Đề tài Điện Quang ( Quảng Nam) – dòng chảy văn hóa

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 4 Chương 1. Khái quát về Điện Quang 4 1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên 4 1.2. Kinh tế, văn hóa - Xã hội 8 1.2.2. Văn hóa – Xã hội 11 1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển 16 Chương 2. Lễ hội, phong tục tập quán 18 2.1. Lễ hội 18 2.1.1. Lễ hội Thanh Minh 18 2.1.2. Lễ tế Kỳ Yên 33 2.1.3. Lễ tế Âm linh 37 2.1.4. Lễ tế cầu tằm 40 2.2. Phong tục tập quán 41 2.2.1. Phong tục hôn nhân 41 2.2.2. Tang ma 48 2.2.3. Một số phong tục tập quán khác 54 Chương 3. Một số làng nghề truyền thống 58 3.1. Nghề dệt 58 3.1.1. Nghề dệt vải ta 58 3.1.2. Nghề dệt Tussor 60 3.1.3. Nghề dệt hàng 61 3.2. Nghề làm đường 62 3.3. Nghề trồng dâu, nuôi tằm 65 3.4. Nghề nấu rượu 68 3.5. Nghề làm bánh tráng 70 C. KẾT LUẬN 73 A. MỞ ĐẦU Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho Xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và Xã hội của mình. Văn hóa là nền tảng của Xã hội. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Nó là thước đo mức độ nhân bản của Xã hội. Do đó, chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu những nét văn hóa dân gian của xã Điện Quang. Điện Quang – một vùng đất có bề dày truyền thống yêu nước, nơi đây đã sinh ra bao vị anh hùng cho dân tộc, họ đã hy sinh vì một lý tưởng cao quý như Phan Thanh, Hoàng Diệu, Phan Khôi, Phan Bôi, Trần Thị Lý, Trần Cao vân, Phan Triêm . Giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã và tiếp nối những gì tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước là một việc làm hết sức cần thiết mà chính quyền và nhân dân trong xã đang cố gắng phát huy “tình làng nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau” đã trở thành đạo lý nhân nghĩa trong mỗi gia đình. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu Xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận Trong những năm qua nhân dân xã Điện Quang đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu về mặt văn hóa không những về vật chất mà cả tinh thần. Để cho văn hóa thấm sâu vào từng gia đình, từng khu dân cư, làm cho văn hóa thực sự là động lực, là nền tảng tinh thần của Xã hội. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính chất vật chất hoặc tinh thần. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Từ xưa nhân dân xã Điện Quang đã có một nền văn hóa dân gian rất phong phú và đa dạng với các lễ hội, nghề truyền thống tạo nên nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng cho con người nơi đây. Qua lễ hội con người được biết thêm những giá trị thuở xưa mà cha ông để lại đồng thời nó cũng như khôi phục lại nét đẹp đang mất dần qua thời gian và sự du nhập của các nền văn hóa từ bên ngoài. Các làng nghề truyền thống như nấu đường, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề nấu rượu, nghề dệt ngày càng mai một dần, do việc đi theo nghề của nhân dân trong xã Điện Quang nói riêng và nhân dân huyện Điện Bàn nói chung còn nhiều bất cập. Đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nghề truyền thống không mang lại kinh tế cao mà chỉ tồn tại trong sự manh mún, nhỏ lẻ, nhân dân bỏ nghề nhiều, chuyển sang các nghề khác theo xu thế chung của thị trường và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số gia đình vẫn duy trì được nghề truyền thống, nếu trước kia là thủ công vất vả cần nhiều sức lao động thì ngày nay đã bắt kịp với tốc độ phát triển ngày càng nâng cao, khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp người dân giảm bớt những công đoạn phức tạp trong quá trình làm ra sản phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người. Trên mảnh đất vẫn thuần nông, nhiều gia đình thiếu lao động, không có vốn và gặp bộn bề gian khó trong cuộc áo cơm nên có nơi gần như cả cuộc đời họ phải gửi thân trong những căn nhà ọp ẹp. Nhưng nhờ sự lãnh đạo của chính quyền với những chiến lược phát triển thì cuộc sống đói nghèo dần dần được đẩy lùi. Nghèo khó không đồng nghĩa với sự kém cỏi về tri thức, vấn đề giáo dục được huyện Điện Bàn nói chung và huyện Điện Quang nói riêng hết sức chú trọng. Giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Bởi lẽ văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người). Để xứng đáng với truyền thống vùng đất học, các thế hệ trong huyện luôn nêu cao chí khí “có nghèo cũng ráng nuôi con cháu ăn học? Danh sách thạc sĩ, tiến sĩ các nhà khoa học ngày càng nỡ rộ trên vùng đất địa linh nhân kiệt này. Phải nói rằng để tạo nên một Điện Quang với một bề dày văn hóa cả trong quá khứ lẫn hiện tại có một phần đóng góp không nhỏ của các tộc họ, các tộc trong xã đều phát động xây dựng được nguồn quỷ khuyến tài, nhiều cá nhân sống xa quê sẵn sàng đứng bên cạnh bà con quê hương để hổ trợ xây dựng trường học, nâng cấp di tích, dây dựng nhà văn hóa thôn. Ngày nay, xã Điện Quang đã có một bộ mặt hoàn toàn khác xưa, vẫn giữ được những nét truyền thống tốt đẹp quý báu nhưng cũng hòa chung vào tốc độ phát triển của xã hội, có tiếp nhận, có chọn lọc những nét tinh túy của văn hóa xưa và nay. Nghề truyền thống và các phong tục, tập quán lâu đời đang được chính quyền địa phương cố gắng lập nên các kế hoạch và chiến lược nhằm đưa Điện Quang nói riêng và huyện Điện Bàn nói chung phát triển, tạo hiệu quả cao trong việc cải thiện đời sống cho nhân dân nơi đây xóa được đói giảm được nghèo. Đưa Điện Quang trở thành một xã công nghiệp hóa hiện đại hóa. Như vậy, xã Điện Quang đang ngày một bắt kịp với tình hình chung của đất nước. Không chỉ phát triển những nét đẹp với nền văn hóa dân gian xưa kia mà còn làm cho nó ngày càng một phong phú hơn. Nhờ sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương, Điện Quang hôm nay đang ngày một đổi mới với trạm đường, trường trạm liên thông, liên xã. Qua đó chúng ta có thể tin tưởng trong tương lai xã Điện Quang anh hùng, cùng với cả nước từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn trong giai đoạn mới. Nền văn hóa của xã Điện Quang sẽ ngày một phát huy các thế mạnh với những con người mới, bộ mặt mới, một bộ mặt hoàn toàn mới. B. NỘI DUNG Chương 1. Khái quát về Điện Quang 1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên Điện Quang là xã thuộc tiểu vùng một (Gò Nổi) của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Xã nằm về phía tây của huyện, là một xã có vị trí địa lý khá đặc biệt, cả ba mặt phía bắc, tây, nam đều có sông bao bộc. Xã cách thị trấn Vĩnh Điện 15km, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 50km về phía bắc, cách quốc lộ 1A 10km. Nhìn chung, vị trí địa lý của xã được xác định như sau: Phía bắc giáp xã Điện Thọ Phía đông giáp xã Điện Trung Phía nam giáp huyện Duy Xuyên Phía tây giáp xã Điện Hồng

