Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH I. Một số vấn đề chung về kinh tế ngoài quốc doanh I.1. Kinh tế thị trường và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh I.2. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh I.3. Các sắc thuế chủ yếu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh II. Quản lý thu thuế ngoài quốc doanh II.1. Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh II.2. Nội dung của công tác quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh II.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế II.2.2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý II.2.3. Đội ngũ cán bộ II.2.4. Quy trình quản lý thu thuế II.2.4.1. Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận chính trong quá trình quản lý thu II.2.4.2. Nội dung quy trình II.2.4.2.1. Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế II.2.4.2.2. Quy trình xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế II.2.4.2.3. Quy trình xử lý hoàn thuế II.2.4.2.4. Quy trình xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế II.2.4.2.5. Quy trình xử lý quyết toán thuế II.2.4.2.6. Lập hồ sơ đối tượng nộp thuế II.3. Vai trò của quản lý thu thuế ngoài quốc doanh III. Kinh nghiệm về quản lý thu thuế ở các nước trên thế giới CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở CỤC THUẾ HÀ NỘI I. Khái quát chung về Cục thuế Hà Nội I.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục thuế Hà Nội I.2. Tình hình thu ngân sách của Cục thuế Hà nội trong thời gian qua II. Đặc điểm hoạt đông khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội III. Thực trạng công tác quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội III.1. Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh trong thời gian qua III.2. Về tổ chức bộ máy quản lý thu III.3. Về đội ngũ cán bộ nhân viên thuế III.4. Về việc thực hiện quy trình quản lý III.4.1. Công tác kê khai nộp thuế, cấp mã số thuế III.4.2. Công tác cấp phát, hướng dẫn sử dụng hoá đơn, chứng từ III.4.3. Công tác quản lý thu III.4.4. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế III.4.4.1. Đối với khu vực hộ kinh doanh cá thể III.4.4.2. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh III.4.5. Công tác hoàn thuế III.4.6. Công tác kiểm tra, thanh tra III.4.7. Công tác tin học phục vụ quản lý thu thuế III.4.8. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong quy trình III.5. Sự phối hợp giữa Cục thuế Hà nội với các cấp, ngành trong quản lý thu thuế NQD CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở CỤC THUẾ HÀ NỘI I. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội I.1. Kết quả đạt được I.2. Những tồn tại trong quản lý thu thuế I.2.1. Đối với công tác tuyên truyền, tư vấn thuế I.2.2. Về cán bộ thuế I.2.3. Về quản lý đối tượng nộp thuế I.2.4. Công tác quản lý thu thuế I.2.5. Về công tác kế toán hộ kinh doanh, hoá đơn chứng từ I.2.6. Đối với công tác hoàn thuế I.2.7. Sự phối hợp giữa quận huyện với các chi cục thuế I.2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra II. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội II.1. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới: II.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh. II.2.1. Tiếp tục tăng cường, củng cố các phòng thu thuộc văn phòng Cục thuế và các đội thuế phường xã. II.2.2. Phát huy tác dung quản lý thu thuế theo quy trình tách 3 bộ phận II.2.3. Tiếp tục đưa việc thực hiện chế độ sổ sách, hoá đơn, chế độ kế toán vào nề nếp II.2.4. Nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thuế II.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách thuế II.2.6. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa ngành thuế với các cấp, các ngành có liên quan

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp đã nhiều lần được nâng cao hoàn thiện trong thời gian qua. Việc nối mạng liên kết thông tin được tổ chức thực hiện giữa UBND thành phố Hà nội, Cục thuế, Tổng cục thuế, giữa các phòng thuộc văn phòng Cục thuế, giữa các chi cục thuế với Cục thuế. Tuy vậy, công tác tin học còn hạn chế. Hiện nay, phần việc mà hàng ngày mỗi cán bộ thuế phải làm một cách thủ công còn chiếm tỷ lệ không nhỏ, thiếu các phần mếm đặc thù. Việc phổ cập kỹ năng sử dụng máy tính cho mỗi cán bộ thuế vẫn chưa vượt xa lắm so với mốc biết soạn thảo văn bản. III.4.8. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong quy trình Thực hiện theo quyết định của Tổng cục thuế về quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp, trong thời gian qua Cục thuế Hà nội đã có nhiều cố gắng và đạt kết quả tương đối tốt. Các phòng đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời có sự liên kết phối hợp hỗ trợ nhau một cách kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ được giao và giải quyết các trường hợp vưỡng mắc. Tuy nhiên. do phương tiện vật chất kỹ thuật còn hạn chế (số lượng máy vi tính còn ít, thiếu nhiều phần mềm quan trọng...) vì vậy đã ảnh hưởng tới tốc độ làm việc, tốc độ phối hợp, cung cấp thông tin không kịp thời, đôi khi làm chậm tiến độ hoàn thành nhiệm vụ chung. Mất nhiều thời gian trong xử lý hoàn thuế, ra quyết định miễn giảm thuế hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra các đơn vị... Tại các chi cục thuế mặc dù thực hiện quy trình tách 3 bộ phận nhưng còn mang tính hình thức, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận. Giữa các đội thuế thuộc các vùng giáp ranh đôi khi có sự chênh lệch về mức thuế khoán cao. III.5. Sự phối hợp giữa Cục thuế Hà nội với các cấp, ngành trong quản lý thu thuế NQD: Ngành thuế Hà nội được thành lập từ tháng 10/1990 trên cơ sở sát nhập ba cơ quan thu thuộc hệ thống tài chính Hà nội là Chi cục thuế công thương nghiệp, Chi cục thu Quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp Quốc doanh trung ương và bộ phận thu thuộc Sở taì chính vật giá Hà nội. Là cơ quan thuế của thủ đô, Cục thuế Hà nội có thuận lợi là được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ tài chính và Tổng cục thuế, được sự quan tâm sâu sát của Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố Hà nội. Hà nội là trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước, là đầu mối thông tin quan trọng nhất, nơi tập trung các cơ quan của các bộ, ngành, các tổng công ty lớn nhất, tạo ra nhiều mối quan hệ thuận lợi. Lực lượng cán bộ quản lý ở văn phòng Cục thuế đều có trình độ và kinh nghiệm trong quản lý. Tuy nhiên cũng có những khó khăn: đối tượng quản lý ở khu vực NQD rất lớn và phức tạp; khi mới thành lập Cục, cán bộ thuế ở khu vực NQD ở các quận huyện phần lớn chưa được đào tạo; cơ sở vật chất, trụ sở làm việc còn rất thiếu thốn... Quản lý thu thuế NQD có rất nhiều khó khăn và phức tạp. Để hoàn thành nhiệm vụ thu và làm tốt công tác quản lý, nhiều năm qua, ngành thuế Hà nội đã triệt để tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền các cấp, đưa nội dung lãnh