫn trong những cái kỳ lạ, khác thường. Điều đó hoàn toàn không giống với phương pháp của cá nhà văn hiện thực. Chuyện vợ chồng chị Dậu long đong cực khổ vì sưu thuế, phải bán con, bán chó, phải đi ở vú… là những chuyện như cơm bữa ở nông thôn ta thời trước, nghĩa là những chuyện rất thông thườg. Nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn là một con người bình thường như trăm nghìn người phụ nữ trong nông thôn Việt Nam. Nhưng chị Dậu lại là một hình tượng rất đẹp, không phải đẹp theo kiểu lãng mạn nghĩa là với những kích thước phi thường mà đẹp một cách hết sức chân thực. Miêu tả cái đẹp trog cái chân thực, cái lớn trong cái bình thường là một đặc điểm mỹ học trong phương pháp sáng tác của Ngô Tất Tố. Những đặc điểm của phương pháp Ngô Tất Tố không phải chỉ có như vậy. Từ những con người bình thường và chân thực. Ngô Tất Tố đã khái quát lên thành nhân vật điển hình. Cố nhiên trong phụ nữ nông dân lao động lúc bấy giờ có nhiều loại khác nhau, đứng về mặt trình độ giác ngộ. Chúng tôi thấy rõ ràng chị Dậu của Ngô Tất Tố chưa phải là loại điển hình tiên tiến nhưng tôi nghĩ rằng chính đó là một đặc trưng và cũng là một hạ chế lịch sử của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Nhiệm vụ xây dựng những nhân vật điển hình tiên tiến chỉcó thể thực hiện được đầy đủ với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này. Chị Dậu là điển hình của một loại phụ nữ nhất định, một loại phụ nữ không phải là ít lắm trong nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Mặc dầu nhân vật điển hình trong Tắt đèn chưa phải là một điển hình tiên tiến, mặc dầu cái kết cụ của Tắt đèn chưa hé ra một cái gì sáng sủa - “Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị” - nhưng người đọc vẫn không vì thế mà bi quan, hoài nghi. Tại sao vậy? Tôi nghĩ rằng cái thứ nhất là vì chúng ta thấy được các nguyên nhân xã hội của tình trạng cực khổ của quần chúng. Cái cực khổ ấy hoàn toàn không phải là định mệnh. Đó là điều Tắt đèn không giống với các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa. Trong Làm đĩ, dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, sự sa đoạ của Huyền không bắt nguồn từ một nguyên nhân xã hội nào cả. Huyền sinh ra là một cô gái dâm đãng và chính nguyên nhân sinh lý ấy đã từng bước dẫn dắt Huyền vào con đường truỵ lạc. Chính cái nguyên nhân sinh lý ấy đã tác động đến số phận củaHuyền như một thế lực mù quáng có tính chất định mệnh, nghĩa là sức con người ta không thể cưỡng lại được. Cái thứ hai là như trên đã nói, trong Tắt đèn, chúng ta thấy được bản chất tốt đẹp của những người cùng khổ, nhất là tinh thần không chịu khuất phục của họ. Điều này cũng khác với các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa. Trong các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa, cái làm cho chúng ta ngạc nhiên là tinh thần yên phận, chịu nhẫn nhục của những con người bị xã hội chà đạp. Trong Hà Nội lầm than chúng ta đã được nghe nhiều mẩu tâm sự của các cô gái làm nghề mãi dâm: nhà thổ có, cô dầu có, gái nhảy có. Tâm lý của họ phần nhiều là chịu yên phận, chịu nhẫn nhục đến cùng để sống mặc dù những cái cực nhục của họ không thể nào nói hết được. Có khi họ lại thấy thích thú là đằng khác. Một gái nhà thổ kể lại cuộc đời của mình đã từng ngủ với hàng nghìn người một cách thản nhiên, pha chút vui vẻ, hóm hỉnh, và lại khoe làm nhà thổ sướng hơn cô đào. Họ không bao giờ nghĩ rằng cuộc đời của họ có thể đổi khác, họ yên trí rằng: “Cô đào thì chỉ lấy kép”. Ở những con người kéo kê kiếp sống cực nhọc ấy, chúng ta không hề thấy có một dấu hiệu phản kháng nào. Chính cái tư tưởng định mệnh và cái yên thân nhẫn nhục, yên phận ấy đã làm cho các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa thường toát lên một tinh thần bi quan. Chúng ta thấy rằng Tắt đèn củantt không giống như vậy. Ngô Tất Tố chưa đưa chúng ta đến một khẳng định tích cực nhưng Ngô Tất Tố đã làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Suy nghĩ về tình trạng một xã hội bất công, bỉ ổi như vậy có thể tồn tại lâu dài được không? Những người như chị Dậu phải chăng là những người có thể yên chịu một bề suốt đời? Là một tác phẩm hiện thực phê phán, Tắt