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điện Quang ( Quảng Nam) – dòng chảy văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành hôn, nhà gái thì gọi là lễ vu quy. Lễ cưới thường tổ chức rất linh đình ở nhà nam. Mở đầu, họ nhà trai bưng 5 quả (có thể là hơn, nhưng là số lẽ). Đi đầu là quả trầu cau, tiếp theo là quả chả nem, quả trà rượu, quả tiền vàng, quả trái cây (ngày nay có thêm bánh gatô). Sau khi trình bày lễ vật cũng như nêu mong muốn, nguyện vọng của nhà trai: “Hôm nay là ngày lành tháng tốt, họ nhà trai xin rước cô dâu về”. Cô dâu được ra mắt, khi đó cô dâu được trang điểm, ăn mặc đồ mới, đeo đồ trang sức đã được nhà trai đưa đến. Sau khi cô dâu ra mắt, nhà trai tuyên bố những của hồi môn cho thêm như đất đai, vàng, trâu bò,... (nếu có). Cô dâu, chú rể lạy bàn thờ tổ tiên để ra mắt chàng rể, đồng thời để báo cáo tình hình cho tổ tiên biết, cô dâu lạy từ biệt tổ tiên, xin phép được qua nhà chồng. Lễ rước dâu, có thể đi bộ hoặc khiêng kiệu, khiêng võng (thời phong kiến), có thể đi xe máy, ô tô (thời kì đổi mới). Nếu ở gần, rước dâu bằng phương tiện đi bộ thì cô dâu chú rể đi sau hai họ. Còn đi bằng ô tô (xe hoa) thì xe hoa chạy trước. Một điều đặc biệt là ngày xưa, theo quan niệm dân gian, xã Điện Quang cũng như một số vùng khác (Quảng Tân – Quảng Bình, Lệ Thủy – Quảng Bình), khi rước dâu, bố mẹ của cô dâu không được đi cùng. Vì theo quan niệm của nhân dân, họ nghĩ rằng ba mẹ của cô dâu đi theo thì chẳng khác gì một cuộc gả bán con gái. Cũng theo quan niệm cho rằng, ba mẹ đi theo làm con gái không dứt, lưu luyến nhà mình. Dần về sau, ba mẹ cô dâu có thể đi theo nhưng không đi chung trong họ mà đi sau cách khoảng 5 – 10 phút. Và khi tới nhà trai, như phong tục xưa có nổ pháo râm ran, tưng bừng, không khí của một đám cưới. Cả làng đều biết nhà đó có đám cưới, họ tới chung vui. Cùng với pháo nổ là sự tiếp đón nhiệt tình của bà con, họ hàng nhà trai đối với cô dâu mới và nhà gái. Cô dâu về nhà trai, vào trình với bàn thờ gia tiên nhà trai. Ngày xưa, có lễ lạy ông bà rất nghiêm trang, mặc áo dài, khăn đóng để làm lễ. Nhưng ngày nay, lễ lạy tổ tiên quá phức tạp nên họ bỏ bớt và không làm cầu kỳ như thế nữa. Họ nhà gái cử người đại diện, thay mặt cha mẹ cô dâu có những lời dặn dò, gửi gắm cô dâu cho đằng trai. Nhà trai cử người đại diện nhận cô dâu và có đôi lời với nhà gái và bà con hai họ. Trong lúc đó, ba mẹ cô dâu không được cùng lên làm lễ, có thể chỉ tham dự buổi cưới đó mà thôi. Sau khi ra mắt nhà trai, cô dâu vào phòng, còn lại hai họ tổ chức ăn uống (Trước đây, nhà gái cũng dọn đãi bạn, đãi họ nhà trai. Nhưng mấy năm gần đây, hưởng ứng chủ trương tiết kiệm của Đảng và Nhà nước, nhân dân xã Điện Quang đã thay đổi đôi chút về việc tiệc tùng, đãi họ. Khi cưới, nhà trai rước dâu, nhà gái chỉ dọn kẹo bánh, hạt dưa và cà phê. Nó vừa phù hợp với tinh thần tiết kiệm tiền của, tiết kiệm được thời gian để họ nhà trai về tổ chức sớm. Hơn nữa, việc rút gọn như thế cũng rất hợp lý, với việc ăn bên nhà trai (không ăn bên nhà gái) sẽ ngon miệng hơn, tránh ăn dồn dập. Đây là một sự tiến bộ hơn trong nhận thức và trong đám cưới của xã. Nhân dân trong xã ai nấy cũng đồng tình với việc đổi mới này). Trong buổi lễ, nam nữ thanh niên cùng với cả hai họ, khách mời đều ăn chung một lần. Việc đó vừa tạo ra sự nhanh chóng, rút ngắn thời gian, lại phù hợp với tình hình nam nữ bình đẳng, mọi người bình quyền, xã hội công bằng, dân chủ, với nhịp độ khẩn trương của quá trình công nghiệp hóa đất nước. Trước năm 1996, tiệc cưới được tổ chức đãi bạn vào hai lần: một buổi đãi bà con, bạn của ba mẹ; buổi chiều đãi thanh niên nam nữ (10 người/1 bàn). Rõ ràng, sự thay đổi trên đã nói lên một bước phát triển mới trong lễ cưới, các phong tục tập quán của người dân địa phương. Và một lần nữa là, nay loa đài, nhạc thay cho pháo. Pháo không còn phù hợp với thời đại nữa. Đám cưới được tổ chức đông vui có hát hò, nhảy múa vui của bạn bè. Cần lưu ý, ở xã Điện Quang quan niệm rằng nhà trai đón dâu phải về trước 11 giờ trưa và họ nhà gái bắt buộc phải trở về trước 12 giờ (theo phong tục của người xưa) họ quan niệm sau 12 giờ là xấu. Khi họ nhà gái bắt đầu ra về, cô dâu bưng khay trầu ra đứng ở giữa, theo tục lệ, họ nhà gái bỏ vào một ít tiền lẻ để lấy lộc. Chiều lại, vợ chồng trẻ cùng nhau về lạy cha mẹ vợ mang theo một cặp bánh chưng, 0,5 – 1kg thịt, một chai rượu, một cặp bánh tráng, 1 cặp chả. Và còn một phong tục riêng ở xã Điện Quang là họ quan niệm, cô dâu về nhà chồng, trong 3 ngày đầu không được quét nhà. Như vậy, đám cưới ở xã Điện Quang nói riêng và phong tục tập quán ở Quảng Nam nói chung có những điểm tương đồng với phong tục tập quán ở các nơi khác, đồng thời nó mang nhưng nét độc đáo riêng của một vùng đất Gò Nổi, một xã có hình chim bói cá. Đám cưới ở đây ngày càng được cách tân, rút gọn vừa phù hợp với xu hướng của thời đại, văn minh của nhân loại, vừa tiết kiệm được tiền bạc, thời gian, tránh lãng phí nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống. 2.2.2. Tang ma Con người ta lúc linh ra là khởi đầu cho một sự sống và chết đi là lúc con người yên giấc ngàn thu, đi vào cõi vĩnh hằng. Đời người ta, trong một kiếp người trải qua nhiều giai đoạn quan trọng như sinh ra, lớn lên, trưởng thành, lập thành gia thất và lúc lìa trần cũng là một mốc quan trọng đánh dấu sự chấm hết của một kiếp người. Người Việt Nam quan niệm chết là con người kết thúc cuộc sống ở trần gian và bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới bên kia, tức quan niệm về tâm linh và có linh hồn, nên việc tang ma được xem như là việc “đưa tiễn”, mặt khác là quan niệm trần tục coi chết là hết, nên tang ma là việc “xót thương”. Xem tang ma như việc “đưa tiễn” và với thói quen sống bằng tương lai, cho nên người Việt Nam rất bình tĩnh, yên tâm đón chờ cái chết. Chết già vì vậy được xem là sự mừng: trẻ làm ma, già làm hội. Nhiều nơi có người già chết còn đốt pháo, chắt chút để tang thì đội khăn đỏ, khăn vàng. Người Việt Nam chuẩn bị rất chu đáo cho cái chết của mình. Các cụ già tự mình lo sắm áo quan. Quan tài của người Việt làm bằng hình vuông tượng trưng cho cõi âm, làm xong, kê dưới bàn thờ như một việc hết sức bình thường. Có cỗ thọ rồi (tức quan tài), các cụ lo đến việc nhờ các thầy địa lý đi tìm đất rồi xây sinh phần. Các vua chúa bao giờ cũng lo chu tất những việc này, thường là ngay khi mới lên ngôi, các lăng mộ vua còn giữ được ở Huế đồng thời cũng là những nơi thắng cảnh là vì thế. “Xót thương” nên muốn níu kéo, giữ lại. Tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn thể hiện hy vọng người chết sống lại. Vì xót thương nên có tục khóc than, con cháu không lòng dạ nào mà dùng đồ tốt (Đồ tang bằng các loại vải thô, xấu như xô, gai), không tâm trí nào nghĩ tới việc ăn mặc (nên gấu xổ, áo trái, đầu bù...) đau buồn quá nên không đứng vững (trai phải chống gậy, gái phải lăn đường), đau buồn quá nên dễ sinh quẫn trí và đập trùng tang (nên phải đội mũ dây chuối). Ngày nay nhiều tục lệ trong số đó không còn tồn tại nữa, không phải vì chúng vô nghĩa mà có lẽ vì chúng quá cầu kỳ, chi ly. Qua tang lễ ta cũng biết nhiều về con người Việt Nam, đặc biệt là tính cộng đồng: Biết nhà có tang, bà con xóm làng bao giờ cũng chạy đến giúp đỡ, lo toan chỉ bảo cho mọi việc. Theo quan niệm của nhân dân ta, đám tang là việc cuối cùng mà người còn sống làm để tưởng nhớ đến người đã khuất, vì lẽ đó nên đám ma được làm khá chu tất. Có thể nói hai sự kiện quan trọng đối với dân Việt là: đám cưới và đám tang. Trên đây, là những bình diện chung về cách tổ chức đám tang, quan niệm chung của người dân Việt. Bên cạnh đó ở mỗi vùng khác nhau thì lại có một nét khác nhau, tạo thành đặc trưng, khác biệt của từng vùng. Sau đây là những quan niệm về tang lễ của người dân xã Điện