Đề tài Giai đoạn phát triển thần kì của Nhật Bản 1952-1973 và bài học cho Việt Nam

Trong suốt 10 năm đầu, nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thường xuyên bị đe doạ bởi nguy cơ xảy ra nạn đói và lạm phát. Nhưng từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản đã từng bước khôi phục được mức trước chiến tranh và chuẩn bị cho bước tiến nhảy cọt những năm tiếp theo. Sách trắng kinh tế viết “chắc không còn là thời gian sau chiến tranh nữa. Sự phát triển với mục tiêu phục hồi nền kinh tế đã chấm dứt.Sự phát triển trong những năm tới sẽ phải đặt trọng tâm là công nghiệp hoá”. Tích luỹ sẽ đẩy mạnh phát triển và phát triển sẽ nâng cao tích luỹ . Kinh tế Nhật Bản đã bước vào quỹ đạo tái sản xuất mở rộng bắt đầu từ năm 1953 . Bắt đầu từ năm 1953 là thời kì nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển với tốc độ cao. Trong thời gian(1952-1973) có khoăng thời gian thịnh vượng và có 3 khoảng thời gian suy thoái. Trong những thời gian thịnh vượng của nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển một cách nhanh chóng và “thần kì” nhất là trong ngành công nghiệp nặng và hoá chất. Nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi sau chiến tranh và trở thành một siêu cường kinh tế trong nền kinh tế thế giới. Trong khoảng thời gian tăng trưởng “thần kì” ấy cũng có những khoảng thời gian suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản. Sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản tưởng chừng như là hợp với lôgic phát triển “thần kì” thì Nhật Bản đã phủ nhận quy luật hợp logic ấy bằng cách thoát ra khỏi các cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng và lại tiếp tục phát triển _vượt qua các cuộc khủng hoảng suy thoái một cách “thần kì” của Nhật Bản. Để có được sự phát triển thần kì và bước qua giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, kinh tế một cách “thần kì” trong giai đoạn từ1952-1973 của Nhật Bản do nhiều nguyên nhân như: áp dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật, các chính sách kinh tế đúng đắn của nhà nước, nguồn lao động chất lượng cao, tranh thủ được điều kiện trong nước và quốc tế Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển thần kì của Nhật Bản những năm 1952-1973 là các mặt còn hạn chế như Nhật Bản chỉ quan tâm đến sự phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đến vấn đè bảo vệ môi trường, các vấn đề xã hội Sự phát triển kinh tế Nhật Bản có những nét đáng học tập nhưng chũng có cái cần tránh và khắc phục đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay_khi mà Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới , thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước: trước hết đó phải là vai trò quản lí của Nhà nước thông qua dự báo, dự đoán, kế hoạch, phương hướng, mục tiêu cụ thể nhất là giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, vấn đề về phát triển nguồn lực con người, phát triển khoa học công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài

doc40 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 9110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giai đoạn phát triển thần kì của Nhật Bản 1952-1973 và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về sản xuất. Chỉ từ những năm 70 người ta mới bắt đầu cho rằng chính phủ cần phải quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người tiêu dùng trong việc cải thiện nhà ở và các tiện nghi của môi trường xung quanh. Đã nói lên những vấn đề chỉ trích cho rằng trong quá khứ các chính sách của chính phủ quá thiên về sản xuất và coi nhẹ các vấn đề đời sống hàng ngày của dân chúng. Đúng như vậy khi đó thì công nghiệp, nông nghiệp và mậu dịch có tiếng nói ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ thì người tiêu dùng với tính cách một nhóm đã không có được một ảnh hưởng như thế. Từ đó cho thấy tuy chính sách này đã có một số tác động xã hội không hay nhưng chắc chắn đã góp phần vào tăng trưởng nhanh chóng của sản xuất. Ngoài việc đề ra đường lối định hướng cho sự phát triển lâu dài của đất nước, chính phủ Nhật Bản cùng với giới kinh doanh đề ra các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội khác nhau tương ứng mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của nền kinh tế và xâ hội. Kể từ năm 1955 đến năm1973 đã có tất cả bảy kế hoạch với các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số là những kế hoạch 5 năm nhưng thời gian thực hiện các kế hoạch trung bình la hai năm rưõi vì các dự kiến kế hoạch thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng thực tế. *Các kế hoạch của Nhật Bản dều có ba nội dung cơ bản: +Làm rõ phương hướng kinh tế-xã hội. +chỉ rõ phương hướng kế hoạch của chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu. +Chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh các ngành công nghiệp. Trong thực tế các công ty vì căn bản đều hoạt dộng theo sang kiến riêng con các kế hoạch của chính phủ đều chỉ mang tính chất định hướng chiến lược. Chính điều này dã giúp cho các cá nhân, xí nghiệp và mỗi tổ chức kinh doanh đều có thể đánh giá được vị trí của mình trong khuôn khổ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và sự vận động tầm xa. Nhưng một khi họ tiếp thu chính sách của chính phủ mà chịu sự hướng dẫn của nhà nước đều không đạt được kết quả mong muốn, chính phủ tuy không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các công ty đó, nhưng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm giúp họ một tay dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất thấp…để cứu họ ra khỏi khó khăn. Do đó kế hoạch không có tính chất pháp lệnh nên chính phủ phải áp dụng nhiều chính sách tác động tới hướng hoạt động của các công ty và điều tiết tình hình hoạt động kinh tế, trong đó quan trọng nhất là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, kế hoạch thành công và có nhiều ảnh hưởng nhất là kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân trong mười năm(1961-1970) do thủ tuớng Hayato Ikeda vạch ra năm 1960. Thành công của kế hoạch không phải là ở chỗ nó đã đạt đựoc mục tiêu đề ra: công ăn việc làm đầy đủ, mức sống cao hơn bằng tối đa hoá tăng truởng mà quan trọng hơn cả là các tác động tâm lý tích cực và sâu rộng của nó không chỉ đối với các công ty mà còn đối với nhân dân nói chung. Cụ thể sự tác động này thể hiện ở sự tăng vọt đầu tư các nhà máy trong năm 1961 kéo theo sự phồn vinh chưa từng có cùng với việc tăng lương rộng rãi với mức cao(13,8%) trong cuộc tấn công mùa xuân 1961 của giới lao động. Nhoài những kế hoạch chung cho toàn bộ nền kinh tế còn có những kết quả phát triển ngành được tiến hành theo những nguyên tắc như kế hoạch chung. Còn có chính sách về tài chính, đặc điểm chung của nền tài chính Nhật sau chiến tranh là hạn chế chi trong phạm vi đảm bảo cân bằng ngân sách. Song chính sách tài chính đã được vận dụng có lợi cho tăng trưởng và cùng với chính sách tiền tệ thực