đèn chưa giải đáp thẳng cho chúng ta những câu hỏi ấy nhưng mặc nhiên câu trả lời đã toát ra từ toàn bộ tác phẩm. 3. Điềm nhìn nhân vật Hãy xi cho phác ra đây ít đường nét chính của truyện “Tắt đèn”. Truyện xảy ra ở một cái làng đói, ở những cái làng đói nơik đồng bằng Bắc Bộ. Nhân vật “Tắt đèn” có lúc bị bắn lên đến phủ đến tỉnh, nhưng gốc sống của nó, chính ra vẫn là cái làng An Nam tối om hôi thối ngày xưa. Thời gian của “Tắt đèn” cũng là thời kỳ những người cộng sản Việt Nam ở trong bóng tối (có ra hoạt động công khai ít nhiều, có lúc tranh tôi tranh sáng, nhưng theo chỗ tôi nghe được, thì hoạt động bóng tối vẫn là nhiều hơn). Nhân vật của “Tắt đèn” cũng dễ nhớ thôi. Nhân vật có cả người; có cả chó (nhân vật này chỉ hiện hình chứ không đánh tiếng lên trong truyện). Có cả người sống ra trò, và có cả người chết, chết nhưng có vai trò giữ nhịp cho hơi chuyện ở đoạn mấu chốt nhất của truyện. Có tên lý tưởg, có lão tri phủ ba que ba dọi, có bố lão quan tỉnh dê cụ. Và cả một tràng nhân vật cầm cờ chạy hiệu, nó nguyên là cái đám cai lệ tay sai phong kiến ở cấp xã. Trên đầm bùn ấy, ngoi lên một đài hoa sen dã ngoại. Tên cái thứ sen quê ấy là chị Dậu. Dậu là tên người chồng. Tên thật chị là Thị Đào mà lính lệ quen thói xếch mé bắt chước quan thầy chúng, thường gọi là “con mẹ Đông Xá” (tên cái làng nguyên quán của chị Dậu). Mụ đưa người thì đỡ xếch mé hơn một tí, và gọi là “nhà chị Đông Xá”. Chị nhân vật chính ấy có ba con: Tý, Tỉu, Dần, và sau bán mất con Tý 7 tuổi lấy tiền đóng thuế thân cho anh Dậu. Cả một chương X của “Tắt đèn” là dành cho cái Tý đó. Con bé ngoan quá, hiếu thảo quá. Ngô Tất Tố đã dành cho cái Tý những lời những ảnh quý giá nhất trog từ vị từ ngữ mình. Văn xuôi, thể truyện, nói về trẻ em Việt Nam, cái chương X đó phải được xếp vào loại những trang đẹp tốt và cảm kích nhất viết cho thiếu nhi. Thêm nữa, cả chương X này dồn dồn cái không khí kịch. Củ khoai, mấy em nhỏ. Một bà mẹ đau khổ, không muốn cho trẻ con thấy sự thật của người lớn. Một cuộc sinh ly (giống như tử biệt) bên một cái rá khoai nghèo và khói cứ loãng dần trên củ khoai nguội. Với bao nhiêu câu lục vấn của lũ trẻ. Chị Dậu lành mạnh cơ thể và hồn nhiền trong cách nghĩ trong việc làm, hồn nhiên hiểu theo cái nghĩa của sự thẳng thắn tự nhiên ở một tâm tính người. Con mẹ địa chủ Quế mê tín đểu giả ấy đã gạ mụ con chị Dậu cho con gái hắn vốn hiếm hoi “phải nuôi con nuôi thì mới đứng số (…) tao muốn mua cho cô ấy một đứa, để nó gánh vác đỡ đi”. Nghĩa là cái Tý sẽ ốm thay chết thay, thế mạng cho cháu con nhà địa chủ ! Tâm địa mụ địa chủ độc tối như thế, và tiền nong thì mua ép tính thiếu như thế; lúc biết đến, chị Dậu cũng chỉ hạ một câu “cái bà nghị, giàu thế mà còn làm điêu”. Cái thằng phong kiến khốn nạn bẩn thỉu là thế, không khoẻ chân khoẻ tay ấy được quan ra, chỉ một suýt nữa là nó đổ kim la vào đời mình, đối với con thú bẩn đó, chị Dậu đã “ô hay, nhà ông này mới hay chứ” và sau này chị Dậu cũng chỉ bảo cho người làng biết qua rằng “lão phủ Tư Ân đều quá”. Đến cả cái việc mà hơn cả nhiều người đàn ôg khác, chị Dậu đã dám làm, đến cả cái việc mà sau khi làm, bà cụ người làng đã liệt chị vào cái bậc “đàn bà ngỗ nghịch” ấy, ngay cả về việc đánh một lúc hai tên sai nha đó, khi nói thêm với các vị có tuổi ở làng, chị Dậu cũng chỉ nói là “cháu phải liều với chúng nó”. Và như là còn phảng phất chú ân hận nữa: “đàn bà đi đánh nhau như thế, là hư thân lắm, chứ không hay gì (…) Cháu đã cố nhịn màk hông nhịn được”. Chị Dậu là một cái tâm tính mộc mạc, mộc mạc ngay cả trog sự thù ghét. Cái mộc mạc ngay thẳng đó cắt nghĩa nhiều cho mọi cái bột phát và tự phát ở người nữ quần chúng đó. Trên lầy bùn ruộng cũ, những thứ “có nội hoa hèn” đó vẫn hằng có để tăng thêm cho cái thơm cố hữu của lúa trổ bông. Trên bãi ruộng oan khiên, chị Dậu là một góc một nhánh của thiện căn, của dương khí cánh đồng kết tụ lại. Nhân vật trong “Tắt đèn”, đậm nét nhất vẫn là chị Dậu. Trong “Tắt đèn”, lũ người ác đại biểu cho các kiểu bất nghĩa bất lương, cũng khá đông đấy. Những cái mồn cái giọng phản diện cũng khá ồn ào. Nhưng chúng vẫn không bịt được miệng chị Dậu. Tiếng nói chị Dậu vẫn nhiều dư vang. Qua lời qua việc người