Quang. Sau nhiều ngày đi sâu vào thực tế, sống trong dân, và đi đến nhiều hộ gia đình để tìm hiểu về phong tục tập quán của địa phương, chúng tôi đã đến gặp nhiều người và đặc biệt được ông Phan Tín và ông Phạm Văn Năm thôn Bảo An Đông – Điện Quang – Điện Bàn – Quảng Nam cho biết về quy trình tổ chức một đám tang ở đây như sau: Khi một người trút hơi thở cuối cùng thì ngoài việc xót thương họ bắt đầu chuẩn bị cho một đám tang. Thường thường thì từ khi chết cho đến khi chôn ít nhất phải qua một ngày và theo bình thường ở đây là ba ngày. Trước khi chôn cất, người ta coi ngày giờ, chọn ngày tốt mới đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng. Cũng chính vì quan niệm này nên thời gian của đám tang đôi lúc rất cập rập (1 ngày) vì sợ qua ngày sau, ngày sau nữa là ngày xấu, nhưng có lúc phải để quá 3 ngày vì những ngày trước đó không tốt. Ngày nay do nếp sống văn minh, nên số ngày chôn cất chỉ giới hạn (không quá 3 ngày). Nhìn chung một cách tổng thể thì đám tang trải qua 9 giai đoạn: Khâm liệm Nhập quan Phát dẫn Lễ viếng Lễ tế văn Nôm Đọc điếu văn Động quan Triệt linh sàng Di quan Lễ khâm liệm là lễ chuẩn bị cho người chết trước lúc nhập quan, trước khi khâm liệm người ta làm lễ Mộc dục, tắm gội cho người chết lần cuối cùng và mặc vào cho họ bộ đồ màu trắng bằng vải xô hoặc vải gai. Tiếp đó thực hiện lễ Phạm hàm, họ bỏ hoặc gạo hoặc muối và 3 đồng tiền vào miệng của người chết. Vì theo quan niệm của họ, người chết không phải là hết mà họ còn phải bắt đầu cuộc sống ở thế giới bên kia, và tiền để đưa họ bước vào ngưỡng cửa của cõi âm, để nhờ người lái đò chở về thế giới mới của mình. Khi mới Khâm liệm mà chưa Nhập quan thì người ta trùm lên đầu người chết một cái khăn trắng. Việc làm đó, người dân quan niệm rằng, làm như thế người chết đỡ đi phần nào thấy cảnh người thân của mình đau khổ và mặt khác người ta muốn làm giảm bớt sự đau khổ của người thân khi phải nhìn trực tiếp vào khuôn mặt của người đã mất. Còn nữa, khi chưa nhập quan thì trên đầu người chết người ta để một ít trái cây (đặc biệt là chuối) và thứ luôn luôn có là bát cơm và quả trứng cũng như hương khói. Khi Khâm liệm người nhà cùng tuổi không được nhìn, kể cả những người thân trong nhà cũng không được nhìn. Lễ nhập quan: trong lễ nhập quan người ta chia làm nhiều công đoạn, thứ nhất là quan tài, người ta lấy đất sét hoặc các loại keo... để bôi quanh những cạnh của ván quan tài giữa hai miếng ván đóng vào với nhau, điều này xuất phát từ việc xem ngày, vì có những thi hài coi ngày chôn cất không tốt nên thời gian để xác lại kéo dài người ta sợ xác vữa ra làm mất vệ sinh. Ngoài ra người ta còn làm cho người chết một cái gối kê, hoặc bằng đất sét hoặc bằng thân của cây chuối, và có thể là một cái gối được bọc bởi cát. Sau đó người ta lót dưới quan tài một lớp hòm đỏ, rồi đến một lớp vải trắng, rồi đến một lớp cát, sau đó đưa xác người vào. Có thể liệm ở trên mặt bằng trà hoặc bằng cát trắng (nếu bằng cát trắng thì phải sàng lọc sạch sẽ) nhưng tốt nhất là bằng trà, vì trà có thể hút ẩm và diệt khuẩn. Ngoài ra lúc nhập quan người ta còn buộc hai ngón chân cái của người đã khuất. Sau khi nhập quan xong, đậy nắp quan tài, người ta dùng dây thừng để buộc quanh quan tài, sau đó trên nắp quan tài nếu là nam thì đặt 7 cây đèn, còn nếu là nữ thì đặt 9 cây đèn. Lễ Phát dẫn: Đây là lễ phát khăn tang cho những người thân trong gia đình. Ở Điện Quang, đặc biệt không phân biệt màu khăn tang, tất cả con cháu, chắt, chút, chít đều một màu trắng như nhau. Con, cháu thì khăn tang màu trắng, chắt, chút, chít thì đội mũ tang màu trắng. Đặc biệt nếu là chức cháu mà quá nhỏ thì người ta cũng có thể cho đội mũ tang màu trắng. Con dâu thì áo tang bên cánh tay có thêm cái nơ hoặc cái hoa nhỏ màu trắng để phân biệt với con gái. Con trai thì sau lưng có biểu tượng chiếc lá. Ngoài ra những người con dâu, con rể đã ly hôn, khi nghe bố mẹ chồng, bố mẹ vợ đã mất thì xin về phục tang, có nhà thì đồng ý, có nhà thì không, tùy theo từng hộ gia đình. Thêm nữa, trước đây khi trong gia đình có người chết thì người ta cũng để tang cho cây cối bằng cách buộc khăn tang cho chúng. Ngày nay phong tục đó hầu như không còn. Lễ viếng là lễ kéo dài nhất trong tất cả các lễ, nó kéo dài từ khi nhập quan cho đến trước lúc động quan. Lễ viếng nhằm mục đích cho những người thân thuộc, quen biết đến thăm viếng, thắp hương cho người đã khuất lần cuối cùng, để tỏ sự tiếc thương, tôn trọng. Khi người đi viếng đến thắm hương trước linh cửu của người chết thì người đứng ra tổ chức tang lễ trong gia đình đánh 3 hồi chiêng và 3 hồi trống. Đánh 3 hồi chiêng và 3 hồi trống như thế có ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng của người đi viếng đối với người chết. Người đi viếng thường mang theo hương và kẹp vào đó một ít giấy bạc. Đặc biệt là sui gia thì khi đi viếng thì có một mâm cỗ gồm có trầu cau, rượu (hai thứ đó luôn luôn có), ngoài ra còn có thêm bức liễn, phong bì. Trầu cau tượng trưng cho lễ nghĩa sui gia với nhau. Người đi viếng lạy hai lạy khi linh cửu vẫn còn ở đó, còn đối với những người thân về chịu tang không kịp, người chết đã được đưa đi chôn cất thì lạy bốn lạy. Lễ tế văn Nôm, lễ này người thân trong gia đình soạn thảo một bài văn rồi đọc. Bài văn Nôm này kể về công đức của người đã khuất đối với con cháu, người thân trong gia tộc. Lễ này có thể có hoặc không tùy theo điều kiện của từng gia đình. Đọc điếu văn, đây là lúc người ta đọc tên những người thân thuộc của gia đình người đã khuất và vai vế của họ, tỏ lòng thương tiếc, đau buồn đối với người đã chết trước khi đưa linh cửu về nơi an nghỉ cuối cùng. Động quan tức là trước lúc di quan người tổng Cai điều hành âm công (tức là những người làm nhiệm vụ khiêng quan tài) chạy quanh linh cữu và làm động tác nhấc hẳn quan tài lên rồi hạ xuống. Lễ triệt linh sàng, lúc này người ta đem tất cả những thứ để trước quan tài đi nơi khác, chuẩn bị bưng di ảnh và lư hương ra khỏi gian chính của nhà. Lễ Di quan, khi nhấc quan tài lên, thì người trong nhà xán vỡ một cái gì đó. Khi quan tài ra khỏi cửa thì phải giật một cái thật mạnh vào miếng tôn hoặc những thứ tương tự trước mái nhà. Vì theo quan niệm của người dân là như thế để tránh những điều đau khổ không may mắn sẽ xảy ra cho gia đình sau đám tang. Ngoài nhưng lễ chính đó, còn một số điều mà ta cần biết như: tiếng nhạc trong đám tang. Tiếng nhạc chỉ xuất hiện sau khi đã hoàn thành xong lễ nhập quan. Đối với đội ngũ kèn trống thì gia đình của người chết phải lo việc ăn uống của họ trong suốt qua trình đám tang. Một điều đặc biệt nữa là khi đánh chiêng và đánh trống thì người đánh quay mặt vào trong nhà và đánh bật cho tiếng chiêng trống đi ra theo hướng bên ngoài. Nghi lễ Di quan, đưa người chết đến nơi chôn cất như sau: Chiêng trống đi trước (hay còn gọi là phướng), sau đó đến vòng hoa và tiếp nữa là bàn kiệu của người chết. Tiếp theo con lớn bưng bát hương, cháu nội hoặc cháu đích tôn bưng di ảnh. Ngày trước sau khi đưa tang xong xuôi thì người thân trong gia đình người quá cố làm tiếc mặn để mời khách, nhưng dần dần họ đã bỏ đi việc này. Không kể ngày chôn thì hai ngày sau mở cửa mã, sau đó làm tuần 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 49 ngày, 100 ngày, rồi tới một năm thì làm lễ giáp năm, đến 