hiện chức năng điều tiết tình hình kinh tế. Chính sách tài chính Nhật Bản ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng và được biểu hiện: giữ mức giá thấp để kích thích đầu tư sản xuất kinh doanh. Do vậy tỷ lệ thuế trong thu nhập quốc dân ở Nhật Bản thấp hơn các nước tư bản khác. Để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước phải tăng cân bằng công trái nhất là tù năm1965. Luật tài chính được sửa đổi cho phép phát hành công trái để tài trợ cho các mục tiêu tăng trưởng và lợi dụng nguồn tiết kiệm của nhân dân một nguồn vốn quan trọng bởi vì tỉ lệ tiết kiệm cao hơn hẳn các nước khác. Dù vậy ngân sách của Nhật Bản so với thu nhập quốc dân vẫn nhỏ nếu so với các nước tư bản khác. Mặc dù nguồn thu hạn hẹp hơn các nước khác nhưng ngân hàng dành ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng nên hiệu quả của việc sử dụng ngân sách rất cao như trong toàn bộ chi tiêu ngân sách tỷ trọng cho quốc phòng đã giảm liên tục. Năm 1950 1960 1970 Tỷ trọng cho quốc phòng 17,6% 9,4% 7,2% Tỷ trọng trong các cơ quan của chính phủ cũng giảm liên tục Năm 1959 1960 1970 Tỷ trọng cho cơ quan chính phủ 10% 9,7% 6,6% Do đó cho phép chính phủ tập trung ngân sách cho trương trình kế hoạch tập trung ngân sách cho chương trình phát triển kinh tế của các chính quyền địa phương và công trình công cộng như: Năm 1955 1960 1965 1970 Tỷ trọng của các khoản chi phí Cho chính quyền địa phương 15% 19,1% 19,3% 21,6% Năm 1955 1960 1965 Tỷ trọng các khoản chi phí Cho công trình công cộng 13% 16,9% 19,2% Chi tiêu vào công trình công cộng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng của đường sắt như cầu cống, bến cảng …Đây được coi là khoản chi tiêu ngân sách rất có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng. Như hệ thống đường tầu điện siêu tốc Shinkasen đã tiết kiệm bên ngoài cho công nghiệp rất lớn hoặc hệ thống xa lộ thúc đẩy sử dụng ôtô và phát triển công nghiệp ôtô, tác động lớn đến toàn bộ ngành kinh tế do giao thông vận tải được tăng cường.Chính phủ Nhật coi trọng giáo dục vì họ cho rằng con người là yếu tố quyết đình tăng trưởng. Chính phủ Nhật coi giáo dục là công cụ có hiệu quả dạy công chúng các quy tắc xã hội làm họ thấm nhuần tinh thần dân tộc, phát triển khả năng tri thức và tài khéo kéo. Để mọi người đều có điều kiện được giáo dục thì chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc miễn phí và tham gia sâu vào giáo dục bậc cao. Khi vấn đề môi trường trở lên nghiêm trọng từ nửa cuối năm 60 thì chính phủ đã điều chỉnh để tỷ trọng chi cho bảo vệ môi trường và bảo hiểm xã hội mới tăng vượt các khoản chi khác 17,2% năm 1965 và cao hơn nữa vào những năm 70 mà cụ thể là 21,7% năm 1975. Như vậy các chỉ tiêu tài chính đã được điều chỉnh thay đổi phù hợp với tình hình nền kinh tế xã hội sao cho có thể tập trung cao độ vào các mục tiêu tăng trưởng khi có điều kiện. Mặt khác, khi mà các khoản chi tiêu được ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng thì tổng ngân sách hàng năm lại tăng lên rất nhanh làm tăng trưởng kinh tế càng lớn hơn: Năm : 1955-1,3 1963-19,3 1956-7,5 1964-9,3 1957-8,7 1965-12,1 1958-12,5 1966-19,6 1959-13,4 1967-10,6 1960-16,7 1968-11,8 1961-19,4 1969-13,9 1962-21,6 1970-14,7 bảng :tốc độ tăng chỉ tiêu ngân sách (% so với năm trước , đã được điều chỉnh giá ) (theo sách kinh tế Nhật Bản những bước thăng trầm trong lịch sử _Lưu Ngọc Trịnhnhà xuất bản thống kê ) Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn duy trì mức thuế thấp, điều này góp phần quan trọng vào việc kích thích đầu tư sản xuất không những không kiềm chế được nguồn thu ngân sách mà thực tế ngân sách được bù lại bởi tổng số thuế không ngừng tăng lên nhờ nguồn thu được mở rộng. Trong lĩnh vực tài chính của Nhật Bản sau chiến tranh các nhà kinh tế học thường chỉ ra rằng cơ chế tài chính ở Nhật Bản là rất đáng chú ý vì nó luôn ở trong một tình trạng kéo dài cho vay quá mức: các xí nghiệp ở Nhật Bản có thực tiễn chung là phụ thuộc nặng nề vào ngân sách thương mại để được cung cấp vốn cần thiết cho sự phát triển kinh doanh. Tuy nhiên cơ chế và thực tiễn tài chính như vậy đã làm cho ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh được một cách hiệu quả các biến động trong kinh doanh bằng cách nâng cao tỷ suất chiết khấu chính thức và cả bằng cách thực hiện cái gọi là “sự chỉ dẫn cửa sổ ”.Và tóm lại thì với chính sách tài chính Nhật Bản đặt ra với tình trạng cho vay quá mức đã cho phép nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ tối đa, đi kèm là những biện pháp tiền tệ của ngân hàng trung ương uốn nắn khi tình hình xấu đi. Chính phủ Nhật Bản còn đề ra chính sách tiền tệ: cung cấp vốn một cách thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Các ngân hàng trung ương của Nhật Bản đã liên tục thực hiện chính sách lãi suất thấp trong những năm 50-60. Do vậy các công ty của Nhật đã tích cực sử dụng nguồn vốn đi vay của ngân hàng hoặc cơ quan tiền tệ khác để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ thứ hai của chính sách tiền tệ là điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mà chức năng nhiệm cụ thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phải vừa đẩy mạnh tăng trưởng vừa phải kiềm chế tình hình kinh tế khi đã bị kích động quá mức.Trong nhiệm vụ thứ hai chính sách tiền tệ đã tỏ ra năng động hơn. Chính sách kinh tế tiền tệ đã ngăn tình trạng quá nóng của nền kinh tế sau cuộc chiến tranhTriều tiên biện pháp tăng thêm 0,73% lãi suất chiết khấu thi hành lần 2 vào tháng 10 năm 1953 đến mùa thu năm 1954 là một sự đối phó với một cuộc khủng hoảng về thanh toán quốc tế. Kết hợp tăng lãi suất chiết khấu như trên còn tăng tỷ lệ tiền phạt với những khoản vay của ngân hàng Nhật Bản quá mức quy định, huỷ bỏ trợ cấp tài chính đặc biệt cho nhập khẩu… Chính sách hạn chế tiền tệ năm 1953-1954 cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Làm cho nền kinh tế có những khả năng mới để đi vào tăng trưởng. Trong điều kiện Nhật Bản sau chiến tranh chính phủ đã đảm nhận chức năng phối hợp tốt hơn trên thị trường. Sự phối hợp có hiệu quả này là nhờ có kế hoạch, chính sách phù hợp, nhưng điều quan trọng không thể thiếu được là có các cơ quan thực hiện tốt sự phối hợp này. Trong số các cơ quan của chính phủ có vai trò như thế thì Bộ công nghiệp và mậu dịch quốc tế(MITI) thu hút sự chú ý nhiều hơn, khuyến khích phát triển công nghiệp nặng hoá chất phải đảm đương hai nhiệm vụ đó là: thông tin cho tư nhân về nơi cần thu hút vốn để thu hút khoản đầu tư cần thiết. Hai là, nhiệm vụ phối hợp, đầu tư vào công nghiệp nặng và hoá chất thường rất lớn, do vậy điều quan trọng là không nên để cùng một lúc dồn quá nhiều đầu tư vào một lĩnh vực. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì công suất sẽ dư thừa, đầu tư sẽ không có lãi và tất nhiên sẽ không khuyến khích được đầu tư trong tương lai. MITI đã sử dụng quyền lực của mình để đình chỉ các khoản đầu tư mới khi không có nhu cầu thích hợp. Bằng biện pháp thuyết phục cao hơn là trừng phạt người đầu tư ngoan cố…Trong trường hợp cần khuyến khích: do vậy MITI đã có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo dựng cơ cấu công nghiệp nặng và hoá chất, sau chiến tranh MITI còn có vai trò to lớn trong việc ngoài lĩnh vực đầu tư. Vai trò của chính phủ Nhật Bản còn được thể hiện trong việc tạo ra môitrường kinh doanh thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bằng hệ thống luật pháp và khả năng duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật. Thực tế mọi người đều thừa nhận là hệ thống pháp luật ở Nhật Bản rất chặt chẽ và người Nhật Bản tôn trọng luật hơn người dân nước khác. Do vậy, thông qua khả năng duy trì trật tự xã hội bằng luật pháp ta có thể thấy vai trò của chính phủ Nhật trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy ở Nhật Bản cũng có một số vấn đề về luật pháp và trật tự như các vụ bê bối liên quan đến các quan chức chính phủ. Phần lớn, là do sử dụng quyền lực của chính phủ có lợi cho nhóm hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh nhất định. Nhưng đại thể thì Nhật Bản khá thành công trong việc duy trì luật pháp và trật tự. Nhiều nhân tố đóng góp vào sự thành công: lịch sử cai trị xã hội bằng luật pháp nghiêm ngặt đã tạo thói quen tuân thủ các nhà chức trách trong nhân dân từ thời chính quyền Tôkugaca; hai là: bộ máy quan chức chính phủ được nhân dân kính trọng, thậm chí nể sợ. Ba là: sức mạnh trên của nhà nước có thể bắt nguồn từ truyền thống phong kiến của Nhật Bản; song điều chắc chắn là do chính phủ đã thu hút được những người có năng lực làm cho bộ máy nhà nước, quan chức này trở thành một tổ chức tinh hoa, được nhân dân thừa nhận. Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức lập kế hoạch điều hành mọi hoạt động kinh tế chính trị hợp lý cho nên giai đoạn 1953-1954 tạo nên “thần kì” Nhật Bản. 5. Cơ cấu kinh tế hai tầng Cấu trúc kinh tế hai tầng là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống. Không có nghĩa là ở các nước tư bản phát triển khác không còn tồn tại bộ phận sản xuất nhỏ nữa. Hơn nữa khoảng cách về cơ cấu trong một nền kinh tế chỉ vừa mới phát triển công nghiệp như Nhật Bản thì cũng không đáng ngạc nhiên. Nhật Bản có nét phát triển độc đáo là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ trong suốt quá trình hiện đại hoá đất nước. Nhật Bản với sự tồn tại rất phổ biến của loại hình sản xuất kinh doanh nhỏ và khả năng thích ứng của nó khi Nhật Bản đã đạt được trình độ hiện đại hoá kinh tế cao. ở đây đi sâu vào sự đóng góp của nó trong sự tăng trưởng sau chiến tranh. Vì sau chiến tranh nó mới lại được phát triển nhanh mạnh trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Nguyên nhân là do không phải lúc nào khu vực truyền thống ở Nhật Bản cũng phát huy sức mạnh của nó trong chiến tranh thế giới thứ hai vì mục đích tập trung sức lao động vào các ngành sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh. Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành tổ chức lại kinh doanh thanh toán các cơ sở kinh doanh nhỏ. Do vậy, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, phần lớn những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không liên quan đến sản xuất vũ khí đã biến mất. Kinh doanh nhỏ phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại và phục vụ. ở Nhật, giai đoạn này cứ 73 người dân thì có một cửa hàng bán lẻ, 91% số cửa hiệu này có 4 nhân viên. Nói tổng quát số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 công nhân chiếm 99% tổng số xí nghiệp và 76% tổng số công nhân. Các doanh nghiệp nhỏ thường là các cơ sở gia công phụ tùng máy móc hoặc nhận thầu khoán cho các công ty lớn. Khi nền kinh tế lâm vào khó khăn khu vực truyền thống sẽ trở thành “đệm giảm xóc” cho khu vực hiện đại. Đây là nguyên nhân Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. Các xí nghiệp nhỏ phát triển mạnh, đặc biệt trong 594.832 xí nghiệp công nghiệp chế biến thì số xí nghiệp rất nhỏ(1-9 công nhân) là 433.431. Điều đáng quan tâm để ý là ngay trong các ngành công nghiệp do độc quyền khống chế như ngành sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy…thì loại xí nghiệp nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Loại xí nghiệp cực nhỏ này chiếm trên 70% tổng số xí nghiệp công nghiệp chế biến; 16%tổng số công nhân trong ngành. Nhưng chỉ cung cấp khoảng 6% sản phẩm. Và tổng kết lạ nếu tính cả xí nghiệp nhỏ và vừa(1-300 công nhân) thì bộ phận này đến cuối những năm 60 vẫn cung cấp trên 50% sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và một lượng lớn ngoại tệ dùng để tài trợ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ cũng như nguyên nhiên liệu cho các xí nghiệp lớn. Sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến trong nông nghiệp. Đến năm 1967 số nông họ có dưới 2 hecta chiếm 94,5% tổng số nông hộ, trong đó có dưới 1 hecta chiếm 69% dưới 0,5 hecta chiếm 37%. Khác với công nghiệp tư bản phương tây, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản ra đời và phát triển kết hợp chặt chẽ với chế độ phong kiến. Do đó những di sản phong kiến mà khu vực truyền thống là một ví dụ thì vẫn còn tồn tại sâu rộng trong nền kinh tế Nhật Bản cho đến chiến tranh thế giới thứ hai và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, trong điều kiện sản xuất nhỏ còn phổ biến, nhân lực lại thừa, vốn đầu tư có hạn, chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhật Bản không thể tăng cường thế lực bằng cách ngay một lúc hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế. Chúng đã tập trung vốn phát triển khu vực sản xuất hiện đại, quy mô lớn đồng thời duy trì và triệt để lợi dụng khu vực sản xuất nhỏ, biến nó trỏ thành một nguồn tích luỹ quan trọng. Do đó sự tồn tại một cách phổ biến loại hình kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản, một mặt phản ánh tính chất lạc hậu của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản với các nước tư bản phát triển. Mặt khác trong điều kiện của Nhật Bản chính sự tồn tại đó là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển. Thể hiện ở khu vực sản xuất nhỏ đã thu hút lao động “thừa” của xã hội Nhật Bản vào guồng máy sản xuất, nó không chỉ góp phần làm tăng sản xuất giá trị thặng dư xã hội mà còn góp phần ổn định xã hội nhờ hạn chế nạn thất nghiệp “ công khai”.Vì một số lớn những người đang tìm việc trong khu vực truyền thống sống với một nguồn thu nhập rất thấp, thật sự họ là những người “không” có việc làm đầy đủ, hay là “nửa thất nghiệp”. Tuy tăng năng suất lao động ở khu vực sản xuất nhỏ rất thấp so với khu vực sản xuất lớn hiện đại, nhưng thực tế cho thấy khu vực này là nguồn tích luỹ lớn, do người lao động phải làm việc trong điều kiện thiếu các phương tiện bảo hiểm, dẫn đến tỷ lệ tai nạn lao động gấp đôi so với khu vực xí nghiệp lớn; ngày lao động kéo dài tới 17-18 tiếng, không có ngày nghỉ; trừ mấy