đạo công tác thuế vào chương trình công tác của chính quyền các cấp và các cấp Đảng uỷ. Kết quả của sự phối hợp trên đã góp phần quan trọng để ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ và việc thực hiện luật pháp vào nề nếp, tình trạng để sót hộ kinh doanh và thất thu về doanh thu đã giảm. Sự phối hợp trên vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất theo ngành dọc, vừa phát huy vai trò chủ động sáng tạo cảu từng khu vưc, địa bàn thành phố. Mặt khác, Cục thuế Hà nội đã thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn giúp cho việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thực thi pháp luật thuế, đặc biệt là các luật thuế mới. Đông đảo các doanh nghiệp cho rằng 70-80% số kiến nghị của họ trong các cuộc tiếp xúc với Cục thuế Hà nội đều được giải đapớ và giải quyết kịp thơì. Cục thuế Hà nội đã thực hiện nghiêm chỉnh việc phúc đáp ngay bằng điện thoại hoặc trả lời trong phạm vi từ 7-10 ngày kể từ khi nhận được câu hỏi, hoặc văn bản kiến nghị của cơ sở. Việc cải cách này đã được Tổng cục thuế, UBND thành phố đánh giá cao. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, Cục thuế đã chủ động kết hợp tốt với các đoàn thanh tra của Bộ tài chính, Tổng cục thuế và các ngành như kiểm sát, công an, thanh tra, quản lý thị trường...đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra không bị chồng chéo, không gây phiền hà cho cơ sở, tăng cường chống thất thu; hàng năm truy thu hàng chục tỷ đồng cho NSNN, góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, hướng dẫn, thúc đẩy việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi sự phối hợp trên chưa được chặt chẽ với các cấp, các ngành ở địa phương trong quản lý đối tường kinh doanh, quản lý doanh số, chi phí, đôn đốc thu nộp...Sự phối hợp giữa hai phòng thu NQD với chính quyền quận, huyện và các ngành trong kiểm tra thực hiện của doanh nghiệp bị hạn chế nhiều so với trước đây, tại một số quận huyện, do năng lực chuyên môn của nmột số đội trưởng còn yếu nên chưa làm tốt công tác tham mưu, đề xuất các biện pháp để chính quyền chỉ đạo và hỗ trợ, thậm chí không báo cáo kịp thời kết quả thu cũng như vướng mắc khó khăn để chính quyền biết và hỗ trợ giải quyết dẫn đến công tác quản lý thu thuế bị hạn chế. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở CỤC THUẾ HÀ NỘI I. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội I.1. Kết quả đạt được Qua một thời gian thực hiện quy trình quản lý và các luật thuế mới, thực hiện Thông tư 110 và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính, công tác quản lý thu thuế NQD tại Cục thuế Hà nội đã bộc lộ những ưu điểm sau: Cải tiến trong hành thu, cải cách hành chính thuế: Cục thuế Hà nội đã thực hiện nghiêm các quy trình quản lý thuế mới thông qua hệ thống công nghệ tin học, xoá bỏ quy trình quản lý theo chế độ chuyên quản không còn phù hợp, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ đối tượng nộp thuế phải đề cao tinh thần tự giác trong tự kê khai, tự tính thuế dựa vào kết quả hoạt động của mình và tự nộp vào Kho bac Nhà nước. Cư quan thuế thực hiện nhiệm vụ hành thu theo đúng chức năng quy định, hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa cán bộ thuế với đối tượng nộp thuế, áp dụng hình thức phạt nặng đối với hành vi khai man, trốn thuế, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời vào NSNN, giảm tối đa hiện tượng tiêu cực của cả cán bộ quản lý và đối tượng nộp thuế. Cải tiến công tác quản lý thu tập trung, đưa các cơ sở kinh doanh đã thực hiện chế độ hoá đơn kế toán áp dụng phương pháp thu theo kê khai lên Cục thuế quản lý. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều có tâm lý phấn khởi, yên tâm do được đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao hướng dẫn, kiểm tra giúp các đơn vị thực hiện tốt các luật thuế mới, các vướng mắc được giải quyết kịp thời, thực hiện chính sách thuế được thống nhất. Đồng thời, từ 2000, do số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh mà lực lượng cán bộ thuế quản lý hạn chế nên Cục thuế Hà nội đã tiến hành phân cấp các đối tượng không có hoạt động xuất khẩu, không thuộc đối tượng phải hoàn thuế vế các chi cục thuế quận huyện quản lý, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ từ Cục thuế đến chi cục thuế để đảm bảo công tác thu có hiệu quả. Cải tiến chế độ quản lý ấn chỉ thuế, xây dựng quy chế quản lý sử dụng, bán hoá đơn theo lịch trình thời gian, niêm yết công khai tại cơ quan thuế. Ngoài phần lớn các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn đỏ như trước đây, hiện nay, Bộ tài chính đã cho phép các dn sử dụng hoá đơn tự in, đã giao cụ thể cho 303 công ty TNHH, 38 công ty cổ phần, 9 doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp lớn, có đặc thù riêng, nhu cầu sử dụng hoá đơn trong giao dịch nhiều mà nếu mua và sử dụng hoá đơn đỏ sẽ gặp nhiều bất tiện. Nhìn chung, các đơn vị in và sử dụng hoá đơn tự in chấp hành khá nghiêm túc các quy định về in ấn, đăng ký và sử dụng hóa đơn. so với hoá đơn đỏ, hoá đơn tự in có một số ưu điểm: doanh nghiệp có thể chủ động về số lượng hoá đơn và có trách nhiệm đối với hoá đơn của mình, hoá đơn tự in khó bị làm giả do phạm vi sử dụng hạn hẹp, hoá đơn in tại tại các doanh nghiệp in có thể kiểm soát, hoá đơn tự in có kèm theo logo để doanh nghiệp tự giới thiệu mình với khách hàng. Một trong những biện pháp chống các hành vi tiêu cực liên quan đến hoá đơn hiện nay là biện pháp đóng dấu tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 (liên giao cho khách hàng) của từng số hoá đơn ngay tại cơ quan thuế đối với hoá đơn đỏ do Bộ tài chính phát hành. Cục thuế Hà nội đã đưa nội dung công tác thuế vào công tác trọng tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Tổ chức các cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách luật thuế, đảm bảo mỗi cán bbọ thuế là một tuyên truyền viên hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, tại các chi cục thuế đã đưa chương trình phổ biến chính sách chế độ thuế, công khai mức nộp thuế, tồn đọng thuế trên các loa truyền thanh xã phường và ban quản lý chợ. Công tác thanh tra, kiểm tra và công tác phối hợp chống thất thu ngân sách. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được củng cố, kiện toàn bộ máy, tăng cường cán bộ cả về số lượng và trình độ chuyên môn. chương trình thanh tra hàng quý,hàng tháng được triển khai thực hiện tốt cả hai mặt kiểm tra đối tượng nộp thuế và kiểm tra nội bộ.ý thức nhấp hành luật thuế của doanh nghiệp được nâng cao, việc thực hiện chế độ nộp tờ khai thuế hàng tháng của các doanh nghiệp đạt 95-97%, tăng so với thực hiện thuế doanh thu trước đây (75-85%). Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, chuyên môn và đoàn kết. Có thể nói, công tác quản lý thu thuế NQD trên địa bàn Hà nội trong thời gian qua đã tạo nguồn thu cho NSNN ngày cangf tăng. Thông qua công tác quản lý thu thuế NQD đã thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo môi trường kinh tế, pháp lý bình đẳng giữa cacs chủ thể kinh doanh, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển nhanh, đúng hướng, hạn chế tiêu cực của kinh tế thị trường. Đồng thời thông qua công tác quản lý thu thuế đã giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nhờ vậy mà ý thức cháp hành luật thuế của các đối tượng ngày càng tiến bộ, hiện tượng trốn lậu thuế giảm dần, hạn chế nợ đọng. Chế độ tự khai, tự tính và tự nộp thuế dần đi vào nề nếp, số thuế thu hàng tháng của các hộ thuộc diện ghi sổ kế toán chiếm 70% số thuế ghi thu hàng tháng ở khu vực cá thể, các doanh nghiệp quan tâm đến hoá đơn chứng từ hợp pháp khi mua hàng hơn. I.2. Những tồn tại trong quản lý thu thuế Về chính sách: số lượng các văn bản hướng dẫn, quy định về việc triển khai các luật thuế mới và quy trình quản lý mới quá nhiều và không thống nhất, điều này làm cho cả cán bộ thuế và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trước tiên là còn nhiều mức thuế suât (thuế GTGT có 3 mức thuế suât, thuế TNDN ngoài mức thuế suất chung còn có 4 mức thuế suât ưu đãi) nên việc tính và quản lý thuế phức tạp. Đối với luật thuế GTGT việc khấu trừ thuế đầu vào còn nhiều vướng mắc, chẳng hạn chưa đảm bảo nguyên tắc có nộp thuế ở khâu trước mới được khấu trừ thuế ở khâu sau, hiện chưa có văn bản nào quy định về định mức tiêu hao nguyên vật liệu dẫn đến các doanh nghiệp cố ý kê khai đầu vào quá lớn, quy định về tiêu thức phân bổ thuế GTGT đầu vào trong trường hợp không hạch toán riêng được đầu vào của hàng bán nội địa với hàng xuất khẩu gây khó khăn trong công tác hoàn thuế. Đối với luật thuế TNDN còn bất cập trong quy định về kê khai. Theo quy định trong luật, hàng năm doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là đến ngày 25/1. Như vậy, những kê khai trên thực chất chỉ là dự báo trong thời gian tương đối dài (1 năm) dẫn đên việc doanh nghiệp sẽ kê khai thấp hơn thực tế sản xuất kinh doanh, chưa kể nếu là doanh nghiệp mới thành lập hoặc năm trước năm kế hoạch còn được ưu đãi về thuế thì sẽ không có căn cứ để kê khai. Mối quan hệ giữa các sắc thuế vẫn chưa thực sự cân đối, đồng bộ. Việc xử lý khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các luật thuế còn vun vặt, chưa đặt trong mối quan hệ tổng thể nên phát sinh nhiều vấn đề mới: mâu thuẫn giữa hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế với những hàng hoá dịch vụ không được giảm thuế; giảm thuế đôi với mặt hàng này làm tăng số thuế GTGT phải nộp đối với mặt hàng khác. Bên cạnh những cố gắng và kết quả mà ngành thuế đã thực hiện trong việc triển khai thực hiện các luật thuế và quy trìng quản lý, trong năm qua công tác quản lý thu thuế còn bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục. Cụ thể: I.2.1. Đối với công tác tuyên truyền, tư vấn thuế Việc hướng dẫn các đối tượng nộp thuế trong sử dụng, ghi chép hoá đơn, chứng từ, kê khai nộp thuế, đăng ký thuế, lập hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuếchưa đầy đủ và cụ thể. Các doanh nghiệp vi phạm luật thuế, lợi dụng quy trình tự khai tự tính thuế để khai man trốn thúe, xin hoàn thuế để rút tiền của ngân sách, nhất là trong điều kiện Nhà nước chưa quản lý được thu nhập của doanh nghiệp qua hệ thống ngân hàng, việc thực hiện chế độ sổ sách ké toán và hoá đơn chứng từ chưa nghiêm túc. Tư vấn thuế cũng là một chức năng cơ bản của các cơ quan thuế nhằm tăng cường ý thức tự giác, tự nguyện chấp hành các luật thuế của đối tượng nộp thuế. Tuy vậy, công tác này đang còn nhiều “khoảng trống”. Mới ra đời nên hình thức tư vấn còn đơn điậu, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tư vấn đa dạng của doanh nghiệp. Các hình thức tư vấn mới thông qua phương tiện công nghệ thông tin hiện đại chưa được áp dụng phổ biến (qua mạng, fax...). nôi dung tư vấn mới chỉ dừng lại ở thông tin về thuế suất, thủ tục đăng ký, kê khai nộp thuế. Tư vấn thuế chưa thực sự thể hiện tính cách của một quá trình hỗ trợ doanh nghiệp từ khấu lập sổ sách kế toán, nhập hoá đơn chứng từ, tính toán mức và thuế phải nộp, giúp lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. I.2.2. Về cán bộ thuế Chất lượng cán bộ chưa đá ứng được yêu cầu quản lý mới, có tới trên 30% cán bộ chưa được đào tạo qua đại học nên hạn chế trình độ quản lý, nhiều cán bộ không biết sử dụng máy tính, chưa đủ thông thạo về chuyên môn, nghiệp vụ để giải thích tuyên truyền nghiệp vụ thuế, do vậy còn lúng túng và tránh né trước các thắc mắc của doanh nghiệp. Trình độ cán bộ không đồng đều, nhiều cán bộ tinh thận trách nhệm còn hạn chế, đặc biệt trong công tác hướng dẫn hộ kinh doanh lập hoá đơn, tờ khai ghi sổ. Việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp còn chậm, gây ra những phản ứng không đáng có. Thêm và đó, số lượng cán bộ quản lý lại quá mỏng, việc bao quát được hết các đối tượng nộp thuế là vô cùng khó, tình trạng bỏ sót cơ sở là tất yếu. I.2.3. Về quản lý đối tượng nộp thuế Tình trang thất thu về cơ sở và hộ kinh doanh chưa được khắc phục, cán bộ thuế nhiều nơi chưa hoàn thành được sơ đồ hộ kinh doanh, việc theo dõi các hộ mới ra để đưa vào quản lý chưa kịp thời, nhiều hộ có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh dưới nhiều hình thức thay tên đổi chủ mà cán bộ thuế không phát hiện được kịp thời. Qua tài liệu kiểm tra của Tổng cục thuế về tình hình hộ kinh doanh trên địa bàn Hà nội cho thấy tình hình bỏ sót hộ đạt từ 6-10%, chưa kể nhiều cơ sở đã được cấp mã số thuế nhưng hàng tháng không nộp tờ khai thuế và không liên hệ với cơ quan thuế. Đối với các doanh nghiệp có chi hoặc đại lý có tình trạng nhiều doanh nghiệp không khai báo đầy đủ với cơ quan thuế. Thêm vào đó, Cục thuế vẫn chưa phân tích được mối quan hệ giữa doanh nghiệp chủ quản với đơn vị trực thuộc nên gây thất thu lớn. Công tác quản lý doanh thu đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán nhìn chung mức khoán doanh thu hiện nay đối với hộ cá thể còn thấp so với mức doanh thu thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ quản lý không nắm chắc quy mô kinh doanh của hộ, nhiều hộ kinh doanh các mặt hàng ăn uống, bia, vật liệu xây dựng, điện máy...doanh thu khoán jiện nay chỉ đạt 60-70% doanh thu thực tế. Mức thuế bình quân của hộ kinh doanh trên địa bàn Hà nội khoảng 600.000 đến 700.000 đồng, thấp hơn nhiều so với một số địa phương khác. mức thuế khoán tại các hộ ở các phường giáp gianh cũng như các hộ trong và ngoài chợ đôi khi có sự khác biệt lớn. Công tác xử phạt các doanh nghiệp không nộp tờ khai và việc ấn định lại doanh thu cúa các hộ có tờ khai nghi vấn thực hiện chưa triệt để, phần lớn tiến hành thu theo số dự kiến. Tình trạng bán hàng không xuát hoá đơn, sử dụng hoá đơn khống, ghi sai...ngày càng phổ biến. I.2.4. Công tác quản lý thu thuế Chưa có sự đồng bộ, thống nhất trong phương thức quản lý. Năm 1999 khi mới thực hiện quy trình quản lý mới, các