Đề tài Diễn biến giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển khu công nghiệp Sông Đà SJS

Diễn biến giao dịch cổ phiếu của C.ty CP đầu tư và phát triển KCN Sông Đà SJS MỤC LỤC KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ SUDICO 1 Giới thiệu chung Ngành nghề kinh doanh 1 Chiến lược kinh doanh 1 Triển vọng đầu tư 2 PHÂN TÍCH NGÀNH 3 Mối quan hệ với sự phát triển của nền kinh tế 3 Các chính sách ưu đãi 3 Sức cạnh tranh của ngành 3 Công nghệ 3 Thị trường 4 MÔ HÌNH SWOT CỦA SUDICO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SUDICO 8 Tình hình tài chính các năm từ 2003 đến 2005 8 Tình hình tài chính năm 2006 11 DIỄN BIẾN GIAO DỊCH CỔ PHIẾU SJS ĐẾN HẾT NGÀY 03/11/200 KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ PHỤ LỤC DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 MỤC LỤC

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Diễn biến giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển khu công nghiệp Sông Đà SJS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 DIỄN BIẾN GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ (SJS) KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ SUDICO Giới thiệu chung Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông Đà (SUDICO) là một công ty trẻ thuộc Tổng Công ty Sông Đà được thành lập năm 2003 trên cơ sở cổ phần hóa Công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Trụ sở: Tầng 7, tòa nhà tổng công ty sông Đà, Đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh Tư vấn, đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp; Tư vấn quy hoạch và thiết kế Thi công xây lắp Kinh doanh, khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất Xuất nhập khẩu thiết bị máy móc. Chiến lược kinh doanh Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường phát triển trên phạm vi toàn quốc, với tiềm năng và sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo Trung ương và địa phương, công ty đã và đang đệ trình các phương án đầu tư thiết kế, quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp trải rộng trên cả ba miền bao gồm: Miền bắc: Các khu thuộc Hà Nội, Thái bình, Vĩnh phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây … Miền Trung: Các khu thuộc Hà Tĩnh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Buôn Mê Thuột … Miền Nam: Các khu thuộc Sài Gòn, Đồng Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên … Không những đầu tư phát triển các đô thị, khu công nghiệp trong cả nước, công ty còn tập trung vào việc tham gia thị trường chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, du lịch và phát triển các nguồn đầu tư mạo hiểm khác. Triển vọng đầu tư Với tiềm năng, năng lực và sự tin tưởng sâu sắc của các cấp lãnh đạo, Công ty Sudico đã được cấp phép đầu tư vào các khu đô thị, khu công nghiệp với quy mô lớn khắp các miền đất nước như: Khu đô thị An Khánh – Hà Tây; Khu Đô thị Tiến Xuân – Hòa Bình; Khu đô thị Phố Nối – Hưng Yên; Khu đô thị Diêm Điền – Thái Bình; Khu đô thị Long Tân – Đồng Nai… Song song với các dự án đô thị được cấp phép đầu tư, Sudico đã được sự đồng sự chấp thuận đầu tư vào phát triển hạ tầng du lịch tại các tỉnh có tiềm năng lớn như Quảng Ninh với tổ hợp khách sạn và biển đảo Ngọc Vừng; Tỉnh Nghệ An với tổ hợp khách sạn cao cấp Nghi Hương PHÂN TÍCH NGÀNH Mối quan hệ với sự phát triển của nền kinh tế Ngành xây dựng có mối quan hệ mật thiết với sự tăng trưởng về cơ sở hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế, là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay nhu cầu xây dựng được dự báo sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Đây là một cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành. Các chính sách ưu đãi Ngành xây dựng được hưởng một số ưu đãi chính sách của nhà nước như các ưu đãi về thuế sử dụng đất, miễn giảm tiến sử dụng đất cũng như các ưu đãi cụ thế về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Các ưu đãi cụ thể được quy định tại các nghị định số 35/2002/NĐ-CP, TT 98/2002, ngày 24/10/2002 và nghị định 71/2001/CP, ngày 5/10/2001 (được giảm 50% thuế