2 năm thì làm lễ mãn khó, lúc này mới đem di ảnh và lư hương của người chết lên bàn thờ chính. Bên cạnh những điều nói trên thì còn có một số việc khác như, lúc chôn cất người chết về thì người thân trong gia đình lạy 3 lạy sau đó thắp hương và đặt khăn tang lên bàn thờ, khi mãn khó thì người ta đem khăn ra mộ đốt. Ngày xưa người ta quan niệm chết nước, chết tai nạn... thì không cho đưa vào nhà chỉ để ngoài đường nhưng quan niệm đó ngày nay đã bỏ. Đó là phong tục tập quán của người dân bình thường. Còn theo đạo thì khác. Chẳng hạn như theo đạo Thiên Chúa thì không coi ngày và chỉ để 24 giờ, họ chỉ đọc Kinh Thánh chứ không thổi kèn. Còn theo đạo Phật thì bàn thờ của người chết có đặc biệt hơn: trước hết là bàn thờ Phật sau đó mới đến bàn thờ người chết. Lúc Di quan, ở bàn kiệu người chết đầu tiên là ảnh của Phật, đến bàn thờ Phật sau đó mới đến di ảnh của người chết. Tang ma là một trong những phong tục tập quán mà người Việt vẫn còn giữ nguyên nét truyền thống xưa, dù ngày nay vẫn có sự thay đổi, nhưng sự thay đổi đó không nhiều. Đây là lễ nghi mà người Việt tổ chức khá chu đáo, nó được xem như là sự tôn trọng, luyến tiếc vô cùng của người sống đối với người chết. 2.2.3. Một số phong tục tập quán khác Ngoài các phong tục tập quán như đám cưới, đám ma, người Việt còn có một số phong tục tập quán khác như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Thượng Nguyên, Hạ Nguyên, Hàn Thực, Tết Ngâu,... trong đó nổi bật lên là Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ. Tết Nguyên Đán: như chúng ta đã biết, nền kinh tế của nước ta bắt nguồn từ nền kinh tế lúa nước mang tính thời vụ cao, lúc có việc thì tối tăm mặt mũi, ngay miếng ăn cũng đại khái cốt được việc thì thôi, cho nên lúc rãnh rỗi người nông nghiệp có tâm lý ăn bù, chơi bù. Vì vậy mà ở Việt Nam Tết Nguyên Đán rất được coi trọng. Tết Nguyên Đán (nguyên có nghĩa là bắt đầu, đán có nghĩa là buổi sáng) nó còn được gọi là tết ta để phân biệt với tết tây (theo dương lịch) hoặc tết cả để phân biệt với các tết còn lại. Có thể nói, đặc trưng văn hóa điển hình nhất của tết Nguyên Đán là nếp sống cộng đồng: từ 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời), người dân nô nức đi chợ Tết – có người đi để săm Tết, có người đi du xuân, ngắm chợ ngày Tết. Rồi người ta chung nhau giết lợn, chung nhau gói bánh chưng, bánh tét, cùng ngồi bên bếp lửa nấu nồi bánh. Tết là dịp duy nhất trong năm có sự sum họp đầy đủ của tập thể gia đình, gia tiên và gia thần. Con cháu dù đi đâu đến ngày Tết cũng cố gắng giành thời gian về ăn Tết với gia đình, hương hồn ông bà tổ tiên cũng về gặp mặt gia đình, các vị thần phù hộ cho gia đình đều được chăm lo cúng bái. Tết là sự tổng hợp giữa cái thiêng liêng và cái trần thế. Tết nhằm duy trì quan hệ tôn ti trật tự của các thành viên trong gia đình. Có điều kiện công tác ở Điện Quang – Điện Bàn – Quảng Nam, chúng tôi đã tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân ở đây, và được người dân ở đây cho biết về tết Nguyên Đán như sau: Theo lệ xưa ở xã Điện Quang vào ngày 25 tháng Chạp các làng có lễ dựng nêu tại sân đình, chùa, miếu âm linh, miếu ngũ hành... đó là một cây tre rong sạch, để ngọn, trên có treo một tấm đan bằng nan tre gồm bốn dọc, nằm ngang biểu thị bùa yểm bốn phương và ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), một cái giỏ đan bằng tre có đựng trầu cau, giấy tiền vàng bạc, một cái phướng bằng giấy điều, phía dưới có rẽ tua. Cây nêu được dựng đến ngày mùng 7 tháng Giêng mới hạ xuống trong lễ khai hạ. Nhờ cây nêu, ông bà từ cõi âm về vui vầy cùng với con cháu, không bị các loại ma quỷ quấy rối. Mỗi nhà cũng dựng nêu trong lúc cúng rước ông bà vào chiều 30 Tết (tháng thiếu ngày 29) nên có câu: Ba mươi dựng phướng lên nêu Mồng bảy khai hạ, hạ đều ren ren. Thường thường ở nhà buôn bán, lễ tất niên cũng gọi là lễ tạ, được cúng trước ngày 23 theo tín ngưỡng xưa, sau khi đưa ông Táo và các thần về trời, nghĩa là sau ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì các thân đi vắng nên không dự được. Trong lễ tạ có mời bà con bạn bè, các nhà không buôn bán thì cúng tất niên và rước ông bà luôn một dịp vào khoảng 13 giờ ngày 30 âm lịch cuối năm. Trước đó, ở đình, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà riêng, các đồ như bàn thờ, tủ thờ được lau chùi sạch sẽ, bóng loáng, lư hương được thay đổi cát mới, chân nhang củ được bỏ. Nhà cửa trang hoàng đẹp đẽ. Bếp lửa khói um tùm, mọi người đều sẵn sàng ăn Tết, đường làng, kiệt xóm được dọn sạch. Đúng giờ giao thừa, đại hồng chung, chiêng, trống của đình làng, chùa và nhà thờ các họ được đánh lên âm vang một hồi, và sau đó mấy phút lại đánh suốt cho tới sáng mới nghỉ. Lúc giao thừa mọi nhà đều cúng hành khiển, hành binh, là các vị thần mới từ trên trời xuống thay thế các vị thần cũ. Pháo hồng được đốt lên nổ khắp hàng xóm đón xuân về. Mùi hương trầm hòa quyện với khí trời se lạnh tạo nên những giờ phút vừa thiêng liêng, vừa rạo rực trong lòng mọi người. Ai cũng lắng nghe tiếng con vật nào kêu vào giờ giao thừa, để đoán định sự tốt xấu trong năm mới. Sáng mồng một, cha mẹ thường dặn dò con cái đừng đến mở hàng nhà người khác (gọi là đạp đất đầu năm). Và chỉ được quanh quẩn chơi trong nhà. Chỉ khi thấy ngoài đường các cụ bắt đầu đi lễ đình, chùa, nhà thờ họ sau đó đến xông đất nhà bà con thân thuộc thì mới bắt đầu đi thăm chơi. Vào khoảng 8 giờ sáng trở đi làng xóm trở nên nhộn nhịp vô cùng. Ba ngày Tết, mọi người trong làng, trong họ đều thăm viếng và chúc Tết nhau. Họ đến nhà thờ họ, đình, chùa, lễ bái ông bà, thần Phật để cầu sự bình an trong năm mới. Ngày mồng hai thăm sui gia, thăm bên ngoại, rể về thăm nhà vợ, mùng ba chúc Tết thầy, bà con, bạn bè. Trong ba ngày Tết, làng cũng tổ chức những trò chơi vui náo nhiệt. Ngoài ra Tết còn hiện lên qua sự hồi tưởng của nữ thi sĩ Hằng Phương, từng sống ở quê ngoại Quảng Nam: Sáng mồng một, tôi mặc quần áo mới, Theo mẹ tôi, mừng tuổi các nhà quen. Lễ bàn thờ xong, cỗ Tết bưng lên, Nào nem trưỡi, bánh in rồi bánh tét,... Ngoài Tết Nguyên Đán này ra, Việt Nam còn nhiều cái Tết khác nữa, trong đó phải kể đến Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ: Dân ta ngày xưa quan niệm, Tết Đoan Ngọ (5/5) là Tết của xứ nóng phương Nam ta kỉ niệm thời điểm giữa năm. Đây là thời điểm nóng nực, nhiều bệnh tật phát sinh nên dân ta gọi ngày này là Tết giết sâu bọ, với phong tục dùng lá móng nhuộm móng tay móng chân cho trẻ, ăn rượu nếp và hoa quả, chuối chát (để “sâu bọ” trong người say và chết) vào giờ ngọ họ đi hái lá (các loại lá như lá ngãi, ích mẫu, lá muỗm, lá vối,...) phơi khô để dùng uống cả năm. Tuy là lễ được tổ chức trong cả nước, nhưng bên cạnh những nét chung thì mỗi vùng lại có những nết khác biệt khác nhau. Ở Điện Quang – Điện Bàn – Quảng Nam thì có những nét đặc trưng sau: Theo lời của cô Thái Thị Sen thôn Bảo An Đông, Lễ này cúng vào trưa ngày mồng 5/5 âm lịch với bánh ú tro, chè, xôi, mít, thơm... Trước đó dân làng đi hái các cây thuốc nam về phơi để uống quanh năm vì cho là chữa được bách bệnh. Người ta tin rằng cặp thằn lằn giao đầu đúng giờ ngọ ngày mùng 5 là linh, chữa được bệnh hen suyễn, thằn lằn lột vỏ đúng giờ ngọ cũng là thuốc chữa bệnh. Theo quan niệm người dân, gióng bò sát thuộc về âm, nên nó xuất