Đề tài Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận

BÁO CÁO TÓM TẮT MỞĐẦU Sa mạc hoá là hiện tượng tự nhiên và xã hội phức tạp, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội. Nguy cơ và ảnh hưởng của sa mạc hoá đã và đang trở thành mối quan tâm lớn trong các chương trình về môi trường. Các nguyên nhân trực tiếp gây ra sa mạc hoá ở nước ta là xói mòn đất, hạn hán, cát bay, cát chảy, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Trong đó ba tỉnh miền trung Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận chủ yếu là sa mạc hoá cát . Những yếu tố này tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, làm trầm trọng thêm sự nghèo đói ở nông thôn và tác động xấu đến môi trường sống. Cần thiết phải có giải pháp để giải quyết hai vấn đề cơ bản: 1) Loại trừ các nguyên nhân của tình trạng sa mạc hoá; 2) Tái lập và sử dụng hợp lý các vùng đất đã bị sa mạc hoá. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi: Điều tra sa mạc hoá khu vực miền Trung từ Khánh Hòa đến Bình Thuận được thực hiện trong 3 năm (2005-2007),với mục tiêu: Đánh giá thực trạng sa mạc hoá 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Xác định nguyên nhân dẫn đến sa mạc hoá. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng sa mạc hoá và cải tạo, sử dụng đất sa mạc hoá . Công việc được tiến hành cho tỉnh Ninh Thuận năm 2005, Bình Thuận năm 2006 và Khánh Hoà năm 2007. Công tác tổng kết dự án thực hiện trong năm 2007 . Phương pháp tiến hành: Kế thừa các số liệu, kết quả thống kê đã có. Phương pháp đánh giá nhanh, điều tra có sự tham gia của cộng đồng và hội thảo nhằm thu nhập các thông tin về kinh tế, xã hội ,các ảnh hưởng của sa mạc hoá, các giải pháp khắc phục sa mạc hoá Phương pháp điều tra phân tích đất nước; các mẫu đất, nước được lấy theo các dạng địa hình, các loại đất sa mạc hoá, các loại hình thảm phủ tại các vị trí đại diện. Các mẫu đất và nước được phân tích tại phòng thí nghiệm. Việc lấy mẫu và phân tích mẫu tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam và một số phương pháp phân tích tiên tiến của Thế Dùng công nghệảnh Viễn Thám lập bản đồ phân vùng, xác định vùng đất sa mạc hoá . Nội dung công việc đã làm: Điều tra thu nhập các số liệu vềđặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế có liên quan đến sa mạc hoá . Điều tra thực trạng sa mạc hoá tại ba tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Điều tra đánh giá hiện trạng thuỷ lợi, cân bằng nguồn nước, giải pháp cấp nước cho vùng ảnh hưởng sa mạc hoá. Điều tra, phân tích chất lượng đất, nước đặc trưng vùng sa mạc hoá. Điều tra các giải pháp (công trình, phi công trình, chính sách) để ngăn chặn sa mạc hoá cải tạo vùng sa mạc hoá .Từđó kiến nghị giải pháp thích hợp cho từng vùng . Các sản phẩm giao nộp : Báo cáo chung nêu đầy đủ các nội dung công việc đã làm. Báo cáo tóm tắt nêu tóm tắt các kết quảđạt được. Phụ lục bảng biểu và các bản đồ: Trong phụ lục chỉ nêu kết quả phân tích của dự án, các số liệu thu thập về các điều kiện tự nhiên, xã hội (mưa ,bốc hơi, nắng, mực nước, dân số, năng suất, sản lượng ) là những số liệu thống kê đã xuất bản, ởđây không đưa ra. Báo cáo tóm tắt gồm các phần sau : Mởđầu. 1.Đặc điểm tự nhiên 2.Đặc điểm xã hội 3.Phân vùng và phân tích chất lượng đất nước vùng sa mạc hoá 4.Thực trạng sa mạc hoá 5.Các giải pháp nhằm ngăn chặn sa mạc hoá và cải tạo ,sử dụng vùng đất sa mạc hoá Kết kuận MỤC LỤC MỞĐẦU 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN: 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. Khái quát chung 2.2 Đặc điểm về dân số 2.3. Một số thông số kinh tế 3. PHÂN VÙNG VÀ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐẤT, NƯỚC VÙNG SA MẠC HÓA 3.1. Ranh giới vùng sa mạc hóa 3.2 Phương pháp điều tra phân tích đất nước 3.3. Kết quả phân tích chất lượng đất, nước MỘT SỐ HÌNH ẢNH LẤY MẪU TẠI CÁC VÙNG SA MẠC HOÁ TỈNH KHÁNH HOÀ, NINH THUẬN, BÌNH THUẬN 4. THỰC TRẠNG SA MẠC HÓA 4.1. Hiện trạng sử dụng đất 4.2 Thực trạng sa mạc hóa 5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN SA MẠC HÓA VÀ CẢI TẠO, SỬ DỤNG VÙNG ĐẤT SA MẠC HÓA 5.1. Các giải pháp công trình 5.2 Các giải pháp phi công trình 5.3 Các giải pháp cơ chế chính sách PHẦN KẾT LUẬN I. Đánh gián khối lượng và chất lượng công việc đã thực hiện 1. Về khối lượng 2. Về chất lượng: II. Hiệu quả của dự án

pdf75 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 106 0,16 Đất rừng trồng 2766 4,15 Đất rừng tự nhiên 14427 21,62 Đất trồng cây hàng năm khác 289 0,43 Đất ở 30 0,04 Đồi đá gốc trong vùng cát 315 0,47 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 66724 100,00 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 40 2 - Huyện Hàm Tân Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 48 0.45 Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 7204 67.40 Đất chuyên dùng 318 2.98 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 472 4.42 Đất ruộng lúa, lúa màu 113 1.06 Đất rừng trồng 341 3.19 Đất rừng tự nhiên 3 0.03 Đất trồng cây lâu năm 1623 15.18 Đất ở 567 5.30 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 10689 100.00 3- Huyện Hàm Thuận Bắc Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 48474 73.43 Đất ruộng lúa, lúa màu 40 0.06 Đất rừng trồng 3213 4.87 Đất rừng tự nhiên 13324 20.18 Đất trồng cây hàng năm khác 799 1.21 Đất ở 163 0.25 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 66013 100.00 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 41 4- Huyện Hàm Thuận Nam Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 9 0.04 Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 12774 50.12 Đất chuyên dùng 626 2.46 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 278 1.09 Đất ruộng lúa, lúa màu 16 0.06 Đất rng trồng 2479 9.73 Đất rừng tự nhiên 7513 29.48 Đất trồng cây lâu năm 1226 4.81 Đất ở 564 2.21 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 25485 100.00 5- Huyện Tuy Phong Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 81 0.21 Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 19829 51.88 Đất chuyên dùng 14 0.04 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 209 0.55 Đất rừng trồng 2451 6.41 Đất rừng tự nhiên 13324 34.86 Đất trồng cây lâu năm 1443 3.78 Đất ở 872 2.28 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 38223 100.00 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 42 6- Thị xã Phan Thiết Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 11 0.02 Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 42245 84.21 Đất chuyên dùng 1345 2.68 