đàn bà nhân vật chính, thấy cái ý chính của người đàn ông Ngô Tất Tố. Chị Dậu đây, nếu tôi không sai lầm, đích là tác giả Ngô Tất Tố hoá thân ra mà thôi. Và sự phân thân ấy có tính tư tưởng, có tính nghệ thuật. Các nhà báo theo khuynh hướng tiến bộ như Trần Minh Tước, Phú Hương đều khẳng định đóng góp quan trọng của Ngô Tất Tố qua “Tắt đèn”. Vấn đề nông dân là chủ đề cã hội cấp thiết trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Nông dân bị bóc lột, nghèo khổ, đang sống ngắc ngoải trong cảnh sưu cao thuế nặng, tô tức, đấy là chưa kể đến tai hoạ như hạn hán, lụt lỗi, rồi trộm cướp, dịch bệnh hoành hành. Lúc này trên báo chí hai tác giả Qua Ninh và Vân Đình, bút danh của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, đã viết tác phẩm Vấn đề dân cày để phơi bày thực trạng nông thôn và tố cáo trước dư luận. Ngô Tất Tố qua một bức tranh bi thảm của một làng quê, làng Đông Xá, một cảnh ngộ gia đình nghèo khổ của anh chị Dậu để tố cáo chế độ thực dân phong kiến và bộ máy cường hào, quan lại ở nông thôn. Nhân vật chị Dậu được miêu tả sâu sắc, gợi nhiều chia sẻ, cảm thương ở người đọc. Nguyễn Tuân cho rằng “chị Dậu là tất cả cuốn “Tắt đèn””, “Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của “Tắt đèn”. Nếu ví toàn truyện “Tắt đèn” là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành và chính chị Dậu đã bổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương “Tắt đèn” đó lên. Chị Dậu vừa được khắc hoạ trong bối cảnh làng quê những ngfy sưu thuế, vừa được thể hiện đậm nét trong cảnh ngộ riêng của gia đình. Vì thế cái chung ở nhân vật cũng mang nhiều nét điển hìh vf cái riêng chân thực sinh động. Có người cho rằng nếu đem so sánh giữa hai nhân vật điển hìh nông dân là chị Dậu và Chí Phèo thì nhân vật chị Dậu nặng về tính chung phổ biến còn Chí Phèo thì nặng về tính riêng cá thể sinh động. Nhận xét trên cũng có căn cứ về bình diện phân tích xã hội học các nhân vật văn học. Nhưng người như chị Dậu ở làng quê là đông đảo. Có thể tìm thấy nhiều mẫu phụ nữ nông thôn có nét tương đồng với chị Dậu về nhân cách, đạo đức. Còn Chí Phèo lại là hiện tượng cá biệt, không thể chiếm số đông mà mỗi làng quê chỉ nảy sinh một vài nhân vật như Chí Phèo. Nhưng nếu xét trên bình diện nghệ thuật thì tính chung không nhất thiết chỉ được đặt ra cho số đông, qua số đông, cũng như tính cá thể sinh động của nhân vật vẫn có thể miêu tả qua những hiện tượng có ý nghĩa đời thường quen thuộc và không nhất thiết là những chi tiết dị kỳ, khác biệt. Chị Dậu đã thốg nhất được tính chung và riêng một cách hoà hợp gắn bó. Người đàn bà đã có ba mặt con ấy vẫn còn nhiều nét của một thời con gái: “Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn, cái mượt mà của người đàn bà. Lẽ ra cuộc sống của anh chị Dậu những người lao động cần mẫn có thể sung túc hoặc đủ ăn nhưng “hết năm ấy sang năm khác vợ chồng đầu tắt mặt tối không dám chơi khôg ngày nào. Thế mà cơm vẫn không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Và cái khó nhất của người nôg dân nghèo là những chuyện không may, vận hạn xảy ra trong đời khiến cho số phận điêu đứng, tan cửa nát nhà. Anh Dậu ốm lâu ngày và gia đình lại gặp cảnh mẹ chồng và em chồng chết. “Hai cái dớp ấy cũng đủ đưa anh lên đến bậc hì, bậc nhất trog hạng cùng đinh rồi”. Và anh chị Dậu chính là nạn nhân của chuyện sưu thuế. Chỉ vì một suất sưu nộp thêm cho người đã khuất mà phải bán cả cái Tý lại đèo gánh khoai và ổ năm con chó vẫn chưa đủ. Hoàn cảnh của gia đình chị Dậu không phải là cá biệt mà khá phổ biến ở làng quê trong những ngày sưu thuế. Ngô Tất Tố đã vạch trần tính chất thuế khoá tàn ác của chế độ thực dân phong kiến. Tất cả tai hoạ của cảnh gia đình chồng ốm, con cái nheo nhóc lại thiếu sưu thuế trút nặng lên đầu chị Dậu và chị đã giữ được bản lĩnh vững mạnh, kiên quyết chống trả lại mọi thế lực thù địch ở làng quê; lý trưởng làng Đông Xá phải thốt lên: “Bẩm ôg lớn, con mẹ ấy tên là Thị Đào, nó bướng bỉnh thứ nhất làng còn”. Ở làng Đông Xá này không phải chỉ có một bá Kiến như làng Vũ Đại của Chí Phèo mà chị phải lần lượt chống trả lại tên lý trưởng, vợ chồng nghị Quế, rồi tiếp đến là tri phủ Tư Ân và cụ cố. Bọn chúng đều có tâm địa xấu bộc lộ theo những cách thức và hành động khác nhau, nham hiểm, độc ác. Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Vạch ra cái tàn ác của giai cấp địa chủ phong kiến của nông thôn ta trước cách mạng tưởng không có cuốn sách nào vạch ra một cách cụ thể, tàn nhẫn hơn “Tắt đèn””. Đúng thế, Lý trưởg thì tham những và độc ác. Chúng đã tự bộc lộ bản chất qua những câu nói tàn nhẫn của kẻ cầm quyền lạm dụng quyền hành: “Chúng tôi làm vua làm việc quanh năm đầu chày dít thớt chỉ có những lúc “hồng thuỷ chướng giật” và những khi “sưu thuế giới kỳ” như thế này thì mới có quyền. Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai làng thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ”. Rồi lý trưởng sai người trói chị Dậu để bát cơm trên tay chị bị lật đổ xuốg mâm, ngăn cản chị Dậu cho con bú để đi hầu quan. Vợ chồng Nghị Quế lại tàn ác theo kiểu trọc phú ở làng quê. Vợ nghị Quế nuôi đến 14 con chó và cho rằng “nuôi chó còn hơ là nuôi đứa ở”. Thị đếm từng miếng giò để đề phòng bọn con ở chấm mút, bắt cái Tý ăn cơm thừa của chó. Nghị Quế đầu óc ngu dốt nô lệ nhưng lại rất tàn ác với con ăn cái ở. Rồi tri phủ Từ Ân vô đạo đức lập mưu mẹo để chiếm đoạt người phụ nữ nông dân trog cảnh khốn cùng. Chị Dậu đã lần lượt chống trả lại tất cả. Người phụ nữ này không cam chịu. Chị luôn tỉnh táo đặt ra những câu hỏi, chất vấn những chuyện phi lý đáng ngờ vực. Chị căn vặn ông lý: “Thưa ôg người đã chết gần năm tháng sao lại còn phải đóng sưu”. Lý trưởng bị dồn vào thế bí liền quát: “Mày đi mà hỏi ông Tây, tao không biết”. Ông Tây ! Kẻ chủ mưu, tuy chỉ ló ra một lần qua câu hói của lý trưởng, nhưng cũng đủ chỉ ra đó chính là kẻ có thế lực nhất chỉ huy bộ máy cườg hào quan lại ở nông thôn. Chị Dậu bị đưa lên phủ theo âm mưu của tên tri phủ Tư ân. Buổi tối khi được đi nằm lại bị gọi lên hầu việc quan. Thấy chuyện vô lý chị hỏi: “Cháu tưởng việc quan thì làm ban ngày chứ sao lại làm ban đêm?”. Chị Dậu là người có bản lĩnh cứng rắn nhưng cũng luôn biết xử thế mềm mại, có lý có tình. Trước những sự việc phứ tạp, lúc đầu, bao giờ cũng tìm cách nói nhẹ nhàng, thuyết phục để gỡ tình thế. Nhưng khi đã bị đẩy lên đến bước đường cùng thì chị tỏ ra kiên quyết, mạnh mẽ. Trong tình cảnh anh Dậu đang đau ốm nhưng tên cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định đánh anh Dậu, chị Dậu van xin: “- Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh được một lúc, ông tha cho” Nhưng sự việc lại bị tiếp tục đẩy đến chỗ căng thẳng, bọn tay sai lý trưởng và cai lệ xông vào đánh anh Dậu. Chị Dậu tỏ ra mạnh mẽ và có lý lẽ: “- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Và ở mức kiên quyết hơn, có tư thế hơn: “- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Chị Dậu đã chống trả bằng cả sức mạnh của mình. Người đàn bà lực điền với ý thức bảo vệ tổ ấm của gia đình như đã được tiếp thêm sức mạnh của người thân và nhân lên sức mạnh của bản thân để quật ngã kẻ thù. Ở một trường hợp khác, khi chống lại hành động xấu xa của tên tri phủ Tư Ân, sự việc cũng diễn ra tương tự. Lúc đầu chị cũg van xin với lời lẽ nhẹ nhàng và lý lẽ chính đáng: “- Con lạy quan, chúng con là gái có chồg, quan lớn tha cho”. Tên quan vẫn không buông tha và chị kiên quyết: “Ô! Nhà ông này mới hay chứ. Có buông ra không thì tôi kêu lên bây bìơ”. Đánh trúng vào điểm huyệt của đối phương nhưng y vẫn gan lỳ và cuối cùng chị hành động quyết liệt: “Trận huỳnh huỵch kéo dài đến hơn mười phút, chị Dậu du được bên địch ngã kềnh xuống đất”. Tinh thần phản kháng của chị Dậu với những hình thức chống đối đặc biệt góp phần trực tiếp tạo nên tính riêng của nhân vật rất hấp dẫn, chân thực. Chị Dậu dám làm những việc mà nhiều người đàn ông không dễ có thể làm. Tuy nhiên, chị vẫn là người phụ nữ giàu nữ tính, luôn có ý thức về việc mình làm “Cháu cũg biết rằng đàn bà mà hành hung như thế là hư thân lắm. Nhưng… cụ tính nhà cháu đau ốm như thế mà cả hai đứa cứ xông vào đánh thì phỏng còn gì là người. Vì thế cháu phải liều với chúng nó”. Chị Dậu cũng bộc lộ một phương diện khác của nhân cách qua cách xử lý để bảo vệ đạo lý làm người. Chị còn bị tên tri phủ Tư Ân tìm cách mua chuộc bằng tiền tài. Người pưn nghèo khổ phải vất vả để kiếm lấy từng đồng cho đủ suất sưu nhưng sẵn sàng vứt tọt nắm bạc xuống đất trước con mắt ngạc nhiên của tên quan vô đạo đức. Từng nét, từng nét nhân vật được bồi đắp và hiện hình rõ nét. Tính cách riêng của nhân vật chị Dậu không bộc lộ quá rõ rệt qua những hành động và việc lạ như Chí Phèo, một kiểu nhân vật biến chất mà vẫn diễn ra trog khuôn khổ bình dị quen thuộc của đời thường. Trong đời sống gia đình và quan hệ với chồng con, Ngô Tất Tố đã miêu tả chân thực, gợi cảm hình ảnh một người mẹ thương con, moọt người vợ thương chồng. Trên nhiều trang viết, khi thì người mẹ nức nở khóc trước cảnh sắp phải xa con, đưa con đi bán cho nhà nghị Quế. Khi thì tất tả ngược xuôi vì chồng vì con. Việc bán cái Tý là chuyện bất đắc dĩ. Người đề xuất ra chuyện này chắc chắn không phải là chị Dậu mà là gợi ý của anh Dậu. Ý định bán con của anh Dậu có từ chương V cho mãi đến chương XI, câu chuyện được bàn đi bàn lại mới được quyết định. Chị Dậu đành dằn lòng trước cảnh xa con. Ở đây cũng cần chú ý một khía cạnh nhỏ ở làng quê. Việc bán cái Tý cho một người giàu có trong làng cũng khác nhiều với việc bán co cho một người ở xa và vĩnh viễn không được gặp lại con. Cái Tý tuy không được sống với gia đình nhưng vẫn sống trong làng, vẫn có thể trông thấy co ở đường làng, bến nước. Và khi gia đình khấm khá lên thì có thể xin chuộc về. Cũng cần hiểu thực tế đó để thấy rằng chị Dậu không dứt tình với con cái mà ở vào bước đường cũg nên đành phải chấp nhận cảnh ngộ đó. Tình cảm yêu thương chồng co và làng xóm là một sức mạnh để người phụ nữ này có thể chống trả với mọi thách thức của hoàn cảnh và vẫn giữ được tình yêu cuộc sống. Nhân vật chị Dậu chịu đựng nhiều bi kịch nhưng nổi lên vẫn là một chân dung mang nhiều tính lạc quan. Nhận xét về phẩm chất này của chị Dậu, Nguyễn tuân đã có những ý sắc sảo: “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa thấy sừng sững cái chân dug lạc quan của chị Dậu”. Chị Dậu không bị gục ngã trước những thử thách, chị là chỗ dựa cho cả một gia đình ở vào thế cùng quẫn, bị đe doạ, chị Dậu là một mẫu mực vừa gần gũi, vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kỳ trước cách mạng. Tất nhiên nhiều hành động của chị còn mang tính tự phát, chưa gắn với một lý tưởng chúng ta xã hội nào nên không tránh khỏi có lúc bơ vơ, mờ mịt. Song chị Dậu đã hành động theo lương tri, theo đạo lý truyền thống nên cũng dễ được chấp nhận. Nhân vật chị Dậu được xem là sự kết hợp giữa truyền thống quá khứ và hiện đại. Chị Dậu mang theo ít nhiều bóng dáng của những nhân vật như Cúc Hoa, Phương Hoa trong các truyện Nôm khuyết danh. Ở chị Dậu những nét thuần phác đức hạnh của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Nhưng một mặt chị Dậu cũng là một nhân vật mang màu sắc hiện đại. Không thụ động, lệ thuộc mà chủđộg trong nhiều tình huống để giải quyết vấn đề. Chị Dậu mang nhiều nét của con người có tinh thần đấu tranh để bảo vệ mình, bảo vệ chan lý, bất chấp khó khăn, nguy hiểm. Đó là phẩm chất dễ hoà hợp với con người hiện đại. Nếu chị Dậu là một mẫu hình có thực trong đời, lại được chuyển từ đời cũ sang đời mới thì rất dễ trở thành một nhân vật tích cực, trung kiên của phong trào. Chính vì phẩm chất mới có tính hiện đại đó mà Nguyễn Tuân cho rằng hình như đã gặp người phụ nữ này ở chỗ phá kho thóc Nhật hoặc ở đám người biểu tình cướp phủ huyện trong thời tiền khởi nghĩa: “Với một cái tiền thân ngay thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc họp cướp chính quyền huyện kỳ Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị trong những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở. Ý tưởng của NguyễnTuân là sự phát hiệ, tiên đoán khả năng hiện thực của một nhân vật văn chương rất có ăn cứ và hợp lý. Chính vì lẽ đó mà nhân vật chị Dậu có sức thuyết phục, lôi cuốn về nhiều mặt trong quan hệ gia đình cũng như về tư chất xã hội. Chị Dậu là một nhân vật điển hìh được người đọc yêu mến. Và người yêu mến chị hơn cả là Ngô Tất Tố. Nhà Nho uyên thâm có gốc gác và vốn hiểu biết sâu sắc về làng quê này đã biết chọn mặt gửi vàng. Ông hiểu rõ nông thôn Việt Nam cũ với biết bao tệ nạn xã hội và cảnh đời bất côg ngang trái nên có