hiện đúng giờ ngọ là thuần dương nên thành một thứ nước có hiệu lực. Người ta tin ằng đúng tưa mồng 5 thì thằn lằn đều trốn đi hết để khỏi bị bắt làm thuốc. Các phong tục tập quán của người Việt nói chung và nhân dân xã Điện Quang nói riêng rất phong phú và đa dạng. Ngoài đám tang, đám cưới, Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ chúng ta còn có các phong tục tập quán khác như: Tết ông Táo, Tết Ngâu, Tết Thượng Nguyên, Tết Trung Nguyên, Tết Hạ Nguyên, Tết Trung Thu... Chương 3. Một số làng nghề truyền thống 3.1. Nghề dệt 3.1.1. Nghề dệt vải ta Vải ta là vải dệt từ sợi chỉ lấy từ cây bông vải. Đây là nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời của Bảo An, nghề này không ngừng được cải tiến nhờ sự trao đổi kỹ thuật dệt vải với người Hoa ở Hội An: người Hoa cần ta có hàng tốt để khỏi chuyên chở tốn kém từ Quảng Tây qua, còn người mình cần kỹ thuật để nâng mặt hàng vải vóc, tơ lụa ngang tầm với hàng Quảng Tây có tiếng đẹp tốt. Ngành dệt ở Bảo An, nhất là dệt vải ta tiến đến trình độ khá cao. Ngày xưa, con gái phải biết canh cửi, vá may, vì thế nhà nào cũng có khung dệt vải, đây là nghề chính của người Bảo An. Sợi vải được mua ở các chợ bán xa hàng muời cây số, phải đi từ sớm tinh mơ như chợ Quảng Huế (Đại Lộc), chợ Phong Thử, chợ Thanh Quýt (Điện Bàn). Giá tiền mua 1kg vải sợi nhỏ, bao giờ cũng cao hơn vải sợi to từ 15 – 20% vì phải sử dụng bông loại một, phải “bắn” thật nhuyễn, sợi thật săn, (nếu xe không săn thì sợi không dùng được). Người mua sợi phải có nhiều kinh nghiệm và tinh tường mới chọn được sợi nhỏ. Nhiều gia đình làm theo quy trình như sau: Khoảng 4 giờ sáng dậy đi chợ Quảng Huế hay chợ Phong Thử mua sợi, về nhà hơn 7 giờ sáng đem sợi đạp nước. Muốn sợi vải thấm nước nhanh thì phải đem bỏ vào nồi nấu sôi một lúc, vớt ra vắt cho ráo nước, đạp cơm (cơm đã ngâm vào nước đêm trước) cho đến thấm vào từng sợi vải, đạp xong xổ ra từng chẻ, lồng hai cổ tay vào chẻ vải giật mạnh ngược chiều nhau làm cho rời từng sợi, đem phơi khô, vào mùa mưa thì phải sấy. Khoảng một đến hai giờ thì khô, được đem quay ra ống, rồi mắc cửi; móc go, dàn lên khung cửi đến khoảng 7 giờ tối mới xong, chong đèn dệt cả đêm. Khoảng 6 giờ sáng đầy cây vải; tháo cả trục lấy vồ đập cho láng mặt, đầu đàn đầu rốt trong một ngày; tháo vải ra phơi ở hiên nhà, vải se khô đem vào cuộn tròn, bảy giờ sáng mang ra chợ Bảo An bán. Bán xong, đến các nhà buôn sợi vải trong làng mua lại 1kg vải sợi rồi lại theo quy trình trên. Nếu không mua được vải sợi sáng hôm đó, thì phải chờ hôm sau. Đây là lối làm của những nhà không vốn hay ít vốn, phải vất vả như vậy để lấy công làm lời. Loại vải ta ở Bảo An rất đặc biệt ở chổ là chỉ có ở Bảo An mới sản xuất, cả làng đều dệt một loại vải giống nhau với số lượng hàng khá nhiều, nhưng không bao giờ ế. Vải Bảo An mịn mặt, trắng đều, may mặc không bị chạy đụng nhờ dệt thẳng néo, dùng vào việc may áo trắng (các loại vải nơi khác thường nhuộm chàm hay nhuộm nâu). Theo hiểu thời trang lúc bấy giờ, họ dùng vải này vá quàng áo dài phụ nữ (vá quàng hai bên vai và hai bên tay áo). Thời kì chưa có vải phin của Pháp như vải nhãn hiệu trái chuông, nhãn hiệu con cọp... thì dùng vải Bảo An là sang trọng. Cần đi thăm viếng xã giao... vận đồ bà ba vải ta trắng Bảo An trông lịch sự, dự lễ lạc, cưới hỏi, việc họ mặc thêm chiếc áo dài lương sa, hay the màu càng tăng vẻ trang nghiêm, phong nhã. Vải ta còn có loại rất sưa chuyên dùng vào mai táng. Nếu dệt có sọc chìm hay carô thì dùng để may mùng cho người và các đủi tằm. Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam, có chủ trương thành lập hội buôn để gây quỹ giúp phong trào Đông Du. Hội có cử người đi buôn đường xa gọi là “quốc thương”. Lúc đầu các ông chỉ mua vải La Thọ đem ra Hà Nội. Nhưng sau đó, phải mua vải Bảo An để hợp ý khách hàng lại còn lời nhiều. Người thành phố thường thích vải mỏng, mặc mịn. Vải Bảo An chỉ thua vải “phin nỏn” dệt bằng khung cửi máy mà thôi. Thông thường sợi vải ta to và không đều nên khó dệt đẹp, khi đưa thoi sung dập vỏ khổ hơi nặng tay là vải bị dày mà nhẹ tay thì vải lại sưa như vải màng. Do đó, muốn vải đẹp đòi hỏi người thợ dệt vải phải biết chọn sợi vào khéo léo trong khi dệt. Muốn dệt vải “mành mành” như người thợ dệt Bảo An không phải là dễ. Từ khâu bắn bông thành con cúi, kéo sợi, đòi hỏi bàn tay uyển chuyển kéo sợi thanh mảnh, đều đặn thì mới dệt được vải mịn: Tiếng đồn con gái Bảo An Khéo mua sợi nhỏ về đan mành mành Bảo An không những dệt vải ta mỏng, mà con dệt vải thô bằng sợi lớn, để nhuộm đủ màu bán cho vùng biển. Khi chưa có thuốc nhuộm như ngày nay, muốn nhuộm phải dùng cây già, cây chàm, củ nâu. Những nhà chuyên làm nghề nhuộm vải ở làng là ông Phẩm, ông Giáp, bà Quá... Muốn dùng vỏ các cây trên để nhuộm, phải băm giã nhỏ, phơi khô rồi cho vào chảo gang lớn mà nấu. Vải hoặc lụa giặt sạch, còn ướt bỏ vào chảo nhuộm rồi trộn đều, nấu chừng nửa tiếng đồng hồ, vắt ra phơi khô, nhúng đi nhúng lại nhiều lần rồi phủ bùn. Bùn lấy ở ao bàu trộn với nước vừa sền sệt thì cho vải vào, trộn đều cho thật ngấm rồi vớt ra phơi khô, khi vải thật khô đem giặt phơi khô xem màu, nếu chưa đạt lại tiếp tục làm như cũ. 3.1.2. Nghề dệt Tussor Sau thế chiến thứ nhất, những nhà giàu, quan lại, công chức nước ta thường sử dụng vải Pháp để may Âu phục. Trong thời đệ nhị thế chiến, việc giao thông hàng hóa với các nước tư bản châu Âu, nhất là Pháp gặp nhiều khó khăn. Do đó, các loại vải ngoại rất khan hiếm. Thấy trước được tình hình trên, vài người Pháp mở xưởng dệt tại Phú Phong (Bình Định) có chi nhánh liên hoàn ở Giao Thủy (Đại Lộc), Bồng Sơn (Bình Định)... Người đầu tiên sáng kiến dệt hàng Tussor là ông Lê Đồng Lợi làng Đông Yên, nhà ở gần ga Chiêm Sơn, bắt chước được cách dệt Tussor của xưởng Phú Phong. Ông mở cơ sở có háng chục khung cửi, hoạt động tương đối tốt. Sau đó ông chuyển sang dệt hàng lãnh, vì dệt Tussor vất vả hơn, phải qua nhiều khâu chế biến, nguyên liệu lại không có chợ bán mua trong vùng. ở Bảo An, nghành dệt Tussor sinh sau đẻ muộn, nhưng lại phát triển rất nhanh, so với các làng ở Điện Bàn, Duy Xuyên. Dệt Tussor sử dụng nhiều loại vải để dệt, như thao cang thường, thao kiệt đánh do ông Biện Quy là người nghĩ ra máy xe chỉ. Khi dệt xong thì dùng Eau de javel để tẩy, rồi cuộn vào một cái trục, đem kê trên tảng đá lấy vồ đập cho dẻ mặt, căng phơi nắng cho khô, sau đó xếp thành từng tấm, dài 20m. Năm 1940 đến năm 1942, các ông Phan Cừ, Phan Nhật Tân, Phan Xáng cùng nhau góp vốn mở xưởng dệt Cừ Tân gồm có 7 đến 8 khung cửi khổ rộng và một số khung cửi dệt vệ tinh ở các nhà bà con. Mặt hàng Tussor lúc này rất thịnh hành vì được dùng may Âu phục thay vải ngoại của Pháp như đã nói ở trên, Tussor đắt tiền hơn vải, được người thành phố ưa chuộng. Hợp tác xã Cừ Tân hoạt động từ 1940 đến 1942, các ông giao dịch với các nhà may lớn Hà Nội, Sài Gòn nhận hợp đồng dệt đúng mẫu mã, họ dệt và gửi theo phương thức lãnh hóa giao ngân. 3.1.3. Nghề dệt hàng Vào khoảng năm 1937, một người Pháp đem đến Hội An một máy dệt bằng sắt, để kinh doanh nghành dệt tại đây, song chưa thể hoạt động được, đành để máy dệt tại đó. Ông Võ Dẫn người Thi Lai chuyên về nghề dệt, nghe được bèn tìm xuống Hội An xem. Do thông minh ông ghi nhớ trong đầu, rồi về hướng dẫn thợ dệt tương tự nhưng bằng gỗ, lấy gốc tre chẻ ra, ngâm vót dẹp làm tay đánh thoi. Máy sắt chạy bằng điện con máy này chạy bằng chân, chỉ giải phóng đôi tay nhưng năng suất cũng gấp đôi ngày trước. Trước đây dệt bằng tay phải mất ba đến bốn ngày mới dệt được một cây hàng, bây giờ dệt máy chỉ tốn một ngày mà ít vất vả hơn. Nhờ dệt bằng phương pháp cải tiến này, ông Cửu Diễn thành giàu có, ông mua xe hơi riêng. Bà con vùng dệt thuộc Gò Nổi như Thi Lai, Hà Mật, Bảo An (Điện Bàn), Đông Yên, Mã Châu... cũng đều phát đạt, nhà ngói san sát mọc lên. Ở Bảo An có hai ông Hai Dung và Phạm Đức Nhuận học được kĩ thuật này. Phạm Đức Nhuận dệt cho ông Lê Cẫn (Ngô Linh) sau làm riêng ở nhà, khi cao nhất đến mười khung cửi máy đôi. Nghề dệt hàng, dệt lãnh ở Bảo An không bằng Thi Lai, Hà Mật, Phú Đông (Gò Nỗi, Điện Bàn), Mã Châu (Duy Xuyên), song số khung dệt tăng lên rất nhanh, có nhà dệt đến 10 khung cửi như: Chín Hiếu, Nguyễn Bảo, Hai Nghiêm, Hai Dung... số gia đình có 1 đến 2 khung lên đến hàng trăm nhà. Thịnh hành nhất là từ năm 1940 đến 1944. Chợ Bảo an không mua bán hàng tơ, lụa, lãnh, nên phải mang đến tận làng Thi Lai. Chợ này chỉ đông từ 4 giờ sang đến hửng sáng, vì người mua, người bán còn nhiều việc khác nữa. Người mua phải chong đèn hoặc dùng đèn pin để xem hàng. Từ Bảo An đem xuống chợ này bán, khoảng cách trên mười cây số, mùa mưa đi bằng ghe, mùa khô đi bằng xe đạp, có người đi bộ. Một tháng ít ra phải đi bộ 15 lần như vậy, tuy xa nhưng đi mãi rồi cũng quen chân. Về sau người buôn hàng đi đến tận nhà bán tơ mua hàng nên người đi bán hàng ở chợ ít dần. 3.2. Nghề làm đường Từ lâu Bảo An có truyền thống trồng mía rồi chế biến thành đường để ăn và bán cho các vùng lân cận. Mía là loại cây công nghiệp trồng lâu đời ở Bảo An. Trước đây chỉ trồng một giống mía ta. Mía trồng một năm mới đốn: từ tháng hai Âm lịch năm trước đến tháng Giêng năm sau. Đốn xong vụ mía tỏ, có thể để vài vụ mía gốc thu hoạch tiếp rồi mới cuốc bỏ gốc, đổi loại cây trồng. Cây mía vì thế đã đi vào dân ca: Nông Sơn than đá thiếu chi, Bảo An đường tốt, Trà Mi quế nhiều. Ở Bảo An vào khoảng những năm 1920 có đến 13 lò, như lò nấu đường của các ông: Thủ Hoành, Trưởng Tiển, Trưởng Quế, Trưởng Ất, Xã Đoan, Bá Thành, Ông Tạo, Thủ Đề, Trưởng Tụng, Ông Huyến, Thủ Thưởng, Xã Mười Cưu. Mía được ép với bộ che gồm hai khối lăng trụ tiết diện khoảng 60cm, cao độ 1m, được ghép đứng kề nhau, trên dưới có hệ thống giữ vững chắc, vận hành ngược chiều nhau khớp với hệ thống răng cưa ở phần đầu che, khi được trâu kéo cần truyền lực làm bằng gỗ loại cứng dẻo, có người ngồi sẵn đút mía vào. Nước mía chảy rào rào, được đưa qua lò nấu cô mãi thành đường non. Khi nước đường đặc sánh, được múc chuyển qua một thùng bằng gỗ hình trụ, người thợ nấu đường dùng cây dầm quậy đường theo một chiều nhất định đến khi đường đặc vừa độ thì được đổ vào chén trung gọi là đường bát. Khi đường khô, người ta úp hai bát thành một cặp, lấy rơm quấn lại, bỏ vào bầu đan bằng tre có trát dầu rái đậy kín để chống ẩm. Những người buôn bán nhỏ, gánh đôi bầu đi khắp làng bán lấy lời. Đường màu vàng sẫm có khi hơi đen thơm ngon thường ăn với bánh tráng nướng, uống nước chè Huế, các ông lực điền hay trai tráng rất chuộng. Chủ lò đường liên hệ mua mía của các chủ trồng, người mua phải biết ước tính một đám mía nấu được mấy chảo, tùy theo mía trông ở đất thịt, đất cát hay đất biền, mía tỏ hay mía gốc, mía trồng bị rợp bóng cây hay ở gần bờ ruộng, mía ngã hay mía đứng. Bởi mía ngã thì nước nhiều còn đường ít, chất liệu kém, mía đứng nước ít nhưng đường nhiều mà tạo cách nấu khác nhau. Mỗi chảo chứa được 60 lít nước mía, chảo đúc bằng gang. Có hai loại chảo là: chảo chín chỉ và chảo bảy chỉ. Một lò đường nấu cùng lúc ba chảo cho lợi chất đốt và công. Mỗi ngày nấu được ba hoặc bốn hiệp, nghĩa là chín hay mười hai chảo. Chòi đạp mía và chòi nấu đường thường gần nhau, cách một khoảng sân dùng phơi bả mía và rác mía, bả mía dùng để đun lò. Che ép mía thường dùng trâu kéo, chứ không dùng bò như các nơi khác. Muốn có chín hay mười hai chảo mía hàng ngày, người đạp mía phải dậy sớm từ canh hai, canh ba, sao cho đến sáng ép được hai chảo, sáng ra khi thợ nấu đường nhen lửa đã có sẵn nước mía trong chảo. Đất trồng mía để phục vụ cho các lò nấu đường thường ở bên kia Bàu Đình, ở phía nam đường cái liên xã (Tam Biểu) và ở khu vực Bàu Phủ, cồn Mồ, Thạnh Mỹ, La Kham (Na Kham), Xuân Đài. Chúng tôi sau khi tiếp xúc với ông Phan Thuận, thôn Bảo An Tây – Điên Quang – Điện Bàn - Quảng Nam, được ông cho biết đôi điều về nghề làm đường như sau: Kĩ thuật nấu đường rất quan trọng: đường tốt hay xấu tùy lượng vôi bỏ vào chảo “già” hay “non” (nghĩa là nhiều hay ít), tùy theo màu và mùi thơm của đường khi sôi. Màu sắc của đường sau này do ông thợ quyết định, nếu đường màu trắng thì quá trình nấu phải lọc rất kĩ. Do đó, có câu ca dao: Bảo An có thợ nấu đường, Vừa vôi, thén khéo, chẳng nhường nhịn ai. Làm đường hạ phải bỏ nhiều vôi hơn so với làm đường tán. Đường được nấu đến độ sệt nghĩa là không còn nước thì đổ vào chum, vại, ghè, cất giữ một thời gian mới sử dụng. Loại đường này dự trữ bán quanh năm, thường dùng để nấu các loại kẹo, nấu rượu, làm một số bánh (làm bánh phải cô đường cho khô). Ngoài đường hạ còn làm đường muồng, loại đường này bỏ già vôi hơn so với hai loại trên, đường cần có cát nhiều kết tinh, khi nấu đến độ thì đổ vào muống, lấy cái dầm nhỏ khuấy cho nổi cát, để nguội, mặt đường khô lại. Các nhà làm đường cho hai người trai dùng hai đòn tre khiêng hai muống đường chạy từ chòi nấu đường đem về nhà để lên giá, sắp thành hàng, sao đó mới chế biến thành đường cát trắng, chở xuồng Hội An tiêu thụ. Trong quá trình chế mía thành đường trải qua nhiều công đoạn rất phức tạp. Ngay từ lúc trồng mía với việc dùng ngọn mía dài khoảng 50 – 70 cm, làm đất cho thật kĩ, bỏ ngọn mía xuống rảnh lấp khoảng 30cm, sau đó canh tác và chăm sóc thật cẩn thận, một năm thì mới thu hoạch. Tùy từng loại mía mà chế ra loại đường cho thích hợp và đạt kết quả. Đối với mía ngã là do cây tốt và gió đã làm cây mía bị ngã rạp xuống, đây là loại mía cho chất lượng đường thấp vì nhiều nước và trong khi nấu thì mức độ sôi lâu hơn. Còn mía đúng thì thâm canh ít, cho chất lượng đường cao hơn. Ngày xưa cha ông ta dùng trâu bò kéo để ép mía, khi lấy được nước mía thì bỏ vào luộc, khi nước sôi thì vớt hết chất nhờn của mía (bọt) bỏ ra ngoài đưa lên thùng láng (trong một lò làm đường có 5 chỗ để đổ nước đường khi nấu lần một) để lọc chất cặn nằm dưới đáy. Sau khi lọc xong thì xả xuống lại nấu thành đường. Nấu nước bốc hơi tạo độ keo, theo tầm mắt, nước lần hai trên thùng láng chảy xuống là biết tốt hay xấu. Muốn được đường trắng thì phải lọc thật kĩ, đường xanh thì xả trên thùng láng một ít cặn của mía, đường xanh đậm xả gần hai thùng, còn muốn đường đỏ thì nấu nhiều dâu. Khi nấu xong thì đỏ vào một cái thùng lớn quấy đều đổ ra chén nhâm. Trước khi đổ vào chén nhâm phải thoa muối vào chén cho dễ lấy đường ra. Mỗi một thùng như vậy sẽ lấy được 20 – 30 bát. Muốn chế biến đường cát, người ta để các muống đường trên một cái giá. Muống đường có lỗ lù, để ngay dưới đó một cái chậu hứng mật, để kích thích đường mau tiết mật và trắng ra người ta lấy bùn ở các bàu, ao nước như Hương Cung, Bàu