ngày tết cổ truyền; tiền lương thấp khoảng 1/3 lương công nhân ở xí nghiệp lớn và hầu như không có chế độ bảo hiểm xã hội. Những năm 60, do tình trạng trang thiết bị lạc hậu, điều kiện làm việc gian khổ, trong loại xí nghiệp nhỏ(1-9 công nhân) chiếm 36% tổng số công nhân, hay xí nghiệp 9-30 công nhân vẫn là điều kiện tích luỹ lớn cho tư bản độc quyền. Hay sự tồn tại của khu vực sản xuất nhỏ còn tạo điều kiện cho tư bản độc quyền bóc lột lao động ở xí nghiệp lớn. Trước hết, mức thu nhập và điều kiện làm việc quá thấp ở khu vực sản xuất nhỏ_nơi thu hút một bộ phận khá đông công nhân trở thành áp lực nặng nề đối với người lao động nói chung và đối với các công nhân ở xí nghiệp lớn nói riêng, là vũ khí lợi hại để bọn tư bản độc quyền ép mức lương của công nhân xí nghiệp lớn, ghìm mức sống chung của toàn xã hội buộc người lao động Nhật Bản phải “tự giác” trong học tập và trau dồi năng lực làm việc, là điều kiện có lợi cho tư bản độc quyền chọn lọc công nhân, trói buộc công nhân vào khuôn phép của xí nghiệp. Người lao động Nhật bản coi xí nghiệp lớn là “gia đình thứ hai” là mục tiêu đua chen và “sẵn sàng” phục vụ “tận tâm”. Ngoài ra sự tồn tại của khu vực sản xuất kinh doanh nhỏ là điều kiện quan trọng giúp tư bản độc quyền Nhật Bản chỉ thuê công nhân lúc họ sung sức nhất sau đó sa thải và với khoản trợ cấp về hưu ít ỏi hoặc không trợ cấp. ở Nhật Bản, nam làm đến 55 tuổi thì về hưu với tiền lương hưu nhiều nhất bằng 4 năm lương, phụ nữ làm việc đến khi lấy chồng(25-30) tuổi không trợ cấp hưu trí. Những người này tuy bị thải hồi nhưng vẫn có thể sống trong khu vực kinh doanh nhỏ. Một số người thân tín được chủ giúp đỡ quan tâm tìm cho chỗ đứng. Và xí nghiệp lớn lại thêm mạng lưới gia công đặt hàng. Vai trò “đệm giảm xóc”thể hiện là khu vực kinh doanh nhỏ rất linh hoạt trong điều chỉnh kinh tế có lợi chung. Trong điều kiện thống trị của độc quyền, khu vực sản xuất kinh doanh nhỏ không thoát khỏi sự khống chế của bọn kinh doanh phát triển khu vực sản xuất nhỏ là địa bàn rộng lớn cho xí nghiệp độc quyền mở rộng nhanh chóng sản xuất bởi chế độ gia công đặt hàng. Tư bản lớn gián tiếp bóc lột lao động rẻ của xí nghiệp nhỏ mà không phải bỏ vốn cố định; đồng thời khu vực này còn là nguồn vốn bổ xung nhân công có trình độ nghề nghiệp nhất định cho công nghiệp lớn. Khi kinh doanh kém phát triển vì quyền lợi chung tư bản độc quyền thu hẹp hoặc cắt nguồn hàng gia công cho xí nghiệp nhỏ do đó mọi rung động kinh tế đều ảnh hưởng đến các xí nghiệp nhỏ. Trước hết, tư bản độc quyền Nhật Bản biến các xí nghiệp nhỏ thành vật hi sinh, lấy sự phá sản của hàng loạt các xí nghiệp nhỏ làm cái đập chắn sóng gió khủng hoảng chu kì do cho các xí nghiệp độc quyền. Với cấu trúc kinh tế hai tầng, nguồn lao động dư thừa và lac hậu thời kì sau chiến tranh được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Sự năng động khả năng thích ứng mạnh mẽ của khu vực sản xuất truyền thống kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản không thể bỏ qua. Một là tính giáo dục cao và đạo đức làm việc tốt của người Nhật Bản và vai trò của các công ty thương mại tổng hợp. Với việc thu mua bán nguyên liệu và máy móc, tìm kiếm nguồn tài chính cho hãng sản xuất có quy mô nhỏ và vừa. Cuối cùng phải là vai trò của chính phủ thông qua việc thực hiện các chính sách bảo vệ và phát triển khu vực sản xuất truyền thống này: -Luật về các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ(1957) -Luật cơ bản về kinh doanh nhỏ 1963 -1963 luật về đẩy mạnh hoạt động hoá sản xuất kinh doanh nhỏ 6, Mở rộng thị trường trong và ngoài nước Mở rộng thị trường trong và ngoài nước là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên “thần kỳ” Nhật Bản. Nhật luôn luôn mở rộng thị trường trong nước nhằm phát triển khối lượng hàng tiêu dùng. Mở rộng thị trường ngoài nước là điều kiện sống còn của kinh tế Nhật Bản tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển. Tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng. Trước hết ta đề cập đến việc mở rộng thị trường trong nước. Nhờ những thay đổi trong nông nghiệp cải cách ruộng đất nhằm hình thành chủ trang trại kinh doanh nhỏ, có chỗ để phát triển đất canh tác mới; các trang trại Nhật Bản vốn đã nhỏ lại càng nhỏ thêm: diện tích trung bình giảm khoảng còn 0,8 hecta; hoặc nhỏ hơn gần 20% so với trước chiến tranh.Quy mô trang trại quá nhỏ nên không có hiệu quả. Do đó Nhật Bản có sự biến đổi trong đầu tư vật tư máy móc công cụ hiện đại tiên tiến, xu hướng chi phí; dự trữ tài sản cố định và máy nông nghiệp làm nòng cốt cũng tăng lên không ngừng. Từ đây chính nông nghiệp nông thôn tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất phát triển. Trên thực tế, tài sản cố định phục vụ nông nghiệp bình quân nông hộ đã tăng từ 328.000 yên năm 1960 lên 1153000 yên năm 1971 tức gấp 2,33 lần. Do sự phát triển của cơ giới hoá nông nghiệp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp làm nhu câù tiêu dùng ở nơi này tăng lên_thị truòng được mở rộng. Cụ thể bắt đầu phổ cập máy nông nghiệp từng bước co giới hoá bằng loại máy tuốt hạt, xay xát…rồi máy làm đất đến năm 1955 thì hầu như đã được phát triển rộng khắp. Năm 1955 có 2 triệu máy tuốt hạt. Máy làm đất năm 11955 có đến 90.000 đến 1960 lên 520.000 cà năm 1965 vọt lên 2.520.000 chiếc. Tiếp theo máy làm đất có kích cỡ ngày càng lớn, tiến tới sự dụng máy kéo hạng trung. Năm 1965 mới có 40.000 máy làm đất- máy kéo trên 10 mã lực đến năm 1970 đã có 300.000 chiếc. Đồng thời, vào thời kì này cũng đã bắt đầu cơ giới hoá việc thu hoạch: vào khoảng 1970 đã hoàn thiện kĩ thuật cơ giới hoá toàn bộ việc trồng và thu hoạch lúa. Tất nhiên vẫn chưa thể nói rằng việc cơ giới hoá toàn bộ các thao tác đã trở thành phổ biến trong nước mặc dù vậy chính phủ Nhật Bản đã cố gắng hết sức trong vấn đề mở rộng thị trường trong nước và tạo điều kiện kinh tế Nhật Bản phát triển. Phần trăm chi phí cho vật tư công nghiệp của máy nông nghiệp qua 4 năm: Năm 1951 1955 1965 1970 Máy nông nghiệp 15.5% 16.5% 21.1% 25.2% Số máy nông nghiệp (đơn vị 1000 chiếc) động cơ chạy dầu Môtơ Máy làm đất máy kéo Máy tuốt hạt Máy xay xát Máy phun 1951 383 620 16 972 --- 20 1955 1134 956 90 2038 696 76 1960 1699 1124 521 2476 843 263 1965 1766 --- 2.526 2982 --- 600 Máy làm đất: Kiểu tự hành Kiểu có máy kéo 1960 263 277 1965 457 1699 Số máy làm đất, máy kéo thuộc các loại có công suất khác nhau: Tổng số Dưới 5 PS 5PS-10PS 10PS-20PS 20PS-30PS Trên 30PS 1965 1.699 760 900 34 1,6 3,6 1970 3452 1061 2100 253 20,7 18,4 Chú thích: PS-mã lực (số liệu năm 1951 dựa vào cuộc điều tra tình hình nông nghiệp, các năm khác là dựa vào điều tra dân số nông nghiệp) Tiếp đó, trong hoạt động kinh doanh của mình các công ty Nhật Bản luôn luôn cố gắng giữ uy tín bằng việc đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Trên thực tế, khoảng 80% sản phẩm quốc dân của Nhật Bản là phục vụ cho thị trường nội địa. Vì vậy, phương trâm của các