doanh nghiệp NQD được đưa lên Cục thuế quản lý thu. Sau đó, do thiếu cán bộ quản lý, số dn ngày càng nhiếu nên đến năm 2000, Cục thuế lại đề nghị Tổng cục thuế xem xét phan cấp bớt một số doanh nghiệp xuống các chi cục thuế quản lý, điều này dẫn tới khó khăn cho các doanh nghiệp, mất thời gian và sức lực; hơn nữa việc quản lý của chi cục thuế sẽ rất khó khăn do không nắm được hồ sơ về doanh nghiệp được phân cấp, về tình hình hoạt động, nợ đọng thuế của các doanh nghiệp này. thậm chí nhiều doanh nghiệp không có doanh thu kéo dài, bỏ hoặc không tìm thấy trên địa bàn lại được phân cấp xuống các chi cục thuế quản lý làm cho công tác quản lý càng khó khăn hơn. Thất thu thuế không chỉ về số lường doanh nghiệp mà còn thất thu do các doanh nghiệp kê khai không đúng hoặc không đầy đủ ngành nghề kinh doanh. Do được quyền tự chủ trong kinh doanh, mô hình gọn nhẹ nên các cơ sở trong khối NQD có thể thay đổi linh hoạt ngành nghề kinh doanh. Việc che dấu ngành nghề kinh doanh hoặc chỉ khai báo các hoạt động chính của cơ sở gắn liền với việc che dấu doanh thu, thu nhập chịu thuế (chẳng hạn doanh nghiệp vừa kinh doanh hàng điện tử vừa mua bán bất động sản của công ty TNHH Xuân trường-Ba đình). Trong khi đó, vấn để quản lý ngành nghề kinh doanh của cơ quan thuế còn nhiều vướng mắc, lực lượng cán bộ mỏng nên không thể theo đôn đốc sát sao mọi hoạt động kinh doanh của các công ty, có nhiều ngành nghề thuộc các lĩnh vực khó kiểm soát đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu như: hoạt động môi giới, tư vấn, thiết kế...Theo quy định của luật doanh nghiệp là các cơ sở kinh doanh chỉ cần đăng ký ngành nghề khi thành lập hoặc thay đổi ngành nghề với UBND thành phố, cơ quan thuế không trực tiếp quản lý ngành nghề kinh doanh, do vậy, mọi thông tin về ngành nghề kinh doanh thường chậm so với yêu cầu của công tác quản lý. I.2.5. Về công tác kế toán hộ kinh doanh, hoá đơn chứng từ Trên địa bàn Hà nội hiện còn trên 1.000 hộ kinh doanh thuộc diện mở sổ sách kế toán nhưng chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan, như các hộ có doanh thu lớn nhưng bán hàng ở vỉa hề, kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, hộ cho thuê nhà kê khai theo hợp đồng. Còn khoảng 10% số hộ đã có quyết định của UBND quậ huyện phải mở sổ sách kế toán nhưng chưa thực hiện, khoảng 15% số hộ mở sổ sách kế toán hàng tháng không nộp tờ khai thuế, các chi cục thuế chưa có biện pháp xử lý kiên quyết. Việc sử dụng hóa đơn chứng từ khi mua, bán hàng chưa nghiêm túc, còn có tìng trạng bán lẻ hàng cho các đối tượng tiêu dùng lẻ không xuất hoá đơn, hoặc có ghi hoá đơn nhưng ghi thấp hơn so với giá bán thực tế. Một số hộ kinh doanh vi phạm chế độ quản lý sử dụng hoá đơn, để người khác lợi duạng hoá đơn trốn thuế như xé rời liên 2 để trắng giao cho khách hàng, phổ biến là các hộ kinh donh ăn uống quy mô lớn bán hàng không xuất hoá đơn và ghi sổ sách kế toán thấp hơn nhiều so với doanh thu thực tế, hoặc có tình trạng hộ kinh doanh tự huỷ toàn bộ hoá đơn đã sử dụng để đối phó với cơ quan thuế khi có kiểm tra quyết toán thuế (hộ 22 Nguyễn Công Trứ mất 32 quyể hoá đơn, hộ 119 phố Huế báo mất 50 quyển hoá đơn), đặc biệt có tình trạng hộ kinh doanh xuất hoá đơn nhưng không có hàng để một số doanh nghiệp hợp thức hoá hồ sơ hoàn thuế GTGT nhằm chiếm dụng tiền của NSNN. Các hộ thu thuế theo phương pháp khoán có nhu cầu mua hoá đơn chủ yếu chỉ phản ánh mức doanh thu trên hoá đơn tương ứng với mức doanh thu khoán, việc ghi sổ sách kế toán chỉ mang tính hình thức nhưng các chi cục thuế chưa áp dụng biện pháp kiên quyết buộc các hộ kê khai trung thực. Còn trên 30% số hộ ghi sổ sách kế toán không đấy đủ so với hoạt động kinh doanh thực tế, nhiều hộ bán hàng tiêu dùng nên người mua không cần lấy hoá đơn. đặc biệt là các hộ thu theo phương pháp kê khai và phương pháp khấu trừ, một số hộ trước đây thu khoán với doanh thu 100 đến 150 triệu đồng, thuế từ 12 đến 15 triệu một tháng nay thu theo phương pháp kê khai hoặc khấu trừ chỉ còn khoảng 1,5 triệu một tháng hoặc thậm chí thường xuyên có số thuế âm. I.2.6. Đối với công tác hoàn thuế Hiên hay trong công tác hoàn thuế GTGT, Cục thuế Hà nội gặp một số khó khăn, có nhiều nghi vấn đối với một số trường hợp nếu xét vè mặt hồ sơ thì cơ quan thuế không đủ căn cứ để bác bỏ, cụ thể: Đối với các doanh nghiệp xin hoàn thuế theo trường hợp xuất khẩu hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản, chính sách thuế cho phép các doanh nghiệp được khấu trừ 2% đối với nông, lâm, thuỷ sản mua vào theo bảng kê và khấu trừ 3% đối với hoá đơn bán hàng thông thường, do vậy một số doanh nghiệp lợi dụng để xin hoàn thuế theo hai dạng: do trực tiếp mua nông, thuỷ, hải sản để suất khẩu, khi mua đơn vị có lập bảng kê trong đó nhiều trường hợp số lượng và giá trị hàng rất lớn, nhưng bảng kê lại không ghi chi tiết cụ thể địa chỉ cuả người bán, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt nên cơ quan thuế khó kiểm tra, xác minh để biết là có hàng hay không; trường hợp khác là không mua hàng bằng bản kê mà bằng hoá đơn thông thường của các hộ kinh doanh mà việc quản lý hoá đơ đối với hộ cá thể chưa được chặt chẽ vì vậy có hiện tượng xin hoá đơn để tự ghi giá đầu vào mà thực chất là ghi khống. Một số doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu, chỉ nhập khẩu hàng về để tiêu thụ nội địa nhưng liên tục xin hoàn thuế với lý do hàng tồn kho lơns mà tồn thật hay giả thì cơ quan thuế không thể khẳng định được. Một số doanh nghiệp có số thuế đầu ra thường xuyên thấp hơn thuế đầu vào và thuộc diện phải hoàn thuế. Trong các trường hợp trên, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp chaư được cơ quan nào quy định, chủ yếu là do doanh nghiệp tự xác định nên không trành khỏi việc doanh nghiệp tăng mức tiêu hao nguyên vật liệu để xin hoàn thuế, trong khi đó số lượng sản phẩm bán ra doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ, hàng bán không xuất hoá đơn. Đối với cơ chế tín dụng như hiện nay thì cơ quan thuế rất khó kiểm tra đối với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu: doanh nghiệp nhập khẩu gỗ tròn, xuất khẩu gỗ thành phẩm và gỗ tròn, một số thành phẩm không đảm bảo chất lượng nên doanh nghiệp bán nội địa, doanh nghiệp làn đơn xin hoàn thuế với lý do là hàng xuất khẩu. Nghi vấn cảu cơ quan thuế: sản phẩm bán nội địa người tiêu dùng không đòi hỏi hoá đơn nên doanh nghiệp không kê khai phần hoạt động kinh doanh nội địa dẫn đến xác định mức tiêu hao vật tư do doanh nghiệp báo cáo cáo hơn nhiều định mức tiêu chuẩn do Cục kiểm lâm ban hành. Mặt khác, giá ghi trện hoá đơn phần bán nội địa thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng ô tô, xe máy có hiện tượng bán xe cho các đối tượng là cá nhân, ghi giá trệ hoá đơn thấp hơn nhiếuo với giá thực tế tính lệ phí trước bạ. Doanh nghiệp có đơn xin hoàn thuế với lý do là hải quan áp giá thúế lớn hơn giá thực nhập, kiểm