Đình, đổ lên trên bề mặt đường muống một lớp dày hơn 3cm. Khi thấy bùn trên mặt muống khô phải rưới thêm nước vào, nhiều lần như vậy mật mới chảy hết. Khi lấy đường ra khỏi muống, phần trên là đường cát trắng, phần dưới mật chưa ra hẳn nên đường còn vàng, gần đáy muống màu vàng sẫm. Muống đường có nhiều loại, nhỏ nhất là 15kg (tính đường không), lớn nhất là 55kg. Đến ngày chà đường, đem muống đường ép ra nong, xén phần trên muống đường đập nhỏ ra phơi khô, chà thành đường cát trắng. Đường cát còn lẫn mật vàng sẫm là đường cát vàng. Đường cát được phân làm ba loại: đường cát trắng gọi là “bạch on”, đường cát vàng sẫm gọi là “bạch đỏ”, đường dưới đáy muống được chế làm “đường chà”. Mật đường được chứa lại trong ghè hay lu để bán cho người trong làng nấu rượu. 3.3. Nghề trồng dâu, nuôi tằm Đất Bảo An trồng dâu rất tốt, nhưng đất ít thành ra không đủ cung cấp cho việc nuôi tằm, có khi phải đến các làng bên cạnh như Ân Phú, Thanh Châu, Tư Phú mua dâu về cho tằm ăn. Nghề tằm tang vì vậy không thịnh bằng Lệ Trạch (nuôi tằm), Đông Yên (ươm tơ), Mã Châu (dệt lụa). Bảo An tuy ít nhưng lại làm liên hoàn: trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Muốn nuôi tằm phải có vốn cơ bản: sắm vài ba chục cái nong, làm một cái nhà nuôi tằm, mua trứng (giống), mua dâu vì thiếu đất trồng dâu. Nhà làm tằm được làm với mẫu mã như sau: nhà tròn chụm lại ở trên thành chóp (nóc nhà) giống cái muống đường úp chóp lên trên: lợp tranh dày từ sát đất lên đến chóp. Mục đích lợp tranh dày là để cách nhiệt, chỉ chừa một cửa lớn ra vào (cửa này phải rộng hơn cái nong tằm) để khiêng nong tằm ra vào thuận lợi. trước cửa thường treo một bức sáo. Nhà chóp phải có cửa nhỏ để tằm có ánh sáng mặt trời, và để thông gió cho tằm. Bên trong có một hoặc nhiều cái đủi, tùy theo nhà lớn hay nhỏ, nuôi tằm ít hoặc nhiều. Trong những ngày nóng bức để nhiệt độ trong nhà nuôi tằm không lên cao quá 28oC làm tằm không chịu được, người ta dùng khăn vải, bao bố nhúng nước treo chung quanh nhà. Người làm tằm phải rành về việc chọn giống, chọn loại dâu thích hợp cho từng thời kì tăng trưởng của com tằm. Khi nuôi tằm phải chọn trứng cho đều: Trứng: giử cho trứng ẩm, có độ mát, cuộn trứng 3 ngày trong lá chuối, sau đó chong đèn khoảng 1 – 2 tiếng thì trứng nở. Tằm từ 4 ngày là ngủ lần 1, tằm có 4 lần ngủ và mỗi lần ngủ dậy là tằm thêm một tuổi, ngủ dậy thì cho ăn lá dâu. 2.5 ngày sau mới ngủ tiếp (ngủ lần 2), cứ tiếp như vậy cho đến tuổi cuối cùng thì ăn 3 ngày, 6 ngày tiếp lên thành kén. Sau 23 ngày thì bắt kén. Trong quá trình nuôi tằm, sau mỗi lần ngủ dậy là người nuôi tằm phải chọn lá dâu thích hợp cho tằm ăn. Khi trứng mới nở gọi là long nhàm chọn lá non, đều (một lá), ăn mốt thì chọn một cành hai lá, ăn hai lấy 3 – 4 lá, ăn ba hái lửng lá ở giữa, tuổi thức lớn thì hái cả cây, 6 ngày sau để nó lên bủa để nó sạch và nhả tơ, sau 3 đêm bắt kén tự nhả kén và thành nhộng. (Theo bà Nguyễn Thị Lan – thôn Phú Tây – Điện Quang – Điện Bàn – Quảng Nam). Do đó mà người nuôi tằm luôn theo dõi tằm ăn, tằm ngủ, thay đổi nong để lấy phân tằm ra, trông màu da tằm, bụng tằm... có thể biết tằm xấu hay tốt, suốt ngày đêm phải vất vả quanh quẩn bên nong tằm: Làm ruộng ăn cơm nằm, Nuôi tằm ăn cơm đứng. Muốn cho tằm tốt thì phải làm phân cho tằm mát mẻ, chóng lớn, thức đêm chờ tằm chín, đưa tằm lên bủa để tằm dưới ánh náng dịu ban mai, bắt tằm nhả tơ, làm tơ kén để trả công ơn người nuôi tằm: Một nong tằm là năm nong kén, Một nong kén là chín nén tơ. Nghề nuôi tằm nếu gặp thời tiết thuận lợi, cũng dễ phát tài, nhưng nếu không có thời, tằm gần lớn phát dịch bệnh, phải đem tằm làm phân hoặc có khi tằm đã làm kén nhưng kén lại tan, không ươm tơ được: Tằm ơi tằm chẳng ăn dâu, Tằm đi ăn ruộng, ăn trâu hở tằm. Hay: Thương tằm ngữa áo bọc dâu, Tưởng tằm có nghĩa hay đâu bạc tình. Kén bắt ra khỏi bủa được giá thì bán lấy tiền ngay, nếu để chậm thì nhộng sẽ già, nếu chậm nữa nhộng hóa thành bướm cắn ổ chui ra thì chỉ kéo được thao càng, không thể ươm tơ. Vì vậy, người nuôi tằm phải nắm được cách sống của tằm một cách cụ thể, vì tằm có một quy luật là không có lỗ mũi, phổi hít thở toàn bộ bằng da, xúc tác, hít thở cộng với hô hấp, đời sống của nó rất phức tạp, sống bằng môi trường phải vệ sinh sạch sẽ. Dâu phải tưới nước, nhưng nếu tưới nước nhiều thì tằm ăn vào sẽ bủng. Lá dâu khi cho tằm an không được để lá bị ướt. Hiện nay, đồng lúa sử dụng thuốc trừ sâu, phun thuốc diệt cỏ ảnh hưởng đến đất đai, tằm dính tí thuốc hoặc hơi thuốc là sa (chết). Nong tằm 3.4. Nghề nấu rượu Như ta đã biết trong thời pháp thuộc, dân ta bị cấm nấu rượu, nhưng do nấu rượu là nghề sinh sống của nhiều người trong làng, cạnh tranh được với rượu do hãng Si – Ca của Pháp độc quyên cất rượu ở làng Mỹ Xuyên (Duy Xuyên) gần Câu Lâu cũng như tại Đà Nẵng, Hội An. Rượu Bảo An, được nổi tiếng trong vùng, trong tỉnh, có lẽ do Bảo An dồi dào mật đường để nấu rượu. Rượu có độ thấp so với rượu Si – ca của Pháp (khoảng 25 – 30 độ) Rượu ngày xưa thì được cất bằng gạo hoặc nếp và mật đường, men rượu được pha chế bằng thuốc bắc, để khoảng 3 ngày sẽ lên men, lên mốc. Cách làm hèm: dùng một hủ bằng gốm (loại tốt) đựng khoảng 20 lít, hòa với mật hay đường, một ít nước chân (nước chân là nước hèm đã nấu lấy hết chất rượu), bỏ cơm rượu, và men hèm (tán nhỏ) vào, lấy cây khuấy đều, dùng lá chuối bịt miệng lại: sau 12 tiếng đồng hồ, hủ hèm sôi, nghe như tiếng tằm ăn dâu (có thể lớn hơn) khoảng 3 đến 4 ngày hết sôi, đến độ cất rượu được. Rượu Bảo An vừa thơm ngon, chất liệu làm rượu không độc hại, hợp vệ sinh được đem bán khắp trong vùng để uống trong lễ hội, kỵ lạp... Ngày nay, do điều kiện kinh tế, rượu mật đã không còn được sử dụng nhiều. Do đó, người dân Bảo An chuyển sang nấu rượu thường nhưng vẫn giữ lại được những giá trị cổ xưa của ông cha để lại, vẫn giữ được độ nồng đậm của rượu, thơm, ngon. Cách làm như sau: trước tiên là gạo lứt nấu thành cơm, đổ ra nong, để nguội và vò men (men giã nhỏ thành bột trộn đều với cơm) theo quy ước của ông Phan Thuận – Bảo An Tây – Điện Quang – Điện Bàn - Quảng Nam (người mà chúng tôi tiếp xúc qua đợt thực tập trong thời gian qua). Đây là một gia đình có truyền thống nấu rượu cho biết: Khoảng 5kg gạo là sử dụng 3 lạng men (tương ứng với 20 viên men). Tiếp đến là ủ trong vòng 3 ngày, rồi cho nước lạnh vào 5kg gạo, thì 15 lít nước để trong hai ngày. Làm rượu theo cách này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, không được để lạnh quá hoặc nóng quá trong công đoạn ủ men vì nếu không điều hòa được độ cần của nó thì có thể trong khi nấu rượu sẽ không cho ra đủ lượng rượu theo yêu cầu hoặc chất lượng kém (5kg gạo cho ra 6 lít rượu là hợp nhất). Cũng cần lưu ý thêm, trong quá trình nấu, độ lửa rất quan trọng nên họ dùng cân nhiệt kế để đo độ lửa để cho ra loại rượu tốt nhất, vừa ngon mà hợp với túi tiền của người dân. Do kinh tế của Bảo An còn nghèo và manh mún nên việc nấu rượu chỉ phát triển theo hộ gia đình mà chưa trở thành một nghề có sản xuất theo dây chuyền. Vì vậy, đời sống của những gia đình theo nghề vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả. 3.5. Nghề làm bánh tráng Bánh tráng ở Điện Quang không phải có từ lâu đời mà mãi đến sau này khi đời sống của người dân nơi đây phát triển. Đi cùng với