Đất rừng trồng 4015 8.00 Đất rừng tự nhiên 92 0.18 Đất trồng cây hàng năm khác 799 1.59 Đất ở 1658 3.31 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 50165 100.00 Bảng 4.3. Diện tích các loại hình sử dụng đất cát theo tỉnh Ninh Thuận Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 193 1.81 Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 5820 54.70 Đất chuyên dùng 126 1.18 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 158 1.49 Đất rừng trồng 534 5.02 Đất trồng cây hàng năm khác 941 8.84 Đất ở 2229 20.95 Đụn cát di động 638 6.00 Tổng diện tích cát ven biển của tỉnh 10639 100.00 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 43 Bảng thống kê diện tích các huyện tỉnh Ninh Thuận 1- Thị xã Phan Rang Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 77 1.14 Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 5606 83.13 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 18 0.27 Đất ở 1043 15.47 Tổng diện tích cát ven biển trong thị xã 6744 100.00 2- Huyện Ninh Phước Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 150 1.71 Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 5820 66.38 Đất chuyên dùng 126 1.44 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 124 1.41 Đất rừng trồng 534 6.09 Đất trồng cây hàng năm khác 941 10.73 Đất ở 435 4.96 Đụn cát di động 638 7.28 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 8768 100.00 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 44 3- Huyện Ninh Hải Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 43 2.32 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 16 0.86 Đất ở 1794 96.82 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 1853 100.00 Bảng 4.4 Diện tích các loại hình sử dụng đất cát theo tỉnh Khánh Hòa Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 69 0.47 Vùng cát bằng cha sử dụng, trảng cỏ, cây bụi 3414 23.36 Đất chuyên dùng 519 3.55 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 617 4.22 Đất rừng trồng 8403 57.51 Đất ở 1590 10.88 Tổng diện tích cát ven biển của tỉnh 14612 100.00 Bảng thống kê diện tích các huyện tỉnh Khánh Hòa 1- Cam Ranh Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 55 0.64 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 167 1.95 Đất rừng trồng 8352 97.41 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 8574 100.00 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 45 2- Ninh Hòa Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 10 0.80 Đất chuyên dùng 279 22.27 Đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản 390 31.13 Đất rừng trồng 51 4.07 Đất ở 523 41.74 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 1253 100.00 3- Thành phố Nha Trang Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Sông hồ 4 0.34 Đất chuyên dùng 240 20.39 Đất ở 933 79.27 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 1177 100.00 4- Vạn Ninh Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % Vùng cát bằng cha sử dụng trảng cỏ cây bụi 3414 94.62 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 60 1.66 Đất ở 134 3.71 Tổng diện tích cát ven biển trong huyện 3608 100.00 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 46 ẢNH VIỄN THÁM Đà QUA XỬ LÝ Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 47 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 48 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 49 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 50 4.2 Thực trạng sa mạc hóa 4.2.1 Các quá trình sa mạc hóa chủ yếu Qua quá trình khảo sát, sa mạc hóa ở vùng nghiên cứu tồn tại chủ yếu ở các loại hình: sa mạc hóa cát, sa mạc hóa muối, sa mạc hóa đá và sa mạc hóa từ đất bạc màu. Vùng ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng có tốc độ gió tương đối lớn, việc này thể hiện rõ vai trò quan trọng của gió trong tiến trình sa mạc hóa, đặc biệt là sa mạc hóa cát. Tác động rõ rệt nhất do gió đó là quá trình hình thành các cồn cát, dải cát ven biển. Do tính chất gắn kết kém, ở những nơi có lớp phủ thực vật kém cát bị gió di chuyển thành dạng cồn cát hoặc cát bay vào sâu trong đất liền, điển hình là khu cách mạng Lê Hồng Phong của tỉnh Bình Thuận, các đụn cát Nam Cương, Tuấn Tú, Nhơn Hải ở Ninh Thuận. Khí hậu khô hạn tăng cường và hiện tượng cát bay, cát nhẩy là một trong những đặc trưng cơ bản của quá trình sa mạc hóa. Do được thiên nhiên ưu đãi về độ mặn nước biển và các điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển diêm nghiệp, Ninh Thuận và Bình Thuận là một trong những trung tâm sản xuất muối lớn của cả nước. Tuy nhiên có một số vùng đã xuất hiện hiện tượng các cánh đồng muối bị bỏ hoang. Ngoài ra quá trình xâm nhập mặn từ các cửa sông, ven biển cả vào mùa khô lẫn mùa mưa cũng làm tăng nguy cơ sa mạc hóa muối. Vào mùa mưa bão, thủy triều và sóng đem theo nước mặn tràn vào trong đồng làm mặn hóa đất phù sa và cát ven biển. Vào mùa khô nước biển theo sông lấn sâu vào trong đất liền, kết hợp với nước ngầm cũng gây ra mặn hóa khu vực duyên hải. Với địa hình đất dốc và bán sơn địa, quá trình xói mòn làm giảm sút đáng kể hàm lượng chất hữu cơ trong đất, phá vỡ cấu trúc của đất. Quá trình này kéo dài nhiều năm kết hợp với việc canh tác hoặc chăn thả gia súc liên tục làm cho khả năng phát triển của thảm phủ thực vật kém đi, và dần dần thành những vùng đất trống nghèo chất dinh dưỡng hay đất bạc màu trên diện rộng dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa. Cấu trúc của các loại đất này bị phá vỡ thành các dạng rời rạc lại càng dễ bị xói mòn do nước vào mùa mưa và bị gió cuốn đi vào mùa khô. 4.2.2. Các vùng sa mạc hóa chủ yếu Ngoài các vùng đã có hệ thống tưới như đã thống kê ở trên và huyện Phước Bình, hầu hết các diện tích còn lại trong địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang trong tình trạng bị sa mạc hóa hoặc tiềm ẩn nguy cơ sa mạc hóa. Các điểm sa mạc hóa rõ nhất nằm ở các xã thuộc các huyện ven biển: một phần của xã An Hải, một phần của xã Phước Hải, xã Phước Dinh, xã Phước Diêm, xã Phước Minh, một phần xã Phước Nam, xã Tri Hải, xã Nhơn Hải, xã Vĩnh Hải, một phần xã Công Hải. Hiện tượng xa mạc hóa ở đây chủ yếu dưới dạng sa mạc hóa cát, sa mạc Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 51 hóa muối xen kẽ với sa mạc hóa đá và đất bạc màu ở phía sâu trong đất liền. Các cồn cát trong vùng kéo dài, cao và bao phủ một diện tích tương đối lớn, điển hình là các cồn cát ở xã An Hải, Phước Dinh. Các điểm sa mạc hóa và có tiềm năng sa mạc hóa được thể hiện rõ trong bản đồ sa mạc hóa và khả năng xuất hiện sa