một con người như chị Dậu cho dù là đứa con tinh thần của mình càng phải bảo vệ trân trọng. Cho nên trong một số lần nhân vật của mình bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo rất có thể bị làm nhục nhưng Ngô Tất Tố đã cho nhân vật được bảo đảm sự toàn vẹn, giữ trọn phẩm giá, không phải đau đớn dằn vặt. Nhân vật chị Dậu tuy có những yếu tố mang tính lý tưởng nhưng về cơ bản vẫn là nhân vật hiện thực. Một hoàn cảnh điển hình của làng quê trong mùa sưu thế, một cảnh ngộ điển hình của một gia đình nông dân nghèo khổ đã góp phần tạo nên một tính cách nhân vật có giá trị hiện thực sâu sắc, đứng lại được bền vững với thời gian. 4. Ý nghĩa tư tưởng và những hạn chế của tác phẩm 4.1. Ý nghĩa tư tưởng Trong khi cả xã hội bị xô đẩy xuống dôc, trong kh người ta đương quen nhìn son phấn, lụa là, và trong khi người ta đương thích đọc truyện sa đoạ, nói chuyện sa đoạ, thì Ngô Tất Tố không a du hoàn cảnh, không chiều sở thích chung. Ông cho ra cuốn “Tắt đèn”. Có thể nói là Ngô Tất Tố đã mạnh dạn làm trái tai trái mắt mọi người bằng một câu chuyện có vẻ trái mùa. Vì ông trình bày giữa cái xã hội xa hoa đài điém, chuyện khổ sở của một người nông dân gày gò, đen đủi, ốm yếu, rách rưới, nghèo nàn. Vì cuốn “Tắt đèn” thức tỉnh độc giả nhìn thấy sự thực, nó có thể ví như bông sen, tuy mọc trong bùn tanh nhơ, giữa những bè ngổ, bè dừa, bè bèo Nhật Bản đương bị luông nước lôi cuốn, thế mà bông sen ấy vẫn đứng vươn cao mình, trong trắng và thơm ngát. “Tắt đèn” là một cuốn truyện dài, chỉ là một cảnh khổ của một người nông dân phải đóng sưu thế. Nhưng nó tiêu biểu cho hàng vạn, hàng triệu cảnh khổ khác của hàng vạn, hàng triệu nông dân khác sống dưới chế độ phong kiến và đế quốc tan bạo. Anh Nguyễn Văn Dậu, một cố nông, trong khi ốm thì bị bọn hươg lý đến thúc thuế. Không có tiền nộp, anh phải trói, giải ra đình và bị đánh đập tàn nhẫn. Ở đây, ta thấy bọn cường hào như đàn dòi xúm quanh anh Dậu hòng hút máu mủ anh. Chị Dậu thương chồng, phải đem bán con gái lên tám tuổi và một ổ chó mới đẻ, lấy hai đồng bạc - người một đồng, chó một đồng. Tên địa chủ làm văn tự, viết là vay dôi hoa tai vàng giá hai mươi đồng. Nhưng đến khi nộp sưu, thì bọn phần thu trừ vào suất của em anh Dậu mới chết hồi năm ngoái, sau khi làng trình sổ thuế. Tên tri huyện về đốc thuế, khám phá ra bọn hương lý làm bậy, bèn lấy cớ để xoay tiền. Nó thấy chị Dậu có nhan sắc, lại bắt chị lên huyện để hếp. Nhưng chị đã trốn thoát được tay nó. Muốn có tiền nộp đủ sưu để chồng khỏi bị đánh dập, cùm kẹp, chị đành bổcn măng sữa ở nhà, đi ởvú em cho bố một tên tuần phủ bú, vì lão giá đã rụng hết răng. Thằng cụ cố tuy kề miệng lỗ, nhưng không bỏ được thói dâm ô, một đêm nó lần đến chỗ chị Dầu nằm, ôm lấy chị, định giối già một chuyến. Nhưng chị lại chạy thoát.ư Cuốn “Tắt đèn” là một cuốn phim chiếu một sự thực, một sự thực thô, nhưng rất tỉ mỉ, để tố cáo tội ác tàn bạo và thối nát thời bấy giờ. Là cuốn tiểu thuyết in bằng giấy trắng mực đen, nhưng đồng thời nó là bàn tay chắc nịch vả vào bọn toàn quyền, thống sứ cùng quan lại, tổng lý, và bọn bồi bút đồngl oã, đã cố lấp liếm cảnh thối tha nhơ bẩn, còn khoe khoang công trình khai hoá nhân đạo kiểu chúng. Là cuốn tiểu thuyết in bằng giấy trắng mực đen, nhưng đồng thời nó là tâm hồn của tác giả tha thiết yêu nông dân, tố cáo một chế độ cần phải đạp đổ, từ tầng trên là bọn đế quốc thống trị, quan lại tay sai, cho đến tầng dưới của nó là bọn tổng lý cường hào gà què ăn lẩn cối xay. 4.2. Hạn chế Nghệ thuật miêu tả của Ngô Tất Tố khôg phải không có nhược điểm. Ông không có khả năng đi vào tâm lý nhân vật một cách trực tiếp và sâu sắc tinh vi như Nam Cao. Một số bức tranh tĩnh vật của ông do lạm dụng quá nhiều một kiểu nhân cách hoá, thành ra đơn điệu và thiếu tự nhiên. Khi vẽ chân dung chị Dậu, cũng có lúc ông rơi vào công thức mòn sáo (“Bên đám lông mày cong rướn, mấy sợi tóc mai lả thả rủ xuống, hình như làn khói thuốc lá phớt phơ bay trước khuôn gương. Và trên cái gò má đỏ bừng, vài ba giọt nước mắt thánh thót đuổi nhau, chẳng khác hạt sương buổi mai lánh đọng trong cánh hoa hồng mới nở”). “Tắt đèn” còn một nhược điểm của nó là bi quan với tiền đồ, với vận mệnh của nông