sử dụng đất và tiền thuê đất). Sức cạnh tranh của ngành Trải qua 20 năm đổi mới, ngành xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng mà còn cả những lĩnh vực khác như phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày  càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Điều đáng nói là nhiều công trình có quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại, khoa học công nghệ xây dựng tiên tiến, ngành xây dựng đã hoàn thành được, trên một số lĩnh vực đã đạt tới trình độ quốc tế và khu vực. Công nghệ Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng, vì điều này quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua khả năng tiết kiệm chi phí, thời gian, và nâng cao chất lượng công trình. Phát triển công nghệ hiện nay tập trung vào các mảng như nghiên cứu phát triển các pháp xây dựng với tính năng và ưu điểm mới vượt trội, hoàn thiện các quy trình xây dựng, sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. Thị trường Sản phẩm của ngành Ngành vật liệu xây dựng cung cấp một danh mục lớn các công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế, danh mục này có thể được chia thành 2 nhóm chính là các công trình phục vụ dân sinh và các công trình mang tính hàng hóa công cộng, có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến hoạt động của các ngành kinh tế khác. Các thông số thống kê của thị trường Tổng giá trị thị trường trong năm 2003 của ngành xây dựng là 40.991.372 triệu đồng; trong đó giá trị của khối xây lắp là 26.085.188 triệu đồng, chiếm 63% thị trường ngành và giá trị của khối vật liệu xây dựng là 14.906.184 triệu đồng, chiếm 37% giá trị thị trường Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2003, Bộ xây dựng . Hiện nay, với giá trị sản lượng của ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 16,5%/năm, giá trị gia tăng 10%, thị trường xây dựng đã trở thành yếu tố quan trọng góp phần vào sự nghiệp tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị của đất nước. Dự báo sự phát triển của thị trường trong tương lai Trong những năm tới nhu cầu về xây dựng cơ bản về giao thông vận tải sẽ rất lớn với các dự án phát triển giao thông đường bộ. Nhu cầu xây dựng công nghiệp cũng tăng đáng kế khi một loạt các khu công nghiệp mới được cấp phép đầu tư. Nhu cầu về nhà ở cũng sẽ rất cao, theo kết quả điều tra năm 2000 tỉ lệ dân số đô thị là 23,5% và dự báo sẽ tăng lên 35% vào năm 2010. MÔ HÌNH SWOT CỦA SUDICO Thế mạnh Điểm yếu - Sản phẩm của Công ty là những căn hộ, khu biệt thự cao cấp được thiết kế hiện đại có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ Công ty có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm. - Công ty có chiến lược Marketing hiệu quả, nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng. - Công ty có quan hệ với nhiều đối tác chuyên nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản như Tập đoàn PDI (Mỹ), Công ty Xây dựng HANSHIN HANSHIN: Hanshin Construction Co.,Ltd (Hàn Quốc), Công ty ARCHETYPE (Pháp)... - Tài chính: Quy mô vốn chủ sở hữu so với vốn điều lệ là rất lớn tạo điều kiện cho Công ty chủ động về nguồn tài chính cho việc triển khai các dự án. - Công ty có chiến lược đa dạng hóa kinh doanh trung và dài hạn rõ ràng như tham gia vào thị trường chứng khoán, đầu tư tài chính, bảo hiểm, du lịch và phát triển các nguồn đầu tư khác trong thời gian tới. - Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh nhà và khu đô thị, Công ty có thể chịu ảnh hưởng từ chu kỳ phát triển của ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản. - Là doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, Công ty phải từng bước điều chỉnh để thích nghi với cơ chế hoạt động mới đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và quản lý. - Sản phẩm chính của Công ty là các căn hộ, biệt thự, công trình có suất đầu tư trên 1 m2 sàn cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá cả của Công ty với các công ty cùng ngành. Cơ hội Thách thức - Thu nhập của người dân ngày càng tăng và nhu cầu đối với các căn hộ biệt thự chất lượng cao ngày một tăng