công ty Nhật Bản là hàng hoá dù bán ở thị trường nội địa hay là nước ngoài đều phải có chất lượng cao. Mặt khác, để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ và thị trường nội địa, Nhật Bản đã kết hợp khéo léo giữa chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu với chiến lược hướng về xuất khẩu. Nhập khẩu mặt hàng công nghiệp nói riêng hay nhập khẩu nói chung thì nó luôn là vấn đề bức xúc đối với Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên. Mà sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài ngày càng nặng nề như nhập khẩu hơi đốt, dầu, quặng sắt, nhôm, côban, chì, đồng…đặc biệt tốc độ tăng cao hơn cả là tốc độ tăng của tổng sản phẩm xã hội và sản xuất công nghiệp. Cụ thể hơn, riêng nói về dầu mỏ nếu năm 1965 Nhật Bản mới nhập khẩu 87 triệu kilôlít, thì đến năm 1969 đã nhập 175 triệu lilôlít và năm 1973 nhập 288 triệu kilôlít tức gấp 2 rồi 3 lần tương ứng. Đối với các nguyên liệu chiến lược: nếu những năm 50; Nhật Bản nhập khẩu 70%; những năm 60 là 80% thì những năm 70 lên tới trên 90%. Sự phụ thuộc nặng nhất đồng là 100%, dầu mỏ 100%, thiếc 100%, kền 97%, chì 88%. Hơn nữa là lộ trình tự do hoá thương mại và hội nhập được thức hiện một cách thận trọng; được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nói đến tự do hoá thương mại ở giai đoạn này(1952-1973)đã trở thành một vấn đề. Nhật Bản đã tham gia vào nền kinh tế thế giới năm 1949 với tỷ giá hối đoái 360 yên ăn 1 đôla và sau khi kí kết hiệp ước hoà bình SanFrancisco đã tham gia hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và quỹ tiết kiệm quốc tế (IMF). Hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã bắt đầu tăng lên và cuối cùng vào cuối những năm 1950 cuối cùng Nhật Bản ít nhiều thực hiện được sự cân đối trong mậu dịch của mình mà không cần phải dựa vào các khoản thu mua quân sự của Mỹ. Do hạn chế nhập khẩu được duy trì thông qua tài khoản ngoại tệ vẫn là nguyên tắc cà lúc này chịu sự chỉ trích của nước ngoài. Và tự do hoá thương mại được chính phủ chấp nhận. Chương trình tự do hoá bắt đầu vào năm 1960 năm kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân. Trước nhập khẩu tự do, một số mặt hàng sẽ bị công khai hạn chế nhập khẩu. Trong một thời kì 5năm một số mạt hàng hạn chế sẽ được giảm xuống cho tới khi 90% giá trị nhập khẩu được tự do nhập khẩu. Chỉ tiêu này đã được thực hiện trước thời hạn vào tháng 10-1962. Tự do hoá thương mại chứng tỏ Nhật Bản tin tưởng vào năng lực cạnh tranh của mình. Các ngành công nghiệp đã được trang bị công nghệ hiện đại và các lĩnh vực dang dần dần chuyển thành ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu. Mở rộng và đứng vững trên thị trường nội địa tạo tiền đề cho các công ty Nhật Bản vươn ra chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài. Thời kì này thị trường trong nước còn được mở rộng do sự gia tăng dân số, sự tăng nhanh số người làm công ăn lương , tốc độ tăng thu nhập thực tế của người lao động. Do đó làm tăng khối lượng hàng tiêu dùng cá nhân trong nước , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Như giữa những năm 1950, được chứng kiến sự bắt đầu của việc sản xuất hàng loạt các đồ điện gia đình các công ty sản xuất đồ điện tăng trưởng nhanh vì nhu cầu của các gia đình Nhật Bản. Mức sống đã tăng lên và lối sống Mỹ hoá đã được tiếp thu. Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành một xã hội tiêu dùng hàng loạt hứa hẹn một htị trường hết sức đa dạng và rộng lớn. Số doanh nghiệp Số nhân viên (1000 người ) Giá trị hàng hoá bán ra (100 tỷ yên) 1952 861 11,2 8,5 1957 2.578 47,0 55,3 1962 5.009 127,0 242,3 1972 8.830 189,6 667,4 17.851 294,4 1.810,2 Bảng:sự phát triển của các ngành đúc và gia công nhựa Song song góp phần quan trọng tạo nền “thần kì” Nhật Bản, nhưng là điều kiện sống còn của kinh tế Nhật Bản đó là việc mở rộng thị trường nước ngoài. Đi lên vốn là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản phải phụ thuộc vào thị trường cung cấp vật tư, nguyên liệu năng lượng và thị trường tiêu thụ hàng hoá. Do đó thị trường nước ngoài được coi là điều kiện sống còn của nền kinh tế Nhật Bản. Sau chương trình buôn bán quốc tế phát triển trên nguyên tắc buôn bán tự do, không phân biệt đối xử của GATT. Nhờ sự ổn định của chế độ buôn bán tự do này, nhờ chính sách tự do hoá như giảm thuế quan ồ ạt ở vòng thương lượng, môi trường xuất khẩu của Nhật Bản được cải thiện nhiều. Hàng hoá của Nhật Bản thâm nhập nhanh chóng và với quy mô lớn thị trường thế giới , đặc biệt là thị trường Mỹ. Giá trị xuất khẩu ở Nhật Bản tăng gần 20 lần trong vòng 20 năm 1953-1973 kim ngạch xuất khẩu từ chỗ chiếm gần 10% GDP năm 1950 đã lên tới 15,5% năm 1968. Công nghiệp nặng; hoá dầu các ngành công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc thiết bị hiện đại …đạt mức phát triển ngày càng cao. Do vậy các ngành sắt thép, đóng tàu, hoá chất, chế tạo ôtô, hàng dệt…dựa vào thị trường nước ngoài tiêu thụ phần lớn sản phẩm làm ra. Nhờ chính sách quản lý điều tiết các kế hoạch kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành mở rộng thị trường nước ngoài để các ngành công nghiệp trên của Nhật Bản phát triển đóng vai trò trụ cột góp phần đáng kể tạo ra “thần kì” kinh tế những năm50 và 60. Một số thị trường Nhật Bản xuất khẩu các mặt hàng là Bắc Mỹ, EU và Đông Nam á_đó là những thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tìm mọi cách để xâm nhập vào thị trường thế giới và tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá nhờ giảm tối đa chi phí sản xuất: bóc lột người lao động, thuế nhập khẩu… và chú trọng chất lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ thương nhân có năng lực nhiều kinh nghiệm, thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt …Do vậy việc mở rộng thị trường nước ngoài được thực hiện một cách thuận lợi góp phần quan trọng tạo “thần kì” Nhật Bản. Cụ thể với các nước đang phát triển, Nhật Bản dùng cách lôi kéo về chính trị kết hợp với thâm nhập kinh tế, viện trợ tăng cường quan hệ mậu dịch thương mại …được sử dụng một cách rộng rãi. Vì đây là thị trường rộng lớn giúp Nhật Bản thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu hàng hoá. Còn các nước Châu á, Nhật Bản còn sử dụng các chính sách bồi dưỡng chiến tranh xây dựng khu vực thịnh vượng chung…nhăm thâm nhập sâu vào thị trường nước này. Từ những năm 70, Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về đầu tư và quan hệ mậu dịch với nhiều nước và lãnh thổ Đông và Nam á như Thái Lan, Malaixia, Indônexia, Hồng Kong, Philippin, Đài Loan…Ngoài ra, hàng Nhật Bản còn thâm nhập và cạnh tranh gay gắt với các nước phát triển ngay trên thị trường Tây Âu; Bắc Mĩ và các khu vực khác. Xuất khẩu ở Nhật Bản có thể mở rộng như vậy là do đầu tư ồ ạt có thể nói đã dần dần diễn ra quá trình chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng ngoại thương với hàm lượng tư bản rất lớn. Như vậy quá trình tăng trưởng, xuất khẩu Nhật Bản là đầu tư lớn về vật tư trung gian vật tư khác. Mức đầu tư tăng thúc đẩy sản xuất thúc đẩy năng xuất không ngừng gia tăng làm cho xuất khẩu cũng tăng theo sản phẩm trung gian. Điều đáng chú ý ở đây là cơ cấu xuất khẩu biến đổi theo hướng sang các ngành có độ phụ thuộc thấp hơn vào nguyên liệu, tức là một cơ cấu xuất khẩu tiết kiệm tài nguyên. Đây là mô hình mở rộng những ngành công nghiệp xuất khẩu theo hướng những ngành có kỹ thuật cao tỷ lệ giá trị gia tăng cao và cá sản phẩm cao cấp. Cùng tiến bộ kỹ thuật được thúc đẩy phát triển là quá trình mở rộng quy mô diễn ra nhanh do vậy tạo khả năng xuất khẩu; sức cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản. Nhật Bản đã biết vai trò của phát minh sáng chế đối với xuất khẩu các ngành chi tiêu nhiều cho nghiên cứu thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn. Tóm lại, sự mở rộng thích ứng nước ngoài(xuất khẩu) của Nhật Bản được duy trì nhờ việc đầu tư tư bản mạnh vào các tổ hợp công nghiệp nặng và vùng công nghiệp khu vực. Cuối những năm 60, tăng trưởng ngoạn mục của các ngành công nghiệp ôtô, số xe xuất khẩu đã tăng 200.000 xe năm 1965 lên 840.000 xe năm 1969 và 2,09 triệu xe năm 1973 và số xe Nhật Bản xuất khẩu gần một nửa số lượng xe ôtô Nhật Bản sản xuất. Từ năm 1965 trở đi Nhật Bản thường xuyên là quốc gia xuất siêu trong quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Điều đó giúp cải thiện cán cân thanh toán của Nhật Bản. Có thể thấy rằng ngoại thương nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung là một nhân tố đem lại sự thành công của người Nhật thời kì sau chiến tranh. Vì vậy, có nhà nghiên cứu đã cho rằng ngoại thương chính là “nhịp thở” của nền kinh tế Nhật Bản. Nói về ngoại thương còn vấn đề ô nhiễm môi trường, người Nhật rất sợ phải tăng chi phí cho sản xuất do chi phí thêm cho chống ô nhiễm môi trường _một loại sản phẩm phụ vụ quá trình sản xuất _không chỉ là vấn đề giá thành, khả năng cung cấp cũng bị hạn chế nhiều do nảy sinh ô nhiễm. Quá trình này gây áp lực đối với xuất khẩu. Ngoài lĩnh vực sản xuất còn lĩnh vực bán ra:sức cạnh tranh bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân: chi phí bán trực tiếp, chi phí quảng cáo …đóng vai trào tích cực cho xuất khẩu nhờ việc thúc đẩy bán ra. Biết rõ thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu. Từ yếu tố giá cả cơ cấu ngoại thương Nhật Bản được hình thành giúp cho Nhật Bản đạt được những tăng trưởng cao vọt hay “thần kì” Nhật Bản thời kì này. 7. đẩy mạnh hợp tác với Mĩ và các nước khác. Nhật Bản có được sự phục hồi kinh tế sau chiến tranh và có được sự tăng trưởng kinh tế để trở thành cường quốc trên thế giới (sau Mỹ) từ một nước bại trận kinh tế bị tàn phá nặng nề. Đó là có sự đầu tư đỡ đầu của Mỹ vào tiềm năng tiềm ẩn của con người ở đất nước mặt trời mọc này. Sau 3 năm chiếm đóng, kiểm soát Nhật Bản vào tháng 10 -1948 Mỹ chuyển giao quyền quản lý kinh tế -xã hội cho chính phủ Nhật Bản. Bắt đầu từ đây mối quan hệ kinh tế Mỹ -Nhật đã phục hồi và phát triển nhanh chóng. Việc thực hiện đường lối chính sách của Joseph Dodge đã giúp Nhật Bản ổn định nền tài chính tiền tệ. Mức tỷ giá 360 yên ăn 1 đôla Mỹ được duy trì suốt 22 năm tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp xuất khẩu cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Mối liên hệ Nhật-Mỹ ngày càng thân thiết và hai nước trỏ thành bạn hàng của nhau sau hiệp ước hoà bình San Francisco ký kết vào năm 1951. Trong khi gây chiến ở cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Việt Nam, chính phủ Mĩ đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về vũ khí, khí tài và các đồ quân dụng khác. Do vậy từ năm 1950-1969 trong 19 năm Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD do đơn đặt hàng của Mỹ . Trong cơ cấu ngoại thương của Nhật Bản thời kì này có tới 34% tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ và 30% giá trị hàng nhập khẩu của Nhật là từ thị trường Mỹ. Có thể nói nhu cầu về hàng hoá của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản. Ngoài ra, một số nhân tố khác cũng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thời kỳ này như một xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác hoá và nhất thể hoá kinh tế tư bản chủ nghĩa, xu thế hoà hoãn và hợp tác của các công ty độc quyền quốc tế…Năm 1955, Nhật Bản xin ra nhập GATT tháng 4-1964 trở thành thành viên của IMF và OECD. Đó là những cơ hội để công ty Nhật Bản mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên ngay trong giai đoạn phát triển nhanh chóng này nền kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với những mâu thuẫn kinh tế xã hội gay gắt. Đó là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế, giữa khả năng sản xuất hiện đại với cơ sở hạ tầng lạc hậu giữa tài chính và tín dụng; giữa tiềm lực nông nghiệp và công nghiệp. Phần lớn công nghiệp tập trung ở vùng phía Đông nước Nhật. Riêng ba trung tâm công nghiệp là Tokyo-Osaka-Nayoga chỉ chiếm khoảng 1.25% diện tích cả nước nhưng tập trung tới 60 triệu dân và hơn 50% sản lượng công nghiệp. Trong khi đó các vùng phía Tây còn trong tình trạng lạc hậu. Nhiều nhà kinh tế phương Tây nhận xét rằng có 2 nước Nhật: nước Nhật rất hiện đại và nước Nhật cũ “ khuất sau bóng núi” _nông nghiệp lac hậu so với công nghiệp; trong nông nghiệp sản xuất nhỏ vẫn chiếm ưu thế. Năm 1968 số hộ nông dân có dưới 2 hecta chiếm 68% tổng số hộ. Nông nghiệp vẫn chưa đảm bảo nhu cầu trong nước. Mặc dù, sản xuất nông nghiệp đã đạt đến trình độ cao nhưng cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản vẫn bị coi là lạc hậu trong các nước tư bản phát triển. Nhật Bản có một nền kinh tế bấp bênh; không ổn định về thị trường và về nguyên liệu. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào bên ngoài cả về thị trường tiêu thụ hàng hoá và nguồn cung cấp nguyên liệu từ bên ngoài vào . Sự biến động của thị trường quốc tế, cũng như cạnh tranh gay gắt của Mỹ và Tây Âu có ảnh hưởng nghiêm trọng trong hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. C.những bài học thực tế rút ra từ sự “thần kì Nhật bản” đối với nền kinh tế việt nam. Việt Nam chúng ta sau những năm gian khổ để đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì, đã đánh tan hai bọn xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đang đi tiếp con đường mới _xây dựng đất nước. Nước ta đang trong thời kì quá độ để đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không đi qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, kinh tế nước ta tuy đã có sự phát triển so với trước đay nhưng so với thế giới thì nước ta vẫn còn là nước nghèo, lạc hậu. Để hoàn thành nhiệm vụ đề ra và đuổi kịp với sự phát triển của thế giới, Việt Nam không ngừng phải học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới ,mà đặc biệt là Nhật Bản. Lịch sử kinh tế Nhật Bản thời hiện đại, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1952-1973)tới nay