dân. Nhà văn lão thành Ngô Tất Tố, sau này là đồng chí Ngô Tất Tố trong hàng ngũ Đảng, lúc ấy vòn bị hạn chế trong nhận thức chính trị, không thể nhìn thấy rằng dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Đảng, nông dân nhất định sẽ tự giải phóng khỏi chế độ thực dân và phong kiến. Nhưng dù sao, nhà văn Ngô Tất Tố ở vào hoàn cảnh lúc ấy đã làm được một việc rất đáng quý với cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn”: đọc xong, không ai còn có thể lãnh lãnh đạm, bàng quan đối với vấn đề nông dân, còn không căm thù đế quốc và phong kiến. KẾT LUẬN “Tắt đèn” là một câu chuyện buồn của người nông dân lao động diễn biến ngay ở nông thôn. Có bi buồn, nhưng không phải là trát nhọ nồi vào thực tế. Câu chuyện nông dân đây không diễn ra ở mặt ruộng đất, mà lạ chỉ diễn ra ở một vài nơi công đường tư thất, loáng thoáng qua một cái phố phủ có hàng quán, qua nhà một tên nghị viện dân biểu địa chủ, và nhất là ở một cái đình làng. Nghé vào cái đình làng, thấy bộ mặt hai mặt quan lại và thực dân, và những cái râu ria tổg lý ký lệ của nó. Nó chính là thứ rắn hổ mang, rắn cạp nong có hai đầu, và đầu nào cũng đốt chết người cả. Tội ác của phong kiến ta thông lưng với đế quốc Tây có nhiều mặt nhiều nét. Cướp nước cướp núi, cướp sông cướp biển cướp rừng cướp phố, cướp đồng ruộng và đoạt hồn người, đoạt những linh hồn người ta sống đời trên những mảnh đất nước ấy. Sự áp bức bóc lột của hai thằng kẻ cướp, thật là đủ cách. Nó lột người bằng thuế đánh vào cái này cái kia, nó còn lột truồng người ra và dán lên sự loã lồ thân thể ấy một cái thẻ sưu hai đồng bẩy hào Đông Dương. Mà “thẻ vô sản” thì cũng phải đóng một đồng. Tố khổ cho nông dân, “Tắt đèn” không nói ruộng đất, tô tức, “Tắt đèn” xoáy vào cái thuế đinh bất nhân đánh vào đầu người hàng năm. “Tắt đèn” là câu chuyện khốn khổ của người làm ruộng nghèo phải bán con, lìa nhà, đi ở vú (nếu chưa là đi ở thổ, đi ăn mày, đi chết đường chết chợ) để chạy cho xong một cái thẻ sưu. Cái thẻ thuế người thì vĩnh viễn ra tro rồi, nhưng “Tắt đèn” vẫn còn truyền lại những xúc cảm phát ra từ những con người sống ở một thời đại đánh thuế vào mạng người, đánh thuế vào hồn người sóng và cả vào xác người chết. Phải nói ngay ra là chúng ta đang sống giữa một chế độ tuyệt đối không có sưu thế gì đanh trực diện vào con người. Thế hệ trẻ không trực tiếp sống cái thời tối tăm trắng trợn kinh tởm đó. Nhưng tại sao tuổi trẻ thuần khiết lại xúc động được với những con người “ngày xưa” đau khổ phức tạp như thế? Người độc giả trẻ tuổi không trực tiếp sống cái thống khổ của những nông dân tiền khởi nghĩa đó, nhưng đọc “Tắt đèn”, họ xúc động với những nhân vật ngạt thờ của nó. Trong “Tắt đèn”, cái gì đã làm cho họ xúc động? Cái cốt truyện ư? Câu chuyện ư? Người trong truyện ư? Cái cách kể lại dựng lại câu chuyện ư? Một hay cái cách kể chuyện, cái cách dựng truyện thật là quan trọng. Cũng nội dung “Tắt đèn” đó, người khác kể hoặc dựng thì có thể là rung động kém đi, hoặc không rung động gì cả. Mà Ngô Tất Tố kể thì xúc động như thế đó. Và tôi tin rằng khi tất cả những người nông dân nước ta được nâng cao bất cứ ai có trình độ tinh tế về mỹ lý, mỹ học, về văn chương, về văn học. Nông thôn Việt Nam rồi sẽ cơ giới hoá mãi lên, rồi sẽ không bón phân người một cách tự nhên chủ nghĩa nữa, rồi sẽ hoá học hoá phân bón, rồi sẽ điện khí hoá. Tôi muốn vẽ phác trước ra cái ngày hạnh phúc chung đó. Và trong cái vui ấm đó ở nông thôn xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi nghĩ rằng chị thôn nữ và anh trai làng xã hội chủ nghĩa đến thư viện nhà văn hoá xã, ngoài những tiểu thuyết mới nhất, vẫn thích mượn cuốn “Tắt đèn”, mặc dầu những hình ảnh “Tắt đèn” rất là xa lạ với họ, xa lạ hàng thế kỷ chính trị, hàng thế kỷ kỹ thuật canh tác. Quanh họ, quanh hợp tác xã, quanh nông trường, họ biết rằng có anh Dậu, chị Dâu nào nữa. Nhưng người độc giả tại thư viện hợp tác xã ở nông thôn mắc điện sau này vẫn cảm thông với thảm kịch “Tắt đèn”. Quanh họ, là ánh sáng, ánh sáng do Đảng đem tới và cho toả ra trên khắp đồng ruồng. Cái bóng tối của làng cũ đã xua tan rồi. Chính vì cuộc sống nay đã có ánh sáng mà họ càng xót thương cho giai cấp mình đã có một lúc - một lúc dài hàng bao nhiêu triều đại phong kiến và cả một thế kỷ Tây chiếm đóng - sống trong cảnh tắt đèn thường trực. Họ biết rằng từ chỗ tối đất đó họ đã đi ra. Đảng đã đưa họ ra chỗ sáng giời. Vợ chồng chị Dậu cũng là những cò túng đất tối đất đó. Dựng “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố chưa nói được Đảng, nhưng đã nói được về quần chúg, những con người quần chúng cơ bản, những con người nông dân nghèo mà tốt. Chị Dậu tiêu biểu cho cái lẽ phải thông thường của những con người nông dân lành mạnh. Cây lúa thèm ánh sáng như thế nào thì chị cũng tuông ra khỏi bóng tối như thế. Trong thời cũ, văn học và văn chương chỉ diễn đạt những tâm trạng phụ nữ thị dân, và thảng hoặc có chấm phá đến phụ nữ làng, thì chỉ đưa ra những nét thôn nữ dịu dịu. Ngô Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhân vật đàn bà nông thôn khoẻ khoắn lành mạnh như chị Dậu. Tôi cho đó là một bằng chứng có giá trị mà Ngô Tất Tố đã góp được vào viện bảo tàng con người Việt Nam tiến lên, tiến lên dưới cờ Đảng. Tôi nghĩ rằng nếu tôi còn trong cái tuổi cắp sách đều đều đến trường đại học, thì tôi phải có luận án văn khoa ở đại học về “Người đàn bà trong văn học Việt Nam”, và tôi không thể không tán bàn đến chị Dậu của đoản thiên Ngô Tất Tố. Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Chân dung chị Dậu còn thiều ánh sáng Đảng chiếu vào, nhưng mặc dầu thế, tôi vẫn quý tấm tranh phụ nữ này. ‘ Dòng cuối cùng của “Tắt đèn”: “trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị”. Tối thật, tối quá lắm, sự sống đến như đời sống chị Dậu thì tối sẫm cả người mặt người đọc truyện hai mươi năm sau này. Những câu kết của “Tắt đèn” không hẳn là một câu tiêu cực. Nó ó hiện tượng bi quan, nhưng không là tiêu cực về bản chất. Bản chất của nhân vật Chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Một nhân vật khoẻ và mạnh như chị Dậu, có thể ngừng cuộc đời của mình ở đây không? Hay là nó phải tuông ra khỏi cái tối như mực? Vì cái tiền đồ tối như mực ấy mà không tuông ra khỏi thì sao có sống được? Tôi ngờ câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kỳ Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị trong những ngày địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở. Đúng thế đấy, “Tắt đèn” chỉ là một đoản thiên. Lúc bấy giờ chưa có cách mạng ruộng đất, mà đã có những ngòi bút dồn nhân vật nông dân mình vào chỗ chân tường, dồn đến cái mức người độc giả có suy nghĩ phải ý thức ngay được cái tuông ra tất nhiên của nhân vật. Tôi cho đó là dư vị chính của “Tắt đèn”. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đức Đàn. Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán. Nxb KHXH. H. 1968. Nguyễn Đức Đàn. Ngô Tất Tố, một cây bút chiến đấu xuất sắc trong văn học Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Văn học số 3-1961. Phan Cự Đệ. Ngô Tất Tố với chúng ta. Nxb Hội Nhà văn H.1993. Hà Minh Đức. Văn học Việt Nam. Nxb Hà Nội. 1999. Nguyễn Công Hoan. Đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Báo Văn nghệ số 116 ngày 19/4/1956. Phú Hương. Báo Đông Phương, số 10 ngày 1/9/1939. Mai Hương. Ngô Tất Tố tài năng và tấm lòng. Phong Lê. Ngô Tất Tố - Một chân dung lớn, một sự nghiệp lớn. Tạp chí Văn học số 1/1994. Phong Lê. Những đóng góp của Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn”. Tạp chí Văn học số 3/1963. 10. Vũ Trọng Phụng. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Báo thời vụ số 100 ngày 31/1/1939. 11. Ngô Tất Tố. Cụ Phan Bội Châu có nên nói đến chúng ta nữa không? Báo Tương Lai ngày 11/3/1937. 12. Ngô Tất Tố. Hán học cuối năm Kỷ Mão. Báo Hà Nội Tân Văn ngày 6/2/1940. 13. Ngô Tất Tố. “Tắt đèn”. Tác phẩm văn học trong nhà trường- Nxb Văn học năm 2004. 14. Nguyễn Tuân. “Tắt đèn”. Nxb Văn hoá - Viện Văn học. H.1962. 15. Phùng Văn Tửu. Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới. Nxb KHXH 2002. 16. Trần Minh Tước. Một nhà văn của dân quê - Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn”. Báo mới số 4 ngày 15/6/1939. 17. Một số bài viết của các tác giả Nguyên Hồng, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Thị Thu Thuỷ. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnn02.doc