mạc hóa. Sa mạc hóa cát là loại sa mạc hóa chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận. Diện tích cát của cả tỉnh là 145.610 ha chiếm tỷ lệ 18,2 % diện tích tự nhiên. Phân bố dọc theo bờ biển các huyện Tuy Phong , Bắc Bình, TX Phan Thiết ,Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Hiện tại đã xuất hiện những vùng sa mạc hóa cát và còn một diện tích lớn có tiềm năng sa mạc hóa, điển hình là các vùng xuất hiện loại cát đỏ. Vùng cát đỏ ở Bình Thuận có 73.415 ha diện tích phân bố ở 5 huyện và thành phố Phan Thiết, trải dài trên 33 xã, phường ven biển. Huyện Bắc Bình có diện tích đất cát đỏ khá lớn 32.640 ha, có 2 xã hầu như nằm trọn trong vùng cát là: Hồng Phong và Hoà Thắng. Một số xã, phường có diện tích đất cát đỏ chiếm đa phần như: Hàm Tiến, Tiến Thành - thuộc thành phố Phan Thiết, xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam. Đất cát đỏ tỉnh Bình Thuận thuộc vùng khô hạn, lượng mưa trung bình năm dưới 800 -1000 mm, thường xuyên có gió Đông Bắc thổi mạnh, hiện tượng cát bay, cát di động xảy ra, đặc biệt ở những nơi có độ che phủ kém. Vùng cát đỏ nói chung, đặc biệt khu vực đất cát đỏ tập trung ở các xã Hồng Phong và Hòa Thắng huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận nói riêng (Khu Lê Hồng Phong – một căn cứ cách mạng), trước đây phần lớn được che phủ bởi rừng và cây bụi rậm. Trong chiến tranh, một số khu vực bị rải chất phát quang, chất độc hóa học làm cho thảm thực vật che phủ bị thu hẹp lại. Sau giải phóng, do những nhu cầu ngày càng tăng của xã hội trong sản xuất lương thực, thực phẩm, gỗ cho xây dựng, củi đun...nên rừng bị khai thác một cách quá mức, khiến cho lớp phủ thực vật ngày càng cạn kiệt. Nguy cơ sa mạc hóa đang từng ngày lớn dần nếu không có biện pháp ngăn chăn kịp thời. 4.2.3 Tiềm năng sa mạc hóa Qua điều tra sơ bộ, tiềm năng sa mạc hóa ở hai tỉnh là rất lớn. Do địa hình phần nhiều là bán sơn địa, tiềm năng xói mòn lớn, thêm vào đó là chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện phong hóa, khoáng hóa triệt để và rửa trôi nhanh, mạnh. Bốn nguồn năng lượng tự nhiên là mưa, gió, nắng nóng, nước biển tác động mạnh mẽ theo mùa ảnh hưởng mạnh đến quá trình phát sinh thoái hóa đất. Quá trình này theo thời gian xẩy ra với cường độ mạnh và trên diện rộng dẫn đến xuất hiện các vùng sa mạc hóa. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 52 Trên cơ sở điều tra ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, tùy theo từng vùng mà có khả năng sẩy ra các quá trình sa mạc hóa như sau: − Sa mạc cát do diễn biến của quá trình cát bay, cát nhẩy. Hiện tượng này phổ biến chủ yếu ở các xã dọc theo ven biển. − Sa mạc đá: xuất hiện ở các vùng xói mòn trơ sỏi đá với hiện trạng đá lộ, đá lăn lở. Sa mạc đá chủ yếu xuất hiện ở các vùng núi sót tiếp giáp với đồng bằng ven biển. − Sa mạc đất xuất hiện ở các vùng đất xám, xám bạc màu có tầng mặt nghèo kiệt dinh dưỡng, cấu trúc bị phá vỡ và mất cân bằng sinh thái trên diện rộng, có nhiều dấu hiệu của sa mạc hóa đất cằn. − Sa mạc muối có nguy cơ xuất hiện do quá trình bỏ hoang các ruộng muối và các khu nuôi tôm ở vùng đất mặn ven biển, hoặc xuất hiện do quá trình xâm nhập của nước biển làm mất khả năng sử dụng đất của các diện tích canh tác ven biển. − Thảm phủ thực vật bị phá: Trên các đụn cát trước đây tồn tại các rừng cây bụi lá cứng hoặc rừng thưa cây lá rộng. Hiện nay rừng bị khai thác lấy vật liệu xây dựng nhà cửa, làm củi đốt. Kết quả là ngày nay trên vùng cát chỉ còn phổ biến dạng cây bụi thấp, có vùng thưa thớt một số loại cây chịu hạn như sương rồng, rừng chỉ còn lại một diện tích nhỏ, phân bố rải rác. Đất cát vốn có sự liên kết kém và nghèo dinh dưỡng, khi con người chưa tác động mạnh mẽ, trên đất cát có thảm thực vật che phủ tương đối kín, hạn chế tối đa cát di động theo gió và nước. Do khai thác quá mức, lớp phủ thảm thực vật bị mất đi, cát di động mạnh theo gió và nước gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, giao thông. − Thiếu công trình thuỷ lợi: Yếu tố bất lợi nhất đối với vùng cát là nguồn nước không điều hòa. Bản chất của đất cát là lưu giữ nước kém. Mùa mưa, đại đa số vùng trũng bị ngập, gây khó khăn cho cây sinh trưởng. Mùa khô, nguồn nước cấp không đủ cho sản xuất. Việc sử dụng nước ngầm cũng bị giới hạn bởi sự xâm nhập mặn. Việc sử dụng nguồn nước sông để cung cấp cho vùng cát cũng rất tốn kém vì nguồn nước ngọt thường phải lấy từ xa. − Khai thác rừng đầu nguồn quá mức: Một trong những nguyên nhân làm suy giảm nguồn nước trong vùng cát là sự khai phá rừng quá mức. Sự tăng dân số, thiếu hụt đất canh tác, nhu cầu củi đốt đã khiến việc bảo vệ các khu rừng còn sót và khu rừng mới trồng rất khó khăn. Cần thiết phải tăng rừng trồng và bảo vệ rừng. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 53 5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN SA MẠC HÓA VÀ CẢI TẠO, SỬ DỤNG VÙNG ĐẤT SA MẠC HÓA Gồm quy hoạch phát triển và sử dụng bền vững nguồn nước mặt và phát triển triển bền vững nguồn nước ngầm 5.1. Các giải pháp công trình 5.1.1 Quy họach lưu vực Sông Cái Ninh Hòa – Sông Cái Nha Trang Căn cứ hiện trạng thủy lợi, các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội, đề xuất phương hướng phát triển thủy lợi của vùng như sau: 1) Cấp nước nông nghiệp ƒ Lưu vực sông Cái Ninh Hòa - Nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương 24 công trình hiện trạng để đảm bảo diện tích tưới 10234 ha, trong đó nâng cấp hồ Đá Bàn để tưới 7000 ha, cấp nước sinh hoạt 1,2 triệu m3 và nuôi trồng thủy sản 451 ha. - Xây dựng mới 12 hồ chứa và 1 đập dâng đảm bảo tưới 8680 ha. Một số công trình đáng chú ý trong vùng như sau: (i) Hồ Buôn Dung trên Suối Bung tại vị trí có Flv = 34,9 km2. Hồ có dung tích chứa 17,80×106m3. Hồ Buôn Dung kết hợp với đập dâng phía dưới sẽ tưới được 2260 ha đất canh tác của 2 xã Ninh Sim và Ninh Xuân. (ii) Hồ chứa E.A Krông Rou tại vị trí có diện tích lưu vực 77 km2, có Wchứa = 25,5 106m3. Dòng chảy được dẫn qua một tuy nen dài 2.200 m và một đường ống áp lực dài 1.500 m. Nhà máy thủy điện đặt cao trình 70 m, có cột nước phát điện 500 m và công suất lắp máy 23,4 MW. Nước sau nhà máy thủy điện được dẫn để tưới từ cao trình 60 m trở xuống cho diện tích 2.800 ha, chủ yếu là mía đồng thời cấp nước khoảng 3000 m3/ngày-đêm nước sinh hoạt của dân cư. Như vậy tổng năng lực tưới của các công trình trong vùng Sông Cái Ninh Hòa là 18914 ha chiếm 95% diện tích đất nông nghiệp trong đó có 9140 ha lúa, 9774 ha màu và cây công nghiệp. ƒ Vùng Sông Cái Nha Trang Nâng cấp và kiên cố hoá kênh mương 45 công trình đã có để đưa diện tích tưới hiện tại lên 3239 ha theo nhiệm vụ thiết kế. Xây dựng mới 22 công trình vừa và nhỏ để đảm bảo diện tích ổn định 13.978 ha. Một số công trình đáng chú ý như sau: - Hồ thủy điện Sông Chò dự kiến xây dựng trên sông Chò tại vị trí có diện tích lưu vực 197,5 km2, dự kiến xây dựng một đập chắn cao khoảng 70m để tạo hồ chứa có Wtb: 238,59×106 m3 và Whd: 229,27×106 m3. Lượng nước của hồ được chuyển qua một tuy nen dài 1,5km, đường ống áp lực dài 300m tới nhà máy Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 54 thủy điện đặt ở cao trình 80m, có cột nước phát điện trên 100m, công suất của nhà máy 12.8 MW. Nước xả sau nhà máy thủy điện được tận dụng đổ vào kênh chạy dọc theo sườn núi dẫn tưới 4000ha. - Hồ Suối Dầu trên sông Suối Dầu tại vị trí Flv = 120 km2. Hồ có nhiệm vụ tưới 3.700 ha, cấp nước cho khu công nghiệp Suối Dầu và khu công nghiệp Suối Hiệp 6,68× 106m3. - Hồ Sông Cầu trên Sông Cầu tại vị trí có Flv =162 km2 thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, hồ có Wtrữ = 60,47×106m3, có nhiệm vụ tưới 5430ha trong đó có khu tưới hiện nay được tưới bằng trạm bơm Cầu Đôi. Tổng diện tích được tưới là 17217 ha. Diện tích chưa được tưới còn lại là 863 ha còn lại kiến nghị trồng 1 vụ nhờ nước trời. ƒ Vùng Cam Ranh - Nâng cấp 8 công trình đã có để đảm bảo diện tích tưới 3.485 ha. - Xây dựng mới 7 công trình trong đó có 6 hồ chứa, 1 trạm bơm để đảm bảo tưới cho 3710 ha. 2) Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp Khu vực thành phố Nha Trang: Nâng công suất nhà máy nước Xuân Phong và Võ Cạnh lên 70.000 m3/ngày đêm cấp nước cho Thành phố Nha Trang. Nguồn lấy từ Sông Cái Nha Trang. Đối với vùng Sông Cái Ninh Hòa: Cấp nước sạch cho khoảng 70000 dân ở các khu ven quốc lộ 26, xã Ninh Thượng, khu quân dội và vùng đồng bằng hạ lưu sông Cái Ninh Hòa. Nguồn nước từ Hồ Đá Bàn, Hồ EA Krông rou, Hồ Sông Đá. Cấp nước cho khu công nghiệp đóng tàu Huyndai là 0.1 m3/s và 14.000 lao động làm việc ở khu công nghiệp. Nguồn từ hồ Hòn Khói. Đối với vùng Cam Ranh: Cấp nước 3×106 m3̣/năm cho 80.000 dân. Nguồn nước từ hồ Trà Dục. Cấp nước cho khu công nghiệp Suối Dầu - Suối Hiệp: 6,68×106m3. Nguồn lấy từ hồ Suối Dầu. Cấp nước sạch nông thôn: Đến năm 2010 có 95% dân số nông thôn được cấp nước sạch bằng các hình thức cấp nước tập trung cho các trung tâm huyện thị, các xã vùng đồng bằng ven biển; kết hợp lấy nước từ các hệ thống tưới và cấp nước bằng các loại hình phân tán như giếng đào, giếng khoan, lu bể chứa nước mưa. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 55 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 56 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 57 3) Công trình khai thác tổng hợp Lưu vực sông Cái Ninh Hòa và Sông Cái Nha Trang có khá nhiều vị trí ở thượng nguồn thuận lợi xây dựng các công trình lợi dụng tổng hợp để phát điện, cấp nước tưới, bổ sung nước hạ du và cắt giảm lũ (bảng 5.2). 5.1.2 Quy hoạch sông Cái Phan Rang và hệ thống sông nhỏ Ninh Thuận 1) Vùng thượng nguồn sông Cái Là phần diện tích lưu vực sông Cái tính đến đập Nha Trinh, có diện tích tự nhiên 2140 Km2, bao gồm diện tích đất đai của toàn bộ huyện Ninh Sơn. Các công trình đã được xây dựng trong vùng gồm có 25 đập dâng. Tổng năng lực tưới thiết kế 4089 ha, thực tưới được 2583 ha. Trong đó đập 19/5 và đập Krông Pha sử dụng nguồn nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim. - Đập 19/5 có năng lực tưới thiết kế 300 ha nhưng do hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh nên diện tích thực tưới mới đạt 200 ha. - Đập Krông Pha xây dựng năm 1978, theo thiết kế ban đầu tưới 4710 ha, tuy nhiên diện tích đất chi có 3200 ha. Hệ thống có nguồn nước khá phong phú tuy nhiên diện tích đất canh tác có nhiều nơi còn để hoang hoá, thêm vào đó địa hình khu tưới khá phức tạp, đất đai hầu hết là đất cát pha, sự phân bố dân cư chưa hợp lý. Chính vì vậy đến nay hệ thống mới chỉ tưới được 2000 ha. - Các đập dâng nhỏ khác thiết kế tưới 589 ha, thực tưới 383 ha chủ yếu vụ mùa. Hướng giải quyết cấp nước cho vùng này là xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ giải quyết tưới tại chỗ: Hồ Sông Sắt (tưới 3510 ha), Hồ Trà Co (1230 ha), Hồ Sông Dầu (3700 ha), Hồ Cho Mo (1250 ha), Hồ Sông Cái và đập Tân Mỹ (tưới tại chỗ 3700 ha và bổ sung nước cho hệ thống Nha Trinh- Lâm Cấm). 2) Vùng Nha Trinh Lâm Cấm Là vùng tưới của hệ thống Nha Trinh Lâm Cấm bao gồm đất đai của thị xã Phan Rang và một phần các huyện Ninh Phước, Ninh Hải. Hệ thống Nha Trinh- Lâm Cấm là hệ thống thủy lợi lớn có lịch sử xây dựng từ hàng trăm năm nay. Nhờ có hệ thống thủy lợi này đã biến đổi vùng đồng bằng Phan Rang có khí hậu nắng nóng, gió nhiều, ít mưa nhất cả nước thành một vùng đồng bằng trù phú. Hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm có năng lực tưới thiết kế 12800 ha, gồm 2 cụm công trình đầu mối là Nha Trinh và Lâm Cấm, hệ thống kênh chính nam, bắc và hệ thống kênh nhánh. Hệ thống kênh Bắc và Kênh Nam mới được đầu tư kiên cố hóa. Bên cạnh việc hoàn chỉnh tu bổ toàn hệ thống Nha Trinh Lâm Cấm nâng cao hiệu quả của công trình hiện có, theo các tài liệu nghiên cứu của JICA và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có thể mở Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 58 rộng khu tưới của hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm lên 21700 ha, trong đó mở rộng 8900 ha bằng các giải pháp động lực. Vì vậy trong tương lai cần có giải pháp bổ sung nước cho hệ thống đập Nha Trinh- Lâm Cấm: - Thay đổi qui trình làm việc của thủy điện Đa Nhim từ mục nhiệm vụ chính là phát điện sang nhiệm vụ cấp nước tưới. - Xây dựng hồ chứa nước ở thượng nguồn sông Cái. Giải pháp thứ nhất ít có tính khả thi vì ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của nhà máy thủy điện Đa Nhim. Việc bổ sung lượng nước thiếu tại Nha Trinh Lâm Cấm bằng các hồ chứa nước ở thượng nguồn sông Cái là hợp lý hơn cả. Ở thượng nguồn sông Cái có nhiều vị trí có thể xây dựng được các hồ chứa có khả năng điều tiết lớn như hồ Sông Cái, hồ Tân Mỹ. Các công trình này đều có khả năng điều tiết dòng chảy lớn, ngoài khả năng bổ sung nước cho hạ lưu còn có cung cấp nước tưới tại chỗ. Xét về mặt cấp nước Hồ Tân Mỹ là công trình có khả năng điều tiết lớn nhất, tuy nhiên diện tích ngập lại lớn gây thiệt hại đến các ngành dân sinh kinh tế trong vùng. Vì vậy trong tính toán chọn phương án Hồ Sông Cái ở thượng nguồn và đập dâng Tân Mỹ. Hồ Sông Cái dự kiến được xây dựng trên sông Cái tại vị trí có diện tích lưu vực 733 Km2. Hồ có nhiệm vụ cấp nước cho đập Tân Mỹ tưới tại chỗ 3700 ha và cấp nước bổ sung cho hệ thống Nha Trinh Lâm Cấm. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 59 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 60 3) Vùng lưu vực sông Lu, sông Quao Bao gồm phần diện tích đất đai còn lại của huyện Ninh Phước không thuộc khu tưới của hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm nằm trong lưu vực sông Lu. Ngoài hồ Tân Giang mới được xây dựng và 3 hồ chứa nhỏ, các công trình thủy lợi còn lại chủ yếu là hệ thống đập đâng trên sông Lu. Các đập đâng trên sông Lu có năng lực tưới thiết kế 1915 ha, thực tế đã phát huy tưới 1110 ha vụ mùa. Ba hồ chứa nhỏ theo thiết kế tưới 510 ha, hiện mới tưới được 400 ha do hệ thống kênh mương chưa được xây dựng xong. Đối với vùng này, làm mới các hồ chứa vừa và nhỏ là giải pháp công trình cơ bản và chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tưới của các đập dâng nhỏ đã có và mở rộng diện tích đất canh tác. Các công trình này gồm có: Hồ Lanh Ra (tưới 1055 ha), Hồ Bầu Dồn (120 ha), Hồ Tà Ranh (80 ha), Hồ Trà Van (350 ha), Hồ Sông Biên (940 ha). 4) Vùng Đông Nam Ninh Thuận Đây là lưu vực của các sông suối nhỏ ở phía đông Nam Ninh Thuận. Hầu hết đều chảy về đầm Thị Nại. Diện tích đất canh tác trong vùng thuộc phần diện tích còn lại của huyện Ninh Hải. Các công trình trong vùng gồm có 22 đập dâng có năng lực tưới thiết kế 998 ha, thực tưới 679 ha. Ngoài ra hồ ông Kinh (hoàn thành năm 2000) có diện tích lưu vực 6,4 km2 tưới được 120 ha. Hồ Sông Trâu tưới 3070 ha mới hoàn thành. Các công trình đang hoặc dự kiến xây dựng mới: Hồ Bà Râu (tưới 480 ha), Hồ Nước Ngọt (222 ha), Hồ Đông Nha (220 ha), Hồ Phước Nhơn (226 ha). Về cấp nước sinh hoạt, công nghiệp: Hiện tại thị xã Phan Rang được cung cấp nước sạch từ nhà máy khai thác nguồn nước mặt. Nhà máy nước được xây dựng phía trên đập Lâm Cấm. Công suất thiết kế 12.000 m3/ ngày đêm đợt 1, sau năm 2000 sẽ đưa công suất lên: 24000 m3/ ngày đêm và đến năm 2010 lượng nước yêu cầu cho sinh hoạt, công nghiệp của thị xã Phan Rang là: 28,6×106 m3/năm. Các vùng dân cư khác khai thác nguồn nước ngầm để sinh hoạt. Công trình khai thác chủ yếu là các giếng đứng với đường kính từ 2,5 -3 m. 5.1.3 Quy hoạch các lưu vực sông thuộc tỉnh Bình Thuận 1) Lưu vực suối Đá Bạc và sông Lòng Sông Lưu vực suối Đá Bạc và sông Lòng sông có tổng diện tích tự nhiên là 59600 ha, diện tích đất canh tác hiện tại là 5764 ha, trong đó đất lúa: 2330 ha, đất màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 3434 ha. Bố trí đất canh tác đến 2010: 6340 ha đất cây hàng năm, trong đó đất lúa: 2360 ha, đất màu: 3960 ha. Hiện nay trong vùng đã xây dựng dựng được 3 đập dâng kiên cố và 7 đập tạm, với tổng năng lực tưới thiết kế 1930 ha, thực tưới được 1899 ha. Tuy nhiên các công trình Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 61 này chủ yếu tưới vụ mùa, vào mùa khô thường không chủ động được nguồn nước tưới. Vì vậy trong tương lai xây dựng các hồ chứa là hợp lý hơn cả. - Lưu vực suối đá Bạc: Xây dựng hồ Đá Bạc có nhiệm vụ tưới cho 500 ha đất canh tác của xã Vĩnh Hảo và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 5000 dân trong khu vực với quy mô 1800 m3 /ngày đêm. - Lưu vực sông Lòng Sông: Xây dựng hồ Sông Lòng Sông tưới 4200 ha đất canh tác của các xã Phan Dũng, Liên Hương, Phước Thể, Phú Lạc, Chí Công của huyện Tuy Phong, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 100000 dân của thị trấn Liên Hương và các xã trong khu tưới với quy mô: 34000 m3 /ngày đêm. - Tổng cộng diện tích canh tác được tưới của lưu vực 4700 ha, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng 13,07×106 m3 2) Lưu vực sông Luỹ Lưu vực sông Luỹ gồm toàn bộ huyện Bắc Bình. Trong vùng đã xây dựng được 20 đập dâng kiên cố và 7 đập tạm và 1 trạm bơm điện với năng lực tưới thiết kế 6703 ha, thực tưới 1020 ha vụ đông xuân, 2095 ha vụ hè thu và 5141ha vụ mùa. Các công trình hiện trạng đều là đập dâng, trạm bơm khai thác nguồn nước cơ bản của sông Luỹ, ngoại trừ đập Đồng Mới có khả năng tưới 500 ha vụ đông xuân, các công trình khác chủ yếu tưới vụ hè thu và vụ mùa. Diện tích đất canh tác được tưới mới đạt 19 % diện tích canh tác của lưu vực (5149 ha/ 29037 ha). Hiện nay thủy điện Đại Ninh đã được chính phủ phê duyệt đầu tư, để sử dụng có hiệu quả nguồn nước xả sau thủy điện Đại Ninh và nguồn nước của lưu vực nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất hiện tại và yêu cầu phát triển trong tương lai, cần thiết xây dựng mới các hồ chứa nước. Các công trình được xem xét trong sơ đồ phát triển nguồn nước của lưu vực gồm có: - Hồ chứa nước Cà Giây hiện đang được xây dựng trên sông Cà Giây tưới 3965 ha lúa của khu tưới đập Uy Thầy và hệ thống đập dâng trên sông Mao. - Hồ chứa nước Sông Luỹ sử dụng lượng nước xả sau thủy điện Đại Ninh và nguồn nước của lưu vực tươí 42.000 ha đất canh tác của lưu vực sông Luỹ và Sông Cái Phan Thiết, đồng thời cấp nước dân sinh trong vùng với yêu cầu: 10.106 m3/ năm. - Hồ Cà Tót dự kiến xây dựng trên suối Cà Tót. Hồ có nhiệm vụ tưới 2000 ha khu cao Cà Tót. - Đập Đồng Mới là công trình hiện trạng, khi có hồ Sông Luỹ hồ chủ yếu sử dụng lưu lượng cơ bản của khu giữa đập Đồng Mới và hồ Sông Luỹ, cộng Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 62 với lượng nước hồi quy từ khu tưới hồ Sông Luỹ để tưới 1000 ha đất 3 vụ lúa của hệ thống. 3) Lưu vực sông Quao Diện tích lưu vực tính đến cửa sông là 800 Km2. Hầu hết lưu vực thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Diện tích đất canh tác hiện tại là 17774 ha, trong đó đất lúa 12547 ha, đất màu, cây công nghiệp ngắn ngày 5227 ha. Đến 2010, bố trí đất canh tác 21450 ha, trong đó đất lúa 13400 ha, đất màu và cây công nghiệp 8050 ha. Lưu vực sông Quao có nhiều công trình thủy lợi nhỏ đã được xây dựng, trong đó đa số là đập đâng nên chưa chủ động được nguồn nước tưới. Hồ sông Quao sau khi xây dựng xong sẽ cung cấp nguồn nước tưới cho 8120 ha đât lúa màu và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng nhờ hệ thống đập dâng và hệ thống kênh nội đồng hiện có. Các công trình nhỏ khác đảm bảo tưới 1940 ha. Như vậy với các công trình này nguồn nước lưu vực sông Quao đảm bảo tưới 10060 ha, còn khoảng trên dưới 10000 ha đất lúa màu của lưu vực cần phải được tiếp nước từ hồ Sông Luỹ bằng kênh đẫn khi có thủy điện Đại Ninh. 4) Lưu vực sông Cà Ty Lưu vực sông Cà Ty có tổng diện tích tự nhiên là 77500 ha, diện tích đất canh tác hiện tại là 4770 ha, trong đó có 2477 ha đất lúa và 2293 ha đất màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đến 2010 đất cây hàng năm dự kiến là 9210 ha, trong đó có 5200 ha đất lúa, 4010 ha đất màu. Hiện nay trong vùng đã xây dựng dựng được 4 đập đâng kiên cố và 1 đập tạm, và 2 Trạm bơm điện với tổng năng lực tưới thiết kế: 2303 ha, năng lực thực tưới 1902 ha. Tuy nhiên ngoại trừ các đập Đồng Đế, Dốc Mới có khả năng tưới được từ 2 đến 3 vụ một năm, các công trình còn lại chủ yếu tưới vụ mùa, vào mùa khô thường không chủ động được nguồn nước tưới. Hiện nay nguồn nước sinh hoạt cho thị xã Phan Thiết lấy từ đập Phú Hội trên sông Cà Ty do khai thác dòng chảy cơ bản của sông nên mùa khô xảy ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt của thị xã. Phương án công trình được đề xuất là xây dựng Hồ Ka Bét + Hồ sông Móng và đập dâng Ba Bàu đảm bảo tưới 5900 ha và cấp nước sinh hoạt 31,62×106 m3. - Đập đâng Ba Bàu nằm trên dòng chính sông Cà Ty tại vị trí có diện tích lưu vực 347 Km2. Đập Ba Bàu được tiếp nhận nguồn nước đã được điều tiết của hồ Ka Bét, và hồ Sông Móng, đồng thời tận dụng nguồn nước của khu giữa (110 Km2) đảm bảo tưới 5900 ha và cấp nước sinh hoạt cho thị xã Phan Thiết. Trong trường hợp không có hồ Ka Bét và hồ sông Móng đập đâng Ba Bàu có khả năng tưới 2000 ha và cấp nươc cho thị xã Phan Thiết 0.2 m3 /s - Hồ Ka Bét dự kiến được xây dựng trên sông Ka Bét tại vị trí có diện tích lưu vực 136 Km2. Hồ có nhiệm vụ bổ sung nước cho đập đâng Ba Bàu. Trong Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 63 trường hợp không có hồ Sông Móng, hồ Ka Bét và đập Ba Bàu đảm bảo tưới 4500 ha và cấp nước 0.2 m3 /s. - Hồ Sông Móng dự kiến được xây dựng trên sông Móng tại vị trí có diện tích lưu vực: 101 Km2. Hồ có nhiệm vụ bổ sung nước cho đập đâng Ba Bàu. Trong trường hợp không có hồ Ka Bét, hồ Sông Móng và đập Ba Bàu đảm bảo tưới 4200 ha. Các công trình nhỏ khác đảm bảo tưới 970 ha. Tổng cộng 6870 ha. Như vậy còn khoảng hơn 2000 ha đất canh tác của lưu vực sông Cà Ty chưa có nguồn nước tưới đề nghị thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc trồng một vụ vào mùa mưa. 5) Lưu vực sông Phan và các suối nhỏ ven biển Hàm Thuận Nam Lưu vực Sông Phan và các suối nhỏ ven biển Hàm Thuận Nam có 3409 ha đất cây hàng năm, trong đó có 1404 ha đất lúa và 2005 ha đất màu. Hiện tại diện tích canh tác trong lưu vực sông Phan chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa. Một số diện tích được tưới vào vụ mùa bằng các đập đâng, nguồn nước không ổn định, thường xuyên bị hạn hán đầu và cuối vụ. Hướng giải quyết cấp nước cho vùng này như sau: - Nâng cấp các công trình hiện trạng đã có đảm bảo tưới 658ha. - Xây dựng hồ sông Phan tại vị trí có diện tích lưu vực 136 Km2 đảm bảo tưới 2600 ha và cấp nước sinh hoạt, công nghiệp trong khu vực. Tổng cộng diện tích được tưới: 3258 ha giải quyết cơ bản diện tích đất canh tác của lưu vực, đồng thời cấp nước sinh hoạt: 4,74×106 m3 6) Lưu vực sông Dinh và các suối nhỏ ven biển huyện Hàm Tân Lưu vực sông Dinh có diện tích 862 Km2, thuộc các huyện Tánh Linh, Hàm Tân và một phần huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Đất cây hàng năm có 8558 ha, trong đó đất lúa 2065 ha, đất màu 6950 ha. Các công trình thủy lợi trong lưu vực sông Dinh và suối ven biển gồm có 7 đập đâng kiên cố và 1 hồ chứa (hồ Núi Đất). Tổng năng lực tưới thiết kế1730 ha, hiện thực tưới được 1135 ha đạt 66 % năng lực tưới thiết kế. Diện tích canh tác trong lưu vực sông Dinh chủ yếu tập trung ở trung và hạ lưu. Các công trình hiện nay ở hạ lưu chủ yếu là các đập đâng, các lưu vực đất cát có nguồn nước đều quanh năm nên canh tác từ 2 đến 3 vụ/năm. Diện tích đất canh tác ở vùng hạ lưu đã được tưới hầu hết do đó để tăng diện tích cây trồng được tưới của lưu vực cần xây dựng các hồ chứa nước ở thượng và trung lưu lưu vực sông Dinh. Thượng lưu sông Dinh dự kiến xây dựng hồ Nông trường sông Dinh tưới 300 ha, ở vùng trung lưu xây dựng hồ sông Dinh 3 tưới 4200 ha và cấp nước sinh hoạt thị trấn La Gi và dân cư trong khu vực, cấp nước công nghiệp ven biển Hàm Thuận. Trên sông Giêng xây dựng hồ Sông Giêng tưới 2000 ha và cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong khu vực. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 64 Các công trình lớn và vừa đảm bảo tưới 6500 ha đất canh tác của lưu vực Sông Dinh thuộc huyện Hàm Tân, các đập đâng đã có tưới cho diện tích 1500 ha đất canh tác ở vùng hạ lưu. Tổng cộng diện tích đất canh tác được tưới 8000 ha. 7) Lưu vực sông La Ngà Lưu vực sông La Ngà được phân thành 2 vùng: thượng La Ngà và hạ lưu La Ngà. ƒ Vùng thượng La Ngà Là phần thượng lưu của lưu vực sông La Ngà tính đến Tà Pao, có diện tích tự nhiên 2000 Km2 bao gồm đất đai của phần lớn huyện Di Linh, thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và một phần huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận. Diện tích đất canh tác có 8200 ha, trong đó có 2190 ha lúa, 6010 ha màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 65 Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 66 Trong những năm qua, trong vùng đã xây dựng được 8 công trình xây dựng cơ bản gồm có 5 hồ chứa nhỏ và 3 đập dâng với năng lực tưới thiết kế 1597 ha, thực tế đã phát huy tưới 987 ha lúa và cà phê. Các công trình hiện trạng khác tưới 1562 ha. Để giải quyết tưới cho vùng này, trong những năm tới dự kiến xây dựng hồ Ka La tưới cho 2200 ha. Tổng cộng diện tích được tưới 3762 ha giải quyết toàn bộ diện tích đất lúa của vùng và một phần diện tích cây cà phê. ƒ Vùng hạ lưu La Ngà Bao gồm đất đai của các huyện Tánh Linh và Đức Linh tỉnh Bình Thuận nằm ở hạ lưu sông La Ngà. Diện tích đất canh tác là 21413 ha (lúa: 15395 ha, màu và cây công nghiệp ngắn ngày: 6018 ha) Đây là vùng đất đai bằng phẳng ở hạ lưu sông La Ngà, trong vùng đã xây dựng được 7 công trình thủy lợi các loại gồm có 5 đập đâng, 1 trạm bơm (Trạm bơm Võ Su) và 1hồ chứa (hồ Trà Tân). Tổng năng lực tưới thiết kế là 6800 ha, thực tế đã phát huy tưới 2839 ha. Các công trình trong vùng chủ yếu là đập dâng và trạm bơm khai thác dòng chảy cơ bản. Trạm bơm Võ Su theo thiết kế tưới 3800 ha, thực tế mới phát huy tưới 870 ha lúa, công trình đạt hiệu quả tưới thấp do mực nước sông xuống thấp, dẫn đến trạm bơm làm việc không có hiệu quả. Các đập dâng nhỏ không chủ động được nguồn nước. Hồ chứa duy nhất trong vùng đã được xây dựng là hồ Trà Tân thiết kế tưới 610 ha, công trình đang trong giai đoạn thi công. Hiện nay trên dòng chính sông La Ngà thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi đang được xây dựng. Để sử dụng có hiệu quả nguồn nước sau thủy điện Hàm Thuận và Đa Mi, Hướng giải quyết cấp nước cho vùng này như sau: - Phát huy khả năng tưới của hồ Trà Tân tưới: 610 ha - Xây dựng mới các công trình: Hồ Suối Cát (tưới 830 ha), Đập Tà Pao (24045 ha), Đập Võ Đắt (15000 ha bao gồm 5300 ha tưới băng bơm, trong đó diện tích đất canh tác thuộc Bình Thuận là 3900 ha, còn lại thuộc Đồng Nai). 