tra đối chiếu giá thực tế thu tiền và giá ghi trên hoá đơn rất khó do người mua là các nhân tiêu dùng. Doah nghiệp kinh doanh mặt hàng máy vi tính xin hoàn thuế với lý do nhập khẩu linh kiện phải nộp thuế GTGT với thuế suất 10%, khi lắp ráp máy tính chịu thuế suất 5%, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề lắp ráp máy vi tính. Khi xuất máy tính cùng model bán cho các đối tượng khác nhau với các mức giá khác nhau vpí giá khác nhau, bán cho cá nhân ghi địa chỉ không rõ tàng với giá thầp hơn bán cho các doanh nghiệp và giả trình về việc ghi không rõ ràng là do yêu cầu của khách hàng. I.2.7. Sự phối hợp giữa quận huyện với các chi cục thuế Về công tác thuế còn hạn chế. Các cấp, ngành chưa quan tâm hỗ trợ ngành thuế trong triển khai kế toán hộ kinh doanh, trong tìm kiếm các đối tượng nộp thuế không tìm thấy. I.2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra Chưa làm tốt dẫn đến chất lượng ghi chép sổ sách kế toán không đạt yêu cầu nên nhiều chi cục thuế phải ấn định doanh thu tính thuế, có chi cục thuế cả năm không kiểm tra. Công tác kiểm tra sau hoàn thuế dù đã được tăng cường nhưng mới kiểm tra được 30% đơn vị được hoàn thuế. Nhiều khi nghi vấn doanh nghiệp hoàn thuế để rút tiền ngân sách nhưng không kiểm tra kịp thời đến khi phát hiện ra thì doanh nghiệp đã được hoàn với giá trị thuế lớn. Hiệu quả của các quyết đing sau kiểm tra, thanh tra đã đươch quy định rõ trong luật thuế và các văn bản xử lý các đối tượng vi phạm bằng các hình thức: trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng để bù thuế, phạt, giữ hàng hoá tang vật đảm bảo thu đủ tiền nợ, kê biên tài sản..., tuy vậy phần lớn các cơ quan thuế chỉ áp dụng phạt hành chính, phạt nộp chậm hoặc truy thu thuế do vậy đã giảm hiệu lực của công tác cưỡng chế thuế. Mặc dù trong năm 2001 số thu của khu vực KTNQD đã khởi sắc nhưng thành tựu đó chỉ có thể duy trì trong nhiều năm tiếp theo khi ngành thuế đưa ra giải pháp hữu hiệu hoàn thiện công tác quản lý thu thuế trên địa bàn của mình. II. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở Cục thuế Hà Nội II.1. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới: Để thực hiện các luật thuế và quy trình quản lý thu thuế mới có hiệu quả, hoàn thành chỉ tiêu dự toán thu ngân sách năm 2002 được giao tăng cao so với thực hiện năm 2001, ngành thuế Hà nội tiếp tục phối hợp với các Sở, Ban, ngành thực hiện các nội dung sau: 1. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng để đẩy mạnh hơn nữa việc thường xuyên tuyên truyền các luật thuế mới. 2. Rà soát toàn bộ các đối tượng đã được cấp mã số thuế nhưng chưa gửi tờ khai thuế theo quy định để nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghêm túc. 3. Giải quyết kịp thời việc hoàn thuế theo đúng quy định của luật thuế, đồng thời đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế theo thông báo thuế. 4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ và hạch toán kế toán, kê khai nộp thuế có nghi vấn để kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường vi phạm. Tiếp tục theo dõi và nắm diễn biến trong quá trình thực hiện các luật thuế để kịp thời phát hiện vướng mắc phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý. Đồng thời tập trung chỉ đạo giúp doanh nghiệp sắp xếp lại sản xuất, xây dựng phương án kinh doanh, xử lý giá đầu vào, đầu ra hợp lý để thực hiện nghiêm ngặt luật thuế. 5. Phối hợp với cơ quan Kho bạc để tổ chức việc thu thuế trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đảm bảo các thủ tục nộp thuế được kịp thời, nhanh chóng cho đối tượng nộp thuế. Tiến hành việc nối mạng thông tin giữa cơ quan Kho bạc với Cục thuế để thường xuyên đối chiếu kịp thời số thuế đã nộp. 6. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ thuế và trang bị thêm phương tiện kỹ thuật để hoàn thành được nhiệm vụ Nhà nước giao. 7. Tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp để nắm vững những khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý. 8. Ban chỉ đạo thực hiện các luật thuế mới Thành phố và các quận huyện đẩy mạnh hoạt động, theo dõi chỉ đạo các ngành thuế, tài chính, hải quan, quản lý thị trường và các ngành liên quan khác trong việc thực hiện các luật thuế, quản lý thu thuế, quản lý thị trường, giá cả. xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thuế, về thị trường, giá cả. Phát hiện, tổng hợp những khó khăn vướng mắc của các cơ sở kinh doanh và đề xuất các biện pháp xử lý. Duy trì thường xuyên chế độ báo cáo theo định kỳ. II.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh. II.2.1. Tiếp tục tăng cường, củng cố các phòng thu thuộc văn phòng Cục thuế và các đội thuế phường xã. Việc tăng cường củng cố các phòng thu và các đội thuế có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tập trung lực lượng quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế trên từng địa bàn, thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo chống thất thu có hiệu quả về số cơ sở kinh doanh, về doanh thu, về nợ đọng dây dưa, phát huy tác dụng của công tác thuế góp phần củng cố chính quyền địa phương. Hai phòng quản lý thu các doanh nghiệp NQD thuộc Cục thuế Hà nội, với biên chế mỗi phòng mỏng, quản lý thu số doanh nghiệp nhiều gấp 5-6 lần so với đầu mối quản lý của khu vực doanh nghiệp Nhà nước, địa bàn quản lý của mỗi phòng lại phân tán tại các quận huyện nên không có điều kiện để quản lý sâu xát. cần thiết tăng thêm biên chế các phòng, mỗi phòng chỉ theo dõi từ 1.200 đến 1.400 doanh nghiệp, bố trí cán bộ thuế theo những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người, tăng cường đưa tin học vào công tác quản lý sẽ nâng cao hiệu quả quản lý để quản lý tốt hơn hiện nay. Tại 12 quận huyện đang trực tiếp quản lý trên 12.614 hộ kinh doanh, ngoài 5.131 doanh nghiệp NQD đến nay các chi cục thuế còn được phân cấp thêm 4.570 doanh nghiệp từ Cục thuế Hà nội, do vây, việc củng cố, kiện toàn Đội thuế phường, xã, phát huy hiệu quả hoạt động cảu mô hình này có ý nghĩa lớn nhằm quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế trên địa bàn, chống thất thu về hộ và mức thuế có hiệu quả. Mỗi phường, xã có một đội thuế đảm bảo tinh gọn, gắn liền với chính quyền cơ sở để quản lý sâu sát các đối tượng. Phối hợp chặt chẽ với Hội đồng tư vấn thuế trong công tác nắm hộ, nắm doanh thu và đôn đốc thu nộp thuế. Các đội thuế cần làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền cơ sở trong công tác chỉ đạo thuếếp tục bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thuế và đội trưởng thường xuyên tập huấn về chính sách có tổ chức kiểm tra, thi sát hạch để giúp cán bộ tự quan tâm nắm vững chính sách thuế, tổ chức thi chọn đội trưởng quản lý giỏi và thực hiện chuyển vùng đối với những cán bộ quản lý để hạn chế tình trạng nể nang tình cảm đối với hộ kinh doanh. Ngoài ra, việc xác định mức doanh thu khoán đối với hộ kinh doanh cá thể