nhiều nghề truyền thống có từ trước như nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt, nấu đường và nghề nấu rượu thì nghề bánh tráng bắt đầu đi vào từng hộ gia đình. Cho đến ngày nay nghề bánh tráng vẫn còn tồn tại trong kinh tế của một số hộ gia đình. Tuy nhiên, nó vẫn chưa tạo nên một bước đột phá về kinh tế giúp cho các hộ gia đình thực sự cải thiện đời sống. Hiện nay, còn lại một số hộ gia đình ở thôn Bảo An Tây – Điện Quang còn giữ lại nghề bánh tráng này như: gia đình ông Ngô Công Hòa đi cùng với nghề. Với một người đã có nhiều năm kinh nghiệm thì theo ông làm bánh tráng không quá phức tạp. Để làm bánh ngon và đạt chất lượng thì gạo làm bánh chỉ duy nhất có gạo 13/2 là phù hợp để khi tráng bánh không bị nứt. Gạo được vo sạch rồi ngâm nước khoảng 2 đến 3 tiếng cho mềm. Sau đó bỏ nước vào xay thành bột, mức nước do người làm bánh chỉnh và quy ước để sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao. Dụng cụ để tráng bánh gồm một cái nồi to có lồng khung tráng, trong nồi đó một ít nước, bánh tráng chín là sử dụng bằng hơi nước bốc lên trên bánh tráng từ miệng nồi được ngăn cách bởi lớp vải mỏng. Trong quá trình làm thành bột nước để tráng bánh thì bỏ gia vị mặn, ngọt, nhạt, bỏ mè là tùy từng gia đình làm, có thể bỏ mè khi đã tráng thành bánh hoặc trộn mè vào cùng khi còn nước bột. Ở mỗi gia đình làm bánh tráng thì họ còn làm sợi mì Quảng thì khi tráng sợi mì dày hơn và già hơn, có thể là hai lớp, còn bánh tráng thì mỏng hơn. Khi đã tráng xong, để lên các tấm nan tre và phơi ra ngoài nắng. Chỉ cần một nắng, nếu không may gặp thời tiết xấu, không thuận lợi như trời mưa không thể phơi được thì phải dùng sấy bánh để tráng bánh bị hỏng. Theo ông Ngô Công Hòa cho biết nếu tráng bánh là một người thợ khỏe mạnh và có kinh nghiệm thì làm từ 3 giờ sáng đến 3 giờ chiều được khoảng 1000 – 1200 cái bánh, không những đạt được số lượng cao mà chất lượng cũng tốt. Nghề bánh tráng đã đi cùng với đời sống của người dân nơi đây như một phần không thể thiếu. C. KẾT LUẬN Cũng như nhiều vùng quê khác trên đất nước Việt Nam thân yêu, trải qua bao đời nay nhân dân xã Điện Quang các thế hệ đã sát cánh cùng nhau gìn giữ, xây dựng quê hương xã giàu đẹp, kế thừa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, nhân dân xã Điện Quang hôm nay đang từng bước phát triển, làm cho mảnh đất nơi đây đang thay da đổi thịt. Với những nét đẹp văn hóa từ ngàn đời xưa, nhân dân Điện Quang đã dệt nên huyền thoại đẹp về một vùng quê anh hùng, trăm mến ngàn thương! Một quá khứ gian khó mà thành đạt, người dân Điện Quang phát huy thế mạnh của mảnh đất với nhiều nghề truyền thống, đây là những nghề chính để phát triển kinh tế trong nhiều gia đình. Mặc dù đất nước đang trên đà phát triển mạnh, với sự tiếp nhận nền khoa học kĩ thuật từ bên ngoài nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là nhân dân Điện Quang hôm nay quên đi quá khứ với những nghề đã đi cùng con người nơi đây trong sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và chiến lược của Đảng. Việc phát triển các lễ hội ở vùng là một nét đẹp để tập hợp tề tựu con cháu xa quê hương trở về, cùng nhau xây dựng một xã Điện Quang phát triển và bắt kịp tốc độ phát triển của đất nước. Nơi đây là một mảnh đất hiếu học với những con người cần mẫn, chăm chỉ biết vươn lên trên khó khăn và gian khó, đã góp cho đất nước bao nhà khoa bảng, những chiến sĩ yêu nước anh hùng. Một hiện tại dẫu khó khăn chồng chất nhưng thành tựu trên tất cả các mặt cũng rất đáng tự hào, một tương lai đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn đang ngày càng được khẳng định. Mỗi bước đi hôm nay có cả truyền thống đồng hành và cất bước. Đồng hành cùng quá khứ và hiện tại để tiến bước tới tương lai. Hơn thế nữa, xã Điện Quang có 97 tộc họ đang chung sống bình yên thịnh vượng. Hằng năm, nhiều tộc đã tổ chức tế xuân dịp Thanh Minh gắn với việc tảo mộ. Thắp nén hương tri ân công đức tổ tiên cũng dịp để cháu con sum họp, khắc ghi hơn trách nhiệm, cùng nhau chung lòng góp sức vun đắp dựng xây dòng tộc, nhà xã, tô bồi cho quê hương đất nước đời đời hỷ thịnh. “Thanh Minh Tảo Mộ” là nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam nói chung, của các tộc hị trên đất Điện Quang nói riêng, truyền thống ấy được truyền từ đời này sang đời khác, phù hợp với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà cha ông ta đã từng nhắc nhở. Hướng các tộc họ, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp, nề nếp gia phong, đoàn kết yêu thương nhau trong đời sống, trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng tộc học văn hóa, thôn văn hóa, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh giàu đẹp hơn. Việc tổ chức lễ hội càng tạo tiền đề cho việc tham quan du lịch về làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái làng quê, sông nước Thu Bồn và các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa trên vùng đất Điện Quang, Gò Nổi thân yêu, hướng phát triển nền kinh tế mở ra các vùng lân cận là một việc làm hết sức cần thiết để phát triển cho kinh tế toàn xã Điện Quang, đó là sự mở mang kinh tế mở rất phù hợp để cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nơi đây ngày thêm giàu có, thoát khỏi đói nghèo. Chính điều này sẽ giúp cho nhân dân phát huy hết truyền thống văn hóa tốt đẹp của xã Điện Quang nói riêng và cả nước nói chung. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ đầy nghĩa tình luôn hướng về quê hương, nguồn cội nguồn của bà con xa quê hương trên mọi miền Tổ quốc. Xã Điện Quang hôm nay đang cố gắng làm hết sức mình đạt mục tiêu, chiến lược mà chính quyền , sự lãnh đạo của Đảng đề ra. Để làm được điều đó có một phần đóng góp không nhỏ cùng chung tay góp sức xây dựng các tộc họ văn hóa, góp phần xây dựng làng xã ngày càng văn minh hơn, giàu đẹp hơn để không phụ lòng với công lao của tổ tiên đã gây dựng. Như vậy, Điện Quang hôm nay đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách mói, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, văn hóa cổ truyền Việt Nam nói chung và xã Điện Quang nói riêng phải đối mặt với kinh tế thị trường. Trong cuộc đối mặt ấy, có cái hay cái dở, cái được cái mất, có cái xuất hiện có cái tiêu vong, có cái ta sẽ thoát khỏi và có cái ta nhiễm phải. Nhưng nhân dân xã Điện Quang vốn không ngừng phát huy các thế mạnh, truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh. Tất cả cùng chung sức đồng lòng xây dựng một Điện Quang vững mạnh để cùng với bước tiến của xã hội Việt Nam hôm nay. Để hoàn thành báo cáo thực tập này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Dân Lập Phú Xuân, đặc biệt là khoa Xã Hội Nhân Văn đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thực tập. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban xã Điện Quang – Điện Bàn – Quảng Nam, cùng nhân dân trong xã. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình ông Phan Hữu Nguyên đã quan tâm giúp đỡ tận tình chúng tôi về mọi mặt. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn!! Huế, tháng 07 năm 2009 Nhóm sinh viện Văn hoá dân gian Sinh viên thực hiện Trần Thị Như Ánh Trần Văn Đạt Trần Thị Hảo (10/10/87) Trần Thị Nhung Ma Thị Nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiện Quang dòng chảy văn hóa sua.doc