5.2 Các giải pháp phi công trình 5.2.1 Quy hoạch sử dụng đất và hệ thống nông nghiệp bền vững 5.2.1.1. Cơ sở khoa học để lập các phương án quy hoạch Những yếu tố được xem xét như những cơ sở để đề xuất các phương án quy hoạch sử dụng đất trong khu vực bao gồm: Tiềm năng và phân bố đất đai trong khu vực; Hiện trạng sử dụng đất; Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 67 Kết quả đánh giá thích nghi đất đai; Đánh giá thích nghi khí hậu; Đánh giá khả năng đảm bảo cân bằng nước; Các điều kiện kinh tế - xã hội; Dự báo thị trường nông lâm sản, thực phẩm. 5.2.1.2 Quan điểm và mục tiêu quy hoạch ƒ Quan điểm - Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sản xuất nông nghiệp nói riêng phải phát huy được lợi thế của từng vùng, từng tỉnh phù hợp với thị trường. - Quy hoạch phát triển nông nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về phát triển bền vững, an toàn môi trường, chống rửa trôi, xói mòn, thoái hóa đất, hạn chế thiên tai. - Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, phát huy nguồn vốn cũng như kỹ năng lao động trong nhân dân, tạo ra yếu tố bền vững để tranh thủ nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, đồng thời tạo nên thị trường cung cầu ổn định. ƒ Mục tiêu - Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng, có chất lượng, hiệu quả cao và bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. - Mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên cơ sở giải quyết nước tưới, đầu tư thâm canh, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện nguồn nước tưới của từng vùng, từng tỉnh, nhằm giảm tính rủi ro do hạn. ƒ Các giải pháp: - Bố trí cơ cấu cây trồng - Chuyển đổi hợp lý cơ cấu và mùa vụ cây trồng trong các năm có hạn hán - Giảm nhỏ mức tưới nhờ dịch chuyển hợp lý thời vụ - Tiết kiệm nước bằng cách giảm nhỏ mức tưới - Biện pháp giảm nhỏ lượng bốc hơi mặt ruộng, tăng khả năng giữ ẩm cho đất Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 68 5.2.2 Biện pháp về giống Giống là một trong những yếu tố quan trọng có thể giải quyết được vấn đề hạn hán. Do có khả năng chịu hạn nên có thể trồng trên những vùng đất khô hạn. Ví dụ: Xoan chịu hạn, phi lao, nhãn, điều chịu hạn Phi lao đồi cát ở Khánh Hòa Xoan chịu hạn ở Ninh Thuận Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 69 Chà là 3 năm tuổi trồng ở Ninh Thuận Dự án nghiên cứu phát triển điều ghép và nhãn chịu hạn của Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 70 5.3 Các giải pháp cơ chế chính sách 5.3.1 Thành lập kế hoạch hay quy hoạch dài hạn của cả vùng cát và từng khu vực Việc quản lý khai thác và sử dụng đất cát trong sản xuất hiện còn chưa được tốt hoặc bị động. Mục đích sử dụng đất ở nhiều địa phương biến động quá mạnh do thay đổi ngành, nghề hay do sự xuất hiện của các dự án lớn. Một quy hoạch có thể bị lạc hậu sau vài năm do sự biến động của thời cuộc nhưng có quy hoạch vẫn tốt hơn không. Môt quy hoạch dài hạn sẽ tạo một cơ sở cho việc khai thác hợp lý, sử dụng đất có hiệu quả cũng như có các kế hoạch môi trường phù hợp. Trong lĩnh vực khai thác chẳng hạn: nếu có ý định khai thác quặng hay than bùn có thể tạm hoãn việc trồng cây hay sản xuất; sau khai thác cát, khai thác than bùn, có thể tận dụng làm hồ nuôi thủy sản… Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: việc mở rộng các diện tích trồng cây ăn quả phải tính đến thị trường, kỹ thuật và tổ chức chế biến: việc tăng số lượng bò thịt, bò sữa, lợn, gà cũng tương tự. Quyền hạn sử dụng đất dài thì người dân mới an tâm đầu tư các mục đích sản xuất dài hạn. Trong sử dụng đất có thể dãn dân theo tuyến giao thông, kết hợp xây dựng các mô hình phù hợp. Trong các khu vực dự kiến đất đô thị, nhà máy có thể nghĩ đến các vấn đề kiểm soát được ô nhiễm môi trường… 5.3.2 Chính sách về sử dụng đất Trong lĩnh vực sử dụng đất cát để sản xuất nông nghiệp, các mô hình có diện tích tương đối lớn ( một vài ha trở lên ), gắn liền nhà ở, chăn nuôi, chăm sóc, bảo vệ… có hiệu suất kinh tế cao. Các mô hình trang trại trên 10ha cũng vậy. Nếu kết hợp quy hoạch dân cư với việc xây dựng các mô hình sinh thái cộng đồng sẽ tăng hiệu quả của các mô hình. Trong nhiều địa phương, giao đất theo kiểu trang trại cũng còn khó khăn về thủ tục. Nói chung, giao đất cho dân sử dụng thì sản xuất, phủ xanh vùng cát có hiệu quả hơn nhưng có nhiều vấn đề nảy sinh như sử dụng sai mục đích, tạo nên bất công bằng. Cần thiết có các chính sách cụ thể. 5.3.3 Chính sách môi trường – tài nguyên Việc thực hiện luật môi trường ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu nhưng tỏ ra rất cần thiết. Đối với vùng cát, nơi có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra cùng một lúc càng cần thiết áp dụng để giảm những thiệt hại trong sản xuất. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 71 Hoạt động khai thác tài nguyên và sử dụng vùng cát vào sản xuất thướng sinh ra những ảnh hưởng xấu giữa các ngành sản xuất trong khu vực, liên khu vực và ngược lại. Ví dụ như việc khai thác khoáng sản, nuôi tôm trên cát… có thể thiệt hại đến sản xuất nông lâm nghiệp. Mặt khác, để có nguồn nước tốt cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản ở vùng cát thì người sản xuất ở vùng cát phải có trách nhiệm đóng góp một phần đâu tư trồng rừng ở thượng nguồn. Việc thải chất gây ô nhiễm cho lưu vực sông và ảnh hưởng đến sản xuất vùng cát cần phải kiểm soát và có đền bù… phải có một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát, làm trọng tài và điều hành thông qua chế độ thuế. Trong khai thác thủy sản cần thực hiện nghiêm, xử phạt thích đáng các hành động khai thác hủy diệt trái phép… 5.3.4 Đa dạng hóa và liên kết các ngành nghề vùng cát Vùng cát có thế mạnh về thủy sản, du lịch, nhưng đại đa số là dân nông nghiệp. Việc phát triển sản xuất nông - lâm trong vùng cát cũng không thể giải quyết được nhiều lao động. Do vậy đa dạng hóa nghề nghiệp, liên kết các nghề cũng là một giải pháp phát triển kinh tế – xã hội vùng cát. Trong dây truyền dịch vụ – sản xuất – chế biến, có nhiều nghề có thể phát triển đáp ứng đặc thù riêng của vùng cát. Sản xuất thức ăn vật nuôi, từ các sản phẩm của nông nghiệp và hải sản, sản