Đề tài Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

MỤC LỤC I. PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài. 1 2. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. 1 3. Mục đích nghiên cứu. 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 1 5. Phương pháp nghiên cứu. 2 6. Giả thuyết nghiên cứu. 2 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. 2 I. Khái niệm động cơ và các lí thuyết về động cơ. 2 1.1 Khái niệm động cơ. 2 1.2 Các lí thuyết về động cơ 4 III. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 15 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 16 II. Kết quả nghiên cứu. 17 1.Động cơ thi đại học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học khoa học xã hội – Nhân văn: 17 2.Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. 22 1.1. Mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV. 22 1.2. Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV. 24 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập. 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội học, triết học, quản lí xã hội, quốc tế học, phương đông học, với nhiều hình thức, cho cả người Việt nam và người nước ngoài. Trường có quan hệ hợp tác với 80 trường đại học và tổ chức giáo dục - khoa học thế giới, kí văn bản hợp tác với 33 đối tác nước ngoài. Một năm trung bìnhg có trên 100 cán bộ và sinh viên của trường ra nước ngoài công tác, học tập và có khoảng trên 100 cán bộ, sinh viên thế giới đến giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại trường. Kế hoạch của trường từ nay đến 2010 là thực hiện 6 chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hoá, hiện đaị hoá các hoạt động của trường. Cụ thể là: Chương trình 1: Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức trong nhà trường. Chương trình 2: Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức trong nhà trường. Chương trình 3: Tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học. Chương trình 4: Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học. Chương trình 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường. Chương trình 6: Chuẩn hoá các hoạt động học tập và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá, nhân văn. Nhà trường hiện nay có tổng số sinh viên là trên 10.000 người. Học viên cao học và nghiên cứu sinh là 900. Nhà trường liên tục đổi mới cách dạy cũng như cách học của sinh viên, và do đó đang không ngừng phát triển. Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên nhà trường, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, nhằm mục đích tìm ra động cơ chính thúc đẩy sinh viên học tập, đồng thời chỉ ra những yếu tố gây cản trở trong quá trình học tập của sinh viên, để từ đó nhà trường có những biện pháp khuyến khích, thúc đẩy sinh viên học tập, cũng như cố gắng loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho quá trình học tập của sinh viên. Làm được điều này không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, cũng như nâng cao kết quả học tập của sinh viên, mà còn góp phần nâng cao uy tín của nhà trường. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Giáo sư Phạm Minh Hạc không hẳn nghiên cứu về vấn đề động cơ nhưng các công trình nghiên cứu của ông đã cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về các lĩnh vực có liên quan đến tâm lí, trong đó có nói đến động cơ. Những nghiên cứu của ông là tiền đề cơ sở cho các nhà tâm lí học nghiên cứu về động cơ. Tiến sĩ Nguyễn Hồi Loan nghiên cứu về nhu cầu liên quan đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, những động cơ có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình học tập của bản thân. “Động cơ và điều chỉnh hành vi” của Lê Thanh Hương, viện tâm lý học chứng minh một cách hoàn chỉnh về động cơ làm nổi bật vai trò của động cơ trong mối quan hệ với các hoạt động tâm lý khác. Tác giả Lê thanh Hương đã xét trên quan điểm mácxít giúp cho mọi người nhận biết được động cơ của con người. Trong cuốn “Cơ sở tâm lí học ứng dụng” – giáo sư Đặng Phương Kiệt xét động cơ dưới góc độ lâm sàng. Còn nghiên cứu về động cơ học tập thì có một số công trình sau: “Hướng nghiệp” đã được trình bày rộng rãi sau hội nghị quốc tế 1921 ở Bacxơlona (Tây Ban Nha). Phòng hướng nghiệp đầu tiên được thành lập ở Boxton (Mỹ – 1915). Từ năm 1916 những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở Đức, Pháp, Anh, Italia. Ở Đức năm 1925-1926 đã có 567 phòng tư vấn nghề nghiệp đặc biệt là đã nghiên cứu gần 40 vạn thanh niên trong năm. Ở các nước này đều có các cơ quan tư vấn chuyên nghiệp nghiên cứu về động cơ. Liên xô cũ, Ba lan, CHDC Đức đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp. Hứng thú nghề nghiệp đã được các tác giả: V.Ph.Gribar-ep, L.m. Guben, V.R.Giucopxkaia, M.V.Ginvanop …nghiên cứu. Dự định nghề nghiệp được nhiều tác giả bàn đến như : V.V.Vet-Jen-Xkaia nghiên cứu những học sinh ở thành phố và ở nông thôn cho thấy : hầu hết các học sinh sẽ dự định tiếp tục đi học hoặc vừa đi học vừa đi làm sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Rất ít người thích đi làm ngay. V.N.Stepkin nghiên cứu về động cơ cho thấy 84,5% nam và 74% nữ học sinh nông thôn dự định đi học tiếp sau khi tốt nghiệp phổ thông. Nhận thức về động cơ nghề nghiệp đã có một số tác giả bàn đến, ví dụ như: N.D Lê-vi-tôp; V.A.Kruchetki; A.V.petropxki trong cuốn Tâm lí học sư phạm có bàn đến ý nghĩa của sự hiểu biết và nghề nghiệp định chọn đối với học sinh. Ở Việt Nam tập thể tác giả viện khoa học giáo dục đã nghiên cứu về dự định chọn nghề của học sinh phổ thông. Kết quả là đa số học sinh muốn đạt đến trình độ đại học trước khi vào lao động (78,64% nữ và 63,38% nam). Các công trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thực sự là rất hạn chế. Các công trình liên quan đến động cơ chủ yếu là các công trình nghiên cứu về thái độ. II. Kết quả nghiên cứu. 1.