có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống thất thu thuế. Yêu cầu của việc xác định doanh thu khoán là phải sát với thực tế kinh doanh, phải đảm bảo công bằng giữa các hộ kinh doanh cùng ngành hàng, hạn chế đến mức tối đa tình trạng thất thu thuế do mức doanh thu khoán quá thấp. Đồng thời, đảm bảo cân đối về mức doanh thu giữa các hộ kinh doanh trong chợ với các hộ kinh doanh ngoài đươngf phố, tránh tình trạng do định mức doanh thu trong các chợ cao hơn ngoài đường phố mà các hộ đã bỏ chợ để ra ngoài kinh doanh. Muốn vậy, các đội thuế phường, xã phải phối hợp với các Hội đồng tư vấn thuế, Ban quản lý chợ, công an, tổ chức các hộ kinh doanh nhỏ vào từng tổ kinh doanh theo địa bàn đường phố, theo ngành nghề, dãy chợ, thuận tiện cho việc sinh hoạt nghe phổ biến các chính sách, chế độ thuế, về quản lý kinh tế tài chính trật tự an ninh...Tiến hành điều tra, sắp xếp các hộ kinh doanh có quy mô tương đối giống nhau vào thành các nhóm, trong mỗi nhóm chọn một số hộ điển hình, bám sát điều tra trực tiếp trong một số ngày đông khách, vắng khách, bình thường để có căn cứ dự kiến doanh thu bình quân cả tháng, từ đó, xem xét, bàn bạc một cách dân chủ để xác định mức thuế khoán cho từng nhóm hoặc từng hộ cụ thể ngày càng bám sát với thực tế. Cán bộ quản lý thu thuế và đội thuế phường xã phải theo dõi chặt chẽ ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh, đây là cơ sở ban đầu để cán bộ thuế có cái nhìn tổng thể về đối tường quản lý. Đồng thời, hàng tháng, căn cứ vào thông báo thuế đã phát hành cho các đối tượng nộp thuế để tiến hành việc đôn đốc các cơ sở kinh doanh trực tiếp nộp đủ số tiền thuế đã ghi trên thông báo vào Kho bạc, theo dõi số thuế chưa nộp để tiếp tục đôn đốc các cơ sở kinh doanh nộp đủ và kịp thời trong tháng. Hết tháng phải thông báo UBND phường xã và Hội đồng tư vấn thuế về kết quả thu và số thuế tồn đọng, để xuất hiện các biện pháp giải quyết nợ đọng thuế. II.2.2. Phát huy tác dung quản lý thu thuế theo quy trình tách 3 bộ phận Trong thời gian qua, quy trình quản lý tách ba bộ phận (bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế, đôn đốc thu nộp thuế và các khoản thu nộp khác do cơ quan thuế phụ trách; bộ phận tính thuế, lập sổ thuế, trình lãnh đạo cơ quan duyệt các mức doanh thu, mức thuế, phát hành thông báo thuế, theo dõi thu nộp thuế; bộ phận kiểm tra, thanh tra theo dõi việc thực hiện các quy trình công tác của các bộ phận quản lý, bộ phận kế toán, tiến hành xử lý các vi phạm chính sách thuế, chế độ thuế) đã được thực hiện và phát huy tác dụng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc và tồn tại. Việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế theo ba bộ phận phải đi vào thực chất nhằm tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng xã hội trong việc thực hiện các luật thuế. Phát huy tính độc lập trong chuyên môn hoá để nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong quản lý, thu nộp thuế, có sự hỗ trợ tích cực giữa các bộ phận, khắc phục những nhược điểm, sơ hở trong từng bộ phận công tác, đảm bảo tổ chức quản lý thu thuế thống nhất trong cả nước, từng bước cải tiến các nghiệp vụ hành thu theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ và hiện đại. Bộ phận quản lý: cần phối hợp với chính quyền phường xã và hội đồng tư vấn thuế và các ngành có liên quan điều tra, năm chắc các hộ, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, tiến hành phân loại cơ sở theo quy mô, tính chất, ngành nghề để áp dụng biện pháp quản lý thích hợp. Cụ thể phải nắm các hộ đang sản xuất kinh doanh (có đăng ký thuế, không có đăng ký thuế, đã nộp thuế, chưa nộp thuế...), các hộ mới ra hoạt động, bỏ kinh doanh, xin nghỉ kinh doanh, giải thể, sát nhập, phân tán, di chuyển địa điểm..., phải hướng dẫn, giải thích cho các cơ sở thực hiện đăng ký nộp thuế, hướng dẫn làm tờ khai nộp thuế và thu hồi tờ khai (đối với các cơ sở nộp thuế theo kê khai). Lập hồ sơ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn để theo dõi quản lý. Tiếp nhận đơn xin nghỉ sản xuất kinh doanh, xin giải thể, xin sát nhập, chuyển địa điểm, kiểm tra nội dung đơn và theo dõi tình hình nghỉ, giải thể, sát nhập, phân tán, di chuyển để xử lý trường hợp vi phạm. Lập danh sách những cơ sở xin nghỉ, giải thể để trình lãnh đạo giải quyết những vấn đề tồn tại cần thiết đúng quy trình của Nhà nước. Đối với các hộ nộp thuế theo chế độ khoán doanh thu thì vấn đề quan trọng là thường xuyên bám sát điều tra tình hình hoạt động của các hộ điển hình để có sự đánh giái đúng tình hình tăng, giảm doanh thu so với mức khoán và so với thực tiến kinh doanh của thời gian trước. Từ đó đưa ra lấy ý kiến của tổ kinh doanh và dự kiến điều chỉnh doanh thu, mức thuế đối với hộ kinh doanh điển hình, đại diện từng nhóm kinh doanh. Thực hiện việc điều chỉnh doanh thu thưpờng xuyên và đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục thuế, chi cục thuế đối với những hộ hoạt động trong những ngành nghề, mặt hàng phát triển. Sau khi bộ phận kế toán tính thuế, lập sổ thuế trình lãnh đạo duyệt và viết thông báo, bộ phận quản lý có nhiệm vụ nhận thông báo thuế nhuyển đến tận tay từng đối tượng nộp thuế và yêu cầu đối tượng ký nhận thông báo. Phối hợp với UBND phường xã, tổ trưởng dân phố, thôn, xóm, ban quản lý chợ chọn địa điểm bố trí thu, thông báo cho hộ kinh doanh trực tiếp mang tiền đến nộp, vận động hộ kinh doanh nộp tiền thuế đúng lịch và địa điểm thu. Bố trí cán bộ phụ trách từng công việc: viết biên lai, thu tiền thuế, chấm sổ thuế, tổ chưc theo dõi thu nộp thuế, chấm sổ thuế kịp thời, chính xác. Tiến hành thanh toán biên lai, nộp thuế theo đúng lịch tại cơ quan Kho bạc. Lập danh sách những hộ nợ đọng thuế, số tiền thuế đọng, phối hợp với bộ phận kiểm tra, xử lý theo quy định của luật thuế. Đối với các đối tượng nộp thuế theo chế độ kê khai: phải hướng dẫn cơ sở thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, sổ sách kế toán, lập tờ khai doanh thu, tờ khai thuế GTGT và tờ khai thu nhập chịu thuế theo mẫu quy định, cán bộ quản lý nhận tờ khai, kiểm tra các chỉ tiêu kê khai, đối chiếu với thực tế kinh doanh qua công tác quản lý thường xuyên, ký xác nhận và tờ khai. Để phát hiện kịp thời những gian dối trong kê khai, bộ phận quản lý cần thực hiện những công việc sau: thu thập các chứng từ, sổ sách kế toán để chuẩn bị công tác kiểm tra, so sánh đối chiếu, cụ thể là các boá cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kỳ báo cáo và các kỳ trước, các hợp đồng ký kết với khách hàng về cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, các hoá đơn bán hàng, các chứng từ vận chuyển liên quan, các bảng thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng bán hàng, cung cấp theo vụ, dịch vụ các chứng từ thanh toán các hợp đồng, khế ước tín dụng, các sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết về thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, các sổ kế toán và sổ tài