xuất phân bón từ than bùn với các thành phần hút ẩm, với một tỷ lệ hạt sét, chế biến hoa quả, hải sản… Phát triển du lịch có thể tiêu thụ các sản phẩm của địa phương, dịch vụ câu cá nước ngọt, nước mặn, du thuyền… là các nghề có thể phát triển. Nói chung, khi kinh tế – xã hội phát triển sẽ xuất hiện rất nhiều ngành, nghề phù hợp với đặc trưng vùng cát. 5.3.5 Mở rộng và kiểm soát tốt mạng lưới dịch vụ sản xuất. Trong những năm qua, các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư chỉ đảm nhận được một phần nhỏ các công việc dịch vụ sản xuất. Nhiều loại phân bón, thức ăn vật nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật… do các tư nhân đảm nhận. Nhiều trường hợp sản xuất bị phá sản vì chất lượng không đảm bảo. Việc mua các giống cây, con, người dân phải tự lần mò, tự chịu hậu quả… 5.3.6 Chính sách đầu tư Vốn sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội vùng cát rõ nét. Sự phát triển của các đô thị, khu công nghiệp – chế suất, cầu cảng, hệ thống đường giao thông… đã thúc đẩy phát triển trên nhiều lĩnh vực và nhiều ngành nghề. Trong nuôi trồng thủy sản cũng như kinh tế trang trại nhiều mô hình làm lãi nhanh chóng nhờ biết sử dung vốn vay. Các lĩnh vực cần đầu tư vốn: Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 72 - Phát triể cơ sở hạ tầng ( giao thông, điện…) tạo tiền đề cho phát triển và nâng cao hiệu suất kinh tế của sản xuất - Phát triển công nghiệp chế biến nâng cao giá trị các sản phẩm làm ra, tạo công ăn viêc làm tránh được sự thừa ứ sản phẩm thu hoạch vào mùa vụ tập trung. Hoa quả và hải sản là những mặt hàng cần lưu tâm. - Nghiên cứu giống cây con, thú y, bảo vệ thực vật - Xây dựng hệ thống thủy lợi, phòng chống hiểm họa thiên tai - Đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp 5.3.7 Phát triển, củng cố các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, bảo hiểm sản xuất Các tổ chức như hội nông dân, hội làm vườn trong nhiều khu vực hoạt đông tốt với các hình thức cho vay vốn, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội nghị nông dân sản xuất giỏi… có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở địa phương. Có thể xây dựng nhiều hội nghề nghiệp khác. Vùng cát có nhiều thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất có thể tổ chức bảo hiểm sản xuất. Nếu tổ chức tốt, gặp hoàn cảnh không may, nhiều người dân có thể thoát khỏi cảnh bần cùng hóa. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 73 PHẦN KẾT LUẬN Dự án điều tra cơ bản “ Điều tra sa mạc hóa khu vực miền Trung từ Khánh Hòa đến Bình Thuận”, được triển khai trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007, nhằm đánh giá thực trạng sa mạc hóa (chủ yếu là sa mạc hóa cát) của 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, từ đó đề xuất giải pháp tổng thể có căn cứ khoa học để phòng chống hiện tượng sa mạc hóa và cải tạo, sử dụng có hiệu quả dải đất cát ven biển thuộc ba tỉnh. Để đạt được mục tiêu đề ra, Dự án đã được triển khai với cách tiếp cận tuân thủ các nguyên tắc: - Đi từ tổng thể (cả vùng) đến từng vùng cụ thể điển hình. - Đi từ các quá trình riêng lẽ (cát bay cát nhảy) đến các quá trình tổng hợp trong những vùng đồng nhất tương đối, trong khi phân tích cơ chế của các quá trình biến đổi môi trường vùng cát, có các đề xuất định hướng các giải pháp sử dụng hợp lý hệ sinh thái các dải cát. - Coi trọng kinh nghiệm và các bài học thực tiễn của các cư dân địa phương trong việc phát hiện các quy luật tự nhiên, cách ứng xử với môi trường. - Đi từ các kinh nghiệm thực tiễn đến khai quát thành lý luận để xây dựng các mô hình mới có tính phổ quát, đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa phải góp phần ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. I. Đánh gián khối lượng và chất lượng công việc đã thực hiện 1. Về khối lượng: Dự án đã đạt được khối lượng yêu cầu, thể hiện ở các nội dung chính: - Điều tra chi tiết đặc điểm môi trường đất, nước vùng sa mạc hóa đặc trưng tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. - Dùng công nghệ viễn thám điều tra vùng cát Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận. - Đánh giá hiện trạng và nêu giải pháp phòng chống sa mạc hóa các tỉnh miền trung: Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận. Với các báo cáo đúng với yêu cầu gồm: - Báo cáo chung. - Báo cáo tóm tắt. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 74 - Phụ lục báo cáo với các bảng biểu về phân tích chất lượng đất, nước; Tài liệu thu thập về nước ngầm, các điều tra bằng ảnh viễn thám. Phần báo cáo có các ảnh minh họa phong phú, các bản đồ thể hiện các kết quả điều tra rõ ràng. 2. Về chất lượng: Nội dung báo cáo phong phú, hình thức báo cáo các ảnh và bản đồ minh họa đẹp, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu đề ra. II. Hiệu quả của dự án Dự án đã cung cấp bức tranh tòan cảnh về hiện trạng sa mạc hóa của ba tỉnh miền Trung: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Dự án đã phân tích một cách khoa học các nguyên nhân hình thành sa mạc hóa. Dự án đã tổng kết các kinh nghiệm phòng, chống sa mạc hóa các tỉnh miền Trung từ Khánh Hòa đến Bình Thuận và đề ra các giải pháp phòng chống sa mạc hóa bảo đảm nguồn nước, khai thác hợp lý vùng đất có khả năng sa mạc hóa. Dự án có hiệu quả thiết thực cho việc phòng chống sa mạc hóa, đề ra giải pháp khai thác một cách tốt nhất đất có khả năng sa mạc hóa ở ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các giải pháp để khai thác bền vững vùng sa mạc hóa cát các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gồm: - Giải pháp về quy hoạch: cần có quy hoạch cụ thể từ vùng (tỉnh, huyện) đến các xã. Xác định rõ các vùng trọng điểm đầu tư, các vùng đặc biệt khó khăn, định hướng phát triển dài hạn và ngắn hạn. - Giải pháp ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ: o Trồng rừng chắn gió cố định cát. o Xây dựng các công trình thủy lợi. o Bảo vệ nguồn nước. o Xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất hợp lý. o Nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng các giống cây trồng vật nuôi thích ứng và có giá trị. o Cải tạo đất. - Các giải pháp chính sách: o Tăng cường hiểu biết cộng đồng. o Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo. Dự án điều tra cơ bản thuỷ lợi năm 2007 Dự án điều tra sa mạc hoá các tỉnh miền Trung từ Khánh Hoà đến Bình Thuận Báo cáo chung 75 o Tăng cường quản lý đất đai. o Có chính sách đầu tư thích hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf972BC tom tat2007_sa mac hoa.pdf
Tài liệu liên quan