Động cơ thi đại học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học khoa học xã hội – Nhân văn: Ước mơ thi vào đại học và được theo học một trong những trường đại học là không của riêng ai. Bất kì ai cũng đều mong muốn mình sẽ được theo học một trường đại học nào đó trong đời. Có lẽ vì vậy mà có những cụ già 60 đến 70 tuổi vẫn theo học đại học. Đặc biệt là với học sinh phổ thông, khi tốt nghiệp phổ thông, mỗi người đều chọn cho mình một con đường riêng. Một số ít chọn đi học nghề còn đa số đều đăng kí thi vào các trường đại học. Mỗi năm trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn nhận được hàng chục nghìn hồ sơ đăng kí dự thi. Vậy thì động cơ thúc đẩy học sinh phổ thông đăng kí thi vào trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn là gì? Trong quá trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên trong trường đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi đã đặt câu hỏi tìm hiểu về động cơ thi vào của sinh viên và nhận được kết quả như sau: trong 117 sinh viên được khảo sát (thuộc 4 khoa Tâm lí học, Quản lí xã hội, Du lịch và Đông phương học) thì có 111 sinh viên đưa ra câu trả lời. Đa số sinh viên chọn trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn để dự thi vì họ cho rằng đây là một trường có chất lượng đào tạo tốt. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi từ trước đến nay trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội luôn là điểm đến đầy hứa hẹn và là niềm ao ước của tất cả các học sinh phổ thông. Không chỉ là một trong nhiều trường có chất lượng đào tạo tốt nhất cả nước, mà trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn là trường lớn nhất miền Bắc đào tạo về các ngành khoa học xã hội - nhân văn, mà bản thân mỗi thí sinh cũng như gia đình của họ đều muốn chọn cho mình những trường đại học, những cơ sở đào tạo có chất lượng tốt để theo học. Không chỉ là trường có chất lượng đào tạo tốt, các thí sinh chọn trường này để thi còn với lí do đây là một trường có truyền thống lâu năm. Như đã trình bày ở phần 1, trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn được thành lập dựa trên cơ sở các khoa khoa học xã hội của trường Đại học Tổng hợp và có truyền thống trên 45 năm. Chính vì vậy mà chất lượng đào tạo và phương pháp giảng dạy không ngừng được cải thiện. Đội ngũ giảng dạy giàu kinh nghiệm, chính điều này tạo cho xã hội một sự tin tưởng, và họ hi vọng con cái họ sẽ được vào học một trường danh tiếng như vậy. Có nhiều khoa để lựa chọn cũng là một trong những điều thu hút thí sinh khi tham gia vào dự thi. Có nhiều khoa cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội để lựa chọn và có nhiều tài liệu để tham khảo. Có 29,7% sinh viên đang học đăng kí thi vào trường vì lí do này. Đồng thời, đây là trường duy nhất có nhiều khoa về lĩnh vực xã hội – nhân văn ở miền Bắc. Chính vì vậy mà với những thí sinh theo khối C, yêu thích các môn khoa học xã hội thì đây là trường lí tưởng khi đăng kí tham gia thi. Trong hơn 100 sinh viên được hỏi, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Phần lớn sinh viên các khoa trả lời rằng: “Không hẳn là tôi chọn trường mà với tôi chỉ là chọn khoa. Tôi thấy rằng khoa tôi rất thú vị, rất hợp với tôi, vì tôi yêu thích được tìm hiểu về thế giới.” (Phiếu 31- sinh viên khoa Đông phương học). Rất nhiều sinh viên trả lời rằng, họ chọn trường này vì có khoa mà họ yêu thích. Có sinh viên cho biết họ thi vào trường là do truyền thống gia đình. Khi tìm hiểu thì người nghiên cứu được biết rằng gia đình sinh viên này từ ông bà, bố mẹ và anh của sinh viên ấy đều tốt nghiệp trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn. Điều này khẳng địng truyền thống rất lâu năm và chất lượng đào tạo tốt của trường. Là một trường đại học có danh tiếng thì chỉ có 18,9% sinh viên lựa chọn. Như vậy, đa số sinh viên đăng kí thi vào trường là vì họ có nguyện vọng, ưa thích hoặc hợp với khả năng của họ, chứ không phải là chạy theo hư danh. Tuy nhiên không phải là không có. Thiết nghĩ rằng, trường cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu về trường để cho các học sinh khi đăng kí tham gia là theo đúng nguyện vọng, sở thích để có được động cơ học tập đúng đắn sau khi đỗ vào trường. Lí do chọn thi vào trường do trường có nhiều cơ hội du học chỉ chiếm rất ít trong số những sinh viên được hỏi. Đa số sinh viên này (90%) là thuộc khu vực 3 (Thành phố). Do điều kiện gia đình khá giả và muốn được học tập ở nước ngoài mà những sinh viên này lựa chọn thi vào trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn. Trong quá trình điều tra, bằng việc phân tích những phiếu hỏi, chúng tôi nhận thấy rằng những sinh viên này rất nỗ lực học tập để có được một kết quả học tập tốt, tuy nhiên thì có đến hơn 90% số sinh viên này trả lời rằng chưa hài lòng về kết quả học tập của mình. Và điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau. Việc chọn trường để thi với lí do đây là một trường có nhiều cơ hội học bổng có 12,6% sinh viên lựa chọn. Và đa số những sinh viên này do nơi thường trú thuộc khu vực 2. Do điều kiện nên chúng tôi không có cơ hội tìm hiểu kĩ về nguồn thông tin mà những sinh viên này có được ( tức là qua báo, qua tivi, đài hay do các thế hệ sinh viên trước truyền lại). Điều này rất đáng lưu ý, bởi đây là một trong những ưu điểm nổi bật của trường cần phát huy và thông báo rộng rãi để xã hội biết nhiều hơn về những chế độ ưu đãi cũng như cơ hội học bổng của trường. Thường thì hàng năm, ngoài học bổng chính thức do Bộ giáo dục đào tạo cung cấp thì số sinh viên có kết quả học tập tốt cũng như những sinh viên có điều kiện khó khăn mà đạt kết quả cao có rất nhiều cơ hội học bổng. Ngoài học bổng N-V, học bổng bông lúa, còn có học bổng của các tổ chức khác như học bổng Mitsubisi ( cho những sinh viên học tập tốt có điều kiện khó khăn); học bổng của tổ chức Pháp Ngữ ADPAS... và điều này sẽ là một trong những động lực thúc đẩy sinh viên học tập. Bảng 1. Động cơ thi vào của sinh viên trường ĐHKHXH &NV Lý do chọn trường Số lượt lựa chọn(%) Thứ tự Là trường có chất lượng đào tạo tốt 44.4% 1 Là trường có truyền thống lâu năm 39.6% 2 Có nhiều khoa để lựa chọn 29.7% 3 Là trường đại học danh tiếng 18.9% 4 Có nhiều cơ hội học bổng 12.6% 5 Có nhiều cơ hội du học 6.3% 6 Ghi chú: 1: Chất lượng đào tạo tốt 2: Uy tín lâu năm 3: Có nhiều khoa để lựa chọn 4: Là trường danh tiếng 5: Có nhiều cơ hội học bổng 6: Có nhiều cơ hội du học. Ngoài những lí do trên, thì tuỳ thuộc vào từng khoa mà sinh viên có những ý kiến khác nhau. Đối với đa phần sinh viên khoa Đông phương thì cho rằng, họ thi vào trường là do có khoa Đông phương, và đây là trường duy nhất có khoa Đông phưong, họ thi vào do họ thích, thích tìm hiểu- khám phá về các nước xung quanh. Không chỉ có vậy, có sinh viên lựa chọn khoa Đông phương với tâm lí “muốn giới thiệu đất nước mình với các nước trên thế giới” và sinh viên này còn viết như sau: “tôi yêu thích môn ngoại ngữ, thích tìm hiểu về thế giới, tôi cố gắng học tập vì muốn giới thiệu đất nước mình với các nước khác” và “hi vọng vào một tương lai không xa đất nước mình sẽ giàu có hơn”. Quả thực đó là một tinh thần học