đã có nhiều kinh nghiệm để các nước tham khảo, đặc biệt là đối với Việt Nam. Nhật Bản đã thành công trên con đường phát triển của mình và để lại nhiều bài học cho Việt Nam. Tuy nhiên, bất cứ sự học tập nào thì cũng phải dựa trên sự chọn lọc, sáng tạo, biết mình, biết người. Chỉ học tập kinh nghiệm trên cơ sở điều kiện nền kinh tế của mình và tiềm lực, đường lối chính sách của mình mới dẫn đến thành công. I. Những đặc điểm thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế. 1. Thuận lợi. Nước ta là một nằm trong bán đảo Đông Dương, là của ngõ nối ra rất nhiều nơi, thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới. Là một nước có khí hậu nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế với mưa thuận gió hoà. Việt Nam cũng là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú mà như Bác Hồ đã nói là “rừng vàng biển bạc”. Có thể nói thiên nhiên rất ưu đãi chúng ta. Nước ta có dân số trẻ nên lực lượng nhân công rất dồi dào, giá lại rẻ nên đây là nguồn lực lớn để ta tiến hành các hoạt động sản xuất trong xã hội và tăng cường xuất khẩu lao động. Hơn thế nữa người Việt Nam rất thông minh , cần cù,chịu khó rất cần cho giai đoạn công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước hiện nay. Nước ta là nứơc có nền kinh tế ổn định mà theo đánh giá của thế giới sau vụ 11/9 là nước ổn định nhất thế giới. Với một nước ổn định thì có cơ hội để phát triển sẽ tăng lên. sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn. Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế, luôn luôn đưa ra các chính sách, các kế hoạch, dự toán để phát triển kinh tế . Tuy nhiên nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng kinh tế. 2. Khó khăn Việt Nam có xuất phát điểm là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ hết sức manh mún. Hơn nữa, cơ sở vật chất kĩ thuật của nước ta cũng rất lạc hậu, hạn chế, làm ăn nhỏ, không có tổ chức quản lý, điều tiết của nhà nước. Đất nước mới thoát ra khỏi chiến tranh(30 năm) tàn tích chiến tranh vẫn chưa thể xoá bỏ hết, nhất là những thiệt hại đối với con người. ở nước ta, chất độc màu da cam do Mĩ rải xuống vẫn còn gây lên những thảm cảnh đau lòng cho những em bé, cho những gia đình trên khắp Việt Nam. Tài nguyên nước ta tuy là phong phú nhưng trước đây nhất là ở thời Pháp đầu tư khai thác chưa tốt. Chúng ta đầu tư khai thác nhiều mà không đầu tư phát triển công nghiệp. Chính vì thế thiên nhiên bị tàn phá, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, công nghiệp lạc hậu. Trong công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá vấn đề phát triển nhân lực là vấn đề rất quan trọng. Tuy vậy, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng ta chưa quan tâm đúng mức đối với công tác giáo dục, thực sự chỉ mới quan tâm đến số lượng còn chất lượng vẫn còn yếu kém. Từ thực tế khách quan đó , chúng ta cần có những bước phát triển thực sự đột phá để đưa nền kinh tế đất nước đi lên. II. Những bài học kinh nghiệm rút ra Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế: Nhật Bản đã coi trọng cả hai mặt vừa làm giàu nguồn lực vừa tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực này, Giáo dục và đào tạo là yếu tố quyết định trong việc làm tăng chất lượng con người . Nhật Bản còn kết hợp cả yếu tố hiện đại và cả yếu tố truyền thống. Chính vì thế Việt Nam cần coi trọng công tác giáo dục quản lí để phát huy tối đa nhân tố con người. Giáo dục con người không chỉ vững tri thức, nắm vững tính năng động, sáng tạo mà còn phẩi giáo dục cả đạo đức, truyền thống. Giáo dục rồi, chúng ta cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý tránh tình trạng chảy máu chất xám . Những công nhân kĩ thuật giỏi luôn có xu hướng tìm đến công ty nước ngoàilàm việc, đây là điều nhức nhối nhất đối với các nhà quản lí Việt Nam. Cần cân đối giữa dào tạo kĩ sư và công nhân, giữa đào tạo thầy và thợ, nước ta hiẹn nay dang trong tình trạng mất cân đối nhiều thầy mà ít thợ, thiếu nhiều thợ lành nghề. Có tình trạng này là do tâm lí của người Việt, đối cới các gia đình luôn luôn mong con đỗ dại học mà ít khi xác định đi học lấy nghề . Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần có chính sách khuuyến khích hợp lí để tạo nên sự cân đối. Trong việc páht triển kinh tế phải chú trọng phát huy cả hai yếu tố: truyền thống và hiịen đại, không nên chỉ lo phát triển công nghiệp mà quên đi các thành phàn kinh té khác như thủ công truyền thống. Đó chính là cách học tập cơ cáu hai tầng của Nhật Bản. Với cấu trúc này chúng ta sẽ tận dụng và phát huy đựơc nguồn nhân lực, lao động. kĩ thuật ở các cấp độ khác nhau cho phát triển kinh tế. Điều này hết sức quan trọng đối với mọi nền kinh tế của mọi quốc gia mà đặc biệt là ở nước ta. Bởi vìcơ cấu hai tầng rất phù hợp với một quóc gia trong thời kì vừa nắm bắt kĩ thuật công nghệ hiện đại vừa tạn dụng được nguồn lao động dư thừa. Kinh nghiệm tiếp theo là cách mở rộng thị truòng cả trong và ngoài nước là một điều tất yếu. Với thị trường trong nước, Việt Nam cần mở rộng sản xuất, cải tiến kĩ thuật sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng. Làm như vậy sẽ làm tăng tăng thị trường trong và ngoài nứơc. Với thị trường thế giới, thì chúng ta luôn luôn phải chủ động đi tìm kiếm thị trường, gây dựng thương hiệu. Có một thị trường rộng rãi rất có lợi, vì khi ở một khu vực nào đó có vấn đề, bị khủng hoảng thì chúng ta vẫn còn thị trường ở khu vực khác, để tận dụng vốn, kĩ thuật, và những thứ mà chúng ta cần thiết. Nói chung quan hệ thương mại không chỉ là nhịp thở đối với Nhật Bản mà còn đối với tất cả các nước khác trên thế giới. Trong giai đoạn phát triển thần kì của mình, khoa học kĩ thuật đóng vai trò hàng đầu cho sự phát triển kinh tế. Một nhà học giả Mỹ đã nhận xét “nếu như có một nhân tố duy nhất nào có thể giải thích được thành công của Nhật Bản thì đó là dự tìm kiếm tri thức do nhóm hướng dẫn”: thành công của Nhật là do thành công của chiến lược khoa học. Đối với đất nước ta, khoa học kĩ thuật cũng dống vai trò éât quan trọng nên phải chú trọng dén công tác đầu tư nghiên cứu kkhoa học kĩ thuật và tập trung vốn cao hơn nữa vào các khu vực sản xuất lớn, các ngành then chốt vá các ngành kĩ thuật mới. Bên cạnh việc nghiên cứu chúng ta cần hải tăng cường chuyển giao công nghệ, nhập khẩu kỹ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài. Việc chuỷen giao công nghệ sẽ giúp nước ta tiết kiệm về vốn và về thời gian mà vẫn thu được kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên vừa phải tiếp thu những công nghệ vừa phải coi trọg cải tiến những công nghệ đó và phát huy sáng kiến của người lao động. Không chỉ sử dụng thụ động những thành tựu công nghệ nước ngoài mà cần phải biết sáng tạo, cải biến nó thành cái riêng của mình, biến yếu tố kĩ thuật bên ngoài thành yếu tố nội sinh của nền kinh tế. Tuy nhiên để chuyển giao công nghệ thành công chúng ta cần phải có đội ngũ công nhân lành nghề , hiểu biết về khoa học