khoản. Tiến hành kiểm tra, so sánh, đối chiếu quá trình phát sinh doanh thu, kiểm tra căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ qua hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, các chứng từ vân chuyển, cân đối lại hàng tồn kho, số hàng thực tế đã nhập, tính toán lại giá trị hàng mua vào thực tế, kiểm tra độ chính xác, tính trung thực, kịp thời của các giấy tờ trên. Sau khi bộ phận kế toán tính thuế và ra thông báo thuế, bộ phận quản lý chuyển thông báo tới tận tay cơ sở, có ký nhận của cơ sở, đôn đốc các đối tượng nộp thuế nộp thuế đúng vào Kho bạc. Thống kê các cơ sở kinh doanh đã nộp thuế từng ngày, những cơ sở chưa nộp thuế để đề nghị bộ phận kế toán ra thông báo thuế lần 2 và xử lý phạt chậm. Bộ phận kế toán nghiệp vụ: cần củng cố và kiện toàn để nâng cao chất lượng đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ công tác chỉ đạo của lãnh đạo, đồng thời phát huy vai trò tham mưu. Sau khi tiếp nhận tờ khai nộp thuế của các cơ sở kinh doanh, thông qua các thông tin về doanh nghiệp, so sánh doanh thu của các cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô tiế hành tính thuế trên máy tính và kiểm tra độ chính xác của tờ khai thuế để ra thông báo thuế. Cán bộ thuộc bộ phận này phải nắm chắc về pháp lệnh kế toán thống kê, nghiệp vụ, chính sách thuế và sử dụng máy vi tính thành thạo để có thể xử lý các thông tin một cáh chính xác, phát hiện những gian dối trong tự khai, tự tính thuế của doanh nghiệp. Bộ phận kiểm tra: cần được bổ sung cả về chất lượng và số lượng để thực hiện tốt công tác kiểm tra. Tăng cường kiểm tra, thanh tra các đối tượng nộp thuế, phát hiện các cơ sở trốn lậu thuế, thực hiện các thủ tục cưỡng chế thuế. Tăng cường công tác thanh tra nội bộ về việc chấp hành các quy định của luật thuế, thực hiện quy trìng quản lý thuế và 10 điều kỷ luật của cán bộ thuế nhằm kịp thời trấn chỉnh đội ngũ cán bộ thuế. Ba bộ phận trên có những nhiệm vụ độc lập nhưng đồng thời lại có các môi quan hệ mật thiết với nhau, thường xuyên cung cấp thông tin cho nhau, cùng bàn bạc giải quyết những vướng mắc phát sinh. Kết quả công việc của bộ phận này là căn cứ, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận khác, cùng hỗ trợ đảm bảo các quy trình quản lý được thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, khép kín. II.2.3. Tiếp tục đưa việc thực hiện chế độ sổ sách, hoá đơn, chế độ kế toán vào nề nếp Có thể nói việc thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công các luật thuế mới và quy trình thực hiện quản lý theo 4 tự: tự khai, tự tính, tự nộp, tự kiểm tra. Ngoài mục đích tạo được căn cứ pháp lý cho việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý thu thuế, chứng từ hoá đơn còn phục vụ cơ sở kinh doanh có điều kiện theo dõi quá trình hoạt động, nắm chắc diễn biến về doanh thu, chi phí, lãi lỗ trong kinh doanh của mình, xác định đúng số thuế GTGT đầu ra, đầu vào được khấu trừ, tính đúng các khoản thu nhập và các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Ngoài ra, việc quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ, hoá đơn bán hàng thống nhất, đầy đủ, đúng quy định còn có tác động tích cực góp phần thiết lập trật tự kỷ cng trong công tác quản lý hành chính, lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế xã hội, là cơ sở để bảo vệ lợi ích, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, giữ vng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Về chế độ quy định của Nhà nước đối với việc quản lý xử dụng hóa đơn chứng từ đã có đầy đủ nhưng nhìn chung trong xã hôi việc nhận thức về vấn đề này chưa đầy đủ, đúng mức, thể hiện ở việc bỏ sót, để lọt nhiều hoá đơn, chứng từ không hợp pháp khi thanh quyết toán tài chính, thuế. Tình trạng sử dụng hoá đơn giả, mua bán hoá đơn thật trôi nổi trên thị trường, tình trạng để mất hoá đơn, báo mất hoá đơn sau đó mang ra sử dụng trốn thuế hoặc hợp thức hoá các khoản chi phí không hợp lý, việc cấp hoá đơn cho khách hàng còn tuỳ tiện...đặc biệt trong khu vực NQD trong thời gian qua đã gây thất thu thuế nghiêm trọng chu NSNN và gây mất trật tự, bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường. Để khắc phục được những tồn tại trên và thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán một cách nghiêm túc, ngành thuế cần tiến hành một số biện pháp sau: Trước hết, cán bộ thuế cần thông suốt yêu cầu, tác dụng và nâng cao trình độ về chế độ hoá đơn chứng từ. Từ đó, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, cơ quan thuế cần có chế độ quản lý thường xuyên đối với từng đối tượng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm, từng bước đưa việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê vào nề nếp. *Thực hiện tốt nguyên tắc quản lý hoá đơn: cơ quan thuế bán sổ theo dõi mua hoá đơn cho các cơ sở, mỗi lần để mua hóa đơn các cơ sở phải xuất trình sổ theo dõi mua hoá đơn, khi nhận được hoá đơn các cơ sở phải đóng dấu của cơ sở mình đầy đủ về tên hiệu, địa chỉ, mã số ngành thuế vào trên hóa đơn của tất cả các liên giao cho khách hàng trước khi sử dụng để tránh tình trạng cơ sở bán lại hoá đơn trắng cho các đơn vị khác sử dụng, vận chuyển hàng trốn lậu thuế; cần quy định thành chế độ cho các cán bộ trực tiếp quản lý cơ sở phải liên đới chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, quản lý việc đóng đấu trên các liên giao cho khách hàng; các trạm kiểm soát thuế trên dường phải đóng dấu của trạm lên hoá đơn mỗi khi có hàng vân chuyển qua trạm nhằm ngăn chặn việc quay vòng hoá đơn nhiều lần; phải xem xét cơ sở đang sử dụng mấy quyể hoá đơn cùng lúc, nếu phát hiện dùng cùng một lúc hai quyển hoá đơn cho một nơi mà nhu cầu không cần thiết, hoá đơn dùng nhảy cóc, nội dung ghi chép không rõ ràng, không đúng các chi tiết quy định trên hoá đơn phải lập biên bản xử lý theo đúng chế độ; trong trường hợp cơ sở thực hiện chế độ hoá đơn mang tính đối phó để được nộp thuế thấp theo tài liệu kê khai cần bố trí kiểm tra, theo dõi, yêu cầu khách hàng xuất trình hoá đơn bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ để phát hiện các trường hợp không xuất hoá đơn hoặc ghi trên hoá đơn liên 2 cao hơn liên 1 giữ lại doanh nghiệp; đối với các đơn vị xin phép tạm nghỉ lâu, cán bộ thuế lập biên bản tạm thu hồi các quyển hoá đơn chưa dùng, đang dùng dở và sổ theo dõi mua hoá đơn để tránh việc lợi dụng hoá đơn còn lại của doanh nghiệp để xuất hàng, trốn lậu thuế; đối với những trường hợp bị mất hóa đơn phải lập biên bản ghi rõ nguyên nhân, trách nhiệm, báo cáo cơ quan thuế và cơ quan công an nơi sở tại số lượng hoá đơn mất để xác minh, xử lý và thông báo rộng rãi nhằm vô hiệu hoá việc sử dụng số hoá đơn đã mất; cuối năm, cuối quý phải kiểm tra sổ theo dõi mua hoá đơn, đối chiếu với doanh thu kê khai để phát hiện số doanh thu trong những quyển hoá đơn đã dùng nhưng lại không chịu vào sổ sách kế toán và không kê khai đầy đủ doanh thu nộp thuế. Hơn