tập rất đáng quí và cần phải khuyến khích hơn nữa. Làm được điều đó sẽ tạo cho sinh viên có động lực học tập, cố gắng học tập và như vậy thì không chỉ sinh viên đó đạt được kết quả học tập tốt mà còn mang lại uy tín cho trường. Biểu đồ 1: Động cơ thi vào của sinh viên trường dại học khoa học xã hội và nhân văn Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn là một trường có đặc trưng là chuyên đào tạo về các ngành xã hội – nhân văn. Toàn miền Bắc thì chỉ duy nhất trường Nhân văn có khoa Đông phương, Tâm lí, Quản lí xã hội, ngôn ngữ. .. chính vì vậy mà đây là lợi thế cho những sinh viên khi đã đỗ, bởi đó là cơ hội học tập + xin việc sau khi ra trường, nhưng cũng là một khó khăn khi đăng ký tham gia dự thi bởi tỷ lệ chọi rất đông. Lựa chọn thi vào trường, ngoài những sinh viên cho rằng vì là trường có chất lượng đào tạo tốt, có uy tín, có danh tiếng thì phần lớn lựa chọn trường là do có khoa mà mình yêu thích. Có lẽ đây cũng chính là một trong những động lực thúc đẩy sinh viên học tập. Vậy thì phần lớn sinh viên lựa chọn nghành, khoa mà mình đang theo học là vì bản thân họ muốn, hay vì gia đình muốn hay chỉ là sự thi theo ngẫu hứng. Sau khi điều tra chúng tôi thu được kết quả trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 2: Động cơ lựa chọn nghành học của sinh viên Lý do chọn nghành/ khoa Số lượt lựa chọn Số thứ tự Tôi thích chuyên nghành này 83.8% 1 Thi thử sức nhưng lại đỗ 15.3% 2 Là nghành mà sau khi ra trường dễ xin việc 12.6% 3 Điểm thi đầu vào thấp 10.8% 4 Đã có người xin việc sau khi ra trường 9.0% 5 Gia đình muốn 9.0% 6 Thi theo bạn bè 5.4% 7 Một dấu hiệu đáng mừng là có đến 83,8% sinh viên tham gia dự thi và trúng tuyển là do bản thân yêu thích. Điều này sẽ tạo cho bản thân sinh viên niềm vui, lòng tự hào và cố gắng học tập vì đã thi vào khoa mà mình yêu thích. Điều này còn tạo nên tâm lý ổn định cho sinh viên trong quá trình học tập. Bởi vì đã thích khoa mà mình lựa chọn thì sẽ thích học và chú ý vào việc học vì không còn ý định thi vào một khoa hay trường nào khác. Chỉ có 9% sinh viên thi đại học là do yêu cầu của cha mẹ. Tuy nhiên thì đa số những sinh viên này khi được hỏi đều nói rằng thích học khoa của mình và không có ý định thi vào một khoa hay trường nào khác. Con số này nói lên rằng tính độc lập của sinh viên cao hơn rất nhiều so với trước đây. Có lẽ đây cũng chính là một trong những kết quả của nền kinh tế thị trường, làm cho con người phải tự có trách nhiệm với bản thân mình, tự quyết điịnh cuộc sống của mình. Ghi chú: 1.Thi do thích 2.Thi thử sức 3. Là ngành ra trường dễ xin việc 4.Điểm đầu vào thấp 5.Đã có người xin việc 6. Thi do gia đình muốn 7. Thi theo bạn bè. Biểu đồ 2: Động cơ lựa chọn nghành/ khoa của sinh viên. Việc đăng ký theo bạn bè và chỉ thử sức chiếm tỷ lệ không cao (thi theo bạn bè 5.4%; Thi thử sức 15.3%), khi vào đại học được tức là tham gia vào một môi trường mới, ở đó sẽ không còn những người bạn thân, không gần gia đình, môi trường học tập mới, nên việc một nhóm bạn thi cùng nhau là điều dễ hiểu. Việc thi cùng nhóm bạn vừa tạo tâm lý vững chãi khi đi thi, tuy nhiên đó sẽ là một trong những yếu tố cản trở quá trình học tập sau khi đã đỗ được vào trường, vì không có sở thích, không có hứng thú với khoa mà mình đăng ký dự thi. Trong số 16 trường hợp thi thử sức nhưng lại đỗ thì có 14 sinh viên cho rằng mình sẽ không thi vào một khoa hoặc trường nào khác dù không thích khoa mình đang học. Điều này nói lên tâm lý tự bằng lòng với chính mình. Chỉ có 2 sinh viên (thuộc khoa Đông Phương và khoa Tâm Lý) cho rằng sẽ thi vào một nghành khác không phải là vow lĩnh vực khoa học xã hội. Hai sinh viên này cho rằng mình đã nhầm lẫn khi thi vào trường này. Điều đặc biệt là cả 2 sinh viên này đều là sinh viên nam. Có lẽ chính vì đặc trưng là trường đào tạo về các nghành khoa học xã hội và nhân văn nên dường như con gái có năng lực nhiều hơn. Thường thì con trai học xã hội và nhân văn được mọi người cho rằng là những người yếu đuối, lãng mạn. .. và điều này ăn sâu vào tâm lý người Việt Nam, cho nên số lượng nam sinh viên của trường là thực sự hiếm hoi (số lượng nam sinh viên chỉ chiếm khoảng gần 10% tổng số sinh viên toàn trường). Trong quá trình điều tra điều này cũng được thể hiện khá rõ. Trong 111 người được phỏng vấn thì chỉ có 7 nam mà thôi và điều này là yếu tố gây nên sự mất cân bằng giới trong môi trường nhà trường. Việc có quá nhiều sinh viên nữ và có quá ít sinh viên nam không chỉ làm mất cân bằng giới mà đôi khi phong trào đoàn, phong trào hội còn bị ảnh hưởng. Lựa chọn khoa thi vì điểm đầu vào thấp và tỷ lệ chọi không cao cũng là một trong những lý do khiến các thí sinh cân nhắc. Và có một thực tế rằng trong những năm gần đây thì trong những khoa có điểm đầu vào gần thấp nhất trong trường là khoa Tâm lý học (sau khoa Thông tin thư viện). Và điều này cũng được phản ánh rất rõ thông qua quá trình điều tra. Có 8% sinh viên lựa chọn khoa mình đang theo học vì điểm chuẩn thấp thì có đến 4 sinh viên thuộc khoa Tâm Lý (chiếm >30%). Điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu của xã hội về nghành này chưa cao, nên tỷ lệ sinh viên xin được việc đúng chuyên môn thấp, do vậy mà số lượng thí sinh đăng ký tham gia dự thi ít, do đó điểm đầu vào thấp. Tuy nhiên trong một tương lai không xa thì Tâm lý học có lẽ sẽ là một nghành phát triển và rất cần trong cuộc sống xã hội hiện đại. Là khoa mà sinh viên theo học dễ dàng xin việc sau khi ra trường có 12.6% sinh viên lựa chọn (chỉ có 1 sinh viên thuộc khoa Tâm lý cho rằng như vậy) còn lại là sinh viên khoa Đông phương và khoa Du lịch. Sinh viên khoa Quản lý xã hội thì không cho rằng như vậy. Điều này có lẽ là do đặc trưng cho từng nghành, từng nghề mà sinh viên đi làm sau khi tốt nghiệp. Hiện nay thì Tâm lý học vẫn chưa được xã hôị thực sự quan tâm. Quản lý xã hội thì khó xin việc và đây là một thực tế đáng buồn mà không thể không nói đến. Có đến 9% sinh viên chọn nghành mà mình theo học vì đã có người lo việc sau khi ra trường và đa số những sinh viên này rơi vào khoa Quản lý xã hội. Vậy đó có phải là một thực tế đáng buồn hay đáng vui?. Có thể nói rằng, động cơ thi vào của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là có rất nhiều. Có người chọn vì đây là trường có danh tiếng, người chọn vì đây là trường có uy tín, có chất lượng đào tạo tốt. .. Tuy nhiên phần lớn sinh viên đăng ký tham gia là vì họ yêu thích một nghành/khoa nào đó. Điều đó chứng tỏ rằng họ có nhu cầu tìm hiểu, học hỏi về một lĩnh vực nhất định. Biết được điều này, các khoa bộ môn cũng như nhà trường cần khuyến khích, động viên các sinh viên để họ có động lực học tập, có thêm niềm đam mê tìm hiểu về những môn học mà mình yêu thích. Đặc biệt là các sinh viên này còn ở năm thứ nhất nên việc khuyến khích động viên kịp thời là rất tốt, vì thời gian học tập ở trường đại học của các em còn rất dài. Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Động cơ học tập chính là đối tượng của nhu cầu đã xác định một cách cụ thể. Vậy thì xét về bản chất nhu cầu mà sinh viên muốn đạt được trong quá trình học tập là gì?. Những sinh viên năm thứ nhất có một đặc trưng là vừa mới bước vào giai đoạn của tuổi đầu thanh niên. Là lứa tuổi bắt đầu tập làm người lớn nên trong cuộc sống còn rất nhiều bỡ ngỡ. Không chỉ có vậy, đa số sinh viên học Đại học là xa nhà, xa gia đình tham gia vào một môi trường học tập hoàn toàn mới, với những người bạn mới từ khắp tất cả các vùng miền trong cả nước, với phương pháp học tập, phong cách giảng dạy và thầy cô mới. .. Nói chung mọi thứ đều rất mới lạ. Chính điều đó tạo nên cho sinh viên năm thứ nhất sự bỡ ngỡ, một số sinh viên cảm thấy sợ hãi, hụt hẫng, cộng thêm nỗi nhớ nhà dày vò các em. .. Những điều đó nếu vượt qua được sẽ là động lực thúc đẩy các em học tập. Còn nếu không sẽ là yếu tố cản trở các em học tập. Việc xác định được động cơ học tập ở các em sẽ giúp các em dễ dàng vượt qua những khó khăn ban đầu. Vậy thì, với sinh viên năm thứ nhất đã xác định được mục đích học tập của mình hay chưa? 1.1 Mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV. Mục đích học tập là mục đích cần đạt đến sau khi kết thúc quá trình học tập. Vậy thì mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì?. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Mục đích học tập của bạn là gì?” và thu được kết quả như sau: Bảng 3: Mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV Mục đích Số lượt lựa chọn Số thứ tự Đáp ứng mong mỏi của cha mẹ 85.6% 1 Nâng cao trình độ hiểu biết cuả bản thân 82% 2 Có dược tấm bằng đại học để ra trường dễ xin việc 76.6% 3 Học để kiếm tiền 64% 4 Để có trình độ, dễ dàng thăng tiiến dịa vị xã hội 62.2% 5 Nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân 59.5% 6 Vì khao khát chiếm lĩnh tri thức khoa học 47.7% 7 Nhìn vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng phần lớn sinh viên học tập là đáp ứng mong mỏi của cha mẹ. Trong 111 sinh viên thì có đến 95 sinh viên (85%) lựa chọn cho rằng một trong những mục đích học tập quan trọng nhất là đáp ứng mong mỏi của cha mẹ. Tâm lý chung của bất ký cha mẹ nào cũng đều mong muốn cho con cái mình giỏi giang, thành đạt. Điều này thể hiện qua sự kỳ vọng vào con cái của cha mẹ. Và được thể hiện qua sự lo lắng của cha mẹ giành cho con cái, con cái hiểu được tâm lý đó của cha mẹ đã cố gắng học tập. Đây là một trong những mục đích học tập rất chính đáng, và điều này chứng tỏ tâm lý kính trọng cha mẹ của người Việt Nam. Nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân là mục đích quan trọng thứ hai mà người học đặt ra cho mình. Từ xưa đến nay người Việt Nam có đặc điểm tâm lý nổi bật là hiếu học, khiêm nhường, luôn luôn trau dồi kiến thức của nhân loại, của xã hội để làm giàu vốn hiểu biết của bản thân. Điều này được khẳng định lại một lần nữa khi có đến 82% sinh viên được hỏi trả lời mục đích học tập là để nâng cao hiểu biết. Đây là điều rất đáng mừng và rất đáng hoan nghênh. Học sinh phổ thông đặc biệt có một khát khao là theo học một trường Đại học nào đó. Theo một khảo sát mới đây thì có đa số các học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp không đi làm ngay mà chọn một trường nào đó để thì vào và thường là trường đại học. Người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn coi trọng hiền sĩ (người tài), chính vì thế mà những người học cao rất được nể vì, trọng vọng. Đó là điều đã ăn sâu vào tâm lý người Việt Nam nên rất khó thay đổi. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, những người có trình độ, có hiểu biết thì dễ dàng xin vào được những cơ quan nhà nước, hoặc những công ty liên doanh với nước ngoài. Thường thì những người này đã tốt nghiệp một trường đại học nào đó. Có lẽ vì thế mà có đến 76.6% số sinh viên lựa chọn thi vào trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn xác định mục đích học tập của mình là có được tấm bằng đại học để ra trường dễ xin việc. Có được tấm bằng đại học có lẽ không chỉ dễ dàng xin việc, là niềm tự hào của bố mẹ mà còn dễ dàng thăng tiến địa vị xã hội (có 62% số sinh viên cho rằng có bằng đại học sẽ dễ thăng tiến hơn). Bởi vậy mà chúng ta thấy hiện nay ngoài các trường Đại học công lập còn có các trường Đại học dân lập, không chỉ có vậy ngoài các hình thức đào tạo chính quy còn có các hình thức đào tạo không chính quy như, chuyên tu, tại chức. .. để đáp ứng nhu cầu học tập cũng như nhu cầu về bằng cấp cho một số lượng đông đảo nhân dân. Xác định cho mình mục đích học đại học là để kiếm tiền sau khi tốt nghiệp có 64% số sinh viên lựa chọn. Điều này có nghĩa là trong 100 sinh viên thì chỉ có 64 sinh viên xác định cho mình rằng sẽ làm nghành mà mình đang theo học sau khi tốt nghiệp. Số còn lại thì chưa xác định được nghề mà mình sẽ làm là gì mà mới chỉ xác định được mục đích học tập trước mắt mà thôi. Và đây cũng chính là nguyên nhân giải thích lý do tại sao số sinh viên hiện nay tốt nghiệp ra làm trái chuyên nghành nhiều đến vậy. Họ không lựa chọn nhiều mà có thể làm những công việc trái với nghành mà mình đã theo học. Khẳng định mình không thua kém bạn bè, bạn bè học tốt mình cũng có thể học tốt được là mục đích học đại học của rất nhiều sinh viên hiện nay. Điều này khẳng định tâm lý ganh đua trong quá trình học tập và nếu phát huy được sẽ tạo phong trào học tập rất mạnh mẽ ở sinh viên. Việc nhìn vào nhau để học tập, để phấn đấu là một động lực rất tốt. Tuy nhiên, nếu không để ý thì đây sẽ là một động cơ xấu dẫn tới sự ghen tỵ, nhỏ nhen và gian lận trong thi cử vì tâm lý ganh đua, sợ người khác hơn mình. Khao khát chiếm lĩnh những tri thức khoa học xã hội chỉ có 71 sinh viên lựa chọn cho rằng đó là một trong những mục đích học tập của mình. Thực ra thì trong thời điểm hiện tại, môi trường đại học không phải là môi trường duy nhất cung cấp cho con người những kiến thức về khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên. Các phương tiện truyền thông cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã giúp ích rất nhiều cho con người trong việc chiếm lĩnh các tri thức của nhân loại. Bởi vậy, việc chiếm lĩnh các tri thức khoa học xã hội chưa được coi là mục đích hoạt động ưu tiên hàng đầu là điều dễ hiểu. Với thời đại ngày nay, học tập tốt để có một cuộc sống tốt, thu nhập cao, dễ dàng thăng tiến có lẽ mới là quan trọng của sinh viên. Tuy nhiên, đó là mục đích học tập trong suốt quá trình học đại học, là cái đích mà mỗi sinh viên cần đạt đến sau khi ra trường. Vậy thì, mục đích học tập cụ thể là gì? Hay nói cách khác đi đâu là yếu tố thúc đẩy sinh viên học tập? Động lực thúc đẩy mỗi sinh viên học tập có gì khác nhau? 1.2. Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV. Mỗi con người luôn có một hệ thống các nhu cầu từ thấp đến cao. Maslow đã chỉ ra hệ thống nhu cầu ấy. Ở bậc thấp nhất đó là các nhu cầu cơ bản (về sinh lý như đói, khát. ..). Ở tầng bậc cao nhất là nhu cầu được khẳng định, được tôn trọng. Việc thoả mãn nhu cầu của con người đi từ thấp lên cao. Cũng như vậy, khi chưa vào đại học thì con người có một nhu cầu to lớn là thi vào một trường đại học nào đó, do đó động cơ đỗ đại học đóng vai trò là lực thúc đẩy cho quá trình học tập của học sinh. Khi đã đỗ đại học thì động cơ ấy được thay đổi. Lúc này nhu cầu của con người không phải là nhu cầu đỗ đại học nữa mà là một nhu cầu khác, chẳng hạn như nhu cầu được thầy cô khen ngợi hay bạn bè khẳng định. .. Với mỗi sinh viên khác nhau thì có một hệ thống các nhu cầu khác nhau và tương ứng với nó là một hệ thống động cơ được con người ý thức một cách rõ ràng. Vậy thì với những sinh viên năm thứ nhất đâu là động lực (động cơ) thúc đẩy họ học tập. Để tìm hiểu một cách cụ thể vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: Câu 9: Yếu tố nào trong những yếu tố sau thúc đẩy bạn học tập? và thu được kết quả cụ thể sau: Bảng 3: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV. Động cơ học tập Số lượt lựa chọn Chuẩn bị cho một cuộc sống đầy đủ nhờ kiếm được một công vịêc tốt 78.4% Hoàn thiện bản thân 65.8% Thoả lòng mong đợi của gia đình 54.1% Cải thiện tình trạng kinh tế 28.8% Được giữ lại khoa 14.4% Được vào Đảng 13.5% Trong 111 sinh viên được hỏi thì có 87 sinh viên trả lời (chiếm 78.4%) rằng động cơ thúc đẩy họ học tập chính là để chuẩn bị cho một cuộc sống đầy đủ nhờ kiếm được một công việc tốt. Đây là tâm lý chung của sinh viên khi cố gắng học tập và xác định được mục đích học rõ ràng. Điều này rất phù hợp với những kết quả đã nêu trên là đa số sinh viên lựa chọn khoa đang theo học là do yêu thích, đồng thời mục đích học tập là có bằng đại học để dễ xin việc, dễ thăng tiến. Và kiếm được một công việc tốt là đồng nghĩa với những điều đó. Rõ ràng rằng, tuy là những sinh viên năm thứ nhất nhưng đã có những nhận thức rất xác đáng về việc học tập của mình có nghĩa là những sinh viên này đã xác định cho mình được động cơ học tập rõ ràng. Như trên đã trình bày, trong số khách thể được khảo sát có tới 82% sinh viên xác định được mục đích cho mình là để nâng cao hiểu biết của bản thân, và chính vì mục đích này mà sinh viên xác định cho mình động cơ học tập là để hoàn thiện bản thân. Đa số những sinh viên này có động cơ học tập rõ ràng và tinh thần cầu tiến. Qua quá trình tìm hiểu thì chúng tôi nhận thấy rằng dù đã cố gắng học tập nhưng những sinh viên này chưa thấy hài lòng về kết quả mà mình đạt được. Điều này dường như là mâu thuẫn. Bởi có 111 sinh viên được hỏi thì có 36 sinh viên trả lời là đã cố gắng học tập, tuy nhiên thì lại có tới 61 sinh viên chưa hài lòng với kết quả mà mình đạt được, chỉ có 1 sinh viên là hài lòng với kết quả mà mình đạt được. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này? Do cách học hay do cách làm bài thi hay do một nguyên nhân khách quan nào khác?. Điều đó cho thấy từ việc xác định được động cơ học tập rồi thực hiện hành động để thoả mãn nhu cầu cho đến khi đạt được nhu cầu là một quá trình rất khó. Xác định được đâu là động cơ học tập đã khó nhưng hiện thực hoá, tức là biến động cơ trở thành cái đích của mình còn khó hơn. Và chính điều này cũng nói lên tính luôn luôn phát triển của nhu cầu ở con người. Tức là, khi đạt được nhu cầu ở bậc này, con người luôn muốn đạt lên một mức cao hơn. Và chính vì vậy mà con người luôn luôn phải hoàn thiện bản thân mình. Ghi chú: 1.Học để chuẩn bị cho công việc 2.Học để hoàn thiện bản thân 3.Học để thoả lòng mong đợi của gia đình 4.Học để cải thiện kinh tế 5. Học để được ở lại khoa 6.Học để được vào Đảng Biểu đồ 3: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV. Một trong những động lực thúc đẩy sinh viên học tập nữa là thoả lòng mong đợi của gia đình. Đối với bản thân mỗi người, gia đình là một phần không thể thiếu. Bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích, động viên con cái học tập. Đồng thời gia đình cũng là nền tảng vững chắc tạo nên tâm lý ổn định cho sinh viên và nhờ đó mà thúc đẩy sinh viên học tập. Có lẽ chính vì vậy mà học tập đạt kết quả tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ là một trong những động lực to lớn thúc đẩy sinh viên học tập. Ngoài những động lực trên thì động lực thúc đẩy sinh viên học tập tốt để được giữ lại khoa công tác hoặc được đưa vào Đảng chiếm tỷ lệ không cao (dưới 15%). Điều này chứng tỏ rằng học tập phấn đấu để trở thành Đảng viên hay một giảng viên đại học không phải là tiêu chí hàng đầu của sinh viên đại học, mà học tập tốt để kiếm được một công việc tốt mới là điều quan trọng. Đồng thời, để được giữ lại khoa hay kết nạp vào Đảng thì ngoài việc học tập tốt ra, sinh viên còn phải có những đóng góp nhất định cho lớp, khoa, trường hoặc đạt được những thành tích nhất định trong quá trình học tập. Có lẽ phần nào hiểu được điều này nên động cơ học tập tốt để được giữ lại khoa hay kết nạp Đảng không phải là động cơ hàng đầu được ưu tiên của sinh viên. Học tập với mục đích để cải thiện tình trạng kinh tế có 32 sinh viên lựa chọn (chiếm 28%). Nhìn chung thì những sinh viên này có động cơ học tập khá rõ ràng, đối với những sinh viên này thì học tập không chỉ để cải thiện tình trạng kinh tế, mà còn là sự chuẩn bị cho cuộc sống đầy đủ nhờ kiếm được một công việc tốt, bên cạnh đó còn là sự chứng tỏ mình với bạn bè và đem lại niềm tự hào cho gia đình. Có thể nói rằng, mỗi sinh viên xác định cho mình một hệ thống động cơ học tập rất rõ ràng. Những động cơ ấy là động lực thúc đẩy sinh viên học tập. Đa số đều cho rằng học tập để tìm được một công việc tốt trong tương lai mới là điều quan trọng nhất và bên cạnh đó là cố gắng để hoàn thiện bản thân mình. Biết được đặc điểm tâm lý này của sinh viên năm thứ nhất, khoa cũng như các cán bộ, giảng viên cần tích cực khuyến khích động viên kịp thời đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ và duy trì động lực thúc đẩy học tập của bản thân. Làm được điều đó, chắc hẳn sinh viên sẽ đạt được kết quả học tập như mong muốn. Và điều đó không chỉ là thành tích học tập của riêng bản thân sinh viên mà còn là thành tích đào tạo của cả khoa và trường. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập. Trong quá trình học tập thì người học nói chung và sinh viên nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn có thể là xuất phát từ nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân người học, cũng có thể xuất phát từ bên ngoài (nguyên nhân khách quan). Vậy cụ thể những yếu tố khách quan và chủ quan ấy là gì? Nguyên nhân khách quan. Quá trình học tập đại học có rất nhiều đặc trưng khác với quá trình học tập ở phổ thông. Tại môi trường học tập này sinh viên là những người chủ động tích cực giành lấy tri thức, là những người sáng tạo trong cách tiếp thu tri thức, cũng như là việc phải tự mình tìm ra phương pháp học tập thích hợp cho mình. Trong khi đó, sinh viên lại vấp phải rất nhiều khó khăn mà tự mình phải tìm cách vượt qua. Cách dạy học mới, các môn học mới mang tính chất chuyên sâu; chương trình học dầy, số lượng giảng viên giảng dạy đông và mỗi môn là một giảng viên, chưa kịp quen với phong cách giảng dạy của giảng viên thì môn học đã kết thúc. Rồi bạn bè mới, mỗi người đến từ một tiểu vùng văn hoá khác nhau, phong cách sống khác nhau. .. Thực sự thì rất khó để thích ứng ngay với môi trường học tập mới. Bởi vậy mà sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất gặp phải rất nhiều khó khăn. Trước hết, những khó khăn sinh viên gặp phải từ phía người dạy. Nếu như học phổ thông, một giảng viên sẽ theo suốt 3 năm học, như vậy các em sẽ quen với phong cách giảng dạy của thầy và tìm ra cách học phù hợp cho mình. Còn ở đại học, một đặc trưng của thầy giáo là đến giờ thì lên lớp, hết giờ thì ra khỏi lớp. Mối quan hệ giữa người học và người dạy dường như rất lỏng lẻo. Do đó mà, sinh viên cho rằng một trong những động lực lớn thúc đẩy sinh viên học tập là sự nhiệt tình của giảng viên. Sự nhiệt tình bộc lộ ở suốt quá trình giảng dạy, không nhất thiết là sự đến quá sớm hay về quá muộn, mà là thể hiện ở sự chỉ dẫn cho sinh viên cách học, cách đọc, cách tìm hiểu một vấn đề, cách trình bày một vấn đề. Giảng viên nhiệt tình giúp cho sinh viên có hứng thú học tập. Có thể nói rằng đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Một số nghiên cứu về vai trò của mối quan hệ giữa sinh viên với giảng viên đối với quá trình học tập của sinh viên đã chỉ ra rằng, việc người giảng viên nhiệt tình sẽ giúp cho sinh viên có hứng thú học tập; Còn người giảng viên thờ ơ, không quan tâm đến việc học tập của sinh viên thì sinh viên trở nên trễ nải với môn học của người đó, học tập một cách đại khái và mang tính chất chống đối. Trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên thì đây là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất. Bảng 4 : Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên Các yếu tố Số lượt lựa chọn(%) Số thứ tự Giảng viên nhiệt tình 79.3 1 Nguồn tài liệu phong phú 58.6 2 Phương tiện học tập hiện đại 51.4 3 Gia đình ủng hộ, khen ngợi 42.3 4 Học bổng 38.7 5 Trong quá trình điều tra thì chúng tôi còn đưa ra câu hỏi để tìm hiểu về chất lượng giao tiếp giữa người giảng viên với sinh viên xem có ảnh hưởng đến hứng thú học tập hay không và thu được kết quả trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Ảnh hưởng của chất lượng giao tiếp đối với hứng thú học tập của sinh viên. Tính chất Mức độ Giao tiếp tốt Giao tiếp bình thường Giao tiếp không tốt Rất ảnh hưởng 37.8% 2.7% 21.6% Có ảnh hưởng 28.8% 18.9% 9.0% Ít ảnh hưởng 0.9% 18.1% 7.2% Không ảnh hưởng 2.7% 8.1% 1.8% Đa số sinh viên đều cho rằng, giao tiếp giữa sinh viên và giảng viên mà tốt thì rất ảnh hưởng đến hứng thú học tập. Ở đây chúng tôi ngầm ẩn rằng đó là ảnh hưởng theo hướng tích cực. Còn hướng tích cực đó được thể hiện như thế nào thì chưa có điều kiện để nghiên cứu. Đồng thời thì những sinh viên được hỏi cũng đưa ra ý kiến cho rằng giao tiếp không tốt thì có ảnh hưởng đến hứng thú học tập; giao tiếp bình thường ít ảnh hưởng đến hứng thú học tập. Như vậy có thể khẳng định rằng, vai trò của người giảng viên trong quá trình dạy học là rất quan trọng. Giảng viên không chỉ là người truyền thụ tri thức cho sinh viên mà đồng thời cũng là người đóng vai trò tạo ra hứng thú học tập. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên là về vấn đề tài liệu. Sinh viên cho rằng nguồn tài liệu phong phú là yếu tố thúc đẩy họ học tập, ngược lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu sẽ là yếu tố kìm hãm hứng thú học tập của sinh viên. Tuy nhiên thì trong số những khách thể được hỏi, có tới 49,5% trả lời rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu. Như vậy, rõ ràng là mặc dù rất muốn chiếm lĩnh các tri thức khoa học nhưng vấn đề cốt lõi là ở chỗ không tìm được nguồn tài liệu. Thực ra khi nói về điều này, thì một phần cũng phải nói đến nguyên nhân chủ quan từ phía sinh viên. Bởi nguồn tài liệu học tập hiện nay rất phong phú. Ngoài các giáo trình chính sinh viên còn có thể tìm thấy các tài liệu tham khảo được trình bày rất phong phú, dưới nhiều hình thức khác nhau tại thư viện của trường và của khoa. Bên cạnh đó sinh viên có thể dùng các tạp chí, các khoá luận tốt nghiệp làm tài liệu tham khảo cho mình. Sinh viên vẫn còn lười, chưa chủ động, tích cực học tập. Bản thân các sinh viên khi được phỏng vấn cũng thừa nhận điều này. Đa số sinh viên cho rằng họ chưa thực sự cố gắng và nhận thấy rằng điều khó khăn nhất là vượt qua chính bản thân mình. Nguyên nhân do sinh viên chưa cố gắng thì có rất nhiều. Trong số các khách thể được nghiên cứu thì có trên 50% khi được hỏi rằng đã ccố gắng học tập chưa đều trả lời rằng chưa cố gắng.Và chúng tôi đặt câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều đó thì thu được kết quả như sau: Bảng 6: Nguyên nhân của sự chưa cố gắng học tập của sinh viên. Nguyên nhân Số lần lựa chọn (n=75) Chuyên nghành thi không phù hợp 6.7% Giảng viên không gây dược hứng thú học tập 45.3% Không có phong trào học tập diễn ra ở lớp 18.7% Học cũng không để làm gì nên không cố gắng 4% Do phải đi làm thêm 4% Do chương trình học quá tải 21.3% Do phải đi học thêm 2.7% Như vậy có thể thấy rõ ràng rằng giảng viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra hứng thú học tập ở sinh viên. (Như đã trình bày ở trên). Bên cạnh đó thì phong trào học tập ở lớp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng thúc đẩy sinh viên học tập. Nếu tập thể lớp có phong trào học tập diễn ra mạnh thì bản thân mỗi người không thể thờ ơ và như vậy thì hứng thú học tập sẽ được lây lan từ người nnày sang người khác. Các yếu tố còn lại khiến sinh viên chưa cố gắng học tập là do chương trình học quá tải, do một số sinh viên phải đi làm thêm, một số khác do thi theo bạn bè hoặc thi thử sức nên nhận thấy rằng học cũng không để làm gì nên không cố gắng học tập. Yếu tố thứ 3 có ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên là phương tiện học tập. Có 51,4% sinh viên cho rằng một trong những yếu tố thúc đẩy sinh viên học tập chính là phương tiện học tập hiện đại. Hiện nay thì phương tiện học tập ngoài tài liệu tham khảo thì máy vi tính, máy chiếu, máy nghe, phòng studio thực sự là những vật dụng và những phương tiện cần thiết đối với sinh viên. Chính những đồ dùng, phương tiện này là yếu tố thúc đẩy sinh viên học tập. Do đó, để thúc đẩy sinh viên học tập thiết nghĩ rằng các khoa cần phải trang bị các thiét bị dạy học hiện đại nhiều hơn nữa. Không chỉ có vậy, động lực thúc đẩy sinh viên học tập còn có yếu tố học bổng. Có được học bổng sinh viên không những có thể trang chải cho cuộc sống của mình mà để có được học bổng thì kết quả học tập của sinh viên đó phải tốt. Nên dường như khi đạt được học bổng đồng nghĩa với việc sinh viên đạt được cả hai thứ (đó là kết quả học tập tốt và học bổng). Do đó, phấn đấu đạt được khọc bổng là một động cơ thúc đẩy rất nhiều sinh viên học tập. Nhìn chung thì động lực thúc đẩy sinh viên học tập thì có rất nhiều bao gồm các yếu tố về phương tiện học tập, tài liệu học tập, về phong cách giảng dạy của giảng viên, và yếu tố học bổng. Đây là những yếu tố rất cụ thể thúc đẩy sinh viên học tập. Chính vì lẽ đó mà các khoa cần trang bị nhiều hơn nữa các phương tiện học tập, tăng thêm số lượng tài liệu tham khaỏ cũng như là các nguồn học bổng để thúc đẩy sinh viên học tập nhiều hơn. Tuy nhiên ngoài việc nói đến các nguyên nhân khách quan không thể không nói đến những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ phía sinh viên. B, Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Ngoài những yếu tố khách quan như dã trình bày ở trên, thì còn có các yếu tố chủ quan, nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân sinh viên. Yếu tố đầu tiên đóng vai trò là động lực thúc đẩy sinh viên học tập chính là được gia đình ủng hộ khen ngợi. Trong số những sinh viên được hỏi thì có 47 sinh viên ( 42,3%) cho biết gia đình ủng hộ khen ngợi là yếu tố thúc đẩy bản thân họ học tập. Điều này cho thấy rõ ràng rằng có sự tương quan và hợp lí với các câu trả lời ở trên. Một trong những động cơ học tập của sinh viên là đáp ứng mong mỏi của gia đình, làm hài lòng cha mẹ, do đó khi cha mẹ cảm thấy hài lòng thì sẽ ủng hộ, khuyến khích động viên họ học tập và điều này tiếp tục là động lực thúc đẩy sinh viên học tập. Đến đây, một lần nữa chúng ta khẳng định vai trò to lớn của gia đình. Gia đình không chỉ là chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần và vật chất. Gia đình tạo cho chúng ta cảm giác thăng bằng và vững chãi, do đó chúng ta có thể toàn tâm toàn ý vào những công việc khác, đối với sinh viên thì đó là công việc học tập. Nói đến những yếu tố chủ quan,tức là nói đến những yếu tố xuất phát từ chính bản thân người học cản trở quá trình học tập của họ. Sau khi điều tra chúng tôi thu được kết quả (như đã trình bày ở trên) là có trên 50% số sinh viên trả lời rằng mình chưa cố gắng học tập, và nguyên nhân họ chưa cố gắng chính là “chưa vượt được qua chính bản thân của mình”, “do lười”, “do chưa tìm ra cách học” …..nhưng nguyên nhân chủ yếu là do lười. Bên cạnh đó họ cho rằng mình chưa cố gắng là vở lớp không có phong trào học tập. Điều này phản ánh một thực tế là sinh viên năm thứ nhất còn bỡ ngỡ về phong trào học tập, về phương pháp học tập, thậm chí còn chưa nhớ mặt gọi tên nhau được thì phong trào học tập chưa có là điều đương nhiên.Và chính những điều này đặt ra một câu hỏi cho khoa: vậy thì khoa phải làm gì đây? Có lẽ mỗi khoa phải cần phải tổ chức những sinh hoạt chung nhiều hơn, tổ chức các buổi nói chuyện về phương pháp học tập nhiều hơn để làm sao cho các sinh viên ngày càng nhanh chóng làm quen với môi trường học tập càng tốt. Có như vậy thì phong trào học tập ở lớp mới diễn ra mạnh mẽ và bản thân mỗi thành viêm trong tập thể ấy không cho phép mình thờ ơ. Yếu tố thứ hai là từ phía gia đình. Vấn đề tài chính là một vấn đề làm cho những sinh viên xa nhà luôn đau đầu nhức óc. Như Maslow đã khẳng định, khi những nhu cầu về sinh lí, an toàn được đảm bảo thì con người nghĩ đến những nhu cầu ở bậc cao hơn. Vậy thì bản thân những sinh viên xa nhà ăn đầu tháng lo cuối tháng,vấn đề tài chính luôn thường trực trong đầu, thì làm sao có thể dốc hết tâm trí cho việc học. Khó khăn về tài chính không phải là vấn đề của riêng ai đối với hầu như các sinh viên ngoại tỉnh. Trong quá trình điều tra, để tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên năm thứ nhất gặp phải chúng tôi đưa ra câu hỏi 11. “Bạn gặp phải những khó khăn gì trong quá trình học tập” và thu được kết quả như sau: Bảng 7: Khó khăn sinh viên gặp phải. STT Khó khăn Số lượt lựa chọn(%) 1 Tìm ra cách học 75.7 2 Tìm tài liệu 49.5 3 Tài chính 36.9 4 Trao đổi vấn đề với thầy 30.6 5 Trao đổi với bạn bè 9.0 Vấn đề tài chính vừa là một trở ngại vừa là một động lực giúp cho sinh viên học tập. Bởi muốn cải thiện về tài chính thì bản thân các sinh viên ngoài việc làm thêm còn phải nỗ lực học tập để đạt được học bổng. Và đây là một động cơ thôi thúc sinh viên học tập rất đáng khuyến khích. Yếu tố chủ quan quan trọng nhất ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên đó là việc tìm ra cách học. Khi học ở PTTH học sinh đã quen với cách học thuộc lòng, không những thế thầy cô giáo ít nhiều cũng là những người quen biết. Mỗi người sẽ dạy một môn và dạy suốt trong quá trình học PTTH do vậy đã quen với phương pháp giảng dạy, không những vậy học ở PTTH chỉ có một số môn và các môn này không thay trong suốt quá trình, chỉ thay đổi một chút về nội dung mà thôi. Trong khi đó ở đại học một kỳ sinh viên phải học rất nhiều môn, đa số những môn này còn rất mới lạ với sinh viên. Thầy dạy theo phong cách mới, ngừơi học phải tự tìm hiểu là chính, thầy chỉ chỉ cho sinh viên các tài liệu than khảo, các nội dung chính của môn học mà thôi. Do đó chưa kịp hiểu sâu về vấn đề này sinh viên đã phải chuyển qua vấn khác. Sự mệt mỏi dễ tạo nên tâm lý chán nản và do vậy làm cho sinh viên giảm hứng thú học tập. Chính vì vậy mà giáo vụ khoa cũng như cán bộ phụ trách chính trị – công tác sinh viên cần đặc biệt quan tâm đến sinh viên năm thứ nhất, kịp thời giúp đỡ để các em tìm ra phương pháp học tập tốt nhất. Ghi chú: Tìm ra cách học Tìm tài liệu Tài chính .Trao đổi với thầy Trao đổi cách học với bạn bè. Biểu đồ 4: Những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học tập. Ngoài những yếu tố đã phân tích ở trên thì một trong những yếu tố quan trọng khác nữa đó là nhận thức của sinh viên. Vấn đề nhận thức mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là nhận thức về việc học đại học. Để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên chúng tôi đưa ra câu hỏi 3, mục đích là muốn tìm hiểu xem thực sự sinh viên năm thứ nhất đã có nhận thức đúng đắn hay chưa đúng đắn về quá trình học đại học. Có thể nói rằng học đại học là quá trình chuẩn bị cho mỗi người một lượng kiến thức chuyên môn nhất định trước khi bước vào lao động chính thức. Mỗi người được đào tạo những chuyên ngành khác nhau và mang tính chuyên môn rất rõ rệt. Đặc trưng của trường ĐH KHXH &NV là đào tạo các chuyên ngành KHXH và NV, khác với khối trường tự nhiên và kiến trúc. Bên cạnh đó, học đại học giúp cho sinh viên trải nghiệm cuộc sống khó khăn, đặc biệt là các sinh viên ngoại tỉnh. Hơn thế, học đại học là cơ hội để mỗi người tiếp thu tri thức của nhân loại. Theo các nhà tâm lý học thì 2/3 lượng kiến thức của đời người được tích luỹ trong giai đoạn tuổi thanh niên, do đó học đại học không chỉ là quá trình học tập các kiến thức về chuyên môn mà còn là cơ hội để mỗi người trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về xã hội, cuộc sống. Chính vì lý do đó mà học đại học giúp cho sinh viên trưởng thành hơn, chững chạc hơn. Mặt khác quá trình học đại học cũng chính là quá trình tập dượt làm khoa học của sinh viên. Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên chúng tôi đưa ra câu hỏi 13 va thu được kết quả như sau: Bảng 8: Nhận thức của sinh viên về quá trình học đại học. Stt Vai trò của quá trench học đại học Số lượt lựa chọn(%) 1 Cung cấp kiến thức về chuyên môn để chuẩn bị cho công việc trong tương lai 90.1 2 Giúp mỗi người trải nghiệm cuộc sống khó khăn 50.5 3 Là cơ hội để tiếp thu nguồn tri thức nhân loại 65.8 4 Giúp con người trưởng thành hơn 76.6 5 Giúp sinh viên có kĩ năng làm khoa học 29.7 Trong số trên 100 sinh viên được hỏi chỉ có 38 sinh viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò của quá trình học đại học. Tức là học đại học không chỉ cung cấp cho người học lượng kiến thức về chuyên môn mà còn giúp người học trưởng thành nhờ trải nghiệm cuộc sống khó khăn, đồng thời là cơ hội tiếp thu tri thức khoa học và là cơ hội để bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học. Còn lại đa số mới chỉ nhận thức về vai trò của quá trình học đại học một cách cảm tính mà thôi. Nhìn vào bảng số liệu đại đa số sinh viên (90,1%) nhận thức được rằng học đại học là quá trình trang bị kiến thức chuyên môn để chuẩn bị cho công việc trong tương lai sau này. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì như vậy tức là sinh viên đã xác định cho mình mục đích học đại học (như đã nói ở phần trên)do đó sẽ có được động cơ học tập đúng đắn và rõ ràng. Việc xác định học đại học là quá trình chuẩn bị cho công việc trong tương lai sẽ thúc đẩy sinh viên cố gắng lĩnh hội những kiến thức về chuyên môn. Trong quá trình sử lý phiếu chúng tôi thấy rằng: hầu hết các sinh viên nhận thức đúng về vai trò của việc học đại học đều xây dựng cho mình một hệ thống động cơ học tập rất rõ ràng. Cụ thể là những sinh viên này ngay từ khi chọn trường để thi, đa số đều chọn theo sở thích, nhu cầu và theo năng lực. Chính vì vậy khi đỗ họ xác định được rằng học đại học đó là giai đoạn chuẩn bị để bước vào lao động chính thức. Nhiệm vụ học tập là để kiếm tiền, duy trì cuộc sống cho tương lai. Bên cạnh đó học đại học còn là cơ hội để hoàn thiện bản thân, khẳng định bản thân mình không thua kém bạn bè. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng, nhận thức có ảnh hưởng to lớn đến việc xác định động cơ học tập. Khi nhận thức không đúng dễ dẫn đến phiến diện trong qúa trình xây dựng mục đích và cũng như kế hoạch hành động. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Có thể nói rằng sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH &NV đã xác định được động cơ học tập rõ ràng. Việc xác định này giúp cho sinh viên dễ dàng tiến hành những hành động để đạt được mục đích và do đó đa số những sinh viên này thấy hài lòng với kết quả mình đã đạt được. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng, việc xác định động cơ học tập có vai trò rất quan trọng bởi chính điều đó đóng vai trò là động lực thúc đẩy quá trình hành động để đạt đến mục đích. Bởi vậy việc giúp cho sinh viên xác định được động cơ học tập là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, kết qủa nghiên cưú cũng chỉ ra rằng nhận thức của sinh viên về vai trò của quá trình học đại học có ảnh hưởng to lớn đến việc xác định động cơ học tập cho mình một cách rõ ràng và cụ thể hơn. Từ hai kết luận trên tôi mạnh dạn đưa ra kiến nghị sau: - Nhà trường cùng các khoa bộ môn cần tiến hành giới thiệu về nội dung, chương trình, mục tiêu, mục đich đào tạo của khoa, công việc mà sinh viên tốt nghiệp sẽ làm cũng như các yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực của người học….ngay từ khi các em còn là học sinh phổ thông, để tạo cơ hội tìm hiểu và lựa chọn nghành nghề phù hợp với mình. - Là sinh viên năm thứ nhất các em còn rất lạ lẫm và bỡ ngỡ về khoa,trường mà mình theo học. Do đó, việc tăng cường các buổi nói chuyện với các chuyên gia, với những người đã tốt nghiệp, với các giảng viên trong và ngoài trường….sẽ giúp cho các sinh viên xác định được động cơ học tập sớm và đúng đắn. Đồng thời tạo ra cơ hội để các em mở rộng kiến thức. - Cuối cùng cần phối hợp với các tổ chức đoàn – hội giới thiệu, tuyên truyền cho các em về mục tiêu, vai trò của quá trình học đại học. Như vậy các em sẽ nhận thức được rõ ràng về vai trò của quá trình học đại học và từ đó xây dựng được cho mình được những cơ hội học tập cụ thể và đồng thời phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (13).doc
Tài liệu liên quan