kĩ thuật. Điều này lại phụ thuộc vào chính sách để phát triển nguồn nhân lực như đã nói ở trên. Tạo vốn và sủ dụng vón có hiệu quả: Nền kinh tế Nhật trogn giai đoạn thần kì đã chứng minh, để đạt được những bước nhảy vọt trong kinh tế cần biết tạo dựng vốn và sử dụng vốn hợp lí. Nguồn vốn nhàn rỗi không thể sinh lãi xuất.Xu hướng hiện nay là người ta hay đầu tư vào bất động sản, tuy nhiên xét về tổng thể thì cách làm đó không thể sinh lời mà chỉ là cách đưa tù túi người này sang túi người khác. Chính vì thế, chúng ta cần pahỉ có biện pháp thích hợp để tạo lập vốn, tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút vốn. Để sử dụng vốn có hiệu quả chúng ta cũng cần phải đầu tư vốn tập trung vào các lĩnh vực mang lại hiệu quả cao nhất, nhanh nhất để tạo tiìen đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản nhà nước đóng vai trò to lớn, nhà nước luôn đề ra chiến lược để hình thành, định hướng sự phát triển, điều hành đấu nước thông qua các chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô. Mặc dù sự phát triển kinh tế là do sự nỗ lực hết sức của nhân dân nhưng cũng không thể bỏ qua vai trò của nhà nước với tư cách là người vạch đường lối, lập kế hoạch tổ chức, điều hành phát triển kinh tế. Nhà nước có vai trò điều tiết nền kinh tế dựa vào cách nhìn tổng quan. Điều tiết, quản lí để tránh sự khập khiễng, không cân đối trong nền kinh tế , đối với nền kinhtế nếu không có sự điều tiết nhà nước thường chỉ đầu tư vào các ngành đưa lại nhiều lợi nhuận mà không đầu tư phát triển toàn diện. Trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta thì việc phát triển kinh tế toàn diện có ý nghĩa càng lớn, bởi mục tiêu của Đảng và Nhà nứơc ta là kinh tế phát triển , đời sống nhân dân được ấm no hạnh phúc, đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần. Sự quản lý của nhà nước cũng góp phần nâng cao nguồn nhân lực bởi hai mặt này luôn thống nhất với nhau. Tuy vậy một tấm huân chương bao giờ cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế của đất nước nó đã mang lại những tiến bộ thần kì trong công cuộc phát triển kinh tế, nhưng mặt khác nó đã đẩy nền kinh tế xã hội đến trước những vấn đề gay cấn của xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Nhật Bản phải đối mặt vói nhiều khó khăn thậm chí phảt trả giá khá đắt về kinh tế và môi trường. Sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và hoá chất đã gây ô nhiễm nước sông, nước biển, khói bay lên nhiều ….Một tờ báo của Nhật đã từng nói “ thật là chúng ta đang sống trên một đống rác” Chính điều này đã gây hoảng loạn và hoài nghi của nhân dân. Trước tình hình thực tế đó, Việt Nam chúng ta phải biết rút ra bài học trong phát triển kinh tế của mình . Cần phải chăm lo phát triển kinh tế một cách toàn diện không chỉ lo cho phát triển các dịch vụ y tế , giáo dục, …để chăm lo đến đời sống nhân dân. Phải xây dựng cơ sở xử lí chất thải độc trước khi đưa ra ngoài môi trường. *kết luận : Từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế giai đoạn phát triển của Nhật Bản chúng ta phải nhìn nhận cà học cái đáng học. Trong việc phát triển kinh tế nước ta nhìn chung có rất nhiều thuận lợi vì là nước đi sau , học hỏi được kinh nghiêm của các nước di trước. Tuy vậy, cũng đây những khó khăn trước mắt mà chúng ta đang phải đối mặt. Hi vọng rằng trong một tương lai không xa chúng ta có thể trở thành một nước giầu mạnh như mục tiêu đã đề ra. Kết luận Trong suốt 10 năm đầu, nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thường xuyên bị đe doạ bởi nguy cơ xảy ra nạn đói và lạm phát. Nhưng từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản đã từng bước khôi phục được mức trước chiến tranh và chuẩn bị cho bước tiến nhảy cọt những năm tiếp theo. Sách trắng kinh tế viết “chắc không còn là thời gian sau chiến tranh nữa. Sự phát triển với mục tiêu phục hồi nền kinh tế đã chấm dứt.Sự phát triển trong những năm tới sẽ phải đặt trọng tâm là công nghiệp hoá”. Tích luỹ sẽ đẩy mạnh phát triển và phát triển sẽ nâng cao tích luỹ . Kinh tế Nhật Bản đã bước vào quỹ đạo tái sản xuất mở rộng bắt đầu từ năm 1953 . Bắt đầu từ năm 1953 là thời kì nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển với tốc độ cao. Trong thời gian(1952-1973) có khoăng thời gian thịnh vượng và có 3 khoảng thời gian suy thoái. Trong những thời gian thịnh vượng của nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển một cách nhanh chóng và “thần kì” nhất là trong ngành công nghiệp nặng và hoá chất. Nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi sau chiến tranh và trở thành một siêu cường kinh tế trong nền kinh tế thế giới. Trong khoảng thời gian tăng trưởng “thần kì” ấy cũng có những khoảng thời gian suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản. Sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản tưởng chừng như là hợp với lôgic phát triển “thần kì” thì Nhật Bản đã phủ nhận quy luật hợp logic ấy bằng cách thoát ra khỏi các cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng và lại tiếp tục phát triển _vượt qua các cuộc khủng hoảng suy thoái một cách “thần kì” của Nhật Bản. Để có được sự phát triển thần kì và bước qua giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, kinh tế một cách “thần kì” trong giai đoạn từ1952-1973 của Nhật Bản do nhiều nguyên nhân như: áp dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật, các chính sách kinh tế đúng đắn của nhà nước, nguồn lao động chất lượng cao, tranh thủ được điều kiện trong nước và quốc tế…Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển thần kì của Nhật Bản những năm 1952-1973 là các mặt còn hạn chế như Nhật Bản chỉ quan tâm đến sự phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đến vấn đè bảo vệ môi trường, các vấn đề xã hội …Sự phát triển kinh tế Nhật Bản có những nét đáng học tập nhưng chũng có cái cần tránh và khắc phục đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay_khi mà Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới , thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước: trước hết đó phải là vai trò quản lí của Nhà nước thông qua dự báo, dự đoán, kế hoạch, phương hướng, mục tiêu …cụ thể nhất là giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, vấn đề về phát triển nguồn lực con người, phát triển khoa học công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài… Là sinh viên đại học kinh tế quốc dân, thông qua nghiên cứu về sự phát triển thần kì của Nhật Bản từ 1952-1973 giúp cho chúng em hiểu thêm về những điều kiện, những bài học…Trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế Nhật Bản, từ đó làm tư liệu cho sau này xây dựng và quản lý kinh tế nước nhà. Nhưng trong giới hạn chúng em còn là sinh viên, trong quá trình nghiên cứu và phân tích còn nhiều hạn chế, những vấn đề chưa đề cập đến kính mong thầy cô thông cảm. Nhóm sinh viên thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35563.doc
Tài liệu liên quan