lên. - Trong thời gian tới, việc quy hoạch, phát triển các khu đô thị được Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương chú trọng. - Việc tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK tạo điều kiện tìm kiếm đối tác, mở ra kênh huy động vốn mới. - Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong ngành xây dựng và kinh doanh khai thác nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp giữa các công ty trong nước và có thể cả những công ty nước ngoài trong thời gian tới. Do đó, Công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. - Áp lực về việc công bố thông tin khi niêm yết trên TTCK. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA SUDICO Tình hình tài chính các năm từ 2003 đến 2005 Về các khoản chi phí Đvt: đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị % so với DTTa) Giá trị % so với DTT Giá trị % so với DTT 1. Giá vốn hàng bán 46.861.914.373 37,92 158.794.749.290 44,46 145.316.861.046 46,18 Hoạt động kinh doanh nhà 44.896.762.671 36,33 156.371.155.119 43,78 127.570.199.637 40,54 Hoạt động tư vấn thiết kế 835.693.468 0,68 - - 401.163.636 0,13 Hoạt động KD dịch vụ 1.129.458.234 0,91 2.423.594.171 0,68 1.204.596.707 0,38 Hoạt động KD hàng hóa - - - - 15.499.825.645 4,93 Hoạt động khác - - - - 641.075.421 0,20 2. Chi phí bán hàng 662.220.969 0,54 799.747.391 0,22 646.360.973 0,20 Chi phí nhân công 205.689.370 0,17 280.780.397 0,078 311.571.920 0,10 Chi phí vật liệu 953.000 - - - 1.524.317 - Chi phí đồ dùng, dụng cụ - - 5.369.269 0,001 - - Chi phí bảo hành - - 59.513.446 0,016 - - Chi phí dịch vụ mua ngoài 106.348.385 0,09 437.135.261 0,12 298.816.896 0,09 Chi phí bằng tiền khác 349.230.214 0,28 16.949.018 0,005 34.447.840 0,01 3. Chi phí quản lý DN 5.366.308.464 4,34 10.725.040.958 3,0 12.599.701.753 4,00 Chi phí nhân công 2.060.347.900 1,67 4.418.698.942 1,24 5.692.101.184 1,81 Chi phí vật liệu quản lý 295.928.949 0,24 575.258.320 0,16 791.296.027 0,25 Chi phí vật liệu văn phòng 459.329.463 0,37 888.334.632 0,25 432.818.224 0,14 Chi phí khấu hao TSCĐ 462.003.162 0,37 754.121.355 0,21 766.121.383 0,24 Thuế, phí, lệ phí 1.500.000 - 7.335.000 - 12.515.610 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 935.481.308 0,76 1.681.430.465 0,47 1.703.741.210 0,54 Chi phí bằng tiền khác 1.150.720.682 0,93 2.399.862.244 0,67 3.201.108.115 1,02 Phí quản lý nộp Tổng Công ty 997.000 - - - - - Tổng cộng (1+2+3) 52.890.443.806 42,8 170.319.537.639 47,68 158.562.923.772 50,38 Qua ba năm, tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh so với doanh thu thuần của Công ty tăng từ 42,8% năm 2003 lên 50,38% năm 2005 do có sự gia tăng đáng kể của khoản mục giá vốn hàng bán. Từ năm 2003 đến năm 2005, tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần tăng từ 37,92% lên 46,18% do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, trong năm 2003, doanh thu và giá vốn của Công ty chủ yếu phát sinh từ các hợp đồng mua nhà của khách hàng trong dự án 62 đường Trường Chinh và một phần dự án khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì. Đến năm 2005, nhiều hạng mục trong dự án khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì được hoàn thiện và đặc biệt là 2 khu nhà CT4, CT5 đã hoàn thành. Vì thế số lượng khách hàng đăng ký mua nhà tăng cao, làm cho giá vốn hàng bán trong năm này đã tăng gấp 3,2 lần so với năm 2003. Thứ hai, giá cả các yếu tố đầu vào của Công ty bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng các công trình nhà ở, biệt thự, chung cư cao tầng... trong năm 2005 cũng tăng cao hơn các năm trước do tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế tăng đột biến từ 3,0% năm 2003 lên 9,5% năm 2004 và 8,4% năm 2005. Trong nhóm 10 mặt hàng để xác định tỷ lệ lạm phát, chỉ số lạm phát của nhóm “Nhà ở và Vật liệu Xây dựng” năm 2005 tăng lên bất thường so với năm 2003, từ 4,1% lên 9,8%. Sự tăng lên của giá cả của các loại vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép...làm chi phí của các công trình xây dựng cũng tăng theo. Thứ ba, do diễn biến thị trường bất động sản trong năm 