nữa, việc nâng cấp hệ thống tin học sẽ góp phần ngăn chặn có hiệu quả sự lưu hành hoá đơn giả, ghi chênh lệch giá giữa các liên, ghi hoá đơn khống...chống thất thu cho ngân sách. Đối với các cơ sở kinh doanh, cần giả thích, tuyên truyền sâu rộng đồng thời bắt buộc để họ hiểu được việc thực hiện tốt chế độ hoa đơn chứng từ vừa là một nghĩa vụ bắt buộc vừa là quyền lợi đối với mọi cơ sở kinh doanh. Đối với những cơ sở thực hiện sai pháp lệnh kế toán thống kê hay vi phạm chế đọ hoá đơn chứng từ cần phải xử lý thật nghiêm minh tuỳ theo mức độ vi phạm. Biểu dương khen thưởng kịp thời các hộ kinh doanh đã thực hiện tốt chế độ kế toán, phê phán, xử lý phạt những hộ không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc, cố tình ghi chép chống đối với mục đích trốn thuế.. Khuyến khích các hộ ghi sổ kế toán, lập hoá đơn chứng từ tương đối tốt được chuyển sang nộp thuế theo kê khai, tạo điều kiện cho các hộ có nguyện vọng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được chuyển sang một cách nhanh chóng, thuận lợi. Đối với người tiêu dùng cần tăng cường tuyên truyền giải thích để họ hiểu chứng từ hoá đơn hợp lệ là căn cứ pháp lý để đảm bảo trách nhiện của cơ sở sản xuất kinh doanh đối với khách hàng. Giáo dục ý thức thói quen mua hàng phải lấy hoá đơn chứng từ, giúp các cơ quan phát hiện các cơ sở vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ. Cần quy định rõ sự liên đới chịu trách nhiệm của người mua trong trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ không xuất hoá đơn, nên đưa vào chế độ tuần kỳ quay thưởng đối với hoá đơn mua hàng. II.2.4. Nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thuế Để thanh tra, kiểm tra có hiệu quả, Cục thuế Hà nội cần phải thực hiện các biện pháp sau: Tăng cường số lượng thanh tra viên lên khoản 25-30% tổng cán bộ ngành, có sự phối hợp chạt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành. Tuyển chọn các cán bộ thanh tra thuế có trình độ chuyên môn cao, có tư tưởng vững vàg, thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, kiến thức cần thiết cho công tác thanh tra thuế. Phòng thanh tra lập kế hoạch thanh tra đối với những trường hợp có nghi vấn hoặc khi nhận được đơn khiếu nại về thuế, tiến hành thanh tra theo kế hoạch, đột xuất hoặc theo chuyên đề. Để đảm bảo cuộc thanh tra khách quan cần tách biệt mối quan hệ về lợi ích kinh tế cũng như quan hệ tình cảm giữa cán bộ thanh tra và đối tượng cần thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra đều phải được lập biên bản, công bố công khai, đặc biệt đúc rút kinh nghiệm để tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ thuế đảm bảo đợt thanh tra sau có hiệu qủa, tiến hành nhanh gọn, không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Cùng với công tác thanh tra cũng cần có các biện pháp để đảm bảo hiệu lực các quyết định của cán bộ thanh tra: nên xây dựng các tổ chức cưỡng chế thuế tại các địa phương dể xử lý các vụ dây dưa tiền thuế, vừa đôn đốc thu thuế vừa giáo dục, ngăn ngừa nộp thuế chậm; quan hệ tốt với các ngân hàng để có thể sắn sàng lập lệnh thu trên tài khoản khi cần thiết; thậm chí nên hình thành các toà án kinh tế, toà án hành chính để xử lý các vi phạm lớn về thuế, có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hồi giấy phép kinh doanh như một số nước để nâng cao vai trò của thuế trong nền kinh tế quốc dân. Công tác thanh tra nội bộ ngành thuế cần có kế hoạch cụ thể từng ngày, hàng tuần trình lãnh đạo duyệt. II.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách thuế Để cho mọi người dân thấy được rằng: bản chất thuế dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là của dân, do dân và vì dân, Nhà nước thu thuế để làm chức năng quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vì đời sống ấm no, hành phúc của toàn dân, công tác tuyên truyền thuế có vai trò quan trọng ngoài tuyên truyền các luật, chính sách thuế còn phải tìm hiểu sâu và giải đáp những thắc mắc của từng người, cả về quyền lợi và nghĩa vụ để họ thông suốt mục đích của chính sách thuế. Ngành thuế chủ động phối hợp chặt chẽ với các báo đài trung ương và địa phương đưa tin về các chính sách thuế ngắn gọn dễ hiểu; tuyên truyền về công tác thu nộp thuế, các mô hình mới trong thu nộp thuế; phản ánh ý kiến đóng góp của các tổ chức, các nhân đối với các sắc thuế và ngành thuế; giới thiệu kinh nghiệm công tác quản lý thu thuế ở nước ngoài phù hợp với Việt nam. Đồng thời, kết hợp thăm dò, lắng nghe nguyện vọng, đòi hỏi chính đáng của nhân dân, phản ánh lên trên nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để chính sách, biện pháp quản lý thu thuế ngày càng hoàn thiện phù hợp với khả năng thực hiện của mỗi loại hình kinh doanh. II.2.6. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa ngành thuế với các cấp, các ngành có liên quan Công tác quản lý thu thuế là nhiệm vụ chung của chính quyền các cấp, các ngành chứ không phải chỉ ngành thuế. Như vậy, ngành thuế sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thu của mình nếu không có sự phối hợp với các ngành khác với các chức năng và nhiệm vụ nhất định. Cục thuế Hà nội tiếp tục phối hợp với UBND thành phố, Uỷ ban kế hoạnh thành phố để rà soát lại toàn bộ các cơ sở kinh doanh theo từng loại, trên cơ sở đó đưa tất cả vào diện quản lý hệ thống. Tăng cường phối hợp với các cơ quan tài chính, kho bạc để thường xuyên trao đổi thônh tin về tình hình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế, tình hình nợ đọng thuế. Phối hợp với các cơ quan công an, kiểm soát để ủng hộ ngành thuế chống lại ác vi phạm lớn, kiên trì đấu tranh chống trốn lậu thuế. Phối hợp với Ngân hàng mở rộng diện mở tài khoản để việc mua bán chủ yếu được thực hiện quan Ngân hàng, hạn chế hình thức thông đồng trốn thuế bằng tiền mặt. Đồng thời cũng có căn cứ để giải quyết biện pháp trích tiền trong tài khoản để khấu trừ tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp dây dưa thuế. Những biện pháp trên đã và đang được ngành thuế xem xét đưa vào áp dụng để nâng cao công tác quản lý và chúng chỉ có thể phát huy hiệu quả toàn diện khi và chỉ khi các văn bản chính sách liên quan đến các luật thuế có hệ thống và hoàn thiện: vấn đề thu hẹp số lượng các mức thuế suất đối với thuế GTGT và TNDN, bỏ quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo gảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến mua của người gán không có hoá đơn và tỷ lệ phần trăm đối với các trường hợp không phải là hoá đơn GTGT; đối với hoá đơn bán hàng mua của cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì nên giảm tỷ lệ khấu trừ từ 3% xuống 1%. Đồng thời với bổ sung chính sách thuế như trên, cần thêm điều kiện để được hoàn thuế là doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Cuối cùng, Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với các doanh nghiệp. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThue.DOC
Tài liệu liên quan