2005 vẫn khá trầm lắng nên ban Giám đốc Công ty đã áp dụng chính sách giảm giá bán và hạ thấp mức lợi nhuận dự kiến nhằm thu hút khách hàng. Do đó, tỷ trọng của chi phí sản xuất kinh doanh so với doanh thu thuần đã tăng cao hơn các năm trước. Tuy nhiên, có thể nhận thấy tỷ trọng của khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần đều có xu hướng giảm, đặc biệt là chi phí bán hàng giảm liên tục từ 0,54% xuống 0,2%, chi phí quản lý doanh nghiệp bình quân 3 năm là 3,78%. Điều này chứng tỏ Công ty đang từng bước nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuận. Về kết quả hoạt động kinh doanh Đvt: đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng giá trị tài sản Doanh thu thuần Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ chi trả cổ tức 339.506.561.022 123.569.178.729 70.993.532.180 5.801.000 70.999.333.180 70.999.333.180 13% Trong năm 2003, Công ty chỉ trả cổ tức cho 05 tháng cuối năm sau thời điểm cổ phần hóa tháng 07/2003. 524.953.250.579 357.190.615.358 198.181.495.377 13.982.479 198.195.477.856 198.195.477.856 25% 804.701.015.147 314.689.072.751 165.259.190.686 41.772.926 165.300.963.612 165.300.963.612 25% Trong thời gian này, mặc dù chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, tình hình lạm phát làm chi phí của các yếu tố đầu vào tăng nhưng tỷ suất sinh lời của Công ty vẫn duy trì ở mức khá cao. Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu thuần của Công ty luôn đứng vững ở mức trên 50%. Yếu tố chủ yếu đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của Công ty là hoạt động kinh doanh nhà. Qua ba năm, tỷ trọng doanh thu thuần từ hoạt động này so với tổng doanh thu thuần luôn ở mức trên 90%. Đóng góp vào những kết quả này có thể kể đến một số lý do chính: Trong năm 2004 và 2005, Công ty nhận được nhiều đơn đăng ký mua nhà của khách hàng trong dự án khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, chủ yếu là khu nhà CT4, CT5 và lô thấp tầng TT4. Số lượng hợp đồng mua nhà trong dự án khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì lớn hơn rất nhiều so với trong dự án 62 đường Trường Chinh năm 2003 (chủ yếu là lô nhà 3B). Công ty chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, nhờ đó tỷ trọng của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần từ năm 2003 đến 2005 đã có xu hướng giảm, tương ứng từ 0,54% xuống còn 0,22% và 4,34% xuống còn 4,0%. Góp phần tạo nên doanh thu và lợi nhuận của Công ty còn phải kể đến hoạt động đầu tư tài chính dài hạn. Giá trị đầu tư chứng khoán dài hạn và góp vốn liên doanh của Sudico trong năm 2005 tăng 21,8% so với năm 2004 và tăng gấp 33,5 lần so với năm 2003. Tình hình tài chính năm 2006 Đvt: đồng STT ChØ tiªu QuÝ II/2006 QuÝ III/2006 Luü kÕ n¨m 2006 1 Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 29,975,598,880 25,598,469,217 78,836,693,260 2 C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 0 0 0 3 Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 29,975,598,880 25,598,469,217 78,836,693,260 4 Gi¸ vèn hµng b¸n 11,644,844,724 10,527,852,961 30,673,495,669 5 Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 18,330,754,156 15,070,616,256 48,163,197,591 6 Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 11,108,800,211 723,506,540 22,455,668,038 7 Chi phÝ tµi chÝnh 0 0 0 8 Lîi nhuËn tõ ho¹t ®éng ®Çu t tµi chÝnh 11,108,800,211 723,506,540 22,455,668,038 9 Chi phÝ b¸n hµng 279,799,186 112,163,791 391,962,977 10 Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 4,928,924,960 2,670,882,936 8,026,947,720 11 Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 24,228,323,620 13,011,076,069 62,199,954,932 12 Thu nhËp kh¸c 931,393,843 5,255,455 936,649,298 13 Chi phÝ kh¸c 928,887,255 928,887,255 14 Lîi nhuËn kh¸c 2,506,588 5,255,455 7,762,043 15 Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tr­íc thuÕ 24,233,336,809 13,016,331,524 62,207,716,975 16 ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 17 Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 24,233,336,809 13,016,331,524 62,207,716,975 18 L·i c¬ b¶n trªn cæ phiÕu 4,847 2,603 12,442 19 Cæ tøc trªn mçi cæ phiÕu Tính đến hết quí III/2006, tổng lợi nhuận sau thuế của Sudico đạt trên 62,2 tỷ đồng. So với cùng kì năm 2004 và 2005, lợi nhuận sau thuế của Sudico đã giảm đáng kể. Đặc biệt, lợi nhuận trong quí III/2006 đã giảm tới 46% so với lợi nhuận trong quí II. Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Số liệu quí III/2006 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh 0,97 0,96 1,47 1,44 1,04 1.02 1.04 1.03 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Hệ số Nợ/Tổng tài sản Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu 0,70 2,36 0,43 0,75 0,47 0,90 0.47 0.90 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần/Tổng tài sản - 0,36 70,76 0,68 39,27 0,39 5.85 Số liệu lũy kế 2006 0.096 Số liệu lũy kế 2006 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Tỷ suất Lợi nhuận HĐSXKD/Doanh thu thuần 57,46% 70,18% 20,91% 57,45% 55,49% 66,09% 37,75% 55,48% 50,99% 39,03% 20,54% 52,52% 49.45% 2.79% 1.23% 49.43% Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty được quyết định bởi mối tương quan giữa quy mô, kết cấu của Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn (TSLĐ&ĐTNH) so với Nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời của Công ty đã có sự điều chỉnh giảm từ 1,47 năm 2004 xuống 1,04 lần năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng nợ ngắn hạn (47%) cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản lưu động (4%). Tuy nhiên, hệ số này vẫn lớn hơn 1 và đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn. Trong quý 3 năm 2006, khả năng thanh toán của công ty vẫn rất tốt, đặc biệt khả năng thanh toán nhanh đã tăng từ 1.02 lên 1.03. Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn vẫn ổn định so với năm 2005. Về phía khả năng sinh lời của công ty , tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận HĐSXKD so với doanh thu thuần vẫn khá ổn định, tăng giảm không đáng kể. Còn các tỷ số như: ROA, ROE có xu hướng giảm rõ rệt. Tuy nhiên , không thể khẳng định được công ty đã sử dụng không có hiệu quả các tài sản của mình. Bởi lẽ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn phải chịu nhiều rủi ro bất khả kháng từ môi trường vĩ mô bên ngoài. DIỄN BIẾN GIAO DỊCH CỔ PHIẾU SJS ĐẾN HẾT NGÀY 03/11/2006 SJS là một trong những cổ phiếu lên sàn muộn nhất, song cũng lại là một trong những cổ phiếu được các nhà đầu tư rất kì vọng. Điều này có thể được giải thích trước hết bằng những chỉ tiêu kinh doanh mà Sudico đã đạt được trong thời gian qua cũng như xu hướng phát triển chung của ngành xây dựng trong thời gian tới. Cổ phiếu SJS của Sudico được chính thức giao dịch vào ngày 06/07/2006 tại mức giá gấp 10 lần mệnh giá và cao hơn 17,65% giá niêm yết. Tổng khối lượng niêm yết của cổ phiếu này là 50 tỷ đồng và được chia thành 5.000.000 cổ phiếu phổ thông mệnh giá 10.000đ/cp. Tính cho đến ngày 03/11/2006, SJS đã thực hiện thành công 86 phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán TP HCM, với tổng giá trị giao dịch đã thực hiện là trên 760,64 tỷ đồng. Ngày 09/10/2006, SJS sau 2 phiên liên tiếp tăng 12.000đ đã đạt mức giá giao dịch cao nhất tại 268.000đ/cp. Đây là kết quả của một chuỗi những phiên tăng giá trước đó. Mức giá phiên giao dịch đầu tiên (06/07/2006) cũng là mức giá giao dịch thấp nhất của SJS. Tính trung bình, SJS được giao dịch ở mức 174.470đ/cp, với độ lệch chuẩn của giá là 54.930đ/cp. Như vậy, có thể nói giá giao dịch của SJS biến động tương đối cao. Trong suốt 86 phiên giao dịch vừa qua, có 45 phiên SJS tăng giá, 25 phiên SJS giảm giá và 16 phiên SJS đứng giá. Điều này khiến cho giá giao dịch của SJS rất nhanh chóng gấp trên 20 lần mệnh giá chỉ sau khoảng 2 tháng được niêm yết trên thị trường. Nhìn một cách tổng quan nhất, giá giao dịch trên thị trường của SJS có xu hướng đi lên. Điều này là hợp lý khi xét trong bối cảnh tài chính hiện tại của công ty. Có thể nói, Sudico là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao hiện nay, khi chỉ riêng phần lợi nhuận hiện tại đã chiếm đến 50% doanh thu của cả năm. Mặc dù vốn điều lệ của Sudico là 50 tỷ đồng, song vốn tự có của nó lại lên đến 420 tỷ đồng. Đặc biệt, các chỉ số hiệu quả kinh doanh của công ty luôn gấp từ 25 đến 200 lần con số trung bình của ngành. Tuy nhiên trong khoảng 5 phiên giao dịch gần đây thì xu hướng này có phần bị chững lại. Điều này là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Thứ nhất, mức giá quá cao của SJS khiến cho những nhà đầu tư cũ có thể thỏa mãn được lợi nhuận đem lại từ sự chênh lệch giá, song lại đủ rủi ro cho những nhà đầu tư mới trong việc mua vào. Thứ hai, theo mạng thông tin kinh doanh, chứng khoán và đầu tư ATP, là do các nhà đầu tư tiếp tục chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (OTC). Hiện nay, với việc các công ty đổ xô xin niêm yết cổ phiếu để được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang tận dụng cơ hội này để mua cổ phiếu ngoài sàn với hi vọng giá các cổ phiếu này sẽ tăng mạnh khi niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên các sàn chứng khoán. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp hiện tại đang gấp rút chuẩn bị các phương án cổ phần hóa nhằm hưởng chế độ ưu đãi thuế đã làm cho thị trường sôi động, và gây ra tâm lý chờ đợi của các nhà đầu tư. Thứ ba, lợi nhuận quí 3 của Sudico giảm tới 46% đã làm e ngại nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Về khối lượng giao dịch, ngày 07/07/2006 có khối lượng giao dịch lớn nhất với 161.010 cổ phiếu được khớp lệnh. Trong khi đó, ngày 10/08/2006 có khối lượng giao dịch thấp nhất, chỉ có 4.900 cổ phiếu được khớp lệnh. Tính trung bình, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên là 49.495 cổ phiếu. Về giá trị giao dịch, cho đến ngày 03/11/2006, tổng giá trị giao dịch của SJS đạt ngưỡng 760.640,76 triệu đồng. Giá trị giao dịch bình quân là 8.844,66 triệu đồng mỗi phiên. SJS có lẽ là một trong những cổ phiếu có giá giao dịch biến động nhiều nhất hiện nay, khi mức tăng giá cao nhất là 12.000đ trong các phiên giao dịch ngày 26/10/2006, 09/10/2006, 06/10/2006 và 04/10/2006. Mức giảm giá nhiều nhất là 12.000đ trong các phiên ngày 18/10/2006, 17/10/2006 và 13/10/2006. Tuy nhiên, mức biến động giá bình quân mỗi phiên là 1.953đ, do đó có thể thấy xu hướng đi lên của mức giá giao dịch cổ phiếu SJS trên thị trường. Khi tiến hành so sánh với sự biến động tương đối của chỉ số VN-Index, ta có thể thấy sự biến động cùng chiều khá gần nhau của SJS và VN-Index trong thời gian khoảng 1 tháng đầu khi SJS được niêm yết. Tuy nhiên, sau đó, mức biến động tương đối của SJS đã nhiều hơn sự biến động tương đối của VN-Index rất nhiều. Mức độ tương quan về giá giữa Vn-Index với SJS là không cao (ở mức 77,45%). Nhìn chung, với tình hình hiện tại, giá giao dịch của SJS nhiều khả năng sẽ không có những biến động mạnh, bởi trạng thái cung cầu của giao dịch đã ở ngưỡng cân bằng. KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ Sau khi nghiên cứu và phân tích ngành, tình hình tài chính, SWOT và diễn biến giao dịch của SJS như trên, nhóm đã thảo luận và đưa ra khuyến nghị sau đây: Trong ngắn hạn, việc đầu tư vào SJS là khá mạo hiểm, bởi trong tình hình hiện nay, giá của SJS có biên độ dao động tương đối lớn vì vậy khả năng rủi ro cao. Hơn nữa, tâm lý chờ đợi của thị trường có thể ảnh hưởng bất lợi đến mức giá của SJS. Trong dài hạn, SJS là cổ phiếu đầu tư sáng giá, bởi tình hình tài chính của công ty rất tốt. Ngành xây dựng lại là ngành có triển vọng phát triển trong tương lai, đặc biệt là với tình trạng đô thị hóa ngày càng nhanh ở Việt Nam. Cổ phiếu SJS là một trong những cổ phiếu được kì vọng lớn của các nhà đầu tư. Mặc dù hiện tại trên thị trường, SJS đang giảm giá, song nguyên nhân chủ yếu là do tình hình chung của thị trường chứ không phải xuất phát từ lý do nội tại của công ty. PHỤ LỤC DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 Nguyễn Trung Dũng Nguyễn Thị Hương Giang Nguyễn Tô Chánh Hữu Nguyễn Khắc Kiên Nguyễn Anh Phùng Nguyễn Thanh Lịch Phạm Hồng Linh Nguyễn Hải Thanh Nguyễn Bá Sơn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72126.DOC
Tài liệu liên quan